1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA

268 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Loại Từ Tiếng Việt Và Các Phương Thức Chuyển Dịch Sang Tiếng Indonesia
Tác giả Phạm Thị Thúy Hằng
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Hồng Cơn, GS. TS. Lê Quang Thiềm
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý Luận Ngôn Ngữ
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ Ngôn Ngữ Học
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 268
Dung lượng 54,44 MB

Cấu trúc

  • 1.2.1. Sự phân bố loại từ số trong các ngôn ngữ trên thế giới (0)
  • 1.2.2. Loại từ trong các ngôn ngữ Châu Âu ..........................-.--5- 552552552552 35 1.2.3. Loại từ trong các ngôn ngữ châu Phi, châu ;MĨ..............................--<<+ 37 1.2.4. Loại từ trong các ngôn ngữ châu A và Đông Nam Á (35)
    • 1.2.4.1. Sự tôn tại loại từ trong hau hết các ngôn ngữ Châu Á (39)
    • 1.2.4.2. Đặc điểm hình thái của loại từ trong các ngôn ngữ Châu Ả (40)
    • 1.2.4.3. Cau trúc có chứa loại từ trong các ngôn ngữ Châu Á (41)
  • 1.3. Khái quát về loại từ tiếng Viet 20... cccsessceesseeeseeeseeneseeeees 45 1. Các quan niệm về loại từ trong tiếng Việt........................-------©--5s55+¿ 45 1.1. Khuynh hướng tách loại từ ra khỏi phạm trù danh từ, xem loại từ 11/8/1101) 8121.18412,-000nnn.ea.Ả (45)
    • 1.3.1.2. Khuynh hướng xem loại từ thuộc phạm tru từ loại danh từ (0)
    • 1.3.2. Quan niệm của luận án về loại từ trong tiếng Việt (52)
  • 3.1. Khái quát về loại từ trong tiếng Inđônêxia..............................-- - 25552 s55: 103 1. Khái niệm loại từ trong tiếng Inđônêxia...................... ¿55c cc+csccce¿ 103 1.1. Các quan niệm về loại từ tiếng InđônÊXia...................----- 5525552 108 1.2. Quan điểm của tác giả luận ám......................-:-5-525ccs+ecc+ecczscrescee 109 2. Nhận diện loại từ tiếng Inđônêxia.............................-- esees esses ees eseeeeeees 111 2.1. Tiêu chi nhận diện loại tut eccccccccccccccccccccccccccccccc cece esesseesasaeeaeeeeeees 111 2.2. Các kiểu loại từ trong tiếng Inđônêxia....................-----:- z©s+cz 5x52 112 3. Phân biệt loại từ với các từ loại khác ......................... cài, 119 Về loại từ với từ chỉ đơn vị đo TƯỜN L............QQĂẶ TS se. 119 3.2. Loại từ với MANN fỪ......................... .. SH HS v 121 3.3. Loại từ với đại từ nhÂH XHH ................ ằ cành 124 3.2. Đặc điểm ngữ pháp của loại từ tiếng Inđônêxia..............................--- 2-5: 124 3.2.1. Đặc điểm hình thưái.....................-- S552 +52 SEEE E22 222tr 124 3.2.1.1. VE méit hinh thai nn (103)
    • 3.2.1.2. Về phương diện ngữ âm, các hình vị tiếng Inđônêxia có thé là (124)
    • 3.2.2. Khả năng kết ẽiợjp.....................-- 5S St SE E1 1221112111211 rke 125 3.2.3. Chức vụ cỳ phỏp trong CẹH............................... Ăn Hy 127 3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của loại từ tiếng Inđônêxia...............................-- 5-5: 132 ¡005 1... nắn (125)
  • Chương IV: DOI DỊCH LOẠI TỪ TIENG VIỆT SANG TIENG INĐÔNÊXIA (0)
    • 4.1. Dẫn nhập về dịch thuật ............................---- + 2 S222 E2 2E EEEEEEEerrrkrrees 140 1. Khái niệm dịch, doi dịch, moi quan hệ giữa dịch thuật và ngôn ngữ doi ChỈẾM............... . 5: 5c 2t E2 HETH2 Ea 140 2. Các nhân tô ảnh hưởng đến việc dịch.........................-- - +©cccccscczesrccez 142 3. Các bình diện tương đương trong dịch thuật (140)
      • 4.1.4. Các phương thức dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia........ 146 4.2. Những tương đồng và khác biệt giữa loại từ tiếng Việt với tiếng (146)

Nội dung

Loại từ trong các ngôn ngữ Châu Âu -. 5- 552552552552 35 1.2.3 Loại từ trong các ngôn ngữ châu Phi, châu ;MĨ <<+ 37 1.2.4 Loại từ trong các ngôn ngữ châu A và Đông Nam Á

Sự tôn tại loại từ trong hau hết các ngôn ngữ Châu Á

loại từ Một ngôn ngữ sẽ có loại từ khi người nói bắt buộc phải băng cách nào đó phân loại người hoặc vật mà họ đang nói đến theo một hướng nghĩa xác định Đối với vật có sự sống, xu hướng ngữ nghĩa này bao gồm có hay không có con người, nếu không phải là con người thì loại sự sống nào được nói đến (động vật, thực vật) hoặc phạm trù chức năng nao dang được nói đến (bắt buộc, mệnh lệnh, đe dọa ). Đối với bat động vật thì xu hướng nghĩa là các đặc điểm vat lý (hình dáng, kích cỡ, vật chất) và chức năng (phương tiện, công cụ).

Các kiểu cấu trúc loại từ khác nhau được tìm thấy trong các ngôn ngữ trên thế giới, nhưng trong các ngôn ngữ Đông và Đông Nam Á, kiểu cấu trúc loại từ phổ biến nhất là cấu trúc loại từ số (numeral classifiers), mà luận án gọi ngăn gon là cấu trúc loại từ Loại từ thường xuất hiện trong các kiểu cấu trúc danh ngữ, bên cạnh số từ và trong các biểu thức định lượng, đôi khi xuất hiện với đại từ chỉ định Trong các ngôn ngữ Đông Nam A, đây là loại cau trúc nôi trội nhất, chiếm đại đa số cấu trúc loại từ (vẫn có loại từ động từ, như trong tiếng Việt: ngủ một giác, đánh một cái ), nhưng kiểu cấu trúc này không đáng kể nên trong luận án chúng tôi chỉ nghiên cứu loại từ xuất hiện trong cấu trúc danh ngữ mà thôi.

Đặc điểm hình thái của loại từ trong các ngôn ngữ Châu Ả

Một ngôn ngữ có thể có hai kiểu loại từ: 1- loại từ là từ độc lập; 2- loại từ là phụ tố Loại từ trong các ngôn ngữ Chau A có thể là từ hoặc phụ tố (phụ tổ ít phổ biến hơn).

Trong một số ngôn ngữ có trường hợp có 2 loại từ cùng xuất hiện trong một danh ngữ Có sự phân bố chức năng của loại từ khi cả hai loại từ cùng xuất hiện, đó là một trong hai loại từ vốn là loại từ tự nhiên và loại từ kia có chức năng chỉ ra cách thức sử dụng Chăng hạn, trong tiếng Yidiny(một ngôn ngữ được nói ở Úc) danh ngữ bulmba walba malan trong đó bulmba là loại từ có nghĩa có thé dùng để ở, walba là loại từ có nghĩa chỉ từng đơn vị những vật hình khối có bê mặt bằng phẳng, vuông van có thê dịch ra tiếng Việt là phiến, malan là đá Vậy, có thé dich là phiến đá phẳng dùng để cắm trại [183]

Loại từ trong các ngôn ngữ như tiếng Malaixia, Inđônêxia (Bahasa Melayu), tiếng Thái, tiếng Hán, tiếng Việt có cau trúc điền hình hơn cho các ngôn ngữ có loại từ ở trong khu vực Đông và Đông Nam Á.

Vd 1.8 Tiếng Malaixia: empat ekor kuncing

Vd 1.9 Tiéng Thai: burii soong múan thuốc hai Lt:giéng như cái gậy (Hai điều thuốc)

Vd1.10 — Tiếng Han géi gaan — ngùk và Lt:tòa nhà

(Vài toà nhà cao tầng) Cấu trúc loại từ trong các ngôn ngữ này có kết cấu tương đối giống một số biểu thức trong tiếng Anh, ví dụ như sheets of paper (tờ giấy), two drops of water

(hai giọt nước), two members of the family (hai thành viên gia đình) Tuy nhiên, trong tiếng Anh, các từ sheets, drops, members không phân lớp sự vật đang được nói đến mà được coi như là công cụ để đo lường, tính đếm các danh từ sau nó. Chúng tôi gọi nó là “từ chỉ đơn vị đo lường ước lượng” khi nó định rõ hình thức về số lượng các vật chat ở dạng khối, vi dụ như trong ngữ sheets of paper (tờ giấy),

40 two drops of water (hai giọt nước) Thuật ngữ “từ chỉ đơn vi đo lường” cũng được dùng cho các đơn vi đo lường và “chứa đựng” vi dụ như trong ngữ two bottles of milk (hai chai sữa) va three cups of sugar (ba chén đường) Thuật ngữ “từ chỉ đơn vi tính đếm” được dùng với các từ chỉ ra số lượng đơn lẻ được tách ra từ các tập hợp, ví dụ như trong ngữ two articles of furniture (hai thứ đồ đạc) Và chúng tôi cũng gọi chúng là loại từ Nói cách khác, chúng là những nhóm nhỏ trong loại từ Hoặc có thé gọi tên các đơn vị như cái, con, chiếc tức là những đơn vi dùng dé phân loại danh từ sau nó là loại từ chính danh, còn những đơn vị từ chỉ đơn vị đo lường ước lượng, từ chỉ công cụ chứa đựng là loại từ không chính danh (loại từ lâm thời).

Trong các ngôn ngữ Đông và Đông Nam Á có rất nhiều từ chỉ đơn vị đo lường ước lượng và từ chỉ công cụ chứa đựng bên cạnh loại từ Về mặt nguồn gốc lịch sử, loại từ số thường có nguồn gốc từ danh từ với những nghĩa cụ thé Trong một số ngôn ngữ, loại từ vẫn có bằng chứng về mặt hình thức như một danh từ Trong tiếng Malaixia, Inđônêxia (Bahasa Malayu), loại từ ekor có dấu ấn là loại từ có nguồn gốc từ danh từ ekor với nghĩa là “cái đuôi” Tuy nhiên, cũng có thé có những loại từ không liên quan đến danh từ Khi nghiên cứu về loại từ trong các ngôn ngữ đơn lập ở Đông Nam A, Plam [99] đã có nhận xét: có thé không có một cách đánh giá hiện tượng loại từ chung cho tất cả các ngôn ngữ đơn lập, đặc trưng chức năng — ngữ pháp của các loại từ ở các ngôn ngữ khác nhau có thê thay đổi tuỳ thuộc vào sự hạn chế/ khả năng mà từng hệ thống ngôn ngữ cho phép Do vậy, việc đưa ra một nhận xét chung cho đặc điểm loại từ trong tất cả các ngôn ngữ là một điều rất khó, cần phải có sự nghiên cứu riêng rẽ đối với từng ngôn ngữ, do vậy không thê kết luận rằng loại từ trong một ngôn ngữ nào đó là hư mà có thể có kết luận chung cho loại từ trong tất cả các ngôn ngữ Tuy nhiên, cũng cần phải thấy một điều răng, mỗi ngôn ngữ đều có những đặc điểm riêng về đặc tính của loại từ song vẫn có những cái chung nhất định.

Cau trúc có chứa loại từ trong các ngôn ngữ Châu Á

41 ngôn ngữ đơn lập làm bộc lộ ra hai khả năng tổ chức cú pháp trong các tô hợp tit đêm — sự vật: theo cách gián tiếp (qua trung gian)

== tiếp (không qua trung gian). Ở phương thức gián tiếp, chính tổ hợp số từ với danh từ hoặc là đòi hỏi, hoặc là cho phép có một yếu tố gián tiếp nào đó làm dạng trung gian, nhằm thực hiện một chức năng cú pháp đặc biệt là liên kết ngữ pháp giữa số từ và danh từ. Ở phương thức không gián tiếp tô chức cú pháp tổ hợp từ đếm — sự vật, số từ kết hợp được với danh từ mà không có yếu tố trung gian nào, và hơn thế nữa, trong trường hợp này, việc có một yếu tố trung gian như thế nói chung là không thê được.

Từ những nghiên cứu về loại từ như vậy, căn cứ vao vi trí của định ngữ va khối đếm (gồm số từ và loại từ) Plam đã chia các ngôn ngữ này ra thành 4 nhóm:

1- Các ngôn ngữ trong đó định ngữ (Ð) và khối đếm (St: số từ; Lt: loại từ) đứng trước danh từ (đây là mô hình danh ngữ điền hình của tiếng Hán):

2- Các ngôn ngữ có định ngữ, khối đếm đứng sau danh từ (tiếng Thái, Lao):

3- Các ngôn ngữ có định ngữ đứng sau danh từ và khối đếm ở trước danh từ (tiếng Việt, Hmông, Mạ, Chru ) Theo nghiên cứu của chúng tôi thì trong nhóm này còn có cả các ngôn ngữ thuộc nhóm Malayu (tiếng Inđônêxia, Malaixia ).

4- Về mặt lý thuyết có thê còn có trường hợp thứ tư tức là trường hợp định ngữ ở trước danh từ và khối đếm ở sau danh từ Plam cho rằng, trường hợp này chưa gặp trong thực tế (tức là trong quá trình nghiên cứu ông chưa gặp một ngôn ngữ nao như vậy cả).

Haas [196] cho rang, có 2 cấu trúc loại từ có mặt trong hầu hết các ngôn ngữ có loại từ ở Châu Á Theo bà, các ngôn ngữ ở phía tây bắc Đông Nam Á bao gồm các ngôn ngữ chính như tiếng Thái, Miến Điện, tiếng Việt, tiếng Hán đều sử dụng

42 loại từ một cách rộng rãi Loại từ có mặt trong các ngôn ngữ này có cấu trúc tương đối ôn định (trừ những thay đôi nhỏ do những cách sử dung đặc biệt) Các ngôn ngữ ở phía Nam và phía Đông Đông Nam Á cũng sử dụng loại từ nhưng ít hơn Tiếng Khơ me và Malaixia, Inđônêxia đều có loại từ Trong bài viết của mình bà đã phân ra thành 3 kiểu:

Loại thứ nhất là loại từ phân loại danh từ theo các phạm trù nhất định nào đó, loại từ kiểu này đôi khi có hình dáng riêng biệt và việc sử dụng chúng là bắt buộc.

Loại thứ 2 bao gồm các danh từ được nhắc lại như chính các loại từ của chúng. Loại thứ 3 gồm các danh từ chỉ số lượng, thời gian, khoảng cách, trong đó một số danh từ chỉ thời gian hoặc khoảng cách có thé có mặt trong các cau trúc không có danh từ bé sung, trong khi các danh từ khác như danh từ chi số lượng, có thé có mặt trong cau trúc với bat kì một danh từ nào có thé được đo lường Các từ đo lường như thé có thé có mặt trong tat cả các ngôn ngữ ở Đông Nam A Theo bà tại bất cứ chỗ nào có mặt loại từ thì ở đó các từ đo lường cũng sẽ có mặt theo mô hình tương tự (nhưng không phải ngược lại cũng như thế) Các ngôn ngữ ở Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc chia làm 2 nhóm ngôn ngữ lớn được xác định bởi cau trúc các cụm danh từ có chứa loại từ Hai nhóm khác nhau ở vi trí của danh từ trung tâm.

+ Nhóm sử dụng mô hình St - Lt - Dt (bao gồm tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Inđônêxia, Chăm ) là nhóm có sự phân bồ dia ly rộng nhất.

+ Nhóm thứ hai có mô hình Dr - St - Lt (gồm tiếng Thái và tiếng Mién Điện). Robert B Jones [205] nhận xét: tiếng Hán ở thời kì đầu rất hiếm loại từ, cấu trúc Dt + St và cấu trúc St + Dt (không có loại từ) rất phổ biến Loại từ bắt đầu được sử dụng từ thời Chu (vài nghìn năm trước công nguyên) Từ thời kì đầu cho đến nay loại từ tiếng Hán vẫn được sử dụng theo 2 cau trúc dap đổi cho nhau, cấu trúc St- Lt

- Dt và cau trúc Dt — St - Lt, tuy nhiên, trong thời gian đầu loại thứ 2 phổ biến hơn, ngày nay loại thứ nhất phổ biến hon Ông cũng đã tiễn hành phân loại cấu trúc có chứa loại từ trong các ngôn ngữ Đông Nam A (bao gồm cả đại từ chỉ định (DTCD) thành các kiểu loại cấu trúc khác nhau: Theo ông có 5 kiểu cấu trúc nhỏ:

Loại IA: DTCD + St+ Lt + Dt

Loại IB: St + Lt + Dt + DTCD (tiếng Việt, tiếng Inđônêxia thuộc loại này)

Loại IIA: Dt+ St+ Lt Loại IIB: Dt + St + Lt + DTCD

Loại IIC: Dt + DTCD + St + Lt

Néu két hợp thêm với tinh từ thi cấu trúc 5 yếu tố, bao gồm loại từ + đại từ chỉ định + tính từ + danh từ sẽ được phân thành 3 loại:

Loại I Aa: DTCD + St + Lt + Tt + Dt

Loại I Ab: ĐTCĐ + St + Lt + Dt + Tt

Loại I Ba: St + Lt + Dt + Tt + DTCD (tiếng Việt, tiếng Ind6néxia thuộc loại này). Loại từ trong tiếng Hán có thể có các vị trí:

1- St+Lt+Dt 2- DTCD+ Lt + Dt 3- St+Lt

4- St+ Lt+ Tt+ Dt 5- DTCD + St + Lt+ Tt+ Dt

Như vậy loại từ tiếng Hán luôn luôn đứng sau số từ hoặc dai từ chi định.

Di sâu vào phân tích loại từ trong các ngôn ngữ, có trường hợp cùng một loại từ có thé xuất hiện trong các vị trí sau (đây là loại từ trong tiếng Thai) [202]:

Nó được thẻ hiện lần lượt qua các ví dụ sau:

Vd 1.11 rom săam khan cái ô ba Lt: dai, cam tay

Vd 1.12 rom khan níi cáiô Lt: dai, cầm tay nay

Vd 1.13 nok tua jy chim Lt: co thé lớn

Vd 1.14 rôm sadam khan nii

6 3 Lt: dai, cam tay nay

Trong tiếng Thái có hiện tượng có vai tinh từ làm định tố cho danh từ dé biéu thị hình dáng, kích cỡ trong trường hợp này loại từ được lặp lại bản thân nó theo sô lân tính từ xuât hiện, ví dụ:

Vd 1.15 nók tua sfi-khiaw tua jaj chim Lt: cơ thé xanh Lt: co thé lớn

(nok tua sfi-khiaw tua jaj - con chim màu xanh lớn)

Vd 1.16 rôm khan sfi-khiaw khan jay cái 6 Lt: dai, camtay — xanh Lt: dai, cam tay lớn khan níi

Lt: dài, cầm tay này

(rôm khan sti-khiaw khan jaj khan níi - cái 6 màu xanh lớn này)

Nếu chỉ có một tính từ trong danh ngữ thì loại từ sẽ giữ nguyên cấu trúc của nó, đó là chỉ xuất hiện một lần trong cầu danh ngữ.

Khái quát về loại từ tiếng Viet 20 cccsessceesseeeseeeseeneseeeees 45 1 Các quan niệm về loại từ trong tiếng Việt -© 5s55+¿ 45 1.1 Khuynh hướng tách loại từ ra khỏi phạm trù danh từ, xem loại từ 11/8/1101) 8121.18412,-000nnn.ea.Ả

Quan niệm của luận án về loại từ trong tiếng Việt

Từ những nghiên cứu về loại từ trên thế giới, những phổ quát về đặc điểm của loại từ, chiếu theo các đặc điểm trong tiếng Việt, chúng tôi khăng định trong tiếng Việt có loại từ Đó là các đơn vị mà như Trương Vĩnh Ký gọi là “từ gọi chung”, Lê Văn Lý gọi là “từ chứng”, Thompson gọi là “từ biệt loại”, Phan Khôi gọi là “tiền danh từ” (tiền danh tự phổ thông), Nguyễn Kim Than gọi là “phó danh từ”, Hồ Lê gọi là “danh từ không biệt loại”, Lê Ngọc Vượng gọi là “danh từ giả tá”, Nguyễn Lân gọi là “phó danh từ”, Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Tài Cần, Đinh Văn Đức gọi là “loại từ”, một số sách ngữ pháp gần đây thì gọi là

“danh từ loại thé”, Cao Xuân Hao gọi là “danh từ đơn vị” Cho dẫu tên gọi có khác nhau nhưng về đặc điểm chung thì loại từ tiếng Việt là các đơn vị đứng sau số từ, trước danh từ, chúng có khả năng thay thế cho danh từ trong những ngữ cảnh đã được chuẩn bị và chúng có nghĩa, cho dẫu là ít hay nhiều — điều nay đã được các nhà nghiên cứu thống nhất Theo quan điểm của chúng tôi, loại từ tiếng Việt cũng không năm ngoài các đặc điểm phổ quát của loại từ trên thế giới Chúng là các hình vị độc lập, có vị trí có định trong danh ngữ, có nội dung nghĩa phong phú Thuật

52 ngữ loại từ mà chúng tôi dùng trong luận án tương đương với thuật ngữ numeral classifiers trong các ngôn ngữ trên thé giới.

Tiểu kết Như vậy, có thé nói hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có loại từ nhưng trong một số ngôn ngữ sự thể hiện của loại từ điển hình hơn một số ngôn ngữ khác.

Do vậy, các ngôn ngữ có loại từ điển hình hơn, phong phú hơn có thé gọi là các ngôn ngữ có loại từ (classifier languages) đối lập với các ngôn ngữ không có loại từ

Loại từ trong các ngôn ngữ từ Chau A đến Châu Au, Châu Phi, Châu Mỹ đều đã được phát hiện và nghiên cứu tương đối đầy đủ Việc nghiên cứu loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới cho đến nay đã tiến rất xa, người ta không chỉ dừng lại ở việc phát hiện loại từ có chức năng gì mà các tham tố nghĩa của chúng cũng đã được phát hiện, thừa nhận và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Người ta không chỉ nghiên cứu loại từ trong các ngôn ngữ riêng lẻ mà các công trình nghiên cứu đối chiếu loại từ trong các ngôn ngữ xa lạ cũng đã được tiễn hành trên một diện rộng Từ đó các phô quát của loại từ trên thế giới cũng đã được phát hiện Thậm chí, các nhà ngôn ngữ học đã tiến hành phân loại các ngôn ngữ trên thế giới ra thành các loại hình ngôn ngữ dựa trên cơ sở loại từ.

Trong tiếng Việt loại từ cũng đã được nghiên cứu khá kỹ Các nhà nghiên cứu Việt ngữ thường đặt ra hai vấn đề liên quan đến loại từ: thứ nhất là bản chất và đặc trưng của loại từ; thứ hai là vai trò và công dụng của chúng, tức là chúng có chức năng gi trong ngôn ngữ Có hai khuynh hướng nghiên cứu loại từ trong tiếng

Việt, đó là: 1- Khuynh hướng tách loại từ ra khỏi phạm trù danh từ, xem loại từ như một từ loại riêng; 2- Khuynh hướng xem loại từ thuộc phạm trù từ loại danh từ.

Loại từ trong tiếng Việt, theo quan điểm của chúng tôi, là các đơn vị luôn đứng sau số từ và đứng trước danh từ trong danh ngữ điển hình, nhằm xác định và chỉ ra lớp ngữ nghĩa của danh từ đang được nói đến.

KHAO SÁT LOẠI TỪ TIENG VIET

2.1 Nhận diện loại từ tiếng Việt

2.1.1 Tiêu chi nhận diện loại từ

Như chúng tôi đã nêu ở trên, việc nhận diện thé nao gọi là loại từ cũng như danh sách loại từ trong tiếng Việt là không thống nhất với nhau theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ngữ pháp Nguyên nhân của sự không thống nhất này, theo chúng tôi, có lẽ xuất phát từ việc dựa trên ba tiêu chí nhận diện từ loại: ý nghĩa, đặc điểm cú pháp và khả năng kết hợp, các nhà Việt ngữ học đã có những góc độ tiếp cận khác nhau Lê Văn Lý nhấn mạnh vào kha năng kết hợp, Bùi Đức Tịnh nhắn mạnh vào chức năng của từ trong câu, Nguyễn Tài Can dựa vào kha năng kết hợp, khả năng cấu tạo đoản ngữ Sở di các nhà nghiên cứu trên chú ý nhiều đến chức vụ cú pháp, bởi lẽ, trong quan niệm của các tác giả thì loại từ vẫn chưa phải là một đơn vị từ vựng thực thụ với đầy đủ ý nghĩa của nó Trong những năm trở lại đây, một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu chú ý đến ý nghĩa từ loại của nhóm từ loại này Những tác gia chú ý đến nghĩa của loại từ có thé kế đến Cao Xuân Hạo, Lý Toàn Thắng, Nguyễn Thị Ly Kha, Trần Đại Nghĩa

Trong tiếng Việt loại từ luôn luôn đứng sau số từ và đứng trước danh từ, có tác dụng phân xuất đơn vị đứng sau nó Điều đó cho thấy răng, về bản chất thì từ biệt loại, hay phó danh từ, danh từ loại thể, danh từ đơn vị hay loại từ đều là một, tức là đơn vị đứng trước danh từ và sau số từ Với nhận thức như vậy, chúng tôi xin bỏ qua việc tranh luận thế nào gọi là loại từ, có hay không có loại từ trong tiếng Việt mà chúng tôi sẽ đi vào nhận diện theo 3 tiêu chí: khả năng tô hợp của từ, khả năng tham gia cấu tạo ngữ, về chức vụ cú pháp trong câu và về ý nghĩa từ loại Từ đó tiến hành phân loại loại từ, đối chiếu loại từ tiếng Việt với một ngôn ngữ khác loại hình, cu thé là đối chiếu với tiếng InđônêxIa Thực ra chúng tôi có thé gọi tên đơn vị này băng một thuật ngữ khác dé tránh việc tranh cãi về loại từ, nhưng thiết nghĩ cũng không cần thiết, bởi tên gọi chỉ có tính chất quy ước mà thôi Và dé hạn

54 định lại cái đơn vị mà chúng tôi đang hướng đến trong mục tiêu đối chiếu, đối dịch sang một ngôn ngữ khác, chúng tôi tạm xác định khái niệm loại từ trong luận án là những đơn vị có đầy đủ các tiêu chí như sau':

1) Tính [+dém duoc]: tức là khả kết hợp trực tiếp với số từ, có thể đếm được danh từ kết hợp sau no: | con, 2 cái

- hai thuyén (-) - hai cdi thuyén (+)

2) Tinh [+don vi]: Do là các từ chỉ don vi tự nhiên (từng sự vật được tri nhận một cách tự nhiên do nhu cầu muốn đánh dấu sự vật mà không cần đo lường hay tính toán), có khả năng phân lập sự vật thành những đơn thể (cá thể hoá), đối lập với [+chủng loại] Tính [+đơn vị] ở đây còn được hiểu là khả năng phân loại các lớp danh từ theo đặc tính: chất liệu, hình thức, kích thước, số lượng:

- bò (chủng loại) (-) - con bò (cá thể) (+)

3) Tính [+ tự nhiên]: tính tự nhiên ở đây đối lập [+nhan tao] Do là khả nang do lường sự vật một cach ước lượng, chỉ ra hình thức chia cắt sự vật theo quan điểm, cách hình dung của người bản ngữ, không phải là các đơn vị đo lường quy ước theo quy định quốc tế: cực, đồng, đám # cân (< yên < tạ, < tấn)

- một Jit nước (-) - một cục thit (+)

- một kil6gam gạo (-) - ba đoạn đường (+)

4) Tính [+ cố hữu]: Trong danh ngữ loại từ luôn luôn trực tiếp đứng sau số từ và đứng trước danh từ chỉ người, chỉ động thực vật, đồ đạc, hiện tượng tự nhiên và có thể

(1) Quy ước về dấu -/+: (-) không thuộc về tiêu chí được xét.

(+) thuộc về tiêu chí được xét.

(+) có thé đáp ứng được tiêu chí đó, nhưng cũng có thé không, tuỳ từng trường hợp.

55 đứng trước danh từ trừu giữa chúng không thé chêm xen vào bat cứ từ nào, néu giữa chúng có thể xen, chêm một từ chỉ loại hoặc một từ nào khác (trừ yếu tố cái chỉ xuất, nhấn mạnh) thì đó không phải là loại từ Tinh [+c6 hữu] được hiểu là tính không tách rời giữa loại từ và danh từ:

- Motlitrudixang (-) - Một dan bò (+) (*Một dan rưỡi bò)

- Một cân rưỡi thtbò() — - Một /á thư (+) (*M6t /á rưỡi thư)

Do vậy, trong các kết hợp một lit rưỡi xăng thì lit không phải là loại từ, vì giữa lít và xăng có thê chêm xen từ.

5) [+ Danh từ khối]: Khả năng kết hợp được với Danh từ khối Về khái niệm danh từ khối xin xem thêm [44] & [57].

Khái quát về loại từ trong tiếng Inđônêxia - 25552 s55: 103 1 Khái niệm loại từ trong tiếng Inđônêxia ¿55c cc+csccce¿ 103 1.1 Các quan niệm về loại từ tiếng InđônÊXia - 5525552 108 1.2 Quan điểm của tác giả luận ám -:-5-525ccs+ecc+ecczscrescee 109 2 Nhận diện loại từ tiếng Inđônêxia esees esses ees eseeeeeees 111 2.1 Tiêu chi nhận diện loại tut eccccccccccccccccccccccccccccccc cece esesseesasaeeaeeeeeees 111 2.2 Các kiểu loại từ trong tiếng Inđônêxia -:- z©s+cz 5x52 112 3 Phân biệt loại từ với các từ loại khác cài, 119 Về loại từ với từ chỉ đơn vị đo TƯỜN L QQĂẶ TS se 119 3.2 Loại từ với MANN fỪ SH HS v 121 3.3 Loại từ với đại từ nhÂH XHH ằ cành 124 3.2 Đặc điểm ngữ pháp của loại từ tiếng Inđônêxia - 2-5: 124 3.2.1 Đặc điểm hình thưái S552 +52 SEEE E22 222tr 124 3.2.1.1 VE méit hinh thai nn

Về phương diện ngữ âm, các hình vị tiếng Inđônêxia có thé là

(ở, tai) b) Có hình thức ngữ âm nhỏ hơn âm tiết Ví dụ: trung tố -el-,-em- hậu tố an-

124 c) Có hình thức ngữ âm lớn hơn âm tiết Ví dụ: temu (bạn), habis (hết), sebagai

Chính từ những đặc điểm ngữ âm này dẫn đến hệ quả là, trong từ, ranh giới giữa hình vị và âm tiết không phải bao giờ cũng trùng nhau Đặc điểm này thể hiện ngay cả ở những từ mà số lượng âm tiết và số lượng hình vị bằng nhau Vì trong tiếng Inđônêxia có các quy tắc hình âm vị riêng, cho nên sẽ có sự biến đồi âm vị khi từ gốc hay căn tô kết hợp với phụ tố tạo nên từ mới Đối với loại từ, về mặt ngữ âm, có các trường hợp sau: a) Loại từ một âm tiết, như pak (gói, bao), box (hộp, hom) b) Loại từ hai âm tiết, đây là trường hợp chiếm đa số trong hệ thống loại từ tiếng Inđônêxia, vi dụ như: bakul (rô, thang), botol (chai), genggam (nắm), piring (đĩa), sendok (thìa), truk (toa), bulir (bông, doa) c) Loại từ ba âm tiết, trường hợp này không có nhiều trong tiếng Inđônêxia, keranjang (thủng)

Về mặt chữ viết, loại từ tiếng Inđônêxia luôn được thé hiện dưới dạng các từ độc lập, không có loại từ là phụ tố Chỉ trong trường hợp kết hợp với số một (satu) thì loại từ có hai biến thẻ:

- Hoặc là giữ nguyên cấu trúc và vị trí của loại từ trong danh ngữ: St + Lt + Dt, từng đơn vị đứng độc lập, chăng hạn như: Satu ekor kuncing (Một con mèo)

- Hoặc loại từ vẫn giữ nguyên hình thức chữ viết, nhưng satu (một) thay đổi hình thức, trở thành một phụ tố (đó là phụ tổ se-) và kết hợp với loại từ, chúng ta sẽ có cấu trúc danh ngữ là St-Lt + Dt, chăng hạn như: Seekor kuncing (M6t con mèo)

Khả năng kết ẽiợjp 5S St SE E1 1221112111211 rke 125 3.2.3 Chức vụ cỳ phỏp trong CẹH Ăn Hy 127 3.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của loại từ tiếng Inđônêxia . 5-5: 132 ¡005 1 nắn

Như chúng tôi đã nói, loại từ trong tiếng Inđônêxia luôn đứng trước danh từ và sau số từ, nói cách khác, khi xét loại từ tiếng Indénéxia cũng cần đặt nó trong danh ngữ Danh ngữ tiếng Inđônêxia tương đối giống với danh ngữ trong tiếng Việt, cũng bao gồm 3 thành phần: thành tố phụ trước, trung tâm, và thành tố phụ sau.

Các yếu tổ phụ trước danh từ trung tâm trong tiếng Inđônêxia bao gồm những yêu tô sau:

Yếu tô phụ chỉ số Yếu tô phụ chỉ số Yếu tô phụ: loại Trung tâm lượng tổng thể (-3) lượng xác định (-2) từ (-1)

Semua, segala, | Satu (một) Ekor (con) Kudi (ngựa) seluruh (tat cả), | Dua (hai) Meter (mét Baju (vai) berapa (vai) Sikat (nai) Pisang (chuỗi)

Yếu tô phụ sau thường có 2 thành phan, đó là tính từ va đại từ chi định Tuy nhiên, người bản địa Inđônêxia thường thêm một thành phần có tính chất nhấn mạnh danh từ yang sau danh từ chính nhằm biéu đạt mục đích nói một cách rõ ràng hơn Trường hợp dùng yang trong tiếng Inđônêxia thường dùng nhiều trong văn nói, nó có tính chất làm cho câu nói mềm mại hơn, uyén chuyén hon va do vay muc dich nói cũng được thé hiện rõ ràng hơn Nhu vậy, có thé đưa ra cau trúc danh ngữ điển hình trong tiếng Inđônêxia như sau:

Trong đó: -3: lượng từ; -2: số từ; -1: loại từ; Dt: danh từ +1: là các định ngữ bổ nghĩa cho danh từ chính (có thé là tinh từ, danh từ hoặc là một ngữ, hoặc thậm chí là một mệnh đề)

Danh từ tiếng Inđônêxia khi nằm trong danh ngữ có những đặc điểm như sau:

1- Danh từ có thé đứng trước dai từ chỉ định ini (nay), itu (kia,ấy,đó)

Vd 3.16 - Pisau itu tajam (Con dao này rat sắc)

- Simpanlah buku itu di dalam laci (Để quyên sách đó trong ngăn kéo) 2- Danh từ có thé đi sau một số từ như satu (một), hai (hai), tiga (ba) hoặc là một lượng từ semua (tất cả), banyak (nhiều)

Vd 3.17 - Sepuluh orang tamannya sudah datang (Mười người bạn của anh ta đã đến)

- Semua orang tahu hal itu (Tat cả mọi người đều biết van dé đó) 3- Danh từ có thé đi sau một loại từ như ekor (con), buah (cái)

Vd 3.18 - Dia makan dua butir telur tiap hari (Nó ăn hai quả trứng mỗi sáng)

- Ibu saya seorang guru (Mẹ minh là một giáo viên)

4- Có thể có đại từ quan hệ yang đứng sau (có thể coi như cái với chức năng nhân mạnh trong tiếng Việt)

Vd 3.19 - Seorang yang gemuk itu seorang pedagang besar.

(Cái người dan ông béo đó là một đại thương gia)

- Anjing yang galak itu menggigit orang lewat.

(Cái con chó dit đó cắn người qua đường) 5- Có thể có các định tô bé nghĩa đi sau baru (mới),

Vd 3.20 Mobil bagus (yang) itu mahal (Cái 6 tô tốt đó rat đắt tiền) và mặt kết hợp, loại từ có đầy đủ khả năng tạo ra một danh ngữ y như các kiểu danh từ khác.

Vị dụ: semua ekor (cả con) (vị trí 3 + trung tâm)

Ekor yang kecil (connhỏ) (trung tâm + vị trí 1’) ekor itu (con do) (trung tâm + 2’)

- Số từ hoặc 1- ong từ là đơn vi bat buộc phải có mặt nếu có loại từ xuất hiện.

