1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách chuyên khảo: Nghiên cứu quy luật đối ứng ngữ âm giữa âm Hán Việt tiếng Việt và tiếng Trung quốc hiện đại

215 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Âm Hán Việt tiếng Việt, hay còn gọi là cách đọc Hán Việt, là cách đọc của người Việt Nam đối với hệ thống văn tự Hán Cách đọc này là kết quả của tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Trung, có nguồn gốc từ Đường âm dạy ở Giao Châu vào thế kỉ VIII và IX

Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, chúng tôi nhận thấy ở chiều đồng đại giữa âm Hán Việt tiếng Việt và tiếng Trung Quốc tồn tại quy luật đối ứng ngữ âm trên các bình diện âm đầu, vần và thanh điệu Tuy nhiên, các thành quả nghiên cứu hiện nay chỉ mới tiến hành đối chiếu một chiều giữa âm Hán Việt tiếng Việt và tiếng Trung Quốc, chưa tiến hành đối chiếu hai chiều giữa âm Hán Việt tiếng Việt và tiếng Trung Quốc, đồng thời thiếu các yếu tố định lượng Chuyên khảo này được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các quy luật đối ứng ngữ âm hai chiều giữa âm Hán Việt tiếng Việt và tiếng Trung Quốc bằng phương pháp nghiên cứu định lượng

Chuyên khảo sử dụng 3.000 chữ Hán thông dụng trong lĩnh vực Giáo dục tiếng Trung Quốc quốc tế làm cơ sở ngữ liệu Sau khi loại bỏ các trường hợp khinh thanh, ngữ liệu nghiên cứu được xác định gồm 2.991 chữ Hán, với 3.124 trường hợp âm đọc tiếng Trung Quốc và 3.292 trường hợp âm Hán Việt tiếng Việt của các chữ Hán này Quy luật đối ứng ngữ âm được xác định với nguyên tắc tồn tại đối ứng hai chiều giữa âm Hán Việt tiếng Việt và tiếng Trung Quốc Các đối ứng này phải là hình thức đối ứng chủ yếu, chiếm tỉ lệ phầm trăm ≥ tỉ lệ phần trăm trung bình, tức là có tỉ lệ phần trăm ≥ 100%/ số hình thức đối ứng

Chúng tôi hi vọng chuyên khảo này có thể giúp ích cho quý thầy, cô giáo và người học trong quá trình dạy và học tiếng Trung Quốc Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến góp ý, phê bình từ quý độc giả

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023 Tác giả

TS.GVC Lưu Hớn Vũ

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 10

1.1 Lí do chọn đề tài 10

1.2 Tổng quan nghiên cứu 10

1.2.1 Các nghiên cứu về nguồn gốc và đặc điểm của âm Hán Việt tiếng Việt 10

1.2.2 Các nghiên cứu về sự đối ứng ngữ âm giữa âm Hán Việt tiếng Việt và tiếng Trung Quốc 12

1.3 Cơ sở lí luận 13

1.4 Phương pháp nghiên cứu 14

1.5 Ngữ liệu nghiên cứu 15

CHƯƠNG 2: ĐỐI ỨNG TRÊN BÌNH DIỆN ÂM ĐẦU 17

2.1 Đối ứng của âm đầu âm Hán Việt tiếng Việt trong tiếng Trung Quốc 18

Trang 5

CHƯƠNG 3: ĐỐI ỨNG TRÊN BÌNH DIỆN VẦN 54

3.1 Đối ứng của vần của âm Hán Việt tiếng Việt trong tiếng Trung Quốc 54

Trang 6

3.1.39 Vần oach (uach) /uac/ 75

3.1.40 Vần oai (uai) /uai/ 75

3.1.41 Vần oan (uan) /uan/ 76

3.1.42 Vần oang (uang) /uaŋ/ 77

Trang 8

3.2.31 Vần uei (ui) /ueɪ/ 124

3.2.32 Vần uen (un) /uən/ 125

Trang 9

CHƯƠNG 4: ĐỐI ỨNG TRÊN BÌNH DIỆN THANH ĐIỆU 147

4.1 Đối ứng của thanh điệu âm Hán Việt tiếng Việt trong tiếng Trung Quốc 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

