1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình (trên các kênh của VTV, có so sánh với kênh TV5 của Pháp)

216 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình (trên các kênh của VTV, có so sánh với kênh TV5 của Pháp)
Tác giả Tran Phuc Trung
Người hướng dẫn GS. TS. Dinh Van Duc
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 54,93 MB

Nội dung

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả luận án chọn nghiên cứu về « Hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình trên các kênh của VTV, có so sánhvới kênh TV5 của Pháp » với mong muốn gó

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN PHÚC TRUNG

HÀNH ĐỘNG HỎI

TRONG NGON NGU PHONG VAN TRUYEN HÌNH

(TREN CAC KENH CUA VTV, CO SO SANH VỚI

KENH TV5 CUA PHAP)

Chuyên ngành: Li luận ngôn ngữ

Mã so: 62 22 01 01

LUẬN ÁN TIEN SĨ NGÔN NGỮ HOC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

GS TS Dinh Văn Đức

Hà Nội - 2011

Trang 2

MỤC LỤC

PHAN MO ĐẦU -¿- ©2251 2222k 2E2E122112712112711211211.211T11211 11.1111.1111 |

1 LÍDO CHỌN DE TAL - 6 ckESt‡ESEEEEEEESEEEEEEKEEESEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrkrrke 1

2 LICH SU VAN DE occcsscesssesssssssssessssesssscsssscsssecsssecsssccssuecsssesssesssecsssecssneessieesscesseees 2

3 ĐỐI TUGNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU -2- 2 ©22©2++2++z++zzxz+zxz 6

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -¿+¿©+£+++2E+++E+++EE++EE+tEE+trxrrrrrrrrree 7

5 ĐÓNG GOP CUA LUẬN ÁN -2¿-©22+222+22E1222112221122211 2221.221.211 cEcee 9

6 BO CUC CUA LUAN AN 077 10

PHAN NỘI DUŨNG G556 St EEk E111 E11 111 1111111711111111111 111111111 crk 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN :-22¿©22222E++EEE+2EEE+EEEE2EEESEEErErErrrrkrrrrrree 12

1.1 Giao tiếp và giao tiếp hội thoại -¿- 2-5 ©5z+cxccxvzxerxrrxerxerrere 121.1.1 Khái quát về giao tiẾp -¿-©++e+2E+ESEELECEEE1EEE111 211.11 12

1.1.2 Giao tiếp ngôn ngữ -+ce+2EEEEEE11121112711117111 111 17

1.1.3 Giao tiếp hội thoại trên bình diện giao tiếp ngôn ngữ 201.1.4 Giao tiếp và giao tiếp hội thoại trên truyền hình . ¿-:: 271.2 Hành động ngôn tỪ -.- G1 21191991 91 9v 9 ng nh n nnệt 351.2.1 Về hành động ngôn từ -¿©++£+2E+++EE+ESEEEECEEEEerrrrkrrrrrkrree 351.2.2 Phan loại hành động ngôn tỪ - ¿5552 +c+e+e+srerrrrrersrrererrrrrrrrke 36 1.2.3 Hành động hỏi -2-22-©22£©2EEEECEEEEEEEEEEEErkeerkrrrrerrrrrrrrree 38

1.3 Phỏng van báo chí và ngôn ngữ phỏng vắn - 2-2 s52 41

1.3.1 Phỏng vấn báo Chi csecscssssesssssssesssssssessssssesssssssesssssssessssssecsessssseesssessessseesee Al1.3.2 Phân loại phỏng Van cccsccssecssssssesssssssessesssesssssssesssssseessssssessesssecsessssessessseesee 451.3.3 Ngôn ngữ phỏng vấn -¿-2£+2E++£+EE+EEEEEEEEEEECEEEEErrrrkrrrrrkrre 461.3.4 Một số yếu tô kèm lời và phi lời ảnh hưởng đến hoạt động phỏng van 511.4 Văn hóa trong giao tiếp và giao tiếp hội thoại trên truyền hình 531.4.1 Phép lịch sự và quan điểm của G.N.Leech, P.Brown và S.Levinson 53

1.4.2 Phép lich sự trong hoạt động phỏng van truyén 1.1101 nn 57

1.5 — Tiểu kết Ă22 222 k2 HE Hee 58

Trang 3

CHƯƠNG 2: HANH DONG HOI TRONG PHONG VAN TRUYEN HÌNH

TREN CÁC KENH CUA VT V oncsssssssssssssssesssssesesnsecesnscessnscessnscessncessnecensnesesnseesnneeeentess 60

2.1 Hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình - 60

2.2 Nghiên cứu điền hình (Case Study) về hỏi trong một số dang phỏng van

truyền hình trên 'V'TV ¿ ¿© +E+E+EE2EE2E121121121121121121121111111111 1111 crk 702.2.1 Hỏi trong phỏng van của các chương trình thời sự - - 702.2.2 Hỏi trong phỏng van của các thé loại chân dung - +2 762.2.3 Hỏi trong phỏng van của các chương trình trò chơi, giải trí 78

2.2.4 Một số dang câu hỏi hay được sử dung trong các chương trình

truyén hinh ctha VIV ad -.({-äARHAN Ô 782.3 Một số yếu tô ngoài ngôn ngữ chi phối giao tiếp ngôn ngữ trong

phỏng van truyền hình của V'TV -.¿- 5: 5¿+2E‡EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEErErrkrrkrrred 972.3.1 Thể phát và thé nhận 2 2¿©++£+2E+++EE+EtEEEEECEEEEetEEEEetrrrkrrrrrrcee 992.3.2 Hoàn cảnh, bối cảnh trong giao tiếp phỏng van truyền hình 103

2.3.3 Yếu tố tâmllí ceeiiiiiiirrrrrrrrrirrriiiiiiirriee 104

2.3.4 Yếu tố phi ngôn ngữ -2¿c©2©+ec2EEEECEEEEEEEEEEEEEEEeEELErrrkrrrrrkkd 1062.4 Tiểu KẾt à ch nhe 109

CHƯƠNG 3: NGON NGỮ - VĂN HOA TRONG PHONG VAN TRUYEN HÌNH

TREN CÁC KÊNH CUA VT V uu ssssssssssssesscessssneessesssnneseesssnneesesssnnmeseessnneeeseessnnnesses 111 3.1 Dẫn nhập o ceccccsccscsscsessesesscsesecscsucsssessssesessesucsesecsssesecsesucsesessssesessesecseees 111

3.2 Mỗi quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa - 5c 5+ sccxccxcccez 112

3.2.1 Về khái niệm văn hóa ccccvvccrrrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrririiiiiiirrrire 112

3.2.2 Mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và ngôn ngữ 115

Vii

Trang 4

3.3 Một số van đề về văn hóa của người Việt thông qua hành động hỏi 1163.3.1 Về khái niệm văn hóa ngôn từ 2 ++2E++++2E++e+EEE+etrrrkerrrreerrte 116

3.3.2 Đặc trưng văn hóa trong giao tiếp của người ViỆt c-¿ : 1173.3.3 Một số đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt qua hành đông hỏi 213.4 Văn hóa ứng xử trong giao tiếp phỏng van trên VTV -. 1243.4.1 Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp phỏng vấn truyền hình 1243.4.2 Nghiên cứu điền hình về ứng xử ngôn ngữ trong phỏng van truyền hình

qua hành động hỏi trên sóng VÏTV - + x19 9191919101011 101010101011 1283.5 — Tiểu kết Ă.2 2L 2E H21 re 148

CHƯƠNG 4: BƯỚC ĐẦU SO SANH HANH ĐỘNG HOI TRONG PHONG VAN

TREN CAC KENH CUA VTV-VIET NAM VA KÊNH TV5-PHÁP 150

4.1 Dan nhap 5= 5 150

4.2 GiG1 thiGu CU LGU 02225 151

4.2.1 Tổng quan về TVS Monde cceccccssssssescsssescssseesssseessssessssessssseessseeesssseesssees 1514.2.2 Tổng quan về VTV -©++++2EE+++t22E2112127211222711112272112 2.211 ee 152

4.2.3 Clr con cố ẽ.ẽ 1544.3 Phân tích cứ liệu - + ©++Ect+EeEEEeErkrrerkrrererrrree 1554.3.1 Ve mặt hình thức -++++2++++++22+++t+trrxxrrtrrrxrrrrrrkecree 155

43.2 Về mat ndi 80001177 1634.3.3 Về hành động hỏi và kỹ năng đặt câu hỏi .-2- c¿©ccse+erxscee 164

4.4 Nhận xét và dé xuất c-©2c+ckckSEEEEEEEEEEEEerrrkrrrkee 1904.4.1 Nhận xét chung - - << xxx vn 1904.4.2 Một số ý kiến đề xuất -s-©22+<22E++EEE1E1221112211212211.12712T.E1.cee 191

4.5 TiGu Gt ecceeccecscesssesssessssssssssecssecssecssecssecssesssesssessssesusssssssscesesssecssecaseeees 197

KET LUAN eeececcccsscsscsscscsesevsssseceesussussvssesussecsesessussecsesussecsesansassecsesatsusseseesavsssesavensaees 198 TAI LIEU THAM KHẢO 6-56 cSt‡SE‡EtSEEEEEEESEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETErrkrrksree 202 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CUA TÁC GIÁ LUẬN ÁN 211

Vili

Trang 5

TVS STV

Người nói trên truyền hìnhSpeaker 1

Người phỏng van

Speaker 2

Người được phỏng vấnMaster of CeremonieNgười dẫn chương trình

Question Hoi

Answer Tra loi

1X

Trang 6

PHAN MO DAU

1 Li DO CHON DE TÀI

1.1 Truyền hình bat dau phát triển từ sau thé chiến lần thứ II Trong hơn

50 năm qua truyền hình giữ một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, chính

trị, xã hội của người dân trên khắp thế gidi.

Ngày nay, truyền hình không chi đóng vai trò là nhà cung cấp thông tin,giải trí mà còn có tác dụng rút ngăn không gian và thời gian giữa con người vớicon người Hơn thế, truyền hình còn được coi là cửa số mở ra thế giới, nó thểhiện khát vọng về một thế giới chung cho tất cả mọi nguoi Ở tất cả mọi nơi, đem

lại cho khán giả tắm gương phản chiếu cuộc sống của chính họ Hay nói như

Anthony Gidden (2001): Truyền hình không chỉ « thể hiện » thế giới cho chúng

ta, nó ngày càng xác định thế giới mà chúng ta đang sống là gì?

Như vậy, truyền hình không đơn thuần là truyền hình mà còn là cầu nối,giao lưu giữa người làm chương trình với khán giả, đồng thời nó còn là mộtphương tiện giao tiếp đáng tin cậy

1.2 Hiện nay, truyền hình đã và đang phát triển không ngừng cả về chấtlượng và số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả Trong sựlớn mạnh chung đó không thể không nói đến vai trò đặc biệt quan trọng củaphỏng van truyén hình

1.2.1 Phỏng vấn là một hoạt động quan trọng Với việc kết hợp giữa ngôn

ngữ (mà ở đây là ngôn ngữ lời nói) và những yếu tố phi ngôn ngữ, phỏng van

truyền hình được coi là « cuộc nói chuyện nguyên chất, sống động và hấp dẫnnhất » mà khán giả là người được « tận mắt » chứng kiến

1.2.2 Phỏng van hướng đến việc lay được thông tin dé hiểu và rõ ràng từ

« đối tác » trong thời gian ngăn nhất băng cách đối thoại trực diện, trong đó SP,

sẽ là người chủ động nêu câu hỏi và « đối tượng » - SP, trả lời nhằm cung cấp

thông tin cho « một người thứ ba » - chính là khán giả.

1

Trang 7

1.2.3 Thông qua trao đổi hỏi - đáp giữa người phỏng van với người đượcphỏng vấn, khán giả sẽ có được những thông tin, đồng thời biết được rõ nét

phong cách, văn hóa giao tiếp, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật ứng xử

của những người tham gia trực tiếp vào quá trình giao tiếp này Như vậy, phỏngvấn truyền hình vừa là một thể loại báo chí vừa là một thủ pháp, trong đó việc sửdụng ngôn từ được coi như là một chiến lược của giao tiếp phỏng van

1.3 Tuy nhiên, khi nghiên cứu về truyền hình, các nhà nghiên cứu mới chỉ

quan tâm nghiên cứu ở các lĩnh vực khoa học, công nghệ Và nếu có nghiên cứu

về mặt nội dung thì cũng mới chỉ tập trung vào việc nghiên cứu nghiệp vụ báochí, đó là các quy trình, cách thức và kỹ năng về tổ chức, sản xuất tin, phóng sự,phim tài liệu và các chương trình giao lưu, giải trí v.v mà chưa chú ý một cáchđúng mức đến việc sử dụng ngôn ngữ trên truyền hình, đặc biệt là ngôn ngữphỏng van

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả luận án chọn nghiên cứu về « Hành động

hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình (trên các kênh của VTV, có so sánhvới kênh TV5 của Pháp) » với mong muốn góp phan nâng cao chất lượng vàhiệu quả các cuộc phỏng vấn trên sóng truyền hình Việt Nam

2 LICH SỬ VAN DE

2.1 Nếu tinh từ tờ báo « Presse Hollandaise » (báo người Ha Lan) tại

Amsterdam năm 1620 của Willem Janszoon Bleau thì truyền hình là một loại

hình báo chí còn rất non trẻ Xét về lịch sử, truyền hình chỉ được biết đến vàonăm 1927 khi tín hiệu truyền hình lần đầu tiên được Công ty phát triển truyềnhình của Baird phát đi giữa Washington DC và New York (mặc dù tín hiệu nay

đã không được phát sóng ra công chúng).

2.2 Về công nghệ truyền dẫn phát sóng của truyền hình, nó bắt đầu được

biết đến từ những năm 1929 tại Đức, nhưng ban đầu chỉ là hình ảnh phát đi màkhông có âm thanh, cho mãi đến năm 1934 khi công nghệ phát triển thì truyền

hình mới có cả « hình » lẫn « tiếng ».

Trang 8

Tại Pháp, đến tháng 11 năm 1929, khi Bernard Natan thành lập Công tytruyền hình đầu tiên có tên Truyền hình - Baird - Natan, người ta mới biết đến sựhiện diện của truyền hình, nhưng cũng phải tới ngày 14 tháng 4 năm 1931

chương trình đầu tiên mới được phát sóng Và đến tháng 12 năm 1932 chương

trình thử nghiệm băng màu đen trắng được phát mỗi tuần một giờ, sau đó đượcphát hàng ngày từ đầu năm 1933

q | N el

1928 G.E Scanning Disk Television Set (closed-open)

1928 Baird Model "C" na Ua)

Scanning Disc Television

Hình « N°4, N°5, N°6 »®

2.3 O Viét Nam, truyén hình được thành lập vào ngày 07 thang 9 năm

1970 Tuy là « thế hệ sinh sau » nhưng vì là một tờ báo điện tử hiện đại, THVN

đã có những kế thừa và phát huy những thành tựu của báo chí trước đó, đặc biệt

là ngôn ngữ của báo in và phát thanh để trở thành một tờ báo quan trọng và hữu

hiệu nhất hiện nay

2.4 Như vậy, từ khi ra đời đến nay truyền hình thế giới đã có hơn 100

năm và truyền hình Việt Nam đã có 41 năm xây dựng và phát triển, nhưng việc

nghiên cứu về các van đề thuộc nội dung chương trình, đặc biệt là nghiên cứu về

' Thiết bị thu đĩa - lớn và những điều khiển truyền hình sử dụng vào ngày 7 thang 4 năm 1927 tại Mỹ

? Tổng thư ký Thương mai Herbert Hoover phát biéu

3 Lãnh đạo cao cấp và những nhà nghiên cứu của AT&T

4 Một số thiết bị truyền hình đầu tiên những năm 1927-1928

3

Trang 9

phỏng vấn mãi đến những năm gần đây mới được các nhà nghiên cứu trong và

ngoải nước quan tâm.

2.4.1 Trên thế giới, có thé nói, các công trình nghiên cứu về phỏng vantruyền hình ở các nước khá đồ sộ nhưng chủ yếu nó được đề cập đến như là mộtthể loại báo chí và các kỹ năng cơ bản để thực hiện một cuộc phỏng vấn trênsóng, đơn cử như: «Giao tiếp trên truyền hình - Trước ống kính và sau Ống kính

camera» của tac giả X.A Muratốp (Nga), «Nghệ thuật phỏng vấn các nhà lãnhđạo» của tác giả Samy Cohen (Pháp), «Công nghệ phỏng vấn» của Maria Lukina

(Nga), hay «Nha báo hiện dai» của The Missouri Goup cũng có một chương nói

về phỏng vấn v.v

2.4.2 Tại Việt Nam, từ hơn một thập kỷ nay, cũng đã có những nhà

nghiên cứu chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ trên các phương tiện thông tin đại

chúng nhưng chủ yếu vẫn chỉ tập trung vào các lĩnh vực như báo in hay phát

thanh, nơi mà yếu tố ngôn ngữ đóng vai trò quyết định đến nội dung cần chuyển

tải Còn về lĩnh vực truyền hình nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần đi sâu nghiêncứu về mặt hình ảnh hơn là ngôn ngữ Vì vậy, họ đi sâu vào nghiên cứu ngônngữ hình anh trong truyền hình và không chú trọng nhiều đến các yếu tố củangôn ngữ, nhất là ngôn ngữ phỏng vấn Tuy vậy, cũng đã có một số tác giả

nghiên cứu đến các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình

như luận văn thạc sĩ của Hà Nguyên Sơn Nghiên cứu của Hà Nguyên Sơn đãtìm hiểu diễn tiến ngôn ngữ trong các chương trình thời sự, thể loại chân dung,

thé loại « trò chơi, gặp gỡ » và chi phối của ngôn ngữ phỏng van truyền hình

trong quá trình tác nghiệp, nghệ thuật đặt câu hỏi đối với các vị khách mời

2.4.3 Cũng ở cấp độ luận văn thạc sĩ tác giả Hoàng Lê Thúy Nga đã khảosát ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên Huế Khác với HàNguyên Sơn, Hoàng Lê Thúy Nga không phân chia theo từng chuyên mục,

chương trình mà nghiên cứu một cách tổng quát Tác giả cũng đã tập trung

> Nguyên gốc tiếng Anh là: « Game show »

Trang 10

nghiên cứu cấu trúc cuộc thoại, câu hỏi phỏng vấn, các phương tiện ngôn ngữv.v trong giao tiếp truyền hình.

2.4.4 Ở cấp độ luận án tiến sĩ cũng đã có tác giả đề cập đến yếu tổ lời nói

trong truyền hình như luận án của Nguyễn Thế Kỷ (2005) với «Dang thức nóitrên truyền hình» Trong công trình nghiên cứu này, Nguyễn Thế Kỷ đã nêu lên

những đặc điểm cơ bản của dạng thức nói trên truyền hình, chi ra sự khác nhau

giữa dạng nói trên truyền hình với nói trên đài phát thanh, giao tiếp trên báo viết,

điện thoại có hình, Internet” Đồng thời, khảo sát một số hoạt động lời nói trêntruyền hình, phong cách ngôn ngữ trên truyền hình

2.5 Đối tượng của luận án là hành động hỏi nên dĩ nhiên phát ngôn hỏi,một phương tiện hình thức chuyền tải chủ yếu của nội dung hành động hỏi,

không thể không được đề cập đến Phát ngôn hỏi đã được các nhà Việt ngữ học

tìm hiểu kỹ, một số công trình gần đây nhất, chú ý tới nhân tố con người và hoạtđộng ngôn ngữ ở trạng thái động, trạng thái hành chức của nó Các tác giả này đã

đi sâu nghiên cứu câu hỏi ở bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng như các nhân tố: vai

giao tiếp, ngữ cảnh, ý đồ gắn với một kiểu diễn ngôn nhất định như NguyễnThị Thin (1994) nghiên cứu về «Câu nghỉ vấn tiếng Việt: một số kiểu nghỉ vấnthường không dùng dé hỏi»; Lê Đông (1996) với «Ngữ nghĩa - ngữ dụng câuhỏi chính danh»; Nguyễn Việt Tiến (2002) là «Hỏi và câu hỏi theo quan điểmngữ dụng học»; và Dao Thanh Lan (2010) với «NWgữ pháp - Ngữ nghĩa cua lờicâu khiến Tiếng Viét» cũng đã đề cập đến đặc diém của lời hỏi trong mối tươngquan với lời cầu khiến Theo Đào Thanh Lan, về mặt hình thức, trong tiếng Việt,

có những lời hỏi nhưng lại mang trong nó đặc điểm nội dung của lời cầu khiến.Đây là kiểu lời trung gian giữa hai kiểu lời hỏi và lời cầu khiến Nó tạo nên tính

® Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao

thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP) Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người

sử dụng, một trong các tiện ích phố thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến

(chat), tìm dt liệu (search engine), chuyên tải tin tức v.v Thuật ngữ Internet còn được hiểu đó là trang báo điện

tử, một loại hình báo chí mới ra đời từ sự kết hợp của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

Trang 11

đa dạng và tinh tế trong thực tiễn dùng lời nói của người Việt nhưng đồng thờicũng gây nên sự phức tạp trong việc nhận diện chúng.

2.6 Kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được trong nghiên cứu

của các tác giả nêu trên, luận án sẽ đi sâu khảo sát hành động hỏi, tức là hành

động được thực hiện thông qua việc đặt các câu hỏi với mục đích khai thác thôngtin từ phía khách mời/ người được hỏi trong phỏng vấn truyền hình Thông quaviệc nghiên cứu các hành động hỏi, luận án sẽ đưa ra một số kiến giải về việclàm như thế nào hay nói đúng hơn là hỏi như thế nào để có một cuộc phỏng vấn

tự nhiên, hiệu quả, tức là để người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái, chủ độngbộc lộ tư tưởng, quan điểm của mình

3 DOI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏngvấn truyền hình trên các kênh của VTV (Việt Nam) và TV5 (Pháp) - với tư cách

là kênh đối chiếu

3.2 Phạm vi nghiên cứu3.2.1 Như đã trình bày, đối tượng nghiên cứu của luận án là hành độnghỏi trong ngôn ngữ phỏng van truyền hình nên trong khuôn khổ dé tài này chúngtôi sẽ tập trung vào giải quyết một số nhiệm vụ cụ thê sau:

1 Nhận diện giao tiếp và giao tiếp trong hoạt động phỏng vấn truyền hình

2 Hành động hỏi và phân loại hành động hỏi.

3 Nghiên cứu hành động hỏi trong hoạt động phỏng vấn truyền hình

4 Nghiên cứu các nhân tổ giao tiếp ảnh hưởng đến hành động hỏi trong

hoạt động phỏng van truyền hình

5 Nghiên cứu các phương tiện ngôn ngữ diễn tả hành động hỏi.

6 Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa và ứng xử ngôn ngữ đối với hànhđộng hỏi và phương pháp đặt câu hỏi trong phỏng vấn truyền hình

7 Thử nghiên cứu, đối chiếu về hành động hỏi trong hoạt động phỏng vấntrên các kênh của VTV của Việt Nam và kênh TV5 của Pháp.

6

Trang 12

3.2.2 Tuy nhiên, do dung lượng của luận án và khả năng cá nhân chưa chophép nên luận án sẽ không tiến hành so sánh, đối chiếu một cách hệ thống hành độnghỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn ở tiếng Pháp và tiếng Việt Nhưng trong quá trìnhphân tích các cứ liệu bằng tiếng Việt trên các kênh của VTV và trên kênh TV5 củaPháp, luận án sẽ đưa ra một số kiến giải, nhận xét sự tương đồng và khác biệt củahành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn trên kênh VTV và TV5 Điều này sẽ giúplàm rõ hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng van truyền hình trên VTV, đồng thời sẽ

là tiền đề cho đề tài nghiên cứu so sánh, đối chiếu một cách hệ thống, toàn diện hơn

về hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình Pháp và Việt Nam

3.2.3 Cũng cần nói thêm răng, nghiên cứu hành động hỏi nói chung và

nghiên cứu hành động hỏi trong hoạt động phỏng vấn nói riêng chính là nghiên

cứu những ứng dụng của ngôn ngữ trong xã hội Đây là một nghiên cứu có tính

liên ngành, liên quan đến hai địa hạt chính, đó là ngôn ngữ truyền thông (trêntruyền hình) và giao tiếp trong hoạt động truyền thông Vì thế, chỉ có người bảnngữ mới hiểu hết được các ngữ cảnh sử dụng cũng như các sắc thái ngữ nghĩamang tính riêng biệt của chúng Với lí do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi lựachọn nguồn ngữ liệu chính là tiếng Việt, ngôn ngữ mẹ đẻ Và tiếng Pháp, chỉmang tính thứ yếu nhằm bổ sung thêm nguồn ngữ liệu cho công tác nghiên cứu,

để từ đó những kết luận mà chúng tôi đưa ra sẽ có cơ sở và phổ quát hơn

Chúng tôi cũng không cho rằng những phân tích đưa ra đã khái quát hết

được những khả năng biểu đạt của hành động hỏi trong tiếng Việt và tiếng Pháp

mà chi khang định rang đó là những biểu hiện thường gặp và được các phóngviên, nhà báo Việt Nam và Pháp hay sử dụng trong những chương trình mangtính tiêu điểm của kênh VTV va TVS

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận án sẽ kế thừa và vận dụng các thành tựu về lí luận và phương phápnghiên cứu ngôn ngữ học và truyền hình có liên quan đã được sử dụng trong vàngoài nước Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, luận án này sẽ đề cập đến hành

7

Trang 13

động hỏi với tư cách là một hành động ngôn từ được thực hiện trong hoạt động

phỏng van trên truyền hình nên dé tiếp cận được một đối tượng như vậy chúng

tôi sẽ sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây:

4.1 Phương pháp nghiên cứu

4.1.1 Phương pháp chung: Trên thực tế, để luận án có được những nhận

xét cụ thé và các kết luận đưa ra có tính khái quát thì việc nghiên cứu khoa học

phải thực hiện theo quy trình quy nạp và diễn dịch Phương pháp quy nạp tức là

đi từ những dẫn chứng cụ thé dé đúc, rút ra những luận điểm mang tính kết luận

Còn việc đưa ra một nhận định về một vấn đề nào đó và sau đó chứng minh băng

những ví dụ cụ thể được gọi là phương pháp diễn dịch

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cả hai phương pháp trên nhằmtạo nên những lập luận vững chắc, chặt chẽ, đồng thời dé kết luận đưa ra có sức

thuyết phục

4.1.2 Phương pháp riêngs* Điền dã tư liệu cho đối tượng: Đây là phương pháp nhằm thu thập các

tư liệu cụ thé về hành động hỏi trong hoạt động phỏng van trên truyền hình của

VTV và TVS Mặc dù, hàng ngày, hang giờ trên sóng truyền hình luôn có những

chương trình phỏng vấn, nhưng để có được ngữ liệu người nghiên cứu phải dùng

phương pháp lưu chương trình sang đĩa DVD, sau đó chuyên từ văn bản ở dạng

thức nói sang văn bản viết Trên cơ sở các cứ liệu đã thu thập, tác giả luận án sẽ

đánh dau các phát ngôn chứa hành động hỏi dé lập hồ sơ xử lý

“+ Khao sát: Day là quy trình tiếp theo của việc thu thập tư liệu Mục đích

chính là dé xử lý các tư liệu hiện có theo bốn công việc sau đây: 1/ Mô tả chi tiếthành động hỏi; 2/ Phân tích hành động hỏi trên bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa - ngữ

dụng; 3/ Phân tích hành động hỏi trên bình diện văn hóa; 4/ Phân tích hành động hỏi

trên bình diện của các giao diện giao tiếp

s* Phuong pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học và truyền thông:

Bên cạnh các phương pháp nêu trên, trong luận án nay chúng tôi còn sử dụngcác phương pháp nghiên cứu khác của ngôn ngữ học và truyền thông như: Đối với

8

Trang 14

ngôn ngữ học đó là : 1/ Phương pháp phân tích hội thoại, phương pháp phân tích diễn

ngôn ; 2/ Phương pháp phân tích dụng học - văn hóa; Với truyền thông học, chúng tôi

sử dụng phương pháp mô hình truyền thông giao tiếp và phương pháp tiếp thị xã hội

(hay còn gọi là phương pháp tiếp cận công chúng)

4.2 Thủ pháp nghiên cứu

¢ Thống kê, quy loại và phân loại: Trong quá trình nghiên cứu, tác giảluận án tiến đã hành thống kê ngữ liệu, chủ yếu là các cuộc phỏng vấn trong các

chương trình thời sự - chính trị - xã hội, văn hóa - thé thao - giải trí trên VTV và

TV5 trong những năm gần đây Sau đó, chúng tôi phân loại theo dang câu hỏi và

mục đích của hành động hỏi Kết quả thống kê được sử dụng dé rút ra các đặc

điểm của đối tượng nghiên cứu Đồng thời, đó là những căn cứ thực tiễn giúpcho các cứ liệu khoa học có tính xác thực cao.

s* So sánh: Căn cứ vào cứ liệu của các cuộc phỏng vấn trên VTV vàTV5, chúng tôi sẽ đưa ra một số so sánh về hành động hỏi trong giao tiếp phỏngvan của các phóng viên, nha báo của hai dai

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

5.1 Ý nghĩa lí luận5.1.1 Về mặt lí luận, luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng lí luận

ngôn ngữ kết hợp với lí luận báo chí và dụng học Việt ngữ, vì vậy thông quacông trình nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn góp phần làm rõ thêm về giaotiếp hội thoại trong phỏng vấn truyền hình

5.1.2 Luận án cũng muốn vận dụng lí thuyết hội thoại trong ngữ dụng học

để làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu phỏng vấn báo chí Đây là một

phương pháp tiếp cận liên ngành Nhìn từ góc độ nào đó, sự tiếp cận này sẽ làmgia tăng phạm vi nghiên cứu, phạm vi ứng dụng của lí thuyết hội thoại nói riêng

và ngữ dụng học nói riêng.

5.2 Y nghĩa thực tiễn

5.2.1 Về mặt thực tiễn, luận án sẽ góp thêm vào kho tư liệu, góp phần hữu

ích cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, học sinh, sinh viên chuyên ngành báo chí

9

Trang 15

và ngôn ngữ quan tâm đến việc ứng dụng ngôn ngữ trong cuộc sống nói chung

và báo chí nói riêng.

5.2.2 Công trình nghiên cứu này cũng sẽ giúp cho những người làm

truyền hình và những người quan tâm đến giao tiếp trên truyền hình có thêm một

số kinh nghiệm trong khai thác thông tin thông qua hành động đặt câu hỏi cũngnhư khai thác triệt để chiến lược giao tiếp, nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong hoạtđộng phỏng van

5.2.3 Kết quả của luận án cũng sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng

chương trình, nhất là việc giao tiếp và ứng xử ngôn ngữ sao cho có văn hóa trongcác chương trình phỏng vấn trên sóng Đài THVN trong bối cảnh hội nhập, giao

lưu quốc tế hiện nay

6 BO CỤC CUA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bố cục luận án gồm 4 chương

CHUONG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày những khái nệm mang tính líthuyết làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu đề tài Các vấn đề đó là: Hànhđộng ngôn từ; Giao tiếp và giao tiếp hội thoại trên truyền hình; Phỏng vấn vàphỏng vấn trên truyền hình; Văn hóa trong giao tiếp

CHƯƠNG 2: HANH DONG HOI TRONG PHONG VẤN TRUYEN HÌNH

TREN CAC KENH CUA VTV

Day là một trong những chương cơ bản cua luận án Nội dung của chươngnày sẽ tập trung giải quyết một số van đề sau: 1/ Hanh động hỏi trong giao tiếptrên truyền hình; 2/ Nghiên cứu điển hình (case study) về một số dạng phỏng vấntrên truyền hình; 3/ Đánh giá về thực trạng của phỏng vấn trên truyền hình: Cácnhân tố của cuộc phỏng vấn

CHƯƠNG 3: NGON NGỮ - VAN HÓA TRONG PHONG VAN TRUYEN HINH TREN CAC KENH CUA VTV

Với chương IIL, luận án sẽ tập trung vào việc khảo sát, đánh giá các yếu tố

văn hóa - ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình Chúng tôi chú ý hai vấn đề:

10

Trang 16

e _ Văn hóa giao tiếp và giao tiếp trên truyền hình.

e Yếu tố lịch sự, truyền thống dân tộc.

CHƯƠNG 4: BƯỚC DAU SO SANH HANH DONG HOI TRONG PHONG VAN TREN CÁC KENH CUA VTV-VIET NAM VA KENH TV5-PHÁP

Nội dung của chương IV sé bước dau tiễn hành so sánh hành động hỏibằng tiếng Việt trên các kênh của VTV và hành động hỏi trên kênh TV5

Việc phân tích cứ liệu, các đoạn phỏng van được phát trên các kênh củaVTV-Viét Nam và kênh TV5-Phap, sẽ giúp cho tác gia luận án có dip đưa ra cácnhận định, đánh giá trong việc ứng dụng ngôn ngữ vào công nghệ cho một số

chương trình tiêu biểu Ở chương này, chúng tôi sẽ vận dụng việc nghiên cứu líthuyết và thực tiễn nghiên cứu để so sánh theo ba vấn đề sau: 1/ Nội dung của

cuộc phỏng vấn; 2/ Hình thức, phương pháp và cách thức tổ chức các cuộc

phỏng van; 3/ Các kiểu dạng câu hỏi được sử dụng trong phỏng van

Với việc phân tích những vi dụ cụ thé sẽ cho thấy việc nghiên cứu khôngchỉ dừng lại ở phương diện lí thuyết mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động

phỏng vấn trên VTV nói riêng và trên các phương tiện thông tin đại chúng củaViệt Nam nói chung.

11

Trang 17

PHAN NỘI DUNG

CHUONG 1: CO SO Li LUAN

1.1 Giao tiếp và giao tiếp hội thoại1.1.1 Khái quát về giao tiếp

I.I.I.I Quan niệm và phân loại

Giao tiếp là hoạt động trao đổi, tiếp xúc giữa con người với con người trong

xã hội được thiết lập một cách tự giác, qua đó con người truyền đạt những thôngtin, nhận thức, tư tưởng và biểu lộ những tình cảm, thái độ với nhau Xét về mặttriết học, giao tiếp là nhờ đó mà cái « Tôi » được biểu lộ ở người khác, « biệnpháp đề xác lập sự giao tiếp là tranh luận » [62, tr.213]

Một hoạt động giao tiếp được hình thành cần những nhân tố như: nội dung

giao tiếp, nhân vật giao tiếp (người phát, người nhận), hình thức giao tiếp,

phương tiện giao tiếp, kênh giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp v.v Các nhân tốnay có mối quan hệ hữu cơ với nhau cùng hướng tới mục đích giao tiếp Có tácgiả đã đê xuât một sơ đô giao tiép như sau :

A: Người nói (Speaker)

B: Người nghe (Hearer)

12

Trang 18

““ Kênh giao tiếp >

là có thể giao tiếp nhờ vào các yếu tố như âm thanh, ánh sáng, ngôn ngữ v.v để

truyền tải thông điệp

Nếu lấy khoảng cách giữa các nhân vật tham gia giao tiếp làm căn cứ phânloại, có giao tiếp trực tiếp và gián tiếp Giao tiếp trực tiếp là sự tiếp xúc trựcdiện, đối mặt (hiện diện đầy đủ) giữa người « phát » và người « nhận », tín hiệu

giao tiếp thường được phản hồi tức thì; Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp không

có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người phát và người nhận, các thông tin truyền đi

phải thông qua một phương tiện trung gian ví dụ như thư từ, báo chí, sách vởtruyền thanh, truyền hình v.v

Căn cứ vào mục đích giao tiếp, có giao tiếp công việc, giao tiếp nhân cách,giao tiếp nhận thức Giao tiếp công việc là loại giao tiếp trong đó người ta hợp

tác với nhau cùng tham gia vào một công việc gì đó nhằm đạt tới mục đíchchung v.v ; Giao tiếp nhân cách là loại giao tiếp trong đó con người tiếp xúc với

nhau với tư cách là những nhân cách, đánh giá lẫn nhau trên cương vị là những

13

Trang 19

thành viên xã hội theo quy tắc, luật lệ, phong tục, tập quán của xã hội; Còn loạigiao tiếp mà ở đó con người tìm hiểu lẫn nhau và tìm hiểu thế giới bên ngoài làgiao tiếp nhận thức.

Giao tiếp cũng được phân chia ra thành giao tiếp có nghỉ thức và giao tiếp

không có nghỉ thức Hoạt động giao tiếp được diễn ra theo một chương trình, kếhoạch tô chức nhất định trong một không gian, thời gian được ấn định gọi là giaotiếp có nghi thức Giao tiếp có nghi thức thường được thực hiện bởi mối quan hệgiữa cá nhân với tập thể, giữa tập thé với nhau, vi dụ: diễn đàn, hội thảo, mít tinhhay lớp học v.v Giao tiếp không có nghi thức thường được hình thành bởi mối

quan hệ giữa cá nhân không bi ràng buộc bởi những nghi thức định sẵn Những

cuộc trò chuyện, tâm sự, những hoạt động đối thoại hàng ngày đều thuộc loạigiao tiếp này

Các loại quan hệ trên thường tác động quan lại lẫn nhau, bổ sung cho nhaulàm cho mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng và phong phú

1.1.1.2 Giao tiếp với hoạt động nhận thức

Một hoạt động giao tiếp bao giờ cũng là tổng hợp của các quá trình trigiác, hoạt động, tương tác, thông tin, tâm lí v.v Giao tiếp là tri giác, khởi đầucủa hoạt động nhận thức « phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật,hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan » [18, tr.100] Mức độ

nhận thức sẽ tuỳ thuộc vào khả năng tri giác của con người đối với các sự vật và

hiện tượng mà họ muốn hiểu biết.

Giao tiếp là quá trình hoạt động, một quá trình xác lập và duy trì sự tiếp xúc

có mục đích, trực tiếp hoặc gián tiếp bằng phương tiện này hay bằng phương tiệnkhác làm cho các nhân vật cùng tham gia có những biến đổi nhất định Hoạt độnggiao tiếp bao giờ cũng là sự liên kết hai chiều giữa bên « phát » và bên «nhận »,

cái « tôi » của mỗi vai có sự luân phiên theo lượt lời Trong suốt quá trình này,vai giao tiếp luôn thay đối, các nhân vật giao tiếp thay phiên nhau giữ vai trò làngười « phát » và người « nhận » Đó là sự tương tác giao tiếp Hoạt động tương

14

Trang 20

tác chú trọng đên sự tác động và sự biên đôi của đôi tượng sau tác động Môi quan

hệ tương tác trong giao tiếp có thê được khái quát bằng sơ đồ sau:

Tuy nhiên, hai yếu tố trên chưa đủ dé thiết lập một sơ đồ giao tiếp theo líthuyết hiện đại Năm 1960 trong tác pham « Ngôn ngữ va thi pháp »'”, R.Jacobson đã đưa ra sơ đồ giao tiếp với 6 yếu tố: Người phát, người nhận, thông

điệp, ngữ cảnh, tiếp xúc, mã Chúng được tập hợp trong một sơ đồ:

được thông tin ấy qua quá trình giải « mã » Khi lí thuyết thông tin được ứng

dụng để nghiên cứu các quy luật giao tiếp giữa con người và con người (qua

Nguyên gốc tiếng Anh là: « Linguistics and Poetics »

15

Trang 21

ngôn ngữ hoặc qua các tín hiệu) thì người ta gọi lí thuyết thông tin là « lí thuyếtgiao tiếp » [60].

Khi thông điệp đã được « mã » hóa nó sẽ truyền từ người phát đến ngườinhận qua một kênh dẫn Đối với giao tiếp hội thoại kênh đó là sóng âm, với trênphát thanh, truyền hình kênh đó được chuyên thành sóng điện từ, còn trong giaotiếp viết kênh đó là không gian con chữ (văn tự) Và, bất kỳ một hành động giaotiếp nào cũng diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định

1.L1.3 Các giai đoạn của quá trình giao tiếp

Quá trình giao tiếp bao gồm một chuỗi các hoạt động kế tiếp nhau, được

chia thành nhiều giai đoạn có mở đầu có kết thúc Người ta phân chia quá trìnhgiao tiếp thành bốn giai đoạn: Giai đoạn định hướng cho hoạt động giao tiếp; Giaiđoạn mở đầu của quá trình giao tiếp; Giai đoạn điều khiến, phát triển và điềuchỉnh quá trình giao tiếp; Giai đoạn kết thúc quá trình giao tiếp [1, tr.182-183] Sựphân chia như vậy là hợp lí, dưới đây chúng tôi xin làm rõ hơn các hoạt động cụthê của từng giai đoạn giao tiếp:

- Giai đoạn định hướng cho hoạt động giao tiếp: là giai đoạn xác định

được đặc điểm của đối tượng giao tiếp, mục đích và nhiệm vụ giao tiếp, các

phương tiện sử dụng làm công cụ giao tiếp v.v

- Giai đoạn mở dau của quá trình giao tiếp: là giai đoạn tạo tâm thé cho

hoạt động giao tiếp từ việc xây dựng kế hoạch, các bước cụ thé hoá cho việc thực

hiện kế hoạch giao tiếp và những điều kiện đảm bảo cho hoạt động giao tiếp cókết quả

- Giai đoạn điều khiển, phát triển và điều chỉnh quá trình giao tiếp: ở giai

đoạn nảy các chủ thể giao tiếp được bộc lộ hướng tới mục đích và nhiệm vụ giao

tiếp, đòi hỏi sự tích cực, chủ động, linh hoạt của chủ thé giao tiếp Day cũng là

giai đoạn thường nảy sinh những yếu tố bất ngờ ngẫu nhiên, cần đến sự chú ý

điều chỉnh của chủ thê giao tiếp

- Giai đoạn kết thúc quá trình giao tiếp: lúc này hoạt động giao tiếp đãđược thực hiện, chủ thê giao tiếp phải đánh giá được hiệu quả giao tiếp Hiệu quả

16

Trang 22

của hoạt động giao tiếp trước sẽ làm tiền đề và góp phần điều chỉnh hoạt độnggiao tiếp sau đó.

Đề thực hiện giao tiếp, con người sử dụng nhiều phương tiện khác nhau,nhưng ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp cơ bản, cũng là phương tiệngiao tiếp có nhiều ưu thế nhất Chính vì vậy khả năng ứng dụng của giao tiếpngôn ngữ rất cao, nhất là trong lĩnh vực truyền thông

1.1.2 Giao tiếp ngôn ngữ

1.1.2.1 Khái niệm

Giao tiếp ngôn ngữ (GTNN) hay giao tiếp bằng ngôn ngữ là hình thức giaotiếp cơ bản và quan trọng nhất của xã hội loài người Nó lấy ngôn ngữ (nói và

viết) làm phương tiện Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt vừa có tính đơn

trị vừa có đa trị Đồng thời, ngôn ngữ là loại phương tiện vừa có khả năng miêu tả

đúng với hiện thực lại vừa có thể chuyển tải được chính xác ké cả những tư tưởng,tình cảm vốn rất khó xác định của con người

Mỗi tín hiệu ngôn ngữ vừa truyền tải nội dung sự vật, hiện tượng vừa có

khả năng biểu hiện các sắc thái tình cảm (yêu, ghét, hờn, giận ) của chủ thé đối

với sự vật, hiện tượng mà nó biểu hiện Và, vì là một hệ thống tín hiệu có tính xã

hội cao, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện tư duy, giao tiếp của những con người

trong cùng một thời đại mà còn ở các thời đại khác nhau, lứa tuổi và nền văn hoá

khác nhau.

Hoạt động GTNN có hai quá trình: tạo lập văn ban và lĩnh hội văn bản Vănbản (hay ngôn bản) vừa là sản phẩm vừa là phương tiện của hoạt động giao tiếp.Tác giả Pham Văn Nam (2009) đã khái quát hóa hoạt động GTNN qua so đồ:

Tao lập văn ban là hoạt động cua người phat tin Một văn ban (nói va viết)

ra đời nghĩa là một thông điệp đã được người phát « mã » hoá bằng ngôn ngữ

17

Trang 23

Lĩnh hội văn bản là hoạt động giải « mã » ngôn ngữ do người nhận tin thực hiện.

Có được tín hiệu ngôn ngữ từ người phát, người nhận phải dựa vào năng lực

ngôn ngữ cùng với thói quen giao tiếp trong một hoàn cảnh cụ thể mà chiếm lĩnhđược nội dung ý nghĩa của văn bản Hiệu quả của việc chuyền tải thông điệp phụ

thuộc chính vào năng lực « mã » hoá thông tin của người phát và giải « mã » thông tin của người nhận.

Việc lĩnh hội thông tin từ văn bản ngôn ngữ nhiều khi không giản đơn,

nhất là đối với các văn bản có nhiều tầng nghĩa, các nhân vật giao tiếp lại khác

nhau về văn hoá, đặc điểm tâm lí lứa tuổi, thói quen sử dụng ngôn ngữ v.v Chúng ta thường thay xuất hiện không ít những hiện tượng giao tiếp không hiệuquả Có nghĩa là người nói nói một đăng, người nghe nghe một nẻo; nội dungvăn bản đáng lẽ phải được hiểu thế này, nhưng lại bị hiểu theo nghĩa hoàn toàn

khác theo kiểu « ông nói gà, bà nói vịt » Điều này không chỉ có nguyên do từ

văn bản, từ việc lập « mã » và giải « mã » thông tin, mà còn do trạng thái tâm li,

sức khoẻ, khả năng chú ý, sự tương đồng về kinh nghiệm sống, về văn hoá của

các bên tham gia giao tiếp Chúng tôi khái quát hóa nguyên nhân của quá trìnhgiao tiếp không hiệu quả theo sơ đồ dưới đây:

Giao “7

Sơ đồ 1.6

18

Trang 24

Như vậy, muốn hoạt động giao tiếp ngôn ngữ có hiệu quả, các nhân vậtgiao tiếp không chỉ căn cứ vào bản thân văn bản mà còn cần chú ý đến các yếu tốkhác trong quá trình giao tiếp có anh hưởng chi phối nội dung thông điệp.

1.1.2.2 Mục đích, hiệu quả của giao tiếp ngôn ngữ

- GTNN không chỉ nhằm mục đích thông tin mà chủ yếu là tác động tớingười nhận vé tư tưởng, tình cảm và hành động:

Chức năng cơ bản của ngôn ngữ là thông báo, biểu hiện và tác động v.v

có khi thé hiện riêng rẽ, lại có khi được hoà trộn chặt chẽ trong một don vi ngônngữ Vì vậy, người nhận chỉ ở trong một ngữ cảnh cụ thể, đối mặt trực tiếp, cảmnhận được đầy đủ nét mặt, cử chỉ, giọng điệu v.v của người phát mới có thểlĩnh hội đầy đủ thông điệp mà người phát muốn gửi đến Nhiều khi ý nghĩa thông

báo của hoạt động GTNN được ẩn đi mà chỉ còn sự tác động đến người nhận về

tư tưởng, tình cảm và hành động Hành động là chức năng thông qua giao tiếp,nói đúng hơn là với mục đích thông qua các diễn ngôn mà các đối ngôn tự ràng

buộc mình và ràng buộc nhau vào một hành động nào đó Theo Đỗ Hữu Châu

(2003): « Có lẽ hành động là chức năng đầu tiên của con người đặt ra cho việcgiao tiếp bằng ngôn ngữ và bằng những phương tiện khác » [5, tr.135]

- « Mã » hoá đúng quy tắc ngôn ngữ là điều kiện cân thiết dé đạt đến mụcđích giao tiếp chứ không phải là mục đích giao tiếp:

Các đơn vị ngôn ngữ được hình thành bởi những quy tắc từ vựng, ngữ

pháp và ngữ nghĩa Hoạt động GTNN không phải nhằm mục đích chuyền tải cácquy tắc đó, trừ khi quy tắc ngôn ngữ chính là nội dung giao tiếp Một GTNN

thông thường chỉ thật sự thành công khi cả người phát và người nhận đều lĩnh

hội thông điệp theo cùng một nội dung Sử dụng đúng các quy tắc ngôn ngữchính là điều kiện căn bản dé chuyền tải đúng nội dung giao tiếp mà người phátmong muốn Ví dụ: dấu thanh trong tiếng Việt là một quy tắc, các phép hoán dụ,

an dụ v.v là những quy tắc để chuyên nghĩa của từ Nhưng người nhận tin nhiều

khi không quan tâm đến những quy tắc ấy, mà chỉ cần biết người « phát » muốnnói gì, mong muốn gì

19

Trang 25

- Hiệu qua của GTNN tỉ lệ thuận với sự hiểu biết về đối tượng giao tiếp:

Đối tượng giao tiếp trong thực tế rất đa dạng, có thể là một người hoặc nhiều

người, có người chủ động, hào hứng, có người bị động, khiên cưỡng Nếu nguoi nóiđón được thị hiếu, sở thích của người nghe thì sẽ chủ động lựa chọn được nội dung

nói, cách nói phù hợp làm cho người nghe thấy « lọt tai » hơn Hiểu biết đối tượnggiao tiếp bao gồm nhiều mặt: tâm lí lứa tuôi, giới tính, sở thích, mối quan tâm, nghềnghiệp, vị trí xã hội v.v Sự hiểu biết về đối tượng giao tiếp càng kĩ bao nhiêu thì

hiệu quả giao tiếp cũng theo đó mà tăng lên bấy nhiêu

Thực tế chứng minh rằng các đối tượng giao tiếp khác nhau sẽ quan tâmđến nội dung giao tiếp khác nhau, theo những yêu cầu, mức độ khác nhau, và họcũng đòi hỏi những cách diễn đạt khác nhau Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời

đã từng rất chú trọng đến đặc điểm này khi người nhắc nhở những người làm báophải cân nhắc kĩ Viết cho ai? Viết như thế nào?

1.1.3 Giao tiếp hội thoại trên bình diện giao tiếp ngôn ngữ

1.1.3.1 Khai niệm, phân loại

Khi bàn về hội thoại, Đỗ Hữu Châu cho rằng: Hội thoại là một hoạt động

căn ban, thường xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ Các hình thức

hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt động

căn bản này [dẫn theo 33].

Từ điển tiếng Việt (1997) định nghĩa: Hội thoại là sử dụng một ngôn ngữ

dé nói chuyện với nhau [46, tr.444]

Theo chúng tôi, hội thoại là dạng thức giao tiếp bằng khẩu ngữ (tức làdùng ngôn ngữ lời nói) giữa các nhân vật tham gia giao tiếp nhằm trao đôi thôngtin hoặc trao đôi tư tưởng, tình cảm v.v theo một mục đích xác định Trong hộithoại, ngoài ngôn ngữ là công cụ chính, các bên tham thoại còn có thể sử dụng

các phương tiện kèm ngôn ngữ như điệu bộ, cử chỉ, nét mặt v.v dé hỗ trợ.

Hiện nay có nhiều cách phân loại hội thoại, nhưng phổ biến nhất là dựavào số lượng người tham gia Theo đó, sẽ có các hình thức hội thoại giữa hai

20

Trang 26

người, hay còn gọi là song thoại (dialogue); giữa ba người, hay còn gọi la tamthoại (trilogue) và giữa nhiều người, đó là đa thoại (multilogue/ polylogue).

Căn cứ vào cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại, có hội thoại mang tính chủ động hay bị động của người nghe, hội thoại với sự cómặt hay văng mặt của người nghe (như trên phát thanh hay truyền hình), hộithoại có người điều khiến và hội thoại không có người điều khién

Dựa vào mục đích hội thoại, có hội thoại có mục đích, hội thoại không có

mục đích Hội thoại có mục đích là những cuộc hội thoại có đích được các bên

tham thoại xác định rõ ràng, ví dụ hội thoại trong các buổi thương thuyết, ngoại

giao, hội thảo khoa học, phỏng vấn v.v Hội thoại không có mục đích thường lànhững cuộc thoại mà các bên tham gia giao tiếp không xác định mục đích mộtcách rõ ràng Những cuộc trò chuyện, tan gau đều thuộc loại này

Nếu lấy tiêu chí nghi thức dé phân loại thì có hội thoại có quy thức và hội

thoại không có quy thức Hội thoại có quy thức là hội thoại mà trong đó hìnhthức t6 chức khá chặt chẽ, trang trọng theo một chương trình, kế hoạch định sẵnđến mức thành nghi thức; Còn trong cuộc nói chuyện, tâm sự, những hoạt độngđối thoại hằng ngày thường không cần một hình thức bắt buộc nào cả được gọi làhội thoại không có quy thức.

1.1.3.2 Các yếu tố của hội thoại

a Lượt lờiLượt lời do những hành động ở lời tạo nên Nó là đơn vị cơ bản nhất của hộithoại Mỗi lượt lời sẽ được xây dựng trên cơ sở lượt lời trước đó Trong giao tiếphội thoại, lượt lời được xem như một hoạt động xã hội, nó năm trong một hệ thong

thống nhất với những quy ước đối với việc giành lời, giữ lời, nhường lời (trao lời)

và đáp lời Hệ thống này thực sự cần thiết ở những thời điểm có khả năng chuyên

lời cho người khác và đó chính là cơ chế của quá trình luân phiên trao - đáp

Tổ chức các hành động ở lời trong hội thoại gồm: cặp kế cận, cặp kế cậnchém xen, sự kiện lời nói, đơn vi hội thoại.

21

Trang 27

- Cặp kế cận và cặp kế cận chêm xen:

Hành động ở lời nói ra, còn gọi là hành động dẫn nhập hay bộ phận thứ

nhất, như đã biết thường gợi ra hành động ở lời đáp lại, tức hành động hồi đáp

hay bộ phận thứ hai Hành động dẫn nhập và hành động hồi đáp thích ứng với nólập thành một cặp kế cận Căn cứ vào tính thỏa mãn đích của hành động có cặp

kế cận tích cực, là những cặp có hành động hồi đáp thỏa mãn đích của hành động

dẫn nhập (ví dụ: Q: - Di chơi di!?/A: - San sang!) va cap kế cận tiêu cực, là cặp

có hành động ở lời không thoả mãn đích của hành động dẫn nhập (ví dụ: Q: - Di

chơi di!?/ A: - Không được Tớ phải làm bài tập đã.).

Đôi khi giữa hành động dẫn nhập và hành động hồi đáp của một cặp kếcận có một hoặc một số cặp kế cận xen vào giữa và người ta gọi đó là cặp kế cậnchêm xen.

- Sự kiện lời nói:

Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về sự kiện lời nói Ở đây chúngtôi quan niệm rằng một sự kiện lời nói là một hoạt động, trong đó những ngườitham gia giao tiếp dùng những hành động ở lời tác động lẫn nhau nhăm đạt đến

một mục đích nào đây Mỗi sự kiện lời nói được tạo nên bởi một cặp thoại trung

tâm, trong cặp thoại đó đích của hành động ở lời dẫn nhập quyết định đích của

sự kiện lời nói chứa nó Tên gọi của hành động ở lời dẫn nhập của cặp thoại

trung tâm cũng là tên gọi của sự kiện lời nói đó.

Trong một sự kiện lời nói tối thiểu chỉ có một cặp kế cận Tuy nhiên, sựkiện lời nói mở rộng là sự kiện lời nói ngoài cặp trung tâm còn có những cặp làmthành phần thứ nhất và thành phần thứ hai Trong phần thứ nhất đáng chú ý làcặp tiền dẫn nhập, trong phần thứ hai là cặp kết thúc

Ở sự kiện lời nói tối thiểu, người nói đưa ngay đích của mình ra bằng hành

động dẫn nhập Nhưng do lịch sự, người nói đưa ra hành động dẫn nhập trung tâm

của mình ngay có thé làm tốn hại đến thể diện của người nhận và cũng sợ mình sẽ

bị « mat mặt » nếu bị từ chối nên thường dung những hành động tiền dan nhập hành

22

Trang 28

động trung tâm, gọi tắt là tiền dan nhập, dé thăm do phản ứng của người nhận trướckhi nói ra hành động dẫn nhập trung tâm Thông thường, có các hành động tiền dẫnnhập như: tiền - thỉnh cầu; tiền - hỏi; tiền - mời; tiền - trần thuật v.v

b Đơn vị của hội thoại

Hội thoại cũng có cấu trúc, tôn ti tương tự như một đơn vị cú pháp Cácđơn vị của cấu trúc hội thoại là: cuộc thoại; đoạn thoại; cặp thoại; tham thoại;

hành động ngôn ngữ Trong đó, cuộc thoại, đoạn thoại và cặp thoại là ba don vi

lưỡng thoại (do hai thoại nhân tạo nên do vận động trao đáp) Tham thoại (bước thoại) và hành động ngôn ngữ là đơn vi đơn thoại (do một thoại nhân tạo ra).

- Cuộc thoại (cuộc tương tac): Cuộc thoại là đơn vị lớn nhất bao trùm, tinh

từ khi các thoại nhân gặp nhau, khởi đầu nói cho đến lúc cham dứt

- Đoạn thoại: Đoạn thoại là một đoạn của cuộc thoại do một hoặc một sốcặp thoại liên kết với nhau về đề tài và về đích có tính hoàn chỉnh bộ phận đề cóthé cùng các đoạn thoại khác làm cho cuộc thoại thành công (đạt được đích)

Cũng có thể nói một đoạn thoại là một lập luận bộ phận (có kết luận tường minhhoặc hàm ẩn) góp phan vào lập luận chung của cuộc thoại Trong một cuộc thoại

có cau trúc tong quat: doan mo thoai - than thoai - kết thoại Theo đó, đoạn mở

và kết thoại có cau trúc tương đối 6n định, dé nhận ra hơn các đoạn thoại tạo nênthân thoại.

- Cặp thoại: Cặp thoại là đơn vi lưỡng thoại nhỏ nhất tạo nên đoạn thoại

và qua đoạn thoại mà góp phần tổ chức nên cuộc thoại Có các loại cặp thoại sau:

Cặp thoại tối thiểu; Cặp thoại một tham thoại; Cặp thoại chủ hướng; Cặp thoạiphụ thuộc Cặp thoại tối thiểu tương đương với sự kiện lời nói tối thiêu, tức là tối

thiểu cặp thoại phải là một cặp kế cận với hành động dẫn nhập và hành động hồiđáp Cặp thoại một tham thoại xảy ra khi người nghe thực hiện một hành độngvật lí (gật đầu, lắc đầu, xua tay ) thay cho hành động ngôn ngữ hay người nghe

im lặng, không có hành động gi cả (còn gọi là cặp thoại hang).

- Tham thoại: Tham thoại là phần đóng góp của một thoại nhân vào mộtcặp thoại Tham thoại do hành động ở lời tạo nên Về tổ chức nội tại, tham thoại

23

Trang 29

do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo nên Một tham thoại có một hành vichủ hướng (hành động quyết định đích của tham thoại, cùng với hành động chủhướng của tham thoại kia trong cặp thoại lập thành một cặp kế cận) và có thể cóhành vi phụ thuộc (làm rõ lí do hoặc bổ sung nghĩa cho hành động chủ hướng).Hành động chủ hướng của một tham thoại hoặc đòi hỏi hành động chủ hướngcủa tham thoại kia trong cặp thoại hồi đáp hoặc hồi đáp cho hành động chủhướng của tham thoại ấy Không nên đồng nhất lượt lời và tham thoại Lượt lời

có thê lớn hơn hoặc nhỏ hơn một tham thoại

c Tính chất, đặc điểm của hội thoại

Những tính chất của hội thoại, theo C Kerbat Orecchioni (1998) gồm:

- Các quy tắc hội thoại có bản chất hết sức đa dạng, khó xác định và không

thật chặt chế;

- Có những quy tắc hội thoại chung cho mọi cuộc thoại nhưng cũng có

những quy tắc riêng cho mỗi loại hình, mỗi kiểu hội thoại;

- Các quy tắc hội thoại gan rat chặt với ngữ cảnh;

- Các quy tắc hội thoại thể hiện rất khác nhau tùy theo từng xã hội và từngnền văn hóa;

- Nhìn chung, quy tắc hội thoại khá mềm déo, linh hoạt (thí dụ các quy tắc

cú pháp);

- Các quy tắc này được con người tiếp thu một cách tuần tự từ thuở nhỏ

nhưng không được truyền thụ một cách hệ thống mà phần lớn chúng được vận

dụng một cách tự phát.

Chính C K Orecchioni đã chia các quy tắc hội thoại thành mấy nhóm sau

đây: Nhóm thứ nhất gồm các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời; nhóm thứ

hai gồm các quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại; nhóm thứ ba gồm các quy

tac chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại; và nhóm cuối cùng là các quy

tắc điều hành nội dung của hội thoại (dẫn theo [4], [31])

Chúng tôi cho rằng cách phân chia đó là hợp lí và đầy đủ Tuy nhiên, để

phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, ở đây chúng tôi chỉ xin trình bày về các

24

Trang 30

nguyên tắc của hội thoại, đó là nguyên tắc cộng tác hội thoại và nguyên tắcquan yếu.

Trong quá trình giao tiếp, các bên tham gia giao tiếp phải tuân thủ một

nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc đó được gọi là nguyên tắc hợp tác hay có người gọi

là nguyên tắc cộng tác (Principe de coopération) Nguyên tắc cộng tác hội thoại doH.P Grice đề cập đến vào năm 1967 và được ông gọi là các phương châm hội thoại(Maximes conversationnelles) Các phương châm hội thoại đó bao gồm:

Phương châm về lượng

Phương châm vé chat |

| Phương cham quan hệ

Phương cham cách thức |

> Phương châm về lượng:

Phuong châm này được chia làm hai về:

Một là, hãy làm cho phần đóng góp của mình có lượng tin đúng như đòi

hỏi của đích của hội thoại.

Hai là, đừng làm cho lượng tin của mình lớn hơn yêu cầu mà nó được đòi hỏi

> Phương châm về chất:

Phương châm về chất được phát biểu tổng quát như sau: « Hãy cố ganglàm cho phần đóng góp của mình là đúng, đặc biệt là:

Thứ nhất, đừng nói điều gì mà mình tin rằng không đúng

Thứ hai, đừng nói điều gì mà mình không có đủ băng chứng »

> Phương châm quan hệ (phương châm quan yếu):

Hãy làm cho phần đóng góp của mình quan yếu (pertinent) tức có « dính

liu » đến câu chuyện đang diễn ra C K Orecchioni cho rằng, một phát ngôn cóthể quan yếu về các phương diện như: quan yếu về ngữ dụng, quan yếu về lậpluận, quan yếu về hứng thú, quan yếu về đề tài v.v

25

Trang 31

> Phương châm cách thức:

Dang tong quát của phương châm này là hãy nói cho rõ ràng, đặc biệt là:

- Một, hãy tránh lối nói tối nghĩa

- Hai, hãy tránh lỗi nói mập mờ, mơ hồ về nghĩa

- Ba, hãy nói ngắn gọn

- Bon, hay noi co trat tu

Nguyên tắc cộng tác hội thoại và phương châm của Grice đúng cho những

cuộc hội thoại chân thực nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định Mặt khác,

khi giao tiếp, ta không chỉ phải tuân thủ các phương châm hội thoại mà còn phải

năm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói ở đâu? Nói khi

s* Khái niệm một phát ngôn có tính quan yếu:

- _ Một phát ngôn có tính quan yếu là một phát ngôn có tác động đối với

ngữ cảnh.

s* Tính quan yếu của phát ngôn:

- - Một phát ngôn càng quan yếu khi nó càng làm giàu thêm hoặc làmthay đôi càng nhiêu hiệu biệt va quan nệm của người nghe.

26

Trang 32

- Tat cả các phát ngôn déu có tính quan yêu bất ké nó xuất hiện ở vị trinào trong cuộc hội thoại.

s* Cách xác định tinh quan yếu của phát ngôn:

- _ Xác định tính quan yếu của phát ngôn là nhiệm vụ của người giao tiếp.Đối chiếu với ngữ cảnh (tri thức nền), người nghe suy ra ý từ nghĩa của phátngôn và từ đó tìm ra tính quan yếu của phát ngôn tiếp nhận được

1.1.4 Giao tiếp và giao tiếp hội thoại trên truyền hình1.1.4.1 Giao tiếp trên truyền hình

Theo quan niệm của những nhà nghiên cứu báo chí, giao tiếp báo chí nóichung và giao tiếp truyền hình nói riêng là một loại hình giao tiếp mang tính nghềnghiệp nhằm trao đổi thông tin giữa nhà báo, nhà đài với mọi đối tượng trong xãhội Giao tiếp báo chí, truyền hình, vì thế đòi hỏi nhà báo, nhà đài cần có những

phẩm chat, năng lực nhất định: phâm chất chính trị (quan điểm, bản lĩnh, ý chí ),

năng lực giao tiếp, nghệ thuật nói năng, kỹ năng báo chí [dẫn theo 31]

Xét theo quan điểm của lí thuyết giao tiếp, chúng tôi cho rằng giao tiếptruyền hình là một quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ và cácphương tiện, yếu tô phụ trợ dé tạo ra các hoạt động lời nói nhằm trao đổi thôngtin giữa nhà báo, nhà dai với công chúng khán giả.

1.1.4.2 Hội thoại trên truyền hình

Như đã trình bày, hội thoại là hình thức giao tiếp hai chiều, có sự tươngtác bằng lời, hai bên tham gia luân phiên đôi vai nhau, mỗi bên vừa là người nóivừa là người nghe Đề có hội thoại, phải có hai bên tham thoại, tức là có ít nhấthai người trở lên Trong truyền hình, các cuộc hội thoại cũng không nằm ngoài

các quy tắc chung này

Tuy nhiên, xét đến cùng thì các cuộc thoại lại nhăm mục đích chuyên tảitới người xem những tư tưởng, mục tiêu (về chính trị, văn hóa, giáo dục, nhậnthức, thẩm mỹ ) của đài truyền hình, cao hơn là của giai cap cầm quyền Daycũng là chức năng báo chí của truyền hình Vì vậy, hoạt động giao tiếp hội thoại

27

Trang 33

trên truyền hình không còn chỉ « bó gọn » trong môi tương quan hai chiêu giữa hai « nhân vật » giao tiép trên truyên hình ma còn có một « nhân vật thứ ba » vô

tình tham gia vào quá trình này, đó chính là khán giả xem đài.

Sơ dé 1.8Quan sát sơ đồ 1.8 ta thay, thực chất của giao tiếp hội thoại trên truyềnhình là một giao tiếp hội thoại « tay ba », ở đó « nhân vật thứ ba » là khan giakhông hề xuất hiện trực tiếp và trực diện trong cuộc thoại nhưng lại là « nhân

vật » tham gia tích cực nhất và có ảnh hưởng nhất, chỉ phối mọi hoạt động của

quá trình giao tiếp hội thoại trên truyền hình

1.1.4.3 Các nhân tô giao tiếp hội thoại trên truyền hình

Đỗ Hữu Chau (2003) cho rằng: « Giao tiếp bang ngôn ngữ là hoạt động

diễn ra khi có ít nhất hai người sử dụng một ngôn ngữ tự nhiên để tác động lẫnnhau Các câu hỏi: Ai nói với ai? Ai nói và nói cho ai? Anh nghĩ tôi là ai dé có

thê nói với tôi như vậy? đề cập đến các nhân tố tham gia vào một hoạt động giao

tiếp Các nhân tố giao tiếp là ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn »[5, tr.96] Điềunày cũng đúng với cả giao tiếp hội thoại trên truyền hình

a Ngữ cảnh và hoàn cảnh giao tiếp hội thoại trên truyền hình

1 Ngữ cảnh

Ngay từ năm 1937 B Malinnowski bàn về sự lưỡng giao trong ngôn ngữhọc hiện đại đã việt: « Nêu như chức năng sớm nhât, cơ ban nhât của ngôn ngữ

28

Trang 34

là chức năng ngữ dụng - tức là chức năng điều khiển (direct), kiểm soát (control)

và liên kết hoạt động của con người - thì hiển nhiên không một sự nghiên cứu

ngôn ngữ nao tách khỏi ngữ cảnh (context of situation) lại được xem là một

nghiên cứu hợp lí » [dẫn theo 4, tr.§].

Như vậy, khi nói đến giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp trên truyền hình không

thê không dé cập đến khái niệm ngữ cảnh Khái niệm ngữ cảnh được hiểu không

đồng nhất ở các tác giả khác nhau

Từ điển tiếng Việt (1997) định nghĩa: « Ngữ cảnh: Tổng thé nói chungnhững đơn vị đứng trước và đứng sau một đơn vị ngôn ngữ đang xét, quy định ýnghĩa và giá trị cụ thể của đơn vị đó trong chuỗi lời nói »

Theo từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (2003) thì: « Bối cảnhngôn ngữ học gồm một đoạn trích của văn bản trong đó có mặt dé phân tích, cần

và đủ để xác định ý nghĩa của đơn vị này; còn gọi là văn cảnh Nói cách khác,

ngữ cảnh là một trích đoạn văn bản có chứa đơn vị được xác định dé phân tích;

là điều kiện, đặc điểm sử dụng của một ngôn ngữ trong lời nói »

Các định nghĩa trên đây là cách quan niệm ngữ cảnh trong phạm vi hẹp,

ngữ cảnh ở đây đồng nghĩa với chu cảnh ngôn ngữ

Tran Thị Thìn cho rằng: Ngữ cảnh (context) hiểu theo nghĩa rộng gồm: 1/Bối cảnh không gian, thời gian; 2/ Quan hệ giữa các chủ thé đối thoại, trang tháitâm lí của họ, những tri thức bách khoa của chu thể đối thoại; 3/ Lời nói trước và

sau lời xem xét [dẫn theo 33].

Trong một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài, các nhà nghiên cứu chorằng ngữ cảnh là hiện tượng có quan hệ đến quá trình giao tiếp của lời nói.Chang hạn như trong tác phẩm « Language and Context: A Functional linguistic

Trang 35

định ngữ cảnh là tat cả các điều kiện nằm trong và cả nằm ngoài ngôn ngữ chophép tiếp nhận, cho phép hiểu một phát ngôn cụ thể trong bối cảnh giao tiếp cụ

thể Theo Helen, ngữ nghĩa của văn bản được xác định, được tạo nên bởi ngữ

cảnh; nghĩa thật - nghĩa thực tế (Actual - Occurrence Meaning), nghĩa thôngdụng (Use - Meaning), nghĩa văn bản (Text Meaning) đều xác định chỉ ở trongngữ cảnh Tác giả đã tông kết lại 3 mức độ ngữ cảnh, đó là ngữ cảnh văn hoá(Context of Culture), ngữ cảnh tình huống (Context of Situation) và ngữ cảnh

văn bản (Textual Context) Ngữ cảnh văn bản lại bao gồm hai tiểu loại, đó là ngữ

cảnh liên văn ban và ngữ cảnh trong văn bản [xem thêm Helen L.T., 1995].

Chúng tôi cho rằng cách phân chia như thế là hợp lí và đầy đủ Tuy nhiên,theo một cách tiếp cận khác, một số nhà nghiên cứu cho rằng ngữ cảnh có quan

hệ với các đơn vị ngôn ngữ hay nói khác, nó cần có quy ước chung của ngôn ngữ

giao tiếp Và nó là toàn bộ các điều kiện quy định nội dung đúng và thích hợpcủa các đơn vị ngôn ngữ Đó có thé là đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ hoặc có

thê là một mảng hiện thực khách quan cho phép truyền đạt những thông tin ngoàingôn ngữ Trong một số trường hợp ngữ cảnh là tri thức chung của những ngườitham gia đối thoại, nó cho phép họ hiểu đúng những phát ngôn được diễn đạt

Trên cơ sở cách hiểu như vậy, ngữ cảnh sẽ được phân chia thành 4 loại, đó

là: 1/ Ngôn cảnh (có người gọi là ngữ cảnh hẹp) là ngữ cảnh gắn chặt với quátrình hội thoại Ngôn cảnh là điều kiện trước và sau phát ngôn dé hiểu cho đúngnghĩa của từ hay phát ngôn cụ thé Trong giao tiếp hội thoại ngôn cảnh luôn tồntại trên chuỗi các âm thanh của lời nói; 2/ Bối cảnh (hay ngữ cảnh rộng, cảnhhuống giao tiếp, tình huống giao tiếp) là một mảng hiện thực khách quan tạođiều kiện cho việc xuất hiện phát ngôn và cho phép xác định ý nghĩa của chúng

Nói khác đi, đó chính là khoảng không gian, thời gian bên ngoài cho phép một

câu nói hay một phát ngôn trở thành hiện thực; 3/ Ngữ cảnh tri thức là những trithức, những thói quen, tập tục văn hóa trong một phạm vi, chừng mực nhất địnhcho phép những người tham gia đối thoại hiểu được đúng phát ngôn; 4/ Ngữ

30

Trang 36

cảnh văn hóa là ngữ cảnh thể hiện nét khu biệt trong một ngôn ngữ cụ thé về vănhóa, bởi mỗi quốc gia, dân tộc có những nét văn hóa riêng và chỉ có thể hiểuđược một phát ngôn khi đặt nó vào chính văn hóa của nó Trong giao tiếp khâu

ngữ, yếu tố ngữ cảnh nói chung và ngữ cảnh văn hóa nói riêng phải được xem

xét một cách nghiêm túc, thận trọng và toàn diện Và, chỉ có trong ngữ cảnh phát

ngôn (nói hoặc viết) mới « sống đúng bản chất của nó » và nếu tách chúng ra

khỏi môi trường sống đó, tất nhiên chúng sẽ gây khó khăn không nhỏ cho việc

hiểu đúng nghĩa của chúng Đây là đặc điểm hết sức quan trọng trong giao tiếp

xã hội nói chung và giao tiếp phỏng vấn truyền hình nói riêng Vì rằng, ngữ cảnhnày liên quan đến tiền giả định (présupposition) hoặc kiến thức nền, không cóđiều này sẽ không hiểu thấu các phát ngôn hỏi - đáp

2 Hoàn cảnh

Bên cạnh yếu tố ngữ cảnh như đã xem xét ở trên, giao tiếp hội thoại trong

phỏng van truyền hình còn phải quan tâm đến một yếu tố khác nữa, đó là hoàncảnh giao tiếp Có hai loại hoàn cảnh giao tiếp trên truyền hình là hoàn cảnh giaotiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp

Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên, xã hội, lịch

sử v.v mà cuộc giao tiếp diễn ra Giao tiếp trên truyền hình liên quan chặt chẽ

đến loại hoàn cảnh này Khi trao đôi, thông tin về một van đề chính trị, kinh tế, xã

hội, đối ngoại v.v như chương trình « Thời sự », « Bình luận quốc tế », « Hành

trình văn hóa », « Đường lên đỉnh Olympia » v.v người nói của đài va người

được mời tham dự chương trình cần phải có phông kiến thức rộng và sâu về lĩnhvực được chọn làm chủ đề, đề tài

Cùng với hoàn cảnh giao tiếp rộng cần có, cuộc giao tiếp trên truyền hình

còn gắn liền với ngữ huống - hoàn cảnh giao tiếp hẹp Đó là khung cảnh xã hội,tâm lí, môi trường không gian, thời gian diễn ra cuộc giao tiếp Giao tiếp trêntruyền hình thường diễn ra trong trường quay, hội trường, hiện trường v.v vớikhông gian rộng, hẹp và thời gian đài, ngắn khác nhau Tham gia cùng các nhânvật còn có các yêu tô khác chi phối cuộc giao tiếp như máy ghi hình, màn hình,

31

Trang 37

micro, ánh sáng, phông nền và sự bài trí ở trường quay, những người thực hiệnchương trình (đạo diễn, tổ chức sản xuất, quay phim v.v ), người xem trực tiếp

tại chỗ (trong trường quay hoặc ngoài hiện trường) và đông đảo khán giả xem

đài qua máy thu hình Môi trường giao tiếp này tác động va chi phối rất mạnh

đến các bên tham gia giao tiếp

b Nhân vật giao tiếp hội thoại trên truyền hình

Tham gia vào quá trình giao tiếp hội thoại, ngoài yếu tố ngữ cảnh và hoàncảnh, nhân vật hội thoại đóng một vai trò quan trọng không thé thiếu được Nhân

vật hội thoại vừa đóng vai trò là chủ thé đánh giá chủ quan những hành vi giao tiếp

cụ thé dé từ đó chọn ra những phương tiện ngôn ngữ tương ứng, vừa là chủ thé chủđộng gây nên hoặc tiếp nhận hành vi giao tiếp với những thái độ khác nhau

Như đã trình bày, trong giao tiếp hội thoại, nếu A giữ vai ngôi thứ nhất, B

ở ngôi thứ hai thì đến lượt tiếp theo, B lại giữ ngôi thứ nhất và A giữ ngôi thứ

hai Và, trong quá trình vận động trao - đáp ấy, các nhân vật giao tiếp tác độngqua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, từ đó tác động đến hành động của nhau

Sự tác động này biểu hiện trước hết qua các từ xưng hô, thay từ xưng hô vả sau

đó là cách hiểu về nội dung thông tin do mỗi bên cung cấp dẫn đến sự điều chỉnhthích hợp theo hướng hiểu biết lẫn nhau, biết ơn, bực tức hay nghi ngờ v.v Đồng thời, mỗi nhân vật khi tham gia vào quá trình giao tiếp hội thoại cần phải

có sự nắm bắt thông tin về người kia như nghề nghiệp, tuổi tác, quan hệ xã hội,

gia đình v.v dé tránh rơi vào tinh trạng lung túng, khó xử Điều này còn đặc biệtquan trọng khi đó là phỏng vấn truyền hình Bởi, trong truyền hình, ngoài « bên

phát » và « bên nhận » trực tiếp xuất hiện trên man hình mà chúng ta nhìn thấy,

nghe thay ho « nói chuyện » theo kiểu « mat đối mat » như những cuộc trao đôi,

tiếp xúc hang, còn có các bên phát và bên nhận khác nữa Đó là chủ thé phát và

chủ thể nhận và kèm theo đó là thé phát và thê nhận Những người này có thé là

người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc thoại và đồng thời cũng chính là

những người có tác động mạnh đên nội dung của cuộc phỏng vân Chúng tôi sẽ

32

Trang 38

phân tích kỹ hon van dé này khi đề cập đến những yếu tô ngoài ngôn ngữ ảnh

hưởng đến cuộc phỏng van trong phần chương II

c Nội dung, đề tài cuộc giao tiếp hội thoại trên truyền hình

Đó là những chủ trương, chính sách, pháp luật, tin tức, sự kiện, vấn đề, tưtưởng, tình cảm v.v mà người của đài và khách mời, công chúng nêu ra dé traođôi với nhau Và, nó là « một mảng hiện thực ngoai diễn ngôn được các nhânvật giao tiếp (người nói, người nghe: SP, SP;) thỏa thuận lấy làm đối tượng

để trao đổi trong cuộc giao tiếp đó » [dẫn theo 31] Nói một cách cụ thé hơn, đó

là các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới, trong nước, ở phạm vi mộtđịa phương, một ngành, một đơn vị, một nhóm người.

d Phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữNhững người tham gia giao tiếp trên truyền hình dùng ngôn ngữ lời nóilàm phương tiện chủ yếu dé trao đổi thông tin, tình cảm với nhau Bên cạnh đócòn có các yếu tố khác như hình ảnh, chữ viết, thái độ, cử chỉ v.v Toàn bộ hệthống tín hiệu này tác động qua lại giữa người nói - người nghe bằng đường kênhthính giác và thị giác Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập một cách rõ néthơn ở mục 1.3.4.

1.1.4.4 Quan hệ liên nhân (interpersonal relation) trong giao tiếp hộithoại trên truyền hình

Vận động giao tiếp của ngôn ngữ thường bao gồm: sự trao lời, sự đáp lời

và sự tương tác Quan hệ tương tác là quan hệ giữa các đối ngôn chỉ xuất hiệntrong cuộc giao tiếp Giữa con người trong xã hội còn có những quan hệ xã hội

Đỗ Hữu Châu cho rằng: Khi tham gia giao tiếp những quan hệ xã hội này cũng

chi phối giao tiếp cả về nội dung, cả về hình thức và chuyển thành quan hệ liên

cá nhân (quan hệ liên nhân) trong giao tiếp [5, tr.104]

Như vậy, trong giao tiếp không phải những người tham gia giao tiếp muốnnói gì thì nói Trong phỏng vấn truyền hình cũng vậy, nhân vật giao tiếp nói gì

và nói như thế nào là tùy thuộc vào quan hệ xã hội của họ Và mỗi tương tác

33

Trang 39

ngôn ngữ ở đây nhất thiết phải là một tương tác xã hội Đó cũng chính là sựtương tác trong quan hệ xưng hô.

Căn cứ vào những nhân tố liên quan đến khoảng cách xã hội và mức độ gan

bó giữa những nhân vật giao tiếp, quan hệ liên nhân được xét trên hai trục dọc và

ngang Quan hệ trục dọc (hay còn gọi là quan hệ trục tung, quan hệ vi thé) Day là

truc quan hé t6n ti x4 hdi, tao thanh cac vi thé trên dưới, xếp thành các tầng bậctrên một trục dọc, còn được gọi là trục quyền lực do địa vị xã hội, tuôi tác, học

thức v.v khác nhau quyết định Có thé nói, vai giao tiếp là cơ sở mà các nhân vật

tham gia hội thoại dựa vào để tổ chức và biểu hiện vị thế xã hội của mình tronggiao tiếp Vị thé xã hội có thể phụ thuộc vào giới tính và tuổi tác Dựa vào tuổi tácthì những người nhiều tuổi hơn ở bậc trên và những người ít tuổi hơn sẽ ở bậcdưới Trong tiếng Việt các cặp xưng hô như « ông - cháu », « chú - cháu », « anh -

em » v.v phản ánh sự khác biệt về tuổi tác của các nhân vật giao tiếp Ngoài ra,

dé đánh dấu khoảng cách xã hội người ta còn dùng hình thức hô gọi gồm cả chức

vụ lẫn họ tên Quan hệ vị thế là quan hệ phi đối xứng, có nghĩa là giữa hai đốingôn đã có qua hệ vị thế xã hội như thế nào thì quan hệ ấy vẫn không thay đổitrong suốt diễn tiễn của quá trình giao tiếp

Quan hệ trục ngang hay còn gọi là trục thân cận (Solidarity), trục khoảng cách (Distance) Trục này được đặc trưng bởi hai cực thân tình và xa lạ Thân tình(hay thân hữu) là trục đối xứng, nghĩa là trong quá trình giao tiếp, hai bên thamgia đối thoại xích lại gần nhau hoặc là ngược lại Qua « thương lượng », các nhânvật giao tiếp có thé làm cho khoảng cách giữa họ thay đổi, hoặc theo hướng tíchcực là gần nhau thêm hoặc theo hướng tiêu cực là xa nhau ra Hay nói khác di,quan hệ thân cận là quan hệ đối xứng, nghĩa là có thé thay đôi « mức độ thân cận »theo hướng hoặc cùng dãn khoảng cách ra hoặc cùng thu hẹp khoảng cách lại.

Quan hệ tương tác còn có một biểu hiện nữa mà Đỗ Hữu Châu cho rằng

đó là quan hệ vị thế giao tiếp Theo đó, vị thế giao tiếp là nói đến tác động khởiphát, duy trì, chuyên hướng đề tài, phân phát lượt lời v.v của các đối ngôn trong

34

Trang 40

giao tiếp Điều này là hết sức quan trọng đối với phỏng vấn truyền hình Bởi vì,một vị Bộ trưởng hay Thứ trưởng của một Bộ sẽ chỉ là người có vị thế giao tiếpmạnh khi mà họ điều hành một cuộc hop tại cơ quan, đơn vi của họ mà thôi Conkhi vị Thứ/Bộ trưởng đó tham gia vào một cuộc phỏng van trên báo, đài thi vaigiao tiếp mạnh lại thuộc về phóng viên của báo, dai.

1.2 Hành động ngôn từJ.L Austin (1962), người đã khởi xướng ra lí thuyết hành vi ngôn ngữ, chorằng khi nói năng là hành động (How to do things with words - Quand dire c’estfaire) Chúng ta « làm gi » bằng các câu nói? Hình thức của các phát ngôn là gì?v.v Hay nói khác đi, một lời nói bao giờ cũng được và phải được thực hiện thông qua các hành động ngôn từ (hành động nói).

Hiện nay, lí thuyết về « hành động ngôn từ »”” được nói đến nhiều trong

các công trình nghiên cứu dụng học giao tiếp và nhiều nhà nghiên cứu lay đó làm

cơ sở, phương pháp luận cho việc nghiên cứu hội thoại.

Một thực tế không thể phủ nhận đó là cho dù đứng trên địa hat nao dénghiên cứu ngôn ngữ ma ở đây là ngôn ngữ lời nói và hoạt động cua chúng thikhông thé không nói tới van đề hành động ngôn từ

1.2.1 Về hành động ngôn từHành động là chức năng thông qua giao tiếp mà chúng ta thúc đây nhauhành động Không chỉ người nghe mới hành động mà người nói cũng phải hànhđộng dưới sự thúc day của lời nói trong giao tiếp [4, tr.36]

Theo đó, khi nói năng, chúng ta thực hiện những hành động như chúng tathực hiện những hành động vật lí khác: Hỏi, sai khiến, cầu xin, hứa hẹn, cám ơn,xin lỗi v.v là những hành động như đi, chạy, đóng cuốn vở v.v

Như vậy, trong giao tiếp, mỗi câu nói, mỗi phát ngôn không chỉ là một bảnthông báo mang thông tin mà còn là một hành động được xác định bởi những đặc

tính nào đó Nó có lí do, có hướng đích và được thực hiện trong những tình huống

? Nguyên gốc tiếng Anh là « Speech Act » và trong tiếng Pháp là « Acte de Parole »

35

Ngày đăng: 21/06/2024, 02:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN