Thành phần hoá học:

Một phần của tài liệu Các đồ uống từ rau quả (Trang 57 - 58)

VII. Sản phẩm từ actisô:

1. Cây actisô:

1.2.1 Thành phần hoá học:

Trong cụm hoa actisô có 3- 3,15% protein, 0,1- 0,3% lipid, 11- 15,5% glucid (gồm chủ yếu là inulaza, dùng tốt cho người bị bệnh đái đường), 82% nước. Ngoài ra còn có Mn, P, Fe, 300UI vitamin A, 120gama vitamin B1, 30 gama vitamin B2, 10 gama vitamin C, 100g actisô cung cấp khoảng 50- 75 calo.

Trong lá actisô có hoạt chất chính là 1 chất đắng, có phản ứng acid gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức được xác định là acid 1- 4- dicafein quinic.

Ngoài ra còn thấy inulin, inulinaza, tannin, các muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Mg, Na (tỉ lệ K rất cao).

1.2.2 Công dụng trị bệnh của actisô:

Như ta đã biết, hiện nay ở châu Âu đang có phong trào chữa bệnh bằng các loại thảo mộc, nhiều bác sĩ Tây y đồng ý với các thầy thuốc Đông y về cách dùng thảo mộc ở trạng thái tự nhiên để chữa bệnh, vì như vậy bệnh nhân tránh khỏi sự phân lượng của thuốc gây ra. Vì thế, từ lâu người ta đã bào chế được cao actisô, viên thuốc actisô… để dùng cho mọi lứa tuổi, trị các bệnh như sau:

• Đau gan: từ thế kỷ 19 lá actisô được dùng làm thuốc chữa bệnh gan dưới dạng thuốc sắc cao lá actisô (đã loại protein). Dùng thuốc sắc hoặc cao lá này cho kết quả điều trị rõ rệt đối với việc tái tạo tế bào gan. Thu hái lá actisô lúc sắp ra hoa thì tỷ lệ hoạt chất cao nhất. Rọc bỏ sống lá, đem chế biến ngay lúc mới thu hoạch vì trong lá có men oxydaza hoạt động mạnh mẽ gây phân huỷ các các hoạt chất. Dùng lá tươi ở dạng thuốc sắc là tốt nhất. Nếu số lượng thu hái nhiều cần dự trữ thì đem sấy khô nhanh chóng ở nhiệt độ 40- 500C, giữ cho lá khô còn màu xanh xám là tốt. Mỗi cây actisô cho khoảng 200- 300g lá khô làm thuốc.

Nhiều nhà bào chế đã hút tỉa tính chất của cây chế biến thành thuốc nước và bột rất rất công hiệu. Trong cuốn “Vonre santé par les plantes honore’ bourdelon” chỉ dẫn cách trị bệnh vàng da đau gan như sau: cho từ 15- 40g lá actisô tươi vào trong nước đun sôi, hầm cho lá chín nát, uống mỗi ngày 3 ly nước trước bữa ăn. Bác sĩ Aurenche trong sách “Plantes de quérison” nói rằng: muốn cho gan và mật làm việc được điều hoà, người ta nên dùng trước bữa ăn nửa ly nước actisô nấu chín.

• Thuốc lợi tiểu: Ở nhiều nước vùng Đông Nam Á đã từ lâu biết dùng lá actisô để làm thuốc lợi tiểu. Dùng lá actisô tươi hoặc khô, có trộn thêm rễ tranh và ít mía cây, nấu sôi hơn 30 phút sẽ thành nước uống lợi tiểu rất công hiệu. Trước kia (năm 1578) nhà thảo mộc học A. Mizaula đã viết trong sách “Jardin medicinal” khuyên những người bí đường tiểu tiện nên dùng actisô đun lấy nước mà uống. Dùng actisô lợi tiểu tốt là do tác dụng dược lý sau đây: uống và tiêm actisô đều có tác dụng tăng lượng nước tiểu, lượng urê trong nước tiểu cũng tăng lên, hằng số Ampa (Ambard) hạ xuống, lượng cholesterol và urê trong máu cũng hạ thấp. Tuy nhiên, lúc mới uống, có khi người ta thấy lượng urê trong máu tăng lên là do actisô làm tăng sự phát sinh urê trong máu (Tirier, De Sèxe, M. Erk và R. Picart, 1934- 1935).

• Thông mật: actisô có tác dụng thông mật. Sau khi tiêm dung dịch lá actisô từ 2 – 3 giờ, lượng mật bài tiết tăng lên gấp 4 lần (M. Chabrol, Charonmat Maxim và Wats , 1929).

• Bệnh phong thấp: đau nhức mình mẩy. Về bệnh này bác sĩ Aurenche khuyên bệnh nhân nên lấy lá actisô giã thật nhuyễn, lọc lấy nước cốt rồi hoà với rượu chát,

phân lượng ngang nhau, uống mỗi ngày 5 -6 muỗng canh, cách xa bữa ăn 30 phút thì bệnh trạng giảm rõ rệt.

• Bệnh ăn không tiêu: nữ hoàng Cathérin de Medicus mắc chứng ăn không tiêu nên thường dùng hoa actisô trong mỗi bữa ăn mà đã khỏi bệnh.

• Bệnh sốt, cúm, ngã nước: Trong sách “Le livre des plantes médicinalis” bác sĩ Pournier chỉ dẫn chữa các bệnh trên như sau: cho 40g rễ cây actisô vào 1 lít nước, đun khoảng 15 phút, cho thêm một chút đường, uống mỗi ngày 3 tách trước bữa ăn khoảng 15 – 30 phút.

Ngoài ra, actisô còn chữa được nhiều bệnh khác như táo bón, chứng nổi mày đay- dị ứng khi ăn phải chất độc hoặc chứng béo mỡ khó tiêu. Ở Tây phương, người ta rất quý cây actisô như ông Pierre de L’estoile (1546 – 1611), một nhân vật nổi tiếng của thế kỉ thứ 16 cho biết cây actisô rất được triều đình Pháp ưa chuộng. Y sĩ riêng của Loui XV là ông La Framboisìere viết cuốn sách nhỏ (1613), trong đó có câu: “Actisô làm cho máu huyết lưu thông”, actisô còn trộn với dấm để chữa bệnh ngoài da như nấm, lang ben, hắc lào và chữa các bệnh bấn loạn lúc tuổi hồi xuân.

 Tóm tắt công dụng điều trị và liều lượng pha chế:

Actisô dùng làm thuốc thông lợi tiểu, thông mật, các bệnh suy gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương, phong thấp, actisô còn là thuốc nhuận và tẩy máu nhẹ đối với trẻ em cũng như thuốc trị các bệnh dị ứng, ngoài da, cảm cúm, và là nước uống cần thiết cho tuổi hồi xuân của nam cũng như nữ.

Liều lượng pha chế: lá tươi, lá khô dùng dưới hình thức thuốc sắc 5 – 10%, hoặc cô thành cao lỏng 2 – 10g trong 1 ngày. Có thể chế thành cao mềm hay khô để chế thuốc viên và ngâm rượu. Cũng thường bào chế thành thuốc tiêm dưới da hay mạch máu. Có khi chế biến thành dạng cao lỏng đặc biệt dung dưới hình thức ngọt. Ở thị trường ta bán sẵn lá, thân và rễ actisô thái mỏng, phơi khô dùng pha trà uống vừa thơm ngon, vừa có công dụng điều trị.

Một phần của tài liệu Các đồ uống từ rau quả (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w