CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
2.3 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, BẤT CẬP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
2.3.2 Những bất cập ảnh hưởng đến công tác thu BHXH trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Thứ nhất, trong cơ chế thu BHXH hiện nay còn nhiều điểm cần phải hoàn thiện, tuy các điều khoản về thu BHXH đã được thể chế hoá trong Luật BHXH nhưng mức phạt chậm đóng dành cho các đơn vị chây ỳ không đóng BHXH cho người lao động không đủ sức răn đe. Cơ chế thu cần phải được cụ thể hoá với từng khối loại hình quản lý có như vậy mới nâng cao được hiệu quả của thu BHXH. Ví dụ như với khối hưởng lương từ nguồn ngân sách, hưởng lương từ sản phẩm...Như vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta phải hoàn thiện cơ chế thu đối với từng khối loại hình.
Thứ hai, cơ quan BHXH cũng như các cơ quan ban ngành chức năng chưa nắm chắc được hoạt động sản xuất kinh doanh, về việc sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Cụ thể có những doanh nghiệp có đăng ký thành lập nhưng
không có trụ sở giao dịch, không hoạt động theo nội dung đăng ký, thành lập trong thời gian ngắn rồi giải thể, sử dụng lao động như thế nào... các cơ quan chức năng không biết. Hiện tượng doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tồn tại ba không (không dấu, không trụ sở, không lao động) gọi tắt là doanh nghiệp
"ma" đang là vấn đề báo động...
Thứ ba, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật, chưa tham gia BHXH cho người lao động theo Luật hoặc chỉ tham gia cho người lao động với mức lương thấp; Tình trạng nợ gối đầu tiền BHXH ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn khá phổ biến; Việc triển khai Thông tư liên tịch số 03/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, Bộ Tài Chính, Ngân hàng nhà nước về thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng, tiền lãi phát sinh nhưng khi thực hiện còn nhiều vướng mắc.
Thứ tư, việc thực hiện chính sách BHXH vẫn là vấn đề nổi cộm cần có các biện pháp, giải pháp tháo gỡ. Hầu hết người lao động làm việc trong các khu vực này chưa nắm được Luật Lao động, Luật BHXH, chưa hiểu được trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia và hưởng BHXH.
Người sử dụng lao động chưa có nhận thức đúng về trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm, phần lớn chưa tự giác, tìm mọi hình thức trốn tham gia BHXH như: khai thấp số lao động sử dụng; không ký hợp đồng lao động hoặc nếu có ký thì lách luật bằng cách ký hợp đồng vụ việc; tiền lương khai báo thấp, hoặc ghi trong hợp đồng không rõ ràng, không có căn cứ xác định khi nộp BHXH.
Thứ năm, trong quá trình đăng ký kinh doanh, đăng ký sử dụng lao động chưa có quy định phải đăng ký tham gia BHXH. Vì vậy, khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thì cơ quan BHXH mới đến vận động, lúc bấy giờ chủ doanh
nghiệp có đăng ký tham gia BHXH cho lao động của doanh nghiệp hay không còn tuỳ thuộc vào nhận thức của họ, chứ cơ quan BHXH không có thẩm quyền lập văn bản xử phạt đơn vị vi phạm phát luật về BHXH.
Thứ sáu, Bảo hiểm xã hội thành phố, nhất là BHXH cấp huyện còn thụ động, lúng túng, chưa có giải pháp tích cực, hữu hiệu trong triển khai thực hiện, nhất là việc khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH
Thứ bảy, tình trạng lách luật, trốn đóng BHXH cho người lao động; nợ nần dây dưa tiền đóng BHXH diễn ra khá phổ biến mà chưa có giải pháp nào hữu hiệu.
Thứ tám, cấp uỷ, chính quyền một số huyện, thị chưa thực sự quan tâm đến việc thực hiện chính sách BHXH bắt buộc đối với người lao động khu vực ngoài nhà nước. Sự lãnh đạo, chỉ đạo còn coi nhẹ, đôi khi chỉ chú trọng đến khâu giải quyết việc làm, còn quyền lợi về BHXH của người lao động thì quên lãng.
Các ngành các cấp, các cơ quan chức năng thiếu sự hỗ trợ, phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện nhiệm vụ, có cơ quan quản lý nhà nước về BHXH còn cho đó không phải là công việc của mình. Các thông tin, số liệu thống kê của các cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp tư nhân (Cục Thống kê, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Cục Thuế, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, Liên đoàn lao động...) cập nhật chưa đầy đủ, thiếu sự thống nhất.
Sự phối kết hợp giữa BHXH thành phố Hải Phòng với các ngành còn thiếu sự đồng bộ, chưa tạo được động lực cần thiết để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia BHXH cho người lao động đúng, đủ và kịp thời.
BHXH thành phố chỉ có nhiệm vụ thu tiền BHXH, có nhiệm vụ đôn đốc thu BHXH, Phòng Kiểm tra thuộc BHXH thành phố Hải Phòng nhiệm vụ kiểm tra các đơn vị về tình hình thu, nộp tiền BHXH nhưng lại không có quyền xử
phạt, nếu đơn vị chậm đóng thì chỉ có quyền tính lãi chậm đóng. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 138 Luật Bảo hiểm xã hội, BHXH có quyền tính lãi các đơn vị sử dụng lao động chậm nộp. Mức lãi suất này do BHXH Việt Nam quy định theo từng thời điểm. Tuy nhiên, mức lãi suất này còn thấp và chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa đơn vị nợ gối và đơn vị nợ đọng kéo dài, do vậy chưa đủ sức răn đe. Trong khi muốn thành lập thanh tra liên ngành xử phạt đơn vị lại mất thời gian khá lâu, mức xử phạt theo quy định của Chính phủ theo Quyết định 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH nhưng mức phạt vẫn còn thấp.
Thứ chín, công tác tuyên truyền còn nặng tính hình thức, hành chính, tuyên truyền dạng vĩ mô chưa sát cơ sở, sát người lao động; vì vậy còn nhiều hạn chế, đa số người lao động ở khu vực này chưa hiểu được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc.