Tuy nhiên, tại các trường mầm non việc tổ chức TCDG phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi chưa đạt hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân do GV chưa nắm được cách thức tổ chức, chưa có
Trang 1UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2023-2024
SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN PHÁT TRIỂN
TỐ CHẤT KHÉO LÉO CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Mã số đề tài: ĐT.GD.2024.19
Chủ nhiệm đề tài: ThS Đinh Thị Lan Hương Đơn vị: Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non
Hải Phòng, tháng 4 năm 2024
Trang 2
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2023-2024
SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN PHÁT TRIỂN
TỐ CHẤT KHÉO LÉO CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Mã số đề tài: ĐT.GD.2024.19
Chủ nhiệm đề tài: ThS Đinh Thị Lan Hương Đơn vị: Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non
Hải Phòng, tháng 4 năm 2024
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Mức độ tổ chức trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi 58
Bảng 2.2 Mức độ sử dụng biện pháp sử dụng TCDG phát triển tố chất khéo léo 60
Bảng 2.3 Kết quả khảo sát tố chất khéo léo của trẻ qua các tiêu chí đánh giá 62
Bảng 2.4 Mức độ tố chất khéo léo của trẻ qua cả ba tiêu chí đánh giá 63
Bảng 2.5: Yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5 – 6 tuổi 64
Bảng 2.6 Khó khăn của giáo viên 65
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm rèn luyện tố chất khéo léo 82
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm rèn luyện tố chất khéo léo 83
Bảng 3.3 Ý kiến của GVMN về hiệu quả sử dụng hệ thống trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi 88
Trang 5DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ nhận thức về tầm quan trọng của việc ổ chức trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi 57 Biểu đồ 2.2 Kết quả khảo sát tố chất khéo léo của trẻ qua từng tiêu chí 62 Biểu đồ 2.3 Kết quả khảo sát tố chất khéo léo của trẻ theo cả 3 tiêu chí 63 Biểu đồ 2.4: Mức độ quan tâm của phụ huynh trong việc phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-
6 tuổi 67 Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm rèn luyện tố chất khéo léo 82 Biểu đồ 3.2: Biểu đồ mức độ khả thi của các biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm rèn luyện tố chất khéo léo 84 Biểu đồ 3.3: Biểu đồ mối tương quan tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi nhằm rèn luyện tố chất khéo léo 85 Biểu đồ 3.4 : Ý kiến của GVMN về hiệu quả sử dụng hệ thống trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi 89
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 11
1 Tính cấp thiết của đề tài 11
2 Mục đích nghiên cứu 12
3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 12
3.1 Cách tiếp cận 12
3.2 Phương pháp nghiên cứu 13
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
5 Giả thuyết khoa học 15
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 15
7 Cấu trúc của đề tài 15
CHƯƠNG 1 16
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT KHÉO LÉO CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 16
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 16
1.1.1 Nghiên cứu về tố chất thể lực của trẻ mầm non 16
1.1.2 Nghiên cứu về nguồn gốc và vai trò của trò chơi dân gian đối với sự phát triển của trẻ mầm non 17
1.1.3 Nghiên cứu về việc sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ mầm non 20
1.2 Tố chất khéo léo của trẻ 5-6 tuổi 22
1.2.1 Khái niệm tố chất khéo léo của trẻ 5-6 tuổi 22
1.2.2 Cơ sở hình thành tố chất khéo léo của trẻ 5-6 tuổi 23
1.2.3 Đặc điểm tố chất khéo léo của trẻ 5-6 tuổi 30
1.3 Trò chơi dân gian trong việc phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 34
1.3.1 Khái niệm trò chơi dân gian 34
1.3.2 Phân loại trò chơi dân gian 36
1.3.3 Cấu trúc của trò chơi dân gian 38
1.4 Ưu thế của trò chơi dân gian trong việc phát triển tố chất khéo léo của trẻ 5-6 tuổi 39
1.5 Quá trình sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi 42
Trang 71.5.1 Mục tiêu sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi 42
1.5.2 Nội dung sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi 43
1.5.3 Biện pháp sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi 43 1.5.4 Hình thức và phương tiện sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi 44
1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 46
Tiểu kết chương 1 49
CHƯƠNG 2: TỐ CHẤT KHÉO LÉO CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 50
2.1 Tổ chức khảo sát thực trạng 50
2.1.1 Mục đích khảo sát 50
2.1.2 Khách thể, địa bàn và thời gian khảo sát 50
2.1.3 Nội dung khảo sát 51
2.1.4 Tiêu chí, bài tập và thang đánh giá 51
2.1.5 Phương pháp đánh giá 55
2.2 Kết quả thực trạng 56
2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non 56
2.2.2 Thực trạng về việc tổ chức trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi 59
2.2.3 Đánh giá hiệu quả vận dụng các nguyên tắc khi tổ chức trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5 -6 tuổi 58
2.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng các phương tiện 59
2.2.5 Thực trạng mức độ sử dụng những biện pháp 59
2.2.6 Thực trạng mức độ tố chất khéo léo của trẻ 61
2.2.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 64
2.2.8 Những khó khăn của GVMN khi tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm rèn luyện tố chất khéo léo 65
2.2.9 Thực trạng mức độ quan tâm của phụ huynh trong việc sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi 67
2.2.10 Đánh giá chung thực trạng 68
Tiểu kết chương 2 70
Trang 8CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KHẢO SÁT TÍNH KHẢ THI CẦN THIẾT CỦA 71
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT KHÉO LÉO CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 71
3.1 Nguyên tắc đề xuất một số biện pháp 71
3.1.1 Đảm bảo tính mục đích giáo dục 71
3.1.2 Đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, khả năng vận động của trẻ 71
3.1.3 Đảm bảo tính phù hợp với điều kiện thực tiễn của các cơ sở giáo dục mầm non 72
3.2 Đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhằm rèn luyện tố chất khéo léo 72
3.2.1 Biện pháp 1: Lựa chọn và xây dựng hệ thống trò chơi dân gian phù hợp với mục đích rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi 73
3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường phù hợp với mục đích phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi 74
3.2.3 Biện pháp 3: Kích thích hứng thú để trẻ tham gia vận động 76
3.2.4 Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ luyện tập thường xuyên để rèn luyện tố chất khéo léo 77
3.2.5 Biện pháp 5: Rèn khả năng đánh giá tố chất khéo léo của trẻ khi tham gia trò chơi 78 3.2.6 Mối quan hệ giữa các biện pháp sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi 80
3.3 Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 81
3.3.1 Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 82
3.3.2 Tính khả thi của các biện pháp đề xuất 83
3.4 Thử nghiệm biện pháp sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi 85
3.4.1 Mục đích và nội dung thử nghiệm 85
3.4.2 Hình thức và đối tượng thử nghiệm 85
3.4.3 Tiến hành thử nghiệm 86
3.4.4 Kết quả thử nghiệm 88
Tiểu kết chương 3 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ SƯ PHẠM 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 96
Trang 9UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Mẫu T14b CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2023-2024
1 Thông tin chung:
Tên đề: Sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi
ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Mã số: ĐT.GD.2024.19
Chủ nhiệm: ThS Đinh Thị Lan Hương
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Hải Phòng
Thời gian thực hiện: từ tháng 4/2023 đến tháng 4/2024
2 Mục tiêu:
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn đề tài đề xuất một số biện pháp sử dụng
trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm
non trên địa bàn thành phố Hải Phòng, góp phần nâng cao thể chất cho trẻ mầm
non, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
3 Tính mới và sáng tạo:
- Xây dựng cơ sở lí luận về sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
- Nghiên cứu thực trạng tìm ra mức độ tố chất khéo léo của trẻ 5-6 tuổi, nhìn
nhận những yếu tố ảnh hưởng, khó khăn và thuận lợi của GVMN trong quá trình sử
dụng TCDG phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường MN
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TCDG
phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN trên địa bàn thành phố HP
4 Kết quả nghiên cứu:
- Về mặt cơ sở lí luận, đề tài đã xây dựng khung lý thuyết về việc sử dụng
trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
- Về mặt thực tiễn, đề tài điều tra khảo sát mức độ khéo léo của trẻ 5-6 tuổi,
phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sử dụng trò chơi dân gian phát
Trang 10triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi Từ đó, nhận xét và đánh giá và đưa ra những nhận định về thực trạng làm cơ sở để đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này
- Về giải pháp, trên cơ sở lí luận và thực tiễn đề tài đề xuất một số biện pháp
sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non Đưa ra hệ thống các TCDG có ưu thế trong việc phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi
5 Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí năm xuất bản và minh chứng kèm theo nếu có)
Đinh Thị Lan Hương, Hoàng Thanh Phương (2024), Trò chơi dân gian: Phương tiện phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số kì 2/Tháng3, trang 28-33, tr 138-143
6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng
Nghiên cứu được ứng dụng vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ
MN và các học phần phương pháp thuộc chuyên ngành GDMN
Hải Phòng,ngày 23 tháng 03 năm 2024
Chủ nhiệm đề tài (Ký và ghi rõ họ tên)
Đinh Thị Lan Hương
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển thể chất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, là điều kiện tiên quyết để tiến hành các mặt giáo dục khác như: nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội và giáo dục thẩm mỹ Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, khơi gợi ở trẻ những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các bậc học tiếp theo
và cho việc học tập suốt đời
Tố chất khéo léo được hiểu là khả năng phối hợp vận động, trong đó trẻ thực hiện chính xác, linh hoạt các động tác trong không gian, thời gian và xử lý chúng phù hợp với tình huống hoặc hoàn cảnh vận động Tố chất khéo léo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát triển thể lực cho trẻ Bởi khi trẻ khéo léo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát thể chất nói riêng và phát triển toàn diện của trẻ nói chung
Ở các trường mầm non hiện nay, việc rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi được thực hiện thông qua nhiều hoạt động với các nội dung và hình thức tổ chức đa dạng và phong phú trong đó có hoạt động vui chơi Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, trò chơi (TC) chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của trẻ nhỏ Trò chơi vừa là biện pháp, là hình thức, là phương tiện để giáo dục trẻ toàn diện
Trò chơi dân gian (TCDG) là một nét văn hóa truyền thống của dân tộc Với những nét đặc trưng như: không giới hạn về không gian, thời gian, vật liệu chơi dễ kiếm tìm TCDG là một trong những phương tiện hữu hiệu mà giáo viên có thể lựa chọn để phát triển tố chất thể lực nói chung và tố chất khéo léo cho trẻ nói riêng Mặt khác trong những năm gần đây, việc đưa TCDG vào trường học là một trong những nội dung tích cực của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhất là với bậc học mầm non - lứa tuổi học bằng chơi, chơi bằng học TCDG không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, tư duy, sự khéo léo, rèn luyện sức khoẻ mà còn là bài học giúp trẻ hiểu và thêm yêu nền văn hoá dân tộc cũng như bồi đắp tình yêu gia đình, quê hương, đất nước
Trang 12Tuy nhiên, tại các trường mầm non việc tổ chức TCDG phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi chưa đạt hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân do GV chưa nắm được cách thức tổ chức, chưa có những biện pháp tác động phù hợp Với những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Phòng”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Phòng, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này ở trường mầm non
3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1 Cách tiếp cận
Tiếp cận hệ thống: Phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi là một quá trình giáo dục toàn vẹn, mang tính chỉnh thể và thống nhất Hiệu quả của hoạt động này chỉ đạt được hiệu quả cao khi GV đảm bảo được tính thống nhất thông qua các yêu cầu sau: Hoạt động được tiến hành một cách có hệ thống từ việc xác định mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức, chuẩn bị các phương tiện, đánh giá hoạt động, đánh giá trẻ sau quá trình tác động một cách khách quan, chỉ ra được những tồn tại, ưu và nhược điểm để có những điều chỉnh phù hợp
Tính hệ thống còn thể hiện ở việc, các TCDG được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Quá trình này được tiến hành trong các hoạt động giáo dục của trẻ ở trường MN trong đó TCDG là được xác định là phương tiện phát triển tố chất khéo léo trên nền tảng mà trẻ đã có từ độ tuổi trước
Tiếp cận hoạt động: Hoạt động là phương thức tồn tại của con người Sử dụng TCDG phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN là quá trình
GV tổ chức các hoạt động phát triển thể chất nhằm phát huy thế mạnh của TCDG trong việc phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi Để quá trình này đạt hiệu quả trong quá trình tổ chức GV cần phải phát huy được tối đa thế mạnh của TCDG, phát huy được tính tích cực vận động của trẻ, lôi cuốn trẻ vào hoạt động Trong quá trình này, GV giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, tạo cơ hội, tạo điều kiện để
Trang 13trẻ được hoạt động từ đó tố chất khéo léo của trẻ sẽ được phát triển và nâng cao Tiếp cận tích hợp:
Tích hợp là việc đan cài, lồng ghép các nội dung và tổ chức các hoạt động thành một thể thống nhất Tiếp cận theo hướng tích hợp có tác dụng tạo cơ hội cho trẻ được phối hợp các kĩ năng và áp dụng chúng vào thực tiễn ở nhiều hoàn cảnh khác nhau Tổ chức TCDG phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng tiếp cận tích hợp giúp GV khai thác nhiều mặt phát triển khác nhau ở trẻ Trẻ được rèn luyện tố chất và kĩ năng trong nhiều hoạt động, đây là yếu tố then chốt để tố chất khéo léo của trẻ trở nên bền vững
Mặt khác, sự phát triển tố chất khéo léo của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, môi trường, chế độ luyện tập, đặc biệt là qua việc
tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian Vì vậy, khi tổ chức các hoạt động phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN cần quan tâm đến các yếu tố liên quan
Tiếp cận phát triển
Mỗi giai đoạn phát triển ở trẻ lại có những biến đổi về tâm sinh lý khác nhau Tiếp cận phát triển đòi hỏi nhà giáo dục trong quá trình tổ chức hoạt động cần phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nắm được biểu hiện tố chất khéo léo của trẻ 5-6 tuổi, đánh giá được mức độ phát triển tố chất khéo léo ở thời điểm hiện tại Từ
đó, thiết kế hoạt động sao cho phù hợp với trẻ, thúc đẩy khả năng của trẻ
Hướng tiếp cận này cho thấy khi xây dựng các biện pháp sử dụng TCDG phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN nhà giáo dục cần hướng đến “vùng phát triển gần nhất” của trẻ Mặt khác, trong quá trình thực hiện giáo viên cần phải nâng dần độ khó, tạo điều kiện cho trẻ được rèn luyện trong nhiều hoàn cảnh khác nhau để trẻ có thể phát huy được tối đa nội lực của bản thân và tận dụng ưu thế của trò chơi và hoạt động chơi
3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích lịch sử - logic: Tổng quan tài liệu bao gồm các quan điểm, các lí thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, sinh lý học Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tố
Trang 14chất khéo léo của trẻ 5-6 tuổi, TCDG và sử dụng TCDG phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi
Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Tìm hiểu, chọn lọc, thu thập, phân tích, tổng hợp và kế thừa những tư tưởng, những những thành tựu giáo dục trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài
Phương pháp khái quát hoá lí luận: Dựa trên các quan điểm, xây dựng khung lý thuyết, các phương pháp luận Từ đó, thiết kế phiếu điều tra, tiến hành khảo sát và thực nghiệm sư phạm
Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa lí luận: Tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài được hệ thống hóa, khái quát hóa nhằm xác định cơ sở để xây dựng khung lý thuyết, khảo sát thực trạng, đề xuất biện pháp và thực nghiệm sư phạm
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Anket): Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên mầm non để tìm hiểu cách thức tổ chức sử dụng TCDG phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Xây dựng phiếu điều tra; Gửi phiếu điều tra tới GV trên địa bàn nghiên cứu; Tổng hợp, phân tích kết quả điều tra Phương pháp quan sát: Quan sát việc tổ chức TCDG phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Từ đó đánh giá hiệu quả của việc sử dụng TCDG phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Phương pháp phỏng vấn: Trò chuyện trao đổi với GVMN trực tiếp dạy trẻ
5-6 tuổi nhằm hỗ trợ cho phương pháp quan sát và phương pháp điều tra
Phương pháp thử nghiệm:Phương pháp này nhằm kiểm chứng hiệu quả và tính khả thi của biện pháp đề xuất
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các công thức toán thống kê
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình rèn luyện phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5- 6 tuổi
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp sử dụng TCDG phát triển TCKL cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn của thành phố Hải Phòng
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc sử dụng TCDG phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Trang 15- Địa bàn nghiên cứu: Đề tài tiến hành khảo sát GVMN tại trường MN Hoa Phượng, MN Thực Hành, MN Trần Thành Ngọ Khảo sát và thực nghiệm trẻ tại trường MN Thực Hành
- Thời gian nghiên cứu: Thời gian khảo sát tháng 9/2023, thực nghiệm tháng
12, tháng 1/2024
5 Giả thuyết khoa học
Hiện nay ở các trường mầm non hiệu quả việc sử dụng TCDG phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non chưa cao Nếu đề xuất được một
số biện pháp sử dụng TCDG phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi một cách hợp lý thì hiệu quả của quá trình này sẽ được nâng cao
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận về sử dụng TCDG phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
- Nghiên cứu thực trạng về việc sử dụng TCDG phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
- Đề xuất và khảo sát tính khả thi, hiệu quả của một số biện pháp sử dụng TCDG phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non mà đề tài đã đưa ra
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị sư phạm, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Chương 2: Thực trạng sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Chương 3: Đề xuất và khảo sát tính khả thi cần thiết của biện pháp sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT KHÉO LÉO CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về tố chất thể lực của trẻ mầm non
Tố chất thể lực hay một số tài liệu còn gọi với thuật ngữ tố chất vận động với các tố chất như nhanh, mạnh, khéo, bền, dẻo dai Đây là vấn đề được nhiều các nhà khoa học ở các lĩnh vực quan tâm nghiên cứu
P.Ph Lexgáp [8] cho rằng: Tố chất vận động của con người thể hiện ở sự thống nhất, hài hòa về thể chất và vận động của cơ thể Tố chất thể lực không tách rời sự phát triển của kĩ năng kĩ xảo vận động Lexgap còn nhận định, sự phát triển thể chất có mối quan hệ với phát triển trí tuệ, đạo đức thẩm mỹ và hoạt động lao động Quá trình thực hiện bài tập thể chất được ông coi như là một quá trình thống nhất giữa sự hoàn thiện tinh thần và thể chất
Tác giả Đặng Hồng Phương [1], [15] nhận định: Sự phát triển của tố chất thể lực và kĩ năng vận động có mối quan hệ mật thiết với nhau Sự hình thành kĩ năng vận động phụ thuộc vào mức độ phát triển tố chất thể lực Ngược lại, kĩ năng vận động góp phần phát triển tố chất thể lực Theo tác giả Đặng Hồng Phương ở trường mầm non, trò chơi vận động được sử dụng một cách tối đa, nó vừa là nội dung học trong chương trình vừa là phương pháp dạy vận động, vừa là hình thức vui chơi nghỉ ngơi tích cực, được trẻ rất ham thích, vừa là phương tiện để giáo dục toàn diện trong đó có tố chất thể lực Từ đó tác giả nhận định tố chất khéo léo là khả năng phối hợp vận động
Theo A.V Kenheman và D.V Khukholaeva [1] sự khéo léo là khả năng nắm được những động tác mới (khả năng học một cách nhanh chóng), nhanh chóng tổ chức lại hoạt động vận động phù hợp với hoàn cảnh thay đổi bất ngờ Nó có liên quan chặt chẽ với việc hình thành kĩ năng vận động và xác định bởi tính chính xác của các thành tố không gian, thời gian và sức lực của vận động
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết [24] cho rằng tố chất khéo léo thể hiện ở sự vận động khéo léo của toàn thân
Theo tác giả Lưu Tân [20] nhận định tố chất khéo léo là sự phối hợp của
Trang 17năng lực giữ thăng bằng, tốc độ thực hiện, tính mềm dẻo, sự nhịp nhàng, uyển chuyển khi thực hiện vận động
Tác giả Lâm Thị Tuyết Thúy [21] đưa ra nhận định tố chất khéo léo là năng lực thực hiện vận động một cách phối hợp
Trong lĩnh vực tâm lý học thể dục thể thao, các nhà khoa học lĩnh vực này cho rằng [19] tố chất khéo léo là khả năng phối hợp vận động thể hiện ở việc tiếp thu nhanh các động tác và vận dụng chúng phù hợp với những tình huống khác nhau Đối tượng phản ánh của tố chất khéo léo là mức độ chuẩn xác về các tham số thời gian, không gian và dùng sức trong quá trình thực hiện hành động vận động Như vậy, theo tâm lý học yêu cầu về mặt tâm lý học, những biểu hiện của khéo léo trong vận động thể lực là cảm giác và biểu tượng chính xác về định lượng dùng sức, nhịp
độ, nhịp điệu động tác, biên độ và phương hướng chuyển động của động tác
Trong lĩnh vực thể dục thể thao, các tác giả Phạm Danh Toán, Nguyễn Tốn [27], [28] cho rằng tố chất khéo léo là năng lực phối hợp vận động gồm có 7 thành phần năng lực riêng có tính đặc thù khác nhau, đó là năng lực liên kết vận động, năng lực định hướng, năng lực thăng bằng, năng lực nhịp điệu, năng lực phản ứng, năng lực phân biệt vận động và năng lực thích ứng
Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi [3] đã đề cập đến tố chất khéo léo của trẻ mầm non:Tố chất thể hiện ở khả năng phối hợp vận động của các nhóm cơ lớn, cơ nhỏ, phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động
Như vậy, các tác giả trong và ngoài nước đều có điểm chung nhìn nhìn nhận
tố chất khéo léo là năng lực phối hợp vận động thể hiện ở khả năng định hướng, tính chính xác và cảm giác nhịp điệu của vận động
1.1.2 Nghiên cứu về nguồn gốc và vai trò của trò chơi dân gian đối với sự phát triển của trẻ mầm non
Nghiên cứu về nguồn gốc của trò chơi
Khi tìm hiểu về nguồn gốc của nghệ thuật G.V Plekhanop [26] đã nhận định trò chơi: trò chơi xuất hiện sau lao động và trên cơ sở của lao động Trò chơi phản ánh hoạt động lao động của người lớn Plekhanop coi trò chơi là sợi dây nối liền các thế hệ với nhau Thông qua trò chơi thế hệ trước sẽ truyền cho thế hệ sau kinh nghiệm, văn hóa, lịch sử…Tiếp nối tư tưởng của G.V Plekhanop về nguồn gốc ra
Trang 18đời của trò chơi, L.X Vugotxki, A.N Leonchep, L.X Rubinstein, Đ.B Enconhin
đã phát triển đầy đủ hơn sau này
Tác giả Lê Bích Ngọc [13] cho rằng nghệ thuật và trò chơi được xuất hiện như những nhu cầu sơ đẳng, cần thiết cho sự tồn tại của cuộc sống
Các nhà tâm lý học Xô Viết Egoxeva, G.V.Voncop, V.M.Gorigoriep, N.V.Ivosokina [25] coi TCDG là một hiện tượng đặc biệt của nền văn hóa truyền thống Các tác giả còn nhận định đối với trẻ em TCDG là phương tiện giao tiếp của thiếu nhi với truyền thống của dân tộc, bởi lẽ đó là yếu tố quan trọng nhất trong việc giáo dục tâm hồn và hình thành hệ thống giá trị chung của nhân loại và đi đến nhận định như sau “Trò chơi là hiện tượng văn hóa xã hội phức tạp”
Theo tác giả Võ quế [18] TCDG là một trong những hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, được nhân dân sáng tạo từ thực tiễn cuộc sống, thực tiễn lao động của họ
và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong dân gian qua nhiều thế hệ nhằm phục vụ nhu cầu giải trí, giao lưu văn hóa và phát triển thể chất, tinh thần cho con người
G.Spencer [24, tr145] theo quan điểm sinh vật hóa đã đánh đồng trò chơi của trẻ em với trò chơi của các con vật Ông cho rằng những năng lượng dư thừa trong cơ thể của vật non không được sử dụng sẽ được tiêu khiển qua con đường bắt chước các hoạt động thực - trò chơi Từ đó ông đi đến kết luận trò chơi mang tính bản năng, nghịch ngợm, phá phách của đứa trẻ dưới hình thức trò chơi Đồng quan điểm với G.Spencer còn có K Gross [24, tr146] ông nhận định trò chơi mang tính sinh vật Quan điểm này chưa thực sự đúng bởi trong trò chơi không chỉ những trẻ khỏe mạnh mới chơi để giải phóng sức dư thừa mà cả những trẻ sức khỏe không tốt vẫn có nhu cầu vui chơi Mặt khác, trò chơi còn là phương tiện để phát triển thể chất cho trẻ
Như vậy, trò chơi nói chung và TCDG nói riêng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, được nhân dân sáng tạo từ thực tiễn cuộc sống, thực tiễn lao động của họ và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong dân gian qua nhiều thế hệ nhằm phục vụ nhu cầu giải trí, giao lưu văn hóa và phát triển thể chất, tinh thần cho con người
Nghiên cứu về vai trò của trò chơi dân gian với sự phát triển của trẻ em A.V Petropxki [2] cho rằng việc phát triển thể chất và TCTL cho trẻ MN có
Trang 19một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ Trò chơi
là hình thức, là phương tiện để phát triển vận động và giáo dục toàn diện cho trẻ
Kastricov, A.B Laguchin [30] cho rằng các bài tập thể chất đặc biệt là những bài tập được xây dựng từ trò chơi không chỉ củng cố sức khỏe cho trẻ, mà còn có mục đích giáo dục, góp phần hình thành, củng cố kỹ năng bài tập thể chất,
tố chất thể lực, ý thức tổ chức kỉ luật, sự nhanh nhẹn, mạnh mẽ, độ chính xác, khéo léo của các động tác vận động
H.Tatrova và H Meria [12] dựa trên đặc điểm giải phẫu sinh lí và quy luật phát triển vận động của trẻ đã nhận thấy trò chơi bên cạnh việc là phương tiện phát triển vận động mà còn giúp rèn luyện khả năng chống lại những ảnh hưởng bất lợi của môi trường
Nhà giáo dục Nga E.I Chikhiepva [5] trong các nghiên cứu của mình đã đánh giá cao vai trò của hoạt động chơi trong việc giáo dục trẻ em Bà chỉ ra rằng:
“Các trò chơi giúp trẻ liên kết với nhau làm nảy nở tình cảm bạn bè và tình cảm xã hội của cá nhân với lợi ích của cả nhóm, đôi khi trẻ biết hi sinh cả ý muốn của mình
vì lợi ích chung của nhóm chơi Chơi là phương tiện giáo dục, là con đường giúp trẻ xích lại gần nhau, tạo ra niềm vui chung cùng bạn bè
E.G Levi Gorinhépxkaia [9] đánh giá cao vai trò giáo dục đặc biệt là tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga đối với trẻ mẫu giáo Tác giả đã chỉ ra nguồn gốc và tính hấp dẫn đặc biệt của TCDG Nga, đó là những trò chơi thuộc nhóm trò chơi có luật do nhân dân sáng tác, chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Trò chơi này đa dạng về thể loại và phong phú về nội dung TCDG có sức hấp dẫn lạ thường với trẻ em bởi lẽ, chúng làm thoả mãn nhu cầu chơi, nhu cầu nhận thức và nhu cầu xã hội của trẻ em
Tác giả Lexgap P F [8], Mai Văn Muôn [11], Phạm Lan Oanh [14], Trần Thị Hải Yến [33] đã chỉ ra rằng: Thế giới tuổi thơ và trò chơi là hai người bạn luôn song hành cùng với nhau Từ đó đi đến điểm chung khi nhận định TCDG là phương tiện giáo dục các mặt: nhận thức, thể chất, tình cảm xã hội, ngôn ngữ và thẩm mỹ
Như vậy, các nhà khoa học trên thế giới cũng đã nhận thấy vai trò của TCDG trong việc giáo dục trẻ
Trang 201.1.3 Nghiên cứu về việc sử dụng trò chơi dân gian phát triển tố chất khéo léo cho trẻ mầm non
Đối với trẻ mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo, hoạt động chơi tạo nên những biến đổi về chất có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách của trẻ Chơi làm tiền đề cho hoạt động ở lứa tuổi tiếp theo Chơi với trẻ vừa là học, vừa là lao động, cũng vừa là hình thức, phương pháp, biện pháp giáo dục tốt nhất
Tác giả Đinh Văn Vang [28] cho rằng, trò chơi vận động dân gian là dạng trò chơi có luật, đòi hỏi trẻ phải phối hợp các thao tác vận động với vận động cơ bản để giải quyết nhiệm vụ vận động, qua đó TCTL của trẻ được phát triển Tác giả cho rằng để phát triển TCTL thông qua TCVĐ hiệu quả cần chú ý tới vấn đề xây dựng môi trường, tạo hứng thú cho trẻ vận động và cần luân phiên các vai chơi Từ đó giúp trẻ hoàn thiện kĩ năng vận động, thể lực, sự nhanh nhẹn, linh hoạt, dẻo dai, mạnh dạn
Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết [24] nhận định trò chơi vận động trong đó bao gồm cả TCDG với các trò chơi liên quan đến vận động chân tay, chạy nhảy, lộn vòng sẽ giúp trẻ làm quen với thiên nhiên, tăng cường sức khỏe và các tố chất
về thể lực cho trẻ em
Tác giả Trần Đồng Lâm và Đinh Mạnh Cường [10] cũng cho rằng trò chơi vận động, bài tập thể chất nếu được sử dụng một khoa học sẽ góp phần nâng cao sức khỏe Để quá trình này đạt hiệu quả nhà giáo dục cần chú ý đến đặc điểm hệ vận động, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, các chức năng thần kinh, giới tính
Tác giả Lê Anh Thơ [23] nhận định, TCDG là một trong những phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo Chơi mang lại niềm vui cho trẻ, làm cho tinh thần của trẻ được sảng khoái, đó là một yếu tố quan trọng để phát triển thể chất cho trẻ vì khi tinh thần sảng khoái, thỏa mãn sẽ làm cho thể lực được phát triển tốt hơn Khi tham gia vào trò chơi, các cơ quan trong cơ thể được vận động một cách tích cực, thúc đẩy sự trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu, góp phần tăng cường sức khỏe cho trẻ Những trò chơi phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi sẽ góp phần phát triển và hoàn thiện các vận động cơ bản như: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, ném, tung, bắt và góp phần rèn luyện các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo
Trang 21Các tác giả Đặng Hồng Phương [16], Lâm Thị Tuyết Thúy [21] cho rằng TCTL phát triển nhanh chóng ở trẻ 5-6 tuổi Quá trình phát triển này chịu sự ảnh hưởng của các quá trình tâm lí đặc biệt là khả năng chú ý, khái quát hóa Do đó, phải sử dụng phối hợp các phương pháp trong quá trình giảng dạy bài tập vận động cho trẻ, tăng dần yêu cầu, thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự vận động Trò chơi có tác dụng củng cố, ôn luyện những kĩ năng đã học và thúc đẩy sự phát triển các TCTL cho trẻ Trong quá trình trẻ thực hiện trò chơi, nhà giáo dục cần động viên, quan sát trẻ vận động để điều tiết lượng vận động của trẻ cho phù hợp, tạo tình huống mới để trẻ tăng cường vận động khi trẻ đang tích cực, chưa có cảm giác mệt mỏi hoặc giảm bớt lượng vận động khi thấy trẻ mệt mỏi
E.A Arokin khi nghiên cứu về chế độ sinh hoạt của trẻ em, mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc – giáo dục (CS – GD) trẻ em Ông nhấn mạnh hoạt động vui chơi có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của trẻ Trong đó, trò chơi giúp giải quyết các nhiệm vụ vận động, phát triển sự nhanh nhẹn, mạnh mẽ ở trẻ
A.V Keneman & D.V Đ.V.Khúckhlaieva [1] cho rằng, TCVĐ giúp trẻ củng
cố sức khỏe, các kĩ năng thể chất, giáo dục ý thức tổ chức cho trẻ
Các tác giả Nguyễn Ánh Tuyết [25], Đinh Văn Vang [29 ] khi nghiên cứu đặc điểm phát triển tâm lí nói chung và đặc điểm phát triển của trẻ MN đã nêu ra nhiều phương pháp, phương tiện tổ chức hoạt động GD ở trường MN và khẳng định: TCVĐ
là phương tiện tổ chức hoạt động thể chất hiệu quả ở trường MN Các tác giả cho rằng TCVĐ là phương tiện đặc biệt quan trọng trong việc GDTC nói chung và TCTL cho trẻ
Khi đề cập đến ưu thế của trò chơi đối với sự phát triển TCTL của trẻ MN, P.Ph Lexgáp [8], cho rằng TCVĐ là "bài tập" thể chất hấp dẫn, TCVĐ dạy trẻ hành động khéo léo, nhanh nhẹn, mạnh mẽ, giúp trẻ đánh giá mình và bạn bè
Kastricov, A.B Laguchin [30] khẳng định TCVĐ là trò chơi hấp dẫn, phù hợp với việc GDTC nói chung và phát triển TCTL cho trẻ MN nói riêng Trò chơi giúp cho trẻ nhanh nhẹn, mạnh mẽ, độ chính xác, khéo léo của các động tác vận động
Như vậy, qua tổng quan nghiên cứu vấn đề của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy trò chơi có vai trò rất to lớn trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ nói chung và việc rèn luyện các tố chất thể lực cho trẻ nói riêng Trò chơi vận động
Trang 22được xem như một phương tiện để rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ, nó rất quan trọng đối với việc giáo dục thể chất cho trẻ Do vậy, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu vấn đề này
1.2 Tố chất khéo léo của trẻ 5-6 tuổi
1.2.1 Khái niệm tố chất khéo léo của trẻ 5-6 tuổi
Để hiểu được khái niệm tố chất khéo léo của trẻ 5-6 tuổi, chúng ta cần hiểu
tố chất thể lực (tố chất vận động) là gì?
+ Tố chất thể lực
Theo Từ điển tiếng Việt [17] TCTL là năng lực vận động cơ bản Như vậy TCTL được hiểu: TCTL là các đặc tính cơ bản của thể lực, biểu hiện năng lực vận động cơ bản của con người, là phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường bao gồm 4 loại cơ bản: TCTL nhanh nhẹn, TCTL mạnh mẽ, TCTL khéo léo và TCTL bền bỉ
Nội hàm khái niệm này được hiểu như sau:
- TCTL là một đặc tính thể hiện năng lực vận động của con người
- TCTL bao gồm sức nhanh, mạnh, khéo léo và sức bền Trong đó, TCTL nhanh nhẹn là một tổ hợp thuộc tính của chức năng vận động của con người Nó quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động trong thực tiễn
TCTL sức nhanh là tổ hợp thuộc tính vận động của con người, thể hiện ở đặc tính về mặt tốc độ và phản ứng vận động
TCTL sức mạnh là sự phản ánh khả năng của cơ bắp trong những điều kiện thực hiện vận động khác nhau
TCTL khéo léo là sự phối hợp gồm nhiều yếu tố của con người để thực hiện
có kết quả một hoạt động vận động nhất định Năng lực này có liên quan chặt chẽ với năng lực sức nhanh, sức mạnh, sức bền
TCTL sức bền là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài mà
cơ thể chịu được Sức là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó
Đối với trẻ mầm non, TCTL được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của các kĩ năng vận động
Trang 23+ Tố chất khéo léo của trẻ 5-6 tuổi
Theo Từ điển tiếng Việt [17]: Khéo léo được thể hiện trong cách làm, cách
cư xử của một con người Trong lao động khéo léo thể hiện ở việc tạo ra những sản phẩm đẹp, tinh tế Biết sắp xếp công việc, thời gian một cách hợp lý Khéo léo trong giao tiếp, ứng xử thể hiện ở lời nói, cử chỉ, hành động phù hợp để đạt được kết quả như mong muốn trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới xung quanh
Trong lĩnh vực thể chất, khéo léo là một trong những tố chất thể lực của con người, là năng lực phối hợp vận bao hàm trong đó nhiều năng lực, nhiều thành phần để tạo nên khả năng phối hợp vận động cao Để rèn luyện khéo léo cần phải luyện tập nhiều các loại hình động tác, nhờ quá trình luyện tập để tiếp thu các động tác đó các tố chất khác cũng phát triển theo
Từ quan niệm của các tác giả trên, chúng tôi hiểu tố chất khéo léo của trẻ 5-6 tuổi: Là khả năng phối hợp vận động một cách tổng hợp nhờ đó trẻ có thể thực hiện chính xác, nhanh nhẹn động tác trong không gian, thời gian, xử lý linh hoạt, phù hợp với tình huống thay đổi của hoàn cảnh
1.2.2 Cơ sở hình thành tố chất khéo léo của trẻ 5-6 tuổi
+ Cơ sở sinh lí học
Sự hình thành và phát triển TCKL dựa vào đặc điểm phát triển của cơ thể con người Cơ thể con người được cấu tạo và hoạt động giống như bộ máy vận động bao gồm hệ cơ xương, dây chằng, cơ là những bộ phận trực tiếp đảm nhiệm chức năng vận động và các hệ cơ quan như hệ hô hấp, hệ tuần hoàn các hệ cơ quan này chịu sự điều khiển chung của hệ thần kinh trung ương
Theo quan điểm sinh lý học [21], sự khéo léo thể hiện bởi khả năng hình thành những đường liên hệ tạm thời, hoàn thành những động tác phối hợp phức tạp, cần thiết trong tình huống phức tạp và luôn thay đổi Thực chất sự khéo léo là một năng lực hỗn hợp của cơ thể, vì thế nó có liên quan đến sự hoàn thiện kĩ năng vận động Các hình thái thể hiện của tố chất khéo léo bao gồm:
- Hình thái thứ nhất: sự khéo léo là thể hiện sự chuẩn xác về động tác trong không gian
- Hình thái thứ hai: sự khéo léo là tính chuẩn xác của động tác trong không
Trang 24gian với thời gian thực hiện bị hạn chế Có thể gọi sự khéo léo này là tính chuẩn xác trong tốc độ
- Hình thái thứ ba: là khả năng giải quyết đúng và nhanh những tình huống xuất hiện bất ngờ trong vận động Hình thái này cũng chính là sự biểu hiện của ngoại suy trong vận động, ở đây chính là khả năng giải quyết các nhiệm vụ vận động xảy ra bất ngờ một cách hợp lí của hệ thần kinh
Theo Xêsênốp và Páplốp thì toàn bộ hoạt động của cơ thể chúng ta đều mang tính chất phản xạ Mọi hoạt động của hệ thần kinh đều diễn ra dưới hình thức các phản xạ, gồm phản xạ không điều kiện hoặc phản xạ có điều kiện, chính các phản xạ có điều kiện cũng được hình thành trên cơ sở của phản xạ không điều kiện nhất định với đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não Đó cũng là cơ sở sinh
lý khách quan đáng tin cậy của việc hình thành các định hình động lực – nền tảng hình thành các kỹ năng kỹ xảo vận động và tố chất thể lực Mọi hoạt động của con người đều phụ thuộc vào hoạt động của thần kinh cấp cao trong đó việc nắm được các kỹ năng vận động cơ bản hay phức tạp được xác định bởi sự tổ chức của hệ thống hành động mới của vỏ bán cầu đại não
Các tác giả Tạ Thúy Lan [7], Đặng Hồng Phương [16] dựa vào các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao cho rằng: sự hình thành kỹ năng kỹ xảo là sự tạo thành
hệ thống định hình động lực, bao gồm các phản xạ có điều kiện được luyện tập thường xuyên theo một trình tự nhất định trong 1 thời gian dài, chỉ cần 1 kích thích ban đầu thì phản xạ sẽ xảy ra nối tiếp nhau Như vậy, có thể nói định hình động lực chính là cơ sở của việc hình thành kỹ năng kỹ xảo
A.V.Kennhenman và D.V.Khukholaeva [1] đã khẳng định: cơ sở khoa học của lý thuyết và phương pháp giáo dục thể lực là học thuyết của I.N Xetrenop và I.P Páplốp với những công trình nghiên cứu về hoạt động thần kinh cấp cao cho phép đi sâu vào quy luật của sự hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và sự phát triển những tố chất thể lực một cách đầy đủ: “Sự hình thành các kỹ năng kỹ xảo trong quá trình dạy các dạng vận động khác nhau được thực hiện trong sự thống nhất liên tục với giáo dục các tố chất thể lực và ngược lại”
Như vậy, có thể thấy quá trình hình thành tố chất thể lực và quá trình hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động đều dựa trên cơ sở hình thành định hình động lực
Trang 25Vì vậy, có thể dựa trên quá trình hình thành kỹ năng kỹ xảo để xác định cơ chế hình thành tố chất thể lực nói chung và tố chất khéo léo nói riêng
Có thể khẳng định cơ chế sinh lý của việc hình thành tố chất thể lực được lý giải dựa trên học thuyết của Páplốp về định hình động lực, đó cũng là cơ chế hình thành tố chất khéo léo Dựa trên những đặc trưng cơ bản của tố chất thể lực nói chung và tố chất khéo léo nói riêng chúng ta có thể nhận thấy TCKL có những đặc điểm sau:
- Liên quan đến việc hình thành kỹ năng vận động
- Khả năng định hướng không gian và thời gian
- Phản ứng nhanh trước kích thích mới lạ
- Ảnh hưởng bởi các tố chất khác: nhanh, mạnh, bền
- Liên quan tới trạng thái hoạt động của thần kinh trung ương và các cơ quan phân tích
Như vậy, quá trình hình thành TCKL bao gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Lan tỏa hưng phấn Đây là giai đoạn xảy ra các phản ứng trả lời của cơ thể với tác nhân kích thích chưa chọn lọc, phối hợp vận động chưa khéo léo, động tác chưa chuẩn về không gian và thời gian, còn động tác thừa nên chưa biết tiết kiệm sức Đây là giai đoạn sử dụng phối hợp các cử động riêng lẻ thành một động tác thống nhất Tuy nhiên ở giai đoạn này, hưng phấn dễ khuếch tán sang các vùng thần kinh khác, cơ thể chưa phân biệt chính xác các kích thích có điều kiện khác nhau nên khả năng phối hợp vận động chưa tinh tế
- Giai đoạn 2: Tập trung hưng phấn vào những vùng nhất định do các động tác được lặp đi lặp lại, khi đó động tác được phối hợp tốt hơn, các động tác thừa giảm thiểu dần, động tác bắt đầu được định hình, có sự chuẩn xác về động tác trong không gian và thời gian, phản ứng nhanh trong tình huống bất ngờ nhưng chưa ổn định do chưa củng cố vững chắc
- Giai đoạn 3: Giai đoạn tự động hóa Ở giai đoạn này sẽ hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa các trung khu thần kinh trên vỏ não Do đó
sự phối hợp các động tác đã được củng cố vững chắc và trở nên tự động hóa, sự phối hợp vận động trở nên chính xác, đúng trong các tình huống, tiết kiệm sức và không có động tác thừa Tố chất khéo léo hình thành trên cơ sở những kỹ năng vận
Trang 26động đã có và nó được xây dựng dần dần trên cơ sở các đường liên hệ thần kinh tạm thời đã được hình thành trong quá trình hình thành các kĩ năng vận động
Trong quá trình hình thành TCKL khả năng phản ứng để giải quyết nhanh và đúng những tình huống xuất hiện bất ngờ trong hoạt động là rất quan trọng vì vậy không thể thiếu vai trò của ngoại suy Ngoại suy giúp trung ương thần kinh giải quyết các nhiệm vụ vận động phát sinh bất ngờ một cách hợp lý dựa trên cơ sở các kinh nghiệm sẵn có Trò chơi vận động phong phú, đa dạng với các nhóm bài tập
có tác dụng phát triển tố chất khéo léo rất hiệu quả, giúp trẻ giải quyết nhanh chóng, hợp lý nhiệm vụ vận động, góp phần củng cố khả năng ngoại suy của trẻ thông qua hoạt động
Mặt khác, luyện tập là điều kiện không thể thiếu để tố chất khéo léo trở nên
ổn định và bền vững Luyện tập qua việc cho trẻ tham gia các trò chơi vận động có
ý nghĩa tích cực với việc phát triển tố chất khéo léo cho trẻ Khi luyện tập, cần chú
ý đặc điểm các kiểu hình thần kinh ở trẻ cụ thể như sau:
Kiểu mạnh - cân bằng - linh hoạt: Tất cả các kích thích đều được những người này trả lời bằng chương trình hành động phù hợp, thể hiện ở lượng vận động lớn, khả năng thích ứng nhanh, phối hợp vận động khéo léo và phù hợp với hoàn cảnh mới
Kiểu mạnh - cân bằng - không linh hoạt: Phản ứng vận động của những người này có tính ổn định, bền vững song kém linh hoạt trước các tình huống bất ngờ
Kiểu mạnh - không cân bằng: Trẻ có kiểu hình thần kinh này thường hiếu động, nóng nảy, khó kiềm chế do vậy khó thích ứng với môi trường xung quanh, vận động nhiều và mạnh mẽ song khả năng phối hợp vận động hạn chế
Kiểu yếu: Trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, ít hứng thú với các vận động, khả năng thực hiện và phối hợp vận động kém
Mỗi trẻ có một đặc điểm về TCKL và kiểu thần kinh khác nhau, vì vậy GV cần nắm vững các kiểu hình thần kinh để phân nhóm trẻ phù hợp với mỗi nhóm trò chơi vận động tương ứng để phát huy điểm mạnh, điểm yếu của trẻ ở từng kiểu hình thần kinh
Trong quá trình hình thành TCKL, thông tin của các đường liên hệ ngược là yếu tố quan trọng góp phần điều chỉnh và hoàn thiện tố chất này Các thông tin
Trang 27hướng tâm, thông tin phản ánh ngược chiều được trung ương thần kinh tiếp nhận,
mã hóa, điều chỉnh thành một chương trình vận động rõ ràng và hợp lý hơn Chính việc hình thành chương trình vận động làm cho tố chất khéo léo ngày càng hoàn thiện hơn
Theo quan điểm sinh lý học, sự khéo léo thể hiện bởi khả năng hình thành những đường liên hệ tạm thời, hoàn thành những động tác phối hợp phức tạp, cần thiết trong tình huống phức tạp và luôn thay đổi Thực chất sự khéo léo là một năng lực hỗn hợp của cơ thể, vì thế nó có liên quan đến sự hoàn thiện kĩ năng vận động Khi kĩ năng động tác hoàn chỉnh và phong phú thì sự khéo léo càng thể hiện rõ rệt hơn Mức độ phát triển khéo léo liên quan chặt chẽ với trạng thái chức năng của hệ thần kinh trung ương Quá trình tập luyện để phát triển sự khéo léo sẽ làm tăng được
độ linh hoạt của quá trình thần kinh, làm cho cơ hưng phấn và thả lỏng nhanh hơn
Tóm lại, cơ chế sinh lý của việc hình thành tố chất khéo léo là quá trình hình thành hệ thống đường liên hệ thần kinh tạm thời và sự hình thành định hình động lực Sự hình thành và phát triển tố chất khéo léo phụ thuộc vào hoạt động thần kinh cấp cao, vào mức độ phát triển các tố chất nhanh - mạnh - bền, vào trạng thái hoạt động của các hệ cơ quan: hô hấp, tuần hoàn…, vào khả năng định hướng không gian và thời gian và hoạt động tự động của trẻ, đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi tác động của giáo viên trong việc sử dụng trò chơi vận động giúp trẻ rèn luyện và phát triển tố chất khéo léo
Về cảm xúc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Cảm xúc là mặt phát triển phong phú
Trang 28và sâu sắc nhất so với các chức năng tâm lý khác ở trẻ mẫu giáo Cảm xúc in đậm dấu ấn trong tình cảm của trẻ Trẻ đã biểu hiện một năng lực đồng cảm với mọi người xung quanh, đó là điều quan trọng để trẻ hòa nhập vào xã hội, là thời điểm tốt để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ Trẻ 5-6 tuổi đã có thể kiềm chế được xúc cảm quá mạnh hoặc những xúc cảm bột phát của mình Trẻ biết biểu cảm bằng “ngôn ngữ”, ánh mắt, nụ cười, điệu bộ trong giao tiếp
Về tính cách của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Tính cách là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, bao gồm hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng Tính cách là mặt đạo đức, cốt lõi của nhân cách Thông qua thông qua cách trẻ chơi đùa và tham gia các hoạt động ở trường mầm non cũng như các mối quan hệ với những người xung quanh, qua đó sẽ dần bộc lộ những tính cách riêng của mình Mỗi trẻ lại có những tính cách khác nhau Có trẻ có tính cách sôi nổi, hoạt bát, có trẻ lại rụt rè, chậm chạp Những đặc điểm tính cách khác nhau ở từng đứa trẻ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với sự nhận thức của từng cá nhân trẻ Đối với mỗi trẻ thì giáo viên cần quan tâm, chú ý, cần có những phương pháp giáo dục, tác động phù hợp
Mặt khác, trẻ luôn muốn thể hiện mình, muốn khẳng định mình bằng những việc tốt để được người lớn khen ngợi, và ngược lại trẻ cũng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy buồn chán, thất vọng khi những hành động của mình không như người lớn mong mỏi hoặc là khi hành động đó không được người lớn chấp nhận Vì vậy, cần phải có sự động viên, khen ngợi kịp thời, ghi nhận những biểu hiện tích cực ở trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ và hình thành những tính cách tốt, đồng thời có cách nhận xét và hạn chế các đức tính chưa tốt ở trẻ
Về sở thích của trẻ của trẻ 5-6 tuổi Trẻ 5-6 tuổi, sở thích được bộc lộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ việc ăn uống, cho đến màu sắc, trang phục, trong trò chơi hay các hoạt động nghệ thuật Sở thích có thể gắn liền với năng khiếu, nhưng không phải bé nào thích hát, thích vẽ, thích nhảy thì đều có năng khiếu về lĩnh vực đó Bởi cũng có em thích nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng không nổi bật hẳn ở một lĩnh vực nào, cũng có những sở thích chỉ mang tính thời điểm Chính vì vậy, người lớn không nên nhầm lẫn giữa sở thích và năng khiếu ở trẻ
Về khả năng của trẻ 5-6 tuổi Độ tuổi này trẻ trường mong muốn được khẳng
Trang 29định mình Do vậy, trong hành động của trẻ ngày càng thể hiện sự độc lập hơn, ít phụ thuộc hơn vào người lớn Trẻ 5-6 tuổi có thể tự hoạt động với đồ vật, sử dụng các đồ vật để đáp ứng nhu cầu hoạt động của mình mà không cần sự giúp đỡ của người khác Đồng thời, trẻ có thể tự làm một số công việc để tự phục vụ trong những trường hợp đơn giản như tự uống nước, tự đi dép, tự thay quần áo, tự đi vệ sinh Trẻ muốn thử sức mình khi tương tác với các đồ vật xung quanh, muốn thay đổi các đồ vật thông qua hành động của mình Chính điều đó đã giúp trẻ nhận ra được bản thân mình có thể làm được nhiều việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác, trẻ nhận ra được sức mạnh của bản thân mình, nhận ra được mình là một người hoàn toàn độc lập và từ đó ý thức về khả năng của bản thân cũng được hình thành Trẻ có thể biết được mình có thể làm tốt được việc gì, chẳng hạn trẻ biết mình hát hay, mình vẽ đẹp hoặc mình có thể kể chuyện, đóng kịch hay hơn các bạn khác Khi trẻ đã hiểu về khả năng của bản thân nếu có cơ hội được thể hiện và sự khích lệ của người thân trẻ sẽ tự tin và thành công Do vậy, người lớn nên tạo cơ hội cho trẻ tham gia và thể hiện khả năng của mình cũng như tán dương, ghi nhận những nỗ lực cố gắng của trẻ
Về khả năng tự đánh giá, trẻ 5-6 tuổi đã biết tự đánh giá những đặc điểm cơ thể và tâm lí; về thành công hay thất bại của mình cũng như về khả năng và về sự bất lực” Sự nhìn nhận về bản thân ở trẻ lúc đầu thiên về các đặc điểm thể chất (diện mạo, tầm vóc cơ thể, tình trạng thể lực ) rồi dần đến các phẩm chất, tính cách của mình (tính tốt, tính xấu); các quan hệ của mình với mọi người, cách đối xử của mọi người xung quanh đối với mình ra sao Từ đó trẻ biết so sánh mình với người khác và biết cách kiểm soát, tự điều chỉnh hành vi của bản thân Tuy nhiên,
sự tự điều chỉnh điều khiển hành vi ở bản thân trẻ còn hạn chế Trẻ rất khó khăn khi kiềm chế sở thích của mình, rất khó khăn khi phải làm một điều gì đó mà mình không thích Do vậy, người lớn cần nhận xét, khuyến khích trẻ khi các hành động ở trẻ tích cực để trẻ nhận biết mình là đứa trẻ ngoan và đồng thời người lớn cũng cần kiên trì và cương quyết để giúp trẻ biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp
Về ngôn ngữ và khả năng giao tiếp, trẻ 5-6 tuổi hầu hết đều biết sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thuần thục trong sinh hoạt hàng ngày Vốn từ của trẻ tích lũy được khá phong phú, nắm được ý nghĩa của từ, phát âm đúng, biết dùn ngữ đuêụ
Trang 30phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đặc biệt nói đúng ngữ pháp, trẻ nói năng mạch lạc, thoải mái Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển là một trong những ưu thế để mở rộng mối quan hệ giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh Trẻ mạnh dạn hơn, chủ động hơn khi bắt đầu làm quen, trò chuyện với người khác Đồng thời ngôn ngữ mạch lạc cũng giúp trẻ dễ dàng hơn khi trao đổi, trò chuyện với mọi người xung quanh Quả thực, nhờ có giao tiếp mà các trẻ tăng cường hiểu biết lẫn nhau, trao đổi thông tin, tình cảm và điều chỉnh lẫn nhau
Những đặc điểm tâm lí của trẻ 5-6 tuổi trên đây là cơ sở quan trọng để xây dựng các biện pháp, lựa chọn trò chơi và tổ chức hoạt động phát triển TCKL cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
1.2.3 Đặc điểm tố chất khéo léo của trẻ 5-6 tuổi
Phát triển TCTL cho trẻ có quy luật riêng của nó như quy luật hình thành kĩ xảo vận động, quy luật điều khiển lượng vận động thích hợp với khả năng của trẻ, quy luật điều khiển hồi phục vượt mức… Cho nên chỉ có thông qua hệ thống các kĩ xảo vận động được hình thành và phải thích ứng với một lượng vận động nhất định, mới xác định được tính chất và mức độ chuẩn phát triển thể lực của trẻ Song hệ thống các kĩ xảo ấy rất phong phú, cần phải được lựa chọn theo các khuynh hướng
cơ bản của GD thể lực và các nhiệm vụ cụ thể của nó
Sự liên hệ giữa kĩ xảo vận động với TCTL là mối liên hệ của một tổ hợp các
kĩ xảo vận động với các TCTL Mối liên hệ này được thực hiện theo hai hướng:
+ Việc hình thành các kĩ xảo vận động gắn liền với sự phát triển đồng thời các TCTL, mà trước hết là các tố chất đặc trưng đối với chính các kĩ xảo vận động đó
+ Việc phát triển các TCTL có tính đặc trưng đối với một loại kĩ xảo diễn ra một cách có hiệu quả hơn trong sự phát triển đồng thời các phẩm chất khác Ví dụ: trong tập chạy cho trẻ, sức nhanh sẽ được phát triển một cách hợp lí…
Tính hiệu quả của phát triển TCTL được xác định theo mức độ thay đổi TCTL sau thời gian luyện tập Nếu tổ chức hợp lí quá trình sư phạm thì việc nắm vững các hệ thống tri thức và các kĩ xảo vận động sẽ dẫn đến việc nâng cao các chỉ tiêu phát triển thể lực
Tác giả Đặng Hồng Phương [16], Lưu tân [20] cho rằng, các TCTL phát
Trang 31triển nhanh chóng ở trẻ 5-6 tuổi Sự phát triển TCTL diễn ra nhanh là do các quá trình tâm lí của trẻ ở lứa tuổi này được hoàn thiện, khả năng chú ý tăng, trẻ hiểu được nhiệm vụ của mình, có thể khái quát hóa một số hiện tượng và nhanh nhẹn nhận thấy những yêu cầu chính trong khi thực hiện vận động Trẻ có thể thực hiện những động tác, vận động quen thuộc bằng nhiều cách, với lượng vận động lớn hơn, trong một thời gian dài hơn, có khả năng ghi nhớ động tác, các vận động chính xác, nhịp nhàng Do đó, phải sử dụng nhiều phương pháp giảng, tăng dần yêu cầu, thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự vận động Nếu để vận động lâu, trẻ sẽ mệt; nếu
để trẻ thực hiện vận động sai nhiều lần sẽ khó sửa
Tốc độ phát triển thể lực của trẻ 5-6 tuổi diễn ra chậm hơn so với các giai đoạn trước song quá trình cốt hóa của xương lại diễn ra nhanh Các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh song củng cố còn chậm, do vậy kỹ năng, kỹ xảo thực hiện các bài tập hay trò chơi vận động rèn tố chất khéo léo cho trẻ nhanh chóng được hình thành nhưng nếu không củng cố thường xuyên thì cũng dễ quên, cần cho trẻ luyện tập theo kế hoạch để phát triển tố chất khéo léo cho trẻ
TCKL của trẻ cũng phát triển hoàn thiện hơn so với lứa tuổi trước.Vận động
đi của trẻ ở lứa tuổi này đã ổn định, nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu, biết phối hợp tay chân nhịp nhàng Trẻ thích đi thăng bằng trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m) (Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi) Vận động
đi, chạy và cảm giác thăng bằng của trẻ 5-6 tuổi có những đặc điểm sau:
+ Nhịp độ đi bộ chưa ổn định, sự phối hợp tay chân chưa nhịp nhàng, còn thiếu tin tưởng khi xác định hướng đi, khả năng đổi hướng trong không gian còn chậm
+ Kỹ năng chạy phát triển nhanh chóng Trẻ chạy tốt, phối hợp tay chân khá linh hoạt, trọng tâm cơ thể gần phần trước bụng hơn người lớn Khi chạy trẻ giữ được chân thăng bằng nhưng hướng chưa chính xác Nhịp độ các bước chân chưa
ổn định, chưa đủ nâng cao đùi đúng hướng
+ Khi đi thăng bằng trên ghế, trẻ tự tin và bình tĩnh hơn Trẻ giữ được thăng bằng thân người nhưng đầu và tay chưa giữ thăng bằng chuẩn
- Vận động nhảy: Việc thực hiện vận động nhảy đối với trẻ còn khó khăn Khả năng phối hợp vận động chưa tốt, tay chưa là yếu tố tích cực thúc đẩy sự tăng tốc vận động khi nhảy Trẻ tiếp đất khá nặng nề, chân chưa co lại song đã biết nhún chân lấy
Trang 32đà bật người lên cao Đa số trẻ rời được 2 chân khỏi mặt đất cùng lúc Vận động này khó, đòi hỏi sức mạnh của cơ chân, sự phối hợp tay chân với toàn thân Trẻ có thể bật nhảy tại chỗ, bật nhảy liên tục về phía trước, bật nhảy qua dây, bật xa
- Vận động ném, chuyền, bắt
Các bài tập này đòi hỏi sự phối hợp vận động giữa sức mạnh và sự khéo léo, đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng, ước lượng bằng mắt Trẻ đã biết ném xa bằng một tay, ném trúng đích nằm ngang, ném trúng đích thẳng đứng
Khi ném xa, trẻ đã biết lấy đà bằng cách vung tay ra sau để ném nhưng vẫn chưa biết sử dụng lực đẩy của nửa thân trên Trẻ đã ném đúng hướng song phát hiện khoảng cách cần ném chưa tốt, vật ít rơi trúng đích
Trẻ 5-6 tuổi biết chuyền bóng và bắt bóng theo vòng tròn, hàng ngang, hàng dọc, tung, đập và bắt bóng Hai loại bài tập này rèn luyện cho trẻ sự khéo léo, phản
xạ nhanh và khả năng định hướng trong không gian tốt hơn
- Vận động bò, trườn, trèo: Khi bò, trẻ biết phối hợp chính xác giữa tay và chân, cách đặt bước chân Trẻ có khả năng bò trườn nhanh với các kiểu bò bằng bàn tay và bằng cẳng chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân, trườn thấp, bò chui qua cổng Ngoài ra, trẻ còn biết trèo lên xuống thang, trèo lên xuống ghế, xác định được hướng vận động
Nói chung, sự phát triển tính khéo léo diễn ra trên cơ sở là sự mềm dẻo của hoạt động thần kinh, sự nhạy cảm của các cơ quan cảm giác, môi trường vận động… Sự thực hiện có kết quả năng lực vận động được xác định bởi tính chính xác của việc sử dụng sức lực trong không gian và thời gian phù hợp khi thực hiện vận động Phát triển TCKL là phát triển ở trẻ sự phối hợp nhịp nhàng và phức tạp các năng lực vận động trong vận động, trong đó phát triển tố chất khéo léo tổng hợp là con đường tốt nhất
Sự phát triển TCKLcủa trẻ phụ thuộc vào:
- Sự phát triển của cơ thể trẻ
- Mức độ hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động
- Mức độ phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền
- Mức độ phát triển và phối hợp các năng lực khác nhau trong vận động
- Cách thức và quá trình luyện tập của người lớn
Trang 33- Quá trình luyện tập hàng ngày của trẻ
- Hệ thống các bài tập, đặc biệt các trò chơi vận động phát triển TCKL Do
đó cần có các biện pháp phù hợp trong việc sử dụng TCDG vào việc phát triển TCKL cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non giúp trẻ thực hiện chuẩn xác các động tác vận động trong không gian và thời gian, sử dụng sức hợp lý và phản ứng nhanh chóng với hoàn cảnh thay đổi
Phát triển các TCTL luôn luôn gắn với hoạt động cơ bắp Kết quả của việc phát triển TCTL cho trẻ phụ thuộc vào chỗ người GVMN biết GD các TCTL như thế nào cho trẻ và biết phát triển ở trẻ những năng lực thể chất như sức mạnh, sức bền, sức nhanh và tính khéo léo của động tác vận động
Các TCTL có liên quan rất chặt chẽ với KNVĐ Sự hình thành KNVĐ phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển các TCTL Tuy nhiên, trong quá trình hình thành KNVĐ, các TCTL cũng được hoàn thiện thêm Tùy theo nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn GDTC, sự hoàn thiện KNVĐ hoặc nâng cao các TCTL có thể chiếm
ưu thế, song cả KNVĐ và các TCTL đều là những mặt liên quan của khả năng hoạt động thể lực
Tố chất khéo léo - năng lực phối hợp vận động - là tiền đề cho nhiều hoạt động, vận động khác nhau Nó bao gồm nhiều loại năng lực khéo léo, mỗi năng lực
đó có ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển thể chất của trẻ:
Năng lực liên kết vận động có ý nghĩa đối với việc thực hiện tất cả các hoạt động vận động, nhất là các vận động mang tính kỹ thuật như thể dục dụng cụ, thể dục nhịp điệu, bật nhảy, các môn bóng…
Năng lực định hướng – khả năng thay đổi tư thế và hoạt động của cơ thể trong không gian và thời gian có ý nghĩa đặc biệt với các hoạt động vận động mang tính kỹ thuật, bóng… do khi thực hiện vận động trẻ thường phải thay đổi tư thế và
vị trí trong không gian và vào các thời điểm khác nhau
Năng lực thăng bằng có ý nghĩa đặc biệt với các vận động như thể dục nhịp điệu, thể dục dụng cụ… vì nó giúp ổn định trạng thái thăng bằng của cơ thể hoặc duy trì và khôi phục trạng thái thăng bằng đó trong và sau khi thực hiện động tác
Năng lực nhịp điệu – khả năng nhận biết sự luân chuyển các đặc tính chuyển động trong quá trình thực hiện một động tác hoặc thể hiện nó trong khi thực hiện
Trang 34các động tác, nó thể hiện sự tiếp thu nhịp điệu từ âm nhạc, âm thanh khác, tái hiện chính xác nhịp điệu đó trong quá trình thực hiện động tác - nó có ý nghĩa đặc biệt với các hoạt động thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật… và là cơ sở cần thiết nâng cao khả năng kỹ thuật ở các hoạt động vận động khác Năng lực này thể hiện rõ nét nhất trong hoạt động thể dục sáng theo nhạc mà trẻ vẫn thực hiện hàng ngày ở trường mầm non ngay từ giai đoạn nhà trẻ
Năng lực phản ứng – khả năng dẫn truyền và thực hiện các phản ứng vận động một cách hợp lý và nhanh đối với tín hiệu thu được – có ý nghĩa đặc biệt với các hoạt động với bóng, chạy…
Năng lực phân biệt vận động – đạt được một sự chính xác cao và tinh tế trong từng hoạt động riêng lẻ, từng giai đoạn của quá trình thực hiện động tác, khả năng phân biệt chính xác các thông số về không gian, thời gian, dùng sức và thể hiện ý chí, quyết tâm – có ý nghĩa quan trọng với các hoạt động vận động mang tính kỹ thuật cao…
Năng lực thích ứng – chuyển nhanh và hợp lý các chương trình hành động để phù hợp với hoàn cảnh mới hoặc tiếp tục thực hiện hành động đó theo phương thức khác dựa trên cơ sở tri giác những thay đổi của hoàn cảnh hoặc dự đoán các thay đổi đó – có ý nghĩa đặc biệt đối với những hoạt động với bóng…
Như vậy, các TCKL của trẻ 5 - 6 tuổi có sự phát triển hơn so với lứa tuổi trước Đây tiền đề cho trẻ nâng cao khả năng vận động, góp phần phát triển các kĩ năng, kĩ xảo vận động cho trẻ Để nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục nhằm phát triển TCKL cho trẻ 5-6 tuổi, GV cần nắm được các đặc điểm phát triển TCKL của trẻ, trên cơ sở đó tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động vận động phù hợp 1.3 Trò chơi dân gian trong việc phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
1.3.1 Khái niệm trò chơi dân gian
Theo tác giả Mai Văn Muôn [11] TCDG là những trò chơi được nhân dân sáng tạo lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong dân gian, là một trong những hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian
Theo tác giả Võ quế [18, tr12]: TCDG là một trong những hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, được nhân dân sáng tạo từ thực tiễn cuộc sống, thực tiễn lao
Trang 35động của họ và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong dân gian qua nhiều thế hệ nhằm phục vụ nhu cầu giải trí, giao lưu văn hóa và phát triển thể chất, tinh thần cho con người
Trò chơi dân gian là một bộ phận cấu thành của các hoạt động lao động sản xuất, tôn giáo và hoạt động văn hoá xã hội Vì vậy, khi sử dụng trò chơi dân gian sẽ làm sống lại không khí sinh hoạt cộng đồng của người xưa, quay lại những cội nguồn xuất phát của văn hoá nhân loại Trò chơi xuất hiện sau lao động, vì có lao động mới có nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí Khi trình độ sản xuất còn quá thấp kém, con người phải chống chịu với những biến đổi thất thường của thiên nhiên: lụt bão, hạn hán, rét mướt, nắng gắt làm việc sản xuất ngưng trệ, lao động nhường chỗ cho nghỉ ngơi, là lúc trò chơi xuất hiện
Quá trình lao động với những thao tác, với việc tiếp xúc với các công cụ lao động cũng là tiền đề cho việc hình thành những trò chơi mang tính mô phỏng hoạt động lao động Ví dụ: Kéo cưa lừa xẻ, Vuốt hột nổ, Cắp cua
Vào những dịp lễ hội, phấn khởi tươi vui như mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, hứa hẹn năm mới bội thu, sinh sôi nảy nở; đón mùa lúa mới con người tập trung vui chơi, tổ chức các lễ hội phản ánh tín ngưỡng cũng là lúc chơi các trò chơi đã lưu truyền hoặc làm nảy sinh trò chơi mới vừa phản ánh cái “thực tại” vui
vẻ của phần hội, vừa thể hiện cái “linh thiêng”, tôn nghiêm của phần lễ Ví dụ: Trống quân Đức Bác, Khiêng kiệu, Cờ người Do đó, trò chơi gắn liền hoặc hòa nhập với lễ hội, giúp giải thoát con người khỏi những ràng buộc của xã hội, nhất là
sự phân biệt thân phận, sự ngăn cách của quy ước tạo nên sự hoà hợp, sự bình đẳng trong cộng đồng
TCDG xuất hiện gắn liền với các hoạt động văn hoá và tín ngưỡng của con người thời tiền sử Xuất phát từ hành động mang tính thần bí, cầu ước, phù yểm ma thuật, hay những hành vi mô phỏng các hoạt động săn bắn và trồng trọt, những nghi thức đó được thể chế dần để trở thành nghi thức tôn giáo trong hệ thống tín ngưỡng phồn thực Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều nghi thức tôn giáo mất dần ý nghĩa linh thiêng, chỉ còn giữ lại mục đích vui chơi giải trí cho cộng đồng Vì vậy, các trò chơi dân gian phần lớn gắn với hội làng diễn ra vào mùa xuân, mùa thu của
Trang 36chu kỳ sản xuất nông nghiệp Như vậy, về cơ bản, nguồn gốc của trò chơi dân gian
là hoạt động lao động, hoạt động tôn giáo, hoạt động văn hoá xã hội
Trong phạm vi của đề tài chúng tôi quan niệm: TCDG là một loại hoạt động văn hóa dân gian được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần của con người
Có thể nói, một số TCDG trẻ em Việt Nam được cải biên những TCDG của người lớn cho phù hợp với lứa tuổi nhỏ, nhưng cũng có trò chơi do trẻ tự sáng tạo
ra đồ chơi, cách chơi dựa trên cơ sở bắt chước những hoạt động lao động của người lớn, hướng dẫn cho nhau cách chơi, truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác,
từ vùng này sang vùng khác, nhờ đó trò chơi dân gian được lưu truyền đến ngày nay Do vậy, TCDG trẻ em thường sử dụng với những mục đích:
- Từ mục đích truyền thụ cho trẻ em những kỹ năng sản xuất và tri thức về cuộc sống mà người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi những TCDG của họ
- Trẻ tự nghĩ ra nhiều trò chơi để bắt chước, mô phỏng hoạt động của người lớn, để thoả mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tự thể hiện của bản thân
- TCDG giúp phát triển các mặt đức, trí, thể, mỹ và các chức năng xã hội khác nhau
Như vậy, TCDG của trẻ em rất sinh động, phong phú và có nhiều tác dụng vừa để chơi giải trí vừa giáo dục trẻ em một cách tinh tế và nhẹ nhàng
1.3.2 Phân loại trò chơi dân gian
TCDG phong phú và đa dạng, có thể nêu lên những loại trò chơi tiêu biểu sau đây:
- Những trò chơi vui khoẻ: Cướp cờ, Cướp khèn, Tung cầu, Bắt vịt, Kéo co, Đua thuyền, Đấu vật, Đấu võ,
- Những trò chơi giải trí: Bịt mắt bắt dê, Tung còn, Bắt chạch trong chum, Lặc lò cò, Dung dăng dung dẻ
- Những trò chơi thi tài, thi khéo: Thi pháo đất, Đi trên dây, Đu tiên, Thả diều, Thi dệt vải, Thi nấu cơm, Đua thuyền
- Những trò chơi mang tính chất nghi lễ: Pháo đất (Hải Dương), Chọi trâu (Đồ Sơn), Đâm trâu (Tây Nguyên),
- Những trò chơi có tính chất biểu diễn nghệ thuật: Múa lân, Múa sư tử, Múa
Trang 37lân sư rồng, Múa rối, Cờ người
Sự phân loại này linh hoạt, phân loại theo giá trị đặc trưng tương đồng giữa một số trò chơi dân gian với nhau Thực tế, có những trò chơi dân gian có cả đặc điểm của loại này và một hoặc nhiều loại khác nữa Do vậy, sự phân loại mang tính chất tương đối
Đối với trẻ em, TCDG rất phong phú, không chỉ nhiều về số lượng mà còn
đa dạng về thể loại Căn cứ vào chức năng giáo dục của trò chơi GS.Vũ Ngọc Khánh (Viện văn hoá dân gian) đã chia TCDG trẻ em ra thành 4 loại:
- Trò chơi vận động
TCDG chứa đựng vận động gồm các trò chơi cho trẻ em vận động chân tay, chạy, nhảy tạo không khí vui nhộn và sinh động như kéo co, Rồng rắn lên mây, Dung dăng dung dẻ, Thả đỉa ba ba, Câu ếch, Lộn cầu vồng, Đua ngựa, Lặc cò cò, Bịt mắt bắt dê, Đi cà kheo Những trò chơi này thường được chơi ở ngoài trời, có không gian thoáng rộng để tiếp xúc với thiên nhiên, với cảnh vật xung quanh, nhằm tăng cường sức khoẻ và các tố chất về thể lực cho trẻ em
- Trò chơi học tập (thực chất là trò chơi rèn luyện trí tuệ)
Nhiều TCDG giúp phát huy trí tuệ của trẻ em, dạy cho trẻ biết quan sát, tính toán, phân nhóm phân loại, khái quát, suy luận
Có khi chỉ là một bài đồng dao, trẻ em ngồi quây quần với nhau cùng hát, cùng đối thoại để giới thiệu các sự vật, các hiện tượng xung quanh Cách chơi này giúp các em hiểu biết về con người, các sự vật, hiện tượng xung quanh để tiếp thu tri thức về cuộc sống Ví dụ, trò chơi Câu ếch giúp trẻ hình dung ra tiếng kêu, vận động, tập tính sinh sản của loài ếch khi gặp mưa rào qua lời đồng dao và cách chơi:
Ếch ở dưới ao Vừa ngớt mưa rào Nhảy ra bì bọp Ếch kêu “ộp ộp”
Ếch kêu “ặp ặp”
Thấy bác đi câu
Rủ nhau trốn mau Ếch kêu “ộp ộp”
Ếch kêu “ặp ặp”
Cách chơi là tất cả các cháu đứng trong vòng tròn làm “ếch” Một cháu làm người “câu ếch” đứng cách vòng tròn chừng 1- 2 mét, tay cầm cần câu “Ếch” ở trong ao vừa hát vừa nhảy ra ngoài “Bác đi câu” đuổi theo câu “ếch”
Trang 38Có những trò chơi dân gian còn dạy trẻ cách tính toán, thêm, bớt như “Ô ăn quan”, giúp trẻ tập đếm trong phạm vi 10 như “Chuyền thẻ”, “Rải ranh”, “Cắp cua
bỏ giỏ”
- Trò chơi mô phỏng
Đây là những loại trò chơi mà trẻ mô phỏng, bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như câu ếch, xin lửa, đốt pháo, làm nhà, dệt vải, cày ruộng, nấu ăn, bế em Trong khi chơi trẻ em thi nhau xem ai làm đẹp, làm đúng, làm nhanh hơn Đặc biệt những trò chơi này có tác dụng như phát huy trí tưởng tượng của trẻ em: mẩu lá được biến thành món ăn ngon; vỏ chai, vỏ hến trở thành nồi niêu, bát đũa; cái mo cau biến thành cỗ xe, con ngựa; cái gậy thành con ngựa để chơi trò đua ngựa, cưỡi ngựa Trong loại trò chơi này, trẻ đã hóa thân, nhập vai thành những người lớn mà trẻ thích, nhờ đó trẻ tập thực hiện các mối quan hệ xã hội, học cách ứng xử giữa mọi người với nhau để học cách làm người
- Trò chơi sáng tạo
Đây là những trò chơi trong đó trẻ em tự tay làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như cắt, gấp cuống lá chuối thành súng; xếp gấp lá dứa hoặc lá dừa thành chong chóng; xé cuốn lá đa thành con trâu; xé gấp lá dừa thành con cào cào; xâu hoa trứng gà, hoa lộc vừng, hoa chè thành vòng vàng xuyến bạc; tết những cọng rơm, cọng rạ thành con tôm, con cá; xé gấp lá chuối thành con mèo Những trò chơi này giúp phát triển vận động tinh, rèn luyện đôi tay khéo léo, linh hoạt đồng thời phát triển óc sáng tạo, khơi dậy khiếu thẩm mỹ cho trẻ
Sự phân loại này mang tính tương đối Trong kho tàng TCDG trẻ em có những trò chơi mà tác dụng của nó đến đứa trẻ một cách toàn diện Chẳng hạn, trò chơi “Chuyền thẻ” vừa là một bài học về tập đếm số, tính nhẩm, lại vừa là một bài tập thể dục luyện gân, luyện cơ ở các cổ tay, cánh tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay cho các em gái Những động tác chơi như “Nâng lấy một, chột lấy đôi, sang qua tay, ra tay chống ” giúp cho các em trở nên nhanh nhẹn, khéo léo, lại luyện được ngôn ngữ uyển chuyển trong các vần điệu dân gian của lời đồng dao
1.3.3 Cấu trúc của trò chơi dân gian
TCDG thường có cấu trúc rõ ràng gồm 3 thành tố: nhiệm vụ chơi (nội dung chơi), các hành động chơi (động tác chơi) và luật chơi (quy tắc) Nhiệm vụ của
Trang 39trò chơi dân gian chính là nội dung chơi có tính chất như một bài toán mà trẻ phải giải dựa trên các điều kiện đã cho, chính nội dung TCDG khơi gợi hứng thú nhận thức cho trẻ
Hành động chơi là những động tác trẻ thực hiện trong lúc chơi, nó là một thành
tố đặc trưng cho những TCDG có tác dụng mạnh mẽ đến sự phát triển trí tuệ của trẻ Hành động chơi càng phong phú bao nhiêu thì trẻ càng chơi tích cực bấy nhiêu
Khi tham gia chơi TCDG, trẻ phải thực hiện những quy tắc đề ra trong trò chơi, phải phát huy sự khéo léo, nhanh nhẹn, thông minh nhưng đặc điểm cơ bản của TCDG ở tuổi mẫu giáo là luật chơi chỉ mang tính ước lệ, trong quá trình chơi, tuỳ theo trình độ của người chơi ở từng trò chơi, luật chơi có thể thêm bớt để TCDG thêm hấp dẫn Do vậy, cùng một trò chơi mỗi lần chơi trẻ đều có thể chơi theo cách riêng của mình
Như vậy, nhiệm vụ nhận thức, các hành động chơi và luật chơi là những thành tố bắt buộc của những TCDG có quy tắc, nếu thiếu một trong ba thành tố trên thì không thể tiến hành trò chơi được Tuy nhiên trong thực tiễn tổ chức TCDG cho trẻ, luật chơi đồng thời cùng một lúc lại là các hành động chơi
1.4 Ưu thế của trò chơi dân gian trong việc phát triển tố chất khéo léo của trẻ 5-6 tuổi
Ưu thế của TCDG trong việc phát triển TCKL cho trẻ 5-6 tuổi thể hiện iwr những đặc điểm đặc trưng sau:
- Đặc trưng cơ bản của TCDG ở tuổi mẫu giáo là luật chơi của trò chơi chỉ là những ước lệ, tạm thời Luật chơi lại quy định cách chơi Trong quá trình chơi, tùy theo trình độ của người chơi ở từng trò chơi cụ thể mà có thể thêm, bớt luật chơi để trò chơi thêm hấp dẫn Do vậy, cùng một trò chơi mà mỗi lần chơi, trẻ lại có thể chơi theo cách khác nhau hoặc luật chơi khác nhau
- TCDG trẻ em đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập Ở bất cứ đâu cũng đều có thể
tổ chức các trò chơi phù hợp: Sân nhà nhỏ thì trẻ chơi “Ô ăn quan”, “Rải ranh”,
“Bỏ giẻ”, “Nu na nu nống” Ngõ xóm là nơi chơi “Trốn tìm”, “Bịt mắt bắt dê”,
“Mèo đuổi chuột”, “Dung dăng dung dẻ” Bờ ao là nơi chơi “Ném lia thia”, “Múa rối nước” Cánh đồng, bãi cỏ là nơi chơi “Thả diều”, “Ném còn”, “Đánh quay”,
“Cướp cờ”, “Đố lá”, “Đối lá”, “Chọi cỏ gà”
Trang 40- TCDG trẻ em dễ dàng phổ biến rộng rãi, không chịu sự ràng buộc một cách nghiêm ngặt về không gian và thời gian, trẻ có thể chơi bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu Trong các lễ hội ở nhiều địa phương, trẻ em vẫn có phần tham gia, nhưng nhìn chung hoạt động vui chơi của trẻ em thường được tổ chức riêng biệt bên ngoài lễ hội Nếu như trò chơi của người lớn chỉ được thể hiện ở một địa phương trong thời điểm nhất định như thường vào mùa xuân, hát quan họ (ở Bắc Ninh), tung còn (ở Tây Bắc) thì trò chơi ở trẻ em không bị những hạn chế đó Trẻ em ở nhiều vùng, thậm chí khắp cả nước có thể đánh chuyền, đánh khăng Nhiều trò chơi còn được truyền bá trên phạm vi rộng hơn vượt ra ngoài lãnh phận địa phương, thậm chí còn vượt khỏi biên giới quốc gia Đây cũng là hiện tượng giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, giữa các địa phương, giữa các nước trong khu vực và trên thế giới
- Vật liệu để chơi TCDG trẻ em cũng rất đơn giản, dễ kiếm, dễ làm Đồ chơi
là các vật liệu tự nhiên như hột hạt, cỏ cây, hoa lá, que, gậy, nắm sỏi cũng thành vật
để chơi “ Ô ăn quan”, một cục đất sét cũng thành quả pháo, lá dứa, lá dừa thành con cào cào, Những trò chơi không có đồ chơi thì trẻ dùng chính mình làm đồ chơi: rồng rắn lên mây, nhảy ngựa, nu na nu nống Không có ngựa thật thì dùng cái que làm ngựa để cưỡi, không có que thì khép 2 đùi, tay trái giơ ra phía trước như cầm cương, tay phải giơ lên đầu như ra roi, nhảy chụm chân về phía trước, miệng nói
“nhong nhong nhong, ngựa ông đã về ”
- Nét đặc biệt của TCDG trẻ em là hầu hết các trò chơi đều gắn liền với các bài đồng dao Đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm thanh dễ thuộc, dễ nhớ được sử dụng trong khi chơi
Đồng dao ngôn ngữ bổ sung cho trò chơi Logic của đồng dao là logic của trò chơi, không tuân theo logic của hiện thực Chính cái ngôn ngữ kỳ quặc theo lối
tư duy nhảy cóc đó lại là yếu tố gắn bó với trò chơi để đưa trẻ vào thế giới trò chơi, khác hẳn với thế giới bên ngoài Một biện pháp tu từ rất tiêu biểu trong đồng dao là biện pháp nói ngược, trái hẳn với logic thực tế, của cuộc đời, và chính sự đảo ngược như thế mới hấp dẫn, mới vui Biện pháp nói ngược ngộ nghĩnh này rất hợp với không khí của trò chơi, vì nó làm cho trẻ vui thích và kích thích tính tò mò, ham hiểu biết ở chúng