1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích và so sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định trong UNCAC và trong Luật Phòng, Chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam. Đánh giá về tính tương thích

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và so sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định trong UNCAC và trong Luật Phòng, Chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam. Đánh giá về tính tương thích
Tác giả Nguyễn Như Giang
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 549,59 KB

Nội dung

Hậu quả của tham nhũng thể hiện ở những khía cạnh cụ thể như: kéo lùi sự tăng trưởng kinh tế, làm nản lòng các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài; làm giảm và thất thoát thu nhập quốc g

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT



TIỂU LUẬN

Lý luận và pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Đề tiểu luận: “Phân tích và so sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

quy định trong UNCAC và trong Luật Phòng, Chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam Đánh giá về tính tương thích”.

Họ và tên : Nguyễn Như Giang

Mã sinh viên : 18061320

Lớp : K63A

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được quy định trong UNCAC 4

1) “Điều 5 Công ước” 4

2) Cơ quan phòng, chống tham nhũng và Quy tắc ứng xử cho công chức 4

3) Khu vực công và Khu vực tư 5

4) Mua sắm công và quản lý tài chính công và Báo cáo công khai 5

5) Các biện pháp liên quan đến hoạt động truy tố và xét xử 6

6) Sự tham gia của xã hội và Các biện pháp chống rửa tiền 6

II Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định trong Luật Phòng, Chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam 7

1) Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị 7

2) Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị 7 3) Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị 8

4) Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị 8

5) Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt 9

6) Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị 9

III So sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định trong UNCAC và Luật PCTN 2018 của Việt Nam 10

1) Điểm giống 10

2) Điểm khác 10

IV Đánh giá về tính tương thích giữa biện pháp phòng ngừa tham những trong UNCAC và Luật Phòng, Chống tham nhũng năm 2018 11

KẾT LUẬN 14

Danh mục tài liệu tham khảo 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt Những kết quả đến từ việc đổi mới hệ thống chính trị, cơ chế quản lý kinh

tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hội nhập quốc tế,… đã tạo ra những tiền đề quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Cùng với những thành tựu đã đạt được, công cuộc đổi mới đất nước cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có tệ tham nhũng Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng ở nước ta, trong đó nhận thức về tác hại của tham nhũng và việc phòng, chống tham nhũng của đội ngũ cán bộ và của quần chúng nhân dân nói vẫn còn nhiều hạn chế Hậu quả của tham nhũng thể hiện ở những khía cạnh cụ thể như: kéo lùi sự tăng trưởng kinh tế, làm nản lòng các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài; làm giảm và thất thoát thu nhập quốc gia; làm cho việc phân phối các nguồn lực của nhà nước trở nên bất hợp lý; làm giảm hiệu lực của pháp luật; nuôi dưỡng sự đặc quyền và làm xói mòn sự liêm chính trong xã hội; và dẫn đến những vi phạm nhân quyền,… Nhận thức sâu sắc về tác hại của tham nhũng, Quốc Hội đã thông qua “Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018” tạo cơ sở pháp lý nền tảng thúc đẩy cho công tác phòng, chống tham nhũng Bên cạnh đó, Nhà nước ta còn tích cực tham gia các Công ước quốc tế và khu vực, trong đó có “Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng” Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được coi là yếu tố quan trọng, mang tính chiến lược, quyết định hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng Vì vậy, “Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng” cung như “Luật Phòng, chống tham nhũng 2018”

đã quy định một hệ thống giải pháp nhằm phòng ngừa tham nhũng Đây có thể coi là nội dung quan trọng nhất của Công ước cũng như đạo luật, nó mang lại những kết quả quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta, được quần chúng nhân dân ủng

hộ, bạn bè quốc tế đánh giá cao

Trang 4

I Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được quy định trong UNCAC:

Phòng ngừa tham nhũng đóng vai trò thiết yếu trong đấu tranh chống tham nhũng, giúp ngăn ngừa hành vi tham nhũng, tăng cường khả năng phát hiện tham nhũng và khắc phục hậu quả tham nhũng Trên cơ sở nhận thức đó, Công ước đã dành toàn bộ Chương II (từ Điều 5 đến Điều 14), quy định chính sách và hành động chống tham nhũng; cơ quan phòng ngừa tham nhũng; khu vực công; quy tắc ứng xử cho công chức; báo cáo công khai; khu vực tư; mua sắm tài sản công; quản lý tài chính công; sự tham gia của xã hội; các biện pháp liên quan đến truy tố và xét xử

1) “Điều 5 Công ước” nêu yêu cầu: “Phải thúc đẩy sự tham gia của xã hội và thể hiện

nguyên tắc nhà nước pháp quyền, quản lý đúng đắn việc công và tài sản công, tính liêm khiết, minh bạch và trách nhiệm”

Đồng thời, Công ước quy định nghĩa vụ hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy và xây dựng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, trong đó có nghĩa vụ tham gia các chương trình và

dự án quốc tế về phòng ngừa tham nhũng và thiết lập các thiết chế trong nước về vấn đề phòng chống tham nhũng

2) “Cơ quan phòng, chống tham nhũng” và “Quy tắc ứng xử cho công chức”:

Điều 6 và Điều 36 Công ước quy định việc thành lập cơ quan hoặc lực lượng phòng,

chống tham nhũng chuyên trách là cần thiết nhằm thực thi, giám sát và phối hợp việc thi hành chính sách và hành động chống tham nhũng Theo các điều này, các quốc gia thành viên cần thành lập và đảm bảo sự độc lập cần thiết cho các cơ quan nói trên, trong đó bao gồm việc cung cấp phương tiện vật chất, đội ngũ cán bộ chuyên trách cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ để họ có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình

Trong phòng, chống tham nhũng, việc đảm bảo và tăng cường tính liêm chính, trung

thực và trách nhiệm của đội ngũ công chức đóng vai trò rất quan trọng Vì vậy, Điều 8 Công

ước yêu cầu các quốc gia thành viên, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình, cần áp dụng các biện pháp nhằm thúc đẩy và bảo đảm việc thực hiện các chức năng công được chính xác, chính trực và đúng đắn, trong đó việc ban hành và áp dụng những chuẩn mực hoặc quy tắc xử sự đối với công chức được coi là một biện pháp hữu hiệu Đồng thời, để hạn chế xung đột lợi ích và gia tăng khả năng kiểm soát, các quốc gia cần xem

Trang 5

xét áp dụng các biện pháp yêu cầu công chức báo cáo cơ quan có thẩm quyền những hoạt động, công việc, các khoản đầu tư, tài sản, quà tặng hoặc những lợi ích khác tiềm ẩn xung đột lợi ích có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng công của công chức đó

3) “Khu vực công” và “Khu vực tư”:

Điều 7 Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên cần nỗ lực ban hành, duy trì và

củng cố các chính sách nhằm tăng cường minh bạch, hiệu quả hoạt động của khu vực công, bao gồm: cải cách chế độ tuyển dụng, thuê, sử dụng, đề bạt và hưu trí đối với công chức dựa trên các tiêu chí khách quan như khả năng xuất sắc, công minh và năng lực

Do tính chất ngày càng nghiêm trọng và mức độ ảnh hưởng ngày càng lan rộng của tham nhũng trong khu vực tư - hệ quả của việc tư nhân hoá mạnh mẽ các hoạt động trước đây vốn thuộc chức năng công như giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội,… Công ước đã ghi nhận

sự cần thiết phải tăng cường các biện pháp nhằm phòng ngừa và đấu tranh chống tham

nhũng trong khu vực tư và liên quan tới khu vực tư Điều 12 quy định các quốc gia thành

viên, trên cơ sở luật pháp quốc gia, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng liên quan đến khu vực tư, tăng cường các chuẩn mực kế toán, kiểm toán liên quan đến khu vực tư; trong đó bao gồm việc ban hành các chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự có hiệu lực đối với các hành vi tham nhũng trong khu vực này

4) “Mua sắm công và quản lý tài chính công” và “Báo cáo công khai”:

Trên cơ sở nhận thức về tính chất dễ nảy sinh tham nhũng của hoạt động mua sắm

công, Điều 9 Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp cần thiết

nhằm xây dựng cơ chế mua sắm công phù hợp, cạnh tranh và tiêu chí khách quan trong khâu

ra quyết định Áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm tăng cường minh bạch và trách nhiệm trong quản lý tài chính công; tăng cường minh bạch trong quản lý hành chính công cùng với các hoạt động tổ chức, thực hiện chức năng, từ đó giúp phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả

Minh bạch hoá quản lý hành chính nhà nước là một nội dung, yêu cầu quan trọng

trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng Vì vậy, Điều 10 Công ước quy định mỗi quốc gia

thành viên, trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc gia, cần áp dụng các biện pháp cần thiết

để tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý hành chính công, bao gồm việc tổ chức, quá trình thực hiện chức năng và ra quyết định của các cơ quan hành chính

Trang 6

5) “Các biện pháp liên quan đến hoạt động truy tố và xét xử”:

Truy tố, xét xử các tội phạm tham nhũng là một biện pháp xử lý tham nhũng hữu hiệu, đồng thời còn có tác dụng tích cực trong phòng ngừa tệ nạn này Tuy nhiên, bản thân

hoạt động truy tố, xét xử cũng tiềm ẩn những nguy cơ tham nhũng Vì vậy, Điều 11 Công

ước ghi nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo sự độc lập trong hoạt động xét xử Theo Điều này, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia, các quốc gia thành viên cần áp dụng các biện pháp tăng cường tính liêm chính và phòng ngừa cơ hội tham nhũng với cán bộ toà án, trong đó có thể bao gồm việc ban hành bộ quy tắc ứng xử cho cán bộ toà án Những biện pháp có tác dụng tăng cường tính liêm khiết cũng cần được xem xét áp dụng đối với cán bộ của cơ quan công tố và điều tra

6) “Sự tham gia của xã hội” và “Các biện pháp chống rửa tiền”:

Xã hội công dân, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cộng đồng, công chúng, thông tin đại chúng và báo chí là những lực lượng quan trọng trong phòng, chống tham nhũng Thực tế khắp nơi trên thế giới cho thấy, sự tham gia chủ động, tích cực của lực lượng

này đã mang lại những kết quả rất tích cực trong phòng chống tham nhũng Vì vậy, Điều 13

Công ước quy định, các quốc gia thành viên cần áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về sự tồn tại, nguyên nhân, tính chất nghiêm trọng và mối đe doạ của tham nhũng; thúc đẩy sự tham gia của các cá nhân, tổ chức ngoài khu vực công vào công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng

Chống rửa tiền là một biện pháp phòng ngừa, phát hiện và khắc phục hậu quả tham nhũng một cách hữu hiệu Vì vậy, Công ước dành nhiều điều khoản quy định các biện pháp trực tiếp và gián tiếp mà các quốc gia thành viên cần áp dụng nhằm ngăn ngừa và chống rửa

tiền Điều 14 quy định các biện pháp chống rửa tiền mang tính định hướng và phòng ngừa là

chủ yếu Theo đó, các quốc gia cần thiết lập cơ chế giám sát toàn diện đối với ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng, các cơ quan khác đặc biệt dễ phát sinh hoạt động rửa tiền, nhằm ngăn chặn, phát hiện mọi hình thức rửa tiền; đồng thời cần áp dụng các biện pháp khả thi nhằm kiểm soát, phát hiện việc di chuyển tiền mặt và tài sản qua biên giới nhưng không được gây trở ngại đối với các dòng vốn hợp pháp, trong đó có thể bao gồm việc yêu cầu báo

Trang 7

cáo về việc chuyển qua biên giới những lượng tiền mặt lớn và vật có giá trị Ngoài ra, các quốc gia thành viên cần tăng cường hợp tác nhằm đấu tranh chống rửa tiền

II Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định trong Luật Phòng, Chốn tham nhũng năm 2018 của Việt Nam:

Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 là một đạo luật quan trọng thể hiện quyết tâm chống tham nhũng, xác lập khuôn khổ pháp lý cơ bản, làm tiền đề cho việc xây dựng chiến lược toàn diện và lâu dài cho cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam Luật PCTN đồng thời khẳng định với quốc tế rằng Việt Nam cam kết thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về đấu tranh chống tham nhũng Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được quy định tại Chương II (từ Điều 9 đến Điều 54) Luật PCTN năm 2018, được áp dụng đối với

cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước

1) “Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị” (Mục 1:

điều 9 – điều 17):

Luật PCTN 2018 quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức, trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với một

số lĩnh vực quan trọng và các lĩnh vực khác pháp luật về quy định phải công khai Người thực hiện trách nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người được phân công, ủy quyền hợp pháp để thực hiện trách nhiệm giải trình Luật giao cho Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm giải trình Việc đánh giá, đo lường về thực trạng tham nhũng và công tác phòng, chống là đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTN Cơ quan nhà nước có trách nhiệm xây dựng báo cáo, công khai báo cáo về tình hình tham nhũng và công tác PCTN Đồng thời, Luật còn quy định chi tiết về tiêu chí đánh giá về công tác PCTN

2) “Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị”

(Mục 2: điều 18 – điều 19):

Thực tế cho thấy một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng tham nhũng, lãng phí tài sản nhà nước đó là hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý nhà nước chưa đầy đủ, hoàn thiện, dẫn tới việc thực hiện không đúng hoặc cố ý làm trái Luật

Trang 8

quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc xây dựng, hoàn thiện và đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý nhà nước và trong các hoạt động kinh tế - xã hội Mục này còn quy định trách nhiệm pháp lý của các đối tượng vi phạm, góp phần răn đe và tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý vi phạm

3) “Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị” (Mục 3: điều 20 – điều 23):

Quy tắc ứng xử của người có chức vụ quyền hạn không chỉ có tác dụng phòng, chống tham nhũng mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, liêm chính và trách nhiệm Vì vậy, Luật quy định về vấn đề này theo hai hướng: một mặt bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật hiện hành; mặt khác quy định trách nhiệm của

cơ quan ban hành quy tắc ứng xử riêng phù hợp với đặc thù của ngành, cơ quan mình

Tặng quà và nhận quà là vấn đề mang tính xã hội, là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, được điều chỉnh bởi các quy phạm đạo đức - xã hội Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp đã lợi dụng để thực hiện hành vi tiêu cực, đòi hỏi phải được điều chỉnh bởi pháp luật Vì vậy, Luật quy định một số nguyên tắc chung về tặng quà và nhận quà nhằm ngăn ngừa việc lợi dụng tặng quà, nhận quà để đưa, nhận hối lộ Điều này được Chính phủ quy định chi tiết

Nhận diện và giải quyết xung đột lợi ích có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác phòng, chống tham nhũng Việc quy định thành một chế định pháp luật về xung đột lợi ích trong Luật sẽ đảm bảo sự thống nhất trong cách hiểu, biện pháp áp dụng và tổ chức thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm về xung đột lợi ích

4) “Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị” (Mục 4: điều 24 – điều 26):

Việc chuyển đổi vị trí công tác được coi là một giải pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa hiện tượng cấu kết, móc nối hình thành ê kíp, đường dây tiêu cực, tham nhũng Luật quy định một số nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác; vị trí công tác và thời hạn phải định kỳ chuyển đổi; kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác Thời hạn định kỳ chuyển đổi là 2-5 năm tùy theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực Để đảm bảo sự ổn định của quản lý và tính chuyên sâu của công việc thì việc chuyển đổi chỉ là chuyển đổi về vị trí, mang tính chất địa lý, cơ

Trang 9

học chứ không phải chuyển đổi về nội dung, tính chất công việc; đồng thời chỉ thực hiện đối với một số vị trí quản lý tiền, tài sản của nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân

5) “Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt” (Mục 5: điều 27 – điều 29):

Thực tế cho thấy, cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý

và thanh toán không dùng tiền mặt cũng là những biện pháp hiệu quả, không thể thiếu để phòng ngừa tham nhũng Cải cách hành chính nhằm tăng cường tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị; công khai, đơn giản hoá và hoàn thiện thủ tục hành chính; quy định cụ thể trách nhiệm của từng chức danh trong cơ quan, tổ chức, đơn vị Đổi mới phương thức thanh toán, không dùng tiền mặt sẽ giúp quản lý tốt các khoản thu - chi từ ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức; ngăn ngừa giao dịch không minh bạch, là giải pháp tốt góp phần kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức

6) “Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị” (Mục 6: điều 30 – điều 54):

Luật quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, mở rộng thêm đối tượng và bổ sung thêm một số loại tài sản, thu nhập phải kê khai Quy định nhiệm vụ của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn

vị, cá nhân có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập Luật cũng đã quy định cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực Nội dung xác minh tài sản, thu nhập gồm xác minh tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm Người được xác minh tài sản, thu nhập có quyền

và nghĩa vụ giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm

Trang 10

III So sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định trong UNCAC và Luật

PCTN 2018 của Việt Nam:

1) Điểm giống:

Phòng ngừa tham nhũng là chiến lược được ưu tiên, UNCAC quy định về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng mà các quốc gia thành viên cần xây dựng, thực hiện hoặc duy trì Là quốc gia thành viên tham gia Công ước, cho nên Luật PCTN 2018 sẽ có những điểm giống so với quy định trong UNCAC

 Dựa trên điều 6 của Công ước về “Cơ quan phòng chống tham nhũng” Việt Nam đã phát triển thành “Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập”

 Từ điều 7 quy định về “Khu vực công”, Việt Nam xây dựng cụ thể hơn thành “Xây dựng

và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị”

 Các “Quy tắc ứng xử cho công chức” được Luật PCTN đã phát triển thành mục “Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị”

 Điều 10 về “Báo cáo công khai” được Luật triển khai thành mục 1 “Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị”; tính công khai, minh bạch được Luật ưu tiên hàng đầu

 Hoạt động “quản lý tài chính công” được Luật quy định rải rác ở các điều (ví dụ: điều 22 quy định không sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng,…)

 “Hoạt động truy tố và xét xử” được Luật phát triển thành hẳn một chương IX “Xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng”

 Các biện pháp “Chống rửa tiền”, Luật quy định “thanh toán không dùng tiền mặt”, thực hiện “Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn” thậm chí còn đi sâu vào “kê khai tài sản, thu nhập” và “xác minh tài sản, thu nhập” khi cần thiết

2) Điểm khác:

Mặc dù Luật PCTN 2018 của Việt Nam dựa trên khung pháp lý của UNCAC nhưng vẫn có những điểm khác so với công Những điểm khác này được quy định để phù hợp hơn với quốc gia nhưng không trái so với quy định của Công ước

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w