Chẩn đoán độ viêm xoang trước phẫu thuật trên nội soi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở người lớn (Trang 77 - 79)

Để đánh giá mức độ viêm xoang, nhiều tác giả cho rằng nên dựa vào hai phương pháp thăm khám để xác định, đó là khám lâm sàng nội soi và chẩn đoán hình ảnh.Tuy nhiên, chưa có phương pháp nào mà không có nhược điểm do vậy cần hổ trợ, bổ sung cho nhau để đánh giá tình trạng và mức độ của bệnh. Dựa vào các triệu chứng thực thể sau:

- Niêm mạc hốc mũi bị phù nề, màu sắc nhợt nhạt, co hồi niêm mạc kém, ít hoặc mất khả năng đáp ứng với thuốc co mạch,

-Tình trạng dịch xuất tiết ứ đọng tại chổ, PHLN, hốc mũi nói chung phản ánh tương đối chính xác tình trạng ứ đọng dịch , mủ trong xoang.

-Tình trạng và mức độ thông thoáng của PHLN: Niêm mạc vùng nầy phù nề, viêm mọng hoặc polyp vùng khe giữa sẽ gây tình trạng bán tắc hoặc tắc PHLN, đánh giá tình trạng niêm mạc tại đây sẽ ảnh hưởng lớn đến chẩn đoán mức độ viêm xoang.

Dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán mức độ viêm xoang theo nội soi, các bệnh nhân xếp độ I trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 23,1%. Trên lâm sàng biểu hiện chảy mũi nhầy loãng, mũi sau, nghẹt mũi từng lúc, có polyp nhỏ, bán tắc PHLN.

Độ II là những BN có tắc hoàn toàn PHLN, có polyp rõ ràng, có dị hình thành phần hốc mũi, có dịch nhầy đặc, mức độ nầy chiếm 28,8%.

Độ III và IV là những bệnh nhân có polyp mũi xoang khá to, bít tắc hoàn toàn PHLN và ảnh hưởng đến hô hấp qua mũi. Ở độ nầy thì nội soi không có tác dụng mấy.Tỷ lệ độ III là 30,8% và độ IV 17,3%.

Vì vậy, chúng tôi nhận thấy rằng khám nội soi mũi xoang là

phương pháp chẩn đoán bệnh viêm mũi xoang nói chung rất tốt với độ chính xác cao.

4.1.4.1. Chẩn đoán mức độ viêm xoang theo CTScan trước phẫu thuật

Trên phim CTScan mũi xoang, các hình ảnh bệnh lý được thể hiện một cách rõ ràng, cho đến bây giờ phim CTScan là phương tiện hiện đại và có giá trị cao trong chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính có polyp. Tuy nhiên giá thành vẫn còn quá cao so với đa số bệnh nhân của chúng ta.

Phim CTScan cũng lý giải được một số vấn đề mà trước đây chúng ta chưa rõ, như hình ảnh mờ nhạt hoặc kém sáng trên phim cổ điển ở những bệnh nhân có nhức đầu kéo dài mà ta cho là viêm xoang sàng mạn tính [42].

Chúng tôi phân độ viêm xoang dựa trên thang điểm của Lund - Mackay để cho điểm và đánh giá tình trạng từng xoang riêng biệt ở mỗi bên để xếp thành 4 mức độ viêm xoang mà hiện nay nhiều nước trên thế giới đang áp dụng: Độ I: 1 - 3 điểm, Độ II: 4 - 6 điểm, Độ III: 7 - 9 điểm, Độ IV: 10 - 12 điểm. Kết quả nghiên cứu trên CTScan cho thấy:

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các mức độ I chiếm 19,2%, độ II chiếm 28,9%. Thực ra thì có nhiều bệnh nhân có viêm xoang hàm hai bên, nhưng polyp ở độ I, do đó tỷ lệ các độ nầy có cao hơn. Độ III và độ IV có tỷ lệ 41,9%. Cách phân độ viêm xoang theo CTScan là yếu tố quan trọng trong chỉ định và tiên lượng của phẫu thuật, tuy nhiên do chúng ta không đánh giá được trực tiếp tình trạng niêm mạc mũi xoang, nên rất khó khăn cho việc tiên lượng kết quả phẫu thuật.

So sánh với các tác giả khác, chúng tôi có tỷ lệ thấp hơn.

Phan Văn Dưng [12] tỷ lệ viêm xoang độ III và độ IV là 65,9%. Võ Thanh Quang [43] tỷ lệ viêm xoang độ III và độ IV là 64,2%.

4.1.4.2. So sánh mức độ viêm xoang trên CTScan và nội soi trước phẫu thuật

Tỷ lệ của các mức độ viêm xoang qua nội soi và CTScan: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

Độ I 23,1% so với 22,9% Độ II 28,9% so với 28,9% Độ III 30,7% so với 34,6% Độ IV 17,3% so với 17,3%

Như vậy, mức độ viêm xoang qua nội soi mức độ viêm xoang trên CTScan có sự tương đồng nhau [46].

Trên thực tế lâm sàng chúng ta và các phẫu thuật viên thường căn cứ vào mức độ viêm xoang trên CTScan để cân nhắc phẫu thuật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở người lớn (Trang 77 - 79)