Vị dụ: a dua helai kertas: hai tờ giây b *helai kertas — trường hợp (b) không bao giờ xuất hiện trong tiếng Inđônêxia, đây là điểm khác với loại từ tiếng Việt Người Việt nói: ở giấy được, nhưng người Inđônêxia bắt buộc phải sử dụng thêm số từ satu hoặc tiền tố se-, cả hai đều có nghĩa là mét.

3.2.3 Chức vụ cú pháp trong câu

Về mặt chức năng loại từ tiếng Inđônêxia có thể có nhiều chức năng cú pháp trong câu Khi kết hợp với danh từ, loại từ cùng với danh từ có thể có chức năng quan trọng nhất của danh từ là làm chủ ngữ, bồ ngữ và làm vị ngữ.

Vd 3.21 Sebuah mobil berhenti di pinggir jalan

(Chiếc 6 tô dừng lại bên đường) 2- Làm bồ ngữ

Vd 3.22 Ayah saya membeli sebuah mobil baru

(Ba tôi mới mua một cai 6 tô mới) 3- VỊ ngữ

Vd 3.23 Musa seorang anak yang sehat

(Musa là đứa bé rat khỏe mạnh)

Khi nghiên cứu loại từ tiếng Inđônêxia (một tiểu loại từ), chúng tôi sử dụng phương pháp truyền thống mà các nhà ngôn ngữ học thường làm là dựa vào 3 tiêu chí: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp của từ trong câu Dựa vào tiêu chí thứ 3 “Khả năng của từ đứng làm thành phần của mệnh đề, của câu”, có thể thấy rang:

1 Loại từ tiếng Inđônêxia không nhận được chức vụ thành phần câu một cách độc lập Nó chỉ có thể đảm nhiệm các chức năng giống như danh từ khi được chuẩn bị trước bởi ngữ cảnh Trong trường hợp này, loại từ sẽ làm được cả 4 chức năng chính của danh từ.

Như vậy, có thể thấy một nguyên tắc tuyệt đối của loại từ với danh từ tiếng InđônêxIa, đó là giữa loại từ và danh từ không thể xen bất cứ một từ nào khác.

Khi nghiên cứu về loại từ trong các ngôn ngữ ở khu vực Trung Quốc và Đông Nam A, Ju.Ja.Plam [99] đã căn cứ vao vị trí của định ngữ và khối đếm (gồm số từ và loại từ) và chia các ngôn ngữ này ra thành 4 nhóm sau:

1- Các ngôn ngữ trong đó định ngữ (Đ) và khối đếm (St: số từ; Lt: loại từ) đứng trước danh từ (Dt): Đ+(St+ LÐ + Dt

Thuộc số này là tiếng Trung Quốc.

2- Các ngôn ngữ trong đó định ngữ, khối đếm đứng sau danh từ (tiếng Thái, Lào):

3- Các ngôn ngữ trong đó định ngữ đứng sau danh từ và khối đếm ở trước danh từ (tiếng Việt, Hmông, Mạ, Chru ) Theo nghiên cứu của chúng tôi thì trong nhóm này còn có cả các ngôn ngữ thuộc nhóm Malayu (tiếng Inđônêxia, Malaixia ).

4- Về mặt lý thuyết có thể còn có trường hợp thứ tư, tức là trường hợp định ngữ ở trước danh từ và khối đếm ở sau danh từ Plam cho rằng, trường hợp này chưa gặp trong thực tế, trong quá trình nghiên cứu ông chưa gặp một ngôn ngữ nào có cấu trúc danh ngữ như vậy.

Về mặt cấu trúc, chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ (10 ví dụ) được lay từ sách học tiếng Inđônêxia nâng cao [260] có chứa loại từ dé phân tích.

Vd 3.24 Dua orang korban itu dibawa ke rumah sakit

St Lt dt DTCD V_ Gt Dt (Hai người nạn nhân đó đang được đưa vào bệnh viện)

Vd 3.25 Ayah membeli seekor kelinci untuk adik

DaT Dt StLt Dt Gt Dt

(Bố dang mua một con thỏ cho anh trai/chị gái)

Vd 3.26 Andika membawa tiga buah durian

Dt Dt St Lt Dt

(Andika đang xách 3 quad sau riêng)

Vd 3.27 Dia membawa tiga lembar uang seratus ribu

DaT Dt St Lt Dt St

(Anh ấy/ cô ay cam 3 fo’ tiền một trăm ngàn)

Vd 3.28 Ayah mengisap sepuluh batang rokok setiap hari

DaT Dt St Lt Dt TrT

(Bồ hút 10 diéu thuốc mỗi ngày)

Vd 3.29 Perempuan itu membawa empat botol parfum

Dt DTCD Dt St Lt Dt

(Cô gai đó mang 4 chai nước hoa)

Vd 3.30 Sarita selalu minum segelas kopi setiap pagi

Dt TrT Dt St-Lt Dt TrT

(Sarita luôn luôn uống một ly cà phê mỗi sáng)

Vd 3.31 Virna membeli đua kaleng bir untuk William.

Dt Dt St Lt Dt Gt Dt (Virna mua hai can bia cho William)

Vd 3.32 Truk itu membawa tiga bungkus beras.

Dt DTCD Dt St Lt Dt (Cái xe tai đó chở một ba bao gạo)

Vd 3.33 Ibu Surono membeli dua cangkir bir.

Lt Dt Dt St Lt Dt

(Bac Surono mua hai céc bia)

Từ những vi dụ trên chúng ta có thé thay rang cấu trúc chính của loại từ tiếng

InđônêxIa là St + Lt + Dt.

Theo Ramlan [254] thì loại từ tiếng Inđônêxia cũng có thể xuất hiện mà không cần có danh từ nào (trong ngữ cảnh đã được chuẩn bị) Dựa vào các tài liệu mà chúng tôi thu thập và xử ly thì chúng tôi thấy rằng cấu trúc loại từ cũng có thé được theo sau bởi một ngữ chỉ số lượng Ví dụ 3.27 ở trên.

Dia membawa tiga lembar uang seratus ribu

DaT Dt St Lt DL St

(Anh ấy/ cô ấy cầm 3 to tiền một trăm ngàn)

Có thé phân tích câu này như sau:

Dia membawa tiga lembar uang seratus ribu

DOI DỊCH LOẠI TỪ TIENG VIỆT SANG TIENG INĐÔNÊXIA

Dẫn nhập về dịch thuật + 2 S222 E2 2E EEEEEEEerrrkrrees 140 1 Khái niệm dịch, doi dịch, moi quan hệ giữa dịch thuật và ngôn ngữ doi ChỈẾM 5: 5c 2t E2 HETH2 Ea 140 2 Các nhân tô ảnh hưởng đến việc dịch . - +©cccccscczesrccez 142 3 Các bình diện tương đương trong dịch thuật

4.1.1 Khái niệm dịch, doi dich, moi quan hệ giữa dịch thuật và ngôn ngữ đối chiéu

Trong các tài liệu nghiên cứu về dịch hiện nay người ta thường hiểu dịch

(translation) là lĩnh vực nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học và là hoạt động của các dịch giả Người ta quan tâm đến ban chat của dịch là sự biến đổi văn bản bằng thứ tiếng này sang thứ tiếng khác mà không làm thay đổi nội dung văn bản gốc. Theo nhiều nhà ngôn ngữ, quá trình dịch là sự chuyển mã thông tin từ ngôn ngữ A sang ngôn ngữ B và ngược lại Vì dịch là một hiện tượng phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, không chỉ liên quan đến ngôn ngữ học mà còn liên quan đến cả tâm lý học, văn hóa học, dân tộc học nên quan niệm về dịch cũng khác nhau ở các nhà nghiên cứu Chúng tôi chọn một quan niệm về dịch thuật được nhiều người thừa nhận, đó là quan niệm của M Fyodorov [dẫn theo 135, tr.2] “Dich là chuyển đạt một văn bản từ một ngôn ngữ này (nguồn) sang một ngôn ngữ khác (dich) một cách trung thành trong chừng mực có thể, cả về nội dung lẫn về hình thức” Theo cách hiểu này thì dịch thuật là dùng một thứ tiếng khác để truyền đạt tất những cái gì đã được truyền dat bằng thứ tiếng kia Người dịch có bổn phận truyền đạt một cách trung thành “những cái đã được truyền đạt ấy” cả về nội dung và về hình thức Như vậy, có thể thấy một trong những nhiệm vụ của dịch thuật là cung cấp sự miêu tả bản thân quá trình dịch, tức chính là quá trình cải biến ngôn ngữ Dựa vào những kết quả phân tích ngôn ngữ, người dịch khám phá ra quy luật và chọn giải pháp chuyên từ ngôn ngữ gốc ra ngôn ngữ dịch Lý luận phiên dịch nghiên cứu những tương ứng có tính quy luật của hai ngôn ngữ, phát hiện ra những trùng hợp và những khác biệt trong các phương tiện biểu đạt những ý nghĩa đồng nhất từ văn bản gốc ra văn bản dịch Điều đó có nghĩa là từ bản chat, lý luận phiên dịch /d một bộ phận của lý luận ngôn ngữ học và trong thực chất mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của nó có môi quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ học đôi chiêu, một phân ngành khoa

140 học, mà có những nhà ngôn ngữ học coi là bộ phận cung cấp cơ sở lý luận cho lý thuyết phiên dịch [124, tr.62] Vấn đề này cũng đã được Naida thừa nhận khi xác định lý luận phiên dịch là “một bộ phận của ngôn ngữ học so sánh có đối tượng cơ bản là ngữ nghĩa được nghiên cứu trong văn cảnh của các mối tương ứng động” [dẫn theo 124] Mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ học đối chiếu với dịch thuật cũng đã được thừa nhận ngay từ khi người ta mới bắt đầu công việc dịch thuật. Jacobson [203] chỉ rõ “mọi sự so sánh hai ngôn ngữ đều có mối quan hệ với việc phiên dịch”.

Công việc dịch thuật là công việc thường xuyên của người học ngoại ngữ cho dù người học không qua một khóa đào tạo nào về dịch thuật, hoặc cho đù người học ngoại ngữ không ý thức được việc mình làm là dịch thuật nhưng bao giờ người học cũng có xu hướng so sánh tiếng mẹ đẻ với ngoại ngữ đang học, sau đó dịch sang tiếng mẹ đẻ Đó là xu hướng tự nhiên của người học ngoại ngữ Theo Jeremy [55] công việc dịch thuật đã có từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, ngay khi người ta bắt đầu học các ngôn ngữ mới lạ Dịch thuật về nguồn gốc được xem là một phần của việc học ngoại ngữ Một phần của việc học ngoại ngữ là dựa vào việc học ngữ pháp và tập dịch Ở bước này dịch thuật phân biệt giữa “dịch chữ” (nghĩa là dịch đúng từng chữ, word — for — word), và “dịch nghĩa” (nghĩa là dịch đúng từng chữ, từng nghĩa).

Như vậy, có thể thấy rằng, người học ngoại ngữ thường tìm các từ, các cấu trúc tương ứng với tiếng nước ngoài thông qua “bộ lọc” tiếng mẹ đẻ Xu hướng dịch từ theo từ như vậy là rất rõ ràng Dan dan, người hoc sẽ sàng lọc ra được những trường hợp từ không thể dịch được sang từ mà có thể địch sang một ngữ hoặc có thé không được dich sang tiếng me đẻ bởi không có đơn vị tương ứng, lúc đó người học sẽ tìm ra những cách khác, có thé là giải thích nghĩa, có thé là bỏ qua, có thé là tim một ngữ, một câu tương ứng Tat nhiên công việc của người học cũng như người làm công tác phiên dịch không chỉ dừng lại ở việc dịch từ theo từ mà phải dịch từ văn bản nguồn sang văn bản đích như phần trên chúng tôi đã đề cập tới.

Khái niệm đối dịch được hiểu là đối chiếu và dịch thuật Ở đây có thể hiểu đôi chiêu là một phân của dịch thuật Đôi chiêu đê tìm ra các nét tương đồng, khác

141 biệt, trên cơ sở đó tiễn hành dịch thuật Sở dĩ chúng tôi làm được như vậy, bởi lẽ đối tượng mà chúng tôi hướng đến dịch thuật ở đây là các đơn vị từ Sau khi phân tích nghĩa của từng loại từ chúng tôi tiến hành xem xét sự tương ứng về nghĩa của loại từ trong hai ngôn ngữ dé đáp ứng cho mục tiêu dịch thuật Phương thức dịch mà luận án chúng tôi sử dụng là dịch trên cơ sở đối chiếu nghiêm ngặt, sử dụng một cách triệt để kết quả nghiên cứu đối chiếu vào địch loại từ trong hai ngôn ngữ Kết quả của công tác đối dịch của chúng tôi nhằm phục vụ cho công tác biên soạn từ điển Hiện nay việc biên soạn từ điển song ngữ cũng di theo con đường nay.

Sở di chúng tôi nhắn mạnh đến khía cạnh người học ngoại ngữ và đối chiếu ngôn ngữ như vậy, vì về bản chất thì mọi công việc nghiên cứu đối chiếu, dịch thuật đều hướng đến việc phục vụ cho 2 mục đích: lý luận ngôn ngữ và thực tiễn thực hành ngôn ngữ Luận án của chúng tôi ngoài việc cung cấp thêm đặc điểm cấu trúc, hoạt động của loại từ tiếng Việt, tiếng Inđônêxia, cấu trúc có chứa loại từ trong hai ngôn ngữ cho lý luận, chúng tôi còn hướng tới ứng dụng thực hành ngôn ngữ Do vậy, trong chương 4, ngoài việc tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt giữa loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia chúng tôi còn tiến hành đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia và ngược lại.

4.1.2 Các nhân tô ảnh hưởng đến việc dịch

Trước hết chúng ta hãy xem xét thế nào là một đơn vị dịch Các nhà nghiên cứu đều cho rằng đơn vị dịch là những đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ, đơn vị có nghĩa thấp nhất là hình vị, cao nhất là văn bản Có 5 đơn vị trong dịch thuật, đó là: câu, mệnh dé, cụm từ, từ và hình vị Dé có được phương thức dịch hiệu quả, trước hết người dịch phải chú ý đến các nhân tô ảnh hưởng đến quá trình dịch, đó là nhân tố từ vựng, nhân tố ngữ pháp, nhân tô phong cách và nhân tô phát âm. a) Nhân tố từ vựng

Nam chắc được nhân tô từ vựng trong ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dich là một van đề rất quan trọng trong dịch thuật đối với bất cứ một dịch giả nảo. Loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia có rất nhiều từ không phải luôn luôn tương ứng về nghĩa Như chúng ta biết, loại từ trong tiếng Việt có đến vài trăm đơn vị,

142 trong khi đó, trong tiếng Inđônêxia lại chỉ có vài chục, cho nên việc không tương đương từ vựng là điều đương nhiên xảy ra, có những đơn vị trong tiếng Việt tương đương với một vài đơn vị từ trong tiếng Inđônêxia và ngược lại là điều mà dịch giả cần phải chú ý đến Nhiều khái niệm đôi lúc được thé hiện không phải băng một từ, mà được thê hiện thông qua một cụm từ, hoặc thậm chí không được thê hiện trong ngôn ngữ kia Ở vấn đề này Vinay và Darbelet đã nhân mạnh rằng dich giả bắt đầu từ nghĩa và tiễn hành tất cả các thao tác chuyên dịch trong lĩnh vực ngữ nghĩa (dẫn theo [102]). b) Nhân tố ngữ pháp

Ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Inđônêxia có những điểm giống và khác nhau nhất định Về phương diện kết cau ngữ: danh ngữ, động ngữ, tính ngữ, giới ngữ những điểm khác nhau thê hiện khá rõ nét, chăng hạn như tiếng Việt nói “Nhà của anh ấy không to mấy” thì tiéng Inđônêxia sẽ “Rumahnya tidak begitu besar” trong đó đại từ sở hữu “cua anh ấy” được gắn kết với danh từ chính và đã thay đổi hình thức từ “dia — anh ấy” thành một phụ tố “-nya”, điều này hoàn toàn khác với tiếng Việt — một ngôn ngữ không có phụ tố Tuy nhiên, trật tự từ trong câu nói chung, trong danh ngữ nói riêng, tiếng Việt và tiếng Inđônêxia cũng có những điểm tương đồng Chang han nhu vé mat loai hinh, tiéng Viét va tiéng Inđônêxia đều thuộc loại hình ngôn ngữ có trật tự câu làCN VN BN, trật tự danh ngữ cũng là LuT Lt Dt.

Tuy nhiên, đối với cách thé hiện động từ thì tiếng Việt và tiếng Inđônêxia hoàn toàn khác nhau, đây là điểm khác nhau rất quan trọng giữa hai ngôn ngữ Mặc dù vậy, mục tiêu của chúng tôi trong luận án lại không phải hướng đến sự giống và khác nhau về hình thái, đặc trưng ngôn ngữ, mà chúng tôi chủ yếu hướng đến cách chuyền dịch loại từ, nên những điểm giống và khác nhau không liên quan đến loại từ chúng tôi không đề cập đến trong luận án.

Ngoài hai nhân tô từ vựng và ngữ pháp khi nói đến dịch còn phải nói đến nhân tố phong cách và nhân tô phát âm Nhưng trong luận án của mình, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc biên dịch từ sang từ, đôi khi có đặt trong cau trúc danh ngữ, cho nên chúng tôi không đề cập đến nhân tố phong cách và phát âm ở đây.

4.1.3 Các bình diện tương đương trong dịch thuật

Khi nghiên cứu về dịch thuật người ta đưa ra các cấp độ tương đương Đó là tương đương ở cấp độ từ, tương đương ở cấp độ câu, tương đương vượt khỏi cấp độ câu Tương đương có thé tương đương về nghĩa, tương đương về cấu trúc, có thé là tương đương hoàn toàn, tương đương bộ phận trong văn bản dịch Hay Koller

[dẫn theo 54] đã đưa ra năm loại tương đương, đó là: tương đương sở thị

(denotative equivalence), tương đương liên tưởng (connotative equivalence), tương đương chuẩn văn bản (text-normative equivalence), tương đương ngữ dụng (pragmative equivalence), tương đương dạng thức (formal equivalence) Mỗi loại tương đương lại có những nội dung khác nhau Tương đương sở thị là tương đương về nội dung năm ngoài ngôn ngữ văn bản Tương đương liên tưởng liên quan đến các lựa chọn từ vựng, đặc biệt là giữa các từ cận nghĩa Tương đương chuẩn văn bản liên quan đến loại văn bản, mỗi loại hoạt động mỗi khác Tương đương ngữ dụng hoặc tương đương truyền đạt, hướng trọng tâm về người tiếp nhận văn bản. Tương đương dạng thức liên quan đến thể thức và tính thâm mỹ của văn bản, bao gồm cả chơi chữ và các đặc tính cá nhân của văn bản nguồn Tóm lại tương đương là van đề trung tâm trong lý thuyết dịch thuật. Đề cập đến khái niệm ““tương đương” trong dich, Wils [236] cho rằng khó có một khái niệm nào khác trong lí luận dịch mà lại gây ra nhiều ý kiến mâu thuẫn nhau và tạo ra nhiều cố găng nhằm định nghĩa một cách hiển ngôn như khái niệm

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình dáng - Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA
Hình d áng (Trang 26)
Bảng 1.1. Các loại từ khác nhau được sử dung với cùng một danh từ trong tiếng - Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA
Bảng 1.1. Các loại từ khác nhau được sử dung với cùng một danh từ trong tiếng (Trang 31)
Bảng 2.1. Danh sách loại từ tiếng Việt - Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA
Bảng 2.1. Danh sách loại từ tiếng Việt (Trang 59)
Bang 2.2: Bảng loại từ chỉ người và các tham tô ngữ nghĩa - Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA
ang 2.2: Bảng loại từ chỉ người và các tham tô ngữ nghĩa (Trang 82)
Bang 2.3: Bảng loại từ chỉ thực vật và các tham tô ngữ nghĩa - Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA
ang 2.3: Bảng loại từ chỉ thực vật và các tham tô ngữ nghĩa (Trang 88)
Bảng 2.4: Bảng loại từ có nghĩa mô tả hình dáng của vật thể có dạng khối tạo - Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA
Bảng 2.4 Bảng loại từ có nghĩa mô tả hình dáng của vật thể có dạng khối tạo (Trang 93)
Bảng 2.5: Bảng loại từ có nghĩa mô tả hình dáng của vật thể có dạng khối tạo - Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA
Bảng 2.5 Bảng loại từ có nghĩa mô tả hình dáng của vật thể có dạng khối tạo (Trang 94)
Bảng 2.6: Bang loại từ có nghĩa mô tả hình dáng cua vật thé có dang khối tao - Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA
Bảng 2.6 Bang loại từ có nghĩa mô tả hình dáng cua vật thé có dang khối tao (Trang 95)
Hình dáng và chiều Vật liệu tạo ra - Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA
Hình d áng và chiều Vật liệu tạo ra (Trang 137)
Hình dáng đường kẻ thăng, cong, mém: con (arus) sông, cuộn - Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA
Hình d áng đường kẻ thăng, cong, mém: con (arus) sông, cuộn (Trang 153)
Sơ đồ 4.4. Doi dịch loại từ con tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia. - Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA
Sơ đồ 4.4. Doi dịch loại từ con tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia (Trang 166)
Bảng 4.1. Loại từ chi đồ vật, hiện tượng trong tiếng Việt và các khả năng chuyển - Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA
Bảng 4.1. Loại từ chi đồ vật, hiện tượng trong tiếng Việt và các khả năng chuyển (Trang 172)
Sơ đồ 4.7a. Đối dịch loại từ chỉ đồ vật, hiện tượng tiếng Việt sang tiếng Ind6néxia. - Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA
Sơ đồ 4.7a. Đối dịch loại từ chỉ đồ vật, hiện tượng tiếng Việt sang tiếng Ind6néxia (Trang 172)
Sơ đồ 4.7c. Đối dịch loại từ chi đồ vật, hiện tượng tiếng Việt sang tiếng Inọụnờxia. - Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA
Sơ đồ 4.7c. Đối dịch loại từ chi đồ vật, hiện tượng tiếng Việt sang tiếng Inọụnờxia (Trang 177)
Hình dáng nhọn———————hbilah - Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA
Hình d áng nhọn———————hbilah (Trang 186)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN