Những kết quả đã đạt được thu BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Biện pháp hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 66 - 76)

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

2.3 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, BẤT CẬP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

2.3.1 Những kết quả đã đạt được thu BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Ngay từ đầu các năm BHXH thành phố đã chủ động phối hợp với Sở kế hoạch- Đầu tư, BQL các KCN và Cục thuế thành phố để cung cấp danh sách các đơn vị đã được cấp giấy phép kinh doanh, đồng thời tiến hành rà soát từ đó phân công Phòng thu và BHXH các quận, huyện tiến hành nắm số lượng đơn vị đang hoạt động để vận động và thực hiện các biện pháp cần thiết để yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động thực hiện nộp BHXH bắt buộc cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Qua đó cho thấy, công tác thu BHXH bắt buộc đã được quan tâm và chú trọng hơn, tổng thu BHXH bắt buộc liên tục tăng qua các năm. Số người tham

gia BHXH luôn tăng lên, điều này cũng nói nên chính sách của Đảng và Nhà nước đã và đang đi đúng hướng và mục tiêu chính sách BHXH đã và đang được mở rộng đến với người lao động

Qua nhiều năm củng cố, ổn định và phát triển, hệ thống BHXH thành phố Hải Phòng triển khai công tác thu BHXH bắt buộc với phương châm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đã có những kết quả đáng khích lệ: số lao động tham gia BHXH bắt buộc ngày một tăng, phạm vi ngày càng được mở rộng. Theo báo cỏo của Bảo hiểm xó hội thành phố Hải Phũng đến hết 12/2013 toàn thành phố cú trên 5000 đơn vị tham gia BHXH bắt buộc với 268.148 người trờn tổng số dân số thành phố Hải Phòng là 1.875.000 người chiếm 14,3% dân số toàn thành phố. Kết quả thu, cụ thể:

n v : tri u ng

Đơn vị tính: % ị tính: % ệu đồng

Năm

Số người tham gia BHXH

Số thu BHXH Việt Nam giao

Số thu BHXH thực hiện

% Hoàn thành kế hoạch

2008 220.122 876.771 946.035 107,9%

2009 250.056 1.112.252 1.151.181 103,5%

2010 254.625 1.060.269 1.125.000 106,1%

2011 260.125 1.831.861 1.850.179 101%

2012 262.537 2.889.193 2.954.482 102,2%

2013 268.148 3.340.514 3.801.628 113,8%

Đến tháng 09/2014

273.129

4.407.144 3.486.492 79,11%

(Nguồn: Báo cáo của BHXH thành phố Hải Phòng)

Bảng 2.4: Kết quả thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc thời gian 2008- 09/2014

Bảng trên cho thấy, số thu BHXH đã tăng không ngừng qua các năm, nếu năm 2008 kế hoạch giao cho BHXH Hải Phòng chỉ là 876.771 triệu đồng thì đến năm 2014 số thu BHXH Việt Nam giao cho BHXH Hải Phòng đã tăng lên tới 4.407.144 triệu đồng gấp 5.027 lần so với năm 2008. Số kế hoạch thu BHXH liên tục tăng lên qua các năm chứng tỏ đối tượng tham gia BHXH ngày một đông và ngày được mở rộng, cộng thêm việc điều chỉnh tiền lương cơ bản của nhà nước thay đổi qua các thời kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân cũng góp phần làm tăng số thu đó. Điểm đặc biệt ở BHXH Hải Phòng so với BHXH ở nhiều tỉnh thành khác là số tiền BHXH thu được luôn đạt và vượt mức giao chỉ tiêu của BHXH Việt Nam.

* Về quy mô

Do mục tiêu phát triển của ngành BHXH là phải mở rộng đối tượng tham gia tiến tới thực hiện BHXH toàn dân, nên ngành BHXH không ngừng tìm

cách vận động các đối tượng thuộc diện bắt buộc, cũng như tự nguyện tham gia BHXH. Chính vì sự nỗ lực chung của ngành cộng với quyết tâm của BHXH Hải Phòng mà đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại Hải Phòng đã không ngừng tăng lên cả về số lượng đơn vị, cũng như số lượng người tham gia.

Chỉ tiêu Số đơn vị Số lao động (người)

Giá trị % Giá trị %

Năm

2003 1.956 166.225

2004 2.145 170.526

2004/2003 189 9,7 4.301 2,6

2005 2.554 173.026

2005/2004 409 19,1 2.500 1,5

2006 2.863 200.105

2006/2005 309 12,1 27.079 15,7

2007 3.026 210.623

2007/2006 163 5,7 10.518 5,3

2008 3.502 220.122

2008/2007 476 15,7 9.499 4,5

2009 3.952 250.056

2009/2008 450 12,8 29.934 13,6

2010 4.455 254.625

2010/2009 503 12,7 4.569 1,8

2011 5.035 260.125

2011-2010 580 13 5.500 2,2

2012 6.065 262.537

2012/2011 1.030 20,4 412 0,16

2013 6.222 268.148

2013/2012 157 2,6 5.611 2,1

Đến tháng

09/2014 6.301 273.129

(Nguồn: Báo cáo BHXH thành phố Hải Phòng)

Bảng 2.5: Tình hình quản lý thu BHXH bắt buộc (2003 - đến 09/2014)

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000

2003

2005

2007

2009

2011

2013

Số đơn vị

(Nguồn: Báo cáo BHXH thành phố Hải Phòng) Hình 2.5 Diễn biến tình hình thu BHXH bắt buộc(2003-9/2014)

Đầu năm 2003 chính phủ đã ra nghị định 01/NĐ-CP về sửa đổi đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có dưới 10 lao động, hợp tác xã nông nghiệp, diêm nghiệp, cán bộ xã phường, giáo viên mầm non đã ảnh hưởng tích cực tới việc thu BHXH cũng như tăng quỹ BHXH. Nếu năm 2003 số đơn vị là 1.956 đơn vị thì năm 2004 số đơn vị đã tăng lên so với 2003 là 189 đơn vị, mức tăng là 9,7% đồng thời số lao đông trong năm 2003 là 166.225 người thì mức tăng trong năm 2004 so với năm 2003 là 4.301 người tương ứng với mức tăng là 2,6%. So năm 2003 với 2006 số đơn vị tăng 907 đơn vị nhưng số lao động chỉ tăng ở mức 33.880 người. Do trong các năm này các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cổ phần hóa nên số lao động dôi dư được nghỉ theo chế độ 41/2003/NĐ-CP. Mức đóng BHXH cũng không tăng nhiều như những năm trước do không tăng mức lương tối thiểu chung (vẫn giữ mức 290.000 đồng). Nhưng từ sau 2006 trở đi đến tháng 09/2014 mức gia tăng từ 2.554 đơn vị với 173.026 lao động lên 6.301 đơn vi với số lao động là 273.129 lao động chứng tỏ số lao động tăng đều trong các năm.

*/Về cơ cấu

Hiện nay BHXH bắt buộc đã được mở rộng ra áp dụng đối với hầu hết tất cả các đối tượng lao động làm công ăn lương trong các loại hình doanh nghiệp cũng như hộ kinh doanh cá thể và tiến tới sẽ xã hội hoá BHXH cho toàn dân.

Để đạt được mục tiêu đó thì ngành BHXH nói chung, BHXH thành phố Hải Phòng nói riêng cần phải tập trung vào các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên hiện nay tại thành phố Hải Phòng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc lại chủ yếu là các đối tượng làm việc trong các

đơn vị hành chính sự nghiệp hay các doanh nghiệp nhà nước, còn đối tượng ngoài quốc doanh lại chiếm một phần không tương xứng trong số đối tượng tham gia BHXH.

*. Về khối và loại hình

Đơn vị tính: %n v : tri u ị tính: % ệu đồngng Chỉ tiêu

Năm

Số đơn vị Số lao động (người)

Giá trị % Giá trị %

2003 1.956 166.225

2004 2.145 170.526

2004/2003 189 9,7 4.301 2,6

2005 2.554 173.026

2005/2004 409 19,1 2.500 1,5

2006 2.863 200.105

2006/2005 309 12,1 27.079 15,7

2007 3.026 210.623

2007/2006 163 5,7 10.518 5,3

2008 3.502 220.122

2008/2007 476 15,7 9.499 4,5

2009 3.952 250.056

2009/2008 450 12,8 29.934 13,6

2010 4.455 254.625

2010/2009 503 12,7 4.569 1,8

2011 5.035 260.125

2011-2010 580 13 5.500 2,2

2012 6.065 262.537

2012/2011 1.030 20,4 412 0,16

2013 6.222 268.148

2013/2012 157 2,6 5.611 2,1

Đến tháng

09/2014 6.301 273.129

(Nguồn: Báo cáo BHXH Hải Phòng)

Bảng 2.6 Tình hình thu theo khối, loại hình

(Nguồn: Báo cáo BHXH Hải Phòng)

Hình 2.6 Tình hình thu theo khối, loại hình

Từ bảng, hình trên cho thấy, nếu năm 2008 tổng thu toàn khối là 316.441 triệu đồng thì năm 2009 số thu toàn khối tăng lên 412.059 triệu đồng, tăng 95.058 triệu đồng so với năm 2008 tương đương tăng 30,2%. Năm 2011 tổng

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

HCSN

Doanh nghiệp Khác

số thu được 713.230 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 248.250 triệu đồng tăng 53.2% so với năm 2010. Những khối lao động có số thu BHXH bắt buộc trong các năm cao là: năm 2013 khối lao động hành chính sự nghiệp với tổng số thu là 552.135 tỷ đồng, số thu BHXH của khối lao động Doanh nghiệp 644.122 tỷ đồng. Đây là những khối lao động có số lượng lao động bắt buộc tham gia BHXH lớn và mức lương làm căn cứ đóng BHXH cao, do vậy cán bộ chuyên thu của ngành BHXH Hải Phòng cần chú trọng đến việc thu nộp đóng góp BHXH từ các khối lao động này. Song bên cạnh đó còn có những khối lao động có số thu BHXH thấp như khối hợp tác xã, khối xã phường.

Đối với khối lao động ngoài quốc doanh, khối lao động thuộc Doanh nghiệp liên doanh do có sự đổi mới chính sách, tích cực tuyên truyền kết hợp với các văn bản thông tư hướng dẫn quy định bắt buộc phải đăng kí tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động (đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên và với những hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên) được phổ biến đến các doanh nghiệp nên đối tượng tham gia BHXH bắt buộc cũng dần tăng lên. Mặc dù vậy, ngành BHXH Việt Nam nói chung và cán bộ chuyên thu của cơ quan BHXH Hải Phòng nói riêng vẫn cần phải chú trọng, theo dõi sát sao đến việc thu nộp BHXH bắt buộc từ những khối lao động này. Bởi đây là những khối lao động mà xu hướng có số lượng người tham gia BHXH bắt buộc gia tăng ngày càng nhanh (theo quy định của Luật BHXH) nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà Nhà nước đang có xu hướng chuyển đổi nền kinh tế và cổ phần hóa các doanh nghiệp. Còn đối với khối lao động xã phường, đến ngày 31/1/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 09/1998/NĐ-CP về việc thực hiện BHXH bắt buộc đối với cán bộ xã phường nhưng mức thu BHXH bắt buộc cũng có những kết quả tốt góp phần quan trọng nâng cao nguồn quỹ BHXH. Do vậy mà mức thu từ các khối doanh nghiệp này cũng có biểu hiện tích cực liên tục tăng lên và tương đối ổn định. Qua số liệu thống kê ta thấy

công tác thu BHXH bắt buộc đạt được những kết quả đáng khích lệ, năm sau cao hơn so với năm trước. Điều đó là do sự ảnh hưởng của các nhân tố sau:

người sử dụng lao động và người lao động đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về chính sách BHXH nhất là từ khi có Luật BHXH số 71/2006/NĐ- CP ra đời ngày 29/6/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007; Sự điều chỉnh tiền lương tối thiểu của Nhà nước; Số đơn vị, người lao động tham gia BHXH bắt buộc tăng ở các khối, loại hình.

Một là, công tác thu BHXH bắt buộc đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc hoạch định và hoàn thiện cơ chế chính sách về BHXH của Đảng và Nhà nước đối với cơ quan ban hành pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước như: Chỉ thị số 15/CT-TƯ ngày 26/05/1997 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII); Bộ Luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung tại Chương XII về BHXH; Nghị định số 01/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 12/CP, đã mở rộng các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đến mọi người lao động trong các thành phần kinh tế và các văn bản khác quy định thêm chức năng, quyền hạn cho cơ quan thực thi chính sách BHXH nhằm tăng cường tính pháp lý cho việc thực hiện chính sách BHXH...Đồng thời, các Bộ, các ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chính sách BHXH bắt buộc nói chung và công tác quản lý thu BHXH nói riêng.

Hai là, cơ chế thu BHXH đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng lao động, người lao động trong việc thực hiện chính sách BHXH. Qua đó là dịp để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về BHXH bắt buộc đến người lao động, người sử dụng lao động. Điều này thể hiện qua kết quả về số đơn vị sử dụng lao động và người lao động tham gia BHXH bắt buộc ngày càng tăng.

Ba là, đã xây dựng và hoàn chỉnh được hệ thống biểu mẫu, thống kê số liệu, tình hình quản lý thu BHXH bắt buộc áp dụng trong toàn quốc. Hệ thống tiêu thức cơ chế thu đã được xây dựng phù hợp với yêu cầu quản lý thực tế.

Các bước triển khai trong quy trình thu BHXH bắt buộc đã được chuyên môn hoá, giảm bớt những thủ tục rườm rà, đảm bảo việc chuyển tiền thu được một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Các bước đặt ra trong quy trình thu BHXH bắt buộc cũng tương đối toàn diện, đảm bảo việc thực hiện thu BHXH bắt buộc và đối chiếu số thu BHXH bắt buộc cho người lao động.

Bốn là, đội ngũ cán bộ BHXH nói chung và bộ phận cán bộ làm công tác thu BHXH bắt buộc nói riêng đã từng bước được rèn luyện và trưởng thành hơn về phẩm chất chính trị, am hiểu chính sách liên quan đến chế độ BHXH, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao và tích luỹ được những kinh nghiệm quản lý nhất định.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Biện pháp hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w