Từ đó tuyên truyền ý thức chấp hành luật PCTN 2018 cũng như đánh giá tính tương thích của hai văn bản luật để có thể đóng góp vào việc sửa đổi luật PCTN trong tương lai Tiêu luận gồm 3 p
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
……… …………
PHÂN TÍCH SO SÁNH CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG QUY ĐỊNH TRONG UNCAC VÀ TRONG LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG 2018 CỦA VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH TƯƠNG THÍCH
Bộ môn : Lý Luận Phòng Chống Tham Nhũng
Sinh viên thực hiện : Mai Phú Hoàng Anh
Mã sinh viên : 19064003
Trang 2Mục lục
MỞ ĐẦU 3
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 4
1 Khái niệm tham nhũng 4
2 Chủ thể của hành vi tham nhũng 4
3 Các hành vi tham nhũng 5
II SO SÁNH CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG TRONG QUY ĐỊNH CỦA UNCAC VÀ LUẬT PCTN 2018 CỦA VIỆT NAM 6
1 Chính sách phòng chống tham nhũng 6
2 Cơ quan phòng chống tham nhũng 6
3 Các chính sách về bầu cử, tuyển dụng, đề bạt người có chức vụ, quyền hạn 7
4 Công khai, minh bạch về tổ chức hoạt động của cơ quan nhà nước 7
5 Quy tắc ứng xử cho công chức 7
a Bộ quy tắc ứng xử của người có chức vụ quyền hạn 7
b Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị 8
6 Mua sắm công và quản lý tài chính công 8
7 Xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng 9
8 Các biện pháp tăng cường sự tham gia của xã hội trong phòng ngừa tham nhũng 9
9 Các biện pháp chống rửa tiền 9
III ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH TƯƠNG THÍCH CỦA LUẬT PCTN 2018 VÀ UNCAC 10
Danh sách tài liệu tham khảo 11
Trang 3MỞ ĐẦU
Phòng chống tham nhũng luôn luôn là vấn đề nhức nhối và cần được quan tâm hàng đâu tại tất cả các quốc gia Trong thời kỳ toàn cầu hóa như hiện nay, năm bắt xu thế tất yếu
là phải thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách để hợp tác phòng ngừa tham nhũng trong đó bao gồm cả việc ký kết và thực thi công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng ( viết tắt là UNCAC) Từ sau khi ký kết công ước vào năm 2003 đến năm 2009 là quãng thời gian Việt Nam chuẩn bị để thực hiện công ước cho đến năm 2018 ban hành luật phòng chống tham nhũng đã trải qua hơn 15 năm và cho tới hiện tại qua thêm 6 năm thực thực hiện luật PCTN Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng
Bài tiểu luận này được viết với mục đích so sánh và làm rõ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong UNCAC và các quy định đã được nội luật hóa trong Luật PCTN 2018 để cung cấp thêm thông tin về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam Từ đó tuyên truyền ý thức chấp hành luật PCTN 2018 cũng như đánh giá tính tương thích của hai văn bản luật
để có thể đóng góp vào việc sửa đổi luật PCTN trong tương lai
Tiêu luận gồm 3 phần:
Lý luận chung về phòng, chống tham nhũng
So sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong quy định của UNCAC và luật PCTN 2018 của việt nam
Đánh giá về tính tương thích của luật PCTN 2018 và UNCAC
Trang 4I LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1 Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng không phải là một hiện tượng mới trong xã hội hiện đại mà vốn đã xuất hiện từ lâu trong quá trình phát triển lịch sử của loài người, xuất hiện trong các chế độ xã hội của tất cả các quốc gia Sự hình thành của hành vi tham nhũng xuất hiện đồng thời với
sự xuất hiện của nhà nước, khi mà có những người có quyền hạn vượt lên trên đa số trong
xã hội thì họ lợi dụng những quyền hạn đó để tìm kiếm lợi ích cho mình thông qua các phương pháp khác nhau Do đó, có thể nói rằng nếu nguyên nhân chủ quan chủ yếu dẫn đến hành vi tham nhũng là xuất phát từ lòng tham của con người, thì nguyên nhân khách quan chủ yếu của tham nhũng là sự vượt trội về quyền hạn của cá nhân
Nhìn vào lịch sử, có thể thấy rằng mặc dù hành vi tham nhũng có thể khác nhau về cách thức cũng như lợi ích mà người thực hiện hành vi tham nhũng hướng tới, giữa các quốc gia khác nhau cũng đưa ra các khái niệm tham nhũng khác nhau, nhưng bản chất của
hành vi tham nhũng về cơ bản không thay đổi “là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn
đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.”(điều 3 khoản 1 Luật PCTN 2018)
Ngoài ra giới hạn của khái niệm tham nhũng cũng đã được mở rộng hơn trước kia Tham nhũng trước đây vì chủ yếu xuất hiện trong các khu vực công ( cơ quan nhà nước) nên đã từng được cho rằng tham nhũng không xuất hiện trong các khu vực tư nhưng quan niệm hiện đại đã đổi mới tư tưởng đó chứng minh thấy rằng tham nhũng cũng xuất hiện trong cả khu vực tư và gây nguy hại không thua kém khu vực công
Tham nhũng đối với mọi chế độ nhà nước đều đi ngược lại chức năng của nhà nước, gây nguy hại cho sự phát triển của quốc gia và do đó mọi nhà nước đều mong muốn xóa bỏ tham nhũng Bởi vì ảnh hưởng của hành vi tham nhũng không chỉ dừng lại ở các giá trị lợi ích bị chiếm đoạt mà còn làm mất đi lòng tin của nhân dân, trì trệ bộ máy quản lý có thể khiến quốc gia dần dần lụn bại, là quốc nạn cần phải bị triệt tiêu
2 Chủ thể của hành vi tham nhũng
Từ khái niệm tham nhũng, có thể thấy đặc điểm đặc trưng nhất nhất của chủ thể của hành vi tham nhũng: là người có chức vụ, quyền hạn
Trước hết, chủ thể của hành vi tham nhũng là người, tức tự nhiên nhân Nhìn chung pháp luật các quốc gia thường hướng đến chủ thể của hành vi tham nhũng là cá nhân chứ không phải pháp nhân vì các lợi ích đạt được từ hành vi tham nhũng thường chỉ đến tay cá nhân và cá nhân cũng là người trực tiếp thực hiện hành vi tham nhũng
Trang 5Thứ hai, chủ thể của hành vi tham nhũng phải là người có chức vụ quyền hạn Đặc điểm này trong quy đinh của Luật PCTN 2018 như sau:
Điều 3.2 Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ
đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó
Như vậy, nhà lập pháp Việt Nam đã lựa chọn giới hạn người có chức vụ, quyền hạn bằng cách liệt kê như trong điều 3 Luật PCTN 2018 Còn trong UNCAC, chủ thể của hành
vi tham nhũng được giới hạn một cách mở rộng hơn thông qua định nghĩa về “công chức” tại khoản 1 điều 2 của công ước Điều này là để tiện cho các quốc gia áp dụng vào thực tiễn từng nước một cách linh hoạt hơn
3 Các hành vi tham nhũng
Thông qua khái niệm tham nhũng, mới có thể thấy được các đặc trưng về mục đích cũng như chủ thể của tham nhũng mà muốn phòng chống tham nhũng một các hiệu quả thì pháp luật cần phải làm rõ tất cả các hình thức tham nhũng hay nói cách khác các hành vi tham nhũng cụ thể
Các hành vi tham nhũng theo cách tiếp cận của Luật PCTN 2018 có thể được phân loại thành hai nhóm hành vi: các hành vi tham nhũng trong khu vực công và các hành vi tham nhũng trong khu vực tư
Các hành vi tham nhũng trong khu vực công gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài
Trang 6sản công vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi; Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi
Các hành vi tham nhũng trong khu vực tư gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Đưa hối
lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi
II SO SÁNH CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG TRONG QUY ĐỊNH CỦA UNCAC VÀ LUẬT PCTN 2018 CỦA VIỆT NAM
1 Chính sách phòng chống tham nhũng
Ở mọi quốc gia, pháp luật luôn là công cụ có ý nghĩa cốt lõi, mạnh mẽ nhất để phòng chống các hành vi tham nhũng Một hệ thống pháp luật phòng chống tham nhũng càng chi tiết, chặt chẽ, đầy đủ thì càng giúp ngăn chặn các hành vi tham nhũng đang ngày một tinh
vi, phức tạp Cả UNCAC và Luật PCTN 2018 của Việt Nam đều nhấn mạnh rất rõ ràng vai trò của pháp luật cũng như các chính sách liên quan trong việc phòng chống tham nhũng là không thể thay thế và cần được tích cực củng cố
Tuy nhiên, UNCAC với tư cách là một công ước chung mang tính khuyến nghị trê phạm vi thế giới đương nhiên không thể làm rõ từng chính sách để các quốc gia thực hiện
mà chỉ đưa ra các nguyên tắc chung như đảm bảo tính đồng bộ, tính minh bạch và trách nhiệm, đánh giá các công cụ pháp lý và biện pháp hành chính… Còn từng quốc gia sẽ phải
cụ thể hóa các nguyên tắc này trong văn bản luật và chính sách của riêng mình
Ngoài Luật PCTN 2018, chính phủ Việt Nam cũng thường xuyên, liên tục phổ biến các chính sách, nghị định về phòng chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước để từng cơ quan tuân thủ thực hiện
2 Cơ quan phòng chống tham nhũng
Biện pháp PCTN thứ hai mà UNCAC đề cập tới là việc tổ chức các cơ quan phòng chống tham nhũng Trên nền tảng pháp luật, chính sách về PCTN đã được ban hành, cần
có một cơ quan chuyên trách để đảm bảo, giám sát việc thực hiện các quy định trên Các
cơ quan thực hiện chức năng như vậy gọi chung là các cơ quan phòng chống tham nhũng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống PCTN về cơ bản tương đối đầy
đủ Đứng đầu là Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam Bên Chính phủ có Thanh tra Chính phủ do Tổng Thanh tra chính phủ đứng đầu Trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đơn vị chuyên
Trang 7trách về chống tham nhũng Các cơ quan này đều được trao thẩm quyền tương đối độc lập với các cơ quan khác để đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ của mình
Luật PCTN 2018 có quy đinh các điều khoản về sự phối hợp của các cơ quan nhà nước với các cơ quan phòng chống tham nhũng thực hiện chức năng, nhiệm vụ PCTN Đồng thời, trong chính nội bộ các cơ quan nhà nước cũng phải có trách nhiệm tự thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng
3 Các chính sách về bầu cử, tuyển dụng, đề bạt người có chức vụ, quyền hạn
Biện pháp này được đề cập xuất phát từ đặc điểm chủ thể của hành vi tham nhũng vì nguyên nhân chủ quan chủ yếu dẫn đến hành vi tham nhũng chính là xuất phát từ đạo đức không chuẩn của người có chức vụ quyền hạn Do đó các biện pháp về bầu cử, tuyển dụng,
đề bạt người có chức vụ quyền hạn được đưa ra để đảm bảo cả đạo đức và tài năng của người có chức vụ quyền hạn phù hợp thực hiện nhiệm phụ được giao Các nguyên tắc về các biện pháp này trong UNCAC được thể hiện qua điều 7 khoản 1,2 của công ước
So sánh với Luật PCTN 2018, không có một mục riêng nào về các biện pháp bầu cử
và bổ nhiệm, đề cử người có chức vụ quyền hạn vì đã được quy định riêng trong Luật Cán
bộ, Công chức 2008, Luật Viên chức 2010 và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
4 Công khai, minh bạch về tổ chức hoạt động của cơ quan nhà nước
Một trong các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được UNCAC đưa ra là đảm bảo tính minh bạch trong quản lý hành chính công và báo cáo công khai (điều 10 UNCAC) Trong Luật PCTN 2018, nguyên tắc công khai, minh bạch được xây dựng thành một chế định riêng với nhiều quy định cụ thể Các nội dung công khai minh bạch và các hình thức công khai minh bạch được quy định tại điều 10 và điều 11 Luật PCTN 2018
Ngoài việc thực hiện minh bạch các nội dung về hoạt đông của cơ quan, đơn vị, UNCAC còn đề ra giải pháp về báo cáo nguy cơ tham nhũng trong chính cơ quan tổ chức được quy đinh tại điều 16, 17 Luật PCTN 2018
Các biện pháp này được đưa ra nhằm tạo ra một cơ chế tự giám sát và trao quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cho bất kỳ ai kể cả những người có chức vụ quyền hạn khác trong cơ quan đơn vị đó Như vậy có thể ngăn chặn một phần các hành vi tham nhũng ngay khi dấu hiệu của tham nhũng được phát hiện
5 Quy tắc ứng xử cho công chức
a Bộ quy tắc ứng xử của người có chức vụ quyền hạn
Trang 8UNCAC đưa ra biện pháp về quy tắc ứng xử cho công chức tại điều 8 công ước với mục tiêu xây dựng một môi trường làm việc trong sạch đồng thời quy định các ứng xử phù hợp của người có chức vụ quyền hạn tuân thủ chính xác và phù hợp nhiệm vụ và đạo đức công vụ
Cụ thể trong Luật PCTN 2018 đã có một mục riêng về “Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị” Ngoài các quy tắc ứng xử được quy định chung trong bộ luật này, những người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị cũng được trao thẩm quyền để ban hành quy tắc ứng xử để áp dụng riêng trong cơ quan Biện pháp này giúp tăng tính linh hoạt của các quy tắc vì các vị trí nhiệm vụ khác nhau có thể có các yêu cầu xử xự khác nhau Ngoài ra còn có một quy định riêng về tặng quà và nhận quà tặng nhằm tránh các hành vi tham nhũng đội lốt việc tặng quà qua lại Kiểm soát xung đột lợi ích cũng là một vấn đề được đưa ra trong cả UNCAC và Luật PCTN 2018 cần được chú ý giải quyết (điều 23 Luật PCTN 2018)
b Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Ngoài ra, tại khoản 5 điều 6 UNCAC có đề cập đến biện pháp về yêu cầu khai báo tài sản mà đã được cụ thể hóa trong Luật PCTN thành các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn Thứ nhất, quy đinh về thành lập cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập tại từng cấp: thanh tra Chính phủ, thanh tra tỉnh, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ… được quy định tại điều 30 Nhiệm vụ của các cơ quan này là thường xuyên thu thập thông tin về thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn thông qua việc kê khai tài sản thu nhập Khi phát hiện có dẫu hiệu của hành vi tham nhũng (các khoản tăng đột biến trong nguồn thu nhập) thì có quyền yêu cầu người có chức vụ , quyền hạn giải trình rõ ràng hoặc bằng các biện pháp nghiệp vụ khác làm rõ nguồn gốc của tài sản đột biến Phạm vi kê khai tài sản thu nhập không chỉ bao gồm người có chức vụ, quyền hạn mà còn
có thể gồm vợ hoặc chồng, con chưa thành niên để tranh trường hợp chuyển giao tài sản nhằm trốn tránh kiểm tra
6 Mua sắm công và quản lý tài chính công
Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước không thể tránh khỏi các hoạt động mua sắm, xây dựng công để đảm bảo, duy trì hoạt động Nhiều trường hợp người có chức vụ quyền hạn ra tay từ chính những lỗ hỏng về mua sắm công để tham nhũng như khai khống giá, ăn bớt ngân sách, độn giá đấu thầu… Từ kinh nghiệm thế giới và trong quy định của
Trang 9UNCAC, Việt Nam cũng đã có các quy định riêng về việc mua sắm tài sản công nhưng các quy định này không được qu định thành một chế định trong Luật PCTN 2018 mà được tách riêng thành Luật đấu thầu 2013
7 Xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng
Nhìn chung, so với điều 12 UNCAC về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong khu vực tư, chế định tương ứng trong Luật PCTN 2018 tuy vẫn còn chưa được toàn diện
và đầy đủ nhưng cũng đã tiếp thu được các nguyên tắc nên tảng như thúc đẩy “xây dựng các chuẩn mực và thủ tục nhằm bảo vệ sự liêm khiết của các tổ chức tư nhân tương ứng, trong đó có quy tắc ứng xử về tính chính xác, tính chính trực và tính đúng đắn trong hoạt động kinh doanh và tất cả các nghề nghiệp liên quan” và kết hợp áp dụng các quy định của Luật PCTN trong cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực nhà nước Đây đã là một bước tiến của pháp luật Việt Nam khi mở rộng phạm vi của tham nhũng không chỉ trong khu vực công mà cả trong khu vực tư
8 Các biện pháp tăng cường sự tham gia của xã hội trong phòng ngừa tham nhũng
Trong công tác đấu tranh và phòng ngừa tham nhũng, ngoài các công cụ pháp luật và hành chính để ngăn ngừa tham nhũng từ trong cơ quan, đơn vị thì sự kết hợp của cả xã hội cũng không thể thay thế được Công cụ xã hội trong phòng chống tham nhũng đóng vai trò kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, giáo dục Trong Luật PCTN 2018 quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; cơ quan báo chí, nhà báo, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, công dân, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trong việc phòng ngừa tham nhũng Đặc biệt cần lưu ý các vấn đề ngoài trừ giám sát và tố giác hành vi tham nhũng còn cần nâng cao giáo dục công dân không tiếp tay bất kể là hành vi tham nhũng vặt hay tham nhũng lớn
9 Các biện pháp chống rửa tiền
UNCAC kiến nghị các quốc gia theo điều 14 tăng cường hiệu quả của các biện pháp phòng chống rửa tiền như là một công cụ ngăn ngừa tham nhũng vì rửa tiền là cách thường thấy nhất để những người thực hiện hành vi tham nhũng biến tài sản mình tham nhũng được thành tài sản “sạch” khiến cho công tác truy vết tham nhũng hoặc truy đòi tài sản tham nhũng gặp khó khăn Phòng ngừa công cụ rửa tiền là biện pháp khiến cho người có ý định tham nhũng không có cách nào thực hiện việc rửa tiền, không thể sử dụng tài sản tham nhũng do dễ bị phát hiện từ đó làm giảm ý định tham nhũng Trong Luật PCTN 2018 không
Trang 10có quy đinh về rửa tiền thay vào đó Luật phòng, chống rửa tiền 2012 quy định chi tiết về vấn đề này
III ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH TƯƠNG THÍCH CỦA LUẬT PCTN 2018 VÀ UNCAC
Việt Nam đã ký kết UNCAC từ năm 2003 và chính thức phê chuẩn, tổ chức thực thi UNCAC từ năm 2009 Luật PCTN 2018 cũng như các văn bản luật, nghị định khác về phòng chống tham nhũng chính là những thành quả đạt được của quá trình nội luật hóa các quy đinh của UNCAC trong hệ thống pháp luật Việt Nam và điều đó đã và đang mang lại hiệu quả tương đối tích cực Qua so sánh về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định tại UNCAC và Luật PCTN 2018, có thể thấy luật Việt Nam có tính tương thích tương đối cao với các quy định trong UNCAC Luật PCTN 2018 đã có những quy định rõ ràng cụ thể hơn nhưng vẫn giữ nguyên tinh thần của các biện pháp được kiến nghị Ngoài ra, có những biện pháp riêng sáng tạo, cập nhật được đưa vào riêng trong luật như các biện pháp
áp dụng công nghệ, hạn chế sử dụng tiền mặt, hoặc các biện pháp về luận chuyển vị trí công tác cũng đã thể hiện tinh thần chống tham nhũng và có hiệu quả Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề trong việc xây dựng, sửa đổi Luật PCTN sao cho tính tương thích ngày càng tăng ví
dụ như các vấn đề trong phòng ngừa tham nhũng trong lĩnh vực tư còn nhiều vướng mắc