Các đồ uống từ rau quả

62 882 5
Các đồ uống từ rau quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các đồ uống từ rau quả

Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả I. TRÀ AN THẦN: 1. Giới thiệu về trà an thần và công dụng: Trong nhiều nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến cơ thể con người thì nguyên nhân của chứng nhức đầu, mất ngủ rất đa dạng. Cơ thể con người là một khối thống nhất và đặc biệt vỏ não có vai trò rất quan trọng trong cơ thể: tuần hoàn tiêu hoá, hô hấp, bài tiết làm cho con người là một khối thống nhất so với hoàn cảnh bên ngoài. Bất cứ một kích thích nào bên trong hoặc bên ngoài cơ thể đều có tác dụng đến vỏ não và bất cứ trạng thái nào của vỏ não cũng ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể: lúc ta buồn bực, nước bọt và dịch vị tiết ra ít ta ăn không ngon và tiêu hoá kém đi. Lúc ta lo lắng xao xuyến, tim ta đập dồn dập và ta ngủ không yên. Rối loạn hoạt động vỏ não kéo dài do làm việc quá căng thẳng và thiếu nghỉ ngơi thích đáng hoặc do nguyên nhân các bệnh cao huyết áp, loạn thần kinh, hen xuyễn, ngứa… cũng có thể dẫn đến chứng bệnh mất ngủ, nằm mê, nhức đầu… Đây là những triệu chứng thường gặp. Để điều trị những triệu chứng trên cần phối hợp nhiều phương pháp, không chỉ đơn thuần dùng thuốc mà phải kết hợp với rèn luyện, nghỉ ngơi, ăn uống và điều trị tâm lý của con người. Các phương pháp này dẫn đến giúp con người phòng và chữa bệnh một cách hợp lý, hỗ trợ cho cơ thể, giúp con người an thần và ngủ tốt hơn. Ngoài các loại thuốc an thần, gây ngủ như Gacdenan, Phenobacbitan, Bacbituric, Librium, Trioxazine, Valium… thì trà an thần cũng là loại để uống làm dịu thần kinh, dễ ngủ. Trà dược liệu tác dụng an thần được định nghĩa: có tác dụng chữa các trường hợp mất ngủ, nằm mê, hồi hộp, người vật vã và các trường hợp nhức đầu, chóng mặt, co giật, động kinh. 2. Phân loại sản phẩm: Theo hình thái sản phẩm: 2. 1 Trà gói: Chủ yếu áp dụng cho các dược liệu có cấu tạo mỏng manh, dễ chiết xuất, dược liệu sau khi phân chia gói lớn thành gói nhỏ. Kỹ thuật bào chế ở đây là phân chia dược liệu. 1 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả Dược liệu là hoa, lá, thân thảo có cấu tạo mỏng manh. Dược liệu có cấu tạo rắn chắc hơn đưa vào tán, dập hay làm bột thô để chiết tối đa hoạt chất. Nếu các dược liệu này chiếm tỷ lệ tương đối trong đơn thì chuyển thành cao lỏng hay chiết xuất sơ bộ bằng dung môi thích hợp và phối hợp với dược liệu thô. Làm như vậy vừa giảm nhỏ khối lượng của trà vừa tăng cường tác dụng chữa trị. Trong một số trường hợp, có thể đưa vào trà dược liệu các loại dược thảo mộc tươi bằng cách ép lấy dịch ép. Với những chất tan được trong các dung môi bay hơi thì hoà tan vào lượng tối thiểu dung môi, dùng các dung môi này làm chất trung gian phân tán. Theo tỷ lệ trong đơn, phối hợp các dược liệu (bán thành phẩm) ở thể rắn trộn đều. Sau đó, nếu có phối hợp với các dạng cao lỏng, dịch ép của dược liệu thì phun đều chất lỏng này lên hỗn hợp dược liệu, tiếp tục sấy khô đến độ ẩm qui định, dung môi thì bay hơi và các thành phần trong chất lỏng được phân tán dưới dạng hạt nhỏ. Nếu có điều kiện thì tiến hành theo phương pháp phun sương để tránh phân huỷ hoạt chất. Dược liệu sấy khô đến độ ẩm dưới 8%. Để nguội chia thành gói nhỏ qui định, đóng trong bao gói bằng giấy chống ẩm, polyetylen… Hiện nay nhiều loại trà ở nước ta và các nước trên thế giới được gói trong loại giấy không tan trong nước nóng, kết hợp giữa vật liệu bao gói và vật liệu lọc rất tiện cho người tiêu dùng. Khi sử dụng thả một gói trà nhỏ vào một ly, sau đó rót nước sôi để trích ly chất phân tán, sau một thời gian lấy gói trà ra thì dung được. Đối với loại trà này các dược liệu thảo mộc phải đồng nhất dưới một góc độ nhỏ nhất định và chú ý cân đo đúng liều lượng khi gói thành một gói. 2. 2 Trà bánh: Áp dụng khi trong đơn có nhiều dược liệu có cấu tạo tương đối rắn chắc. Trà bánh là dạng bào chế bằng dược liệu thô kết hợp với chất dẻo có thể là cao của dược liệu trong công thức, có thể là tá dược dẻo, ép thành bánh có khối lượng qui định (thường là 5 – 20g). Chọn tá dược là loại có độ dính thấp, vì chúng chỉ đóng vai trò trung gian kết hợp với lực nén giữ hình dạng bánh trà trong thời gian bảo quản. Khi sử dụng có thể vò nhỏ bánh trà để hãm. Thường sử dụng ngay các dựơc liệu có khả năng dính trong đơn và các chất điều trị để kết hợp giữa vai trò hoạt chất và tá dược như: cao lỏng dược liệu, dịch ép tươi, xirô, mật ong… Có 2 cách kết hợp tá dược với dược liệu: sau khi phối hợp các dược liệu, cho thêm tá dược dính, trộn đều và đóng bánh. Nhưng hay dùng hơn là cho dược liệu vào tá dược nóng, khuấy trộn đều, đổ khuôn và nén thành bánh bằng tay hay bằng máy. 2. 3 Trà cốm: Trà ở dạng cốm làm giảm nhỏ thể tích, tiện sử dụng, tiện vận chuyển, bảo quản. Do có một tỷ lệ lớn đường hay mật, trà cốm có khả năng cải tiến mùi vị của dược liệu, phát huy tác dụng điều trị, dễ dùng cho mọi giới. Trà cốm chế biến từ dược liệu thảo mộc phải đảm bảo giữ được tác dụng của dược liệu ban đầu, không làm thay đởi cấu trúc của đơn thuốc trong trường hợp điều chế theo đơn. Trà có màu sắc đồng nhất, dễ tan rã, phát huy tác dụng điều trị nhanh, trong quá trình bảo quản ổn định, không hút ẩm chảy nhão. 2 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả 3. Nguyên liệu: 3.1 Lạc tiên: (tiên lạc, nhãn lồng, lồng đèn…) Là loại dây mọc leo, thân mềm, trên có nhiều lông mềm. Lá mềm mọc so le, hình tim dài 6 – 10cm, rộng 5 – 8cm, mép lá có lông mịn, cuống là dài 7 – 8cm. Đầu tua cuống thành lò xo. Hoa đơn độc, 5 cánh màu trắng hay hơi tím nhạt, đường kính 5.5cm, lá đài màu trắng phía dưới có gân xanh, dưới lá đài có 3 gân chính với những gân phụ trông như lá mà không có phiến, chỉ có lá không thôi. Một đĩa có 2 tầng tua, mặt tua trên có màu tím trong vàng, trong cùng có lông mịn. Trụ cao có đầu tím đỏ, 5 nhị có bao phấn vàng gục xuống dưới. Quả hình trứng dài 2 – 3cm. Mùa hoa tháng 4, 5. Mùa quả tháng 5, 7. Trong rễ cây này có các ankaloid như stephanin C 33 H 36 O 5 N 2 , prostephanin C 38 H 57 O 8 N 4 , epistephanin C 19 H 21 O 3 N, seudoepistephanin C 19 H 21 O 3 N, homostephanin C 32 H 44 O 7 N 2 . Tất cả đều có tinh thể. Quả chín chứa acid cyanhydric. Công dụng và liều dùng: dùng chế thành thuốc nước ngọt có pha cồn làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, tim hồi hộp. Nhưng thường phối trộn với nhiều loại thuốc khác như tim sen, lá dâu, đôi khi thêm cả bromua nên khó đánh giá tác dụng. Có người chỉ dùng cây này sắc uống cũng thấy tác dụng ngủ và an thần. Ngày dùng 6 – 16g cây khô dưới dạng thuốc sắc hay pha rượu. 3. 2 Vòng nem (hải đồng bì, thích đồng bì)  Ta dùng tươi, phơi hoặc sấy khô hoặc vỏ thân phơi khô.  Mô tả cây: cây cao từ 2 –m, mọc khắp nơi, nhưng đặc biệt ưa mọc ở ven biển, thân có gai ngắn. Lá gồm 3 lá chét, dài 20 – 30cm, lá chét màu xanh và bóng, lá chét giữa rộng hơn và dài từ 10 -15cm, 2 lá chét hai bên dài hơn, rộng hình 3 cạnh. Hoa màu đỏ tươi, tụ họp từ 1 – 3 chùm dày. Quả giáp dài 15 – 30cm, đen, hơi hẹp lại ở giữa các hạt. Trong mỗi quả có 5 – 6 hạt hình thận màu đỏ hoặc nâu, tễ rộng, hình trứng đen có vành trắng.  Thành phần hoá học và tác dụng dược lý: 3 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả Lá và thân đều chứa một loại ankaloid độc erythin có tác dụng làm giảm và có khi làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương, tuy nhiên không ảnh hưởng đến độ kích thích vận động và sự co bóp của cơ. Trong hạt còn có ankaloid gọi là hypaphorin C 14 H 18 O 2 N 2 .H 2 O. Hypaphorin là một chất có dạng tinh thể sau khi sấy khô, chảy ở 22.5 – 93 0 C, tan trong nước khi chịu tác dụng của KOH đặc. Hypaphorin đã tổng hợp được chất tăng phản xạ kích thích của ếch và cuối cùng đưa đến trạng thái co giật uốn ván. Tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm yên tĩnh gây ngủ, hạ nhiệt độ, hạ huyết áp. Tác dụng co bóp các cơ. Ngày dùng: 4 – 6g dạng thuốc sắc 3. 3 Sen:  Tính chất: Năm 1970, D. Conitomo đã tách được từ lá sen các chất anonain, pronuxiferin, N-ornuxiferin, liriodenin, D- N- metylcoclaurin, roemerin, nuxiferrin và O- nornuxiferin. Trong liên tâm có asparagin NH 2 – COCH 2 CH(NH 2 ) – COOH và có ít ankaloid chừng 0.06%. Nelumbin là một chất màu trắng có vị rất đắng, có thể đặc, cứng và giòn ở 40 – 50 0 C, trên 65 0 C là một chất sền sệt dễ tan trong rượu, clorofoc, eteetylic, axeton, acid loãng và cồn amylic, nhưng gần như không tan trong ete dầu hoả, cho kết tủa với các thuốc thử ankaloid. Theo dược liệu học, trong liên tâm có 0.4% liensinin.  Tác dụng dược lý: • Nelumbin có tính độc với tim. • Có tác dụng bình tĩnh dục tính cho nên có thể dùng trong bệnh di tinh. • Qua nhiều lần thử tác dụng của thuốc chế từ sen trên tử cung cô lập của chuột có thai và không có thai thấy có tính chất làm yếu cơ, nhưng trên tử cung của thỏ lại thấy tác dụng kích thích. Đối với ruột cô lập, sen làm giảm sự co bóp.  Công dụng, liều dùng: • Dùng chữa tim, hồi hộp, mất ngủ, di mộng tinh. • Ngày uống 4 – 10g tâm sen khô dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha có thể thêm đường cho dễ uống. Tâm sen có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt. 4 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả 3. 4 Thảo quyết minh:  Là hạt phơi hay sấy khô của cây thảo quyết minh.  Mô tả cây: Cây nhỏ: 0.3 – 0.9m Lá mọc so le Hoa màu vàng tươi Quả là một giáp hình trụ dài, màu nâu nhạt, bóng, vị nhạt hơi đắng.  Thành phần hoá học: hạt có antraglucozit, chất béo, protid.  Tác dụng chữa bệnh: chữa nhức đầu, đau mắt, mờ mắt.  Liều dùng: 5 – 10g/ngày, thường phối hợp với các vị khác. 3. 5 Hương liệu: hoa lài, có 2 loại  Loại 1: có tên khoa học là Jasminjum grandyoraml. Có hoa to, 5 cánh, gọi là lài đơn, trồng nhiều ở châu Âu để làm nguyên liệu cho công nghệ sản xuất tinh dầu.  Loại 2: tên khoa học là Jasminum tambacsit, hay gọi là lài kép. Cây nhỏ, nhiều cành, mọc xoà ra. Lá hình trái tim, xoăn nhọn ở đầu và phía cuống, hai mặt đều bóng. Được trồng nhiều ở châu Á dùng làm kiểng hoặc lấy hoa để ướp trà. 4. Quy trình sản xuất: 4. 1 Quy trình sản xuất: 5 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả Lá vông Lá sen Lạc tiên Thảo quyết minh Nghiền Nghiền Sàng Trích ly Lọc Cô đặc Trà dược bán thành phẩm Phối trộn Sấy Ướp hương Xử lý Ủ hương Đóng gói Kiểm tra chất lượng Trà thành phẩm Nước sôi Thảo quyết minh Hoa lài khô Bao gói 6 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả 4. 2 Thuyết minh quy trình:  Quá trình nghiền: Để phân chia dược liệu đến một kích thước nhất định nhằm làm tăng diện tích tiếp xúc giữa dược liệu và dung môi do đó làm tăng tốc độ hoà tan và khuếch tán của chất tan. Nếu dược liệu được nghiền thô quá, quá trình trích xảy ra chậm, hiệu suất trích thấp. Nếu dược liệu được chia nhỏ quá tế bào trong cây dược liệu vụn nát nhiều, dung môi sẽ tác dụng trực tiếp lên nguyên sinh chất và các chất trong tế bào, hoà tan cả hoạt chất lên tạp chất. Kích thước phù hợp đối với lá từ 5 – 10mm, đối với cây cỏ thân mềm từ 3 – 5mm. Sử dụng máy nghiền búa có lưới lỗ thích hợp.  Quá trình sàng: Sau khi nghiền cần phải sàng lấy phần bột thô có kích thước tương đối đồng đều để làm nền tẩm dịch trích, phần trên sàng được đem trích ly lấy dịch trích rồi cô đặc. Sử dụng máy sàng kích thước lỗ dưới 2mm, máy được dùng phổ biến trong ngành sản xuất trà.  Quá trình trích ly: Là quá trình hoà tan được chất tan có trong dược liệu (chủ yếu là các chất có tác dụng sinh học) vào dung môi thích hợp, sau đó tách dịch trích ra khỏi phần bã. Vì vậy khi trích cần phải chọn dung môi và điều kiện trích thích hợp để thu được dịch trích có nhiều hoạt chất và ít tạp chất nhất. Thực tế cho thấy rằng, các hoạt chất có tác dụng an thần trong cây lạc tiên và lá vông nem, sen, thảo quyết minh có thể trích ly bằng nước nóng đạt hiệu quả và dịch trích có tác dụng an thần rất tốt. Hơn nữa dùng dung môi là nước có nhiều ưu điểm như: trơ về mặt hoá học, không có mùi vị, không độc hại, không cháy nổ, rẻ tiền, dễ kiếm… Nước chỉ trích được các chất hoà tan trong nước nên rất phù hợp cho việc trích để tẩm vào trà vì khi sử dụng trà được pha lại bằng nước. Hiệu quả của quá trình trích còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỷ lệ dược liệu và dung môi, thời gian trích, nhiệt độ trích. Tỷ lệ dược liệu trên dung môi: nếu tỷ lệ này càng cao, hiệu suất trích thấp, nồng độ chất khô của dịch trích cao, cô đặc nhanh; nếu tỷ lệ này nhỏ, hiệu suất trích cao, nhưng nồng độ chất khô thấp phải cô đặc lâu, ảnh hưởng đến hoạt chất và tiêu tốn năg lượng. Trích bằng nước tỷ lệ tốt nhất là 1/10 – 1/8. Theo tỷ lệ này nước vừa ngập dược liệu, đảm bảo dung môi tiếp xúc hoàn toàn với dược liệu. Thời gian trích: nếu thời gian trích ngắn thì hiệu suất trích thấp, nếu thời gian dài đến một lúc nào đó thì nồng độ hoạt chất không tăng nữa nhưng nồng độ tạp chất lại tăng lên. Vì các hoạt chất trong dược liệu thường có trọng lượng phân tử nhỏ hơn tạp chất nên quá trình khuếch tán các chất này xảy ra nhanh hơn và đạt đến cân bằng nhanh hơn. Ngoài ra nếu thời gian lâu hoạt chất có thể bị phân huỷ nhiều. Dược liệu là lá và thân mềm được phân chia với kích thước thích hợp thì thời gian trích bằng nước nóng từ 20 – 30 phút là được. Nhiệt độ trích: cho dược liệu và nước vào thiết bị trích cùng lúc, sau đó gia nhiệt cho nước sôi và giữ nhiệt độ sôi trong thời gian qui định (20 – 30 phút). 7 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quảQuá trình lọc: Khi trích xong, rút dịch và ép bã lấy dịch, dịch được trích chứa nhiều mảnh vụn xác dược liệu, nếu không loại ra sẽ gây khó khăn trong quá trình cô đặc vì xác mảnh vụn này lắng xuống đáy thiệt bị gây khê khét. Dịch trích được lọc bằng vải lọc, để loại xác dược liệu và tạp chất cơ học.  Quá trình cô đặc: Sử dụng nhiệt độ cao để làm bốc hơi nước, làm tăng nồng độ chất khô của dịch trích. Lấy toàn bộ dịch trích đổ vào thiết bị cô đặc cách thuỷ, khi bắt đầu cô, tăng nhiệt độ để đun sôi dịch trích, vớt bỏ bọt và tạp chất nổi lên. Sau đó giảm bớt nhiệt, giữ cho dịch trích bốc hơi đều. Khi dịch trích càng đậm đặc, độ nhớt càng lớn, hệ số truyền nhiệt giảm, sự bốc hơi càng chậm. Do đó, ở giai đoạn cuối phải thường xuyên khuấy đều. Đối với dịch trích dược liệu cô đặc (cao lỏng) người ta thường xác định mức độ cô đặc dựa vào tỷ trọng và sự tương ứng so với dược liệu ban đầu. Tỷ trọng dịch trích cô đặc thường từ 1,04 – 1,4 tương ứng với 1ml dịch trích thu được từ 1 – 5g dược liệu khô. Qua thí nghiệm đã xác định được nồng độ dịch trích phù hợp cho quá trình sản xuất trà. Nếu dịch đặc quá khi phối trộn và không thấm đều vào bột dược liệu thô làm nền. Nếu lỏng quá không sấy được. Nồng độ thích hợp cho quá trình phối trộn theo công thức trà đang nghiên cứu là 1ml dịch trích cô đặc tương đương với 2g dược liệu khô ban đầu và có tỷ trọng khoảng 1,1. Dịch trích có màu nâu đen, sánh như xirô, mùi thơm dược liệu, tan tốt trong nước với bất kỳ tỷ lệ nào. Dịch trích có ankaloid.  Quá trình phối trộn: Sau khi cô đặc có dịch trích ở trạng thái sánh và bột thô dược liệu đã được chuẩn bị, tiến hành cân theo tỷ lệ trong công thức quy định. Bột thô các dược liệu được phối trộn đều trước rồi cho dịch trích cô đặc vào và tiếp tục trộn đều. Sau khi phối trộn hỗn hợp dược liệu (2g bột thô trộn với 1ml dung dịch trích cô đặc có tỷ trọng 1,1 và nồng độ chất khô 12%) có độ ẩm rất cao (khoảng 63%), cần phải sấy đến độ ẩm quy định (8%).  Quá trình sấy: Dùng nhiệt độ cao để làm bốc hơi nước có trong trà. Sau khi bốc hơi nước, các thành phần hoạt chất có trong dịch trích cô đặc được phân tán đều lên các mảnh bột thô dưới dạng hạt nhỏ tiến hành sấy ở nhiệt độ 70 – 80 0 C đến khi đạt độ ẩm 8%. Nếu nhiệt độ quá cao hoạt chất bị biến đổi nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng, nếu nhiệt độ thấp, thời gian sấy kéo dài. Sử dụng thiết bị sấy kiểu thùng quay hoặc tủ sấy. Sau khi sấy, trà dược liệu là dạng bột thô màu nâu đen, có mùi thơm dược liệu, độ ẩm 8%. Có độ hoà tan chất tan nhanh khi pha, hãm bằng nước sôi, nước pha có màu nâu sáng, định tính có ankaloid.  Ướp hương: Để tăng hương thơm tự nhiên của trà và làm trà mất mùi hăng, vị trà chuyển sang dịu hơn. Giai đoạn đầu, lúc trà vừa tiếp xúc với thành thiết bị, bị đốt nóng nên xảy ra sự thoát ẩm bề mặt và các tạp hương. Khi tăng thời gian sấy, nhiệt sẽ truyền sâu vào bên trong, tiếp tục làm bay hơi nước, hạ thấp độ ẩm của trà đến giới hạn cần cho quá trình ướp hương. Cùng với sự thoát hơi mạnh mẽ này, chất thơm tự nhiên của trà cũng bị kéo theo, 8 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả lúc này dễ nhận biết qua mùi. Khi nhiệt độ của trà được tăng dần đến giới hạn xảy ra các phản ứng như melanoidin, các sản phẩm có mùi thơm dễ chịu sẽ thoát ra bên ngoài, lúc này phải cho hương vào ngay lập tức, và tiếp tục sấy thêm 10 phút rồi kết thúc quá trình ướp hương.  Ủ hương: Thực chất đây là quá trình hoàn thiện của quá trình ướp hương. Trà và hương đang ở trạng thái nóng được cho vào thiết bị chứa kín, cách ẩm, trong một khoảng thời gian nào đó. Theo quan điểm của các nhà công nghệ hiện nay, thời gian ủ hương càng lâu, độ bền hương của trà càng cao. Tuy nhiên nếu giữ lâu chu kỳ sản xuất kéo dài, tốn nhiều thiết bị và mặt bằng sản xuất. Vì vậy chỉ tiến hành ủ hương trong thời gian sau khi sấy cho đến khi trà nguội về nhiệt độ bình thường. Làm như vậy rút ngắn được chu kì sản xuất, giảm chi phí thiết bị và mặt bằng sản xuất.  Đóng gói: Trà sau khi ủ hương phải được đóng gói ngay. Sử dụng toàn giấy gió để làm bao bì, vừa có tác dụng là túi, vừa có tác dụng lọc lấy bã. Bên ngoài phải có một lớp bao gói kín để giữ hương. Có thể đóng gói bằng máy tự động hoặc bằng tay. 5. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm: 5.1 Chỉ tiêu cảm quan: • Ngoại hình: trà dạng bột thô, màu nâu xám, đồng nhất • Hương: hương tinh dầu lài • Vị: chát dịu, hậu ngọt • Màu nước pha: vàng nâu, trong, sang 5.2 Chỉ tiêu vật lý: • Hàm lượng tro: <7% • Tạp chất: <0,4% • Khối lượng 1 túi: 1,2 ± 0,1g 5.3 Chỉ tiêu hoá học: • Độ ẩm: <8% • Chất hoà tan trong nước: >20% • Hàm lượng tannin: >8% • Định tính ankaloid: có phản ứng đặc trưng 5.4 Chỉ tiêu vi sinh: • VSV hiếu khí: <10000 khuẩn lạc/g • VSV gây bệnh: không được có • Nấm mốc: không được có 5.5 Bao bì: • Túi lọc: sạch, không thủng, kích thước đồng đều • Hộp: làm bằng giấy carton cứng, có bọc lớp PE bên ngoài • Nhãn: in trực tiếp lên hộp, nét chữ rõ ràng II. Các loại đồ uống từ nhân sâm: 9 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả 1. Nguyên liệu: nhân sâm Từ đặc trưng “Ginseng” có nghĩa là nhân sâm được phiên âm từ những từ của Trung Quốc “Jin- chen”, “Jen- chen”, hoặc “Schinseng”. Từ “Panax” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Pan” là tất cả, “Acea” là chữa được mọi bệnh (cure- all)_ “Panacea” nghĩa là thuốc chữa được tất cả các bệnh. Nhà dược lý học nổi tiếng người Nga I. I. Brekhman còn giải thích Panacea là con gái của vị thần Aesculapius trong thần thoại Hy Lạp. Người con gái của vị thần này có tấm lòng nhân hậu, nàng luôn đi tìm những phương thuốc giữ gìn sức khoẻ cho mọi người. Gọi là nhân sâm vì củ sâm thường phân nhánh giống hình người. Ý nói nhân sâm là một vị thuốc giống hình người chữa được bá bệnh. 1. 1 Lịch sử và truyền thống lâu đời của nhân sâm: Theo các tài liệu để lại, nhân sâm được dùng từ hơn 4000 năm trước đây. Nhiều huyền thoại gắn liền với nhân sâm. Nó được tôn sùng như: rễ cây của thượng đế (root of heaven), vị thuốc trường xuân (the drug eternal), thuốc trường sinh bất tử (the elixir of life), vị thần dược vạn năng (a miracle), vị thuốc có thể chữa được mọi chứng bệnh (a panacea)…_ “Thần nông bản thảo”, cuốn dược thư đầu tiên của Trung Quốc được soạn thảo vào cuối thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên trong đời Hậu Hán, sau đó được chỉnh lý bởi Tào Hùng Chính (năm 452 – 536 sau Công nguyên) đã viết về nhân sâm như sau: “Nhân sâm giúp hồi phục ngũ quan, trấn tĩnh tinh thần, chế ngự cảm xúc, chặn đứng sự kích động, giải trừ lo âu, khai sáng trí tuệ và gia tăng sự thông thái”. Trải qua hàng nghìn năm, con người phải lệ thuộc vào nguồn sâm thu hái từ thiên nhiên trên núi cao lạnh giá, địa hình khó khăn, phức tạp và nguy hiểm. Do đất hiếm và giá đắt, trước đây nhân sâm là vị thuốc chỉ dành riêng cho vua chúa, hoàng tộc và giới quan lại có chức quyền. Dần dần, trải qua bao nỗ lực cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người đã tìm cách trồng được nhân sâm, mặc dù phải đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về địa lý, khí hậu, đất đai và một quy trình trồng trọt vất vả. Vì vậy ngày nay nhân sâm trở thành một dược liệu thông dụng. Nhân sâm được du nhập đầu tiên vào châu Âu vào khoảng năm 1000 bởi những thuỷ thủ người Moor. Nó bị lãng quên một thời gian khá lâu, sau đó lại được mang trở lại châu Âu bởi nhà du hành Macro Polo vào khoảng thế kỷ 13. Tuy nhiên, đối với các nhà khoa học và giới bác sĩ châu Âu, những người được đào tạo theo trường phái y học thực nghiệm, sự sử dụng rộng rãi và những lời đồn đại về nhân sâm không đủ sức thuyết phục họ. 10 [...]... miệng khô , lưỡi đắng, phổi yếu ho khan Cách dùng: Nhúng túi trà vào nước sôi chờ từ 3-5 phút sau đó rồi uống III Các loại đồ uống từ gừng: 1 Nguyên liệu: gừng vàng 21 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả 1.1 Giới thiệu: Gừng vàng còn có tên gọi khác trong tiếng Việt là khương, sinh khương (gừng tươi) và can khương (gừng khô) Vào năm 1807, cây gừng đã được các nhà thực vật học người Anh William... công nghệ nước giải khát từ nhân sâm: 2 1 Quy trình công nghệ: 18 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả Đường kính Nấu syrup Acid hay enzym Nước Xử lý Lọc Nhân sâm Trích ly Lọc Làm lạnh Hương liệu, màu Chiết chai Sản phẩm chai 2 2 • Phối trộn Nước đã xử lý Chiết lon Sản phẩm lon Thuyết minh quy trình công nghệ: Nấu nước đường: 19 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả Đường trước khi pha vào... lượng nhỏ các alkaloid… và tro Hàm lượng và chất lượng của oleoresin được chiết xuất từ các loại gừng khác nhau không giống nhau Gừng Jamaica mang lại khoảng 5% oleoresin khi trích bằng ether, alcohol hay chloroform Trong khi đó, gừng Đông Ấn mang lại 8% oleoresin với cùng loại dung môi trích nhưng chất lượng kém hơn 23 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả 1.2.3 Các hợp chất phenol: Các hợp chất... sao cho ngập những lát gừng Để yên vài phút Uống khi còn nóng hay ấm và có thể thêm vào một ít mật ong hay đường cát nếu thích ngọt Đây là một thức uống dễ làm, nhanh chóng có thể dùng thay nước chè hay nước lọc sau các bữa ăn trong ngày hay uống khi trời lạnh 26 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả Trà gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hoá, giảm các cơn đau khớp và phòng chống cảm cúm rất... bảo quản, chờ đưa vào sản xuất bia gừng 2.2.2 Quy trình sản xuất bia gừng (ginger beer) trong công nghiệp: 29 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả Nước, đường và malt đại mạch Gừng tươi Nghiền Sấy khô Hòa trộn Nấu bia Lên men Nấm men Tiệt trùng Lọc Khí CO2 Bão hòa CO2 Rót chai Chai sạch Ghép nắp Thanh trùng Paster Bảo quản Bia gừng 2.2.3 Giải thích quy trình: 30 Các dạng nước uống có dược tính từ. .. và trong bào chế các chế phẩm từ 35 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả dược liệu nói chung Mặt khác đây cũng là giai đoạn quyết định hiệu suất và chất lượng nói chung của sản phẩm Cũng chính bởi vị trí, vai trò của quá trình trích ly đã nêu trên, đòi hỏi mục tiêu của quá trình này phải đạt là: thu được hàm lượng chất khô cao nhất, đồng thời trích ly được tối đa các hợp chất (các chất có tác... (diol) R1 = R2 = -H Thuộc nhóm này có các saponin sau: • Ra1, Ra2, Ra3 • Rb1, Rb2, Rb3 • Rc • Rd • Rg3 • Rh2 • Rs1, Rs2 • R1, R4  Nhóm protopanaxatriol (triol) R1 = R2 = -H Thuộc nhóm này có các loại saponin sau: 14 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả • • • • Re Rf Rg1, Rg2 Rh1 1.5.2 Các saponin có cấu trúc olean: rất ít, chỉ có một chất là ginsenosid là R0 Các loài Panax thuộc nhóm 1 có thành... hình tự tán, có từ 10 đến mười mấy bông hoa nhỏ đơn, ra hoa trong 3- 5 ngày, thời gian hoa nở phần lớn từ 8 giờ rưỡi sáng đến 9 giờ rưỡi sáng, lúc đó cần nhiệt độ khoảng 200C; tràng hoa hình chuông, màu xanh nhạt; có 5 cánh hoa, đầu cánh nhọn, màu trắng; gồm 5 nhị đực, 1 nhị cái, bầu hoa ở phía dưới, có 2 cuống, phần gốc cuống mọc dính vào nhau 12 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả Hoa nở độ... trình nghiên cứu bởi các nhà khoa học Nhật Bản chỉ dấu là gừng có một ảnh hưởng bổ cho tim, và có thể làm giảm huyết áp bằng cách giới hạn dòng chảy của máu trong vùng ngoại biên của cơ thể Công trình nghiên cứu xa hơn cho biết là gừng có thể làm giảm mức cholesterol bằng cách giảm sự hấp thụ cholesterol trong máu và trong gan 25 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả Chất trích từ gừng đã được nghiên... thành quả mọng nước hình lá phổi, có rãnh lõm, dài khoảng 5mm, ngang to khoảng 8mm, quả lúc đầu thì màu xanh, sau khi chín thì biến thành màu đỏ Trong mỗi quả có 1- 3 hạt, thường là 2 hạt Những quả bên ngoài hoa tự chín trước, những quả ở giữa thì phần lớn là lép; kết quả được nhiều hay ít có liên quan mật thiết với tuổi cây: • Cây 3 năm tuổi thì kết được 2- 3 quả • Cây 4 năm tuổi được 12- 13 quả • . 9 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả 1. Nguyên liệu: nhân sâm Từ đặc trưng “Ginseng” có nghĩa là nhân sâm được phiên âm từ những từ của. dưới, có 2 cuống, phần gốc cuống mọc dính vào nhau. 12 Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả Hoa nở độ 2- 3 ngày thì kết thành quả mọng nước

Ngày đăng: 15/03/2013, 15:04

Hình ảnh liên quan

Theo hình thái sản phẩm: - Các đồ uống từ rau quả

heo.

hình thái sản phẩm: Xem tại trang 1 của tài liệu.
3.4 Thảo quyết minh: - Các đồ uống từ rau quả

3.4.

Thảo quyết minh: Xem tại trang 5 của tài liệu.
Quả là một giáp hình trụ dài, màu nâu nhạt, bóng, vị nhạt hơi đắng. - Các đồ uống từ rau quả

u.

ả là một giáp hình trụ dài, màu nâu nhạt, bóng, vị nhạt hơi đắng Xem tại trang 5 của tài liệu.
Gọi là nhân sâm vì củ sâm thường phân nhánh giống hình người. Ý nói nhân sâm là một vị thuốc giống hình người chữa được bá bệnh. - Các đồ uống từ rau quả

i.

là nhân sâm vì củ sâm thường phân nhánh giống hình người. Ý nói nhân sâm là một vị thuốc giống hình người chữa được bá bệnh Xem tại trang 10 của tài liệu.
Cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1m khi trưởng thành. Thân rễ mọc phình lên thành củ, khi già có xơ - Các đồ uống từ rau quả

y.

thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1m khi trưởng thành. Thân rễ mọc phình lên thành củ, khi già có xơ Xem tại trang 22 của tài liệu.
Lá hình thìa có cuống dài mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá hình trứng có thân chạy dọc theo cuống lá, mép lá nguyên hay có răng cưa thưa. - Các đồ uống từ rau quả

h.

ình thìa có cuống dài mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá hình trứng có thân chạy dọc theo cuống lá, mép lá nguyên hay có răng cưa thưa Xem tại trang 49 của tài liệu.
Lá mọc so le, có khi mọc đối có lá kèm, hình mác, hẹp, trên gân và hai mặt đều có lông nhất là ở mặt dưới, lá dài 4 – 9cm, rộng 1.5 – 2.5cm. - Các đồ uống từ rau quả

m.

ọc so le, có khi mọc đối có lá kèm, hình mác, hẹp, trên gân và hai mặt đều có lông nhất là ở mặt dưới, lá dài 4 – 9cm, rộng 1.5 – 2.5cm Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hoa tự mọc ở cuống lá có tổng bao màu tím nhạt trông giống hình con sò. Cụm hoa hình tán đựng trong 2 cái mo úp vào nhau, Măt trong bao hoa màu  xanh nhạt. - Các đồ uống từ rau quả

oa.

tự mọc ở cuống lá có tổng bao màu tím nhạt trông giống hình con sò. Cụm hoa hình tán đựng trong 2 cái mo úp vào nhau, Măt trong bao hoa màu xanh nhạt Xem tại trang 53 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan