NGUYỄN NGỌC MINH NGHIÊN CỨU SỰ HIỆN DIỆN CỦA NẤM VÀ ĐƠN BÀO DẠNG AMÍP TRONG VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CÓ PÔLÝP Ở NGƯỜI LỚN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ LUẬN
Trang 1NGUYỄN NGỌC MINH
NGHIÊN CỨU SỰ HIỆN DIỆN CỦA NẤM VÀ ĐƠN BÀO DẠNG AMÍP TRONG VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CÓ PÔLÝP Ở NGƯỜI LỚN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA
PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
TP Hồ Chí Minh Năm 2007
Trang 2NGUYỄN NGỌC MINH
NGHIÊN CỨU SỰ HIỆN DIỆN CỦA NẤM VÀ ĐƠN BÀO DẠNG AMÍP TRONG VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CÓ PÔLÝP Ở NGƯỜI LỚN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA
PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ
Chuyên ngành: Tai Mũi Họng Mã số: 3 01 30
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS TS NGUYỄN HỮU KHÔI
2 PGS TS PHẠM KIÊN HỮU
TP Hồ Chí Minh Năm 2007
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
Tác giả luận án
NGUYỄN NGỌC MINH
Trang 4Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ và sơ đồø
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Thuật ngữ và định nghĩa 4
1.2 Tóm tắt về giải phẫu ứng dụng trong PTNS mũi xoang 6
1.3 Viêm mũi xoang mạn và viêm mũi xoang mạn có pôlýp mũi 8
1.4 Điều trị VMXMT có pôlýp mũi và phẫu thuật nội soi mũi xoang 30
1.5 Về hiệu quả của PTNS mũi xoang trong điều trị viêm mũi xoang mạn có pôlýp mũi 38
1.6 Nghiên cứu về VMXMT pôlýp mũi có nhiễm vi nấm và đơn bào dạng amíp ở nước ta 43
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.1 Thiết kế nghiên cứu 45
2.2 Đối tượng nghiên cứu và chọn mẫu 45
2.3 Phương tiện nghiên cứu 47
2.4 Phương pháp tiến hành nghiên cứu 51
Trang 53.1 Các đặc điểm chung của BN bị VMXMT có pôlýp mũi 63
3.2 Viêm mũi xoang mạn tính pôlýp mũi có nhiễm nấm 67
3.3 Viêm mũi xoang mạn tính pôlýp mũi có nhiễm amíp 79
3.4 Kết quả của PTNS trong điều trị VMXMT có pôlýp mũi 95
Chương 4: BÀN LUẬN 108
4.1 Các đặc điểm chung của các BN bị VMXMT có pôlýp mũi 108
4.2 Nhiễm nấm trong VMXMT có pôlýp mũi 109
4.3 Nhiễm amíp trong VMXMT có pôlýp mũi 119
4.4 Về hiệu quả của PTNS trong điều trị VMXMT có pôlýp mũi 129
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 137 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1- ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT –ANH
PHỤ LỤC 2 - CÁC BÀI TOÁN KIỂM ĐỊNH TRONG NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 3 - BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU VMXMT CÓ PÔLÝP MŨI PHỤ LỤC 4 - LỊCH THEO DÕI BN SAU MỔ
PHỤ LỤC 5 - DANH SÁCH BN TRONG NHÓM NGHIÊN CỨU
Trang 6 ASA Acetylsalicylic acid
CF Cystic fibrosis (bệnh xơ nang)
CLS Cận lâm sàng
GPH Giải phẫu học
DNA Deoxynucleic acid
ECP Eosinophil cationic protein
ESS Endoscopic sinus surgery (Phẫu thuật nội soi xoang)
FESS Functional endoscopic sinus surgery (Phẫu thuật nội soi
Trang 7 PCR: Polymerase chain reaction (phản ứng chuỗi polymerase)
PTNS(XCN) Phẫu thuật nội soi (xoang chức năng)
PTNSXTĐ Phẫu thuật nội soi xoang triệt để
Prick skin test Thử nghiệm da Prick
PT Phẫu thuật
RAST Radioallergosorbent test
RESS Radical endoscopic sinus surgery (Phẫu thuật nội soi
xoang triệt để)
RNA Ribonucleic acid
TM: Tĩnh mạch
VN Vách ngăn
VMXDƯ Viêm (mũi) xoang dị ứng
VMXMT Viêm (mũi) xoang mạn tính
VX (MT) Viêm xoang (mạn tính)
VXNDƯ Viêm xoang nấm dị ứng
VXNLR(CT) Viêm xoang nấm lan rộng (cấp tính)
XN Xét nghiệm
Trang 81.1 Vách mũi xoang 6
1.3 Phân loại các giai đoạn pôlýp mũi theo đai học Munich 13 1.4 Khối nấm chiếm toàn bộ xoang hàm trái 18
1.8 Khối nấm xâm lấn xoang sàng và hốc mắt 22
1.15 Acanthamoeba rhysodes trong mô tế bào 29
1.17 Ống soi bàng quang được cải tiến để dùng soi xoang hàm 33
2.19 Bộ dụng cụ tự chế lấy mẫu thử vi sinh 48 2.20 Ống hút dịch trong xoang tự chế để thử vi sinh 49 2.21 Bộ nội soi nguồn sáng Xenon của hãng Wolf 50
3.23 Nấm Candida trong hộp cấy và sợi nấm 70
3.24 Nấm Aspergillus trong hộp cấy và sợi nấm 70
3.25 Nấm Penicillinum trong hộp cấy và sợi nấm 70 3.26 Lắng đọng calci trong xoang hàm của BN Khun D.N 31
tuổi bị nhiễm Aspergillus
73
3.27 Hình nội soi mũi trước mổ của BN Lâm Phước H 36 tuổi 75 3.28 Hình nội soi mũi trước mổ của BN Bùi Minh Thiên V 23 t 75
Trang 93.32 Hình nội soi mũi trước mổ của BN Nguyễn Văn C 47 tuổi 84 3.33 Hình nội soi mũi trước mổ của BN Ngô Thế P 32 tuổi 85 3.34 Hình nội soi mũi trước mổ của BN Châu Hồng H 29 tuổi 85 3.35 Hình giãn rộng tháp mũi của BN Nguyễn Anh T 16 tuổi 86 3.36 Giải phẫu bệnh pôlýp mũi của BN Trần Văn Đ 41 tuổi 91 3.37 GPB niêm mạc xoang, pôlýp mũi của BN Tạ Văn T 33t 91 3.38 Giải phẫu bệnh niêm mạc xoang và pôlýp mũi của BN
Trần Long P 37 tuổi
92
3.39 GPB niêm mạc xoang của BN Châu Hồng H 29 tuổi 92 3.40 Hình nhiễm đơn bào dạng amíp ở BN Chu Ánh L 32 tuổi 94 3.41 Hình nhiễm đơn bào dạng amíp ở BN Chu Aùnh L 32 tuổi 94 3.42 Hình nhiễm đơn bào dạng amíp ở BN Ngô Thế P 32 tuổi 94 3.43 CT scan xoang trước mổ của BN Nguyễn Trung C 28 tuổi 97 3.44 CT scan xoang trước mổ của BN Nguyễn Trung C 28 tuổi 98 3.45 CT scan xoang trước mổ của BN Ngô Thế P 32 tuổi 99 3.46 CT scan xoang trước mổ của BN Ngô Thế P 32 tuổi 100 3.47 Tái phát sau mổ của BN Bùi Minh Thiên V 23 tuổi 104 3.48 Hố mổ PTNSXTĐ sau mổ 2 năm của BN Khun DN 31 tuổi 104 3.49 Hố mổ PTNSXTĐ sau mổ 2 năm của BN Châu Hồng H.29t 105 3.50 Hố mổ trong PTNSXTĐ sau mổ 2 năm của BN Ngô Thế P
32 tuổi
105
3.51 Giải phẫu bệnh của niêm mạc hố mổ sau 2 năm của BN
Nguyễn Văn C 47 tuổi
106
3.52 Giải phẫu bệnh của niêm mạc hố mổ sau 2 năm của BN
Ngô Thế P 32 tuổi
107
3.53 Giải phẫu bệnh của niêm mạc hố mổ sau 2 năm của BN Tạ
Văn T 33 tuổi
107
Trang 101.1 Đánh giá kết quả sau mổ theo mức độ khỏi bệnh theo các
1.3 Đánh giá mức độ khỏi bệnh của VXMT theo dấu hiệu
khám nội soi
41
1.4 Hiệu quả phẫu thuật nội soi trong điều trị VXMT 42
3.6 Sự phân bố theo giới của 62 Bn VMXMT có pôlýp mũi 63 3.7 Sự phân bố của 62 Bn gồm 25 Bn nữ và 37 Bn nam theo
từng khoảng tuổi
64
3.8 Kết quả sự thay đổi của BC ái toan trong máu 66
3.10 Tỉ lệ nhiễm nấm của số Bn VMXMT pôlýp mũi 67 3.11 Phân bố số Bn VMXMT pôlýp mũi có nhiễm nấm được mổ
tùy theo giới
68
3.12 Số ca VMXMT pôlýp mũi bị nhiễm nấm đã từng được can
thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật vào vùng mũi xoang
68
3.13 Kết quả cấy nấm những ca VXMT có pôlýp mũi 69 3.14 Triệu chứng lâm sàng của VXMT pôlýp mũi có nhiễm nấm 71 3.15 Những bất thường về giải phẫu hốc mũi kèm theo 72 3.16 CT scan của VMXMT pôlýp mũi có nhiễm nấm 72 3.17 Phân độ pôlýp mũi của những ca VMXMT pôlýp mũi có
nhiễm nấm
73
3.18 Bên mũi có pôlýp của những ca VMXMT có nhiễm nấm 74 3.19 Vị trí của pôlýp mũi trong VMXMT có nhiễm nấm 74 3.20 Những tổn thương GPB của niêm mạc xoang 76 3.21 Những tổn thương GPB của pôlýp mũi 76
Trang 11nhiễm đơn bào dạng amíp
3.25 Sự phân bố 62 ca VMXMT có pôlýp mũi theo nơi cư trú 81 3.26 Sự phân bố 39 ca VMXMT có pôlýp mũi nhiễm đơn bào
dạng amíp theo nơi cư trú
3.31 Tỉ lệ VMXMT pôlýp mũi có nhiễm đơn bào dạng amíp tùy
theo độ pôlýp
86
3.32 Triệu chứng LS của VMXMT pôlýp mũi có nhiễm đơn bào
dạng amíp
87
3.33 Triệu chứng của VMXMT pôlýp mũi có nhiễm đơn bào
dạng amíp trên phim CT scan
88
3.34 Những tổn thương vi thể ở niêm mạc xoang 89
3.35 Những tổn thương vi thể của pôlýp mũi 90 3.36 Thay đổi của globulin miễn dịch trong VMXMT pôlýp mũi
có nhiễm đơn bào dạng amíp
93
3.37 Phân loại các nhóm Bn được phẫu thuật nội soi 95 3.38 Kết quả điều trị của VMXMT pôlýp mũi có nhiễm nấm 95 3.39 Kết quả điều trị của VMXMT pôlýp mũi có nhiễm đơn bào
dạng amíp
96
3.40 Các thuốc điều trị sau mổ của những ca mổ nội soi 96 3.41 Các loại phẫu thuật nội soi đã được tiến hành 97 3.42 Tổng kết kết quả mổ của các nhóm sau mổ một năm 101 3.43 Lượng máu mất trong khi mổ của PTNS xoang triệt để 101 3.44 Thời gian cuộc mổ của phẫu thuật nội soi xoang triệt để 102
Trang 12soi xoang triệt để sau mổ khoảng 2 năm
4.48 So sánh tỉ lệ VMXMT do nhiễm nấm ở trong và ngoài nước 110
4.50 So sánh kết quả của VMXMT mổ bằng phẫu thuật nội soi 131
4.52 Kết quả sau mổ 5 năm của 2 phương pháp mở lỗ dẫn lưu
xoang hàm của Lawson
132
Trang 133.1 Phân bố theo tuổi của các Bn VMXMT có pôlýp mũi 65 3.2 Phân bố theo tuổi số ca VMXMT pôlýp mũi có nhiễm nấm 67 3.3 Phân bố theo tuổi số ca VMXMT pôlýp mũi có nhiễm đơn
bào dạng amíp
80
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
4.1 Đường lây nhiễm đơn bào dạng amíp vào cơ thể con người 119 4.2 Phác đồ điều trị VMXMT pôlýp mũi có nhiễm nấm và đơn
bào dạng amíp
136
Trang 14MỞ ĐẦU
Trong điều kiện sinh hoạt, xã hội và môi sinh hiện nay, viêm mũi xoang mạn tính ngày càng gia tăng và trở thành một bệnh chiếm tỉ lệ cao trong chuyên khoa tai mũi họng, gây tốn kém rất nhiều cho bản thân bệnh nhân và gia đình Ngay cả trong các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Đức, tần xuất của viêm mũi xoang mạn tính cũng rất cao như ở Đức tỉ lệ này chiếm khoảng 5% dân số [6] Theo thống kê của Mỹ vào năm 1997, số người tới khám bệnh
vì viêm mũi xoang nói chung chiếm tỉ lệ 15% tổng số bệnh nhân tới khám[6] bao gồm viêm xoang cấp và mạn Riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo nghiên cứu của bệnh viện Nhân Dân Gia Định thì tỉ lệ bệnh nhân đến khám tai mũi họng chiếm 10% tổng số bệnh nhân đến khám và trong đó viêm mũi xoang chiếm hơn 1/3 [6]
Viêm mũi xoang mạn tính là thể bệnh diễn biến kéo dài và gây nhiều biến chứng và di chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và rất khó điều trị dứt hẳn Do đó vấn đề điều trị viêm mũi xoang mạn tính cũng là vấn đề được đặt ra của nhiều công trình nghiên cứu sâu rộng từ nhiều thế kỷ nay
Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của các phương pháp điều trị phẫu thuật viêm mũi xoang mạn tính từ những phẫu thuật kinh điển như phẫu thuật Caldwell-Luc, nạo sàng hàm cho đến nay là các phẫu thuật nội soi với trang thiết bị hiện đại, cho thấy rằng đó là do sự phát triển trong quan điểm
Trang 15về giải phẫu học, cơ chế bệnh sinh, tác nhân gây bệnh đồng thời là sự phát triển các kỹ thuật gây mê, trang thiết bị phẫu thuật chuyên khoa kỹ thuật cao Viêm mũi xoang mạn tính nói chung đã là một thể bệnh rất khó trị dứt điểm, cho nên thể bệnh viêm mũi xoang mạn tính có pôlýp mũi lại càng phức tạp và khó giải quyết hơn nữa Nhờ vào rất nhiều tiến bộ về sinh hóa, vi sinh và miễn dịch học, nguyên nhân và bệnh sinh của pôlýp mũi ngày càng được phát hiện nhiều nhằm giải thích được sự hình thành và phát triển của pôlýp mũi Từ sự phức tạp trong cơ chế bệnh sinh của VMXMT có pôlýp mũi đã dẫn đến nhiều phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa nhằm cố gắng giải quyết tốt bệnh này
Tại Mỹ tỉ lệ pôlýp mũi trong VMXMT trong dân số là 0,3% và từ 0,2-3%
ở Anh [24, 51] không phân biệt chủng tộc hay giới Tỉ lệ này ở châu Âu theo Hosemann[118], 1994 là 1-2% số người trưởng thành và theo Hedmann[118],
1999 là 4,3% ở Phần Lan Theo Drake-Lee, 1987 tỉ lệ nam : nữ là 2:1 tới 4:1[118]
Nước ta nằm trong vùng cận xích đạo, nóng và ẩm, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển một số bệnh, trong đó các bệnh do siêu vi trùng, vi trùng, vi nấm và ký sinh trùng
Dù cho điều trị nội khoa hay ngoại khoa tỉ lệ tái phát của pôlýp mũi xoang rất cao, ghi nhận từ 7-50% (Blumstein và Tuft 1957, Alanko và cộng sự 1985, Larsen và Tos 1994)[118] Điều đó cho thấy còn có những yếu tố khác tham gia vào làm cho việc điều trị bị thất bại ở nhiều trường hợp và qua
Trang 16nhiều công bố mới đây thì ngoài nguyên nhân viêm mũi xoang do vi khuẩn thì còn nguyên nhân khác gây viêm xoang làm cho điều trị thất bại là vi nấm VMXMT có nhiễm nấm ít gặp, và hầu hết không xâm lấn trừ phi cơ thể
bị suy giảm miễn dịch Ngày nay VMXMT có nhiễm nấm ở bệnh nhân không suy giảm miễn dịch ngày càng nhiều và triệu chứng giống như triệu chứng ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng, đó là thể viêm xoang nấm dị ứng
Tuy nhiên ngoài VMXMT có nhiễm nấm, chúng tôi mong rằng còn tìm
ra một vài nguyên nhân khác nữa có thể đồng bộ hay biệt lập với các thể viêm xoang do nguyên nhân khác như VMXMT có nhiễm đơn bào dạng amíp
Chính vì vậy để đáp ứng những vấn đề trên, chúng tôi đề ra những mục tiêu nghiên cứu như sau:
1/ Nghiên cứu nhiễm nấm trong viêm mũi xoang mạn tính có pôlýp mũi ở người lớn
2/ Nghiên cứu nhiễm đơn bào dạng amíp trong viêm mũi xoang mạn tính có pôlýp mũi ở người lớn
3/ Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính pôlýp có nhiễm nấm và đơn bào dạng amíp ở người lớn.
Trang 17CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA:
1.1.1 Pôlýp và pôlýp mũi:
Từ pôlýp về mặt thuật ngữ có vài ý nghĩa khác nhau:
Pôlýp là một sinh vật ruột khoang (coelenterate) như thủy tức (hydra) hoặc san hô (coral) có một thân hình trụ và có một lỗ miệng xung quanh có nhiều xúc tu (tentacle)
Pôlýp thường là sự phát triển lành tính của mô phình ra từ niêm mạc của một cơ quan như mũi xoang, bàng quang, ruột, và thường gây tắc nghẽn các cơ quan này
1.1.2 Viêm mũi xoang mạn và viêm mũi xoang mạn có pôlýp mũi:
VMXMT là bệnh viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi biểu hiện bởi những triệu chứng như nghẹt mũi, chảy mũi trước hoặc sau, những cơn đau đầu hay nặng vùng mặt và những tình trạng rối loạn khứu giác kéo dài hơn 12 tuần Các yếu tố nguy cơ và thuận lợi gây nên VMXMT đa dạng như rối loạn miễn dịch, cơ học, hóa học, ô nhiễm môi trường
Pôlýp mũi là một thể nặng của VMXMT
Trang 181.1.3 Amíp và đơn bào dạng amíp:
Amíp là những nguyên sinh vật (protozoa) mà cơ thể của chúng chỉ có một tế bào và di chuyển bằng chân giả nhô ra từ tế bàøo chất
Đơn bào dạng amíp là tế bào giống như amíp di chuyển bằng chân giả nhô ra từ tế bào chất Tùy theo hình dạng và cấu trúc của chân giả chúng được chia thành nhiều nhóm khác, thí dụ loại chân giả hình tia nhỏ
(microtubule) gọi là chân tia (actinopods) trong đó có bộ Heliozoida
Để định danh chính xác các loại amíp và các đơn bào dạng amíp cần có nhiều xét nghiệm kết hợp như soi tươi dưới kính hiển vi, nhuộm gram, nuôi cấy và các xét nghiệm phức tạp như sinh hóa tế bào, các men tế bào, các phản ứng miễn dịch…
1.1.4 Những bệnh liên quan đến pôlýp mũi:
Tam chứng Samter (Fernand-Widal)
Bệnh xơ nang (cystic fibrosis)
Hội chứng rối loạn vận động lông chuyển nguyên phát (Primary ciliary dyskinesia syndrome)
Hội chứng Churg-Strauss
Viêm mũi không dị ứng với hội chứng tăng bạch cầu ái toan (nonallergic rhinitis with eosinophilia syndrome) (NARES)
Hội chứng Woakes
Trang 191.2 TÓM TẮT VỀ GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG TRONG PHẪU THUẬT
NỘI SOI MŨI XOANG:
Cấu trúc vùng mũi xoang bao gồm hốc mũi và các xoang cạnh mũi Trong hốc mũi quan trọng nhất và phức tạp nhất là thành ngoài hốc mũi hay còn gọi là vách mũi xoang Đây là nơi các xoang thông vào hốc mũi qua các lỗ thông tự nhiên (ostium) và chính vách mũi xoang là điểm đột phá của các phẫu thuật nội soi mũi xoang hiện nay
Hình 1.1: Vách mũi xoang
“Nguồn: Internet CME demonstration Grand round Ronald Kuppersmith, 1995”
Chú thích: 1: Xương lệ 2: Xương hàm trên 3: Cuốn mũi trên 4: Cuốn mũi
giữa 5: Cuốn mũi dưới 6: Xương khẩu cái 7: Chân bướm hàm 8: xoang
bướm 9: Xương chính mũi 10: Xoang trán
Trang 20Hình 1.2: Vách mũi xoang
“Nguồn: “Internet CME demonstration Grand round Ronald Kuppersmith, 1995”
Chú thích: 1: Hố não trước 2: Xương giấy 3: Xoang hàm 4: Xương khẩu cái
5: Xoang trán 6: Hốc mắt 7: Xương cuốn mũi giữa 8: Vách ngăn mũi
Nắm vững các mốc giải phẫu ở vách mũi xoang để có thể tiến hành an
toàn và hiệu quả các phẫu thuật ở vùng này Các cấu trúc giải phẫu chính của
vách mũi xoang bao gồm:
Mỏm móc: Mỏm móc là 1 mảnh xương hình liềm, mỏng, chạy theo
hướng trước-trên đến sau-dưới
Lỗ thông tự nhiên của xoang hàm: Lỗ thông tự nhiên của xoang
hàm nằm trên mặt phẳng hơi chếch so với vách mũi xoang Từ lỗ
Trang 21thông xoang hàm có thể thông với khe mũi giữa qua một vùng hình phễu Lỗ thông tự nhiên của xoang hàm cùng với các cấu trúc giải phẫu lân cận tạo thành phức hợp lỗ thông – khe Đây là vùng dễ bị bít tắc, phù nề gây ra bệnh mũi xoang và cũng là điểm mốc quan trọng trong mục tiêu điều trị của các phẫu thuật nội soi mũi xoang
Bóng sàng:
Là mốc giải phẫu ổn định nhất và là tế bào sàng trước lớn nhất
Có kích thước thu nhỏ tối thiểu hoặc không chứa khí trong 8% trường hợp (theo Stammberger)[116]
Mảnh nền của cuốn mũi giữa: Mảnh nền của cuốn mũi giữa được
xem là phần quan trọng nhất của cuốn mũi giữa, nó chia xoang sàng thành xoang sàng trước và xoang sàng sau, có vị trí thay đổi tùy thuộc vào sự thông khí của xoang sàng
Các cuốn mũi và khe mũi: bao gồm cuốn mũi dưới, giữa và trên
Tương ứng có khe mũi dưới, giữa và trên
1.3 VIÊM MŨI XOANG MẠN VÀ VIÊM MŨI XOANG MẠN CÓ
PÔLÝP MŨI:
1.3.1 Sơ lược lịch sử điều trị VMXMT và pôlýp mũi:
Từ 5000 năm trước, Vệ Đà (Ayurveda) người Ấn Độ đã viết nhiều sách về y học trong đó ông đã từng nói đến viêm mũi và pôlýp mũi
Lịch sử về pôlýp mũi ghi lại trên 4000 năm trong lịch sử Ai cập cổ đại,
Hy Lạp cổ và thời châu Âu Phục sinh
Trang 22Thầy thuốc đầu tiên điều trị pôlýp mũi được ghi nhận là một người Ai Cập Ni-Ankh Sekhmet, Ông là thầy thuốc của vua Sahura
Người Ai Cập đã gọi là chùm nho trong mũi, và điều trị bằng những loại thuốc chứa rượu và có nhiều dụng cụ để lấy pôlýp mũi
Hippocrates (460-370 B.C.), Cha đẻ của y học cho rằng pôlýp mũi là do mất cân bằng của 4 khí chất (humours) Ông đã từng cắt pôlýp bằng dây kéo ngược qua đường họng và cắt bằng thòng lọng (loop technique) Vì vậy có thể coi ông là tổ sư của ngành mũi học (Rhinology)
Paulus Aegina (625-690 A.D.) cho rằng tế bào sàng là nguồn gốc của pôlýp mũi, ông cắt pôlýp mũi đi và sau đó nhét bấc vào mũi Sau mổ bơm nước vào mũi, nếu thấy chảy xuống họng coi như phẫu thuật thành công.Abulcasis (1013-1106 A.D.), một nhà phẫu thuật Ả Rập đã dùng đốt nóng (cautery) để đốt pôlýp hoặc kéo pôlýp mũi ra ngoài bằng móc và dùng kéo cắt ngay cuống, sau đó dùng giấm để rửa hốc mũi
Aranzi (1571) chế tạo ra kềm (forceps) để cắt pôlýp mũi
Fallopius (1523-1562 A.D.) dùùng dây thòng lọng bằng bạc cột pôlýp mũi và để đó trong 2-3 ngày, sau đó pôlýp tự rơi ra
Voltolini 1888 (Vancil 1969) đã đưa ra phương pháp cắt pôlýp mũi bằng thòng lọng, dùng bột đồng để bôi vào chỗ cắt và sau mổ đưa vào mũi một miếng chì có tẩm dầu và mật ong
1901 Hirschman dùng ống soi bàng quang 4mm để thấy rõ trong hốc mũi, và vòm họng
Trang 231925, Maltz đã đề xuất nội soi mũi xoang áp dụng cho việc chẩn đoán bệnh mũi xoang
Đầu năm 1970 ở Graz (Austria), GS Messerklinger phát triển kỹ thuật nội soi đầy đủ
David Kennedy và Jim Zinreich là người đã nắm vững và phổ biến kỹ thuật này tại Mỹ
Sau Messerklinger, tại Áo và Đức nhiều nhà phẫu thuật nội soi đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kỹ thuật của Messerklinger và ứng dụng nó vào việc điều trị phức tạp vượt ngoài phạm vi nhiễm trùng mũi xoang nữa Trong đó phải kể tới Giáo sư Stammberger, Bác sĩ Wolf, Kainz, Schrockenfuchs, Anderhuber…
Từ năm 1985, nhiều báo cáo của Stammberger, Kennedy và nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu ứng dụng ống nội soi cứng để chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh vùng mũi-xoang
Các tác giả Schaefer, Close và Manning vào năm 1989 đã nêu lên các
ưu điểm của phẫu thuật nội soi mũi xoang là:
Không chấn thương ngoài da hay xương kế cận, ít gây tổn thương mô lành trong quá trình phẫu thuật mũi- xoang
Quan sát rõ được các chi tiết giải phẫu học của mũi
Bảo tồn được niêm mạc (còn vẻ bình thường) để tái lập lại sự bình thường của dịch nhầy và lông chuyển
Trang 241.3.2 Viêm mũi xoang mạn tính:
VMXMT (kể cả có pôlýp mũi) được xác định như sau:
Tình trạng viêm của niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi đặc trưng bởi hai hay nhiều triệu chứng:
Ngẹt mũi hay xung huyết niêm mạc mũi
Chảy mũi trước và/hoặc sau
Đau và nặng mặt
Giảm hay mất khứu giác
Và cả triệu chứng thực thể:
Pôlýp mũi
Chảy nhầy mủ từ khe mũi giữa
Phù nề niêm mạc hay tắc nghẽn lỗ thông các xoang do niêm mạc ở khe mũi giữa
Thay đổi trên phim CT scan: Dày niêm mạc ở phức hợp lỗ thông – khe và/hoặc ở các xoang
VMXMT thường diễn biến qua ba mức độ: nhẹ, trung bình và nặng VMXMT có pôlýp được coi như là giai đoạn nặng của bệnh này Pôlýp mũi thường có hai bên, và có thể thấy được ở khe mũi giữa qua khám thường hay nội soi chẩn đoán VMXMT có thể xảy
ra hai bên nhưng chưa có pôlýp mũi
Triệu chứng VMXMT kéo dài trên 12 tuần mà không giảm
Trong VMXMT có nhiều yếu tố bệnh sinh tham gia như: suy giảm hệ nhầy lông chuyển, nhiễm trùng, dị ứng, sưng phồng niêm mạc vì
Trang 25những lý do khác nhau, nhưng hiếm khi do tắc nghẽn cơ học gây ra bởi những thay đổi hình thái và/hoặc giải phẫu trong hốc mũi và các xoang cạnh mũi Một vai trò trong bệnh sinh của VMXMT chắc chắn là do phức hợp lỗ thông – khe, là một vùng bao gồm lỗ thông tự nhiên xoang hàm, tế bào sàng trước và các lỗ dẫn lưu của chúng, phễu sàng, rãnh bán nguyệt và khe mũi giữa
1.3.3 Pôlýp mũi trong VMXMT:
Pôlýp mũi và VMXMT được xếp chung trong một thực thể bệnh lý vì khó mà có ranh giới phân biệt rõ ràng giữa hai thể bệnh này
Pôlýp mũi có khuynh hướng tái phát sau mổ rất cao ngay cả khi hiện tượng thông khí các xoang và hốc mũi rất tốt sau mổ
Có nhiều nghiên cứu chứng minh có các tế bào như bạch cầu ái toan và chất trung gian gây ra pôlýp như IL5 Ngoài ra còn có các tế bào khác như bạch cầu trung tính, tương bào, dưỡng bào (mast cells), lymphô bào, bạch cầu đơn nhân và tế bào sợi non Các chất trung gian tham gia trong bệnh sinh của pôlýp ngày càng được phát hiện rất nhiều: histamine, cytokines Th1 và Th2, RANTES,ø eotaxin, IL-8…
Giai đoạn sớm hình thành pôlýp:
Tổn thương biểu mô, hoại tử và phá vỡ niêm mạc do áp lực mô (tissue pressure)
Sa lớp màng nền (propria lamina) do phù nề
Biểu mô hóa phần sa xuống này
Trang 26 Hình thành tuyến
Kéo dài và nở lớn những tuyến này do trọng lực
Thay đổi lớp biểu mô và lớp đệm của pôlýp
Stammberger chia pôlýp thành năm nhóm dựa trên tiêu chuẩn LS và nội soi, đáp ứng với điều trị và tình trạng kết hợp với các bệnh khác:
Pôlýp mũi sau
Pôlýp mũi to, đơn độc
Pôlýp mũi kèm theo VMXMT, không tăng bạch cầu ái toan, không liên quan đến những hội chứng đường hô hấp tăng phản ứng (non-eosinophil dominated, non-related to hyper-reactive airway syndromes)
Pôlýp mũi kèm theo VMXMT có tăng bạch cầu ái toan
Pôlýp mũi đi kèm với các bệnh đặc biệt (bệnh xơ nang, VX nấm không dị ứng và không lan tràn, khối u)
Về mặt phát triển pôlýp mũi được phân thành 4 giai đoạn theo Đại học Munich, Đức:
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
Trang 27Giai đoạn 3 Giai đoạn 4
Hình 1.3: Phân loại các giai đoạn pôlýp mũi theo đai học Munich, Đức
Giai đoạn 1: Pôlýp mũi khu trú trong khe mũi giữa
Giai đoạn 2: Pôlýp mũi khu trú ở khe mũi giữa và khe mũi trên
Giai đoạn 3: Pôlýp mũi vượt ra khỏi khe mũi giữa và trên
Giai đoạn 4: Pôlýp ở nhiều vị trí khác nhau trong hốc mũi
Sự hình thành của pôlýp mũi: Có nhiều yếu tố tham gia:
Di truyền
Phản ứng niêm mạc mũi: Viêm dị ứng và nhiễm trùng
Hóa chất trung gian do viêm, thoái hóa của mô liên kết
Bất thường về giải phẫu của khối tế bào sàng, bóng hơi cuốn giữa phức hợp lỗ thông khe (mỏm móc to)
Thay đổi thần kinh mạch máu: Thiếu mạch máu, mất kiểm soát thần kinh thực vật
bạch cầu ái toan và tương bào: Có nhiều trong pôlýp mũi và cuốn mũi dưới kế cận Những tế bào này sản xuất hóa chất trung gian gây ra tình trạng viêm mạn tính
Trang 28 Về mặt GPB Hellquist H.B phân loại pôlýp thành 4 típ:
TÍP I (chiếm 90%): Phù nề, nhiều bạch cầu ái toan Lớp đệm phù nề, tăng sản tế bào ly (goblet cells) Tương bào, bạch cầu ái toan và nhiều tế bào lymphô T thâm nhập Màng đáy bị hyaline hóa và dày
TÍP II (<10%): Pôlýp viêm mạn tính, không tăng sinh tế bào ly
TÍP III: Pôlýp tăng sinh tuyến thanh nhầy và nhiều ống tuyến
TÍP IV: Pôlýp với hình dạng mô đệm (stroma) không đặc hiệu, dễ lầm lẫn với bướu
1.3.4 Viêm xoang có nhiễm nấm:
1.3.3.1 Phân loại và nguyên nhân: hiện nay, thống nhất theo các
tài liệu giáo khoa có 5 loại:
Viêm xoang dị ứng có nhiễm nấm
Khối nấm trong xoang
Viêm xoang nấm cấp tính lan rộng
Viêm xoang nấm mạn tính lan rộng
Viêm xoang nấm mô hạt lan rộng
5 loại viêm xoang có nhiễm nấm có thể chia thanh hai nhóm:
Nhóm VX có nhiễm nấm không lan rộng: Có hai dạng lâm sàng:
Viêm xoang nấm dị ứng (allergic fungal sinusitis: AFS):
Thường do: Curvularia lunata, Aspergillus fumigatus, và
Bipolaris, Eserohilum, Altermaria, Helminthosporium, Fusarium và chủng loại Drechslera
Trang 29 Xuất độ của VX nấm dị ứng cũng như xuất độ loại nấm thay đổi rất nhiều tùy theo báo cáo, theo Schubert MS Goetz DW
thì Bipolaris chiếm 67%
Khối nấm trong xoang (sinus mycetoma/ball) thường do A
fumigatus, dematiaceous fungi
Viêm xoang có nhiễm nấm thể lan rộng:
Thường có nhiễm nấm thối (Saprophytic fungi) của chủng
Mucorales, bao gồm Rhizopus, Rhizomucor, Absidia, Mucor, Cunninghamella, Mortierella, Saksenaea, Apophysomyces
Aspergillus fugamitus là loại duy nhất gây cả hai thể viêm xoang
Và Aspergillus flavus gây ra viêm xoang mô hạt lan rộng.
1.3.3.2 Bệnh sinh của viêm xoang có nhiễm nấm:
Sự tắc nghẽn lỗ thông xoang, sự kém thông khí các xoang
Khí hậu nóng và khô, bụi bậm nhiều làm cho viêm mũi và viêm xoang tái phát từ đó làm cho vi nấm dễ phát triển
Những yếu tố thuận lợi cho viêm xoang có nhiễm nấm phát triển như suy giảm miễn dịch, nhiễm siêu vi, bệnh tiểu đường, xơ gan do rượu, suy tủy, ung thư, bỏng, chấn thương, ở người dùng corticoid lâu dài và những người được ghép cấy cơ quan, AIDS, ung thư máu, u lym-phô Burkitt hay u ác tính nguyên phát vùng đầu mặt cổ Những bệnh nhân dùng hóa trị liệu ung thư thường nhiễm nấm và diễn biến rất nhanh
Trang 30 Có thể những chất trám răng chứa oxide kẽm hoặc paraformaldehyde
cũng làm cho Aspergillus phát triển
1.3.3.3 Giải phẫu bệnh:
Dùng phương pháp nhuộm H&E hoặc nhuộm theo phương pháp Grocott-Gomori bằng chất methenamine bạc Phương pháp nhuộm rất quan trọng trong nhận dạng nấm
XN GPB có thể chẩn đoán VX có nhiễm nấm nhất là thể lan rộng
1.3.3.4 Viêm xoang nấm dị ứng (allergic fungal sinusitis):
Lâm sàng:
Bệnh nhân có triệu chứng của viêm xoang mạn tính: căng mặt, nhức đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy mũi sau và ho, hỉ ra dịch mũi sệt Đau nhức mũi ít thấy, nếu có thường kèm theo nhiễm trùng Bệnh thường không đáp ứng với điều trị nội khoa
Đến khi viêm xoang nấm dị ứng lây lan vào những vùng lân cận sẽ gây bệnh cảnh lâm sàng phức tạp gồm các triệu chứng giảm thị lực, chèn ép TK thị, song thị
Cận lâm sàng:
Xét nghiệm dị ứng:
Tăng nồng độ IgE toàn phần chuyên biệt với nấm trong những bệnh nhân VX dị ứng có nhiễm nấm, nhưng lại tăng ít trong khối nấm xoang
Trang 31 IgE toàn phần thường tăng >1000 đơn vị /ml
Thử nghiệm da (skin-test)
Xét nghiệm thử sức đề kháng của bệnh nhân với nấm
Hình ảnh học:
Có dấu hiệu dày niêm mạc hình nốt, mờ xoang không có mức nước hơi
Có thể thấy mức nước hơi trong viêm xoang nhiễm Aspergillus Trong
viêm xoang không lan rộng thường biểu hiện phần mềm dày hơn
Dấu hiệu khối nấm trên phim là dấu hiệu đặc trưng, trong khối nấm này có thể có lắng đọng calcium hoặc oxide kẽm do điều trị răng Stammberger cho rằng sự lắng đọng phốt-phát canci trong khối nấm
Aspergillus có thể gây ra mờ đặc trên phim CT scan
Hình 1.4: Khối nấm chiếm toàn bộ xoang hàm trái (có hiện tượng lắng calci)
“Nguồn: Allergic Fungal Sinusitis của John E McClay, 2004”[82]
MRI hữu ích trong viêm xoang dị ứng có nhiễm nấm và viêm xoang nấm lan rộng Hữu ích trong đánh giá tình trạng lan tràn lên hệ TK trung ương trong viêm xoang nấm lan rộng Dấu hiệu mờ lan ra phần mềm hốc mắt hay não là dấu hiệu lan rộng
Trang 32 Phim CT scan giúp chẩn đoán sự tiêu xương, nhưng MRI lại cung cấp nhiều thông tin chính xác về tĩnh mạch xoang hang và não
Giải phẫu bệnh: Tổn thương của niêm mạc xoang và pôlýp là các dấu
hiệu điển hình của viêm mạn tính, thường không thấy nấm lan rộng
dưới niêm mạc Tế bào viêm nhiều chủ yếu là bạch cầu ái toan
Nuôi cấy: lấy bệnh phẩm trong xoang hàm đem nuôi cấy trong phòng
XN vi sinh Kết quả theo dõi trong vòng 30 ngày
Dựa vào nội soi
Điều trị phẫu thuật:
Điều trị phẫu thuật là tốt nhất
Thậm chí các phẫu thuật mở được sử dụng như mở xoang hàm lấy tận gốc niêm mạc, nạo sàng bướm qua mũi, nạo sàng trán theo phương pháp Lynch Với những ca VX có lan rộng có thể phẫu thuật mở cạnh
mũi, kỹ thuật lột găng vùng mặt, mở sàn sọ…
Điều trị nội khoa kết hợp sau mổ:
Trang 33 Corticoid có thể dùng ngay sau khi mổ khi có chẩn đoán xác định : 0,5mg/kg trong thời hạn 3 tháng (có thể kéo dài 12 tháng)
Rửa mũi xoang với nước muối sinh lý nhiều lần sau mổ
Điều trị miễn dịch đối với những dị nguyên đặc biệt vẫn còn bàn cãi
Thuốc kháng nấm (amphotericine B, ketoconazole, miconazole…): Dạng uống, rửa mũi, xịt mũi
Kết quả và tiên lượng:
VX dị ứng có nhiễm nấm tái phát sau mổ trong khoảng 10-100% dưới dạng phù nề, pôlýp, sẹo dính, mucin dị ứng, mảnh nấm
Thời gian giảm bệnh lâu dài nếu phẫu thuật tiệt căn và xoang thông thoáng tốt Tuy nhiên, pôlýp có thể tái phát cho dù đã điều trị nội - ngoại khoa đúng mức
Điều trị miễn dịch không đúng càng làm cho điều trị thất bại hơn
1.3.3.5 Khối nấm trong xoang:
Lâm sàng: có triệu chứng giống như viêm xoang thông thường
Hình ảnh học: Khối nấm thường phát hiện tình cờ trên phim CT scan
Trang 34
Hình 1.5: Khối nấm trong xoang hàm
“Nguồn: Allergic Fungal Sinusitis của John E McClay, 2004”[82]
Hình 1.6: Hình khối nấm trong xoang bướm
“Nguồn: Allergic Fungal Sinusitis của John E McClay, 2004”[82]
Điều trị:
Điều trị phẫu thuật
Lấy khối nấm và làm thông thoáng cho xoang là quan trọng nhất
Diễn biến: Khối nấm nếu không được điều trị thường làm viêm xoang nặng hơn và nhiều khả năng biến chứng vào hốc mắt và hệ thần kinh
Trang 351.3.3.6 Viêm xoang có nhiễm nấm cấp tính lan rộng:
Lâm sàng:
Bệnh nhân thường nhập viện vì sốt, ho, sổ mũi, nhức đầu, thay đổi tình trạng tâm thần Phải nghi ngờ thể này ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch
Khám thấy loét vách ngăn mũi, cuốn mũi, và khẩu cái mềm Giai đoạn muộn thường gây thuyên tắc xoang tĩnh mạch bên
Hình 1.7: Hình nấm lan rộng khẩu cái mềm
“Nguồn: Allergic Fungal Sinusitis của John E McClay, 2004”[82]
Hình 1.8: Hình khối nấm lan rộng xoang sàng và hốc mắt (VXNXL)
“Nguồn: Allergic Fungal Sinusitis của John E McClay, 2004”[82]
Trang 36 Điều trị:
Phẫu thuật: Khẩn cấp khi được chẩn đoán hay nghi ngờ Thường
phải lấy bỏ khối nấm bằng đường ngoài mũi Một số trường hợp phải mở hộp sọ
Nội khoa:
Cho thuốc kháng nấm sau khi mổ: Amphotericin B Sau khi giai đoạn cấp qua rồi dùng itraconazole 400mg/ngày
Điều trị suy giảm miễn dịch nếu có
Diễn biến: Bệnh thường diễn biến nhanh và lan rộng vào cấu trúc lân
cận gây tổn thương mô và hoại tử Thuyên tắc TM xoang hang và lan rộng vào hệ TK trung ương là thường gặp và gây tử vong từ 50-80%
1.3.3.7 Viêm xoang nấm mạn tính lan rộng:
Lâm sàng: Kém ồ ạt hơn giai đoạn cấp tính Hội chứng đỉnh hốc mắt thường xảy ra trong bệnh này Triệu chứng khi khám mũi rất ít
Điều trị:
Điều trị phẫu thuật là bắt buộc
Nội khoa: Cho bệnh nhân thuốc kháng nấm khi có lan rộng:
amphotericin B, itraconazol hoặc ketoconazole
Diễn biến: lan rộng vào các cấu trúc kế cận ít gặp, đôi khi lan tràn vào
hốc mắt và hệ TK TƯ nếu bệnh không được điều trị Bệnh thường có khuynh hướng tái phát vì vậy cần theo dõi lâu dài
Trang 371.3.3.8 Viêm xoang nấm mô hạt lan rộng:
Lâm sàng: có triệu chứng VMXMT và bị sụp mi Triệu chứng mũi ít
Điều trị:
Phẫu thuật qua nội soi hoặc tiếp cận qua đường ngoài mũi
Cho thuốc kháng nấm sau mổ
Diễn biến: lan rộng vào các cấu trúc lân cận là chắc chắn nên phải
điều trị tấn công ngay từ đầu để tránh tình trạng này Diễn biến bệnh không nguy hiểm, nhưng có khuynh hướng tái phát
1.3.5 Nhiễm amíp và đơn bào dạng amíp trong VMXMT:
Tác nhân gây bệnh: Amíp là chủng Acanthamoeba, Naegleria và đơn
bào dạng amíp như Heliozoida
Bệnh lý: Các chủng amíp này thường gây ra bệnh viêm não, viêm não
- màng não nguyên phát và viêm kết mạc mắt, nhưng chưa có y văn ghi nhận bệnh cảnh nhiễm đơn bào dạng amíp Amíp và đơn bào dạng amíp có nhiều trong môi trường đất, nước, và không khí Nhiễm amíp ở người hiếm gặp và có thể bị nhiễm do nước vào mũi lúc bơi lội hoặc hít không khí có mang amíp vào mũi xoang Ca nhiễm amíp phát hiện đầu tiên năm 1985 trong một trường hợp chấn thương mắt, sau đó 24 trường hợp nữa từ 1985-1986 trong những bệnh nhân đeo kính sát tròng Để chẩn đoán bệnh này dựa vào XN soi tươi, nhuộm tìm amíp hoặc đơn bào dạng amíp Điều trị bằng cách vệ sinh mắt và các thuốc như ketoconazole, microconazole, propamidine isothionate
Trang 38Hình 1.9: Các hình thái của amíp
“Nguồn: Free-Living Amoebas, Augusto Julio Martinez,1995”[79]
DƯỠNG BÀO
NAEGLERIA FOWLERI
DƯỠNG BÀO CÓ ROI
KÉN
CHỦNG
ACANTHAMOEBA
Trang 39Hình 1.10: Chu kỳ sống của Naegleria
“Nguồn: Naegleria, John W King, 2003”[67]
Acanthamoeba, Naegleria, và Balamuthia là ba loại amíp sống tự do và
phân biệt với các amíp khác là tính chất sống tự do không có vật trung gian truyền bệnh hay người lành mang bệnh tuy nhiên có một chút liên quan giữa việc vệ sinh và sự lan tràn bệnh Ở người, chúng có thể được tìm thấy trong họng, mũi, kết mạc mắt Chúng cũng có thể được tìm thấy trong nước hồ bơi và chúng rất đề kháng với chất chlorine
Trang 40
Hình 1.11: Hình của Acanthamoeba dưới kính hiển vi dưới độ phóng đại x100
“Nguồn: Acanthamoeba, Hector F Bonilla, 1999”[33]
Sự phân lập đầu tiên của Naegleria gây bệnh từ hốc mũi của người
(Chang SL, Healy GR, McCabe L, Shumaker JB, Schultz MG Health Lab Sci 1975)
Bộ Heliozoida là đơn bào dạng amíp, chúng thường sống tự do, tế bào
hình cầu với nhiều chân giả thẳng, thanh mảnh, tỏa xung quanh tế bào giống như tia lử mặt trời, các chân này được gọi là chân trục (axopodia)
Hình 1.12: Hình của Heliozoida dưới kính hiển vi
“Nguồn: Heliozoida, Online Image Gallery 2007”