1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận án tiến sĩ dạng bị động trong tiếng pháp và những phương thức biểu đạt tương đương trong tiếng việt 60 22 01 01

204 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạng bị động trong tiếng Pháp và những phương thức biểu đạt tương đương trong tiếng Việt
Tác giả Đinh Hồng Vân
Người hướng dẫn GS. TS. Đinh Văn Đức
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 1,55 MB

Cấu trúc

  • MỤC LỤC

  • TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • PHẦN MỞ ĐẦU : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

  • CHƯƠNG 1 : NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

  • 1.1. Những quan niệm chung về dạng bị động

  • 1.1.1. Dạng và dạng bị động

  • 1.1.2. Dạng bị động trong ngữ pháp truyền thống

  • 1.1.3. Dạng bị động trong ngữ pháp cải biến-tạo sinh

  • 1.1.4. Dạng bị động trong loại hình học cú pháp

  • 1.1.5. Dạng bị động trong ngữ pháp ngữ nghĩa-chức năng

  • 1.2. Những lý luận phổ biến liên quan đến dạng bị động của tiếng Pháp

  • 1.2.1. Định nghĩa dựa trên ngữ nghĩa

  • 1.2.2. Định nghĩa dựa trên hình thái

  • 1.2.3. Định nghĩa dựa trên cú pháp

  • 1.2.4. Định nghĩa dựa trên cả ngữ nghĩa lẫn hình thái

  • 1.2.5. Định nghĩa dựa trên cả hình thái lẫn cú pháp

  • 1.3. Vấn đề "bị động" trong tiếng Việt

  • 1.3.1. Các quan niệm cho rằng tiếng Việt không có cấu trúc bị động

  • 1.3.2. Các quan niệm cho rằng tiếng Việt có cấu trúc bị động

  • 1.4. Phong cách học và việc sử dụng dạng bị động

  • CHƯƠNG 2 : NHỮNG PHƯƠNG DIỆN CƠ BẢN CỦA DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP

  • 2.1. Dạng bị động nhìn từ phương diện cấu trúc hình thức

  • 2.1.1. Một số miêu tả và nhận xét về dạng bị động trong tiếng Pháp

  • 2.1.2. Các kiểu cấu trúc bị động có mặt trong ngữ liệu

  • 2.1.3. Tần số sử dụng dạng bị động trong các dạng văn bản tiếng Pháp

  • 2.2. Dạng bị động nhìn từ phương diện ngữ nghĩa

  • 2.2.1. Một số nhận xét

  • 2.2.2. Những ràng buộc về mặt ngữ nghĩa của dạng bị động

  • 2.2.3. Chức năng của dạng bị động trong tiếng Pháp

  • CHƯƠNG 3 : VIỆC CHUYỂN DỊCH CẤU TRÚC BỊ ĐỘNG TỪ TIẾNG PHÁP SANG TIẾNG VIỆT

  • 3.1. Một số miêu tả

  • 3.1.1. Việc diễn đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Việt

  • 3.1.2. Việc chuyển dịch cấu trúc bị động tiếng Pháp sang tiếng Việt

  • 3.2. Bàn luận

  • 3.2.1. Những nét tương đồng giữa dạng bị động của tiếng Pháp với lối nói tiếp thụ-bị động của tiếng Việt

  • 3.2.2. Những nét dị biệt giữa dạng bị động của tiếng Pháp với lối nói tiếp thụ-bị động của tiếng Việt

  • CHƯƠNG 4 : MỘT KHẢO SÁT VỀ VIỆC SỬ DỤNG DẠNG BỊ ĐỘNG Ở NGƢỜI VIỆT NAM HỌC TIẾNG PHÁP

  • 4.1. Đặt vấn đề

  • 4.1.1. Đối tượng khảo sát

  • 4.1.2. Mục đích

  • 4.1.3. Phương pháp

  • 4.1.4. Một số kết quả khảo sát

  • 4.2. Bàn luận

  • 4.2.1. Một số lỗi đã gặp trong cách sử dụng dạng bị động

  • 4.2.2. Nguyên nhân mắc lỗi trong cách sử dụng dạng bị động

  • 4.2.3. Một số gợi ý về hướng giải quyết

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

Mục đích của luận án

- Mục đích của luận án này là nghiên cứu một hiện tƣợng ngữ pháp của tiếng Pháp trong mối liên hệ so sánh với tiếng Việt đó là dạng bị động

- Luận án sẽ xem xét một cách cụ thể các vấn đề về cấu trúc, ý nghĩa và vai trò của dạng bị động

- Luận án sẽ nhấn mạnh vào những nét tương đồng vì cho dù cả hai ngôn ngữ đều có những cấu trúc tương đối giống nhau để biểu đạt ý nghĩa bị động, nhưng chính những nét tương đồng này đã gây cho người học không ít những điều ngộ nhận và khó khăn, nhất là khi trong tiếng Việt có sự khác biệt trong việc sử dụng các từ bị/đƣợc Vả lại điều này cũng đúng nhƣ nhận xét của tác giả Vương Toàn :"Hiểu và tiếp thu cái khác biệt đã khó nhưng đối với những cái tương đồng cũng chẳng phải lúc nào cũng dễ dàng, bởi mỗi ngôn ngữ thường phải tuân thủ những quy tắc riêng của nó, cái khiến cho chúng không phải là đồng nhất : trong tương đồng có chỗ khác biệt và trong khác biệt cũng có lúc tương đồng." [59]

- Tất cả mọi công việc sẽ đƣợc tiến hành dựa trên một cơ sở ngữ liệu là những câu có thực Với cách làm nhƣ vậy, luận án này có thể góp phần giải quyết một số vấn đề liên quan đến dạng bị động trong tiếng Pháp cũng nhƣ trong tiếng Việt.

Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu

Trên nguyên tắc, việc nghiên cứu của luận án này phải tính tới toàn bộ các kiểu câu tiếng Pháp có sử dụng dạng bị động Nhƣng nếu đi vào nghiên cứu sâu tất cả các cấu trúc tiếng Pháp có thể biểu đạt ý nghĩa bị động thì sẽ là quá lớn nên luận án chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu chi tiết một số cấu trúc phổ biến nhất

Luận án sẽ không có tham vọng đi sâu nghiên cứu để tìm lời giải cho bài toán trong tiếng Việt có câu bị động hay không mà chỉ dừng lại ở việc mô tả, ghi nhận những cấu trúc hiện có trong tiếng Việt có khả năng biểu đạt ý nghĩa bị động

Luận án này cũng sẽ dựa trên một số văn bản đã đƣợc dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt để có thể phát hiện những phương tiện tương đương cho phép chuyển dạng bị động từ tiếng Pháp sang tiếng Việt.

Giả thuyết nghiên cứu

Với luận án này, chúng tôi có những giả thuyết sau :

- Trong tiếng Pháp cũng như trong tiếng Việt đều có những phương tiện cần thiết để thể hiện ý nghĩa bị động Song, dạng bị động của động từ là một hiện tƣợng phổ biến trong tiếng Pháp còn trong tiếng Việt thì không hẳn nhƣ vậy

- Vì mỗi ngôn ngữ đều có những cách riêng để thể hiện ý nghĩa bị động nên nếu không có sự so sánh đối chiếu giữa hai ngôn ngữ thì người học khó có thể làm chủ được ngoại ngữ với tư cách là một phương tiện giao tiếp hữu hiệu

- Vì lối nói tiếp thụ - bị động của tiếng Việt chịu ảnh hưởng ít nhiều của dạng bị động tiếng Pháp, nhất là thông qua con đường dịch thuật nên nếu dịch giả hiểu rõ đặc điểm của từng ngôn ngữ thì sẽ hạn chế đƣợc những chuyển di tiêu cực

- Nếu áp dụng phương pháp tiếp cận về ngữ nghĩa cũng như làm rõ những nét tương đồng và những nét dị biệt giữa hai ngôn ngữ chứ không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện cấu trúc thì sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy và học tiếng Pháp nói chung và khắc phục được những khó khăn trước dạng bị động tiếng Pháp nói riêng.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án này sẽ có các nhiệm vụ sau : 1- Tìm hiểu lịch sử vấn đề dạng bị động và quan niệm lý luận của một số tác giả có uy tín về dạng bị động nói chung và về dạng bị động trong tiếng Pháp nói riêng;

2- Mô tả và khảo sát các cấu trúc cú pháp biểu thị ý nghĩa bị động trong tiếng Pháp;

3- Tìm hiểu các chức năng của dạng bị động trong tiếng Pháp;

4- Nghiên cứu việc diễn đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Việt sử dụng một số từ nhƣ " bị, được, do, v.v ";

5- Tìm những cách dạy có hiệu quả để giúp cho người Việt Nam khi học tiếng Pháp có khả năng sử dụng đƣợc hiện tƣợng ngữ pháp này trong các quá trình hiểu (nghe - đọc) và nhất là trong diễn đạt (nói - viết)

6- Nghiên cứu những khả năng chuyển tải dạng bị động với những ý nghĩa chức năng khác nhau từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và ngƣợc lại để có thể đƣa ra những đề nghị hữu ích cho công tác dịch thuật Pháp-Việt, Việt-Pháp khi gặp hiện tƣợng ngữ pháp này.

Phương pháp và tư liệu nghiên cứu

Phương pháp trình bày của luận án là quy nạp Luận án đã sử dụng một loạt các phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học như mô tả, phân tích, so sánh, đối chiếu, và các thao tác cụ thể nhƣ lƣợc, thế, chêm xen, để tìm hiểu hiện tƣợng dạng bị động trong tiếng Pháp và trong các lối nói tiếp thụ của người Việt Nam

Vì phải có sự liên hệ giữa hai ngôn ngữ, nên quá trình thực hiện luận án này cũng phải dựa vào các phương pháp nghiên cứu liên văn hoá nhằm tìm hiểu các giao thoa văn hoá thông qua việc khảo sát một số bản dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và theo chiều ngƣợc lại để tìm hiểu những cái thoả đáng, cái chƣa thoả đáng trong quá trình chuyển dịch dạng bị động sang tiếng Việt

- Nguồn tƣ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu dạng bị động trong tiếng Pháp, sẽ đƣợc thu thập từ các văn bản viết có phong cách khác nhau (báo chí, báo cáo khoa học, văn học, chính luận); một số kiểu hội thoại

- Việc nghiên cứu khả năng chuyển dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt sẽ đƣợc tiến hành dựa trên một số bản dịch của một số báo cáo khoa học, một số bài báo, cũng như của một số tác phẩm văn học Pháp quen thuộc đối với người Việt Nam

- Cơ sở để nghiên cứu cách giảng dạy dạng bị động của tiếng Pháp cho người Việt Nam là các dạng bài tập đã và đang đƣợc sử dụng cũng nhƣ các câu thu thập được qua các bài viết và nói của người học ở các trình độ khác nhau.

NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Những quan niệm chung về dạng bị động

Ở phần này, đề tài sẽ điểm qua các cách quan niệm cơ bản về dạng bị động nói chung để có thể có đƣợc một bức tranh chung về hiện tƣợng ngữ pháp này

Trước tiên, chúng ta sẽ điểm qua một số khái niệm cơ bản có liên quan đến dạng bị động nhƣ : dạng, dạng bị động, kết cấu bị động, câu bị động, sau đó sẽ là quan niệm về dạng bị động trong các trường phái ngữ pháp khác nhau

1.1.1 Dạng và dạng bị động

Có nhiều tác giả đã đƣa ra các định nghĩa về "dạng của động từ" Nhìn chung, dạng đƣợc coi là một phạm trù ngữ pháp phổ biến của động từ, giống nhƣ giống, số, cách, ngôi, v.v… Theo Maurice Grévisse, "Dạng thể hiện mối quan hệ giữa một bên là động từ, với một bên là chủ ngữ (hoặc bổ ngữ chỉ tác nhân) và bổ ngữ trực tiếp." [100:1121] Theo quan niệm này, trong tiếng Pháp có dạng chủ động, dạng bị động và dạng phản thân

- Dạng chủ động : khi chủ ngữ chính là chủ thể hành động, còn bổ ngữ trực tiếp của động từ chính là đối tƣợng của hành động : "Les spectateurs ont piétiné la pelouse."( Khán giả giẫm lên thảm cỏ );

- Dạng bị động : khi câu có một ngoại động từ và có thể cải biến sao cho nghĩa sâu (sens profond) không thay đổi nhƣng có thể cho phép đối tƣợng của hành động lên giữ vị trí chủ ngữ, chủ thể của hành động nếu xuất hiện trong câu thì sẽ xuống giữ vai trò bổ ngữ chỉ tác nhân, còn động từ thì sẽ có một dạng đặc biệt đó là sự kết hợp giữa trợ động từ être và phân từ quá khứ:

"La pelouse a été piétinée par les spectateurs." ( Thảm cỏ bị khán giả giẫm lên );

- Dạng phản thân : khi động từ có bổ ngữ chỉ đối tƣợng hình thức là một đại từ có quy chiếu là chủ ngữ (G Mauger, 117: 291) : Les vendanges se font à la fin de l'été ( Vụ thu hoạch nho diễn ra vào mùa thu )

Trong cuốn sách: “Dẫn luận ngôn ngữ học” của Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết [26:238] có định nghĩa nhƣ sau : "Dạng (thái): là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với các sự vật nói ở chủ ngữ và bổ ngữ của động từ ấy Nếu dạng thức của động từ nói lên rằng sự vật nêu ở chủ ngữ là đối tượng mà hành động hướng vào, còn kẻ thực hiện hành động là sự vật nêu ở bổ ngữ, thì đó là dạng bị động của động từ."

Trong A Dictionary of Linguistics & Phonetics của David Crystal, dạng đƣợc định nghĩa nhƣ sau :"Dạng là một phạm trù được dùng trong việc mô tả cấu trúc câu hoặc mệnh đề chủ yếu liên quan đến động từ, để thể hiện cách mà các câu có thể lựa chọn mối quan hệ giữa chủ ngữ và bổ ngữ của động từ, mà không làm thay đổi nghĩa của câu." [130]

Phạm trù dạng đƣợc thể hiện bằng những hình thức khác nhau tùy theo từng ngôn ngữ Chẳng hạn nhƣ ở tiếng La-tinh, dạng đƣợc thể hiện bằng hình thái của động từ Ví dụ như với động từ "yêu, thương", cùng được chia ở thức chỉ định, thì hiện tại nhƣng có hình thức khác nhau ở dạng chủ động và ở dạng bị động :

Dạng chủ động Dạng bị động amo amor amas amaris amat amatur amamus amamur amatis amamini amant amantur

Trong khi đó ở tiếng Pháp hoặc tiếng Anh thì lại không có hình thái riêng biệt cho dạng bị động, dạng này đƣợc thể hiện bằng sự kết hợp giữa trợ động từ être, trong tiếng Pháp, to be, trong tiếng Anh, với phân từ quá khứ Ví dụ :

- …, Jacques a surpris le voleur ( Jacques đã bắt gặp tên trộm )

- Un voleur a été surpris par la police… ( Tên trộm đã bị công an bắt gặp )

- Millions of people have read that book ( Hàng triệu người đã đọc cuốc sách này )

- That book has been read by millions of people.( Cuốn sách này đã được hàng triệu người đọc )

Trong ngôn ngữ, nhìn chung, "kết cấu" có thể đƣợc hiểu là sự kết hợp của nhiều đơn vị ngữ pháp với nhau theo quan hệ ngữ đoạn và có một chức năng nhất định Theo định nghĩa trong Dictionnaire de l'Acadộmie franỗaise thỡ "Kết cấu là sự kết hợp của các từ theo các quy tắc và cách dùng của từng ngôn ngữ" [85] Vậy, một kết cấu có thể là một từ, một ngữ, một mệnh đề hoặc một câu Một kết cấu bị động có thể là :

- một động từ ở dạng bị động : amor – trong tiếng La tinh

- một động ngữ : a été supris par la police – trong tiếng Pháp

- một mệnh đề : (il craint d'être tué,) alors qu'il a été arrêté à deux reprises par les autorités ivoiriennes et qu'il a été relâché 1 ( ông ta sợ bị giết, trong khi đó ông ta đã từng bị nhà cầm quyền Bờ Biển Ngà bắt hai lần và sau đó đã được thả )

- Một câu : Il a ensuite été convoqué par la Police de Bizerte le 4 mai

2005 ( Anh ta đã bị cảnh sát của Bizerte triệu tập hôm 4-5-2005 )

1.1.1.3 Dạng bị động là gì ?

Theo từ điển Le Trộsor de la Langue Franỗaise [84], Le passif là tập hợp của các hình thái động từ bị động (L'ensemble des formes verbales passives.) Le passif đã đƣợc dịch sang tiếng Việt theo nhiều cách khác nhau : dạng bị động, thái bị động, cấu trúc bị động hay câu bị động Trong luận án này, khái niệm le passif sẽ đƣợc hiểu theo định nghĩa trờn đõy của từ điển Le Trộsor de la Langue Franỗaise và đƣợc dịch theo một trong những cách nói phổ biến đó là dạng bị động

Dạng bị động là một hiện tƣợng ngữ pháp phổ biến ở các ngôn ngữ Ấn-Âu

Song, có thể nói là mỗi trường phái ngữ pháp đều có cách quan niệm riêng của mình về hiện tƣợng ngữ pháp này Sau đây, chúng ta sẽ lần lƣợt tìm hiểu xem dạng bị động được quan niệm như thế nào trong các trường phái ngữ pháp truyền thống, cải biến-tạo sinh, loại hình học cú pháp, ngữ nghĩa-chức năng

1.1.2 Dạng bị động trong ngữ pháp truyền thống

Có thể là do chịu ảnh hưởng của cách quan niệm ở các ngôn ngữ như tiếng La-tinh hoặc Hy-lạp mà các tác giả của ngữ pháp truyền thống thường quan niệm rằng dạng bị động là một phạm trù hình thái học thuần tuý G Mauger [117:199] đã xếp dạng bị động vào mục chia động từ của tiếng Pháp Tuy nhiên, ngay cả trong các ngôn ngữ có phạm trù dạng rõ ràng, khi đề cập đến phạm trù này, các nhà nghiên cứu, ngoài việc phân biệt dạng chủ động (voix active) với dạng bị động (voix passive) của động từ ra, còn phải nói đến sự thay đổi vị trí giữa chủ ngữ và bổ ngữ trực tiếp của động từ Cụ thể là trong một câu có động từ ở dạng chủ động, chủ ngữ của câu đồng thời là chủ thể thực hiện hành động và bổ ngữ trực tiếp của câu là đối tƣợng chịu tác động của hành động Sau đây là ví dụ do Maurice Grévisse đƣa ra trong cuốn Le Bon Usage [100], một trong những cuốn cẩm nang ngữ pháp tiếng Pháp

- Un chauffard a renversé un piéton

( Một lái xe đi ẩu đã làm ngã một người đi bộ )

- Un piéton a été renversé par un chauffard

( Một người đi bộ đã bị làm ngã bởi một lái xe đi ẩu )

Những lý luận phổ biến liên quan đến dạng bị động của tiếng Pháp

Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày những quan điểm cơ bản và phổ biến nhất về dạng bị động của tiếng Pháp Trong số đó có các tác giả thuộc các trường phái ngữ pháp khác nhau Có thể nói rằng hầu hết các tác giả đều coi dạng bị động như là kết quả của một sự chuyển đổi từ một câu chủ động tương ứng; tất cả các yếu tố của câu chủ động (nhƣ chủ ngữ, bổ ngữ chỉ đối tƣợng và động từ ngoại động) đều đƣợc duy trì trong câu bị động; chỉ có điều là ở câu bị động, chủ ngữ và bổ ngữ đối tƣợng đổi chỗ cho nhau, còn dạng thức của động từ thì bị thay đổi

Nhìn chung, dạng bị động đƣợc định nghĩa là sự đối lập với dạng chủ động trên ba khía cạnh:

- Sự hoán đổi vị trí giữa chủ ngữ và bổ ngữ trực tiếp;

- Sự thay đổi của động từ : ở dạng bị động, động từ đƣợc chia với trợ động từ "être";

- Sự hiện diện của một giới từ (PAR hoặc DE) trước bổ ngữ chỉ tác nhân

Thường thì bổ ngữ chỉ tác nhân bị tỉnh lược

- Dạng chủ động : Pierre aime Marie ( Pierre yêu Marie )

- Dạng bị động : Marie est aimée de (ou par) Pierre ( Marie được Pierre yêu )

Cho đến nay, có ít nhất là năm cách định nghĩa khác nhau về dạng bị động dựa trên : nghĩa; hình thái; cú pháp; cả nghĩa lẫn hình thái; cả hình thái lẫn cú pháp

1.2.1 Định nghĩa dựa trên ngữ nghĩa

Theo quan niệm truyền thống, các nhà ngữ pháp thường đối lập dạng chủ động, khi chủ ngữ thực hiện hành động, với dạng bị động, khi chủ ngữ chịu sự tác động của hành động Theo Wagner R L et J Pinchon :"Dạng bị động là dạng có chủ ngữ của động từ thể hiện đối tượng của hành động (tức là bổ ngữ chỉ đối tượng ở dạng chủ động)." Và chỉ trong phần chú thích thêm thì các tác giả này mới đề cập đến hình thái của động từ :

Cái mà người ta gọi là dạng bị động được thực hiện về mặt hình thái trong một ngữ đoạn kiểu : être + dạng tính động từ) (phân từ quá khứ - ND)" [126:246]

Cách định nghĩa này đã bị phê phán từ lâu, vả lại chính các tác giả thuộc trường phái này cũng đã chỉ ra những hạn chế của nó H Bonnard, tác giả của cuốn

Grammaire franỗaise des lycộes et collốges, [74:147] đó viết :"Cỏch định nghĩa này đưa ra chỉ để đối lập các nghĩa khác nhau của bản thân một động từ; không nên cho rằng tất cả mọi động từ ở dạng chủ động hay phản thân đều có nghĩa như trong định nghĩa trên đây (có nghĩa là chỉ ra rằng chủ ngữ là chủ thể của hành động – ND) Ai cũng biết rằng rất nhiều động từ ở dạng chủ động chỉ thể hiện một trạng thái: Le malade souffre, le chat est gris (Bệnh nhân bị đau, con mèo màu xám); một số động từ ở dạng chủ động nhưng chủ ngữ ngữ pháp lại là đối tượng chịu tác động của hành động được diễn tả bằng động từ : Le sucre fond, le pain cuit."(Đường chảy, bánh chín.)

1.2.2 Định nghĩa dựa trên hình thái

Dạng bị động đƣợc coi là một dạng thức của động từ và đƣợc đối lập với dạng chủ động theo các tiêu chí hình thái học : dạng bị động (voix passive) là một yếu tố để phân loại động từ Về ngữ nghĩa, người ta phân biệt giữa thực hiện hành động và chịu tác động của hành động Một tác giả có thể đƣợc coi là đại diện của cách định nghĩa này là G Mauger :"Tiếng Pháp không có dạng bị động đặc thù

Chính sự kết hợp của trợ động từ être với phân từ quá khứ đóng vai trò của dạng bị động." (Grammaire pratique du franỗais d'aujourd'hui" [117:199])

Theo G và R Le Bidois, "Người ta có thể trình bày hành động theo cách nó do một người nào đó thực hiện hoặc do người đó chịu đựng Do đó cần có sự phân biệt giữa chủ động và bị động Ứng với sự khác biệt trong cách trình bày này là một phạm trù ngữ pháp có tên là dạng (voix); dạng được hiểu là một cách chia riêng biệt của động từ tuỳ theo nó được chia ở dạng chủ động hay ở dạng bị động."

Các tác giả này đều coi dạng bị động là một phạm trù (voix) của động từ

Theo họ, động từ tiếng Pháp có hai dạng : chủ động và bị động Chỉ những động từ có bổ ngữ đối tƣợng mới có dạng bị động Dạng bị động đƣợc biểu đạt bằng trợ động từ "être" và phân từ quá khứ của động từ Khi một câu đƣợc chuyển từ dạng chủ động sang dạng bị động thì đối tƣợng của hành động đƣợc chuyển từ vị trí bổ ngữ đối tƣợng (complément d'objet) của động từ lên thành chủ ngữ; còn chủ thể của hành động thì từ vị trí chủ ngữ trở thành bổ ngữ tác nhân và thường được kết nối với động từ bằng các giới từ par hoặc de

Thực chất, quan niệm này chỉ xét trên phương diện thuần tuý hình thức, cơ bản dựa vào phép biến đổi dạng động từ chủ động sang bị động Vì thế nó dễ đƣợc người học tiếp thu, áp dụng phép chuyển đổi Song, hạn chế của quan niệm này là làm cho người học thường tiếp thu một cách máy móc, nhiều khi đưa ra những câu bị động khó chấp nhận trong tiếng Pháp :

- Une grande voiture traverse la ville (Một chiếc ô tô to đi xuyên qua thành phố.)

*La ville est traversée par une grande voiture (*Thành phố bị đi xuyên qua bởi một chiếc ô tô to.)

Câu này không thể chuyển thành câu bị động vì "la ville" ở đây không phải là bị thể Ngoài khó khăn trên, người học còn lúng túng khi cần phân biệt những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như sự không tương ứng giữa dạng chủ động và bị động

- On ferme la porte ( Người ta đóng cửa.) # La porte est fermée ( Cửa đóng )

Mặt khác, cách quan niệm này có thể bị phản bác cả trên hai phương diện

Về mặt hình thức, không thể chỉ có sự thay đổi về hình thái của động từ mà không có những thay đổi khác trong câu; cần phải thấy dạng bị động là một hiện tƣợng liên quan đến cả câu Về sự thay đổi về hình thái của động từ thì chỉ đơn giản là sự bổ sung trợ động từ être vào đằng trước phân từ quá khứ, còn thời và thức (mode) thì vẫn giữ nguyên và đƣợc thể hiện ở trợ động từ être Về điểm này, tiếng Pháp khác với nhiều ngôn ngữ khác nhƣ tiếng La-tinh chẳng hạn Tiếng La-tinh có các phụ tố riêng biệt để thể hiện dạng bị động : amabam (hồi đó tôi đang yêu) # amabar (hồi đó tôi đang đƣợc yêu) Cách định nghĩa này đã bộc lộ một hạn chế khác đó là trong tiếng

Pháp có nhiều động từ đƣợc chia với trợ động từ être nhƣng không phải là để thể hiện dạng bị động mà chỉ là để thể hiện thời quá khứ ghép của động từ mà thôi :

- Il est parti (Anh ấy đã xuất phát.)

Về mặt ngữ nghĩa, việc phân biệt thực hiện và chịu đựng hành động cũng không đủ vì có nhiều câu thực sự là câu chủ động nhƣng chủ ngữ lại chịu tác động :

- Le malade a subi une opération ( Bệnh nhân đã trải qua một ca mổ )

Những điểm yếu này của cách quan niệm truyền thống đã khiến cho các nhà ngữ pháp cải biến đi đến cách định nghĩa dạng bị động nhƣ là một sự cải biến, cầu nối của hai kiểu câu có cấu trúc [SN 1 + V + SN 2 ] và [SN 2 + être phân từ quá khứ + par + SN 1 ]

Nhƣ vậy, hình thái có thể là một điều kiện cần nhƣng chƣa phải là một điều kiện đủ để xác định dạng bị động

1.2.3 Định nghĩa dựa trên cú pháp

Có thể nói rằng đây là cách định nghĩa theo lý thuyết ngữ pháp cải biến của

Vấn đề "bị động" trong tiếng Việt

Ở tiếng Việt, bị động là một trong những vấn đề đã đƣợc bàn đến khá nhiều nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có quan niệm thống nhất Nhìn chung theo cách hiểu truyền thống, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng tiếng Việt không có phạm trù dạng bị động vì nó không đáp ứng đƣợc các tiêu chí ngữ pháp hình thái học Tuy nhiên, không phải là không có những ý kiến ngƣợc lại Vì vậy, trong phần này, chúng tôi sẽ khái quát ý kiến của các nhà nghiên cứu theo các hướng chính sau : các quan niệm cho rằng tiếng Việt không có cấu trúc bị động, các quan niệm cho rằng tiếng Việt có cấu trúc bị động

1.3.1 Các quan niệm cho rằng tiếng Việt không có cấu trúc bị động

Một số tác giả người Việt Nam cũng như người nước ngoài có xu hướng cho rằng vì tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập nên động từ tiếng Việt không có các dấu hiệu về ngôi, thời, thức, dạng nhƣ các ngôn ngữ biến hình và cũng vì vậy trong tiếng Việt không có câu bị động

G Cordier viết: “Tiếng Việt ghét lối nói đó: đáng lẽ nói: Học trò bị thầy phạt, tiếng Việt thường thay đổi thành câu chủ động và nói: Thầy phạt học trò Khi lối nói bị động không thể tránh được, người ta cấu tạo động từ với những từ: bị, chịu, mắc, phải… ” [83]

Trần Trọng Kim cùng các đồng tác giả Việt Nam văn phạm thì không nói đến phạm trù dạng của động từ mà cho rằng những từ mà các nhà ngữ pháp khác gọi là dấu hiệu của dạng bị động, là những động từ độc lập “biểu diễn một sự thụ động có

Ngoài ra, các tác giả theo trường phái loại hình học cú pháp còn cho rằng trong các ngôn ngữ thiên chủ đề nhƣ tiếng Việt thì không thể xuất hiện bị động bởi đó là đặc trưng của các ngôn ngữ thiên chủ ngữ Những người ủng hộ quan điểm này còn dựa trên quan niệm rằng các động từ bị và được là những động từ ngoại động chính danh Tiêu biểu cho quan niệm này phải kể đến Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Thị Ảnh Mặc dù phủ nhận sự tồn tại của dạng bị động trong tiếng Việt, nhiều tác giả, trong đó có Nguyễn Kim Thản và Nguyễn Minh Thuyết, vẫn cho rằng ý nghĩa bị động trong tiếng Việt đƣợc biểu thị bằng cấu trúc cú pháp hay phương tiện từ vựng

Tác giả Nguyễn Minh Thuyết lập luận: do tiếng Việt khác hẳn các ngôn ngữ Ấn-Âu về nguồn gốc cũng nhƣ loại hình nên các phạm trù ngữ pháp: giống, cách, ngôi, thời, thức, dạng vốn là đặc tính của các ngôn ngữ này không thể xuất hiện trong tiếng Việt Tác giả cho rằng tiếng Việt diễn đạt loại ý nghĩa tương tự ý nghĩa bị động trong các ngôn ngữ Ấn- Âu, bằng phương tiện từ vựng là các động từ bị và được Để chứng minh cho lập luận này ông đƣa ra bốn lý do:

1 Khả năng chứng minh bị và được là các từ đồng âm với hai động từ bị và được gần nhƣ không có.Ví dụ: Năm Sài Gòn vừa bị [1] bắt vừa bị [2] đòn đau (Nguyên Hồng).Tác giả cho rằng cấu trúc “vừa vừa ” biểu thị quan hệ đẳng lập, là quan hệ chỉ tồn tại giữa các yếu tố cùng loại, vì vậy trong ví dụ trên đây, rất khó để có thể biện minh rằng bị 1 là từ, còn bị 2 là thực từ

2 Nếu coi bị, được là từ đi kèm động từ để cấu tạo dạng bị động thì phải chấp nhận một kiểu cụm động từ có danh từ đứng chen giữa phần đầu với phần trung tâm, Trên thực tế, chính bộ phận đứng sau bị, được mới là thành tố phụ của cụm động từ này vì:

- Chúng dễ đƣợc thay thế bằng các từ nghi vấn “Được gì? (Được thầy khen)”, “Bị làm sao? (Bị thầy chê)”

- Chúng dễ đƣợc đảo lên đầu câu: “Thầy khen tôi cũng đƣợc vài lần rồi, còn chê thì chƣa hề bị”

3 Khi đằng sau bị, được xuất hiện một chuỗi động từ quan hệ bình đẳng với nhau, trong đó có những động từ không có ý nghĩa bị động và không quan hệ trực tiếp với bị, được, nếu giải thích bị, được là từ cấu tạo dạng bị động của một động từ trong chuỗi thì ta sẽ rất lúng túng khi phải giải thích quan hệ giữa các “từ” ấy với những động từ còn lại Ví dụ: Nhà vua bị họ Mạc sai người vào ngục giết chết (Nguyễn Đổng Chi)

4 Việc giải thích tổ hợp của bị, được với ngoại động từ là dạng bị động mâu thuẫn với một thực tế là ở “dạng bị động” này, ngoại động từ tiếng Việt vẫn giữ khả năng có bổ ngữ chỉ đối tƣợng.Ví dụ: Con người bị những của cải mà nó tạo ra thống trị lại nó, và chi phối nó (Nguyễn Đình Thi) [57]

Trong một bài viết có nhan đề: “Tiếng Việt có thái bị động không?”, Nguyễn

Thị Ảnh cũng cho rằng tiếng Việt không có thái bị động nhƣ các tác giả nêu trên

Dựa vào cách phân loại của Ch.N Li và S.A Thompson cũng nhƣ nghiên cứu của Dyvik về tiếng Việt, Nguyễn Thị Ảnh cho rằng trong khi tiếng Anh và các thứ tiếng châu Âu khác là những ngôn ngữ “Thiên chủ ngữ” thì tiếng Việt có đủ những thuộc tính của một ngôn ngữ “Thiên chủ đề” vì thế rất khó có thể có cấu trúc bị động Để chứng minh cho điều này Nguyễn Thị Ảnh đã đƣa ra một loạt ví dụ và cho rằng bị, được trong tiếng Việt là hai vị từ ngoại động chính danh Trên cơ sở đó, tác giả bài viết rút ra kết luận: “hoàn toàn có thể khẳng định một cách có cơ sở rằng tiếng Việt không có Thái bị động, một trong những thuộc tính rất cơ bản để liệt thứ tiếng này vào loại hình ngôn ngữ “Thiên chủ đề” Và hệ quả tất yếu có thể suy ra được là tiếng Việt không có Chủ ngữ ngữ pháp, mà chỉ có Chủ đề logic ” [1]

Hơn nữa, bên cạnh việc phủ nhận hoàn toàn sự ngữ pháp hoá của được,

Nguyễn Thị Ảnh còn cho rằng tiếng Việt không thể có bị động do chỗ nó thuộc về ngôn ngữ có chủ đề logic Tuy nhiên, đây là một điều có thể nghiên cứu thêm vì ngay trong chuyên luận của mình, Dyvik đã chỉ rõ trong phần kết luận là: “Cả „chủ ngữ‟ và „bị động‟ đều ít nhiều xuất hiện trong tiếng Việt dù không rõ ràng bằng trong các ngôn ngữ Ấn- Âu” [133] Về phần mình, cho dù nhìn nhận tiếng Việt thuộc về ngôn ngữ chủ cách hay ngôn ngữ thiên chủ đề thì Maggie và Thompson cũng không hoàn toàn phủ nhận khả năng xuất hiện cấu trúc bị bị động trong các ngôn ngữ này)

Theo Ch N Li và Sandra A Thompson [136], cấu trúc bị động rất phổ biến trong các ngôn ngữ thiên về chủ ngữ (tiêu biểu là các ngôn ngữ châu Âu) Còn trong các ngôn ngữ thiên chủ đề, bị động bị cho là vắng mặt hay hiếm gặp (tiêu biểu là các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, Hán, Thái…) Khi xuất hiện nó thường mang một ý nghĩa đặc biệt, nhƣ bị động nghịch cảnh (adversity) trong tiếng Nhật

Trong cuộc tranh luận gay gắt về sự có mặt của bị động trong tiếng Việt, L.C Thompson [137:217] cho rằng không có sự đối lập ngữ pháp của thái (chủ động/ bị động) trong ngôn ngữ này Các cấu trúc với được, bị là sự dịch tương đương từ các cấu trúc bị động trong tiếng châu Âu Thompson gọi đó là “các diễn đạt bị động logic”, chứ không coi đó là tiêu chí ngữ pháp cô lập

1.3.2 Các quan niệm cho rằng tiếng Việt có cấu trúc bị động

Về vấn đề dạng trong tiếng Việt, tác giả Trương Vĩnh Ký cho rằng động từ bị động là một tiểu loại của động từ bên cạnh những tiểu loại chủ động và trung tính :

"Ý nghĩa bị động có hai trường hợp khác nhau :

1 Khi hoạt động thích thú cho người tiếp nhận nó thì người ta dùng từ được hay đặng để tạo động từ bị động:"Tôi được thưởng."

NHỮNG PHƯƠNG DIỆN CƠ BẢN CỦA DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP

Dạng bị động nhìn từ phương diện ngữ nghĩa

2.2.1 Những ràng buộc về mặt ngữ nghĩa của dạng bị động 2.2.2 Chức năng của dạng bị động trong tiếng Pháp

VIỆC CHUYỂN DỊCH CẤU TRÚC BỊ ĐỘNG TỪ TIẾNG PHÁP

Một số miêu tả

Việt 3.1.1 Việc chuyển dịch cấu trúc bị động tiếng Pháp sang tiếng Việt 3.1.2 Việc diễn đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Việt

Bàn luận

3.2.1 Những nét tương đồng giữa dạng bị động của tiếng Pháp với việc diễn đạt ý nghĩa bị động của tiếng Việt 3.2.2 Những nét dị biệt giữa dạng bị động của tiếng Pháp với lối nói tiếp thụ-bị động của tiếng Việt

Chương 4 : Thực trạng của việc sử dụng dạng bị động ở người Việt Nam học tiếng Pháp

4.1 Đặt vấn đề 4.2 Bàn luận 4.2.1 Một số lỗi thường gặp trong cách sử dụng dạng bị động 4.2.2 Nguyên nhân mắc lỗi trong cách sử dụng dạng bị động 4.2.3 Một số đề xuất về hướng giải quyết

Kết luận Tài liệu tham khảo

CHƯƠNG 1 : NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Chương này nhằm giới thiệu những vấn đề mang tính lý luận làm cơ sở cho luận án Trước tiên sẽ là các quan điểm cơ bản về dạng bị động nói chung Phần tiếp theo sẽ đƣợc dành riêng để trình bày những lý luận phổ biến có liên quan đến dạng bị động của tiếng Pháp Một số quan niệm cơ bản về vấn đề "bị động" trong tiếng Việt sẽ là nội dung chính của phần thứ 3 của chương này Phần thứ 4 của chương sẽ đƣợc dành cho những lý luận liên quan đến vấn đề phong cách

1.1 Những quan niệm chung về dạng bị động Ở phần này, đề tài sẽ điểm qua các cách quan niệm cơ bản về dạng bị động nói chung để có thể có đƣợc một bức tranh chung về hiện tƣợng ngữ pháp này

Trước tiên, chúng ta sẽ điểm qua một số khái niệm cơ bản có liên quan đến dạng bị động nhƣ : dạng, dạng bị động, kết cấu bị động, câu bị động, sau đó sẽ là quan niệm về dạng bị động trong các trường phái ngữ pháp khác nhau

1.1.1 Dạng và dạng bị động

Có nhiều tác giả đã đƣa ra các định nghĩa về "dạng của động từ" Nhìn chung, dạng đƣợc coi là một phạm trù ngữ pháp phổ biến của động từ, giống nhƣ giống, số, cách, ngôi, v.v… Theo Maurice Grévisse, "Dạng thể hiện mối quan hệ giữa một bên là động từ, với một bên là chủ ngữ (hoặc bổ ngữ chỉ tác nhân) và bổ ngữ trực tiếp." [100:1121] Theo quan niệm này, trong tiếng Pháp có dạng chủ động, dạng bị động và dạng phản thân

- Dạng chủ động : khi chủ ngữ chính là chủ thể hành động, còn bổ ngữ trực tiếp của động từ chính là đối tƣợng của hành động : "Les spectateurs ont piétiné la pelouse."( Khán giả giẫm lên thảm cỏ );

- Dạng bị động : khi câu có một ngoại động từ và có thể cải biến sao cho nghĩa sâu (sens profond) không thay đổi nhƣng có thể cho phép đối tƣợng của hành động lên giữ vị trí chủ ngữ, chủ thể của hành động nếu xuất hiện trong câu thì sẽ xuống giữ vai trò bổ ngữ chỉ tác nhân, còn động từ thì sẽ có một dạng đặc biệt đó là sự kết hợp giữa trợ động từ être và phân từ quá khứ:

"La pelouse a été piétinée par les spectateurs." ( Thảm cỏ bị khán giả giẫm lên );

- Dạng phản thân : khi động từ có bổ ngữ chỉ đối tƣợng hình thức là một đại từ có quy chiếu là chủ ngữ (G Mauger, 117: 291) : Les vendanges se font à la fin de l'été ( Vụ thu hoạch nho diễn ra vào mùa thu )

Trong cuốn sách: “Dẫn luận ngôn ngữ học” của Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết [26:238] có định nghĩa nhƣ sau : "Dạng (thái): là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với các sự vật nói ở chủ ngữ và bổ ngữ của động từ ấy Nếu dạng thức của động từ nói lên rằng sự vật nêu ở chủ ngữ là đối tượng mà hành động hướng vào, còn kẻ thực hiện hành động là sự vật nêu ở bổ ngữ, thì đó là dạng bị động của động từ."

Trong A Dictionary of Linguistics & Phonetics của David Crystal, dạng đƣợc định nghĩa nhƣ sau :"Dạng là một phạm trù được dùng trong việc mô tả cấu trúc câu hoặc mệnh đề chủ yếu liên quan đến động từ, để thể hiện cách mà các câu có thể lựa chọn mối quan hệ giữa chủ ngữ và bổ ngữ của động từ, mà không làm thay đổi nghĩa của câu." [130]

Phạm trù dạng đƣợc thể hiện bằng những hình thức khác nhau tùy theo từng ngôn ngữ Chẳng hạn nhƣ ở tiếng La-tinh, dạng đƣợc thể hiện bằng hình thái của động từ Ví dụ như với động từ "yêu, thương", cùng được chia ở thức chỉ định, thì hiện tại nhƣng có hình thức khác nhau ở dạng chủ động và ở dạng bị động :

Dạng chủ động Dạng bị động amo amor amas amaris amat amatur amamus amamur amatis amamini amant amantur

Trong khi đó ở tiếng Pháp hoặc tiếng Anh thì lại không có hình thái riêng biệt cho dạng bị động, dạng này đƣợc thể hiện bằng sự kết hợp giữa trợ động từ être, trong tiếng Pháp, to be, trong tiếng Anh, với phân từ quá khứ Ví dụ :

- …, Jacques a surpris le voleur ( Jacques đã bắt gặp tên trộm )

- Un voleur a été surpris par la police… ( Tên trộm đã bị công an bắt gặp )

- Millions of people have read that book ( Hàng triệu người đã đọc cuốc sách này )

- That book has been read by millions of people.( Cuốn sách này đã được hàng triệu người đọc )

Trong ngôn ngữ, nhìn chung, "kết cấu" có thể đƣợc hiểu là sự kết hợp của nhiều đơn vị ngữ pháp với nhau theo quan hệ ngữ đoạn và có một chức năng nhất định Theo định nghĩa trong Dictionnaire de l'Acadộmie franỗaise thỡ "Kết cấu là sự kết hợp của các từ theo các quy tắc và cách dùng của từng ngôn ngữ" [85] Vậy, một kết cấu có thể là một từ, một ngữ, một mệnh đề hoặc một câu Một kết cấu bị động có thể là :

- một động từ ở dạng bị động : amor – trong tiếng La tinh

- một động ngữ : a été supris par la police – trong tiếng Pháp

- một mệnh đề : (il craint d'être tué,) alors qu'il a été arrêté à deux reprises par les autorités ivoiriennes et qu'il a été relâché 1 ( ông ta sợ bị giết, trong khi đó ông ta đã từng bị nhà cầm quyền Bờ Biển Ngà bắt hai lần và sau đó đã được thả )

- Một câu : Il a ensuite été convoqué par la Police de Bizerte le 4 mai

2005 ( Anh ta đã bị cảnh sát của Bizerte triệu tập hôm 4-5-2005 )

1.1.1.3 Dạng bị động là gì ?

MỘT KHẢO SÁT VỀ VIỆC SỬ DỤNG DẠNG BỊ ĐỘNG Ở NGƯỜI VIỆT NAM HỌC TIẾNG PHÁP

Đặt vấn đề

Kết luận Tài liệu tham khảo

Ngày đăng: 05/12/2022, 08:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. NGUYỄN THỊ ẢNH (2000), "Tiếng Việt có thái bị động không?", Kỷ yếu khoa học, khoa Ngữ văn ĐHSP TP Hồ Chí Minh, tr.235-243 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt có thái bị động không
Tác giả: NGUYỄN THỊ ẢNH
Năm: 2000
2. DIỆP QUANG BAN (1984), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, Tập 2, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông
Tác giả: DIỆP QUANG BAN
Nhà XB: Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
Năm: 1984
3. DIỆP QUANG BAN, HOÀNG VĂN THUNG (1991), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: DIỆP QUANG BAN, HOÀNG VĂN THUNG
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1991
4. DIỆP QUANG BAN (1992), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: DIỆP QUANG BAN
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
5. DIỆP QUANG BAN, NGUYỄN THỊ THUẬN (2000), "Lại bàn về vấn đề câu bị động trong tiếng Việt", Tạp chí Ngôn ngữ , (7), tr.14-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lại bàn về vấn đề câu bị động trong tiếng Việt
Tác giả: DIỆP QUANG BAN, NGUYỄN THỊ THUẬN
Năm: 2000
6. DIỆP QUANG BAN (2001), "Có phải trong ngôn ngữ chỉ có cộng và trừ ? Và bàn thêm về câu bị động tiếng Việt", Tạp chí ngôn ngữ, (13), tr.1-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có phải trong ngôn ngữ chỉ có cộng và trừ ? Và bàn thêm về câu bị động tiếng Việt
Tác giả: DIỆP QUANG BAN
Năm: 2001
7. DIỆP QUANG BAN (2004), Ngữ pháp Việt Nam – Phần câu, Nxb ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Việt Nam – Phần câu
Tác giả: DIỆP QUANG BAN
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2004
8. NGUYỄN TÀI CẨN (1975), Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng – từ ghép – đoản ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (1998), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng – từ ghép – đoản ngữ
Tác giả: NGUYỄN TÀI CẨN (1975), Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng – từ ghép – đoản ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (1998)
Năm: 1998
9. NGUYỄN TÀI CẨN (1978), "Quá trình hình thành thế đối lập giữa ba từ "Bị, đƣợc, phải", Ngôn ngữ, (2) tr. 20-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình hình thành thế đối lập giữa ba từ "Bị, đƣợc, phải
Tác giả: NGUYỄN TÀI CẨN
Năm: 1978
10. NGUYỄN HỒNG CỔN (2000), "Về sự phi đối xứng giữa hình thức và ý nghĩa trong các đơn vị ngữ pháp", Tạp chí Ngôn ngữ (7), tr. 36-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về sự phi đối xứng giữa hình thức và ý nghĩa trong các đơn vị ngữ pháp
Tác giả: NGUYỄN HỒNG CỔN
Năm: 2000
11. NGUYỄN HỒNG CỔN, BÙI THỊ DIÊN (2004), "Dạng bị động và vấn đề câu bị động trong tiếng Việt", Tạp chí Ngôn ngữ (7), tr. 1-12, (8) tr. 8-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạng bị động và vấn đề câu bị động trong tiếng Việt
Tác giả: NGUYỄN HỒNG CỔN, BÙI THỊ DIÊN
Năm: 2004
12. CHAFE W.L. (1975), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Người dịch : Nguyễn Văn Lai, Nxb Giáo dục (1998), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ
Tác giả: CHAFE W.L. (1975), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Người dịch : Nguyễn Văn Lai, Nxb Giáo dục
Nhà XB: Nxb Giáo dục (1998)
Năm: 1998
13. ĐỖ HỮU CHÂU, BÙI MINH TOÁN (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: ĐỖ HỮU CHÂU, BÙI MINH TOÁN
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
14. TRƯƠNG VĂN CHÌNH, NGUYỄN HIẾN LÊ (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam
Tác giả: TRƯƠNG VĂN CHÌNH, NGUYỄN HIẾN LÊ
Năm: 1963
15. HÀ THÀNH CHUNG (2005), "Cách dịch mệnh đề phân từ tiếng Anh", Tạp chí Ngôn ngữ (4), tr.56-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách dịch mệnh đề phân từ tiếng Anh
Tác giả: HÀ THÀNH CHUNG
Năm: 2005
16. MAI NGỌC CHỪ, VŨ ĐỨC NGHIỆU, HOÀNG TRỌNG PHIẾN (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học "và tiếng Việt
Tác giả: MAI NGỌC CHỪ, VŨ ĐỨC NGHIỆU, HOÀNG TRỌNG PHIẾN
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
17. NGUYỄN ĐỨC DÂN (1987), Lô gíc – ngữ nghĩa – cú pháp, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lô gíc – ngữ nghĩa – cú pháp
Tác giả: NGUYỄN ĐỨC DÂN
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1987
18. NGUYỄN ĐỨC DÂN (1998), Ngữ dụng học, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: NGUYỄN ĐỨC DÂN
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
20. NGUYỄN CAO ĐÀM (1998), Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: NGUYỄN CAO ĐÀM
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
21. VŨ CAO ĐÀM (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, xuất bản lần thứ năm, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: VŨ CAO ĐÀM
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1999

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN