1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Tri nhận không gian và hướng vận động trong tiếng Việt đối chiếu với tiếng Anh

30 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 214,5 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN VĂN DƯƠNG TRI NHẬN KHÔNG GIAN VÀ HƯỚNG VẬN ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH Chuyên ngành Ngôn ngữ họ[.]

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN VĂN DƯƠNG

TRI NHẬN KHÔNG GIAN VÀ HƯỚNG VẬN ĐỘNG

TRONG TIẾNG VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu

Mã số: 62.22.01.10

Trang 2

Trường Đại học KHXH&NV,

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Tô Minh ThanhPGS TS Lê Khắc CườngPhản biện độc lập 1: Phản biện độc lập 2: Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại: .

.

Trang 3

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: .(ghi tên các thư viện nộp luận án)

Trang 4

MỞ ĐẦU .1

01 Lý do chọn đề tài .1

02 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

0.3 Lịch sử vấn đề 2

0.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

0.5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 2

0.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

0.7 Bố cục của luận án 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .5

1.1 Quá trình ý niệm hóa khơng gian .5

1.2 Phạm trù tỏa tia của các ý niệm khơng gian .5

1.3 Q trình mã hóa khơng gian qua ngơn ngữ .5

1.4 Vai trị của các khung quy chiếu không gian 6

1.5 Các chiến lược định vị không gian 7

1.6 Tiểu kết 7

CHƯƠNG 2 NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM TỪ ĐỊNH VỊ TRÊN – DƯỚI, TRONG – NGOÀI TRONG TIẾNG VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH .8

2.1 Ngữ nghĩa của TRÊN – DƯỚI 8

2.1.1 TRÊN – DƯỚI theo trục thẳng đứng .8

2.1.2 TRÊN – DƯỚI theo yếu tố địa lý, địa hình 8

2.1.3 TRÊN – DƯỚI theo cấu hình đầu – cuối 8

2.1.4 TRÊN – DƯỚI theo sự tiếp xúc giữa F và G 9

2.1.5 TRÊN – DƯỚI theo cấp bậc đơn vị hành chính 9

2.2 Ngữ nghĩa của TRONG – NGOÀI 9

2.2.1 G là bao chứa 9

2.2.2 G là một thực thể đa tố hoặc một thực thể khối 10

2.2.3 G là một thực tại thời-không (spatio-temporal) 10

2.2.4 Định vị TRONG Nam – NGOÀI Bắc 11

Trang 5

CHƯƠNG 3 NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM TỪ CHỈ HƯỚNG VẬN ĐỘNGLÊN – XUỐNG, RA – VÀO

TRONG TIẾNG VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH 12

3.1 Mối quan hệ giữa định vị và hướng vận động 12

3.2 Ngữ nghĩa của LÊN – XUỐNG 12

3.2.1 LÊN – XUỐNG theo trục sức hút của trái đất .12

3.2.2 LÊN – XUỐNG với đích đến là mặt đất hoặc bầu trời 12

3.2.3 LÊN – XUỐNG theo tư thế chuẩn tắc của cơ thể người hoặc vật

3.2.4 LÊN – XUỐNG theo cấu hình bao chứa .13

3.2.5 LÊN – XUỐNG theo cấu hình bao phủ 13

3.2.6 LÊN – XUỐNG theo yếu tố địa hình .13

3.2.7 LÊN – XUỐNG với đích đến là một mặt phẳng 14

3.2.8 LÊN – XUỐNG theo cấp bậc đơn vị hành chính 14

3.3 Ngữ nghĩa của RA – VÀO .14

3.3.1 RA – VÀO theo cấu hình bao chứa .14

3.3.2 RA – VÀO theo cấu hình khơng gian hẹp – rộng, kín – mở 15

3.3.3 RA – VÀO chỉ sự phân tán và thu gom 15

3.3.4 Hướng vận động VÀO Nam – RA Bắc 15

3.4 Sự chuyển nghĩa của LÊN – XUỐNG và RA – VÀO .16

3.4.1 Sự chuyển nghĩa của LÊN – XUỐNG 16

3.4.2 Sự chuyển nghĩa của RA – VÀO 16

3.5 Tiểu kết 17

CHƯƠNG 4 DỊCH NHÓM TỪ ĐỊNH VỊ VÀ NHÓM TỪ CHỈ HƯỚNG VẬN ĐỘNGTỪ TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG ANH 17

4.1 Kết quả thống kê từ bản dịch Việt-Anh 17

4.1.1 Nhóm từ định vị TRÊN – DƯỚI, TRONG – NGỒI 17

4.1.2 Nhóm từ chỉ hướng vận động LÊN – XUỐNG, RA – VÀO 18

4.2 Thủ pháp dịch nhóm từ định vị và nhóm từ chỉ hướng vận động 18

4.2.1 Diễn giải và một số lưu ý khi dịch nhóm từ định vị .19

4.2.2 Diễn giải và một số lưu ý khi dịch nhóm từ chỉ hướng vận động 19

4.3 Tiểu kết 20

KẾT LUẬN .20

Trang 7

MỞ ĐẦU0.1 Lý do chọn đề tài

Khơng gian được mã hóa qua các biểu thức ngôn ngữ Tuynhiên, cơ chế tri nhận không gian, việc cấu trúc hóa kinh nghiệmkhơng gian và biểu đạt chúng bằng ngơn từ lại có sự khác biệt rất lớngiữa các cộng đồng ngơn ngữ và văn hóa khác nhau Chẳng hạn, để

mơ tả cùng một sự tình ‘con chó hiện diện ở trong phịng khách’,người Việt có thể sử dụng các đơn vị từ vựng tương phản nhau như:

‘Con chó đang ở trong phịng khách / ngồi phòng khách/ trênphòng khách/ dưới phòng khách’ Thế nhưng, trong ngữ cảnh này,người bản ngữ Anh chỉ dùng duy nhất một từ in mà thơi: The dog is

in the living-room (in = trong, ngồi, trên, dưới)

Những khác biệt trong tri nhận và biểu đạt không gian như thế

thôi thúc chúng tôi thực hiện một nghiên cứu sâu về cơ sở định vịkhông gian và hướng vận động của người Việt đối chiếu với ngườibản ngữ Anh, qua đó giúp nhận diện rõ hơn những tương đồng và

khác biệt trong tri nhận và biểu đạt khơng gian giữa hai ngơn ngữ.

0.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

0.2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài “Tri nhận không gian và hướng vận động trong tiếng

Việt đối chiếu với tiếng Anh” nhằm: (1) Phân tích, mơ tả việc ý niệmhóa và mã hóa khơng gian của người Việt qua nhóm từ định vị

TRÊN – DƯỚI, TRONG – NGỒI, và nhóm từ chỉ hướng vận độngtương ứng LÊN – XUỐNG, RA – VÀO; (2) So sánh, đối chiếu ngữnghĩa của các nhóm từ này với những hình thức biểu đạt tương

đương trong tiếng Anh; nhận diện những nét đặc thù trong ý niệmhóa và mã hóa khơng gian của mỗi cộng đồng đồng ngôn ngữ.

0.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện các mục đích nghiên cứu, luận án có các nhiệm

vụ cụ thể sau đây: (1) Xây dựng khung lý thuyết về q trình ý niệmhóa và mã hóa khơng gian trong ngơn ngữ; (2) Xây dựng ngữ liệu

Trang 8

TRONG – NGOÀI và nhóm từ chỉ hướng vận động LÊN – XUỐNG,RA – VÀO trong tiếng Việt và những hình thức biểu đạt tươngđương trong tiếng Anh; (3) Phân tích ngữ liệu đã tổng hợp được để

chỉ ra những đặc điểm trong cách thức ý niệm hóa và mã hóa quan hệ

định vị và hướng vận động trong tiếng Việt đối chiếu với tiếng Anh.

0.3 Lịch sử vấn đề

Hầu hết các nhà ngơn ngữ học tri nhận đều ít nhiều đề cập đếnvấn đề tri nhận không gian, tiêu biểu là Fillmore (1982, 2006),Jackendoff (1983, 1990), Langacker (1987, 1990, 1991, 1999, 2008,2009), Svorou (1994), Talmy (2000, 2006), Tyler & Evans (2003),Freksa (2004), Levinson (1996, 2004) và Evans & Chilton (2010) Cáctác cơng trình nghiên cứu trong Việt ngữ học có Dư Ngọc Ngân (1995,1998), Nguyễn Đức Dân (2005), Trần Văn Cơ (2007), Lý Toàn Thắng(2005, 2008, 2012), Trịnh Sâm (2016a, 2016b) và các luận án tiến sĩcủa Trần Quang Hải (2001), Lê Văn Thanh (2003), Nguyễn Thị Dự(2004).

0.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

0.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là cách thức ý niệm hóa vàmã hóa các quan hệ định vị TRÊN – DƯỚI, TRONG – NGOÀI và

các hướng vận động LÊN – XUỐNG, RA – VÀO trong tiếng Việt vànhững hình thức biểu đạt tương đương trong tiếng Anh, qua đó chỉ ramột số nét tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ.

0.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong luận án này, việc khảo sát nhóm từ chỉ khơng gian được

giới hạn trong hai phạm trù định vị và hướng vận động; quá trình so

sánh đối chiếu cũng được giới hạn trong phạm vi các đặc điểm cấu

trúc đồng đại của hai ngôn ngữ Việt – Anh.

0.5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

Trang 9

3

Luận án áp dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:

Phương pháp miêu tả được dùng để mơ tả các cấu hình khơng gianvà các hiện tượng định vị và định hướng không gian trong tiếng Việtvà tiếng Anh; Phương pháp đối chiếu được dùng để so sánh đối

chiếu những đặc điểm tri nhận không gian của hai cộng đồng ngôn

ngữ thông qua các điển cảnh (proto-scene); Phương pháp điển cứu

(case study methodology) được sử dụng để khảo sát các cặp định vịvà định hướng không gian tiêu biểu: TRÊN – DƯỚI, TRONG –NGOÀI và LÊN – XUỐNG, RA – VÀO

0.5.2 Nguồn ngữ liệu

Ngữ liệu song ngữ của luận án gồm 1.858 ngữ cảnh của nhómtừ định vị TRÊN – DƯỚI, TRONG – NGỒI và nhóm từ chỉ hướngvận động LÊN – XUỐNG, RA – VÀO trong tiếng Việt cùng với bảndịch tiếng Anh được trích xuất từ 59 truyện ngắn và 1 tiểu thuyết của45 tác giả trong hai tuyển tập: (1) Tình yêu sau chiến tranh: tuyển tậptruyện ngắn Việt Nam đương đại; (2) Trong sương hồng hiện ra, vàbản dịch tiếng Anh: (1) Love after War: Contemporary Fiction fromViet Nam; (2) Behind the Red Mist: Fiction by Ho Anh Thai đượcnhà xuất bản Curbstone Press ấn hành.

Ngoài ra, luận án cũng sử dụng hai nguồn ngữ liệu bổ sung: (1)Ngữ liệu trích xuất từ kho ngữ liệu tiếng Việt (Vietnamese Corpus)của Trung tâm Từ điển học (Vietlex); (2) Ngữ liệu trích xuất từ khongữ liệu COCA (Corpus of Contemporary American English).

0.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Góp phần vào việc nghiên cứu một cách hệ thống nhóm từ địnhvị và định hướng khơng gian trong tiếng Việt đối chiếu với tiếng Anhdựa trên khung lý thuyết về ý niệm hóa và mã hóa khơng gian trongngôn ngữ; đồng thời, đưa ra những gợi mở cho việc tiếp tục pháttriển khung lý thuyết này trong nghiên cứu thực tiễn tiếng Việt;

Đưa ra những biện giải mang tính khoa học và đề xuất một sốthủ pháp dịch phù hợp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc dịch

Trang 10

nhóm từ định vị và định hướng không gian từ tiếng Việt sang tiếngAnh;

Cung cấp ngữ liệu và những phân tích khoa học để biên soạntài liệu giảng dạy nhóm mơn học chun ngành biên phiên dịch, đặcbiệt là dịch Việt – Anh

0.7 Bố cục của luận án

Phần chính văn của luận án dài 183 trang, bao gồm phần Mởđầu (14 trang), phần Kết luận (3 trang), và 4 chương với nội dung

như sau:

Chương 1 (28 trang) trình bày một số vấn đề có tính lịch sử và

cơ sở lý luận liên quan đến q trình ý niệm hóa và mã hóa các phạmtrù định vị và định hướng khơng gian Qua đó, luận án xác định mộtkhung lý thuyết áp dụng cho q trình nghiên cứu.

Chương 2 (48 trang) mơ tả và phân tích đặc trưng về ngữ

nghĩa, ngữ dụng của nhóm từ định vị TRÊN – DƯỚI, TRONG –

NGỒI trong tiếng Việt, đối chiếu với những hình thức biểu đạttương đương trong tiếng Anh.

Chương 3 (66 trang) mơ tả và phân tích đặc trưng về ngữ

nghĩa, ngữ dụng và một số hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ chỉhướng vận động LÊN – XUỐNG, RA – VÀO trong tiếng Việt, đối

chiếu với những hình thức biểu đạt tương đương trong tiếng Anh

Chương 4 (24 trang) đề xuất một số thủ pháp dịch nhóm từ

định vị và nhóm từ chỉ hướng vận động từ tiếng Việt sang tiếng Anh

dựa trên cơ sở lý thuyết về ý niệm hóa và mã hóa khơng gian và kếtquả thống kê các phương án dịch của nhóm 19 dịch giả.

Kèm theo phần chính văn của luận án là cuốn Phụ lục dài 205

Trang 11

5

CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Q trình ý niệm hóa khơng gian

Thế giới chúng ta đang sống là thế giới khách quan, tồn tại độclập, còn việc tri nhận thế giới ấy là quá trình chủ quan, mang nét đặcthù của mỗi cộng đồng ngơn ngữ Các cộng đồng ngơn ngữ và văn

hóa khác nhau ý niệm hóa khơng gian theo những sơ đồ hình ảnh

(image schemas) có khi giống nhau, cũng có khi khác nhau Đồng

thời, việc mã hóa không gian qua các biểu thức ngôn ngữ cũng có

những nét tương đồng và khác biệt.

Theo Fillmore (1982b:373-400), hệ thống các ý niệm gắn kếtchặt chẽ với nhau đến độ để hiểu bất kỳ ý niệm nào trong mạng lưới ýniệm, chúng ta phải hiểu được cấu trúc toàn thể mà ý niệm đó là một

thành phần Theo Evans (2007:38), ý niệm hố là q trình kiến tạo

nghĩa, q trình tích hợp ý niệm (processes of conceptual integration)gắn liền với bản chất của tư duy năng động Các đơn vị ngôn ngữnhư từ vựng không phải là những đơn vị chuyển tải ý nghĩa mà chỉ làyếu tố đóng góp vào q trình hình thành ý nghĩa.

1.2 Phạm trù tỏa tia của các ý niệm không gian

Phạm trù tỏa tia (radial category) là phạm trù ý niệm trong đócác ý niệm thành viên hình thành xung quanh một ý niệm điển mẫu.Các thành viên của phạm trù tỏa tia khơng sản sinh (generated) màđược mở rộng (extened) mang tính ước lệ (Evans, 2007:177) Mạng

lưới những ý niệm không gian được hình thành theo cấu trúc phạm trùtỏa tia: xung quanh mỗi điển mẫu ln hình thành mạng lưới những ýniệm với mức độ điển hình khác nhau

1.3 Quá trình mã hóa khơng gian qua ngơn ngữ

Theo Fillmore (1982b:373-383), nghĩa của từ không nằm ở

thực tại khách quan mà được hình thành từ q trình ý niệm hóa và

Trang 12

phạm trù hóa kinh nghiệm Một số biểu thức ngôn ngữ mô tả cùng

một thực tại khách quan nhưng có thể biểu đạt những nghĩa hồntồn khác nhau

Theo Evans (2007:203), đơn vị mã hóa kinh nghiệm khônggian vào trong ngôn ngữ là CẢNH (spatial scene) Các cảnh khônggian được định hình dựa trên bốn tham biến (parameters), gồm:HÌNH (figure); ĐỐI TƯỢNG QUY CHIẾU (reference object), cịngọi là VẬT MỐC (landmark); VÙNG (region); và có thể thêm mộtĐỐI TƯỢNG QUY CHIẾU PHỤ (secondary reference object) Đốitượng quy chiếu phụ kết hợp với đối tượng quy chiếu chính tạo thànhKHUNG QUY CHIẾU (reference frame) Chẳng hạn, trong (10.a) và

(10.b), ‘the bike’ là HÌNH, ‘the church’ là ĐỐI TƯỢNG QUYCHIẾU, còn VÙNG là sự kết hợp giữa giới từ ‘on the side of’ với đối

tượng quy chiếu (cái mã hóa việc định vị khơng gian của HÌNH),

‘the cemetery’ là ĐỐI TƯỢNG QUY CHIẾU PHỤ.

Theo Langacker (2008:43), ngữ nghĩa gồm cả nội dung ý niệm

và cách diễn giải nội dung ý niệm đó (construal) Để minh họa cho

điều này, ơng đã đưa ra ví dụ sau: Từ ý niệm một cái ly chứa lượngnước bằng một nửa dung tích của nó, chúng ta có thể có bốn cách

diễn giải như minh họa trong Hình 1 Khi mã hóa ý niệm này vào

ngơn ngữ, chúng ta cũng áp đặt một trong bốn cách diễn giải đó, mỗicách diễn giải tương ứng với một biểu thức ngôn ngữ.

Nội dungý niệmCách diễn giải1Cách diễn giải2Cách diễn giải3Cách diễn giải4

Hình 1 Nội dung ý niệm được mã hóa

1.4 Vai trị của các khung quy chiếu khơng gian

Trang 13

7

nhìn Tùy vào các loại điểm quy chiếu và tọa độ mà ta có những dạngkhung quy chiếu khác nhau Ứng với các khung quy chiếu khácnhau, có các hệ tọa độ khác nhau Ba loại khung quy chiếu NỘI TẠI,TƯƠNG ĐỐI và TUYỆT ĐỐI giúp nhận diện cách thức ý niệm hóavà mã hóa quan hệ khơng gian trong mỗi ngôn ngữ Đồng thời,những khác biệt trong khuynh hướng sử dụng các khung quy chiếugiúp chúng ta lý giải được những khác biệt về cách tri nhận và biểuđạt không gian giữa các cộng đồng ngôn ngữ.

1.5 Các chiến lược định vị không gian

Theo Levinson (2004:65), định vị không gian, tự bản chất là

xác định quan hệ không gian giữa F và G, và trả lời cho câu hỏi ởđâu (where-question) Các ngôn ngữ tự nhiên thường sử dụng hai

giải pháp (solutions) hay cũng gọi là chiến lược (strategies) gồm (1)định vị không theo hệ tọa độ, và (2) định vị theo hệ tọa độ Trong cácchiến lược định vị không theo hệ tọa độ, quan hệ không gian giữa Fvà G được xác định không phải dựa trên các tọa độ mà dựa trên quan

hệ trùng khớp, tiếp xúc, bao chứa, tiếp giáp và gần kề Bên cạnh đó,

ba loại khung quy chiếu NỘI TẠI, TƯƠNG ĐỐI và TUYỆT ĐỐI

với các hệ tọa độ cũng đóng vai trị quan trọng trong q trình ý niệmhóa và mã hóa không gian qua ngôn ngữ

1.6 Tiểu kết

Không gian được mã hóa trong ngơn ngữ có mối quan hệ mậtthiết với không gian nhận thức chứ không phải không gian vật lýkhách quan Các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau có thể sử dụng cáckhung quy chiếu khác nhau trong tri nhận và biểu đạt không gian

Trang 14

CHƯƠNG 2

NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM TỪ ĐỊNH VỊ TRÊN – DƯỚI, TRONG – NGOÀI

TRONG TIẾNG VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH

2.1 Ngữ nghĩa của TRÊN – DƯỚI

2.1.1 TRÊN – DƯỚI theo trục thẳng đứng

Để biểu đạt quan hệ không gian theo trục thẳng đứng, tiếng Việt

chủ yếu sử dụng hai từ TRÊN – DƯỚI và một số biến thể như bêntrên – bên dưới, phía trên – phía dưới Một số điển cảnh theo trụcthẳng đứng: TRÊN đầu – DƯỚI chân; TRÊN trời – DƯỚI đất Trong

khi đó, cách thức ý niệm hóa và mã hóa các quan hệ khơng gian nàytrong tiếng Anh có những điểm tương đồng và khác biệt so với tiếng

Việt Chẳng hạn, tương đương với TRÊN trời lại là in the sky; tươngđương với DƯỚI đất có thể là on the ground hoặc in the ground.

2.1.2 TRÊN – DƯỚI theo yếu tố địa lý, địa hình

Trong tiếng Việt, quan hệ không gian giữa F và G thường được

biểu thị bằng TRÊN khi G là vùng địa lý cao hơn, và bằng DƯỚI khiG là vùng địa lý thấp hơn Các ý niệm định vị TRÊN – DƯỚI này cókhuynh hướng hình thành những cặp tương phản, như: TRÊN núi/non/ rừng/ cao nguyên – DƯỚI đồng bằng Trong tiếng Anh, thốngkê từ COCA cho thấy: khi G là ‘the mountain’ (danh từ số ít) thìquan hệ giữa F và G được định vị bằng on với tần số (1.148) vượttrội so với in (388); còn khi G là ‘the mountains’ (danh từ số nhiều)thì quan hệ giữa F và G lại được định vị bằn in với tần số (2.574)hoàn vượt trội so với on (128)

2.1.3 TRÊN – DƯỚI theo cấu hình đầu – cuối

Trang 15

9

phát, còn cuối biểu thị chỗ giới hạn, sắp hết của một khoảng khônggian, chẳng hạn, cấu hình khơng gian của một trang giấy, một rạphát, hoặc cấu hình khơng gian của một thực thể theo hướng vận độngnhư cái xe, con thuyền Đối chiếu với những cách biểu đạt tương

đương trong tiếng Anh, chúng ta cũng thấy một số nét tương đồng vàkhác biệt Chẳng hạn, (1) đối với mơ hình khơng gian của một trang

giấy, dù F nằm ở đầu (top) hay cuối (bottom) trang thì đều được định

vị với một giới từ topo duy nhất là at (ở/ tại); (2) đối với các mơ hình

khơng gian như rạp hát, cái xe thì tiếng Anh chỉ sử dụng một cách

biểu đạt duy nhất bằng cặp front – back (trước – sau).

2.1.4 TRÊN – DƯỚI theo sự tiếp xúc giữa F và G

Cả trong tiếng Việt và tiếng Anh, yếu tố tiếp xúc giữa F và G

thường được ưu tiên chọn lựa đưa ra cận cảnh, và quan hệ tiếp xúcđó được biểu đạt bằng TRÊN trong tiếng Việt và ON trong tiếng

Anh, bất kể theo trục thẳng đứng hay trục ngang: trên nền nhà (onthe floor), trên tường (on the wall), trên trần nhà (on the ceiling),

trên mái nhà (on the roof).

2.1.5 TRÊN – DƯỚI theo cấp bậc đơn vị hành chính

Trong tiếng Việt, TRÊN – DƯỚI biểu đạt ý niệm định vị theo

cấp bậc giữa các đơn vị hành chính, như TRÊN tỉnh – DƯỚI huyện;TRÊN huyện – DƯỚI xã; TRÊN trung ương – DƯỚI địa phương.

Trong tiếng Anh, theo thống kê từ COCA, cũng có hiện tượng định

vị tương tự như trong tiếng Việt; chẳng hạn như ‘the upper house’(thượng viện) và ‘the lower house’ (hạ viện) Tuy nhiên, khi G chỉ

địa giới của các đơn vị hành chính thì quan hệ định vị giữa F và G

thường được mã hóa bằng các giới từ in, on hoặc at tùy theo cấu

hình của G

2.2 Ngữ nghĩa của TRONG – NGOÀI

2.2.1 G là bao chứa

Trang 16

Khi G là bao chứa, quan hệ định vị giữa F và G hình thành một

mạng lưới ý niệm rất phong phú Kết quả khảo sát cho thấy có những

loại bao chứa cơ bản sau đây: (1) G là một thực thể ba chiều có bao

giới khép kín (điển mẫu): F được định vị nằm trọn vẹn bên trong

bao giới: TRONG hộp, TRONG phòng, TRONG nhà; (2) G là một

thực thể ba chiều có bao giới khơng khép kín: đây là dạng bao chứa

gần với điển mẫu nhất: TRONG hầm, TRONG thung lũng, TRONG

bụi cây; (3) G là một thực thể hai chiều: thường là một vùng không

gian trên một mặt phẳng: TRONG sân, TRONG vườn, TRONG làng,

TRONG khu tập thể; (4) G là một hiện tượng thời tiết: nhóm này

gồm những thực thể có đặc tính bao bọc, bao phủ: TRONG môitrường, TRONG mưa, TRONG bão, TRONG giơng tố, TRONG nắng,

TRONG sương, TRONG gió; (5) G là thực thể ở thể khí hoặc thể

lỏng: hai thực thể này là dạng bao chứa rất đặc biệt; tuy đều được ý

niệm hóa như những thực thể ba chiều, nhưng nước thì có thể dễdàng nhận diện được bao giới, cịn khơng khí thì dường như rất khónhận diện được bao giới; ngay cả chân không cũng chỉ là trạng thái

thay đổi về áp suất (áp suất lượng tử chân không), chứ không phải là

khoảng không gian trống rỗng, không chứa vật chất; (6) G là ánh

sáng hoặc bóng tối: nhóm này gồm những thực thể có nhiều yếu tố

tương đồng với nhóm (4), với đặc tính bao phủ, bao bọc: TRONGánh sáng, TRONG ánh chiều tà, TRONG ánh lửa, TRONG bóng tối/bóng đêm/ màn đêm/ đêm.

2.2.2 G là một thực thể đa tố hoặc một thực thể khối

Khi G là một thực thể gồm nhiều cá thể được ý niệm hóa như

một khối đơn nhất – Lakoff (1987:428) gọi là thực thể đa tố

(multiplex entity) – thì quan hệ giữa F và G cũng tương đồng với

quan hệ bao chứa: trong xã hội (in society), trong quốc hội (in theNational Assembly), trong quân đội (in the army), v.v Cách thức ý

niệm hóa và biểu đạt quan hệ khơng gian ở các sự tình trên đây giữa

Trang 17

11

một bao chứa và mã hóa quan hệ không gian giữa F và G bằng giới

từ topo in

2.2.3 G là thực tại thời-không (spatio-temporal)

Ở nhiều tình huống G là những thực tại bao hàm cả yếu tố

không gian và thời gian không thể tách rời, như đời, cuộc đời, cuộcsống, cõi, cõi đời, cõi người ta, lễ hội, bữa tiệc, v.v Khi ấy, việc ý

niệm hóa quan hệ khơng gian cũng bao hàm ln cả ý niệm thờigian Tuy nhiên, cả trong tiếng Việt và tiếng Anh đều tồn tại những

cách thức biểu đạt phân định thời gian và không gian, chẳng hạn tạibữa tiệc / at the party (chỉ không gian) và trong bữa tiệc/ during the

party (chỉ thời gian)

2.2.4 Định vị TRONG Nam – NGOÀI Bắc

Hiện tượng định vị theo trục Bắc – Nam dọc theo chiều dài đất

nước có thể diễn giải như sau: (1) Từ một điểm nhìn ở Bắc Bộ, có thểđịnh vị bất kỳ chỗ nào ở Trung Bộ và Nam Bộ bằng TRONG; (2) Từmột điểm nhìn ở Nam Bộ, có thể định vị bất kỳ chỗ nào ở Trung Bộvà Bắc Bộ bằng NGOÀI; (3) Từ một điểm nhìn ở Trung Bộ, có thể

định vị bất kỳ chỗ nào ở Nam Bộ bằng TRONG, và bất kỳ chỗ nào ở

Bắc Bộ bằng NGOÀI Cách thức định vị TRONG Nam – NGOÀIBắc chỉ được sử dụng giữa các vùng theo trục lộ chính Bắc – Nam.

Khi định vị giữa các địa điểm trong cùng một vùng thì các yếu tố

khác, chẳng hạn như địa hình cao thấp hoặc cấp bậc đơn vị hànhchính có thể lại trở nên nổi trội, và quan hệ giữa F và G có thể được

mã hóa bằng các đơn vị từ vựng khác.

2.3 Tiểu kết

Nhóm từ định vị trong tiếng Việt và các hình thức biểu đạt

tương đương trong tiếng Anh hình thành một ma trận (matrix).

Trong đó, mỗi ý niệm định vị có thể gắn liền với những cách diễngiải theo những phối cảnh khác nhau (điểm nhìn, điểm quy chiếu,yếu tố nổi trội, sự chú ý hoặc một yếu tố nào đó được đưa ra cậncảnh và những yếu tố khác bị đẩy lùi vào hậu cảnh) Hơn nữa, q

Trang 18

trình ý niệm hóa và mã hóa quan hệ định vị thường mang tính đachiều kích Cùng một sự tình trong thế giới khách quan đôi khi lạiđược ý niệm hóa và mã hóa theo những cách thức khác nhau, trên cơ

Trang 19

13

CHƯƠNG 3

NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM TỪ CHỈ HƯỚNG VẬN ĐỘNGLÊN – XUỐNG, RA – VÀO

TRONG TIẾNG VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH

3.1 Mối quan hệ giữa định vị và hướng vận động

Sự chuyển động của các thực thể gắn liền với sự thay đổi quanhệ khơng gian Nếu khơng có sự thay đổi về quan hệ không gian giữacác thực thể, chúng ta không thể nhận thấy sự chuyển động Bởi vậy,

nếu như việc định vị được dựa trên quan hệ không gian giữa các thựcthể thì hướng vận động cũng được tri nhận theo cách thức tương tự

3.2 Ngữ nghĩa của LÊN – XUỐNG

3.2.1 LÊN – XUỐNG theo trục sức hút của trái đất

Trong tiếng Việt, định hướng theo trục sức hút của trái đấtđược biểu đạt bằng LÊN và XUỐNG Trong đó, LÊN biểu thị hướngvận động từ vị trí thấp hơn đến vị trí cao hơn theo phương của trọnglực, còn XUỐNG biểu thị hướng vận động theo chiều ngược lại.Điểm xuất phát (source) và đích đến (goal) có thể xuất hiện hoặckhông xuất hiện trong định hướng LÊN – XUỐNG theo trục thẳngđứng này Ý niệm LÊN – XUỐNG trong các tình huống khơng xác

định đích đến có các hình thức biểu đạt tương đương trong tiếng Anh

là UP và DOWN Tuy nhiên, nội hàm của UP và DOWN trong tiếngAnh khơng hồn tồn trùng khớp với nội hàm của LÊN và XUỐNGtrong tiếng Việt Trong tiếng Anh, UP và DOWN cịn có thể kết hợp

với các tiểu từ khác (up from, up to, up over, up toward, down on,

down to, down in, down into, down over, v.v.) để biểu đạt mạng ngữ

nghĩa rất phong phú

3.2.2 LÊN – XUỐNG với đích đến là mặt đất hoặc bầu trời

Trong tiếng Việt, cách thức ý niệm hóa và mã hóa hướng vận

động có đích đến là trời, bầu trời hoặc đất, mặt đất, có mối quan hệ

Trang 20

tương liên với cách thức định vị TRÊN trời – DƯỚI đất Hướng vận

động có đích đến là trời, bầu trời đều được mã hóa bằng lên trời, cịnhướng vận động hướng về đất, mặt đất được mã hóa bằng xuống đất.

Tuy nhiên, trong tiếng Anh, các ý niệm định hướng này có thể được

mã hóa bằng những biểu thức ngôn ngữ rất đa dạng: up to the sky, up

into the sky, up at the sky, down to the ground, to the ground, onto

the ground.

3.2.3 LÊN – XUỐNG theo tư thế chuẩn tắc của cơ thể ngườihoặc vật

Hướng vận động theo trục cơ thể người ở tư thế thẳng đứngđược người Việt tri nhận tương tự như theo phương của trọng lực và

mã hóa bằng một cặp định hướng: LÊN – XUỐNG, như lên đầu –

xuống chân Tuy nhiên, trong tiếng Anh, ngoài cặp up – down, các

hướng vận động này cịn có thể được mã hóa bằng những kết cấu

xoay quanh giới từ to (chỉ đích đến), hoặc kết cấu ‘from… to’ (mã

hóa cả điểm xuất phát và đích đến)

3.2.4 LÊN – XUỐNG theo cấu hình bao chứa

Trong tiếng Việt, các hướng vận động theo trục thẳng đứng gắn

liền với cấu hình khơng gian bao chứa như hầm, hố, lỗ, mồ, v.v có

thể được mã hóa bằng cả cặp LÊN – XUỐNG và cặp RA – VÀO:

LÊN khỏi hầm – XUỐNG hầm, RA khỏi hầm – VÀO hầm Tuy nhiên,

trong tiếng Anh, những hướng vận động ấy dù theo trục thẳng đứng

thì vẫn được ý niệm hóa như đi vào và đi ra khỏi vùng khơng gianbên trong bao giới Nói cách khác yếu tố trục thẳng đứng bị đẩy lui

vào hậu cảnh và yếu tố bao chứa được đưa ra cận cảnh: out of thebunker, into the pit, out of the water, into the water.

3.2.5 LÊN – XUỐNG theo cấu hình bao phủ

Phạm trù hướng vận động với nghĩa bao phủ thường gắn liền

với điển cảnh trong đó F có hướng vận động về phía G và bao trùmG Trong tiếng Việt, hướng vận động này có thể được mã hóa bằng

Trang 21

15

khi tiếng Anh chỉ có một cách mã hóa duy nhất bằng OVER: overher body, a flow of lava spewing down over a city.

3.2.6 LÊN – XUỐNG theo yếu tố địa hình

Trong tiếng Việt, hướng vận động từ vùng địa hình thấp hơn tớivùng địa hình cao hơn được mã hóa bằng LÊN và hướng vận độngngược lại được mã hóa bằng XUỐNG: LÊN núi – XUỐNG đồng bằng,LÊN rừng – XUỐNG biển Tuy nhiên, trong tiếng Anh, các ý niệm về

hướng vận động này được mã hóa rất đa dạng: ngồi cặp up – down,người bản ngữ Anh còn sử dụng các biểu thức xoay quanh to, for và

from.

3.2.7 LÊN – XUỐNG với đích đến là một mặt phẳng

Đây là phạm trù ý niệm hướng vận động rất phong phú, tuyđích đến đều là một mặt phẳng, nhưng đó có thể là mặt phẳng nằmngang hoặc mặt phẳng dựng đứng Đáng chú ý là cả trong tiếng Việt

và tiếng Anh đều có hiện tượng cùng một hướng vận động nhưng cóthể được mã hóa bằng những biểu thức tương phản nhau, như ‘nằm

lên giường’ và ‘nằm xuống giường’, ‘để lên bàn’ và ‘để xuống bàn’;

trong tiếng Anh cũng tồn tại những cách biểu đạt như: ‘put it on thetable’, ‘put it down on the table’.

3.2.8 LÊN – XUỐNG theo cấp bậc đơn vị hành chính

Trong tiếng Việt, hướng vận động từ huyện tới tỉnh và từ tỉnhtới huyện được ý niệm hóa như những hướng vận động giữa các cấp

bậc cao – thấp và được mã hóa bằng cặp LÊN – XUỐNG: lên tỉnh –

xuống huyện, lên trung ương – xuống địa phương Tiếng Anh cũng

có những cách thức ý niệm hóa và mã hóa khá tương đồng với tiếng

Việt, như ‘grants that come down from the federal government’

(những khoản tài trợ xuống từ chính quyền liên bang), ‘decision that

came down from the Supreme Court’ (quyết định từ Tịa án tối cao

ban hành xuống) Tuy nhiên, cũng có những ngữ cảnh hướng vậnđộng từ đơn vị hành chính cấp dưới tới đơn vị hành chính cấp trên và

Trang 22

ngược lại đều chỉ được ý niệm hóa như một chuyển động tới đích và

được mã bằng to như to the province, to the districts.

3.3 Ngữ nghĩa của RA – VÀO

3.3.1 RA – VÀO với cấu hình khơng gian bao chứa

Cấu hình khơng gian của bao chứa gồm có một bao giới phânbiệt vùng khơng gian bên trong và vùng khơng gian bên ngồi Trongtiếng Việt, hướng vận động từ vùng khơng gian bên ngồi vào vùng

không gian bên trong bao giới được mã hóa bằng VÀO (trong) và

hướng ngược lại được mã hóa bằng RA (ngồi) Tuy nhiên, trongtiếng Anh, hướng vận động ấy được mã hóa bằng nhiều biểu thức

ngơn ngữ khác nhau gắn liền với các giới từ out, out of, outside,

from, out into, off, v.v Chẳng hạn như: ra khỏi nhà (out of the

house), ùa vào nhà (rushed into the house), lao ra sân (ran into the

yard)

Các hiện tượng thời tiết, ánh sáng, bóng tối cũng thường được ý

niệm hóa như bao chứa, và theo đó, các hướng vận động RA – VÀO

cũng được hình thành trên cơ sở cấu hình khơng gian bao chứa: chạy

ra ngồi trời mưa (ran out into the rain), xe đi vào đêm tối (the cardrove into the night).

3.3.2 RA – VÀO theo cấu hình khơng gian hẹp – rộng, kín –mở

Trong tiếng Việt, hướng vận động có điểm xuất phát từ vùngkhơng gian hẹp tới vùng không gian rộng hơn thường được ý niệmhóa và mã hóa bằng RA, cịn hướng vận động theo chiều ngược lại,từ vùng không gian rộng tới vùng khơng gian hẹp thì thường đượcbiểu đạt bằng VÀO Tuy nhiên, trong tiếng Anh các hướng vận độngnày có thể được mã hóa bằng những biểu thức ngơn ngữ khác nhau,

tùy theo cấu hình khơng gian của đích đến Chẳng hạn: ra ga (to thestation), ngoặt nhanh vào hẻm (turned into the alley).

Trang 23

17

Cặp RA – VÀO thường kết hợp với một vị từ để biểu thị các

hướng vận động phân tán và thu gom Trong đó, RA biểu thị hướngvận động phân tán, và VÀO biểu thị hướng vận động theo chiềungược lại Trong tiếng Anh, ý niệm hướng vận động phân tán và ly

tâm chủ yếu được mã hóa bằng away (from) và out (from), như đổ

tóe ra nền đất (spilled out on the ground), chạy ra hai ngả (ran offin different directions); ngồi ra, các hướng vận động này cũng cịn

được mã hóa bằng một số đơn vị từ vựng khác nữa, như apart, aside.

3.3.4 Hướng vận động VÀO Nam – RA Bắc

Theo Nguyễn Tài Cẩn (1991), lối nói VÀO Nam – RA Bắcxuất hiện khoảng đầu thế kỷ 15 Khi ấy lãnh thổ Việt Nam chỉ gồmvùng Bắc Bộ và giải đất từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Vùng đồngbằng Bắc Bộ thì rộng, cịn giải đất Trung Bộ là vùng không gian hẹp.

Việc đi lại giữa các vùng này sản sinh ra ý niệm hướng vận động điVÀO nơi hẹp – đi RA nơi rộng Như vậy, thuở ban đầu cặp định

hướng RA – VÀO không hề gắn với sự đối lập BẮC – NAM Trải

qua thời gian, các ý niệm VÀO nơi hẹp – RA nơi rộng mờ dần vàđược thay thế bằng lối nói VÀO Nam – RA Bắc Trong tiếng Anh, các

hướng vận động này thường được ý niệm hóa như một chuyển động

từ một địa điểm tới một địa điểm khác và được mã hóa bằng to hoặc

for Tuy nhiên, tùy theo mơ hình kết hợp (collocational patterns) một

số giới từ và tiểu từ khác cũng được dùng để mã hóa những hướng

vận động này, ví dụ: arrived at Hòa Hưng station, arrived in Hà Nội.

3.4 Sự chuyển nghĩa của LÊN – XUỐNG và RA – VÀO

3.4.1 Sự chuyển nghĩa của LÊN – XUỐNG

Từ chỗ ban đầu chỉ thuần túy biểu đạt hướng vận động theo trụcthẳng đứng và trục cơ thể người, LÊN – XUỐNG dần dần được mở

rộng và biểu đạt những nét nghĩa phi không gian LÊN thường biểu đạt

nét nghĩa tích cực (+), cịn XUỐNG biểu đạt nét nghĩa tiêu cực (-) Mộtsố cụm nghĩa phi không gian thường gặp cả trong tiếng Việt và tiếng

Anh: (1) LÊN – XUỐNG biểu đạt sự thay đổi về lượng: giá xăng lên,giá xăng rớt mạnh; ‘Prices went up’, ‘Turn the music up/ down’ (2)

Trang 24

LÊN – XUỐNG biểu đạt các ý niệm về sự thăng tiến và quyền lực:thăng chức, giáng chức; (3) LÊN – XUỐNG biểu đạt các ý niệm về

cảm xúc của con người: LÊN/ up biểu đạt niềm vui, hạnh phúc, sựphấn khởi, hân hoan, còn XUỐNG/ down biểu đạt nỗi buồn phiền,

chán nản, thất vọng

3.4.2 Sự chuyển nghĩa của RA – VÀO

Từ cơ sở trải nghiệm đi VÀO và đi RA khỏi những cấu hình

khơng gian có bao giới, các ẩn dụ bao chứa (container metaphors)hình thành để biểu đạt các ý niệm phi không gian Các ẩn dụ baochứa ở đây có miền nguồn là những trải nghiệm về định vị và hướng

vận động gắn liền với cấu hình khơng gian có bao giới, và miền đích

là những phạm trù ý niệm khá phong phú như: rơi vào và thốt rakhỏi một tình trạng, trường thị giác (xuất hiện và biến mất), vùng

nhận thức (thay đổi về nhận thức), ví dụ như: ra khỏi cảnh thấtnghiệp (out of his interminable unemployment), ra khỏi cuộc khủnghoảng (out of the crisis), bình minh ló dạng (the Sun came out).

3.5 Tiểu kết

Hướng vận động được biểu đạt trong ngôn ngữ không phải làkết quả của sự đồ chiếu trực tiếp thế giới khách quan, mà là kết quả

của q trình ý niệm hóa và phạm trù hóa, qua đó, một tình huống cụthể có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau, và mỗi cách

diễn giải ấy được mã hóa bằng một biểu thức ngơn ngữ tương ứng.Nhóm từ chỉ khơng gian trong tiếng Việt và tiếng Anh đều có

hiện tượng chuyển nghĩa Khi những khung mới xuất hiện, nhữngđơn vị từ vựng này được chuyển vào những miền mới, tạo nên sựbiến đổi về ngữ nghĩa Những nghĩa mới và khung của nghĩa mới

Trang 25

19

CHƯƠNG 4

DỊCH NHÓM TỪ ĐỊNH VỊ VÀ NHÓM TỪ CHỈ HƯỚNG VẬN ĐỘNG

TỪ TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG ANH4.1 Kết quả thống kê từ bản dịch Việt-Anh

4.1.1 Nhóm từ định vị TRÊN – DƯỚI, TRONG – NGOÀIHiện tượng một tương đương với nhiều (one to many

equivalence) xuất hiện ở cả bốn từ định vị TRÊN – DƯỚI, TRONG– NGOÀI Chẳng hạn, con số thống kê cho thấy mỗi đơn vị từ vựngtrong nhóm từ định vị TRÊN – DƯỚI, TRONG – NGỒI đều đượcdịch bằng trên dưới 20 hình thức biểu đạt khác nhau trong tiếng Anh.

Bên cạnh đó, hiện tượng nhiều đương với một (many to one

equivalence) cũng khá rõ, nghĩa là tùy theo ngữ cảnh, tất cả các từtrong nhóm định vị TRÊN – DƯỚI, TRONG – NGỒI có thể đượcdịch bằng các kết cấu xoanh quanh một đơn vị từ vựng duy nhấttrong tiếng Anh Chẳng hạn, TRÊN trời – DƯỚI nước, TRONG nhà

– NGỒI sân đều có thể được dịch bằng một giới từ in mà thôi: inthe sky, in the water, in the house, in the yard.

4.1.2 Nhóm từ chỉ hướng vận động LÊN – XUỐNG, RA –VÀO

Kết quả thống kê các hình thức biểu đạt tương đương của nhómtừ chỉ hướng vận động LÊN – XUỐNG, RA – VÀO trong bản dịchtiếng Anh cũng cho thấy có hai hiện tượng tương đương như nhóm

từ định vị Hiện tượng một tương đương với nhiều xuất hiện ở cả bốn

từ chỉ hướng vận động LÊN – XUỐNG, RA – VÀO Mỗi đơn vị từvựng trong nhóm chỉ hướng vận động này được dịch sang tiếng Anhvới khoảng trên dưới hai mươi hình thức khác nhau Tuy nhiên, cáchình thức biểu đạt tương đương này được phân bổ tập trung vào 4đến 5 nhóm chính Chẳng hạn, đối với LÊN các hình thức tương

đương chủ yếu thuộc 4 nhóm với các từ đại diện là up, on, to, into;đối với XUỐNG có các nhóm down, into, to, on, off; đối với RA có

Trang 26

các nhóm out/ out of, into, to, from, on; đối với VÀO có các nhóm

into/ in, to, against, on và at Bên cạnh đó, hiện tượng nhiều tương

đương với một cũng xuất hiện khi dịch nhóm từ chỉ hướng vận động

từ tiếng Việt sang tiếng Anh Chẳng hạn, tùy theo ngữ cảnh, các kết

cấu xoay quanh to có thể được sử dụng để dịch cả bốn từ LÊN –

XUỐNG, RA – VÀO

4.2 Thủ pháp dịch nhóm từ định vị và nhóm từ chỉ hướng vận

động

Để dịch hai nhóm từ này, việc phân tích văn bản khơng chỉdừng lại trên bình diện cú pháp và ngữ nghĩa mà cịn cần quan tâmđến bình diện tri nhận vốn được mã hóa một cách tinh tế qua nhữngđơn vị từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp của văn bản nguồn Dù theophương pháp dịch nào thì các thủ pháp sau đây đều có thể áp dụng đểchuyển dịch hiệu quả hai nhóm từ này từ tiếng Việt sang tiếng Anh:

Phân tích cách thức ý niệm hóa khơng gian trong văn bảnnguồn: Việc phân tích văn bản nguồn khơng chỉ trên bình diện từ

vựng, cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng mà cịn trên bình diện

tri nhận, tức là cách thức người Việt ý niệm hóa và mã hóa các quan

hệ không gian trong các ngữ cảnh cụ thể của văn bản gốc.

Xác định cách thức ý niệm hóa và mã hóa trong văn bản đích:

Người dịch cần xác định xem trong tình huống và ngữ cảnh cụ thểđó, các quan hệ định vị và hướng vận động được người bản ngữ Anhý niệm hóa và mã hóa như thế nào.

Phục nguyên nội dung thông điệp: Nội dung thông điệp phải

được tái tạo bằng những cách thức ý niệm hóa, diễn giải và mã hóaquan hệ khơng gian tương đương của người bản ngữ Anh

4.2.1 Diễn giải và một số lưu ý khi dịch nhóm từ định vị

Việc phân tích văn bản nguồn có vai trị quyết định đối với chấtlượng bản dịch Trong q trình phân tích văn bản, người dịch cầnđặc biệt quan tâm đến những phạm trù ý niệm được mã hóa trong các

Trang 27

21

‘trên đầu anh ấy’ có thể được dịch sang tiếng Anh là ‘on his head’,‘above his head’ hoặc ‘over his head’; cũng vậy, biểu thức ‘dướichân anh ấy’ có thể được dịch là ‘at his feet’ hoặc ‘under their feet’.

Như vậy, vấn đề phân tích ngôn cảnh để nhận diện các ý niệm haycác thành tố nghĩa được mã hóa trong văn bản gốc tiếng Việt có vaitrị thiết yếu trong q trình dịch Đó chính là tiền đề quan trọng chobước tiếp theo là xác định các hình thức biểu đạt những ý niệm đótrong tiếng Anh

4.2.2 Diễn giải và một số lưu ý khi dịch nhóm từ chỉ hướngvận động

Nhóm từ chỉ hướng vận động LÊN – XUỐNG, RA – VÀO

biểu đạt nhiều phạm trù ngữ nghĩa khác nhau Tương ứng với mỗiphạm trù đó, bản dịch tiếng Anh cũng có những hình thức tương

đương rất phong phú Theo thống kê, nhóm từ tiếng Anh gồm to, on,

onto, in, into được sử dụng để dịch tất cả bốn từ chỉ hướng vận động

LÊN – XUỐNG, RA – VÀO với tần suất rất cao Điều này cho thấyyếu tố đích đến thường được chú ý vì tất cả các đơn vị từ vựng trong

nhóm kể trên đều mã hóa những đặc điểm của đích đến: lên thiênđàng (to heaven), xuống âm phủ (to hell), ra ga (to the station), vàoSài Gòn (to Saigon)

Trong tiếng Anh, ý niệm không gian thường được phân bổxuyên suốt cả câu và được mã hóa trong các từ loại khác nhau chứkhơng chỉ thông qua các giới từ hoặc tiểu từ Một số giới từ có thểđược dùng để mã hóa cả quan hệ định vị và hướng vận động Chẳng

hạn, giới từ on trong câu “The pen is on the table.” (Cái bút ở trên bàn.) biểu thị quan hệ định vị, còn trong câu “He put the pen on thetable.” (Anh ta đặt cái bút lên bàn.) thì kết cấu ‘put on’ lại biểu thị

hướng vận động

4.3 Tiểu kết

Khi dịch các nhóm từ khơng gian từ tiếng Việt sang tiếng Anh,

người dịch cần phân tích ngữ cảnh để nhận diện các ý niệm được mãhóa trong văn bản gốc tiếng Việt, và tiếp theo là xác định xem trong

Trang 28

cùng ngữ cảnh đó, người bản ngữ Anh tri nhận và biểu đạt như thếnào, từ đó tái tạo lại khơng chỉ nội dung thông điệp mà cả nhữnghiệu ứng mà văn bản gốc tạo ra nơi người đọc.

KẾT LUẬN

Luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống cách thức ý niệmhóa và mã hóa khơng gian qua nhóm từ định vị TRÊN – DƯỚI,TRONG – NGOÀI và nhóm từ chỉ hướng vận động LÊN – XUỐNG,

RA – VÀO trong tiếng Việt đối chiếu với những hình thức biểu đạttương đương trong tiếng Anh, và đạt được những kết quả về phươngdiện lý luận như sau:

(1) Cách thức tri nhận không gian của mỗi cộng đồng ngôn ngữ

vừa mang những nét phổ quát vừa mang những nét đặc thù văn hóadân tộc Ngay cả trong cùng một cộng đồng ngơn ngữ cũng có thể cónhững cách thuyết giải và mã hóa khác nhau đối với cùng một tìnhhuống trong thế giới khách quan

(2) Nhóm từ định vị và nhóm từ chỉ hướng vận động cả trongtiếng Việt và tiếng Anh hình thành một ma trận Các ý niệm định vị vàhướng vận động gắn liền với những cách diễn giải theo những phốicảnh khác nhau, trên cơ sở điểm nhìn, điểm quy chiếu, yếu tố nổi trội,sự chú ý hoặc một yếu tố nào đó được đưa ra cận cảnh và những yếu

tố khác bị đẩy lùi vào hậu cảnh

(3) Q trình ý niệm hóa và mã hóa quan hệ định vị và hướngvận động thường mang tính đa chiều kích Cùng một sự tình trongthế giới khách quan đơi khi lại được ý niệm hóa và mã hóa theonhững cách thức khác nhau, trên cơ sở các khung tri nhận khác nhau.

(4) Tự bản chất, nghĩa hình thành từ các ý niệm cơ bản Thay vì

quy chiếu trực tiếp với thế giới vật lý khách quan, ngôn ngữ quychiếu tới những gì được biểu hiện trong hệ thống ý niệm – kết quả

Trang 29

23

không gian hình thành từ cách thức con người trải nghiệm và tươngtác với thế giới vật lý khách quan

(5) Nhóm từ chỉ không gian trong tiếng Việt và tiếng Anh đều

có hiện tượng chuyển nghĩa Khi những khung mới xuất hiện, nhữngđơn vị từ vựng này được chuyển vào những miền mới, tạo nên sựbiến đổi về ngữ nghĩa Những nghĩa mới (phi không gian) và khungcủa nghĩa mới được hình thành khơng phải mang tính võ đoán màtrên cơ sở các trải nghiệm của mỗi cộng đồng ngơn ngữ.

Vì một số lý do khách quan, luận án chưa đề cập đến hoặc đềcập chưa đủ mức một số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu: (1)Chưa đề cập đến sự chuyển nghĩa của nhóm từ định vị TRÊN –DƯỚI, TRONG – NGỒI; (2) Chưa đề cập đủ mức các hướng vận

động được mã hóa bằng hình thái đa hình vị (polymorphemic form)

như up to, down to, up into, down into, up from, down from, out to,

out into, out over, v.v

Chúng tôi hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của của luận án sẽgợi mở cho những nghiên cứu trong tương lai liên quan đến lĩnh vựcngôn ngữ học so sánh đối chiếu và biên phiên dịch, đồng thời chúngtôi cũng đề xuất những vấn đề vì lý do khách quan luận án chưa thểkhảo cứu như vừa trình bày ở trên.

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO

1 Trần Văn Dương (2018), Ngữ nghĩa của TRÊN – DƯỚI và

những hình thức biểu đạt tương đương trong tiếng Anh, Tạpchí Khoa học Xã hội, số 11, 2018: 40–53.

2 Trần Văn Dương (2018), Vai trò của các khung quy chiếu

trong ý niệm hóa và mã hóa quan hệ không gian, Kỷ yếu hộithảo Những vấn đề ngôn ngữ học ở Việt Nam và Đông NamÁ, 12-2018, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

ĐHQG TP HCM.

Trang 30

3 Trần Văn Dương (2019), Ngữ nghĩa của TRONG – NGỒIvà những hình thức biểu đạt tương đương trong tiếng Anh,

Ngôn ngữ, số 2, 2019: 58–68.

4 Trần Văn Dương (2019), Ngữ nghĩa của LÊN – XUỐNG và

những hình thức biểu đạt tương đương trong tiếng Anh, Kỷyếu hội thảo Ngữ học Toàn quốc 2019, Hà Nội: Nhà xuất bản

Ngày đăng: 08/07/2023, 17:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w