Là quá trình tổ chức thực hiệncác nghiệp vụ thu BHXH bắt buộc đối với người sử dụng lao động và ngườilao động; giải quyết các chế độ, chính sách và chi BHXH cho người đượchưởng; quản lý
Trang 1MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta về vấn
đề an sinh xã hội Nhiệm vụ chủ yếu của chính sách BHXH là tổ chức thựchiện tốt các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưutrí, tử tuất, khám chữa bệnh BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
và nhân dân trên phạm vi cả nước
Thực hiện Bộ Luật lao động trong đó có Chương XII về bảo hiểm xã hội(BHXH) nhất là từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP ngày23/01/1995 thì các đối tượng tham gia đóng, hưởng BHXH đã được mở rộngđến tất cả các thành phần kinh tế Vì vậy, số lao động tham gia BHXH tănghàng năm khoảng 7,5%; Số thu BHXH tăng bình quân hàng năm 10%, quỹBHXH độc lập với ngân sách nhà nước Đây là bước chuyển đổi căn bản về sựnghiệp BHXH từ cơ chế bao cấp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước sang cơchế quỹ BHXH chủ yếu dựa trên nguồn thu do người lao động, người sử dụnglao động đóng góp để chi trả các chế độ BHXH Tính đến hết năm 2009, cảnước có 9,1 triệu người tham gia BHXH bắt buộc đạt trên 82% số đối tượngphải tham gia
Tuy đạt được những thành tựu đáng kể, song trên thực tế hoạt độngBHXH bắt buộc ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhất là ở công tác thu BHXH
từ đó ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người laođộng nói chung và việc thực hiện công tác quản lý thu BHXH nói riêng Biểuhiện: Lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc có số lượng đáng kể, tập trungchủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước như: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
tổ hợp tác, người buôn bán nhỏ trốn tránh không tham gia BHXH cho ngườilao động hoặc còn cố tình tìm mọi cách trốn đóng BHXH; nợ đọng BHXH thời
Trang 2gian dài; thậm chí có những đơn vị sử dụng lao động lạm dụng quỹ BHXH,lạm dụng tiền đóng BHXH của người lao động để làm vốn sản xuất kinhdoanh Một trong những nguyên nhân cơ bản là chúng ta chưa xây dựng đượcmột cơ chế thu, chi đồng bộ và hiệu quả.
Với tư cách là một cán bộ đang làm thực tiễn trong lĩnh vực BHXH củathành phố Hải Phòng, để góp phần xây dựng một cơ chế thu, chi BHXH hợp
lý, hiệu quả tác giả chọn vấn đề “Biện pháp hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm
xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Hải Phòng " làm đề tài luận văn thạc
sỹ kinh tế
2 Tình hình nghiên cứu
Thời gian qua, lĩnh vực BHXH thu hút được sự quan tâm đông đảo của
các nhà nghiên cứu Các công trình có thể kể đến như: “Chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020”(1999) của tác giả Nguyễn Huy Ban; “Lộ trình và giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo nghị định 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003”(2004) của tác giả Dương Xuân Triệu; “Cơ sở khoa học để hoàn thiện qui chế tài chính đối với BHXH Việt Nam”(1999) của tác giả Phạm Thành; “Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính và chế độ kế toán trong hệ thống BHXH Việt Nam”(2005) của tác giả Nguyễn Phước Tường; “Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu”(1996) của tác giả Nguyễn Cao Châu; “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý thu chi BHXH trên địa bàn tỉnh Nghệ An”(1998) của tác giả Trần Quốc Toàn; “Mô hình thực hiện BHXH ở một số nước trên thế giới và những bài học có thể vận dụng vào Việt Nam” (2007) của tác giả Đào Thị Hải Nguyệt; “Xây dựng chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020”(2006) của tác giả Dương Xuân Triệu; “Hoàn thiện quy chế thu
Trang 3BHXH”(2005) của tác giả Nguyễn Tiến Quyết: “Thực hiện các chế độ BHXH theo Luật BHXH- Thực trạng và giải pháp” (2009) của tác giả Nguyễn Anh Minh; “Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra trong hệ thống BHXH Việt Nam”(2010) của tác giả Nguyễn Minh Hải; “Hoàn thiện quy trình quản lý thu, quy trình cấp và quản lý sổ BHXH”(2010) của tác giả Dương Xuân Triệu.
Song chưa có công trình nào đề cập đến “Biện pháp hoàn thiện cơ chế thu
bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Luận giải cơ sở khoa học, đánh giá tổng quát thực trạng cơ chế thu BHXHtrong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013 và đề xuất những giải pháp chủ yếunhằm hoàn thiện cơ chế thu BHXH bắt buộc đến năm 2015, tầm nhìn 2025 tại
thành phố Hải Phòng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Những quy phạm pháp luật về BHXH liên
quan đến cơ chế thu BHXH, các quy định nghiệp vụ về cơ chế thu BHXH củaBHXH Việt Nam được áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về thu, nộp BHXH của
người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, các yếu tố ảnhhưởng đến số thu BHXH, đối tượng nộp BHXH, phương thức thu, quy trình tổchức quản lý thu, nguyên nhân trốn tránh nộp BHXH, những biện pháp chốngthất thu BHXH
Phạm vi của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng cơ chế thu BHXHbắt buộc (không nghiên cứu quỹ khám chữa bệnh, BHXH tự nguyện, bảo hiểmthất nghiệp, BHXH đối với người lao động làm việc trong các đơn vị thuộc lựclượng vũ trang), trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 2008đến năm 2013
Trang 45 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử củaChủ nghĩa Mác- Lê nin
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh, thống
kê, phân tích số liệu từ năm 2008 đến năm 2013, nhằm phân tích hoạt động quản
lý thu, mở rộng đối tượng thu và đề ra các biện pháp chống thất thu BHXH,nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn thành phố Hải Phòng
6 Dự kiến đóng góp của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề về BHXH, BHXH bắt buộc vàhoàn thiện cơ chế thu BHXH bắt buộc
- Phân tích thực trạng và rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhâncủa hạn chế về cơ chế thu BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- Luận văn đã đề xuất phương hướng và giải pháp khả thi nhằm hoànthiện cơ chế thu BHXH, tăng số lao động được tham gia BHXH, tăng mức thụhưởng từ các chế độ, chính sách BHXH của người lao động, góp phần làmtăng số thu, hoàn thiện cơ chế thu BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố HảiPhòng
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo vàcác phụ lục, luận văn được cấu trúc bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế thu Bảo hiểm
xã hội bắt buộc.
Chương 2: Thực trạng cơ chế thu BHXH trên địa bàn thành phố Hải
Phòng.
Trang 5Chương 3: Định hướng và biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế thu BHXH
trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Trang 61.1.1 Lịch sử ra đời, quan niệm về BHXH và BHXH bắt buộc
1.1.1.1 Tính tất yếu khách quan sự ra đời của Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Trong quá trình sinh tồn con người phải lao động để làm ra của cảivật chất, nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu nhất là ăn, ở, mặc, đilại, v.v Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng gặpmay mắn, thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bìnhthường Trái lại, có rất nhiều trường hợp con người gặp khó khăn, trắctrở, rủi ro xảy ra do điều kiện tự nhiên, môi trường sống, hoặc điều kiệnkhách quan như: ốm đau, tai nạn, mất việc làm, già yếu, không có khảnăng lao động, tử vong
Vì vậy, từ xa xưa con người đã có ý thức san sẻ, cưu mang, đùm bọc lẫnnhau Sự tương trợ cộng đồng dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiềuhình thức khác nhau như: việc lập quỹ tương tế, các hội đoàn bằng tiền hoặcbằng hiện vật để trợ giúp lẫn nhau
Lúc đầu, sự trợ giúp này là thụ động, cục bộ, không ổn định và khôngchắc chắn Trong quá trình phát triển công nghiệp, đội ngũ làm công ăn lươngtăng nhanh, cuộc sống của họ phụ thuộc vào thu nhập do lao động làm thuêmang lại Chính vì thế, mất việc làm hoặc gặp rủi ro như ốm đau, bệnh tật đãtrở thành mối đe dọa khủng khiếp đối với họ
Bảo hiểm xã hội như một tấm lưới che đỡ cuộc sống của con người, để họkhông rơi xuống “đáy” đời sống xã hội
Trang 7Trước sức ép của người lao động và để duy trì lực lượng làm công ănlương, giới chủ buộc phải từng bước cam kết đảm bảo cho người lao động cómột khoản thu nhập nhất định gọi là trợ cấp để họ trang trải những nhu cầusinh sống thiết yếu khi gặp rủi ro Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộnglớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội Do vậy, Nhà nước
đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn buộc cả giới chủ và giới thợphải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng để hỗ trợ một phần khikhông có việc làm, ốm đau, tai nạn Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hìnhthành một quỹ tiền tệ tập trung có sự quản lý giám sát của Nhà nước
Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trênđược thế giới quan niệm là BHXH đối với người lao động Như vậy, BHXH rađời và phát triển là một tất yếu khách quan và ngày càng phát triển cùng với sựphát triển của mỗi quốc gia, mọi thành viên trong xã hội đều thấy cần thiếttham gia BHXH, nó trở thành quyền lợi và nhu cầu không thể thiếu của ngườilao động
1.1.1.2 Quan niệm về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm và BHXH đã hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển của xãhội loài người và đã được nhiều nhà khoa học đề cập, nghiên cứu một cách sâusắc dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau Bảo hiểm xã hội đã xuất hiện
và phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại Theo
Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) thì nước Phổ (nay là Cộng hòa Liên bangĐức) là nước đầu tiên trên thế giới ban hành chế độ bảo hiểm ốm đau vào năm
1883, đánh dấu sự ra đời của BHXH Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới
đã thực hiện chính sách BHXH và coi nó là một trong những chính sách xã hộiquan trọng nhất trong hệ thống chính sách bảo đảm an sinh xã hội Mặc dù đã
có quá trình phát triển tương đối dài, nhưng cho đến nay còn có nhiều khái
Trang 8niệm về BHXH, chưa có khái niệm thống nhất Bởi lẽ, BHXH là đối tượngnghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như kinh tế, xã hội, pháp lý
Theo từ điển Bách khoa: "BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo, an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo
an toàn xã hội" [1]
Công ước 102 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm về
BHXH như sau: “BHXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội dẫn đến việc ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, và chết; đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con” Khái niệm này đã phản ánh được sự kết hợp hai mặt của BHXH là
mặt kinh tế và mặt xã hội
Còn theo khái niệm của BHXH Việt Nam: “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với người lao động thông qua việc huy động các nguồn đóng góp để trợ cấp cho họ, nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn, thất nghiệp, mất khả năng lao động, tuổi già và chết.” [2]
Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.
Trang 9Như vậy, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhậpcho người lao động, khi họ gặp phải biến cố, rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mấtkhả năng lao động, mất việc làm, chết; gắn liền với quá trình tạo lập một quỹtiền tệ tập trung được hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp vàviệc sử dụng quỹ đó cung cấp tài chính nhằm đảm bảo mức sống cơ bản chobản thân người lao động và những người ruột thịt của người lao động trực tiếpphải nuôi dưỡng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội
Có 2 loại BHXH: bắt buộc và tự nguyện
BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà đối tượng tham gia hoàn toàn tựnguyện đóng góp mức phí và thụ hưởng theo quy định
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? Theo quy định tại điều 3 Luật Bảo hiểm
xã hội: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.
1.1.2 Đặc điểm và nguyên tắc của bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.1.2.1 Đặc điểm của BHXH bắt buộc
Cùng với quá trình phát triển, tiến bộ của loài người, BHXH bắt buộcđược coi là một chính sách xã hội quan trọng của bất kỳ nhà nước nào, nhằmbảo đảm an toàn cho sản xuất, cho đời sống vật chất và tinh thần cho mọingười trong xã hội Với tư cách là công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội,nhà nước phải can thiệp và tổ chức bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người laođộng, đặc biệt là để giải quyết mối quan hệ thuê mướn lao động giữa chủ vàthợ Yêu cầu giới chủ phải thực hiện những cam kết đảm bảo điều kiện làmviệc và nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần cho giới thợ, trong đó có nhu cầu
về tiền lương, về chăm sóc y tế, về chăm sóc khi bị ốm đau, tai nạn, trả lươngkhi người lao động đến tuổi hưu Đồng thời bản thân người lao động cũngphải có trách nhiệm giành một khoản thu nhập chi trả cho bản thân mình khi có
Trang 10những rủi ro xảy ra Mặt khác, nhà nước được coi như là một người chủ sửdụng lao động của mọi người lao động, vì vậy người sử dụng lao động không
đủ để trang trải cho những khoản chi cho người lao động khi họ gặp phải rủi rothì Nhà nước phải có trách nhiệm trích một phần ngân sách để bảo đảm đờisống cơ bản cho người lao động Như vậy, có thể rút ra đặc điểm cơ bản củaBHXH bắt buộc khác với loại hình BHXH tự nguyện ở những điểm như sau:
Một là, BHXH bắt buộc được hình thành trên cơ sở quan hệ lao động,
giữa các bên cùng tham gia và được hưởng BHXH Nhà nước ban hành cácchế độ, chính sách BHXH bắt buộc, tổ chức ra cơ quan chuyên trách, thực hiệnnhiệm vụ quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH Chủ sử dụng và người lao động
có trách nhiệm đóng góp để hình thành quỹ BHXH bắt buộc Người lao động(bên được BHXH) và gia đình của họ được cung cấp tài chính từ quỹ BHXHbắt buộc khi họ có đủ điều kiện theo chế độ BHXH quy định Đó chính là mốiquan hệ của các bên tham gia BHXH Đây là điểm khác biệt căn bản củaBHXH bắt buộc so với các loại hình BHXH tự nguyện khác
Hai là, phân phối trong BHXH bắt buộc là phân phối không đều, nghĩa là
không phải ai tham gia BHXH bắt buộc cũng được phân phối với số tiền giốngnhau Phân phối trong BHXH bắt buộc vừa mang tính bồi hoàn vừa khôngmang tính bồi hoàn Những biến cố xảy ra mang tính tất nhiên đối với conngười là thai sản (đối với lao động nữ), tuổi già và chết, trong trường hợp này,BHXH bắt buộc phân phối mang tính bồi hoàn vì người lao động đóng BHXHchắc chắn được hưởng khoản trợ cấp đó Còn trợ cấp do những biến cố làmgiảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm, những rủi ro xảy ra trái ngượcvới ý muốn của con người như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, là
sự phân phối mang tính không bồi hoàn; có nghĩa là chỉ khi nào người lao
Trang 11động gặp phải tổn thất do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thìmới được hưởng khoản trợ cấp đó.
Ba là, BHXH bắt buộc hoạt động theo nguyên tắc "cộng đồng - lấy số
đông bù cho số ít" tức là dùng số tiền đóng góp nhỏ của số đông người thamgia BHXH để bù đắp, chia sẻ cho một số ít người với số tiền lớn hơn so với sốđóng góp của từng người, khi họ gặp phải những biến cố rủi ro gây tổn thất
Bốn là, hoạt động BHXH bắt buộc là một loại hoạt động dịch vụ công,
mang tính xã hội cao; lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động Đây làđiểm khác biệt rõ rệt của BHXH bắt buộc so với các loại hình BH mang tínhkinh doanh khác Vì, với các loại hình dịch vụ BH khác, hoạt động của nó làtối đa hóa lợi nhuận, các công ty BH, các tập đoàn BH cả trong nước và nướcngoài thực hiện hoạt động kinh doanh hoàn toàn vì mục đích lợi nhuận Hoạtđộng BHXH bắt buộc là quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các chế độ,chính sách BHXH của tổ chức quản lý sự nghiệp BHXH đối với người laođộng tham gia và hưởng các chế độ BHXH Là quá trình tổ chức thực hiệncác nghiệp vụ thu BHXH bắt buộc đối với người sử dụng lao động và ngườilao động; giải quyết các chế độ, chính sách và chi BHXH cho người đượchưởng; quản lý quỹ BHXH và thực hiện đầu tư bảo tồn và tăng trưởng quỹBHXH
1.1.2.2 Nguyên tắc của BHXH bắt buộc
BHXH bắt buộc có những nguyên tắc hoạt động mang tính phổ biến
và nhất quán đó là:
Thứ nhất, BHXH bắt buộc là một hình thức hoạt động nhằm phân tán rủi
ro, hỗ trợ lẫn nhau giữa những đơn vị, cá nhân cùng tham gia bảo hiểm thựchiện theo nguyên tắc "cộng đồng - lấy số đông bù cho số ít" Vì vậy, dịch vụbảo hiểm cần phải có đông người tham gia mới đạt được mục đích phân tán rủi
Trang 12ro, tổn thất Số người tham gia bảo hiểm càng đông thì mức độ tổn thất đượcphân tán càng rộng, mức độ gánh chịu tổn thất của từng thành viên càng ít hơn.Hình thành được quỹ bảo hiểm tập trung càng lớn, mức độ an toàn quỹ bảohiểm càng cao, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu chi trả càngkịp thời, đầy đủ hơn cho người được thụ hưởng.
Thứ hai, quỹ BHXH bắt buộc được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp
của những bên tham gia bảo hiểm Quỹ phải được tính toán cân đối thu - chimột cách khoa học dựa trên quy luật số lớn để xác định mức đóng góp của đốitượng tham gia và mức hưởng thụ do quỹ phải chi trả; sao cho quỹ phải được
ổn định, vững chắc trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn phải đảm bảo đủ nguồn lựctài chính để chi trả kịp thời, đầy đủ các khoản bồi thường, trợ cấp cho đốitượng được thụ hưởng
Thứ ba, quỹ BHXH bắt buộc được quản lý và sử dụng theo chế độ tài
chính và luật pháp của nhà nước quy định Quỹ tạm thời nhàn rỗi được thựchiện các hoạt động đầu tư vừa góp phần cung cấp nguồn vốn để phát triển kinh
tế - xã hội; vừa để bảo toàn và tăng trưởng quỹ Khi thực hiện hoạt động đầu tưquỹ phải đảm bảo an toàn; hạn chế rủi ro, thất thoát quỹ đến mức thấp nhất, đạthiệu quả kinh tế - xã hội và đảm bảo khả năng thanh toán linh hoạt
1.1.3 Vai trò của BHXH bắt buộc
1.1.3.1 Vai trò của BHXH bắt buộc đối với người lao động và gia đình
họ
Ở bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm nào, rủi ro luôn luôn rình rập, đe dọa cuộc
sống của mỗi người gây gánh nặng cho cộng đồng và xã hội Rủi ro phát sinhhoàn toàn ngẫu nhiên, bất ngờ không lường trước được nhưng xét trên phươngdiện xã hội, rủi ro là một tất yếu Phòng ngừa và hạn chế những tác động tiêucực của rủi ro đối với con người và xã hội là nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của
Trang 13BHXH bắt buộc, có thể thấy một số vai trò của BHXH bắt buộc đối với cánhân:
Thứ nhất, BHXH bắt buộc có vai trò ổn định thu nhập cho người lao động
và gia đình họ Khi tham gia BHXH bắt buộc, người lao động phải trích mộtkhoản phí nộp vào quỹ, khi gặp rủi ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạnlao động làm cho chi phí gia đình tăng lên hoặc phải ngừng làm việc tạm thời
Do vậy, thu nhập của gia đình bị giảm, đời sống kinh tế rơi vào tình cảnh khókhăn, túng quẫn Nhờ có chính sách BHXH bắt buộc mà họ được nhận mộtkhoản tiền trợ cấp đó bù đắp lại phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm để đảm bảo
ổn định thu nhập, ổn định đời sống, tạo cho người lao động luôn yên tâm làmviệc
Thứ hai, ngoài việc đảm bảo đời sống kinh tế, BHXH bắt buộc tạo được
tâm lý an tâm, tin tưởng Khi đó tham gia BHXH bắt buộc góp phần nâng caođời sống tinh thần cho người lao động đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúccho nhân dân
1.1.3.2 Vai trò của BHXH bắt buộc đối với xã hội
Thứ nhất, tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao
động và người lao động, mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm,chia sẻ rủi ro chỉ có được trong quan hệ của BHXH bắt buộc Tuy nhiên, mốiquan hệ này thể hiện trên giác độ khác nhau Người lao động tham gia BHXHbắt buộc với vai trò bảo vệ quyền lợi cho chính mình, đồng thời phải có tráchnhiệm đối với cộng đồng và xã hội Người sử dụng lao động tham gia BHXHbắt buộc là để tăng cường tình đoàn kết và cùng chia sẻ rủi ro cho người laođộng nhưng đồng thời cũng bảo vệ, ổn định cuộc sống cho các thành viêntrong xã hội Mối quan hệ này thể hiện tính nhân sinh, nhân văn sâu sắc củaBHXH bắt buộc
Trang 14Thứ hai, BHXH bắt buộc thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, tạo cho
những người bất hạnh có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết đểkhắc phục những biến cố xã hội, hoà nhập vào cộng đồng, kích thích tính tíchcực của xã hội trong mỗi con người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của
“Chân - Thiện - Mỹ” nhờ đó có thể chống lại tư tưởng “Đèn nhà ai nhà ấyrạng” BHXH bắt buộc là yếu tố tạo nên sự hòa đồng mọi người, không phânbiệt chính kiến, tôn giáo, chủng tộc, vị thế xã hội đồng thời giúp mọi ngườihướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống công bằng, bình yên
Thứ ba, BHXH bắt buộc thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn
nhau tương thân tương ái của cộng đồng Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trongcộng đồng là nhân tố quan trọng, giúp đỡ những người bất hạnh là nhằm hoànthiện những giá trị nhân bản của con người, tạo điều kiện cho một xã hội pháttriển lành mạnh và bền vững
Thứ tư, BHXH bắt buộc giúp phần thực hiện bình đẳng xã hội: trên giác
độ xã hội, BHXH bắt buộc là một công cụ để nâng cao điều kiện sống chongười lao động Trên giác độ kinh tế, BHXH bắt buộc là một công cụ phânphối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng Nhờ sự điều tiết nàyngười lao động được thực hiện bình đẳng không phân biệt các tầng lớp trong
xã hội
1.1.3.3 Vai trò BHXH bắt buộc đối với nền kinh tế thị trường
Thứ nhất, khi chuyển sang cơ chế thị trường, thì sự phân tầng giữa các lớp
trong xã hội trở nên rõ rệt Đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập giữacác ngành nghề khác nhau trong xã hội Nhưng rủi ro xảy ra trong cuộc sốngkhông loại trừ một ai, nếu rơi vào những người có hoàn cảnh kinh tế khó khănthì cuộc sống của họ trở nên bần cùng, túng quẫn BHXH bắt buộc đã gópphần ổn định đời sống cho họ và gia đình họ
Trang 15Thứ hai, đối với các doanh nghiệp, khi những người lao động không may
gặp rủi ro thì đã được chuyển giao cho cơ quan BHXH bắt buộc chi trả Nhờvậy tình hình tài chính của các doanh nghiệp được ổn định hơn Hệ thốngBHXH bắt buộc đã bảo đảm ổn định xã hội tạo tiền đề để phát triển kinh tế thịtrường
Thứ ba, khi tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động sẽ phát huy tinh
thần trách nhiệm, gắn bó tận tình của người lao động trong các doanh nghiệplàm cho mối quan hệ thị trường lao động được trở nên lành mạnh hơn, thịtrường sức lao động vận động theo hướng tích cực góp phần xây dựng và có kếhoạch phát triển chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nềnkinh tế thị trường
Thứ tư, quỹ BHXH bắt buộc do các bên tham gia đóng góp được tích tụ
tập trung rất lớn, phần quỹ nhàn rỗi được đem đầu tư cho kinh tế tạo ra sự tăngtrưởng, ph¸t triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động
Thứ năm, BHXH bắt buộc vừa tạo động lực cho các thành phần kinh tế
phát triển, nhưng mặt khác tạo ra sự bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư thôngqua hệ thống phân phối lại thu nhập góp phần lành mạnh hóa thị trường laođộng Các bên tham gia BHXH bắt buộc đều phải đóng góp vào quỹ Quỹ nàydùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia BHXH bắt buộc khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập Theo quy luật “số đông bù số ít” BHXH bắt buộc
thực hiện phân phối lại thu nhập cả theo chiều dọc và chiều ngang Thực hiệnchức năng này BHXH bắt buộc góp phần thực hiện công bằng xã hội
1.2 KHÁI NIỆM VỀ CƠ CHẾ,CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH, NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CHẾ THU BHXH BẮT BUỘC
1.2.1 Khái niệm cơ chế.
Trang 16Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học năm 1998)
"cơ chế” là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện” Tương tự như vậy, cáctác giả của cuốn Đại từ điển Tiếng Việt cho rằng cơ chế là cách thức sắp xếp tổchức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện
Về phương diện khoa học, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến kháiniệm "cơ chế” Trong cuốn Sổ tay về phát triển, thương mại và WTO (Nxb Chínhtrị quốc gia năm 2004), các nhà khoa học cho rằng “cơ chế là một phương thức,một hệ thống các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho sự vận động của một sự vậthay hiện tượng” Nói cách khác, cơ chế là hệ thống các mối quan hệ hữu cơ, liênquan đến cách thức tổ chức, hoạt động, cách thức tồn tại và phát triển của sự vật,hiện tượng Cơ chế là một quá trình, một hệ thống, là tổng thể các yếu tố tạo nên
sự hoạt động của sự vật, hiện tượng
1.2.2 Khái niệm thu BHXH và cơ chế thu BHXH bắt buộc
Thu BHXH là một thuật ngữ thuộc phạm trù tài chính, một khâu tài chínhtồn tại độc lập trong hệ thống tài chính BHXH Công tác thu BHXH tham gia vàoquá trình tạo lập quỹ BHXH, quỹ tài chính này nhằm đảm bảo cuộc sống chongười lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro, từ đó đảm bảo sự ổn định và pháttriển kinh tế xã hội
Từ những khái niệm cơ chế ở trên có thể hiểu: Cơ chế thu BHXH bắt
buộc là mối quan hệ tổng thể giữa các biện pháp, hình thức có phương pháp thu BHXH bắt buộc theo chính sách hiện hành nhằm mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời BHXH của các đối tượng bắt buộc phải tham gia
Một cơ chế thu BHXH bắt buộc được coi là hợp lý khi các bộ phận trong
cơ chế mang tính hệ thống, đồng bộ ăn ý, không mâu thuẫn, không làm hạn chếtác động tích cực của nhau Cơ chế thu BHXH bắt buộc giữ vai trò quan trọng,quyết định đến sự thành công của quá trình thu BHXH bắt buộc, từ đó quyết
Trang 17định đến sức mạnh quỹ BHXH bắt buộc đảm bảo cho việc chi trả cho các chế độtrợ cấp hiệu quả nhất.
1.2.3 Những yếu tố cấu thành cơ chế thu BHXH bắt buộc
1.2.3.1 Xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh cơ chế thu BHXH bắt buộc
Để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội, Nhà nước với tư cách
là chủ thể quản lý phải sử dụng các công cụ quản lý tác động lên các chủ thể quản
lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý của mình Trong hệ thống các công cụ quản lý
và điều chỉnh kinh tế - xã hội của Nhà nước thì luật pháp là công cụ đặc biệt quantrọng
Luật pháp, chính sách và các quy định liên quan đến thu BHXH làcông cụ quan trọng để cơ quan BHXH thực hiện việc thu BHXH, đồng thời
cơ quan BHXH dùng công cụ này để tác động lên các đối tượng thu và thụhưởng BHXH nhằm đạt mục tiêu quản lý của mình Chính vì vậy, bộ phậncấu thành đầu tiên của cơ chế thu BHXH phải nói đến chính là hệ thống luậtpháp, chính sách trong lĩnh vực thu BHXH
Luật pháp, chính sách và các quy định liên quan đến thu BHXH là sự thểchế hóa thành quyền và nghĩa vụ đối với các đối tượng liên quan đến thu vàthụ hưởng BHXH Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến cơ chế thuBHXH, ngoài vai trò của luật pháp nói chung cần phải đạt được hai mục đích:Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thu BHXH, đồng thời bảo vệ lợi íchchính đáng, hợp pháp của người được thụ hưởng BHXH
Trang 181.2.3.2 Tổ chức thực hiện thu BHXH bắt buộc
Thứ nhất, quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Bao gồm người lao động là công dân Việt Nam và người sử dụng lao
động: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo hợp đồnglao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 thángtrở lên
- Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận bảohiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng( hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưalao động đi làm việc ở nước ngoài, hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúngthầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài, hợp đồng cá nhân)
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác
Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật
- Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tácxã
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn,
sử dụng và trả công cho người lao động
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trênlãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam
Trang 19Thứ hai, xác định căn cứ và phương thức thu BHXH bắt buộc
* Căn cứ thu BHXH bắt buộc
Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước về tiền lương làm căn cứđóng BHXH như: Điều 149 - Bộ Luật Lao động, Luật BHXH ban hành kèmtheo Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ và cácThông tư, Văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể hoá, hoặc giải thích rõ các vấn
đề liên quan đến tiền lương làm căn cứ thu BHXH của người lao động, đượcquy định cụ thể như sau:
- Tiền lương hàng tháng làm căn cứ thu BHXH là tiền lương, tiền côngtheo ngạch, bậc hoặc lương theo cấp bậc, chức vụ, lương hợp đồng; các khoảnchức vụ, thâm niên chức vụ bầu cử, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)
- Người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương thuộc hệ thốngthang lương, bảng lương do Nhà nước quy định, được tính theo mức tiền lươngtối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm thu BHXH
- Tiền lương hàng tháng làm căn cứ thu BHXH của người lao động làmviệc trong các đơn vị liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theomức lương ghi trong hợp đồng lao động, nhưng không thấp hơn mức lương tốithiểu vùng do Nhà nước quy định tại thời điểm đóng
* Phương thức và mức thu BHXH bắt buộc
Mức thu không thấp hơn mức lương tối thiểu chung và không cao hơn 20lần mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng;
Hàng tháng, người sử dụng lao động trích nộp trên quỹ tiền lương, tiềncông của người lao động theo mức quy định chậm nhất vào ngày cuối tháng;Trong thời gian phải truy đóng, nếu người lao động bị ốm đau, thai sản,tai nạn lao động và có khám, chữa bệnh thì người sử dụng lao động phải chịu
Trang 20trách nhiệm bồi hoàn chi phí cho người lao động; mức truy đóng tính theo mứclương tối thiểu tại thời điểm đóng;
Người sử dụng lao động đăng ký tham gia BHXH tại nơi đóng trụ sởchính; người lao động tự đóng BHXH tại BHXH quận, huyện nơi cư trú
Thứ ba, xây dựng quy trình thu BHXH bắt buộc
*Người sử dụng lao động và người lao động kê khai hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc
Người lao động: Căn cứ hồ sơ gốc kê khai 03 bản “Tờ khai tham giaBHXH bắt buộc” (Mẫu số 01-TBH) nộp cho người sử dụng lao động; Trườnghợp đã được cấp sổ BHXH thì không phải kê khai mà chỉ nộp sổ BHXH Người sử dụng lao động: Kiểm tra, đối chiếu Tờ khai tham gia BHXH bắtbuộc với hồ sơ gốc của từng người lao động; ký xác nhận và phải chịu tráchnhiệm về những nội dung trên Tờ khai của người lao động
Lập 02 bản “Danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc” (Mẫu số TBH) và bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanhhoặc giấy phép hoạt động; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thìnộp bản hợp đồng lao động
02a-Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao độnghoặc quyết định tuyển dụng, người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ
sơ theo quy định đã nêu ở trên và sổ BHXH bắt buộc của người lao động(nếu có) cho cơ quan BHXH
Cơ quan BHXH: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, tính hợp pháp củacác loại giấy tờ và hoàn thiện các thủ tục rồi chuyển trả người lao động.Trường hợp hồ sơ chưa đủ, cơ quan BHXH phải hướng dẫn cụ thể để đơn vịhoàn thiện
Trang 21Cơ quan BHXH: Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ; ký, đóng dấu vàodanh sách lao động tham gia BHXH; các Tờ khai (nếu có), thông báo cho đơn
vị đóng BHXH cho người lao động
* Lập và giao kế hoạch thu BHXH bắt buộc
- Bảo hiểm xã hội huyện: Căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khảnăng mở rộng trong năm tới lập 02 bản "Kế hoạch thu BHXH bắt buộc" nămsau, gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm
- Bảo hiểm xã hội tỉnh: Lập 02 bản "Kế hoạch thu BHXH bắt buộc" nămsau (Mẫu số 13-TBH), gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày 15/11 hàngnăm
1.2.3.3 Quản lý thu BHXH bắt buộc
- BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH bắtbuộc vào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng Giám đốcBHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản)
- Hàng quý, BHXH tỉnh (Phòng Kế hoạch-Tài chính) và BHXH huyện gửithông báo quyết toán cho phòng Thu hoặc bộ phận Thu;
- BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH bắt buộc theo 6 tháng hoặchàng năm đối với BHXH tỉnh
* Phân cấp quản lý thu BHXH bắt buộc
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban Thu BHXH) chịu trách nhiệm tổng hợp,phân loại đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ; Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức,quản lý thu BHXH bắt buộc ; Kiểm tra, đối chiếu tình hình thu nộp BHXH bắtbuộc, cấp sổ BHXH và thẩm định số thu BHXH bắt buộc
- Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXHtỉnh)
Trang 22+ Bảo hiểm xã hội tỉnh (phòng Thu BHXH) trực tiếp thu: Các đơn vị doTrung ương quản lý đóng trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố; Các đơn vị trênđịa bàn do tỉnh quản lý; Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chứcquốc tế; Lao động hợp đồng thuộc doanh nghiệp lực lượng vũ trang; Các đơn
vị đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Những đơn vịBHXH huyện không đủ điều kiện thu thì BHXH tỉnh trực tiếp tổ chức thu + Phòng Thu BHXH có trách nhiệm: Tổ chức, hướng dẫn thu BHXH bắtbuộc; Định kỳ quý, năm thẩm định số thu BHXH bắt buộc đối với BHXHhuyện; Phối hợp với phòng Kế hoạch Tài chính lập và giao kế hoạch, quản lýtiền thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh quản lý
- Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung làBHXH huyện) trực tiếp thu BHXH bắt buộc: Các đơn vị trên địa bàn dohuyện quản lý; Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu; Hướng dẫn,
tổ chức thực hiện quản lý thu, nộp BHXH bắt buộc;
* Quản lý tiền thu BHXH bắt buộc
- Thu BHXH bắt buộc bằng hình thức chuyển khoản, trường hợp cá biệtphải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiền vào ngân hàng ngaytrong ngày
- Không được sử dụng tiền thu BHXH bắt buộc để chi cho bất cứ việc gì;Không được áp dụng hình thức gán thu bù chi tiền BHXH bắt buộc đối với cácđơn vị Mọi trường hợp thoái thu, truy thu BHXH bắt buộc để cộng nối thờigian công tác chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản củaBHXH Việt Nam
- Chậm nhất vào ngày cuối tháng, cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng phảinộp đủ số tiền đã được xác định vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXHnơi đăng ký tham gia BHXH bắt buộc Nếu chậm nộp từ 30 ngày trở lên so với
Trang 23kỳ hạn phải nộp thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật xử phạthành chính về BHXH, cơ quan, đơn vị còn phải nộp tiền lãi theo mức lãi suấttiền vay quá hạn do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp
- Bảo hiểm xã hội huyện chuyển tiền thu BHXH bắt buộc về tài khoản chuyênthu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng Riêng tháng cuối nămchuyển toàn bộ số tiền thu BHXH bắt buộc của huyện về BHXH tỉnh trước 24 giờngày 31/12
- Hàng tháng BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH bắt buộc về tài khoảnchuyên thu của BHXH Việt Nam vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng Nếu
số dư trên tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh quá 5 tỷ đồng, thì BHXH tỉnhphải chuyển bổ sung ngay về BHXH Việt Nam Riêng tháng cuối năm chuyểnhết số tiền thu BHXH bắt buộc về BHXH Việt Nam trước 24 giờ ngày 31/12 Quy trình thu-nộp BHXH bắt buộc được tổng quát qua hình sau:
Trang 26Trong nền kinh tế thị trường nói chung, nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên CNXH nói riêng thì khi mà trình độ,
ý thức của con người còn hạn chế, thì con người luôn chỉ chú ý đến lợi íchriêng, lợi ích trước mắt, chưa chú ý đến lợi ích lâu dài, lợi ích chung của xãhội Do đó, tính tự giác của con người kể cả người sử dụng lao động, kể cảngười lao động tức là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc chưa cao Vì vậymuốn thu BXHH bắt buộc có hiệu quả, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thì bêncạnh tính tự giác phải luôn đi đôi với việc đôn đốc thường xuyên, kiểm tragiám sát kịp thời Đồng thời phải luôn gắn liền với chế độ khen chê kịp thời,thưởng phạt nghiêm minh; thưởng phạt cả về vật chất, tinh thần đối với độingũ thực hiện thu BHXH bắt buộc và cả những người sử dụng lao động, vàngười lao động tham gia BHXH bắt buộc
Nếu ở địa phương nào công tác này thực hiện hoạt động tốt thì hiệu quảthu BHXH bắt buộc sẽ cao và ngược lại nếu ở địa phương nào công tác nàythực hiện kém thì hiệu quả thu BHXH bắt buộc sẽ kém và xảy ra tình trạng nợđọng thu BHXH kéo dài
1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ VỀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BHXH BẮT BUỘC
1.3.1 Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố
1.3.1.1 Kinh nghiệm của BHXH Thành phố Hà Nội
Là một trong những địa phương có nguồn thu BHXH lớn nhất cả nước(chỉ sau TP Hồ Chí Minh) BHXH Hà Nội là một trong những đơn vị dẫn đầu
cả nước về những thành tích đã đạt được trong công tác thu BHXH bắt buộc.Tuy nhiên, thời gian qua cũng như hiện nay, BHXH Hà Nội đã và đangđối mặt với một thách thức rất lớn là: Nợ đọng BHXH bắt buộc kéo dài với sốlượng lớn của nhiều đơn vị doanh nghiệp Tính đến tháng 6/2013, tổng số tiền
Trang 27nợ BHXH bắt buộc của các đơn vị với BHXH thành phố Hà Nội lên tới 542,6
tỷ đồng, chiếm 5,2% tổng số thu năm 2013, trong đó nợ từ 12 tháng trở lênchiếm tới 245,3 tỷ đồng
Số tiền nợ nói trên đã phản ánh cơ chế thu BHXH bắt buộc còn nhiều bấtcập, công tác thu BHXH còn nhiều khó khăn nhất là những doanh nghiệp nhànước chuyển sang cổ phần thuộc các ngành giao thông, xây dựng, dệt may…tìm mọi cách đối phó Lý do các doanh nghiệp đưa ra là: ảnh hưởng của suythoái kinh tế việc sản xuất kinh doanh đình trệ, công trình xây dựng đã hoànthành nhưng chủ đầu tư chưa thanh toán dẫn đến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ,không có khả năng đóng BHXH bắt buộc cho người lao động
Trước tình hình đó, BHXH Hà Nội đã triển khai rất nhiều biện pháp, như:Kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội cho thành lập tổ công tác liên ngànhchỉ đạo thu hồi nợ BHXH, với thành phần bao gồm: Thanh tra thành phố; Sởlao động – thương binh và xã hội; Sở Y tế; Sở Kế hoạch - đầu tư; Sở Tài chính;Cục thuế; Liên đoàn lao động Với những đơn vị cố tình nợ đọng kéo dài,BHXH Hà Nội kiên quyết hơn trong xử lý bằng cách khởi kiện ra tòa các đơn
vị, doanh nghiệp này, buộc doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ của mình vớingười lao động Với biện pháp mạnh mẽ này, BHXH Hà Nội đã thu hồi được 4
tỷ đồng sau khi khởi kiện thành công 9 doanh nghiệp ra tòa, bao gồm: Công tyTNHH một thành viên sản xuất thương mại và xuất khẩu lao động; Công ty tưvấn và xây dung Đông Hải; Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Nghenhìn Hà Nội; Công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu đầu tư; Công ty cổ phần
tư vấn xây dung Thương mại á Âu; Công ty cổ phần dịch vụ cơ điện lạnh TSC;Công ty cổ phần Hà Sơn; Công ty cổ phần Cavico xây dựng cầu hầm; Công ty
cổ phần đầu tư và xây dựng công trình giao thông 874
1.3.1.2 Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Gia Lai
Trang 28Ngày 01/01/2007 Luật BHXH chính thức có hiệu lực Ngày 27/7/2007Tổng giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quyết định số 902/QĐ-BHXH vềviệc ban hành quy định quản lý thu BHXH bắt buộc, BHXH tỉnh Gia Lai đãchủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh tổ chức hộinghị tập huấn hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động thực hiện chính sáchBHXH theo quy định của luật Ký kết quy chế phối hợp trong việc thực hiệnchính sách BHXH với Sở Lao động và thương binh xã hội tỉnh, đẩy mạnh côngtác tuyên truyền những nội dung mới của luật, đưa trang thông tin điện tửBHXH Gia Lai đi vào hoạt động, nhằm tuyên truyền kịp thời và giải thíchnhững thắc mắc của người lao động, chủ sử dụng lao động trong việc thực hiệnquyền và nghĩa vụ của mình Chỉ đạo BHXH các huyện, thị, thành phố chủđộng, tích cực phối hợp với các ngành có liên quan như phòng Lao động -Thương binh và xã hội, Chi cục thuế tổ chức điều tra các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh, hợp tác xã, các cơ sở bán công, dân lập đang hoạt động, nhằmnắm chắc số lượng lao động đang làm việc thuộc diện tham gia BHXH bắtbuộc để có kế hoạch khai thác và mở rộng đối tượng, giao chỉ tiêu kế hoạchthu cho các huyện, thị xã, thành phố Đồng thời tiến hành phân cấp các đơn vị
sử dụng lao động có số lượng lao động nhỏ cho BHXH huyện, thị xã, thànhphố quản lý nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động và đơn vị sửdụng lao động
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.412 đơn vị sử dụng lao động tham giaBHXH, với 610.645 người, so với cuối năm 2006 trước khi Luật BHXH cóhiệu lực, đã tăng thêm 144 đơn vị, 10.084 người, đặc biệt số lao động ngoàiquốc doanh tăng 41 đơn vị, với số lao động tăng 1.314 người
Theo quy định của Luật BHXH, tỷ lệ trích BHXH bắt buộc từ năm 2009trở về trước là 20% mức tiền lương, tiền công của người lao động, đơn vị nộp18% cho cơ quan BHXH 2% số phải nộp đơn vị được giữ lại để chi trả kịp thời
Trang 292 chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản cho người lao động Thực tiễn trong quá trìnhtriển khai thực hiện tại Gia Lai hầu hết các đơn vị đều có công văn gửi cơ quanBHXH không giữ lại 2%, mà thực hiện đầy đủ 20%, chỉ duy nhất có một đơn
vị thực hiện giữ lại Nguyên nhân của việc không giữ lại 2%, mà thực hiện đầy
đủ 20% đó là: Do đơn vị có số lao động nhỏ, ốm đau, thai sản ít xảy ra đối vớiđơn vị, kế toán phụ trách kiêm nhiệm, nên không theo dõi kịp thời việc quyếttoán và chuyển trả lại số tiền 2% được giữ lại Xuất phát từ thực tiễn trên,BHXH Gia Lai đã thực hiện việc thu BHXH bắt buộc của người lao động theomức tỷ lệ bằng 20% tiền lương, tiền công của người lao động Nếu đơn vị cóphát sinh ốm đau, thai sản thì lập thủ tục chuyển đến cơ quan BHXH thanhtoán, thời gian giải quyết chế độ trợ cấp không quá 15 ngày kể từ ngày cơ quanBHXH nhận hồ sơ
1.3.1.3 Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc
Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 1608ngày 16/9/1997 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Sau hơn 16năm xây dựng và phát triển, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những thànhtựu to lớn, có nhiều tiến bộ cả về phạm vi bảo hiểm và chất lượng bảo hiểm.Năm 1997 BHXH tỉnh Vĩnh Phúc quản lý 281 đầu mối, với 19.720 cán bộ,công nhân lao động, tổng thu BHXH đạt gần 16,5 tỷ đồng Đến hết năm 2009,tổng số đầu mối thu BHXH đã lên tới 1.835 đơn vị với 352.083 cán bộ, côngnhân lao động; thực hiện chi trả lương hưu cho trên 03 vạn đối tượng và chi trảcác chế độ BHXH ngắn hạn cho trên 10 vạn công nhân lao động số tiền là 512
tỷ đồng Tổng số tiền thu BHXH trong hơn 12 năm là 1.529 tỷ đồng số chi chocác đối tượng thụ hưởng trên 2.500 tỷ đồng
Có được thành công ấy là nhờ sự quyết tâm cao không ngại khó khăn giankhổ, từng bước đi lên tự hoàn thiện mình Thời gian qua BHXH tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 30đã không ngừng phấn đấu hoàn thiện cơ chế thu BHXH bắt buộc, cụ thể như:Ngay từ đầu các năm BHXH tỉnh đã chủ động phối hợp với Sở kế hoạch - Đầu
tư, BQL các KCN và Cục thuế tỉnh để cung cấp danh sách các đơn vị đã đượccấp giấy phép kinh doanh, đồng thời tiến hành rà soát từ đó phân công Phòngthu và BHXH các huyện, thành, thị xã tiến hành nắm số lượng đơn vị đang hoạtđộng để vận động và thực hiện các biện pháp cần thiết yêu cầu các đơn vị sửdụng lao động thực hiện nộp BHXH bắt buộc cho người lao động theo quy địnhcủa pháp luật Vì thế, công tác thu BHXH bắt buộc đã được quan tâm và chútrọng hơn nhằm đảm bảo cho nguồn quỹ BHXH tránh được những thất thu, thấtthoát đáng tiếc xảy ra Do vậy, mà tổng thu BHXH bắt buộc liên tục tăng quacác năm, với số thu năm sau cao hơn năm trước, đây cũng thể hiện rõ số ngườitham gia BHXH từ năm 1998 đến năm 2009 tăng lên nhanh chóng
Đối với khối lao động ngoài quốc doanh, khối lao động thuộc Doanhnghiệp liên doanh nhờ tích cực tuyên truyền kết hợp với các văn bản thông tưhướng dẫn quy định bắt buộc phải đăng kí tham gia BHXH bắt buộc cho ngườilao động (đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên và với nhữnghợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên) được phổ biến đến các doanh nghiệp nênđối tượng tham gia BHXH bắt buộc cũng dần tăng lên
Đối với khối lao động xã phường, đến ngày 31/1/1998 Chính phủ banhành Nghị định số 09/1998/NĐ-CP về việc thực hiện BHXH bắt buộc đối vớicán bộ xã phường, cùng với sự vận động của BHXH tỉnh mà đã đạt đượcnhững kết quả tốt góp phần quan trọng nâng cao nguồn quỹ BHXH bắt buộc
1.4 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ THU BHXH BẮT BUỘC 1.4.1 Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh cơ chế thu BHXH bắt buộc.
Trang 31Để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội, Nhà nước với tư cách làchủ thể quản lý phải sử dụng các công cụ quản lý tác động lên các chủ thể quản lýnhằm đạt được mục tiêu quản lý của mình Trong hệ thống các công cụ quản lý
và điều chỉnh kinh tế - xã hội của Nhà nước thì luật pháp là công cụ đặc biệt quantrọng
Luật pháp, chính sách và các quy định liên quan đến thu BHXH là công
cụ quan trọng để cơ quan BHXH thực hiện việc thu BHXH, đồng thời cơquan BHXH dùng công cụ này để tác động lên các đối tượng thu và thụhưởng BHXH nhằm đạt mục tiêu quản lý của mình Chính vì vậy, bộ phậncấu thành đầu tiên của cơ chế thu BHXH phải nói đến chính là hệ thống luậtpháp, chính sách trong lĩnh vực thu BHXH
Luật pháp, chính sách và các quy định liên quan đến thu BHXH là sự thểchế hóa thành quyền và nghĩa vụ đối với các đối tượng liên quan đến thu vàthụ hưởng BHXH Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến cơ chế thuBHXH, ngoài vai trò của luật pháp nói chung cần phải đạt được hai mục đích:Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thu BHXH, đồng thời bảo vệ lợi íchchính đáng, hợp pháp của người được thụ hưởng BHXH
1.4.2 Về tổ chức thực hiện thu BHXH bắt buộc
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Việc xác định thành viên tham gia hệ thống BHXH bao gồm NLĐ vàNSDLĐ là 1 trong những nhiệm vụ lớn và quan trọng nhất của việc quản lýthu BHXH
Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì “đối tượng thamgia BHXH phải là những người lao động nằm trong độ tuổi được quy địnhtrong luật định, đang làm việc, hoạt động trong 1 lĩnh vực nào đó để tạo ra sảnphẩm xã hội và tạo ra thu nhập cho bản thân” Vì vậy, đối tượng tham gia
Trang 32BHXH bắt buộc bao gồm những NLĐ nằm trong diện phải tham gia BHXHbắt buộc theo luật định và có sự tham gia của người SDLĐ Việc xác địnhNSDLĐ không gặp nhiều khó khăn như việc xác định NLĐ, do người SDLĐphần lớn là các doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân, vì vậy cơ quanBHXH phối hợp với các cơ quan cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động sẽnắm được những người SDLĐ.
Trong hoạt động quản lý thu BHXH , khi quản lý việc đăng ký tham giavào hệ thống BHXH của người SDLĐ, cơ quan BHXH cần đưa ra các tiêuthức yêu cầu bắt buộc người SDLĐ có trách nhiệm cung cấp như: Tên ngườiSDLĐ, Loại hình hoạt động kinh doanh theo pháp luật, số lượng lao độngthuộc đơn vị quản lý, quỹ lương…
Việc quy định như trên sẽ giúp cơ quan BHXH thống nhất trong công tácquản lý thu BHXH bắt buộc
Về phía NLĐ lần đầu tham gia hệ thống BHXH cần phải cung cấp cho cơquan BHXH những thông tin như: đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơisinh, giới tính,địa chỉ, tên người SDLĐ…
Ngoài ra, NLĐ cũng có thể cung cấp thêm những thông tin như: tên củacha, mẹ, số chứng minh thư, tên của chồng hoặc vợ…
Mục tiêu của việc cung cấp những thông tin này nhằm để tránh sự trùnglặp Số đăng ký của NLĐ và người tham gia BHXH cũng phải là duy nhất,không thể sảy ra trường hợp 2 người tham gia có cùng 1 số đăng ký Thôngthường, số đăng ký được mã hoá bằng một dãy ký tự Trong quá trình quản lý,
mã số được sử dụng để kiểm tra, số đăng ký càng ngắn càng tốt
Tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH
Trang 33Theo quy định, mức đóng BHXH bắt buộc thường căn cứ vào tiền lươngcủa NLĐ và quỹ lương toàn doanh nghiệp Tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hộicủa mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ mà quy định tỷ lệ đóng cho phù hợp
Như vậy, để quản lý được mức đóng, trước hết cơ quan quản lý Nhà nước
về BHXH phải xây dựng được mức đóng phù hợp với cả người SDLĐ và cảNLĐ Tương quan tỷ lệ đóng trong người SDLĐ và NLĐ không được quáchênh lệch Bên cạnh đó mức đóng BHXH phải được xây dựng trên cơ sởkhiến người SDLĐ không muốn trốn tránh, không thể trốn trách nhiệm thamgia BHXH bắt buộc cho NLĐ
Hơn nữa, cơ quan BHXH cần phải quản lý, theo dõi chặt chẽ diễn biến thunhập của từng cá nhân NLĐ trong từng đơn vị SDLĐ Thường xuyên thực hiệnkiểm soát đối chiếu tổng quỹ lương của đơn vị SDLĐ hàng tháng, trên cơ sở đótính số tiền đơn vị SDLĐ phải nộp quỹ BHXH
Do đặc thù trong công tác thu BHXH là phải thu của nhiều đối tượngtham gia BHXH, với nhiều hình thức khác nhau như: tiền mặt, chuyển khoảnséc, uỷ nhiệm chi Vì vậy, với mỗi hình thức chuyển tiền đều phải quản lý chặtchẽ đảm bảo tránh nhầm lẫn, thất thoát Với hình thức chuyển khoản và cáchình thức thanh toán không dùng tiền mặt, việc phối hợp với hệ thống ngânhàng, kho bạc phải hết sức chặt chẽ, đảm bảo việc cập nhật số tiền đã chuyểncủa các đơn vị chính xác, tránh nhầm lẫn và kịp thời với hình thức chuyển tiềnthu bằng tiền mặt phải đảm bảo nguyên tắc quản lý thu, chi tiền mặt, cơ quanBHXH có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị nộp thẳng vào ngân hàng, kho bạc.Nếu trường hợp đặc biệt không thể chuyển được ngay, kế toán thu BHXH phảithực hiện việc vào sổ sách, viết hoá đơn thu chi tiền mặt và chuyển kịp thời vềtài khoản chuyển thu tại ngân hàng, kho bạc
Phương thức và mức đóng BHXH
Các hệ thống BHXH sử dụng nhiều phương thức thu, nộp khác nhau như :
Trang 34- Thẻ dán tem: phương thức này hiện nay ít được áp dụng vì nó chỉ phùhợp với điều kiện mà hệ thống BHXH thực hiện thu và chi BHXH theo 1 tỷ lệthống nhất
- Hệ thống thu các khoản đóng góp theo sổ lượng, đây là phương thứcđược áp dụng rộng rãi ở các nước hiện nay
Phương thức thu từ sổ lương được chủ sử dụng lao động nộp bằng tiềnmặt cho cơ quan BHXH trong khoảng thời gian đều nhau thông qua hệ thốngngân hàng hoặc các thể chế tài chính tiền tệ nào đó, thường là hàng tháng, phụthuộc vào chu kỳ thanh toán tiền lương của đơn vị sử dụng lao động Việc thựchiện phương thức thu các khoản đóng góp BHXH như thế nào cho hợp lý cầnphải có sự thoả thuận trong cơ quan BHXH với các đơn vị sử dụng lao động vàphải được kiểm soát cẩn thận cả danh sách người lao động cũng như số tiềnlương thực nộp cho toàn bộ lao động trong đơn vị tham gia BHXH cũng nhưtừng người lao động
Vấn đề quan trọng của việc quản lý các khoản thu nộp BHXH là có thủtục nhận tiền an toàn, trách sự thất thoát
1.4.3 Về quản lý thu BHXH bắt buộc.
Phân cấp quản lý thu:
Giám đốc BHXH cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện thu BHXH vàchỉ đạo BHXH cấp huyện thu BHXH của tất cả các đơn vị sử dụng lao động cótài khoản và trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngtheo phân cấp quản lý như sau:
- BHXH cấp tỉnh tổ chức thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao độngđóng trên địa bàn tỉnh, bao gồm:
+ Các đơn vị do trung ương quản lý;
+ Các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý;
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Trang 35sở, phải có văn bản đề nghị và có ý kiến của cơ quan BHXH cấp tỉnh nơi đóngtrụ sở chính.
Lập và giao kế hoạch hàng năm:
- Đối với đơn vị sử dụng lao động: Hàng năm đơn vị sử dụng lao động cótrách nhiệm đối chiếu số lao động, quỹ tiền lương và mức nộp BHXH thực tế
cả tháng 9 với danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH tại thờiđiểm đó với cơ quan BHXH trực tiếp quản lý trước ngày 10/10 hàng năm
- Đối với cơ quan BHXH:
+ BHXH tỉnh: lập 02 bản dự toán thu BHXH, BHYT đối với NSDLĐ dotỉnh quản lý , đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản “Kế hoạch thu BHXH,BHYT bắt buộc” năm sau (mẫu số 13 – TBH), gửi BHXH Việt Nam 01 bảntrước ngày 15/11 hàng năm
Căn cứ dự toán thu của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toánthu BHXH cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh trước ngày 20/01 hàng năm.+ BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực tế kế hoạch năm trước và khảnăng phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập, giao dự
Trang 36toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, BộCông an và ban cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm.
Quản lý tiền thu BHXH:
- BHXH tỉnh không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT vào bất cứ mụcđích gì (Trường hợp đặc biệt phải được tổng giám đốc BHXH Việt Nam chấpthuận bằng văn bản.)
- Hàng quý, BHXH tỉnh (Phòng Kế hoạch – Tài chính quyết toán số tiền2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu, đồng thời gửithông báo quyết toán cho phòng thu hoặc bộ phận thu để được thực hiện thukịp thời số tiền người SDLĐ chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau
- BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH, BHYT theo 6 tháng hoặchàng năm đối với BHXH tỉnh
Thông tin báo cáo:
- BHXH tỉnh mở sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc (mẫu 07 – TBH);thực hiện ghi sổ theo hướng dẫn sử dụng mẫu biểu
- BHXH tỉnh thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH bắt buộc (mẫu
số 09, 10, 11–TBH) định kỳ như sau: báo cáo tháng trước ngày 25 hàng tháng;báo cáo quý trước ngày cuối tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 15/02năm sau
Quản lý hồ sơ, tài liệu:
- BHXH tỉnh cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH,BHYT để kịp thời phục vụ cho công tác nghiệp vụ và quản lý
- BHXH tỉnh xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH áp dụngtrong địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam Mã số tham giaBHXH tỉnh cấp cho đơn vị để đăng ký tham gia BHXH được sử dụng thốngnhất trên hồ sơ, giấy tờ, sổ sách và báo cáo nghiệp vụ
Trang 37- BHXH các cấp tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thuBHXH đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác, sử dụng Thực hiện ứngdụng CNTT để quản lý người tham gia BHXH, cấp sổ BHXH cho người thamgia.
1.4.4 Kiểm tra, kiểm soát thu BHXH bắt buộc
Thu BHXH là 1 nội dung của tài chính BHXH, mà thông thường bất kỳhoạt động nào liên quan đến tài đều rất dễ mắc phải tình trạng gây thất thoát,
vô ý hoặc cố ý làm sai Vì vậy, với nhiệm vụ mà người quản lý phải đảm bảo
đó là: kiểm tra, hoạt động thu BHXH đã được đánh giá hoạt động 1 cách kịpthời và toàn diện Nhờ có hoạt động quản lý sát sao mà công tác kiểm tra, đánhgiá luôn được sát thực tiễn với quá trình thu, hoạt động thu sẽ được điều chỉnhkịp thời sau khi có sự đánh giá
Trang 38CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HẢI PHÒNG
VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HẢI PHÒNG
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của TP Hải Phòng ảnh hưởng tới cơ chế thu BHXH bắt buộc
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Hải Phòng là một thành phố ven biển, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh,phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giápVịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông và đảo Hải Nam - cách huyện đảo Bạch Long
Vĩ khoảng 70 km Thành phố cách thủ đô Hà Nội 102 km về phía Đông ĐôngBắc Điểm cực Bắc của thành phố là xã Lại Xuân thuộc huyện Thủy Nguyên;cực Tây là xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo; cực Nam là xã Vĩnh Phong,huyện Vĩnh Bảo; và cực Đông là đảo Bạch Long Vĩ
Hải Phòng có diện tích đất là 1507,57 km²,trong đó diện tích đất liền là1208,49 km² Tổng diện tích đất sử dụng là 152,2 nghìn ha trong đó đất ởchiếm 8,61%; đất dùng cho nông nghiệp chiếm 33,64%; đất lâm nghiệp chiếm14,45%; còn lại là đất chuyên dụng
Thời tiết Hải phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm đặc trưng của thờitiết miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh,
có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt Nhiệt độ trung bình vào mùa
hè là khoảng 32,5 °C, mùa đông là 20,3 °C và nhiệt độ trung bình năm là trên23,9 °C Lượng mưa trung bình năm là khoảng 1600 – 1800 mm Độ ẩm trongkhông khí trung bình 85 - 86%
Trang 392.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Với tiềm năng lợi thế và vai trò cầu nối quan trọng, thành phố Hải Phòng cóđiều kiện rất thuận lợi để giao lưu liên kết, hội nhập và hợp tác kinh tế với thế giớibên ngoài, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (khuvực có nền kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn của thế giới);trong hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, đồngthời là cực tăng trưởng quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vị trí
hỗ trợ đắc lực cho Thủ đô Hà Nội
Được sự lãnh đạo, giúp đỡ của các cơ quan Trung ương cùng với sự nỗlực, đoàn kết và quyết tâm cao của toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanhnghiệp, Đảng bộ và Chính quyền thành phố, tình hình kinh tế - xã hội thành
phố đã đạt được những kết quả quan trọng, cụ thể như sau: Năm 2013 Kinh tế
thành phố tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước(GDP) ước tăng 7,51%, trong đó: nhóm nông, lâm, thủy sản ước tăng 4,32%;nhóm công nghiệp - xây dựng ước tăng 5,95%; nhóm dịch vụ ước tăng 9,11%
so với cùng kỳ Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn so với nhiều nămtrước và thấp hơn nhiều so với kế hoạch đã đề ra nhưng vẫn cao gấp 1,4 lầnbình quân chung của cả nước (GDP cả nước năm 2013 ước tăng 5,4%), đây làmức tăng trưởng hợp lý và là kết quả đáng ghi nhận của thành phố trong bốicảnh kinh tế thế giới, cả nước và thành phố gặp rất nhiều khó khăn Cơ cấu cácngành dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm, thủy sản tương ứng53,63% - 36,03% - 10,34%
Sản xuất công nghiệp chưa ổn định và gặp nhiều khó khăn do sản phẩmtiêu thụ chậm, hàng tồn kho lớn, một số dự án lớn chưa phát huy được côngsuất theo kế hoạch đề ra Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,15%, một sốngành chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất công nghiệp tiếp tục giảm so với cùng
kỳ như: sản xuất sắt thép, đóng mới và sửa chữa tàu đã hạn chế sự phát triển
Trang 40chung của toàn ngành.
Sản xuất nông, lâm, thủy sản tiếp tục tăng trưởng đạt kế hoạch, đóng gópquan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội trênđịa bàn thành phố Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mới với việc tăngcường cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng suất lúa bìnhquân đạt khá cao 62,64 tạ/ha tăng 1,22% so với cùng kỳ; dịch bệnh trên đàngia súc, gia cầm tiếp tục được khống chế Sản xuất thủy sản phát triển tốt trên
cả hai lĩnh vực nuôi trồng và khai thác Thực hiện có hiệu quả 06 đề án,chương trình, 41 mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản Chươngtrình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới được đẩy mạnh, 100% xãhoàn thành phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới; tính đến ngày15/10/2013 bình quân toàn thành phố đạt 9,44 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốcgia
Khu vực dịch vụ tuy không đạt tốc độ tăng trưởng đề ra nhưng tiếp tục có
sự phát triển với tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ba nhóm ngành kinh tế.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 13,5% sovới cùng kỳ Tổng kim ngạch xuất khẩu ước tăng 15,17%; tổng kim ngạchnhập khẩu ước tăng 14,6% so với cùng kỳ Sản lượng hàng hóa thông qua cáccảng trên địa bàn ước 51,94 triệu tấn, tăng 0,74% so với cùng kỳ
Tăng cường quản lý ngân sách, chống thất thu và tiết kiệm chi Thu ngân
sách cả năm 2013 ước đạt 43.243,7 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ, bằng86,4% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao, trong đó: thu nội địa 8.400
tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ và bằng 89,6% dự toán Hội đồng nhân dânthành phố giao, thu Hải quan 33.000 tỷ đồng tăng 10,9% và đạt 85% dự toánnăm Tổng chi ngân sách địa phương ước trên 8.124,6 tỷ đồng, tăng 5,8% sovới cùng kỳ và bằng 90,8% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao, trong
đó chi đầu tư xây dựng cơ bản tăng 6,3%, chi thường xuyên tăng 6,2% so với