1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích so sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định trong UNCAC và trong Luật phòng chống tham nhũng (PCTN) 2018 của Việt Nam. Đánh giá về tính tương thích

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2021

Trang 2

Mở đầu

Tình hình tham nhũng ở nước ta hiện vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức đa dạng khác nhau, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, nó trở thành vật cản cho sự phát triển, đổi mới của đất nước ta, đe dạo đến sự diệt vong của chế độ XHCN ở nước ta

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng, trong đó bao gồm cả việc nhận thức về các tác hại của tham nhũng và việc phòng, chống tham nhũng của các đội ngũ cán bộ và người dân còn hạn chế Để ngăn chặn cũng như hạn chế tình trạng tham nhũng ngày một phức tạp Đảng và nhà nước đã ban hành các luật PCTN, các văn bản pháp luật khác nhằm đảm bảo xử lý, hạn chế tham nhũng xảy ra Trong đó quan trọng nhất có nêu các biện pháp “phòng ngừa tham nhũng” nhằm chủ động khắc phục, ngăn chặn, loại bỏ những nguyên nhân và điều kiện làm nảy sinh, dung dưỡng hành vi tham nhũng; loại trừ hành vi tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội và hoạt động của bộ máy nhà nước Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được quy định tại Luật PCTN của Việt Nam năm 2018, xây dựng và ban hành trên cơ sở Công ước LHQ về PCTN-UNCAC Bài viết sau sẽ nêu rõ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong UNCAC và trong Luật PCTN 2018 của Việt Nam, qua đó chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt giữa 2 văn kiện này

Nội Dung I, Một số vấn đề lý luận về phòng ngừa tham nhũng

1, Khái niệm phòng ngừa tham nhũng

- Phòng ngừa là cách tiếp cận thông minh không chỉ trong việc chống tham nhũng mà còn

trong việc chống lại mọi loại tội phạm và tệ nạ xã hội

- Phòng ngừa tham nhũng là : Ngăn chặn khả năng xảy ra tham nhũng, bao gồm:  Triệt tiêu các cơ hội dẫn tới hành vi tham nhũng

 Răn đe, triệt tiêu ý định tham nhũng

2, Ý nghĩa

- Phòng hơn chống - Tiết kiệm, dễ làm - Giảm thiểu thiệt hại

II, Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong UNCAC và Luật PCTN của Việt Nam

Trang 3

Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng(UNCAC) được Đại Hội đồng Liên Hợp quốc thông qua ngày 01/10/2003 tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York Ngày 10/12/2003, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Công ước và ngày 30 6 200 , Chủ tịch nước đã phê chu n Công ước tại uyết định số 50 200 Đ-CTN Dựa trên những yêu cầu của công ước LHQ về phòng, chống tham nhũng, pháp luật Việt Nam dần dần hoàn thiện và về cơ bản đáp ứng phù hợp với các yêu cầu của UNCAC Cả hai văn kiện đều không

quy định khái niệm “ phòng ngừa tham nhũng” và dành toàn bộ chương II quy định về các

biện pháp phòng ngừa tham nhũng Trong đó quy định tại UNCAC gồm 10 biện pháp còn Luật PCTN 2018 của Việt Nam gồm 06 nhóm biện pháp Tuy nhiên một số nội dung như: tổ chức cơ quan PCTN, vai trò của xã hội trong PCTN, PCTN trong khu vực tư… lại không được quy định trong Chương II của Luật PCTN mà quy định ở những Chương khác, thậm chí có nội dung không được quy định trong Luật PCTN mà quy định ở đạo luật khác như nội dung về phòng, chống rửa tiền quy định trong Luật Phòng, chống rửa tiền cụ thể như

sau:

1, Rà soát chính sách và thực tiễn chống tham nhũng

- Điều 5 UNCAC quy định: Mỗi Quốc gia thành viên sẽ xây dựng và thực hiện hoặc duy trì các chính sách chống tham nhũng hiệu quả và đồng bộ, những chính sách thúc đ y sự tham gia của xã hội và thể hiện các nguyên tắc của chế độ pháp quyền, việc quản lý đúng đắn công vụ và tài sản công, sự liêm khiết, tính minh bạch và trách nhiệm; nỗ lực tạo dựng và tăng cường những thực tiễn hữu hiệu nhằm mục đích phòng ngừa tham nhũng; đánh giá định kỳ các công cụ pháp lý và biện pháp hành chính nhằm xác định xem chúng đã đầy đủ chưa để phòng ngừa và chống tham nhũng và hợp tác với nhau và với các tổ chức khu vực và quốc tế liên quan trong việc thúc đ y và xây dựng các biện pháp Sự hợp tác đó có thể bao gồm việc tham gia vào các chương trình và dự án quốc tế nhằm phòng ngừa tham nhũng

- Về phía Việt Nam cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu trên của công ước và nguyên tắc của chế độ pháp quyền là nguyên tắc xuyên suốt, chi phối hệ thống pháp luật Việt Nam: Các chính sách chống tham nhũng hiệu quả và đồng bộ đã được xây dựng, thực hiện và duy trì Chính sách thúc đ y sự tham gia của xã hội trong PCTN được quy định trong Luật PCTN Việc quản lý đúng đắn công vụ và tài sản công, bảo đảm sự liêm khiết, tính minh bạch và trách nhiệm đều là những trụ cột quan trọng trong Luật PCTN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Cán bộ, công chức… Việt Nam cũng luôn nỗ lực tạo dựng và

Trang 4

tăng cường những thực tiễn hữu hiệu nhằm mục đích phòng ngừa tham nhũng; nỗ lực đánh giá định kỳ các công cụ pháp lý và biện pháp hành chính…

2, Thiết lập, củng cố cơ quan phòng chống tham nhũng

- Điều 6 UNCAC quy định: Các quốc gia thành viên thành lập một hoặc một số cơ quan có trách nhiệm phòng, chống tham nhũng và đảm bảo sự độc lập cần thiết cho những cơ quan này, trong đó có việc cung cấp phương tiện vật chất, đội ngũ cán bộ chuyên trách và chế dộ đào tạo để họ có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình

- Biện pháp này không được quy định trong chương II Luật PCTN 2018 của Việt Nam như

Công ước, mà được quy định tại chương VII về “trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong

PCTN” Pháp luật nước ta nêu rõ trách nhiệm của từng cơ quan, bộ phận trong việc trực

tiếp thi hành nhiều chính sách phòng ngừa tham nhũng Các cơ quan PCTN của Việt Nam được bảo đảm sự độc lập cần thiết trên cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan; nghiêm cấm việc can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan chức năng PCTN và việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì động cơ cá nhân được coi là hành vi tham nhũng

3, Củng cố khu vực công

- uy định tại Điều 7 UNCAC: yêu cầu các quốc gia thành viên ban hành, thực hiện chế độ tuyển dụng, thuê, sử dụng, đề bạt và hưu trí đối với công chức dựa trên các nguyên tắc hiệu quả, minh bạch, công băng Trong đó bao gồm việc có quy trình lựa chọn, đào tạo, chuyển đổi vị trí công chức ở những vị trí dễ liên quan đến tham nhũng, trả công thỏa đáng, công băng và có chương trình giáo dục, đòa tạo công chức một cách phù hợp

- Đây là khu vực mà Luật PCTN 2018 của Việt Nam ta đáp ứng gần như đầy đủ nhất các yêu cầu của công ước, cụ thể là:

+) Các chương trình giáo dục và đào tạo công chức được tổ chức thường xuyên gắn với tiêu chu n, điều kiện tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, trong đó có những chương trình giảng dạy giúp công chức đáp ứng được những yêu cầu về tính chính xác, sự chính trực và đúng đắn khi thực hiện chức năng công Đặc biệt là việc đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo bồi dưỡng với mức độ chuyên sâu tùy theo từng loại hình, đối tượng đào tạo đã giúp tăng cường nhận thức của công chức về nguy cơ tham nhũng gắn với việc thực thi nhiệm vụ của mình Trong các ngành, lĩnh vực đều xây dựng quy tắc ứng xử, chu n mực đạo đức và thường xuyên quán triệt để bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả

Trang 5

+) uy định về chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức ( mục 4,

chương II luật PCTN 2018), biện pháp thứ tư trong nhóm các biện pháp PNTN: Chuyển đổi vị trí công tác là nhằm tránh hiện tượng cán bộ, công chức công tác lâu ở một vị trí sẽ tìm cách móc nối, cấu kết với những người có liên quan hình thành “ê-kíp”, “đường dây” tham nhũng

Được quy định tại các Điều 24-26 của Luật PCTN 2018 về nguyên tắc chuyển đổi, Vị trí công tác và thời hạn phải định kỳ chuyển đổi; kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác

Theo đó: Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo th m quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng Việc luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định về luân chuyển cán bộ và phải được công khai trong nội bộ

4, Xây dựng quy tắc ứng xử cho công chức

- Điều 8 UNCAC quy định: Các thành viên quốc gia áp dụng những quy tắc ứng xử cho đội ngũ công chức để đảm bảo việc thực hiện chức năng công được chính xác, chính trực, đúng đắn Trong đó bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi cho công chức báo cáo về những hành vi tham nhũng mà họ phát hiện được trong khi thi hành công vụ; thiết lập các biện pháp và cơ chế yêu cầu công chức báo cáo cơ quan có th m quyền về các vấn đề có liên quan trong đó có những hoạt động công việc, các khoản đầu tư bên ngoài hay tài sản hoặc quà tặng giá trị lớn, những thứ mà có thể gây xung đột lợi ích khi họ thực hiện công vụ; xem xét áp dụng các biện pháp kỷ luật hoặc các biện pháp khác đối với những công chức vi phạm quy tắc hoặc tiêu chu n được xây dựng theo Điều này

- Đáp ứng yêu cầu trên, Luật PCTN 2018 của Việt Nam quy định tại mục 3, chương II về

thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, đây là biện pháp thứ 3 bao gồm các nội dung chính sau:

+) Điều 20 Luật PCTN 2018 quy định “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức”:

Là các chu n mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm (khoản 2), phù hợp với đặc thù công việc của từng nhóm cán bộ, công chức, viên chức và từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức được công khai để nhân dân giám sát Nghĩa vụ báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng xảy ra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Trang 6

+) Điều 22 Về tặng quà, nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức: không được sử

dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng, trừ trường hợp tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại và trong trường hợp cần thiết khác theo quy định của pháp luật không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình => Pháp luật Việt Nam chưa đề cập đến việc kê khai quà tặng có giá trị lớn như công ước UNCAC

+) Điều 23 Kiểm soát xung đột lợi ích: Phải báo cáo gười có th m quyền để xem xét, xử lý

khi có xung đột lợi ích xảy ra, nguy cơ xảy ra,và áp dụng các biện pháp : Giám sát, đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích; tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác để bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trung thực

5, Thắt chặt quy định về mua sắm công và quản lý tài chính công

- Điều 9 UNCAC yêu cầu các quốc gia thành viên xây dựng cơ chế mua sắm phù hợp dựa

trên sự minh bạch, cạnh tranh và tiêu chí khách quan; tăng cường minh bạch và trách nhiệm trong quản lý tài chính công; minh bạch sổ kế toán, chứng từ, báo cáo tài chính công và các tài liệu khác về thu, chi công

- Là quốc gia thành viên, Việt Nam cũng đáp ứng các yêu cầu trên của công ước, được thể

hiện trong mục 2 chương II luật PCTN 2018 về “xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chu n trong cơ quan tổ chức đơn vị” gồm 2 Điều 18, 1 uy định về Xây dựng, ban hành và thực hiện định mức, tiêu chu n, chế độ thực hiện và công khai kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chu n, chế độ; quy định về trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về định mức, tiêu chu n, chế độ, xử lý kịp thời người có hành vi vi phạm Người vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường

- Có Hai loại tiêu chu n chế độ, định mức thường bị vi phạm:(1) Về lợi ích (chế độ phục vụ, chế độ dùng xe công, tiêu chu n dùng điện thoại,…); (2) Về chuyên môn kỹ thuật (đầu tư công, mua sắm, đấu thầu…)

- Các dạng vi phạm chủ yếu: Tự ý tăng mức được hưởng; tự ý mở rộng đối tượng được hưởng; tự ý hạ thấp tiêu chu n; tự ý tăng chi phí thực tế

- Để ngăn chặn những hành vi tham nhũng trên, việc xây dựng và thực hiện các tiêu chu n, chế dộ, định mức là hết sức cần thiết và nó được coi là một biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Trang 7

6, Công khai hoạt động của bộ máy công quyền

- Điều 10 UNCAC quy định: Các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết để tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý hành chính công Bao gồm việc cho phép công chúng có được thông tin về tổ chức, quá trình thực hiện và ra quyết định của cơ quan hành chính nhà nước( trừ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân); tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận với cơ quan có th m quyền ra quyết định;đơn giản hóa thủ tục hành chính công bố định kỳ về công tác phòng, chống tham nhũng

- Biện pháp này tương ứng với nhóm biện pháp thứ nhất quy định tại mục I Chương II luật PCTN 2018 củaViệt Nam về “Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức,

đơn vị” Đây được coi là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham nhũng gồm các nội dung sau:

* Nguyên tắc, cơ chế bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức

- Được quy định tại điều 9 Luật PCTN 2018: Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; việc công khai, minh bạch phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị có th m quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật

* Nội dung công khai, minh bạch( điều 10): Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt

động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước; các nội dung cụ thể:  Chính sách, pháp luật

 Việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật

* Các hình thức công khai ( điều 11): Công bố tại cuộc họp; niêm yết tại trụ sở làm

việc;Thông báo bằng văn bản; phát hành ấn ph m; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa lên trang thông tin điện tử; cung cấp thông tin theo yêu cầu Ngoài những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức công khai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai quy định nêu trên

* Trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch ( điều 13): Thuộc về người đứng đầu cơ

quan, tổ chức, đơn vị Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về công khai, minh bạch thì phải xử lý theo th m quyền hoặc kiến nghị người có th m quyền xử lý theo quy định của pháp luật

* Quyền tiếp cận thông tin( Điều 14)

Trang 8

Luật PCTN quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của hai loại chủ thể, bao gồm: quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức và quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân

- Bên cạnh đó, Nhà nước đã ban hành Luật tiếp cận thông tin năm 2015

* Quy định về công khai minh bạch trong một số lĩnh vực cụ thể

Luật PCTN đã quy định cụ thể về thực hiện công khai, minh bạch trong một số lĩnh vực, trong đó bao gồm các lĩnh vực được quy định tại các Điều 13 đến Điều 31 Luật PCTN 2005 như: lĩnh vực mua sắm công; tai chính ngân sách nhà nước; giáo dục, y tế Khoa học- công nghệ, thể dục thể thao

- Luật PCTN 2018 bổ sung thêm quy định về công khai, minh bạch: +) Công khai, minh bạch cả trong hoạt động và về tổ chức

+) Không liệt kê các lĩnh vực, chỉ quy định chung về nội dung cần công khai, minh bạch, quy định tại Điều 10 Luật PCTN 2018

+) Hình thức công khai: bổ sung hình thức tổ chức họp báo

Ngoài ra liên quan đến việc công khai, minh bạch Luật PCTN 2018 của Việt Nam còn đưa ra các nhóm biện pháp phòng ngừa tham nhũng khác nhằm cụ thể hóa hơn các yêu cầu của công ước đó là:

+) Minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức quy định tại mục 4, chương II luật PCTN 2018, mở rộng đối tượng phải kê khai, thu nhập góp phần hạn chế tham nhũng xảy ra +) Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán nhằm phòng ngừa tham nhũng, được quy định tại mục 5 chương II Luật PCTN 2018 Giúp công chúng dễ tiếp cận thông tin hơn về tham nhũng, cũng như dễ tiếp cận với các cơ quan tham nhũng khi phát hiện hành vi tham nhũng Việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thay đổi phương thức toán giúp: Hạn chế cơ hội tham nhũng; tăng tính minh bạch; giảm chi phí xã hội

7, Củng cố các biện pháp liên quan đến hoạt động truy tố và xét xử

Điều 11 UNCAC quy định : Mỗi quốc gia thành viên sẽ tiến hành các biện pháp tăng

cường tính liêm khiết cho cán bộ toà án và phòng ngừa những cơ hội tham nhũng đến với họ Những biện pháp này có thể bao gồm việc ban hành bộ quy tắc ứng xử cho cán bộ toà án và cán bộ cơ quan công tố

- Sự độc lập, chỉ tuân theo pháp luật khi công tố, xét xử là nguyên tắc quan trọng đã được pháp luật Việt Nam quy định Các biện pháp tăng cường tính liêm khiết như phụ cấp nghề

Trang 9

(dưỡng liêm) đã được áp dụng đối với các cơ quan chức năng PCTN; cơ chế kiểm soát nội bộ, kiểm tra, giám sát góp phần phòng ngừa những cơ hội tham nhũng đến với cán bộ, công chức trong cơ quan công tố, xét xử; Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân

8, Mở rộng chống tham nhũng sang khu vực tư

- Điều 12 UNCAC quy định: Yêu cầu các quốc gia thành viên tăng cường các biện pháp phong, chống tham nhũng trong khu vực tư, cụ thể như các tiêu chu n kế toán và kiểm toán trong khu vực tư, ban hành những chế tài dân sự, hành chính hoặc dân sự có tính răn đe đối với những hành vi không tuân thủ các biện pháp này

- Luật PCTN của Việt Nam chưa có quy định riêng về phòng ngừa tham nhũng trong khu vực tư trong chương II như công ước, mà được quy định thành chương riêng tại chương VI “ Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước” Tuy nhiên cũng đã được cụ thể chi tiết hóa thành các mục, điều luật qua đó mỗi doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực nhà nước đều có trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng

9, Tăng cường sự tham gia của xã hội

- Điều 13 UNCAC yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về tham nhũng,thúc đ y sự tham gia của các cá nhân, tổ chức ngoài khu vực công và công tác phòng ngừa và đấu tranh tham nhũng; cho phép công chúng tiếp cận với các cơ quan chống tham nhũng khi thích hợp để thông báo, tố giác về các hành vi tham nhũng kể cả hình thức nặc danh

- Trong nhóm các biện pháp PNTN quy định trong luật PCTN 2018 của Việt Nam, chỉ nêu sơ qua về qua về việc bảo đảm sự tham gia của xã hội trong PCTN: Nhân dân được quyền tiếp cận thông tin và quyền yêu cầu cung cấp thông tin theo khoản 2 điều 14 Luật PCTN 2018; Việc đơn giản hóa, công khai các thủ tục hành chính của cơ quan, tổ chức, đơn vị ( quy định tại nhóm biện pháp thứ 5 mục 5 chương II) cũng giúp mọi người dân dễ hiểu, đễ tiếp cận cũng như phát hiện nâng cao nhận thức về tham nhũng còn lại Luật PCTN 2018 của nước ta quy định riêng về biện pháp này tại 1 chương riêng- chương V- chế độ chịu trách nhiệm của xã hội trong PCTN

10, Các biện pháp phòng chống rửa tiền

- Điều 14 UNCAC yêu cầu các quốc gia thành viên thiết lập cơ chế giám sát toàn diện đối

với ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng và các cơ quan dễ phát sinh rửa tiền, nhằm ngăn chặn, phát hiện mọi hình thức rửa tiền

Trang 10

- Về biện pháp này, luật PCTN của Việt Nam không quy định mà nó được quy định tại một

bộ luật khác đó là Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012

III: Đánh giá về tính tương thích giữa pháp luật Việt Nam ( Luật PCTN ) với UNCAC

- Như đã phân tích, so sánh ở trên các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong UNCAC và trong Luật PCTN 2018 của VN có khá nhiều điểm tương đồng với nhau

- Nhìn chung, những quy định về phòng ngừa tham nhũng trong UNCAC hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng và nhà nước ta trong công tác phòng ngừa tham nhũng, đó là:

“ Sự dụng tổng thể các giải pháp phòng, chống tham nhũng; vừa tích cực, chủ động trong phòng ngừa, vừa kiên quyết trong phát hiện, xử lý với những bước đi vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; gắn phòng, chống tham nhũng với thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí.” Các yêu cầu kể trên của công ước cũng cơ

bản phù hợp với quan điểm và các giải pháp về phòng ngừa tham nhũng được thể hiện trong luật PCTN và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam Điều này cũng khẳng định rằng, nước ta với tư cách là một quốc gia thành viên của công ước đã nghiêm chỉnh áp dụng, chấp hành các yêu cầu mà công ước đặt ra Và không ngừng nỗ lực nâng cao hệ thống pháp luật nước nhà để phòng chống, tham nhũng một cách quán triệt và hiệu quả

Kết Luận

Trên đây là những phân tích, so sánh về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định trong UNCAC và trong Luật PCTN 2018 của Việt Nam Qua sự tìm hiểu về Luật PCTN của Việt Nam và công ước LHQ về PCTN (UNCAC) và kết hợp với kiến thức đã được thầy giảng dạy trên lớp, em xin nêu ra các điểm so sánh giữa 2 văn kiện trên về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, về cơ bản Pháp luật Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công ước, có một số quy định được cụ thể chi tiết quy định tại nhiều điều luật khác nhau nhằm cụ thể hóa các yêu cầu của công ước được dễ hiểu, dễ làm, dễ tuân thủ và dễ áp dụng trong nước ta

Tài liệu tham khảo

1, Giáo trình “ Lý luận pháp luật về phòng, chống tham nhũng” của Khoa luật-ĐH G Hà

Nội, xuất bản năm 2013

2, Luật PCTN năm 2005, năm 2018 của Việt Nam

3, Công ước Liên Hợp Quốc về phòng, chống tham nhũng - UNCAC

4, Các Biện Pháp Phòng Ngừa Tham Nhũng Theo Công Ước Của Liên Hợp Quốc Về Chống Tham Nhũng Và Yêu Cầu Hoàn Thiện Pháp Luật Của Việt Nam của Ngô Mạnh Hùng trên

website Theindochinaproject.com.

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w