1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Dạng bị động trong tiếng Pháp và những phương thức biểu đạt tương đương trong tiếng Việt

204 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạng bị động trong tiếng Pháp và những phương thức biểu đạt tương đương trong tiếng Việt
Tác giả Đinh Hồng Vân
Người hướng dẫn GS. TS. Đinh Văn Đức
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 47,64 MB

Nội dung

Dé không lặp lại điều khá phổ biến trước đây, theo như nhận xét của tác giả ĐườngCông Minh là "Những công trình của họ thường dừng lại ở cấp lý thuyết, vĩ mô,mang mục đích so sánh cơ bản

Trang 1

DAI HỌC QUỐC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

33k 3k 3k 3 3k 3k 3 3k >k 3k 2k 3k 3k >k 3k 2k >k 3k >> 3 >> s >k

ĐINH HONG VAN

DANG BI DONG TRONG TIENG PHAP

VA NHUNG PHUONG THUC BIEU DAT

LUAN AN TIEN SI NGON NGU HOC

Hà Nội - 2006

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐINH HÒNG VÂN

CHUYEN NGANH : LÝ LUẬN NGON NGỮ

MÃ SỐ : 5.04.08 (62.22.01.01)

LUẬN ÁN TIÉN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học : GS TS ĐINH VĂN ĐỨC

Hà Nội - 2006

Trang 3

MỤC LỤC

PHAN MỞ ĐẦU : NHUNG VAN DE CHUNG -ccccceessserrrrrrrrrrrrrree 7

PHAN MỞ DAU : NHUNG VAN DE CHUNG « s<cxeseovxesertrxreorrrsee 7

1 Lý do chọn đề tai c.ccecceccccsccccccsscsscssessessessessesscsscsvcsscsvcsussssssessessessesseesesssssssseesessssnesseaeeas 7

2 Mure dich ctha Wan an 9

3 Đối tượng và nội dung nghiên cứu ceccecsescsessesssessesssessessesssessecssessessesssessesssessecsessseess 10 4 Giả thuyết nghiên Cứu - ¿- ¿ + +E+E£EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEE11111111111111 1.1.1 xe 11 5 NhiGm Vu nghién CUU 11 4 11

6 Phương pháp va tư liệu nghiÊn CỨU - - 5 + 6223131 E*EE*vEESEESkESkEerkerkerkeskerrkre 12 7 Bố cục của luận án -+sSx‡EEEEkE XE XEE181111111121111111111111121111 111.11 1e cre, 13 CHƯƠNG 1 : NHỮNG NOI DUNG LÝ LUẬN LIEN QUAN DEN DE TÀI 15

1.1 Những quan niệm chung về dạng bị động - 2 2 +++++++£x+zx++rxrzxesrxee 15 1.1.1 Dang va dang lon ch 15

1.1.1.1 Dang là gi Ÿ c HH HH“ HH HH KH HH0 01001 êa 15 1.1.1.2 Kết cầu là gì ? -©kcS2<2Ek 21 22112212211211211211 2110112111111 eye 17 1.1.1.3 Dang bi dong ä 8.02 18

1.1.2 Dang bi động trong ngữ pháp truyền thống - 2 2 x+x++zxczxezrxrred 18 1.1.3 Dang bị động trong ngữ pháp cải bién-tao sinh 2-5-5 5z sccxszerree 20 1.1.4 Dạng bị động trong loại hình học cú phấp - - + 5 sex sssseeererseeeree 22 1.1.5 Dạng bị động trong ngữ pháp ngữ nghĩa-chức nang - 55s =++ 23 1.1.5.1 Dạng bị động xét trên phương diện chức năng dụng học 24

1.1.5.2 Dạng bị động xét trên phương diện câu trúc ngữ nghĩa - 24

1.1.5.3 Dang bi động xét trên phương diện hình thái cú pháp - 24

1.2 Những lý luận phổ biến liên quan đến dạng bị động của tiếng Pháp 24

1.2.1 Định nghĩa dựa trên ngữ nghĩa 5 6 x1 31E 2E SESkEskkekerkerkrerkrrk 25 1.2.2 Định nghĩa dựa trên hình thất 5 22 SE *t E3 ng nh ưệp 26 1.2.3 Định nghĩa dựa trên cú pháp -¿- ¿5c 23213331 EEErrrrrrrrrrrrrrke 28 1.2.4 Định nghĩa dựa trên cả ngữ nghĩa lẫn hình thái 2- ¿5-52 5s+5<+s>szs2 31 1.2.5 Định nghĩa dựa trên cả hình thái lẫn cú pháp -¿- ¿5252 5s+se+s+=s+s2 31 1.3 Van đề "bị động" trong tiếng ViỆt 2 2-52 E2 2 EE212E121121111 111111121 34 1.3.1 Các quan niệm cho răng tiếng Việt không có cấu trúc bị động 34

1.3.2 Các quan niệm cho rằng tiếng Việt có cấu trúc bị động - . - 37

1.4 Phong cách học và việc sử dung dạng bị động - 55 5c se ssssserserrrrsrerrrs 45 CHƯƠNG 2: NHỮNG PHƯƠNG DIỆN CƠ BẢN CỦA DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIENG PA P., 5 5 << < HH THỌ II HH HH 000 0000080 47 2.1 Dạng bị động nhìn từ phương diện cấu trúc hình thức - 2-2 2 z+sz+se¿ 47 2.1.1 Một số miệu tả và nhận xét về dạng bị động trong tiếng Pháp - 47

2.1.1.1 Vân dé hình thai học động từ bị động - - + +S+*++tsserserssreeres 48

Trang 4

2.1.1.2 Sự hoán đổi vị trí giữa chủ ngữ và bổ ngữ của động từ - 50

2.1.1.3 Vấn đề bổ ngữ chỉ tác nhân 2-2 5£+2£+EEt£EE£EEEEEzExerkrrkrrrerred 51 2.1.1.4 Sự lựa chọn giới từ dẫn nhập bồ ngữ chi tác nhân -+ <++s++ 52 2.1.1.5 Động từ có hai bổ ngữ - ¿+ SE EEEEEE12E121121121111 21121 1 ty 63 2.1.2 Các kiểu cấu trúc bị động có mặt trong ngữ liỆu - -+-+++<c+s<++s+x 64 2.1.2.1 Những cấu trúc bị động cơ bản trong tiếng Pháp -ccccccccec: 66 2.1.2.2 Các cầu trúc khác thê hiện ý nghĩa bị động trong tiếng Pháp 69

2.1.2.3 Dang bị động day đủ va dạng bị động khuyết thiếu -. - 70

2.1.3 Tan số sử dụng dang bị động trong các dang văn bản tiếng Pháp 72

2.1.3.1 Tan số sử dung dang bị động trong phong cách văn chương 72

2.1.3.2 Tần sỐ sử dụng dang bị động trong phong cách hành chính công vụ 74

2.1.3.3 Tần số sử dụng dang bị động trong phong cách khoa học và báo chí công i0 75

2.1.3.4 Tan số sử dung dạng bị động trong phong cách sinh hoạt hàng ngày 79

2.2 Dạng bị động nhìn từ phương diện ngữ nghĩa - 6 5 St sseserseeesrske 80 2.2.1 Một số nhận xét - -: - 222cc E1 HH 1e 80 2.2.1.1 Vấn đề đồng nghĩa giữa câu bị động và câu chủ động 80

2.2.1.2 Van đề "hành động phải chịu AUN" eccccccscescessesssessesseessessessessessessseesessseess 82 2.2.1.3 Bị thể bị biến đồi -22ccc HH re 85 2.2.2 Những ràng buộc về mặt ngữ nghĩa của dang bị động -. -5:5- 86 2.2.2.1 Sự đối lập trang tháihành đỘNH - «Sky 87 2.2.2.2 Sự đối lập nghĩa denInghia DON veeseecscccssssssesssssssesssssssesssessisssssssssssssseesseee 91 2.2.3 Chức năng của dang bi động trong tiếng Pháp - 2: z+csz+cxz+cxcze 93 2.2.3.1 Dang bị động cho phép tránh nêu chủ thể hành động - - 96

2.2.3.2 Dạng bị động hướng sự chú ý vào đối tượng của hành động 98

2.2.3.3 Dạng bị động hướng sự chú ý vào chủ thể hành động - - 100

2.2.3.4 Dạng bị động trình bày sự việc theo góc nhìn của đích thể, nhắn mạnh tiến trình của hành động - - - + + 3t 3211313511511 11 111211111 111 11T 11 1 HH nà ràng 101 2.2.3.5 Dang bị động bao đảm tính liên kết đề tai c.ccecsecccsesseessesstesesseeseeeeeesees 102 ¡<1 105

CHUONG 3 : VIỆC CHUYỂN DỊCH CÁU TRÚC BỊ DONG TỪ TIENG PHÁP SANG TIENG VIET 0013575 106

3.1 MOt in hố 106

3.1.1 Việc diễn đạt ý nghĩa bị động trong tiếng „1 106

3.1.1.1 Những biện luận cho sự ton tại của lỗi nói tiếp thụ-bị động tiếng Việt 107

3.1.1.2 Cau trúc bi động hiện có trong tiếng VIỆT Gv HH HH Hết 112 3.1.1.3 So sánh lịch đại về tần số sử dụng cấu trúc bị động tiếng Việt 134

3.1.2 Việc chuyên dịch cau trúc bị động tiếng Pháp sang tiếng VIỆt 135

3.1.2.1 Việc chuyền dịch cầu trúc bị động trong tác phẩm Miếng da lừa 136

3.1.2.2 Việc chuyền dịch cấu trúc bị động trong Hién pháp CH Pháp 1958 140

3.2 Bàn luận - - -G E111 1103111111203 111190 11H TH ve 141

3.2.1 Những nét tương đồng giữa dang bị động của tiếng Pháp với lối nói tiếp thụ-bị động của tiếng ViỆP -¿-2¿22c22k 22x 22122212211221121111122111112111 11.11.1111 cye 141

3.2.1.1 Về mặt hình thie eesccssseeeecssssseeeesesssnnesessssnneesesssnnnesessnnnesssssnneess 141

Trang 5

3.2.1.2 Về mặt chức năng và ý nghĩa - 2: 2¿©++++++2E+tEEEtEExerxxerxrrrrecres 142 3.2.2 Những nét dị biệt giữa dạng bị động của tiếng Pháp với lối nói tiếp thụ-bị động của tiếng ViỆt -:-©5c cs 2t E2 117121121111121111211211112111111.11 1111.1011 143

¡0 146

CHUONG 4 : MỘT KHẢO SÁT VE VIỆC SỬ DỤNG DẠNG BỊ DONG Ở NGƯỜI

VIỆT NAM HỌC TIENG PHÁPP 5 5< 5< 5< s9 3309999 39 954036604030060730091g9 148

4.1 Đặt vấn đề -¿ scs+Ex2E121121121121121121121111111 111111111111 1 1 1 1 1 1 11 grge 148

4.1.1 Đối tượng khảo sát -¿-2- 5c St St E2112212711211011211 211011211111 148

4.1.2 Mục đícH: - -< c1 111122301111 2930 111119 1kg 1n kg 150

CÔ oan o0 0n 150

4.1.4 Một số kết quả khảo sát -2-22- s9 SE E212 1E2121127121121111 11x xeeU 151

4.1.4.1 Dich ngôn ngữ hành chính công vụ - 5+5 ++xs+£seeseeseeeresee 151 4.1.4.2 Dịch ngôn ngữ văn hỌC - - - c2 1311 1 v1 1n ng ng 162 4.1.4.3 Dịch ngôn ngữ báo chí-công luận - - 5c + *+xssseerrrerrrrsee 172

áo na 179

4.2.1 Một số lỗi đã gặp trong cách sử dung dang bị động - 2-55: 179

4.2.2 Nguyên nhân mắc lỗi trong cách sử dụng dang bị động -. - 182

4.2.3 Một số ĐỢI ý về hướng giải qQuyẾT -2- 2¿©2++2+++Ex++Ex+2Exrerxsrxesrxrrrsree 183

4.2.3.1 Điều chỉnh cách dạy dạng bị động tiếng Pháp c.ceeeieieke 184

4.2.3.2 Tăng cường so sánh đối chiếu giữa tiếng Pháp và tiếng Việt 186

4.2.3.3 Xác định rõ yêu cau về tính trung thành trong dịch thuật - 187 Tiểu kế ¿6c 2222k E2112211711211271711211711211 1111211111111 T1 1.1101.111 1x rrey 190

Trang 6

TU VIET TAT

Adj à INF Tinh từ + động từ nguyên thể

C Chu ngữ

Ctbd Cdu trúc bị động

d Giới từ

de + SN Giới từ DE + danh ngữ

étre + PP Động từ êfre + phân từ qua khứ

FF} 7 Cấu trúc bị động tiếng Pháp

NàINF Danh từ + động từ nguyên thể

ND Người dịch

Pị Câu

par + SN Giới từ PAR + danh ngữ

PPP phân từ quá khứ bị động

PPR Mệnh dé bị động

SN Danh ngữ

SN; Danh ngữ tác thê

SN; Danh ngữ đích thể

Ts Tô ổng số

V Verbe, động từ

VF 12, 7 Cấu trúc bị động tiếng Việt

DANH MỤC CÁC BANG

Bang 1: Tỷ lệ các cau trúc bi động trong ngữ GU eee eee eseeeeeeeeeesceeeneeseeseeeseesaeeaeeees 67

Bang 2 : Ty lệ các cấu trúc bị động trong tác phẩm Miéng da lừa -2-22©5z55z552 73 Bảng 3 : Cấu trúc bị động trong Hiến pháp CH Pháp 1958 ©-c©ccccccccsescscee 74

Bang 4: Tỷ lệ câu bi động tiếng Pháp trong các bài báo va báo cáo khoa học 76

Bảng 5: Tỷ lệ câu bị động trong ngôn ng THÓI 5 5 6 E33 £*E#EEsseeeeekrerserxre 78 Bảng 6 : Tỷ lệ các cấu trúc bị động trong các bài báo và các báo cáo khoa học 78

Bảng 7 : Tần số của dạng bị động trong phong cách sinh hoạt hàng ngày - 80

Bảng 8 : Tỷ lệ cau trúc bị động trong ngữ liệu tiếng Việt -cccccccccrerkirrrerrerkeee 113 Bảng 9 : Tần số sử dụng câu trúc bị động thời ky trước 1954 - - 135

Bảng 10 : Tần số sử dụng cau trúc bị động thời ky sau 2000 -. -. - 135

Bảng 11 : Kết quả dịch một sỐ câu từ Hién pháp CH Pháp 1958 153

Bảng 12 : Kết quả dịch một sỐ câu trích từ Hién pháp CHXHCNVN 1992 160

Bảng 13 : Kết quả dịch một số câu trích từ một số tác phâm văn học Pháp - 164

Trang 7

PHAN MỞ DAU : NHUNG VAN DE CHUNG

1 Ly do chon dé tai

Luận án này nghiên cứu một phương tiện ngữ pháp tiếng Pháp đó là dạng bịđộng (voix passive) cũng như những khả năng biểu đạt tương đương ý nghĩa đó ởtiếng Việt

1.1 Ý nghĩa lý luận

Dạng bị động là một hiện tượng ngữ pháp phổ biến trong các ngôn ngữ châu

Âu nói chung (tức là các ngôn ngữ khuất chiết hoặc ngôn ngữ có biến hình) cũngnhư trong tiếng Pháp

Đây là một hiện tượng đặc biệt của động từ giúp người ta biểu đạt tư tưởng

một cách phong phú hơn, nhất là qua ngôn ngữ viết và làm phong phú thêm các

phương tiện phong cách Dạng bị động và dạng chủ động làm thành một cặp đối lập

ngữ pháp mà ta gọi là phạm tru dang Vi du:

- Lagneau a été mangé par le loup // Le loup a mangé l'agneau.

(Con cừu non bị con sói ăn thịt Con sói ăn thịt con cừu non.)

Ví dụ này cho thấy dạng bị động không phải là đơn nhất cho nên người sử

dụng có quyền chọn lựa và điều đó cũng có nghĩa là bên cạnh đặc trưng ngữ phápthi dang bị động này còn thé hiện chức năng phong cách của cú pháp

Trong tiếng Pháp, dạng bị động là một phương tiện biểu đạt xuất hiện muộnhơn, chủ yếu là trong văn viết và ở một số phong cách nhất định Việc nghiên cứudạng bị động tiếng Pháp trong mối liên hệ so sánh với tiếng Việt sẽ cho phép :

- lam sáng tỏ một số van đề về cách ứng xử của người Pháp

- _ việc tìm hiểu về lối nói tiếp thụ-bị động ở tiếng Việt và có thê cũng sẽ làm

sáng tỏ một số vấn đề ngữ pháp tiếng Việt

- _ Trong tình hình đó, luận án sẽ góp phần vào kho tàng lý luận tiếng Việt : cụ

thê là nguôn gôc và lai lịch của lôi nói bị động trong tiêng Việt; vai trò và

Trang 8

ảnh hưởng của tiếng Pháp đối với tiếng Việt trong cách diễn đạt ý nghĩa bị

động.

- _ Luận án này cũng sẽ góp phần củng cô quan điểm cho rằng cùng một ý nghĩa

ngữ pháp nhưng có thé được biểu đạt bằng những phương thức khác nhau ở

các ngôn ngữ khác nhau.

1.2 Ý nghĩa thực tiễn

Theo các nhà nghiên cứu, ý nghĩa bị động tồn tại ở hầu hết các ngôn ngữ, sự

khác biệt là ở cách biéu đạt ý nghĩa này Đối với các ngôn ngữ châu Âu thì dang bị

động là một hiện tượng quen thuộc, còn ở tiếng Việt thì đây là một hiện tượng ngữpháp đang phát triển Vì vậy, khi học tiếng Pháp, do quen diễn đạt theo lối chủđộng, người Việt Nam ít dùng dạng bị động khi diễn đạt bằng tiếng Pháp Về phầnmình, các dịch giả không tránh khỏi một số băn khoăn khi phải chuyền một ý nào

đó được thé hiện dưới dạng một câu bị động trong tiếng Pháp sang tiếng Việt

Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đối chiếu cách biểu đạt ý nghĩa

bị động ở tiếng Việt với nhiều thứ tiếng khác mà chúng tôi có thể đơn cử ra ở đâynhư luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ hoc "Analyse contrastive du passif en francais et en

vietnamien" của Nguyễn Van Hoàng [106], "So sánh ngữ nghĩa, ngữ pháp của

được, bị, phải trong tiếng Việt với ban, trâw trong tiếng Khmer." của Vũ Đức

Nghiệu [39], "Mộ số nhận xét loại câu bị động của tiếng Việt và tiếng Nhật" củaNguyễn Thị Việt Thanh [49], luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học "Câu bị động tiếngAnh và cau trúc tương đương trong tiếng Việt" của Bùi Thị Diên [19], v.v Tat cảcác công trình nghiên cứu này đều rút ra một nhận xét chung là : tuy có nhiều khác

biệt về mặt loại hình với nhiều ngôn ngữ, tiếng Việt vẫn có đủ phương tiện dé biéu

đạt ý nghĩa bị động Điều này đã được tác giả Vương Toàn khăng định lại trong mộtphạm vi rộng hơn :"/ J tiếng Việt và tiếng Pháp là hai ngôn ngữ khác biệt về loạihình, do vậy mỗi ngôn ngữ có những nét đặc thù riêng biệt Là một ngôn ngữ đơnlập, tiếng Việt không có hệ thong các biến tô chỉ giống, số, thời, thé như trong

Trang 9

tiếng Pháp nhưng can lưu ý rằng không phải nó không có những hình thức ngôn

ngữ biểu hiện thích hợp các phạm trù khi can." [59] Trong bối cảnh đó, luận án này

sẽ đi theo hướng đối chiếu hai ngôn ngữ Pháp và Việt về van dé dạng bi động Dé

không lặp lại điều khá phổ biến trước đây, theo như nhận xét của tác giả ĐườngCông Minh là "Những công trình của họ thường dừng lại ở cấp lý thuyết, vĩ mô,mang mục đích so sánh cơ bản, chưa quan tâm nhiêu đến địa hạt sư phạm của ngônngữ học đối chiếu." [37], luận án này sẽ di sâu vào phân tích thực tiễn cách biểu đạt

ý nghĩa bị động trong hai ngôn ngữ ở trên bình diện ngôn ngữ nói chung cũng như

trên góc độ người học nói riêng dé làm nổi rõ không chỉ những nét di biệt mà cả

những nét tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Pháp trong những vấn đề liên quanđến việc biéu đạt ý nghĩa bị động

Luận án này, sẽ góp phần :

- nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Pháp ở người Việt Nam, giúp nắm

vững cách sử dụng dạng bị động tiếng Pháp theo phong cách của người

Pháp;

- làm sáng tỏ thêm một vải vấn đề có tính thực tiễn trong thực hành dịch, đặc

biệt là các cách chuyền dịch dạng bị động từ tiếng Pháp sang tiếng Việt

- _ Nghiên cứu khả năng chuyên tải dang bị động từ tiếng Pháp sang tiếng Việt

sẽ góp phần vào việc khai thác những khả năng tiềm tàng của tiếng Việt để

thực hiện các sắc thái ý nghĩa khác nhau của hiện tượng ngữ pháp này, làmcho tiếng Việt có thé tiếp tục phát triển mà vẫn giữ được những nét đẹp riêng

von có của nó trong quá trình tiêp xúc với các ngôn ngữ khác.

2 Mục đích của luận án

- Muc đích của luận án nay là nghiên cứu một hiện tượng ngữ pháp của tiếng

Pháp trong mối liên hệ so sánh với tiếng Việt đó là dạng bị động

Trang 10

- Luan án sẽ xem xét một cách cụ thể các vấn đề về cấu trúc, ý nghĩa và vai trò

của dạng bị động.

- Luan án sẽ nhân mạnh vào những nét tương đồng vì cho du ca hai ngôn ngữ

đều có những cấu trúc tương đối giống nhau để biểu đạt ý nghĩa bị động,nhưng chính những nét tương đồng này đã gây cho người học không ít

những điều ngộ nhận và khó khăn, nhất là khi trong tiếng Việt có sự khácbiệt trong việc sử dụng các từ bi/dugc Va lại điều này cũng đúng như nhậnxét của tác giả Vương Toàn :"Hiểu và tiếp thu cái khác biệt đã khó nhưngđối với những cái tương dong cũng chẳng phải lúc nào cũng dé dàng, bởi

mỗi ngôn ngữ thường phải tuân thủ những quy tắc riêng của nó, cái khiếncho chúng không phải là đông nhất : trong tương dong có chỗ khác biệt và

trong khác biệt cũng có lúc tương đồng." [59]

- Tat cả mọi công việc sẽ được tiễn hành dựa trên một cơ sở ngữ liệu là những

câu có thực Với cách làm như vậy, luận án này có thé góp phần giải quyếtmột số vấn đề liên quan đến dạng bị động trong tiếng Pháp cũng như trong

tiếng Việt

3 Đối tượng và nội dung nghiên cứu

Trên nguyên tắc, việc nghiên cứu của luận án này phải tính tới toàn bộ các

kiểu câu tiếng Pháp có sử dụng dạng bị động Nhưng nếu đi vào nghiên cứu sâu tất

cả các cau trúc tiếng Pháp có thé biểu đạt ý nghĩa bị động thì sẽ là quá lớn nên luận

án chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu chi tiết một số cấu trúc phổ biến nhất

Luận án sẽ không có tham vọng đi sâu nghiên cứu để tìm lời giải cho bàitoán trong tiếng Việt có câu bị động hay không mà chỉ dừng lại ở việc mô tả, ghinhận những cấu trúc hiện có trong tiếng Việt có kha năng biéu đạt ý nghĩa bị động

Luận án này cũng sẽ dựa trên một số văn bản đã được dịch từ tiếng Pháp

sang tiếng Việt để có thể phát hiện những phương tiện tương đương cho phép

chuyền dang bị động từ tiếng Pháp sang tiếng Việt

10

Trang 11

4 Giả thuyết nghiên cứu

Với luận án này, chúng tôi có những giả thuyết sau :

- _ Trong tiếng Pháp cũng như trong tiếng Việt đều có những phương tiện cần

thiết để thể hiện ý nghĩa bị động Song, dạng bị động của động từ là một hiệntượng phổ biến trong tiếng Pháp còn trong tiếng Việt thì không hắn như vậy

- Vi mỗi ngôn ngữ đều có những cách riêng dé thể hiện ý nghĩa bi động nên

nếu không có sự so sánh đối chiếu giữa hai ngôn ngữ thì người học khó cóthé làm chủ được ngoại ngữ với tư cách là một phương tiện giao tiếp hữu

hiệu.

- Vi lối nói tiếp thụ - bị động của tiếng Việt chịu ảnh hưởng ít nhiều của dạng

bị động tiếng Pháp, nhất là thông qua con đường dịch thuật nên nếu dịch giảhiểu rõ đặc điểm của từng ngôn ngữ thì sẽ hạn chế được những chuyên di

tiêu cực.

- _ Nếu áp dụng phương pháp tiếp cận về ngữ nghĩa cũng như làm rõ những nét

tương đồng và những nét dị biệt giữa hai ngôn ngữ chứ không chỉ dừng lại ởviệc rèn luyện cau trúc thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học tiếng

Pháp nói chung và khắc phục được những khó khăn trước dạng bị động tiếng

Pháp nói riêng.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án này sẽ có các nhiệm vụ sau :

I- Tìm hiểu lịch sử van đề dạng bị động và quan niệm lý luận của một s6 tác

giả có uy tín về dạng bị động nói chung và về dạng bị động trong tiếng

Pháp nói riêng;

2- Mô ta và khảo sát các câu trúc cú pháp biểu thị ý nghĩa bị động trong

tiếng Pháp;

lãi

Trang 12

3- Tìm hiểu các chức năng của dang bị động trong tiếng Pháp;

4- Nghiên cứu việc diễn đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Việt sử dung một số

từ như "bi, được, đo, v.v ";

5- Tìm những cách dạy có hiệu quả để giúp cho người Việt Nam khi học

tiếng Pháp có khả năng sử dụng được hiện tượng ngữ pháp này trong cácquá trình hiểu (nghe - đọc) và nhất là trong diễn đạt (nói - viết)

6- Nghiên cứu những kha năng chuyền tải dang bị động với những ý nghĩa

chức năng khác nhau từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và ngược lại dé có thé

đưa ra những đề nghị hữu ích cho công tác dịch thuật Phap-Viét,

Việt-Pháp khi gặp hiện tượng ngữ pháp này.

6 Phương pháp và tư liệu nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp trình bày của luận án là quy nạp Luận án đã sử dụng một loạt

các phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học như mô tả, phân tích, so sánh, đối

chiếu, và các thao tác cụ thể như lược, thế, chêm xen, dé tìm hiểu hiện tượng dạng bịđộng trong tiếng Pháp và trong các lối nói tiếp thụ của người Việt Nam

Vì phải có sự liên hệ giữa hai ngôn ngữ, nên quá trình thực hiện luận án này

cũng phải dựa vào các phương pháp nghiên cứu liên văn hoá nhằm tìm hiểu các

giao thoa văn hoá thông qua việc khảo sát một số bản dịch từ tiếng Pháp sang tiếng

Việt và theo chiều ngược lại dé tìm hiểu những cái thoả đáng, cái chưa thoả đáng

trong quá trình chuyên dich dang bị động sang tiếng Việt

6.2 Tư liệu nghiên cứu

- _ Nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu dang bị động trong tiếng Pháp, sẽ

được thu thập từ các văn bản viết có phong cách khác nhau (báo chí, báo cáo

khoa học, văn học, chính luận); một số kiểu hội thoại

- _ Việc nghiên cứu khả năng chuyên dich từ tiếng Pháp sang tiếng Việt sẽ được

tiên hành dựa trên một sô bản dịch của một sô báo cáo khoa học, một sô bài

12

Trang 13

báo, cũng như của một số tác phâm văn học Pháp quen thuộc đối với người

Việt Nam.

- _ Cơ sở dé nghiên cứu cách giảng dạy dạng bị động của tiếng Pháp cho người

Việt Nam là các dạng bài tập đã và đang được sử dụng cũng như các câu thu

thập được qua các bài việt và nói của người hoc ở các trình độ khác nhau.

7 Bố cục của luận án

Phan mớ đầu : Những vấn đề chung

Phần nội dung :

Chương 1 : Những nội dung lý luận liên quan đến đề tài

Những quan niệm chung về dạng bị động

Những lý luận phổ biến liên quan đến dang bị động của tiếng Pháp

Van dé "bị động" trong tiếng Việt

Phong cách học và dạng bị động

Chương 2 : Những phương diện cơ bản của dạng bị động trong tiếng Pháp

2.1 Dạng bị động nhìn từ phương diện cau trúc hình thức

2.1.1 Một số nhận xét và miêu tả dạng bị động trong tiếng Pháp2.1.2 Các kiểu cấu trúc bị động có trong ngữ liệu

2.1.3 Tần số sử dụng của dạng bị động trong các dạng văn bản tiếng Pháp

2.2 _ Dạng bị động nhìn từ phương diện ngữ nghĩa

2.2.1 Những ràng buộc về mặt ngữ nghĩa của dạng bị động2.2.2 Chức năng của dạng bị động trong tiếng Pháp

Chương 3 : Việc chuyển dịch cấu trúc bị động từ tiếng Pháp sang tiếng Việt

3.1 Một số miêu tả việc chuyên dịch cau trúc bị động tiếng Pháp sang tiếng

Trang 14

3.2.1 Những nét tương đồng giữa dang bi động của tiếng Pháp với việc diễn

đạt ý nghĩa bị động của tiếng Việt3.2.2 Những nét dị biệt giữa dạng bị động của tiếng Pháp với lối nói tiếp

thụ-bị động của tiếng Việt

Chương 4 : Thực trạng của việc sử dụng dạng bị động ở người Việt Nam học

tiếng Pháp

4.1 Đặt vấn đề

4.2 Bàn luận

4.2.1 Một số lỗi thường gặp trong cách sử dụng dạng bị động

4.2.2 Nguyên nhân mắc lỗi trong cách sử dụng dạng bị động4.2.3 Một số đề xuất về hướng giải quyết

Kết luận

Tài liệu tham khảo

14

Trang 15

CHUONG 1 : NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN

DEN DE TÀI

Chương nay nham giới thiệu những van dé mang tính lý luận làm cơ sở choluận án Trước tiên sẽ là các quan điểm cơ bản về dạng bị động nói chung Phần tiếp

theo sẽ được dành riêng dé trình bày những lý luận phổ biến có liên quan đến dạng

bị động của tiếng Pháp Một số quan niệm cơ bản về vấn đề "bị động" trong tiếng

Việt sẽ là nội dung chính của phần thứ 3 của chương này Phần thứ 4 của chương sẽđược dành cho những lý luận liên quan đến vấn đề phong cách

1.1 Những quan niệm chung về dạng bị động

Ở phần này, đề tài sẽ điểm qua các cách quan niệm cơ bản về dạng bị động

nói chung dé có thể có được một bức tranh chung về hiện tượng ngữ pháp này.Trước tiên, chúng ta sẽ điểm qua một số khái niệm cơ bản có liên quan đến dạng bị

động như : dạng, dạng bị động, kết cấu bị động, câu bị động, sau đó sẽ là quan niệm

về dạng bị động trong các trường phái ngữ pháp khác nhau

1.1.1 Dạng và dạng bị động

1.1.1.1 Dạng là gì ?

Có nhiêu tác giả đã đưa ra các định nghĩa vê "dạng của động từ" Nhìn

chung, dang được coi là một phạm trù ngữ pháp phổ biến của động từ, giống như

giống, số, cách, ngôi, v.v Theo Maurice Grévisse, "Dang thé hién moi quan hé

giữa một bên là động từ, với một bên là chủ ngữ (hoặc bồ ngữ chi tác nhân) và bổngữ trực tiếp." [100:1121] Theo quan niệm này, trong tiếng Pháp có dạng chủ

động, dạng bị động và dạng phản thân.

- Dang chủ động : khi chủ ngữ chính là chủ thể hành động, còn bổ ngữ trực

tiếp của động từ chính là đối tượng của hành động : "Les spectateurs ont

piétiné la pelouse "(Khán gid giẫm lên thảm cỏ );

15

Trang 16

- Dạng bị động : khi câu có một ngoại động từ và có thé cải biến sao cho

nghĩa sâu (sens profond) không thay đổi nhưng có thé cho phép đối tượngcủa hành động lên giữ vị trí chủ ngữ, chủ thể của hành động nếu xuất hiện

trong câu thi sẽ xuống giữ vai trò b6 ngữ chỉ tác nhân, còn động từ thì sẽ cómột dạng đặc biệt đó là sự kết hợp giữa trợ động từ être và phân từ quá khứ:

"La pelouse a été piétinée par les spectateurs." (Thám cỏ bị khán giả giẫm lên );

- Dang phản thân : khi động từ có bổ ngữ chỉ đối tượng hình thức là một đại

từ có quy chiếu là chủ ngữ (G Mauger, 117: 291) : Les vendanges se font a

la fin de lété (Vu thu hoạch nho diễn ra vào mùa thu.)

Trong cuốn sách: “Dẫn luận ngôn ngữ học” của Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn

Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết [26:238] có định nghĩa như sau : "Dạng (thái):

là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với các sự vật

nói ở chủ ngữ và bồ ngữ của động từ ấy Nếu dạng thức của động từ nói lên rằng sựvật nêu ở chủ ngữ là đối tượng mà hành động hướng vào, còn kẻ thực hiện hành

động là sự vật nêu ở bô ngữ, thì đó là dạng bị động của động từ "

Trong A Dictionary of Linguistics & Phonetics của David Crystal, dạng được

định nghĩa như sau :"Dang là một phạm tru được dùng trong việc mô tả cầu trúccâu hoặc mệnh dé chủ yếu liên quan đến động từ, dé thé hiện cách mà các cấu cóthể lựa chọn mối quan hệ giữa chủ ngữ và bồ ngữ cua động từ, mà không làm thayđổi nghĩa của câu." [130]

Phạm trù dạng được thê hiện bằng những hình thức khác nhau tùy theo từngngôn ngữ Chang han nhu 6 tiéng La-tinh, dang được thé hién bang hình thai của

động từ Vi dụ như với động từ "yêu, throng", cùng được chia ở thức chỉ định, thì

hiện tại nhưng có hình thức khác nhau ở dạng chủ động và ở dạng bị động :

16

Trang 17

Dạng chủ động Dạng bị động

amo amor

amas amaris amat amatur

amamus amamur

amatis amamini amant amantur

Trong khi đó ở tiếng Pháp hoặc tiếng Anh thi lai không có hình thái riêng

biệt cho dang bị động, dang này được thé hiện bang sự kết hợp giữa trợ động từ

étre, trong tiếng Pháp, to be, trong tiếng Anh, với phân từ quá khứ Ví du:

- Jacques a surpris le voleur (Jacques đã bắt gặp tên trộm )

- Un voleur a été surpris par la police (Tên trộm đã bị công an bat gap.)

- Millions of people have read that book (Hang triệu người đã doc cuốc sách nay.)

- That book has been read by millions of people.(Cuén sách này đã được hàng

triệu người doc.)

1.1.1.2 Kết cấu là gì ?

Trong ngôn ngữ, nhìn chung, "kết cau" có thể được hiểu là sự kết hợp củanhiều đơn vị ngữ pháp với nhau theo quan hệ ngữ đoạn và có một chức năng nhấtđịnh Theo định nghĩa trong Dictionnaire de l'Académie francaise thì "Kết cấu là sự

kết hợp của các từ theo các quy tắc và cách dùng của từng ngôn ngữ" [85] Vậy,

một kết cấu có thể là một từ, một ngữ, một mệnh đề hoặc một câu Một kết cấu bịđộng có thể là :

- _ một động từ ở dang bị động : amor — trong tiếng La tinh

- _ một động ngữ : a été supris par la police — trong tiếng Pháp

- _ một mệnh dé: (il craint d'être tué,) alors quill a été arrété à deux reprises

par les autorités ivoiriennes et qu'il a été relâché (ông ta sợ bị giết, trong khi

đó ông ta đã từng bị nhà cam quyén Bờ Biển Nga bắt hai lan và sau đó đã được thả )

17

Trang 18

- Một câu : Il a ensuite été convoqué par la Police de Bizerte le 4 mai

200% (Anh ta đã bị cảnh sát của Bizerte triệu tập hôm 4-5-2005).

1.1.1.3 Dạng bị động là gì ?

Theo từ điển Le Trésor de la Langue Francaise [84], Le passif là tập hợp

của các hình thái động từ bị động (L'ensemble des formes verbales passives.) Le

passif đã được dịch sang tiếng Việt theo nhiều cách khác nhau : dạng bị động, thái

bị động, cấu trúc bị động hay câu bị động Trong luận án này, khái niệm /e passif sẽđược hiểu theo định nghĩa trên đây của từ điển Le Trésor de la Langue Francaise và

được dịch theo một trong những cách nói pho biến đó là dạng bị động

Dạng bị động là một hiện tượng ngữ pháp phố biến ở các ngôn ngữ An-Au.Song, có thể nói là mỗi trường phái ngữ pháp đều có cách quan niệm riêng củamình về hiện tượng ngữ pháp này Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu xem dạng

bị động được quan niệm như thế nào trong các trường phái ngữ pháp truyền thống,

cải biến-tạo sinh, loại hình học cú pháp, ngữ nghĩa-chức năng

1.1.2 Dạng bị động trong ngữ pháp truyền thống

Có thé là do chịu ảnh hưởng của cách quan niệm ở các ngôn ngữ như tiếng

La-tinh hoặc Hy-lạp mà các tác giả của ngữ pháp truyền thống thường quan niệm

rằng dạng bị động là một phạm trù hình thái học thuần tuý G Mauger [117:199] đã

xếp dạng bị động vào mục chia động từ của tiếng Pháp Tuy nhiên, ngay cả trongcác ngôn ngữ có phạm trù dạng rõ ràng, khi đề cập đến phạm trù này, các nhà

nghiên cứu, ngoài việc phân biệt dạng chủ động (voix active) với dạng bị động

(voix passive) của động từ ra, còn phải nói đến sự thay đổi vị trí giữa chủ ngữ và bổ

ngữ trực tiếp của động từ Cụ thể là trong một câu có động từ ở dạng chủ động, chủngữ của câu đồng thời là chủ thé thực hiện hành động và bồ ngữ trực tiếp của câu là

đối tượng chịu tac động của hành động Sau đây là ví dụ do Maurice Grévisse đưa

ra trong cuốn Le Bon Usage [100], một trong những cuốn cam nang ngữ pháp tiếng

Pháp.

18

Trang 19

- Un chauffard a renversé un piéton.

(Một lái xe di du đã làm ngã một người ấi bộ )

- Un piéton a été renversé par un chauffard.

(Một người di bộ đã bị làm ngã bởi một lái xe di du.)

Trong ví dụ này, câu thứ nhất có chủ ngữ ngữ pháp đồng thời là chủ thể hành

động, bé ngữ trực tiếp là đối tượng của hành động, động từ thì ở dang chủ động; câuthứ hai, theo quan niệm của ngữ pháp truyền thống, có cùng một nghĩa sâu với câu

thứ nhất, nhưng quan hệ của chủ thê và đối tượng hành động với động từ đã thayđổi ở chỗ chủ ngữ của câu thứ hai là đối tượng của hành động, còn chủ thê hànhđộng lúc này lại trở thành bé ngữ chỉ tác nhân, còn động từ thì đã được chuyểnthành dạng bị động Câu thứ nhất có động từ ở dạng chủ động, được gọi là câu chủ

động, câu thứ hai có động từ ở dạng bị động được gọi là câu bị động.

Như vậy, dạng bị động không chỉ đơn thuần là một phạm trù hình thái học

mà còn thé hiện mối quan hệ cú pháp của các thành tổ trong câu Cách quan niệm

này của ngữ pháp truyền thống coi dạng bị động như một phạm trù hình thái học

của động từ, chủ yếu là của động từ ngoại động không hoàn toàn thỏa đáng trênnhiều phương diện Theo cách quan niệm này, dạng bị động chỉ có thể được biểu

hiện bang hình thái của động từ, trong khi đó như ta đã thay thì dang bị động còn

được thê hiện cả bằng các phương tiện cú pháp Mặt khác, cũng theo quan niệm nàythì mỗi động từ ngoại động đều có thể tồn tại ở 2 dạng chủ động và bị động Trongthực tế thì như ở tiếng Pháp chăng hạn, có nhiều động từ như avoir, peser, chỉ cóthé tồn tại ở dang chủ động mà không có dang bị động tương ứng :

- J'ai 20 ans (Tôi 20 tuôi.)(Là một câu đúng)

- * 20 ans ont été eus par moi (*20 tuôi đã có bởi tôi.)(Là một câu đúng ngữ

pháp nhưng không tôn tại trong tiếng Pháp)

- Je pése 70 kilos ( Tôi nặng 70 kg.)

19

Trang 20

- * 70 kilos ont été pesés par moi (*70 kg đã cân nặng bởi tôi )

Mặt khác, ở một số ngôn ngữ, chẳng hạn như trong tiếng La-tinh, có nhữngđộng từ chỉ tồn tại ở dạng bị động mà thôi mặc dù chúng có nghĩa chủ động (verbes

déponents):

- imitor, imitaris, imitari, (có nghĩa là "bắt chước")

Ngoài ra, theo ngữ pháp truyền thống thì chủ ngữ của động từ ở dạng bị

động luôn là đối tượng chịu tác động của động từ Nhưng trong nhiều trường hợp,

nhất là với những động từ chỉ tình cảm, bổ ngữ chỉ đối tượng của động từ ngoại

động trong câu chủ động tức là chủ ngữ của động từ đó ở dạng bị động không hề

chịu tác động của hành động mà chỉ là nguồn tạo tình cảm Ví dụ như với động từ

"aimer" (yêu) trong tiếng Pháp :

- La souris est aimée par Marie (Con chuột được Marie yêu quý )

Trong câu này, khó có thé nói rằng "La souris — con chuột" đã chịu tac động

của tình cảm của Marie.

1.1.3 Dang bị động trong ngữ pháp cải bién-tao sinh

Trong ngữ pháp cải biến-tạo sinh, dạng bị động được coi là một hiện tượngngữ pháp phé quát gan liền với phép cải biến bị động (passive transformation) hayquá trình bị động hóa (passivization) Trong cuốn "Structures syntaxiques" của N.Chomsky [81:88], câu bị động được coi như là kết quả của sự cải biến từ các câuchủ động tương ứng: "Khi có gắng xây dựng một cuốn ngữ pháp tiếng Anh đơngiản nhất bao gồm một phần về cú pháp và một phan về cải biến, chúng tôi nhận

thấy rằng cốt lõi (của ngôn ngữ - ND) bao gồm các câu đơn, tran thuật và chủ

động (rất có thể là với số lượng hữu hạn) và răng tất cả các câu khác có thể dễ

dang được mô tả như là những câu đã được chuyên doi.".

Theo quan niệm của ngữ pháp cải bién-tao sinh giai đoạn dau thi câu trúc chủ động gân với câu trúc sâu còn câu trúc bị động thì được tạo nên từ câu trúc chủ

động bằng phép cải biến bị động (passive transformation) Chomsky đã khẳng định:

20

Trang 21

"[ } chúng tôi đã chứng minh rằng ngữ pháp sẽ vô cùng phức tạp khi nó phải chứa

đựng trong phan cốt lõi của minh cả câu chủ động lẫn câu bị động Tình hình sẽ trởnên đơn giản hon rất nhiều khi câu bị động được đưa ra khỏi phan cốt lỗi của ngữ

pháp và rồi sẽ được đưa trở vào bằng một thao tác cải biến cho phép đổi chỗ giữachủ ngữ và bồ ngữ của câu và thay động từ V bằng [is + V + en + byj." (81:85).Phép cải biến có các đặc điểm sau :

- Chit ngữ của câu chủ động bị cải biến thành bổ ngữ chi tác nhân trong

câu bị động, xuất hiện sau một giới từ (by, par = bởi), có khi bổ ngữ tác

nhân này có thể bị tỉnh lược;

- Bồ ngữ trực tiếp của câu chủ động biến thành chủ ngữ trong câu bị động;

- Động từ của câu chủ động được cải biến thành phân từ quá khứ di sau

một trợ động từ (to be, étre).

Theo quan niệm này, tuy có sự khác biệt về cau trúc cú pháp, song giữa câu

chủ động và câu bị động tương ứng không hề có sự khác biệt về nghĩa vì chúngcùng chung một cấu trúc sâu Cách lập luận này không thỏa đáng ở chỗ trong nhiều

trường hợp giữa câu chủ động và câu bị động có sự khác biệt về nghĩa

Vị dụ :

- Le site présente plusieurs rubriques pratiques : culture, social,

restauration, international, aides financiéres, logement et vie

pratique.°(Trang web này có nhiều chuyên mục hấp dẫn : văn hóa, xã hội, nhà hàng, quốc

tế, hỗ trợ về tài chính, nhà ở, sinh hoạt hàng ngày )

- Cette rubrique vous est présentée par le site DroitDuNet.ƒfr.” (Chuyên mục

nay do trang web DroitDuNet.fr giới thiệu với quý vị ) Trong ví dụ này, chúng tôi đã tìm được hai câu có thực chứ không phải

những câu được xây dựng theo mô hình ngữ pháp dé minh họa cho nội dung đang

trình bày, nhưng nếu theo quan niệm chung về dang bị động thi chúng ta van có thétìm ra được câu bị động tương ứng cho câu thứ nhất trên đây hoặc câu chủ động chocâu thứ hai Dé bảo đảm tính khách quan, chúng tôi dựa vào hai vi dụ trên đây déphân tích Rõ ràng là thông tin câu thứ nhất được trình bày theo góc độ của các tác

21

Trang 22

giả của website, tức là những người đã xây dựng lên cũng như đang tiếp tục cập

nhật thông tin cho website nay Trong khi đó câu thứ hai lại được trình bày dưới góc

độ của người sử dụng dịch vụ, đang truy cập vào website này để lấy thông tin và

các thông tin đang lần lượt trôi qua đưới cặp mắt của người truy cập

Mặt khác, cách quan niệm này vẫn không khắc phục được hạn chế của ngữpháp truyền thống trước hiện tượng một số câu chủ động không thê chuyên được

thành câu bị động và ngược lại một số câu bị động không có câu chủ động tương

ứng.

Ví dụ :

- 100.000 réfugiés irakiens qui ont gagné la frontiére iranienne.*( 100.000

người ty nan lrắc đã đến được biên giới Iran.)

- * La frontiére iranienne a été gagnée par 100.000 réfugiés irakiens.

- Cette grande salle peut contenir 800 personnes.’ (Phòng lớn này có thé chứa tới

800 người.)

- * 800 personnes peuvent étre contenues par cette grande salle.

- Mais cette affaire regarde ta mere, [ ].(Vu này có liên quan đến me con, [ ])

- * Mais ta mère est regardée par cette affaire [ ].

Sau nay, Chomsky có phat triển thêm Ly thuyết chuẩn (Standard Theory,

1965) và Ly thuyết chuẩn mở rộng (Extended Standard Theory, 1977) Song nhìnchung, các tác giả của ngữ pháp cải biến-tạo sinh đều cho rằng câu bị động là kếtqua của phép cải biến bị động va đây là một phổ niệm hình thức có ở tất cả cácngôn ngữ; các lý thuyết này vẫn không thể giải quyết một cách triệt để những vấn

dé nêu trên cua dang bị động.

1.1.4 Dạng bị động trong loại hình học cú pháp

Theo quan niệm loại hình học cú pháp thì sự tồn tại của dạng bị động gắnliền với sự phân biệt về loại hình học cú pháp điển hình giữa các ngôn ngữ "thiên

22

Trang 23

chủ ngữ" (subject prominent) và các ngôn ngữ "thiên chủ đề" (topic prominent) Sự

phân biệt này do Ch N Li và S A Thompson đề ra lần đầu tiên năm 1976 trong

công trình "Subject and topic: a new typology of language" [136] Dựa vào sự có

mặt của chủ ngữ hoặc chủ đề trong câu, hai tác giả này đã chia các ngôn ngữ thành

2 nhóm co bản là các ngôn ngữ thiên chủ ngữ (La-tinh, Hy Lạp, Nga, Anh, ) va

các ngôn ngữ thiên chủ đề (Hán, Việt, ) Các tác giả này cho rằng bị động là mộthiện tượng ngữ pháp điển hình của ngôn ngữ thiên chủ ngữ Vậy đến đây, chúng ta

thấy có một sự phân biệt khá rõ nét giữa ngữ pháp cải biến-tạo sinh với loại hìnhhọc cú pháp trong quan niệm về dạng bị động : trong khi ngữ pháp cải biến-tạo sinh

coi bị động là một phổ niệm ngôn ngữ, loại hình học cú pháp lại cho rằng hiệntượng này chỉ có ở các ngôn ngữ thiên chủ ngữ, còn ở các ngôn ngữ thiên chủ đề thìđây là một hiện tượng hiếm gặp

1.1.5 Dạng bị động trong ngữ pháp ngữ nghĩa-chức năng

Các công trình nghiên cứu theo hướng ngữ nghĩa-chức năng có khuynh

hướng kết hợp cả hai cách quan niệm của ngữ pháp cải biến-tạo sinh và loại hìnhhọc cú pháp dé phân tích hiện tượng bị động : các tác giả thuộc trường phái này(Givón, Dixon, Palmer) cho răng bị động là một hiện tượng ngữ pháp vừa có tínhphổ quát vừa có tính loại hình Theo Palmer :"Néu bị động là một phạm trù có giátrị về mặt hình thải học, thì cũng như các phạm trù khác, nó phải được nhận điện

qua (1) ý nghĩa hoặc chức năng mà nó có chung ở các ngôn ngữ, và (2) qua các

dấu hiệu hình thức của nó trong các ngôn ngữ cụ thể." (Palmer, 1994, trích theo

Nguyễn Hồng Cén [11]) Như vậy, theo tác giả này thì tính phổ quát của dang bị

động được thể hiện qua các đặc điểm ngữ nghĩa-chức năng, còn tính loại hình đượcthé hiện qua các đặc điểm hình thái cú pháp Do cách quan niệm như vậy, trong

trường phái ngữ pháp này, dạng bị động được được phân tích trên cả ba phương

diện chức năng dụng học, cau trúc ngữ nghĩa và đặc diém hình thái cú pháp

23

Trang 24

1.1.5.1 Dạng bị động xét trên phương diện chức năng dụng học

Theo các tác giả của trường phái nay (Dixon, 1992, Palmer,1994), việc sử

dụng dạng bị động có những nguyên nhân về dụng học Trước hết, vì nhiều lý dokhác nhau mà người ta sử dung dang bị động dé tránh phải nêu chủ thé của hành

động (tac thé) Thứ hai là do người nói muốn tập trung mô tả kết quả của hành động

chứ không muốn mô tả quá trình diễn ra của hành động Thứ ba là do dạng bị động

giúp cho việc thiết lập liên kết chủ đề Ngoài ra, dạng bị động còn cho phép nhấn

mạnh vào chủ thé hành động khi nó xuất hiện ở vị trí bổ ngữ chỉ tác nhân

1.1.5.2 Dạng bị động xét trên phương diện cấu trúc ngữ nghĩa

Xét trên phương diện này, khi thay một cấu trúc chủ động bằng một cấu trúc

bị động thì sẽ có một sự thay đôi về ý nghĩa do có một sự thay đôi của các tham tốngữ nghĩa co bản là tác thé (tức là chủ thé hành động), bị thé/dich thé (đối tượngchịu sự tác động của hành động) và động từ Cụ thể là trong câu bị động, tác thểkhông nằm ở vị trí chủ ngữ của câu mà hoặc là nằm ở vị trí bổ ngữ tác nhân hoặc bi

tỉnh lược hoàn toàn; bi thé lên giữ vị trí chủ ngữ; động từ ngoại động của câu chủ

động bị biến thành một dạng mới thể hiện trạng thái

1.1.5.3 Dạng bị động xét trên phương diện hình thái cú pháp

Xét trên phương diện này, câu bị động có đặc điểm sau: chủ ngữ của câukhông còn biéu hiện tác thê mà biểu hiện bị thé, hay nói cách khác thì tác thé khôngcòn làm chủ ngữ của câu mà chỉ làm bổ ngữ chỉ tác nhân, nếu có xuất hiện thithường di sau một giới từ (by, par, bởi, ); bị thé lên làm chủ ngữ của câu; động từthì biến từ hình thái diễn đạt hành động ngoại động thành hình thái thể hiện trạngthái của bị thể chủ ngữ

1.2 Những lý luận phố biến liên quan đến dạng bị động của tiếng Pháp

Trong phan này, chúng tôi sẽ trình bày những quan điểm cơ bản và phổ biếnnhất về dạng bị động của tiếng Pháp Trong số đó có các tác giả thuộc các trường

24

Trang 25

phái ngữ pháp khác nhau Có thé nói rằng hầu hết các tác giả đều coi dạng bị động

như là kết quả của một sự chuyền đổi từ một câu chủ động tương ứng; tat cả các yếu

tố của câu chủ động (như chủ ngữ, bé ngữ chỉ đối tượng và động từ ngoại động) đều

được duy trì trong câu bị động; chỉ có điều là ở câu bị động, chủ ngữ và bô ngữ đối

tượng đổi chỗ cho nhau, còn dạng thức của động từ thì bị thay đổi.

Nhìn chung, dạng bị động được định nghĩa là sự đối lập với dạng chủ động

trên ba khía cạnh:

- Su hoán đổi vị trí giữa chủ ngữ và bé ngữ trực tiếp;

- Su thay đôi của động từ : ở dạng bị động, động từ được chia với trợ động

từ "étre";

- Su hiện diện của một giới từ (PAR hoặc DE) trước bé ngữ chỉ tac nhân

Thường thì b6 ngữ chi tác nhân bị tinh lược

Ví dụ :

- Dạng chủ động : Pierre aime Marie (Pierre yêu Marie )

- Dạng biđộng : Marie est aimée de (ou par) Pierre (Marie được Pierre yêu.)

Cho dén nay, có Ít nhất là năm cách định nghĩa khác nhau về dạng bị độngdựa trên : nghĩa; hình thái; cú pháp; cả nghĩa lẫn hình thái; cả hình thái lẫn cú pháp.

1.2.1 Định nghĩa dựa trên ngữ nghĩa

Theo quan niệm truyền thống, các nhà ngữ pháp thường đối lập dạng chủ

động, khi chủ ngữ thực hiện hành động, với dang bị động, khi chủ ngữ chiu sự tác động của hành động Theo Wagner R L et J Pinchon :"Dạng bi động là dạng có

chủ ngữ của động từ thể hiện đối tượng của hành động (tức là bồ ngữ chi đối tượng

ở dạng chủ động)." Và chỉ trong phần chú thích thêm thì các tác giả này mới đề cậpđến hình thái của động từ :

"Luu ý

Cai mà người ta gọi là dạng bị động được thực hiện về mặt hình thái trong

một ngữ đoạn kiểu : étre + dạng tinh động từ) (phân từ quá khứ - ND)" [126:246]

25

Trang 26

Cách định nghĩa này đã bị phê phán từ lâu, vả lại chính các tác giả thuộc

trường phái này cũng đã chỉ ra những hạn chế của nó H Bonnard, tác giả của cuốn

Grammaire francaise des lycées et colléges, [14:147] đã viết :"Cách định nghĩa nàydua ra chỉ dé đối lập các nghĩa khác nhau của bản thân một động từ; không nêncho rằng tat cả mọi động từ ở dạng chủ động hay phản thân déu có nghĩa như trongđịnh nghĩa trên đây (có nghĩa là chỉ ra rằng chủ ngữ là chủ thể của hành động —

ND) Ai cũng biết rằng rất nhiều động từ ở dạng chủ động chỉ thể hiện một trạngthái: Le malade souffre, le chat est gris (Bệnh nhân bị đau, con mèo màu xám); mot số động

từ ở dạng chủ động nhưng chủ ngữ ngữ pháp lại là đối tượng chịu tác động củahành động được diễn tả bằng động từ : Le sucre fond, le pain cuIf "(Đường chảy, bánh

chín.)

1.2.2 Định nghĩa dựa trên hình thái

Dang bị động được coi là một dang thức của động từ và được đối lập với

dạng chủ động theo các tiêu chí hình thái học : dạng bị động (voix passive) là một

yếu tố để phân loại động từ Về ngữ nghĩa, người ta phân biệt giữa thực hiện hành

động và chịu tác động của hành động Một tác giả có thể được coi là đại điện củacách định nghĩa này là G Mauger :"Tiéng Pháp không có dang bị động đặc thù.Chính sự kết hợp của trợ động từ être với phân từ quá khứ đóng vai trò của dạng bị

động." (Grammaire pratique du francais đ'auJourdhui" [117:199]).

Theo G va R Le Bidois, "Người ta có thể trình bày hành động theo cách nó

do một người nào đó thực hiện hoặc do người đó chịu đựng Do đó can có sự phânbiệt giữa chủ động và bị động Ứng với sự khác biệt trong cách trình bày này là một

phạm trù ngữ pháp có tên là dạng (voix); dạng được hiểu là một cách chia riêng

biệt cua động từ tuỳ theo nó được chia ở dạng chủ động hay ở dạng bị động."

[113:405].

Các tác giả này đều coi dạng bị động là một phạm trù (voix) của động từ.Theo họ, động từ tiếng Pháp có hai dạng : chủ động và bị động Chỉ những động từ

26

Trang 27

có bổ ngữ đối tượng mới có dạng bị động Dạng bị động được biểu đạt bằng trợ

động từ "re" và phân từ quá khứ của động từ Khi một câu được chuyên từ dạng

chủ động sang dạng bị động thì đối tượng của hành động được chuyền từ vị trí bố

ngữ đối tượng (complément d'objet) của động từ lên thành chủ ngữ; còn chủ thé củahành động thì từ vị trí chủ ngữ trở thành bổ ngữ tác nhân và thường được kết nốivới động từ băng các giới từ par hoặc de

Thực chất, quan niệm này chỉ xét trên phương diện thuần tuý hình thức, cơ

bản dựa vào phép biến đổi dang động từ chủ động sang bị động Vi thế nó dé đượcngười học tiếp thu, áp dụng phép chuyên đổi Song, hạn chế của quan niệm nay là

làm cho người học thường tiếp thu một cách máy móc, nhiều khi đưa ra những câu

bị động khó chấp nhận trong tiếng Pháp :

- Une grande voiture traverse la ville (Một chiếc ô tô to đi xuyên qua thành phố.)

———— *La ville est traversée par une grande voiture (*Thanh phố bị di xuyên

qua bởi một chiếc 6 tô to.)

Câu nảy không thê chuyên thành câu bị động vì "la ville" ở đây không phải là

bị thể Ngoài khó khăn trên, người học còn lúng túng khi cần phân biệt nhữngtrường hợp đặc biệt, chăng hạn như sự không tương ứng giữa dạng chủ động và bị

động

- On ferme la porte (Người ta đóng cửa.) # La porte est fermée (Cửa đóng )

Mat khác, cách quan niệm nay có thể bị phản bác cả trên hai phương diện

Về mặt hình thức, không thể chỉ có sự thay đổi về hình thái của động từ mà không

có những thay đổi khác trong câu; cần phải thay dang bị động là một hiện tượng

liên quan đến cả câu Về sự thay đổi về hình thái của động từ thì chỉ đơn giản là sự

bổ sung trợ động từ ê/re vào dang trước phân từ quá khứ, còn thời và thức (mode)

thì vẫn giữ nguyên và được thể hiện ở trợ động từ étre Về điểm này, tiếng Pháp

khác với nhiều ngôn ngữ khác như tiếng La-tinh chăng hạn Tiếng La-tinh có các

phụ tổ riêng biệt dé thể hiện dang bị động : amabam (hồi đó tôi dang yêu) # amabar (hồi

đó tôi đang được yêu) Cách định nghĩa này đã bộc lộ một hạn chế khác đó là trong tiếng

27

Trang 28

Pháp có nhiều động từ được chia với trợ động từ ê/re nhưng không phải là dé thé

hiện dạng bị động mà chỉ là dé thé hiện thời quá khứ ghép của động từ mà thôi :

- Il est parti (Anh ấy đã xuất phát.)

Về mặt ngữ nghĩa, việc phân biệt thuc hiện va chịu đựng hành động cũngkhông đủ vì có nhiều câu thực sự là câu chủ động nhưng chủ ngữ lại chịu tác động :

- Le malade a subi une opération (Bệnh nhân đã trải qua một ca mổ )

Những điểm yếu này của cách quan niệm truyền thống đã khiến cho các nhàngữ pháp cải biến đi đến cách định nghĩa dạng bị động như là một sự cải biến, cầu

nối của hai kiểu câu có cấu trúc [SN¡+ V + SN2] và [SN; + être phân từ quá khứ +

par + SN].

Như vậy, hình thái có thé là một điều kiện cần nhưng chưa phải là một điềukiện đủ dé xác định dang bị động

1.2.3 Định nghĩa dựa trên cú pháp

Có thé nói rằng đây là cách định nghĩa theo lý thuyết ngữ pháp cải biến của

N Chomsky, lấy cơ sở là câu Theo tinh thần của N Chomsky, J Dubois đã đề ra

một giải pháp cho dạng bị động tiếng Pháp, trong đó ông có một số điều chỉnh theo

tinh than của châu Âu Trong cuốn "Grammaire structurale du francais : le verbe"[87], ông đã dành hơn 50 trang dé đề cập đến dang bị động của tiếng Pháp Theo tácgiả này, "dang bị động" vừa là một phạm trù ngữ pháp, gắn liền với động từ, vừa làmột kiểu cấu trúc cú pháp, được phát triển như một loại câu đặc biệt Ông lay cauhat nhan gom một danh ngữ (SN,) va một động ngữ (SV) gồm một động từ một

danh ngữ (SN>) làm cơ sở Chang hạn :

[P¡] = [SÑN¡]+[VỊ + [5Ñ]

(Le soleil) ([jaunit] [les papiers]) (Nắng làm giấy bị vàng )

Tác giả này gọi các ngữ đoạn danh từ SN; và SN; là chủ thé và đối tượng,

đối nghịch nhau theo vi trí so với động từ Trong dang gốc, dạng chủ động, SN,

đứng trước động từ và SN; sau động từ Trật tự chủ thé (sujet) > đối tượng (objet)trong hầu hết các ngôn ngữ, nghĩa là SN; > SN; được coi gần như là phố niệm Với

28

Trang 29

J DUBOIS, "Phép cải biến bị động có chức năng cơ bản là đảo ngược trật tự của

các danh ngữ mà vẫn giữ nguyên vai trò của chúng trên bình diện nghĩa Phép cải

biến bị động thay đổi chức năng ngữ pháp của SN) nhưng không làm ảnh hưởng tới

vai tro tác thể của nó." [87:81] Cu thé là sau khi áp dụng phép cải biến bị động, trật

tự của câu trên đây sẽ được đảo lại như sau :

[Pi] =[SM›] +[V] + [d] + [SNi]

(Les papiers) (sont jaunis) (par) (le soleil) (Giấy bị vàng bởi nắng.)

J DUBOIS đã cé tình không đưa tiêu chi hình thái vào định nghĩa về dang bị

động :"Chúng tôi đã không đưa hiện tượng thay đổi của động từ do nó được dẫnnhập bằng trợ động từ être vào định nghĩa theo hình thái cú pháp của dạng bịđộng Thật vậy, không có mối quan hệ hình thái duy nhất và bắt buộc (quan hệ của

être) giữa câu chủ động toi thiểu với câu bị động kết quả của phép cải biến bị

động." [87:82] Xét trên phương diện này, dạng bị động không còn là thuộc tính của động từ mà là một thuộc tính của cả câu Như vậy, theo quan niệm của tác giả này,

phép cải biến bị động sẽ cho ta bốn kiểu câu bị động với một cấu trúc chung là

SN2 + Vv (+ d + SN1)

ma ^ mm 7

va có quan hệ ngữ nghĩa với các cau có cau trúc

SNI + Vv + SN2

1 Dang bị động theo quan niệm cua ngữ pháp truyền thống : đó là tô hợp

bao gồm trợ động từ [être + phân từ quá khứ] :

[Pq] = Le soleil jaunit les papiers.

[P)] = Les papiers ont été jaunis par le soleil.

2 Kiểu câu chi có sự đảo ngược vị trí của các danh ngữ mà không có sự

thay đôi về động từ cũng như không có sự bổ sung thêm trợ động từ Quy

tắc chuyền đôi này được áp dụng cho các động từ đối xứng, tức là các

động từ chỉ có một hình thái nhưng khi thì là động từ nội động, khi thì là động từ ngoại động, ví dụ như động từ casser (bẻ gãy) :

[P|] = Le soleil jaunit les papiers (Nắng làm giấy bị vàng ) [Pi] = Les papiers jaunissent au soleil (Giáy bị vàng dưới ánh nang.)

29

Trang 30

3 Kiểu câu có động từ ở dạng phan thân :

[P\] = Lhumidité gate les fruits (Am ướt làm ung hoa qua.) [P|] = Les fruits se gatent a l'humidité (Hoa quả bị ung vì nước )

4 Kiểu câu có chứa một động từ nội động kiểu động từ tomber (ngã) và có

thể được chuyên đối thành một câu chủ động tương ứng với sự tham gia

của các trợ động từ faire hoặc laisser.

[Pil = Pierre tomba sous le choc (Pierre bị ngã vì sóc )

[Pq] = Le choc fit tomber Pierre (Sóc làm ngã Pierre.)

Các tác giả này lay tiêu chí hình thức là cấu trúc bị động được biểu hiệnbằng trợ động từ Nếu chúng ta so sánh :

- Le chasseur a tué le lion (Người thợ săn đã giết con sư tử.) (1)

- Le lion est tué par le chasseur (Con sư tử đã bị người thợ săn giết ) (2)

Cả hai câu đều có trợ động từ, điều khác nhau ở đây là ở câu (1), động từ

được chia với trợ động từ avoir, còn ở câu (2) với trợ động từ étre; song chi có câu

(2) mới được coi là câu bị động Vì vậy cần phải nhân mạnh vai trò của trợ động từétre trong cau trúc bị động

Khi chuyển từ dạng chủ động sang dạng bị động, có sự thay đôi về trật tự

câu: SN, được đặt trước trợ động từ và phân từ quá khứ, SN, được đặt sau Nhung

chỉ dựa vào tiêu chí này thì chưa đủ, vì có những cấu trúc mà cả hai SN đều có thé

là hành thể (actant) và đối tượng (patient) Chang hạn :

- Le chasseur tue le lion (Người thợ săn giết con sư th.)

- Le lion tue le chasseur (Con sư tử giết người thợ san.)

Điều này chứng tỏ vai trò của giới từ par hoặc đe, được gọi là tir phân cách

(démarcatif ) đê nỗi SN, với động từ cũng là một tiêu chí quan trọng

30

Trang 31

1.2.4 Định nghĩa dựa trên cả ngữ nghĩa lẫn hình thái

Trong cuốn "Essai de grammaire francaise", hai tác giả E.A Référovskạa vàA.K Vassiliéva cho rằng :"Hé liên tưởng của dang bị động là các tổ hợp phức, gọi

là "phân tích tinh" Các tổ hợp này được hình thành dựa trên các "thoi" cua trợ

động từ être và phân từ quá khứ của động từ can chia Các dạng thức bị độngđược sử dụng dé chỉ ra rằng chủ ngữ của câu chịu đựng tác động của hành động "[120:183] Ngay cả khi hai tiêu chí này khơng được kết hợp với nhau một cách

tường minh trong định nghĩa về dạng bị động dựa trên ngữ nghĩa thì sự kết hợp nàyvẫn hàm ẩn trong các ví dụ : ngồi sự đối lập liên quan đến chủ ngữ của câu, mộtbên chính chủ ngữ là chủ thể hành động (trong câu chủ động) một bên chủ ngữ phải

chịu tác động của hành động, các ví dụ cho định nghĩa này luơn bao gồm tơ hợp

[être + phân từ quá khứ].

1.2.5 Định nghĩa dựa trên cả hình thái lẫn cú pháp

Day là cách định nghĩa hiện dang được nhiều nhà ngơn ngữ quan tâm nhất.Những định nghĩa dựa trên sự kết hợp của cả hai tiêu chí hình thái và cú pháp đãđược nêu ra trong nhiều sách ngữ pháp chang hạn như "Grammaire Larousse du

francais contemporain" của J.C Chevalier và các cộng tác viên [79], "Eléments de linguistique francaise" của J Dubois và F Dubois-Charliler [89], "La Nouvelle

Grammaire du francais" của hai tác gia J Dubois và R Lagane [91], v.v Ở day,chúng tơi chỉ xin lấy vi dụ là định nghĩa của cuốn "Grammaire Larousse du

francais contemporain" : "Khi một câu được xây dựng với một động từ chap nhận

một bổ ngữ trực tiếp :

a Le chien de garde a mordu un enfant (Con chĩ đã cắn đứa bé.)

thì cĩ thể thay đổi được trật tự của các từ trong câu (với điều kiện thay đổi dạng

thức của động từ) mà ngữ nghĩa khơng hè bị thay đổi :

b Un enfant a été mordu par le chien de garde (Đứa bé đã bị con chĩ cắn.)

Trợ động từ của câu a luơn luơn là avoir; con trợ động từ cua câu b luơn luơn là

être."

31

Trang 32

Nhóm tác giả của Đại học Tổng hợp Strasbourg gồm Martin Riegel,

Jean-Christophe Pellat và René Rioul cũng coi dạng bị động vừa là một phạm trù của

"hình thái học động từ" [121:254], vừa liên quan đến toàn bộ cấu trúc câu, hoặc mộtdạng câu đặc biệt Sau khi giới thiệu định nghĩa về dạng bị động gồm trợ động từ

étre được chia theo thời và thức của động từ chính với phân từ quá khứ là những

biểu hiện phạm trù của động từ, các tác giả đã nhấn mạnh vấn đề dạng bị động của

động từ ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc câu Vì vậy hầu hết các nội dung liên quanđến bị động được các tác giả phát triển trong phần cú pháp

Các tác giả coi cặp câu :

- Le ministre inaugura l'exposition (Ngai Bộ trưởng sẽ khai mạc triển lam.)

- L'exposition sera inaugurée par le ministre ( Triển lam sẽ được ngài Bộ trưởng khai mac.)

là 2 dang của một cau trúc cú pháp Thực tế, da số các câu mà động từ kết hop với

bồ ngữ trực tiếp - dạng chủ động - đều chấp nhận cấu trúc bị động với 4 đặc trưng

chủ yếu là :

- _ bổ ngữ đối tượng của câu chủ động thành chủ ngữ của câu bi động:

- phan từ quá khứ của động từ được ghép với trợ động từ étre được chia

theo thời, thức của động từ ở dạng chủ động;

- chu ngữ câu chủ động xuất hiện dưới dạng bồ ngữ có giới từ (bổ ngữ tác

nhân), di sau giới từ par hoặc de;

- tuy chủ ngữ và bố ngữ đối tượng của câu chủ động đổi chỗ cho nhau,

nhưng chúng vẫn duy trì chức năng ngữ nghĩa so với sự tình do động từthể hiện

Từ góc độ cú pháp, các tác giả quan tâm đến các động từ "có thé chuyển

được sang dạng bị động" Theo các tac giả này thì chỉ những động từ trong các câu

có sơ đồ [chú ngữ + động từ + bổ ngữ đối tượng trực tiếp] mới có thê xuất hiện ở

dạng bị động Tuy nhiên, một sỐ ngoại động từ có bố ngữ trực tiếp nhưng khôngchuyền được sang dang bị động như avoir, posséder, comporter, compter, coiiter,valoir, hay động từ tình thai pouvoir Những động từ khác chi chấp nhận dang bị

32

Trang 33

động trong một ngữ cảnh nhất định, đó là trường hợp của các động từ mesurer,

peser, courir, vivre, régner v.v hoặc những động từ trong các động ngữ có danh từ

không thực sự mang thuộc tính của bé ngữ đối tượng chang han prendre Hai,

mettre fin, donner le change V.V

Ngược với những ngoại động từ trực tiếp không có dạng bị động mà chúng tavừa nêu ra trên đây, một số ngoại động từ gián tiếp như obéir (a), pardonner (à)v.v lại có thể chuyên được sang bi động Hiện tượng này thường gặp ngay catrong ngôn ngữ trang trong, văn học, nhưng ít nhiều mang dang dap loại văn cô,nhất là trong các thành ngữ hoặc phương ngôn Chang hạn : "Faute avouée est a

moitié pardonnée (Lỗi mà nhận thì đã được tha thứ một nửa)" hoặc "De nos jours, les parents sont difficilement obéis de leurs enfants (Ngày nay, cha mẹ khó mà được con cái nghe

loi)"

Cấu trúc vô nhân xưng cũng cho phép chuyên một số ngoại động từ gián tiếp,

ké cả nội động từ sang dạng bị động, ví dụ : "1! sera rápondu a chaque lettre (Thư

nào cũng sẽ được trả lời.)"; hoặc "Il n'a pas été ri, ni toussé une seule fois pendant la

projection (Không có một tiếng cười, một tiếng ho trong suốt buổi chiếu )"

Ngoài những trường hợp trên, một sỐ động từ chỉ sử dụng ở dạng bị động

như réputer (étre réputé — có tiếng là), censer (étre censé — được coi là)

Van đề bổ ngữ tác nhân cũng được các tác giả quan tâm nhiều : những cấutrúc nào có và những cấu trúc nào không có bố ngữ tác nhân, chọn giới từ dan nhập

par hay de phụ thuộc vào những yếu tố nao Với câu hỏi thứ nhất, người ta dựa vàotiêu chí thể hoàn thành (perfectif) hay thé không hoàn thành (imperfectif) của động

từ Bồ ngữ tác nhân sẽ bị tỉnh lược trong những trường hợp mà người nói khôngmuốn hay không thé chỉ rõ chủ thé hành động Vi dụ:

- Monsieur Lemon est demandé au téléphone (Ông Lemon được người ta gọi điện)

- Les piéces d'identité sont exigées a l'entrée (Giấy tờ tùy thân phải trình ở cửa.)

Với câu hỏi thứ hai, người ta thường sử dung giới từ par dé dẫn bổ ngữ tacnhân của đại bộ phận các động từ Bồ ngữ tác nhân được dẫn nhập nhờ vào giới tu

de trong những cấu trúc mà bỗ ngữ này không được hiểu như tác tô đích thực, và

33

Trang 34

chủ ngữ của động từ không thực sự chịu ảnh hưởng của sự tình của động từ Đó là trường hợp với các động từ chỉ tình cảm (aimer, admirer, — yêu, ngưỡng mộ, ), chi các thao tác tri nhận (connaitre, oublier, accepter — biết, quên, chấp nhận) hay các động

từ mang y nghĩa định vi (précéder, suivre, entourer, V.V — đi trước, đi sau, bao quanh)

1.3 Vấn đề "bị động" trong tiếng Việt

Ở tiếng Việt, bị động là một trong những vấn đề đã được bàn đến khá nhiều

nhưng cho đến nay vẫn chưa có quan niệm thống nhất Nhìn chung theo cách hiểutruyền thống, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng tiếng Việt không có phạm

trù dạng bị động vì nó không đáp ứng được các tiêu chí ngữ pháp hình thái học Tuy

nhiên, không phải là không có những ý kiến ngược lại Vì vậy, trong phần này,chúng tôi sẽ khái quát ý kiến của các nhà nghiên cứu theo các hướng chính sau : cácquan niệm cho rằng tiếng Việt không có cấu trúc bị động, các quan niệm cho rằng

tiêng Việt có câu trúc bị động.

1.3.1 Các quan niệm cho rằng tiếng Việt không có cấu trúc bị động

Một số tác giả người Việt Nam cũng như người nước ngoài có xu hướng chorằng vì tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập nên động từ tiếng Việt không có các dauhiệu về ngôi, thời, thức, dạng như các ngôn ngữ biến hình và cũng vì vậy trongtiếng Việt không có câu bị động

G Cordier viết: “Tiéng Việt ghét lối nói đó: đáng lẽ nói: Học trò bị thay

phạt, tiếng Việt thường thay đồi thành câu chủ động và nói: Thay phạt học trò Khilối nói bị động không thể tránh được, người ta cẩu tao động từ với những từ: bi,chịu, mắc, phải ” [83]

Trần Trọng Kim cùng các đồng tác giả Việt Nam văn phạm thì không nói đếnphạm trù dang của động từ mà cho rằng những từ mà các nhà ngữ pháp khác gọi là

dau hiệu của dang bi động, là những động từ độc lập “biểu điển một sự thụ động có

nghĩa được phan lợi hay phan thiệt [33:100]

34

Trang 35

Ngoài ra, các tác giả theo trường phái loại hình học cú pháp còn cho rằngtrong các ngôn ngữ thiên chủ đề như tiếng Việt thì không thể xuất hiện bị động bởi

đó là đặc trưng của các ngôn ngữ thiên chủ ngữ Những người ủng hộ quan điểmnày còn dựa trên quan niệm rằng các động từ bj và được là những động từ ngoạiđộng chính danh Tiêu biểu cho quan niệm này phải kế đến Nguyễn Kim Thản,

Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Thị Ảnh Mặc dù phủ nhận sự ton tại của dang biđộng trong tiếng Việt, nhiều tac giả, trong đó có Nguyễn Kim Than va NguyễnMinh Thuyết, vẫn cho rằng ý nghĩa bị động trong tiếng Việt được biểu thị bằng cau

trúc cú pháp hay phương tiện từ vung.

Tác giả Nguyễn Minh Thuyết lập luận: do tiếng Việt khác hăn các ngôn ngữẨn-Âu về nguồn gốc cũng như loại hình nên các phạm trù ngữ pháp: giống, cách,

ngôi, thời, thức, dạng vốn là đặc tính của các ngôn ngữ này không thể xuất hiệntrong tiếng Việt Tác giả cho rằng tiếng Việt diễn đạt loại ý nghĩa tương tự ý nghĩa

bị động trong các ngôn ngữ An- Au, bằng phương tiện từ vựng là các động từ bi vàđược Đề chứng minh cho lập luận này ông đưa ra bốn lý do:

1 Khả năng chứng minh bj và được là các từ đồng âm với hai động từ bi vàđược gần như không có.Ví dụ: Năm Sài Gòn vừa bi [1] bắt vừa bị [2] đòn

dau (Nguyên Hồng).Tác giả cho rang cấu trúc “vừa vừa ” biểu thị quan

hệ đăng lập, là quan hệ chỉ tồn tại giữa các yếu tố cùng loại, vì vậy trong ví

dụ trên đây, rất khó dé có thé biện minh rằng bi 7 là từ, còn bi 2 là thực từ

2 Nếu coi bi, được là từ đi kèm động từ dé cấu tạo dang bi động thì phảichấp nhận một kiểu cụm động từ có danh từ đứng chen giữa phần đầu vớiphần trung tâm, Trên thực tế, chính bộ phan đứng sau bi, được mới là thành

tô phụ của cụm động từ này vì:

- Chúng dé được thay thế bang các từ nghi vấn “Được gì? (Được thaykhen)”, “Bi làm sao? (Bi thầy chê)”

35

Trang 36

- Chúng dễ được đảo lên đầu câu: “Thay khen tôi cũng được vài lần rồi, con

chê thì chưa hề bị”

3 Khi đăng sau bi, duoc xuất hiện một chuỗi động từ quan hệ bình đăng VỚI

nhau, trong đó có những động từ không có ý nghĩa bị động và không quan hệ

trực tiếp với bi, được, néu giải thích bi, được là từ cau tạo dang bị động củamột động từ trong chuỗi thì ta sẽ rất lúng túng khi phải giải thích quan hệgiữa các “từ” ay với những động từ còn lại Vi du: Nha vua bi ho Mac saingười vào ngục giết chết (Nguyễn Dong Chi)

4 Việc giải thích tô hợp cua bi, được với ngoại động từ là dang bị động mâu

thuẫn với một thực tế là ở “dạng bị động” này, ngoại động từ tiếng Việt vẫn

giữ khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng Ví dụ: Con người bị những của cải mà

nó tạo ra thong trị lại nó, và chỉ phối nó (Nguyễn Đình Thi) [57]

Trong một bài viết có nhan dé: “Tiếng Việt có thái bị động khéng?”, NguyễnThị Ảnh cũng cho rằng tiếng Việt không có thái bị động như các tác giả nêu trên

Dựa vào cách phân loại của Ch.N Li va S.A Thompson cũng như nghiên cứu của

Dyvik về tiếng Việt, Nguyễn Thị Ảnh cho rằng trong khi tiếng Anh và các thứ tiếngchâu Âu khác là những ngôn ngữ “Thiên chủ ngữ” thì tiếng Việt có đủ những thuộctính của một ngôn ngữ “Thiên chủ đề” vì thé rất khó có thé có cấu trúc bị động Đềchứng minh cho điều này Nguyễn Thị Anh đã đưa ra một loạt vi dụ và cho rằng bi,duoc trong tiếng Việt là hai vị từ ngoại động chính danh Trên cơ sở đó, tác giả bài

viết rút ra kết luận: “hoàn toàn có thể khẳng định một cách có cơ sở rằng tiếng Việt

không có Thái bị động, một trong những thuộc tính rất cơ bản để liệt thứ tiếng nàyvào loại hình ngôn ngữ “Thiên chủ đề” Và hệ quả tất yếu có thể suy ra được làtiếng Việt không có Chủ ngữ ngữ pháp, mà chỉ có Chủ dé logic ” [1]

Hơn nữa, bên cạnh việc phủ nhận hoàn toàn sự ngữ pháp hoa cua được,

Nguyễn Thị Ảnh còn cho rằng tiếng Việt không thé có bị động do chỗ nó thuộc về

ngôn ngữ có chủ đề logic Tuy nhiên, đây là một điều có thể nghiên cứu thêm vì

ngay trong chuyên luận của mình, Dyvik đã chỉ rõ trong phần kết luận là: “Ca ‘chi

36

Trang 37

ngit’ va ‘bi động" đều ít nhiều xuất hiện trong tiếng Việt dù không rõ ràng bằng

trong các ngôn ngữ An- Au” [133] Về phần mình, cho dù nhìn nhận tiếng Việtthuộc về ngôn ngữ chủ cách hay ngôn ngữ thiên chủ đề thì Maggie và Thompson

cũng không hoàn toàn phủ nhận khả năng xuất hiện cấu trúc bị bị động trong các

ngôn ngữ này).

Theo Ch N Li và Sandra A Thompson [136], cấu trúc bi động rất phôbiến trong các ngôn ngữ thiên về chủ ngữ (tiêu biểu là các ngôn ngữ châu Âu) Còntrong các ngôn ngữ thiên chủ dé, bị động bị cho là vắng mặt hay hiếm gặp (tiêu biểu

là các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, Hán, Thái ) Khi xuất hiện nó thườngmang một ý nghĩa đặc biệt, như bị động nghịch cảnh (adversity) trong tiếng Nhật

Trong cuộc tranh luận gay gắt về sự có mặt của bị động trong tiếng Việt, L.C

Thompson [137:217] cho rằng không có sự đối lập ngữ pháp của thái (chủ động/ bịđộng) trong ngôn ngữ này Các cấu trúc với được, bị là sự dịch tương đương từ các

cấu trúc bị động trong tiếng châu Âu Thompson gọi đó là “các diễn đạt bị động

logic”, chứ không coi đó là tiêu chí ngữ pháp cô lập.

1.3.2 Các quan niệm cho rang tiếng Việt có cau trúc bị động

Về vấn đề dạng trong tiếng Việt, tác giả Trương Vĩnh Ký cho răng động từ bịđộng là một tiểu loại của động từ bên cạnh những tiểu loại chủ động và trung tính :

"Y nghĩa bị động có hai trường hợp khác nhau :

1 Khi hoạt động thích thu cho người tiếp nhận nó thì người ta dùng từ được

hay đặng để tạo động từ bị động: "Tói được thưởng "

2 Khi hoạt động không thích thú cho người hay chủ thể tiếp nhận nó thì người

ta dùng những từ sau đây tuỳ theo trình độ và trường hợp cu thể của moihoạt động : chịu ( ), bị ( ), mắc ( ), phải ( )" [L10:210-211]

Ngoài ra, tac gia này con cho những động từ nên, thành, hoá thành, hoá ra,

xem ra, ở (ở god), v.v là những động từ dùng như bị động.

37

Trang 38

Một số học giả khác tuy cũng thừa nhận răng trong tiếng Việt, về mặt hìnhthái học thì không có phạm trù bị động, song đối với họ thì tiếng Việt vẫn có cấu

trúc bị động hay câu bị động.

Nguyễn Kim Than "không nhận rằng bị là dấu hiệu của dạng bị động của

động từ tiếng Việt." [47:205] Ông khang định rằng các động từ "được, mắc, phải,

chịu” cũng "không phải là những hình thức ngữ pháp của dạng bị động." Tác giả

này nhận xét là "Tuy không dùng từ dé biểu thị dang bị động nhưng tiếng Việt lạidùng cấu trúc cú pháp để biểu thị ý nghĩa bị động." Ông phân tích hai ví dụ từ

"Bước đường cùng" và "Truyện ngắn chọn lọc" của Nguyễn Công Hoan :

- Pha ( ) bung mâm lên.

- Luc mâm com bung lên, tôi đập thức bạn tôi dậy

Trong ví dụ thứ nhất, N¡ Pha biểu thi chủ thé, bung lên là động từ V biểu thịhoạt động và mdm là N> biểu thị đối tượng chịu sự chi phối của hoạt động do V biểuthị Con trong vi dụ thứ hai thì N; lại là chủ ngữ, và V thì van là vị ngữ Và ông

khẳng định: "Sự đảo vị trí của danh từ biểu thị đối tượng lên trước động từ là có tác

dụng biểu thị ý nghĩa bị động [ ] Phạm trù bị động mà ta đang xét là một phạm

trù ngôn ngữ [ ] " Và "Những ý nghĩa bị động biểu thị bang cả một cấu trúc cú

pháp như vậy không phải là dang bị động riêng của động từ mà là y nghĩa bị động

của cả câu." [47:217-218]

Như vậy là tác giả này không công nhận có dạng bị động của động từ tiếng

Việt, nhưng ông vẫn công nhận rằng trong tiếng Việt có cấu trúc bị động Hơn nữa,

ông còn chỉ rõ "Cấu trúc bị động trong tiếng Việt có những đặc điểm sau đây :

1 Cũng như trong nhiều ngôn ngữ khác, ý nghĩa bị động chi tôn tại ở những

cấu trúc có động từ tác động Những động từ thuộc các tiểu loại vận động,tiếp thu, những động từ thuộc nhóm trung tính và nhóm nội hướng không

dùng trong cấu trúc bị động

38

Trang 39

Song cũng không phải bất kỳ động từ tác động nào cũng có khả năng tham

gia cấu trúc bị động Những động từ có thé tham gia hai cấu trúc đối lậpnhau : chủ động, bị động có hai điều kiện sau đây:

a Về mặt chủ quan, ban thân nó phải là động từ không biểu thị những

hoạt động có thể tiễn hành qua lại giữa chủ thể và đối tượng [ ]

b Về mặt khách quan, và điều này là chủ yếu, chủ ngữ của câu đặt trước

những động từ này thường là thể từ biểu thị sự vật vô sinh

c Có khả năng kết hợp với những động từ về ngữ nghĩa biểu thị sự chịu

dung là bị, được, v.v

2 Một đặc điểm nữa của cấu trúc bị động trong tiếng Việt là nó thường không

có thành phần phụ biểu thị chủ thể của hoạt động [47:221]

Theo tác giả N.V Xtankêvích thì "Ở tiếng Việt hiện đại có 6 kiểu câu bị

[C chỉ chủ thé, Ð chỉ đối tượng của hành động, V chỉ hành động.]

Và tác giả này cũng đã nêu lên những đặc điểm của cách diễn đạt ý nghĩa bịđộng trong tiếng Việt như sau:"Tiéng Việt hiện nay có may đặc điểm như sau về mặtdiễn đạt ý nghĩa bị động:

- Kiéu câu có động từ thụ động là kiểu phổ biến khá rộng;

39

Trang 40

- _ Trong khi trình bày ý nghĩa bị động, có sự phân biệt rõ giữa trường hop

"may, tot" và trường hợp "rủi, xau";

- Cadi mà người ta gọi là "câu bị động" chỉ là một trường hop cá biệt trong

những biến thể có thể có của kiểu câu có động từ thụ động;

- Vai trò cua từ trong câu bị động là một vai trò không rõ nét lam." [70:15]

Tác giả Hoàng Trọng Phién [41:166-167] quan niệm :"trong tiếng Việt,phương thức đối lập bị động và chủ động không phải bằng con đường ngữ phápthuân tuỷ mà bằng con đường từ vựng-ngữ pháp." Theo ông, câu bị động tiếng Việt

có quan hệ cú pháp như sau :

- Bồ ngữ đối tượng trong câu chủ động trở thành chủ ngữ trong câu bị động

tương ứng;

- - VỊ ngữ bao gồm các từ "bi, được, do" kèm theo động từ ngoại động;

- _ Chủ thé ở câu chủ động không bắt buộc phải xuất hiện trong câu bi động

tương ứng.

Và như vậy sẽ có các khả năng biến đổi từ một câu chủ động tiếng Việt thành

các câu bị động tương ứng như sau :

I Mẹ chiều con gái

—> Con gái được me chiếu

2 Mẹ tặng con gái quyền sách

—> Con gái được me tặng quyền sách

——* Quyển sách được (do) me tặng con gái

3 Thay bảo các em làm việc nay.

— Cac em làm việc nay do thay bao.

40

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w