1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm phát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính sau khi cấy điện cực ốc tai

243 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luận Án Tiến Sĩ Ngôn Ngữ Học: Đặc Điểm Phát Âm Tiếng Việt Của Trẻ Khiếm Thính Sau Khi Cấy Điện Cực Ốc Tai
Tác giả Văn Tú Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Kim Bảng, TS. Vương Hồng Tâm
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 243
Dung lượng 46,53 MB

Nội dung

Trong khi đó, chưa có nghiên cứu nao ở Việt Nam và trên thégiới khảo sát đặc điểm phát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính Việt Nam saukhi cay điện cực ốc tai.. Trước thực trạng và nhu cầu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VĂN TÚ ANH

LUAN AN TIEN SI NGON NGU HOC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VĂN TÚ ANH

Chuyên ngành: Ngôn ngữ hoc

Mã số: 62 22 02 40

LUẬN AN TIEN SI NGON NGU HOC

Người hướng dan khoa học:

1 PGS.TS Vũ Kim Bang

2 TS Vương Hồng Tâm

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sô liệu, kêt quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bô

trong bât cứ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Văn Tú Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới thầy cô hướng dẫn:PGS TS Vũ Kim Bảng và TS Vương Hồng Tâm Thầy cô đã dành nhiềutâm huyết và những lời chỉ dạy nghiêm khắc, chí tình, hướng dẫn tôi đi đúnghướng nghiên cứu dé hoàn thành luận án

Tôi xin chân thành cảm on Ban Chủ nhiệm Khoa cùng tập thé các thầy

cô của Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, tạo môi trường học tập vànghiên cứu thuận lợi nhất cho tôi

Tôi xin cảm ơn toàn thể Ban Lãnh đạo Viện Ngôn ngữ học và Lãnh đạoTạp chí Ngôn ngữ Tôi xin cảm ơn các Lãnh đạo và các đồng nghiệp trong

Phòng Ngữ âm - Từ vựng - Ngữ pháp, Viện Ngôn ngữ học.

Tôi xin cảm ơn các chuyên gia thuộc các chuyên ngành Ngôn ngữ học,

Y học Giáo duc Đặc biệ: Cố GS.TS Nguyễn Văn Lợi và

PGS TS Mai Xuân Huy (Viện Ngôn ngữ học), PGS.TS.BSCC Nguyễn

Tuyết Xương (Bệnh viện Nhi TW), BSCKII Phạm Tiến Dũng (Bệnh viện

Tai — Mũi — Họng TW), ThS Đặng Thái Thu Hương (Bệnh viện PHCN

Tác giả luận án

Văn Tú Anh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LOI CAM ON

MUC LUC 222 :::1 8 1

DANH MỤC CAC CHU VIET TAT i ccccccccccsssesssesssessssssessesssessssssecssecssesseessesses 4

DANH MỤC BANG 2.00 ccccsscsssessessssssessessessssssessesscsusssessesssssessessessessessisssessesssseeesess 5

DANH MỤC HINH o.oo ccc ccccesscsssesssesssesssessecssessvessesssecssessvessesssesssesssessecssesssesssesseen 10 )/967 100.1 11

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên COU cecceccsscssessceseesessessessessesessessesessessessesseaee 11

2 Muc dich nghién COU cececccesseeseesseeseceseeeeeeseeeseeesecseeeseseseceseseeeaeeeseseeeenrenseeags 13

3 Khách thé và đối tượng nghiên cứu o.ccecceccececcssessessesesessessessessessessesscsessessesseseease 13

4 Giả thiết nghiên CỨu ¿- 2¿©++22++EE++EE+2EE2EEEEEEE2E1122122112211221211211221 22 te 14

5 NhiGM VU NGHIEN CUU 0 e - 14

Ji 028/140 500i: : 1n 5 15

7 Phương pháp nghiÊn CỨU - c2 311831111331 11911 1 911 911 11 H1 1v vn rry 18

8 Những đóng góp của luận An 6x1 k9 TH ng 23

9 Các luận điểm PHAl DAO VE 177 25

10 Cấu trúc luận án - ¿2 + ©E+2E2EE2EEEEEE2112212211717112112117121121111 1111 re 26

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

LÍ THUYẾTT 1 S1 3 3 3221 252121212121110111111111112121212 010101210 27

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu - + ¿5£ s+SE+E++EE2E++E£+E£EerEerxerxerssree 27 1.1.1 Nhóm nghiên cứu lớn thứ 1: Nhận biết các âm vị ở trẻ khiếm thính 27 1.1.2 Nhóm nghiên cứu lớn thứ 2: Tạo sản các âm vi ở trẻ khiếm thính 30 1.1.3 Nhóm nghiên cứu lớn thứ 3: Các thông số âm học trong phát âm của trẻ khiếm thính 2++:+222+vtt2EE 1 122.11 2T E.E.Errirerie 33 1.1.4 Nhóm nghiên cứu lớn thứ 4: Rối loạn âm lời nói/lỗi phát âm của trẻ khiếm thính cấy điện cực Ốc tai ¿5-5-9 E9 E9 1211212121211111111121121 1111111111 34 1.1.5 Nhóm nghiên cứu lớn thứ 5: Việc dạy và học phát âm cho trẻ khiếm thính 38

Trang 6

1.2 Cơ sở lí thUYẾT - ¿52-52 S2 2 1E 12112112112717112112112111121121111 112112111 cre 43

1.2.1 Lí thuyết liên quan đến van đề phát âm - - 2-2 2 2+ +xe+x+£x+£szrszce2 44 1.2.2 Lí thuyết liên quan đến van đề khiếm thinh/nghe kém -. 2-2 41 1.2.3 Lí thuyết liên quan đến van đề thiết bi trợ thính và trị liệu nghe nói 51

Tiểu kết chương - 2: ¿+ 2+SE+SE92EE2EEEEEEEEE2E12117171121121111111 211111116 58 Chương 2 KHẢ NĂNG PHÁT ÂM LOẠI HÌNH VÀ THÀNH PHẢN ÂM TIẾT TIENG VIỆT, DAC DIEM VE GIỌNG VÀ MUC ĐỘ DE HIỂU

TRONG PHAT AM CUA TRE KHIEM THÍNH 22-2 z2xzz 59

CHƯƠNG 3 CAC THONG SO ÂM HỌC CƠ BAN CUA THANH DIEU TIENGVIỆT VA LOI PHÁT ÂM TIENG VIET CUA TRE KHIEM THÍNH 105

3.1 Dẫn nhap o cececsccccccccsscsesssscscsscscscsscscsesscscscsscssscsesssscsesucscsessssssesecssscsesusscseeececseees 105

3.2 Kết quả khảo Sat ccecccceccsscssessessessessessessesscssssvssecsessesessucssssucsssessessesscsssssesesseeses 105 3.2.1 Các thông số âm học cơ bản của thanh điệu trong phát âm tiếng Việt ở trẻ khiếm thính sau khi cấy điện cực Ốc tai -.¿ 5¿©2++22+2Ex+2Ext2Exerkeerxrsrkersree 105 3.2.2 Lỗi phát âm tiếng Việt và nguyên nhân gây ra lỗi phát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính ¿2 5 x9St2EE2EE2EE2EE2E122121121127127171121127171711211211 111.1 crxee 111 Tiểu kết chương 3 ccc ccc ess csscssessessessessesscsessessesscsuesscsscsessessesssssessessessesseees 126

Chuong 4 SO SANH DAC DIEM PHAT AM TIENG VIET CUA TRE

KHIEM THÍNH VA TRE NGHE BÌNH THUONG 2- ¿552 128

AL Dan nlp nn a 128

Trang 7

4.2 So sánh đặc điểm phát âm tiếng Việt giữa các trẻ khiếm thính và trẻ nghe bình

4.2.1 So sánh đặc điểm phát âm các loại hình và thành phần âm tiết tiếng Việt giữa các trẻ khiếm thính và trẻ nghe bình thường 2:2 52 ++2++2s++zx++zxzsed 128

4.2.2 So sánh đặc điểm về giọng (chất lượng giọng, siêu đoạn tính - giọng nói có

giai điệu, âm sắc) giữa các trẻ khiếm thính và trẻ nghe bình thường 158

4.2.3 So sánh đặc điểm về mức độ dễ hiểu trong phát âm giữa các trẻ khiếm thính

và trẻ nghe bình thường - - - - 1 11119111911 91111911111 11v gệp 159

4.2.4 So sánh đặc điểm về lỗi phát âm tiếng Việt và nguyên nhân gây ra lỗi phát âm tiếng Việt giữa các trẻ khiếm thính và trẻ nghe bình thường - .: - 160

4.3 Đề xuất phương hướng hỗ trợ sửa lỗi phát âm cho các trẻ khiếm thính được

4.3.1 Các nguyên tắc để xây dựng phương hướng hỗ trợ sửa lỗi phát âm tiếng Việt

cho các trẻ khiếm thính được khảo sát c:55+cc2vvtttEktrrtrkrrrrrkrrrrrrrrree 168 4.3.2 Đề xuất một số phương hướng hỗ trợ sửa lỗi phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt (thanh điệu, âm đầu, phần vần) cho các trẻ khiếm thính được khảo sát 171 Tiểu kết chương 4 - ¿5 5t2SSSE2EE222E2312211271211211 21122122111 crrrrreg 177 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ . - 22522252 22E2EtEESExrsrrrrkrerrrerrrrree 179

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CUA TAC GIA LIÊN QUAN

9809.9809007 185

TÀI LIEU THAM KHẢO -.2-5:25¿©522S22EE2EEEEEEEEESEEEExerkrerkrsrrerred 187

PHU LUC LUẬN ÁN Q1 1111011222 155111111 1111112 201

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

ATM Âm tiết mở

ATNM Âm tiết nửa mở

ATNK Âm tiết nửa khép

ATK Âm tiết khép

BTT Bảng từ thử

ĐCÔT Điện cực ốc tai

MTT May tro thinh

LHAT Loai hinh 4m tiét

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt trước và

sau khi cay điện cực ốc tai của các nhóm trẻ được khảo St eeeceecssescsseeeseeseeeseeees 61

Bảng 2.2: Tổng hợp khả năng phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt trước và

sau khi cấy điện cực ốc tai của các nhóm trẻ được khảo sắt - - ¿ s+x+cscssx2 72 Bảng 2.3: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của các trẻ khiếm thính

có tuổi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 1 tháng (nhóm Ì) - -«- 77

Bảng 2.4: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của các trẻ khiếm thính

có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 3 tháng (nhóm ]) - + 78 Bảng 2.5: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có tuổi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 4 tháng (nhóm I) -:-:s: 79 Bảng 2.6: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có

tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 5 tháng (nhóm ]) -z- 79

Bảng 2.7: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có tuổi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 7 tháng (nhóm Ï) -««+- 80 Bảng 2.8: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có tudi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 10 tháng (nhóm I) - 2: s2 80 Bảng 2.9: Kha năng phat âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có

tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 11 tháng (nhóm I) - 81

Bảng 2.10: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 15 tháng (nhóm I) - 2-2 81 Bảng 2.11: Kha năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có tuổi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 18 tháng (nhóm I) -. -: 82 Bảng 2.12: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có

tuổi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 36 tháng (nhóm ]) .: - 82

Bảng 2.13: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có tudi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 3 tháng (nhóm 2) - 2-2 83

Trang 10

Bảng 2.14: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 4 tháng (nhóm 2) -. - 2z s2 83 Bảng 2.15: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có tuổi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 6 tháng (nhóm 2) - -: :- 84 Bảng 2.16: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi =12 tháng (nhóm 2) - + 84 Bảng 2.17: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 20 tháng (nhóm 2) - 2z s2 84 Bảng 2.18: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 24 tháng (nhóm 2) - 85 Bảng 2.19: Kha năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi < 1 tháng (nhóm 3) - 2-2 85 Bảng 2.20: Kha năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 1 tháng (nhóm 3) - 2+ 86 Bảng 2.21: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 3 tháng (nhóm 3) - 2: 86 Bảng 2.22: Kha năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 7 tháng (nhóm 3) - 2-2 87 Bang 2.23: Kha năng phat âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 1 tháng (nhóm 4) 2-2-2 87 Bang 2.24: Kha năng phat âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính có tuổi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi < 1 tháng (nhóm 4) - -: :- 88 Bảng 2.25: Khả năng phát âm thành phần âm tiết tiếng Việt của tiêu nhóm trẻ khiếm thính có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi < 6 tháng (nhóm I) - 89 Bảng 2.26: Khả năng phát âm thành phần âm tiết tiếng Việt của tiêu nhóm trẻ khiếm thính có tuổi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi từ 7 - 11 tháng (nhóm I) 89 Bảng 2.27: Khả năng phát âm thành phần âm tiết tiếng Việt của tiêu nhóm trẻ khiếm thính có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi từ 15 - 18 tháng (nhóm ]) 90

Trang 11

Bang 2.28: Kha năng phat âm các thành phan âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính

có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 36 tháng (nhóm I) -¿ 90 Bảng 2.29: Khả năng phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của tiêu nhóm trẻ khiếm thính có tuổi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi < 6 tháng (nhóm 2) 91

Bang 2.30: Kha năng phat âm các thành phan âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính

có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 6 tháng (nhóm 2) - 91 Bảng 2.31: Khả năng phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính

có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 12 tháng (nhóm 2) - + 91 Bảng 2.32: Khả năng phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính

có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 20 tháng (nhóm 2) -s- 92

Bảng 2.33: Khả năng phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính

có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 24 tháng (nhóm 2) - 92 Bảng 2.34: Khả năng phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của tiểu nhóm trẻ khiếm thính có tuổi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi < 6 tháng (nhóm 3) 93 Bảng 2.35: Khả năng phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính

có tuôi điện cực ốc tai ở lần đầu theo dõi = 7 tháng (nhóm 3) - 593

Bảng 2.36: Khả năng phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính

được theo dõi 3 năm, 7 lần (nhóm 4) -c¿++++ttEEkttetEkrrrtrkkrrrrrkrrrrrrriee 94 Bảng 2.37: Khả năng phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính được theo dõi 4 năm, 9 lần (nhóm 4) -¿-+¿++++ttEEktttEEkrrttrkkrrrrrkrrrrrrree 95 Bang 2.38: Bang tông hợp chất lượng giọng trước khi cấy điện cực ốc tai 96 Bảng 2.39: Bang tong hợp chất lượng giọng sau khi cay điện cực 6c tai 97 Bảng 2.40: Bảng tổng hợp siêu đoạn tính trước khi cấy điện cực ốc tai của 25 trẻ khiếm thính được mô tả theo thiết kế cắt ngang - 2-2 2 +x+zx+zx+zzzszse2 97 Bang 2.41: Bang tổng hợp siêu đoạn tinh sau khi cấy điện cực ốc tai của 25 trẻ khiếm thính được mô tả theo thiết kế cắt ngang -¿- ¿+ 5¿2cx2cxczx+srsz 98 Bảng 2.42: Bảng tổng hợp mức độ dễ hiểu trong phát âm trước khi cấy điện cực ốc tai của 25 trẻ khiếm thính được mô tả theo thiết kế cắt ngang Ø

Trang 12

Bảng 2.43: Bảng tổng hợp mức độ dễ hiểu trong phát âm sau khi cấy điện cực ốc tai của 25 trẻ khiếm thính được mô tả theo thiết kế cắt ngang - Ø

Bang 3.1: Lỗi phát âm thanh điệu của trẻ khiếm thính 3 - 6 tuổi Đời 111

Bảng 3.2: Lỗi phát âm âm đầu của trẻ khiếm thính 3 - 6 tuổi Đời - 114

Bảng 3.3: Lỗi phát âm âm chính của trẻ khiếm thính 3 - 6 tuổi Đời 119

Bảng 3.4: Lỗi phát âm âm cuối của trẻ khiếm thính 3 - 6 tuổi Đời 120

Bảng 4.1: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt ở trẻ khiếm thính trước khi cay điện cực ốc tai (trong luận án) - + 25t EEEEEEEEE2E21E111211 2E Ere, 130 Bảng 4.2: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt ở trẻ khiếm thính sau khi cấy điện cực ốc tai (trong luận án) - ¿5+2 ++E++EEtEEEECEEEEEEeEkerkerkrrrree 131 Bảng 4.3: Khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt ở trẻ nghe bình thường (trong luận án)) - + 12112111111 111 111119111911 111 12 1111111111011 111 ng TH Hư 131 Bảng 4.4: Khả năng phát âm thanh điệu ở trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai (trong ii =ăằằằ ::.::::::+111LÔÐ 134 Bảng 4.5: Khả năng phát âm thanh điệu ở trẻ khiếm thính (đeo máy trợ thính, trong nghiên cứu của Phạm Thị Cơi (1988) - c1 23112111 111 111 11v HH Hư 134 Bảng 4.6: Khả năng phát âm thanh điệu ở trẻ nghe bình thường (trong nghiên cứu của Phạm Thị Coi (198 §) - -ó- 55 SG 11991191111 11 11 H1 H1 Tho TT TH Hành 135 Bảng 4.7: Khả năng phát âm thanh điệu ở trẻ nghe bình thường (trong luận án) |35

Bảng 4.8: Khả năng phát âm âm đầu ở trẻ khiếm thính cấy điện cực Ốc tai (trong ii ä -A1A2qDllMẪNMD 147

Bảng 4.9: Khả năng phát âm phụ âm ở trẻ nghe bình thường (trong nghiên cứu của Pham Thi Coi n61010 0008 1 148

Bảng 4.10: Khả năng phát âm phụ âm ở trẻ khiếm thính (đeo máy trợ thính, trong

nghiên cứu của Pham Thị Cơi (1988) - - c3 31211191 1139111 11111111 re 148

Bảng 4.11: Khả năng phát âm âm âm đệm ở trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai

(trong luận án) c2 eee ne SH EEE EEE EEE EEE EEE ng 150

Bang 4.12: Kha năng phát âm nguyên âm ở trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai

(trong luận ắn) -c HS ST TH HH HH kg 153

Trang 13

Bảng 4.13: Khả năng phát âm nguyên âm ở trẻ nghe bình thường (trong nghiên cứu của Phạm Thi Coi ((I98) - - - <3 113321113511 13111 911 1191111 11 110111111 1H ng kp 154

Bảng 4.14: Khả năng phát âm nguyên âm ở trẻ khiếm thính (đeo máy trợ thính,

trong nghiên cứu của Phạm Thi Cơi ((1988) - - 5 xxx 154

Bảng 4.15: Khả năng phát âm âm cuối ở trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai (trong

ID 000 — 157

Bảng 4.16: Bảng tổng hợp chất lượng giọng của trẻ nghe bình thường (trong luận án) -.- ccQ QQQ QQĐ Q Q2 Đ ng g9 9 5 9 5 9 ng ng HH kg nh ĐT cv cv và 158 Bảng 4.17: Bảng tổng hợp siêu đoạn tính của trẻ nghe bình thường (trong luận áP) LH nh TH Họ HT gà 159 Bảng 4.18: Bảng tổng hợp mức độ dễ hiểu trong phát âm của trẻ nghe bình thường (trong luận át)) - - c-c cv ng cv xy 160 Bảng 4.19: Lỗi phát âm thanh điệu của trẻ nghe bình thường 3 - 6 tuổi Đời 160

Bang 4.20: Lỗi phát âm âm đầu của trẻ nghe bình thường 3 - 6 tuổi Đời 161

Bang 4.21: Lỗi phát âm âm chính của trẻ nghe bình thường 3 - 6 tuổi Đời 163

Bảng 4.22: Lỗi phát âm âm cuối của trẻ nghe bình thường 3 - 6 tuổi Đời 164

Trang 14

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Bộ phận cay bên trong của điện cực Ốc tai ceeeccceccssesseseesesessesecsveecsecerseeeeene 52

Hình 1.2: Bộ phận xử lí âm thanh - + 2c 133211331 EEEEEESesreeserreeeereere 53

Hình 1.3: Tích hợp bộ phận bên trong và bên ngoài điện cực Ốc tai ccce¿ 53 Hình 1.4: Bảng thính lực đồ và quả chuối ngôn ngữ (Nguồn: internet) 55

10

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứuTheo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 1,3 tingười bị khuyết tật trên toàn cầu (khoảng 16% dân số thế giới) Ở Việt Nam,Điều tra Quốc gia về người khuyết tật (năm 2016) cho thấy, hơn 7% dân số từ

2 tuổi trở lên (khoảng hơn 6,2 triệu người) bị khuyết tật Trong đó, số lượngngười khiếm thính là hơn 1,03 triệu người Con số này vẫn đang tiếp tục giatăng, theo đà tăng của dân số thế giới và Việt Nam [117].

Theo một số nghiên cứu, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,4 1,5 triệu trẻ ra đời, tỷ lệ trẻ khiếm thính bam sinh là 0,3 - 0,5%, như vậy mỗinăm có thêm trung bình 5.000 trẻ khiếm thính, tuy nhiên số trẻ được phát hiện

-và can thiệp chỉ khoảng 10% tức là 500 trẻ Hàng năm còn nhiều trẻ bị khiếmthính mắc phải do bị bệnh như: viêm tai giữa không được điều trị, do chấnthương, ngộ độc thuốc do dùng sai thuốc, do bệnh lý siêu vi trùng, do chấnthương, thậm chí có thê điếc mà không rõ nguyên nhân [118]

Tỉ lệ trẻ sơ sinh khiếm thính nặng và sâu trên thế giới cũng như ở ViệtNam hiện nay khoảng 0,1 — 0,2%, trong khi trẻ khiếm thính nhẹ và vừa là 0,3

— 0,4% Nghĩa là, cứ 1.000 trẻ sinh ra có khoảng 4 — 5 trẻ bị khiếm thính,trong đó khiếm thính nặng và sâu là 1 — 2 trẻ, nhẹ và vừa là 3 — 4 trẻ [117]

Khiếm thính là tình trạng giảm sức nghe với nhiều mức độ khác nhau,

từ nghe kém hay dân gian gọi là nghễnh ngãng, đến mức độ điếc nặng hoàntoàn không nghe được âm thanh Khiếm thính là một khuyết tật có tỷ lệ mắccao so với các loại khuyết tật khác như di tật hàm mặt sứt môi hở hàm éch,hội chứng Down, bệnh loạn dưỡng cơ di truyền Tuy nhiên ảnh hưởng củakhiếm thính ở trẻ em đến tương lai chưa được quan tâm đúng mực bởi cả giađình và xã hội Khiém thính là dạng khuyết tật thầm lặng và là khuyết tật giác

11

Trang 16

quan duy nhất có thé chữa được Trẻ bị khiếm thính được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ học tập, phát triển và có một tương lai bình đăng với bạn bè cùng

trang lứa [118].

Cũng giống như trẻ nghe bình thường, phương tiện quan trọng nhất détrẻ điếc và trẻ khiếm thính giao tiếp, hòa nhập, phát triển; là ngôn ngữ Ngônngữ gồm: Ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ phi lời nói (ngôn ngữ viết, ngôn ngữ

cử chỉ, ngôn ngữ kí hiệu, ), Trong đó, ngôn ngữ lời nói là loại ngôn ngữ

nhanh nhất, tiện lợi nhất, hiệu quả nhất Vì không còn khả năng nghe nao, trẻđiếc phải dùng ngôn ngữ kí kiệu Vì vẫn còn khả năng nghe (dù không đầy

đủ, ở các mức độ khác nhau), trẻ khiếm thính dùng được ngôn ngữ nói.

Trẻ khiếm thính gặp những khó khăn, về cả nghe và nói Bởi vì khi bịkhiếm thính/nghe kém, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc bắt chước(nghe và nhắc lại) phát âm và nói một cách chính xác Để giải quyết nhữngkhó khăn nói trên cho trẻ khiếm thính, có những biện pháp can thiệp khiếmthính phố biến và hiệu quả, đó là: sử dụng thiết bị trợ thính (deo máy trợthính, cay điện cực ốc tai thân não) và trị liệu nghe nói Khiếm thính bamsinh được phát hiện thông qua sàng lọc sau khi sinh, hoặc trong tháng đầu tiênsau sinh: giai đoạn này chưa can thiệp Cấy điện cực ốc tai là phương phápcan thiệp khi máy trợ thính không hiệu quả hoặc rất ít hiệu quả, là phươngpháp an toàn cho trẻ nhỏ, có thể thực hiện ngay cho trẻ từ 10 tháng- dưới 3tudi, đây là độ tuôi tốt nhất hay gọi là tuổi vàng dé phẫu thuật cấy điện cực ốctai, thậm chí có thể thực hiện an toàn cho trẻ từ 6 tháng tuổi Việc lựa chonbiện pháp can thiệp phụ thuộc mức độ giảm sức nghe, nguyên nhân, vị trí tốn

thương và được chỉ định theo đánh giá của bác sỹ chuyên khoa và chuyên gia thính học [113].

Tuy nhiên, chi phí cho việc cấy điện cực ốc tai và trị liệu nghe nói vẫn

ở mức rât cao Vậy nên, ở Việt Nam, sô lượng trẻ khiêm thính ở mức độ nặng

12

Trang 17

và sâu, được can thiệp sớm và đầy đủ (cay điện cực ốc tai, trị liệu nghe nói từ lúc cấy cho đến khi có thể đi học tiểu học hòa nhập) vẫn còn ít: “Cứ 1,2 triệuđến 1,3 triệu trẻ em sinh ra thì có 6.000 trẻ nghe kém và điếc bam sinh Trong

đó 75% trẻ cần được cấy ốc tai điện tử, tương đương với 3.500 đến 4.000 trẻcần phẫu thuật mỗi năm Tuy nhiên, số lượng trẻ được cấy mỗi năm chưa đến

300 ca” [116].

Trước khi trẻ em nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng có thé nóiđược, thì trẻ em cần phát âm được một cách chính xác Như vậy là, vấn đề phát âm là vấn đề đầu tiên cần được nghiên cứu, trong ngôn ngữ nói, của trẻkhiếm thính Trong khi đó, chưa có nghiên cứu nao ở Việt Nam và trên thégiới khảo sát đặc điểm phát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính Việt Nam saukhi cay điện cực ốc tai Trước thực trạng và nhu cầu trị liệu nghe nói cho trẻkhiếm thính có sử dụng thiết bị trợ thính ở Việt Nam nói riêng và trên thể giớinói chung, luận án nay được thực hiện nhằm giải quyết van đề “Đặc điểmphát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thỉnh sau khi cấy điện cực ốc tai”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề thấy được những tương đồng và khác biệt (nếu có), trong đặc điểmphát âm tiếng Việt, của trẻ khiếm thính, ở 2 thời điểm khác nhau (trước và saukhi cay điện cực ốc tai)

Dé thay được những tương đồng và khác biệt (nêu có), trong đặc điểmphát âm tiếng Việt, của trẻ khiếm thính và của trẻ nghe bình thường

Dé tìm ra được những yếu tố chính tác động đến đặc điểm phat âmtiếng Việt của trẻ khiếm thính; và để đưa ra những đề xuất mang tính ngônngữ học nhăm nâng cao khả năng phát âm và sửa lỗi phát âm tiếng Việt chocác trẻ khiếm thính được nghiên cứu

3 Khách thé và đối tượng nghiên cứu3.1 Khách thể nghiên cứu: Khách thê nghiên cứu của luận án là các

13

Trang 18

trẻ khiếm thính đã và đang được can thiệp sớm (cay điện cực ốc tai va trị liệu

nghe nói) tại Hà Nội.

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là cácđặc điểm phát âm tiếng Việt, bao gồm: 1) Khả năng phát âm loại hình âm tiết

và thành phần âm tiết tiếng Việt, 2) Đặc điểm về giọng (chất lượng giọng;siêu đoạn tính — giọng nói có giai điệu, âm sắc), 3) Mức độ dé hiéu trong phat

âm, 4) Các thông số âm học cơ bản của thanh điệu tiếng Việt, 5) Lỗi phát âmtiếng Việt

4 Giả thiết nghiên cứuGiả thiết 1: Trẻ khiếm thính, trước khi cấy điện cực ốc tai, phát âmtiếng Việt có thể giống, hoặc có thé khác, so với sau khi cay điện cực Ốc tai.

Giả thiết 2: Việc cây điện cực ốc tai có hoặc không có những tác độngnhất định, đến đặc điểm phát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính Việt Nam.Ngoài yếu t6 cay điện cực ốc tai, có thể có hoặc không có thêm những yếu tố

khác, tác động vào việc phát âm này.

Giả thiết 3: Trẻ khiếm thính tuôi tiền học đường, dù đã cây điện cực 6ctai và trị liệu nghe nói, thì vẫn có những đặc điểm phát âm tiếng Việt (về mặtcảm thụ thính giác lẫn về mặt đo đạc các thông số âm học) giống hoặc khác

so với trẻ nghe bình thường đồng tuổi; do đầu vào thính giác (nguồn âm

thanh) được truyền tải, lĩnh hội, xử lí theo những kênh khác nhau (Ốc tai tự

nhiên và ốc tai nhân tạo)

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lí thuyết về đặc điểm phát âm tiếng Việtcủa trẻ khiếm thính sau khi cấy điện cực ốc tai

Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng đặc điểm phát âm tiếng Việt của cáctrẻ khiếm thính, tại các cơ sở trị liệu Mục đích là để mô tả, phân tích, so sánh,

14

Trang 19

đánh giá những đặc điểm phát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính ở độ tuổimam non.

Nhiệm vụ 3: Dé xuất một số phương hướng hỗ trợ trẻ khiếm thính; đểcải thiện phát âm tiếng Việt nói riêng va phát triển ngôn ngữ nói nói chung,cho các trẻ khiếm thính được khảo sát

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Về mẫu và địa bàn nghiên cứu6.1.1 Mẫu nghiên cứu

6.1.1.1 Nhóm khảo sát: Trẻ khiếm thính

a Thể trạng: Các cơ quan phát âm bình thường; bị khiếm thính loại đơn

thuần: ngoài khiếm thính mức độ sâu cả hai bên tai, không có tật nào khác

kèm theo; đã được cây DCOT

b Số lượng: 73 trẻ khiếm thính, trên tổng số 81 trẻ em được khảo sát,

b3 Nơi học tập: Da và đang được tri liệu nghe nói, tại 4 cơ sở tri liệu

nghe nói cho TKT, ở 4 quận của Hà Nội (Ba Đình, Đống Đa, Hà Đông,

Hoang Mai).

b4 Giới tinh: 45 trẻ nam, 28 trẻ nữ.

b5 Tai được cấy: Cay hai tai: 39 trẻ (trong đó, có 31 trẻ được cấy 2 taicùng lúc; 8 trẻ cấy 2 tai ở 2 thời điểm khác nhau); cấy tai phải (tai trái đeoMTT): 25 trẻ; cấy tai trái (tai phải đeo MTT): 9 trẻ

15

Trang 20

bó Số nhóm và tiểu nhóm được phân loại:

- Có 4 nhóm trẻ khiếm thính, dựa trên 2 tiêu chí là tdi DCOT (đuổiNghe với DCOT) và tuổi Nghe (với MTT + DCOT) Trong đó, nhóm 1 và 2

được khảo sát trong chương 2, nhóm 3 và 4 được khảo sát trong chương 3.

Nhóm 1 được chia thành 6 tiểu nhóm, theo tiêu chí tudi DCOT (tudiNghe với ĐCÔT) Nhóm 2 được chia thành 4 tiêu nhóm, theo tiêu chí số lantheo dõi Nhóm 3 và 4 mỗi nhóm được chia thành 4 tiểu nhóm, theo tiêu chítuổi Đời và tuổi Nghe.

- Sự khác biệt chỉ tiết giữa các nhóm trẻ khiếm thính: dựa trên 3 tiêu chí: số lượng TKT, phương pháp nghiên cứu, các tuổi (tuổi Đời, tuổi ĐCÔT — tuổi Nghe với PCOT, tuổi Nghe (với MTT + ĐCÔT, tuổi Trị liệu Nghe nói,tuổi Đời khi được cấy DCOT)

Nhóm 1: Gồm 25 TKT; được khảo sát bằng phương pháp cảm thụ thínhgiác; được mô tả theo thiết kế cắt ngang; có 3 đặc điểm phát âm tiếng Việt:1) Khả năng phát âm loại hình và thành phân âm tiết tiếng Việt, 2) Đặc điểm

về giọng (chất lượng giọng; siêu đoạn tính - giọng nói có giai điệu, âm sắc),3) Mức độ dễ hiểu

Nhóm 2: Gồm 24 TKT; được khảo sát bằng phương pháp cam thụ thínhgiác; được mô tả theo thiết kế cắt dọc; có 1 đặc điểm phát âm tiếng Việt: Khảnăng phát âm loại hình và thành phân âm tiết tiếng Việt

Nhóm 3: Gồm 12 TKT; được khảo sát bằng phương pháp cảm thu thínhgiác kết hợp với ngữ âm học khí cụ; được mô tả theo thiết kế cắt ngang: có 1đặc điểm phát âm tiếng Việt: Các thong số âm học cơ bản của thanh điệutiếng Việt

Nhóm 4: Gồm 12 TKT; được khảo sát bằng phương pháp cdm thụ thínhgiác; được mô tả theo thiết kế cắt ngang; có 1 đặc điểm phát âm tiếng Việt:Lỗi phát âm

16

Trang 21

6.1.1.2 Nhóm so sánh: Trẻ nghe bình thường

Ngoài 73 trẻ khiếm thính, luận án tổng hợp từ các nghiên cứu đi trước

và khảo sát đặc điểm phát âm tiếng Việt của 8 trẻ nghe bình thường, bangphương pháp cảm thu thính giác kết hợp với ngữ âm học khí cu Đặc điểmphát âm tiếng Việt của trẻ nghe bình thường được mô tả cắt ngang trong phần

1 của chương 4.

a Thể trạng: Hoàn toàn bình thường về thé chat va tâm sinh lí

b Số lượng: 8 trẻ em.

bl Tuổi Đời: 3 - 6 tuổi; trong đó, mỗi độ tuổi đều bao gồm 2 trẻ (2 trẻ

3 tuổi, 2 trẻ 4 tuổi, 2 trẻ 5 tuôi, 2 trẻ 6 tuổi) và 2 giới tinh (1 nam 1 nữ).

b2 Nơi ở: 4 quận của Hà Nội (Ba Đình, Đống Đa, Hà Đông, Hoàng

Mai).

b3 Nơi học tap: các trường mầm non (mẫu giáo) tại 4 quận của Ha Nội(Ba Đình, Đống Đa, Hà Đông, Hoàng Mai)

b4 Giới tính: 2 giới (4 nam và 4 nữ).

b5 Số nhóm: 4 nhóm, theo tiêu chí tuổi Đời: Nhóm 1 (3 tuổi), nhóm 2(4 tuổi), nhóm 3 (5 tuổi), nhóm4 (6 tuổi)

6.1.2 Địa bàn nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu gồm 4 cơ sở tri liệu nghe nói cho TKT, ở 4 quậncủa Hà Nội (Ba Đình, Đống Da, Hà Đông, Hoàng Mai) Cu thé:

a Cơ sở thứ 1: Trung tâm Trị liệu nghe nói Sunny, Công ti Thính hoc

Cát Tường, đường Hồ Ba Mẫu, quận Đống Đa, Hà Nội

b Cơ sở thứ 2: Cơ sở thực nghiệm, Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đặc

biệt, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Dia chi: Số 52 Liễu Giai, quận Ba

Đình, Hà Nội.

c Cơ sở thứ 3: Trung tâm Giáo dục hòa nhập, Trường mam non Thực

hành Linh Đàm, Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

17

Trang 22

d Cơ sở thứ 4: Phòng Hỗ trợ giáo dục hòa nhập, Trường mầm non Búp Sen Hồng, quận Ha Đông, Hà Nội.

6.2 Về nội dung nghiên cứuLuận án chỉ khảo sát đặc điểm phát âm âm tiết tiếng Việt của các trẻkhiếm thính cấy điện cực ốc tai Đây là các âm tiết trong lời nói của trẻ ở các

giờ học cá nhân tại các cơ sở trị liệu.

Luận án giới hạn ở đặc điểm phát âm tiếng Việt của trẻ nghe bìnhthưởng và trẻ khiếm thính được cấy điện cực 6c tai cùng độ tuổi mâm non tại

Hà Nội Cụ thê, đó là 5 vấn đề: 1) Khả năng phát âm âm tiết tiếng Việt, 2) Đặc điểm về giọng, 3) Mức độ dễ hiểu, 4) Các thông số âm học cơ bản củathanh điệu tiếng Việt, 5) Lỗi phát âm tiếng Việt

Luận án nghiên cứu thực trạng, đưa ra các nhận định và đề xuất Luận

án không đánh giá đặc điểm phát âm của các trẻ này trên khía cạnh củaThính học và Giáo dục Đặc biệt vì đánh giá này cần có các bộ công cụ chuẩnquốc gia và quốc tế (hiện nay chưa có bộ công cụ đánh giá khả năng phát âmcho trẻ em Việt Nam) và đội ngũ cần được tập huấn chuyên nghiệp Hơn nữatất cả các trẻ khiếm thính này đều đã được đánh giá (trong các phiếu đánh giáđược lưu trữ dưới dạng văn bản in khổ A4) bởi các cơ sở trị liệu trên 2 khía cạnh này rồi Luận án chỉ đánh giá b6 sung dưới góc độ ngôn ngữ hoc (quacảm thụ thính giác, qua đo đạc bằng khí cụ các thông số âm học cơ bản nhấtcủa thanh điệu, qua các bang phân tích và tông hợp số liệu điều tra khảo sát)

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Các phương pháp nghiên cứu

7.1.1 Phương pháp dién dã tại thực địa

Đề thu thập tư liệu trực tiếp, tác giả luận án điền đã tại các cơ sởtrị liệu nghe nói cho trẻ khiếm thính cây ĐCÔT trên địa bàn Hà Nội Luận án

duy trì sự tiêp xúc thường xuyên, đêu đặn với các lãnh đạo, với các trẻ khiêm

18

Trang 23

thính cấy ĐCÔT và những phụ huynh/người trực tiếp chăm sóc các trẻ khiếmthính đó Tác giả luận án cũng thu thập tư liệu gián tiếp, qua việc phỏng vấnsâu các chuyên gia người Việt và người nước ngoài về cả 3 lĩnh vực: Thínhhọc, Giáo dục trẻ khiếm thính, Ngữ âm học và âm vi học tiếng Việt.

7.1.2 Phương pháp cảm thụ thính giác: Đề xử lí tư liệu ghi âm, luận ándùng phương pháp cảm thụ thính giác (nghe) và ghi lại (gỡ băng) các âm tiết

trong lời nói từ các file ghi âm và các file video của các trẻ được khảo sát.

7.1.3 Phương pháp ngữ âm học khí cụ: Đề ghi âm việc phát âm các bảng từ thử và lời nói tự nhiên của các trẻ khiếm thính trong giờ trị liệu nghenói tại cơ sở trị liệu; để đo đạc 2 thông số cơ bản nhất (trường độ và cao độ)của thanh điệu; dé vẽ đồ thị biểu diễn khoảng âm vực và đường nét diễn tiếncủa các thanh điệu ở 20 trẻ em (12 TKT được khảo sát trong phần 2 củachương 3 và 8 TNBT được khảo sát trong phan 1 của chương 4); luận án sửdụng phần mềm ghi âm và phân tích tiếng nói PRAAT và phần mềm Excel

7.1.4 Phương pháp mô tả

a Phương pháp mô tả theo thiết kế cắt ngang

al Phương pháp mô tả theo thiết kế cắt ngang, kết hợp hồi cứu: Déthực hiện phan 1 của chương 2, luận án dùng phương pháp nghiên cứu mô tảtheo thiết kế cắt ngang, kết hợp hồi cứu (tại 2 thời diém/2 lát cắt: trước và saukhi cay ĐCÔT) dựa trên tư liệu dạng văn bản và tư liệu dạng hình ảnh) Đốitượng nghiên cứu trong phần 1 của chương 2 là khả năng phát âm ở 2 thờiđiểm (trước khi cấy DCOT va sau khi cây ĐCÔT) của 25 trẻ khiếm thính Tat

cả 25 trẻ khiếm thính này đã cay DCOT từ một công ti thiết bị trợ thính củanước ngoài (đã được bộ Y tế Việt Nam chấp nhận và cấp phép) và đượcTLNN tại công ty Thiết bị thính hoc Cát Tường

a2 Phương pháp mô ta theo thiết kế cắt ngang, kết hợp tiến cứu: Déthực hiện chương 3, luận án dùng phương pháp nghiên cứu mô tả theo thiết kế

19

Trang 24

cắt ngang, kết hợp tiến cứu (tại 1 thời điểm/1 lát cắt: sau khi cay DCOT) dựatrên tư liệu dang âm thanh) Đối tượng nghiên cứu trong phan 1 của chương 3

là lỗi phát âm ở 1 thời điểm (sau khi cay DCOT) của 12 trẻ khiếm thính đều

có tuôi Nghe là 24 tháng (tuổi MTT là 18 tháng) Đối tượng nghiên cứu trongphần 2 của chương 3 là các thông số âm học cơ bản của thanh điệu trong phát

âm âm tiết tiếng Việt ở 1 thời điểm (sau khi cây ĐCÔT) của 12 trẻ khiếmthính khác (so với TKT ở phan 1), đều có tuổi Nghe là 18 tháng (tuổi MTT là

12 tháng) Tất cả 24 trẻ khiếm thính được khảo sát trong chương 3 có tuổi Đời

3 — 6 năm, đều đã được cây ĐCÔT 6 tháng ở cả 2 tai, ĐCÔT được sản xuất và cung cấp bởi nhiều công tI thiết bị trợ thính của nước ngoài (đã được bộ Y tế Việt Nam chấp nhận và cấp phép) và được TLNN tại 3 cơ sở tri liệu của viện

Khoa học giáo dục Việt Nam.

Dé thực hiện phan 1 của chương 4, luận án dùng phương pháp nghiêncứu mô tả theo thiết kế cắt ngang, kết hợp tiến cứu (tại 1 thời diém/1 lát cắt)dựa trên tư liệu dạng âm thanh) Đối tượng nghiên cứu trong phan 1 củachương 4 là các thông số âm học cơ bản của thanh điệu trong phát âm âm tiếttiếng Việt ở 1 thời điểm của 8 trẻ nghe bình thường 8 trẻ này có tuổi Đời từ 3

— 6, đang học tại các trường mầm non ở 4 quận (Ba Đình, Đống Đa, Hà Đông,

Hoàng Mai) của Hà Nội.

b Phương pháp mô tả theo thiết kế cắt dọc, kết hợp hồi cứu và tiễncứu: Dé thực hiện phan 2 của chương 2, luận án dùng phương pháp nghiêncứu mô tả theo thiết kế cắt dọc (theo quá trình trị liệu, theo dõi 6 tháng/lần,theo tài liệu hồi cứu + tiến cứu) của 24 trẻ khiếm thính Đối tượng nghiên cứucủa phần nảy là khả năng phát âm ở nhiều thời điểm (sau khi cấy ĐCÔT, 6tháng đánh giá 1 lần, 2 - 9 lần) của 24 trẻ khiếm thính Tất cả 24 trẻ khiếmthính này đã cay DCOT từ 3 công ti thiết bị trợ thính của nước ngoài (đã được

20

Trang 25

bộ Y tế Việt Nam chấp nhận và cấp phép) và được TLNN tại 3 cơ sở trị liệu

của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

7.2 Các thủ pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng ba thủ pháp Đó là: thống kê, phân loại, suy luận

Luận án thống kê các âm tiết, các loại hình âm tiết và các thành phần âmtiết tiếng Việt, trong phát âm của những trẻ em được khảo sát

Luận án phân loại các nhóm trẻ khiếm thính dựa trên tiêu chí tuổiĐCÔT, dé mô tả phát âm của từng nhóm va so sánh phát âm của các nhóm

Tư liệu dạng văn bản và tư liệu ghi hình của luận án là các tư liệu do

các cơ sở tri liệu thực hiện, gồm 2 loại:

- Các hồ sơ của các trẻ khiếm thính được đánh giá và lưu trữ tại cơ sởtrị liệu; từ khi trẻ khiếm thính mới được cay DCOT, lúc trẻ khoảng 2 — 3 tuổiđời đến khi trẻ kết thúc chương trình học Hồ sơ gồm các báo cáo kết quảđánh giá của giáo viên về năng lực đầu vào, đầu ra, theo từng giai đoạn trongquá trình hoc tập của trẻ khiếm thính Hồ sơ có các mục như: nghe, hiểu, vậnđộng, nhận thức, phát âm và nói, giao tiếp lời của trẻ khiếm thính

- Các file quay video chứa đựng lời nói của các trẻ khiếm thính được cơ

sở tri liệu thực hiện tại các lớp học cá nhân của các trẻ khiếm thính đó

- Các file ghi âm chứa đựng các phát âm nhắc lại bản từ thử và chứa

21

Trang 26

đựng lời nói của các trẻ khiếm thính được luận án thực hiện trong quá trìnhtiến hành nghiên cứu (tại các lớp học cá nhân, ở cơ sở trị liệu).

7.3.1.2 Thời gian thu thập tư liệu: Tổng thời gian cho các dot thu thập

hồ sơ, tìm hiểu, quan sát, ghi âm, theo dõi các trẻ khiếm thính này tại các cơ

sở trị liệu là 11 năm (từ năm 2013 đến năm 2023, phụ thuộc vào thực trạng

của các cơ sở trị liệu).

7.3.1.3 Tính đạo đức của tư liệu: Quá trình thu thập thông tin, quan sát,

ghi âm, trao đổi, theo dõi các trẻ khiếm thính cay DCOT nói trên đã được tiếnhành trong sự cho phép của cơ sở tri liệu va gia đình trẻ, được sự đồng thuận hợp tác của trẻ Thông tin về tên họ, địa chỉ của trẻ khiếm thính và ngườichăm sóc trẻ khiếm thính trong hồ sơ đều được bảo mật và mã hóa

7.3.2 Công cụ sử dụng

7.3.2.1 Công cụ ghi âm: Đề ghi âm và đo đạc các thông số âm học củathanh điệu trong phát âm âm tiết tiếng Việt của 12 trẻ khiếm thính cay ĐCÔT

trong giờ hoc cá nhân tại các cơ sở tri liệu, và 8 trẻ nghe bình thường: luận án

dùng phần mềm phân tích tiếng nói PRAAT (được cài đặt trên laptop).PRAAT là một trong những phần mềm xử lí âm thanh chuyên nghiệp, dé sửdụng, giúp người sử dụng thu âm và phân tích tiếng nói.

7.3.2.2 Công cụ vẽ đồ thị biểu thị âm vực và diễn tiễn âm điệu củathanh điệu: Dé vẽ đồ thị biểu thị âm vực và diễn tiến âm điệu của thanh điệutrong âm tiết tiếng Việt của 20 trẻ em (12 trẻ khiếm thính và 8 trẻ nghe bìnhthường) trong chương 4, luận án đùng phần mềm Excel

7.3.2.3 Bang từ thử (bang âm tiết dé kiểm tra khả năng phát âm)Tác giả luận án đã xây dựng nên 10 bảng từ thử, bao gồm 3 nhóm:Nhóm 1: Bảng chữ cái tiếng Việt.

Nhóm 2: Gồm 5 bảng từ chứa 3 thành phần chính của âm tiết tiếng Việt Cụ thể: 1 bảng từ chứa 6 thanh điệu, 1 bảng từ chứa 19 phụ âm đầu

22

Trang 27

trong tiếng Hà Nội, 3 bang từ chứa phan van trong âm tiết tiếng Việt (trong đó bao gồm: 1 bang từ chứa các âm đệm, | bảng từ chứa các âm chính, 1 bảng từchứa các âm cuối).

Nhóm 3: 4 bảng từ thử bao gồm 4 loại hình âm tiết tiếng Việt

8 Những đóng góp của luận án

8.1 Về mặt lí luận: Kết quả khảo sat của luận án sẽ góp phần bổ sungcho các lí thuyết liên quan đến ngôn ngữ trẻ em Việt Nam ở tuổi mam non(trẻ nghe bình thường nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng): đặc điểm phát

âm tiếng Việt của trẻ em, loại hình âm tiết và thành phần âm tiết tiếng Việt,can thiệp sớm, 6 âm Ling, máy trợ thính, điện cực ốc tai, trị liệu nghe nói, cơ

sở giáo dục đặc biệt theo mô hình chuyên biệt và hòa nhap

8.2 Về mặt thực tiễn8.2.1 Các nét mới và đóng góp chuyên sâu về mặt ngôn ngữ hoc của

luận an

8.2.1.1 Các nét mới của luận án

Nghiên cứu khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt: Việcnghiên cứu khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của các trẻkhiếm thính được khảo sát là một việc làm mới chưa hề được thực hiện bởinghiên cứu và tác giả nào trước đó Đây cũng là nét đặc trưng cho âm tiếttiếng Việt, dé phân biệt với âm tiết thuộc các tiếng khác trên thế giới

So sánh đặc điểm phát âm tiếng Việt giữa trẻ khiếm thính cấy điện cực

ốc tai với trẻ nghe bình thường: Việc so sánh khả năng phat âm tiếng Việt,giữa trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai, với trẻ khiếm thính deo máy trợthính, và trẻ nghe bình thường; cũng là một việc làm mới, chưa hề được thựchiện, bởi nghiên cứu và tac giả nao trước đó Việc so sánh này, cho thay sutương đồng và khác biệt, giữa kha năng phat âm tiếng Việt, của các trẻ emđược lay làm mẫu/chuẩn (trẻ nghe bình thường), và của các trẻ khiếm thính sử

23

Trang 28

dụng các thiết bị trợ thính khác nhau (đeo máy trợ thính và cấy điện cực ốc tai), cùng ở độ tuổi tiền học duong/mam non Sơ bộ, luận án nhận thấy co sựkhác biệt giữa 3 kiểu trẻ em này, cùng ở độ tuổi tiền học đường, trong khảnăng phát âm tiếng Việt: Trẻ nghe bình thường sẽ có đường hướng phát triển

đi lên đều đặn theo tuổi Đời Trẻ khiếm thính cay điện cực Ốc tai sẽ có xuấtphát điểm và đường hướng phát triển song song với trẻ nghe bình thường,khoảng cách song song chính là khoảng cách về thời gian bị chậm trễ cay điệncực ốc tai Trẻ khiếm thính đeo máy trợ thính sẽ có xuất phát điểm gần với trẻkhiếm thính cấy điện cực ốc tai, nhưng sẽ có đường hướng phát triển khôngthé song song với trẻ nghe bình thường, mà sẽ càng ngày có tốc độ phát triển

chậm đi.

Khảo sát và nghiên cứu về mặt âm vị học trong ngôn ngữ nói của trẻem: Luận án là một khảo sát và nghiên cứu về mặt âm vị học trong ngôn ngữnói của trẻ em Việt Nam nói tiếng Việt (cụ thể là giọng Ha Nội), dựa trên đốitượng trẻ nghe bình thường và trên đối tượng trẻ khiếm thính cấy điện cực ốctai (thuộc dang trẻ khuyết tật thính giác) Cả 81 trẻ em được khảo sát trongluận án, trong đó có 73 trẻ khiếm thính cay điện cực ốc tai va 8 trẻ nghe bìnhthường, đều được trực tiếp chọn lựa và thu thập tư liệu, xử lí tư liệu, mô tả Tuy được chia làm nhiều nhóm, tổng số 73 trẻ khiếm thính cay điện cực ốc tai

là con số đủ để những kết quả khảo sát trong luận án có giá trị thống kê, vì có

cỡ mẫu chung với tổng số TKT đủ lớn Nghiên cứu phat âm tiếng Việt nói

riêng, và ngôn ngữ nói nói chung, trong ngôn ngữ trẻ em Việt Nam, là một

nghiên cứu cơ bản, thuộc chuyên ngành Ngữ âm học và âm vị học tiếng Việt,

thuộc ngành Ngôn ngữ học.

8.2.1.2 Các đóng góp chuyên sâu của luận án

Do đạc các thông số âm học cơ bản của thanh điệu trong âm tiết tiếngViệt của cả trẻ khiếm thính và trẻ nghe bình thường: Việc đo đạc các thông số

24

Trang 29

âm học cơ bản của thanh điệu và vẽ đồ thị biểu hiện âm vực và âm điệu của thanh điệu trong âm tiết tiếng Việt, ở 20/81 trẻ em ở độ tuôi tiền học đường(cả trẻ khiếm thính và trẻ nghe bình thường), là một việc làm mới chưa hề

được thực hiện bởi nghiên cứu và tác giả nào trước đó Công việc này chỉ ra

các đặc trưng của thành phần đầu tiên và khó phát âm nhất trong âm tiết tiếng

Việt, một cách vừa chủ quan (qua phương pháp cảm thụ thính giác) vừa

khách quan (qua phương pháp ngữ âm học khí cụ) và tường minh (qua các đồthị biểu hiện âm vực và diễn tiến âm điệu).

Đề xuất và kiến nghị của luận án: Luận án đề xuất phương hướng hỗ

trợ dưới góc độ Ngôn ngữ học nói chung và góc độ Ngữ âm học & âm vi học

tiếng Việt nói riêng Mục đích là nhằm nâng cao khả năng phát âm nói chung

và sửa lỗi phát âm nói riêng cho các trẻ khiếm thính được khảo sát Đó làphương hướng hỗ tro bằng thực nghiệm thanh điệu đã trình bày chi tiết ở

chương 4.

8.2.2 Các nét mới va đóng góp chuyên sâu về mặt Thinh học và Giáodục đặc biệt của luận án: Kết quả của luận án cho thấy vai trò quan trọng tiên

quyết, của việc phát hiện sớm tật khiếm thính, và việc được cay điện cực Ốc

tai, đến năng lực phát âm tiếng Việt của các trẻ khiếm thính được khảo sát Kết quả của luận án cho thay vai tro rat quan trong của việc tri liệu nghe nóitới năng lực phát âm tiếng Việt của các trẻ khiếm thính được nghiên cứu.Ngoài ra, luận án góp phan bồ sung cho nội dung giáo dục ngôn ngữ trong các

cơ sở giáo dục đặc biệt cho trẻ khiếm thính tại Hà Nội Từ đó, có đóng góp cụthể cho chương trình giáo dục đặc biệt nói chung ở Việt Nam

9 Các luận điểm phải bảo vệ Luận điểm 1: Đặc điểm phát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính trước khi cấy điện cực ốc tai Luận điềm thứ nhất gồm 3 luận cứ: 1) Khả năng phát

âm các loại hình và thành phần âm tiết tiếng Việt, 2) Đặc điểm về giọng (chất

25

Trang 30

lượng giọng, siêu đoạn tính - giọng có giai điệu, âm sắc), 3) Mức độ dé hiểu

Sự khác biệt về số lượng luận cứ giữa 2 luận điểm nói trên, là do bị phụ

thuộc vào phạm vi của tư liệu khảo sát; do bi phụ thuộc vào thực trang, tại các

cơ sở tri liệu nghe nói cho trẻ khiếm thính, trên địa bàn Hà Nội.

10 Cấu trúc luận ánNgoài các phần: Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Các công trình khoahọc của tác giả liên quan đến luận án, Tài liệu Tham khảo, Phụ lục; phần Nộidung của luận án gồm có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết

Chương 2: Khả năng phát âm loại hình và thành phần âm tiết tiếng Việt, đặc điểm về giọng và mức độ dễ hiểu của trẻ khiếm thính.

Chương 3: Các thông số âm học cơ bản của thanh điệu tiếng Việt và lỗiphát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính

Chương 4: So sánh đặc điểm phát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính và

trẻ nghe bình thường.

26

Trang 31

Chương 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ Li THUYET

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứuCác nghiên cứu về phát âm của trẻ khiếm thính từ năm 1934 đến năm

2023 qui về 5 nhóm lớn như sau:

1.1.1 Nhóm nghiên cứu lớn thứ 1: Nhận biết các âm vị ở trẻ khiếm thính

Nhóm lớn thứ 1 này bao gồm 4 nhóm nhỏ: 1) Nhận biết thanh điệu của trẻ khiếm thính; 2 ) Nhận biết nguyên âm của trẻ khiếm thính; 3) Nhận biết phụ âm của trẻ khiếm thính (cấy điện cực ốc tai); 4) Nhận biết phụ âm vànguyên âm của trẻ khiếm thính (cấy điện cực ốc tai)

Nhóm I bao gom các tiểu nhóm: a) Nhận biết thanh điệu của trẻ khiếmthính nói chung, b) Nhận biết thanh điệu cua trẻ cấy ốc tai, c) Nhận biếtthanh điệu của trẻ khiếm thính đeo máy trợ thính và cấy ốc tai

Thuộc tiểu nhóm 1, Ching YC (1988) đã khảo sát sự nhận thức thanhđiệu từ vựng của trẻ điếc nói tiếng Quảng Đông Tác giả cho rằng: Những người nói tiếng Quảng Dong có thể hơn những người nói tiếng Trung Quốc phổ thông và những người nói tiếng Anh trong việc phân biệt các thanh điệutiếng Quang Đông [44] Các nghiên cứu [60] của J Barry và cộng sự (2000),[69] của Kathy và cộng sự (2002), đã khảo sát năng lực nhận biết và việc tạothanh điệu của TKT nói tiếng Quảng Đông và tiếng Trung Quốc phổ thông.Các nghiên cứu này chỉ ra: Đối với TKT 01 - 06 tuổi, nhận thức tất cả các

thanh là quá khó, chỉ có 03 thanh được tạo sớm hơn và dễ xác định hơn, việc

thâm nhận cao độ của thanh nổi trội hơn việc thâm nhận đường nét âm điệucủa thanh.

27

Trang 32

Thuộc tiểu nhóm 2, Lixu va cộng sự (2004) đã khảo sát năng lực nhận biết và việc tạo thanh điệu của TKT cấy ốc tai nói tiếng Quảng Đông và tiếngTrung Quốc phô thông [73] Hao Zhang và cộng sự (2019) đã khảo sát ích lợi

hai cách thức/phương thức trong sự nhận thức mang tính phân loại của các

thanh điệu từ vựng cho trẻ em nói tiếng TQ phổ thông có ốc tai điện tử [53].Hao Zhang và cộng sự (2020) đã khảo sát tính hiệu quả của việc huấn luyệnngữ 4m học đa người nói trong sự nhận thức thanh điệu tiếng TQ phổ thôngcho những trẻ nhỏ bản ngữ dùng ốc tai điện tử [54] MED-EL (2021) đã trình bày mối quan hệ giữa các ngôn ngữ có thanh điệu và ốc tai điện tử [46].

Thuộc tiểu nhóm 3, Krisna Lertsukprasert và cộng sự (2018) đã khảosát khả năng nhận thức thanh điệu của trẻ em Thái có ốc tai điện tử và máy trợthính Tác giả nhận định: Có các khác biệt đáng kê trong các điểm xác địnhthanh điệu và các điểm phân biệt thanh điệu cho nhóm cấy ốc tai điện tử khi

so sánh với nhóm đeo máy trợ thính (p < 0.05) [72].

Nhóm 2 bao gôm 2 tiểu nhóm: a) Nhận biết nguyên âm của trẻ cấy 6ctai, b) Nhận biết nguyên âm của trẻ đeo máy trợ thính và trẻ cay 6c tai.

Thuộc tiêu nhóm 1, Mario A Svirsky va Emily A Tobey (1991) khaosát tần số formant của nguyên âm ở những người sử dụng DCOT da kênh [76] Perkell và cộng sự (2001) quan tâm đến đặc trưng ngôn ngữ và nhữngbiến đổi liên quan đến nghe trong các khoảng trống giữa các nguyên âm ởnhững người cay ghép DCOT nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha [89] Hainghiên cứu này chỉ ra: 1) Thông tin phản hồi thính học có thé được sử dụng

dé điều chỉnh sự phát âm của vài âm thanh lời nói; 2) Khi chuyên mạch giữacác tình trạng nghe và không nghe, những người nói Tây Ban Nha không thểthì những người nói tiếng Anh có thể cân bằng giữa sự khu biệt nguyên âm và

nỗ lực giảm thấp nhất

28

Trang 33

Thuộc tiêu nhóm 2, J Verhoeven va cộng sự (2016) đã so sánh việc tạo nguyên âm ở các trẻ nghe bình thường, trẻ đeo MTT và trẻ cấy ốc tai người

Hà Lan Nghiên cứu này kết luận: 1 Nhiều nguyên âm ở TKT có giảm cácgiá tri formant (cụ thé là F2); 2 Các khoảng cách nguyên âm ở các TKT nhỏhon đáng ké Có thé thay rõ một sự khu biệt âm học nhỏ hơn giữa các nguyên

âm ở TKT; 3 Các kết quả chỉ ra rằng thậm chí sau 5 năm sử dụng thiết bị trợthính, các đặc tính âm học của các nguyên âm ở các trẻ có thiết bị trợ thínhvẫn tồn tại khác biệt đáng ké so với các trẻ nghe bình thường đồng tuôi [68].Yi-Ping Chang và cộng sự (2016) đã khảo sát thanh điệu tiếng Trung Quốcphổ thông và sự nhận diện nguyên âm ở những người dùng ĐCÔT Tác giả đãđưa ra các hiệu quả của tính biến thiên ở người nói và sự biến đổi kết quả

nghe được ở người nghe [108].

Nhóm 3 không có tiểu nhóm Thuộc nhóm nhỏ này, Vesna Mildner

và Marko Liker (2008) khảo sát các âm xát, tắc xát và các nguyên âm ở trẻ

em Croatia cấy ghép ĐCÔT Nghiên cứu này chỉ ra: Trẻ cấy ốc tai có nhữngchậm trễ điền hình và rõ ràng trong việc thụ đắc lời nói và ngôn ngữ so với trẻnghe bình thường cùng độ tuôi [104] Ignacio Moreno-Torres, Sonia Madrid-Cánovas (2018) đã khảo sát sự nhận dạng các phụ âm tiếng Tây Ban Nha trong 8 trẻ nói bap be ở các trẻ cấy ĐCÔT, và ở trẻ em và người lớn nghe

bình thường [58].

Nhóm 4 không có tiểu nhóm Thuộc nhóm nhỏ này, Rødvik AK và cộng

sự (2018) đã khảo sát sự xác định phụ âm và nguyên âm ở những người dùng

ốc tai điện tử được đo đạc bởi các từ vô lý Tác giả đã đưa ra 1 tổng quan có

hệ thống và các phân tích biến Tác giả kết luận: Tính chính xác trong phát

âm phụ âm ở TKT thấp hơn tính chính xác ở trẻ nghe bình thường TKT nênđược huấn luyện cấu âm có mục tiêu và liên tục, việc huấn luyện này nênđược tiễn hành dựa trên tính phức tạp và tính hiển thị của các phụ âm [96]

29

Trang 34

1.1.2 Nhóm nghiên cứu lớn thứ 2: Tao san các âm vị ở trẻ

khiếm thính

Nhóm lớn này gom 2 nhóm nhỏ: 1) Tạo sản các âm vị tiếng nước ngoài

ở trẻ khiếm thính nước ngoài; 2) Tạo sản (phát âm) thành phần âm tiết tiếngViệt ở trẻ khiếm thính Việt Nam

Thuộc nhóm 1, các nghiên cứu về phụ âm và nguyên âm ở TKT (trongcác năm từ 1990 đến 2021) chủ yếu tập trung vào trẻ cay ĐCÔT, nhưng ngônngữ nói của các trẻ được khảo sát này không phải là tiếng Việt mà là tiếngAnh, tiếng Nhật, tiếng Y, tiéng Croatia, tiéng Ha Lan, Có một số kết luậnđáng chú ý được công bố trong số các nghiên cứu nước ngoài nói trên về khả năng phát âm nguyên âm và phụ âm của TKT Đó là, đối với trẻ nghe bìnhbình thường, trẻ có cơ hội được nghe người khác nói; đối với trẻ khiếm thính,đường vào thính học không hoạt động, trẻ phát triển chậm; các nhà khoa họcchỉ ra rằng TKT phát triển ngôn ngữ như trẻ nghe bình thường, nhưng

chậm hơn.

Nhóm 2 gồm 3 tiêu nhóm: a) Phát âm thanh điệu trong âm tiết tiếngViệt của trẻ khiếm thính; b) Phát âm âm đầu và âm cuối trong âm tiết tiếngViệt của trẻ khiếm thính; c) Phát âm âm chính trong âm tiết tiếng Việt của trẻkhiếm thính

Tiểu nhóm 1 gồm 3 van dé: Phát âm thanh điệu trong âm tiết tiếng Việtcủa trẻ khiếm thính nói chung, Phát âm thanh điệu trong âm tiết tiếng Việtcủa trẻ khiếm thính đeo máy trợ thính, Phát âm thanh điệu trong âm tiết tiếngViệt của trẻ khiếm thính cây điện cực ốc tai

Thuộc vấn dé 1 (tiểu nhóm 1), Nguyễn Minh Phượng (2017) đã nhậnđịnh: Khoảng 22% TKT có khả năng phát âm khá rõ thanh điệu Số còn lạithường chỉ phát âm được một số thanh điệu (thanh ngang, thanh bằng), trẻthường phát âm mất hoặc sai thanh hỏi, thanh ngã và thanh nặng [21].

30

Trang 35

Thuộc van dé 2 (tiêu nhóm 1), Pham Thị Coi (1988) khảo sát phát âmcủa TKT độ tuổi lớn (4 — 17) Tác giả nhận thấy, máy trợ thính thời kỳ đókhông giúp ích được nhiều cho đạng điếc tiếp nhận của trẻ nên khả năng phát

âm của trẻ rất kém Về thanh điệu, đa số trẻ không phát được thanh điệu về

âm vực trẻ thường phát như nhau về cao độ hoặc có nhận biết được về âm vựcnhưng không chính xác, cho nên cao độ không đều, không theo một qui luậtnào cả Về âm điệu, đa số sự sai lệch của trẻ đi theo hai hướng (âm điệu cóđường nét giống nhau trong mọi âm tiết, âm điệu có đường nét không theo một quy luật nào và lên xuống bat thường) [4].

Thuộc vấn dé 3 (tiểu nhóm 1), Lưu Thị Thúy Ngoc (2017) kết luận:Khả năng phát âm đúng thanh điệu ở TKT không cao, trong tổng số 2160 âmtiết có 1010 âm tiết phát âm đúng về thanh điệu, chiếm tỉ lệ 46,7% Thêm vào

đó, sự khác biệt về âm sắc âm tiết (do âm đầu cao/trung/thấp khác nhau)không ảnh hưởng đến khả năng phát âm đúng thanh điệu ở TKT TKT có thểphát âm 8 thanh điệu phương ngữ Bac Bộ với các đặc điểm ngữ âm - âm vịhọc đối lập về cao độ, chất giọng Hệ thống thanh điệu do TKT phat âm về

âm vi học tương đồng với hệ thống thanh điệu giọng mẫu Về khả năng phát

âm từng thanh điệu của TKT tác giả nhận thấy: thanh Ngang, Sắc, Hỏi có tỉ lệ

phat âm đúng khá cao [18].

Tiểu nhóm 2 gồm 3 van dé: Vấn dé 1: Tạo sản sản âm dau trong âm tiếttiếng Việt của trẻ khiếm thính nói chung, Vấn đề 2: Phát âm âm đầu và âmcuối trong âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính đeo máy trợ thính, Vấn đề 3:Phát âm âm đầu trong âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính cấy điện cực

ốc tai

Thuộc van dé 1 (tiểu nhóm 2), Nguyễn Minh Phượng (2017) đã nhậnđịnh: Khoảng 22% TKT có khả năng phát âm khá rõ phụ âm Số còn lại

31

Trang 36

thường chỉ phát âm được một SỐ phụ âm dễ (như /b/, /d/, /c/), trẻ thường phát

âm mất hoặc sai phụ âm đầu, phat âm không rõ phụ âm [21].

Vấn dé 2 (tiêu nhóm 2) có các tiêu van dé: Phát âm âm đầu trong âmtiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính đeo máy trợ thính, Phát âm âm cuối trong

âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính đeo máy trợ thính

Thuộc tiểu vấn đề 1, Phạm Thị Cơi (1988) thấy rằng: Về phụ âm đầu,nhóm phụ âm môi được định vi trước, sau đến nhóm phụ âm đầu lưỡi, tiếpđến nhóm phụ âm họng và nhóm phụ âm mặt lưỡi, sau cùng là nhóm phụ âmgốc lưỡi Trong mỗi nhóm trên, những âm tắc được định vị trước âm xát VũThùy Linh (2015) cho rang: Day là những TKT thường mắc lỗi nhiều khi phát

âm những phụ âm cao như /f, c, s/ và những phụ âm khó như /k/ - c, k, qu.

Nhóm TKT này bị hạn chế nhiều về khả năng nghe dẫn đến bị hạn chế về khảnăng nói Tuy nhiên, thực tế cho thấy, với việc nghe bằng máy trợ thính nhiềuTKT không thê phát âm đúng nhiều phụ âm này, nhất là những phụ âm khó.Đây là một hạn chế rất lớn của những TKT đeo máy trợ thính [4]

Thuộc tiêu van đề 2 (tiểu nhóm 2), Phạm Thị Cơi (1988) thấy rằng: Về

âm cuối, TKT và trẻ bình thường đều giống nhau ở chỗ dễ tiếp thu âm cuốihơn âm đầu [4].

Thuộc van dé 3 (tiêu nhóm 2), Vũ Thùy Linh (2015) cho rang: TKT saukhi được cấy điện cực ốc tai có khả năng nghe gần như người bình thường

Do đó, khả năng nói cũng tốt Thực tế cho thấy, TKT được cấy điện cực ốc tai

sẽ ngày càng nghe tốt và nói tốt hơn Đặc biệt, trẻ có thể nghe — nói tốt nhữngphụ âm cao, những phụ âm có vị trí cau âm sau, phụ âm gốc lưỡi /f/, /c/, /k/ —

c, k, qu, /s/ hơn những trẻ deo máy trợ thính [15].

Tiểu nhóm 3 có 2 vấn dé: Vấn đề 1: Phát âm âm chính trong âm tiếttiếng Việt của trẻ khiếm thính nói chung; Van đề 2: Phát âm âm chính trong

âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính đeo máy trợ thính

32

Trang 37

Thuộc van dé 1 (tiểu nhóm 3), Nguyễn Minh Phượng (2017) đã nhận định: Khoảng 22% TKT có khả năng phát âm khá rõ nguyên âm Số còn lại

thường chi phat âm được các nguyên âm đơn (/a/, /o/, /i/, /u/ ), trẻ thường

phát âm không rõ nguyên âm [21].

Thuộc vấn đề 2 (tiêu nhóm 3), Phạm Thị Cơi (1988) nhận thấy: Vềnguyên âm, trẻ phat âm được phan lớn các nguyên âm đơn nhưng gặp ratnhiều khó khăn với nguyên âm đôi Đối với nguyên âm ngắn, mức độ định vịkém hơn các nguyên âm dài Trẻ thường mắc lỗi phát âm ở những âm có độ

mở trung bình như /e/, //, /o/ [4].

1.1.3 Nhóm nghiên cứu lớn thứ 3: Các thông số âm học trong phát

âm của trẻ khiếm thính

Nhóm lớn thứ 3 gồm 2 nhóm nhỏ: 1) Các thông số âm học trong phát

âm tiếng nước ngoài của trẻ khiếm thính nước ngoài; 2) Các thông số âm họctrong phát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính Việt Nam

Nhóm 1 gom 2 tiểu nhóm: a) Các thông số âm học trong phát âm thanhđiệu của trẻ khiếm thính; b) Các thông số âm học trong phát âm nguyên âmcủa trẻ khiếm thính

Thuộc tiêu nhóm 1 (nhóm 1), J M Bamford va cộng sự (1980) đã khảosát các biểu đồ thanh điệu thuần túy của trẻ em khiếm thính; tác giả đã sửdụng 1 phương pháp tiếp cận mang tính thống kê dé tóm tắt thông tin của đồ

thị thính học [62] Richard S Tyler và cộng sự (1983) đã khảo sát sự phân

giải tần số và sự phân biệt các thanh điệu liên tục và các thanh điệu ở trạngthái động ở những người nghe bình thường và những người nghe khiếm thính

[95] Johanna G Barry, Peter J Blamey (2004) đã khảo sát các phân tích âm học của sự phân biệt thanh điệu như I phương tiện cho việc đánh giá sự tạo

sản thanh điệu ở những người nói tiếng Quảng Đông" [65] Khouw, Edward,

33

Trang 38

Ciocca, Valter (2006) đã nghiên cứu mang tinh âm hoc va thâm nhận của cácthanh điệu tiếng Quảng Đông ở người trưởng thành bị khiếm thính sâu [70].

Thuộc tiểu nhóm 2 (nhóm 1), Yu-xin Lin và cộng sự (2020) đã khảosát các thuộc tính âm hoc của 1 nguyên âm quặt lưỡi trong tiếng Trung Quốcphổ thông của các trẻ khiếm thính tiền ngôn ngữ có ốc tai điện tử [109]

Nhóm nhỏ thứ 2 không có tiểu nhóm, chỉ có 1 vẫn đề: Các thông số âmhọc của phát âm thanh điệu trong âm tiết tiếng Việt ở trẻ cây điện cực ốc tai

Thuộc vấn đề này, Lưu Thị Thúy Ngọc (2017) nhận định: Về F0: Có

sự khu biệt kha rõ rệt ở FO trung bình toàn bộ âm tiết với F0 trung bình nửa cuối âm tiết; F0 trung bình toàn âm tiết: Có sự khu biệt 2 nhóm: nhóm có F0

trung bình trên 300 Hz gồm Sắc, Ngã, Sắc nhập, Nặng Nhóm thanh có F0

trung bình toàn âm tiết dudi 300 Hz (thấp) gồm: Ngang, Hỏi, Huyền, Nangnhập; F0 trung bình nửa cuối âm tiết: Sự khu biệt 2 nhóm cao > < thấp TỐ rét.Nhóm thanh có F0 trung bình trên 300 Hz gồm thanh Sắc, Ngã, Sắc nhập,Nang Nhóm thanh có FO trung bình dưới 300 Hz gồm Ngang, Huyền, Hỏi,Nặng nhập; Xét về F0 trung bình toàn âm tiết và nửa cuối âm tiết, thanhNgang nằm trong nhóm thấp, trong khi đó thanh Nang lại nam ở nhóm cao

Về trường độ: Các thanh Ngang, Huyền, Hỏi, Ngã, Sắc có trường độ dai,

thường > 500 ms Các thanh Nặng, Sắc nhập, Nặng nhập có trường độ ngắn,

Thuộc nhóm 1, Trung tâm Thinh giác và Lời nói (2020) đã nhận định

về các roi loan âm lời nói như sau: Có 2 loại rôi loạn âm lời nói chính: các roi

34

Trang 39

loạn cấu âm và các rối loạn âm vi học Các rối loạn câu âm liên quan đến các vấn đề tạo âm Các âm có thể được thay thế, lược bỏ, thêm vào hoặc bị sailệch đi Việc này gây khó hiểu cho người nghe Các vấn đề thông thường baogồm việc thay thé chữ “r” với “w” (“wabbit cho “rabbit”), việc cắt ngăn từhoặc nói ngọng Các rỗi loạn âm vị học liên quan tới các kiểu dạng lỗi âm.

Các lỗi được tạo ra với các nhóm từ nguyên vẹn; ví như, các âm được tạo ra ở

Sau miệng có thể bị thay thế với các âm được tạo ở trước miệng, VD: việcthay thé chữ “d” cho “g” (“got” cho “dot”) Những người có rối loạn âm vị học thường nhận thấy được các lỗi này từ những người nói khác, nhưngkhông tự nhận thấy được các lỗi của chính họ [43]

Các nghiên cứu trên thé giới từ năm 1984 đến 2020 về lỗi phát âm vàviệc học phát âm của trẻ em sử dụng ốc tai điện tử gom 3 tiểu nhóm: a) Lỗiphát âm thanh điệu của trẻ em dùng ốc tai điện tử; b) Lỗi phát âm phụ âmcủa trẻ em dùng ốc tai điện tử; c) Lỗi phát âm phụ âm và nguyên âm của trẻ

em dùng ốc tai điện tử

Thuộc tiểu nhóm 1, Li Xu va cộng sự (2004) đã khảo sát sơ bộ sự tạosản thanh điệu ở trẻ nói tiếng Trung Quốc phô thông có ốc tai điện tử Tác giảkết luận: Các kiểu dạng thanh điệu được tạo bởi trẻ có ốc tai điện tử có xuhướng trở nên băng phang về đường nét, với vai kiểu dạng bat qui tắc khác.Các kiểu dạng thanh điệu này có độ dé hiểu kém Việc tạo thanh điệu khônghoàn hảo của các trẻ này biểu thị cho con số tối thiểu của thông tin cao độ qua

sự kích thích ốc tai điện tử hiện tại, có thé khiến cho sự giao tiếp mà sử dụng

các ngôn ngữ có thanh điệu của các trẻ này sút kém [73].

Thuộc tiểu nhóm 2, Guojun ZHANG và các cộng sự (2017) đã khảo sát

sự phát âm sai âm dau của trẻ có Ốc tai điện tử Các kết quả đã chỉ ra rằng: saukhi huấn luyện trong 10 tháng, chúng tôi đã đánh giá sự cấu âm lời nói củacác trẻ điếc tiền ngôn ngữ từ 3 — 5 tuổi có ốc tai điện tử 73.93%+12.76% Các

35

Trang 40

phát âm sai hầu hết là /s/, /z/, /sh/, /g/, Ich/, /J/, /k/, /U, /c/, /zh/, /fƒ và /pl, các

âm này bị thay thé Theo sự phân loại của cầu âm phat âm, chúng phan lớn cótính chất mạc, còn các âm 2 môi và âm ngạc thì có SỐ lượng ít nhất Theo sựphân loại của phương pháp phát âm, âm mũi, âm bên và âm tắc không bật hơi

có tỉ lệ lỗi thấp [51]

Thuộc tiểu nhóm 3, Arne Kirkhorn Rødvik và cộng sự (2018) đã cómột khảo sát tổng quan mang tính hệ thống va các phân tích tông hợp

về sự xác định phụ âm và nguyên âm ở những người dùng ốc tai điện

tử được do băng các từ vô nghĩa Tác giả nhận xét: Các nhằm lẫn phụ

âm chung nhất đã được tìm ra giữa những phụ âm đó với phương thức câu âm

(/k/ như /t/, /m/ như /n/, và /p/ như /t/) Các phụ âm được xác định không

chính xác là do bị nhằm lẫn điển hình với các phụ âm khác có cùng các đặctính âm học giống nhau, đó là các đặc tính: tính hữu thanh, trường độ, tínhmũi, và các khoảng trống im lặng [39] Arne Kirkhorn Rødvik và cộng sự(2019) đã khảo sát các nhằm lẫn phụ âm và nguyên âm ở trẻ nghe bìnhthường và các trẻ đồng tuổi có ốc tai điện tử, được đo đạc bởi test nhắc lại âmtiết vô nghĩa Tác giả cho rằng: Đối với những cộng tác viên có ốc tai điện tử,các phụ âm hầu hết bị lẫn với các phụ âm khác có cùng tính hữu thanh và phương thức Nói chung, các phụ âm hữu thanh khó thâm nhận hơn là các phụ

âm vô thanh, và có thiên về giảm tính hữu thanh cho các âm tắc Số điểmnhắc lại nguyên âm cao hơn số điểm nhắc lại phụ âm Hơn nữa, có thiên vềnhằm lẫn [i:]-[y:] Các phân tích ở các tiêu nhóm đã chỉ ra rằng: không có cáckhác biệt đáng kế mang tính thống kê giữa các điểm số nhắc lại phụ âm đốivới những cộng tác viên điếc trước và sau ngôn ngữ Mặc dau trẻ có Ốc taiđiện tử đã đạt được các số điểm gần tới 100% ở các nguyên âm và các đơn âmtiết từ thực, không ai trong số ho đạt được điểm trên 78% cho các phụ âm hữuthanh Điều này dường như có liên quan tới những hạn chế trong công nghệ

36

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w