DANH MỤC CÁC BIEU ĐÔ TRONG LUẬN VANBiểu 44 4: Nhận thức của GVMN vẻ vai trò của DCHT với việc giúp trẻ LQVCC Biểu đề 5: Thực trạng về việc thiết kế DCHT giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với ch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC MÀM NON
eee’
LUAN VAN TOT NGHIEP
_ THETKEDO CHOC?
` GVHD: ThS Nguyễn Thị Anh Thư
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Tuyến
Lớp: 4B — K33902097 ~ Khóa 33
TPHCM THANG 05 NĂM 2011
Trang 2Xin chân thành cám ơn quý thầy, cô đã nhiệt tinh trong công tác giảng day, gia đình và bạn bẻ đã tạo điều kiện giúp cho
tôi đạt được những điều mong muốn và hoàn thành bài luận văn
này.
Va hơn nữa với tắm lòng ưu ái, biết ơn sâu sắc gữiđến £
cô Nguyễn Thị Anh Thư, người mà trong suốt thời gian qua đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bài luận văn này.
.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu và giáo viên các trường:
- _ Trường mắm non 2Q Binh Thạnh
- _ Trường mắm non 7A Q Binh Thạnh
- _ Trường mắm non 25A Q Binh Thanh
- _ Trường mim non 24A Q Binh Thạnh
~ Trường mắm non 12 Q Tân Binh
- Trường mắm non 11 Q Tân Bình
Trong quá trình hoàn chỉnh bai luận văn này chắc chắn
sẽ có nhiều điều sai sót, kính mong thầy cô xem xét và đóng
góp ý kiến dé bai thêm hoàn chỉnh va mang lại hiệu quả cao cho
các bộ đồ chơi được áp dụng trong thực tế.
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hồng Tuyến
THU VIỆN
Trương Đạt-Hoc Su-Phạm
TP HÓ-CHI:MINH
Trang 3CÁC TỪ VIET TAT TRONG LUẬN VĂN
Trang 4DANH MỤC CÁC BANG TRONG LUẬN VAN
_ Bảng 7: Kết quả đánh giá nội dung và hình thức của các
-_ | mẫu đồ chơi được thiết kế
Bảng 8: Kết quả đánh giá tính hiệu quả của các mẫu đồ chơi
88được thiết kế
Trang 5DANH MỤC CÁC BIEU ĐÔ TRONG LUẬN VAN
Biểu 44 4: Nhận thức của GVMN vẻ vai trò của DCHT với
việc giúp trẻ LQVCC
Biểu đề 5: Thực trạng về việc thiết kế DCHT giúp trẻ 5-6
tuổi làm quen với chữ cái của GVMN hiện nay
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
TÊN CÁC HÌNH ẢNH
Đồ chơi số 1: “Vòng xoay kỷ điệu"
Đề chơi số 2: “Bông hoa chữ cái"
Đồ chơi số 3: “Đoàn tàu chữ cái”
Đề chơi số 4: “TẮm bảng đa năng”
Đồ chơi số 5: “Nét cơ bản của chữ cái”
wv
Đồ chơi số 6: "Khối vuông chữ cái”
Đồ chơi số ?: "Những tắm lịch chữ cái đáng yêu”
8 Đồ chơi số 8: “Lô tô cặp đôi tương ứng "
Đồ chơi số 9: “Qua táo nhiệm màu” 76
Trang 7Bi: SI acca a aR Nac 8s7 ”ả75 5 Ề 8
BC eatin cole OH ani sss ieee rsiccaccccen tere 13
` NỘI DUNG NGHIÊN COU scesissssscomessinesmninninenetsttnenmsit l4
CHUONG I: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN -5- 14
1 Cơ sở lý luận về đồ chơi học t8p ccccssescssecsssssessssesssssecsucenssessenecesesecs 14
1.1 Khái niệm về đồ chơi va đồ chơi học tap - 141.2 Vai trò của đồ chơi học tập đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
mằmnon l4
I3, Phẩn GB ik BiG tn Gkonukokieeiedeoredaddkoua»ee 17
2 Cơ sở lý luận về Tiếng Việt -S225e2 basis atta 20
2.1 Đặc điểm của Tiếng Việt và chữ Việt 5 55-2 20
2.2 Hệ thống chữ cái trong tiếng Việt 252 52cccccccccc 22
2.3 Đặc điểm của chữ viết trong tiếng Việt 22 552 24
3 Sy phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi và vấn dé cho trẻ LQVCC trongtiếng Việt 26
3.1 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi 555555- 263.2 _ Vấn đề cho trẻ làm quen với chữ cái 2 cccc-cc- 28
4 _ Thiết kế đỗ chơi học tập giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cai 32
Trang 8CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG - 6- 555632 35
1 Mục đích khảo sát thực trạng -ccsesseccoscccoeee 35
2 Đối tượng và khách thể khảo sát thực trạng 35
3: “Thad gian khẢo ah cise isis sais tan cassia 35 I 53 35
5 Phuong pháp khảo sát thực trạng -.- 36
6 Vài nét về khách thể khảo sát thực trạng - 37
7 Phân tích kết quả khảo sát thực trạng: -. - 38
SE URGE CHT Eviiidiieedeiaeaieaaeieseeasee 54 CHUONG 3: THIET KE VA THU NGHIỆM ĐÐCHT 55
GIÚP TRE 5-6 TUOI Ở TRUONG MN LQVCC TRONG TIENG VIET 55
I Thiết kế DCHT giúp trẻ 5-6 tuổi ở trường MN LQVCC trong Tiếng Việt55 > Đồ chơi số 1: “Vòng xoay kỳ diệu” -. se 55 > Đề chơi số 2: “Bông hoa chữ cái” -<2 57 > Đồ chơi số 3: “Doan tàu chữ cái” 5-5555 59 > Đồ chơi số 4: “Thm bảng da năng” 5c 61 > Đồ chơi số 5: “Nét cơ bản của chữ cái” 65
> Đề chơi số 6: “Khối vuông chữ cái"” -.s 67 > Đồ chơi số 7: “Những tim lich chữ cái đáng yêu” 70
> Đề chơi số 8: “Lô tô cặp đôi tương ứng ” - T2 > Đồ chơi số 9: “Quả táo nhiệm màu” 938981000055 74 > Đồ chơi số 10: “Quyển sách huyền bí” 77
» EAI RSE a LÍ MA HRASNN”G o 80
C KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ SƯ PHẠM 5 5552 92
TAILIẾO THAM KH uc ccco SG 022262LECL005GGS0OGá5 95
8“ ẽ==-=kÄ {7 =.-.- -.- a 98
Trang 9A MỞ BAU
1 Đặt vấn đề
Vui chơi là một trong những nhu cầu tự nhiên, cần thiết đối với cuộc sống của
trẻ nhỏ Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi Phương châm
“chơi mà học, học mà choi” là vấn để được đặt lên hàng đầu đối với trẻ MN Thông qua hoạt động chơi với đồ chơi sẽ giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết, làm cho hứng thú và tinh cảm của trẻ cũng phát triển, đặc biệt là góp phdn làm cho khả năng tư duy, kha
năng ngôn ngữ của trẻ din dần được hoàn thiện
Mục tiêu của GDMN là chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo Š lĩnh
vực Trong đó, phát triển ngôn ngữ cho trẻ em lả một nhiệm vụ quan trọng của ngành
GDMN đặc biệt là đối với trẻ trong độ tuổi MGL Công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ
MN bao gồm nhiều nội dung Đó là: “Luyén cho trẻ phát âm đúng, làm giàu vốn từ
cho trẻ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc, chuẩn bị cho trẻ học chữ, giáo dục trẻ
có khó khăn về nói” [15-1] Trong đó, nội dung cho trẻ LQVCC va chữ viết là một
trong những nội dung đóng vai trò hết sức quan trọng Các nhà giáo dục học đã khẳng
định rằng: “Cho trẻ LQVCC, giúp hình thành và phát triển năng lực phát âm, nhận biết
chữ cái, sao chép chữ cái cho trẻ là điều cần thiết để chuẩn bị cho việc học Tiếng Việt
lớp 1” [17]
Hoạt động cho trẻ LQVCC là một nội dung của việc chuẩn bị cho trẻ học chữ
trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi Vì vậy nó có ý nghĩa trực triếp
trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi này Nhiều nhà khoa học đã khẳng
định: “các kỹ năng đọc và viết sau này của trẻ em phải dựa vào thành tựu tiếng nói mà
trẻ đạt được ở giai đoạn trước tuổi học” [2] Nội dung “LQVCC” trong trường mẫugiáo giúp trẻ đạt đến độ “chín muỗi” cần thiết về khả năng nghe, nói, phát âm và hiểu
Tiếng Việt Trước hết là rèn luyện kỹ năng nghe, nói, giúp trẻ phân biệt và phát âm
chính xác các chữ cái có trong Tiếng Việt, thông qua các hoạt động như: cho trẻ liên
tưởng đến những sự vật có hình dạng giếng với chữ cái đã học hoặc cho trẻ gọi tên các
đồ vật có những âm bắt đầu bằng chữ cái đã được làm quen Việc cho trẻ LQVCC
cũng làm cho vén từ của trẻ được phát triển giúp cho trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết Ngoài ra, thông qua việc LQVCC ở các vị trí khác
Trang 8
Trang 10nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định Cho trẻLQVCC còn góp phan kích thích phát triển tư duy, trí nhớ, thể hiện ở chỗ trẻ đã xácđịnh tính chất đặc điểm của chữ đó bằng cách so sánh, tìm kiếm các từ, tiếng thôngqua các đồ vật Như vậy, trẻ nhận ra chữ đó qua việc phát âm và làm quen với mặt chữ
chứ không phải chỉ thông qua mặt chữ Đây là cơ sở quan trọng để trẻ tiếp nhận trithức và giúp trẻ học đọc, học viết tốt ở bậc học phd thông
Để hình thành và phát triển cho trẻ các năng lực phát âm, nhận biết chữ cái, saochép chữ cái, GVMN có thể sử dụng nhiều hình thức tổ chức hoạt động LQVCC như:
sử dụng tranh ảnh, vật thật, tổ chức môi trường chữ cái va đặc biệt 1a sử dụng trò chơi
và đồ chơi Trong các loại đề chơi thì DCHT là một phương tiện hiệu quả giúp trẻ
LQVCC Bởi thông qua các loại DCHT có nội dung chơi yêu cầu trẻ nhận biết phân
biệt vị trí của chữ cái có trong từ, nhận dạng các chữ cái một cách chính xác qua các
mô hình, tranh vẽ, chữ nổi hoặc chữ chìm hay yêu cầu trẻ sao chép hình dáng của cácchữ cái sẽ giúp trẻ phát âm, nhận dạng chính xác các chữ cái có trong Tiếng Việt —
cơ sở để hình thành kỹ năng đọc, viết cho trẻ Mặt khác, ĐCHT là loại đề chơi phảichơi theo luật và luật chơi ở đây là do giáo viên để ra chính vì vậy khi tổ chức cho trẻ
chơi với loại đề chơi này giáo viên dé dang đạt được mục đích giáo dục
Thực tiễn GDMN hiện nay cho thấy, vấn để cho trẻ 5-6 tuổi LQVCC trong
Tiếng Việt được giáo viên rất quan tâm Các giáo viên đã tổ nhiều hoạt động giúp trẻtiếp thu chữ cái một cách dễ dàng như: sử dụng trò chơi, tạo môi trường chữ viết vàđặc biệt là sử dụng đồ chơi học tập Da số giáo viên đã nhận thức được tằm quan trọng của ĐCHT giúp trẻ LQVCC Song qua thực tiễn cho thấy giáo viên chỉ chủ yếu sử
dụng các bộ đề chơi có sẵn trên thị trường như: các thẻ chữ cái rời, chữ cái bằng nhựa,
bằng gỗ để tổ chức cho trẻ chơi, qua đó giúp trẻ LQVCC trong Tiếng Việt Những loại
đồ chơi này có ưu điểm là bền, chơi được lâu, song giá thành lại cao, hình thức chưa
phong phú (chủ yếu chỉ thể hiện hình dáng của các chữ cái) vì vậy sẽ không chơi được
ở nhiều dạng trò chơi với mục đích phát triển ngôn ngữ khác nhau (sao chép hình đáng
của chữ cái, qua đó giúp trẻ học cách viết các chữ cái, sao chép từ cho sẵn trên tranh lô
tô - giúp trẻ xác định vị trí của chữ cái trong từ, học cách ghép các chữ cái để tạo từ
đơn giản, nhận biết chữ cái qua đặc điểm đặc trưng về hình dáng của chúng - giúp trẻ
-Trang 9
Trang 11Đặc điểm tư duy của trẻ MGL là tư duy cụ thể chiếm ưu thế, khả năng tư duy
trừu tượng còn hạn chế Bởi vậy, nếu muốn dạy trẻ LQVCC, giáo viên cần phải kết
hợp với đồ vật, tranh ảnh “Sự kết hợp này được lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ thiết lập
được mối liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não Từ đó, trẻ đễ dàng nhận ra kí hiệu chữ
cái” [32-118] Như vậy, với cách thiết kế của những DCHT có sẵn trên thị trường mahiện nay giáo viên sử dụng để dạy trẻ LQVCC là chưa phù hợp với đặc điểm tư duycủa trẻ MGL Vì thế mà hiệu quả của việc cho trẻ LQVCC chưa cao
Chính vì vậy để góp phần hoàn thiện khả năng ngôn ngữ và giúp chuẩn bị tâmthế cho trẻ học đọc và học viết ở lớp 1 chúng tôi chọn dé tài “Thiết kế đề chơi họctập giúp trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non làm quen với chữ cái trong Tiếng Việt" để
nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận và tìm hiểu nhận thức của GVMN về
ĐCHT giúp trẻ 5-6 tuổi LQVCC trong Tiếng Việt ở các trường MN hiện nay, chúngtôi tiến hành thiết kế và thử nghiệm một sế ĐCHT giúp trẻ 5-6 tuổi LQVCC, qua đógóp phần hoàn thiện khả năng ngôn ngữ và giúp chuẩn bị tâm thế cho trẻ học đọc vàhọc viết ở lớp 1
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các ĐCHT giúp trẻ 5-6 tuổi LQVCC trong Tiếng Việt3.2 Khách thể nghiên cứu
Trẻ 5-6 tuổi tại một số trường MN thuộc TPHCM
4 Giả thuyết nghiên cứu
Chúng tôi cho rằng nếu GVMN nhận biết và thiết kế được DCHT giúp trẻ
LQVCC trong Tiếng Việt phù hợp thì sẽ góp phần hoàn thiện khả năng ngòn ngữ và
giúp chuẩn bị tâm thé cho trẻ học đọc và học viết ở lớp 1
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận
Trang 10
Trang 12Xây dựng | sé khái niệm công cụ của dé tài, tổng hợp và hệ thống hóa | số vấn
đề lí luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở cho việc thiết kế DCHT giúp
trẻ 5-6 tuổi ở trường MN LQVCC trong Tiếng Việt
S2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng
Tim hiểu nhận thức của GVMN về sự cần thiết của DCHT và những hiểu biết
của họ về việc phân loại ĐCHT theo mục đích giáo dục.
Tìm hiểu nhận thức của GVMN về DCHT giúp trẻ 5-6 tuôi ở trường MN
LQVCC trong Tiếng Việt.
543 Thiết kế và thử nghiệm
Từ cơ sở lí luận và tìm hiểu thực trạng chúng tôi tiến hành thiết kế và thử
nghiệm tinh khả thi của một số DCHT giúp trẻ 5-6 tuổi ở trường MN LQVCC trong
Tiếng Việt mà đề tài đã thiết kế
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Nội dung nghiên cứu
Ở khóa luận này, chúng tôi chỉ thiết kế và thử nghiệm một số DCHT giúp trẻ
5-6 tuổi ở trường MN LQVCC trong Tiếng Việt ở hoạt động vui chơi và ở góc LQVCC
tại lớp.
6.2 Địa bàn nghiên cứu
Vi thời gian có hạn nên ở khóa luận này, chúng tôi chỉ khảo sát thực trạng vàtiến hành thử nghiệm tại một số trường MN ở Q Bình Thạnh, Q Tân Bình thuộc
TPHCM.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận
về đồ chơi và DCHT, vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL va vấn dé thiết kế
ĐCHT giúp trẻ 5-6 tuổi LQVCC trong Tiếng Việt
7.2 Phương pháp sử dụng phiếu điều traChúng tôi sử dụng phiếu điều tra (anket) để tìm hiểu nhận thức của GVMN về
sự cần thiết của DCHT Ngoài ra phiếu điều tra (anket) còn được chúng tôi sử dụng để
Trang II
Trang 13tìm hiểu nhận thức và khó khăn của GVMN vẻ việc thiết kế ĐCHT giúp trẻ 5 -6 tuổi
LQVCC.
7.3 Phương pháp quan sát
Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát dé tìm hiểu những ĐCHT giúp trẻ 5-6
tuổi LQVCC có ở tại các nhóm lớp hiện nay, đồng thời quan sát cách giáo viên tổ chức
cho trẻ chơi với những đồ chơi đó Đây là một trong những cơ sở giúp chúng tôi có thểnhận xét thực trạng việc thiết kế DCHT giúp trẻ 5-6 tuổi LQVCC của GVMN hiện
nay.
7.4 Phương pháp đàm thoại
Chúng tôi sử dụng phương pháp này dé trò chuyện với BGH các trường MNnhằm tìm hiểu quan điểm chỉ đạo của họ về việc thiết kế DCHT giúp trẻ 5-6 tudi LQVCC trong Tiếng Việt Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp này để trò
chuyện với GVMN để tìm hiểu thêm những van dé mà chúng tôi đang nghiên cứu.
7.5 Phương pháp thir nghiệm
Do thời gian có hạn nên ở khóa luận này chúng tôi chỉ tiến hành thử nghiệmtính khả thi của những DCHT mà để tài đã thiết kế bằng cách phát phiếu trưng cầu ýkiến cho BGH và GVMN để xin ý kiến nhận xét của họ về nội dung, hình thức và hiệu quả của những DCHT mà đề tài đã thiết kế nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi ở trường MNLQVCC trong Tiếng Việt Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành tổ chức cho trẻ chơi vớimột số bộ đề chơi mà dé tài đã thiết kế qua đó chúng tôi còn ghỉ nhận sự hứng thú của
7.6 Phương pháp thống kê toán học
Tôi sử dụng phương pháp nay dé xử lý các kết quả khảo sát thực trạng.
Trang 12
Trang 148 Cấu trúc của đề tài
A Mở đầu
B Nội dung nghiên cứu
- Chương |: Nghiên cứu cơ sở lý luận
- _ Chương 2: Khảo sát thực trạng
- _ Chương 3: Thiết kế và thử nghiệm đồ chơi học tập giúp trẻ 5-6 tuổi ở trường
mam non làm quen với chữ cái trong tiếng Việt
C Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 13
Trang 15B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHUONG 1: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Cơ sở lý luận về đồ chơi học tập
1.1 Khái niệm về đề chơi và 44 chơi học tập
1.1.1 Khái niệm về 46 chơi
Khái niệm về đồ chơi đã được nhiều tác giả trình bày như tác giả Dinh Văn
Vang, tác giả Đào Thanh Âm, tác giả Đàm Thị Xuyến Các tác giả đều cho rằng: “Đỏ
chơi là những vật cụ thé đặc biệt thé hiện sinh động thé giới vật chất trong cuộc song
và hoạt động của con người phù hợp với đặc điểm tám sinh ly của trẻ ở lứa tuổi này
hay tuổi khác chỉ đừng trong hoạt động vui chơi của trẻ Giáo dục cho trẻ khiếu thẩm
mỹ, giải trí và dùng dé trang trí lớp hoc.” [29-4]
Vậy chúng ta có thể hiểu: “Đỏ chơi là những vật cụ thé có kích thước vừa phải,
mô phỏng một cách tương đối vé hình dang, kích thước của các sự vật hiện tượng đặc
biệt thể hiện sinh động thé giới vật chất trong cuộc sống và hoạt động của con người,
được làm từ các nguyên vật liệu khác nhau, chủ yếu là nguyên vật liệu dé tim Nó đượcdùng trong hoạt động vui chơi của trẻ nhằm phát triển các chức năng tâm lý và hình
thành nhân cách cho trẻ ”
1.1.2 Khái niệm về đề chơi học tập
Từ định nghĩa về 44 chơi, chúng ta có thể hiểu DCHT là: “DCHT là một bộphận của đồ chơi được sử dung với mục dich là học tập chơi theo luật dưới sự hướng
dân của cô nhằm phát trién trí tuệ, giúp trẻ tìm hiểu thêm về thé giới xung quanh, phát
triển các quá trình nhận thức, rèn các năng lực trí tuệ (phân tích, so sánh, phân loại,
suy luận, phán đoán, tong hợp) và phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ "
1.2 Vai trò của đề chơi học tập đối với sự phát triển toàn điện của trẻ mầm non
ĐCHT là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ đồng thời là phương tiện hỗ trợ
tích cực cho giáo viên trong việc phát triển các mặt toản diện cho trẻ như: phát triển
vận động, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm — xã hội, pháttriển thẳm mi
Trang 14
Trang 16% Phát triển các vận động
Khi chơi với DCHT, các vận động tinh của trẻ dần din được hoàn thiện và trởnên linh hoạt Cụ thể thông qua việc cằm, nắm, lắp ráp, cài cúc, xâu, luồn đồ chơi
vào vị trí quy định sẽ làm cho cử động của các ngón tay, bàn tay của trẻ thêm linh hoạt
và khéo léo Bên cạnh đó, trong khi trẻ chơi với DCHT sẽ có sự phối hợp nhịp nhàng
giữa tay và mắt
Ví dụ: khi chơi với đồ chơi cài cúc, các ngón tay của trẻ trở nên khéo léo khithực hiện việc cài cúc bộ phận của 46 chơi với phần còn thiếu để 46 chơi được hoàn
chỉnh ì
Hay thông qua bộ ĐCHT “Lô tô tìm hình tương ứng” (tìm hình dạng của chữ
cái phù hợp với hình cho sẵn), trẻ phải phối hợp nhịp nhàng giữa cử động của bàn tay
và ánh mắt để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Mặt khác, khi trẻ chơi sự trao đổi chất trong cơ thể diễn ra mạnh như hệ hô hap,tuần hoàn hoạt động mạnh, các giác quan cũng được đánh thức, trẻ tập trung chú ý cao
và hoạt động cơ thé được đây mạnh từ đó giúp cho người khỏe Bên cạnh đó, trong quátrình chơi trẻ đi, chạy để tìm chữ cái đặt vào hình thì các vận động cơ bản của trẻdan dần được hoàn thiện và phát triển
& Phát triển nhận thức
“Piaget và các nhà tâm lí học hoạt động đều thống nhất quan điểm: trí tuệ có nguồn gốc từ hoạt động” Piaget đã khẳng định: “Trí tuệ không có sẵn trong đầu đứatrẻ, cũng không nằm ở đối tượng khách quan, mà nằm ngay trong mối tác động qua lạigiữa chủ thể - đối tượng, thông qua hành động” [27-101] Quá trình chuyến vào trongđược bắt đầu từ vật thật Qua việc tương tác với DCHT, sự lĩnh hội tri thức của trẻngày càng phát triển vì DCHT có tác dụng cung cấp biểu tượng mới và củng cố biểu
tượng đã biết Ví dụ khi chơi với những bộ lô tô về hình, màu, kích thước sẽ giúp trẻcủng cố các khái niệm về hình học, màu sắc, hinh-dang, kích thước, đồng thời qua đócũng giúp phát triển cho trẻ các thao tác so sánh, phân tích, khái quát
Hay qua bộ đồ chơi Đôminô giúp trẻ củng cố biểu tượng về một số thực vật, động vật, phương tiện giao thông mà trẻ khó có thể quan sát trong thực tế Từ đó giúptrẻ nhận thức được thế giới xung quanh một cách dé dàng
Trang 15
Trang 17& Phát triển ngôn ngữ
DCHT không chi là phương tiện để phát triển nhận thức mà còn được xem là
phương tiện hữu hiệu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ DCHT có tác dụng làm giàuvốn từ và giúp trẻ phát âm đúng các âm thanh của tiếng mẹ đẻ
Vi dụ: Đi với đồ chơi bàn cờ nói tên các đồ vật Khi trẻ di quân cờ đến vị trí đỏvật nào thì trẻ phải nói được tên và mô tả đặc điểm của đỗ vật đó nếu trẻ nói đúng thi
trẻ tiếp tục đi tiếp nếu đoán sai thì trẻ phải nhường lượt chơi cho trẻ khác chơi Như
vậy qua chơi với đề chơi này trẻ sé biết thêm nhiều từ chỉ tên của đồ vật và từ chỉ hình
dang, chi màu sắc, chỉ kích thước của đỏ vật, đồng thời việc yêu cầu trẻ nói tên và mỏ
tả đặc điểm của đồ vật khi chơi sé tạo điều kiện để trẻ tập phát âm chính xác các từ,
nhờ đó mà khả năng phát âm tiếng mẹ đẻ của trẻ được hoàn thiện
Hay thông qua DCHT xâu hạt, ngoài việc rèn luyện khéo léo vận động tinh, sựkhéo léo của đôi bàn tay khi chơi trẻ có thể nói lớn, nói thằm, các thứ tự màu hoặc kích
thước của hạt khi xâu như hạt xanh, hạt đỏ hoặc hạt lớn, hạt nhỏ Như vậy, cách chơi
này giúp phát triển vốn từ cho trẻ, đồng thời luyện cho trẻ cách phát âm
Ngoài ra, DCHT còn giúp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.Ví dụ: bộ tranh
lô tô kể chuyện, yêu cầu của đề chơi đặt ra cho trẻ là: phải sắp xếp thứ tự bức tranh đó
và kể thành một câu chuyện Khi chơi với loại 44 choi này, trẻ phải vận dụng ngôn ngữ
của mình để sắp xếp các từ thành câu và các câu sẽ liên kết lại với nhau thành đoạn văn hoàn chỉnh Bên cạnh đó, để chơi với loại đề chơi này trẻ phải sử dụng điệu bộ, cử
chỉ, giọng nói của mình để kể lại câu chuyện Mặt khác, loại đồ chơi này còn có tác
dụng giúp trẻ đặt câu với các từ đã cho sẵn Nhờ đó, ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong
phú, lời nói trôi chảy.
ĐCHT còn là phương tiện giúp trẻ LỌVCC ghi âm Tiếng Việt, cụ thể giúp trẻ:
nhận diện các chữ cái, sắp xép các chữ cái thieo đúng thứ tự trong từ, sao chép chữ cái,tập ghép các chữ cái để tạo từ đơn giản
Vi dụ: Với đồ chơi "Lô tô nhận dang các chữ cái” Bộ 46 chơi này giúp trẻ nhận
dạng các mặt chữ thông qua các thẻ bài rời hay tranh ảnh có kèm theo từ.
Trang 16
Trang 18Hay thông qua 46 chơi “Tim lá cho hoa", với loại đồ chơi này trẻ phải tìm chữ
cái của lá và hoa sao cho 2 chữ cái giếng nhau và ghép lại Đây cũng là loại đồ chơi
giúp trẻ nhận dạng các chữ cái trong tiếng Việt
Tóm lại, ĐCHT là một phương tiện hiệu quả giúp ngôn ngữ của trẻ ngày càng
phát triển, làm tăng thêm vến từ, giúp cho lời nói của trẻ trở nên trôi chảy hơn và đặcbiệt nó còn là phương tiện giúp trẻ LQVCC trong Tiếng Việt
44 Phát triển tình cảm xã hội
ĐCHT còn là phương tiện để phát triển và hình thành cho trẻ một số phẩm chất
cá nhân như tự tin, tự lực Bên cạnh đó, ĐCHT còn giúp trẻ hình thành tính kỷ luật vikhi chơi trẻ phải tuân thủ theo luật chơi do cô dé ra, biết chờ đợi đến lượt mình
Ngoài ra, ĐCHT là loại đồ chơi có thé chơi cá nhân hay chơi theo nhóm vì vậyqua chơi với DCHT sẽ hình thành những kỹ năng cần thiết để hoạt động tập thể (biết
cách phối hợp với bạn) và những phẩm chất khác như: doan kết nhường nhịn, giúp đỡ
bạn khi chơi
4 Phát triển thẩm mỹ
Để đáp ứng nhu cầu học mà chơi, chơi mà học của trẻ mắm non, ngoài việc thiết kế DCHT phù hợp với nội dung, mục đích yêu cầu được đề ra thì mặt thẳm mỹ cũng đóng góp một phần quan trọng Đối với các loại ĐCHTcó màu sắc, hình đáng
đẹp, cân đối, hài hòa sẽ kích thích sự tìm tdi, khám phá và làm tăng hứng thú khi chơi
Từ đó, hiệu quả của 44 chơi sẽ được nâng cao
1.3 Phân loại đề chơi học tập
Có nhiều cách phân loại DCHT, mỗi cách dựa trên một tiêu chí nhất định Tuynhiên các cách phân loại nảy chỉ mang tính tương đối
& Cách 1: Tác giả Đàm Thị Xuyến dựa vào cấu tạo của 44 choi đã chia
DCHT theo các loại sau:[29-6}
- _ Tranh lô tô (lô tô bài rời, lô tô tranh lớn, lô tô bù chỗ trống )
- _ Đồ chơi hoạt động với đồ vật (lồng hộp, xâu hạt, gai nút )
- _ Tranh in (tranh ghép hình, tranh in )
- Bộ cờ (đôminô và các dang cờ khác)
Trang 17
Trang 19* Cách 2: Các nhà tâm lý học dựa vào ý nghĩa của đồ chơi và sự phát triển
của trẻ đã chia ĐCHT thành 5 loại cụ thể:
- DCHT phát triển sự nhạy bén của các giác quan
- ĐCHT phát triển trí nhớ
- DCHT phát triển tư duy
- DCHT phát triển tưởng tượng sáng tạo
- _ Đồ chơi học tập phát triển ngôn ngữ
“ Cách 3: A.X.Macarencô khi phân loại DCHT lại dựa vào nguyên vật liệu
để làm đồ chơi [2] Theo cách phân loại này thi ĐCHT được chia thành các
- DCHT làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên
Kế thừa các cách phân loại trên tôi phân loại ĐCHT tập giúp trẻ LQVCC trongTiếng Việt thành các loại sau:
Y Đồ chơi lô tô giúp trẻ LỌVCC (lô tô chữ cái rời, lô tô bù chỗ thiếu với các
chữ cái cho trước ) ˆ
Lô tô chữ cái rời: là những tắm thẻ bài rời có nhiều hình dạng khác nhau (hình
vuông, hình chữ nhật, hình tròn ) trên đó có in các chữ cái Những thẻ bài chữ cái rời
này có thé sử dụng để cho trẻ ghép thành từ giống với từ dưới bức tranh Hay có thể
cho trẻ chơi theo cách: tìm chữ cái theo phát âm của cô (cô phát âm chữ cái nao thì trẻ phải tim và giơ đúng thé bai có chữ cái đó lên).
Lô tô bù chỗ thiếu: là những bức tranh với nhiều hình dạng khác nhau (hình
vuông, chữ nhật ), phía trên là bức tranh, phía đưới có từ tương ứng với bức tranh đó
nhưng chưa hoàn chỉnh một vài chữ cái có trong từ sẽ bị khuyết Loại đồ chơi này yêu
cầu trẻ phải tim chữ cái thích hợp bù vào chỗ trống của từ cho sẵn trong tranh Hay có
Trang 18
Trang 20thể cho trẻ chơi theo cách khác như: trẻ phải tìm bức tranh có nội dung liên quan đến
từ cho sẵn rồi đặt vào vị trí của từ cho sẵn và đọc từ đó lên.
⁄“ Đồ chơi hoạt động với đồ vật (xâu chữ cái, cài cúc chữ cái )
Đồ chơi xâu chữ cái: Đồ chơi này gồm 2 phần (dây để xâu và các vật để xâu).
Các vật để xâu có thể có nhiều hình dang khác nhau như (khối vuông, chữ nhật, tròn,hoặc dạng hoa, lá ), ở giữa các vật này thường được khoét rỗng ở giữa để xâu vào sợiđây khi chơi Với đồ chơi này, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ xâu chữ cái theo phát
âm của cô hoặc xâu các chữ cái cùng nhóm với nhau, qua đó giúp trẻ nhận biết sự khácnhau của những chữ cái cùng nhóm đồng thời rèn sự khéo léo của đôi tay, rèn tính kiên
trì và nhẫn nại ở trẻ Ngoài ra, nó còn giúp trẻ nhận biết hình dạng các chữ cái thông
qua cách phát âm của cô.
Bộ đỏ chơi cài cúc: là bộ đồ chơi được may từ vải với nhiều hình dạng và kích
thước khác nhau, trên mặt vải có thêu các chữ cái, 2 bên thành mỗi bên sẽ thêu một cái
cúc áo và khuy áo Khi chơi với bộ đồ chơi này trẻ sẽ cải cúc áo của khối này với khuycủa khối kia tạo thành một chuỗi liên tục Bộ đồ chơi này cũng có tác dụng giúp trẻnhận biết và luyện cách phát âm các chữ cái đồng thời cũng giúp cho hoạt động của
đôi bàn tay của trẻ sẽ trở nên linh hoạt và khéo léo hơn.
Bộ đồ chơi dạng tranh (tranh sao chép chữ cái, tranh in chữ cái nỗi )
Tranh sao chép chữ cái: Bộ đồ chơi này gồm 2 phần (phan tranh và phần từ
phía dưới) Phần tranh thé hiện hình ảnh của sự vật hiện tượng, phần từ phía đưới phải
liên quan đến hình ảnh thể hiện trong tranh Khi chơi với loại 44 chơi này, yêu cầu trẻ
phải sử dụng những chữ cái rời hay thẻ chữ cái rời để sao chép từ phái đưới bức tranh
Như vậy, qua cách chơi này sẽ giúp trẻ nhận biết được vị trí và nhận dạng các chữ cái
có trong từ Ngoài ra nó còn giúp củng có khả năng định hướng trong không gian, khả
năng quan sát cho trẻ
-Tranh nỗi: là dạng tranh nổi lên phía trên bề mặt của mặt phẳng kèm theo từ
liên quan đến tranh đó, chữ cái cần dạy sẽ nổi lên trên bé mặt của mặt phẳng Giáo
viên có thể sử dụng bộ đỏ chơi này để luyện cách phát âm các chữ cái, các từ và củng
cế biểu tượng chữ cái cho trẻ Hay giáo viên có thể chơ trẻ Ty Pht có) khúc đật
Trưởng Dai-Hoc Su-Pham
TP_HO-CHI-MINH
Trang 19
Trang 21cạnh của chữ cái cho sẵn để tạo thành từ tương ứng, với cách chơi này trẻ sẽ biết được
vị trí của chữ cái có trong từ và học cách tạo từ đơn có 1 âm tiết
¥ Bộ đồ chơi dạng cờ (đôminô chữ cái và các dạng cờ làm quen với chữ cái khác)
Đôminô chữ cái: là dạng đồ chơi gdm 29 quân bài hình chữ nhật, chia đôi quân
bài thành 2 phần: bên trái và bên phải, phần bên trái chứa hình ảnh, phía đưới hình ảnh
có từ liên quan đến hình ảnh, phần bên phải chứa chữ cái Khi chơi với loại đồ chơi này, trẻ phải ghép phần chữ cái tương ứng với phần hình ảnh chứa chữ cái đó để tạothành một quân cờ hoàn chỉnh Thông qua loại đồ chơi này, giúp trẻ nhận dạng được
chữ cái có trong từ và rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.
Dạng bàn cờ LQVCC: cấu tạo gồm bàn cờ và các quân cờ Sế quân cờ tùythuộc vào mỗi loại bàn cờ miễn sao số quân cờ của người chơi bằng nhau, hình dáng
của bản cờ có thể là hình vuông, chữ nhật, hoặc hình tròn Bàn cờ có thể đặt trên bàn
hay đặt trên trục xoay Khí chơi với loại đồ chơi nảy, trẻ xoay đến chữ cái nao thi phát
âm chữ cái đó Loại đồ chơi này có tác dụng giúp trẻ nhận dạng và phát âm chữ cáimột cách chính xác.
2 Cơ sở lý luận về Tiếng Việt
2.1 Đặc điểm của Tiếng Việt và chữ Việt
Tiếng Việt đã trở thành công cụ giao tiếp chung nhằm thúc đấy sự giao lưu văn
hóa và gắn bó chặt chẽ tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam Vì vậy, Tiếng Việt là
ngôn ngữ của dân tộc Việt
Trong quá trình truyền miệng sẽ không ít các dị bản xuất hiện, vì vậy để lưu lại
lời nói một cách chính xác người ta đã sử dụng ký hiệu của ngôn ngữ đó chính là chữ
viết Chữ viết được dùng để ghi chép lại tiếng nói vi thế chữ Việt là thứ chữ dùng để
ghi lại Tiếng Việt.
Chữ Việt hiện nay đang được sử dụng là chữ quốc ngữ Mặc dù còn có những
hạn chế nhất định (một âm có thể ghi bằng nhiều con chữ, dùng nhiều đấu phụ, còn
những van chưa hợp lí ) nhưng chữ quốc ngữ vẫn là hệ thống chữ viết chính thức của
nước Việt Nam, bởi nó có những ưu điểm sau:
- Dang con chữ để ghi âm vị rồi ghép các con chữ lại để ghi âm tiết nên có
thể dùng để đánh vần, học đọc, học viết rat tiện lợi.
Trang 20
Trang 22- Gita chữ viết và phát âm có sự thống nhất cao: phát âm như thé nào thì
viết như thế nấy.
Đơn giản về hình thể kết cấu, sử dụng chữ cái Latinh hầu như thông
dụng trên toàn thế giới.
Chỉ cần học thuộc bản chữ cái và cách ghép vần là có thể đọc được mọi
chữ trong Tiếng Việt [17-2]
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập không có sự thay đối hình thức
trong mọi trường hợp, khi nói ra từ nào thì viết từ đó, hình thức của từ giống hệt vớihình thức của từ trong lời nói Giá trị ngữ pháp của từ chỉ được hiện thực hóa trongmối quan hệ giữa nó với các từ khác đứng trước và sau nó Ý nghĩa phạm trủ chung
của từ - ý nghĩa chỉ sự vật, hành động tính chất có tác dụng phân loại từ thành danh
từ, động từ, tính từ - chỉ có thể nhận biết được qua khả năng kết hợp của từ đang xét với từ khác VD: một bó rau (bó là danh từ), đã bó rau rồi (bó là động từ).
Trong Tiếng Việt, câu được cấu tạo bởi từ, từ là một đơn vị cơ bản của ngôn
ngữ có hình thức ngữ âm có định, bat biến, có ý nghĩa, có đặc điểm về cấu tạo ngữ
pháp, khi thay đổi vị trí của từ sẽ dẫn đến thay đổi chức vụ ngữ pháp và từ có chứcnăng tạo câu Từ được cấu tạo bởi âm tiết, đôi khi từ trùng với âm tiết như: bàn, ghế,
nhà Mỗi âm tiết được ghi thành một tập hợp chữ cái, ranh giới giữa các âm tiết rd
rằng, tách bạch và âm tiết Tiếng Việt bao giờ cũng cần phải có ám chính và một dấu
thanh Dạng đầy đủ nhất của âm tiết Tiếng Việt qua sơ đồ sau: [17-16]
Trang 232.2 Hệ thống chữ cái trong tiếng ViệtTiếng Việt gồm 29 chữ cái được viết theo nhiều kiểu khác nhau như: in hoa, inthường, chữ viết thường Sau đây là bảng 29 chữ cái trong Tiếng Việt bao gồm 5 cột:
- Mẫu chữ cái theo chữ in hoa, in thường, viết thường
- Tên chữ cái
- Ghi âm chữ cái [11]
Chữcái | Chữ cái in | Chữ viết ên chữ
in hoa thường thường
Trang 24- Thanh huyền : dauhuyén (`)-' Thanh sắc : dấusắc (')
- Thanh hỏi : đấuhỏi (7?)
- Thanh ngã : đấung (~)
- Thanh nặng : đấunặng (.)
Trang 23
Trang 252.3 Đặc điểm của chữ viết trong tiếng Việt
> Các nét tạo chữ viết
Chữ viết tiếng Việt có nguồn gốc từ chữ La Tinh và chữ chuẩn của La Tinh là
chữ hoa (A, B C ), dần dần để cho chữ thêm gon va đẹp hơn thì các nhà nghiên cứu
đã tạo ra nhiều cách viết khác nhau như in thường, viết thường, viết hoa Với cáccách viết khác nhau nên các nét tạo chữ viết cũng khác nhau Chương trình GDMN đãnêu rõ “cần cho trẻ MGL làm quen với các kiểu chữ nhưng khi tập đồ các nét chữ thi
chi đồ các nét để viết chữ viết thường” vì vậy ở khóa luận này chúng tôi chỉ tiễn hành
nghiên cứu các nét để tạo chữ cái dạng viết thường Sau đây là các nét để tạo chữ cáiviết thường Theo các nhà nghiên cứu thì 29 chữ cái viết thường trong Tiếng Việt được
hình thành trên cơ sở của 13 nét sau:
% 13 NET CƠ BẢN: dé tạo nên 29 chữ cái viết thường trong tiếng Việt
© / nét xiên phải: tô từ trên xuống dưới
© \ nét xiên trái: tô từ trên xuống dưới
© | nétsổ: tôtừ trên xuống dưới
© - nếtngang: tô từ trái sang phải
© ÍÌ nét méc xuôi: tô cong lên rồi kéo thẳng xuống
nét móc ngược: tô từ trên xuống dưới rồi cong lên
nét móc hai đầu: tô cong lên kéo thẳng xuống dưới rồi cong lên
nét cong hở trái: tô uốn theo nét cong cùng chiều kim đồng hồ
nét cong phải: tô uốn theo nét cong ngược chiều kim đồng hè
° nét thắt: tô từ đưới lên cong vẻ bên trái rồi kéo qua bên phải
nét khuyết đưới: tô từ trên xuống, móc qua phía bên trái rồi kéo
Trang 26* 5DÁU CHỮ:
Dấu mũ
Dau mũ ngượcDấu chấm
Dấu móc
Dấu vạch ngang
> Cách viết chữ
Từ 14 nét cơ bản và 5 dấu chữ chúng ta có thể tạo 29 chữ cái viết thường trong
Tiếng Việt Cách viết của 29 chữ cái viết thường trong Tiếng Việt được viết như sau:
ø: chữ o viết nét cong kín, viết từ trái sang phải.
â: chữ ô là chữ o có thêm đấu mũ ở trên đầu
ơ: chữ ơ là chữ o có thêm đấu móc ở trên đầu vào bên phải.
a: chữ a gồm 2 nét, viết nét cong hở phải sau đó viết nét móc ngược
á: chữ š là chữ a có thêm dấu mũ ngược ở trên đầu.
â: chữ 4 là chữ a có thêm dấu mũ ở trên đầu.
e: chữ ¢ là một nét thắt
é: chữ ê là chữ e có thêm dấu mũ ở trên đầu
u: chữ ¿ viết nét xiên phải rồi viết 2 nét móc ngược liền kề nhau
sử: chữ u là chữ « có thêm đấu móc vào đầu nét móc dưới bên phải
{: chữ é viết nét xiên phải rồi viết nét móc đưới có thêm dấu chấm trên đầu
6: chữ & viết nét khuyết trên rồi cong xuống, tiếp đến viết nét thắt.
c: chữ e viết nét cong hở phải.
d: chữ d viết một nét cong hở phải, tiếp đến viết nét móc ngược dai sát với nétcong hở phải.
(6, 4, ê)
(4)
(9
(u, ơ) (4)
tô từ dưới lên rồi tô từ trên xuống
tô từ trên xuống rồi hắt theo nét congchấm một chắm tròn nhỏ
tô theo nét cong từ trên xuống
tô từ trái sang phải
đ: chữ đ là chữ d có thêm một dau vạch ngang ở gan đầu
g: chữ g viết nét cong hở phải trước rồi đến nét khuyết dưới.
Trang 25
Trang 27&: chữ 4 viết nét khuyết trên trước rồi tiếp đến nét móc 2 đầu.
A: chữ & viết nét khuyết trên, viết nét thắt và nét móc dưới f: chữ £ viết nét khuyết trên rồi viết nét móc ngược.
en: chữ m viết 2 nét móc xuôi rồi viết nét móc 2 đầu
w: chữ øœ viết 1 nét móc xuôi rồi viết nét móc 2 đầu
qe: chữy.viết nét xiên phải đến viết nét số tiếp theo viết nét móc 2 đầu
q: chữ q viết một nét cong hở phải, tiếp đến viết số từ trên xuống
s: chữ « viết nét that tiếp theo viết nét móc ngược
ø: chữ ø viết nét thắt rồi viết nét cong hở trái
£: chữ £ viết nét móc ngược cao hơn chữ ¿, có thêm một dấu vạch ngang ở gần
ø: chữ œ viết nét móc 2 đầu rồi viết nét thắt trên
a: chữ « viết nét cong hở trái trước, tiếp theo viết nét cong hở phải
y: chữ ự viết nét xiên phải rồi viết nét móc ngược tiếp đến viết nét khuyết dưới
[ Trích tài liệu Bồi đưỡng Tiếng Việt 1 - Nguyễn Thị Hanh — sách dành cho giáo viên]
3 Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi và vấn đề cho trẻ LQVCC trong
tiếng Việt
3.1 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổiMỗi người sinh ra đã có sẵn bộ máy phát âm, đây là một trong những điều kiện
quan trọng nhất để hình thành ngôn ngữ Khi sinh ra, mỗi người không phải đã có ngay
một bộ máy phát âm hoàn thiện mà chính lứa tuổi mam non là giai đoạn hoàn thiệndần bộ máy đó Trẻ 6 tuổi, đây là giai đoạn chuẩn bị mọc răng vĩnh viễn vì thế lúc này
hai hàm răng sữa của trẻ đã phát triển khá đầy đủ Bên cạnh đó, một số cơ quan phát
âm khác ở trẻ trong giai đoạn này cũng xuất hiện và hoàn thiện dần như sự vận độngcủa môi, lưỡi và sự tăng cường các cơ hô hap, nhịp thở của trẻ trở nên sâu và thưa hơn
Chính vì thế mà giai đoạn nảy trẻ có thé phát am tốt các âm Tiếng Việt như: âm môi,
lưỡi, răng Đây cũng là một trong những cơ sở để dạy trẻ 5-6 tuôi học chữ.
Trang 26
Trang 28Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo phát triển với tốc độ khá nhanh, ở thời kỳ này, trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi có những bước tiến dài trong việc phát triển ngữ âm, phần lớn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã nhận biết được hình dang và phát âm đúng tit cả các âm vị của tiếng mẹ đẻ, phát âm được hầu hết các thanh điệu Ngoài ra, trẻ còn có thể phát âm đúng và rõ các từ, cụm từ và có thể nói được câu nhiều thành phan Khi giao tiếp, trẻ
biết điều chỉnh nhịp điệu, cường độ, giọng nói cho phù hợp với từng hoàn cảnh Lờinói của trẻ rõ ràng, dứt khoác Nổi bật hơn cả là trẻ có khả năng tri giác âm thanh rấtnhanh nhạy và khả năng phát âm mềm đẻo, tự nhiên các âm của Tiếng Việt Tuy nhiên
cũng có một vài âm vị, thanh điệu và một vải từ khó trẻ phát âm không chính xác ( Ví
đụ: s — x, d - r, ch — tr, thanh: ~, ?, ) [7-194] ;
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có một vốn từ nhất định, đặc biệt là sự phong phú của
các từ loại Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa: trẻ 5 tuổi có thể nói được
2500-2000 từ, trẻ 6 tuổi có thể nói được 3000-4000 từ
Trong vốn từ của trẻ có nhiều từ loại như: danh từ, động từ, tính từ, song số
lượng thì không đồng đều Cụ thể ở độ tuổi này, danh từ, động từ giảm đi (chỉ còn
khoảng 50%), nhường chỗ cho tinh từ và các từ loại khác tăng lên: tinh từ đạt tới 15%,
quan hệ từ tăng lên 6%, còn lại là các loại từ khác Trong vốn từ của trẻ đã xuất hiện
các từ gợi cảm có hình ảnh, âm thanh, màu sắc và sử dụng hàng loạt từ với các mức
độ, sắc thái khác nhau (vd: đỏ chon chót, tối om, ngọt lịm ) Ở lứa tuổi này, khả năng nắm bắt ý nghĩa của từ khá rõ rệt, cao hơn các giai đoạn mẫu giáo khác, trẻ có thể nắm
được phương tiện giao thông: ô tô, tàu thủy, xe máy; 4d vật: đồ chơi, đồ nấu bếp, đồ
dung học tập
Để phát triển vốn từ, nhất là phát triển về mặt ngữ nghĩa của từ cho trẻ 5-6 tuổi,
chúng ta cần tổ chức cho trẻ nhận thức thế giới xung quanh mình đó là đồ vật thông
qua các hoạt động của trẻ như: hoạt động vui chơi, hoạt động học tập Việc học từ của
trẻ không thể tách rời khỏi thế giới vật thể, điều này phản ánh đặc điểm tư duy trực
quan của trẻ MN.
Nếu như câu đơn và câu đơn mở rộng thành phần là loại câu đặc trưng trong lời
nói của trẻ 3-4 tuổi, thì trong lời nói của trẻ 5-6 tuổi, bên cạnh các câu đơn mở rộngcòn xuất hiện các dạng khác của câu phức hợp Xét về mục đích phát ngôn, thì trẻ 5-6
Trang 27
Trang 29tuổi có khả năng sử dụng phong phú các loại câu: tường thuật, nghỉ vấn, mệnh lệnh,cầu khiến, cảm thán Đến 6 tuổi có thể nói trẻ đã nắm được hau hết các kiểu câuTiếng Việt như: câu đơn có chủ vị là nhóm tử, chủ ngữ là một chủ vị, vị ngữ là nhóm
từ, cà chủ vị đều là một chủ vị Theo kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em lứa tuổi
mẫu giáo ở nội thành Hà Nội, ở trẻ Š tuôi tỉ lệ câu đơn là 62,83%, câu phức là:37,17%, trẻ 6 tuổi tỉ lệ câu đơn là 60,35%, câu phức là 39,65% Điều đó có nghĩa là
trẻ 5-6 tuổi có nhu cầu và khả năng nắm bắt các cấu trúc ngữ pháp Tiếng Việt ở mức
độ cao Ở trẻ MGL, ngôn ngữ đã đạt được trình độ khá cao, trẻ có tra lời câu tương đốichính xác, ngăn gọn Trẻ có thé nhận xét lời nói va câu trả lời của bạn, bổ sung hoặc
sửa chữa các câu trả lời đó Ở lứa tuổi này trẻ đã biết xây dựng câu chuyện tương đổi
liên tục, rd rang.
Tư duy của trẻ MGL [a tư đuy trực quan cụ thể, trực quan toàn bộ nên trẻ không
phân biệt được một số hình dạng tương tự, như trẻ khó phân biệt được sự khác nhau
giữa chữ o và chữ c, hoặc giữa các chit | - h - b - k, ở - q - b [32-119] Một số trẻ khác
thì không phân biệt được các âm gần giống nhau: s - x, ch - tr; chưa làm chủ được
cường độ và nhịp điệu [8-194] Còn các âm khác thì trẻ đã nhận biết và phân biệt rất
tết Ví đụ như các âm: a, A, 4, e, é, g, i, m, n, Ô, Ø, r,s, t, u, u,v, x
Dẫn dan tư duy trực quan hình tượng phát triển vì vậy cudi độ tuổi này, trẻ đãnhận dạng được các mặt chữ cái, trẻ còn có thể sắp xếp các chữ cái theo từng nhóm rồi
so sánh sự giống nhau và khác nhau về hình dang (cấu tạo), cách phát âm các chữ cái.
3.2 Vấn đề cho trẻ làm quen với chữ cái3.2.1 Khái niệm “Làm quen với chữ cái trong Tiếng Việt”
LQVCC là một nội dung của làm quen với chữ viết Tài liệu bồi dưỡng thường
xuyên cho GVMN chu kỳ II (2004 - 2007) có định nghĩa “Làm quen với chữ viết là
chuẩn bị các kỹ năng tiền biết đọc và biết viết cho trẻ khi bước vào lớp 1” [30-44]
Dựa vào định nghĩa này, tôi cho rằng: “LOVCC là tổ chức cho trẻ nhận biết và phát
âm tương ứng với chit cái, tạo cơ sở cho việc chuẩn bị kỹ năng tién biết đọc và biết
viết khi trẻ bước vào lớp |” Việc tổ chức cho trẻ MGL LQVCC không phải tiến hành
như giờ học ở lớp 1 mà cần phải được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau theo
phương châm “ chơi mà học học mà chơi”
Trang 28
Trang 303.2.2 Nhiệm vụ và nội dung cho trẻ làm quen với chữ cái trong tiếng Việt
Nhiệm vụ của việc cho trẻ LQVCC là giúp nhận dạng một cách chính xác chữ
cái, vị trí không gian của nét chữ, nhận ra được chữ cái trong một tập hợp các chữ cái
tạu ra từ, câu và phát âm chính xác các âm đó Vd: chữ cái h-l, p-q, d-b Hay nhận dang
ra, còn dạy trẻ một số kỹ năng can thiết iii cài: bái, cảm sách, mở từng trang sách, tư
thế ngồi của một học sinh sau này, tô nét trùng khít
-© Nội dung cho trẻ 5-6 tuổi làm quen trong chữ cái Tiếng Việt
Để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo học tiếng mẹ đẻ ở Lớp 1 thì việc cho trẻ LQVCC
là cần thiết Nội dung cho trẻ MGL LQVCC ghi âm Tiếng Việt là một trong những nội
dụng quan trọng giúp trẻ làm quen với chữ viết Nội dung này được thể hiện trong các
chương trình GDMN và các tài liệu [7], [12], [13], [15], [16], [17] Nhìn chung, các tài
liệu này điều cho rằng nội dung cho trẻ MGL LQVCC bao gồm các nội dung cụ thể
sau:
Cho trẻ nhận biết 29 chữ cái ghi âm: những chữ cái ghi âm tiếng Việt theo
kiểu chữ in hoa, in thường và chữ viết thường được trẻ làm quen và nhận dang qua các
giác quan: thính giác, thị giác Dưới sự hướng dẫn của cô trẻ tìm ra các chữ cái trong
từ tương ứng có gắn bên dưới đồ đùng trực quan hoặc qua các trò chơi: nhận chữ, tìm
chữ, nối chữ, ghép nét chit
- Phat âm và nhận dạng 12 nguyên âm: a, 4, â, o, 6, ơ, e, ê, u, ư, i, y không day
các chữ viết thuộc về nguyên âm đôi như: ud, uo, ié
Trang 29
Trang 31- - Phát âm và nhận dang 17 phụ âm: b, c, d, đ, g h, k, l, m, n, p, q, f, s, t, V, x, Y,
không day chữ ghép ph, ngh, ng, th, ch, tr, kh, nh.
Những chữ cái có đặc điểm giống và khác nhau rõ nét vẻ hình dang và cách
phát âm được xếp thành một nhóm, 29 chữ cái được chia thành 13 nhóm sau: 101]
[32-o, ô, ơ: các chữ này cùng được viết bằng nét cong kín, ô có thêm đấu mũ,
ơ có thêm dấu móc
a, %, â: các chữ cái này cùng viết bằng nét cong hở phải, nét móc ngược,
š có nét cong ngược, â có dấu mũ
e, ê: 2 chữ này cùng nét thắt, ê có thêm dấu mũ
u, ư: 2 chữ này cùng được viết bằng nét xiên phải và nét móc dưới, ư cóthêm dấu móc, u không có dấu móc
4,4, c: Nhóm chữ cái này được phân biệt như sau:
+¡- t: cả 2 chữ này cùng được viết bang nét xiên phải và nét móc ngược.
nhưng t được viết bằng nét móc ngược cao hơn chữ ¡ và có dấu ngang
gần trên dau, còn i có thêm dấu chim trên đầu
+ t— c: cả 2 âm này đều không có tiếng thanh, khi phát âm t đầu lưỡichạm răng, còn khi phát âm c gốc lưỡi chạm vào vòm mềm
m, 8: cả 2 âm này cùng được viết bằng nét móc 2 đầu, m có 2 nét móc
xuôi, còn # có 1 nét móc xuôi.
£~ ã: cả 2 âm đều có nét khuyết trên nhưng 4 có thêm nét thắt
d, a: 2 chữ này cùng có nét cong hở phải, đ thì có nét ngang gần trên
đầu
f+ q: 2 chữ này có cùng nét số nhưng chit thi có nét xiến phải và nét
móc 2 đầu bên phải nét thẳng, chữ q:có nét cong hở phải viết bên trái nétthẳng
0,Œ#:
+ Cả 2 chữ đều có nét cong hở trái, x có nét cong hở phải, s có nét xiên
phải và nét thắt
Trang 30
Trang 32+ Cả 2 chữ đều không có tiếng thanh, « : khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng
lợi, hơi thoát ra xát nhẹ, đọc là xờ, s: uốn đầu lưỡi về phia vòm, hơi thoát
ra xát mạnh, đọc là sờ.
© w,s; 2 chữ nảy có cùng dấu thắt nhưng x có nét móc ngược bên phải nét
thắt, « có nét móc 2 đầu bên trái nét thắt
o ,6: 2 chữ này có cùng nét khuyết xuôi nhưng & có nét thắt và nét móc
ngược, & có nét móc 2 đầu.
© g,g: 2 chữ này có cùng nét khuyết dưới nhưng g có thêm nét xiên phải
và nét móc ngược, cỏn ø có nét cong hở phải.
Dạy trẻ làm quen với nhóm chữ cái, trong nội dung nay giáo viên cần giúp trẻ
so sánh được đặc điểm giống và khác nhau vẻ hình dang và cách phát âm của các chữcái trong nhóm Khi so sánh, trẻ phải quan sát đầy đủ chính xác từng chữ cái để phân
biệt các dấu hiệu khác nhau về hình dang, về cách phát âm, giúp trẻ nhận biết một cách
chính xác và không bị nhằm lẫn khi phát âm.
Dạy trẻ nhớ được tên âm chữ cái: thông qua thẻ chữ, trò chơi cô giáo giúp trẻ
nhớ được tên chữ cái Dạy trẻ nhận biết chữ cái theo nhiều kiểu khác nhau (chữ in hoa,
chữ in thường, chữ viết trường và nhớ được tên âm chữ cái.
Cuối giai đoạn làm quen, ở các lớp mẫu giáo điều kiện thuận lợi có thể day
thêm 5 dấu thanh (huyén, sắc, hỏi, ngã, nặng) và bước đầu cho trẻ ghép một vài tiếng
có vin là một nguyên âm (kèm các thanh đã học) như: bế, mẹ, ba, má, bà.
Dạy trẻ kỹ năng tô những nét cơ bản theo mẫu: chương trình GDMN mớiyêu cầu GVMN phải dạy trẻ MGL các nét sau:
se Nétcongdưới Ww tôtừ trên xuống
¢ Nétthất sa tô giống hình lò xo từ trái sang phải
e Nétcongtrén - /vv tô theo hình gon sóng từ dưới lên
e Nétcongkhépkin: (C) tôtừ trái sang phải
e Nétconghởphả: € tôuốn theo nét cong, tô từ trái sang phải
e Nétconghởtái: 3 tôuốn theo nét cong, tô từ phải sang trái
Trang 31
Trang 33© - Nét khuyết xuôi: ‡ tô từ trên xuống, móc qua phía bên trái rồi
kéo lên
© Nếtkhuyếtngược: tô từ trái sang phải, móc qua bẻn trái rồi kéo
thăng
e Nétthằngngang tôtừ trái sang phải
e Nét móc dưới: LÔ tô từ trên xuống dưới rồi hat lên
e - Nét móc trên: 1 tô theo móc cong và kéo thăng xuống
e Némóc2đầu: “Lt theo móc trên rồi hất lên
© Nétsé: | tô từ trên xuống dưới
© Nétxién phải: z tô từ trên xuống dưới
© Nétxiên trái: \ _ tô từ trên xuống dướiDạy trẻ cách tô chữ cái theo mẫu:
Dạy trẻ dùng bút chi đen tô trùng khít lên các nét chữ in mờ trên đường kẻ
ngang
Dạy trẻ cách tô chữ cái theo đúng quy trình: tô nét thứ nhất, nét thứ 2 rồi nétthứ 3 và tô từ trên xuống dưới, từ trái sang phải
4 Thiết kế đồ chơi học tập giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái
4.1 Khái niệm về thiết kếTheo định nghĩa của từ điển điện tử Vdict thì: “Thiết kế là lập hồ sơ kỹ thuật déxây dựng (hay cải biên) một công trình hay mô hình (quy trình) sán xuất hoặc chế tạo
một phương tiện, thiết bị (nào đó) Hồ sơ bao gồm các bản vẽ tống thé và chỉ tiết, kèm
theo bảng thống kê vật liệu sử dụng các bản thuyết minh phan tính toán và những chỉ
dẫn cần thiết Trong khi thiết kế, người thiết kế phải xử lý các tư liệu kinh tế - kỹ thuật,tính toán, vẽ viết, làm mẫu mã cũng như dự tính chỉ phí thực hiện, ảnh hưởng và lợi
ich kinh tế - kỹ thuật do ý đồ đó mang lại sau khi thực hiện."
Từ định nghĩa trên chúng tôi đúc kết thành khái niệm vẻ thiết kế đồ chơi như
sau: “Thiết kế đô chơi là việc hình thành ý tưởng vẻ mục đích, cấu tạo của đỗ chơi, hình dung cách làm, lựa chọn nguyên vật liệu, dé ra nội dung chơi, hướng dẫn cách
Trang 32
Trang 34chơi, sau đó thể hiện ý tưởng đó thành những sản phẩm dé chơi cụ thé, phục vụ cho
mục đích giáo dục đã dé ra.”
4.2 Khái niệm về thiết kế đồ chơi học tập
Từ khái niệm thiết kế đồ chơi chúng ta có thể hiểu khái niệm thiết kế DCHTnhư sau: “Thiết kế ĐC HT là việc hình thành ý tưởng về mục đích, cẩu tạo của đề chơi,
hình dung cách làm, lựa chọn nguyên vật liệu, dé ra nội dung chơi, hướng dan cách
chơi, sau đó thể hiện ý tưởng đó thành những sản phẩm dé chơi cụ thể, phục vụ cho
mục dich học tập nhằm phát triển trí tuệ và đặc biệt giúp trẻ phat triển ngón ngữ nóichung và cho trẻ LOVCC nói riêng ”
4.3, Đặc điểm đồ chơi học tập giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái trong
Tiếng Việt
Căn cứ vào khái niệm DCHT, hệ thống chữ cái trong Tiếng Việt, đặc điểm của
chữ viết trong Ticag Việt dic điểm ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi, nhiệm vụ và nội dungcho trẻ LQVCC trong Tiếng Việt, chúng tôi xác định ĐCHT giúp trẻ 5-6 tuổi LQVCCphải có những đặc điểm sau:
- Nhận dạng chữ cái in hoa, in thường và viết thường (nhận dạng chữ cái
trong từ, cụm từ).
- Nhận dang các nét cơ bản để viết chữ cái và sử dụng các nét cơ bản để tạo
thành chữ cái hoàn chỉnh theo yêu cầu của cô hoặc nội dung chơi.
- Điền khuyết chữ cái vào 6 trống
- Phân biệt chữ cái trong nhóm theo các đấu hiệu khác nhau về hình dang,
về cách phát âm.
- Kích thích trẻ phát âm các chữ cái va | sé từ đơn quen thuộc.
-_ Nhận dạng các dấu thanh ghép phụ âm với vần có 1 nguyên âm và các dấu
_ thanh để tạo từ đơn (bố, mẹ cả, cá )
Trang 33
Trang 35KET LUẬN CHƯƠNG |
Trong chương | chúng tôi đã khái quát toàn bộ những van dé lí luận có liên
quan đến van đề thiết kế ĐCHT giúp trẻ 5-6 tuổi LQVCC như:
- Các khái niệm về 46 chơi, DCHT, vai trò của ĐCHT đối với sự phát triển toàndiện nói chung và giúp trẻ 5-6 tudi LQVCC nói riêng
- Đặc điểm của Tiếng Việt và chữ Việt, hệ thống chữ cái trong Tiếng Việt, đặc
điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi và nội dung cho trẻ LQVCC trong Tiếng
Việt.
- Ngoài ra chúng tôi còn xây dựng được khái niệm thiết kế DCHT va chỉ ra
được những đặc điểm của ĐCHT giúp trẻ 56 tuổi LQVCC Cụ thể ĐCHT giúp try 5
-6 tuổi LQVCC phải có những đặc điểm sau đây:
+ Nhận dang chữ cái in hoa, in thường và viết thường (nhận dang chữ cái
trong từ, cụm từ).
+ Nhận dang các nét cơ bản dé viet chữ cái và sử dụng các nét cơ bản để
tạo thành chữ cái hoàn chỉnh theo yêu cầu của cô hoặc nội dung chơi
+ Điển khuyết chữ cái vào ô trống.
+ Phân biệt chữ cái trong nhóm theo các dấu hiệu khác về hình đáng, vẻ
cách phát âm.
+ Kích thích trẻ phát âm các chữ cái và 1 số từ đơn quen thuộc.
+ Nhận dạng các dấu thanh ghép phụ âm với vần có 1 nguyên âm và cácdấu thanh để tạo từ đơn (bố, mẹ cà, cá )
Việc nghiên cứu và nắm vững cơ sở lý luận ở chương | là điều kiện không thé
thiếu để chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát nhận thức của GVMN cũng như quan
điểm chỉ đạo của BGH các trường MN về vấn để thiết kế DCHT nhằm giúp trẻLQVCC ở chương 2.
Trang 34
Trang 36CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
1 Mục đích khảo sát thực trạng
Tìm hiểu nhận thức của GVMN về DCHT và những hiểu biết của họ vẻ việc
phân loại DCHT theo mục đích giáo dục.
Tìm hiểu nhận thức của GVMN về DCHT giúp trẻ 5-6 tuổi ở trường MN
LQVCC trong Tiếng Việt
Tìm hiểu về quan điểm chỉ đạo của BGH các trường MN về vin đề thiết kế
ĐCHT giúp trẻ LQVCC.
2 Đối tượng và khách thể khảo sát thực trạng
© Đối tượng khảo sát: 80 giáo viên lớp lá
© Khách thể khảo sát: 4 trường MN ở Q.Bình Thạnh, 2 trường MN ở
Q.Tân Bình.
~ Quận bình Thạnh:
- _ Trường mim non 2
- Trường mim non 7A
- _ Trường mim non 25A
- Trường mdm non 24A
* Tân Bình
+ Trường mdm non 12 + Trường mim non 11
3 Thời gian khảo sát
Từ 14-2-2011 đến 14-4-201.
4 Nội dung khảo sát
4.1 Nội dung khảo sát đối với giáo viên
- Khảo sát nhận thức của GVMN về ĐCHT và những hiểu biết của họ về việc
phân loại ĐCHT theo mục đích phát triển.
- Khảo sát nhận thức của GVMN về DCHT giúp trẻ LQVCCtrong Tiếng Việt
Trang 35
Trang 37- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong việc thiết kế DCHT
giúp trẻ LQVCC trong Tiếng Việt
4.2 Nội dung quan sát đồ chơi ở tại nhóm lớpTìm hiểu nội dung, hình thức của những loại ĐCHT hiện có tại các trường MN
và mục đích phát triển của những loại DCHT này
4 3 Nội dung khảo sát đối với ban giám hiệu
Tìm hiểu quan điểm chỉ đạo và đề xuất của các cấp quản lý vẻ việc thiết kế
DCHT giúp trẻ LQVCC trong Tiếng Việt
5 Phương pháp khảo sát thực trạng
5.1 Phương pháp sử dụng phiếu hỏi
Chúng tôi sử dụng phiếu hỏi nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên về DCHT
giúp trẻ LQVCC trong Tiếng Việt Mẫu phiếu gồm 10 câu hỏi, tập trung vào những
nội dung sau:
+ Khảo sát mức độ làm đồ chơi của giáo viên và những loại 43 chơi được
GVMN thường làm cho trẻ chơi nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
+ Khảo sát những khó khăn mà GVMN thường gặp khi làm đồ chơi nói
chung và làm ĐCHT nói riêng nhằm giúp trẻ LQVCC trong Tiếng Việt.
+ Khảo sát nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của DCHT đối với sự phát
triển toàn điện của trẻ nói chung, phát triển ngôn ngữ nói riêng và hiểu biết của
họ về cách phân loại ĐCHT theo mục đích phát triển
+ Khảo sát nhận thức của giáo viên về việc thiết kế DCHT nhằm giúp trẻLQVCC trong Tiếng Việt
5.2 Phương pháp trò chuyện
Để hiểu rõ hơn vấn đề đang khảo sát thực trạng, tôi sử dụng phương pháp tròchuyện để phỏng vấn BGH các trường MN nhằm tìm hiểu quan điểm chỉ đạo của họ
về việc thiết kế ĐCHT giúp trẻ LQVCC trong Tiếng Việt
Ngoài ra, chúng tôi tiến hành trò chuyện với giáo viên và ban giám hiệu đẻ tìm
hiểu những khó khăn giáo viên thường gặp khi thiết kế ĐCHT và các đề xuất của họ
trong việc thiết kế ĐCHT giúp trẻ LQVCC trong Tiếng Việt.
Trang 36
Trang 385.3 Phương pháp quan sát
Ngoài ra để khảo sát thực trạng, chúng tôi còn sử dụng phương pháp quan sát
Mục đích quan sát là để tìm hiểu việc giáo viên đầu tư môi trường ĐCHT tại các góc ở lớp và cách tổ chức cho trẻ chơi, qua đó giúp trẻ LQVCC, đồng thời quan sát hứng thú
của trẻ trong khi chơi.
5.4 Phuong pháp thống kê toán học
Chúng tôi sử đụng phương pháp thống kê toán học dé xử lí các kết quả khảo sát
thực trạng.
6 Vài nét về khách thể khảo sát thực trạng
Trường MN 11 Q.Tân Bình là một trong các trường có cơ sở vật chất tết đạt
chuẩn quốc gia, giáo viên giỏi nắm vững kiến thức, nhiều năm liền đạt bằng khen và
huân chương lao động, cùng nhiều giáo viên đạt bằng khen là giáo viên giỏi.
Trường MN 12 Q.Tân Bình là trường mam non công lập tự chủ tài chính với
đội ngũ giáo viên được đưa tù phòng giáo dục của quận xuống, 90% giáo viên đạt trình
độ đại học và cao ding, 48 dùng đề chơi trong lớp thì tương đối.
Trường MN 2 Q.Bình Thạnhlà trường mâm non nằm trong chợ Bà Chiểu, cơ
sở vật chất được trang bị đầy đủ, 85% các giáo viên đều đạt trình độ đại học và cao đẳng.
Trường MN 7A Q.Bình Thanbla Don vị đạt Tiên tiền Xuất sắc.
Trường học có đời sống văn hoá cắp Thành phố, đạt Mái trường Xanh cấp
Thành phế, trường có cơ sở vật chất tốt, 89% giáo viên đạt trình độ đại học và cao
đẳng cùng nhiều bằng khen giáo viên giỏi cấp quận.
Trường MN 25AQ.Bình Thạnh: Qua quá trình hình thành và phát triển đến
nay trường đã có một cơ sở vật chất khang trang đầy đủ tiện nghỉ được cải tạo xây dựng trên khuôn viên 1000m2 gồm Itrét, 2 tầng.Trường gồm 10 phòng học, 5 phòng chức năng, có sân chơi tang 2 và tầng trệt với nhiều cây kiếng, góc vườn cây xanh của
mỗi lớp, không gian thoáng mát và yên tinh Trường được vinh dy đạt trường Tiên
Tiến cắp Quận liên tục nhiều năm liền, 88% giáo viên đều đạt trình độ cao đẳng và đại
học.
Trang 37
Trang 39'Trường mdm non 24AQ.Binh Thạnh: Trường đạt tiên tiến cơ sở 06 năm (từnăm 2001 đến 2007), 2007 - 2008 đạt trường Tiên tiến cắp Thanh phố va cùng vớinhiều danh hiệu khác như đạt chiến sĩ thi đua cấp sở, cắp thanh phỏ, lao động tiên
tién.,., cơ sở vật chất đẩy đủ, 90% giáo viên đạt trình độ đại học va cao đăng
7 Phân tích kết quả khảo sát thực trạng:
7.1 Kết quả khảo sát trên giáo viên mằm non
7.1.1 Thực trạng về mức độ làm đồ chơi và những khó khăn của giáo viên
mầm non khí thiết kế đồ chơi.
* Câu 1: Bao lâu thì chị làm đồ chơi cho trẻ một lần?
Biểu đồ 1: Mức độ làm dé chơi của giáo viên
Kết quả ở biểu đề 1 cho thấy việc GVMN làm dé chơi theo chủ đề chiếm tí lệ
cao nhất (62%), kế đến là theo hàng tuần (28%), tí lệ làm đồ chơi theo hàng tháng và
theo năm chiếm một tỉ lệ không đáng kế (10%) Điểu này chứng tỏ việc làm đồ chơi
phù hợp với từng chủ để là rất can thiết Vi 44 chơi là phương tiện hữu hiệu để giúp trẻ
vừa chơi vừa học, thông qua chơi trẻ sẽ lĩnh hội các kiến thức mới va củng cd các kiếnthức cũ Như vậy, qua kết quả khảo sát, chúng ta có thể khẳng định: đồ chơi là phương
tiện rất hữu ích để giáo đục và phát triển toàn điện cho trẻ MN Thực tế khi quan sát
môi trường đề chơi ở tại nhóm lớp, chúng tôi nhận thấy mặc dù ở mỗi chủ dé giáo viên
đều làm thêm nhiều 44 chơi mới lạ để bỏ sung vào các góc chơi của trẻ Day là điềuđáng mừng bởi giáo viên đã quan tâm sử dụng đồ chơi như | phương tiện dé giáo dục
trẻ, hơn nữa diéu này cũng cho thấy sự tích cực, chủ động, sang tạo của GVMN trong
Trang 38
Trang 40việc làm đồ dùng 46 chơi Song không phải đồ chơi nào cũng được giáo viên thường
xuyên làm, qua quan sát chúng tôi thấy giáo viên chỉ tập trung làm | vài loại Vậynhững loại đồ chơi nào giáo viên thường làm cho trẻ chơi? Chúng ta theo dõi kết quả ở
bảng sau:
+ Câu 2: Cô thường làm những loại đồ chơi nào sau đây để cho trẻ chơi?
Bảng 1: Những loại dé chơi giáo viên thường làm (N=80)