DANH MỤC BANG BIEU, BIEU DODanh muc Tên bang biéu, biêu đô, sơ do Trang Bảng 2.1 Thang đo và khoảng giá trị trung bình 35 Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về thực hiện các hình thức hoạt độn
Trang 1TRAN HOAI THƯƠNG
QUAN LY HOAT DONG TRAI NGHIEM CHO TRE 5 - 6 TUOI
TAI CAC TRUONG MAM NON QUAN HOAN KIEM, HA NOI
LUẬN VĂN THAC SĨ QUAN LÝ GIÁO DUC
HÀ NOI - 2024
1
Trang 2TRAN HOAI THƯƠNG
QUAN LY HOAT DONG TRẢI NGHIEM CHO TRE 5 - 6 TUOI
TAI CAC TRUONG MAM NON QUAN HOAN KIEM, HA NOI
LUAN VAN THAC Si QUAN LY GIAO DUC
CHUYEN NGANH: QUAN LY GIAO DUC
Mã số: 8140114.01
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN MINH TUẦN
HÀ NOI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Minh Tuấn Các số liệu, kết quả nêutrong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong một
công trình khoa học nao khác.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung luận văn của mình.
Tac giả luận văn
Trần Hoài Thương
Trang 4học giao dục, Khoa Quản lý Giáo dục, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ cùng
các giảng viên của Nhà trường đã đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trongsuốt thời gian học tập và nghiên cứu
Với lòng biết ơn và tình cảm chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
TS Nguyễn Minh Tuan - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình chotôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, giáo viên Trườngmam non B đã tạo điều kiện cung cấp thông tin, tư liệu giúp đỡ tôi trong suốtquá trình thực hiện đề tài
Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp chắc chắn không tránhkhỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo chân thành từ
các thầy cô giáo, bạn bè và những người quan tâm đề luận văn tốt nghiệp của tôi
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm on!
Hà Nội, ngày thang năm 2024
Tac giả luận van
Trần Hoài Thương
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CAC KÝ HIỆU VIET TAT, CÁC CHỮ VIET TAT
DANH MỤC BANG BIEU, BIEU DO
00671002357 1 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VE QUAN LÝ HOAT ĐỘNG TRAI NGHIEM
CHO TRE 5 - 6 TUOL TẠI TRUONG MAM NON -. c5ccssccsecsscssessee 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn
' 6
1.1.1 Nghiên cứu về HDTN cho trẻ 5-6 tuỗi .s ° c2 s2 5° se se se se sessessesse 6 1.1.2 Nghiên cứu về quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài -2 2s ssssesseessvsserserseessersee 7
1.2.1 Khái niệm QUAM Tý o2 9 É 9 9 9.90 0.9.9 0.0006 000869 ø 7
1.2.2 Khái niệm hoạt động trải ng hiÏỆIm G5 5 5 S99 99 5959 9545584599 958 8
1.2.3 Khái niệm quản lý hoạt động trải nghiỆm 55-5 55 «5s «5s s5 sse+ 9
1.2.4 Quan lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuỗi .s s s-se<sessess 10
1.3 Lý luận về hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 — 6 tuổi ở trường mầm non 11 1.3.1 Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân . .s 5 11 1.3.2 Các hoạt động giáo dục ở trường MAM n0I - 2s se ss©ssesse5ss2 13 1.3.3 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 - 6 tui -° << s° se sessessessessesses 13 1.3.4 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm
Trang 61.3.8 Đôi mới giáo dục mâm non và những yêu câu đặt ra đôi với tô chức hoạt
động trải nghiệm cho trẻ 5 — 6
CUỖỖÌ s5 <4 HH E0213 001419941 E94eprrske 18
1.4 Quan lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mam non 19 1.4.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm
1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
trường mâm
¡0:0 23
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở 018.1) 0601) 7011070707 7 28 1.5.1 Các yếu tố chủ quan - s- s- << s£ sSs£ss©S£€SsES£Es£EseEseEseEsersevsersersersese 28
1.5.2 Các yếu tố khách quan se ss£©ss+ss+EssEsEestxsersersstrsersssrssrssrse 29
Cả din Chu 000 ÔỎ 311
Chương 2 THỰC TRANG QUAN LÝ HOAT ĐỘNG TRAI NGHIỆM CHO
TRE 5 - 6 TUOI TẠI CÁC TRUONG MAM NON QUAN HOÀN KIEM, HÀ
mâm non quận Hoàn Kiêm, Hà Nội 2-5-5 5< 5< 5 5 958958658505686 66 37
Trang 72.2.2 Thực trang quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường
mầm non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội -. - -° e° 5£ s£s£s se sessessessessesses 48 2.2.3 Thực trang anh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuôi ở trường mầm
2.4 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các
trường mầm non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - 2-2 se ss©sseessessessesse 61
2.4.2 Nguyên nhân của những han ché cccssssssescessessessessessesscssesessecsscsscescescescenes 63
Kết luận chương 1 << << s£S£S£ES£ES£ES£ES# SE E3 Es9E3E22 3239393923959 2980 62 Chương 3 BIEN PHAP QUAN LÝ HOAT ĐỘNG TRAI NGHIEM CHO TRE 5 —
6 TUOI Ở CÁC TRUONG MAM NON QUAN HOÀN KIEM, HA NỘI 66
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp cccccsescescessessessessessessessessessessessessessesseeseeees 66 3.1.1.Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu -.- 2-22 ssssssssessessessessesee 66 3.1.2.Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 5< 5< s£ se sessssessesseseseses 66 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thiết thực, tính khả thi .s- 5-5 s<<e< 66 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tinh chất lượng và hiệu quả -s°5- << 67 3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường
mầm non quận Hoàn Kiếm, Hà
3.2.1 Té chức hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho các lực lượng
giáo dục về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 — 6
3.2.2 Tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức và kĩ năng tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 — 6 tui - e- 2s sssssseessesssesessessessssse 70 3.2.3.Chỉ đạo đổi mới trong xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 — 6 tuỗi 2° sss©ss©ss+ss£EssEsevxserserssetsstrsersssrserssrse 74 3.2.4 Tạo động lực để giáo viên đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5
SO) << << HH HH HH HH 0000000800680 80 78
3.2.5 Doi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 — 6 tuỗi «se s° se +sE+s£++£©++©+eExseExeeEAeeTetrseerssrrssrssee 81 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp se- «se ssessevvsexssetsserssersserssess 85 3.4 Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất c-ss<ssessecssessesssessessecse 86
3.4.1 Mục dich khảo nghiém csscccsssscssccssscsssssssscsssecssessscssecssessesssessessseesoeeee 86
Trang 83.4.2 Nội dung khảo 'nØ]hÏỆIm 5-5 5 %5 9 9 1 0.9.0.0 8 00 86
3.4.3 Đối tượng và phương pháp khảo sắt << 5° se sessessessessessessesse 87 3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 2s se seEss©xseEseEseevsersersersserserssersrrsee 87 Tiéu Két J1.) - 11 90
c1 8h 93
2 4ì 00 94 TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2-5 2s ©S££Ss£EssESsEEsEssexseEssessersserssersers 94
Phụ lục:
Trang 9DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIET TAT, CÁC CHỮ VIET TAT
CBQL - GV Cán bộ quản lý — Giáo viên
CSVC Cơ sở vật chất
GD&DT Giáo duc và đào tạo
GV Giáo viên HDTN Hoạt động trai nghiệm
PHHS Phụ huynh học sinh QLGD Quản lý giáo dục
Trang 10DANH MỤC BANG BIEU, BIEU DO
Danh
muc
Tên bang biéu, biêu đô, sơ do Trang
Bảng 2.1 Thang đo và khoảng giá trị trung bình 35
Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về thực hiện các hình
thức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay
Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về thực trạng xây dựng kê
hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuôi tại các trường mâm non quận Hoàn Kiêm, Hà Nội
47
Bảng 2.6
Ý kiến đánh gia của CBQL, GV vé thuc trang tô chức thực
hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tudi tại
các trường mâm non quận Hoàn Kiêm, Hà Nội
49
Bảng 2.7
Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về thực trạng chỉ đạo thực
hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mâm non quận Hoan Kiêm, Ha Nội
51
Bang 2.8
Ý kiến đánh giá của CBQL, GV thực trạng kiểm tra đánh
giá tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mâm non quận Hoàn Kiêm, Hà Nội
53
Bang 2.9 Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về anh hưởng của các
yếu tô đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi
ở các trường mâm non
55
Bảng 3.1
Kết quả khảo nghiệm tính cân thiết của các biện pháp
quản hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi tai các trường
mâm non quận Hoàn Kiêm, Hà Nội
84
Bang 3.2
Két quả khảo nghiệm tinh khả thi của các biện pháp quan
hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuôi tại các trường mầm
non quận Hoàn Kiêm,Hà Nội
86
BIEU
ĐỎ Biểu đồ2.1 Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của t6 chức
hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuôi hiện nay
36
Trang 11Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả tô chức hoạt động trai] 37
Biểuđồ22 nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay
m Mức độ thực độ đánh giá kết quả hoạt động 45
Biêuđô23 trải nghiệm của trẻ 5-6 tuổi
xa Tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp 85
Biêu đô3.1
Biểuđồ32 | Tổng hợp kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 87
Trang 12; MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Gido duc mam non, giai doan nén tang trong hé théng gido duc quéc dan,
co vai tro quyét dinh su hinh thanh va phat trién toan dién tré tho Dau vay, viéc
tô chức các hoạt động trải nghiệm, nhất là đối với trẻ 5-6 tuổi, hiện vẫn gặp
nhiều khó khăn
Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển nhanh chóng về vận động, ngôn
ngữ, tư duy logic và tình cảm xã hội Tuy nhiên, các hoạt động trải nghiệm thực
tế lại chưa được tô chức và quản lý hiệu quả Mặc dù trải nghiệm thực tế giúp trẻ
tiếp cận kiến thức và phát triển kỹ năng, nhiều trường mam non vẫn chỉ "thửnghiệm" và chưa chú trọng đúng mức đến việc tô chức hoạt động này
Các hoạt động trải nghiệm hiện nay còn mang tính áp đặt, bao biện và làm
thay cho học sinh Điều này khiến cho các hoạt động trở nên hình thức, ít phongphú và chưa đạt hiệu quả mong muốn Việc tô chức các hoạt động trải nghiệmthường chỉ giới hạn ở các buổi đã ngoại, tham quan với mục đích vui chơi làchính, chưa tập trung vào phát triển năng lực và tạo hứng thú thực sự cho trẻ
Sự hạn chế về kinh phí và nhận thức chưa đầy đủ của giáo viên, phụhuynh là nguyên nhân chính Ban giám hiệu gặp khó khăn trong việc điều phối,thiếu các phương pháp quản lý hoạt động trải nghiệm phù hợp với đặc điểm tâm
lý trẻ thơ Việc tổ chức và quản lý các hoạt động này còn thiếu sự đầu tư về trí
tuệ, thời gian va nguồn lực cần thiết, dẫn đến hiệu quả chưa cao.Các hoạt động
trải nghiệm chưa thực sự phát triển năng lực cá nhân cho học sinh, khiến chấtlượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non chưa cao
Những bắt cập này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra cácbiện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả hơn, để nâng cao chất lượng giáo dục mầm
non, đặc biệt là trong hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tudi.Qua thuc tién va tim
hiểu thực tế ở các trường mam non trên địa ban quận Hoàn Kiếm, Hà Nộinguyên nhân của tình trạng trên một phần quan trọng là do yêu cầu về kinh phí
tổ chức hạn hẹp, mặt khác do nhận thức của giáo viên, phụ huynh học sinh vềhoạt động trải nghiệm còn phiến diện, năng lực tô chức các hoạt động còn hạn
Trang 13chế, Ban giám hiệu các trường còn lúng túng, chưa có những biện pháp quản lý,
tô chức hoạt động trải nghiệm đồng bộ, phong phú, hiệu quả cao với đặc điểm
tâm sinh lý và lứa tuéi của học sinh
Với những lý do trên, đề tài: “Quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5
-6 tuổi tại các trường mam non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội” được lựa chọn dé
nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất một số biện
pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội được hiệu quả và tốt nhất, đồng thời nâng cao chất
lượng quan ly của các trường, góp phan thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mamnon đã đề ra
3 Cau hỏi nghiên cứu
Thực trạng quan lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng
lực cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội diễn ra
như thé nào?
Cần những biện pháp gì để quản lý hoạt động trải nghiệm theo địnhhướng phát triển năng lực cho trẻ 5 - 6 tudi tại các trường mầm non quận HoanKiếm, Hà Nội tốt và hiệu quả?
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu4.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi4.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm nonquận Hoàn Kiếm, Hà Nội
5 Giả thuyết khoa học
Hiện nay, quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các
trường mầm non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thời gian qua vẫn còn gặp khó khăn,bất cập như việc xây dựng kế hoạch, việc phối hợp tô chức, việc kiểm tra thực
hiện còn chưa hiệu quả Việc áp dụng các phương thức quản lý hoạt động trải
Trang 14nghiệm dành cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẽ hiệu chỉnh công tác quản lý trường
học Sáng kiến này góp phan tối ưu hoá hiệu quả điều hành, phù hợp xu thé đổi
mới giáo dục mam non hiện hành Thực tiễn vận dụng sẽ mang lại hiệu quả tích
cực.
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6
tuổi trong trường mam non
6.2 Thực trạng quan lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi tại cáctrường mam non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
6.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuditại các trường mầm non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và khảo nghiệm tinh cấp thiết,tính khả thi của các biện pháp đề xuất
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động trải nghiệm
cho trẻ 5 - 6 tudi tại các trường mam non quan Hoan Kiếm, Hà Nội.
7.2 Giới hạn về khách thể điều tra và địa bàn nghiên cứu:
- Khảo sát và thử nghiệm đánh giá tại 2 trường mam non thuộc dia banquan Hoan Kiếm, Hà Nội:
+ Trường mầm non B
+ Trường mam non 20/10
- Vé đối tượng khảo sát: 6 Cán bộ quan lý (hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng, tô trưởng chuyên môn), 75 giáo viên tại hai trường mầm non.
7.3 Giới hạn về thời gian nghiên cứu: sử dụng số liệu từ năm 2021-2022
đến năm 2023-2024
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Luận văn nghiên cứu hệ thống văn bản Đảng, pháp luật Nhà nước, chỉ thị
ngành, tai liệu liên quan đến quản lý hoạt động trải nghiệm trẻ 5-6 tuôi Nghiên
cứu này làm rõ cơ sở lý luận cho hoạt động tại các trường mầm non quận Hoàn
Kiêm, Hà Nội, đảm bảo tính toàn diện và khách quan.
Trang 158.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết : Công tác thu thập tư
liệu nghiên cứu bao gồm các văn kiện, tải liệu liên quan Việc phân tích, tổng
hợp các giáo trình, sách báo, luận án, luận văn, đề tài, báo cáo khoa học vềquản lý giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, sẽ tạo nền tảng lý thuyết vững
chắc cho đề tài.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Căn cứ lý luận
có liên quan, hệ thong hoá triệt dé Từ đó, thiết lập giả thuyết nghiên cứu, định
hướng công tác tiếp theo.
- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi: Nghiên cứu thựctrạng tô chức và quan lý hoạt động trải nghiệm dành cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuôiđược tiến hành thông qua bảng khảo sát Đối tượng khảo sát gồm cán bộ quản
lý và giáo viên các trường mầm non Mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả thựctiễn và khả thi của các giải pháp đề xuất
- Phuong pháp phóng van sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu đối tượng làcán bộ quản lý và giáo viên nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ, làm rõ các nguyênnhân, những khó khăn, nguyện vọng, những ý kiến đánh giá có liên quan đếnhoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non, tìm hiểu thực trạng về hoạt động trảinghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầmnon quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cũng như thăm dò các biện pháp quản lý hoạtđộng trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi hiệu quả
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng các công thức toán học, thống
kê số liệu thu được dé xử lý kết quả khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu va
đưa ra các nhận xét, đánh giá khoa học.
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6
tuôi tại tường mâm non
Trang 16Chương 2: Thực trạng hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 — 6 tui tại các
trường mam non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 — 6 tuôi tại
các trường mâm non quận Hoàn Kiêm, Hà Nội
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VE QUAN LY HOAT ĐỘNG TRAI NGHIEM CHO
TRE 5 - 6 TUOI TAI TRUONG MAM NON
1.1 Tổng quan nghiên cứu van đề
1.1.1 Nghiên cứu về HĐTN cho trẻ 5-6 tuổi
Chương trình Giáo dục Mầm non (GDMN) được ban hành theo thông tư
số 01/VBHN-BGDĐT, ngày 13/4 năm 2021 Trong lĩnh vực Giáo dục Mầmnon, nhóm phương pháp giáo dục (PPGD) cần tạo điều kiện dé trẻ được tham
gia vào các hoạt động trải nghiệm và khám phá môi trường xung quanh thông
qua nhiều hình thức đa dạng Phát triển các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) cho
trẻ là một phần quan trọng trong chuẩn bị của trẻ trước khi bước vào lớp 1, đó là
nên tảng giúp trẻ phát trién mạnh mẽ và tự tin
Có nhiều nghiên cứu đã tập trung vào hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6
tuổi, nhằm hiểu rõ hơn về cách trẻ phát triển và học hỏi thông qua trải nghiệm
6 tuổi" của tác giả Nguyễn Ngọc Tâm được công bố năm 2022
Phan Thị Thúy Hằng (2023) Đề xuất quy trình vận dụng mô hình giáo dụctrải nghiệm của David Kolb trong tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng cảm xúc
xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Nguyễn Thị Mạnh Tiến - Trần Thị Hương (2024) Thực trạng hoạt động
trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tư thục Thành phó Hồ Chi
Trang 181.1.2 Nghiên cứu về quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi
Năm 2017 tác giả Cao Thị Hồng Nhung đã có bài nghiên cứu được đăng
trên Tạp chí giáo dục về quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non đáp
ứng yêu cầu đôi mới giáo dục.
Khảo sát thực tiễn quản lý hoạt động trải nghiệm trẻ 5-6 tuổi tại cáctrường mầm non Bắc Ninh (Nguyễn Thị Hương, 2020) đã tạo nền tảng đề xuấtgiải pháp tối ưu hóa hoạt động này Nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học, gópphần nâng cao hiệu quả quản lý, hướng tới phát triển toàn diện kỹ năng sống trẻ
mam non thành phố Bắc Ninh
Tác giả Hồ Thị Kim Loan (2023) cũng đã nghiên cứu thực trang quan lyhoạt động trải nghiệm của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non công lập khu vực 3,thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, và có kết luận “Tuy nhiên, hoạtđộng quan lý HDTN cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mam non chất lượng khu vực 3,thành phố Thủ Đức vẫn còn tồn tại một số hạn chế bất cập, đòi hỏi những biệnpháp quản lý hiệu quả hơn, thiết thực hơn.”
Mặc dù hoạt động trải nghiệm đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ nhiềugóc độ khác nhau, nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu đáng kê về tổchức và quản lý hoạt động trải nghiệm ở cấp mầm non Hiện chưa có tác giả nào
đi sâu vào việc phân tích và đề xuất giải pháp quản lý cụ thể trong chương trìnhhoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non Nghiên cứu hiệu quả giáo dục toàn diệnđối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đòi hỏi giải pháp quản lý hoạt động trải nghiệm
phù hop, linh hoạt.
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Khái niệm quản lý
Hoạt động quản lý, hiện tượng phổ biến trong mọi cấu trúc xã hội và tổchức, vượt xa phạm trù hành động thuần túy Nó là một ngành học đa chiều,
được hỗ trợ bởi hệ thống lý thuyết, phương pháp luận và công cụ tiên tiến, nhằm
tối ưu hiệu quả điều hành Sự vận động không ngừng của nền kinh tế và xã hộiđều in dấu mạnh mẽ lên lĩnh vực quản lý năng động này Khái niệm quản lýđóng vai trò then chốt trong vận hành và điều phối các tô chức Quản lý bao hàm
7
Trang 19việc hoạch định, cấu trúc, phối hợp và giám sát nguồn lực, hướng tới thành tựu
mục tiêu đề ra Quản lý bao gồm việc phân tích và đánh giá tình hình hiện tại,
thiết lập mục tiêu và chiến lược, phát triển kế hoạch hành động cụ thể, và sử
dụng tài nguyên (bao gồm con người, vật chất, thông tin và thời gian) một cách
hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu này Nó cũng bao gồm việc quản lý các mốiquan hệ trong tô chức và với các bên liên quan bên ngoài đề tạo điều kiện thuậnlợi cho sự phát triển và thành công của tổ chức Quản lý không chỉ là một quátrình mà còn là một lĩnh vực nghiên cứu với nhiều lý thuyết, phương pháp vàcông cụ được phát triển dé hỗ trợ việc quản lý hiệu quả
Khái niệm quản lý, một phạm trù xuyên suốt nhiều ngành học, được địnhnghĩa đa chiều
Tác giả Vũ Dũng và Nguyễn Thị Mai Lan quan niệm quản lý là sự tác
động có hệ thống, mục đích rõ ràng, kế hoạch bài bản, dựa trên hệ thống thông
tin, từ chủ thé tác động đến khách thé [10, tr 52] Nguyễn Ngọc Quang nhìnnhận quản lý như sự tác động có định hướng, kế hoạch cụ thể từ chủ thể lên đốitượng quản lý, nhăm vận hành tổ chức và đạt mục tiêu đề ra [18, tr 27]
Theo Nguyễn Minh Đạo, quản lý là quá trình tác động liên tục, có tổchức, hướng đến sự phát triển toàn diện về văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội,thông qua hệ thống luật lệ, chính sách, nguyên tắc, phương pháp và biện pháp cụthé [13] Trần Quốc Thành định nghĩa quản lý là một quá trình có mục tiêu, hệ
thống, tác động lên hệ thống nhăm đạt được mục tiêu đã định [19, tr 40].
Tóm lại, quản lý là quá trình tác động có chủ đích, bao gồm các giai đoạnhoạch định, tô chức, điều hành và giám sát, nhăm điều phối các tiến trình tập thể
và hành vi cá nhân Thành công của quá trình này dựa trên sự phù hợp với
nguyên lý khách quan và mục tiêu của người điều hành
1.2.2 Khai niệm trai nghiệm
"Trai nghiệm” là quá trình cá nhân tham gia hoặc tương tác trực tiếp VỚI,trải nghiệm và tích luỹ kiến thức, kỹ năng và thái độ để tạo ra kinh nghiệm của
riêng mình (Hoàng Thị Phương, 2018) Trải nghiệm mang lại cho cá nhân
những trải nghiệm phong phú và các kiên thức, giá tri, cảm xúc, tình cảm và thái
Trang 20độ khác nhau dé phát triển và nuôi dưỡng các phẩm chat và năng lực cần thiết cho thực tế xã hội.
Trải nghiệm là quá trình mà một cá nhân trực tiếp tiếp xúc và tham gia
vào các hoạt động, sự kiện, hay tình huống thực tế Qua trải nghiệm, người ta
thu nhận kiến thức, kỹ năng, và giá trị thông qua các cảm xúc và quan sát Trảinghiệm có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực của đời sống như học tập, làm việc,
vui chơi, và khám phá.
Thông qua trải nghiệm, học sinh có cơ hội áp dụng lý thuyết vào thựctiễn, rèn luyện tư duy sáng tao va khả năng giải quyết van đề Hoạt động trảinghiệm trong giáo dục không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức mà còn giúp
họ phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết cho cuộc sông và nghé nghiệptrong tương lai Cụ thê:
- Trải nghiệm và ứng dụng thực tế: Học sinh tham dự vào các tình huốngthực tế nhằm vận dụng tri thức đã học
- Tư duy và tự lập: Phát triển tư duy sáng tạo và năng lực tự khám phá
của học sinh.
- Các kỹ năng hợp tác và tự quản: Phát triển kỹ năng hoạt động xã hội,hợp tác và kỹ năng giao tiếp
- Nhận xét và hỗ trợ: Học sinh được kiểm tra và cung cấp nhận xét nhằm
cải tiền và phát triển kỹ năng.
Trải nghiệm giúp biến các kiến thức lý thuyết thành kỹ năng thực tế, giúp
cá nhân thích ứng với môi trường sống và công việc
1.2.3 Khái niệm hoạt động trải nghiệm
Giáo dục trải nghiệm, dưới sự định hướng chuyên nghiệp của nhà giáo
dục, tạo điều kiện lý tưởng để học sinh chủ động tương tác thực tiễn Quá trình
này khơi dậy cảm xúc tích cực, thúc đây việc tổng hợp kiến thức đa ngành nhằmgiải quyết vấn đề thực tế phù hợp lứa tuổi Thông qua việc vận dụng kinh
nghiệm sẵn có, học sinh sẽ lĩnh hội tri thức mới, kỹ năng mới, nuôi dưỡng khả
năng sáng tạo và thích ứng linh hoạt với môi trường sống và nghề nghiệp tương
lai (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018).
Trang 21Học hỏi thông qua trải nghiệm ở trường mầm non là một hoạt động giáo
dục, trong đó trẻ được trải nghiệm với các hiện tượng, vật thể và con người
trong cuộc sống thực, khám pha và khám pha môi trường xung quanh thông quanhiều hình thức khác nhau, từ đó tích ly kinh nghiệm của mình (Cao Thị Hồng
Nhung, 2017) Do đó, học hỏi thông qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo ở trường
mam non là một hoạt động giáo dục do giáo viên chỉ đạo, tổ chức thông qua cácphương pháp trải nghiệm, tạo điều kiện và cơ hội tối đa cho trẻ mầm giáo thamgia trực tiếp vào các hoạt động và mối quan hệ xã hội để phát triển và nuôidưỡng các phâm chất và năng lực thực tiễn cho trẻ (Trần Thị Hương và đồng
nghiệp, 2023).
1.2.4 Quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi
Quá trình quan lý hoạt động trải nghiệm (HDTN) bao hàm sự tác động có
hệ thống của đội ngũ quản lý giáo dục, kết hợp hài hòa giữa giáo viên, học sinh
và sự hỗ trợ tích cực từ cộng đồng, gia đình, nhằm kiến tạo và bồi dưỡng phẩm
chất, năng lực toàn diện cho học sinh, phù hợp với định hướng giáo dục quốc
gia.
Vai trò chủ chốt của đội ngũ quản lý nhà trường là định hướng và điềuphối toàn bộ hệ thống giáo dục, bao gồm giáo viên, học sinh và các thành phầnliên quan, nhăm kiến tạo môi trường giáo dục toàn diện thông qua việc tổ chức
và triển khai hiệu quả hoạt động trải nghiệm (HDTN) Quản lý HDTN đòi hỏiviệc ứng dụng bai bản các chức năng quản tri: hoạch định, tổ chức, chỉ đạo và
kiểm soát, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, góp phần hoàn thành xuất sắc mục tiêu
Trang 221.3 Lý luận về hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 — 6 tuổi ở trường mầm non
1.3.1 Trường mam non trong hệ thống giáo dục quốc dân
Giáo dục mầm non, nền tảng tiên quyết cho sự phát triển bền vững quốcgia, đóng vai trò then chốt trong chiến lược nhân lực và tương lai đất nước Giaiđoạn hình thành nhân cách và tiềm năng của mỗi cá nhân này đặt nền móng cho
sự phát triển toàn diện về thé chất, trí tuệ và tâm hồn Luật Giáo dục 2019 đãkhẳng định tầm quan trọng tối quan trong của bậc học này, xác lập vi thế nềntảng cho sự phát triển nhân cách và tiềm năng của thế hệ tương lai Bồi dưỡng
và vun dap những mam non tương lai là trọng trách hệ trọng, góp phần xây dựngquốc gia cường thịnh Phát triển toàn diện trẻ em chính là nền tảng vững chắccho sự thịnh vượng đất nước
1.3.1.1 VỊ trí, nhiệm vu và quyên hạn của trường mâm non
* Vị trí của trường mầm non Căn cứ vào Điều 23 của Luật Giáo dục năm 2019 quy định về vị trí, vai
trò và mục tiêu của giáo dục mam non như sau:
“Điều 23 Vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mam non
1 Giáo dục mam non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo duc quốcdân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn điện con người Việt Nam, thực hiện
việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuôi.
2 Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn điện trẻ em về thé chất, tinh
cảm, trí tuệ, thâm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ
em vào học lớp một.”
Điều lệ trường mầm non đã quy định rõ: “Trường mầm non là đơn vị cơ
sở của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, trường đảm nhận
việc nuôi dưỡng, chăm sóc — giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ em hình thành những
yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, trường mam non có tư cách pháp nhân và con dấu riêng” [5, tr 11].
* Nhiệm vụ và quyên hạn của trường mâm non
II
Trang 23Căn cứ Điều lệ Trường mam non, ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số
05/VBHN-BGDDT năm 2014 (Bộ Giáo dục và Dao tạo, 2008), các trường mầm
non đảm nhiệm trọng trách giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ từ ba tháng
đến sáu tuổi, tuân thủ chương trình Giáo dục Mam non do Bộ trưởng ban hành.
Trường mam non có trách nhiệm huy động trẻ em độ tuổi mam non nhap hoc,đồng thời quan lý, điều phối đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhăm dam bảochất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc va giáo dục Việc vận dụng nguồnlực cần tuyệt đối tuân thủ pháp luật Sự phối hợp chặt chẽ với gia đình cùng các
cá nhân, tổ chức liên quan là nhân tố quyết định thành công trong giáo dục và
chăm sóc trẻ Song song đó, nhà trường thực thi các chức năng, quyền hạn theo
đúng quy định, bao gồm cả đánh giá chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi
bước vào câp học tiêu học.
1.3.1.2 Mục tiêu của giáo dục bậc mâm non
Giáo dục mầm non (GDMN) đặt nền tảng trên mục tiêu giáo dục quốcgia, song hành cùng đặc điểm phát triển toàn diện của trẻ từ 0 đến 6 tuổi.Chương trình hướng tới sự phát triển hài hòa về thé chat, trí tuệ, thâm mỹ và tìnhcảm, kiến tạo những giá trị nhân cách ban đầu, chuẩn bị hành trang vững chắc
cho con trẻ khi vào lớp Một.
Triết lý giáo dục này chú trọng vun đắp những năng lực, phẩm chất nền
tang và chức năng tâm sinh ly của trẻ GDMN trang bị kỹ năng phù hợp lứa tuổi,
kích hoạt và phát huy tối đa tiềm năng, xây dựng nền móng vững chắc cho quá
trình học tập ở các cấp học sau này, đồng thời thúc day tinh thần học tập suốt
đời [23].
12
Trang 241.3.2 Các hoạt động giáo dục ở trường mam non
Theo Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT 2021 Thông tư ban hành
Chương trình giáo duc mầm non , các hoạt động giáo dục ở trường mam non
gồm:
- Hoạt động với đô vật: Trẻ nhỏ, thông qua tương tác với đồ dùng và đồ
chơi, lĩnh hội tên gọi, thuộc tính, chức năng và cách vận dụng Nhờ đó, trẻ tích
lũy kiến thức về thế giới và kinh nghiệm sống
- _ Hoạt động vui chơi: Đối với trẻ mẫu giáo thì đây chính là hoạt độngchủ đạo, được giáo viên hướng dẫn và tô chức trước hết giúp trẻ thỏa mãn các
nhu cầu vui chơi qua đó giáo dục nhận thức và phát triển toàn diện về nhân cách
cho trẻ lứa tuổi này
- Hoạt động học tập: Hoạt động học tập, dù được thiết kế bài bản và có sự
hướng dẫn tận tình của giáo viên, vẫn mang tính tự nguyện đối với trẻ Thực
té, các trò chơi thường lan at việc học, khiến trẻ tiếp thu kiến thức một cách tựnhiên, kết hợp hài hòa giữa học và chơi Phương pháp giáo dục lấy hoạt độngchơi làm chủ đạo được áp dụng triệt đề
- T6 chức ngày hội, ngày lễ: Tô chức các ngày hội, ngày lễ lớn trong
năm cho trẻ, góp phần mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về những ngày hội, ngày lễ,giáo dục tình cảm đạo đức của trẻ đối với quê hương, đất nước, con người
- TỔ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cả nhân cho trẻ: Căn cứ đặc điểm
tâm sinh lý đề phân phối thời gian, trình tự các hình thức hoạt động và nghỉ ngơiluân phiên trong ngày một cách hợp lý nhằm tiến hành nội dung giáo dục đạthiệu quả cao giúp trẻ hình thành nề nếp, thói quen trong sinh hoạt, giúp trẻ pháttriển cân đối cả về thể lực lẫn tâm lý, trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, vui vẻ khi tham
gia các hoạt động giáo dục
1.3.3 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi
1.3.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo
Giai đoạn nhi đồng tiền tiểu học đánh dấu bước phát triển vượt bậc về thểchat, thể hiện rd nét qua sự gia tăng nhanh chóng về cân nặng và chiều cao Quátrình này chịu tác động đa chiều từ chế độ dinh dưỡng đến môi trường sống Do
13
Trang 25đó, sự định hướng, giáo dục kiên trì từ gia đình và nhà trường là vô cùng cầnthiết, nhằm vun đắp những thói quen tích cực nơi trẻ thơ, đồng thời trau đồi sựkhéo léo trong phối hợp vận động, đặc biệt là sự linh hoạt của tứ chi và kha năngdiễn đạt băng ngôn từ.
Sự kết hợp giữa kiến thức sơ khai và nỗ lực diễn đạt tạo nên bức tranh
ngôn ngữ sinh động nhưng còn nhiều thiếu sót về tính chính xác và phạm vi kháiniệm Việc khuyến khích trẻ bộc lộ tư tưởng và điều chỉnh những sai sót trongdiễn đạt là vô cùng quan trọng trong quá trình giao tiếp
Nhận thức ở trẻ mẫu giáo thuộc giai đoạn khởi đầu, dựa trên nhận thức
trực quan, dần dần hình thành hệ thống khái niệm và khả năng phán đoán, suy
luận sơ đăng Vai trò của người hướng dẫn là giải đáp thắc mắc một cách đơn
giản, dê hiệu và chính xác vê ban chat sự vật, hiện tượng.
Về mặt tình cảm và thâm mỹ, trẻ ở giai đoạn này thể hiện cảm xúc một
cách tự nhiên, bộc phát, phù hợp với nhận thức và kinh nghiệm có hạn Do đó,
việc định hướng cho trẻ cách biểu đạt cảm xúc và đánh giá thâm mỹ đòi hỏi sự
kiên nhân và hướng dan bai ban.
Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là nền tảng khoa học để định hình
thái độ, trách nhiệm và phương pháp giáo dục phù hợp Từ đó, từng bước hình
thành ở trẻ những kiến thức, kỹ năng, tình cảm cần thiết, góp phần phát triểntoàn diện và tạo nền tảng vững chắc cho quá trình giáo duc ở các giai đoạn tiếp
theo.
13.4 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
mam non
Hoạt động trải nghiệm có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình giáo
dục nhằm phát triển và hình thành phâm chat nhân cách, năng lực tâm lý - xã hộicủa trẻ, cung cấp kiến thức và kỹ năng cho trẻ, từ đó giúp hình thành năng lực,phẩm chất và kinh nghiệm làm nền tảng cho mỗi cá nhân xây dựng sự nghiệp vàcuộc sống hạnh phúc sau này Hoạt động trải nghiệm tiếp nhận kiến thức, kỹ
14
Trang 26năng va thái độ dựa trên khả năng và tâm sinh ly của từng cá nhân, tạo điều kiện
cho sự cá biệt hóa và tạo cơ hội cho trẻ thể hiện bản thân, phát huy năng lực.
Qua hoạt động trải nghiệm, trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan như nghe,nhìn, chạm, ngửi dé tăng cường khả năng ghi nhớ và hiểu bài học lâu hơn
Hoạt động trải nghiệm không chỉ làm cho việc học trở nên thú vi đối vớitrẻ mà còn tạo ra sự hứng thú và chú ý từ phía người dạy Khi trẻ được khuyếnkhích tham gia tích cực vào quá trình học, trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn
và it gặp van đề về tuân thủ kỷ luật Qua việc lặp lại hành vi trong các bai tập,trẻ có thể học được các kỹ năng sống và tăng cường khả năng áp dụng chúngvào thực tế
1.3.5 Nội dung hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mam non
Theo Chương trình giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT 2021, nội dung củahoạt động trải nghiệm cho trẻ rất phong phú và tích hợp, bao gồm kiến thức từnhiều lĩnh vực khác nhau như tự nhiên và xã hội Hoạt động trải nghiệm có thểkết hợp giáo dục về thé chat, trí tuệ, đạo đức, thâm mỹ, lao động, giá trị sống, kỹnăng sống và môi trường Ngoài ra, giáo viên có thể lựa chọn các hoạt động
chuyên biệt phù hợp với nhận thức, kinh nghiệm, sở thích và khả năng riêng của
từng trẻ dé phát triển theo sự phát triển tâm sinh ly của trẻ Nội dung của hoạtđộng trải nghiệm được xây dựng dựa trên kế hoạch chủ đề - sự kiện từng nămhọc và có thé thay đôi tùy thuộc vào vùng miễn và điều kiện của từng cơ sở giáodục Có thể phân chia nội dung như sau:
-Trải nghiệm về bản thân: Bao gồm thông tin về họ tên, ngày sinh, giớitính, sở thích; khám phá và trải nghiệm các giác quan; tìm hiểu về các bộ phậncủa cơ thể
- Trải nghiệm về gia đình Gia đình tôi tại gồm có thành viên Cha mẹtôi làm nghé ; sở thích gia đình rất đa dạng, nhu cau thiết yếu được đáp ứng
đầy đủ Gia đình tôi thuộc quy mô
-Trải nghiệm về trường mầm non: Bao gồm thông tin về tên, địa chỉ
trường; lớp mâu giáo; tên và công việc của giáo viên và nhân viên trường; tên,
15
Trang 27đặc điểm và sở thích của các bạn; những đặc điểm nổi bật của trường; đồ dùng,
đồ chơi và hoạt động của trẻ tại trường.
-Trải nghiệm về môi trường tự nhiên: Bao gồm nhận biết đặc điểm của
các hiện tượng tự nhiên như nang, mưa; thứ tự va đặc trưng của các mùa trong
năm; dấu hiệu của ngày và đêm; đặc điểm và tác dụng của nước; không khí, ánhsáng; dat, đá, sỏi, cát
- Trải nghiệm về môi trường xã hội Xã hội địa phương phản ánh qua cácnghề nghiệp truyền thống, di sản văn hóa, danh thắng, lễ hội và các sự kiện vănhoá thường niên, tạo nên bức tranh đa sắc về đời sống cộng đồng
1.3.6 Hình thức của hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mâm
non
Thực hiện theo thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Dao tạo ban hành
năm 2018 và 2021, các hoạt động trải nghiệm tại bậc học mam non được triểnkhai đa dạng, phong phú, song vẫn đảm bảo tính thống nhất về mục tiêu giáodục Mỗi hoạt động đều tích hợp nội dung giáo dục rõ ràng, khuyến khích sựsáng tạo, chủ động và ứng biến của cả giáo viên và học sinh Nhờ đó, các hoạtđộng trở nên hấp dẫn, độc đáo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác phân hóa
giáo dục.
- Câu lạc bộ: Hoạt động ngoại khóa này tạo điều kiện cho trẻ em có cùng
sở thích, năng khiếu tương tác, giao lưu đưới sự hướng dẫn tận tâm của giáoviên Đây là môi trường lý tưởng để trẻ chia sẻ kiến thức, kỹ năng, đồng thời rènluyện khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm hiệu quả
- Câu lạc bộ có thể bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như múa,STEAM, võ thuật, tiếng Anh,
- Tham quan và dã ngoại: Đây là hoạt động thực tế giúp trẻ trực tiếp trảinghiệm va quan sát các hiện tượng trong cuộc sống Trẻ có thể tham quan các di
tích lịch sử, bảo tảng, làng nghề, nhà máy, trang trại giáo dục dé hiểu biết và
phát triển tư duy, tạo thái độ tích cực và hành vi đúng đắn
16
Trang 28- Tổ chức trò chơi: Là hoạt động vui chơi giúp trẻ hứng thú và thoải mái,
từ đó tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và dé dàng, phát triển năng lực và sở
trường của mỗi em.
- Hội thi và cuộc thi: Đây là hoạt động lôi cuốn và lôi kéo sự tham giacủa trẻ, giúp rèn luyện và định hướng giá trị, phát triển năng lực của học sinhthông qua các cuộc thi về vẽ, kê chuyện, thời trang, thé dục thé thao
- Hoạt động giao lưu: Là hoạt động giáo dục giúp trẻ tiếp xúc và tròchuyện với những người có thành tích xuất sắc hoặc thuộc các ngành nghè phổ
biến trong xã hội (có thé chính là các bậc phụ huynh trong trường), mở rộng mối
quan hệ và kiến thức của trẻ
- Hoat động xã hội: Là hoạt động giúp trẻ tham gia vào các hoạt động vì
cộng đồng, từ đó phát triển lòng yêu thương, trách nhiệm và kỹ năng giao tiếp
như gây quỹ từ thiện.
- Hoạt động lao động: Là hoạt động giúp trẻ tiếp cận và làm quen vớicông việc, từ đó rèn luyện tinh thần lao động, tôn trọng người lao động và ý thứccộng đồng, gần nhất là giúp đỡ ông,bà,bố,mẹ, những người thân yêu trong gia
đình.
1.3.7 Phương pháp hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mam
non
Dựa theo các hướng dẫn của Bộ GD-ĐT (2021), Bộ GD-ĐT (2018) Cách
tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non rất đa dạng và phong phú, kết
hợp giữa các phương pháp giáo dục và dạy học như:
- Phương pháp thực hành - trải nghiệm: Sử dụng phương pháp nay, trẻ
được khuyến khích trải nghiệm và áp dụng những kiến thức vào cuộc sống thực
tế của mình Trẻ thực hiện các hoạt động trực tiếp và sau đó chia sẻ, diễn đạt và
mô tả lại kết quả của trải nghiệm đó
- Phương pháp trò chuyện: Phương pháp này sử dụng lời nói dé truyền đạtkiến thức, củng cố hoặc mở rộng hiểu biết của trẻ Trò chuyện giúp đánh giátrình độ và vốn hiểu biết của trẻ dé tạo ra nội dung và hình thức thích hợp cho
hoạt động trải nghiệm.
17
Trang 29- Phương pháp trực quan — minh họa: Sử dụng các phương tiện trực quan
và hành động làm mẫu dé giúp trẻ quan sát và làm theo Phương pháp này giúp
trẻ huy động nhiều giác quan, dé hiểu và nhớ lâu
- Phương pháp nêu gương đánh giá: Giáo viên khuyến khích và đánh giá
các hành vi tích cực của trẻ, sử dụng các tam gương dé giáo dục và định hướng
hành vi của trẻ.
- — Rèn luyện khả năng giải quyết van dé ở trẻ được thực hiện thông quaviệc tao ra các tình huéng đòi hỏi tư duy độc lập, khơi dậy tiềm năng sáng tạo và
năng lực phân tích.
- Phuong pháp nhóm, một cách tiếp cận khác, khuyến khích su hợp tác
và giao lưu Trao đổi ý kiến tập thé giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng
tư duy phản biện và tinh thần đồng đội, thúc đây sự phát triển toàn diện
1.3.8 Đối mới giáo dục mam non và những yêu cầu đặt ra đối với tổ chức
hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 — 6 tuổi
Giáo dục mầm non đương đại đòi hỏi nâng cao chất lượng quản lý hoạtđộng trải nghiệm Những yêu cầu then chốt đối với điều này gồm:
- Tạo ra môi trường học tập đa dạng và kích thích: Giáo dục mầm non
hiện đại không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức mà còn chú trọng vào
việc phát triển toàn điện cho trẻ Quản lý hoạt động trải nghiệm cần phải tạo ramột môi trường học tập đa dạng và kích thích, bao gồm không gian học tập mở,trang thiết bị đồ chơi phong phú, vùng sân chơi an toàn và sáng tạo
- Đảm bảo tính chất phát triển cá nhân: Quản lý hoạt động trải nghiệm
cần phải tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về mặt sinh lý, tinh thần, xãhội và tư duy Cần phải có sự chú trọng vào việc thúc đầy sự tự tin, sự sáng tạo,
và khám phá bản thân của trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm.
- Tăng cường vai trò của giáo viên và nhân viên: Vai trò giáo duc mamnon doi hỏi đội ngũ nhà trường phải chuyên nghiệp Việc tổ chức các hoạtđộng trải nghiệm hiệu quả cần sự am hiểu sâu sắc về phương pháp sư phạmhiện đại Do đó, đào tạo thường xuyên về chuyên môn là yếu tố then chốt nângcao chất lượng hoạt động
18
Trang 30- Tạo cơ hội cho sự tham gia của gia đình: Quản lý hoạt động trải
nghiệm cần kêu gọi sự tham gia của gia đình trong quá trình giáo dục Việc nàykhông chỉ giúp gia đình hiểu rõ hơn về quá trình học của trẻ mà còn tạo cơ hội
cho sự hỗ trợ và tương tác giữa nhà trường và gia đình
- Đánh giá và cải thiện liên tục: Quản lý hoạt động trải nghiệm cầnthường xuyên đánh giá và cải thiện quá trình thực hiện để đảm bảo rằng các hoạt
động đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của trẻ mầm non, đồng thời đảm bảo
mức độ an toàn và phát triển toàn diện cho trẻ
1.4 Quan lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
1.4.1 Xáy dung kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
mam non
- Viéc hoach dinh chuong trinh trai nghiém giao duc tai cac co so mamnon là yếu tố then chốt, quyết định chat lượng giáo dục va sự phát triển toàn
diện của trẻ thơ Quá trình này cung cấp định hướng chiến lược và mục tiêu
minh bạch cho đội ngũ quản lý và thực hiện.
- Đội ngũ quản lý, với vai trò chủ chốt trong lập kế hoạch, có tráchnhiệm tích hợp các hoạt động giáo dục, triển khai theo đúng tiến độ Nhiệm vụtrọng tâm là định hướng sự phát triển của trường học hướng tới mục tiêu giáodục, xây dựng tầm nhìn phát triển toàn điện cho trẻ, chuẩn bị hành trang vữngchắc cho các em bước vào tiêu học
- Để xây dựng kế hoạch hiệu quả, đòi hỏi đội ngũ quản lý phải nhận diện cơ hội, thu thập thông tin đầy đủ, xác định mục tiêu, đánh giá điều kiện
nội ngoại sinh, tìm kiếm giải pháp tối ưu và lựa chọn phương án khả thi nhất
- Tim hiểu nhu cầu tham gia hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi và
phân tích thực trạng hoạt động này, bao gồm nhu cầu tham gia hoạt động trảinghiệm và tình hình thực tế của hoạt động trải nghiệm cho trẻ
Nắm vững quy định, yêu cầu và hướng dẫn của ngành về hoạt động trải
nghiệm cho trẻ, bao gồm việc tham khảo và hiểu rõ các văn bản quy định từ cấp
trên.
19
Trang 31Xác định rõ mục tiêu hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi, dam bảo rằng
phan ánh đúng hướng đi của giáo duc mam non và đóng góp vào mục tiêu chung
của ngảnh.
Dựa vào thực trạng hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5- 6 tuổi, các văn bản
hướng dan và điều kiện cụ thé của từng địa phương và trường mầm non, cán bộquan lý cần đặt ra mục tiêu quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5- 6 tuổi mộtcách cụ thể và hiệu quả
Chương trình HĐTN phải được thiết kế dé thể hiện đúng nội dung và mụctiêu cụ thé của HDTN, mang tính xuyên suốt và phù hợp với toàn bộ hoạt động
của trường.
Xác định nội dung hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5- 6 tuổi: từ mục tiêu,
cán bộ quản lý cần chủ động xác định nội dung hoạt động trải nghiệm cho trẻ
của trường mình Yêu cầu của việc xác định nội dung chương trình giáo dục kĩnăng sống đối với trẻ mẫu giáo là phải theo nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu,tính hiệu quả, tính khả thi và tính phù hợp Các hoạt động trải nghiệm đối với trẻ5-6 tuổi khi lựa chọn phải phù hợp với khả năng của nhà trường, thực tiễn của
địa bàn và đặc điểm tâm lý, độ tuổi, năng lực, nguyện vọng của trẻ, nhằm mục
đích giúp cho trẻ xây dựng và phát triển những thái độ, hành động, ứng xử đúngđăn, lành mạnh thông qua việc giải quyết các vấn đề của đời sống cá nhân và cáchoạt động cộng đồng, từ đó hình thành tính cách và định hướng phát triển con
người toàn diện hơn.
Nội dung hoạt động trải nghiệm trong các hoạt động dạy học trên lớp: cầnxác định các hoạt động trải nghiệm được lồng ghép trong từng hoạt động khácnhau, chăng hạn: xác định các hoạt động trải nghiệm được lồng ghép trong giờhoạt động làm quen với các tác phẩm văn học, hoạt động tạo hình, hoạt độngchơi sắm vai theo chủ đề, Nội dung hoạt động trải nghiệm như một môn học:cần xác định mục đích, nội dung cụ thể cho tất cả trẻ mầm non hoặc cho từngđối tượng trẻ theo độ tuổi, giới tính, thành phan gia đình, địa phương
Chương trình trải nghiệm giáo dục mầm non cần thiết kế phù hợp với đặc
thù từng trường, mục tiêu rõ ràng, nội dung găn liên với đời sông trẻ Hoạt động
20
Trang 32trải nghiệm được tích hợp linh hoạt vào mọi sinh hoạt thường nhật: don/tra trẻ,
gid ăn, vệ sinh, và các hoạt động giáo dục khác.
Triển khai phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy đóng vai trò tiên
quyết trong việc thúc day hứng thú học tập ở trẻ Việc lựa chọn phương pháp
giáo dục và hình thức tô chức phù hợp, da dang sẽ tối đa hóa hiệu quả giáo dục
kỹ năng sống Nhà quản lý cần có sự nghiên cứu thấu đáo đặc điểm của từnghình thức, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, điều kiện của địa phương và nhàtrường trước khi quyết định Đội ngũ giáo viên cần chủ động, sáng tạo và linhhoạt trong việc áp dụng các phương pháp và hình thức này, nhất là với trẻ lứatuổi 5-6, nhằm đạt hiệu quả tối ưu
Xác định thời gian, kinh phí, các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức hoạtđộng trải nghiệm cho trẻ 5- 6 tuổi: việc xác định thời gian, kinh phí và các điềukiện thực hiện hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5- 6 tuổi bao gồm: Phân bố thời
gian hợp lý cho hoạt động trải nghiệm : cán bộ quản lý căn cứ vào nội dung
chương trình giáo dục và số lượng công việc của trường trong năm học, dé từ
đó, phân bỏ thời gian cho các hoạt động liên quan đến tổ chức hoạt động trainghiệm cho trẻ 5- 6 tuổi: thời gian cho hoạt động trải nghiệm, thời gian cho việc
tổ chức các hoạt động có lồng ghép nội dung trải nghiệm, và thời gian cho cáchoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động dã ngoại, liên quan đến hoạt động trải
nghiệm Dự trù kinh phí cho hoạt động trải nghiệm theo từng năm học, kinh phí
cho từng hình thức giáo dục, cho từng hoạt động cụ thể
Xác định cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học thông qua việc
thống kê số lượng và chất lượng của phòng học, phòng chức năng, các côngtrình cơ sở vật chất khác của trường, kết hợp với những yêu cầu của hoạt độngtrải nghiệm cho trẻ 5-6 tudi dé đưa ra các phương án thực thi hiệu quả Kế hoạchđầu tư, sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng phục vụ trải
nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi cần được lập chu đáo
Ban Giám hiệu sẽ xác định và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cánhân trong đội ngũ giáo dục, bao gồm giáo viên, nhân viên y tế, hành chính, bảo
mẫu, lao công và bảo vệ, dựa trên năng lực và tính phù hợp của từng nhiệm vụ.
21
Trang 33Việc lựa chọn nhân sự phải xuất phát từ yêu cầu công việc, đặt hiệu quả lên
hàng đầu Hơn nữa, sự phối hợp với phụ huynh và các tổ chức xã hội bên ngoài
trường học là yếu tố then chốt, nhằm huy động tối đa nguồn lực, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động trải nghiệm của trẻ.
Triển khai kế hoạch hoạt động trải nghiệm giáo dục toàn diện dành cho trẻlứa tuổi 5-6 tuổi đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản Việc xây dựng kế
hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần được thực hiện trên phạm vi năm học,
học kỳ, tháng và tuần, tạo nên một hệ thống quản lý giáo dục chặt chẽ và hiệuquả Kế hoạch năm học đóng vai trò then chốt, xuyên suốt quá trình quản lý củanhà trường, từ khâu hoạch định mục tiêu đến đánh giá kết quả thực hiện Déđảm bảo tinh khả thi và hiệu quả tối ưu, việc xây dung kế hoạch can sự tham gia
tích cực của toàn thê cán bộ, giáo viên, từ khâu tổng thé đến chi tiết Cụ thể, việc
thành lập các nhóm công tác, bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, cùng các tôtrưởng chuyên môn các khối lớp, sẽ đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu
quả.
Song song đó, việc thiết kế kế hoạch tập huấn, bồi đưỡng chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên là vô cùng cần thiết Đề án trọng tâm đảo tạo năng lực chuyên
môn sư phạm về hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên Nội dung tậptrung vào mục tiêu, cấu trúc, phương pháp và hình thức triển khai hoạt động.Kế
hoạch này được chia thành hai cấp độ: kế hoạch thường niên (thường được thực
hiện vào dịp hè hoặc đầu năm học) và kế hoạch hàng tháng (dưới hình thức sinh
hoạt chuyên môn và báo cáo chuyên đề)
Việc thiết lập hệ thống tiêu chuẩn đánh giá hoạt động trải nghiệm dànhcho trẻ là yếu tô then chốt Ban chỉ đạo cần xây dựng quy trình kiểm soát, đánhgiá minh bạch, toàn diện và khách quan Mọi kế hoạch, sau khi được hoàn thiện,cần trình lên ban chỉ đạo dé thẩm định tính khả thi và hop lý Hiệu trưởng có
trách nhiệm trình phương án tông thể lên cấp trên xin ý kiến chỉ dao và phê
duyệt các kế hoạch cụ thể.
Ban giám hiệu nhà trường phải đảm bảo nội dung hoạt động trải nghiệm
phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giáo dục, góp phần bồi dưỡng toàn diện pham
22
Trang 34chất và kỹ năng của trẻ Việc tham khảo ý kiến từ các tổ chức trong trường, gồm chi bộ, công đoàn, chi đoàn, tập thé giáo viên, nhân viên cùng phụ huynh học
sinh là điều cần thiết dé hoàn thiện kế hoạch
Tóm lại, việc hoạch định và quản lý hoạt động trải nghiệm giúp ban giám
hiệu nhà trường nắm bắt toàn diện tiến trình giáo dục, từ đó nâng cao hiệu quả
và chất lượng giáo duc mam non
1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
trường mam non
Theo tác giả Pham Thị Châu (2009) Tuy công tác xây dựng kế hoạch làmột công việc quan trọng, nhưng chỉ là khâu đầu tiên của một quá trình quản lý
bằng kế hoạch Muốn kế hoạch trở thành hiện thực, mục tiêu trở thành kết quả,
thì việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện mới có ý nghĩa quyết định sự thành công củanhà quản lý; Các kế hoạch có được thực thi hay không, hay thực thi đạt được ở
mức độ nào là phụ thuộc vào năng lực tổ chức của nhà quản lý Xét theo góc độ:
tổ chức là một hành động, thì t6 chức là sắp xếp, điều khiển của nhà quản lý đốivới một nhóm người để đạt tới mục đích nhất định Cán bộ quản lý giáo dục
(CBQL) phải tô chức các bộ phận thực hiện hoạt động trải nghiệm (HDTN) theo
một phương hướng thống nhất về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức va
phối hợp các bộ phận một cách mạch lạc và khoa học nhằm khuyến khích và tận
dụng tối đa tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường trong
quá trình thực hiện.
- Thanh lập Ban chi đạo hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi: Ban này
sẽ chịu trách nhiệm quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi tại trườngmam non, bao gồm cả việc điều hành và đảm bao chất lượng
- Xây dựng lực lượng nhân sự cốt lõi cho hoạt động trải nghiệm cho trẻ
5-6 tudi : Ban chỉ đạo cần đánh giá và lựa chọn giáo viên có kinh nghiệm va tâm
huyết về hoạt động trải nghiệm cho trẻ dé làm lực lượng cốt lõi Lực lượng này
sẽ đi tiên phong trong việc tham gia hoạt động trải nghiệm và được ưu tiên bồi
dưỡng.
23
Trang 35- Xây dựng mối quan hệ phối hợp: Ban chỉ đạo cần nâng cao ý thức tráchnhiệm thông qua cuộc họp và giải thích ý nghĩa của sự phối hợp trong hoạt động
trải nghiệm cho trẻ.
- Phân công nhiệm vụ: Các nhân vat quan trọng như hiệu trưởng va phó
hiệu trưởng cần quan lý và huy động nguồn lực dé thực hiện kế hoạch Các giáoviên và phụ huynh cũng cần được phân công nhiệm vụ tương ứng
- Ban hành quy định: Ban chỉ đạo cần thống nhất và ban hành các quyđịnh về nhiệm vụ và quyền lợi của các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động
trải nghiệm.
- Triển khai và hướng dẫn: Dựa trên kế hoạch tổng quát, Ban chỉ đạo cần
tổ chức triển khai và hướng dẫn cho các lực lượng giáo dục Hướng dẫn việc lập
kế hoạch HĐTN phù hợp với mục tiêu năm học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chấtlượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non Hướng dẫn triển khai cácHĐTN theo hướng phát triển năng lực cho từng nhóm lớp như đã được phê
duyệt.
- Ban chỉ đạo cần tích cực hỗ trợ đội ngũ giáo dục triển khai kế hoạch,
thông qua việc thường xuyên quan sát, tham gia giảng dạy, và đánh giá hiệu quả
hoạt động trải nghiệm Việc đôi mới và da dạng hóa các hình thức hoạt động,
như hội thi, giao lưu, và các phong trào thi dua cần được khuyến khích mạnh
mẽ Đồng thời, giáo viên cần được hướng dẫn bài bản để đảm bảo hoạt động trải
nghiệm đạt hiệu quả toàn diện, cân bằng về nội dung và hình thức tô chức Sự
phối hợp chặt chẽ này sẽ tối ưu hóa chất lượng hoạt động trải nghiệm.
1.4.3 Chi đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 -6 tuổi ở trường
mam non
Trong quản ly, chi đạo đồng nghĩa với việc huy động lực lượng dé thựchiện kế hoạch và điều hành mọi công việc dé đảm bảo sự thuận lợi và có trật tự
trong mọi hoạt động của đơn vi giáo dục Do đó, công tác chỉ đạo của nhà quản
lý không chỉ là một hoạt động nghệ thuật mà còn cần có yếu tố khoa học
Để hoàn thành nhiệm vụ, đội ngũ nhà trường cần sở hữu năng lực vàphẩm chất chuyên nghiệp Sự linh hoạt, sáng tạo trong hoạch định và điều hành
24
Trang 36chiến lược quản lý là yếu tô then chốt, dam bảo phù hợp với mục tiêu và tình
hình cụ thể Nhờ đó, quá trình lãnh đạo và tác động đến các cá nhân đạt hiệu quảtối ưu, thúc đây sự nỗ lực hướng tới thành tựu chung Hiệu quả quản lý được thểhiện rõ nét qua việc hiện thực hóa kế hoạch Chang han, Hiéu truong da chi dao
thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm dành cho trẻ 5-6 tuổi, bao gồm:
- Nhà trường chính thức ban hành kế hoạch năm học, thành lập Ban chỉđạo va phân bố nhiệm vụ cụ thé Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống đượctriển khai đồng bộ Chương trình nâng cao năng lực chuyên môn được tô chứcbài bản, hiệu quả Hệ thống khen thưởng minh bach, kip thời được áp dung.Thông tin kế hoạch được hiệu trưởng truyền đạt đến toàn thé cán bộ, giáo viên
một cách chính xác và nhanh chóng, đảm bảo mọi người sẵn sàng thực thi.
- Hướng dẫn cán bộ quản lý, nhà giáo, cha mẹ trẻ cùng các lực lượng
giáo dục khác thực hiện kế hoạch: Cấp trên giao trách nhiệm, phân công uy viênBan chỉ đạo hướng dẫn cấp dưới thực hiện từng bước kế hoạch đã xây dựng Tưvan cho cha mẹ trẻ về nội dung cần hợp tác với nhà trường Thống nhất nội
dung, phương thức giáo dục giữa nhà trường và cha mẹ; khích lệ họ chủ động
hợp tác với nhà trường thực hiện giáo dục, tô chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
tại gia đình.
- Chỉ đạo các lực lượng giáo dục báo cáo tình hình thực hiện hoạt động
trải nghiệm ở trẻ 5-6 tuổi: Xây dựng và thông báo cho từng lực lượng giáo dụcnắm được thông tin về báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện hoạt động trải
nghiệm ở trẻ 5-6 tuổi Báo cáo tiễn độ và kết quả thực hiện hoạt động trải
nghiệm ở trẻ 5-6 tuổi với cấp trên Trao đồi thông tin về hoạt động trải nghiệm ởtrẻ 5-6 tuổi giữa các bộ phận trong trường học, giữa các đơn vị, các tinh, các khu
vực trong ngoải nước,
- Ban chỉ đạo giám sat chặt chẽ, điều chỉnh kế hoạch hoạt động trảinghiệm, bao gồm cả việc dự giờ, tô chức các hoạt động và tổng kết, rút kinhnghiệm Việc theo dõi, hướng dẫn, thúc đây sự tham gia tích cực của giáo viên,cán bộ và phụ huynh được ưu tiên hàng đầu Đồng thời, giải quyết kịp thời, hiệuquả mọi van dé phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch
25
Trang 37- CBQL cũng cần chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ việc
triển khai hoạt động HĐTN, bao gồm cả nguồn lực vật chất và công cụ hỗ trợ.Trong quá trình chỉ đạo, CBQL cần tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện kịp thờiđiều chỉnh những vấn đề không hợp lý, khiếm khuyết về nguồn lực CBQL cầnphát hiện và ra quyết định điều chỉnh phù hợp, cũng như động viên nhằmkhuyến khích tinh thần hăng hái của mọi thành phần tham dự
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
mam non
Quản lý và đánh giá hiệu quả giáo dục mầm non, nhất là đối với trẻ 5-6tuổi, là yếu tố then chốt đảm bảo chất lượng hoạt động trường học Việc phân
quyền và tăng cường trách nhiệm cho các bộ phận trong trường đòi hỏi Ban
giám hiệu phải giám sát chặt chẽ, toàn diện các hoạt động trải nghiệm nhằm đạthiệu quả tối ưu Hệ thống kiểm tra, giám sát không chỉ đánh giá quá trình triển
khai, kết quả giáo dục mà còn góp phần động viên những nỗ lực tích cực, kịp
thời phát hiện thiếu sót dé điều chỉnh, nâng cao chất lượng giáo dục
Việc đánh giá chương trình trải nghiệm dành cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
đòi hỏi sự toàn diện Thứ nhất, cần xác lập mục tiêu và phạm vi đánh giá một
cách minh bạch Bao gồm: đánh giá năng lực của đội ngũ giáo viên và quản lýtrong việc tích hợp hoạt động trải nghiệm vào chương trình học; đánh giá chấtlượng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề, cũng như các buổi học tập,trao đổi kinh nghiệm; va quan trọng nhất, đánh giá sự hợp tác hiệu quả giữa nhà
trường, gia đình và các đơn vị giáo dục bên ngoài trong việc triển khai chương
trình.
Tiếp theo, việc xây dựng và phổ biến các tiêu chí đánh giá là điều cầnthiết Các tiêu chí này cần được giải thích rõ ràng, minh bạch cho tất cả các bênliên quan, đảm bảo sự thống nhất trong quá trình đánh giá Việc truyền đạt thôngtin cần được thực hiện một cách cần trọng và hiệu quả để tất cả các bên đều hiểu
rõ và tuân thủ các tiêu chí đã được thiết lập
Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá đóng vai trò tiên quyết Sựkết hợp hài hòa giữa đánh giá trực tiếp và gián tiếp, xen kẽ kiểm tra định kỳ và
26
Trang 38đột xuất, kiến tạo hệ thống toàn diện, khách quan Việc đánh giá định kỳ hàng
tháng hoạt động dạy học tích hợp trải nghiệm là điều cần thiết Song song đó,kiểm tra đột xuất góp phần giám sát thường xuyên, kịp thời phát hiện, xử lý bất
cập Quá trình này cần bao quát toàn bộ chu trình: chuẩn bị, triển khai và thực
thi hoạt động trải nghiệm, đảm bảo tính hệ thống và hiệu quả tối ưu
Tổng kết, nhận xét và rút kinh nghiệm: Nhận xét, tổng kết và rút kinhnghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi sau mỗi hoạt động; trongtừng khối lớp, trong trường hoặc cụm trường
Khen thưởng cá nhân và tập thé có thành tích tốt; nhắc nhở và phê bình cánhân và tập thể chưa tốt: trên cơ sở của việc kiểm tra, đánh giá các lực lượnggiáo dục tham gia hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi, hiệu trưởng đề nghịkhen thưởng các ca nhân, tập thể có thành tích tốt trong quá trình tham gia hoạtđộng trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi, có thé thực hiện ở cấp trường, quận/huyện,tỉnh thành hoặc quốc gia, và ngược lại
Như vậy, công tác kiểm tra được xem là công đoạn cuối cùng của một chutrình quản lý, nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả của toàn bộ quá trình quảnlý; đồng thời việc kiểm tra này cũng góp phan cho việc chuẩn bị tích cực cho kỳ
kế hoạch tiếp theo Nhà quản lý khi thực hiện tốt các công tác kiểm tra và đánhgiá một cách chuẩn xác trạng thái cuối cùng của hệ quản lý thì đến kỳ kế hoạchtiếp theo (năm học mới), việc soạn thảo kế hoạch sẽ thuận lợi, kế thừa đượcnhững mặt mạnh để tiếp tục phát huy; phát hiện được những lệch lạc, thiếu sót
dé khắc phục, uốn nắn, loại trừ Các chức năng quản lý có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, tác động qua lại và thúc đây lẫn nhau, thậm chí đan xen vào nhau.Hiệu quả chức năng này là tiền đề tiên quyết cho các hoạt động quản lý tiếpdiễn Sự phân tách chức năng quản lý mang tính tương đối, bởi mọi chức năngđều liên kết mật thiết, hòa quyện trong chu trình tổng thé Quản lý đòi hỏi sự tậndụng tối đa thế mạnh riêng biệt của mỗi chức năng, đồng thời phối hợp nhịp
nhàng giữa chúng.
Việc giám sát, đánh giá giáo viên cần tuân thủ kế hoạch công khai, phổ
biến đến toàn thê đội ngũ Áp dụng đa dạng hình thức kiểm tra — định kỳ, đột
27
Trang 39xuất, thường xuyên — nhằm củng cố trách nhiệm và chuyên môn nghiệp vụ trong
công tác giảng dạy, hướng dẫn học sinh
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6
tuổi ở trường mầm non
1.5.1 Các yễu tô chủ quan
1.5.1.1 Nhận thức, năng lực của đội ngũ giáo viên
Vai trò của nhà giáo trong việc kiến tạo các hoạt động ngoại khóa(HĐNK) dành cho học sinh là không thé phủ nhận Ho không chỉ là người trựctiếp thiết kế các chương trình giáo dục mà còn là nhân té then chốt định hình sựtrưởng thành toàn diện của trẻ Thấu hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa giáo dục
của HDNK là điều kiện tiên quyết dé giáo viên tổ chức các hoạt động hiệu qua, hấp dẫn, mỗi hoạt động đều mang một giá tri giáo dục riêng biệt, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tuy nhiên, nếu thiếu năng lực tô chức hoặc thiếu sự đổi mới trong phương
pháp quản ly và tổ chức các hoạt động, HDNK sẽ trở nên nhàm chán, thiếu sức
hút, dân đên giảm hiệu quả giáo dục.
Công tác quản lý và điều hành giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào việc nâng
cao năng lực tô chức hoạt động nội khóa (HDNK) của đội ngũ giáo viên Do đó,
nhà trường cần thiết lập kế hoạch toàn diện, triển khai các chương trình tập huấnchuyên nghiệp, tạo môi trường thuận lợi để giáo viên chia sẻ kinh nghiệm, học
tập lẫn nhau, nhằm mục đích bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức HDNK hiệu quả Việc này là then chốt để đảm bảo chất lượng giáo dục.
1.5.1.2.Ý thức trách nhiệm và năng lực quản lý của cản bộ quản lý trong quản lý
hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuôi
Sự thành bại của nhà trường phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả lãnh đạo giáodục Trình độ chuyên môn và tầm nhìn chiến lược của đội ngũ quản lý đóng vaitrò tiên quyết Việc điều hành thiếu sót dẫn đến các hoạt động trải nghiệm thiếuhiệu quả, đồng bộ và chậm trễ trong đánh giá, khen thưởng Hệ quả là sự thiếugan kết, phối hợp lỏng lẻo giữa các đơn vị, tac động tiêu cực đến chất lượng giáo
28
Trang 40dục toàn diện.
CBQL can tìm hiểu kỹ về năng lực, kinh nghiệm, thái độ và tình cảm củacác lực lượng tham gia HĐTN Điều này cần được tích lũy và làm sâu sắc hơn
trong quá trình công tác của CBQL, dé họ có thé xử lý va ứng phó tốt với các
tình huống và nhiệm vụ phát sinh một cách chủ động và hiệu quả nhất
Trong bối cảnh giáo dục đang có nhiều biến động mạnh mẽ về quy mô vàchất lượng đào tạo, CBQL cần nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới và phát
huy tính linh hoạt và sáng tạo trong công tác.
Hiệu quả hoạt động tô chức và năng lực lãnh đạo, quản lý chương trình,đánh giá, chuyên môn và điều hành phụ thuộc chặt chẽ vào nhận thức của cán bộquản lý Khóa đào tạo chuyên nghiệp là yếu tố then chốt nâng cao năng lực, đảm
bảo chất lượng hoạt động Sự tự hoàn thiện chuyên môn thông qua học tập,
nghiên cứu, rèn luyện không ngừng là điều kiện tiên quyết cho hiệu quả quản lý.Năng lực cá nhân của cán bộ quản lý quyết định trực tiếp chất lượng và hiệu quảcông tác Việc này góp phan dam bao chất lượng hoạt động đạt hiệu quả tối ưu
1.5.2 Các yếu tô khách quan
1.5.2.1 Môi trường giáo dục của nhà trường
Cán bộ quản lý và giáo viên sở hữu chuyên môn vững vàng trong giáo
dục mam non Tuy nhiên, việc bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa
còn thiếu sót Tập trung nâng cao chất lượng học tập đã làm lu mờ tầm quan
trọng của hoạt động ngoại khóa, đáng tiếc là chưa được quan tâm đúng mức.Do
đó, các hoạt động này thường chưa có môi trường giáo dục thuận lợi và dựa vào
sự nhiệt tình và kinh nghiệm cá nhân của từng người khi tham gia.
Đề tô chức hoạt động ngoại khóa hiệu quả, cần phải xem xét điều kiệnkinh tế, văn hóa, và khí hậu đặc trưng của từng địa phương
Môi trường hoạt động ngoại khóa cần được thiết lập mở: không nên áp đặt
hay bắt buộc để tạo áp lực cho học sinh Các hình thức hoạt động cần phải linh
hoạt về không gian, cho phép học sinh lựa chọn các hoạt động phù hợp với sở
thích, năng lực và hứng thú của mình Đông thời, cân quan tâm đên nhu câu và
29