1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Chuyển di từ vựng trong văn bản học thuật tiếng Anh của học viên sau đại học người Việt

274 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển Di Từ Vựng Trong Văn Bản Học Thuật Tiếng Anh Của Học Viên Sau Đại Học Người Việt
Tác giả Nguyễn Diệu Linh
Người hướng dẫn PGS. TS. Lâm Quang Đặng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 274
Dung lượng 67,46 MB

Nội dung

137 Biéu đồ 2.15: Khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cố định giữa danh từ với giới từ trong các luận văn cao hoc ở trường Đại học Hà Nội.... 202 Biểu đồ 3.18: Khảo sát hiện t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN DIEU LINH

LUẬN ÁN TIEN SĨ NGÔN NGỮ HOC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN DIỆU LINH

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 62 22 02 40LUẬN ÁN TIEN SĨ NGÔN NGỮ HOC

CHỦ TỊCH HỘI DONG NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC

PGS TS NGUYÊN HỎNG CÔN PGS TS LÂM QUANG ĐÔNG

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi tự thực hiện Các sô liệu, kêt quả nghiên cứu được nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được bât cứ tác giả nào công bô trong các công trình nghiên cứu khoa học khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Diệu Linh

Trang 4

Suốt trong quá trình thực hiện đề tài luận án, tôi cũng luôn nhận được nhiều

sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thê lãnh đạo, các Thầy Cô, các nhà khoa học, cán

bộ, giảng viên, chuyên viên của Khoa Ngôn ngữ học, Phòng Sau Đại học —

Trường Đại học KHXH&NV — DHQGHN Tôi rat trân trọng và xin gửi tới tat cảcác Thầy Cô lời cảm ơn chân thành của mình về những sự giúp đỡ này

Tôi xm trân trọng gửi lời cảm ơn tới các đồng chí, đồng nghiệp tại Học việnCảnh sát nhân dân, đặc biệt là các lãnh đạo khoa, lãnh đạo tô và đồng nghiệp tại Khoa Ngoại ngữ — Học viện Cảnh sát nhân dân vì luôn tạo điều kiện giúp đỡ, động viên dé tôi có thé hoàn thành tốt luận án nghiên cứu của mình.

Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè, người thân trong gia đình, nhất là bố mẹ hai bên gia đình, chồng và hai con của tôi,

những người luôn bên tôi, động viên và chia sẻ mọi khó khăn cùng tôi, tạo

điều kiện cả về mặt vật chất lẫn tinh thần dé giúp tôi vượt qua mọi trở ngại dé

có thê hoàn thành tốt nghiên cứu này

Tôi xin trân trọng cảm ơn về tất cả mọi sự giúp đỡ quý báu này

Tác giả luận án

Nguyễn Diệu Linh

Trang 5

2 Đối tượng và phạm vi nghiên COU -22+++t22E2222ccerrrrrrre 13

3 Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu - - - - + s=s5s>s+s+x+xzxss+ 14

4 Tư liệu và phương pháp nghiên CỨU +++++++++x+++z+xezezezzezezezxsse 15

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài -222ccccetccccvvveceerrree 24

6 Cấu trúc của luận án - + +++++SEE+++EEEEEEEEEEEEEEEE1111271111211122721xe.r 25

Chương 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA LUẬN ÁN 2 S22 E21122112112211211 11121111 cre 26

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về chuyền di từ vựng 26

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thé giới -c+++22E2vccccczzee 26

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam -ccccccc+zrzrrr 32

1.2 Xác định khoảng trống nghiên cứu ¿¿©2z++22E2+eeetrrrrseed 36

1.3 Cơ sở lý luận của luận án - - ¿+5 +x+k+k+kekexexeksrerrrrrkrkeerrree 37

1.3.1 Giao thoa ngôn ngữ (language interference) và chuyển di ngôn ngữ

{u40 14s0¡r;¡ 52007117777 37

1.3.2 Khái quát về kết hợp từ có định (collocation) - 541.3.3 Khái nệm về văn bản jeans 63 1.4 Tiểu kết chương Ï -©V222222++22EEEE12222222221111122222201112 re 64 Chương 2: CHUYEN DI TỪ VỰNG TRONG KET HỢP TỪ CÓ ĐỊNH

GIỮA THỰC TỪ VỚI GIỚI 'TÙỪ - 2 2+<+EE+EEeEEerEerEezrezreereee 66

Trang 6

2.1 Khái quát về hiện tượng chuyên di từ vựng trong kết hợp từ cố định giữa

009102834101 ee eee eee 67

2.1.1 Chuyên di từ vựng trong kết hợp từ cô định giữa danh từ với giới từ.702.1.2 Chuyên di từ vựng trong kết hợp từ cô định giữa động từ với giới từ.952.1.3 Chuyên di từ vựng trong kết hợp từ cô định giữa tính từ với

từ trong từng cơ sở dao tạo được nghiên CỨU 5-5-55+s+x+x+xexsxersrxee 127

2.3.1 Sự chuyên di từ vựng trong kết hợp từ cố định giữa thực từ với giới từ

trong các luận văn thu thập được từ trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học

Quốc gia Hà Nội 2222+£22EEEEEE22+E2EEE1111121172272111122.2221111.eecee 1272.3.2 Sự chuyên di từ vựng trong kết hợp từ cô định giữa thực từ với giới từ

trong các luận văn thu thập được từ trường Dai học Mở Hà Nội 132

2.3.3 Sự chuyên di từ vựng trong kết hợp từ có định giữa thực từ với giới từ

trong các luận văn thu thập được từ trường Dai học Hà Nội 136

2.3.4 Sự chuyên di từ vựng trong kết hợp từ cố định giữa thực từ với giới từ

trong các luận văn thu thập được từ Học viện Khoa học Quân sự 141

2.4 Tidu ‹ 000 7778 n6 147Chương 3: CHUYỂN DI TỪ VỰNG TRONG KET HỢP TỪ CÓ ĐỊNH GIỮA THỰC TỪ VỚI THỰC TỪ - 2 2+ s+EE+Ex+rErErEezrezrxee 150

3.1 Khái quát về hiện tượng chuyên di từ vựng trong kết hợp từ cố định giữa

thure tir J01n1n1 nn 151

3.1.1 Chuyên di từ vung trong kết hop từ cố định giữa động từ với

Trang 7

3.1.2 Chuyên di từ vựng trong kết hợp từ cố định giữa động từ với

từ trong từng cơ sở đào tạo được nghiên CỨU - - s5 + s+xexsxsrexsrse 190

3.3.1 Chuyển di từ vựng trong kết hợp từ cô định giữa thực từ với thực từ

trong các luận văn thu thập được từ trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học

Quốc gia Hà Nội - 22¿2+£22EEEEEEE2E1222E1111122122272111122.2221111Xecee 1903.3.2 Chuyên di từ vựng trong kết hợp từ cô định giữa thực từ với thực từ

trong các luận văn thu thập được từ trường Dai học Mo Hà Nội 197

3.3.3 Chuyên di từ vựng trong kết hop từ cô định giữa thực từ với thực từ

trong các luận văn thu thập được từ trường Dai học Hà Nội 204

3.3.4 Chuyên di từ vựng trong kết hợp từ cố định giữa thực từ với thực từ

trong các luận văn thu thập được từ trường Học viện Khoa học Quân sự 211

3.4 Tiểu kết chương 3 c2¿+22EEEE222+++2EEEEEE1E222122271111122222211111 re 218 KET LUẬN ¿- 2 SE 3T EE1211 1111111011211 11 11111111 11x xo 223

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN

DEN LUẬN ÁN - St tt T11 111 1121101121111 10g grrey 228

TÀI LIEU THAM KHAO 2£ 2222 SE SEEEEEEEEEEEtEEkrrrkrrrkerred 229

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIET TAT

VÀ MỘT SÓ QUY ƯỚC TRONG LUẬN ÁN

1 Ký hiệu và chữ viết tắt

BNC: kho ngữ liệu tiếng Anh (The British National Corpus)

DT: danh từ DT: động từ GT: giới từ

KHTCD: kết hợp từ cố địnhLTH: mã số các luận văn thạc sĩ được thu thập làm dữ liệu nghiên cứu

T: sự tường minh ngữ nghĩa (semantic transparency) Tr.T: trạng từ

TT: tính từ

2 Quy ước trình bày

Các luận văn thu thập đề làm nguồn tư liệu nghiên cứu cho luận ánđược đánh thứ tự mã hóa lần lượt từ LTH1 đến LTH67 Danh sách đầy đủ cácluận văn này được cung cấp trong Phụ lục 2.

Trang 9

DANH MỤC BANGBảng 1.1: Các khía cạnh gây ra chuyền di [Jarvis và Pavlenko, 2008) 41Bang 1.2: Phan loai chuyén di từ vung [Ringbom, 1987] 44Bảng 2.1: Kết quả khảo sát kết hợp từ cô định giữa thực từ với giới từ 68Bang 2.2: Kết quả khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ có định

giữa thực tỪ VỚI ØlỚI ẨỪ - SG ng rưy 68

Bang 2.3: Kết quả khảo sát kết hợp từ cố định giữa danh từ với giới từ 71Bảng 2.4: Kết quả khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ cố định

giữa danh ttl VỚI ØlỚI VÙY G <1 vn ng nưy 71

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát kết hợp từ cô định giữa động từ với giới từ 95Bảng 2.6: Kết quả khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ cô định

giữa động tly VỚI ØlỚI TỪ - Ăn HH HH ng n Hưệt 96

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát kết hợp từ có định giữa tính từ với giới từ 108Bảng 2.8: Kết quả khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ cô định

giữa tính tly VỚI ØIỚI TỪ G1119 ng ngư, 108

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát kết hợp từ có định giữa thực từ với thực từ 150 Bang 3.2: Kết quả khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ cô định

giữa thực từ với thỰC TừY - -ó- «1n ng ng ngờ 151

Bang 3.3 Kết qua khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cố định

giữa thực từ với thực từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Đại học

Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội) S-cssSssesereesee 190Bang 3.4 Kết quả khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cô định

giữa thực từ với thực từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Đại học Mở s80) 17 197

Bang 3.5 Kết quả khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cố định

giữa thực từ với thực từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Đại học

Bảng 3.6 Kết quả khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ có định

giữa thực từ với thực từ (trong các luận văn thạc sĩ ở Học viện Khoa j9e69)1i0300005757 5a 211

Trang 10

DANH MỤC BIEU DOBiểu đồ 2.1 : Kết quả khảo sát hiện tượng chuyền di trong các nhóm kết hợp từ cô

định giữa thực từ VỚI BIỚI VỪ - - + 5+ St vn 69

Biéu đồ 2.2: So sánh hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cố định giữa các nhóm

thực CU VỚI IỚI TỪ - - << St 11 1T TT TT ng ng nrkp 70

Biéu đồ 2.3: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ cố định giữa danh từ

Biéu đồ 2.6: Khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ có định giữa thực từ

VỚI giới từ (trong các luận văn cao học của học viên trường Đại học Ngoại ngữ

-Đại học Quốc gia Hà NOI) scssssssessssssssssseessecssssssseesssessssssseeseseessssseeeeseeessssseeseeeeesssnee 128Biéu đồ 2.7: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ cố định giữa động từ

với giới từ (trong các luận văn cao học ở trường Đại học Ngoại ngữ - Dai hoc

Quốc gia Hà Nộii) 222222 22EEEEEE222122221111121122271111111222101111 Xe 129Biểu đồ 2.8: Khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cô định giữa danh từ

với giới từ (trong các luận văn cao học ở trường Dai học Ngoại ngữ - Dai học

003 80:0))08 7 130Biéu đồ 2.9: Khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cố định giữa tính từ

với giới từ (trong các luận văn cao học ở trường Dai học Ngoại ngữ - Đại học

Quốc gia Hà Nộii) -2222¿£22EEEEEEE2+E22EE21111211222711111112221011111 Xe 131 Biéu đồ 2.10: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ có định giữa thực từ

với giới từ (trong các luận văn cao học ở trường Dai học Mở Hà Nội) 132

Biểu đồ 2.11: Khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cố định giữa động

từ với giới từ (trong các luận văn cao học ở trường Dai học Mở Hà Nội) 133

6

Trang 11

Biểu đồ 2.12: Khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ có định giữa danh từ

với giới từ (trong các luận văn cao hoc ở trường Dai học Mở Hà Nội) 134

Biéu đồ 2.13: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ có định giữa tinh từ

với giới từ (trong các luận văn cao học ở trường Dai học Mở Hà Nội) 135

Biéu đồ 2.14: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ có định giữa thực từ

VỚI giới từ (trong các luận văn cao học ở trường Đại học Hà Nội) 137

Biéu đồ 2.15: Khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cố định giữa danh từ

với giới từ (trong các luận văn cao hoc ở trường Đại học Hà Nội) 138

Biểu đồ 2.16: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ cố định giữa động

từ với giới từ (trong các luận văn cao học ở trường Dai học Hà Nội) 139

Biểu đồ 2.17: Khao sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ có định giữa tinh từ

với giới từ (trong các luận văn cao học ở trường Dai học Hà Nội) 140

Biéu đồ 2.18: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ có định giữa thực từ

với giới từ (trong các luận văn cao học ở Học viện Khoa học Quân sự) 141

Biéu đồ 2.19: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ có định giữa động từ

với giới từ (trong các luận văn cao học ở Học viện Khoa học Quân sự) 142

Biểu đồ 2.20: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ cố định giữa danh từ

với giới từ (trong các luận văn cao học ở Học viện Khoa học Quân sự) 143

Biểu đồ 2.21: Khao sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ có định giữa tinh từ

với giới từ (trong các luận văn cao học ở Học viện Khoa học Quân sự) 145

Biéu đồ 3.1: Khảo sát kết hợp từ có định giữa thực từ với thực từ 152Biéu đồ 3.2: Khao sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ có định giữa động từ

Trang 12

Biéu đồ 3.5: Khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cô định giữa tính từ

Biéu đồ 3.7: Khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hop từ có định giữa thực từ

với thực từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học

Quốc gia Hà Nộii) 22222 22EE222212211111122111111222111111201111 01111 21.011 191Biéu đồ 3.8: Khao sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ có định giữa động từ

với danh từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học

Quốc gia Hà Nội ©2222222£22EEEEEEE221222211111211222711111112221011111 Xe 192 Biểu đồ 3.9: Khao sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ có định giữa động từ

với trạng từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học

Quốc gia Hà Nội 2 -©22222222EEE22212211111122111112271111112111111.22011111 21.0111 193Biéu đồ 3.10: Khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cố định giữa trạng

từ với động từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học

Quốc gia Hà Nội -©222222222922EEEE22222122221111121122771111111222101111 Xe 194 Biểu đồ 3.11: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ cé định giữa tinh từ

với danh từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học

Quốc gia Hà Nội ©222222222£222EEEE2152222222111112122771111121222101111E xe 195Biểu đồ 3.12: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ có định giữa trang

từ với tính từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học

Quốc gia Hà Nội -2222+222EEEE2EE21122221111111222271111111.2227111111 Xe 196 Biéu đồ 3.13: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ có định giữa thực từ

với thực từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Dai học Mở Hà Nội) 198

Biểu đồ 3.14: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ có định giữa động từ

với danh từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Dai học Mở Hà Nội) 199

Trang 13

Biểu đồ 3.15: Khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cé định giữa động từ

với trạng từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Dai học Mở Hà Nội) 200

Biểu đồ 3.16: Khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cô định giữa trạng

từ với động từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Dai học Mo Hà Nội) 201

Biéu đồ 3.17: Khao sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ cô định giữa tinh từ

với danh từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Dai hoc Mở Hà Nội) 202

Biểu đồ 3.18: Khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cố định giữa trạng

từ với tinh từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Đại học Mở Hà Nội) 203

Biểu đồ 3.19: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ cố định giữa thực từ

với thực từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Dai học Hà Nội) 205

Biểu đồ 3.20: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ có định giữa động từ

với danh từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Dai học Hà Nội) 206

Biéu đồ 3.21: Khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cô định giữa động từ

với trạng từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Dai học Hà Nội) 207

Biéu đồ 3.22: Khao sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cố định giữa trạng

từ với động từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Dai hoc Hà Nội) 208

Biểu đồ 3.23: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ có định giữa tinh từ

với danh từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Dai học Hà Nội) 209

Biểu đồ 3.24: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ cô định giữa trang

từ với tính từ (trong các luận văn thạc sĩ ở trường Đại học Hà Nội) 210

Biéu đồ 3.25: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ có định giữa thực từ

với thực từ (trong các luận văn thạc si ở Học viện Khoa học Quân sự) 212

Biéu đồ 3.26: Khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cô định giữa động từ

với danh từ (trong các luận văn thạc sĩ ở Học viện Khoa học Quân sự) 213

Biểu đồ 3.27: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ có định giữa động từ

với trạng từ (trong các luận văn thạc si ở Học viện Khoa học Quân sự) 214

Trang 14

Biểu đồ 3.28: Khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cố định giữa trạng

từ với động từ (trong các luận văn thạc si ở Học viện Khoa học Quân sự) 215

Biéu đồ 3.29: Khảo sát hiện tượng chuyền di trong kết hợp từ cô định giữa tinh từ

với danh từ (trong các luận văn thạc si ở Học viện Khoa học Quân sự) 216

Biểu đồ 3.30: Khảo sát hiện tượng chuyên di trong kết hợp từ cố định giữa trạng

từ với tinh từ (trong các luận văn thạc si ở Học viện Khoa học Quân sự) 217

10

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong dạy và học ngoại ngữ, một trong những hiện tượng được các nhà

nghiên cứu chú trọng đến từ lâu là chuyển di ngôn ngữ Khi người học sử dụngmột thứ tiếng khác với tiếng mẹ đẻ của mình đề thể hiện tư tưởng, ý kiến, văn hóa, v.v , hiện tượng chuyên di từ ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ, gọi tắt là L1) sang ngôn ngữ thứ hai hoặc ngoại ngữ (gọi tắt là L2) thường xảy ra Đây là một hiệntượng không thể tránh khỏi trong quá trình học ngoại ngữ và là một đặc điểmquan trọng trong quá trình thụ đắc ngoại ngữ Nhiều nhà ngôn ngữ học đã đi sâuvào nghiên cứu vấn đề này như Corder (1967), Faerch và Kasper (1987), Odlin(1989), Ellis (1994) Các công trình nghiên cứu cho thay cách sử dụng ngôn ngữ thứ hai/ngoại ngữ của người đang học có nhiều điểm khác với cách người bản ngữdùng ngôn ngữ đó Cái “phiên bản” ngôn ngữ của người học này luôn luôn biếnđổi theo hướng tiệm cận tới ngôn ngữ đích (ngôn ngữ đang được học, hay L2, nhưtrên đã nói), xa rời dần tiếng mẹ đẻ, hay ngôn ngữ thứ nhất (L1), tức là dần dần bớt đi ảnh hưởng của L1, bớt đi những từ ngữ, cấu trúc trực dich từ LI mà tựnhiên hơn, gần với cách nói của người bản ngữ L2 hơn “Phiên bản” ngôn ngữ đó

được gọi là ngôn ngữ trung gian (interlanguage).

Tuy nhiên, khi người học đã đạt được trình độ thông thạo/năng lực L2

bậc cao, tần suất sử dụng L2 thường xuyên, hàng ngày trong nhiều công việc,hoạt động khác nhau, ở các bối cảnh khác nhau thì có xảy ra hiện tượng chuyển di không? Những chuyên di đó có trở thành đặc điểm có hữu, thậm chí trở thành “cố tật” (trong tiếng Anh gọi là ‘hoa thạch — fossilization’), hay

không? Câu trả lời là có.

Giống như nhiều nước khác trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, ởViệt Nam, tiếng Anh cũng đã được sử dụng phổ biến mấy thập ky qua, đặc

11

Trang 16

biệt là trong bối cảnh đồi mới và hội nhập quốc tế của đất nước cũng như quá trình thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thong giáo duc quécdân”, gọi tat là Dé án Ngoại ngữ Quốc gia, từ năm 2008 tới nay Do đó, cácnhà nghiên cứu trong nước cũng rất quan tâm đến ảnh hưởng của tiếng Việt(L1) đến tiếng Anh (L2) trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ của người học Tuynhiên, chuyên di ngôn ngữ nói chung và chuyên di từ vựng nói riêng là mộtlĩnh vực khó, và có rất ít các nghiên cứu trong nước đề cập riêng và sâu vềhiện tượng này ở những người Việt đã và đang sử dụng tiếng Anh thuần thục,thường xuyên để có thể xác định những đặc điểm riêng biệt trong cách sửdụng tiếng Anh của người VIỆt.

Việc xác định được cách ngôn ngữ chuyền di cũng là cách xác định trở ngại

dé vượt qua và sẽ góp phần giúp người học Việt Nam học Tiếng Anh hiệu quahơn, giúp cho người học hiểu sâu hơn về quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất vàngôn ngữ thứ hai và vai trò của tiếng mẹ đẻ trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ,đồng thời đóng góp cho tông quan nghiên cứu vốn đang còn rất ít ở Việt Nam Vì thé, đề tài “Chuyên di từ vựng trong văn bản học thuật tiếng Anh của học viên

Sau đại học người Việt” đã được thực hiện Học viên Sau đại học người Việt

là những người đã đạt được trình độ thông thạo/năng lực tiếng Anh (L2) bậc cao, tần suất sử dụng tiếng Anh thường xuyên, hàng ngày trong nhiều côngviệc, hoạt động khác nhau, ở các bối cảnh khác nhau Điều này được thé hiệnrất rõ trên các văn ban học thuật như luận văn thạc sĩ Dé viết được các vănbản này, người viết phải đạt được trình độ tương đối cao về năng lực ngoạingữ (ít nhất là bậc 4/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho

Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 24 tháng 01 năm 2014,

viết tắt là KNLNN) Người viết đã trải qua một quá trình lâu dài để học tập và tích lũy ngôn ngữ Do đó, cách sử dụng tiếng Anh của họ sẽ có tính bền vững,

có thé phan ánh được đặc trưng sử dụng tiếng Anh của người Việt Từ đó,

12

Trang 17

luận án bước đầu khái quát hướng sử dụng ngôn ngữ của người Việt, góp phần tìm ra đặc trưng riêng biệt của tiếng Anh do người Việt đã đạt trình độnăng lực tiếng Anh bậc cao sử dụng.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứuNhư tên đề tài đã nêu rõ, đối tượng nghiên cứu và khảo sát của luận án là

sự chuyên di từ vựng trong văn bản học thuật tiếng Anh của học viên Sau đại

học người Việt.

Tuy nhiên, do từ vựng là một lĩnh vực lớn nên phạm vi nghiên cứu của

luận án tập trung vào phân tích chuyển di từ vựng trong các kết hợp từ cô định trong một số luận văn thạc sĩ viết bằng tiếng Anh được thu thập từ các trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Hà

Nội, Trường Đại học Mở Hà Nội, Học viện Khoa học Quân sự và Học viện Khoa học Xã hội Các luận văn được thu thập từ các cơ sở trên vì đây là năm

trong số những cơ sở dao tạo uy tín, lâu năm và có rất nhiều kinh nghiệmtrong việc đảo tạo học viên sau đại học Ngoài ra, ngữ liệu và kết quả phântích thu được từ các cơ sở đảo tạo trên được sử dụng dé phuc vu cho muc dichnghiên cứu của luận án nay Đồng thời, đó cũng là nguồn tài liệu cho những nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi Trong đó, có 23 luận văn được thu thập từ trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, 21 luận văn từ trường

Đại học Mở Hà Nội, 16 luận văn từ trường Đại học Hà Nội, 6 luận văn từ Học

viện Khoa học Quân sự và 01 luận văn từ Học viện Khoa học Xã hội Cụ thé,luận án di sâu nghiên cứu hiện tượng chuyên di xảy ra trong các cụm từ cốđịnh chứa thực từ với giới từ (kết hợp từ giữa danh từ, tính từ, động từ vớimột số giới từ nhất định) và thực từ với thực từ (5 trường hợp cụ thê là: động

từ với danh từ, động từ với trạng từ, trạng từ với động từ, tính từ với danh từ, trạng từ với tính từ).

13

Trang 18

3 Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện nham đạt được các mục dich sau đây:

(1) Góp phần làm sáng tỏ đặc điểm về cách dùng từ trong các văn bảnhọc thuật tiếng Anh của học viên Sau đại học người Việt là đối tượng sử dụngthành thạo tiếng Anh

(2) Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về thực trạng chuyên di đó,luận án làm rõ thêm bản chất của hiện tượng chuyền di từ vựng nói chung vàchuyền di từ vựng từ tiếng Việt sang tiếng Anh nói riêng.

3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu nói trên, chúng tôi đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu chính sau đây:

1 Hiện tượng chuyên di từ vựng xảy ra trong cách sử dụng kết hợp từ côđịnh tiếng Anh của học viên Sau đại học người Việt như thế nào?

2 Nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng đó là gì?

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được những mục đích trên, nghiên cứu đặt ra các nhiệm vụ sau:

(1) Hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến chuyền di ngôn ngữ Xác định khung lý thuyết có liên quan đến khía cạnh ngữ nghĩa mà luận án nghiên cứu(kết hợp từ cô định);

(2) Xác định các căn cứ ngữ nghĩa và tương đồng ngữ nghĩa trên cơ sở

so sánh đối chiếu các yếu tố liên quan giữa tiếng Anh và tiếng Việt;

(3) Khảo sát, tong hợp, phân loại các hiện tượng chuyền di thường xảy ra

trong luận văn của các học viên cao học Việt Nam Phân tích nguyên nhân

gây ra các hiện tượng này trên cơ sở những khác biệt và tương đồng giữa hai

ngôn ngữ.

14

Trang 19

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Tư liệu nghiên cứu

Dé tiến hành nghiên cứu này, chúng tôi thu thập tư liệu từ 67 luận văncao học viết băng tiếng Anh do học viên người Việt viết Theo chuân đầu

ra của các chương trình dao tạo thạc sĩ bằng tiếng Anh ở Việt Nam, các họcviên phải đạt trình độ tiếng Anh tương đương bậc 4/6 theo KNLNN Các

luận văn này do các học viên Sau đại học chuyên ngành Ngôn ngữ và

chuyên ngành Phương pháp giảng dạy tiếng Anh tại các trường Đại họcNgoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Hà Nội, Đại học Mở Hà Nội, Học viện Khoa học Quân sự và Học viện Khoa học xã hội viết, đã được bảo vệ thành công từ năm 2015 đến năm 2020, hiện được lưu trữ và

có thể tìm thấy trong hệ thống thư viện của các trường Do đó, các luận vănnày đảm bảo tác giả đã đạt trình độ 4/6 theo KNLNN Các câu dịch từ tiếngViệt sang tiếng Anh và ngữ nghĩa của các kết hợp từ cố định trong luận ánnày được tác giả luận án dịch và được một số chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ và dịch thuật kiểm chứng lại.

4.2 Các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp phân tích khối liệuPhương pháp này được sử dụng thông qua phần mềm Antconc_64bit vàTagAnt_64bit dé tìm kiếm, nhận diện các kết hợp từ có định giữa thực từ với

giới từ (danh từ với giới từ, động từ với giới từ, tính từ với giới từ) và giữa thực từ với thực từ (động từ với danh từ, động từ với trạng từ, trạng từ với động từ, tính từ với danh từ, trạng từ với tính từ) từ kho ngữ liệu văn bản Các

văn bản được đưa vào phần mềm TagAnt_ 64bit dé mã hóa, sau đó sẽ được đưa vào phần mềm Antconc_64bit để kiểm kê các tổ hợp từ Từ kết qua thu được, các kết hợp từ cô định đó sẽ được phân loại và phân tích.

15

Trang 20

4.2.2 Phương pháp miêu tả

Luận án sử dụng phương pháp này để phân tích cấu trúc, ngữ nghĩa củacác kết hợp từ có định dé xác định mức độ đúng sai và nguyên nhân dẫn đếncác cách sử dụng trong các kết hợp từ cố định Một số thủ pháp được áp dụng

dé thực hiện luận án gồm có thủ pháp phân tích ngữ cảnh, thủ pháp phân bó,thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp, thủ pháp phân tích nghĩa tó

4.2.3 Phương pháp phân tích lỗi

Phương pháp này được sử dụng để phân tích các lỗi mà người sử dụng

mắc phải trong quá trình sử dụng các kết hợp từ.

Chúng tôi xác định lỗi qua so sánh với từ điển và dựa trên khung lý

thuyết của một số tác giả như các nghiên cứu về lỗi của Corder (1967) cũng

sử dụng được so với các kết hợp từ trong tiếng Anh chuẩn Một số phươngthức đối chiếu được sử dụng trong luận án là phương thức đồng nhat/ khubiệt cấu trúc, phương thức đồng nhất/ khu biệt phong cách, phương thứcđồng nhất/ khu biệt phát triển

4.2.5 Thủ pháp thống kêThủ pháp này được sử dụng dé thống kê các trường hợp chuyền di từ vung

và các kết hợp từ có định mà người viết hay gặp phải, qua đó chỉ ra được mức độ

phô biên qua sô lân, tân suât xuât hiện của các hiện tượng chuyên di đó Cụ thê,

16

Trang 21

trong luận án này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thống kê số liệu từ các luậnvăn thạc sĩ viết bằng tiếng Anh do các học viên Sau đại học người Việt ở các cơ

sở đào tạo nói trên viết Sau khi thu thập được, chúng tôi mã hóa các luận văn rồiđưa vào phần mềm Ant-conc và dựa trên tiêu chí phân loại kết hợp từ cỗ địnhcủa Lewis (2000) dé thống kê các kết hợp từ có định Tiếp theo, chúng tôi sửdụng kho dữ liệu BNC và từ điển Oxford Collocations Dictionary để xác địnhxem các kết hợp từ cô định tìm thấy trong các luận văn là đúng hay sai Dé xácđịnh lỗi của một kết hợp từ có định, chúng tôi dựa vào các tiêu chí do Nesselhauf (2005) đề xuất Nếu một kết hợp xuất hiện ít nhất 5 lần trong các văn bản khác nhau trong BNC và xuất hiện trong từ điển Oxford Collocations Dictionary thì

đó là một kết hợp đúng Ngược lại, nếu một kết hợp xuất hiện ít hơn 5 lần trongkho BNC và không xuất hiện trong từ điển Oxford Collocations Dictionary thì

đó là một kết hợp sai Tuy nhiên, Nesselhauf lại không đề cập tới trường hợp cáckết hợp xuất hiện hơn 5 lần trong kho BNC nhưng không có trong từ điển kếthợp từ hoặc ngược lại Chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này trong các phần thảoluận một số trường hợp cụ thé.

4.3 Cơ sở, công cụ và quy trình thu thập xử lý ngữ liệu

4.3.1 Cơ sở và công cụ thu thập số liệuLuận án đã dựa vào (a) kho ngữ liệu BNC; (b) từ điển OxfordCollocations Dictionary; (c) tu dién Oxford Learner’s Thesaurus; (d) từ diénAnh-Viét dé xác định cơ sở dữ liệu: sử dụng (đ) phần mềm Antconc dé xử lý

dữ liệu và (e) các bài kiểm tra (Tests) dé thu thập số liệu.

4.3.1.1 Cơ sở dit liệu (a) Kho ngữ liệu BNC

Bên cạnh COCA là kho ngữ liệu tiếng Anh-Mỹ đương đại, BNC là khongữ liệu tiếng Anh-Anh hiện đại cũng rất phố biến Khoảng 90% từ trong khongữ liệu BNC được thu thập từ các văn bản viết như các bài báo hoặc các tài

17

Trang 22

liệu học thuật, v.v , 10% còn lại được thu thập từ các văn bản nói trong văn cảnh trang trọng và không trang trọng.

Kho ngữ liệu này giúp chúng tôi biết được tần suất sử dụng các từ, cụm

từ, cấu trúc ngữ pháp trong các văn cảnh và văn phong khác nhau Từ đó,chúng tôi đối chiếu và nhận diện xem từ vựng được sử dụng trong các văn cảnh hay các kết hợp trong các luận văn đã chính xác chưa.

(b) Từ điển kết hop từ cô định Oxford Collocation Dictionary

Từ điển kết hợp từ cố định Oxford Collocation Dictionary được xâydựng dựa trên kho ngữ liệu OEC (Oxford English Corpus) và cuốn từ điểnnày cũng đã được các chuyên gia ngôn ngữ Anh thẩm định Kho ngữ liệu OEC bao gồm nhiều thể loại đa dạng và chỉ giới hạn cho một SỐ nghiên cứuviên sử dụng Do đó, chúng tôi đã lựa chon Từ điển kết hợp từ có định OxfordCollocation Dictionary dé gián tiếp đối chiếu với kho ngữ liệu này.

(c) Từ dién từ đồng nghĩa, trái nghĩa Oxford Learner’s ThesaurusCuốn từ điển này tập trung vào việc phân loại, giải nghĩa và hướng dẫncách sử dụng của các dãy từ đồng nghĩa và trái nghĩa Việc sử dụng cuốn từ điển này giúp chúng tôi xác định được các căn cứ ngữ nghĩa, tương đồng ngữ nghĩa

để xác định xem các lựa chọn sử dụng từ trong các văn cảnh và trong các kếthợp của người viết có chính xác không, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng có bịthay đôi không.

(d) Từ điển Anh- Việt

Dé đối chiếu với cách sử dụng từ trong tiếng Việt, chúng tôi sử dụng từđiển Anh-Việt (2003) do Viện Ngôn ngữ học biên soạn dựa trên cuốn từ điển Oxford Advanced Learners Cuốn từ điển không chỉ giải thích nghĩa từ mà còn hướng dẫn cách sử dụng từ trong các văn cảnh khác nhau do đối tượng người

học mà cả 2 cuôn từ điên hướng tới đêu là những người có trình độ cao câp.

18

Trang 23

4.3.1.2 Công cụ xử lý dữ liệu

(d) Phan mém AntconcDay la phan mềm do Giáo su Laurence Anthony ở Đại học Waseda,Nhật Ban thiết kế; trong đó có các công cụ dé xây dựng và phân tích kho ngữliệu thông qua tìm kiếm dẫn mục và phân tích văn bản; điều này giúp cho quátrình thống kê diễn ra thuận lợi hơn Cụ thé, luận án này sử dụng phần mềmAntconc_64bit và TagAnt_64bit dé thống kê và tìm ra các kết hợp từ cố định

giữa thực từ với giới từ và giữa thực từ với thực từ.

4.3.1.3 Công cụ thu thập số liệu (e) Các bài kiểm tra (Tests)

Sau khi mô tả và phân tích các câu có sử dụng các kết hợp từ cố địnhđúng/sai, tương đương/ không tương đương giữa tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi phát bài điều tra cho 10 học viên cao học Đây là những người cóluận văn cao học nằm trong ngữ liệu khảo sát của luận án Dữ liệu thu được từcác bài kiểm tra này giúp chúng tôi xác định lại mức độ chính xác của cácnguyên nhân dẫn đến các hiện tượng chuyền di tích cực và chuyên di tiêu cực.Ngoài ra, các dữ liệu này cũng là một trong các nguồn tài liệu cho các nghiêncứu tiếp theo của chúng tôi Nội dung bài kiểm tra là những câu được trích lạitrong luận văn của họ nhăm kiểm tra lại xem họ có thể lặp lại những câu đúnghoặc sai mà trước đây họ đã viết không Nếu những học viên này vẫn có thêviết lại những câu đúng trong luận văn, chúng tôi tạm đưa ra giả thiết răng,một ph đó là do ảnh hưởng tích cực của tiếng mẹ đẻ, giúp người học nhớđược lâu hơn kiến thức đã học Nếu họ vẫn tiếp tục mắc lại những lỗi đã sai,

luận án tạm thời nhận định, một trong những nguyên nhân là do ảnh hưởng

tiêu cực của tiếng mẹ đẻ lên tiếng Anh.

4.3.2 Quy trình thu thập và xử lý ngữ liệu

Đề thuận tiện cho việc xử lý ngữ liệu, các luận văn được sử dụng trong

luận án được thu thập dưới dạng file word.

19

Trang 24

Bên cạnh phương pháp thống kê thủ công, chúng tôi sử dụng phần mềmAntconc Dé sử dung phần mềm này, chúng tôi dựa theo giả thuyết của Bahns(1993) va Benson (1986) chia kết hợp từ có định ra thành các loại nhỏ, lọc racác tiểu từ loại và các kết hợp từ, truy xuất vi trí xuất hiện trong văn bản gốc

để phân tích Quy trình này được chia làm 3 giai đoạn với các bước nhỏ tương

ứng với từng giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xử lí ngữ liêu bước đầuToàn bộ cơ sở ngữ liệu định dạng văn bản doc/ docx được chuyên vềdạng txt, dùng mã Unicode UTF-8 đề chạy trong các phan mềm AntConc.

Giai đoạn 2: Đánh dấu từ loại cho ngữ liệu

Dé chạy được ngữ liệu trong phần mềm Antconc, chúng tôi sử dụngphần mềm TagAnt và hệ thống nhãn từ loại của Anthony dựa trên hệ thốngphân loại từ của University of Washington để đánh dấu từ loại cho ngữ liệu.

Ngữ liệu sau khi được gán nhãn từ loại có định dạng như sau:

Many_JJ studies_NNS have_VHP shown_VVN that_IN/that extensive_JJ reading NN mm ÌIN English_NP can MD be_VB beneficial_JJ to_TO second_JJ and_CC foreign_JJ language_NN learners_NNS _.SENT A_DT great_JJ number_NN of IN studies NNS involving_VVG_ learners_NNS of_IN different_JJ ages_NNS and_CC different_JJ contexts_NNS have_VHP confimed VVN the DT widespread J} belief_NN that RB second JJ language_NN learnersNNS can MD qacqure VV vocabulary NN through_IN reading_NN _SENT This_DT is_VBZ important_JJ since_IN many_JJ language_NN teachers_NNS in_IN Vietnam_NP ,_, give_VVP little_JJ attention_NN to_TO the_DT assumption_NN of_IN incidental_JJ vocabulary_NN learnimng VVG through IN extensive_JJ_ reading NN

._$ENT, trong đó JJ kí hiệu cho tinh từ, TO kí hiệu cho to, v.v."

! Xin xem danh mục nhãn từ loại đầy đủ trong Phụ lục 1: Hệ thống nhãn từ loại (58 nhãn) của University of

Washington

20

Trang 25

Mục đích của việc gan nhãn từ loại là dé phan mềm Antconc, dựa trêncác kí hiệu nhãn đó, nhận diện được các kết hợp từ theo từ loại, từ đó chúngtôi có thé xếp nhóm các kết hợp từ cố định như yêu cầu đặt ra.

Giai đoạn 3: Xử lí ngữ liệu đã được đánh dấu từ loại Trong quy trình nay, dé xử lí ngữ liệu, chúng tôi tiến hành các bước nhỏ sau: Bước 1: Xác định các kết hợp từ cố định

Sau khi dữ liệu được gan nhãn và tải vào phần mềm Antcon, chúng tôitiễn hành xác định các kết hợp từ cố định Bước này được tiến hành thông qua

2 bước nhỏ:

(1) Dùng lệnh để tìm ra các tiểu loại từ loại hoặc các kết hợp từ Dựa vào tiêu chí phân loại các kết hợp từ có định, chúng tôi sử dụng các

lệnh khác nhau dưới dạng các cú pháp định sẵn và kí hiệu nhãn quy định trên

phần mềm này Ví dụ: Trong trường hợp xem xét từ cụ thê như tìm kiếm giới

từ “on”, nhập lệnh “on” và xem kết quả Kết quả hiển thị trên phần mềm cóthé thấy qua hình sau:

21

Trang 26

8® AntConc 3.5.8 (Windows) 2019 — o x

File Global Settings Tool Preferences Help

CorpusFiles | Concordance Concordance Plot File View Clusters/N-Grams Collocates Word List Keyword List

BINH_LUAN VAN tags lance Hits 222

DUNG_LUAN VAN_tag Hit KWIC File ^

Giang tagged.txt

1 y_RB employed_VVN ,_, but_CC on_IN a_DT less_RBR regular_JJ |BINH_LUAN

2 MD do_VV the_DT research_NN on_IN a_DT larger_JJR sample_ |BINH_LUAN

3 is_DT chapter_NN focuses_VVZ on_IN a_DT detailed_JJ depictior |DUNG_LUAT

4 MD practice_VV speaking_VVG on_IN a_DT specific_JJ topic_NIIDUNG_LUAF

5 R categories_NNS basing_VVG on_IN a_DT proper_JJ coding_V\IDUNG_LUAI

6 dy_NN focuses_VVZ mainly_RB on_IN a_DT number_NN of_IN |Giang_tagge

7 nation_NN often_RB takes_VVZ on_IN a_DT meaning_NN which |Giang_tagge

8 LTO get_VV into_IN bribery_NN on_IN a_DT large_JJ scale_NN :|Giang_tagge

9 2ms_NNS _SENT Besides_RB ,_, on_IN account_NN of_IN time_h |DUNG_LUAF

10 ents_NNS SENT Besides_RB ,_, on_IN account_NN of_IN their_F|DUNG_LUAF

11 E SENT Questionnaires_NNS On_IN account_NN of_IN the_D IDUNG_LUAF

12 NN courses_NNS focusing_VVG on_IN aural_JJ / SYM oral_JJ sH|BINH_LUAN

13 f_IN that_DT employment_NN on_IN cadets_NNS _SENT In_IN |BINH_LUAN

14 replaced-url_ NN NONE_NONE on_IN 10_CD April_NP 2015_CC |BINH_LUAN

< > < > ¥

Search Term |⁄] Words [] Case [] Regex Search Window Size

< > on| Advanced 50 =

” Ne Start Stop Sort Show Every Nth Row | Bị

Files Processed Kwic Sort

Level2|2R = Level 3/3R :$ Clone Results 4"

| 22.021

Kết hợp dưới dang văn ban (5 dòng dau tiên)

1 |,buton a less regular basis

2 | do the research on a large sample

3 | chapter focuses on a detailed depiction

4 | practice speaking on a specific topic

5 | categories basing on a proper coding

Đề tim kiêm các kết hợp Danh từ + giới từ, trong 6 Search Term, sau khi

gõ cú pháp “NN#IN” sẽ có kết quả như sau:

22

Trang 27

@® AntCone 3.5.8 (Windows) 2019 = o x

File Global Settings Tool Preferences Help

| Corpus Files | Concerdanc® Concordance Plot File View Clusters/N-Grams Collocates Word List Keyword List

| Concordance Hits 2982

IDUNG_LUAN VAN _tag | ly iavic Ha Fe

IGiang_taggetl.txt | | ||† LVHP the_DT same_JJ opinion_ bị: about_IN a_DT certain_JJ ite DUNG_LUAP

Ị2 VVar_CC exchange VV ideas_NNS about_IN all_PDT the DT p |DUNG_LUAT

\3 B have_VH any_DT information_MM about_IN it_PP _SENT If_IN BÌNH LUAN

4 D get_VV in_IN any_DT trouble_ NN about_IN it_PP SEMT I_PP I |\Giang_tagge

5 D get_VV in_IN any_DT trouble NN about_IN it_PP SENT |_PP t \Giang tagge

16 with_IN some_DT new_JJ ideas_ NNS about_IN langquage_NN lea BINH_LUAN

7 Id_MD probably_RB use_NN “_NM about_IN “_NWN forIN the_E|DUNG_LUAF

8 _5ENT One_CD obvious_JJ fact_NN about_IN ph rasal_ 11 verbs_h |Giang_tagge

9 k_NN SENT The_DT findings_ MNS about_IN teachers"_JJ conc |BINH_LUAN

18 T first_!1J! research_NN question_NN about_!N teachers"_JJ conc |BINH_LUAN

|1 NN of_IN important_J findings_ HS about_iN teachers"_JJ teac! |BINH_LUAN

12 Rbout_IN teachers"_ 1! concepts_NNS about_IN the_DT effects_N |BINH_LUAN

|13 |"_NN In_IN some_DT lessons_NNS _, about the_DT world_ IBINH_LUAN

14 IN build_VVup_ RE hypothesis_NN about_IN the_DT English_Nf/DUNG_LUAF

< > < >

Search Term [4] Words [_] Case [| Regex Search Window Size

* | [Nivesinl | Advanced [50 #|

ho — Star Stop Sort | ShowEveryNthRow |! |= ||

Files Processed Kwic Sort

Gy ere (IR eet ever [2R c|: :: | Clone Results

Kết quả dưới dạng văn bản (5 dong dau tiên):

the sample opinion about a certain item exchange ideas about all the product have any information about It

get in any trouble about It with some new ideas about the language

(2) Từ kết quả thu được, lọc ra các tiểu loại từ loại hoặc các kết hợp

từ có địnhDựa vào định nghĩa, phân loại các tiểu loại từ loại hoặc kết hợp từ côđịnh và văn cảnh ma cụm từ đó xuất hiện, chúng tôi phân được các tiểu loại từloại hoặc các kết hợp từ cố định

Bước 2: Nhận diện hiện tượng chuyền di trong các tiểu loại từ loạihoặc các kết hợp từ cố định

Bước này gồm có 3 bước nhỏ:

(1) Truy xuất văn cảnh của các kết hợp từ cố định.

23

Trang 28

(2) Đối chiếu với kho ngữ liệu BNC dé xác định tan suất xuất hiện.

(3) Đối chiếu với từ điển Oxford Collocations Dictionary và từ điển

Oxford Learner’s Thesaurus.

Bước nay giúp chúng tôi xác định được các kết hop từ cố định và mức

độ sử dụng đúng sai của các kết hợp từ này

Bước 3: Phân tích nguyên nhân gây ra hiện tượng chuyền di

Từ các kết quả thu được, chúng tôi dựa vào từ điển Anh-Việt (2003) củaViện Ngôn ngữ học dé đối chiếu và phân tích

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài5.1 Ý nghĩa lý luận

Về mặt lý luận, trước hết, từ việc khái quát các kết quả nghiên cứu đã đạt

được của các nhà nghiên cứu đi trước, cùng với những nhận xét rút ra được từ

nghiên cứu này, luận án góp phần củng cố và làm rõ thêm những vấn đề lýthuyết liên quan đến hiện tượng chuyên di ngôn ngữ nói chung và chuyên di

từ vựng nói riêng từ tiếng Việt sang tiếng Anh

Bên cạnh đó, luận án này phản ánh thực trạng của hiện tượng chuyển di

từ vựng trong cách sử dụng tiếng Anh của học viên người Việt Qua đó, luận

án cũng làm rõ thêm những tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa cũng nhưphạm vi, cách thức sử dụng của kết hợp từ trong tiếng Việt và tiếng Anh.

5.2 Ý nghĩa thực tiễnViệc xác định được các hiện tượng chuyền đi thường xuyên diễn ra trongcác văn bản học thuật tiếng Anh của học viên Sau đại học người Việt sẽ chỉ rađược năng lực sử dụng tiếng Anh ở đối tượng người viết có trình độ cao, cókhả năng sử dụng tiếng Anh ở trình độ gần hoặc tương đương ngôn ngữ thứnhất hay không Luận án bước đầu khái quát hướng sử dụng tiếng Anh của

người Việt, giúp cho người dạy và người học nhận ra được những thuận lợi và

khó khăn mà người học có thê gặp phải trong quá trình viết các văn bản tiếngAnh học thuật Từ đó, người dạy và người học có thể tìm ra những phương

24

Trang 29

pháp dạy và học phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.

6 Cau trúc của luận ánNgoài phần Mở đầu và Kết luận cũng như Phụ lục và các phần cần thiết

khác theo quy định, nội dung luận án được chia thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của luận ántrình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, biện luận rõ

lý do và căn cứ để thực hiện nghiên cứu, đồng thời khái quát các lí thuyết được sử dung dé thực hiện nghiên cứu như chuyên di và chuyên di từ vựng,

lỗi và phân tích lỗi.

Chương 2: Chuyển di từ vựng trong kết hợp từ cố định giữa thực từ vớigiới từ miêu tả và phân tích các hiện tượng chuyền di do những khác biệt vềkết hợp từ có định (collocations) giữa tiếng Việt và tiếng Anh, bao gồm kết

hợp giữa danh từ với giới từ, động từ với giới từ, tính từ với giới từ.

Chương 3: Chuyển di từ vựng trong kết hợp từ cô định giữa thực từ vớithực từ miêu tả và phân tích các hiện tượng chuyền di do những khác biệt về kếthợp từ cố định (collocations) giữa tiếng Anh và tiếng Việt, bao gồm kết hợp giữa

động từ với danh từ, động từ với trạng từ, trạng từ với động từ, tính từ với danh

từ, trạng từ với tính từ.

25

Trang 30

Chương 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU

VÀ CƠ SỞ LY LUẬN CUA LUẬN AN

Dẫn nhập

Nghiên cứu hiện tượng chuyền di là một lĩnh vực lí thú đã thu hút được

sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thé giới Hiện tượng chuyền di phảnánh mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ được thụ đắc Nếugiữa hai ngôn ngữ đó có những sự giống nhau thì quá trình thụ đắc diễn rathuận lợi hơn, và hiện tượng chuyên di tích cực thường xảy ra Tuy nhiên, sựkhác biệt giữa hai ngôn ngữ thường cản trở quá trình thụ đắc của người học,

và tạo ra hiện tượng chuyên di tiêu cực Chính vì vậy, việc nghiên cứu hiệntượng chuyển di đã được các nhà ngôn ngữ tiến hành từ lâu với mong muốntìm hiểu về nguyên nhân gây ra các hiện tượng chuyên di, từ đó đưa ra giảipháp nhăm khắc phục những khó khăn mà người học có thê gặp phải trongquá trình thụ đắc dé việc day và học ngôn ngữ nói chung, ngoại ngữ nói riêng,

và đạt được hiệu quả cao.

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về chuyển di từ vựng1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Từ lâu, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ảnhhưởng của tiếng mẹ đẻ đối với ngôn ngữ thứ hai Các nghiên cứu được tiếnhành trên nhiều bình diện như từ vựng, ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp,chuyên di tiêu cực và chuyển di tích cực hay lỗi người học thường gặp phảitrong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai

Hiện tượng chuyên di trên khía cạnh ngữ pháp là hiện tượng dễ nhậnthấy nhất trong các sản phâm ngôn ngữ của người học Vì thế, nó đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu Các tác giả đã tiếp cận hiện

26

Trang 31

tượng chuyên di trên bình diện ngữ pháp từ nhiều hướng khác nhau nhưchuyên di tích cực và chuyền di tiêu cực Chăng hạn, Chen (2020) đã nghiêncứu về hiện tượng chuyền di tích cực xảy ra trong quá trình học viên ngườiTrung Quốc học tiếng Anh Tác giả đã chỉ ra rằng giữa tiếng Anh và tiếngTrung có rất nhiều sự tương đồng như về ngữ pháp Hai ngôn ngữ cũng có sựgiống nhau về ngữ pháp như đều có cấu trúc S +V, S+V+O, S+V+C+C, v.v hay giống nhau ở hiện tượng đảo ngữ hoặc mệnh lệnh thức, v.v Tác giả đãđưa ra kết luận rằng những điềm giống nhau về hệ thống ngữ pháp giữa tiếng

mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai giúp người học sử dụng được các hiện tượng và

cấu trúc ngữ pháp trong ngôn ngữ thứ hai chính xác hơn và quá trình tiếp thu

cũng diễn ra thuận lợi hơn

Bên cạnh đó, một số nhà ngôn ngữ học lại đi sâu vào tìm hiểu cácnguyên nhân và kết quả xảy ra do sự khác biệt về ngữ pháp giữa ngôn ngữ mẹ

đẻ và ngôn ngữ thứ 2 như Siew Yue Killingley (1967) nghiên cứu tông thé vềngữ pháp của biến thể tiếng Anh-Malaysia, S.N Sridhar (1996) đã tìm hiểumột vài đặc điểm trong cách sử dụng ngữ pháp tiếng Anh của sinh viên năm cuối người Án, Senthelakshmi (1969) đã có báo cáo về những vấn đề mà người Trung Quốc gặp phải khi học các thì tiếng Anh Irene Wong (1981) đã xem xét biến thé tiếng Anh-Malaysia (sau đây gọi tắt là tiéng Anh-Malaysia)

về mặt cấu trúc dưới tác động của tiếng mẹ đẻ là tiếng Malaysia Silva (1981)

đã cung cấp cái nhìn tổng thê về quá trình đơn giản hóa tiếng Anh khi được sửdụng tại Malaysia qua nghiên cứu chuyên sâu vào động từ khuyết thiếu(modal verbs) của tiếng Anh-Malaysia và Cortes (2005) đã nghiên cứu vềhiện tượng chuyền di tiêu cực thể hiện trên các văn bản viết của người Anhhọc tiếng Tây Ban Nha như ngôn ngữ thứ hai Kết quả cho thấy do tiếng Anh

và tiếng Tây Ban Nha có sự khác biệt khá nhiều về ngữ pháp nên người học

đã mac rất nhiều lỗi về thì, các cấu trúc ngữ pháp, kết hợp giới từ và động từ

27

Trang 32

hay trong một số cấu trúc giới từ và mạo từ Nói chung, các nghiên cứu nói trên đều đưa ra kết luận là hiện tượng chuyên di ngữ pháp diễn ra trong quátrình người học học ngoại ngữ trên rất nhiều khía cạnh như thì, đoản ngữ,

động tu,

Hiện tượng chuyền di ngữ âm cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiềunhà nghiên cứu Có thê kể đến ở đây nghiên cứu về hiện tượng chuyền di tíchcực về ngữ âm của Goldstein và Bunta (2011) đã nghiên cứu hiện tượngchuyền di tích cực và tiêu cực trong hệ thống phat âm của học viên song ngữ Các tác giả đã chỉ ra răng học viên song ngữ có nhiều lợi thế hơn học viên đơn ngữ khi lựa chọn kĩ năng phát âm vì có thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ thành thạo Dé là do học viên song ngữ đã vận dụng những hiểu biết từ ngônngữ mẹ đẻ sang ngôn ngữ đích Tuy nhiên, hiện tượng chuyền di tiêu cực vẫnthu hút được sự chú ý nhiều hơn của các nhà ngôn ngữ Miller (1976) đãnghiên cứu lỗi giao thoa trong phát âm tiếng Anh của người Việt, trong đóông cho thấy khác biệt giữa phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt là nguyên nhânchính gây nên các lỗi về phụ âm, tô hợp phụ âm tiếng Anh Ngoài ra, do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu nên người Việt cũng mắc nhiều lỗi về trọng

âm và ngữ điệu tiếng Anh Bên cạnh đó, có thé chỉ ra một số nghiên cứu đáng chú ý khác như Jianping Luo (2014) đã đi sâu về lỗi phát âm tiếng Anh củangười Trung Quốc và phát hiện họ có van dé với 3 nhóm phụ âm gồm [I] và

[n], [f] và [h], cũng như phụ âm bật hơi và không bật hơi Các tác gia của các

nghiên cứu trên có cùng quan điểm khi cho rằng người học mắc lỗi phát âm là

do sự giao thoa ngôn ngữ, sự khác nhau giữa hai hệ thống âm thanh và sự thêhiện bằng chữ viết không nhất quán với cách phát âm, đặc biệt là nguyên âmtiếng Anh.

Đối với các nghiên cứu về từ vựng, ở châu Âu, có thé ké tới Sjöholm

(1976), Palmberg (1985), Ringbom (1983), (1987) với các công trình nghiên

28

Trang 33

cứu hiện tượng chuyền di từ vựng xảy ra khi người Phần Lan và người Thụy Điền học tiếng Anh Các tác giả đưa ra kết luận là người Phan Lan học tiếngAnh mắc nhiều lỗi từ vựng hơn người Thụy Dién học tiếng Anh do từ vựngtrong tiếng Anh giống tiếng Thụy Điển hơn tiếng Phần Lan Các nghiên cứucho thấy với hiện tượng chuyên di, đặc điểm ngữ nghĩa của một từ trong ngônngữ thứ hai có thể được tạo ra dựa trên mô hình của từ tương đồng trong ngônngữ thứ nhất Với hiện tượng vay mượn, yếu tô từ vựng được đưa vào ngôn

ngữ thứ hai theo cấu tạo được sửa đôi hoặc không sửa đôi, nhưng sẽ ở một

dạng thức không tôn tại trong ngôn ngữ đó Hiện tượng này có thé xảy ra ở mọi ngôn ngữ, ngay cả khi người học không có đủ kiến thức hiểu biết về ngôn ngữ đó, máy móc và chỉ dựa vào sự giống nhau về cấu tạo giữa các từ Quátrình người học học ngôn ngữ thứ hai là sự gắn các từ với các khái niệm tồn

tại trong tâm trí Người học càng đạt tới trình độ cao trong việc học ngoại ngữ

thì cảng có khả năng tạo ra sự liên tưởng về mạng lưới từ vựng nhưng van sẽrất khó hình thành nên một mạng lưới từ vựng giống người nói tiếng mẹ đẻ.Ngoài ra, không thể không nhắc tới tác giả Butler (1999) Ông đã biên soạn cuốn từ điển tiếng Anh có tên Từ điển Macquarie trong đó có nhiều từ ngữ mang đặc tính địa phương được chấp nhận ở một số nước Đông Nam A Trong khảo sát của mình, ông nhận thấy người Philippine phần lớn tin rằng mục từ địa phương nên được đề cập tới trong cuốn từ dién Thái độ này khácvới suy nghĩ của người Thái Lan Tác giả đã đưa ra kết luận rằng nếu nhưtiếng Anh được sử dụng ngày càng nhiều trong đời sống hàng ngày thì người

sử dụng có xu hướng chấp nhận sử dụng các biến thể về từ vựng nhiều hơn.

Nhìn sang châu Á, kết quả nghiên cứu của Jiang (2002) đã cho thấy sựđồng nguyên của các ngôn ngữ thứ nhất và thứ hai và trực dịch sẽ tạo ra hiện tượng chuyên di tích cực, gắn dang thức của ngôn ngữ thứ hai với dạng từ của ngôn ngữ thứ nhất Zheng (2018), từ nghiên cứu về hiện tượng chuyên di tích

29

Trang 34

cực xảy ra trong quá trình học viên người Trung Quốc học tiếng Anh qua khảo sát về cách sử dụng tinh từ “good” trong tiếng Anh và “##ƒ” (hảo) trongtiếng Trung, đã rút ra kết luận rằng hiện tượng chuyên di tích cực xảy ra khingười học nhận được những chỉ dẫn và gợi ý tích cực, năm được những điểmgiống nhau giữa hai ngôn ngữ và áp dụng chiến lược học phù hợp.

Khi tiến hành nghiên cứu về van đề ngày, một số tác giả tập trung vàohiện tượng vay mượn (borrowing) giữa các ngôn ngữ Có thé kế đến ở đâymột số công trình như Ringbom (1983) Các nghiên cứu cho thấy người học

sẽ vay mượn mục từ trong tiếng mẹ đẻ và áp dụng sang ngôn ngữ thứ hai Những mục từ đó có thể được chỉnh sửa hoặc không chỉnh sửa khi họ sử dụng Vì thế, họ sẽ tạo ra những dạng thức không ton tai trong ngôn ngữ dich.

Palmberg (1985) và Ringbom (1987) cũng tập trung vào hiện tượng dịch sao

phỏng Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy tiếng mẹ đẻ đã giúp cho ngườihọc hiểu được các đoạn văn trong giai đoạn đầu học tiếng Anh

Một vấn đề chính cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là liệu

người học có mở rộng ngữ nghĩa của một từ trong ngôn ngữ thứ hai không.

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ là tiếng Thụy Điền lên cách sửdụng tiếng Anh, Jiang (2002) đã rút ra kết luận rằng đồng nguyên giữa ngônngữ thứ nhất và thứ hai là một trong các nguyên nhân của hiện tượng chuyên

di tích cực Bên cạnh đó, sự tương đương trong dịch thuật cũng là một yếu tốgiúp người học sử dụng tiếng Anh chính xác hơn

Hiện tượng chuyền di từ vựng trong các kết hợp từ cô định cũng là mộtvấn đề nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các kết quả nghiêncứu đều chỉ ra răng hiện tượng chuyền di tiêu cực sẽ dẫn đến lỗi Bengeleil vàParibakht (2004) đã kết luận rằng lỗi xuất hiện do người học không ý thức hết

được tầm quan trọng của việc sử dụng và độ phức tạp của kết hợp từ cô định.

Ví dụ, Laufer và Sim (1985), Laufer (1997) chỉ ra rằng người học có thé dich

30

Trang 35

sai các từ đa nghĩa, thành ngữ hoặc nhằm lẫn các từ trong ngôn ngữ thứ hai nếu các từ đó trông giống với các từ trong tiếng mẹ đẻ, tức là các faux ami.Khi nghiên cứu lỗi từ vựng trong bải luận của sinh viên đại học Trung Quốc,tập trung vào lỗi kết hợp “do, make” với danh từ, Liu (1999) đã chỉ ra rằngcác lỗi phổ biến năm ở kết hợp từ có định và việc học kết hợp từ cô định cóliên hệ chặt chẽ với việc học cú pháp Các tác giả có chung nhận định rằng sựkhông tương đồng giữa ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai sẽ ảnh hưởngđến việc chuyền di các kết hợp từ cố định theo hướng tiêu cực, tức là sẽ gây

ra các lỗi Nguyễn Thị Mỹ Hằng và Webb (2016) đã chỉ ra người học Việt Nam ở trình độ trung cấp có xu hướng ít sử dụng kết hợp từ cố định Các tác giả biện luận đó là do quá trình day và học tiếng Anh tập trung chủ yếu vàocác đơn vị từ đơn lẻ thay vì tô hợp từ

Khi tiến hành nghiên cứu hiện tượng chuyền di từ vựng, các nhà nghiêncứu đã áp dụng nhiều cách khác nhau như sử dụng các bài kiểm tra (test), câu hỏi điều tra (questionnaire) hoặc phiếu khảo sát (survey) nhằm thu được kết quả chính xác nhất Các nghiên cứu có thé được tiến hành trên các văn bản nói hoặc viết Có thé kế ra ở đây một số các nghiên cứu như Saurio (2014) đã nghiên cứu về sự chuyên di từ vựng và ngữ pháp trong truyện tranh được viết lại bởi những người Phần Lan bản ngữ Tác giả đã thống kê và phân tích sốliệu dựa theo các nhóm như kết hợp từ cô định, và kiểm tra xem cách dùng từ

đó có đúng không khi so sánh sự giống và khác nhau về nghĩa giữa các từtrong tiếng Anh và tiếng Phần Lan Cách này cũng được Frigero (2017) ápdụng khi nghiên cứu về văn bản viết của học viên người Ý học tiếng Anh hayHong (2000) khi nghiên cứu về các lỗi xuất hiện trong các kết hợp từ có địnhtrong văn bản viết của học viên người Malaysia Thông qua việc dịch và so sánh về cách sử dụng từ vựng trong tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh, các tác giả đều rút ra nhận xét rằng tiếng Anh chịu sự tác động của tiếng mẹ đẻ trong quá

31

Trang 36

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Các nhà ngôn ngữ học trong nước cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu liên quan đến đối chiếu ngôn ngữ và hiện tượng chuyên di.

Về hiện tượng chuyên di ngữ pháp, một số tác giả đã tiến hành nhiềunghiên cứu tông quát như Bồ Thị Lý (2016) nói về “Lỗi ngữ pháp của sinhviên trên cơ sở so sánh các điểm khác biệt trong ngữ pháp tiếng Anh và tiếngViệt”, Lương Bá Phương (2017) đề cập đến “Những khó khăn của sinh viênViệt Nam khi sử dụng thì, thé trong tiéng Anh va cách khắc phục”, Vũ ThịHuyền Trang (2019) với “Lỗi sử dụng giới từ tiếng Anh của trường hợp sinh viên Việt Nam” Phan Thị Ngọc Lệ (2016) đã nghiên cứu sự chuyền di tiêu cực phạm trù số trong danh từ từ tiếng Việt sang tiếng Anh Kết quả nghiên cứu cho thấy học viên người Việt có những cách dùng lệch chuẩn trong cách biéuđạt ý nghĩa số của danh từ trong tiếng Anh Tác giả đã chỉ ra 2 nguyên nhâncho hiện tượng này Thứ nhất là do khác biệt về loại hình ngôn ngữ Trong khitiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập thì tiếng Anh là loại hình ngôn ngữbiến hình Ví dụ, khi chuyển sang số nhiều, trong tiếng Việt, ta thêm từ

“những, các” (những bông hoa) còn trong tiếng Anh lại thêm hậu tố “s” (flowers) Thứ hai là do sự khác biệt trong quan niệm về quan hệ thượng hạ danh Thứ ba là do ảnh hưởng từ những tình huống phụ thuộc vào ngữ cảnh Qua khảo sát này, tác giả đã chỉ ra rằng học viên Việt Nam có khuynh hướng

32

Trang 37

các thé hóa danh từ, tức là dé chỉ các hiện tượng số ít hóa và số nhiều hóa của một danh từ không đếm được khi người Việt sử dụng tiếng Anh Có thê thấyrang, phần lớn các nghiên cứu về hiện tượng chuyên di ngữ pháp đều tậptrung vào lỗi ngữ pháp mà người Việt mắc phải khi sử dụng tiếng Anh.

Một số tác giả đã tập trung vào nghiên cứu hiện tượng chuyển di ngữ

âm Khi khảo sát các sự tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt,Hoàng Thị Quỳnh Hoa (1965), Lan Truong (2005) đều có chung nhận địnhrằng sự khác biệt trong hệ thống ngữ âm của tiếng Anh và tiếng Việt sẽ gây ranhững khó khăn nhất định cho người Việt trong quá trình phát âm tiếng Anh.

Dé khắc phục những khó khăn đó, họ thường có xu hướng lược bỏ phụ âm trong tô hợp ở cả vị trí đầu và cuối âm tiết hoặc thay thế các phụ âm haynguyên âm tiếng Anh bằng một số âm gần tương tự trong tiếng Việt, hoặc sửdụng ngữ điệu lên xuống ở cấp độ từ Kết quả nghiên cứu về lỗi phát âm 4 âm

vị tiếng Anh [tf], [d3], [f], [3] của Dương Thi Nụ (2009) đã chỉ ra rằng ngườiViệt mắc lỗi khi phát âm tiếng Anh là do họ chưa năm chắc cách phát âm và

do tác động tiêu cực của tiếng mẹ đẻ Lê Thanh Hoà (2016) đã so sánh hệ thống nguyên âm và phụ âm tiếng Việt được phát âm tại Đồng Nai với hệ thống nguyên âm và phụ âm tiếng Anh-Anh.

Bên cạnh các vấn đề trên, các nhà ngôn ngữ còn tiến hành các nghiêncứu về đối chiếu từ vựng — ngữ nghĩa và chuyển di từ vựng xảy ra trong quátrình thụ đắc do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với ngôn ngữ đích Không thêkhông kể đến nghiên cứu của Lê Quang Thiêm (2004) khi tiến hành đối chiếunhóm từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Bungari và tiếng Việt trên bình điện

từ vựng — ngữ nghĩa Tác giả đã rút ra kết luận rằng, số đơn vị trong tiếng Việt có phần trội hơn nhưng số lượng từ đa nghĩa trong tiếng Việt ít hơn từ của tiếng Bungari và số nghĩa của từ đa nghĩa tương ứng cũng ít hơn Dựa

trên các nghiên cứu trước đó của Palmerberg (1985), Bùi Mạnh Hùng (2008)

33

Trang 38

đã đưa ra kết luận rằng sự giống nhau về từ vựng giữa hai ngôn ngữ sẽ giúp người học tốn ít thời gian hơn để học từ mới Tác giả đã tiến hành so sánhmức độ thuận lợi mà người Trung Quốc có được khi học tiếng Hàn so với cácngười từ các nước khác và nhận thấy người Trung Quốc có thê học số đếmbăng tiếng Hàn nhanh hơn những nhóm người khác trong giờ học đầu tiên dohơn 50% vốn từ tiếng Hàn có nguồn gốc từ tiếng Hán Phan Thị Kim Cúc(2018) đã nghiên cứu lỗi từ vựng trong dịch thuật và đưa ra kết luận loại lỗinày cũng xuất phát từ nội ngữ (Intralingual) và yếu tố giao thoa ngôn ngữ đích với tiếng mẹ đẻ (Interlingual) Khi nghiên cứu về việc dạy và học các kết hợp từ cố định trong chương trình học tiếng Anh cho học sinh phổ thông trung học đến sinh viên đại học, các tác giả Lê Linh Hương (2017), PhươngHoàng Yến và Thái Minh Nguyên (2018) đồng quan điểm khi cho rằng việcdạy va học tiếng Anh chưa chú trọng vào van đề kết hợp từ có định mặc duđây là một khía cạnh rất quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng viết củangười học Ngoài ra, ở đối tượng sinh viên không chuyên tiếng Anh, lỗi kết hợp từ tập trung nhiều nhất ở loại kết hợp từ cố định thực từ với thực từ (lexical collocations) Có thé thay rằng các công trình nghiên cứu về bình diện ngữ nghĩa ở Việt Nam thường tập trung vào vấn đề như từ ngữ xưng hô, một

số kết hợp từ cô định và phạm vi nghiên cứu là học sinh phô thông trung họcđến sinh viên đại học Đây là những đối tượng ở trình độ sơ cấp và trung cấp

Vì thế, hiện tượng chuyển di tiêu cực về từ vựng sẽ xảy ra thường xuyên vàtrên rất nhiều khía cạnh do các đối tượng này vẫn đang trong quá trình học vàthụ đắc ngôn ngữ Lỗi xuất hiện thường xuyên và chưa hình thành nên đượcphong cách tiếng Anh đặc trưng

Hướng sự quan tâm vào vấn đề chuyên di từ vựng, một số nhà nghiên cứu đã đi sâu vào tìm hiểu những tác động tiêu cực của tiếng Việt đến cách sử

dụng tiếng Anh của người Việt Kết quả nghiên cứu của Phạm Công Ngọc

34

Trang 39

(2016) cho thấy một trong các lỗi sinh viên mắc nhiều nhất là sử dụng sai từ.Khi viết, sinh viên thường chuyên di từ tiếng Việt sang tiếng Anh và sử dụngcác từ xuất hiện đầu tiên trong tâm trí họ, do đó, họ thường sử dụng sai từ vàdẫn tới việc thể hiện sai ý, làm giảm hiệu quả giao tiếp Các lỗi đó xảy ranhiều hơn khi họ gặp các kết hợp từ mới Ví dụ, họ sử dụng kết hợp từ “big

rain” thay vì “heavy rain”, “big road” thay cho “wide road”, v.v Ngoài ra,

họ còn sử dung thừa từ do không nắm vững được cách sử dung các từ trongtiếng Anh Ví dụ, để diễn đạt ý “cắm không được hút thuốc”, sinh viên đã chuyền thành prohibit not to smoke mà không dé ý răng, nghĩa của từ prohibit

đã bao gồm not trong đó Nguyễn Thị Lệ Hang (2018) có quan điểm tương đồng với Phạm Công Ngọc về ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ đến cáchdùng từ tiếng Anh của học viên người Việt khi sử dụng các kết hợp từ có định

về chủ đề thể thao Kết quả nghiên cứu cho thấy các đối tượng nghiên cứu đãdựa vào tiếng Việt dé dịch sang tiếng Anh các kết hợp từ cố định giữa tính từvới danh từ, động từ với danh từ, danh từ với danh từ và tạo ra rất nhiều kết

hợp sai Ví dụ, dé diễn đạt ý nâng tạ, nâng xà, học viên đã sử dụng kết hợp từ

raise the shot, lift the bar thay vì kết hợp đúng raise the bar, lift the shot do

họ nhằm lẫn về cách sử dung của hai động từ raise va lift Người viết đã dựa vào tiếng Việt để dịch từ nâng từ tiếng Việt sang tiếng Anh Khi tiến hànhnghiên cứu về ảnh hưởng của tiếng Việt đến cách dùng giới từ tiếng Anh củasinh viên người Việt, Trần Tín Nghị (2021) nhận thấy một trong nhữngnguyên nhân chính khiến sinh viên người Việt dùng sai giới từ tiếng Anh là

do giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt có sự tương đồng về nghĩa nhưngngười học không nắm được cách sử dụng chính xác của các giới từ đó Ví dụ,khi muốn thể hiện ý “Cái quạt được treo trên trần nhà”, phần lớn đối tượng tham gia khảo sát đều viết câu “The fan is hanging under/ above/ below the ceiling or roof” Tuy nhiên, cách sử dụng đúng trong tiếng Anh là “a fan is

35

Trang 40

typically fitted to the ceiling” hoặc “hung from the ceiling” hay “fixed onto the ceiling” Người hoc đã tạo ra câu sai là do họ đã trực dich cách su dung

pho biến trong tiếng Việt là ”treo trên/ dưới trần nha” sang tiếng Anh thành

các giới từ như under/ above/ below.

Các nghiên cứu này có cùng chung quan điểm rằng ở trong quá trình họcngoại ngữ, người học thường xuyên dựa vào tiếng mẹ đẻ để dịch sang tiếngAnh Họ mới chỉ quan tâm đến việc làm sao dé diễn đạt được ý mình muốn

mà chưa quan tâm đến việc kết hợp các từ thành phần cấu tạo nên kết hợp từ

đó đã đúng chưa Điều đó đã dẫn đến lỗi trong các kết hợp từ cố định.

1.2 Xác định khoảng trống nghiên cứu

Có thê thấy, các công trình từ trước tới nay đã tập trung vào nghiên cứu

sự chuyên di từ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ thứ hai Các kết quả nghiên cứu

đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học, giúp cho người dạy và

người học nhận ra được các lỗi mà người học hay mắc phải, để từ đó giáoviên có thê áp dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp hơn và người họccũng nhận thức được các lỗi mình có thể mắc phải để tránh Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu thường ở trình độ trung cấp hoặc ở các cơ sở đào tạo Các đối tượng này vẫn đang trong quá trình học nên vẫn chưa tạo ra được phong cách tiếng Anh đặc trưng Bên cạnh đó, phần lớn các công trình nghiêu cứu

ở Việt Nam thường tập trung vào phân tích các lỗi - sản phẩm được tạo ra

từ hiện tượng chuyền di tiêu cực mà chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vàophân tích hiện tượng chuyền di tích cực Vì thé, trong luận án này, chúngtôi sẽ tiến hành nghiên cứu hiện tượng chuyển di tích cực và tiêu cực trên

khía cạnh từ vựng mà học viên Sau đại học người Việt thường hay gặp

trong văn bản của họ bằng tiếng Anh Ngoài ra, học viên sau đại học người Việt là những đối tượng có trình độ tiếng Anh cao và có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo Do đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu này

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w