1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích so sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong UNCAC và trong Luật PCTN 2018 của Việt Nam. Đánh giá về tính tương thích

11 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích so sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong UNCAC và trong Luật PCTN 2018 của Việt Nam. Đánh giá về tính tương thích
Tác giả Nguyễn Thị Nhàn
Người hướng dẫn PGS. TS. Vũ Công Giao
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận và pháp luật về phòng chống tham nhũng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 802,52 KB

Nội dung

Như vậy, “Phòng chống tham ngừa tham nhũng được hiểu là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhận trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

- -

BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔN

Lý luận và pháp luật về phòng chống tham nhũng

ĐỀ BÀI:

Phân tích so sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong UNCAC và trong

Luật PCTN 2018 của Việt Nam Đánh giá về tính tương thích

Giảng viên giảng dạy:

PGS TS Vũ Công Giao

Thực hiện:

Tên sinh viên: Nguyễn Thị Nhàn

Mã sinh viên: 18061021

Hà Nội, 2021

Trang 2

Đề bài: Phân tích so sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong UNCAC

và trong Luật PCTN 2018 của Việt Nam Đánh giá về tính tương thích

Bài làm:

1 Tham nhũng, các cách hiểu khác nhau về tham nhũng

Thuật ngữ “Tham nhũng” (corruption) là một thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu, nó không phải là thuật ngữ mới tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa chính thức về thuật ngữ này

Theo Tổ chức minh bạch thế giới (Transparency International), tham nhũng được định nghĩa là “sự lạm dụng quyền lực được giao để tư lợi” (the abuse of entrusted power for private gain)1 Với cách hiểu này, tham nhũng được hiểu theo

3 yếu tố cơ bản: Khu vực nhà nước và khu vực tư nhân; Lạm dụng quyền lực; Lợi ích Có thể xem cách hiểu là một cách hiểu khá toàn diện và rộng khi phạm vi tham những không chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực nhà nước(khu vực công) mà đã

mở rộng ra cả khu vực tư nhân – khu vực mà theo các cách hiểu khác nó không được đề cập đến Một định nghĩa về tham nhũng mà riêng cá nhân người viết thấy

nó cô đọng, súc tích và bao hàm được tất cả nội dung mà thuật ngữ “tham nhũng” chứ đựng

Qua quá trình học hỏi và nghiên cứu các nhà lập pháp Việt Nam cũng có đưa ra định nghĩa về tham nhũng và được quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật phòng chống tham nhũng 2018

“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.”

Có thể thấy định nghĩa về tham nhũng trong luật Việt Nam là một định nghĩa hẹp, nó không bao hàm khái niệm tham nhũng trong khu vực tư nhân khi luật có quy định thêm về Khoản 2, Điều 3 “Người có chức vụ quyền hạn” để giải thích them cho quy định về tam nhũng vừa được nêu ra ở trên Cụ thể thì người có chức

vụ quyền hạn ở trong luật này chỉ là những người làm việc trong khu vực hành chính công Điều này đã thu hẹp phạm vi cuả thuật ngữ “tham nhũng” Dù là hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì thuật ngữ tham nhũng vẫn được dung để chỉ những hành vi lợi dụng quyền lực cá nhân để trục lợi cho cá nhân mình Chính những hành vi như vậy đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến đại đa số bộ phận

1

Xem: What is corruption?, An- ti corruption resource Center

Trang 3

những người trong cùng môi trường làm việc, ảnh hưởng đến sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế đất nước Điều đó đặt ra yêu cầu cần phải có những biện pháp để phòng ngừa và đấu tranh với tệ nạn tham nhũng, hạn chế đến mức thấp nhất và triệt để nhất sự xuất hiện của nạn tham nhũng trong khu vực hành chính công góp phần đưa nền kinh tế đất nước phát triển vững mạnh và ngày càng đi lên

2 Phòng ngừa tham nhũng và ý nghĩa của việc phòng ngừa tham nhũng

Nhận diện được các hành vi tham nhũng và hiểu được hậu quả khôn lường có thể xảy ra khi các hành vi tham nhũng đó được thực hiện chúng ta cần có những biện pháp để phòng ngừa và từng bước ngăn chặn, kiềm chế và xa hơn nữa là đẩy lùi tệ nạn này không còn xuất hiện trên đất nước Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới Vậy phòng ngừa tham nhũng là gì? Giống như định nghĩa về “tham nhũng” không có một định nghĩa cụ thể nào về “phòng ngừa tham nhũng” Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản và dễ dàng phòng ngừa tham nhũng

là những động thái nhằm phòng trước những hành vi được dự liệu là có thể xảy ra gây ảnh hưởng xấu đến đời sống vaatjc hất tinh thần hoặc bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào khác hoặc những động thái khi mà các hành vi tiêu cực đó xảy ra thì sẽ có biện pháp xử lý như thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các hành

vi tham nhũng

Việc phòng ngừa tham nhũng trong khu vực hành chính công gắn liền với các quy định chặt chẽ của cơ quan chức trách, nhà nước và của mỗi cá nhân có thẩm quyền thuộc cơ quan nhà nước đó Phòng ngừa tham nhũng cũng luôn luôn đi kèm với việc phát hiện và xửa lý nhanh chóng, kịp thời các hành vi phạm tội để công tác phòng ngừa đạt được hiệu quả cao và là động lực để đi đến việc xóa bỏ triệt để các hành vi tham nhũng diễn ra trong khu vực hành chính công hiện nay

Như vậy, “Phòng chống tham ngừa tham nhũng được hiểu là việc các cơ quan,

tổ chức, cá nhận trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng theo quy

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tham ô là trộm cướp…Tham ô, lãng phí và bệnh quan lieu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, của Chính phủ Kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang sung mà nó nằm trong tổ chức của ta để làm hỏng công việc của ta Tham ô, lãng phí, quan lieu là một thứ “giặc ở

2

Xem: Trần Văn Tĩnh, Luận án tiến sĩ, Phòng chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng cộng sản Việt Nam, Trang 41

Trang 4

trong lòng”3

đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhậnđịnh, giạc tham nhũng là một loại “giặc ở trong lòng”, loại giặc này rất khó để phát hiện và gây ra hậu quả nặng

nề cho cả nền chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước vì vậy mà cần phải đấu tranh

để xây dựng một đất nước phát triển vũng mạnh, văn minh và phát triển để sánh vai cùng với cường quốc năm châu Nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước ta

đã ra sức đề xuất và xây dựng nhiều biện pháp để ngăn ngừa hành vi tham nhũng xảy ra Việc phòng ngừa những hành vi này có vai trò qua trọng, là chặng đường đầu trong cả hành trình đấu tranh cho sự liêm chính, nếu thực hiện được công việc này việc đấu tranh chống tham nhũng sẽ trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn nhiều so với việc để cho hành vi tham nhũng diễn ra rồi mới tìm cahcs giải quyết hậu quả để lại của nó, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những tổn hại về mặt chính trị, văn hóa đặc biệt là về mặt kinh tế -lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng nhất

3 Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong UNCAC, đối chiếu với các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong Luật PCTN Việt Nam

Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) là văn kiện quốc

tế đầu tiên về chống tham nhũng có hiệu lực rằng buộc về mặt pháp lý trên phạm vi toàn cầu, đánh dấu một bước phát triển về nhận thức trong công cuộc phòng và chống các hành vi tham nhũng giữa các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới Theo đó công ước có thể hiện nhiều nội dung quan trọng liên quan đến phóng và chống tham nhũng trong đó có nội dung về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Cụ thể, các biện pháp phòng ngừa thamx được đề cập tại chương 2 của Công ước của Liên Hợp Quốc về phòng ngừa tham nhũng, với các nội dung chủ yếu: Cơ quan phòng, chống tham nhũng; khu vực công; quy tắc ứng xử của công chức; báo cáo công khai; khu vực tư; mua sắm tài sản công; quản lý tài chính công; sự tham gia của xã hội; các biện pháp liên quan đến truy tố và xét xử Tất cả những nội dung được đề cập ở chương 2 UNCAC hầu hết đều có những điểm tương đồng so với những quy định về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được quy định trong Luật phòng chống tham nhũng 2018 của Việt Nam Cụ thể thì Luật PCTN 2018 của Việt Nam có những quy định về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng tại chương 2 –Phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị như: Công khai, minh bạch hóa hoạt động của bộ máy nhà nước; Xây dựng, hoàn thiện và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; Quy tắc ứng xử của cán

bộ, công chức; Việc tặng quà và nhận quà tặng; Chuyển đổi vị trí công tác của cán

3

Xem: Hồ Chí Minh toàn tập, Đạo đức cách mạng (Tháng 12/1958), Tập 9, NXB CTQG H.1995, Tr.291

Trang 5

bộ, công chức, viên chức; Minh bạch tài sản của cán bộ, công chức; Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng

Để có thể đánh giá khách quan và chính xác nhất sự tương thích về các biện pháp phòng chống tham nhũng trong UNCAC và trong Luật PCTN Việt Nam năm

2018 chúng ta cần có cái nhìn cụ thể và có những phân tích đánh giá các biện pháp được đề ra một cách chi tiết nhất Cụ thể:

Thứ nhất, Cơ quan phòng, chống tham nhũng:

Để có thể chống lại các biểu hiện, các hành vi tiêu cực trong cơ quan, tổ chức bộ máy nhà nước (gọi chung là khu vực hành chính công) việc thành lập các cơ quan chuyên trách về phòng, chống các hành vi tham nhũng là một vấn đề cần được quan tâm Nhận thức được điều đó, tại Công ước về phòng ngừa tham nhũng Liên hiệp quốc đã có những quy định tại Điều 6 và Điều 36 Công ước về quy định thành lập cơ quan hoặc lực lượng phòng, chống tham nhũng chuyên trách nhằm thực thi, giám sát và phối hợp việc thi hành các chính sách và hành động chống tham nhũng Một yêu cầu đặt ra cho các quốc gia khi thực hiện thành lập các cơ quan hoặc lực lượng chuyên trách đó là cần phải đảm bảo sự độc lập cho các cơ quan đó trong việc cung cấp phương tiện vật chất, đội ngũ cán bộ chuyên trách và có những chương trình đào tạo bài bản đội ngũ cán bộ này để họ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình

Về biện pháp này, trong Luật PCTN 2018 của Việt Nam cũng đã có những quy định cụ thể tương tự như xây dựng, ban hành và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Thực hiện Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn…những nội dung này là tiền đề cho việc xây dựng hoặc hướng tới xây dựng cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay Về quy định phòng ngừa tham nhũng thông qua việc xây dựng, ban hành và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ Luật PCTN 2018 đã quy định cơ quan nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm xây dựng, ban hành, công khai quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ; thực hiện và công khai kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị

sự nghiệp công lập và các tổ chức, đơn vị khác có sử dụng tài chính công, hướng dẫn áp dụng hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành, công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong tổ chức, đơn vị mình, thực hiện và công khai kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ

đó Cơ quan, tổ chức, đơn vị không được ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ trái pháp luật Về quy định thực hiện Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền

Trang 6

hạn, Luật quy định người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng

xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ

Như vậy, cách tiếp cận biện pháp phòng ngừa tham nhũng thông qua việc thành lập các cơ quan chuyên trách của UNCAC đã được Việt Nam tiếp nhận và từng bước xây dựng một nền móng vững chắc để thành lập nên các cơ quan chuyên trách về phòng ngừa tham nhũng hiệu quả Nhìn về thực tiễn Việt Nam hiện nay, mặc dù đã có những tiếp nhận và thay đổi đáng kể trong chiến dịch phòng ngừa tham nhũng nhưng nhìn chung mô hình cơ quan quan phòng ngừa tham nhũng hiện nay ở Việt Nam vẫn là “mô hình đa cơ quan”4 như Cục Chống tham nhũng trực thuộc Thanh tra Chính phủ, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng Chính vì

mô hình đa cơ quan như vậy đã mang lại một hiệu ứng ngược rằng cơ quan nào sẽ

là cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm chính khi có bất kỳ sai sót hay bất cập xảy ra

Thứ hai, Phòng, chống tham nhũng ở khu vực công:

Với biện pháp được UNCAC đề ra này các quốc gia thành viên cần nỗi lực ban hành, duy trì và củng cố chính sách nhằm tăng cường tính minh bạch, hiệu quả hoạt động của khu vực công với các quy định liên quan đến tổ chức đội ngũ, quy tắc ứng xử, mua sắm tài sản công hoặc các vấn đề liên quan đến tài chính công…Tiếp nhận những biện pháp tích cực từ UNCAC, Luật PCTN 2018 của Việt Nam cũng có các quy định về việc thực hiện công khai, minh bạch để phòng ngừa tham nhũng với các quy định về nội dung và thủ tục hành chính để giải quyết các nội dung cần công khai, minh bạch bao gồm: Việc thực hiện chính sách, pháp luật; Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp lý khác…các nội dung trên được thực hiện với nhiều cách thức khác nhau Ngoài ra, Luật PCTN 2018 còn quy định về trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người được phân công, người được

ủy quyền hợp pháp để thực hiện trách nhiệm gải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó Như vậy, chỉ với một nguyên tắc “công khai, minh bạch” trong luật Việt Nam đã thể hiện được mức độ học tập của các nhà lập pháp nước ta khi tiếp cận các biện

4

Xem: http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207291

Trang 7

pháp phòng ngừa tham nhũng của UNCAC một cách hiệu quả cả về quy tắc ứng

xử của công chức; mua sắm công và quản lý tài sản công; báo cáo công khai Đây chính là những biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả mà các quốc gia cần áp dụng để kiểm soát tốt nhất và hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi hoặc biểu hiện tham nhũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhà nước pháp quyền và cả nền knh tế, chính trị, văn hóa

Thứ 3, Các biện pháp liên quan đến truy tố và xét xử:

Việc đảm bảo sự độc lập trong hoạt động xét xử cũng là một phần nội dung cơ bản và trọng yếu của hoạt động phòng và chống tham nhũng Điều 11 Công ước quy định các quốc gia cần áp dụng các biện pháp tăng cường tính liên khiết và phòng ngừa cơ hội tham nhũng đến với cán bộ tòa án, trong đó có việc ban hành các bộ quy tắc nghề nghiệp Đây là một trong những biện pháp có tác dụng tăng cường tính liêm khiết, chính trực và cần được áp dụng rộng rãi trong hệ thống các

cơ quan công quyền

Đối chiếu với Luật PCTN 2018 những quy định về bộ quy tắc ứng xử đã được quy định tại Mục 3, Chương II về việc thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức

vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị với các quy định cụ thể như: kiểm soát xung đột lợi ích; tặng quà và nhận quà tặng; thẩm quyền ban hành quy tắc ứng

xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn…Đây chính là những quy định mang tính chất nền tảng góp phần xây dựng lối làm việc và hình thành tư cách đạo đức tốt cho những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước, tránh để họ rơi vào những biểu hiện suy thoái về mặt đạo đức, lối sống và tác phong làm việc Trên thực tế, ở Việt Nam đối với những cán bộ, công chức làm trong một số ngành nghề đặc biệt đã có những bộ quy tắc nghề nghiệp dành riêng cho họ như: Bộ quy tắc đạo đức và nghề nghiệp của Bác sĩ, Luật sư, cán bộ tòa án…

Thứ 4, Sự tham gia của xã hội:

Một đất nước phát triển vững mạnh đi lên không chỉ nhờ vào những yếu tố đơn

lẻ, tách rời nahu mà nó cần đến sự gắn kết để cùng nhau đi lên và trong đấu tranh phòng và chống tham nhũng cũng vậy Hiệu quả của công tác phòng ngừa tham nhũng sẽ phát huy tối đa hiệu suất của nó khi có sự tham gia đấu tranh của toàn xã hội vì vậy mà ngay trong Công ước về phòng chống tham nhũng của Liên hiệp quốc đã quy định (Điều 13) các quốc gia thành viên cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức của công chứng về sự tồn tại, nguyên nhân, tính chất nghiêm trọng của tham nhũng, từ đó thức đẩy sự tham gia

Trang 8

tích cực, chủ động của các cá nhân và tổ chức ngoài khu vực công như các tổ chức phi chính phủ, các cộng đồng, công chúng và bộ phận thông tin đại chúng vào công tác phòng chống tham nhũng

Về vấn đề này, trong Luật PCTN 2018 của Việt Nam đã được tách ra một chương khác (chương 5), mà không nằm bao hàm trong chương 2, điều đó đã thể hiện được sự đánh giá cao vai trò của xã hội vào việc phòng nghừa tham nhũng ở nước ta hiện nay Sự tham gia của xã hội được tách hẳn ra làm một chương riêng biệt đó là chương 5 với tên gọi “Trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng” Theo luật định, sự tham gia của xã hội ở đây bao gồm sự tham gia của: Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận; Cơ quan báo chí, nhà báo; Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề; Công dân, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng…Với sự tham gia đông đảo của hệ thống lực lượng từ đa dạng các nghành nghề và lĩnh vực được đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu và mang lại những kết quả khả quan nhất

Thứ năm, Các biện pháp chống rửa tiền:

Có thể coi hành vi rửa tiền là một hành vi cấp cao của hành vi tham nhũng, việc thực hiện các hành vi này để lại nhiều tổn hại to lớn cho nền kinh tế của các quốc gia vì vậy mà Công ước đã dành nhiều điều khoản quy định trực tiếp và gián tiếp đến các các biện pháp mà các quốc gia thành viên cần áp dụng nhằm ngăn ngừa và chống rửa tiền Tuy nhiên, những quy định này chỉ mang định hướng phòng ngừa

là chủ yếu, theo đó các quốc gia cần thiết lập cơ chế giám sát toàn diện đối với các ngân hang, tổ chức tài chính phi ngân hàng…

Những quy định về biện pháp chống rửa tiền chưa được đề cập trong Luật PCTN 2018 cảu Việt Nam, tuy nhiên các nhà lập pháp của nước ta cũng đã lường trước được những rủi ro đối với hoạt động này có thể xảy ra và có những đánh giá

về hoạt động có mức độ ảnh hưởng lớn này nên đã đưa ra những quy định về hoạt động chống rửa tiền tại Luật Phòng, chống rửa tiền và gần đây nhất là Nghị định số 87/2019/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền

Thứ 6, Phòng, chống tham nhũng ở Khu vực tư:

Hoạt động tham nhũng như đã định nghĩa là hoạt động diễn ra ở cả khu vực hành chính công và cả khu vực tư, vì vậy, việc triển khai hoạt động phòng, chống tham nhũng cũng được thực hiện không chỉ ở khu vực công mà còn được chú ý

Trang 9

phát triển ở cả khu vực tư Điều 12 của Công ước quy định các quốc gia thành viên Công ước, trên cơ sở luật pháp quốc gia, áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng liên quan đến khu vực tư, tăng cường các chuẩn mực kế toán, kiểm toán liên quan đến khu vực tư; ban hành các chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự có hiệu lực đối với các hành vi vi phạm Đối chiếu với Luật PCTN Việt Nam, tại chương

VI – “Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước” đã có những quy định về việc hạn chế, phòng ngừa tham nhũng xảy ra như: Xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng; Áp dụng luật phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước…những quy định này đã thể hiện rõ sự tương thích trong pháp luật Việt Nam so với pháp luật thế giới trong việc thực hiện chiến dịch phòng, chống tham nhũng xảy ra cả ở khu vực công và khu vực tư

4 Đánh giá về tính tương thích các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong UNCAC so với Luật PCTN 2018 Việt Nam

Có thể đánh giá Việt Nam là một ví dụ trực quan và sinh động khi chủ động và quyết tâm đề cao công cuộc phòng và chống tham nhũng khi là một trong số những quốc gia đầu tiên ký Công ước Đặc biệt hơn khi Việt Nam chính là một trong những quốc gia đầu tiên đưa ra sáng kiến trong việc đàm phán và xây dựng UNCAC, chính vì vậy, việc thực thi công ước cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với Việt Nam, trong đó có việc thực thi các quy định về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng Hơn nữa, trước khi tham gia Công ước, Việt Nam đã có những quy định về việc phải có các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng; có hành động thực tiễn phòng chống tham nhũng; có các biện pháp tăng cường liêm chính, minh bạch và trách nhiệm của đội ngũ công chức5…Từ những cơ sở và phân tích nói trên ta có thể đưa ra những đánh giá tổng quan giữa các quy định của UNCAC và quy định của Luật PCTN 2018 ở Việt Nam là có sự tương thích với nhau, các quy định về phòng ngừa tham nhũng của UNCAC vừa là cơ sở vừa là nền tảng để thức đẩy sự hội nhập của Việt Nam trong việc đấu tranh và phòng ngừa tham nhũng Ngược lại, các quy định về phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam

là động lực để thực hiện và nhân rộng chiến lược phòng ngừa tham nhũng của Liên hiệp quốc nói chung và các quốc gia khác trên thế giới nói riêng

5

Xem: Giáo trình Lý luận và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, NXB ĐHQG HN, Năm 2013, Tr68

Trang 10

Tài liệu tham khảo:

1 Đồng chủ biên Nguyễn Đăng Dung; Phạm Hồng Thái; Vũ Công Giao (2013), Giáo trình Lý luận và pháp luật về phòng chống tham nhũng, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

2 Thanh tra Chính phủ, Ấn phẩmTập hợp các báo cáo chuyên đề tổng kết 10 năm thực hiện luật phòng, chống tham nhũng, Hà Nội, Năm 2017

3 Trần Văn Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng cộng sản Việt Nam, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, Năm 2020

4 Thanh tra Chính phủ - Viện Khoa học thanh tra, Tài liệu Bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, Năm 2011

5 Nguyễn Phương Thảo (05/09/2018) “Kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư”, Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Nội chính Trung ương

6 Lê Minh Khải (18/11/2020) “Việt Nam thực thi Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng- Kết quả và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí cộng sản

7 PGS TS Vũ Công Giao, Ths Đỗ Thu Huyền, Bàn về việc thành lập cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng ở nước ta

8 Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC)

9 Luật phòng chống tham nhũng 2018

10 Luật phòng chống tham nhũng 2005

11 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012

11 Nghị định số 87/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w