1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thán từ tiếng Hán hiện đại và việc chuyển dịch chúng sang tiếng Việt

201 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DO THU LAN

LUẬN AN TIEN SĨ NGON NGỮ HOC

Hà Nội, 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sô liệu

và dân chứng nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và không trùng với bát

cứ công trình nào.

Tác giả luận án

Đỗ Thu Lan

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìaLời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng

Danh mục các biêu do

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài - 5c s2 E1 EE21121121121111121111111 11 11.11 xe 1

2 Mục đích va nhiệm vụ của luận Ate cece ccscesscceseseeeseeseeeseeessesseeeseesseeseeees 43 Phương pháp va thủ pháp nghiên CỨU - G5 + 3E 1S ESEsErereeereeeree 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 5 2+s+x++E£+£x+£x++Exerxerxezrxerxerree 55 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án -. 2-2 zcEeEEczEeExerkerrkerreee 66 Bố cục của luận ấn -c- + kSk tt EkEEk+EE SE E111 11E11111111111111111 111111 cE 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYET

1.1 Van đề phân chia từ loại trong tiếng Hán 2- 2 2222 z+EEe£E+Exerxerree 9

1.1.1 Phân chia từ loại trong ngôn ngữ hoc đại cương ¿s5 sss+ssss+ 9

1.1.2 Phân chia từ loại trong tiếng Hán 2-22-5255 E22EE££E£2EEEEEEEerrxerxee 101.2 Van dé than từ trong tiếng Hắán 2- 22 2c ©S£2Ez2EEE2E2EEEEEEEEEEEerkrrrkerkrres 13

1.2.1 Một số quan niệm về than từ 2-2 2+ E+EE2EESEEeEEEEEEerEerrkerkerex 131.2.2 Quan niệm về than từ trong tiếng Hán -. -2- 2c 5¿+2s+cxczv+rxcrxeee 161.2.3 Nhận xét các quan niệm về than từ trong tiếng Hán và tiếng Việt 321.3 Quan niệm của luận án về than từ tiếng Hán - ¿2s xe+zz+csezez 34

1.3.1 Quan niệm của luận án về thn từ + +etEeEEeEEeEEeEEerxerxerxerke 35

1.3.2 Danh sách than từ trong tiếng Hán và tiếng Việt -. -5-55c 55+: 35

1.4 Tiểu kết chương Ì -¿- 2© 2+SE+SE£+EE£EEEEEEEEEEEE1211571211211711211211 11.11 54

Chương 2: ĐẶC DIEM CUA THAN TỪ TIENG HÁN

2.1 Đặc điểm ngữ âm - ngữ nghĩa của thn từ tiếng Hán - 562.1.1 Đặc điểm ngữ âm của thán từ tiếng Hán 2 2- 52 scccccEsrxerreee 562.1.2 Mối liên hệ giữa đặc điểm ngữ âm và ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán 702.1.3 Mối liên hệ giữa ngữ âm và văn tự của than từ tiếng Hán 712.2 Đặc điểm từ vung - ngữ nghĩa của than từ tiếng Hán - 73

Trang 5

2.2.1 Một số đặc điểm về từ vựng - ngữ nghĩa của than từ tiếng Hán 732.2.2 Mối liên hệ giữa ngữ cảnh giao tiếp và ý nghĩa biểu thị của thán từ

"118: 0117 4 812.3 Đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa cua than từ tiếng Hán - 85

2.3.1 Đặc điểm ngữ pháp của than từ tiếng Hán -2¿©2s©cscccee 852.3.2 Mối liên hệ giữa vị trí cú pháp và ngữ nghĩa của than từ tiếng Han 91

2.4 Đặc điểm sử dung của than từ tiếng Hán c2 2 2 se 1062.4.1 Đặc điểm sử dung than từ tiếng Hán xét theo phân tang xã hội 1062.4.2 Đặc điểm sử dung than từ tiếng Hán xét theo bối cảnh giao tiếp 1222.4.3 Vai trò của thn từ tiếng Hán trong giao tiẾp -: 5:©55c©csc5cs¿ 1282.5 Tiểu kết chương 2eeeccssccscsssessssesssssessessseesssssssssanseessnseesusnseeessnseeetsnsseeeen 134

Chương 3: PHƯƠNG THỨC CHUYEN DỊCH THAN TỪ TIENG HÁN

SANG TIENG VIET

3.1 Một số van đề liên quan đến lý thuyết dich -¿-¿©-++2cx+cxz+zxe2 1383.1.1 Một số khái niệm ¿2£ 52 x22 EEE2E12E171121121211211 21.211 re, 138

3.1.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ đối chiếu với lý luận và thực tiễn dịch thuật 141

3.2 Đặc điểm chuyển dich than từ tiếng Hán sang tiếng Việt ss 142

3.3 Khảo sát cách dich than từ tiếng Hán sang tiếng Việt esses »

3.3.1 Giới thiệu tư liệu khảo sát -¿- 2 5¿+ <+SE+2ESEEEEEEEEEEEEEErrkerkrrrrerkee vr3.3.2 Kết quả khảo sát và nhận X6t eeccccscecssesssessesssesseesseessesssessseessessseesseceseeese 1683.4 Một sô lưu ý và gợi ý khi chuyên dich than từ tiêng Hán sang tiêng Việt 168

3.4.1 Các yêu tô cân chú ý khi chuyên dịch than từ tiêng Hán

3.4.2 Lưu ý về việc sử dun gâm Hán - Việt khi chuyên dich than từ tiếng 169

r0 Ố

3.4.3 Lưu ý khi sử dụng phần giải nghĩa thán từ tiếng Hán trong từ điển Hán 170

- Vite nner ¬— 1783.4.4 Gợi ý cách dịch than từ tiêng Hán dựa vào ngữ nghĩa cua than từ 1793.5 Ti€u ket vi côn n Ồ

: - 181

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CUA TÁC GIÁ LIEN QUAN DEN

LUẬN ÁN

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC

PHỤ LỤC IPHỤ LỤC IIPHU LUC III

Trang 7

Bang 1.1:Bang két quả khảo sát sự khác biệt về đối tượng sử dụn g giữa

từ tượng thanh và than từ

Bảng 1.2:Bảng thong kê các tên gọi khác nhau có liên quan đến than từ

trong các giáo trình ngữ pháp tiếng Việt

Bảng 1.3:Bang thong kê danh sách than từ trong S 6 tay hư từ tiếng Hán(NXB Đại học Bắc Kinh, năm 2005)

Bảng 1.4:Bang thong kê danh sách than từ trong TT ừ điển hư từ (NXB

Ngữ văn Trung Quốc, năm 2007)

Bảng 1.5:Bang thong kê danh sách thán từ trong Từ điển tiếng Hán (Nhàin Thương Vụ, năm 2009)

Bảng 1.6:Danh sách than từ thông dung trong tiếng Hán

Bảng 1.7:Danh sách than từ tiếng Hán sử dụng trong luận án

Bảng 1.8: Bảng thống kê danh sách than từ trong T ừ điển tiếng Việt (Viện

ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, năm 2000)

Bang 1.9:Bang thong kê danh sách than từ trong T — ừ điển tiếng Việt

(Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng, năm 2006)

Bảng 1.10:Bang thong kê danh sách than t ừ trong Từ điển giải thích hưtừ tiếng Việt (Hoàng Trọng Phiến, NXB tri Thức, năm 2008)

Bảng 1.11:Bảng thống k ê danh sách thán từ trong T ừ điển tiếng Việt(Viện Ngôn ngữ học, năm 2003)

Bang 2.1:Bang tổng hợp các âm tiết của than từ tiếng Hán phố thôngBang 2.2: Hình thức chu âm đặc biệt của mot số thán từ tiếng Hán

Bảng 2.3:Phân biểu âm của một số than từ tiếng Hán

Bảng 2.4:Bảng đối chiếu các nhóm thán từ tương ứng về mặt ngữ nghĩa

trong tiếng Hán và tiếng Việt (dựa trên tư liệu trong từ điển)

Bảng 2.5:Bảng thống kê tan suất xuất hiện của than từ dựa theo đặc điềm

Bảng 2.6: Bảng thông kê số lượng thán từ phân bố theo vị trí cú pháp

Bảng 2.9: Bảng thống kê tình hình sử dụng các thán từ mới nổi trong giao

tiếp giữa học sinh trung học và sinh viên đại học với giáo viên

Bảng 2.10: Bảng thống kê số liệu khảo sát đặc điểm sử dụng thán từ củaCao Ngạn Mai

22 Bang 2.11: Bảng thống kê tan suất sử dung thán từ của hai giới nam va

nữ trong hai bộ phim EIT và That PEA

Bang 2.12: Bang thong kê tan suất sử dụng thán từ của hai giới nam vànữ trong 5 tác phẩm: văn học Trung Quốc

Bang 2.13:Bang thong kê số lượng than từ mà hai giới nam và nữ sử

Trang 8

dung theo từng cung bậc cảm xúc khác nhau

Bảng 2.14:Bảng thống kê tan suất sử dụng một số thán từ thường dùng

của hai giới nam và nữ trong cuộc sống hàng ngày

Bảng 2.15:Bang thong kê tan suất sử dung thán từ của hai giới nam vànữ trong 2 tác phẩm “Một nửa đàn ông là dan bà” và “ Búp bê BắcKinh”

Bảng 3.1:Thong kê cách chuyển dịch các than từ YY, UF trong ban

dịch tiếng Việt của tác phẩm Lôi vũ

Bảng 3.2: Khảo sát tan xuất xuất hiện của thán từ tiếng Hán trong phim

“Nhat Nhat - tiến lên ” và cách chuyển dịch chúng trong bản thuyết minh

Bảng 3.6:Bảng so sánh tỷ lệ giữa số lượng thán từ được sử dụng để

chuyển dịch trong văn bản tiếng Việt với số lượng thán từ trong văn bảnsốc tiếng Hán

Bảng 3.7: Bảng thong kê tan suất sử dung các phương thức chuyển dichtrong các tác phẩm

Bảng 3.8: Bảng liệt kê âm Hán Việt của các than từ tiếng Hán

Bảng 3.9:Bang thong kê các cách chuyển dịch than từ ! sang tiếng Việttrong các bản dịch

Bảng 3.10:Bảng thống kê các cách chuyển dich than từ # sang tiếng Việt

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIEU DO

I Biểu đô 2.1:Biéu đô thanh điệu tiếng Hán 582 Biểu đô 2.2:Biéu đô thông số Pitch của than từ !Ố, trong câu “Nh, WEF

3 Biểu đồ 2.3:Biéu đồ thông số Pitch của than từ “& trong câu “WE, #ØJ#E

J! 59

4 Biểu đô 2.4:Biéu đồ thông số Pitch của than từ !Ế (1), trong câu “ME! i

(F4 II HH” 59

5 Biểu đồ 2.5:Biéu đô thông số Pitch của thán từ “#É”, trong câu “PETE,

THES, BOCA EMA GPL GEG TL” 596 Biểu đồ 2.6:Biéu đô thanh điệu tiếng Việt 60

7 Biểu đô 2.7:Biéu đồ thông số Pitch của than từ “A”, trong câu: “A! Me đã

BS IH!” 62

11 Biểu đô 2.10b:Biéu đô thông số Pitch của thán từ “# (2), trong câu:

“WEL AES HISF!!” 62

12 Biểu đô 2.10c:Biéu đô thông số Pitch cua thán từ “ (3), trong câu:

TT a °°

13 Biểu đô 2.11a:Biéu đô thông số Pitch của than từ “Ôi”(l), trong câu:

“Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ Đất nước anh hùng của thé kỉ hai mươi ” 63

14 Biểu do 2.11b: ‘Biéu đồ thông số Pitch của than từ “Ôi (2) trong câu: 64

“Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ ¡.Đắt nước anh hùng của thé ki hai mươi ”

15 Biểu đô 2 Ie;‘Biéu đô thông số Pitch cua thán từ “Oi’ (3), trong câu:

“Ôi! Tổ quốc giang son hung Vi 7 Dat nước anh hùng của thé ki hai mươi ” 64

16 Biểu do 2.12:Biéu do thông số Pitch của than tir 49, trong câu: “Mil, Fi

65A To

17 Biểu đô 2.13:Biéu do thông số Pitch của than từ lÍJ, trong câu: “Mi, ⁄h

He UPN OSH ARI EBL 114? " °°

18 Biéu đồ 2.14:Biéu đồ thông số Pitch của thán từ “a”, trong câu: “A, nhớ

Trang 10

Biểu do 2 20: Biểu đô so sánh số lượng thán từ hai giới nam và nữ sử dụng

trong giao tiếp 114Biểu đô 2.21:Biéu đô so sánh số lượng thán từ nam giới sử dụng theo từng

cung bậc cảm xúc khác nhau 116Biểu đồ 2.22:Biểu đồ so sánh số lượng thán từ nữ giới sử dụng theo từng

Cung bậc cảm xúc khác nhau 116Biểu đô 2.23:Biéu đô so sánh số lượng than từ mà hai giới nam và nữ sử

dụng theo từng cung bậc cảm xúc khác nhau 117

Biểu đồ 2.24:Biểu đô so sánh tan suất sử dụng một số thán từ thường dùng

của hai giới nam và nữ trong cuộc sống hàng ngày 118Biểu đô 3.1:Thống kê số lượng than từ tiếng Hán sử dung trong tác phẩm

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngay từ buổi sơ khai, khi năng lực ngôn ngữ của con người còn chưa phát triển

hoàn thiện, những lúc xúc động, người ta đã biết phát ra những âm thanh biểu thị sự

vui mừng, tức giận, đau buôn, Chính những tín hiệu cảm xúc đó là tiền thân của

thán từ.

Xét về mặt lịch đại, thán từ là một lớp từ từ lâu đã được giới ngôn ngữ học chúý, cho là thuộc lớp từ đầu tiên của nhân loại Về mặt đồng đại, thán từ là một từ loạicó nhiều đặc điểm thú vị cả về nội dung ý nghĩa, cả về mặt hoạt động ngôn ngữ, nóichung, và hoạt động ngữ pháp, nói riêng [6, tr 325].

Tuy thán từ không chiếm vị trí quan trọng trong từ pháp hay cú pháp như phầnlớn các thực từ và hư từ, cũng không có tác dụng tích cực trong việc phân loại câunhư ngữ khí từ, nhưng xét về khả năng biểu dat tình cảm, thì chúng có những vai trò

mà không một từ loại hay phương thức biểu thị nào có thể thay thế [96, tr 146].

Y thức được tầm quan trọng của thán từ trong hệ thống ngôn ngữ, những

nghiên cứu về thán từ đã được giới ngôn ngữ học của Trung Quốc và Việt Nam chú ýtừ rất s ớm Trong cuốn Mã thi văn thông - cuôn sách ngữ pháp đầu tiên của TrungQuốc, xuất bản năm 1898, thán tự (thán từ) được coi là một hiện tượng ngữ pháp và

được trình bày thành một phần riêng [142] Ở Việt Nam, vào khoảng những năm 1940,vấn đề tán thán tự (thán từ) cũng được các tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ và PhạmDuy Khiêm [42] đề cập đến trong cuốn sách tiếng Việt về văn phạm.

Mặc dù vậy, so với các từ loại khác trong cùng hệ thống ngôn ngữ, nhữngnghiên cứu về thán từ không chỉ ít hơn về số lượng mà còn nhỏ hơn cả về quy mô Vì

lẽ đó, đã có lúc, người ta cho rằng, lớp từ này lâu nay bị lý luận ngôn ngữ bỏ qua, hay,

đó là “một từ loại phổ quát nhưng bị quên lãng” (Ameka, 1992) [dẫn theo 82].

Cho đến nay, những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực thán từ của Trung Quốcđa phần năm rải rác trong một sô bài viết, tài liệu giảng dạy, giáo trình ngữ pháp, từ

điển hư từ và một số ít các luận văn, luận án Các nghiên cứu này tập trung chủ yếu ở

các nội dung sau:

a Giới định phạm vi của thán từ tiếng Hán hiện đại

Các tranh luận chủ yếu tập trung vào việc phân biệt thán từ với ngữ khí từ vàtừ tượng thanh Một số học giả cho răng, thán từ và ngữ khí từ là một (Hồ MinhDương, Phòng Ngọc Thanh) [115, 100], một số học giả khác thì cho rằng, thán từ và

từ tượng thanh thuộc cùng một loại (Dinh Thanh Thụ, La Thúc Tương, Chu Đức Hy)

[94, 140] Liên quan đến vấn đề này, còn có không ít học giả đưa ra quan điểm của

riêng mình, đa sô cho rằng, thán từ, ngữ khí từ và từ tượng thanh có sự khác nhau rất

rõ rệt, cần phải phân ra thành từng loại riêng biệt.

b Quy loại thán từ tiếng Hán hiện đại

Liên quan đến việc quy loại cho thán từ, hiện có nhiều ý kiến lý giải khác nhau,có thé tổng hợp thành 4 quan điểm là:

1) Thán từ thuộc nhóm thực từ (Hoàng Bá Vinh, Liêu Tự Đông, Thiệu Kính

Mẫn, Lưu Đan Thanh ) [111, 147, 128 ]:

Trang 12

2) Thán từ thuộc nhóm hư từ (Mã Kiến Trung, Cao Danh Khải, Hồ Dụ Thụ,

Hình Phúc Nghĩa và Uông Quoc Thăng, ) [142, 102, 116, 164];

3) Thán từ là một loại từ đặc biệt (Hình Công Uyên, Lưu Nguyệt Hoa, Trương

Bân ) [165, 135, 182];

4) Than từ thuộc loại từ không thé kết hợp (Quách Nhuệ, Tiêu A Lệ) [182,

c Đặc điêm ngữ âm cua than từ tiêng Hán hiện đại

Các giáo trình về ngữ pháp của Triệu Nguyên Nhiệm [85], Hồ Minh Dương, vàcác bài viết của Từ Thế Vinh [167], Lưu Ninh Sinh [132], Quách Nhuệ [105], TạNhân Hữu [162] đều có đề cập đến đặc điểm ngữ âm của thán từ tiếng Hán hiện đại.

Nhìn chung, các tác giả này đều thống nhất ý kiến là, ngữ âm của thán từ tiếng Hán

hiện đại mang tính đặc thù, có nhiều khác biệt so với đặc điểm ngữ âm của các từ loại

khác trong cùng hệ thống ngôn ngữ.

d Phân loại thán từ tiếng Hán hiện đại

_Liên quan đến việc phân loại thán từ tiếng Hán hiện đại dựa trên ý nghĩa biểu

thị, mỗi tác giả có một cách triển khai khác nhau, có tác giả dựa trực tiếp vào sac thái

tình cảm mà thán từ biểu thị dé chia thán từ thành một sô loại lớn (Lê Câm Hy) [127];

có tác giả lại chia thán từ thành 2 loại lớn là thán từ biểu thị tình cảm và than từ gọi

đáp, sau đó lại chia tiếp loại thứ nhất thành các nhóm nhỏ hơn (Lã Thúc Tương)

e Nghiên cứu đối chiếu thán từ trong tiếng phô thông v ới thán từ trong các

phương ngữ khác nhau của tiếng Hán

Liên quan đến vấn đề nghiên cứu đối chiếu thán từ trong tiếng pho thông với

các phương ngữ khác trong tiếng Hán, đã có một số luận văn nghiên cứu chuyên sâu

như luận văn đối chiếu thán từ trong tiếng phố thông với tiếng Lạc Dương của Vương

Tinh [155], đối chiếu thán từ trong tiếng phổ thông với tiếng Hồ Nam của Trần LệQuân [89]

f Nghiên cứu đôi chiêu thán từ tiêng Hán với thán từ trong các ngôn ngữ khác

Hiện nay, đã có một số nghiên cứu đối chiếu thán từ trong tiếng Hán hiện đại

với thán từ trong các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Nhật và tiếng

Inđônêxia Trong đó, tiêu biéu là luận văn Phân tích đối chiếu thán từ tiếng Hán và

thán từ tiếng Nga của tác giả Nadya [145], các bài viết đối chiếu thán từ tiếng Hán với

than từ tiếng Anh của Lưu Toàn Phúc [133], Vu Qué Bột [178], Hà Chiếm Nghĩa

[107], Chu Tiểu Linh [195], Đặng San [192] Ngoài ra, còn có các bài viết đối chiếu

thán từ tiếng Hán với thán từ tiếng Inđônêxia của Ngô Hiểu Ba [158], đối chiếu than

từ tiếng Hán với thán từ tiếng Nhật của Lưu Nguyên Mãn [134]

Ở Việt Nam, theo khảo sát của chúng tôi, cho đến nay, các công trình nghiêncứu chuyên sâu có liên quan đến thán từ, mới chỉ có luận văn thạc sĩ Cam từ trongtiếng Việt hiện đại và một số dạng thức tương đương trong tiếng Anh của Phạm ThịHương Lan [47], và luận án tiễn sĩ Câu cảm thán trong tiếng Việt của Nguyễn Thị

Hồng Ngọc [57] Tuy nhiên, luận văn của Phạm Thị Hương Lan mới chỉ dừng ở việcnhận diện, phân loại, phân tích chức năng, cách sử dụng của một số cảm từ tiếng Việt

Trang 13

và đối chiếu với các dang thức tương đương trong tiếng Anh, còn luận án của Nguyễn

Thị Hồng Ngọc cũng chỉ có một phan ban so luge vé van dé than tir tiéng Viét.

Nhận thấy, cả ở Trung Quốc và Việt Nam, các công trình nghiên cứu chuyên

sâu, mang tính hệ thống về thán từ tiếng Hán hiện đại không nhiều, đặc biệt, từ trướcđến nay, chưa có một đề tài nào liên quan đến nội dung chuyên dịch thán từ tiếng Hánhiện đại sang tiếng Việt Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Đặc điểm của thán từ tiếngHán hiện đại và việc chuyển dịch chúng sang tiếng Việt với mong muôn sẽ có thé góp

thêm một phần tư liệu nghiên cứu vào lĩnh vực này.

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận ánMục đích của luận án là:

- Thông qua khảo sát đặc điểm của than từ tiếng Hán hiện đại, gop phan vao

nghiên cứu ly luận về từ loại nói chung và van dé than tu trong ngôn ngữ học dai

cương nói riêng Đồng thời, chỉ ra những quan niệm về thán từ trong từng ngôn ngữ

cụ thê.

- Trên cơ sở nghiên cứu thán từ tiếng Hán hiện đại và việc chuyên dịch thán từtiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt, luận án góp phân vào việc nghiên cứu các đặc

điểm riêng của thán từ trong mỗi ngôn ngữ.

Xuất phát từ những mục đích này, chúng tôi xác định nhiệm vụ

của luận án như sau:

- Hệ thống hóa những van dé lý thuyết có liên quan đến thán từ Xác định kháiniệm thán từ sử dụng trong luận án và xác định danh sách thán từ tiếng Hán.

Khảo sát đặc điểm của thán từ tiếng Hán hiện đại trên các bình diện ngữ âm ngữ nghĩa, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp - ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng.

Khảo sát các cách dịch thán từ tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt trong một

số tác phẩm văn học và điện ảnh Trên cơ sở những kết quả khảo sát, tiến hành phân

tích, tông hợp các phương thức chuyền dịch, chỉ ra một sô điểm cần lưu ý và gợi ý khi

chuyên dịch thán từ tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt.

3 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như miêu tả, thốngkê và khảo sát trường hợp Cụ thê là, trên cơ sở tập hợp một sô lượng lớn ngữ liệu các

câu có chứa thán từ tiếng Hán và tiếng Việt, luận án phân loại các nhóm than từ cóđặc tính tương đồng, sau đó tiễn hành miêu ta, làm rõ các đặc điểm về ngữ âm, từ

vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa và cách sử dụng Dựa vào đó, rút ra những nhận xét mang

tính tổng hợp Thủ pháp thống kê và khảo sát trường hợp được sử dụng trong luận án

dé kiểm nghiệm một số giả thiết đã có sẵn hoặc rút ra kết luận từ các kết quả thu được.

Thủ pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề cung cấp số liệu, lập các

bảng phân bồ về tần số xuất hiện của các hiện tượng, xếp loại một cách khách quan

đối với các biến thê của các hiện tượng Đối với những bảng số liệu phức tạp, chúng

tôi kết hợp hình thức minh họa bằng biểu đồ nhằm dat được hiệu quả một cách hình

tượng, rõ ràng và dễ hiểu.

Luận án sử dụng phương pháp của ngôn ngữ học xã hội là điều tra xã hội học

có định hướng đối với các đôi tượng ngẫu nhiên Số liệu thu được sau đó được xử lý

theo phương pháp định tính và định lượng nhằm khăng định xu hướng được ưu tiên

sử dụng, đề xuất hoặc lý giải vấn đề.

Luận án sử dụng phương pháp đối chiếu dé tìm ra những điểm tương đồng và

khác biệt giữa thán từ tiếng Hán hiện đại và thán từ tiếng Việt hiện đại Trong phạm vi

Trang 14

của đề tài này, chúng tôi coi tiếng Hán hiện đại làngôn ngữ đối tượng, tiếng Việt hiện

đại là ngôn ngữ phương tiện Đối chiếu thán từ tiếng Hán hiện đại với thán từ tiếng

Việt hiện đại dé làm nổi bật Các đặc điểm của thán từ tiếng Hán hiện đại Và làm cơ sở

cho việc chuyên dịch thán từ tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt hiện đại.

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu và khảo sát của luận án là các thán từ tiếng Hán hiện đại

(sau đây gọi tắt là thán từ tiếng Hán), các thán từ tiếng Việt hiện đại (sau đây gọi tắt là

thán từ tiếng Việt) và các phương thức chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt.

Các thán từ tiếng Hán cô đại, thán từ tiếng Hán trong các phương ngữ và các

thán từ tiếng Hán thứ câp không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án này.

Chúng tôi chỉ đề cập đến những thán từ này ở một số trường hợp cần thiết để làm

sáng tỏ vấn đề.

Nguồn tư liệu nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 6 phần:

- Tài liệu viết gồm: một số tác phâm văn học, kịch bằng nguyên bản tiếng Hán và bảndịch sang tiếng Việt tương ứng.

- Tài liệu nói gôm: file mp3 phim truyền hình Trung Quốc bằng nguyên bản tiếng Hán

và file mp3 phim truyền hình Trung Quốc có thuyết minh bằng tiếng Việt.

- Phiếu điều tra trực tiếp từ giảng viên, sinh viên, học sinh Trung Quốc (sống tai

Trung Quốc và tại Việt Nam)

- Kho ngữ liệu: kho ngữ liệu của trường Đại học Bắc Kinh - Trung Quốc và kho ngữliệu của trung tâm từ điển học (Vietlex) - Việt Nam.

- Các cuốn từ điền:

+ Tự điển các chữ Hán cổ thường dùng (HUE fe M9), Bắc Kinh, năm 1998.

+ Tw điển tiếng Hán hiện đại GARDE iA ft), Bắc Kinh, năm 2009.

+ Từ điển hư từ tiếng Han hiện đại (T3 YR He ia] ie] HL), Chu Cảnh Tùng, năm 2007.

+ Từ điển hư từ tiếng Hán hiện đại (ARIE KE 14) 19] HL), Hầu Học Triệu, năm 1998.

+ Từ điển Han — Việt, Phan Van Cac chu biên, năm 2008.+ Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, năm 2000.

+ Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt, Hoàng Trọng Phiến, năm 2008.

- Các ngữ liệu ghi lại qua quan sát thực tế và qua khảo sát trực tiếp tại một số diễn đàn

trên mang internet của Trung Quốc và Việt Nam.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu, khảo sát một cách

tương đối đầy đủ và hệ thống về thán từ tiếng Hán trên các bình diện ngữ âm - ngữnghĩa, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp - ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng, chỉ ra những

điểm tương đồng và khác biệt cơ bản giữa thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt, góp

phần vào việc nghiên cứu than tu noi riéng va nghién cứu từ loại nói chung.

Thán từ tiếng Hán vốn rất mơ hồ và khó năm bắt khiến cho việc dịch thán từ

thường gặp rat nhiều khó khăn, những lưu ý ý va gợi ý về các về cách dịch thán từ tiếng

Hán sang tiếng Việt sẽ giúp cho việc chuyên dịch thán từ dễ dàng và chính xác hơn.

Các khảo sát và đề xuất liên quan đến việc dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt của

luận án cũng có những đóng góp nhất định vào lĩnh vực lý luận cũng như thực tiễn

dịch thuật.

Kết quả nghiên cứu của luận án có thé ứng dụng vào việc giảng

day, học tập tiếng Hán và tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ Hiểu thấu đáo các

Trang 15

đặc điểm về ngữ âm - ngữ nghĩa, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp - ngữ nghĩa và đặc

điểm sử dụng của thán từ tiếng Hán sẽ giúp người dạy cũng như người học tự tin hơn

khi vận dung than từ, tránh được các sai sót và hiểu nhằm khi giao tiếp bằng ngoại

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3chương:

- Chương | : Cơ sở lý thuyết

Trong chương này, trên cơ sở phân chia từ loại của ngôn ngữ học đại cương,

luận a an hệ thông hoá và phân tích việc phân chia từ loại trong tiếng Hán, có liên hệ

với tiếng Việt Theo đó, luận án tiến hành hệ thống hoá va phân tích quan niệm về

thán từ trong tiếng Hán, có liên hệ với các quan niệm về thán từ trong tiếng Việt Sauđó, đề xuất quan niệm của luận án về thán từ và đưa ra một danh sách thán từ tiếng

Hán và một danh sách thán từ tiếng Việt.

- Chương 2: Đặc điểm của thán từ tiếng Hán

Luận án nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện, hệ thống về

thán từ tiếng Hán trên các phương diện ngữ âm - ngữ nghĩa, ngữ pháp - ngữ nghĩa, từvựng - ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt cơbản giữa thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt.

- Chương 3: Phương thức chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt

Trên cơ sở của lý thuyết đối địch, luận án tiễn hành khảo sát cách dịch các thán

từ tiếng Hán sang tiếng Việt theo phương pháp nghiên cứu trường hợp (khảo sát một

số tác phẩm cụ thê) Kết hợp VỚI các kết quả nghiên cứu ở chương 2, luận án chỉ ra

một sô điểm cần lưu ý và một số gợi ý trong quá trình dịch thán từ tiếng Hán sang

tiếng Việt, đồng thời cung cấp một bảng gợi ý cách chuyên dịch 18 nhóm than từ

tiếng Hán sang tiếng Việt, có lưu ý đến đặc điểm ngữ điệu.

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET

1.1 Vẫn dé phân chia từ loại trong tiếng Hán

1.1.1 Phân chia từ loại trong ngôn ngữ hoc đại cương

Phân loại từ là một phần quan trọng trong phân tích ngữ pháp Tuy nhiên, đối

với van dé này, mỗi nhà ngữ pháp học lại có một cách nhìn nhận khác nhau Tronglịch sử phân định từ loại, có thé kế ra một số quan điểm có ảnh hưởng lớn, xuất phát

từ ngôn ngữ học Âu - Mỹ rồi lan ra các nước khác như sau:

Thứ nhất, phân chia từ loại dựa trên tiêu chí ý nghĩa khái quát của từ Đây từng

được coi là là quan điểm kinh điền trong nhiều thé kỉ, kéo đài đến tận thế ki XIX.

Khởi dau là các triết gia Hi Lạp như Protagoros, Cratyle, Platon.

Thứ hai, phân chia từ loại dựa trên tiêu chí hình thức ngữ pháp (đặc điểm hìnhthái học) của từ Tiêu biểu là nhà ngôn ngữ hoc Nga F.F Fortunatov.

Thứ ba, phân chia từ loại dựa trên tiêu chí khả năng kết hợp (khả năng phân bố)

của nó trong câu, đặc biệt là trong ngữ Tiêu biéu là trường phái ngôn ngữ học miêu tả

Mỹ (Bloomfield, E Sapir, M.B Emeneau).

Thứ tư, phân chia từ loại dựa trên các tiêu chí từ vung — ngữ pháp, tức là

những lớp từ được phân chia ra trong một ngôn ngữ dựa trên ý nghĩa khái quát và đặc

điểm hoạt động ngữ pháp của nó Trong đó, ý nghĩa khái quát của từ là ý nghĩa ngữ

pháp tự thân, thường trực như: ý nghĩa sự vật, ý nghĩa trạng thái, ý nghĩa tính chất, ýnghĩa số lượng, ý nghĩa quan hệ, ý nghĩa tình thái, Còn đặc điểm hoạt động ngữ

pháp của từ bao gôm đặc điểm hình thái học và đặc điểm cú pháp học Đặc điểm hình

thái học là một căn cứ rat quan trong dé phân loại từ trong các ngôn ngữ biến hình

như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, Đặc diém cú pháp học là đặc điểm của từ vềkhả năng kết hop và chức năng cú pháp Trong các ngôn ngữ không biến hình như

tiếng Hán, tiếng Viét, đặc điểm cú pháp học là một chỗ dựa rat quan trọng dé xác

định các từ loại [21, tr 258 - 259].

“Không phải tất cả các ngôn ngữ cùng có những từ loại như nhau Một số từ

loại như vị từ, danh từ đường như ngôn ngữ nao cũng có Một số từ loại khác như tính

từ, trạng từ có thé có trong một số ngôn ngữ này mà không có trong một số ngôn ngữ

khác Trên cơ sở truyền thông Latin, người ta thường xác định các từ loại như: danh

tu (noun), đại từ (pronoun), tính từ (adjective), vi từ (verb), trạng từ (adverb), giới từ

(preposition), liên từ (conjunction), quán từ (article) va than từ (interjection) Ngoài ra,còn có một số phạm trù mới được đưa vào ngôn ngữ học như: tiêu từ (particle), trợ vịtu (auxiliary), đại ngữ (pro-form), hệ từ (copula) ” [21, tr 259 - 260].

1.12 Phân chia từ loại trong tiếng Hán

1.1.2.1 Một số nhà ngôn ngữ học đồng tình với quan điểm xác định tiêu chíphân định từ loại là hình thức ngữ pháp của từ và cho răng, những ngôn ngữ đơn lập,

không biến đồi hình thái như tiếng Hán, tiếng Việt không thé phân chia từ loại một

cách chính xác.

Trong tiếng Hán, tiêu biểu là nhận định của Mã Kiến Trung “Tự vô định nghĩa,

có vô định loại ”(vì từ không có nghĩa có định nên cũng không có từ loại cố định)

[142] Lã Thúc Tương trong cuốn Khái lược ngữ pháp Trung Quốc cũng cho rằng: vềmặt hình thức không thê phân biệt được từ loại trong tiếng Hán [141].

Trang 17

Trong tiếng Việt, các học giả Grammont, Lé Quang Trinh, Hồ Hữu Tường, |

Nguyễn Hiến Lê cũng phủ nhận sự tồn tại của từ loại, “bởi theo họ tiếng Việt cơ cấu

theo một lối khác hắn với các ngôn ngữ phuơng Tây - từ không biến đổi hình thái, nên

không có “từ loại” ” [dẫn theo 13].

1.1.2.2 Tuy nhiên, nhận định như vậy là chưa xác đáng, vì “từ loại không thékhông tôn tai trong ngôn ngữ” “Bởi lẽ, hễ là từ được vận dung vào câu thì nhất thiết

nó phải thể hiện ra những đặc điểm hoặc cương vị tạo câu của nó Những đặc điểm

hoặc cương vị ấy chính là những tiêu chí để phân định từ loại, mặc dù các hình thức

thể hiện của nó trong từng ngôn ngữ có thể rất khác nhau.” [50, tr 62 - 63] Đa số

các nhà nghiên cứu đều thừa nhận sự có mặt của phạm trù từ loại trong tiếng Hán và

tiếng Việt, mặc dù, tiêu chí và kết quả phân định từ loại của họ không hoàn toàn giốngnhau Có thể chia ra 3 trường hợp sau:

a Phân loại từ dựa vào ý nghĩa khái quát

Mặc dù cho rằng dựa vào mặt hình thức không thể phân biệt được từ loại trongtiếng Hán nhưng Lã Thúc Tương chủ trương dựa vào “ý nghĩa và tác dụng tương cận

dé quy từ về một loại ” La Thúc Tương chia từ trong tiếng Hán thành hai loại chính

là thực từ và từ phụ trợ: thực từ “là những từ có ý nghĩa tương đối thực tại”, từ phụ trợlà “những từ có ý nghĩa tương đối trừu tượng, nhưng có thé phụ trợ cho thực từ biểu

đạt suy nghĩ của chúng ta” [141] Có thé thay, La Thúc Tương chủ yếu dựa vào tiêu

chí ý nghĩa dé phân biệt từ loại Vương Lực cũng là một trong những tác giả tiêu biểu

của Trung: Quốc sử dụng tiêu chí ý nghĩa dé phân loại từ Cuốn Ngữ pháp hiện đại

Trung quốc (1943) của ông chỉ rõ “phân loại từ trong tiếng Hán gần như toàn bộ chỉcó thê dựa vào mặt ý nghĩa Có nghĩa là, từ có thé phân làm hai loại: loại thứ nhất làthực từ, ý nghĩa của chúng rat cụ thé, đó là những từ chỉ sự vật, con số, hình thái,

động tác ; loại thứ hai là hư từ, ý nghĩa của chúng rất linh hoạt, khi đứng độc lập

chúng haw như không mang nghĩa, tuy nhiên chúng lại thể hiện ý nghĩa ngữ pháp

trong câu.” [152] Qua đó, có thể thấy, tiêu chí ý nghĩa của Vương Lực hàm chứa hai

nội dung hoàn toàn khác nhau: ý nghĩa khái niệm đối với thực từ và ý nghĩa ngữ phápđối với hư từ.

Trong tiếng Việt, các học giả Trương Vĩnh Ký, Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh,

Nguyễn Lân cũng chủ trương phân định từ loại tiếng Việt dựa vào tiêu chuẩn ý nghĩa.

Theo đó, từ tiếng Việt được phân chia thành hai nhóm lớn là thực từ (biểu hiện ý

nghĩa từ vựng) và hư từ ' (biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp), mỗi nhóm bao gồm nhiều từ

loại khác nhau, mà “mỗi loại trong các từ ngữ ây đều có ý nghĩa riêng biệt, không thé

lẫn lộn ” và “muốn sắp một từ ngữ thuộc về loại nao ( ) cần phải biết rõ ý nghĩa

của nó” (Bùi Đức Tịnh 1952: 274) [dẫn theo 13].b Phân loại từ dựa vào chức năng ngữ pháp

Cuốn Tiếng Hán hiện đại do Hoàng Bá Vinh và Liêu Tự Đông [111] nhận định

như sau về vấn đề phân loại từ: Từ loại là phân loại từ về mặt ngữ pháp Tiêu chí để

phân loại từ là đặc trưng về mặt ngữ pháp, mà chủ yếu là chức năng ngữ pháp của từ.

Cuốn sách này còn chỉ ra rang: "chức năng ngữ pháp của từ một mat biểu hiện ở khả

năng có thé làm thành phan câu hay không từ có thé làm thành phan câu gọi là thựctừ; một loại từ khác không làm được thành phan câu, chỉ có thé bô trợ cho thực từ tạocâu, biéu thị ý nghĩa ngữ pháp những từ như vậy gọi là hư từ” [111, tr 312] Chứcnăng ngữ pháp của thực từ biểu hiện ở khả năng kết hợp giữa từ với từ, đặc điểm ngữ

Trang 18

pháp của hư từ biéu hiện ở mối liên hệ giữa nó với đoản ngữ và thực từ Dựa vào tiêuchí phân loại này, các tác giả phân định từ loại tiếng Hán thành 14 loại:

- Thực từ (10 loại): danh từ, động từ, tính từ, khu biệt từ, SỐ tỪ, lượng từ, phó từ, đạitừ, từ tượng thanh, thán từ

- Hư từ (4 loại): giới từ, liên từ, trợ từ, ngữ khí từ

Trong cuôn Tiếng Hán hiện đại, Hồ Dụ Thụ viết về vẫn đề phân loại từ như

sau: "nó chỉ các cách biểu hiện trong kết cau ngôn ngữ của từ, mục đích của việc phân

loại từ về mặt ngữ pháp là dé chỉ rõ quan hệ kết cấu với các thành phần khác của từ,

thuyết minh quy luật tô hợp của ngôn ngữ, do vậy, căn cứ cơ bản dé phân loại từ là

chức năng ngữ pháp” [116, tr 284] Hồ Du Thụ chia từ thành 13 loại:

- Thực từ (7 loại): Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, phó từ, đại từ- Hư từ (6 loại): Giới từ, liên từ, trợ từ, ngữ khí từ, thán từ, từ tượng thanh

Trong tiếng Việt, các giả Phan Khôi, Lê Văn Lý, Emeneau, Nguyễn Tài Cần,

Nguyễn Phú Phong, Lưu Vân Lăng cũng tiến hành phân định từ loại dựa vào đặc

diém ngữ pháp của từ, cụ thé là dựa vào chức vụ cú pháp và/hoặc khả năng kết hợp.c Phân loại từ dựa trên tiêu chí từ vựng - ngữ pháp

Tuy biện pháp phân loại cụ thé không hoàn toàn giống nhau nhưng khá nhiều

nhà nghiên cứu thực hiện phân loại từ dựa trên tiêu chí từ vựng - ngữ pháp.

Trương Tĩnh [187] trong cuốn Tiếng Hán hiện đại tân biên lay tiêu chí | phân

loại từ là sự kết hợp giữa đặc điểm ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp Ông chủtrương “căn cứ phân loại từ phải là các đặc điểm ngữ pháp có thể đối lập lẫn nhau của

từ Đặc điểm ngữ pháp ở đây chính là đặc điểm của sự kết hợp giữa ý nghĩa ngữ pháp

và hình thức ngữ pháp Những đặc điểm của ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp

có thê dùng làm tiêu chí phân loại từ chủ yếu là ý nghĩa trừu tượng, ý nghĩa chức năng

và hình thức kết hợp.” Về mặt ý nghĩa ngữ pháp, thực từ là những từ có thể làm thànhphần câu; về mặt hình thức ngữ pháp, thực từ là những từ có thê kết hợp với những từkhác tạo thành tổ hợp từ Hư từ là những từ đối lập với thực từ Căn cứ vào đó Trương

Tinh phân định từ tiếng Hán thành 11 loại:

- Thực từ (7 loại): Danh từ, động từ, tính từ, sé lượng từ, pho từ, dai từ, tt tượng

- Hư từ (4 loại): G"ới từ, liên từ, ngữ khí từ, thán từ.

Trong tiếng Việt, cũng có nhiều nhà Việt ngữ học như Hoàng Tuệ, Nguyễn.

Kim Thản, Đinh Văn Đức, tiến hành phân định từ loại tiếng Việt dựa trên sự kết

hợp cả hai tiêu chí từ vựng - ngữ pháp Nguyễn Kim Than trong cuốn Nghiên cứu về

ngữ pháp tiếng Việt việt: “ý nghĩa khái quát và quan hệ cú pháp (khả năng kết hợp

của các từ) là căn cứ chắc chắn dé phân định từ loại Ngoài ra, công dụng ở trong câu

và hình thức tạo từ cũng có thé là điều kiện tham khảo” [71, tr 144 - 154] Ông đưa ra

bảng phân chia từ loại tiếng Việt như sau:

- Thực từ (6 loại): Danh từ, thời vi từ, số tir, động từ, tính từ, đại từ

Trang 19

(interjection) được coi như là một từ hoặc một cấu trúc câu “được đặt vào giữa” các từ

trong một câu Thán từ có mặt trong mọi ngôn ngữ, nó được sử dụng khá thường

xuyên, và được sử dụng trong ngôn ngữ nói nhiều hơn trong ngôn ngữ viết, như các

than từ wow, yuk, aha, ouch, oops, ah, oh, er, huh, eh, tut- tut (tsk-tsk), brrr, shh, ahem,psst trong tiếng Anh, các than tir !ñ{HHti, WR, MR, lh], HỆ trong tiếng Hán, hay các than

từ a, ôi, 6 hay trong tiéng Việt Ví du:

(1) Lily: Dentists are people too, huh! (Lily: Nha sĩ cũng là người ư!)(2) Ouch, that hurt! (Ai, dau qua!)

(3) Wow! I won the lottery! (Trời ơi! Tôi tring số rồi!)

(4) ME {4XE#LffMi FT: (Oi, anh giỏi quá!)

(5) WY, 3xH[4&£47}? (Trời ơi, thế thì biết làm thé nào?)(6) A, mẹ đã về!

(7) Ôi, Tổ quốc giang sơn hùng vi

Khái niệm than từ được đề cập đến từ rat sớm trong cuốn Ngữ

pháp tiếng Latin của Marcus Terentius Varro (năm 116 — năm 27 trước Công nguyên).

Theo học giả này, thán từ thường là những từ không mang nghĩa, dùng để biểu thi tìnhcảm và không có mối liên hệ cú | phap với các thành phần khác trong câu, nó thường

xuyên được sử dụng độc lập [dẫn theo 145].

Sau Marcus Terentius Varro, Jespersen (1922) được coi là một trong nhữngngười chỉ ra giới định chính thức sớm nhất về thán từ Trong chương IV của cuôn

Language Its nature, Development and origin, phan viết về nguôn gôc của ngôn ngữ,

Jespersen (1922) có đề cập đến lý thuyết thán từ Ông viết rằng, ngôn ngữ bắt nguồn

từ những tiếng thốt ra theo bản năng khi con người bị đau hoặc khi có những tình cảm

hay cam xúc mãnh liệt [83, tr 414] Cũng theo lý thuyết này, thán từ thường dùng dé

biéu lộ những cảm xúc và tình cảm bột phát bất ngờ, nó bị cô lập trong mối liên hệ với

chất liệu của lời nói (speech material) và được sử dụng trong những khoảng ngừng

ngắt của ngôn ngữ “Giữa than từ và từ vựng có một khoảng cách đủ lớn dé cho chúngta nói rằng thán từ là sự phủ định của ngôn ngữ, nó chỉ được sử dụng khi ai đó khôngthé nói hoặc sẽ không nói” (Benfey Gesch 295) Cái “khoảng cách” này cũng ton tạitrong lĩnh vực ngữ âm, với thực tế là, hầu hết các thán từ được thé hiện bằng những

âm không có mặt trong ngôn ngữ chính tắc (language proper) (những âm gió hay lànhững tiếng hít vào ), do vậy rất khó có thê diễn đạt bằng những chữ cái tiêu chuẩn

phô thông, như là pooh, pish, whew, tut, Mặt khác, hiện nay, rất nhiều thán từ đã

được quy ước hóa và được học giống như những từ khác, bởi vậy chúng được thể hiện

không giống nhau trong những ngôn ngữ khác nhau Ví dụ, cùng biểu thị sự đau đớn,một người Duc sé phan nàn là au, một người đàn ông Pháp sẽ than thở là ahi trong khimột người Anh sẽ nói là oh hay ow [theo 83, tr 415].

Một số nhận định về thán từ cũng được đề cập đến trong "Lời nói đầu" của

Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương (Ferdinand de Saussure - bản dich của Cao XuânHạo) Theo đó, thán từ được nhận xét “vôn là những tiếng kêu thường không tự giác

có nguyên do gần như hoàn toàn tự nhiên” Nhưng, ngay trong “những thán từ thốt ra

một cách vô thức nhất cũng không phải không có một phần võ đoán nhất định.” Ví dụ,

“một từ như mèo trong tiếng Việt rõ rànglà một từ mô phỏng tiếng kêu của con mèo.Nhưng nếu nó chỉ bắt chước cho giống tiếng mèo kêu mà thôi thì người Việt sẽ tha hồ

chọn giữa bốn năm tiếng meo, méo, méo, mẽo, mẹo (hay ngoao, miêu, mão) dé dat tên

cho con mèo; dang này, tiếng Việt (chuẩn) chon đúng tiếng méo va chỉ một tiếng ấy

Trang 20

mà thôi; ai nói khác đi thì người nghe sẽ không hiểu được nữa, hay ít nhất là cảm thấyrất lạ tai Sự lựa chọn này hoàn toàn võ đoán Và ngay các thán từ cũng không hề y

hệt như nhau trong moi thứ tiếng [20].

1.2.1.2 Lién quan đến than từ, hiện có khá nhiều quan điểm khác nhau, trongđó, nổi lên ba quan điểm chính như sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, thán từ là yếu tố phụ ngoài ngôn ngữ, là “phi từ”,độc lập với cú pháp, chỉ biểu đạt cảm xúc hoặc trạng thái tinh thần, “giỏi lắm chỉ là

sắc màu tô vẽ cho tam vải ngôn ngữ rộng lớn và phức tạp, không hơn không kém”

(Sapir; 1270:7) Leech tuyên bố răng thán từ hoàn toàn thiếu hụt mọi nội dung ngữ

nghĩa thực sự và không có câu trúc ý niệm cô hữu nào (1981:11-12); Quirk,

Greenbaum và nhóm tác giả (1985:853) gọi thán từ là “những từ xúc cảm thuần tuý,không tham gia vào các quan hệ cú pháp”; Trask (1993: 144) lại gọi than từ là “một

yêu tố từ vựng hoặc đoản ngữ nhằm thê hiện cảm xúc và nói chung không tham bất kỳmột cấu trúc cú pháp nào”; Crystal (1995:207) đồng ý rằng “thán từ là một từ hoặc âm

thanh được đưa vào câu để thê hiện cảm xúc nào đó trong nội tâm” Goffman coi than

từ là “những tiếng kêu đáp”: “Chúng tôi coi những “biểu thức như thé là sự dâng tràotự nhiên, sự dâng tràn của cảm xúc bị kìm nén từ trước, sự bùng nỗ những cam ham

binh thuong” (1981:99) Ong ban vé than tir theo những vai giao tiếp xã hội chúngđảm nhận hơn là về nội dung ngôn ngữ chúng có thể có [theo 82].

Quan điểm thứ hai khăng định rằng, thán từ “rất phong phú về nghĩa và có cầutrúc ý niệm cụ thê, có thé giải thích được” (Wilkins, 1992:119) và coi than từ là câumột từ, “phức tạp”, mang chứa ý nghĩa hơn cả một cau toàn ven, mà “người ta phảidùng đến những khúc giải dài dòng mới phân tích nỗi và xác định được nội dung.”

(Tesniere L (1959) Theo quan diém nay, than từ truyền đạt những cấu trúc ý niệm

phức tạp và giao tiếp được thực hiện cơ bản bằng cách mã hoá những cấu trúc ý niệmđó [theo 82].

Quan điểm thứ ba dựa vào lý thuyết quan yếu của Sperber và Wilson

(1986/1995) thì lại cho rang, than từ chỉ là một loại biểu thức mang tính quy trình,

làm công cụ để kích hoạt hàng loạt khái niệm khi tìm kiếm sự quan yếu tôi ưu, và cóthé dẫn tới những ý nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn khác nhau trong các môi trường tri

nhận khác nhau Mô hình tri nhận - dụng học trong diễn giải thán từ như sau [dẫn theo

Kích hoạt khái niệm Ý nghĩa hiển ngôn

Thán từ

Tìm sự quan yếu tối ưu Ý nghĩa hàm ngôn

bản, các nhà ngữ pháp học đêu thông nhât vê một sô đặc trưng của thán từ như sau:

- Thán từ là những từ được sử dụng để biểu đạt các cảm xúc khác nhau của con người;

- Thán từ không mang bắt kì một ý nghĩa ngữ pháp nào, và không có mối liên hệ với

các thành phần khác trong câu;

- Thán từ có thê sử dụng độc lập.

1.2.2 Quan niệm về than từ trong tiếng Hán1.2.2.1 Quy loại than từ trong tiếng Han

Trang 21

Trong tiêng Hán, liên quan đên việc xác định vị trí của thán từ trong hệ thôngtừ loại, moi nhà nghiên cứu ngữ pháp có một cách nhìn nhận và giải thích khác nhau,hiện đang tôn tại 4 quan niệm như sau:

Quan niệm thứ nhất cho rằng, thán từ tiếng Hán thuộc lớp thực từ vì nó có khả

năng tạo thành một câu độc lập (Hoàng Bá Vinh, Liêu Tự Đông, Thiệu Kính

Mẫn )[111, 147] Đặc biệt, gân đây,.Lưu Đan Thanh [128] còn đề xuất thán từ tiếngHán thuộc nhóm các đại từ, ông cho rằng, bản chất của thán từ là từ thay thế cho câu,trong các nhóm từ loại, thán từ có tính chất gần giống nhất với đại từ, đại từ thay thếcho từ ngữ còn thán từ thay thế cho câu Trong tiếng Việt, tác giả Hữu Quỳnh [67]

cũng xếp thán từ tiếng Việt vào lớp thực từ, theo ông, “trong các thực từ có một loạiđặc biệt, thán từ là những từ dùng dé biểu thị cảm xúc”.

Quan niệm thứ hai cho răng, thán từ tiếng Hán thuộc lớp hư từ vì ý nghĩa củathán từ bị hư hoá (Mã Kiến Trung, Cao Danh Khải, Hồ Dụ Thụ, Hình Phúc Nghĩa và

Uông Quốc Thắng, ) [142, 102, 116, 164] Thậm chí, Viên Dục Lâm [175] còn gọi

than từ tiếng Hán là hư từ phi điên hình vì lý do nó không thé kết hợp với các từ khác,chỉ có thé làm thành phần độc lập trong câu, nên nó không giống với đại đa số các hư

từ Trong tiếng Việt, cũng cho rằng thán từ tiếng Việt thuộc lớp hư từ có các tác giả

Hoàng Trọng Phiến [61], Đào Thanh Lan [17], N guyén Kim Than [70], Diệp QuangBan [2]

Quan niém thir ba cho rang, than từ tiéng Hán là một loại từ đặc biệt, vi nó tuy

có thể sử dụng độc lập nhưng lại vừa không có ý nghĩa từ vựng, vừa không thé biéu

thi y nghia ngữ pháp (Hình Công Uyên, Lưu Nguyệt Hoa, Trương Bân ) [ [165, 135,

182] Trong tiếng Việt, các học gia Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Anh Qué cũng xếp than từ

tiếng Việt vào nhóm từ loại đặc biệt [75, 65].

Quan niệm thứ tư dựa vào khả năng kết hợp với các từ loại khác, coi thán từtiếng Hán là từ độc lập, không thể kết hợp (Quách Nhuệ, Tiêu Á Lệ) [182, 160].

Trong tiếng Việt, theo hiểu biết của chúng tôi, cho đến nay, chưa có quan niệm nàotương tự như vậy về thán từ.

Bên cạnh đó, khác với tiếng Hán, trong tiếng.Việt, một số nhà nghiêncứu còn xếp thán từ tiếng Việt vào nhóm từ tình thái, cho rằng thán từ tiếng Việt lànhững từ chuyên dùng dé biéu thị tinh thái hoặc cảm xúc (Cao Xuân Hạo, Hồ Lê,

Định Văn Đức) [24, 50, 19].

Theo ý kiến của chúng tôi, thán từ thường được dùng đề biểu thị cảm xúc haydé gọi dap Tính độc lập cua than từ rất rõ rệt, nó không có mối quan hệ về mặt kếtcầu với bất kì thành phần nào trong câu, có thê độc lập tạo câu và cũng có thể tạothành một ngữ độc lập Về mặt hình thái, thán từ thuộc loại từ đơn thuan, không có

khả năng kết hợp tạo từ mới, cũng không thé phân tích thêm về mặt ngữ pháp Do vậy,trong cả tiếng Hán và tiếng Việt, xếp thán từ vào nhóm từ đặc biệt bên cạnh các nhóm

Trang 22

Thứ nhất, than từ và ngữ khí từ đều là những từ dùng dé biểu thị ngữ khí, đều

có thể biểu thị các sắc thái cảm thán như khen ngợi, cảm khái, bất ngờ, ngạc nhiên,

nhắc nhở, hiểu ra ;

Thứ hai, một bộ phận than từ và một số ngữ khí từ điển hình đều có đặc điểm

không 6n định về mặt ngữ âm Ví dụ, than từ "i có khuynh hướng không 6n định về

mặt âm điệu, tùy theo sự biểu ý và biểu cảm của người sử dụng mà nó có thé mangthanh điệu 55, 44, 35 hoặc 51; ngữ khí từ "Si cũng có thé biến âm theo các âm tiếtkhác nhau đứng trước nó.

Thứ ba, về mặt văn tự, một số thán từ và ngữ khí từ có hình chữ giống hệt

nhau Ví dụ các than từ MY, MW, AK có cách việt giông hệt các ngữ khí từ MY, WY,

IX [theo118, tr 293].

Trong tiếng Việt, cũng có một số học giả quy thán từ và ngữ khí từ vào cùng

một nhóm Các tác giả Dinh Van Đức [19], Cao Xuân Hao [24], Diệp Quang Ban vaHoang Van Thung [1] xếp than từ va ngữ khí từ vào lớp tình thái từ, tác giả Phạm

Hùng Việt [80] xếp than từ và ngữ khí từ vào nhóm tiêu từ tình thái.

Chúng tôi cho rang, nếu đánh giá một cách toàn diện từ góc độ hệ thống từ loại

thì thán từ và ngữ khí từ phải được chia thành hai loại khác nhau, vì, cho dù hai loạitừ này có một số điểm chung nhưng giữa chúng vẫn tồn tại những điểm khác biệt rõ

al Khác biệt về vi trí cú pháp

Trong tiêng Hán, thán từ thường đứng độc lập với kêt câu câu, có thê đứng ở

dau câu, giữa câu hoặc cuôi câu, được ngăn cách với nòng cot câu băng dâu câu, cònngữ khí từ chỉ có thê đứng ở cuôi câu hoặc cuôi phân câu, kêt hợp với nòng côt câu

tạo thành một liên kêt chặt chẽ Ví dụ:

(1) Mal, ANU, #(‡HÄ, ABA, 3#È1IBfRfX⁄XtHÍT (A, chị a, thật tiếc quá,thôi thì chúng tôi bàn cùng với chị cũng được ) [200.14]

“Fie Ma! Bê! RT KAS A BRINE! ”(Rõ vớ van! Chao ôi! Lay

phai anh that khổ hết chỗ nói! ) [189, 52]

(3) AER, #41È*£ ƒHUlfŠ1U8— KE MF, WE! (Day, thang Tường lac đà cũng

chi được ba ngày có lẻ là phải chu6n, hit!) [120, 10](4) Ubi, #:#.-] Mi) (A, ông Dinh đấy a!) [200.15]

(5) SRV MIME, ELTA 7 (Chuyến đi thăm hôm nay thu hoạch được

không ít, thật viên man a [']: a] ! ) [200.16]

Qua các ví dụ trên, có, thé thay, vì than từ thường được ngăn cách với kết cầu

câu bằng dấu ngắt câu nên nếu dựa vào vị trí cú pháp sẽ rất dễ dàng đề nhận biết

chúng Trong các vi dụ (1), (2), (3), các than từ Mi], tê, HF lần lượt đứng ở đầu câu,

giữa câu và cuối câu Trong khi đó, ngữ khí từ luôn có vị trí cố định ở cuối câu hoặc

cuối phân câu, ở ví dụ (4) từ "i] thứ nhất là than từ, từ |] thứ hai là ngữ khí từ, còn ở

ví dụ (5), Mi] là ngữ khí từ đứng ở cuối câu.

Trang 23

Đặc điểm về vị trí cú pháp của thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt về cơ

bản là giông nhau Ví dụ :

(ĐÀ, nhưng mà con đã có chong roi hay là chưa ? [64]

(2) Cô ấy hừ khó day, 6m yếu, con dai, lai lịch lại như thé [40]

(3) Con đĩ Con di nào đây, ha ? [69.6]

(4) Ngày mai tớ đến ru cậu di học nhé (Khâu ngữ)(5) Anh vẫn chưa về à ? [44]

Trong ví dụ (1), ví dụ (2), ví dụ (3), các từ à, hie, ha đều là thantừ, lần lượt đứng ở đầu câu, giữa câu và cuối câu Về mặt "hình thức, các than từ này

đứng độc lập với kết cau câu, được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phảy (, ) hoặc

dấu chấm lửng ( ) Trong ví dụ (4), ví dụ (5), các từ nhé, a là ngữ khí từ đứng cô

định ở cuối câu, giữa chúng và nòng cốt câu không bị ngăn cách bởi dấu câu.

a2 Khác biệt về chức năng ngữ pháp

Trong các tình huống vận dụng cụ thể, thán từ và ngữ khí từ cómột số điểm khác biệt rõ nét như sau:

Thứ nhat, trong tiếng Hán, than từ có thé đóng vai trò là mộtthành phần độc lập trong câu, thậm chí, tạo thành một câu độc lập, nhưng thán từ

tiếng Hán lại không có chức năng tạo câu như ngữ khí từ Thán từ tiếng Hán thườngđứng độc lập với kết cấu câu và không có mối quan hệ cú pháp với bat kì thành phannào của câu, còn ngữ khí từ lại quan hệ với nòng cốt câu theo quan hệ phụ thuộc trực

tiếp, có thể kết hợp với nòng cốt câu tạo thành các kiểu câu khác nhau như trần thuật,

nghi vấn, mệnh lệnh hoặc cảm thán Ví dụ:

(1) Wil! HAP Spe SEA AEA A! [189]

(Oi! Trên thê giới nay đáng yêu nhât là đàn bà! ) [52]

(2), MULE AM (Ờ, anh nóihay day.) [200.8]

(3) ABYME LEA TUR (Câu tran thuật)

(Lan leo núi đó anh ta có di đấy.)

(4) RIG TS? (Câu nghỉ van)

(Cậu đã ăn com chưa?)

(5) PRAM! (Câu cầu khiến)

(Mau đi thôi.)

(6){t5j H9 & WM! (Câu cảm than)

(Anh ay việt đẹp qua!)

Trong ví du (1) "J là than từ, có vai trò như một câu độc lập.

Trong vi dụ (2) IŸ cũng là than từ, là thành phan độc lập trong câu Trong các ví du(3), (4), (5) và (6) các từ WR, I1, HE, Wl đều là ngữ khí từ, lần lượt kết hợp với nòngcốt câu tạo thành các kiêu câu trần thuật, nghi vấn, mệnh lệnh và cảm than.

So sánh thán từ và ngữ khí từ trong tiếng Việt, chúng tôi cũng

nhận thay những điêm khác nhau tương tự như trên Vi dụ:

Trang 24

(1) A, nhớ ra rồi.

(2) Cậu mua quyển từ điển này à? (Câu nghỉ van)(3) Anh mua quyển từ điển này đi (Câu cầu khiến)(4) Tôi mua quyền từ điền này đấy (Câu trần thuật)(5) Quyển từ điển này tốt lắm thay! (Câu cảm thán)

Trong ví dụ (1), à là than từ, là đóng vai trò là thành phan độc lập trong câu.Trong vi dụ (2), ngữ khí từ a biểu thị sự nghi van, còn trong vi dụ (3), ngữ khí từ đibiểu thi cầu khiến, trong vi dụ (4) ngữ khí từ đấy biểu thị ý xác định trong câu trần

thuật, trong vi dụ (5), ngữ khí từ thay biểu thị sự cam thán So sánh thán từ à trong vi

dụ (1) với ngữ khí từ à trong ví dụ (2), có thể thấy, rõ ràng 1a than từ a trong vi du (1)

không có chức năng tạo thành câu nghi van như ngữ khí từ à ở ví dụ (2).

Thứ hai, thán từ tiếng Hán có thê sử dụng dưới hình thức lặp lạinhưng ngữ khí từ thì không thê Vi du:

(1) Be I, IRR, RAT, BUT, MRA! (Aa

aaa, may phương án đó của cậu, tôi xem qua rồi, xem rồi, cậu rat có nhiệt tình cải

cách day!) [200.17]

(2) WK, BE, 27E/Ef#ìMU— SLASH! (Ôi, ôi, Ong Lý nói đúng quá!) [200.8]

(3) HR FEIX NIX VAM (Chính là phong tục này đấy.)

Trong các vi du (1), (2) các từ "il, BZ là than từ, có thé sử dụng dưới hình thức

lặp lại Còn trong các vi dụ (3) từ "fil là ngữ khí từ, không thé dùng dưới hình thức lặp

Giống như tiếng Hán, thán từ tiếng Việt có thê sử dụng dưới hình thức lặp lạinhưng ngữ khí từ thì thường không được sử dụng dưới hình thức này Ví dụ:

(1) Thôi thôi, thiếp đã phụ chàng từ đây [16]

(2) Đau lòng em lắm, anh ơi !

Riêng em cứ quyết đợi người ấy thôi [43]

(3) Không phải xe ông! A, a! Xe cậu Ca! Cậu Tu lên chơi, chung may a [64](4) Thể Lý đã mua sắm hàng tết rồi a? [40]

Trong các ví dụ (1), (3) các từ thdi, à là than từ, có thể sử dụng dưới hình thức

lặp lại Còn trong các ví dụ (2) và (4), các từ này đóng vai trò là ngữ khí từ trong câu,đêu không thê dùng dưới hình thức lặp lại.

Thứ ba, trong tiếng Hán, ngữ khí từ có thể sử dụng kết hợp với nhau nhưng

thán từ thì lại không thê dùng theo cách này Ví dụ:

(1) BRS 7? (Mưa tồi a?)

(2) 4! 7 (Không còn sớm nữa )

b Phân biệt thán từ và từ tượng thanh

Trang 25

Trong tiếng Hán, theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Hán hiện đại, từ tượngthanh là từ mô phỏng âm thanh của sự vật Chính vì thán từ và từ tượng thanh đều cóđiểm chung là mô phỏng âm thanh nên người ta thường gọi chung chúng là #74 ia]/

{U7 in] (âm Hán Việt là “nghĩ thanh từ”/“nghĩ âm từ”, nghĩa là từ mô phỏng âm

thanh), hay Ƒ“ #ïñj (âm Hán Việt là “thanh âm từ”, nghĩa là từ âm thanh), khi phân

định từ loại đều quy về hoặc là thực từ, hoặc là hư từ, hoặc là từ đặc biệt.

Tương tự như trong tiếng Hán, trong tiếng Việt, “từ tượng thanh” hay ° “từ mô

phỏng” được định nghĩa là “các từ dùng chất liệu ngôn ngữ để mô phỏng, bắt chước

các âm thanh trong tự nhiên và trong đời song xã hội, được dùng đề biéu thị sự vật về

mặt âm thanh” [8, tr 93] Do đều có diém chung là mô phỏng âm thanh nên có tác giảgộp cả than từ và từ tượng thanh vào thành một loại, gọi chung là cảm từ [50, tr.152].

Tuy nhiên, có thé nhận thấy, quy than từ và từ tượng thanh vào cùng một nhóm

là không thỏa đáng, vì hai loại từ này có những điểm khác nhau rõ rệt.

b1 Khác biệt về đặc điểm ngữ âm

Than từ, đặc biệt là những than từ biểu thị cảm xúc, thường là những âm thanh

bột phát được phát ra khi người nói phải chịu một sự kích động nào đó Thông thường,

các thán từ được phát âm một cách tự nhiên, ít chịu sự chi phối của lý trí, do vậy về

mặt ngữ âm, các âm tiết biéu thị cảm than tương đối mơ hồ, nhiều trường hợp vượt ra

ngoài hệ thong ngữ âm của các từ loại khác trong cùng một ngôn ngữ [xem cụ thé tại

chương 2, phần 2.1.1].

Trong khi đó, từ tượng thanh là từ dùng để mô phỏng các âm thanh trong tự

nhiên, cho dù âm thanh tự nhiên rất phong phú, đa dang, nhưng con người vẫn có thê

dựa vào thính giác và thói quen của bản thân dé mô phỏng một cách có ý thức Do

vậy, về mặt ngữ âm, từ tượng thanh được sử dụng có lựa chọn và chịu sự chi phối của

hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ mà người nói sử dụng, nó thuộc hệ thống ngữ âm củacác từ loại khác trong cùng một ngôn ngữ [201, tr 41].

Đây được coi là đặc diém chung vê ngữ âm của thán từ và từ tượng thanh trong

khá nhiều ngôn nữ, tiếng Hán và tiếng Việt cũng không phải ngoại lệ.

b2 Khác biệt vê chức năng ngữ pháp

Trong tiếng Han, từ tượng thanh có thể kết hợp với các trợ từ kết cấu AY, HH, ƒ$,có thé làm các thành phan cú pháp như định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, vị ngữ, từ chen

ngang, và còn có thể tạo thành một câu độc lập Ví dụ:

(1) Bea X MT f3 BE BP xi] Se FY HR 7ï,¿ DU IEE “Pt” J (Định ngữ)

(Kế đến lại nghe thay tiếng pháo từng hồi di det, nhà chú Tư đang làm lễ “cầu phúc”đây ) [200.18]

(2) *\IX⁄3tÁÁêHH MSHS HM] (Trạng ngữ)

(Gió lạnh lùa vào khoang thuyén, vi vu.) [200.19]

(3) 7) AY ELV LEE A (Bồ ngữ)

(Chim non kêu ríu rit.) [dẫn theo 160, tr 90]

(4) FECES Tỉ, SP SR Hội ALS AR ti Es AEE © (Vi ngữ)

( Đến lúc ra hoa, khắp chốn vù vù u u, bận tới mức chú ong đó quên cả sớm tối.)

(5) UV! Ï']ZkÍá4¿J\IÑ7f¿ (Từ chen ngang)

Trang 26

(Ào ào ào! Ngoài cửa nghe như có tiếng gió mưa.) [200.20]

(6) 5,51 (Câu độc lập)

(Leng keng, leng keng.) [dẫn theo 160, tr 90]

Trong khi đó, than từ chỉ có thể là từ chen ngang hoặc tạo thành câu độc lập,

trước và sau nó thường phải có sự ngừng ngắt Ví dụ:

(1) Đ} 9, TIM SIR, WLAN Hl (Từ chen ngang ở dau câu)

(Ái chà, Anh bây giờ làm quan rồi mà lại bảo là không sang trong.) [200.19]

(2)]E2Fl]—#, Mat ! EEA SS] (Từ chen ngang ở giữa câu)

(Mở cửa nhìn ra, ôi! tuyết rơi dày quá.) [200.6]

(3)'ÍIfÌ]2EZfNf , HE! (Từ chen ngang ở cuối câu)

(Chúng ta di xem, hừm!) [dẫn theo 160, tr.90]

(ĐE ! (Câu độc lập)

(Hit!) [dan theo 160, tr.90]

Tiếng Việt cũng tương tự như vậy, dai đa số từ tượng thanh trong tiếng Việt là

tính từ hoặc động từ, trong đó, có khá nhiều từ thuộc kiểu kiêm loại Chính vì vậy, từ

tượng thanh tiếng Việt ngoài khả năng tạo thành câu độc lập còn có thể đảm nhận các

chức vụ cú pháp trong câu như vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ Ví dụ:

(1) Oa!Oa!Oa! Cha trốn không đi lĩnh nước nhà Nên noi thân em vừa nửa tuổi Phải

theo mẹ đến ở nhà pha (Câu độc lập) [54]

(2) Tiếng khoá cửa lạch xạch (VỊ ngữ) [55]

(3) Chiéc dong ho trên vách, quả lắc vẫn chạy tích tắc, nhưng tôi có cái cảm giác

kinh hãi rằng thời gian ở đây đã bị bó cứng chắc lại (Bồ ngữ) [77.4]

(4) Khi qua hai chiếc xe ấy, không hiểu nguyên do làm sao tự dung tim đập thình

thịch, Kiên lên tiếng gọi Phương (Trạng ngữ) [55]

Trong khi đó, thán từ tiếng Việt thường chỉ có thể là từ chen ngang hoặc tạo

thành câu độc lập, trước và sau nó thường phải có sự ngừng ngắt Ví dụ:

() Ôi! Tôi cũng có bốn đứa con Hiện giờ chúng nó cơ cực ở nơi sơ tan (Cau độc

lập) [69.1]

(2) Ôi chao, nhớ Sài Gòn cái ngày chúng mình khô rách áo ôm, nhưng lại có đêm

cưỡi xe độc mã, xà ich ngôi dang trước, đánh ngựa di chén thịt bò bảy món ở Gò Vấp.(Từ chen ngang ở đầu câu) [69.2]

(3) Tỉnh ra, chao ô ôi, buồn! (Tw chen ngang Ở giữa câu) [77.1]

(4) Người ta có thể có một tình yêu trong ngân day do giác, chao ôi! (Từ chen ngang

ở cuôi câu) [69.3]

Ngoài ra, trong tiếng Hán, hình thức cấu tạo và hình thức lặp lại của thán từ và

từ tượng thanh cũng khác nhau Hình thức cau tạo của than từ chỉ có 2 loại: một âmtiết A (ví dụ: I8 [wei]) và hai âm tiết AB (ví dụ: I#!#9 [ãiyö]) Loại A có thé lặp lại

một hoặc nhiều lần dưới hình thức AA hoặc AAA (ví du: "RMR [wèi wèi] hoặc SEHỆ [wei wei wèi]) Loại AB chi có thé lặp lại dưới hình thức ABB (ví du: MX [ai yo

yö]) So với than từ, hình thức cầu tạo và hình thức lặp lại của từ tượng thanh phong

phú hơn Các hình thức cấu tạo chủ yếu của từ tượng thanh là: hình thức một âm tiết A

(vi dụ: JH [pai]), hai âm tiết AB (vi dụ: !'J *4 [dingdang]), bốn âm tiết ABCD (ví du:

AS HH [pi ‘lipala]) Loại A có thé lặp lại một lần hoặc nhiều lần, loại AB có các

hình thức lặp lại như ABAB, ABB, AAB, AABB, trong đó thường gặp nhất là lặp lạitheo kiểu ABAB vì tất cả các từ tượng thanh dạng AB đều lặp lại được dưới hình thức

Trang 27

ABAB, chỉ có một số ít từ có thé lặp lại dưới các hình thức còn lại [theo 143] Vídụ:

Thán từ Hình thức lặp lại

4H [pai] fA4H [pai pai]

hil] [shuã] II] ull Fill fil| [Shua shua shua shua]

HỊ = [dingdang] Ny 4T 4 /HỊ HỊ 4-4 [dingdang dingdang],

[ding ding dang dang]

W\ Ws [bada] HAW WA / WKH [bada bada], [ba da dã]‘ed [dida] f2 / YAS [dida dida], [di da da]

Trong tiếng Việt, giữa than từ và từ tượng thanh cũng có những điểm khác

nhau tương tự như trong tiếng Hán Cụ thể là, hình thức cấu tạo của thán từ tiếng Việt

cũng thường chỉ có 2 loại: một âm tiết A (ví dụ: này) và hai âm tiết AB (vi du: a 1ô).Loại A thường lặp lại dưới hình thức “A, A” hoặc “A, A, A” (vi dụ: này, này hoặc

này, này, này ) Loại AB thường lặp lại dưới hình thức “AB, AB” (ví du: a 16, a lô).

So với thán từ, hình thức câu tạo và hình thức lặp lại của từ tượng thanh có phần

phong phú hơn Các hình thức cấu tạo chủ yếu của từ tượng thanh là: hình thức một

âm tiết A (ví dụ: đàng, tùng), hai âm tiết AB (ví dụ: leng keng, lách cách), loại bốn âm

tiết có các hình thức: ABAC (ví dụ: kéo cà kẽo ket); AABC (vi dụ: tich tịch tình

tang); ABCB (ví du: ò e f e); ABCD (ví dụ: bô 16 ba la) Loại A có thé lặp lại một lần

hoặc nhiều lần (ví du: ding đùng; tùng tùng tùng), loại AB có các hình thức lặp lại

như AABB (ví dụ: chập chập cheng cheng), ABAB (ví dụ: leng keng leng keng, rủ rỉ

rù rì)

b3 Khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa

Trong tiếng Han, từ tượng thanh được coi là một hiện tượng vật lý khách quan,mang tính chất miêu tả sinh động hình tượng, nó chỉ đơn thuần là mô phỏng những

âm thanh do sự vật tự nhiên phát ra, giúp người nghe có cảm giác như nghe được âmthanh thực mà không hề hàm chứa tình cảm ở bên trong Ví dụ:

(1) JEUER IRE S$ [dẫn theo 181]

(Gió bắc thôi viv vi.)

(2) BINA, MICRA [dan theo 181]

(Mua van rơi tí ta tí tách ngoài cửa số.)

Ngược lại, thán từ là một hiện tượng tâm lý chủ quan, nó là những âm thanhdùng dé thể hiện tình cảm hoặc những lời gọi đáp, nó chú trọng đến việc biểu thị ýnghĩ và tình cảm của con người Ví dụ:

(1) âê, LHF ƒ ! [dẫn theo 181]

(A ha, tôi đoán trúng rồi! )

(2) “IfÍ!”, #ukIH—-75ff8lf£1h.

(“Oi!”, cô ta kêu lên một tiếng rồi ngã ra đất hôn mê.)

Có thé thay, trong ví dụ (1), cụm từ lê không chỉ đơn thuần là mô phỏng

tiếng cười mà còn biểu thi sự vui mừng, phan khởi của người nói Ở ví dụ (2), than từ

Ii] không chi là tiếng kêu lên đơn thuần mà còn ấn chứa trong đó cả sự sợ hãi và đau

Giống như tiếng Hán, từ tượng thanh trong tiếng Việt cũng có thể coi là một

hiện tượng vật lý khách quan, chủ yếu dùng để miêu tả hình tượng, mô phỏng nhữngâm thanh tự nhiên Ví dụ:

Trang 28

(1) Con vịt cạp ! cạp !Con gà cục cục !

Con chó gâu gâu !

( Đồng dao)

(2) Nước vẫn chảy róc rách theo các con hẻm, ao rau muống vẫn xanh mưới [77.2]

Ngược lại, thán từ là một hiện tượng tâm lý chủ quan, nó là những âm thanh dùng đểthê hiện tình cảm hoặc những lời gọi đáp, nó chú trọng đến việc biểu thị ý nghĩ và

tình cảm của con người Vi dụ:

(1) Ôi, ông Đại ơi, ông về mà day chúng nó di Tôi chết vì chúng nó mat thôi [41]

(2) Ôi, một vâng trăng tròn vành vạnh đang nhìn xuống chi, đứng giữa khoảng trời

thoáng cây rừng [26.5]

Ngoài ra, trong cả tiếng Hán và tiếng Việt, từ tượng thanh thường là những từ

đơn nghĩa, còn thán từ lại thường là những từ đa nghĩa Vì, thán từ liên quan đến cảm

xúc của con người, mà cảm xúc lại vôn rất phức tạp, cách thức và âm thanh con người

dùng để biểu thị cảm xúc rất đa dạng, do vậy, môi liên hệ giữa hình thức và ý nghĩacủa thán từ không tương đối có định giống như từ tượng thanh.

b4 Khác biệt vê đối tượng sử dụng

Trong tiếng Hán, từ tượng thanh được dùng dé mô phỏng âm thanh của sự vat,

do vậy, nó thường xuất hiện ở ngôn ngữ trần thuật của người thứ ba Trong khi đó,

thán từ tiếng Hán là những tiếng cảm thán, lời gọi đáp do bản thân người nói phát ra,vì lẽ đó, nó thường xuât hiện trong ngôn ngữ của người nói ở ngôi thứ nhất Khảo sát

về sự khác biệt này trong toàn bộ tác phẩm I3} (Gao thét), (47%) (Bàng

hoàng) và 3 chương đầu của tác phẩm (*'lztj3j#§) (Ly hôn kiểu Trung Quốc), kếtquả thu được như sau:

Bang 1.1: Bảng kết quả khảo sát sự khác biệt về đối tượng sử dụng giữa

từ tượng thanh và than từ

dụng trong trường hợp người nói ở ngôi thứ nhất, còn từ tượng thanh được sử dụngtrong trường hợp người nói ở ngôi thứ ba Chỉ trong một số ít ví dụ (25% ví dụ trong

tác pham FAM) (Gao thét), ({#ä} (Bàng hoàng)) từ tượng thanh được dùng

trong lời thoại của người nói ở ngôi thứ nhất Tuy nhiên, từ tượng thanh ở những ví dụnày déu có thé sử dụng cho cả hai trường hợp người nói ở ngôi thứ nhất hoặc người

nói ở ngôi thứ hai giống như các danh từ, động từ, giới từ và trợ từ khác Hai ví dụ ít

Trang 29

ỏi trong tác pham «+P Est R348) (Ly hôn kiểu Trung Quốc) than từ được sử dụng

trong trường hợp người nói ở ngôi thứ ba đều là trường hợp thán từ chuyền loại thànhđộng từ [171, tr 213].

Thán từ và từ tượng thanh trong tiếng Việt cũng có đặc điểm khác nhau tương

tự như vậy Ví dụ:

(1) Dân làm phim hãi cái dâm dé dai dang của mua Huế lam Cham tiến độ quay

sang một ngày là mắt trắng tiền triệu như chơi Đạo diễn giờ được khoán sản phẩm

như những anh thợ may gia công Phập, phập, phập Trau chuốt ít thôi, phập, phập.Chả nghệ thì gừng, phập, phập Người ta khoán thé, bot tién ăn trả tiền ngủ, anh làmchậm cả đoàn bỏ mẹ, phập, phập [49]

(2) A, chào ông anh! Làm gì mới sáng sớm mà cằm đã cham ron thé kia? Vào nhà emlàm ấm trà ta nói chuyện phiếm [26.4]

Trong ví dụ (1), các từ phập, phập là từ tượng thanh, xuất hiện trong ngôn

ngữ trần thuật của người thứ ba Còn trong vi dụ (2), ta là than từ, xuất hiện trong

câu thoại của người nói ở ngôi thứ nhất.

1.2.2.3 Thảo luận về tên gọi “than từ” trong tiếng Hán

a Trong tiếng Hán, Ƒ#IIY]ã| cảm than từ, $F" ia] từ tượng thanh, JF iA

-từ mô phỏng âm thanh, Ƒ&†ñj - cảm -từ, MF - than tự, Ti Mie] - kinh than -từ là

những loại từ có tên gọi với hàm ý gần giống hay có một số đặc điểm giống với thántừ Đề phân biệt các từ này có thê dựa vào các đặc điểm sau đây:

(1): Biểu thị tình cảm (ví dụ: MJ, H19 )

(2): Biéu thị lời gọi, lời đáp (ví dụ: H8, AB )

(3): Biéu thị mô phỏng â âm thanh của sự vật (ví dụ: IFIF, Wen)

Đầu tiên là Ma Kiến Trung đề xuất cách gọi ‘ 'thán tự” trong cuốn Ma Thị Văn

Thông [142], đây là cách gọi sớm nhất của “thán từ” tiếng Hán Về sau, Lã Thúc

Tương, Chu Đức Hy (1979) trong cuốn Bàn về tu từ ngữ pháp [140], Dinh Thanh

Thụ (1979) trong cuôn Bàn về ngữ pháp tiếng Hán [94] lại dùng tên gọi “từ tượng

thanh” cho các từ có các đặc điểm (1), (2) và (3) Dương Hợp Minh (1996) trong cuỗn

Khác biệt trong ngữ pháp cổ kim [169] ding tên gọi “than từ” dé chi các từ có đặc

điểm (1) và (2), ngoài ra, ông còn dùng tên gọi “cảm thán từ” cho các từ có đặc điểm

(1) và “ứng đáp từ” cho các từ có đặc điểm (2) Điền Thân Anh (1985) trong cuốn

Thuật yêu ngữ pháp [153] dùng “cảm từ” để gọi các từ có đặc điểm (1) và (2), dùng

“kinh thán từ” để gọi các từ có đặc điểm (1) và “hô đáp từ” chỉ các từ có đặc điểm (2).Chu Đức Hy (1982) trong cuốn Negi pháp giảng nghĩa [196] dùng “cảm thán từ” dé

chi các từ có đặc điểm (1) va (2) Các cuôn Tir điển Hán ngữ hiện đại (2009) [181],Từ hai (1989) [92] va một s6 lượng lớn các sách ngữ pháp phổ thông hiện nay đềuthống nhất với cách gọi “thán từ” đối với các từ có đặc điểm (1) và (2) - là những từ

dùng để biểu thị tình cảm và những từ dùng để gọi đáp.

Tổng kết lại, các từ gọi là cảm thán từ, cảm từ về cơ bản có đặc điểm giống vớithán từ, các ý kiến tranh luận chủ yếu tập trung ở việc các từ gọi đáp (2) có thuộc vàonhóm từ này hay không? Nếu chỉ căn cứ về mặt tên gọi và ý nghĩa thì không thé xếp

các từ gọi đáp vào nhóm từ này, tuy nhiên, nếu căn cứ vào các đặc điểm ngữ pháp

như có khả năng tạo câu độclập, không có mối liên hệ cú pháp với bat kì từ ngữ nàotrong câu thì vẫn có thê xếp các từ có đặc điểm (1) và (2) vào cùng một nhóm.

Ngoài ra, các tên gọi khác như từ tượng thanh, từ mô phỏng âm thanh chỉ chuyên

Trang 30

dùng dé chi các từ có đặc điểm (3), không thé xếp vào cùng một nhóm với than từ

b Qua khảo sát 21 cuốn sách, giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, chúng tôi thống

kê được các tên gọi khác nhau của một sô loại từ có đặc điểm ý nghĩa và chức nănggần giống với thán từ như sau:

Bang 1.2: Bảng thong kê các tên gọi khác nhau có liên quan đến than từ trongcác giáo trình ngữ pháp tiếng Việt

STT Tén goi Số lan Tac gia Giáo trình, năm xuất

Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt - tập

Hoàng Văn Thung 1 (1998)

3 Từ cảm thán 03 Đỗ Hữu Châu Giáo trình Việt ngữ (tập 2

5 Than từ II Nguyên Thiện Giáp Dân luận ngôn ngữ học

(chủ biên) (2002)

Nguyễn Thiện Giáp Giáo trình ngôn ngữ học

(2008)Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức

Nghiệu & Hoàng Trọng

Trang 31

Nguyễn Lân

Nguyễn Kim Thản

Nguyễn Tài Cần

Lê Biên

Cao Xuân Hạo (chủ

biên), Nguyễn Văn

Bằng, Hoàng Xuân

Tâm, Bùi Tất Tươm

Ngữ pháp Việt Nam, lop

7 (1956)

Nghiên cứu về ngữ pháptiếng Việt (tập L) (1963)

Ngữ pháp tiếng Việt(1975)

Từ loại tiếng Việt hiện

đại (1999)

Ngữ pháp chức năng

tiếng Việt— Q2- Ngữ

đoạn và từ loại (2006)

Diệp Quang Ban Giáo trình ngữ pháp

tiếng Việt (theo định

hướng ngữ pháp chứcnăng), tập 1 (2008)

Vũ Đức Nghiệu (chủ Dân luận ngôn ngữ học

biên) Nguyễn Văn Hiệp | (2009)

Tìm hiểu cách phân loại và phân tích đặc điểm từ loại theo từng cách gọi,chúng tôi nhận thấy:

- “Tan than từ” là cách gọi cũ, ngoài cuốn Việt Nam văn phạm của các tác giả Trần

Trọng Kim, Bui Ki và Phạm Duy Khiêm ra, cách gọi này hiện nay không còn được sử

- “Từ tình thái” (tình thái từ) có đầy đủ các đặc điểm của thán từ Tuy nhiên, vì khi sử

dụng cách gọi này, các tác giả gộp hoặc ngữ khí từ hoặc trợ từ vào cùng một nhóm

với than từ dé biéu thị ý nghĩa tình thái nên phạm vi sử dung của tình thái từ rộng hơn

so với than từ [1, 19].

- “Từ cảm than” hay “cam than từ” được coi là những từ chuyên về “biéu thị cảm xúccủa con người” [65, 66], “nó chỉ là dấu hiệu của một cảm xúc cảm tính hoặc lí tính”

[8] Trong nhóm các từ cảm thán (cảm thán từ) không bao gồm các từ được dùng để

gọi đáp, do vậy, phạm vi của từ cảm thán (cảm thán từ) hẹp hơn so với phạm vi của

thán từ.

- Về cách gọi là “từ cảm” hay “cảm từ”, tuy tên gọi có khác nhau, nhưng thông qua

cách miêu tả ý nghĩa khái quát và ý nghĩa chức năng của nhóm từ, có thể kết luận đặcđiểm của các nhóm từ được nhắc đến đa phần là đồng nhất với thán từ Nói cách khác,về bản chất, từ cảm (cảm từ) và thán từ là một loại, chỉ đơn thuần khác nhau về tên

c Chính vì những lý do trên, trong phạm vi nội dung luận án này, chúng tôi sử

dụng tên gọi “than từ” - cách gọi phổ biến nhất hiện nay trong cả tiếng Hán và tiếng

Việt, dé chỉ đối tượng nghiên cứu của luận án.

1.2.3 Nhận xét các quan niệm về than từ trong tiếng Hán và tiếng Việt

Trang 32

Các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc và Việt Nam cùng có nhiều quan điểm

tương đồng liên quan đến các nhận định chung về thán từ trong các ngôn ngữ Cụ thêlà, trong tiếng Hán, Mã Kiến Trung (1932) chỉ rõ: “Than tự (thán từ) dùng dé biểu thịnhững tình cảm bột phát ” [142, tr 383] Trương Nghị Sinh (2002) [185] định nghĩathán từ “là một kiểu từ loại đặc biệt, độc lập với kết cấu câu, chủ yếu dựa trên sự môtả âm thanh để biểu thi tình cảm tự thân của con người” Triệu Nguyên Nhiệm [85]cho rằng : “thán từ là những âm thanh dùng dé biểu thị cảm xúc trong khi giao tiếp”.

Đồng tình với các quan điểm này, Trần Vọng Dao [90] nhắn mạnh : “Than từ, là

những từ biểu thị cảm xúc, hoặc biéu thị sự vui sướng, hoặc biểu thị sự đau khổ, hoặc

biểu thị sự phẫn nộ, hoặc biểu thị sự ngạc nhiên”.

Trong tiếng Việt, các tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm

[42] định nghĩa tán thán từ (thán từ) “là tiếng dùng ‹ dé biểu diễn một cái cảm tình, một

sự xúc động rất mạnh đột nhiên mà phát ra” Nguyễn Tài Cần (1975) [6] nhận định

than từ “là lớp từ chuyên biểu đạt cảm xúc, lớp từ bộc lộ trực tiếp sự kích động trong

tình cảm của chủ quan người nói đứng trước hiện thực Lớp từ này không có trọng

lượng về mặt tư duy lí trí” Nguyễn Minh Thuyết (1986) khang định “Than từ chỉ xuấthiện trong một bối cảnh duy nhất — bối cảnh zero, có nghĩa là chúng không hè kết hợpvới một từ nào Thế nhưng than từ có thé làm thành một câu độc lập và đó là hình

thức tồn tại duy nhất của chúng Khác với những câu do thực từ làm thành, câu thantừ không thông bao điều gì mới mà chỉ biểu hiện tinh cảm, cảm xúc của người nói”

(74, tr 43] Cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân vănQuốc gia cũng chỉ rõ “thán từ là những từ nằm ngoài đoản ngữ, không có một mối

liên quan nào đối với tổ chức của đoản ngữ ” [76, tr 324 - 325).

Qua đó, có thé nhận thấy những quan điểm tương đồng về đặc điểm căn bản

của thán từ nói chung cũng như thán từ trong tiếng Hán và tiếng Việt nói riêng như

- Than từ là những từ dùng dé biểu đạt những tình cảm bột phát của con người;

- Thán từ là một kiểu từ loại đặc biệt, không mang ý nghĩa ngữ pháp và độc lập với

kết cấu câu;

- Thán từ có khả năng tạo thành một câu độc lập.

Tuy nhiên, khác với các quan điểm chung về thán từ, trong tiếng Hán và tiếng

Việt, ngoài các từ chuyên dùng dé biéu thị cảm xúc, các từ làm tín hiệu của những lờigọi đáp cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu ngữ pháp xếp vào nhóm thán từ.

Trong, tiếng Hán, Mã Kiến Trung [142] chỉ rõ: thán từ dùng đề biểu thị tình

cảm, dùng dé gọi hay đáp lời Các tác gia Hoàng Bá Vinh, Liêu Tự Đông nhận định:

“Than từ là những từ biểu thị cảm thán và gọi đáp [111, tr 29] Lưu Nguyệt Hoa cũngcho rang: “Than từ là những từ dùng để biểu đạt những cảm xúc mạnh mẽ hoặc dùnglàm lời gọi, lời đáp” [135, tr 439] Các tác giả khác như Dang San [192], Dương ThụThâm [171], Hoàng Hiểu Đông [1 12] cũng đồng tình với quan điểm này.

Với những nhận định tương tự như trong tiếng Hán, trong tiếngViệt, Cao Xuân Hạo [24] chia than từ thành hai loại: than từ biểu hiện cảm xúc va

thán từ gọi đáp Nguyễn Kim Than [71] khang định: “trong câu, than từ thường làm

thành phan đơn lập (lời cảm thán, lời gọi đáp) ” Cùng chung quan điểm này, còncó các tác giả Bùi Đức Tinh [75], Hữu Quynh [67] và các tác gia thuộc Trung tâmKHXH và Nhân văn Quốc gia [76]

Trang 33

Qua đó, có thể tổng hợp các đặc điểm cơ bản của thán từ tiếng Hán và thán từ

tiếng Việt như sau:- Về mặt ý nghĩa:

Là những từ dùng dé biểu thị cam xúc của người nói (người viết) hoặc mạnh,

hoặc đột nhiên, như vui mừng, sợ hãi, ngạc nhiên, thương yêu, căm giận, đau đớn,

kinh hãi, than van

Là những từ dùng để gọi đáp.

- Về mặt chức năng:

Than từ thường đứng một mình, không có quan hệ ngữ pháp với bat kì thành tố

nào xung quanh Nó không có chức năng tạo câu hay làm thành tố cú pháp.

Than từ có khả năng tạo thành một phát ngôn độc lập.- Về mặt hình thức :

Thán từ thường được coi như một câu đặc biệt, hoặc một thành phần biệt lập,

tách khỏi các yếu tố khác bằng dau cham than (!), dấu cham hỏi ( ?), dấu phảy (,),

hoặc dấu chấm lửng ( ).

1.3 Quan niệm của luận án về thán từ tiếng Hán

1.3.1 Quan niệm của luận án về than từ

Trong khuôn khổ của luận án nay, chúng tôi sử dụng khái niệm chung cho cả

thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng, Việt như sau:

- Thán từ là những từ dùng để biểu thị cảm xúc của con người (vui, buôn, tức giận,

phân nộ ), để hô gọi và đáp lại.

- Than từ không có moi quan hệ về mặt kết cấu với bat kì thành phan nào trong câu,

có thể độc lập tạo câu và cũng có thể tạo thành một ngữ độc lập.

- Thán từ thuộc nhóm từ loại đặc biệt, độc lập với thực từ và hư từ.1.3.2 Danh sách than từ trong tiễng Hán và tiếng Việt

1.3.2.1 So sánh danh sách than tu tiếng Hán giữa các tác giả

Đến nay, mac du các quan niệm về thán từ tiếng Hán đã tương đối thống nhất

nhưng vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau trong việc nhìn nhận va phân định

danh sách thán từ Trong cuôn Số tay hư từ tiếng Hán, Lý Hiểu Kỳ [126] đưa ra một

danh sách gồm 20 thán từ như sau (danh sách thứ nhất):

Bang 1.3: Bảng thong kê danh sách than từ trong Sổ tay hư từ tiếng Hán hiện đại

(Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, năm 2005)

STT Than tir | Phiên âm STT Than tir | Phiên âm

Trang 34

10 ny hai 20 es yo

Số lượng thán từ được liệt kê trong bảng trên ít hơn nhiều so với danh sách 51than từ được thông kê theo cuốn Tir điển hư từ tiếng Hán hiện đại của Chu Cảnh

Tùng [197] (danh sách thứ han).

Bang 1.4: Bang thong kê danh sách than từ trong Từ điển hư từ tiếng Hán hiện đại

(Nhà xuất bản Ngữ văn Trung Quốc, năm 2007)

STT Thán từ Phiên âm STT Thán từ Phiên âm

21 irs hai 47 I yi22 Way he 48 ney yo

23 nee héi 49 Al you

24 HP HỆ héngyo 50 HƑ vũ

25 wna hm 51 nes zha

26 ne hng

Cho đến thời điểm hiện tại, Từ điển tiếng Hán hiện dai [181] là một trong

những cuốn chỉ ra được số lượng thán từ tiếng Hán đầy đủ nhất, 63 thán từ (danh sách

Trang 35

17 HH FIM} duõ duõ 49 HE péi

Trang 36

30 | t§(giống Mf) hẽi 62 | IE yũ

31 II HỆ? (HỆ) héngyo 63 nes zha

32 | (he hẽng

Có thể thấy, tuy số lượng thán từ trong các sách công cụ có khác nhau, nhưng

có một số thán từ có mặt trong tất cả các danh sách như sau:

Bảng 1.6: Danh sách thán từ thông dụng trong tiếng Hán

STT Than tir Phién 4m STT Than tir Phién 4m1 Ifa a 11 me héi

2 Ip A 12 II hẽng

3 Ip a 13 lt ng

4 Ip a 14 ne ng

5 Wa ai 15 He ng

6 Was aiya 16 HEEL ö

7 mye ney aiyo 17 tt ò

ln}, còn ở danh sách thứ hai và thứ ba hình chữ tương ứng là My Hoặc cũng có trường

hợp hình chữ giống nhau nhưng cách ghi phiên âm lại không hoàn toàn giông nhau, ví

dụ than từ #X, trong danh sách thứ hai ghi phiên âm là [6/éi] còn danh sách thứ ba ghi

chú phát âm là [ế] Có một số thán từ có mặt ở danh sách này nhưng lại không có mặt

ở danh sách kia, ví dụ như các than từ ‘We HE, FƑ, ml, ml, te, NG, tk, "FE

1.3.2.2 Danh sách than từ tiếng Hán theo quan điểm của luận án

Căn cứ vào khái niệm thán từ được nêu ở phần 1.3.1, trên cơ sở tư liệu là các từ

điển hư từ, từ điển tiếng Hán đang được sử dụng phô biến và các tư liệu thực tế,

chúng tôi đưa vào đối tượng nghiên cứu danh sách gồm 56 thán từ tiếng Hán theo

bảng 1.7 sau đây Những trường hợp thán từ có một hình chữ nhưng có nhiều âm đọc

khác nhau hoặc âm đọc giống nhau nhưng có nhiều hình chữ khác nhau, chúng tôi sẽ

cân nhắc ghi chú thêm hình chữ và âm đọc hoặc lựa chọn hình chữ hoặc âm đọc thôngdụng hơn.

Trong một số nội dung nghiên cứu, luận án có thé dé cập đến các than từ tiếngHán cổ đại, hiện rất hiếm được sử dụng như MHMH, th, Awe, WEMF, hoặc các than

từ mới xuất hiện nhưng chỉ được sử dụng trong một số nhóm cá nhân nhất định như

EWE, HAUS và một số than từ dùng trong tiếng địa phương như lồ, Hf Tuy nhiên,với mục đích liệt kê một danh sách các than từ phổ thông, tương đối thông dụng trongtiếng Hán, nên chúng tôi không đưa những thán từ này vào trong danh sách Ngoài ra,

Trang 37

các than từ thường thấy trong bạch thoại thời kì đầu như I, WK, ", cũng không

được liệt kê trong danh sách này ;

Bang 1.7 : Danh sách than từ tiếng Hán sử dụng trong luận án

BL, AEA ERK SIE

Cha, mùa mang năm nay tot that!2 | my (H) lá bị? 1x] I Bi Se AB EOF ?

(giống Hả? Rốt cuộc ngày mai mày có đi không hả

p me (We) lãi lý! ERAS BI ASE

O, thực là chuyện chang ngờ.WEL PREZ BEIK A HEME !

O kia! Sao anh lại có thé nói như vậy!

WM, RBA SINE, fRII KARATE MT?

Nay, tớ có một cách, các cậu xem có được

6 WC alya I8! IIIA A KF !

Cha, qua dưa to thế!

II, PREZ RIK Ze AME !

Trời, sao anh đến muộn thế!

IÈ, PRB ZD The PY AY HE!

Trời ơi, anh nói bon bớt một chút di!

7 me ney aiyo me! Broa f›

Ay chết! Da mười hai giờ rồi.I1! JRHEL-ƒ |

Ôi! Tớ đau bụng quá!

Trang 38

U, tôi biết rồi.

WR, {7M RIE?Oi, có cách gì không?

WE, AN EIA FEIN

Ay, khéng phai thé

We, TERT ARE AB A it

Ay, không được nói thé.

10. ME, WHT ILA, FELLER IR f›

Dao, 6m may hom, nhỡ mat cả công việc

We, LEAF BRE WA.

Ôi, cả một bộ sách hay thế mà đánh mắt haiquyên rồi.

Oi dào, biệt thê này thi tôi đã chăng di.12. Hỹ, AR AICHE ƒ tý?

Hả, đô đạc thu dọn xong rôi chứ?

(ARTA STE BLUR, HH?

Ta hai ngày nay không trông thây mày, hả?

13.Ne(ou > PRIBFELK HA Mil |

3 anh còn ở day a!

We, Halles Sir pe.

Này, đừng quên mang chìa khóa day.

Trang 39

21. lữ! (WEAR IX TRF

Sao anh ay lại ôm đên mức thé này.

HE, KPA TAI Ai.

Đáng ra lúc đầu tôi không nên làm như thé.

Ht, sao lại như vậy được.

Này, Trương ơi, mau đi thôi!

Hệ, AAAI AEP HB Las FY SEE MT |

Cha, máy móc chúng ta sản xuất cũng kha daychứ!

Im, Rey!Dw?

O, tuyết roi rôi!

26.héngyo Tiếng hò tập thé khi làm việc nặng.

Đô ta.

27.hẽng (Dùng trong sách vở) biéu thị sự ngăn cam

28.hm Wik» ARIE Wi] FEE

Hu, mày còn quây ha!ik, Uo te ƒ J?

Ha, mày lừa được tao?

29.hng I#, UM ABE |Xi, mày tin nd!

30.hudWE, JOR URTEIR JL!

O, thì ra anh ở đây!

Hử, cái gì?

32. HỆ, 4JÈÃIjl ƒ.Vâng, tôi biệt rồi.

, sao bút máy lại không ra mực thé nay?©

Trang 40

WE, UREA IIE?

O, hóa ra là anh ta.

O, anh ay cũng đền tham gia cuộc hop của chúng

Ht! Sao may lai làm cái việc ich ky hại nhân ay.

45.wal "FE, (KEEFE IL?Nay, anh sông ở đâu?

wél me, VS EMBJL2š?

Này, cậu di đâu đấy?

IR, PRAY Sl ƒ.

Này, khăn quang của anh roi roi.

Hỡi ôi thương thay.

48. We, MB, CAR PG PR tH fe Mb 2

Xi, cái loại đây mà may cũng tin 4?

Ngày đăng: 05/06/2024, 16:01

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN