Ứng dụng của rong mơ:

Một phần của tài liệu Các đồ uống từ rau quả (Trang 48 - 50)

VI. Trà rong biển:

1. Nguyên liệu: 1 Rong mơ:

1.1.4 Ứng dụng của rong mơ:

• Rong làm thực phẩm:

Việc sử dụng rong làm thức ăn cho người có lẽ đã được biết đến từ rất lâu (đã được nói đến trong văn học Trung Quốc cách đây 600 năm trước công nguyên).

Thường thì rong chứa nhiều khoáng và sinh tố, nhiều glucid và protein. Song phần lớn các glucid chứa trong vách tế bào không được tiêu hóa dễ dàng, nhất là người mới dùng trong việc kiêng ăn. Về sau, khi vi khuẩn ở bộ tiêu hóa phát triển mạnh thì sự tiêu hóa sẽ dễ hơn.

Như thức ăn, rong được trộn với cơm và cá, dùng trong canh và gia vị hoặc dùng như xà lách (ở Nhật Bản, Hawaii, Trung Quốc…).

Ở Việt Nam, việc dùng rong mơ làm thức ăn không nhiều, chỉ có một vài loại rong được nhân dân ven biển dùng để nấu canh hay kho với thịt cá như một loại rau.

• Rong làm dược phẩm:

Rong có các đặc tính dược lý sau:

• Bồi bổ cơ thể chất khoáng và tăng sức đề kháng tự nhiên.

• Giúp điều hòa sự biến dương và các nội tiết.

• Gĩư quân bình cho cơ thể.

• Làm giảm bớt lượng mỡ.

• Làm cho tươi trẻ, chống sự già cỗi.

• Kích thích sự tuần hoàn.

• Bảo vệ và chống viêm đường ruột (hậu môn, ruột già).

• Nhuận trường (thuốc xổ), chống bướu và chống khớp.

Rong biển dùng chữa các bệnh như mệt mỏi, thiếu khoáng chất, dưỡng bệnh, ăn không ngon, hay cau có, viêm thần kinh, béo phì, thấp khớp, tê thấp, bướu cổ, tim mạch, trĩ…

Trong y học cổ truyền, rong mơ được dùng với tên hải tảo.

Tài liệu cổ ghi về hải tảo như sau: vị đắng, mặn, tính hàn vào 3 kinh can, vi và thân, có tác dụng tiêu đờm, làm mềm chất rắn, tiết nhiệt lợi thủy dùng chưa bướu cổ, thủy thủng.

1. 2 Mã đề:

Mã đề là loại cây thảo sống lâu năm, thân rất ngắn, có gốc dày, với nhiều rễ phụ dài.

Lá hình thìa có cuống dài mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá hình trứng có thân chạy dọc theo cuống lá, mép lá nguyên hay có răng cưa thưa.

Hoa mọc thành bông có cán dài, hướng thẳng đứng. Hoa đều lưỡng tính, 4 lá dài xếp chéo hơi dính nhau ở gốc.

Tràng màu nâu, khô xác, tồn tại 4 thùy xen kẽ với các lá dài. 4 nhị thò ra ngoài, chỉ nhị mảnh dài gấp tràng 2 lần.

Qủa hộp, có 8 – 13 hạt hình đa giác, màu nâu đen bóng. Vỏ ngoài của hạt hóa nhầy khi gặp nước.

Thành phần hóa học:

Thành phần hóa học chính của cây là chất nhầy, hàm lượng trong lá có thể đến 20 %, trong hạt có thể đến 40 %.

Các nhà nghiên cứu Nhật đã chiết xuất chất nhầy hạt P.major L. dưới dạng tinh khiết với tên “Plantasan” với hiệu suất 6.8 %.

Trong cây mã đề có chứa iridoid glycosid. Hai chất iridoid đã được xác định là aucubosid và catapol.

Nhiều hợp chất trong cây mã đề đã được phân lập: apigenin, quercetin, scutellarein, baicalein, hispidulin, luteolin-7-glucosid, luteolin-7-glucuronid, homoplantaginin, nepitrin.

Trong mã đề còn nhiều thành phần khác đã được khảo sát: các acid hữu cơ như acid cinnamic, p-coumaric, ferulic, cafeic, chlorogenic, neochlorogenic…; các carotenoid; vitamin K; vitamin C; một ít tanin; saponin; vết alcaloid (plantagonin, indicain), một lacton (liliolid), coumarin (esculetin)…

Một số thành phần trong cây mã đề (theo % chất khô): Protein : 13.5 % Mg : 0.41 % Ca : 1.41 % Fe : 0.11 % Cu : 823 ppm As : 0.11 ppm Đường : 15.88 % Tro : 7.94 %

Tác dụng dược lý và công dụng :

Những dẫn chất iridoid glycosid là thành phần có tác dụng kháng khuẩn của lá mã đề. Nước sắc mã đề có tác dụng ức chế với một số vi trùng bệnh ngoài da.

Hạt mã đề do có chất nhầy nên có tác dụng nhuận tràng và tăng thể tích phân. Chất nhầy tạo ra một lớp bảo vệ niêm mạc ruột nên cũng dùng làm thuốc chống viêm ruột, đau dạ dày và lỵ. Ngoài ra còn có tác dụng long đơm, lợi tiểu.

Trong y học cổ truyền,lá có tác dụng thông tiểu, dùng chữa nhưng trường hợp bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu, ngoài ra còn dùng để chữa ho. Lá tươi giã nhỏ dùng để đắp mụn nhọt.

Một phần của tài liệu Các đồ uống từ rau quả (Trang 48 - 50)