1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng quy trình kiểm soát chất lượng tại nhà máy may 5 - Công ty cổ phần may Việt Thắng

84 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Thực Trạng Quy Trình Kiểm Soát Chất Lượng Tại Nhà Máy May 5 - Công Ty Cổ Phần May Việt Thắng
Tác giả Dương Thị Hồng Ngọc
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Anh Vân
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Công Nghiệp
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2018
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 5,39 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do hình thành đề tài (11)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (12)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 5. Kết cấu đề tài (13)
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG (NHÀ MÁY MAY 5) (14)
    • 1.1. Thông tin chung về Công ty cổ phần may Việt Thắng (14)
    • 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (14)
      • 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển (14)
      • 1.2.2. Các nhân tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển của công ty (16)
    • 1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động (17)
      • 1.3.1. Lĩnh vực hoạt động (17)
      • 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty (18)
    • 1.4. Chiến lược, phương hướng phát triển của đơn vị trong tương lai (19)
    • 1.5. Giới thiệu chung về nhà máy may 5 (19)
      • 1.5.1. Cơ cấu tổ chức nhà máy may 5 - Công ty cổ phần may Việt Thắng (20)
        • 1.5.1.1. Tổ chức sản xuất kinh doanh (20)
        • 1.5.1.2. Tổ chức quản lý của đơn vị (21)
        • 1.5.1.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và bộ phận (22)
      • 1.5.2. Hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2014 – 2016 (24)
      • 1.5.3. Bộ phận thực tập: quản lý chất lượng (26)
    • 1.6. Kết luận chương 1 (28)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (29)
    • 2.1. Khái niệm chất lượng, kiểm soát chất lượng (29)
      • 2.1.1. Khái niệm chất lượng (29)
      • 2.1.2. Kiểm soát chất lượng là gì? (30)
      • 2.1.3. Khái niệm sản phẩm (31)
    • 2.2. Quá trình hình thành chất lượng (31)
    • 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng (33)
      • 2.3.1. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng (33)
      • 2.3.2. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng (34)
    • 2.4. Các công cụ kiểm soát chất lượng (34)
      • 2.4.1. Phiếu kiểm tra (34)
      • 2.4.2. Biểu đồ nhân quả (35)
    • 2.5. Quản lý chất lượng theo 5S (37)
      • 2.5.2. Ý nghĩa hoạt động của 5S (37)
      • 2.5.3. Lợi ích của 5S (38)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY MAY 5 (39)
    • 3.1. Quy trình kiểm soát chất lượng tại nhà máy may 5 (39)
    • 3.2. Kiểm tra chất lượng trước khi sản xuất (40)
    • 3.3. Kiểm tra khu vực cắt vải (46)
    • 3.4. Kiểm tra khâu may (53)
    • 3.5. Kiểm tra khu vực chống nhàu (60)
    • 3.6. Kiểm tra khu vực hoàn tất – đóng gói (60)
  • CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY MAY 5 (68)
    • 4.2. Giải pháp thứ 2: Quản lý 5S chặt chẽ ở phân xưởng may, kho phụ liệu và duy trì liên tục (69)
    • 4.3. Giải pháp thứ 3: Giải pháp về nguồn lực (72)
    • 4.4. Giải pháp thứ 4: sử dụng các công cụ thống kê chất lượng khác (73)
    • 4.5. Giải pháp thứ 5: Giải pháp về máy móc, thiết bị (77)

Nội dung

Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHĐỒ ÁN TỐT NGHIỆPNGÀNH QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆPPHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY MAY 5 - CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG GVHD: NGUYỄN T

Lý do hình thành đề tài

Với nền kinh tế thị trường phát triển như ngày nay, các doanh nghiệp không ngừng cạnh tranh nhau để hướng đến sự tồn tại, phát triển và vươn ra bên ngoài mà doanh nghiệp còn chịu sức ép của bên hàng hóa nhập khẩu như chất lượng, giá cả, dịch vụ… chính vì vậy các nhà quản lý coi trọng vấn đề chất lượng như gắn với sự tồn tại thành công và ảnh hưởng trực tiếp đến sự uy tín của doanh nghiệp, đó cũng chính là thể hiện sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

Bên cạnh đó quan điểm về zero defects trong cuốn sách “Chất lượng là thứ cho không” của Philip B Crosby cho rằng “tại sao phải tốn thời gian để tìm hiểu, sửa chữa và tranh cãi khi bạn có thể ngăn chặn rắc rối ngay từ đầu?” Như vậy có thể thấy ý mà ông muốn truyền đạt là đầu tư vào chất lượng là đầu tư khôn ngoan, chỉ được mà không mất cái gì cả Cái tốn kém nhất là cái thiếu chất lượng do không làm đúng ngay từ đầu gây ra; làm đúng công việc ngay từ đầu sẽ giảm thiểu được chi phí và tạo ra những sản phẩm có chất lượng như vậy sẽ mang lại nguồn lợi nhuận chân chính nhất cho nhà sản xuất Đặc biệt trong ngành may mặc, một ngành mang tính thời vụ thì mỗi nhà sản xuất cần ra được một nhãn hiệu thương mại của riêng mình theo quan điểm của xã hội đó chính là yếu tố chứng nhận chất lượng hàng hoá và uy tín của người sản xuất Mỗi sản phẩm sản xuất ra cần phải trải qua nhiều công đoạn, từ khâu chuẩn bị trước khi sản xuất cho đến đóng gói thành phẩm đòi hỏi bản thân Công ty cổ phần may Việt Thắng phải có những bước chuyển mình trong từng khâu sản xuất và quản lý kiểm soát chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu gắt gao của những đối tác trong và ngoài nước Bởi sản xuất là khâu quan trọng tạo thêm giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch vụ, do đó nếu như việc quản lý chất lượng sản phẩm tốt sẽ tạo ra những sản phẩm có lợi cho người dùng và giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao Nhận thức được tầm quan trọng của quy trình kiểm soát chất lượng trong giai đoạn tiến hành sản xuất sản phẩm đối với một doanh nghiệp sản xuất, là một thực tập sinh tại Công ty cổ phần may Việt Thắng, cùng với kiến thức học được và kinh

2 nghiệm thực tập thực tế, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích thực trạng quy trình kiểm soát chất lượng tại nhà máy may 5 - Công ty cổ phần may Việt Thắng” để làm khóa luận tốt nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Tìm hiểu thực trạng quy trình kiểm soát chất lượng quần tại nhà máy may 5

- Xác định được các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và phân tích các yếu tố đó

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng tại nhà máy may 5.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực tập và nghiên cứu bài khóa luận tác giả chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp sau:

 Thu thập thông tin qua nguồn thứ cấp: thu thập thông tin các hồ sơ tài liệu, văn bản liên quan đến thông tin và công tác quản lý chất lượng của công ty Sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích dữ liệu và đánh giá

 Thu thập qua nguồn sơ cấp: quan sát, theo dõi quy trình sản xuất cũng như quy trình kiểm soát chất lượng tại công ty trong quá trình thực tập để

3 thu thập các lỗi thường xuyên xảy ra trong quá trình sản xuất quần kaki tại nhà máy may 5 Kết hợp với phỏng vấn, tham khảo ý kiến của anh chị bộ phận quản lý 5S, kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng.

Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc nội dung bài khóa luận gồm 4 chương: Chương 1: Giới thiệu về Công ty cổ phần may Việt Thắng (nhà máy may 5)

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Thực trạng của công tác quy trình kiểm soát chất lượng tại nhà máy may

Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng tại nhà máy may 5

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG (NHÀ MÁY MAY 5)

Thông tin chung về Công ty cổ phần may Việt Thắng

- Tên công ty: Công ty cổ phần may Việt Thắng

- Tên giao dịch: VIET THANG GARMENT JOIN STOCK COMPANY

- Công ty được thành lập theo: QĐ số 240/QĐ-TCCB ngày 17/09/2004 của Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp

- Vốn pháp định: 16 tỷ đồng

- Giấy phép kinh doanh số: 4103 004 063 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 22/11/2005

- Địa chỉ: 127 Lê Văn Chí - phường Linh Trung - quận Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh

- Email: imexvietthang@hcm.vnn.vn

Hình 1.1: Logo công ty Cổ phần may Việt Thắng

Lịch sử hình thành và phát triển

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần may Việt Thắng thuộc Tổng Công ty Việt Thắng với tên gọi ban đầu Việt – Mỹ Kỹ Nghệ Dệt Sợi Công Ty, tên giao dịch Thương Mại là

“VIMYTEX”, bao gồm 3 nhà máy chính: nhà máy đánh sợi, dệt và nhà máy nhuộm – in và hoàn tất với những thiết bị tiên tiến nhất lúc bấy giờ, chủ yếu được nhập khẩu từ USA, Nhật Bản và Đài Loan, được thành lập từ vốn góp ban đầu của 3 nhà đầu tư: Đài Loan – Việt Nam – Mỹ vào năm 1960 Đến năm 1975 công ty được Quốc hữu hóa và đổi tên thành “Công Ty Dệt Việt Thắng” từ đó, công ty tiếp tục phát triển với những khoản đầu tư nhỏ từ UNDP (United Nations Development Program)

Năm 1989 Lần đầu tiên tại Việt Nam, trong ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã thành lập một nhà máy dệt và may trong khuôn viên một công ty

Năm 1995 công ty đầu tư thêm cho dây chuyền đánh sợi, quay sợi

Năm 1999 đầu tư cho công nghệ xử lý nước thải (công suất 4800 m 3 /ngày)

Năm 2000 được cấp giấy chứng nhận ISO 9002 và công ty đầu tư thêm máy dệt

Năm 2001 đầu tư cho dây chuyền đánh sợi mới (Erfanij, Schafhorst), máy dệt (Suzer Textil, Tsudakoma, Picanol…), Stenter (Monforst), Boiler (Implantz)

Cuối năm 2005: Theo chủ trương Cổ Phần hóa các Doanh Nghiệp Nhà Nước của Bộ Công Thương, Công Ty Dệt Việt Thắng đã tách thành Công Ty Cổ Phần May Việt Thắng và công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/11/2005 chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm sợi, vải các loại, hàng may mặc, mua bán bông xơ, thiết bị phụ tùng, hóa chất phụ liệu ngành công nghiệp dệt

Cuối năm 2006, công ty đầu tư mở rộng sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu: phân xưởng chống nhàu – hoàn tất và toàn bộ văn phòng, kho tàng của nhà máy May 3 được sửa mở rộng, trang bị thêm máy móc thiết bị mới, hiện đại; sửa chữa, mở rộng nhà xưởng Trung Tâm Thời Trang cũ để bố trí lại nhà máy may 5 Công ty có hơn 1.000 công nhân, phân bố 4 nhà máy và văn phòng công ty Như

6 vậy, công ty bao gồm: nhà máy may 1, nhà máy may 3, nhà máy may 5, nhà máy may 7, văn phòng công ty Đầu năm 2007, công ty khánh thành lò hơi đốt than, chấm dứt lệ thuộc nguồn nhiên liệu này bởi công ty mẹ và có thừa nhân lực cung cấp cho công ty bạn Đầu năm 2008, công ty bắt đầu vận hành nhà máy may 7 chuyên sản xuất hàng nội địa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước

Năm 2009, công ty đầu tư thêm xưởng Wash áo sơ mi trị giá 2,7 tỷ đồng, với công suất 40.000 sản phẩm/2 ca Xưởng Wash áo này chính thức đi vào hoạt động từ quý 3 năm 2009 phục vụ cho những mặt hàng Wash tại hai nhà máy may 1 và may 7 và nhận gia công Wash cho các công ty bên ngoài

Trang thiết bị của công ty thuộc loại hiện đại nhưng qua thời gian khai thác, sử dụng đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng cần phải thay thế hoặc không phù hợp với một số yêu cầu mới của khách hàng Nguồn nước và hơi sử dụng cho sản xuất phải sử dụng chung và lệ thuộc bởi công ty mẹ

Tính đến thời điểm này, công ty đã có gần 1.500 công nhân và số lượng vẫn đang tiếp tục tăng

1.2.2 Các nhân tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển của công ty

Thương hiệu Việt Thắng VIGACO đã nổi tiếng trên thị trường kinh doanh và được các nước bạn hàng trong nước và quốc tế biết đến và tin tưởng vào chất lượng mặt hàng mà Việt Thắng sản xuất

Ban kiểm soát thường xuyên kiểm tra, nếu có vấn đề về tài chính họ sẽ góp ý và phản ánh ngay cho ban lãnh đạo công ty để đưa ý kiến chấn chỉnh kịp thời về vấn đề tài chính

Ngành may mặc với đặc điểm luôn biến động nên việc nắm bắt tình hình kinh doanh phải kịp thời, nhanh chóng để công ty có hướng giải quyết, vì vậy kế toán trưởng công ty chọn hình thức kế toán tập trung là rất hợp lý

7 Đội ngũ công nhân lành nghề, siêng năng, chịu khó gắn bó với nhà máy tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đó là lợi thế rất lớn của công ty

Các phòng ban trong công ty có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, giúp cho việc tiến hành tốt hơn, tinh thần trách nhiệm của từng nhân viên cũng được nâng cao

Trang thiết bị công ty thuộc loại hiện đại nhưng do quá trình sử dụng và khai thác lâu nên một số tài sản đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp

Trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như: Nhà Bè, Việt Tiến, Phong Phú nên phòng kinh doanh phải luôn nhạy bén với thị trường để đưa ra các biện pháp chiến lược phù hợp.

Chức năng và lĩnh vực hoạt động

 Sản xuất và thương mại các sản phẩm dệt, may và nguyên phụ liệu

 Gia công: may, in trên vải, thêu, giặt, chống nhàu

 Mua bán: áo sơ mi nam – nữ, quần áo mùa đông, trang phục thể thao, chăn – Drap – gối, áo ngủ, đồng phục…

 Thương mại: mua bán nguyên phụ liệu, hóa chất, phụ tùng, máy móc ngành dệt may

 Quy mô sản xuất: Với diện tích nhà xưởng là 22.000 m 2 , công ty hiện có gần 1.500 lao động, được phân bổ tại văn phòng công ty và nhà máy: may 1, may

3, may 5, và may 7 Riêng nhà máy may 3, hiện có 7 chuyền may và 2 chuyền chống nhàu chuyên sản xuất quần chống nhàu

 Áo sơ mi cao cấp: 1.500.000 sản phẩm/năm

 Quần Kaki cao cấp, quần Tây: 1.500.000 quần/năm

 Các kiểu đổ thời trang: 50.000 sản phẩm/năm

- Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản

- Khách hàng thân thiết: Piere Cardin, Hugo Boss, Jack Wolfskin, Seiden, Stichker

- Đặc điểm của sản phẩm: Sản phẩm chủ yếu của nhà máy là gia công quần áo xuất khẩu Tính đặc thù của sản phẩm là chất lượng phải đảm bảo đúng kỹ thuật, hình thức phải đẹp phù hợp với yêu cầu thị hiếu…

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty

Chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm may mặc, gia công may, in trên vải (chỉ in phục vụ dây chuyền sản xuất nội bộ), thuê, chống nhàu (Wrinkele free), giặt (không gia công hàng đã qua sử dụng) có chất lượng, đáp ứng theo nhu cầu thị trường nhằm mục đích cuối cùng là đem lại lợi nhuận cao cho nhà máy

Mua bán nguyên phụ liệu, hóa chất (trừ hóa chất độc hại), phụ tùng máy móc ngành may

Công ty cổ phần may Việt Thắng hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Nhà nước về các hoạt động kinh doanh của công ty

Mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động của công ty:

 Mục tiêu: Sự thành công và thỏa mãn của khách hàng trong việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ cao, các hệ thống tích hợp thông minh là mục tiêu công ty

- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng kí, đúng mục đích thành lập của doanh nghiệp

- Chấp hành pháp luật và chính sách quản lý kinh tế tài chính của nhà nước

- Nộp ngân sách nhà nước và lập quỹ tập trung

- Công ty đảm bảo đầy đủ nguyên tắc của chế độ hạch toán kế toán, tự cân đối trang trải, cân đối giữa chi phí và doanh thu để có lãi

- Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như thu nhâp của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty

- Thực hiện những quy định của nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kĩ thuật mà công ty áp dụng cũng như những quy định có liên quan đến hoạt động của công ty.

Chiến lược, phương hướng phát triển của đơn vị trong tương lai

Chiến lược phát triển là phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhằm đưa những sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng Chú trọng đầu tư vào công tác thiết kế, nghiên cứu đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm khác nhau với những thương hiệu phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng và những phân khúc thị trường trong nước khác nhau

Là một trong 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam, Việt Thắng có mạng lưới bán hàng rộng khắp các tỉnh, thành phố cả nước, hơn 200 cửa hàng phân phối sản phẩm ở khắp mọi miền đất nước và các hệ thống cửa hàng Manata, siêu thị lớn như Co.op Mart, Big C, Vinatex Mart, Metrol.

Giới thiệu chung về nhà máy may 5

Nhà máy may 5 được thành lập vào ngày 12/02/1998 với hai dây chuyền may và tổng số công nhân là 190 người Đến tháng 05/1998 thành lập thêm một dây chuyền may và nâng tổng số công nhân lên là 250 người

Với cơ cấu tổ chức như trên trong suốt một năm nhà máy hoạt động không đạt hiệu quả như mong muốn, nên đã đưa nhà máy tới chỗ khó khăn nhất, nhưng với quyết tâm và lòng tin thêm vào sự giúp đỡ của công ty, ban lãnh đạo của toàn thể công nhân viên nhà máy đã không ngừng phấn đấu để đưa nhà máy đi lên

Tới tháng 04/1999 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy nâng từ 3 chuyền lên 4 chuyền với mỗi chuyền có 50 công nhân viên

Các chuyền từ 1 đến 5 Bộ phận mổ túi

(6) Đầu năm 2000 nhà máy đã nâng số chuyền may lên 5 chuyền bao gồm công nhân có tay nghề cao và tổng số công nhân viên lúc này là 293 công nhân viên Đến cuối năm 2002 nhà máy đã có đến 10 chuyền may với tổng số công nhân viên gần 600 người

Cuối năm 2017 nhà máy giảm xuống còn 5 chuyền may do số lượng nhân công nghỉ nhưng vẫn đạt được số lượng theo kế hoạch sản xuất đề ra

Qua nhiều năm hoạt động, nhà máy may 5 là đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả mang lại khoản lợi nhuận lớn cho công ty Và đã tạo được uy tín với khách hàng

1.5.1 Cơ cấu tổ chức nhà máy may 5 - Công ty cổ phần may Việt Thắng

1.5.1.1 Tổ chức sản xuất kinh doanh

Sơ đồ 1.1: Tổ chức sản xuất kinh doanh của nhà máy may 5

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật – Công nghệ của nhà may5 công ty Cổ phần may Việt

1.5.1.2 Tổ chức quản lý của đơn vị

BỘ PHẬN KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ + LEAN

BỘ PHẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu bộ máy tổ chức nhà máy May 5

Bộ máy quản lý nhà máy được chia làm 6 hệ thống quản lý về nghiệp vụ và sản xuất, bao gồm:

Hệ thống 1: Văn Phòng Nhà Máy

Hệ thống 2: Bộ phận Kỹ Thuật - Công Nghệ - Nhóm Lean

Hệ thống 3: Bộ phận Kỹ Thuật Thiết Bị (cơ - điện)

Hệ thống 5: Xưởng hoàn tất

Hệ thống 6: Bộ phận Quản Lý Chất Lượng

Mỗi hệ thống được hình thành từ các tổ, nhóm nghiệp vụ tương ứng

1.5.1.3.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và bộ phận

+ Ban Giám Đốc: Ông Trần Quang Thắng chịu trách nhiệm chung của nhà máy trước Tổng giám đốc về việc thực hiện các mặt quản lý, điều hành, giám sát mọi hoạt động sản xuất tại xí nghiệp đảm bảo tiến độ, số lượng, chất lượng sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật hoặc yêu cầu của khách hàng, tuyển dụng lao động trực tiếp, phân phối tiền lương – thưởng hợp lý

+ Nhân sự: Ông Trần Phan Thanh Danh phụ trách giải quyết các hồ sơ nhân sự cũng như các hồ sơ về lương, thưởng, chế độ của CBCNV trong nhà máy Thực hiện các nghiệp vụ: lao động tiền lương, các chế độ bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp)

+ Kế toán: thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiền lương, kế toán kho, giao nhận, kiểm tra nguyên phụ liệu, kiểm kê tài sản, đề xuất thưởng/phạt/bồi thường các trường hợp làm cho thất thoát nguyên phụ liệu, sản phẩm, sử dụng lãng phí, vượt mức các chi phí

+ Kho: Bà Nguyễn Thị Vân thủ kho nguyên liệu

- Nhận kế hoạch sản xuất và giao hàng từ điều độ nhà máy Nhận nguyên từ và kiểm tra theo chứng từ trên packing list, giao nguyên liệu cho tổ cắt theo yêu

13 cầu của nhân viên từ nhân viên điều độ Kiểm soát, lưu trữ tài liệu, cân đối hàng hóa, báo cáo số lượng tồn kho khi cắt xong một đơn hàng

- Kiểm tra số lượng, số mét vải theo mã hàng, lô, màu, size, trước khi giao cho tổ cắt Thực hiện các yêu cầu quy định của hệ thống quản lý chất lượng về kiểm tra nhận dạng sản phẩm, xử lý sản phẩm không phù hợp

+ Nhóm kế hoạch: Bà Nguyễn Thị Vân trưởng bộ phận kế hoạch

- Lập, triển khai kế hoạch sản xuất Cân đối NPL, lập bản tác nghiệp và các công việc kế hoạch khác theo sự chỉ đạo của Giám đốc

- Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và báo cáo kết quả thực hiện định mức/kế hoạch đã giao cho các tổ, bộ phận (cắt, may, hoàn tất) và lập kế hoạch đặt thùng carton, bao nylon đảm bảo kế hoạch xuất hàng Kiểm soát số liệu ra hàng, đặt hàng của tổ cắt và các tổ may

 Bộ phận Kỹ Thuật - Công Nghệ - Nhóm lean: Ông Phan Quang Sơn – Kỹ thuật trưởng

+ Bộ phận Kỹ Thuật – Công nghệ: Lập bảng tiêu chuẩn kỹ thuật, chuẩn bị rập sản xuất; giác sơ đồ; khảo sát độ co, ánh màu, đo thông số, các tài liệu mẫu, tài liệu kỹ thuật, bảng màu, lập quy trình, định mức công nghệ, thiết kế dây chuyền sản xuất, triển khai hàng lên chuyền và hướng dẫn kỹ thuật, theo dõi và điểu chỉnh các phát sinh trong sản xuất, may mẫu và dự trữ sản xuất

+ Nhóm lean: sắp xếp chuyền, kiểm tra sản phẩm đầu chuyền, duyệt mẫu các tổ sản xuất, theo dõi và báo cáo số ra chuyền

 Bộ phận Kỹ Thuật Thiết Bị (cơ – điện – lò): Ông Ngô Thanh Tuấn - Tổ trưởng

Chịu trách nhiệm chế tạo khuôn mẫu, cữ gá; sửa chữa và bảo trì máy móc - thiết bị; quản lý và điều phối máy móc - thiết bị; cập nhật theo dõi số lượng, máy móc thiết bị, phụ tùng, thiết bị bảo hiểm an toàn đã được lắp đặt, quản lý và vận hành lò hơi

Có tổng cộng 5 chuyền và tổ mổ túi thực hiện các nghiệp vụ: May một phần hoặc hoàn chỉnh sản phẩm

Tổ Cắt: thực hiện nhiệm vụ cắt và đáp ứng bán thành phẩm giao cho chuyền may theo kế hoạch

Thực hiện nghiệp vụ hoàn tất sản phẩm, bao bì, đóng gói

 Bộ phận Quản Lý Chất Lượng:

+ Ban Đảm Bảo Chất Lượng (QA): Bà Nguyễn Thị Hương chịu trách nhiệm kiểm soát và báo chất lượng các sản phẩm từ khâu đầu vào đến khi hoàn tất sản phẩm

+ Tổ Kiểm Tra Chất Lượng (KCS):Bà Nguyễn Thị Liễu thực hiện các nghiệp vụ: kiểm tra chất lượng thành phẩm tại Xưởng May Kiểm tra chất lượng trên và cuối dây chuyền sản xuất của Xưởng Chống Nhàu - Hoàn Tất,…

1.5.2 Hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2014 – 2016

Bảng 1.1: Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn năm 2014-2016 ĐVT: đồng (Nguồn: phòng Kế toán)

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

7 Chi phí tài chính 6.290.620.876 9.613.796.359 7.501.969.060 + Trong đó:chi phí lãi vay 3.773.038.017 3.146.216.153 2.948.750.754

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

14 Tổng lợi nhuận trước thuế

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành

16 Chi phí thuế TNDN hoàn lại

Kết luận chương 1

“Chương 1” đã giới thiệu khá tổng quát về Công ty Cổ phần may Việt Thắng Từ đó có thể thấy được quá trình hình thành và phát triển của công ty từ khi mới thành lập đến nay; lĩnh vực hoạt động của công ty là sản xuất, thương mại và gia công các hàng may mặc; quy mô sản xuất và năng lực sản xuất của công ty rất lớn Đồng thời khi tìm hiểu về cơ cấu tổ chức nhà máy may 5 giúp ta biết được cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý tại đơn vị này

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khái niệm chất lượng, kiểm soát chất lượng

Từ xưa đến nay thuật ngữ chất lượng thường được nghe và sử dụng rộng rãi, nhưng để hiểu nó thì rất rộng Ở nhiều góc độ khác nhau tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều quan niệm dựa trên nhiều góc độ

Theo tiêu chuẩn TCVN ISO 8402: 1999 (phù hợp với ISO 8402: 1994) chất lượng có nghĩa là “tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiền ẩn”

Theo Deming (1996) cho rằng: “Chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồng đều và có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận”

J.M Juran (1999) lại cho rằng: “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích hoặc sử dụng”

Theo nghĩa rộng hơn Philip B Crosby, trong cuốn “Chất lượng là thứ cho không” (1989) đã có quan niệm: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”

Theo TS Phạm Huy Tuân, ThS Nguyễn Phi Trung (2016) thì chất lượng là:

“Khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan

Chúng ta cũng có thể hiểu rằng chất lượng bắt đầu từ việc thiết kế sản phẩm phù hợp với những yêu cầu kỹ thuật mà khách hàng đề ra, việc chọn ra các nguyên vật liệu phù hợp cho đến lựa chọn quá trình sản xuất Đứng trên góc độ của khách hàng thì chất lượng thường được đánh giá thông qua sản phẩm cuối cùng Có thể hiểu là sản phẩm hay dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng

2.1.2 Kiểm soát chất lượng là gì?

Theo TCVN ISO 9000:2007 “Kiểm soát chất lượng (tiếng Anh: Quality

Control hay viết tắt QC) là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào thực hiện các yêu cầu chất lượng.”

Kiểm soát chất lượng là việc kiểm soát mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng của sản phẩm, dịch vụ thông qua kiểm soát các yếu tố như con người, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp, thông tin và môi trường làm việc (Tạ Thị Kiều An và cộng sự, 2010)

- Yếu tố con người: bao gồm toàn bộ nguồn nhân lực trong một tổ chức từ lãnh đạo cao nhất đến các nhân viên đều tham gia vào quá trình tạo chất lượng Nhưng ở đây người ta nhấn mạnh đến vai trò của lãnh đạo và trưởng các phòng, ban, bộ phận, những người chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ Họ phải được đào tạo để có đủ kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc, được thông tin đầy đủ về công việc cần thực hiện và kết quả cần đạt được và phải trang bị đầy đủ phương tiện để làm việc

- Yếu tố máy móc: Thiết bị và công nghệ là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến sự hình thành chất lượng sản phẩm Thiết bị, máy móc phải được kiểm tra thường xuyên, theo định kỳ và được bảo dưỡng, sửa chữa đúng theo quy định

- Yếu tố nguyên vật liệu: là yếu tố chính đầu vào, có ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng sản phẩm Để sản phẩm đầu ra có chất lượng thì nguyên vật liệu đầu vào phải có chất lượng Vì vậy, nguồn cung cấp NVl phải được lựa chọn, chọn các nhà cung ứng có uy tín, khi nhập kho phải kiểm tra chặt chẽ và bảo quản đúng theo quy định

- Yếu tố phương pháp và quá trình sản xuất: Mọi phương phảp và quá trình sản xuất phải được thiết lập phù hợp với điều kiện sản xuất và phải được theo dõi, kiểm soát thường xuyên để phát hiện kịp thời những sai xót trong quá trình sản xuất, nhằm giảm thiểu các lãng phí

- Môi trường làm việc: nơi làm việc phải đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, điều kiện làm việc tốt thì khi đó tạo ra năng suất làm việc cao và hiệu quả

Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất nhằm khác phục những sai sót ngay trong quá trình thực hiện

Theo C.Marx: “Sản phẩm là kết tinh của lao động” (Quản lý chất lượng,

Theo ISO 9000: “Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hoặc các quá trình” (Quản lý chất lượng, 2010, NXB Thống kê, trang 30)

Trong tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000, phần thuật ngữ lưu ý: “Sản phẩm cũng có nghĩa là dịch vụ”

Qua 3 khái niệm trên về sản phẩm có thể đúc kết ra rằng sản phẩm là được tạo ra từ tất cả mọi hoạt động, bao gồm cả quá trình làm ra một vật phẩm mang đặc tính lý hóa nhất định và các dịch vụ.

Quá trình hình thành chất lượng

Chất lượng của một sản phẩm bất kỳ nào đều được hình thành qua nhiều giai đoạn và theo một trình tự nhất định, nó được tạo ra ở tất cả các giai đoạn trong chu trình sản phẩm Chu trình sản phẩm là tập hợp các quá trình tồn tại của sản phẩm theo thời gian, từ khi nảy sinh nhu cầu và ý đồ sản xuất ra sản phẩm cho đến khi kết thúc sử dụng sản phẩm Chu trình sản phẩm được thể hiện qua vòng xoắn Juran (hình 2.1)

(Nguồn: Joseph M Juran, Juran’s quality handbook, MC Graw – Hill, 1999)

Theo Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010) chu trình sản phẩm có thể được chia thành các giai đoạn chính: thiết kế, sản xuất lưu thông và sử dụng sản phẩm

Giai đoạn nghiên cứu thiết kế: là giai đoạn giải quyết về mặt lý thuyết phương án thỏa mãn nhu cầu Chất lượng thiết kế giữ vai trò quyết định đối với chất lượng sản phẩm, chất lượng của thiết kế phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các yêu cầu của người tiêu dùng

Giai đoạn sản xuất: là giai đoạn thể hiện các ý đồ, yêu cầu của thiết kế, tiêu chuẩn lên sản phẩm Chất lượng ở khâu sản xuất kém sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm Do đó, cần phải tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khâu sản xuất theo định hướng phòng ngừa sai sót

Giai đoạn lưu thông và sử dụng sản phẩm – Quá trình này cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng Sự ảnh hưởng đó biểu thị ở các mặt sau:

+ Tổ chức lưu thông tốt sẽ giúp cho tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, giảm thời gian lưu trữ, giúp cho người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm phù hợp và nhận được các dịch vụ kỹ thuật phục vụ việc khai thác, sử dụng sản phẩm tốt hơn

+ Sử dụng là giai đoạn đánh giá được một cách đầy đủ, chính xác chất lượng sản phẩm Để đảm bảo chất lượng một cách thật sự trong tay người dùng đòi hỏi tổ chức phải có những hoạt động bảo hành, hướng dẫn sử dụng, sửa chữa, cung cấp phụ tùng thay thế… đồng thời phải nghiên cứu sản phẩm trong sử dụng, tích cực thu thập những thông tin từ người tiêu dùng, trên cơ sở đó điều chỉnh, cải tiến chất lượng sản phẩm của mình

Cho nên chất lượng được tạo ra ở tất cả các giai đoạn trong chu trình sản phẩm Để có được sản phẩm chất lượng cao, để đảm bảo chất lượng đầu ra cần thực hiện việc quản lý trong tất cả các giai đoạn của chu trình sản phẩm, đặc biệt là giai đoạn nghiên cứu và thiết kế.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

Thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Có thể chia thành hai nhóm yếu tố chủ yếu, đó là yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng

2.3.1 Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng

Theo Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010) có 4 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hay được gọi là 4M

 Men (con người): lực lượng lao động trong tổ chức (bao gồm tất cả thành viên trong tổ chức, từ cán bộ lãnh đạo đến nhân viên thừa hành) Năng lực, phẩm chất của mỗi thành viên và mối liên kết giữa các thành viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng

 Methods (phương pháp): phương pháp công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của tổ chức Với phương pháp công nghệ thích hợp, với trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tốt sẽ tạo điều kiện cho tổ chức có thể khai thác tốt nhất các nguồn lực hiện có, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm

 Machines (máy móc thiết bị): khả năng về công nghệ, máy móc thiệt bị của tổ chức Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị có tác động rất lớn trong việc nâng cao những tính năng kỹ thuật của sản phẩm và nâng cao năng suất lao động

 Materials (nguyên vật liệu): vật tư, nguyên nhiên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư, nguyên nhiên liệu của tổ chức Nguồn vật tư, nguyên nhiên liệu được đảm bảo những yêu cầu chất lượng và được cung cấp đúng số lượng, đúng thời hạn sẽ tạo điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm

Ngoài 4 yếu tố cơ bản trên (được biểu thị bằng qui tắc 4M), chất lượng còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như Information (thông tin), Environment (môi trường), Measurement (đo lường), System (hệ thống)…

2.3.2 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng

Bao gồm: Nhu cầu của nền kinh tế, nhu cầu của thị trường, trình độ kinh tế, trình độ sản xuất, sự phát triển của khoa học – kỹ thuật.

Các công cụ kiểm soát chất lượng

Phiếu kiểm tra là một dạng biểu mẫu dùng thu thập và ghi chép dữ liệu một cách trực quan, nhất quán khi chúng xảy ra trong hệ thống sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích các vấn đề về chất lượng (Tạ Thị Kiều An và cộng sự,

Phiếu kiểm tra được sử dụng để thu thập dữ liệu một cách hệ thống nhằm có được bức tranh rõ ràng về thực tế và phòng ngừa việc quên kiểm tra

Có thể sử dụng phiếu kiểm tra để kiểm tra ghi nhận lý do sản phẩm bị trả lại, nguyên nhân gây ra khuyết tật; vị trí xuất hiện các khuyết tật; sự phân bố của các đặc tính chất lượng

Phiếu kiểm tra còn được sử dụng để phúc tra công việc kiểm tra cuối cùng (kiểm tra xác nhận) hoặc để trưng cầu ý kiến khách hàng

Biểu đồ nhân quả hay còn gọi là biểu đồ xương cá được sử dụng để suy nghĩ và trình bày mối quan hệ giữa một kết quả với các nguyên nhân tiềm tàng có thể ghép lại thành nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ (thường được nhóm theo bốn loại cơ bản: nguyên vật liệu, phương pháp, nhân lực và thiết bị) để trình bày giống như một xương cá (TS Phạm Huy Tuân, ThS Nguyễn Phi Trung, 2016)

Biểu đồ nhân quả là một công cụ hữu hiệu giúp liệt kê các nguyên nhân gây nên biến động chất lượng và là một kỹ thuật để công khai nêu ý kiến, phân tích quá trình, có thể dùng trong nhiều tình huống khác nhau

- Được dùng để liệt kê và phân tích các mối liên hệ nhân quả, nhất là những nguyên nhân làm quá trình quản lý biến động vượt ra ngoài giới hạn quy định hoặc quy trình

- Tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề, định rõ những nguyên nhân cần xử lý trước, thứ tự công việc cần tiến hành nhằm duy trì sự ổn định của quá trình và cải tiến quá trình

- Quá trình xây dựng biểu đồ nhân quả giúp các thành viên trong tổ chức nâng cao sự hiểu biết, tư duy logic và sự gắn bó giữa các thành viên

Ngoài ra xây dựng biểu đồ nhân quả giúp truy tìm những nguyên nhân gốc rễ, thấu đáo được những nguyên nhân gây ra vấn đề, vì vậy có thể giúp người quản lý trong việc đào tạo và huấn luyện các cán bộ liên quan

Tìm nguyên nhân của sự biến động chất lượng và mối quan hệ của chúng thông thường qua 6 vấn đề cơ bản: con người, máy móc thiết bị, phương pháp, nguyên vật liệu, giám sát – đo lường và môi trường

 Các bước cơ bản để thiết lập biểu đồ nhân quả

Bước 1: Xác định rõ và ngắn gọn vấn đề chất lượng cần phân tích Viết vấn đề chất lượng đó bên phải và vẽ mũi tên hướng từ trái sang phải (“xương sống” đại diện vấn đề

Bước 2: Xác định những nguyên nhân chính hay còn gọi là nguyên nhân cấp 1 bằng phương pháp động não

Bước 3: Nối kết các nguyên nhân chính tới “xương sống” bằng những mũi tên nghiêng

Bước 4: Phát triển biểu đồ bằng cách liệt kê những nguyên nhân ở cấp tiếp theo (nguyên nhân phụ) xung quanh một nguyên nhân chính và biểu thị chúng bằng mũi tên (nhánh con) nối liền với những nguyên nhân chính Tiếp tục thủ tục này cho đến cấp chi tiết hơn

Bước 5: Sau khi phác thảo xong biểu đồ nhân quả, cần trao đổi với những người có liên quan nhất là những người trực tiếp sản xuất để tìm ra một cách đầy đủ các nguyên nhân gây nên những trục trặc ảnh hưởng tới vấn đề chất lượng cần phân tích

Bước 6: Quyết định và có hành động thích hợp

Quản lý chất lượng theo 5S

5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật: “SERI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và “SHITSUKE”

Theo tiếng Anh là: “SORT”, “SETINORDER”, “STANDARDIZE”, “SUSTAINT” và “SELFDISCIPLIN”

Khi dịch sang tiếng Việt thì cũng tạo được 5 chữ S, đó là “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”, “SĂN SÓC” và “SẴN SÀNG”

- SERI (Sàng lọc): Là sàng lọc những cái không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng, giữ lại đúng số lượng cái cần thiết

- SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp và đúng chỗ của nó để tiện sử dụng khi cần

- SEISO (Sạch sẽ): Vệ sinh, quét dọn, lau chùi mọi thứ gây bẩn tại nơi làm việc và giữ nó luôn sạch sẽ Sạch sẽ cũng có nghĩa làm kiểm tra, công việc vệ sinh là việc làm thường xuyên của mọi người trong tổ chức, ban lãnh đạo thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc thực hiện

- SEIKETSU (Săn sóc): đặt ra các tiêu chuẩn cho 3S nói trên và thực hiện liên tục

- SHITSUKE (Sẵn sàng): Là tạo thói quen tự giác, duy trì và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại nơi làm việc để mọi thứ luôn sẵn sàng cho sản xuất

Nhằm mục đích cải tiến môi trường làm việc, ngăn chặn sự xuống cấp nhà xưởng

 Đảm bảo sức khoẻ của nhân viên

 Dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc

 Tạo sự thông thoáng nơi làm việc gúp tinh thần làm việc và bầu không khí cởi mở

 Nâng cao chất lượng cuộc sống

 Nâng cao năng suất và tránh được sai sót

Bắt nguồn từ truyền thống của Nhật Bản, ở mọi nơi, trong mọi công việc, người Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tính tự giác của người thực hiện các công việc đó Người Nhật luôn tìm cách sao cho người công nhân thực sự gắn bó với công việc của mình Ví dụ, trong phân xường, người quản lý sẽ cố gắng khơi dậy ý thức trong người công nhân đây là “công việc của tôi”, “chỗ làm việc của tôi”, “máy móc của tôi” Từ đó người lao động sẽ dễ dàng chấp nhận chăm sóc “chiếc máy của mình”, “chỗ làm việc của mình” và cố gắng để hoàn thành

“công việc của mình” một cách tốt nhất

- Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn

- Tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến

- Mọi người trở nên có kỷ luật hơn

- Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc

- Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn

- Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp của mình

- Đem lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn

THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY MAY 5

Quy trình kiểm soát chất lượng tại nhà máy may 5

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật – Công nghệ của nhà may 5 công ty Cổ phần may Việt Thắng)

Sơ đồ 3.1: Quy trình kiểm tra chất lượng quần kaki

Kiểm tra chất lượng cung cấp cơ sở dữ liệu quan trọng cho việc ra các quyết định trong quản lý chất lượng, giúp phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn trong hệ thống quản lý gây ra sự không phù hợp cho sản phẩm, dịch vụ làm giảm mức thỏa mãn khách hàng và tăng những lãng phí Vì vậy, để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả và tránh những lãng phí, công ty đã đưa ra quy trình kiểm soát chất lượng cho sản phẩm cho riêng mình

Nhận xét: Trong quy trình kiểm soát này nhà máy chỉ áp dụng đối với một số mã hàng, sản phẩm được đem đi chống nhàu khi khách hàng yêu cầu thì mới có công đoạn này Tuy nhiên hầu như đối với mã hàng nào cũng đều được nhà máy phân công nhiệm vụ nhân viên cho mỗi khu vực và các khâu kiểm tra chặt chẽ theo trình tự quy trình kiểm soát chất lượng như sơ đồ 2.1, cụ thể là kiểm tra: chuẩn bị sản xuất (nguyên phụ liệu, kỹ thuật) → khu vực cắt (bán thành phẩm) → khu vực may → khu vực chống nhàu → hoàn tất → nhập kho.

Kiểm tra chất lượng trước khi sản xuất

Nhận nguyên phụ liệu Kiểm tra số lượng, nhập kho

Khui kiện, kiểm tra theo tiêu chuẩn kỹ thuật so sánh đối chứng packing list

Chuẩn bị bảng cân đối nguyên liệu, chứng từ nhập kho, packing list, tài liệu lỹ thuật, biên bản kiểm phụ liệu, kiểm vải

Xử lý hàng không đạt

Nhập kho chờ sản xuất và sắp xếp NPL

Quản lý, bảo quản NPL

Xử lý hàng tồn kho Lưu hồ sơ

Sơ đồ 3.2: Công tác kiểm tra nguyên phụ liệu trước khi sản xuất

Kiểm tra kỹ nguyên phụ liệu trước khi sản xuất đảm bảo tốt chất lượng đầu vào sẽ ảnh hưởng tích cực đến chất lượng sản phẩm đầu ra Để đáp ứng điều này cần lựa chọn các nhà cung cấp nguyên phụ liệu uy tín, có chứng từ giao hàng (hóa đơn invoice, packing list, phiếu xuất,…) đầy đủ Bộ phận kho và kỹ thuật sẽ đảm nhiệm kiểm tra tất cả nguyên phụ liệu nhập về số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng dưới sự điều độ và quản lý của bộ phận kế hoạch sản xuất

 Nội dung, cách thức kiểm tra:

Sau khi nguyên liệu nhập về kho nhân viên kho sẽ kiểm tra số lượng nguyên liệu theo mã hàng, lô, màu, size theo chứng từ packing list; trước khi giao cho bộ phận cắt vải và sau khi giao cho bộ phận cắt vải ghi thời gian giao, nhận và các thông tin trên phiếu xuất/nhận hàng để đảm bảo các nguyên liệu đủ để may, không xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu trong quá trình sản xuất Tiến hành kiểm tra và phân nhóm màu NPL

Phòng QA sẽ kiểm tra đo khổ vải 100% (khổ vải phải đo chính xác, đo đầu, giữa và cuối cây) cho tất cả các roil trong lô nhập về kho, ghi lại toàn bộ số liệu thực tế trên khổ vải để đối chiếu trên packing list, phân loại từng khổ vải,…

Sau đó nhân viên QA kết hợp với phòng kỹ thuật kiểm tra loại vải, màu vải, kiểu vải, số cuộn đã kiểm và đạt thông qua máy kiểm vải, đánh dấu điểm lỗi vải nếu có, nếu phát hiện lỗi trên từng đoạn của cuộn vải Và cách đánh dấu điểm lỗi vải như sau:

Chiều dài lỗi vải (Length of defect) Điểm lỗi (Demerit Points)

Lỗi vải dài đến 3 inches 1

Công thức tính điểm trên 100 yards vuông cho từng cây vải Điểm/100 yards vuông = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố đ𝑖ể𝑚 𝑐ủ𝑎 𝑐â𝑦 𝑣ả𝑖 ×36×100

Công thức tính điểm trên 100 yards vuông cho cả lô hàng Điểm/100 yards vuông = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố đ𝑖ể𝑚 𝑐ủ𝑎 𝑙ô 𝑣ả𝑖 ×36×100

Nếu lỗi kéo dài liên tục theo chiều dài: cứ mỗi yard tính 4 điểm, gạch mũi tên từ vị trí bắt đầu đến vị trí kết thúc, ghi điểm bắt đầu và điểm kết thúc vào hai đầu của mũi tên, ghi khoảng cách từ biên vào trên thân của mũi tên

Tiêu chuẩn chấp nhận đối với loại vải twill:

+ Tiêu chuẩn cho cây vải: không quá 20 điểm/100yards vuông

+ Tiêu chuẩn cho cả lô vải: Không quá 18 điểm/100yards vuông

Sau khi kiểm tra và đánh dấu điểm lỗi vải xong rồi ghi vào phiếu kiểm tra chất lượng vải (phụ lục 1) về tình trạng lô vải có chấp nhận được không và báo về phòng kế hoạch để làm việc với nhà cung cấp nếu lô vải có quá nhiều lỗi và không thể chấp nhận lô hàng được để giải quyết kịp thời

Lô vải được chấp nhận phòng kỹ thuật tiếp tục kiểm tra vải xéo canh và dao động màu không rồi ghi vào báo cáo test vải xéo canh và dao động màu (phụ lục 2) để theo dõi chất lượng vải

Kiểm tra độ co rút vải, keo đặc biệt, độ loang màu vải: kiểm tra vải được wash và không được wash, có sử dụng keo và không sử dụng keo, BTP xử lý qua máy và BTP xử lý không qua máy Ghi vào phiếu kiểm tra độ co rút vải, keo đặc biệt, độ loang màu vải (phụ lục 3)

Kiểm tra ép keo theo tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: dung sai ± 5%, lực kéo

1600, nhiệt độ 135 độ C, áp suất 3kg/cm 2 , thời gian 13 giây So sánh mẫu vải và mẫu thử có được chấp nhận hay không

Kiểm tra số lượng phụ liệu theo mã hàng, lô, size, màu: kiểm tra thẻ bài treo, nhãn giặt, giây lưng, dây treo quần, nhãn chính, thẻ bài kẹp túi, thẻ bài kẹp lưng, chỉ, khuy, dây kéo, bao nilon… ghi lại vào phiếu kiểm tra chất lượng phụ liệu (phụ lục 4) về số lượng, tỉ lệ kiểm tra, tỉ lệ hỏng, ngày nhập và kiểm tra

Nhập kho chờ sản xuất và phân loại nguyên phụ liệu đạt và không đạt chất lượng theo biển bản ghi nhận Lập phiếu cảnh báo về tính chất nguyên phụ liệu (phụ lục 5) Báo cáo lại cho bộ phận kế hoạch cân đối làm tác nghiệp, đi sơ đồ

Bảo quản khu vực vải: bảo quản vải theo nhiệt độ và độ ẩm khách hàng yêu cầu, để vải trên palet hoặc trên kệ chất dọc không được để củi, đảm bảo tường không bị ẩm mốc

Thường xuyên kiểm tra tất cả nguyên phụ liệu đảm bảo chúng được khô ráo không có dấu hiệu ẩm mốc trước khi sản xuất Sắp xếp, phân loại hàng tồn kho

- Lỗi sợi: (ngắn), lỗi sợi ngang khổ, sợi màu, xéo canh vải sau khi wash

Hình 3.2: Lỗi sợi ngang khổ

- Lỗi nhuộm: có đốm, khác màu, có dao động màu

- Lỗi hoàn tất: có nếp gấp

- Lỗi vệ sinh: vết dầu, hơi dơ

Hình 3.3: Vải có dính dầu

Vải có dính dầu Lỗi sợi ngang khổ

- Tính chất vải: dễ bị tưa

- Lỗi phụ liệu: nhãn bị lem, nút gắn thẻ bài bị gãy

- Kệ để keo không có bảng chú thích mã hàng, khách hàng và số lượng

Nhận xét: nhân viên bộ phận kho có kinh nghiệm làm việc lâu năm, nên thuận lợi cho việc kiểm NPL Thực hiện đúng nghiệp vụ và nội dung đánh giá do nhà máy đưa ra và có trách nhiệm cao trong công việc của mình Tuy nhiên vẫn chưa duy trì được 5S trong khu vực này, một số kệ hàng hóa không có bảng chú thích (mã hàng, khách hàng, số lượng) Số lượng hàng tồn kho phụ liệu (chỉ may) vẫn còn lộn xộn và chưa được phân loại màu chỉ

* Một số hình ảnh nguyên phụ liệu tại kho sau khi thực hiện 5S

Hình 3.4: Kho phụ liệu đã được để sẳn trên kệ

Hình 3.5: Kho vải, tất cả nguyên liệu chờ sản xuất để trên kệ, tránh ẩm mốc và dơ

Kiểm tra khu vực cắt vải

Khu vực cắt bao gồm: khu vực xả vải, khu vực trải vải, khu vực BTP cắt

Gồm các công đoạn sau:

 Nội dung và cách thức kiểm tra:

- Mỗi ngăn kệ chỉ xả được 1 cây vải, không được xả nhiều cây chồng lên nhau

- Xả vải phải ghi rõ vào phiếu theo dõi thời gian xả vải, thời gian cắt đúng theo yêu cầu của khách hàng quy định

Trải vải Cắt Đánh số Bóc tập

Sơ đồ 3.3: Quy trình thực hiện các công đoạn tại khu vực cắt vải

- Xả vải phải đảm bảo phải thẳng không được nhăn vặn, gãy mặt vải, xả vải xong phải che đậy tránh bụi bám vào sản phẩm

Kiểm tra máy móc thiết bị được giao, tổ trưởng tổ cắt sẽ nghiên cứu tài liệu kỹ thuật để phát hiện kịp thời sự không phù hợp giữa tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn cắt, sơ đồ, bảng màu cho công nhân Nhân viên nhận nguyên liệu, giao nhận BTP cắt kiểm tra số lượng, mã hàng, lô, màu, size, đợt xuất trước khi giao/nhận hàng, báo cáo vải thiếu trong cây, tỉ lệ thay thân lỗi

Trước khi trải vải: Nếu có độ co dãn phải xổ vải trước khi trải vải, thông thường thời gian xổ vải trước khi trải là 12 giờ Những cuộn vải bị xéo canh sợi cần phần xé đầu cuộn để lấy canh sợi chuẩn và xé ở mỗi lớp trải để lấy canh sợi chuẩn Trường hợp nguyên liệu bị co rút biên thì phải dùng dao cắt xẻ biên co rút nhưng không quá sâu quá hàng lỗ kim hay đường sợi dệt biên

Nhận phiếu chỉ định trải, nhận bảng màu, nhận sơ đồ từ tổ trưởng cắt Căn cứ vào bảng màu kiểm tra mặt trái, phải của vải, kiểm tra tên mã hàng, lot vải, màu vải/kí hiệu màu vải, size cỡ so với phiếu chỉ định trải, kiểm tra khổ vải so với sơ đồ

Làm vệ sinh bàn cắt, đặt sơ đồ lên bàn cắt lấy dấu, xác định chiều dài sơ đồ trên bàn, khi đo phải cộng thêm 2 đầu bàn không quá 1.5 cm so với sơ đồ

Khi trải vải phải chọn một bên biên làm chuẩn, biên vải chuẩn khi trải phải đứng thành, không bị nghiêng cổ, mặt vải trải phải phẳng, không bị gợn sóng, không bị xéo canh sợi quá dung sai cho phép, nếu vải giản biên phải vuốt nhẹ để canh sợi vuông góc với biên vải Nếu vải có độ co rút phải trại nhẹ tay phù hợp để không bị co rút hay dư thừa sau khi cắt Nếu vải có caro/sọc phải trải đúng theo hướng dẫn của tổ trưởng hoặc kỹ thuật nhà máy

Trải xong cuộn vải nào thì phải ghi ngay vào phiếu chỉ định và hạch toán bàn cắt về màu sắc, số lớp trải được Đo chiều dài đầu khúc còn lại ghi vào phiếu và tính

38 vải thừa/thiếu của cuộn vải Tổng số lớp trải, màu sắc phải đúng theo phiếu chỉ định (nếu số vải có thay đổi phải báo cáo ngay cho tổ trưởng cắt)

Trong quá trình trải vải kiểm tra sự loang màu, dập nhung tuyết, lỗi vải để làm thay thân (mặc dù việc kiểm tra vải đã được bộ phận kiểm vải thực hiện nhưng để phòng ngừa sai sót công đoạn trải vải phải kiểm tra lại và bổ sung thêm, ngoài ra một số loại nguyên liệu như nỉ, gòn lượt, thun… không kiểm tra được bằng máy kiểm vải thì công nhân trải vải phải kiểm tra và đánh dấu lỗi) Đầu khúc của từng cây vải phải ghi đầy đủ thông tin: mã hàng, màu, loại nguyên liệu, số bàn cắt, số cây vải, chiều dài còn lại để giao cho bộ phận thay thân Trường hợp vải còn trong cuộn cũng phải tính toán chiều dài còn lại của cuộn vải để chuyển tiếp sang bàn sau

Sau khi trải vải xong phải để sơ đồ lên trên bàn trải vải để thực hiện công đoạn tiếp theo

Công đoạn cắt: Sau khi thực hiện xong công đoạn trải vải, công nhân cắt sẽ kiểm tra lại máy cắt, vặn chặt lưỡi dao, kiểm tra dầu bôi trơn, dùng tay xoay nhẹ Pu- li cho lưỡi dao lên xuống 3 lần, kiểm tra các bộ phận chuyển động đảm bảo an toàn

Trước khi cố định sơ đồ phải kiểm tra chiều nhung tuyết, chiều caro, hình hoa văn (nếu có) để đặt đúng quy định Cố định sơ đồ thật chắc lên bàn vải bằng kẹp chuyên dụng (trường hợp cắt gòn lượt thì có thể cố định sơ đồ bằng ghim/băng keo, trường hợp cắt gòn trắng thì chỉ đặt sơ đồ vẽ trực tiếp lên gòn trắng để cắt)

Kiểm tra sơ đồ so với chiều dài bàn vải, khổ vải, kiểm tra các đường vẽ trên sơ đồ trước khi cắt

Kiểm tra yêu cầu kỹ thuật của bàn vải, cắt kiểm tra hai bên vải, hai đầu bàn cắt trước khi cắt các chi tiết bên trong

Công nhân sẽ cắt phá các chi tiết nhỏ, dùng bàn chuyên dụng để chuyển sang máy cắt vòng để cắt lại chính xác, trong khi dịch chuyển không được làm xô lệch

39 chi tiết Cắt các chi tiết lớn chính xác theo đường vẽ Trong quá trình cắt phải liên tục chuyển kẹp vải để cố định các chi tiết, đảm bảo chi tiết sau khi cắt đạt yêu cầu kỹ thuật và dung sai cho phép từng loại nguyên liệu

Trong quá trình cắt thực hiện bấm dấu, khoan dấu các chi tiết theo yêu cầu kỹ thuật Kết hợp cùng bộ phận trải vải bàn cắt đó xử lý các trường hợp ảnh hưởng đến chất lượng BTP như: vải dãn biên, vải xiên canh… sau khi cắt phá xong phải đập/thổ/sắp xếp những chi tiết bị dãn biên hay xiên canh đó và rong gọt lại cho chính xác Sau khi cắt xong phải thu dọn kẹp, ghim, máy cắt… để đúng nơi quy định

Khu vực BTP cắt: Đánh số: Công nhân đánh số sẽ nhận BTP cắt theo từng bàn cắt tổ trưởng sẽ cung cấp chi tiết từng bàn cắt cho bộ phận này (trong quá trình đánh số, nếu đánh sai tuyệt đối không được rút lớp này bỏ vào lớp kia, như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ quá trình sản xuất) Thực hiện đánh số theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng mã hàng, chiều cao chữ số, vị trí đánh số, loại bút đánh số (dụng cụ đánh số) phải đúng theo quy định cho từng mã hàng, số phải rõ ràng, chính xác, dễ nhìn BTP sau khi đánh số phải để gọn gàng đúng bàn, đúng cở và phải đánh số hết số chi tiết sản phẩm đó theo quy định (thiếu chi tiết hay thiếu số lớp phải báo cáo cho KCS cắt)

Công nhân kiểm lỗi tiến hành kiểm tra từng lớp vải từng chi tiết của BTP, chú ý các điểm đánh dấu nhận dạng lỗi của bộ phận kiểm lỗi hay trải vải, khi thấy lỗi không cho phép thì lấy chi tiết ra ghi các thông tin liên quan như số bàn cắt, tên chi tiết, số thứ tự chi tiết vào phiếu bó hàng cột riêng giao cho bộ phận thay thân, đồng thời ghi trên phiếu phối kiện số thứ tự chi tiết bị lỗi để sau này đối chiếu bổ sung chi tiết thay thân Nếu có thể thì thay thân ngay và đặt chi tiết đúng tại nơi đã lấy ra trước đó

BTP sau khi kiểm lỗi phải để gọn gàng đúng bàn, đúng cỡ

Khi kiểm tra nếu phát hiện tỉ lệ lỗi vượt quá 2% thì báo ngay cho tổ trưởng cắt để có hướng giải quyết kịp thời

Kiểm tra khâu may

May gồm có các công đoạn: (mô tả mã hàng: mã hàng: 0127, PO= SU22429, khách hàng: PERIELIS, chủng loại quần lưng tăng đơ)

Tổ chuyên dùng thực hiện công việc theo thứ tự sau: Lấy dấu thùa khuy túi sau; may pen sau (2 lần đối với vải khó may); ủi tạt pen, keo pen; hỗ trợ ủi keo sửa túi; may đáp sau, may kẹp; chấm dấu định hình túi sau; định hình túi; hỗ trợ sửa định hình túi (máy định hình); hỗ trợ định hình túi; rọc cơi túi sau;sửa hàng rọc cơi;

Sơ đồ 3.4: Quy trình may sản phẩm

44 lộn túi sau; mí 1mm cơi trên; khóa lưỡi gà túi 1 cơi + hỗ trợ bẻ gấp cơi 6s; sửa định hình túi; cắt chỉ của máy định hình túi; chốt khuy; máy đáp sau lần 2, may kẹp, tém xơ; may nhãn túi sau 2 cạnh bằng máy lập trình; ủi nhãn, xén đỉa, nối đỉa

Thân sau thực hiện theo thứ tự sau: Tách bó thân sau; lựa dấu đáp túi sau để may lộn túi; xén vắt sổ 2 cạnh lót túi sau; lộn lót túi sau; diễu 3mm lót túi sau; ủi miệng túi sau trước khi diễu túi; diễu túi sau lần 2, diễu trong, tém sạch xơ vải, túi 1 cơi; lược lót thân sau; gắn đỉa thân sau; vẽ thân sau, bấm sườn; lựa số, bắt cặp thân sau; vắt sổ 3 cạnh sườn, giàng thân sau; hỗ trợ sửa vắt sổ 3 cạnh thân sau

Thân trước thực hiện theo thứ tự sau: Ủi lót túi trước; may đáp trước, đáp bẻ kẹp; vắt sổ lót túi trước; hỗ trợ sửa vắt sổ lót; may lược pen lót túi trước; ủi phen lót túi trước; ủi keo miệng túi trước; may xén lót túi trước; lộn lót túi trước; diễu 6mm lót túi trước; may định hình miệng túi thẳng 1 góc; bấm góc túi trước; diễu 1mm âm miệng túi trước; ủi túi trước; diễu 6mm miệng túi trước; chốt hông, lót thân trước, bấm lót túi; may nhãn giặt thân trước, sang dấu; bắt cặp thân trước; vắt sổ giàng, sườn, đáy trước; hỗ trợ sửa vắt sổ thân trước; gắn đỉa thân trước; lựa số tra lưng; tra lưng đuôi chuột thân trước, vén nhãn 3s, lấy dấu túi trước; hỗ trợ bấm lót túi; mí chuột trước; lấy dấu, mí kẹp một cạnh lưng trong vào lưng lót; ủi chuột trước

Cụm lưng theo thứ tự công việc sau: đo cắt đỉa, lựa số; cắt nhiệt thun; cắt dựng móc; ủi lưng trước có chuột 2 cạnh, ủi lưng sau 3 cạnh (cạnh họng chuột và cạnh sống lưng); vẽ hai cạnh đầu quai nhê, vẽ dấu thun 2 inch, vẽ dấu lưng thân trước; vẽ dấu lưng thân sau; vắt sổ 3 cạnh chuột; vẽ sang dấu thun trên chuột trước; định hình đầu quai nhê bằng rập mica; gọt để lộn đầu quai nhê; vẽ dấu gắn đỉa sườn; gắn 1 đầu đỉa sườn vào lưng chi tiết (lấy dấu mặt phải); lấy dấu độ đùn của đìa sườn; gắn đỉa sườn lần 2; kiểm lưng lót; ráp sống lưng sau, có dựng chống giãn 1cm; cắt rời lưng lót thân sau; ráp sống lưng trước, có đầu quai nhê, dựng chống giãn 1cm; cắt rời lưng lót thân trước; kẹp diễu 1mm lót lưng trước vào thun 2 inch; kẹp diễu 1mm lót lưng sau vào thun; diễu mí sống lưng sau có đỉa, nhặt chỉ xơ; lấy dấu, may thun vào đuôi chuột trước; may lộn đuôi chuột, gấp thun; gọt để lộn chuột

45 trước; lộn chuột trước; diễu chận đuôi chuột trước, 2 đường; cắt sạch chỉ đuôi chuột trước; ủi rẽ đỉa; đo cắt đỉa, lựa số

Cụm paget (paget đôi tròn, không đuôi) gồm thứ tự các công việc: cột dây phân ánh màu; ủi gấp đôi lót paget; vắt sổ 3 cạnh paget đôi, cạnh dọc + ngang; may lộn paget đôi bằng rập mica; gọt paget đôi; ủi paget đôi, đuôi paget ủi theo rập; vắt sổ 3 cạnh 3 paget chiếc; lược dây kéo vào paget đôi; may paget chiếc vào thân trước; mí 1mm paget chiếc; lựa số, lấy dấu, may 1 đoạn đáy trước, may 2 đường; lựa số, may dây kéo có paget đôi vào đáy; lấy dấu, may dây kéo có paget đôi vào paget chiếc; ủi paget trên thân

Lắp ráp gồm thứ tự các công việc sau: lựa số ráp sườn; ráp sườn, túi 1 góc, hỗ trợ lệch sườn; ráp giàng; may gia cố 1 đoạn sườn qua miệng túi trước; ráp đáy sau qua đáy trước, rẽ đáy, cắt chỉ, vắt sổ 5 cạnh và sửa vắt sổ đáy; may gia cố đáy; may 3mm lót túi vào sườn, chặt vuông góc; chốt đáy túi vào sườn; mí chân lót túi trước; gắn đỉa giữa đáy túi sau, canh giữa đỉa; lựa số tra lưng; tra lưng đuôi chuột trước 180s, vén nhãn 3s; mí chuột trước; tra lưng đuôi chuột, lấy dấu túi, không xén

2 đầu lưng; khóa đệm bên khuy, trên quần; khóa đệm móc bên cúc, gọt; lấy dấu, may 2 đầu lưng trước; gọt lót đầu lưng bên paget đôi, lộn đầu lưng bên paget chiếc; lộn đầu quai nhê 3 góc; lấy dấu, mí kẹp 1 cạnh lưng trong vào lưng lót; lấy dấu, diễu paget thành phẩm dưới đường tra lưng; chốt luồn chân đỉa sườn; xỏ thun vào lưng sau; chốt thun vào lưng thân sau, 2 đường; mí lưng trước, vén nhãn; mí lưng sau; mí paget cúc 1mm, lót 1cm, mí qua lưng, chốt khuy; mí 1 đoạn đuôi paget; xăm lưng sau; đo giàng; gọt lai; vắt sổ 3 cạnh lai, cắt sạch chỉ; xăm lai; ủi rẽ sườn qua túi trước; ủi 2 đầu lưng; ủi rẻ lai; ủi túi sau; chốt lai; mí 1 đoạn đầu lưng

Cụm bọ khuya gồm thứ tự các công việc sau: Đóng móc ab, có dựng; đóng móc cd, có dựng; đóng bọ chân đỉa lần 1, 2 đỉa trước cấn pen; đo, đóng bọ đỉa trên; đóng bọ đáy; đóng bọ paget trong, ngoài, chốt; đóng bọ túi sau quần đuôi chuột; lấy dấu đóng bọ túi trước trên lọt khe chân lưng; lấy dấu, đóng bọ dưới túi trước quàn đuôi chuột; cắt lưng trước; vẽ tra lưng; kiểm tra thân trước; tách bọ thân trước, thân sau; lược đường sườn; chốt khuy; hỗ trợ chấm dấu đóng móc

Nút, cắt chỉ gồm thứ tự các công việc sau: lấy dấu, thùa khuy đầu lưng paget; cắt chỉ khuy; lấy dấu đóng nút đầu lưng, paget; lấy dấu, đóng nút túi sau (túi 1 cơi, nút không chữ); quấn chân nút; cắt sạch chỉ quấn chân nút; cắt chỉ đóng nút; cắt đỉa; cắt chỉ thành phẩm; giao nhận hàng trong chuyền, hút bụi, hút chỉ, lộn quần, giao nhận hàng đi wash; tháo lược chỉ túi; cắt thun 2 inch

 Nội dung và cách thức kiểm tra:

- Mẫu và nhận xét duyệt mẫu của khách hàng phải có sẵn để tham khảo trong quá trình sản xuất

- Công nhân may kiểm tra máy may, kiểm tra loại chỉ và điều chỉnh mật độ chỉ, sức căng chỉ trước khi may

- Tổ trưởng chuyền may kiểm tra theo dõi việc tuân thủ quy trình sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu chất lượng của các công đoạn trong quá trình may để ngăn ngừa các sự cố hay sai sót có thể xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng Hằng ngày theo dõi việc cung ứng BTP, phụ liệu đầu vào để đảm bảo sản xuất được liên tục

- Nhà máy sẽ kiểm tra inline và enline

- Kiểm tra sản phẩm đầu chuyền: kiểm tra về nguyên phụ liệu trên sản phẩm, kiểm tra khác biệt về màu trên sản phẩm, kiểm tra nhãn và vị trí may các nhãn các loại, kiểm tra các chi tiết ép keo, các vị trí đối xứng, kiểm tra ngoại quang, kỹ năng may của công nhân

- Sau khi sản phẩm may xong cuối chuyền KSC sẽ kiểm tra lại toàn bộ mặt trái, mặt phải; kiểm khuy, nút; phúc tra ủi; kiểm lai… Kiểm tra 100% thành phẩm cắt chỉ thừa còn sót lại, đánh dấu vào cột báo lỗi ứng với thời gian kiểm và gạch dưới lỗi tương ứng trên cột loại lỗi vào phiếu kiểm tra chất lượng (phụ lục 7) Sau đó, đo thông số kích thước của sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và ghi vào phiếu kiểm tra thông số kích

47 thước (phụ lục 8) gồm các vị trí đo: dài đường diễu paget khuy, vòng eo (đo êm), vòng mông dưới từ đáy lên 3 inch, vòng đùi dưới đáy 1 inch, vòng gối từ đường gấp dàng lên 2 inch, vòng ống (đo êm), đáy trước cả lưng, đáy sau cả lưng, dàng trong, độ mở túi trước từ bọ đến bọ, dài túi sau Sau đó tiến hành cắt chỉ thừa

- Đối với khu vực may, phổ biến cho công nhân không được để hàng bán thành phẩm và thành phẩm chạm đất BTP tại mỗi công đoạn sau khi thao tác xong phải sắp xếp thẳng, phẳng, ngay ngắn từng chi tiết, không được để xéo vặn, không được để cao quá 20cm Tại các công đoạn chi tiết không được cột chặt làm nhăn, gãy mặt vải Tại các công đoạn lắp ráp và hàng thành phẩm: sau khi thao tác xong phải xếp thành 4 thân quần và kéo đáy thẳng ra ngoài để thẳng, phẳng không được xéo vặn ống quần

Kiểm tra khu vực chống nhàu

Trong nhà máy may 5 của công ty không có khu vực chống nhàu nên phải chuyển thành phẩm qua nhà máy khác để tiến hành chồng nhàu sản phẩm theo yêu cầu của bộ phận quản lý chất lượng hoặc khách hàng.

Kiểm tra khu vực hoàn tất – đóng gói

Các công việc khu vực hoàn tất được thực hiện theo quy trình như sơ đồ 3.3

 Nội dung và cách thức kiểm tra:

- Nhân viên QA sẽ kiểm tra thành phẩm sau khi giặt nếu có, sản phẩm không giặt thì sẽ kiểm tra các sản phẩm sau khi may xong, kiểm các mặt của thành phẩm, nếu phát hiện lỗi sẽ trả về chuyền may

Kiểm tra thành phẩm sau giặt

Gắn thẻ bài Đóng nhãn Kiểm nhãn, thẻ ủi lai

Phối size, phân loại size

Rà kim,Bao bì, đóng thùng

Sơ đồ 3.5: Quy trình kiểm tra khu vực hoàn tất – đóng gói

- Tại nơi đóng nhãn, gắn thẻ bài có sẵn hướng dẫn để tham khảo Công nhân lựa mã gắn thẻ bài và đóng nhãn Sau đó KCS khu vực sẽ kiểm nhãn và thẻ với thẻ bài có khớp với thông số size trên quần hay không, nếu khác nhau sẽ yêu cầu công nhân gắn hoặc đóng lại nhãn

- Sau khi gắn thẻ bài và đóng nhãn đúng với tiêu chuẩn, công nhân tiến hành ủi lai đúng quy định

- Nhân viên KSC tổ hoàn tất sẽ kiểm tra 100% thành phẩm cắt chỉ thừa còn sót lại Đồng thời kiểm tra lại các mặt quần nếu phát hiện lỗi nặng thì trả về các chuyền may, lỗi nhẹ sẽ có nhân viên sửa hàng của khu vực hoàn tất tiến hành sửa lại Đồng thời bảo quản đối với thành phẩm đóng nhãn, KCS kiểm tra trên sào sau khi thao tác xong phải trả lại tình trạng ngay ngắn của sản phẩm như ban đầu Đối với khu vực KCS kiểm tra ngoại quan mỗi nhân viên có 2 xe, một xe để hàng đạt và 1 xe để hàng không đạt treo bảng thông tin đầy đủ để phân biệt rõ ràng, không để các màu lẫn vào nhau Đối với sản phẩm phà lai, kiểm ngoại quan, sản phẩm dán left sticker, sản phẩm gấp xếp chờ vào bao phải sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn không để cao quá 10 sản phẩm → Để đảm bảo sản phẩm không bị gấp nếp (vải chống nhăn, vải mặt tuyết,…)

- Nhân viên KCS kiểm tra và cắt chỉ xong, chuyển hàng qua khu vực dán nhãn size và xếp gấp quần

- Phân size, màu, lô, đợt xuất, mã hàng đúng theo quy định Đồng thời, tiếp nhận hàng tái chế từ tổ trả về kho để chuyển cho bộ phận liên quan tái chế/ xử lý

- Sau khi phân loại xong gấp sản phẩm tiến hành rà kim thông qua máy rà kim, nếu máy báo có kim loại nhân viên sẽ kiểm tra bằng mắt các mặt quần để tìm kim loại dính trên quần, sau đó tiến hành rà kim lần nữa Quần đạt chất lượng sẽ dán bao bì lại theo quy định mép dưới gấp cách sản phẩm 2.5cm, mép trái cách sản phẩm 1.5cm, mép phải cách 1.5cm, cách dải phân cách giữa 1cm để khi kiểm tra Final inspection mở bao tránh rách bao bì Sau khi

52 bỏ bao, thành phẩm được bảo quản theo mã/PO/màu/size Cuối cùng là đóng thùng theo quy định và kiểm tra sau khi đóng thùng

- Sản phẩm trước và sau khi đóng thùng không được để dưới sàn nhà Nếu để sản phẩm, vật liệu đóng gói, đóng thùng trên sàn sản phẩm sẽ lấy hơi ẩm từ sàn nhà để sinh ra ẩm mốc

 Một số hình ảnh thành phẩm được bảo quản trước và sau khi đóng thùng:

Hình 3.8: Hình ảnh thành phẩm được bảo quản trước và sau khi đóng thùng

- Kiểm tra Pre – final inspection cho tất cả các mã hàng: kiểm tra nhãn, thẻ bài, móc… xem có đầy đủ không, đúng với yêu cầu hay không Kiểm tra mặt trước của sản phẩm, các lỗi vệ sinh công nghiệp (chỉ dính lên thành phẩm, thực hiện việc kiểm soát vật sắc, nhọn, kiểm soát kim gãy, thực hiện việc dò

53 kim hàng thành phẩm đã đóng gói trong bao, kiểm soát côn trùng, vật gây hại…) rồi lật sau kiểm tra tương tự Kiểm mặt trong Kiểm tra thông số cho 3 sản phẩm của mỗi size đối chiếu với tài liệu kỹ thuật Kiểm tra phối sản phẩm và ký hiệu bao, thùng: xem xét cách phối sản phẩm dựa trên packing list và bên ngoài thùng có khớp nhau hay không, kiểm tra chất lượng thùng carton có đảm bảo hay không Sau khi kiểm tra, nhân viên kiểm tra tiến hành đếm số sản phẩm bị lỗi so sánh với sản phẩm lỗi cho phép để xác định việc chấp nhận hay bác bỏ lô sản phẩm Tất cả lô sản phẩm bị lỗi khi phát hiện phải được sửa chữa cho phù hợp với quy định Nhân viên kiểm tra đánh giá phải có trách nhiệm kiểm tra lại các sản phẩm này sau khi sửa chữa

- Nhãn may bị lỗi, che khuất mất thông số size

Hình 3.9: Nhãn may bị lỗi

- Chỉ còn thừa dính trên sản phẩm

- Gắn thẻ bài thiếu, sai size so với size trên nhãn quần

- Nhãn thẻ bị hư hỏng

 Khách hàng quốc tế đến xưởng kiểm tra theo quy trình kiểm sản phẩm quốc tế theo trình tự kiểm tra từ dưới lên- phương pháp theo chiều kim đồng hồ:

Hình 3.10: Quy trình kiểm sản phẩm quốc tế

Kiểm tra bên ngoài: kiểm tra loại và kích thước của móc cho chính xác, Duỗi quần ra thẳng và đảm bảo kẹp móc chắc chắn

Kiểm tra thông tin: kiểm tra nhãn PO, kiểm tra nhãn hướng dẫn sử dụng, kiểm tra dây treo là tag ghim vào của hãng, kiểm tra nhãn chính

Kiểm tra quần bằng tay theo thứ tự các bước sau:

- Kiểm tra nếp gấp ở giữa

- Kiểm tra sự mở rộng của đai eo

- Kiểm tra nếp gấp và tấm phía trước của quần

- Kiểm tra túi trước và đệm túi (bên trái)

- Kiểm tra đường may ngoài (kéo 4 chiều) Kiểm tra độ trơn của đường chỉ và tìm ra độ bóng/ khuyết điểm giữa đường chỉ 2 tấm (bên trái)

- Kiểm tra độ rộng ống trong và ngoài (bên trái)

- Kiểm tra đường khâu ống bên trái có bị hở hoặc rách (kéo 3 hướng) và kiểm tra độ bóng/ khuyết điểm của 2 mặt

- Kiểm tra và kéo phần đáy phía trước

- Kiểm tra đường khâu ống bên phải có bị hở hoặc rách (kéo 3 hướng) và kiểm tra độ bóng/ khuyết điểm của 2 mặt

- Kiểm tra độ rộng ống trong và ngoài (bên phải)

- Kiểm tra đường may ngoài (kéo 4 chiều) Kiểm tra độ trơn của đường chỉ và tìm ra độ bóng/ khuyết điểm giữa đường chỉ 2 tấm (bên phải)

- Kiểm tra túi trước và đệm túi (bên phải)

- Kiểm tra đai eo, đường chỉ và tấm mặt trước

- Kiểm tra và kéo đáy sau

- Kiểm tra đai eo và con đĩa phía sau

- Kiểm tra túi sau, nút túi và đệm túi (trái)

- Kiểm tra tấm sau (trái)

- Kiểm tra tấm sau (phải)

- Kiểm tra túi sau và đệm túi (phải)

- Kiểm tra đường may trong

- Kiểm tra phía trong đáy trước

- Kiểm tra đai eo và vắt chỉ phía trong (trái)

- Kiểm tra phía trong túi trước

- Kiểm tra tấm trong (bên trái)

- Kiểm tra độ dài trong có quá vắt sổ và đọ dài ngoài (trái)

- Kiểm tra phía trong tấm trước (phải)

- Kiểm tra phía trong túi trước (phải)

- Kiểm tra phía trong đai eo và chỉ khâu (phải)

- Kiểm tra đường nối dọc xuống đáy

- Kiểm tra túi sau (trái)

- Kiểm tra bên trong tấm sau (trái)

- Kiểm tra bên trong tấm sau (phải)

- Kiểm tra túi sau (phải)

Trong chương 3 tác giả đã tóm tắt nội dung và cách thức kiểm tra, những lỗi thường gặp trong quá trình sản xuất của tất cả các công đoạn kiểm soát chất lượng Bên cạnh đó cũng có những ưu điểm và hạn chế khi tiến hành kiểm tra chất lượng quần kaki tại nhà máy

- Nhân viên được thông qua đào tạo

- Tài liệu kỹ thuật kiểm tra đầy đủ và rõ ràng chi tiết từng ngày

- Thiết bị hỗ trợ kiểm tra đầy đủ

- Bố trí mặt bằng phù hợp

- Áp dụng được LEAN trong quá trình sản xuất

- Mặc dù công ty luôn chú trọng tới công tác kiểm tra chất lượng, nhưng vẫn còn thiếu hụt nhân viên kiểm tra

- Máy móc thiết bị hiện đại nhưng số lượng ít, một số trang thiết bị do quá trình sử dụng và khai thác lâu nên có dấu hiệu xuống cấp và hư hỏng, trong quá trình sản xuất hệ thống LEAN báo cần bảo trì nhiều

- Công nhân tay nghề còn kém, hàng may ra bị sai sót nhiều

- Một số công nhân vẫn lơ là làm việc (nói chuyện, sử dụng điện thoại…), may đối phó, chỉ quan tâm tới năng suất mà bỏ qua chất lượng

- Khu vực sản xuất nóng, ảnh hưởng đến năng suất lao động

- 5S vẫn chưa duy trì được ở phân xưởng may và kho, các kệ hàng vẫn còn nằm ngoài đường line, BTP đầu chuyền chưa sắp xếp gọn gàng, ở kho một số kệ hàng không có bảng chú thích (mã hàng, khách hàng, số lượng)

- KCS kiểm tra với số lượng lớn trên mỗi đường chuyền nhưng đối với 1 người kiểm tra trên 1 đường chuyền là quá tải, gây ứ đọng hàng, ảnh hưởng đến các công đoạn phía sau

- Bộ phận quản lý chất lượng trong nhà máy chỉ mới áp dụng công cụ thống kê phiếu kiểm tra

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY MAY 5

Giải pháp thứ 2: Quản lý 5S chặt chẽ ở phân xưởng may, kho phụ liệu và duy trì liên tục

Tuy công ty đã áp dụng 5S trong toàn nhà máy, nhưng 5S vẫn chưa duy trì được ở phân xưởng may và kho, các kệ hàng vẫn còn nằm ngoài đường line, BTP đầu chuyền chưa sắp xếp gọn gàng, ở kho một số kệ hàng không có bảng chú thích (mã hàng, khách hàng, số lượng) đặc biệt trong phân xưởng may công nhân vẫn chưa thực hiện chữ S thứ 3, 4, 5 đó là sạch sẽ, săn sóc và sẵn sàng trong quá trình làm việc của họ Như trước giờ làm việc công nhân phải dọn vệ sinh sạch sẽ máy móc và vải vụn, bố trí gọn gàng khuôn viên của mình trước khi làm việc, nhưng vẫn còn một số công nhân không thực hiện dọn vệ sinh, xe để hàng còn nằm ngoài

60 đường line vàng gây bí lối thoát hiểm của các công nhân khác Quần không được sắp xếp gọn gàng ảnh hưởng đến chất lượng quần như nhăn quần, gãy lưng,… một số công nhân để sản phẩm may của mình trên ghế thấp làm ống quần chạm đất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như dơ quần, có thể có một số tạp chất dính vào quần Chưa được thực hiện liên tục và tạo thói quen tự giác, duy trì, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại nơi làm việc để mọi thứ luôn sẵn sàng cho sản xuất.

Hình 4.1: BTP chưa được xếp gọn gàng, xe để hàng nằm ngoài đường line

Nếu nơi làm việc không ngăn nắp, sạch sẽ thì sản phẩm làm ra sẽ không đảm bảo chất lượng và sức khỏe người lao động sẽ giảm sút do bụi bẩn Khách hàng khi tham quan nhà máy rất chú trọng đến hệ thống 5S, nếu thực hiện không nghiêm túc, đối tác sẽ hủy hợp đồng và không bao giờ quay lại Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh quản lý 5S chặt chẽ trong xưởng may Và kho phụ cần phải quản lý chặt chẽ, có nhãn dán chú thích mã khách hàng, mã sản phẩm để tránh lấy nhầm phụ liệu trong quá trình sản xuất, như vậy sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình may sản phẩm

Công ty nên tạo ra quỹ thưởng 5S, chị Thảo ban 5S sẽ kiểm tra 3 lần/ngày vào đầu giờ, giữa giờ giải lao và trước khi kết thúc ngày làm việc 30 phút Nếu ngày nào công nhân thực hiện vệ sinh chưa tốt hoặc vi phạm 2 lần/ngày sẽ bị trừ 5000 đồng/ngày, nếu thực hiện tốt cả tháng sẽ nhận được 130.000 đồng/tháng cộng vào lương hằng tháng Ví dụ mỗi công nhân có 130.000 đồng/công nhân/tháng, quy định làm vệ sinh cứ đầu giờ làm việc dọn vệ sinh một lần, giữa giờ giải lao dọn vệ sinh thêm một lần nữa, sau khi làm việc xong công nhân sắp xếp và dọn dẹp nơi làm việc của mình trước khi về, vi phạm 1 lần sẽ bị nhắc nhở, lần 2 sẽ lập biên bản trừ quỹ thưởng 5S ngày Sau 1 tuần làm việc cứ vào thứ 7 cả nhân viên và công nhân toàn bộ nhà máy sẽ tổng vệ sinh toàn bộ nơi làm việc của mình, đặc biệt là bộ phận kho phân loại nguyên vật liệu và phụ liệu theo nguyên tắc sau để xác định việc giữ lại hoặc loại bỏ (và nên đi kèm với tài tài liệu hoặc văn bản): Ưu tiên Tần suất sử dụng Các lưu trữ

Thấp - Ít hơn 1 lần/năm

- Giữ ở địa điểm cách nơi khu làm việc

Trung bình - Khoảng 2-8 tháng/lần

- Lưu giữ cùng nhau trong khu làm việc (Kho, nhà máy)

Cao - Ít nhất 1 lần/ngày

Giữ và đặt tại nơi làm việc cá nhân (Phòng làm việc, ô sản xuất …)

Ban 5S kiểm tra và nhắc nhở công nhân làm vệ sinh tổng vệ sinh máy móc và khu làm việc, quét hốt rác bỏ vào sọt, lót vải chân vịt, che đậy sản phẩm của mình trước khi ra về nhằm tập tính tự giác, nâng cao nhận thức cho người lao động, tạo môi trường sạch sẽ, thông thoáng, đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả công việc Tuy số tiền không lớn, nhưng cũng đủ để công nhân có động lực tham gia thực hiện nghiêm túc 5S trong mỗi ngày làm việc của mình, nâng cao được nhận thức và đồng thời công ty nên tuyên truyền 5S mỗi ngày vào đầu giờ làm việc

62 của công nhân, như vậy một thời gian dài công nhân sẽ tự ý thức được mà không cần phải nhắc nhở, sẽ tạo được thói quen cho mỗi công nhân

Và công ty có thể thực hiện triển khai 5S đối với công nhân đứng máy như sau: Công nhân sử dụng máy móc sẽ lần lượt thực hiện các bước sau đây để nâng cao kiến thức, tinh thần tham gia và trách nhiệm đối với thiết bị của họ:

- Thực hiện việc lau chùi và kiểm tra máy

- Loại trừ nguyên nhân gây dơ bẩn máy và làm cho công việc vệ sinh dễ hơn

- Xác lập tiêu chuẩn cho việc vệ sinh và bôi trơn thiết bị

- Tham gia khóa đào tạo về kỹ năng kiểm tra, kỹ năng bảo trì và sửa chữa

- Thực hiện tự kiểm tra toàn bộ

- Tiêu chuẩn hóa các quy trình và nơi làm việc

- Tự bảo trì toàn bộ

Ngoài ra, khu vực sản xuất nóng làm ảnh hưởng đến năng suất lao động vì vậy công ty nên cải thiện môi trường làm việc trong nhà máy, phân xưởng, đảm bảo nhà xưởng luôn thông thoáng, độ ẩm ổn định và phù hợp công nghệ, sạch sẽ nề nếp thông qua việc chuẩn hóa hệ thống điều không thông gió và hút bụi trong gian máy: Cải tạo, đầu tư bổ sung, thay thế các hệ thống quạt hút, thổi nhằm đảm bảo ổn định ẩm độ trong gian máy tối ưu nhất phù hợp với yêu cầu công nghệ; thay thế các mô tơ quạt hút thổi bụi có công suất phù hợp, thường xuyên vệ sinh công nghiệp các khu vực lồng lọc bụi, túi lọc bụi Ứng dụng 5S vừa tạo ra môi trường làm việc an toàn, đồng thời là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của đối tác Nếu áp dụng nghiêm ngặt chương trình 5S, người lao động sẽ làm việc trong môi trường sạch sẽ, tiện lợi và hiệu quả công việc sẽ cao hơn và mức thu nhập sẽ tăng lên.

Giải pháp thứ 3: Giải pháp về nguồn lực

Nhằm giải quyết hạn chế về nguồn lực của công ty như công nhân tay nghề còn kém, hàng may ra bị sai sót nhiều Một số công nhân vẫn lơ là làm việc (nói chuyện,

63 sử dụng điện thoại…), may đối phó, chỉ quan tâm tới năng suất mà bỏ qua chất lượng Vì vậy, tác giả đã đề xuất ra một số giải pháp về nguồn nhân lực sau:

- Thưởng cho công nhân ra đúng sản phẩm và tỉ lệ lỗi thấp nhất trên mỗi chuyền may là 500.000 đồng/tháng/công nhân để tạo tính thi đua trong quá trình sản xuất Cũng như có thưởng thì sẽ có phạt, phạt 200.000 đồng/tháng cho công nhân nào có tỉ lệ ra sản phẩm lỗi trên mức cho phép (16%) của mỗi chuyền may Như vậy công nhân sẽ chú ý đến sản phẩm may của mình hơn

- Tuyển công nhân có hiệu suất công việc cao, trước khi tuyển cần thử việc trong thời gian ngắn giảm thiểu công nhân kém tay nghề Nếu nhận thấy người nào không đạt yêu cầu, tỉ lệ may sản phẩm ra nhiều lỗi có thể cho nghỉ việc ngay

- QA giám sát đường chuyền nên kiểm tra chặt chẽ trong quá trình may, nghiêm khắc với các công nhân lơ là trong công việc Yêu cầu các thiết bị điện thoại nên để xa nơi làm việc để tập trung làm việc hơn, xử lý nặng đối với các công nhân có thái độ làm việc không nghiêm túc

- Nâng cao rèn luyện thể lực cho nhân viên bằng cách phát động phong trào tập thể dục buổi sáng trước khi làm việc tầm 10-15 phút Tổ chức các trò chơi thể thao vận động cơ thể như giải cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, các hoạt động ngoại khóa (cuộc thi hát, mở lớp nhảy hay câu lạc bộ)… các hoạt động này đảm bảo được sức khỏe nhân viên, tạo môi trường làm việc năng động, làm việc hiệu quả hơn Đồng thời cho thấy công ty đang quan tâm đến sức khỏe và các sở thích khác của nhân viên, người lao động sẽ cảm thấy yêu mến công ty mà hăng say làm việc hơn.

Giải pháp thứ 4: sử dụng các công cụ thống kê chất lượng khác

Hiện tại phòng QA mới sử dụng phiếu kiểm tra để giải quyết các vấn đề chất lượng sản phẩm như tổng hợp lỗi trên sản phẩm và đưa ra hướng xử lý nhưng chỉ mang tính khách quan chưa thực sự tìm hiểu sâu nguyên nhân bên trong để đưa ra hướng giải quyết triệt để vấn đế đó, dẫn đến các sản phẩm đầu ra mỗi chuyền vẫn bị lỗi nhiều Và tác giả đã đề xuất sử dụng công cụ biểu đồ xương cá để xác định

64 nguyên nhân gốc rễ các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giúp cho công ty dễ dàng kiểm soát được những biến động trong quy trình sản xuất, dễ dàng cải tiến sản phẩm, nắm bắt được toàn cảnh mối quan hệ một cách có hệ thống

Ví dụ : Vẽ biểu đồ nhân quả của lỗi tra lưng đùn nhăn, bản to, nhỏ không đều, sót chỉ dư như sau :

Bước 1: Trong quá trình thực tập và tài liệu thống kê của phòng QA tác giả nhận thấy lỗi tra lưng đùn nhăn, bản to, nhỏ không đều, sót chỉ dư là lỗi xuất hiện nhiều trên phiếu kiểm tra và làm ảnh hưởng đến chất lượng không nhỏ của sản phẩm

Bước 2: Vẽ xương sống đại diện cho lỗi tra lưng đùn nhăn, bản to, nhỏ không đều, sót chỉ dư

Bước 3: Tác giả nhận thấy các nguyên nhân chính dẫn đến lỗi trên là do con người, phương pháp, thiết bị, vật liệu, môi trường, giám sát

Bước 4: Nối các nguyên nhân chính tới “xương sống” bằng những mũi tên nghiêng

Lỗi tra lưng đùn nhăn, bản to, nhỏ không đều, sót chỉ dư

Lỗi tra lưng đùn nhăn, bản to, nhỏ không đều, sót chỉ dư

Con người Phương pháp Thiết bị

Môi trường Vật liệu Giám sát

Bước 5: Tìm ra các nguyên nhân thứ của các nguyên nhân chính

- Con người: nguyên nhân gây nên lỗi là do công nhân cầm lưng không đều, ủi không cẩn thận và làm việc riêng dẫn đến may bị đùn lưng, bản to, bản nhỏ

- Phương pháp: nguyên nhân gây nên lỗi do thao tác may vội vàng

- Thiết bị: Kéo cắt chỉ không được bén nên còn sót lại những cọng chỉ dư nhỏ, tốc độ máy nhanh hơn so với tốc độ may của công nhân làm công nhân không điều chỉnh được đường đi mũi kim trong quá trình may lưng quần nên đường may không được đều và khoảng cách các đường may không đúng tiêu chuẩn

- Môi trường: Bụi bẩn, nóng nực, bụi vải từ các chi tiết bán thành phẩm bay vào không khí khiến nhà xưởng ngột ngạt làm công nhân kém tập trung khi làm việc

- Vật liệu: chất liệu kaki dày làm khó điều chỉnh bản lưng

- Giám sát: QA chuyền may kiểm tra chưa chặt chẽ, tần suất kiểm tra thấp

Bước 6: Nối các nguyên nhân thứ đã nêu trên tới nguyên nhân chính: Con người, thiết bị, phương pháp, môi trường, vật liệu, giám sát

Bước 7: Tác giả nhận thấy còn có nguyên nhân nhỏ (xương dăm) của nguyên nhân thứ đó là:

- Công nhân không tập trung do làm việc riêng, sử dụng điện thoại, nói chuyện riêng trong giờ làm…

- Bụi bẩn, nóng nực làm công nhân kém tập trung do số lần làm vệ sinh khu vực làm việc ít và thiết bị làm thoáng môi trường còn thiếu

Sau khi phân tích và động não tác giả kết luận không còn nguyên nhân nào gây ra lỗi chính nữa và hoàn thành sơ đồ xương cá như hình 4.2

Bước 8 và 9: Hoàn thành sơ đồ xong tác giả đưa ra một số giải pháp khắc phục sau:

- Con người và vật liệu: Công nhân cần được chuẩn hóa lại thao tác để có thao tác may chuẩn, giúp tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và đồng đều Bên cạnh đó giảm thiểu được thời gian chết trong quá trình may công đoạn Và kết hợp với giải pháp về nguồn lực đã nêu mục 4.3

- Thiết bị: Loại bỏ các kéo không còn sắc bén, kiểm tra độ bén của kéo trước khi làm việc để thay thế thiết bị kịp thời Điều chỉnh tốc độ máy phù hợp với tốc độ may của công nhân Tốc độ máy chậm giúp cho công nhân may lưng quần dễ dàng và canh chỉnh tốt hơn

- Phương pháp, con người: Công ty cần thường xuyên mở các lớp đào thay đổi tư duy cho công nhân

- Môi trường: Công nhân khi làm việc phải đeo nón, khẩu trang để hạn chế hít phải bụi vải Công nhân nên trang bị các loại khẩu trang chống bụi có chứa thanh hoạt tính giúp lọc bụi được hiệu quả hơn Thường xuyên dọn dẹp và vệ

Con người Phương pháp Thiết bị

Lỗi tra lưng đùn nhăn, bản to, nhỏ không đều, sót chỉ dư

Môi trường Vật liệu Giám sát

Công nhân cầm lưng không đều Ủi không cẩn thận

Tốc độ máy nhanh làm công nhân không kiểm soát đường đi mũi kim

Bụi bẩn, nóng nực làm công nhân không tập trung

Vật liệu dày khó điều chỉnh bản lưng

QA chưa kiểm tra chặt chẽ

Tần suất kiểm tra thấp

Số lần làm vệ sinh ít

Thiếu thiết bị làm thoáng không khí Làm việc riêng

Hình 4.2: Biểu đồ nhân quả của lỗi tra lưng đùn nhăn, bản to, nhỏ không đều, sót chỉ dư

67 sinh nơi làm việc của mình, công ty cần trang bị thêm các thiết bị làm thoáng môi trường như đã đề cập giải pháp trong mục 4.2

- Giám sát: QA giám sát đường chuyền nên kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ trong quá trình may, nghiêm khắc với các công nhân lơ là trong công việc Yêu cầu các thiết bị điện thoại nên để xa nơi làm việc để tập trung làm việc hơn, xử lý nặng đối với các công nhân có thái độ làm việc không nghiêm túc.

Giải pháp thứ 5: Giải pháp về máy móc, thiết bị

Trong nhà máy công ty còn một số hạn chế về thiết bị hiện đại còn ít, máy móc do quá trình sử dụng và khai thác lâu nên có dấu hiệu xuống cấp và hư hỏng, trong quá trình sản xuất hệ thống LEAN báo cần bảo trì nhiều để giải quyết vấn đề này tác giả đã có một số giải pháp sau:

- Ngoài thiết bị máy dò kim loại tự động công ty nên hỗ trợ thêm máy dò kim loại cầm tay để các nhân viên KCS trong lúc kiểm tra dễ dàng phát hiện kim loại trong sản phẩm

- Thực hiện bảo trì tự quản đối với công nhân vận hành máy trong quá trình sản xuất, mỗi ngày bộ phận kỹ thuật nên tập trung vào bước rà soát đánh giá hiện trạng ban đầu, trực quan hóa các hoạt động quản lý thiết bị cùng với tin học hóa kiểm soát các thiết bị Ngoài ra, trong giai đoạn này, công ty cũng xây dựng thực hiện đào tạo công tác kiểm tra vệ sinh bôi trơn thiết bị cho người vận hành đảm bảo máy móc vận hành một cách trơn tru hơn

- Triển khai “Hoạt động thẻ treo” để phát hiện những vấn đề của thiết bị máy móc và môi trường làm việc cũng như văn phòng nhà xưởng Mỗi máy may và các thiết bị khác công ty nên áp dụng thẻ treo đối với mỗi máy để ghi lại những bất thường, hỏng hóc ngăn chặn sự xuống cấp của thiết bị, duy trì thiết bị ở trạng thái ổn định, tin cậy và luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động

- Bảo dưỡng dự phòng thường xuyên: Máy móc sau một thời gian hử hỏng, thợ phải tiến hành sửa chữa nhằm phục hồi lại trạng thái ban đầu như vậy sẽ tốn thời gian chờ đợi để sửa chữa và di chuyển, đứng máy Thay vì đợi hư rồi mới sửa thì công ty nên tiến hành bảo dưỡng thường xuyên, tức là cứ sau

68 một thời gian sử dụng, ngay cả khi máy đang hoạt động bình thường cũng tiến hành sửa chữa để phòng ngừa máy hỏng trong lúc vận hành Máy móc thường hay hư hỏng trong lúc chúng ta cần chúng và người sửa chữa không phải lúc nào cũng sẵn sang để sửa chữa Bởi vì, máy hỏng thì cả chuyền may phải dừng và hàng tồn đọng nhiều Việc giảm sản lượng và chất lượng do máy làm việc kém, hư hỏng có thể làm tăng nhiều chi phí phát sinh khác, ngoài ra chi phí sửa chữa thường lớn hơn chi phí bảo dưỡng Kết hợp với hoạt động thẻ treo thì công nhân sẽ theo dõi ghi chép lại thời gian hoạt động và bảo dưỡng trên thẻ treo máy của mình, để nhân viên kỹ thuật có thể xây dựng lý lịch máy như thời gian giữa hai lần hỏng máy và tần số xảy ra, chi phí ước tính khi máy hỏng và chi phí bảo dưỡng dự phòng để lập kế hoạch bảo dưỡng hợp lý

C – PHẦN KẾT LUẬN Để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, “Công ty Cổ phần May Việt Thắng” phải phấn đấu ngang bằng hoặc hơn các đối thủ cạnh tranh Chính vì vậy chất lượng là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của công ty, và công ty đã có một quy trình kiểm soát chất lượng hợp lý, được áp dụng đúng theo trình tự

Chiến lược phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng như nâng cao khả năng thiết kế và đưa ra các dòng sản phẩm khác nhau nhằm đưa những sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng

Qua 6 khâu kiểm tra: kiểm tra trước khi sản xuất, kiểm tra khu vực cắt vải, kiểm tra khu vực cắt vải, kiểm tra khâu may, kiểm tra khu vực chống nhàu và kiểm tra khu vực hoàn tất – đóng gói nên hạn chế được sai sót của sản phẩm cuối cùng Tuy nhiên, do trải qua nhiều khâu kiểm tra mà chưa áp dụng việc tự động hóa nên có sự ùn ứ sản phẩm qua từng khâu kéo theo việc giảm năng suất của công ty

Nhằm cải thiện tình trạng này, bài khóa luận này tác giả đã đưa ra 2 giải pháp chính là bắt buộc công nhân trong mỗi công đoạn tự kiểm tra sản phẩm thực tế của mình và quản lý 5S chặt chẽ ở phân xưởng may, kho phụ liệu và duy trì liên tục Với giải pháp thứ nhất sẽ công nhân tự thực hiện kiểm tra sản phẩm thực tế của mình sẽ giảm tải được thời gian cho KCS cuối chuyền may khi kiểm tra cũng như tạo ra ý thức nâng cao chất lượng sản phẩm Với giải pháp thứ hai sẽ tạo ra môi trường làm việc an toàn, đồng thời là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của đối tác Nếu áp dụng nghiêm ngặt chương trình 5S, người lao động sẽ làm việc trong môi trường sạch sẽ, tiện lợi và hiệu quả công việc sẽ cao hơn và mức thu nhập sẽ tăng lên.

Trong thời gian thực tập tại nhà máy may 5, được tiếp xúc với toàn bộ nhà máy tác giả thấy công đoạn cắt rất quan trọng, bởi cắt sai 1cm là ảnh hưởng đến toàn bộ công đoạn phía sau, tốn kém thời gian và chi phí chỉnh sửa Nhưng Công ty đã quản lý chặt chẽ ở khâu này và ít để xảy ra sai sót Bên cạnh đó trong quá trình

70 may sản phẩm lại là công đoạn xảy ra lỗi nhiều nhất và diễn ra hằng ngày do một số tay nghề của công nhân còn trẻ thiếu kinh nghiệm Và nhờ quá trình thực tập đã giúp giả có thêm kiến thức về quản lý chất lượng ngành may, không chỉ biết qua lý thuyết học tập trên lớp về quản lý chất lượng các ngành nói chung và có cơ hội làm việc trong môi trường sản xuất, tiếp xúc quy mô sản xuất, vận hành nhà máy thực tế Chính vì vậy tác giả đã có một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng tại nhà máy may 5 – Công ty cổ phần may Việt Thắng.

Phụ lục 1: Phiếu kiểm tra chất lượng vải

Phụ lục 2: Báo cáo test vải xéo canh và dao động màu

Phụ lục 3: Thông tin kiểm tra độ co rút vải, keo đặc biệt, độ loang màu vải và báo cáo độ co nguyên liệu

Phụ lục 4: Phiếu kiểm tra chất lượng phụ liệu

Phụ lục 5: Cảnh báo về tính chất nguyên phụ liệu

Phụ lục 6: Báo cáo kiểm tra trải và cắt

Phụ lục 7: Phiếu kiểm tra chất lượng

Phụ lục 8: Phiếu kiểm tra thông số kích thước

Phụ lục 9: Biên bản kiểm tra chất lượng

Phụ lục 10: Bảng góp ý trên chuyền và phiếu báo lỗi chất lượng cá nhân

Phụ lục 11: Phiếu kiểm tra máy ép keo

Phụ lục 12: Biên bản khắc phục đánh giá hệ thống quản lý sản xuất và quản lý chất lượng

1 Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Đinh Phượng Vương (2010), Quản trị chất lượng, NXB Thống kê, TP.HCM

2 Nguyễn Đông Ái (2014), Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, Slide share, link https://www.slideshare.net/garmentabc/n-ngnh-may-ti-cng-tc- kim-tra-cht-lng-sn-phm-ngnh-may

3 David Tran (2013), Giới thiệu về mô hình 5S, TVTmarine Automation, link https://ma.tvtmarine.com/vi/blog/entry/gioi-thieu-ve-mo-hinh-5s

4 Nguyễn Minh Đình, Nguyễn Trung Tín, Phạm Phương Hoa (1996), Quản lý có hiệu quả theo phương pháp Deming, NXB Thống kê, TPHCM

5 Joseph M Juran (1999), Juran’s quality handbook, Mc Graw – Hill

6 Philip B Crosby (1989), Chất lượng là thứ cho không, biên tập: Mai Huy Tân, Nguyễn Bình Giang, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Licosaxuba,

7 Tài liệu Công ty cổ phần may Việt Thắng, Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2016, Phòng kế toán tại nhà máy may 5

8 Tài liệu Công ty cổ phần may Việt Thắng, Cơ cấu bộ máy tổ chức, Phòng

Kế toán tại nhà máy may 5

9 Tài liệu Công ty cổ phần may Việt Thắng, Quy trình kiểm tra chất lượng quần kaki, Phòng Kỹ thuật – Công nghệ nhà máy may 5

10 Tài liệu Công ty cổ phần may Việt Thắng, Tổ chức sản xuất kinh doanh, Phòng Kỹ thuật – Công nghệ tại nhà máy may 5

11 TCVN ISO 8402:1999 Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng – Cơ sở và từ vựng

12 TCVN ISO 9000:2007 Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng

13 TCVN ISO 9001:2000 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu

14 TS Phạm Huy Tuân, ThS Nguyễn Phi Trung (2016), Quản trị sản xuất và chất lượng, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

15 Viphan (2011), Hướng dẫn kiểm tra nguyên liệu, Công nghệ may.net, link:http://congnghemay.net/threads/kiem-tra-nguyen-lieu-nganh- may.4699/

Ngày đăng: 25/02/2024, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN