Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp
Trang 1MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Văn kiện đại hội X, XI của Đảng đã nhấn mạnh đến việc đổi mới hệ thốnggiáo dục - Đào tạo nhằm phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao vànhanh chóng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghề, trình độđào tạo, dân tộc vùng miền Do vậy, coi trọng công tác hướng nghiệp vàphân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao độngnghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từngđịa phương là nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đạihoá đất nước và hội nhập quốc tế Công tác hướng nghiệp phải bám sát xu thếchuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương thì mớithực hiện được nhiệm vụ của GD trong phát triển nguồn nhân lực Chỉ thị số33/2003/CT - BGD&ĐT ngày 23/7/2003 về việc tăng cường GDHN cho họcsinh phổ thông đã nêu rõ: “ Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của nộidung giáo dục phổ thông toàn diện đã được xác định trong Luật giáo dục Chủtrương đổi mới chương trình GDPT hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầutăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quảvào phân luồng học sinh chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao độnghoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu của
xã hội ”
Giáo dục dân tộc, vùng cao có vị trí quan trọng trong công cuộc phát triểnkinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng Chỉ có bằng con đường phát triển giáodục mới có thể nhanh chóng đưa vùng cao và vùng dân tộc thoát khỏi nghèonàn lạc hậu, giảm dần khoảng cách giữa vùng cao và vùng dân tộc với vùngđồng bằng
Đảng và nhà nước ta đã xác định GDHN đóng vai trò quan trọng trongviệc thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số của nhà
Trang 2trường Trung học phổ thông nhằm giáo dục đào tạo con em các dân tộc ởvùng cao trở thành những hạt giống tốt, những cán bộ cốt cán, những ngườilao động giỏi, biết tổ chức cuộc sống gia đình văn minh ấm no, hạnh phúc,biết góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh Đồng thờiphải đào tạo các em trở thành cán bộ và người lao động mới có nhân cách,phẩm chất, năng lực mang bản sắc dân tộc, thích ứng với yêu cầu đào tạonghề nghiệp hoặc công tác xã hội ở địa phương
Thực hiện chủ trương chính sách của nhà nước, trong nhiều năm qua, cácchương trình mục tiêu quốc gia và các dự án của BGD & ĐT đã triển khai ởcác tỉnh vùng cao, vùng dân tộc như chương trình VII, dự án V, đã có nhiềucông trình nghiên cứu và thực nghiệm về công tác GD hướng nghiệp dạynghề cho học sinh dân tộc, vùng cao của Trung tâm nghiên cứu giáo dục dântộc Bộ giáo dục - Đào tạo và của nhiều nhà khoa học trong nước được triểnkhai có hiệu quả tại các trường Nhờ đó nhiều trường đã thực hiện tương đốitốt nhiệm vụ GD hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh, góp phần đáng kể vàoviệc đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương trên cả nước
Trong nhiều năm qua các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh LàoCai đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nguồn đào tạo cán bộ cho huyện nhà,nhiều thế hệ học sinh của các nhà trường đã trưởng thành cung cấp nguồnnhân lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Songtrong thời gian gần đây khi yêu cầu chất lượng đào tạo nguồn cán bộ đượcnâng cao nhất là đội ngũ cán bộ xã, bản ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khókhăn, để đáp ứng được sự phát triển KT - XH, giữ vững ổn định trật tự chínhtrị ở vùng cao biên giới của địa phương và sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung,chương trình, phương thức đào tạo trong hệ thống giáo dục THPT thì cần phải
có những biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp phù hợp và hiệu quả hơnmới đáp ứng được những yêu cầu của huyện, của tỉnh về nguồn cán bộ dân
Trang 3tộc vùng cao trong giai đoạn hiện nay Căn cứ vào những lý do trên tác giả
mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của hiệu
trưởng trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai”.
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
3.1 Khách thể nghiên cứu: Giáo dục hướng nghiệp của trường trung học
phổ thông theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khươngtỉnh Lào Cai
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lí GDHN ở các trường
THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khươngtỉnh Lào Cai
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Áp dụng đồng bộ những biện pháp quản lý GDHN ở các trường THPThuyện Mường Khương sẽ đạt những hiệu quả nhất định, đáp ứng mục tiêugiáo dục trong trường THPT, góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộcthiểu số ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
Trang 45 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
5.1 Những vấn đề lí luận liên quan đến QL giáo dục hướng nghiệp ở cáctrường THPT
5.2 Thực trạng QL GDHN ở các trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạocán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai
5.3 Đề xuất các Biện pháp QL GDHN ở các trường THPT huyện MườngKhương tỉnh Lào Cai theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã
6 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
6.1 Phạm vi nghiên cứu: Những biện pháp quản lí GDHN ở trường
THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã người dân tộc thiểu số
6.2 Giới hạn nghiên cứu:
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các Biện pháp QLGDHN ở các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2010 đến tháng 10/2011
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sưu tầm, nghiên cứu tàiliệu và cơ sở lý luận, phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết,phương pháp phân tích và tổng hợp
2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát,phương pháp so sánh thực nghiệm, phương pháp điều tra, phương phápchuyên gia, phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý GDHN
3 Phương pháp hỗ trợ: Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu; Sử dụngbiểu bảng, sơ đồ, hình vẽ để minh hoạ
Trang 58 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Về mặt lý luận, những kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng nhằmxác lập cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp hướngnghiệp cho học sinh THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho những người làmcông tác giáo dục hướng nghiệp thấy được thực trạng biện pháp quản lý củacông tác này để từ đó đưa ra các biện pháp, chủ trương phù hợp; đồng thời kếtquả nghiên cứu cũng có thể sử dụng làm tư liệu phục vụ công tác bồi dưỡng
chuyên đề “Quản lý hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ở trường THPT ” cho cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT huyện Mường
Khương tỉnh Lào Cai
9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệutham khảo và các phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quản lý giáo dục hướng
nghiệp ở các trường THPT
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường
THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnhLào Cai
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của Hiệu trưởng
các trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện MườngKhương tỉnh Lào Cai
Trang 6Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 VÀI NÉT SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1 Giáo dục hướng nghiệp một số nước trên thế giới
Ở lĩnh vực nghề nghiệp, việc chọn nghề và nhất là mối quan hệ giữangười lao động với nghề nghiệp, đã được nhiều nhà khoa học của nhiều quốcgia quan tâm nghiên cứu nhằm giúp cho thanh thiếu niên học sinh có sự chọnlựa nghề nghiệp sao cho phù hợp với năng lực, thể lực, trí tuệ, hứng thú cánhân và yêu cầu kinh tế của đất nước
Cộng hòa Pháp là một trong những nước đã phát triển hướng học,hướng nghiệp và tư vấn nghề sớm nhất trên thế giới.Thế kỷ 19 (năm 1848),những người làm công tác hướng nghiệp ở Pháp đã xuất bản cuốn sách:
“Hướng nghiệp chọn nghề” nhằm giúp đỡ thanh niên trong việc lựa chọnnghề nghiệp để sử dụng có hiệu quả năng lực lao động của thế hệ trẻ Ngày25/12/1922 Bộ Công nghiệp và Thương nghiệp Cộng hòa Pháp đã ban hànhnghị định về công tác hướng học, hướng nghiệp và thành lập Sở Hướngnghiệp cho thanh niên dưới 18 tuổi; tới ngày 24/5/1938 công tác hướngnghiệp đã mang tính pháp lý thông qua quyết định ban hành chứng chỉ hướngnghiệp bắt buộc đối với tất cả thanh niên dưới 17 tuổi, trước khi trở thànhngười làm việc trong các xí nghiệp thủ công, công nghệ hoặc thương nghiệp
Từ năm 1960, Pháp đã tiến hành thành lập hệ thống các trung tâm thông tinhướng học và hướng nghiệp từ Bộ Giáo dục đến khu, tỉnh, huyện và cụmtrường Năm 1975, nước Pháp đã tiến hành cải cách giáo dục để hiện đại hóanền giáo dục Cải cách giáo dục ở Pháp chú ý đặc biệt chăm lo giảng dạy laođộng và nghề nghiệp cho học sinh, khắc phục khuynh hướng và quan niệm
Trang 7coi giáo dục lao động là một hoạt động giáo dục loại hai (tức là đứng sau cácmôn khoa học) Nhà trường Pháp hiện nay đã giảm bớt tính hàn lâm trongviệc cung cấp các kiến thức khoa học, tăng tỉ trọng kiến thức có ý nghĩa thựcdụng và ý nghĩa hướng nghiệp để giúp cho học sinh trung học chuẩn bị đi vàođào tạo và cuộc sống nghề nghiệp.
Ở Liên Xô (cũ), công tác hướng nghiệp được nhiều nhà nghiên cứuquan tâm như: E.A Klimov, V.N Supkin, V.P Gribanov, V.A Kruchetxki [23] Nghiên cứu của các tác giả tập trung vào hứng thú nghề nghiệp, động cơchọn nghề, các giá trị về nghề mà học sinh quan tâm, đồng thời đưa ra nhữngchỉ dẫn để giúp học sinh chọn nghề tốt hơn
Ở Nhật Bản, đã từ lâu giáo dục Nhật Bản chú ý đến vấn đề hoàn thiệnnội dung, hình thức dạy học kĩ thuật nhằm cung cấp tri thức, rèn luyện kĩnăng lao động nghề nghiệp và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổthông Chính vì vậy, ở Nhật Bản trong những năm qua, nhiều cuộc cải cáchgiáo dục đã được tiến hành với mục đích đảm bảo cho giáo dục phổ thông đápứng yêu cầu phát triển kinh tế cụ thể của đất nước Trong đó có nhiều biệnpháp đã được áp dụng để nâng cao trình độ đào tạo về hướng nghiệp và khoahọc tự nhiên trong các trường phổ thông
Về giáo dục hướng nghiệp, quan điểm của UNESCO cũng cho rằnggiáo dục trung học là giai đoạn mà thế hệ trẻ lựa chọn cho mình con đườngbước vào cuộc sống lao động thực sự Hướng nghiệp tạo điều kiện cho họcsinh lựa chọn một trong nhiều con đường khác nhau
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, các nước như Pháp, Mỹ, Anh đãthành lập các phòng hướng nghiệp, với các trắc nghiệm, họ đã tư vấn chothanh niên ở đó chọn được những nghề thích hợp với khả năng của bản thân
và các nghề đang có nhu cầu tuyển dụng trong xã hội
Trang 81.1.2 Giáo dục hướng nghiệp và vấn đề tạo nguồn cán bộ DTTS ở Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất coi trọng việc vận dụng sáng tạocác quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lê nin nhằm đào tạo lớp ngườilao động mới Từ năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Trong việc giáodục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hộichủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất” Người cũng đã khẳng định:
“Nhà trường xã hội chủ nghĩa là nhà trường:
- Học đi với lao động
- Lý luận đi với thực hành
- Cần cù đi với tiết kiệm.”
Trong bài báo “Học hay, cày giỏi”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cậpđến một yếu tố mới của giáo dục Đó là, “Việc cung cấp cho học sinh nhữngtri thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất công nghiệp và nông nghiệp” và “Nhữngngành sản xuất chủ yếu” trong xã hội Đó cũng chính là những nội dung giáodục kỹ thuật nghề nghiệp của giáo dục nước ta lúc bấy giờ
Ngày 19/3/1981, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 126/
CP về “Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường”.
Có thể coi quyết định này là một mốc quan trọng đối với sự phát triển giáodục trong hệ thống nhà trường phổ thông, bởi từ thời điểm ấy, hướng nghiệpđược chính thức coi như là một môn học và đồng thời được coi như một hoạtđộng có trong các tiết dạy của các môn học
Những vấn đề GDHN ở trường THPT đã được nhiều nhà nghiên cứuquan tâm và đề cập tới ở nhiều góc độ khác nhau như: Phạm Tất Dong [10,11], Trần Khánh Đức [13], Hà Thế Truyền [36,37], Đặng Danh Ánh [01, 02],
Trang 9Nguyễn Văn Lê - Hà Thế Truyền - Bùi Văn Quân [19] Trong các công trìnhnghiên cứu về công tác hướng nghiệp đã tập trung vào những vấn đề như:
+ Vấn đề lịch sử phát triển hệ thống công tác hướng nghiệp ở các nướctrên thế giới và ở Việt nam
+ Bản chất khoa học của công tác hướng nghiệp
+ Mục đích, nhiệm vụ, vai trò của công tác hướng nghiệp
+ Nội dung cơ bản và các hình thức hướng nghiệp
+ Vấn đề tổ chức và điều khiển công tác hướng nghiệp
+ Quan điểm mới về giáo dục hướng nghiệp, coi hướng nghiệp là loạihoạt động của nhiều cơ quan khác nhau nhằm giúp cho con người chọn nghềphù hợp với nhu cầu của xã hội và nguyện vọng, sở trường của cá nhân Đổimới nội dung hướng nghiệp trong nhà trường hiện nay đang là một yêu cầungày càng cấp thiết và xác định trong những năm tới, công tác hướng nghiệpphải đóng góp hơn nữa vào việc giải quyết việc làm cho thanh thiếu niên,định hướng thế hệ trẻ vào những lĩnh vực sản xuất cần phát triển, tạo ra chomỗi thanh, thiếu niên nhiều khả năng để tự tạo ra việc làm
Nhìn chung các công trình của các tác giả đều tập trung vào nghiên cứu
cơ sở lý thuyết và thực tiễn của hoạt động hướng nghiệp với mục đích, ýnghĩa, nội dung, hình thức tổ chức hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
Về lĩnh vực nghiên cứu giáo dục hướng nghiệp và vấn đề tạo nguồnđào tạo cán bộ đối với trường THPT, riêng về mảng phổ thông Dân tộc nội trú
đã có các tác giả và nhóm nghiên cứu:
Phạm Đình Thái [28], Trần Thanh Phúc [24, 25], Bùi Thị Ngọc Diệp[12] Các công trình nghiên cứu đều tập trung vào các vấn đề:
+ Tổng kết và đánh giá công tác giáo dục toàn diện cho học sinh DTNT
và vấn đề tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số cho các địa phương ở hệ
Trang 10thống trường PTDTNT
+ Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo và đổi mới phươngthức đào tạo cho các trường PTDTNT nhằm đáp ứng được yêu cầu của giáodục học sinh dân tộc trong thời kỳ mới
+ Nghiên cứu về lý luận GDHN cho học sinh dân tộc nội trú đặc biệt làhọc sinh THPT ở trường DTNT Tỉnh
+ Đánh giá thực trạng giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề ở các trườngPTDTNT trên toàn quốc và đề ra các giải pháp thực hiện nhằm đáp ứng nhucầu về nguồn cán bộ dân tộc cho các địa phương
Các công trình nghiên cứu đã đề cập tương đối toàn diện tới các mặtgiáo dục đào tạo của trường PTDTNT đặc biệt là công tác hướng nghiệpdạy nghề cho học sinh được coi là một trong những hoạt động cơ bản hìnhthành nhân cách người cán bộ dân tộc nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trịcủa trường PTDTNT tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các địa phương từ năm
1990 trở lại đây
Song hiện nay, trong bối cảnh KT - XH của đất nước có nhiều thay đổi,yêu cầu về nguồn cán bộ dân tộc được nâng lên cả về số lượng với những tiêuchí cao hơn về năng lực và phẩm chất cộng với sự cải cách về quản lý hànhchính đang được thực hiện ở khắp các địa phương trên cả nước thì nhu cầu vềnguồn cán bộ cấp xã trở nên cấp thiết Giáo dục hướng nghiệp để đáp ứng nhucầu này trong các trường THPT là vấn đề chưa được đề cập một cách sâu sắc
và có tính rộng rãi trong các công trình nghiên cứu nêu trên Các trườngTHPT trong huyện thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương là đào tạo họcsinh theo hướng nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực nên công tác GD nóichung và GDHN nói riêng phải đáp ứng được yêu cầu của GD THPT, đồngthời đáp ứng nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo nhân lực cho địa phương Đó chính
là quan điểm mà nhóm nghiên cứu đề tài đúc rút được qua các công trình nêu
Trang 11trên để thực hiện trong việc giải quyết các nhiệm vụ đã đặt ra.
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG TỈNH LÀO CAI
1.2.1 Giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp
1.2.1.1 Giáo dục Hướng nghiệp
1) Quan niệm về Giáo dục hướng nghiệp
“GDHN là hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà trường, gia đình và
xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ tư tưởng, tâm lý, tri thức, kỹ năng để họ
có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất và cuộc sống.GDHN góp phần phát huy năng lực, sở trường của từng người, đồng thời gópphần điều chỉnh nguyện vọng của cá nhân sao cho phù hợp với nhu cầu phâncông lao động trong xã hội Có thể nói ngắn gọn là GDHN là hướng dẫn chohọc sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường sớm có ý thức về một nghề
mà sau này các em sẽ chọn” [21,tr115]
2) Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp
Theo chỉ thị số 33/2003/CT-BGD&ĐT thì GDHN có nhiệm vụ:
- Giáo dục thái độ và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp
- Tổ chức cho học sinh học tập làm quen với một số nghề phổ biếntrong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương
- Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh đểkhuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất
- Động viên hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đangcần lao động trẻ tuổi có văn hoá
Ngoài ra nhiệm vụ của GDHN là phải làm cho học sinh có thể thíchứng với sự dịch chuyển của cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động trong xãhội và địa phương, nâng cao hiểu biết về an toàn lao động Đồng thời còn rèn
Trang 12luyện kỹ năng nghề nghiệp, thao tác kỹ thuật, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năngtính toán và khả năng vận dụng kỹ thuật vào thực tiễn cho học sinh
3) Các con đường hướng nghiệp
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, GDHN trong trường phổ thông đượcthực hiện qua bốn con đường:
- Hướng nghiệp qua dạy các môn văn hóa
- Hướng nghiệp qua dạy kỹ thuật công nghệ và dạy nghề phổ thông
- Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp (SHHN)
- Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khóa (HĐNK)
4) Nguyên tắc của giáo dục hướng nghiệp
a) Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục
Đảm bảo tính giáo dục là nguyên tắc cao nhất của GDHN trong trườngTHPT, nó đòi hỏi GDHN trong trường phổ thông phải vừa góp phần hìnhthành nhân cách toàn diện cho học sinh vừa phải tiến hành đồng bộ với cácmặt giáo dục khác nhằm đảm bảo giáo dục toàn diện
Đảm bảo tính giáo dục trong GDHN còn có nghĩa là phải tránh các tưtưởng lệch lạc xảy ra trong trường học, tư tưởng cường điệu hoá hay coi nhẹmột mặt nào đó trong quá trình giáo dục
b) Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục KTTH trong GDHN
Trong quá trình giáo dục ở trường THPT thì giáo dục lao động(GDLĐ), giáo dục kỹ thuật tổng hợp (KTTH) và GDHN là 3 quá trình giáodục riêng biệt song chúng có mối quan hệ khăng khít với nhau, cùng nhauthực hiện mục tiêu chung là đào tạo con người lao động mới Mối quan hệnày được biểu diễn bằng sơ đồ 1.1
Trang 13Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa GDLĐ, GDHN và giáo dục KTTH
GDLĐ trong trường phổ thông phải tuân theo tinh thần KTTH trong đónội dung chính là trang bị cho học sinh những nguyên lý cơ bản chung nhấtcủa quá trình sản xuất đồng thời rèn luyện cho học sinh sử dụng và điều khiểnđược công cụ sản xuất cơ bản của một số ngành nghề chính
Giáo dục KTTH có mục đích góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện,
có khả năng lao động sáng tạo và có tiềm lực để chuyển đổi nghề khi kỹ thuật
và qui trình công nghệ đổi mới
Do vậy GDLĐ, giáo dục KTTH, GDHN tuy không đồng nhất với nhaunhưng đều có chung mục tiêu là đào tạo con người không những sẵn sàng lao động
mà còn lao động sáng tạo có khoa học và đạt kết quả cao Chính vì vậy GDHN phảitiến hành trên tinh thần giáo dục toàn diện, giáo dục lao động và KTTH
c) Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong giáo dụchướng nghiệp
Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình GDHN phải được tiến hành sao choquá trình tiếp thu các tri thức và kỹ năng nghề nghiệp của các ngành nghềkhác nhau của học sinh, phải diễn ra nghiêm ngặt, phù hợp với logic khoa học
GDLĐ
Đào tạo con người lao động
Trang 14của lĩnh vực nghề nghiệp tương ứng, cũng như phù hợp với đặc điểm tâm,sinh lý lứa tuổi và lao động nhận thức của học sinh.
Nguyên tắc này đòi hỏi GDHN trong trường phổ thông phải tiến hànhbằng nhiều con đường khác nhau và phải huy động được sự tham gia đónggóp của nhiều lực lượng như gia đình, nhà trường và xã hội
d) Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn của quá trình GDHN
Đảm bảo thực tiễn là nguyên tắc cơ bản cần quán triệt trong GDHN.Trong quá trình GDHN nếu đảm bảo tính thực tiễn sẽ làm tăng khả năng ứngdụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, giúp học sinh có khả năngsáng tạo, thích nghi nhanh chóng hơn với đời sống xã hội đầy sự thay đổi nhưngày nay
Để nâng cao hiệu quả của GDHN trong giai đoạn hiện nay ngoài việcđảm bảo các nguyên tắc trên của GDHN, ta còn phải quán triệt các yêu cầusau đây:
- GDHN góp phần điều chỉnh việc chọn nghề cho thanh thiếu niên theohướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế: GDHN phải thông tin chính xác về yêu cầuchuyển dịch cơ cấu kinh tế để thế hệ trẻ có cơ sở cân nhắc hướng chọn nghềcủa mình
- GDHN phải phát huy tác động giáo dục ý thức chính trị và lý tưởngnghề nghiệp
- GDHN gắn với làm chủ công nghệ mới
- GDHN chuẩn bị con người năng động thích ứng với thị trường nguồnnhân lực
Trang 151.2.1.2 Quản lý giáo dục hướng nghiệp
1) Biện pháp quản lý
Biện pháp quản lý là cách làm, cách thực hiện, tiến hành giải quyết mộtcông việc hợp qui luật của chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý đểđiều khiển, hướng dẫn các hành vi của đối tượng quản lý nhằm đạt được mụctiêu quản lý
2) Quản lý giáo dục hướng nghiệp
GDPT là một tiểu hệ thống trong hệ thống giáo dục quốc dân ViệtNam Hệ thống này có một vai trò và vị trí rất quan trọng trong quá trình giáodục hình thành nhân cách con người Việt Nam mới Cơ sở GDPT gồm trườngtiểu học, trường THCS, trường THPT, trường phổ thông nhiều cấp, trung tâm
kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Mục tiêu giáo dục ở trường THPT đã đượcLuật giáo dục 2009 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu lên ở
điều 27: “Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về
kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [20]
Hướng nghiệp ở trường phổ thông là bước khởi đầu quan trọng trongquá trình phát triển nguồn nhân lực Vì vậy quản lý GDHN ở trường THPTtrong giai đoạn hiện nay là quản lý các thành tố và mối quan hệ giữa cácthành tố cấu trúc của quá trình GDHN nhằm đạt mục tiêu GDHN Các thành
tố và mối quan hệ này được biểu diễn bằng sơ đồ 1.2 sau đây:
Trang 16Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc
của quá trình GDHN
3) Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp
Là cách thức, cách tiến hành giải quyết GDHN cho học sinh THPThợp quy luật của hiệu trưởng nhà trường cùng những lực lượng ngoài nhàtrường có liên quan tác động đến học sinh nhằm hiện thực hoá mục tiêuquản lý GDHN
1.2.2 Một số vấn đề về tâm lý lứa tuổi học sinh THPT vùng cao
1.2.2.1 Đặc điểm chung
Trong tâm lý học lứa tuổi, người ta định nghĩa tuổi thanh niên là giaiđoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn Nhìn chung thì đây là lứa tuổi của các em có cơ thể phát triển cân đối,khỏe đẹp Đa số các em có thể đạt được những khả năng, thành tích về cơ thểnhư người lớn Nhiệm vụ xã hội chủ yếu của lứa tuổi này là chọn nghề
héi MôctiªuGDHN
Trang 171.2.2.2 Một số đặc điểm của học sinh THPT vùng cao
Học sinh THPT vùng cao chủ yếu là người dân tộc thiểu số ngoàinhững đặc điểm chung của học sinh THPT còn có những đặc điểm khác biệtmang tính đặc thù cần được quan tâm chú ý trong quá trình GD học sinh:
1) Những đặc điểm về KT - XH
- Xuất thân trong cộng đồng các dân tộc thiểu số với dân số ít và phân
bố không đồng đều; sinh sống tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biêngiới; kinh tế phát triển chậm; phát triển giáo dục gặp nhiều khó khăn
- Xuất thân trong cộng đồng tộc người có một đời sống văn hoá truyềnthống phong phú và đa dạng Nhưng trong sự phong phú và đa dạng ấy cũngbộc lộ một số hạn chế nhất định trước nhu cầu phát triển và hội nhập vào sựphát triển chung của quốc gia, khu vực và thế giới
- Đời sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo đói cao đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến sự phát triển của học sinh dân tộc thiểu số về thể chất và tinh thần
- Điều kiện tiếp cận thông tin hiểu biết về văn hoá xã hội, khoa họccông nghệ còn hạn chế; Ít có điều kiện trong việc giao tiếp với tuổi trẻ trongnước và quốc tế
- Xây dựng gia đình sớm, nhiều con do nhận thức và tập quán nên đãảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bản thân và cộng đồng
- Trình độ học vấn thấp kéo dài trong nhiều năm đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến sự phát triển của bản thân cộng đồng và xã hội; Tỷ lệ biết tiếng phổthông chưa cao, chưa thuần thục đã ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, họctập và giao lưu văn hoá, tiếp thu khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triểnkinh tế cho bản thân gia đình, cộng đồng địa phương và quốc gia
2) Những đặc điểm về tâm lý học sinh
Khi học tại các trường THPT học sinh dân tộc thiểu số có sự thay đổi
Trang 18về hình thức sinh hoạt, tiếp cận với các hoạt động xã hội khác với một số thóiquen sinh hoạt hằng ngày, được mở rộng tầm nhìn Các em phải rèn luyệntính tự giác, tự lập và tự học tập dưới sự chỉ bảo dạy dỗ của giáo viên Giáoviên chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống tâm lý tình cảm của họcsinh và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhâncách của học sinh, giáo viên chủ nhiệm là người theo dõi sự hình thành vàphát triển lý tưởng cao đẹp cho học sinh trong suốt quá trình học tập và rènluyện trong nhà trường
1.2.3 Những đặc điểm cơ bản về nhân cách người cán bộ xã và mối quan hệ với quá trình giáo dục hình thành nhân cách của người cán bộ
xã ở các trường THPT
1.2.3.1 Cán bộ xã
Theo từ điển Tiếng Việt, nghĩa rộng: Cán bộ là người làm việc trong cơquan nhà nước; nghĩa hẹp: Người giữ chức vụ, phân biệt với người bìnhthường không giữ chức vụ trong các cơ quan tổ chức nhà nước [40]
Theo tác giả Nguyễn Duy Hùng: Cán bộ chính là lực lượng chủ chốt trong đội ngũ những người “sử dụng lực lượng thực tiễn” để hiện thực hoá các tư tưởng, tổ chức thực hiện ý tưởng trong cuộc sống Trong lĩnh vực hoạt động chính trị, cán bộ là người “đứng mũi chịu sào” trong việc hoạch định thực thi các chính sách,quyết định không chỉ của riêng lĩnh vực chuyên ngành, mà hơn thế nữa, họ là những người đầu tiên chịu trách nhiệm về sự phát triển của xã hội [15, tr15].
2) Cán bộ, công chức xã
Tác giả Nguyễn Duy Hùng trích dẫn trong tài liệu: “Nói về cán bộ cấp
xã Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: cấp xã là người gần gũi nhân dânnhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong
xuôi.” [15, tr20]
Trang 19Cán bộ xã được hiểu là người giữ một trong các chức vụ lãnh đạo của
bộ máy quản lý chính quyền cấp xã, phường, thị trấn được hưởng lương theochế độ công chức nhà nước
Công chức xã là công chức làm công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp UBND cấp xã quản lý nhà nước về cáclĩnh vực công tác (Tài chính, Tư pháp, Địa chính, Văn phòng, Văn hoá - Xãhội, Công an, Quân sự) và thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp xã giao.[7, tr9]
1.2.3.2 Những năng lực cần thiết của người cán bộ, công chức cấp
xã người DTTS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
Theo tác giả Nguyễn Duy Hùng: “Nếu trình độ lý luận và chuyên môn
có thể đào tạo được, thì những năng lực sau lại thuộc về tư chất vốn có của mỗi người mà một người cán bộ lãnh đạo ở cơ sở rất cần Đó là năng lực tổ chức thực hiện, năng lực vận động quần chúng, năng lực xử lý tình huống”
[15, tr65] Những năng lực trên không thể được hình thành và phát triển trongkhoảng thời gian đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của các chức danh cán bộ,công chức cấp xã, phường đó chính là nhiệm vụ của các nhà trường THPTtrong công tác giáo dục và phát triển nhân cách cho học sinh Nhiệm vụ đóphải được cán bộ quản lý nhà trường đưa vào theo chương trình, mục tiêu cụthể mang tính chuyên biệt để khi ra trường học sinh có thể tiếp cận ngay vớinhững công việc mang tính xã hội cao, bởi cán bộ xã là lực lượng thườngtrực hàng ngày hàng giờ tiếp xúc với dân, trực tiếp triển khai những chủtrương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với ngườidân, trong điều kiện đời sống vật chất ở cơ sở còn nhiều khó khăn cùng vớitính đa dạng biến động của thực tiễn luôn đặt ra những tình huống hết sứcphong phú Trước những tình huống muôn màu, muôn vẻ đó năng lực giảiquyết tình huống, kỹ năng hoà giải cũng trở nên một công cụ - phẩm chất cầnthiết và đắc lực giúp người cán bộ ở cơ sở hoàn thành nhiệm vụ của mình
Trang 20Như vậy GDHN ở trường THPT không chỉ dừng lại ở việc tư vấn đểhọc sinh chọn nghề theo nguyện vọng của cá nhân mà là một quá trình giáodục có định hướng rõ ràng Sứ mệnh của học sinh khi tốt nghiệp ra trường làlàm cán bộ từ cấp cơ sở trở lên, cho nên GDHN còn phải chuẩn bị nhữngnăng lực phẩm chất cần thiết cho học sinh đáp ứng được những yêu cầu vềphẩm chất năng lực của người cán bộ nói chung và cán bộ xã nói riêng
1.2.3.3 Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục NGLL và hoạt động GDHN trong việc phát triển nhân cách của học sinh THPT nhằm chuẩn
bị phẩm chất và năng lực cán bộ xã
Hoạt động giáo dục NGLL có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáodục Đối với học sinh THPT vùng cao với đặc điểm tâm lý còn thụ động trướcnhững tình huống trong các mặt hoạt động và năng lực giao tiếp còn hạn chế,quá trình giáo dục không ít khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự tác độngkhéo léo, kịp thời và đúng đắn, hấp dẫn lôi cuốn các em vào các hoạt độngnhằm phát huy tính tự lập, tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với tập thể,
ý thức tổ chức, kỉ luật Vì vậy, có thể nói, hoạt động giáo dục NGLL đối vớicác trường THPT vùng cao có vị trí then chốt trong quá trình GDHN nhằmgóp phần định hướng và điều chỉnh quá trình hình thành phát triển nhân cáchchuẩn bị những phẩm chất cần thiết của người cán bộ dân tộc
Tuy nhiên, học sinh THPT vùng cao ngày nay có những bước phát triểnnhảy vọt về thể chất và tinh thần Các em mạnh dạn hơn, suy nghĩ táo bạohơn, có những nhu cầu mới hơn, đặc biệt là nhu cầu về hoạt động Mặc dùhoạt động học tập là hoạt động chủ đạo, song nội dung và tính chất hoạt độnghọc tập ở lứa tuổi này khác rất nhiều so với lứa tuổi trước Nó đòi hỏi ở các
em tính năng động và độc lập cao hơn, tư duy lôgíc nhiều hơn Những yêu cầu
đó vừa phải được thực hiện trong hoạt động học tập vừa phải được cụ thể hoátrong các hoạt động của tập thể Đây là một trong những đặc điểm rõ nét của
Trang 21học sinh THPT Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL với nhữnghình thức đa dạng do học sinh quản lí và điều khiển có vị trí rất quan trọng ởlứa tuổi này Đây là những hoạt động không thể thiếu, có tác dụng thiết thựcđối với việc hình thành và phát triển nhân cách các em.
Như vậy, hoạt động giáo dục NGLL thực sự là một bộ phận hữu cơ của
hệ thống hoạt động giáo dục ở các trường THPT vùng cao Nếu tổ chức có hiệuquả, hoạt động giáo dục NGLL sẽ giúp gắn liền nhà trường với đời sống xã hội,góp phần phát huy vai trò của các lực lượng giáo dục trong quá trình hìnhthành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh đáp ứng được mục tiêu củaGDHN trong các trường THPT hiện nay
1.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QL GDHN TRONG TRƯỜNG THPT
1.3.1 Chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về GDHN đối với học sinh trung học phổ thông
Chỉ thị số 33/2003/CT-BGDĐT, ngày 23/07/2003 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp chohọc sinh phổ thông chỉ rõ:
“Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm mục đích bồidưỡng, hướng dẫn học sinh, ngay từ trong nhà trường, chọn nghề phù hợp vớiyêu cầu phát triển kinh tế xã hội đồng thời phù hợp với năng lực cá nhân
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông có nghiệm vụ: giáo dụcthái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho học sinh làm quenvới một số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địaphương; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh
để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợpnhất; động viên học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bằng các hình thức:tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học, lao động sản xuất và học
Trang 22nghề phổ thông, hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt động ngoạikhóa khác.
Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm kỹ thuậttổng hợp - hướng nghiệp cần phân công một đồng chí lãnh đạo phụ trách côngtác giáo dục hướng nghiệp và cử giáo viên có năng lực tổ chức sinh hoạthướng nghiệp cho học sinh.” [4]
1.3.2 Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động của trường THPT
1.3.2.1 Vị trí của trường trung học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dụcquốc dân Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng [6]
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học
“Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mụctiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công khai mục tiêu, nội dungcác hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượnggiáo dục
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáodục [6]
1.3.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường THPT
Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thựchiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trướcHội đồng trường và các cấp có thẩm quyền [6]
Trang 231.3.3 Những căn cứ pháp lý về xây dựng đội ngũ cán bộ xã người dân tộc thiểu số và nhiệm vụ của các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai trong công tác chuẩn bị nguồn đào tạo cán bộ xã
1.3.3.1 Chủ trương của Đảng và nhà nước và chính quyền địa phương về tạo nguồn đào tạo cán bộ cấp cơ sở
Để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực con người Văn kiện đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “ Phát triển nhanh và nâng cao chất lượnggiáo dục ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Đẩymạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộngcác phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng,trung tâm giáo dục thường xuyên Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập
và các chính sách xã hội trong giáo dục”
Trong quyết định số 34/2006/QĐ - TTg của thủ tướng chính phủ phêduyệt đề án đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức xã, phường, thị trấn ngườidân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010 đã xác định rõ mục tiêu như sau: “Đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số, đặc biệt
là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và năng lực,bảo đảm về tiêu chuẩn, cơ cấu dân tộc, trình độ, tính kế thừa giữa các thế hệnhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở,thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giữ vững anninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng dân tộc thiểu số”
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2011 - 2016, trongphương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ các giải pháp chủ yếu đã nêu:
Về phát triển văn hoá - xã hội đồng bộ, bảo đảm an sinh xã hội và xoá
đói, giảm nghèo bền vững: Xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển nguồn nhân lực để từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
Trang 24Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, tạo bước đột phá về chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt là lực lượng lao động có trình độ cao.
Về nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực có chất lượng: Xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, trong đó xác định rõ cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng trong các lĩnh vực và cấp bậc đào tạo Đẩy mạnh công tác xã hội hoá về giáo dục, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục, đào tạo.[29]
Như vậy, các nội dung nêu trên đều tập trung đề cập đến việc xác định
rõ nhiệm vụ của các trường THPT là tạo nguồn đào tạo cán bộ cấp cơ sở chocác địa phương, chỉ đạo chú trọng đến công tác phân luồng học sinh và đàotạo theo địa chỉ, nhu cầu về cán bộ dân tộc thiểu số của địa phương Quanđiểm của các cấp chỉ đạo đều xác định rõ công tác GDHN trong các trườngTHPT không những đảm bảo theo quy định chung của GDHN mà còn đạtmức cao hơn về GD nghề nghiệp, trong khi học sinh THPT vùng thấp, vùngphát triển khi ra trường được trang bị kiến thức hiểu biết về nghề nghiệp vàđịnh hướng chọn nghề đúng đắn thì học sinh tốt nghiệp các trường THPTvùng cao đã có thể tiếp cận ngay được với công việc ở các vị trí trong bộ máychính quyền xã hoặc đã có thể là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động laođộng sản xuất có trình độ kỹ thuật tại địa phương Yêu cầu đó đòi hỏi côngtác GDHN của các trường THPT vùng cao cần phải được thực hiện tươngđương với nhiệm vụ đào tạo nghề của một trường chuyên nghiệp đặc biệt làhình thành nhân cách người cán bộ dân tộc thiểu số có Tâm lực, Trí lực vàThể lực sẵn sàng phục vụ địa phương
Trang 251.3.3.2 Quy định về cơ cấu bộ máy chính quyền cấp xã và tiêu chuẩn
cụ thể đối với cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số
1) Cơ cấu bộ máy chính quyền cấp xã
- Theo Nghị định số 121/2003/NĐ - CP ngày 21/10/2003 của Chínhphủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn quyđịnh về số lượng, và các chức danh đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn, cơcấu bộ máy chính quyền cấp xã bao gồm:
+ Năm chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã: Bí thư Đảng uỷ, Phó bíthư Đảng uỷ, Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch HĐND chuyên trách, Chủ tịchUBND, Phó chủ tịch UBND
+ Bốn chức danh cán bộ chuyên môn: Cán bộ văn phòng kiêm thống kêtổng hợp, Tài chính - Kế toán, Tư pháp, Địa chính
+ Năm chức danh cán bộ chủ chốt của các đoàn thể: Chủ tịch Ủy ban Mặttrận tổ quốc, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch Hội cựu chiến binh, Chủtịch Hội nông dân, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
+ Các chức danh cán bộ khác: Xã đội trưởng, Trưởng công an, cán bộlao động thương binh xã hội, cán bộ văn hoá, cán bộ nông - lâm - ngư nghiệp,cán bộ giao thông thuỷ lợi, cán bộ dân số gia đình và trẻ em
2) Tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã người DTTS
Quyết định số 04/2004/QĐ - BNV ngày 16/01/2004 của Bộ nội vụ vềviệc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã,phường, thị trấn,[7] đã nêu tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức chuyên tráchcấp xã về phẩm chất, năng lực, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình
độ lý luận chính trị, và quy định cơ cấu nghề nghiệp của các chức danh trongchính quyền cấp xã: Để thực hiện nhiệm vụ ở các vị trí trong chính quyền cấp
xã đòi hỏi người cán bộ, công chức cần phải có trình độ chuyên môn thuộccác nhóm ngành - nghề: Quản lý hành chính, Kế toán, nông lâm nghiệp, văn
Trang 26thư lưu trữ, Luật, Thuỷ lợi, Giao thông, Địa chính, Tuyên truyền, Văn hoá.Bên cạnh đó đối với mỗi cán bộ cần phải có kiến thức về quản lý hành chính,quản lý kinh tế, kỹ năng vận động, tuyên truyền, am hiểu văn hoá dân tộc,biết tiếng dân tộc, công tác đoàn thể và quan trọng hơn nữa là cần phải đượctrang bị trình độ lý luận chính trị sơ cấp trở lên Căn cứ vào tiêu chuẩn đó vớinhiệm vụ đã đặt ra cho các trường THPT huyện Mường Khương trong giaiđoạn hiện nay nhà trường cần phải xây dựng biện pháp GDHN cho học sinhmột cách phù hợp đáp ứng được yêu cầu về mẫu hình nhân cách người cán
bộ, công chức đã nêu trên
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh dân tộc nội trú là vấn đề nhiều nhànghiên cứu trong nước đã đề cập tới một cách tương đối sâu sắc và có hệ thốngnhằm tìm ra các biện pháp phù hợp để thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn đào tạocán bộ dân tộc thiểu số cho địa phương phù hợp với từng thời kỳ phát triển KT -
XH của mỗi địa phương đó
Với chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ xã có đầy đủ số lượng, cơ cấuthành phần các chức danh, có năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác chínhquyền cơ sở hiện nay, các trường THPT được xem như là một trong những cơ sởthực hiện chiến lược về nguồn lực cán bộ, công chức xã, phường của Đảng, nhànước ta nói chung và tỉnh Lào Cai, huyện Mường Khương nói riêng
GDHN với nhiệm vụ, các con đường, tính chất và nội dung đã được xácđịnh trong lý luận nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chiến lược
đó Việc phân tích các cơ sở pháp lý và những lý luận liên quan sẽ tạo nên luận
cứ để xây dựng các biện pháp quản lý GDHN ở các trường THPT phù hợp vớinhiệm vụ của nhà trường trong thời kỳ mới đáp ứng được yêu cầu về nguồn lựccán bộ xã ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
Trang 27Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG TẠO NGUỒN ĐÀO TẠO CÁN BỘ
XÃ Ở HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG TỈNH LÀO CAI
2.1 QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỌC SINH TỐT NGHIỆP TRƯỜNG THPT
2.1.1 Chủ trương của chính quyền địa phương về sử dụng học sinh tốt nghiệp trường THPT
Đánh giá tình hình thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cailần thứ XIII, nhiệm kỳ 2005 - 2010, báo cáo Chính trị của Ban chấp hànhĐảng bộ tỉnh khóa XIII trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ
2010 - 2015 đã nêu: “ Quy mô, mạng lưới trường lớp ổn định và phát triển
Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp tăng lên hằng năm Chất lượng giáo dục toàndiện ở các cấp học được năng lên Tỷ lệ tốt nghiệp THPT, thi đại học, caođẳng đạt cao so với các tỉnh miền núi phía Bắc ”; “ Đào tạo nguồn nhânlực được quan tâm, đào tạo hạt nhân năng khiếu, nhân tài được chú trọng, tỷ
lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40% Đã tăng cường đào tạo, bồi dưỡng độingũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị củatỉnh ”.[29]
2.1.2 Quản lý sử dụng học sinh tốt nghiệp THPT
Từ năm 2000 đến nay, số lượng học sinh tốt nghiệp THPT huyệnMường Khương tỉnh Lào Cai trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng là
478, bình quân khoảng 46-48 học sinh/năm
Trang 28Số học sinh được xét cử tuyển học tại các trường đại học, cao đẳngtrung cấp Trung ương là 97 học sinh Trong đó: dân tộc Nùng: 38; Dáy: 10;
Pa Dí: 4; Tu Dí: 6; H’Mông: 30; Dao: 5; Phù Lá: 1; Tày: 1; Mường: 1; Kinh:
1 Số học sinh nữ là: 47, tỷ lệ 48,45%
Số học sinh được đào tạo tại các cơ sở đào tạo của tỉnh là: 3.135 người(Trong đó: lĩnh vực Sư phạm: 971 chiếm 31%; lĩnh vực Văn hóa: 251 chiếm8%; lĩnh vực y tế: 846 chiếm 27%; các ngành nghề khác: 1067 chiếm 34%).Ngoài ra, huyện còn tạo điều kiện, cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ cho 8.200 lượt cán bộ công chức qua các hình thức:vừa học vừa làm, ngắn hạn, học từ xa
Như vậy, công tác sử dụng học sinh dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệpTHPT đã được tỉnh, huyện chú ý Các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh cũng đápứng được việc đào tạo đội ngũ cán bộ một số ngành có nhu cầu số lượng caonhư Sư phạm, y tế
Tuy nhiên, việc theo dõi và sử dụng có hiệu quả học sinh được đào tạo,
ra trường chưa được quan tâm đúng mức, chưa có theo dõi chi tiết về sốlượng học sinh của các trường THPT được đi học cử tuyển, đi học đại học,cao đẳng, trung cấp đã có nghề nghiệp và được tuyển dụng vào biên chế nhànước hoặc đã có việc làm ở các địa phương trong tỉnh, trong huyện Nhómnghiên cứu đã điều tra trực tiếp tới địa bàn các xã về việc sử dụng số học sinhnày kết quả như sau (bảng 2.1):
Trang 29Bảng 2.1: Thống kê số lượng học sinh đã tốt nghiệp từ năm
2000 - 2010 được sử dụng
T/Số biết thông tin
Học đại học
Học Cao đăng
Đã làm cán bộ các ngành
Đã làm cán bộ xã
Trang 30dụng của địa phương thì nhất định số học sinh này sẽ đóng góp một phầnđáng kể vào đội ngũ cán bộ xã có trình độ văn hoá THPT
Từ năm 2006 trở lại đây do có chính sách xây dựng và phát triển độingũ cán bộ xã mà số học sinh tốt nghiệp các trường THPT đã được quan tâm
sử dụng, đã có những học sinh ra trường được tuyển dụng vào chính quyền xã
và được cử đi học tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở trường chính trịTỉnh Các em học sinh hiện đang học ở các trường đại học cao đẳng nếuđược nhà trường chuẩn bị tốt về nhân cách và phẩm chất cán bộ DTTS thì các
em sẽ đóng góp rất nhiều cho sự phát triển KT - XH ở địa phương nói chung
và góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ xã người dân tộc thiểu số có chất lượngcao đáp ứng được sự thiếu hụt nguồn cán bộ như hiện nay
2.1.3 Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng học sinh tốt nghiệp các trường THPT ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai
2.1.3.1 Một số kết quả đã đạt được
Quản lý sử dụng học sinh THPT sau khi tốt nghiệp đã được các cấpchính quyền, ngành giáo dục quan tâm: số lượng học sinh được đi học cửtuyển các trường đại học, cao đẳng mỗi năm đều tăng lên, nhất là trong 5 nămgần đây, đã chú trọng đến tạo nguồn cán bộ xã qua việc tổ chức các lớp đàotạo kết hợp nhiều ngành nghề đảm bảo trang bị kiến thức cho các chức danhcán bộ xã
2.1.3.2 Một số tồn tại
Quản lý việc theo dõi hiệu quả sau đào tạo đối với đối tượng học sinhcác trường THPT được đi học cử tuyển của ngành giáo dục còn chưa sát sao,chưa có thống kê đầy đủ về số lượng học sinh đã tốt nghiệp các trườngchuyên nghiệp về phục vụ tại địa phương Số học sinh không được sử dụngđúng mục đích tạo nguồn cán bộ vẫn còn tỉ lệ cao
2.1.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại
Trang 31- Chính quyền cơ sở cấp huyện, xã chưa thực sự quan tâm đến vấn đề
sử dụng học sinh tốt nghiệp THPT sao cho có hiệu quả
- Quản lý chất lượng giáo dục học sinh ra trường còn thấp, nhất là cácnăng lực phẩm chất cần thiết của học sinh để làm cán bộ còn thiếu và yếucộng với khả năng học tiếp lên cao hơn còn hạn chế Nhận thức về nghềnghiệp của một bộ phận học sinh còn chung chung chưa có lý tưởng phấn đấu
rõ ràng
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG TẠO NGUỒN ĐÀO TẠO CÁN BỘ XÃ Ở HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG TỈNH LÀO CAI
2.2.1 Khái quát về hệ thống các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai
Từ năm 1999 trở về trước, toàn huyện chỉ có 1 trường có học sinhTHPT là trường Phổ thông Liên cấp II-III huyện Mường Khương Tháng 9năm 1999 trường Liên cấp tách ra thành trường THPT Mường Khương hoạtđộng độc lập
Từ tháng 6 năm 2003, có thêm trường THPT số 2 và từ tháng 10 năm
2010 có thêm trường THPT số 3 của huyện Theo thống kê, từ năm 2000 đếnnay các trường THPT huyện Mường Khương đã đào tạo được gần 2.000 họcsinh tốt nghiệp ra trường góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu sốcác cấp, ngành cho các địa phương trong tỉnh Tuy nhiên, trong bối cảnh đổimới giáo dục THPT và yêu cầu cấp bách về nguồn nhân lực phục vụ cho pháttriển kinh tế xã hội ở địa phương nhất là nguồn cán bộ dân tộc thiểu số đặt racho các nhà trường những thách thức lớn cần phải vượt qua trong việc thựchiện nhiệm vụ chính trị
Tính đến năm học 2010 - 211, 2 trường THPT (trường THPT số 3 chưahoạt động) có 84 cán bộ - giáo viên trong đó có 76 giáo viên; 30 lớp và 1.139
Trang 32học sinh Các trường có đủ cơ sở vật chất phục và dạy học và hoạt động theoĐiều lệ Trường THCS, THPT PTCS có nhiều cấp học ban hành kèm theoThông tư 12/2011/TT-BGD&ĐT, ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo
2.2.2 Hiệu quả đào tạo và công tác phân luồng học sinh ra trường
2.2.2.1 Hiệu quả đào tạo và công tác phân luồng
Thống kê về kết quả học tập và thi tốt nghiệp của học sinh ở một sốnăm gần đây, tác giả thấy chất lượng học tập của học sinh không cao (bảng 2.2)
Bảng 2.2: Thống kê chất lượng học sinh lớp 12 từ năm học 2006 - 2007
đến 2010 - 2011 các trường THPT huyện Mường Khương
1.621 0,21% 23,1% 61,3% 15,4% 65,1% 26,9% 4,2% 3,8%
Tỷ lệ học sinh có năng lực học tập giỏi, khá chiếm 23,31% đó cũng là
tỷ lệ học sinh đạt học sinh giỏi, tiên tiến, có năng lực công tác phong trào vàcác hoạt động khác trong thời gian học tập tại trường Số học sinh này khi ratrường thường nếu không thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng thì cũng đủđiều kiện cử tuyển vào các trường đại học nhưng không được theo nguyệnvọng nghề nghiệp mà căn cứ vào chỉ tiêu được tỉnh giao về huyện Như vậycòn một số lượng lớn học sinh có học lực trung bình chiếm 61,3% không đủđiều kiện học cao lên mà có thể được cử tuyển hoặc thi vào học cao đẳng,trung cấp thuộc nhiều ngành đang có nhu cầu nhân lực cao như y tế, giáo dục,nông lâm nghiệp, nếu số lượng học sinh này được chú ý phát triển, bồi dưỡng
ý thức phấn đấu và được tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cần thiếtcho các chức danh cán bộ xã thì sẽ đáp ứng được một phần không nhỏ vào độingũ cán bộ xã trong huyện Với tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp năm 2010 là74,8%, năm 2011 là 82,3% (bảng 2.3; 2.4)
Trang 33Bảng 2.3: Thống kê điểm thi tốt nghiệp năm 2009 - 2010
Nguồn: Sở GD - ĐT Lào Cai.
Bảng 2.4: Thống kê điểm thi tốt nghiệp năm học 2010 - 2011
Nguồn: Sở GD - ĐT Lào Cai.
Như vậy, tỷ lệ đạt điểm khá trở lên ở các môn rất thấp có thể nhận địnhrằng năng lực của đa số học sinh ra trường không đủ điều kiện tiếp tục học đạihọc mà phù hợp với điều kiện để học các ngành ở trình độ Cao đẳng hoặctrung cấp chuyên nghiệp với các nghề phù hợp với các vị trí làm việc ở chínhquyền xã hoặc ở các ngành khác
So sánh với số học sinh đăng ký thi vào các trường đại học theo Thống
kê đăng ký tuyển sinh năm học 2011 trong 197 học sinh đăng ký thi tuyển
Trang 34sinh có 72 học sinh thi đại học khối A, B, còn lại là khối C, D và các khốikhác, chỉ có 46 học sinh thi cao đẳng
Căn cứ kết quả điểm thi tốt nghiệp, khả năng học tập các môn tự nhiêncủa học sinh rất kém nhưng việc chọn trường, chọn khối thi ĐH - CĐ lạikhông căn cứ vào thực lực mà chỉ tự phát và trông chờ vào chế độ cử tuyển.Thống kê đăng ký tuyển sinh năm 2011 trong 354 hồ sơ đăng ký dự thi chỉ có
124 hồ sơ đăng ký thi cao đẳng, trong số này vẫn có những em đăng ký thi cảđại học
Qua các số liệu tốt nghiệp của hai năm (bảng 2.3; 2.4) so sánh vớithống kê đăng ký tuyển sinh trên chúng tôi thấy việc chọn trường và địnhhướng nghề nghiệp của các em còn tự phát và chưa có ảnh hưởng của nhàtrường một cách sâu sắc Các em còn chưa xác định được khả năng thực sựcủa mình, còn nặng tâm lý khoa cử nên cứ đăng ký mà không có lý tưởng rõrệt, trông chờ vào chế độ chính sách Năng lực học tập hạn chế không đủ tiêuchí để được cử tuyển đại học, những trường các em đăng ký thi vào vẫn còntập trung ở một số ngành phổ biến mà hiện nay nhu cầu nhân lực đã tạm đủtrong khi các ngành phục vụ cho các công việc thuộc chức danh cán bộ xãchưa được nhiều học sinh chú ý đến
Công tác bàn giao học sinh tốt nghiệp ra trường cho các địa phươngchưa được các cấp lãnh đạo quan tâm, cộng với ảnh hưởng của nhà trườngkhông lớn trong việc định hướng sử dụng học sinh sau ra trường Vì vậychính quyền chưa nắm bắt được số học sinh trở về địa phương mà có hướng
sử dụng và đào tạo tiếp tục
2.2.2.2 Những thành tựu và hạn chế
1) Thành tựu
- Trong nhiều năm qua các nhà trường đã cung cấp một lượng khôngnhỏ nguồn cán bộ cho chính quyền cơ sở và đã có đội ngũ học sinh thi đỗ
Trang 35ĐH-CĐ và đủ điều kiện được cử tuyển nhiều học sinh đã trưởng thành là cán
bộ công tác tại các ngành trong tỉnh
- Một bộ phận học sinh có năng lực học tập khá đã được nhà trườngchú ý bồi dưỡng rèn luyện thông qua quá trình giáo dục toàn diện đã trưởngthành rất nhanh chóng trong các vị trí công tác, phát huy được những kỹ năng,nhân cách đã được hình thành và rèn luyện trong trường
2) Hạn chế:
- Biện pháp tổ chức GDHN đặc thù của các nhà trường còn chưa tácđộng đến tất cả các đối tượng học sinh nên vẫn còn tỷ lệ cao học sinh ratrường chưa được chuẩn bị đầy đủ năng lực phẩm chất cần thiết cho nghềnghiệp nói chung và làm cán bộ xã nói riêng
- Công tác liên hệ với chính quyền địa phương để đào tạo, sử dụng theođịa chỉ còn chưa được các nhà trường quan tâm đúng mức Các nhà trườngcũng chưa chú ý đến số lượng học sinh tốt nghiệp ra trường có nghề nghiệp
và đã trưởng thành như thế nào
- Các nhà trường chưa chú ý phân luồng học sinh ngay từ lớp 10 để đầu
tư đúng hướng có hiệu quả phù hợp với trình độ, năng lực và nguyện vọngcủa các em nhất là chưa định hướng rõ và phân biệt nhiệm vụ GDHN đặc thùcủa trường THPT vùng cao với trường THPT khác trong tỉnh
2.2.3 Quản lý giáo dục hướng nghiệp trong các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai
Để tìm hiểu rõ hơn về quản lý GDHN của các trường THPT huyệnMường Khương tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã gửi các phiếu hỏi đến giáo viên,cha mẹ học sinh và học sinh của các trường THPT huyện Mường Khương
- Phiếu dành cho giáo viên - cán bộ: 2 loại phiếu
Số lượng: phiếu 1: 84 phiếu; phiếu 2: 76 phiếu.
Trang 36- Phiếu dành cho học sinh: 2 loại phiếu; số lượng mỗi loại: 500 phiếu
- Phiếu dành cho CMHS: 1 loại phiếu; số lượng: 250 phiếu
2.2.3.1 Thực trạng về nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh về GDHN ở các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai
1) Nhận thức của giáo viên - cán bộ về GDHN cho học sinh
Năm học 2010 - 2011 là năm học thứ năm thực hiện chương trình giáodục THPT theo SGK mới trong đó đã đưa GDHN thành một môn học chínhthức trong chương trình (từ năm học 2006 - 2007) vì vậy đa số giáo viên đãđược tập huấn về nội dung và phương pháp Để tiện so sánh nhóm nghiên cứu
đã thiết lập hai mẫu phiếu hỏi: Phiếu 1 đa số dùng câu hỏi mở để thăm dò ýkiến cũng như sự quan tâm về GDHN của GV - CB trực tiếp công tác trongtrường Qua kết quả điều tra (bảng 2.5) thấy đa số giáo viên cán bộ cho rằngGDHN là nhiệm vụ của giáo viên Trung tâm KTTH - HNDN điểm số cao nhất
là 3,58 sau đó là giáo viên môn GDCD và giáo viên các bộ môn khác, bangiám hiệu ở mức hơn 2,6 điểm Thấp hơn nữa ở mức 2,1 là GVCN Nhưngthực tiễn là các trung tâm KTTH - HNDN không trực tiếp làm nhiệm vụ giáodục trong các trường THPT mà chỉ liên kết dạy nghề phổ thông, vậy quan điểmtrên của đa số GV - CB cho thấy họ còn bàng quan với nhiệm vụ GDHN chưachú ý thực sự tới nhiệm vụ của giáo viên trong các trường THPT
Bảng 2.5: Đối tượng thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp
Trang 37Giáo viên của Trung tâm hướng nghiệp 30 16 2 0 3,58
So sánh với kết quả thăm dò ý kiến học sinh về đối tượng gây ảnhhưởng lớn nhất tới việc chọn nghề của học sinh( bảng 2.6), tác giả thấy28,0% học sinh cho rằng đối tượng gây ảnh hưởng lớn nhất tới việc chọnnghề là giáo viên dạy nghề phổ thông rồi mới đến GVCN nhưng các con sốnày không chiếm tới 50% điều đó chứng tỏ GVCN chưa gây ảnh hưởng nhiềutới học sinh trong GDHN điều này trùng khớp với việc xác định nhiệm vụ củagiáo viên nêu trên
Trang 38Bảng 2.6: So sánh với kết quả thăm dò ý kiến học sinh về đối tượng gây ảnh
hưởng lớn nhất tới việc chọn nghề của học sinh
S TT Nội dung
Giáo viên (TS 63)
Học sinh (TS 435)
Số lượng TL% Số lượng TL%
3 Giáo viên chủ nhiệm 32 50,8 95 21,8
4 GV dạy Kỹ thuật, công nghệ 4 6,3 84 19,3
5 GV dạy nghề phổ thông 15 23,8 122 28,0
6 Nhân viên hành chính 0 0 13 3,0
Trong khi đó kết quả điều tra của phiếu 1 cho thấy học sinh đánh giácao sự giúp đỡ tư vấn hướng nghiệp cho học sinh là GVCN (3,03đ), thứ hai làcha mẹ và người thân (2,86đ) Như vậy học sinh thì đặt nhiều hy vọng vàoGVCN nhưng bản thân GVCN chưa nhận thức rõ vai trò của mình và chưalàm tốt công tác này (bảng 2.7)
Bảng 2.7: Thống kê kết quả điều tra học sinh về đối tượng
giúp học sinh chọn nghề
4đ
2 3đ
3 2đ
4 1đ
Điểm trung bình
Cha mẹ và người thân trong gia đình 129 88 55 60 2,86
Khi được hỏi về những điểm khác biệt giữa GDHN trong các trườngTHPT vùng cao với trường THPT đại trà có: 15 (31,24%) Không có ý kiến;Tăng cường thực hành, tham quan thực tế tại các cơ sở sản xuất: 22 (45,76%)Giáo dục hướng nghiệp theo địa chỉ: 11 (22,08%) Rất ít ý kiến để ý đến định
Trang 39hướng cho học sinh ra trường làm cán bộ xã và những vị trí công việc màchính quyền cấp cơ sở đang cần Kết quả trên chứng tỏ số giáo viên chưa có ýthức phân biệt nhiệm vụ GDHN đặc thù cho các trường THPT vùng cao Cónhiều ý kiến khác nhau về hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả GDHNtrong nhà trường điều này chứng tỏ thực ra giáo viên chưa được chỉ đạo làmnhiệm vụ này bởi vì nếu đã làm phải có cách trả lời nhất quán
Trả lời về mức độ hiểu biết về nghề nghiệp giáo viên và học sinh cóđánh giá khác nhau: (bảng 2.8) Điểm trung bình cho các nội dung 2,3,4 có sựchênh lệch đáng kể Giáo viên thì cho rằng mức độ hiểu biết của học sinh vềcác nội dung này trên mức vừa phải nhưng học sinh thì xác định rằng chưahiểu nhiều về các vấn đề này: điểm số dưới mức biết Các nội dung 5,6,7 cóliên quan đến việc tìm hiểu vấn đề xã hội thì học sinh lại nhận định mức độbiết cao hơn giáo viên Điều này chứng tỏ giáo viên chưa thực sự hiểu rõ họcsinh và chưa quan tâm nhiều đến nhiệm vụ GDHN của mình
Bảng 2.8: So sánh đánh giá của GV và học sinh về nhận thức nghề nghiệp
Số
Biết rất rõ
Biết vừa phải
Chưa biết
Điểm TB
Biết rất rõ
Biết vừa phải
Chưa biết
Điểm TB
Trang 40học hoặc thi vào
Biết rõ mình nên thi
vào trường đại học,
trường cao đẳng hay
2) Nhận thức của cha mẹ học sinh
Đối với các trường THPT vùng cao việc kết hợp giáo dục với gia đình
là một việc làm tương đối khó khăn, bởi địa bàn cư trú của học sinh ở rất xalại trải rộng trên nhiều xã nên việc liên hệ với cha mẹ học sinh đa số chỉ thựchiện được thông qua hình thức gián tiếp như điện thoại, thư từ và sổ liên lạc,GVCN rất khó có điều kiện để thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh
Trình độ văn hoá của cha mẹ học sinh không cao thường tất cả nhữngvấn đề thuộc về giáo dục và hình thành nhân cách cho các em đều thực hiệntrong nhà trường, vì thế mà giáo viên thực sự như người cha mẹ thứ hai củacác em Nói như vậy không có nghĩa cha mẹ của các em không có ảnh hưởnglớn tới việc lựa chọn nghề nghiệp nhưng nếu truyền cho các em lý tưởng đúnghướng đào tạo của trường THPT thì giáo viên đóng vai trò quan trọng Thống
kê kết quả điều tra nhóm nghiên cứu thấy rằng đa số cha mẹ được hỏi đềukhông muốn cho con cái mình trở về làm cán bộ xã hay lao động sản xuất tạiđịa phương (bảng 2.9)
Bảng 2.9: Thống kê kết quả thăm dò ý kiến cha mẹ học sinh