PHỤ LỤC: BẢNG CHỮ HÁN TIẾNG TRUNG QUỐC THÔNG DỤNG 159

Trang 10

Trong quá trình giảng dạy tiếng Trung Quốc cho người học Việt Nam, chúng tôi nhận thấy trên bình diện đồng đại giữa âm Hán Việt tiếng Việt và tiếng Trung Quốc tồn tại một số quy luật đối ứng Nếu hiểu và nắm được các quy luật đối ứng này sẽ rất hữu ích cho việc học tiếng Trung Quốc của người Việt và việc học tiếng Việt của người Trung Quốc Tuy nhiên, trong số các tài liệu mà chúng tôi thu thập được, hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào tiến hành nghiên cứu vấn đề này từ góc độ tiếng Trung Quốc hay từ hai góc độ tiếng Trung Quốc và tiếng Việt Vì vậy, việc nghiên cứu quan hệ đối ứng ngữ âm giữa âm Hán Việt tiếng Việt và tiếng Trung Quốc là vô cùng cần thiết

1.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Từ lâu, âm Hán Việt tiếng Việt đã trở thành vấn đề quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà ngôn ngữ học nói chung, người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy tiếng Trung Quốc nói riêng Có thể quy các công trình nghiên cứu âm Hán Việt tiếng Việt về hai mảng nghiên cứu sau:

1.2.1 Các nghiên cứu về nguồn gốc và đặc điểm của âm Hán Việt tiếng Việt

Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Pháp Henri Maspero là người đầu tiên đề cập

đến vấn đề nguồn gốc của âm Hán Việt tiếng Việt Trong công trình nghiên cứu Etudes

Trang 11

sur la phonetique historique de la langue Annamite Les initiales công bố năm 1912,

Henri Maspero cho rằng âm Hán Việt tiếng Việt có nguồn gốc từ phương ngữ Trường An (Trung Quốc) vào thế kỉ X, đồng thời đã tiến hành miêu tả quá trình diễn biến hệ thống âm đầu từ Đường âm đến âm Hán Việt tiếng Việt Có thể nói, Henri Maspero là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu âm Hán Việt tiếng Việt, có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các nghiên cứu sau này

Trong thời gian từ mùa thu năm 1939 đến mùa hè năm 1940, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Trung Quốc Wang Li (王力) đã đến Viện Viễn đông Bác cổ (Ecole francaise d’ Extrême - Orient) tại Hà Nội tiến hành công tác nghiên cứu về âm Hán Việt trong tiếng Việt Thành quả nghiên cứu trong giai đoạn đó của ông được công bố trong bài

Chinese Studies (岭南学报) vào năm 1948 Theo Wang Li (王力), khi nhà Đường

(Trung Quốc) thành lập An Nam đô hộ phủ, xây dựng trường học, cưỡng ép người Việt học chữ Hán, cho nên người Việt phải học cả hệ thống chữ Hán, khi chữ Hán đi vào ngôn ngữ nói của tiếng Việt, âm đọc của chúng phải có sự thay đổi cùng với quy luật biến đổi ngữ âm của tiếng Việt, âm Hán Việt tiếng Việt vì thế được ra đời Wang Li (王力) cho rằng, âm Hán Việt chỉ chiếm ưu thế trong văn ngôn (ngôn ngữ viết), đặc biệt là trong thời đại khoa cử, song không chiếm ưu thế trong ngôn ngữ nói thường ngày Wang Li (王力) cũng đã miêu tả tường tận các đặc điểm của âm đầu, vần và thanh điệu trong âm Hán Việt tiếng Việt từ góc độ âm vận học Wang Li (王力) phát hiện, âm Hán Việt tiếng Việt không có hai phụ âm “r” và “g”, không có hai nguyên âm “e” và “o”

Vấn đề nguồn gốc và quá trình hình thành âm Hán Việt tiếng Việt cũng được nhà

ngôn ngữ học nổi tiếng Việt Nam Nguyễn Tài Cẩn quan tâm Trong chuyên khảo Nguồn

gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt xuất bản vào năm 1979, Nguyễn Tài Cẩn

cho rằng cách đọc Hán Việt là một cách đọc bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán thời Đường (Trung Quốc), cụ thể là Đường âm dạy ở Giao Châu vào thế kỉ VIII và IX Dưới tác động của quy luật ngữ âm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt, cách đọc Đường âm đó đã dần dần biến dạng đi, trở thành một cách đọc riêng biệt của người Việt và những người thuộc khu vực văn hoá Việt Đó là một cách đọc độc lập, có đặc trưng riêng, chức năng riêng và có cả một lịch sử diễn biến của riêng mình Nguyễn Tài Cẩn đã tiến hành

Trang 12

phân tích quá trình diễn biến từ hệ thống thanh mẫu, vận bộ, thanh điệu của tiếng Hán thế kỉ VIII - IX đến hệ thống âm đầu, vần, thanh điệu Hán Việt

Trong khoảng hai mươi năm trở lại đây, vấn đề đặc điểm của âm Hán Việt tiếng

Việt cũng được các luận án tiến sĩ quan tâm nghiên cứu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu âm

âm của âm Hán Việt tiếng Việt, đề cập đến nguồn gốc của các âm đầu, vần và thanh

điệu của âm Hán Việt tiếng Việt Luận án tiến sĩ Nghiên cứu âm chữ Hán (loại A) của

(2011) đã nghiên cứu về âm Hán Việt tiếng Việt giai đoạn thế kỉ XVII Luận án tiến sĩ

(2012) đã nghiên cứu về các đặc điểm của âm Hán Việt tiếng Việt thời trung cổ

1.2.2 Các nghiên cứu về sự đối ứng ngữ âm giữa âm Hán Việt tiếng Việt và tiếng Trung Quốc

Nhà ngôn ngữ học Nhật Bản Tōru Mineya (三根谷徹) là người đầu tiên tiến hành so sánh âm Hán Việt tiếng Việt và âm tiếng Trung Quốc thời trung cổ, đồng thời đưa ra

Nghiêm Thuý Hằng (2006) cũng đề cập đến các đối ứng giữa âm Hán Việt tiếng Việt và tiếng Trung Quốc trung cổ

Trong bài viết Bàn về mối quan hệ giữa âm Hán Việt tiếng Việt và phương ngữ

Shuguan (韦树关) (2001) đã tìm hiểu về mối quan hệ ngữ âm giữa âm Hán Việt của tiếng Việt và phương ngữ Bình Thoại của tiếng Trung Quốc

Những năm gần đây, đối chiếu giữa âm Hán Việt và tiếng Trung Quốc hiện đại

cũng được quan tâm, nghiên cứu Các công trình như luận án tiến sĩ Hệ thống âm Hán

Trang 13

của Nghiêm Thuý Hằng (2006), bài viết Sơ lược về quy luật đối ứng ngữ âm giữa âm

Thanh Tùng (2015) đã đưa ra những hình thức đối ứng trong tiếng Trung Quốc hiện đại của âm đầu, vần và thanh điệu âm Hán Việt tiếng Việt Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê các hình thức đối ứng, chưa có căn cứ định lượng để đưa ra các hình thức đối ứng chủ yếu trong âm Hán Việt tiếng Việt của từng âm đầu, vần, thanh điệu tiếng Trung Quốc Ngoài ra, các công trình này chỉ nghiên cứu từ góc độ đối chiếu một chiều (âm Hán Việt tiếng Việt  tiếng Trung Quốc) và thiếu các yếu tố định lượng (như quy mô ngữ liệu chữ Hán, tỉ lệ phần trăm của các hình thức đối ứng ) Nếu có thể tiến hành đối chiếu hai chiều (âm Hán Việt tiếng Việt  tiếng Trung Quốc) và kết hợp các yếu tố định lượng, thì kết quả nghiên cứu sẽ mang tính thuyết phục và có độ tin cậy cao hơn

1.3 CƠ SỞ LÍ LUẬN

Đề tài dựa trên cơ sở lí thuyết về âm tiết của ngữ âm học

Âm tiết (syllable) là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói Mỗi âm tiết gồm được chia làm 2 phần chính là khởi âm (onset) và vần (rhyme) Phần vần lại được chia thành 2 phần là đỉnh (peak) và kết âm (coda) Trong đó, đỉnh là phần cơ bản, âm tiết nào cũng phải có, các phần khác có thể không có

Tiếng Việt và tiếng Trung Quốc đều là các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập Việc xác định số lượng và ranh giới âm tiết trong một phát ngôn là không khó Trong tiếng Việt và tiếng Trung Quốc, âm tiết có cấu tạo gồm ba phần: âm đầu (initial), vần (rhyme) và thanh điệu (tone) Phần vần lại được chia thành: âm đệm (prevocalic), âm chính (nuclear) và âm cuối (final)

Thanh điệu Âm tiết

Khởi âm

Vần

Trang 14

Âm đầu Vần

Ví dụ:

âm cuối là /n/, thanh điệu là thanh huyền 32

âm chính là /ɛ/, âm cuối là /n/, thanh điệu là thanh hai 35

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chuyên khảo này, chúng tôi sử dụng phương pháp định lượng và phương pháp đối chiếu Việc nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nhập ngữ liệu chữ Hán;

Bước 2: Xác định các thông tin về âm đọc tiếng Trung Quốc Loại bỏ các trường hợp có thanh điệu là khinh thanh, vì đây là một loại hình biến âm;

Bước 3: Xác định âm Hán Việt của các chữ Hán;

Bước 4: Sử dụng phần mềm SPSS (phiên bản 22.0) để thống kê số lượng và tỉ lệ phần trăm các hình thức đối ứng trong tiếng Trung Quốc của từng âm đầu, vần và thanh điệu của âm Hán Việt tiếng Việt, đồng thời thống kê số lượng và tỉ lệ phần trăm các hình thức đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt của từng âm đầu, vần và thanh điệu của âm đọc tiếng Trung Quốc;

Bước 5: Tính toán tỉ lệ phần trăm trung bình theo công thức sau:

Trang 15

1.5 NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Ngữ liệu nghiên cứu của chuyên khảo này gồm ba nội dung: chữ Hán, âm đọc tiếng Trung Quốc và âm Hán Việt

Chữ Hán được sử dụng làm ngữ liệu nghiên cứu của chuyên khảo là 3.000 chữ Hán thông dụng do Trung tâm Hợp tác Giao lưu Ngôn ngữ giữa Trung Quốc và nước ngoài thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc (中国教育部中外语言交流合作中心) công bố

trong Chuẩn năng lực tiếng Trung Quốc trong lĩnh vực Giáo dục tiếng Trung Quốc quốc

tế (国际中文教育中文水平等级标准) vào năm 2021 Các chữ Hán này được chia

thành các cấp độ khác nhau, có số lượng chữ Hán ở từng cấp độ như sau:

Số lượng

Âm đọc tiếng Trung Quốc của các chữ Hán này được xác định dựa vào Bảng chữ

đồng âm phân cấp (sắp xếp theo âm đọc) trong Chuẩn năng lực tiếng Trung Quốc trong

lĩnh vực Giáo dục tiếng Trung Quốc quốc tế (国际中文教育中文水平等级标准) Theo

đó, có 18 trường hợp có thanh điệu là khinh thanh, bao gồm “啊, 吧, 的, 得, 地, 过, 啦, 了, 吗, 嘛, 么, 们, 哪, 呢, 匙, 哇, 呀, 着”, song vì khinh thanh là một loại hình biến âm của tiếng Trung Quốc, nên chúng tôi loại bỏ các trường hợp này khỏi ngữ liệu nghiên cứu Chúng tôi xác định được 3.124 trường hợp âm đọc tiếng Trung Quốc của 2.991 chữ Hán

Âm Hán Việt tiếng Việt của 2.991 chữ Hán này được xác định trên cơ sở ba

quyển từ điển Hán - Việt có uy tín của Việt Nam và Trung Quốc, bao gồm: Hán - Việt

từ điển do Đào Duy Anh biên soạn vào năm 1932, Từ điển Hán - Việt (汉越词典) do

Nhà xuất bản Thương vụ (商务印书馆) (Trung Quốc) xuất bản vào năm 1994 và Từ

điển Hán - Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn vào năm 2008 Trên cơ sở 3.124 trường

① Có sự chênh lệch về số lượng giữa âm đọc tiếng Trung Quốc và chữ Hán là vì có một số chữ Hán có từ hai âm đọc tiếng Trung Quốc trở lên

Trang 16

hợp âm đọc tiếng Trung Quốc, chúng tôi xác định được 3.292 trường hợp âm Hán Việt

Tóm lại, ngữ liệu nghiên cứu của chuyên khảo này là 2.991 chữ Hán, với 3.124 trường hợp âm đọc tiếng Trung Quốc và 3.292 trường hợp âm Hán Việt tiếng Việt của các chữ Hán này Toàn bộ ngữ liệu nghiên cứu của chuyên khảo này được trình bày trong phần phụ lục

① Có sự chênh lệch về số lượng giữa âm đọc tiếng Trung Quốc và âm Hán Việt của chữ Hán là vì có một số chữ Hán tuy có một âm đọc tiếng Trung Quốc, song có từ hai âm Hán Việt trở lên

Trang 17

CHƯƠNG 2:

ĐỐI ỨNG TRÊN BÌNH DIỆN ÂM ĐẦU

Âm tiết trong âm Hán Việt tiếng Việt và tiếng Trung Quốc đều tồn tại hai trường hợp là có âm đầu và không có âm đầu

崇明, & 荣晶, 2012)

Tiếng Việt có 21 âm đầu là b /b/, c (k, q) /k/, ch /c/, d (gi) /z/, đ /d/, g (gh) /ɣ/, h

và x /s/ (Lê A, Đỗ Xuân Thảo, & Lê Hữu Tình, 2015)

Để tiện cho việc diễn giải các nội dung trong chương này, chúng tôi thống nhất sử dụng các kí hiệu sau:

là i /i/, u /u/, ü /y/ hoặc không phải bắt đầu bằng i /i/, u /u/, ü /y/

Trang 18

2.1 ĐỐI ỨNG CỦA ÂM ĐẦU ÂM HÁN VIỆT TIẾNG VIỆT TRONG TIẾNG TRUNG QUỐC

2.1.1 Âm đầu b /b/

Trong ngữ liệu, có 187 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là b /b/

ø2 Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc cụ thể như sau:

Qua đó có thể thấy, âm đầu b /b/ của âm Hán Việt tiếng Việt có âm đầu đối ứng

2.1.2 Âm đầu c (k, q) /k/

Trong ngữ liệu, có 301 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là c (k,

tiếng Trung Quốc cụ thể như sau:

Trang 19

I-VN I-CN Số lượng Tỉ lệ phần trăm

Trong ngữ liệu, có 93 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là ch /c/

/ʨ/ Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc cụ thể như sau:

Trang 20

Theo đó, có 1 âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc có tỉ lệ phần trăm lớn hơn tỉ lệ phần trăm trung bình là zh /tʂ/

Qua đó có thể thấy, âm đầu ch /c/ của âm Hán Việt tiếng Việt có âm đầu đối ứng chủ yếu trong tiếng Trung Quốc là zh /tʂ/

2.1.4 Âm đầu d (gi) /z/

Trong ngữ liệu, có 180 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là d (gi) /z/ Âm đầu này có 13 âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc là ø2, j /ʨ/, ø4, m /m/, zh

âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc cụ thể như sau:

Qua đó có thể thấy, âm đầu d (gi) /z/ của âm Hán Việt tiếng Việt có âm đầu đối ứng chủ yếu trong tiếng Trung Quốc là ø2, j /ʨ/ và ø4

Trang 21

2.1.5 Âm đầu đ /d/

Trong ngữ liệu, có 226 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là đ /d/

Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc cụ thể như sau:

Qua đó có thể thấy, âm đầu đ /d/ của âm Hán Việt tiếng Việt có âm đầu đối ứng chủ yếu trong tiếng Trung Quốc là d /t/

2.1.6 Âm đầu h /h/

Trong ngữ liệu, có 261 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là h /h/

trong tiếng Trung Quốc cụ thể như sau:

Trang 22

Qua đó có thể thấy, âm đầu h /h/ của âm Hán Việt tiếng Việt có âm đầu đối ứng chủ yếu trong tiếng Trung Quốc là h /x/ và x /ɕ/

2.1.7 Âm đầu kh /x/

Trong ngữ liệu, có 137 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là kh

tiếng Trung Quốc cụ thể như sau:

Trang 23

Qua đó có thể thấy, âm đầu kh /x/ của âm Hán Việt tiếng Việt có âm đầu đối ứng

2.1.8 Âm đầu l /l/

Trong ngữ liệu, có 205 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là l /l/ Âm đầu này có 7 âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc là l /l/, ø3, sh /ʂ/, n /n/, ɡ /k/,

Quốc cụ thể như sau:

Qua đó có thể thấy, âm đầu l /l/ của âm Hán Việt tiếng Việt có âm đầu đối ứng chủ yếu trong tiếng Trung Quốc là l /l/

2.1.9 Âm đầu m /m/

Trong ngữ liệu, có 125 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là m /m/ Âm đầu này có 2 âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc là m /m/ và ø3 Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc cụ thể như sau:

Trang 24

I-VN I-CN Số lượng Tỉ lệ phần trăm

Qua đó có thể thấy, âm đầu m /m/ của âm Hán Việt tiếng Việt có âm đầu đối ứng chủ yếu trong tiếng Trung Quốc là m /m/

2.1.10 Âm đầu n /n/

Trong ngữ liệu, có 50 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là n /n/ Âm đầu này có 4 âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc là n /n/, d /t/, l /l/ và ø1 Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc cụ thể như sau:

Qua đó có thể thấy, âm đầu n /n/ của âm Hán Việt tiếng Việt có âm đầu đối ứng chủ yếu trong tiếng Trung Quốc là n /n/

2.1.11 Âm đầu ng (ngh) /ŋ/

Trong ngữ liệu, có 81 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là ng (ngh) /ŋ/ Âm đầu này có 8 âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc là ø2, ø1, ø3, ø4, h

ứng trong tiếng Trung Quốc cụ thể như sau:

Trang 25

I-VN I-CN Số lượng Tỉ lệ phần trăm

Trang 26

I-VN I-CN Số lượng Tỉ lệ phần trăm

Qua đó có thể thấy, âm đầu nh /ɲ/ của âm Hán Việt tiếng Việt có âm đầu đối ứng chủ yếu trong tiếng Trung Quốc là r /ʐ/ và ø2

2.1.13 Âm đầu ph /f/

Trong ngữ liệu, có 157 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là ph /f/

Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc cụ thể như sau:

Tỉ lệ phần trăm trung bình của âm đầu ph /f/ âm Hán Việt tiếng Việt là 25,0%

Trang 27

Theo đó, có 2 âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc có tỉ lệ phần trăm lớn hơn

Qua đó có thể thấy, âm đầu ph /f/ của âm Hán Việt tiếng Việt có âm đầu đối ứng

2.2.14 Âm đầu s /ʂ/

Trong ngữ liệu, có 114 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là s /ʂ/

đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc cụ thể như sau:

Qua đó có thể thấy, âm đầu s /ʂ/ của âm Hán Việt tiếng Việt có âm đầu đối ứng

Trang 28

2.1.15 Âm đầu t /t/

Trong ngữ liệu, có 397 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là t /t/ Âm đầu này có 14 âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc là x /ɕ/, z /ts/, j /ʨ/, s /s/, c

trăm của các âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc cụ thể như sau:

Qua đó có thể thấy, âm đầu t /t/ của âm Hán Việt tiếng Việt có âm đầu đối ứng

2.1.16 Âm đầu th /th/

Trang 29

ch /tʂh/, p /ph/, zh /tʂ/, j /ʨ/, z /ts/, d /t/, ø2, h /x/, s /s/ và r /ʐ/ Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc cụ thể như sau:

Theo đó, có 5 âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc có tỉ lệ phần trăm lớn hơn

2.1.17 Âm đầu tr /ʈ/

Trong ngữ liệu, có 154 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là tr /ʈ/

Trung Quốc cụ thể như sau:

Trang 30

I-VN I-CN Số lượng Tỉ lệ phần trăm

Qua đó có thể thấy, âm đầu tr /ʈ/ của âm Hán Việt tiếng Việt có âm đầu đối ứng

2.1.18 Âm đầu v /v/

Trong ngữ liệu, có 72 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là v /v/

Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc cụ thể như sau:

Trang 31

Theo đó, có 2 âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc có tỉ lệ phần trăm lớn hơn tỉ lệ phần trăm trung bình là ø3 và ø4

Qua đó có thể thấy, âm đầu v /v/ của âm Hán Việt tiếng Việt có âm đầu đối ứng chủ yếu trong tiếng Trung Quốc là ø3 và ø4

2.1.19 Âm đầu x /s/

Trong ngữ liệu, có 60 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là x /s/

Trung Quốc cụ thể như sau:

Qua đó có thể thấy, âm đầu x /s/ của âm Hán Việt tiếng Việt có âm đầu đối ứng

2.1.20 Âm đầu ø

Trong ngữ liệu, có 129 trường hợp âm đầu trong âm Hán Việt tiếng Việt là ø Âm đầu này có 8 âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc là ø2, ø3, ø1, ø4, h /x/, ɡ /k/, j /ʨ/ và x /ɕ/ Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong tiếng Trung Quốc cụ thể như sau:

Trang 32

Tỉ lệ phần trăm trung bình của trường hợp âm đầu ø trong âm Hán Việt tiếng Việt là 12,5%

Theo đó, có 3 trường hợp đối ứng trong tiếng Trung Quốc có tỉ lệ phần trăm lớn hơn tỉ lệ phần trăm trung bình là ø2, ø3 và ø1

Qua đó có thể thấy, âm đầu ø trong âm Hán Việt tiếng Việt có đối ứng chủ yếu trong tiếng Trung Quốc là các trường hợp âm đầu ø2, ø3 và ø1

Trang 33

Tỉ lệ phần trăm trung bình của âm đầu b /p/ tiếng Trung Quốc là 33,3%

Theo đó, có 1 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt có tỉ lệ phần trăm lớn hơn tỉ lệ phần trăm trung bình là b /b/

Qua đó có thể thấy, âm đầu b /p/ của tiếng Trung Quốc có âm đầu đối ứng chủ yếu trong âm Hán Việt tiếng Việt là b /b/

Trang 34

2.2.2 Âm đầu c /tsh/

/ʈ/ Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt cụ thể như sau:

Theo đó, có 2 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt có tỉ lệ phần trăm

2.2.3 Âm đầu ch /tʂh/

ch /c/, ng /ŋ/ và c /k/ Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt cụ thể như sau:

Trang 35

ng /ŋ/ 1 0,7% 吃 chī ngật

Theo đó, có 4 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt có tỉ lệ phần trăm

2.2.4 Âm đầu d /t/

Trong ngữ liệu, có 177 trường hợp âm đầu trong tiếng Trung Quốc là d /t/ Âm

/ŋ/ và t /t/ Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt cụ thể như sau:

Tỉ lệ phần trăm trung bình của âm đầu d /t/ tiếng Trung Quốc là 16,7%

Theo đó, có 1 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt có tỉ lệ phần trăm lớn hơn tỉ lệ phần trăm trung bình là đ /d/

Qua đó có thể thấy, âm đầu d /t/ của tiếng Trung Quốc có âm đầu đối ứng chủ yếu trong âm Hán Việt tiếng Việt là đ /d/

2.2.5 Âm đầu f /f/

Trong ngữ liệu, có 115 trường hợp âm đầu trong tiếng Trung Quốc là f /f/ Âm đầu này có 3 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt là ph /f/, b /b/ và h /h/ Số

Trang 36

lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt cụ thể như sau:

Tỉ lệ phần trăm trung bình của âm đầu f /f/ tiếng Trung Quốc là 33,3%

Theo đó, có 1 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt có tỉ lệ phần trăm lớn hơn tỉ lệ phần trăm trung bình là ph /f/

Qua đó có thể thấy, âm đầu f /f/ của tiếng Trung Quốc có âm đầu đối ứng chủ yếu trong âm Hán Việt tiếng Việt là ph /f/

2.2.6 Âm đầu ɡ /k/

Trong ngữ liệu, có 137 trường hợp âm đầu trong tiếng Trung Quốc là ɡ /k/ Âm đầu này có 7 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt là c (q) /k/, kh /x/, gi /z/, ø, h /h/, l /l/ và ng /ŋ/ Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt cụ thể như sau:

Trang 37

Theo đó, có 1 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt có tỉ lệ phần trăm lớn hơn tỉ lệ phần trăm trung bình là c (q) /k/

Qua đó có thể thấy, âm đầu ɡ /k/ của tiếng Trung Quốc có âm đầu đối ứng chủ yếu trong âm Hán Việt tiếng Việt là c (q) /k/

2.2.7 Âm đầu h /x/

Trong ngữ liệu, có 173 trường hợp âm đầu trong tiếng Trung Quốc là h /x/ Âm đầu này có 8 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt là h /h/, ng /ŋ/, c /k/, kh /x/,

Việt tiếng Việt cụ thể như sau:

Tỉ lệ phần trăm trung bình của âm đầu h /x/ tiếng Trung Quốc là 12,5%

Theo đó, có 1 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt có tỉ lệ phần trăm lớn hơn tỉ lệ phần trăm trung bình là h /h/

Qua đó có thể thấy, âm đầu h /x/ của tiếng Trung Quốc có âm đầu đối ứng chủ yếu trong âm Hán Việt tiếng Việt là h /h/

2.2.8 Âm đầu j /ʨ/

Trong ngữ liệu, có 265 trường hợp âm đầu trong tiếng Trung Quốc là j /ʨ/ Âm đầu này có 9 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt là c (k, q) /k/, t /t/, d (gi) /z/,

Trang 38

kh /x/, th /th/, ch /c/, h /h/, nh /ɲ/ và ø Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt cụ thể như sau:

Tỉ lệ phần trăm trung bình của âm đầu j /ʨ/ tiếng Trung Quốc là 11,1%

Theo đó, có 3 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt có tỉ lệ phần trăm lớn hơn tỉ lệ phần trăm trung bình là c (k, q) /k/, t /t/ và d (gi) /z/

Qua đó có thể thấy, âm đầu j /ʨ/ của tiếng Trung Quốc có âm đầu đối ứng chủ yếu trong âm Hán Việt tiếng Việt là c (k, q) /k/, t /t/ và d (gi) /z/

2.2.9 Âm đầu k /kh/

đầu này có 7 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt là kh /x/, c (q) /k/, h /h/, gi /z/, l /l/, s /ʂ/ và x /s/ Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt cụ thể như sau:

phần trăm

Ví dụ

Trang 39

Theo đó, có 1 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt có tỉ lệ phần trăm lớn hơn tỉ lệ phần trăm trung bình là kh /x/

yếu trong âm Hán Việt tiếng Việt là kh /x/

2.2.10 Âm đầu l /l/

Trong ngữ liệu, có 202 trường hợp âm đầu trong tiếng Trung Quốc là l /l/ Âm đầu này có 6 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt là l /l/, k /k/, kh /x/, n /n/, nh /ɲ/ và s /ʂ/ Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt cụ thể như sau:

Tỉ lệ phần trăm trung bình của âm đầu l /l/ tiếng Trung Quốc là 16,7%

Theo đó, có 1 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt có tỉ lệ phần trăm lớn hơn tỉ lệ phần trăm trung bình là l /l/

Trang 40

Qua đó có thể thấy, âm đầu l /l/ của tiếng Trung Quốc có âm đầu đối ứng chủ yếu trong âm Hán Việt tiếng Việt là l /l/

2.2.11 Âm đầu m /m/

Trong ngữ liệu, có 134 trường hợp âm đầu trong tiếng Trung Quốc là m /m/ Âm đầu này có 4 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt là m /m/, d /z/, b /b/ và t /t/ Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt cụ thể như sau:

Qua đó có thể thấy, âm đầu m /m/ của tiếng Trung Quốc có âm đầu đối ứng chủ yếu trong âm Hán Việt tiếng Việt là m /m/

2.2.12 Âm đầu n /n/

Trong ngữ liệu, có 57 trường hợp âm đầu trong tiếng Trung Quốc là n /n/ Âm đầu này có 5 âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt là n /n/, ng (ngh) /ŋ/, nh /ɲ/, đ /d/ và l /l/ Số lượng và tỉ lệ phần trăm của các âm đầu đối ứng trong âm Hán Việt tiếng Việt cụ thể như sau:

Ngày đăng: 08/05/2024, 02:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CHỮ HÁN TIẾNG TRUNG QUỐC THÔNG DỤNG - Sách chuyên khảo: Nghiên cứu quy luật đối ứng ngữ âm giữa âm Hán Việt tiếng Việt và tiếng Trung quốc hiện đại
BẢNG CHỮ HÁN TIẾNG TRUNG QUỐC THÔNG DỤNG (Trang 159)
Bảng gồm 2.991 chữ Hán, với 3.124 trường hợp âm đọc tiếng Trung Quốc (CN)  và 3.292 trường hợp âm Hán Việt tiếng Việt (VN) - Sách chuyên khảo: Nghiên cứu quy luật đối ứng ngữ âm giữa âm Hán Việt tiếng Việt và tiếng Trung quốc hiện đại
Bảng g ồm 2.991 chữ Hán, với 3.124 trường hợp âm đọc tiếng Trung Quốc (CN) và 3.292 trường hợp âm Hán Việt tiếng Việt (VN) (Trang 159)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w