1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích so sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định trong UNCAC và trong Luật PCTN 2018 của Việt Nam. Đánh giá về tính tương thích

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN

MÔN LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Đề tài: Phân tích so sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định

trong UNCAC và trong Luật PCTN 2018 của Việt Nam Đánh giá về tính tương thích

Mã sinh viên : 18061033

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2021.

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

I Phân tích và so sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định trong UNCAC và Luật PCTN năm 2018 của Việt Nam 2

1 Khái niệm tham nhũng 2

2 Khái quát chung về UNCAC và Luật PCTN 2018 2

3 Khái niệm “phòng ngừa tham nhũng” và các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong Công ước và Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam 3

3.1 Khái niệm phòng ngừa tham nhũng 3

3.2 Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng 4

3.2.1 Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng ( UNCAC ) 4

3.2.2 Trong Luật PCTN 2018 của Việt Nam 7

II Đánh giá tính tương thích 11

DANH MỤC THAM KHẢO 12

Trang 3

1

Lời mở đầu

Hiện này, tham nhũng đang là một hiện tượng xã hội, là vấn đề nhức nhối không chỉ ở những nước có tỉ lệ tham nhũng cao mà còn là vấn nạn của tất cả các nước trên thế giới Hành vi tham nhũng ngày càng tinh, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường là những người có chức vụ, quyền hạn, có trình độ hiểu biết pháp luật, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích Tồn tại ở rất nhiều lĩnh vực và thiệt hại mà tham nhũng gây ra không thể lường trước được Muốn ngăn ngừa và đẩy lùi vấn nạn này, cần phải có những biện pháp phòng chống phù hợp

Vì vậy, việc xây dựng các biện pháp nhằm phòng ngừa tham nhũng là một trong các bước quan trọng không thể thiếu Các biện pháp này cần phải đáp ứng được tính hiệu quả và nâng cao trong quá trình phòng chống tham nhũng Đặc biệt chú ý nhất là các biện pháp được quy định trong Công ước Phòng chống tham nhũng của Liên hợp quốc và Luật

Phòng chống tham nhũng (PCTN) năm 2018 của Việt Nam Đề tài “ Phân tích so sánh

các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định trong UNCAC và Luật Phòng chống tham nhũng 2018 của Việt Nam” dưới đây sẽ phân tích cụ thể hơn về các biện

pháp phòng ngừa để từ đó so sánh cũng như đánh giá được sự tương thích Việc nghiên cứu đề tài này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn góp phần trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng

Trang 4

2

I Phân tích và so sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định

trong UNCAC và Luật PCTN năm 2018 của Việt Nam 1 Khái niệm tham nhũng

Trước hết, về khái niệm tham nhũng, cho đến thời điểm hiện nay chưa có một định nghĩa chung về tham nhũng được thừa nhận và áp dụng một cách chính thuiwsc và rộng rãi trên phạm vi toàn cầu Do những nỗ lực xây dựng một định nghĩa chung về tham nhũng luôn gặp phải những khó khăn xuất phát từ sự khác biệt về nhận thức, quan điểm giữa các quốc gia

Mặc dù vậy, hiện nay vẫn có một vài định nghĩa về tham nhũng được nêu trong các từ điển uy tín hoặc do tổ chức quốc tế công bố được dùng để tham khảo Có một định nghĩa khá đơn giản về tham nhũng của Ngân hàng thế giới (WB) mà hay thường được viện dẫn trên thực tế Đó là: tham nhũng là “hành vi lạm dụng quyền lực công để thu lợi ích riêng” Tổ chức Minh bạch quốc tế ( TI) cũng đưa ra một định nghĩa tương tự, theo đó, tham nhũng được xem là “ hoạt động lạm dụng quyền lực đươc giao để làm giàu bất chính hoặc bất hợp pháp cho bản thân hoặc cho những người thân cận của một bộ phận nhân viên công quyền, có thể là các nhà chính trị hoặc viên chức”1

Ở Việt Nam, khái niệm tham nhũng được pháp luật Việt Nam quy định tại Luật PCTN năm 2018: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”2

2 Khái quát chung về UNCAC và Luật PCTN 2018

Công ước Liên hợp quốc phòng chống tham nhũng được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 31 tháng 10 năm 2003 và có hiệu lực vào ngày 14 tháng 12 năm 2005 Là văn kiện quốc tế đầu tiên về chống tham nhũng có hiệu lực ràng buộc về mặt pháp lý trên phạm vi toàn quốc Vì vậy, nó đánh dấu một bước ngoặt về nhận thức, quyết tâm và sự hợp tác giữa các quốc gia, đồng thời hứa hẹn những sự phát triển lớn

Trang 5

3

trong cuộc chiến chống tham nhũng trên thế giới3 Công ước quy định những quy ước và chuẩn mực chung về các vấn đề chính như công tác phòng chống tham nhũng; hình sự hóa tội phạm tham nhũng; thu hồi tài sản bị thất thoát và hợp tác quốc tế và hỗ trợ kĩ thuật Trong đó, các biện pháp phòng ngừa được quy định trong toàn bộ chương II của Công ước từ Điều 5 đến Điều 144

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của công ước ngày 19 tháng 8 năm 2009,

có nghĩa vụ thực thi những cam kết thể hiện trong các điều khoản của Công ước, trừ những điều khoản tuyên bố bảo lưu Trước đó, ngày 21/11/2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Phòng chống tham nhũng, quá trình xây dựng luật này cũng đã tham khảo những quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng5 Đến năm 2018, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác PCTN, điển hình là việc nhanh chóng, kiên quyết xử lý các vụ án tham nhũng lớn và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về PCTN Tháng 11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) gồm 10 chương với 96 điều Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được chia làm 06 nhóm quy định trong chương II của Luật này

3 Khái niệm “phòng ngừa tham nhũng” và các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong Công ước và Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam

3.1 Khái niệm phòng ngừa tham nhũng

“Phòng ngừa tham nhũng theo UNCAC có thể hiểu là việc quốc gia thành viên xây

dựng, thực hiện, duy trì các biện pháp được quy định trong chương II của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng nhằm chủ động khắc phục, ngăn chặn, loại bỏ những nguyên nhân và điều kiện làm nảy sinh hành vi tham nhũng; loại trừ hành vi tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội và hoạt động của bộ máy nhà nước”6

6 Ngô Mạnh Hùng, “Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng

và yêu cầu hoàn thiện pháp luật của Việt Nam”, Tạp chí Điện tử Thanh tra, 2018, cuu-trao-doi/cac-bien-phap-phong-ngua-tham-nhung-theo-cong-uoc-cua-lien-hop-quoc-ve-chong-tham-nhung-va-yeu-cau-hoan-thien-phap-luat-cua-viet-nam-182095 truy cập 29/5/2021

Trang 6

http://thanhtravietnam.vn/nghien-4

Phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam nói riêng được hiểu là các biện pháp do các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền áp dụng nhằm phòng ngừa tham nhũng có thể xảy ra hoặc hạn chế những thiệt hại do tham nhũng gây ra Các biện pháp này do luật hành chính quy định, được cụ thể hóa trong Luật PCTN So với các biện pháp dân sự, hình sự thì biện pháp hành chính lại mang ý nghĩa ngăn ngừa ngay từ đầu, điều chỉnh tư tưởng, ý định tham nhũng của đội ngũ cán bộ, công chức bằng giáo dục, tuyên truyền pháp luật, dùng sức mạnh đạo đức công vụ, đạo đức của người sử dụng quyền lực nhà nước để ngăn ngừa tham nhũng

3.2 Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

3.2.1 Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng ( UNCAC )

Nhóm biện pháp phòng ngừa do UNCAC quy định gồm 10 biện pháp bao gồm: Chính sách và hành động chống tham nhũng ( Điều 5); Cơ quan phòng chống tham nhũng (Điều 6); Khu vực Công (Điều 7); Quy tắc ứng xử cho công chức (Điều 8); Mua sắm công và quản lý tài chính công (Điều 9); Báo cáo công khai (Điều 10); Các hoạt động liên quan đến hoạt động truy tố và xét xử (Điều 11); Khu vực tư (Điều 12); Tham gia của xã hội (Điều 13); Các biện pháp chống rửa tiền (Điều 14)

Trước khi quy định các biện pháp phòng ngừa cụ thể đối với các quốc gia thành viên, UNCAC đã quy định một số nội dung mang tính tổng quát về chính sách và thực tiễn chống tham nhũng trong Điều 5 với nội dung: “Trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình sẽ xây dựng và … Sự hợp tác đó có thể bao gồm việc tham gia vào các chương trình và dự án quốc tế nhằm phòng ngừa tham nhũng”

Chiến lược phòng ngừa tham nhũng được quy định liên quan đến các vấn đề cụ thể7:

3.2.1.1 Cơ quan phòng chống tham nhũng

Điều 6 ( và Điều 36) Công ước quy định việc thành lập cơ quan ( lực lượng phòng chống tham nhũng chuyên trách) nhằm thực thi, giám sát và phối hợp việc thi hành chính sách và hành dộng chống tham nhũng Theo các điều này, các quốc gia thành viên cần

7

Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Chu Hồng Thanh, Vũ Công Giao( Đồng chủ biên), Giáo trình Lý luận và

Pháp luật về Phòng, Chống Tham nhũng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013, tr60-62

Trang 7

5

thành lập cơ quan và đảm bảo sự dộc lập cần thiết cho cơ quan phòng chống tham nhũng của nước mình, trong đó bao gồm việc cung cấp phương tiện vật chất, đội ngũ cán bộ chuyên trách cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ để họ có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao

3.2.1.2 Khu vực công

Nhằm phòng ngừa tham nhũng một cách tích cực, Điều 7 Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên, khi thích hợp và trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc gia, cần nỗ lực ban hành, duy trì và củng cố chế độ tuyển dụng, thuê, sử dụng, đề bạt và hưu trí đối với công

chức dựa trên các nguyên tắc hiệu quả, minh bạch và tiêu chí khách quan như khả năng

xuất sắc, công minh và năng lực

3.2.1.3 Quy tắc ứng xử công chức

Trong phòng, chống tham nhũng, việc đảm bảo và tăng cường tính liên chính, trung thực và trách nhiệm của đội ngũ công chức đóng vai trò rất quan trọng Vì vậy Điều 8 Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình, cần áp dụng các biện pháp nhằm thúc đẩy và bảo đảm việc thực hiện các chức năng công được chính xác, chính trực và đúng đắn, trong đó việc ban hành và áp dụng những chuẩn mực hoặc quy tắc xử sự đối với công chức được coi là một biện pháp hữu hiệu Đồng thời, để hạn chế xung đột lợi ích và gia tăng khả năng kiểm soát, các quốc gia thành viên cần xem xét áp dụng các biện pháp yêu cầu công chức báo cáo cơ quan có thẩm quyền những hoạt động, công việc, các khoản đầu tư, tài sản, quà tặng hoặc những lợi ích khác tiềm ẩn xung đột lợi ích có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng công của công chức đó

3.2.1.4 Đảm bảo minh bạch trong mua sắm công và quản lý tài sản công

Trên cơ sở nhận thức về tính chất dễ nảy sinh những tham nhũng của hoặt động mua sắm công, khoản 1 Điều 19 Công ước đã yêu cầu các quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm xây dựng cơ chế mua sắm công minh bạch, cạnh tranh và tiêu chí khách quan trong khâu ra quyết định, từ đó giúp phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả

Trang 8

6

3.2.1.5 Báo cáo công khai

Minh bạch hóa quản lý hành chính nhà nước là một nội dung, yêu cầu quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng Vì vậy, Điều 10 Công ước quy định mỗi quốc gia thành viên, trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc gia, cần áp dụng các biện pháp cần thiết để tăng cường tính công khai, minh bạch tỏng quản lý hành chính công, bao gồm việc tổ chức, quá trình thực hiện chức năng và ra quyết định của các cơ quan hành chính

3.2.1.6 Truy tố và xét xử

Đây là một biện pháp xử lý tham nhũng hữu hiệu, đồng thời còn có tác dụng tích cực trong phòng ngừa tệ nạn này Tuy nhiên, bản thân hoạt động truy tố, xét xử cũng tiềm ẩn những nguy cơ tham nhũng Vì vậy, Điều 11 Công ước ghi nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo sự độc lập trong hoạt động xét xử Theo điều này, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia, các quốc gia thành viên cần áp dụng các biện pháp tăng cường tính liêm chính và phòng ngừa cơ hội tham nhũng với cán bộ tòa án, trong đó có thể bao gồm việc ban hành bộ quy tắc ứng xử cho cán bộ tòa án Những biện pháp có tác dụng tương tự cần được xém xét để áp dụng với cán bộ của cơ quan công tố

3.2.1.7 Khu vực tư

Do tính chất ngày càng nghiêm tọng và mức độ ảnh hưởng ngày càng lan rộng của tham nhũng trong khu vực tư – hệ quả của việc tư nhân hóa mạnh mẽ các hoạt dộng trước đây vốn thuộc chức năng cộng như giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội,… Công ước đã ghi nhận sự cần thiết phải tăng cường các biện pháp nhằm phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong khu vực tư và liên quan đến khu vực tư Điều 12 quy định các quốc gia trên sở luật pháp quốc gia, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng liên quan đến khu vực tư, trong đó, bao gồm việc ban hành các chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự có hiệu lực đối với các hành vi tham nhũng trong khu vực này

3.2.1.8 Sự tham gia của xã hội

Xã hội công dân, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cộng đồng và báo chí là những lực lượng chủ yếu quan trọng trong phòng, chống tham nhũng Thực tế khắp nơi

Trang 9

7

trên thế giới cho thấy, sự tham gia chủ động tích cực của lực lượng này đã đem lại những kết quả rất tích cực trong phòng chống tham nhũng Vì vậy, Điều 13 Công ước đã quy định, các quốc gia thành viên cần áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về tham nhũng, thúc đẩy sự tham gia của các cá nhân tổ chức ngoài khu vực công và công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng

3.2.1.9 Chống rửa tiền

Chống rửa tiền là một biện pháp phòng ngừa, phát hiện và khắc phục hậu quả tham nhũng một cách hữu hiệu Vì vậy, Công ước dành nhiều điều khoản quy định các biện pháp trực tiếp và gián tiếp và các quốc gia thành viên cần áp dụng nhằm ngăn ngừa và chống rửa tiền, trong đó đặc biệt là Điều 14 quy định các biện pháp chống rửa tiền mang tính định hướng và phòng ngừa, theo đó, các quốc gia cần thiết lập cơ chế giám sát toàn diện đối với ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng, các cơ quan khác đặc biệt dễ phát sinh rửa tiền, nhằm ngăn chặn, phát hiện mọi hình thức rửa tiền; đồng thời cần áp dụng các biện pháp khả thi nhằm kiếm soát, phát hiện việc di chuyển tiền mặt và tài sản qua biên giới nhưng không được gây ra trở ngại đối với các dòng vốn hợp pháp, trong đó có thể bao gồm việc yêu cầu báo cáo về việc chuyển qua biên giới những lượng tiền mặt lớn và vật có giá trị Ngoài ra, theo Điều 14 các quốc gia thành viên cần tăng cường hợp tác nhằm đấu tranh chống rửa tiền

3.2.2 Trong Luật PCTN 2018 của Việt Nam

“Sử dụng tổng thể các biện pháp phòng, chống tham nhũng; vừa tích cực, vừa chủ

động phòng ngừa, vừa kiên quyết trong phát hiện, xử lý với những bước đi vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; gắn phòng chống tham nhũng với thực hành tiết kiệm chống quan liêu, lãng phí”8 Đây là quan điểm của Đảng và nhà nước trong công tác phòng ngừa tham nhũng

Đối với những yêu cầu quy định tại Điều 5 của Công ước, pháp luật của Việt Nam đã cơ bản đáp ứng và nguyên tắc của chế độ pháp quyền là nguyên tắc xuyên suốt, chi phối hệ thống pháp luật Việt Nam: Các chính sách chống tham nhũng hiệu quả và đồng

8 Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Chu Hồng Thanh, Vũ Công Giao( Đồng chủ biên), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Phòng, Chống Tham nhũng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013, tr

Trang 10

8

bộ đã được xây dựng, thực hiện và duy trì (Luật PCTN, Luật Phòng, chống rửa tiền, các văn bản dưới luật quy định chi tiết các biện pháp phòng ngừa tham nhũng…) Chính sách thúc đẩy sự tham gia của xã hội trong PCTN được quy định trong Luật PCTN và cụ thể hoá tại Nghị định số 47/2007/NĐ-CP của Chính phủ Việc quản lý đúng đắn công vụ và tài sản công, bảo đảm sự liêm khiết, tính minh bạch và trách nhiệm đều là những trụ cột quan trọng trong Luật PCTN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Cán bộ, công chức… Việt Nam cũng luôn nỗ lực tạo dựng và tăng cường những thực tiễn hữu hiệu nhằm mục đích phòng ngừa tham nhũng; Nỗ lực đánh giá định kỳ các công cụ pháp lý và biện pháp hành chính…9

Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng bao gồm 06 nhóm, đề cập đến các vấn đề :

3.2.2.1 Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Công khai, minh bạch tạo điều kiện để người dân cũng như toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, vì vậy, đây được coi là biện pháp quan trọng nhất và được đề cập riêng trong Mục 1, Chương II của Luật PCTN Việc công khai, minh bạch hóa hoạt động của cơ quan, nhà nước giúp cho người dân dễ dàng biết được quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo quy định của pháp luật

 Về nguyên tắc công khai, minh bạch được quy định trong Điều 9 Luật này:

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật

- Việc công khai, minh bạch phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật

9Ngô Mạnh Hùng, “Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham

nhũng và yêu cầu hoàn thiện pháp luật của Việt Nam”, Tạp chí Điện tử Thanh tra, 2018,

quoc-ve-chong-tham-nhung-va-yeu-cau-hoan-thien-phap-luat-cua-viet-nam-182095 truy cập 29/5/2021

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w