1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng

110 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THỰC HANH QUYEN CONG TO TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VU AN HINH SU TREN DIA BAN

THANH PHO HAI PHONG

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

Chuyên ngành: LUẬT HINH SỰ VA TO TUNG HÌNH SỰ Mã số: CH23NC022

Người hướng dẫn khoa học: TS Phan Thị Thanh Mai

Hà Nội - 2017

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tÔI.

Các két quả nêu trong Luận văn chưa được công bô trong bat ky côngtrình nào khác Các sô liệu trong luận văn là trung thực, có nguôn gôc rõ rang, được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận vănnày.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Tuyết Chinh

Trang 4

37900 00671001257 1 Chuong 1 MOT SO VAN DE CHUNG VE THUC HANH QUYEN CONG TO TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VU AN HINH SỰ 5-.5-5 <¿ 8 1.1 Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vu án hình sự 8 1.2 Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và kiểm sát điều tra -¿- tt t3 SE EEEEkSESEEEEEEEKSEEEEEEEEEEEkSkrkrrrrkrkekred 23

1.3 Ý nghĩa của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự27 Kết luận Chương L - 2-52 S+E+EE2E9EE2EEEE9E121E7111121712111111111111 1111 ye 3l Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VE THUC HANH QUYEN CONG TO TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VU AN HINH SU 0075 32

2.1 Khái quát về pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra từ năm 1945 đến năm trước năm 2003 a2 2.2 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 va những điểm mới trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình SựỰ -:-¿:+E+E+E+E+E+E+ESESEEEEESEEEEEEEEEEEeErererrrersreree 38 Két ludin Churong 2 ccccccscsssssesssssssessssesssssssessssessessssesssssssessssessssssesessesssssssesasseeseeees 58 Chuong 3 THUC TIEN THI HANH QUY DINH VE THUC HANH QUYEN

CONG TO TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VU AN HINH SU O THANH

PHO HAI PHONG VÀ MOT SO GIẢI PHÁP BAO ĐẢM - 59 3.1 Thực tiễn thi hành quy định về thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ở thành phố Hải Phòng 2-2-5 s+S+E+EE+E££E£ErEerxzxees 59 3.2 Giải pháp bảo đảm thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng 2-2 + ®+E+E£EE+E£EE£E+EeExEeei 80 {18111.010.111 84 KET LUAN 0 85

Trang 5

Bang 3.1 Kết quả thực hành QCT trong khởi tổ vụ án hình sự của VKSND thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 - 20 Í6 2-52 ©ESE+ESEE2EE2EEEE2EEEEEEE2E211221 1x 62 Bang 3.2 Kết quả thực hành QCT trong khởi t6 bị can của VKSND hai cấp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 — 20 16 ¿2 - 2E ESE+E£E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrkrvee 63 Bảng 3.3 Tình hình áp dụng, thay đổi biện pháp tạm giữ, tạm giam trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2(016 - 2 252+s+EE+E++EE+E+2EEzErxerxerxee 64 Bảng 3.4 Tình hình thực hành QCT trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của VKSND thành phố Hải Phòng - 2-5 S2 ESSE+E‡E‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrkrree 65 Bảng 3.5 Việc dé ra yêu câu điều tra của VKSND Hải Phòng 2012 - 2016 67 Biéu 3.6 Số vu án, bị can đình chỉ điều tra và số bi can đình chi theo Khoản 2 Điều

107 giai doan 0200076920) ad 69

Bảng 3.7 Kết quả giải quyết án trong giai đoạn truy tô trên dia bàn thành phó Hải Phòng từ năm 2012 - 2Ï 6 - - - c c 1119119911 911 911 11 11 1 HH ng ng ng 70 Bang 3.8 Dinh chỉ vụ án trong giai đoạn truy tô trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Bang 3.9 Các vu án VKS trả hồ sơ cho CQĐT điều tra bồ sung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 - 20 Ï6 - 2-52 ©ES2+E£EE+EE2ESEE2EEEEEEEEESEEEEErErrkrrees 72 Bảng 3.10 Các vụ án Tòa án trả hồ sơ cho VKS dé điều tra bổ sung trên địa bàn thành phô Hải Phòng giai đoạn 2012 - 20 6 2-2552 ©522222£+2EvExezxezxevree 72

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đó việc tăng cường chất lượng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát là một nội dung quan trọng được thé hiện trong nhiều Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp Tại Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định một trong những biện pháp nhằm đây mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó là: “ Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thong tổ chức toà án, bảo đảm tốt hơn các diéu kiện dé Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyên công tô và kiểm sát các hoạt động tu pháp; tăng cường trách nhiệm công tô trong hoạt động điều

tra, gắn công tô với hoạt động diéu tra ”” Báo cáo chính tri của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng xác định “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyên cong to va kiểm sát hoạt động tu pháp; được tổ chức phù hop với hệ thong tô chức của Tòa án; tăng cường trách

nhiệm công to trong hoạt động diéu tra

Trong thời gian qua, công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm Tuy nhiên, hoạt động thực hành quyền công tô trong giai đoạn điều tra còn nhiều tôn tại, hạn chế, chất lượng thực hành quyên công tô ở giai đoạn điều tra chưa ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân Trong quá trình giải quyết các vụ

án hình sự vẫn còn có trường hợp bỏ lọt tội phạm, những người vô tội phải chịu án

oan, vi phạm các quyền con người, quyền công dân, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của nhân dân vào bộ máy nhà nước nói chung và đối với hệ thống tư pháp nói riêng.

Thành phố Hải Phòng nằm ở phía Đông Bắc nước ta, là cảng giao lưu quốc tế và với các tỉnh, thành phố trong cả nước Đóng góp vào những thành tựu chung của ngành Kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng trong ° Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Dang.

: Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tai Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Trang 7

tố, đặc biệt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự mà Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng cần tiếp tục khắc phục.

Như vậy, trên tinh thần của các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp trong thời gian tới, xuất phát từ thực trạng công tác thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát trong giai đoạn hiện nay Đề góp phần xây dựng một nền công tô mạnh, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa thì việc nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự là rất quan trọng Chính vì vậy, tác giả chọn van đề “7, hực hành quyền công tô trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên dia ban thành phố Hai Phòng” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, vấn đề khái niệm quyền công tố và thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đã được dé cập nhiều trong khoa học pháp lý nước ta với các mức độ khác nhau Có tác giả đề cập khi giải quyết các vấn dé chung của tố tụng hình sự, có bài viết có tính chất chuyên khảo phân tích có hệ thống về quyền công tố, và gần đây có một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ cũng đề cập đến quyền công tố Nồi bật lên ở trong nước có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những cấp độ và hình thức nghiên cứu khác nhau như:

Nhóm các đề tài khoa học nghiên cứu về lý luận, thực tiễn về công tố, thực hành quyền thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra và chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự có thể kế đến đó là: Dé tài khoa hoc cấp Bộ "Những vấn dé lý luận về quyên công tô và việc tổ chức thực hiện quyên công tô ở Việt Nam hiện nay" do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành năm 1999 Đề tài khoa học cấp Bộ “Nâng cao chat lượng kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyên công tô về van dé thông khâu và chuyên khâu trong công tác kiểm sát hình sự” do Trường Cao đăng kiểm sát nghiên cứu năm 2001 Đề tài khoa học cấp Bộ: "Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tô và kiểm sát các hoạt động tư pháp" do Viện Khoa học kiểm sát - Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì.

Nhiều hội nghị, hội thảo khoa học đã được triển khai tổ chức và thực hiện như: Hội nghị khoa học "Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tình

Trang 8

ngày 4/10/2001, Hội thảo khoa học “Công fác thực hành quyên công tô và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp” do Viện kiểm sát nhân dân thành phô Hải Phòng tô chức vào ngày 19/5/2010 Cuốn sách thuc hành quyền công to và kiểm sát các hoạt động tw pháp trong giai đoạn diéu tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2008 do TS Lê Hữu Thể chủ biên nghiên cứu một số vấn đề về quyền công tố, thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Tác giả GS.TSKH Đào Trí Úc là chủ biên cuốn sách Hé thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội năm 2001 Cuốn sách được phát hành trong thời điểm việc tiến hành đổi mới hệ thống các cơ quan tư pháp ở Việt Nam được xem là cần thiết và cấp thiết theo Nghị quyết 08/NQ-TW về "Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới", làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở nước ta thông qua việc phân tích chuyên sâu những vấn đề lý luận: các cơ quan tư pháp và các chức danh tư pháp, đào tạo pháp luật, các thủ tục tư pháp và thủ tục tài phán khác.

Tác giả Lê Thị Tuyết Hoa đã thực hiện Luận án tiến sĩ luật học tại Viện Nhà nước và Pháp luật với dé tài nghiên cứu Quyền công tổ ở Việt Nam (2002) Luận án đã nghiên cứu lịch sử quyền công t6, việc tổ chức thực hành quyền công tố ở một số nước trên thế giới, làm rõ khái niệm, đối tượng, phạm vi, nội dung của quyền công tố và thực hành quyền công tố trong tổ tụng hình sự và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phan nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố ở Việt Nam.

Nhiều luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về van đề thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự như:

Tác giả Phạm Thị Thùy Linh, với luận văn thạc sĩ về Quyền công tô của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (2012), Đại học Luật Hà Nội, luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Giáp Thị Nhung về Nhiệm vụ, quyên hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn diéu tra vụ án hình sự (2015) và luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Công Cường về nội dung 7c hành quyên công to trong giải đoạn điều tra vụ án hình sự (2016) đều đã phân tích cơ sở lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, những quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Thực trạng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát, từ đó đã đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trang 9

tiếp đến van đề thực hành quyên công tổ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự có thé kế đến như:

Bài viết của TS Trần Văn Độ (2001) về “Mộ: số van đề về quyên công to” đăng trên Tạp chí Luật học (3), tr.8 - 12 Tác giả đã đưa ra những quan điểm của nhiều tác giả và tong hợp thành 04 quan điểm khác nhau về khái niệm quyền công tố và theo đó là thực hành quyền công tố, từ đó TS Trần Văn Độ chỉ ra những hạt nhân hợp lý của từng nhóm quan điểm Đồng thời, tác giả nhìn nhận từ khía cạnh quy định của pháp luật, khoa học pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng để phát hiện những nhược điểm, thiếu sót của từng quan điểm, từ đó luận giải đưa ra những nhận định, phân tích về khái niệm quyền công tố, thực hành quyền công tó.

Các bài viết của TS Hoàng Thị Minh Sơn đăng trên Tạp chí Luật học như: bài viết “Các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử trong tô tụng hình sự” (1998), Tap chí Luật học (Số 2), tr.35-38, bài viết “Thuc hiện quyền công tô và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong to tụng hình sự cua Viện kiểm sát” (2004), Tạp chí Luật học (số đặc san tố tụng hình sự), tr.65-73, bài viết “Pháp luật to tụng hình sự Việt Nam qua các BLTTHS” (2007), Tạp chí Luật học (Số 1), tr.36 - 41, tác giả đã luận giải những quan điểm khác nhau về khái niệm quyền công tố, thực hành quyền công tố từ đó phân tích va chỉ ra những điểm chính xác và hạn chế của từng quan điểm dé từ đó đưa ra khái niệm quyền công tố, thực hành quyền công tổ đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật Tác giả cũng phân tích những quy định của các BLTTHS Việt Nam, đặc biệt là BLTTHS năm 2003 về nội dung thực hành quyền công tó.

Các tác giả GS.TSKH Dao Trí Úc (2010) có bài viết “Bàn về quyén tu pháp trong nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa” đăng trên Tạp chí Luật học (08), tr.61-70 và TS Tô Văn Hòa (2014) với bài viết “Mới quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyên hành pháp và quyên tư pháp theo tinh than Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013” đăng trên Tạp chí Luật học (9), tr.34-45, các tác giả đã nghiên cứu về quyền tư pháp ở những góc độ, phạm vi khác nhau Tuy nhiên, các tác giả đều làm rõ và phân tích về quyền tư pháp, cơ quan tư pháp và vai trò của quyền tư pháp trong đời sống xã hội, trong việc tô chức quyền lực nhà nước từ đó chỉ ra vị trí của Viện kiểm sát trong hệ thống các cơ quan nhà nước, vi trí của quyền công tố trong số các quyền năng của nhà nước về mặt lý luận khoa học pháp lý và theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trang 10

hình sự là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành, nhiều cấp, các tác giả đề cập đến nội dung này ở những góc độ khác nhau Tuy nhiên, chưa công trình nào có nghiên cứu và đánh giá thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu:

+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

+ Nghiên cứu pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước về thực hành quyên công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

+ Nghiên cứu thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

- Pham vi nghiên cứu:

+ Nghiên cứu lam rõ những van dé lý luận về thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên cơ sở làm rõ những khía cạnh sau: nghiên cứu và đưa ra khái niệm của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, chỉ ra mối quan hệ giữa thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và hoạt động kiểm sát điều tra, ý nghĩa của việc của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về các mặt chính trị, xã hội và pháp lý.

+ Nghiên cứu quy định pháp luật về của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ở phạm vi như sau: Khái quát về pháp luật Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 2003 về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Làm rõ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và các văn bản liên quan, điểm mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, so sánh với một số quy định của một số nước như Đức, Nga, Nhật Bản, Pháp

+ Luận văn nghiên cứu thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại thành phố Hải Phòng 05 năm, từ năm 2012 đến năm 2016.

4 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và pháp luật về thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và thực tiễn thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ở Hải Phòng: qua đó đề xuất một số ý kiến để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn Hải Phong.

- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

Trang 11

tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

+ Làm rõ mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự với kiểm sát điều tra vụ án hình sự như thế nào?

+ Phân tích ý nghĩa của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự được thể hiện như thé nào?

+ Khái quát pháp luật Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 2003 quy định về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự với kiểm sát điều tra vụ án hình sự như thế nào?

+ Phân tích, đánh giá quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thực hành quyền công tô trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự?

+ Phân tích, đánh giá những điểm mới trong quy định của Bộ luật tố tụng hình

sự năm 2015 về thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự + Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ở Hải Phòng trong 05 năm (từ năm 2012 đến năm 2016).

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cụ thé dé nâng cao chất lượng thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự.

6 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lich sử; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm, đường lỗi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cải cách tư pháp, tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau đề thực hiện luận văn:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết được sử dung dé làm rõ các van đề lí luận của thực hành quyên công tổ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

- Phương pháp lịch sử, so sánh pháp luật được sử dụng trong việc nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển của quy định pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2003 Phương pháp so sánh pháp luật khi nghiên cứu quy định của pháp luật nước ngoài.

- Phương pháp phân tích, tông hợp được vận dụng trong việc nghiên cứu quy định pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

- Phương pháp tong hợp kinh nghiệm thực tiễn sử dụng trong nghiên cứu thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Trang 12

luận văn dựa trên cơ sở lí luận đã được nhận diện cũng như các vấn đề của thực tiễn thi hành đặt ra hiện nay nêu những nhận định, đánh giá hay rút ra các bài học kinhnghiệm, phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Trong phần lớn các nội dung nghiên cứu của luận văn, các phương pháp nghiên cứu trên đây được sử dụng kết hợp và linh hoạt.

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Y nghia khoa hoc cua luan van:

Luận văn góp phan bổ sung va làm rõ hơn những van dé lý luận về chức năng thực hành quyền công tô của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra và đánh giá được những điểm mới trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về nội dung này Đề ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và triển khai thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Y nghĩa thực tiễn của luận văn:

- Đề xuất được một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự phù hợp với thực trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng.

- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho người học ở các cơ sở đào tạo luật của Việt Nam chuyên ngành luật tố tụng hình sự Đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho Điều tra viên, Kiểm sát viên nghiên cứu, vận dụng và thực hiện trong thực tiễn công tác Luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong việc hoàn thiện quy định của pháp luật, cho việc xây dựng các quy chế hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân cũng như các quy chế phối hợp liên ngành, phục vụ cho công tác quản lý, chi đạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân Luận văn cũng là một nguồn tài liệu cho những bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực khoa học này.

8 Bố cục của luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia làm ba chương sau:

Chương 1 Một số vấn dé chung về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Chương 2 Quy định của pháp luật Việt Nam về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Chương 3 Thực tiễn thi hành quy định về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ở thành phố Hải Phòng và một số giải pháp bảo đảm.

Trang 13

TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VỤ ÁN HÌNH SU

1.1 Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vu án hình sự

Vấn đề QCT và thực hành QCT trong những năm gần đây đã trở thành một van dé được nhiều nhà khoa học quan tâm, có nhiều công trình nghiên cứu ở những cấp độ khác nhau Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau về QCT cũng như thực hành QCT, gần với đó là những tranh luận về chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân Có ý kiến cho rằng, VKS chỉ tập trung thực hiện tốt chức năng công tố; ý kiến khác cho rằng, VKS giữ nguyên chức năng thực hành QCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp như hiện nay; nhưng có ý kiến lại cho

rằng, phải mở rộng nhiệm vụ của VKS hơn nữa, ngoài thực hành QCT phải mở

rộng chức năng, nhiệm vụ thực hành QCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật như ngành Kiểm sát đã thực hiện từ những năm 1960 đến 2002 Mặc dù có những quan điểm va cách lý giải khác nhau nhưng hau hết các quan điểm đều thừa nhận thực hành QCT là chức năng đặc biệt mà Dang và Nhà nước giao cho VKS Dé làm rõ khái niệm thực hành QCT, trước tiên cần làm rõ khái niệm QCT.

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Công tố là truy tố, buộc tội bị cáo và phát biéu ý kiến trước Tòa án, nhân danh Nhà nuéc”.’ Còn theo Từ điển Luật học: Công tố “là

quyền của Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.” *

Về quan điểm khoa học, còn nhiều quan điểm khác nhau về QCT.

Quan điểm thứ nhất cho rằng QCT là quyền đại diện cho Nhà nước để đưa các vụ việc vi phạm trật tự pháp luật ra cơ quan xét xử để bảo vệ lợi ích nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật > Quan điểm này cho răng, QCT xuất hiện từ khi có Nha nước và pháp luật, được thể hiện đầu tiên trong lĩnh vực hình sự, tô tụng hình sự và cùng với sự phát triển của xã hội, của các ngành luật, QCT được mở rộng sang lĩnh vực dan sự, tô tụng dân sự và tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực tô tụng tư pháp khác Quan điểm này đã xác định phạm vi QCT quá rộng, đã đồng nhất QCT với với quyền hạn của VKS trong những lĩnh vực t6 tụng khác như dân sự, kinh tế và 3 Từ điển Tiếng Việt (2004), Nxb Đà Nẵng, tr.210.

* Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Tir điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa — Nxb Tư pháp,

> Trường Cao dang kiểm sát, Giáo trình công tác kiểm sát phan chung (1996), NXB.CAND, tr.85.

Trang 14

tố tụng khác Các lĩnh vực tố tụng khác như tổ tụng dân sự, tố tụng hành chính VKS chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thể tham gia vào các hoạt động tô tụng đó.

Quan điểm thứ hai cho rằng QCT là quyền Nhà nước giao cho VKS truy tố người phạm tội ra trước tòa án và thực hành việc buộc tội đó tại phiên tòa 6 Quan diém nay nhắn mạnh vai trò duy nhất của VKS trong việc thực hiện QCT chỉ ở một lĩnh vực tố tụng hình sự và ở một giai đoạn duy nhất của tố tụng hình sự là giai đoạn xét xử sơ thâm Quan niệm như trên đã thu hẹp khái niệm, nội dung, phạm vi của QCT, không phản ánh được đầy đủ bản chất của quyền này, là đã đồng nhất việc thực hành QCT nói chung với việc thực hành QCT tại phiên tòa.

Quan điểm thứ ba cho rằng QCT chỉ là một quyền năng, một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS trong tổ tụng hình sự ’ Quan điểm này đã đánh đồng thực hành QCT với kiểm sát việc tuân theo pháp luật Vì vậy dẫn đến việc không xác định được hoạt động nào của VKS là để thực hiện chức năng thực hành QCT, hoạt động nào là dé thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.

Quan điểm thứ tư cho răng QCT chỉ có trong t6 tụng hình sự và QCT là quyền của VKS nhân danh Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội ì

Quan điểm thứ năm cho rằng QCT là quyền của cơ quan nhà nước được ủy quyền thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nhăm đưa người đó ra xét xử trước tòa án và đồng thời bảo vệ sự buộc tội đó” Quan điểm này đã khang định được QCT là quyền của Nhà nước, chỉ có thé được xem xét trong mối liên hệ với lĩnh vực pháp luật tố tụng hình sự, nó luôn gan liền với việc nhân danh Nhà nước (nhân danh công quyên) chống lại hình thức vi phạm pháp luật nghiêm trọng (tội phạm), và việc thực hiện quyền này sẽ được Nhà nước ủy quyền cho một cơ quan nhà nước thực hiện.

5 Võ Thọ (1985), Mét số van dé về Luật t6 tụng hình sự, Nxb Pháp lý, Hà Nội.

7 Lê Hữu Thể (2003), “VKSND với hoạt động thực hành QCT và kiểm sát hoạt động tư pháp”, Tap chínghiên cứu lập pháp, Đặc san số 4/2003 chuyên dé cải cách tư pháp, tr.66.

Š Hoàng Thị Sơn (2004), “Thực hiện QCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự củaVKS”, Tap chí Luật học, (số đặc san tố tụng hình sự), tr.67.

? Trần Văn Độ (2001), “Một số van đề về QCT”, Tap chí luật học, (3), tr.10.

Trang 15

Theo tác giả luận văn, dé xác định đúng đắn khái niệm về QCT cần phải làm rõ những vấn đề sau:

- Chủ thé của quyền công tố

Trong bất kỳ một xã hội có giai cấp nào, cũng tồn tại những mâu thuẫn mang tính giai cấp và có những hành vi đấu tranh giai cấp dưới các hình thức khác nhau, biểu hiện cụ thé là những hành vi vi phạm pháp luật chống lại ý chí giai cấp thống trị Dé trừng trị người vi phạm pháp luật thì quyền tư pháp của Nhà nước cần được thực thi, “quyền tư pháp là quyền của Nhà nước, trong đó cơ quan nhà nước có thâm quyền xử lý các vụ việc vi phạm phạm luật bang cách áp dụng chế tài pháp lý

đối với các vi phạm, qua đó thực thi công ly và bảo đảm pháp luật được thực thi.”"°

Trong các hành vi vi phạm pháp luật thì nghiêm trọng nhất là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, là tội phạm Đề pháp luật được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh cần thiết phải sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh công quyền thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội Điều đó có nghĩa là trong Nhà nước pháp quyền có tồn tại QCT'! Như một lẽ tự nhiên muốn xử lý ai đó bắt buộc phải có sự buộc tội, và đó chính là QCT của Nhà nước.

QCT xuất hiện từ khi có Nhà nước và pháp luật, nó luôn gắn liền với bản chất của Nhà nước và là một bộ phận không thé tách rời của công quyền QCT là một trong những quyền năng của nhà nước và “quyền có thé hiểu là năng lực riêng có của Nhà nước có thể tác động tới xã hội và buộc toàn thể xã hội phải phục tùng theo ý chí của mình, sự tác động mang tính bắt buộc đó được thực hiện qua cách thực QCT được hiểu là một quyền lực được đặt tên là lập pháp, hành pháp và tư pháp

công được bắt nguồn từ nhu cầu phải duy trì trật tự xã hội dé bảo vệ lợi ich của giai

cấp thống trị và những lợi ích chung có liên quan mà nhà nước cần phải can thiệp duy trì vì đó là môi trường tồn tại của Nhà nước, là trách nhiệm xã hội của Nhà nước Khi một hành vi bị coi là tội phạm được thực hiện sẽ làm phát sinh một loạiquan hệ pháp luật giữa một bên là nhà nước và bên kia là người phạm tội Trong quan hệ nay, nhà nước là chủ thé sử dụng quyền lực nhà nước, quyền lực công dé thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người !9 Tô Văn Hòa (2014) “Mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền hành pháp và quyền tư pháp theo tinh

thần Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013”, Tạp chí luật học, (9), tr.35.

„ Nguyễn Minh Đức (2012), “Quyền công tố và tổ chức thực hiện quyền công tố trong nhà nước pháp

quyên”, Tap chí nghiên cứu lập pháp (1+2), tr.44 - 50.

!ˆ Tô Văn Hòa (2014) “Mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền hành pháp và quyền tư pháp theo tinhthần Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013”, Tap chi luật học, (9), tr.34.

Trang 16

phạm tội; còn người phạm tội là chủ thê bị truy cứu trách nhiệm hình sự và gánh chịu các chế tài hình sự do Nhà nước quy định và áp dụng '°

Nhà nước thực hiện QCT bằng cách ủy quyền cho cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện Khi khăng định một QCT là quyền năng của nhà nước, gắn liền với nhà nước thì phải hiểu rằng nhà nước không phải tự mình thực hiện quyền năng đó mà “Nhà nước ủy quyền cho cơ quan cụ thê thực hiện quyền này trong bộ máy cơ quan nhà nước phân quyền hoặc phân công thực hiện chức năng'”” Trên mỗi lĩnh vực quyền lực nhà nước cụ thé, Nhà nước tổ chức ra một hệ thống các cơ quan nhất định dé thực hiện quyền lực đó Mỗi co quan Nha nước cần phải có một chức năng, nhiệm vụ riêng Sự phân công càng rành mạch, cụ thể thì hiệu quả quản lý nhà nước sẽ đạt kết quả càng cao và phát huy cao độ vai trò của cơ quan đó trong từng lĩnh vực, từng ngành, từng cấp Nếu không, sẽ xảy ra tình trạng là ở một lĩnh vực nào đó

có nhiều cơ quan cùng làm dẫn đến sự chồng chéo, hoặc có lĩnh vực bị bỏ trồng,

hoặc bị buông lỏng sự quản lý của Nhà nước dẫn đến sự vi phạm pháp luật, phá vỡ sự thống nhất trong quản lý nhà nước mà không có một cơ quan nào chịu trách nhiệm Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền là Nhà nước mà quản lý nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân công rành mạch trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp dé thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động quyền lực nhăm hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền, xâm phạm tới lợi ích hợp pháp của công dân từ phía Nhà nước 'Ÿ

- Bản chất của QCT

QCT có bản chất là quyền yêu cầu trừng trị công khai hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất đó là tội phạm Người buộc tội, đại diện của cơ quan nhà nước thực hiện chức năng buộc tội có trách nhiệm và có quyền đưa ra lời cáo buộc đối với những cá nhân cụ thê và có nhiệm vụ phải đưa ra những bằng chứng cho sự cáo buộc đó Dé làm được điều đó, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hành QCT phải điều tra, xác định tội phạm và người phạm tội nham truy tố bi can ra trước Tòa án

và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa Vì thế, quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hình sự găn liên với sự buộc tội nhân danh Nhà nước, hay nói cách khác là nhân'3 “OCT và tô chức thực hiện QCT trong nhà nước pháp quyền”, Công thông tin điện tử Viện nghiên cứu lập

pháp, tại địa chỉ:

http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/NhaNuocVaPhapLuat/View_Detail.aspx?ItemID=111, ngày truy cập27/6/2017.

'* Tran Văn Độ (2001), “Một số van đề về QCT”, Tap chí luật học, (3), tr.10.

rổ Nguyễn Minh Đức (2012), “Quyền công tố và tổ chức thực hiện quyền công tố trong nhà nước phápquyền”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (1+2), tr.44 - 50.

Trang 17

danh công quyền, sự buộc tội nhân danh công quyền này được gọi là QCT Và QCT mang tính cụ thể, tức chỉ xuất hiện trong trường hợp tội phạm cụ thê đã được thực hiện và đối với những người phạm tội cụ thé Không tồn tại QCT chung chung ' “Khác với quyền hành pháp, ban chất của quyền tư pháp là quyền thụ động, các cơ quan tư pháp cũng chỉ hoạt động khi có vụ việc xảy ra cần phán xử.” '” Và QCT với tư cách quyền của nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chỉ xuất hiện khi có tội phạm trên thực tế được thực hiện, không có tội phạm thì QCT của nhà nước không xuất hiện và không được thực thi QCT thé hiện rõ mối quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội do chính hành vi phạm tội làm phát sinh ra C.Mác đã viết: "Sự trừng phạt là quyền của Nhà nước không thê chuyền giao cho tư nhân Mọi quyền của Nhà nước đối với người phạm tội, đồng thời cũng là nghĩa

vụ của người đó đối với Nhà nước" 'Š

Từ những phân tích trên đây, có thé đưa ra khái niệm về QCT như sau: “OCT là quyên lực công được Nhà nước trao cho cơ quan nhà nước thực hiện nhằm truy cứu trách nhiệm đối với người phạm tội vé tội phạm mà người đó đã thực hiện ”

Về khái niệm thực hành QCT, Từ điển Luật học giải thích: “thực hành QCT là việc sử dụng tông hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung QCT để truy cứu trách nhiệm đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét

xử.'”? Về quan điểm khoa học hiện nay cũng có nhiều quan điểm khác nhau, dẫn

đến việc có không ít người làm công tác nghiên cứu và thực tiễn có nhận thức khác nhau trong việc phân biệt hành vi tố tụng nào là thực hành QCT, hành vi tố tụng nào là kiểm sát hoạt động tư pháp Có thé kế đến một số quan điểm như sau:

Quan điểm 1: thực hành QCT là việc thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự dé truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, đưa người phạm tội ra xét xử trước tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó 20

Quan điểm 2: thực hành QCT là việc VKS thực hiện các quyền năng tố tụng nhăm truy cứu trách nhiệm hình sự đôi với người phạm tdi ?

© Trần Văn Độ (2001), “Một số vấn đề về QCT ”, Tap chí luật hoc, (3), tr.10.

' Tô Văn Hòa (2014) “Mối quan hệ giữa các co quan thực hiện quyền hành pháp và quyền tư pháp theo tinhthần Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013”, Tạp chí luật học (9), tr.35.

3 Mác, C (1978), Những cuộc tranh luận về luật cắm trộm củi rừng, Nxb Sự thật, Ha Nội.

' Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Tir điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa — Nxb Tư pháp,

? Trần Văn Độ (2001), “Một số van đề về QCT”, Tap chi luật học, (3), tr.11.

*! Hoàng Thị Sơn (2004), “Thực hiện QCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự củaVKS”, Tạp chí Luật học, (số đặc san tố tụng hình sự), tr.67.

Trang 18

Quan điểm 3: thực hành QCT là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự ** Tác giả của quan điểm này đã thừa nhận quy định tại Luật tô chức VKSND năm 2014 về khái niệm thực hành QCT.

Quan điểm 4: thực hành QCT là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung QCT để buộc tội và yêu cau trừng phạt đối với người phạm tội trong tố tụng hình sự qua các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tô và xét xử ”

Quan điểm 5: thực hành QCT là việc VKSND sử dụng tổng hợp các quyền năng t6 tụng thuộc nội dung QCT theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự dé truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về tội phạm đã thực hiện trong

các giai đoạn điều tra, truy tô, xét xử.”

Khi xem xét các khái niệm về thực hành QCT kể trên tác giả luận văn nhận thấy: quan điểm 1 và quan điểm 4 chưa nêu được chủ thé thực hành QCT là co quan nhà nước nào được Nhà nước ủy quyền thực hiện QCT và các quan điểm chưa thống nhất van đề phạm vi về thời gian của thực hành QCT Đề xây dựng khái niệm khoa học về thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự dưới góc độ tiếp cận là hoạt động tố tụng, theo tác giả luận văn cần phải làm rõ những nội dung sau:

1.1.1 Chủ thể thực hành quyền công tô trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Đấu tranh phòng, chống tội phạm là nhiệm vu chung và chủ yếu của các cơ

quan bảo vệ pháp luật nhưng mỗi cơ quan có chức năng khác nhau: chức năng của

CQDT là điều tra thu thập chứng cứ làm rõ có tội phạm hay không có tội phạm va việc thực hiện hành vi phạm tội đó (tức khám phá tội phạm), chức năng của cơ quan thực hành QCT là buộc tội và yêu cầu trừng phạt người phạm tội; chức năng của Tòa án là xét xử, phán xử về sự buộc tội của cơ quan thực hành QCT và sự gỡ tội của bên bao chữa Việc phân định trong việc thực hiện ba chức năng trên càng rõràng càng có ý nghĩa tích cực trong việc bảo đảm tính khách quan, công minh của hoạt động tố tụng hình sự Nguyên tắc nhà nước pháp quyền yêu cầu khi phân công các quyền năng cho các cơ quan nhà nước thực hiện thì phải có một cơ quan chịu ? Nguyễn Mạnh Tùng (2016), Thực hành quyển công tô và kiểm sát điều tra các vụ án về ma túy ở thànhpho Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, Dai học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr 18.

3 „ LỄ Thị Tuyết Hoa, QC7 ở Việt Nam (2002), Viện Nhà nước và Pháp luật.

2 Nguyễn Công Cường (2016), Thuc hành quyên công to trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Luận văn

thạc sĩ luật hoc, Dai học Luật Ha Nội, Hà Nội, tr.16.

Trang 19

trách nhiệm đối với việc thực hiện hiệu quả quyền tương ứng Điều này cũng có nghĩa là khi một quyền nao đó được thực hiện không hiệu quả trong thực tế, trách nhiệm thuộc về cơ quan được phân công thực hiện quyền “Bản chất của QCT là như một sợi dây xuyên suốt quá trình tố tụng về vụ án hình sự nhằm buộc tội người phạm tội và Tòa án tuyên phạt thích đáng người đó, chỉ cơ quan nào được giao thực hiện đầy đủ các quyền năng thê hiện đầy đủ bản chất của QCT mới là cơ quan thực hành QCT.”?

Ở Việt Nam, theo lịch sử lập hiến thì Hiến pháp năm 1980 là văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước ta đề cập đến thuật ngữ “thực hành quyên công tố” khi đề cập đến chức năng của VKSND (Điều 138) Sau đó thuật ngữ này tiếp tục được nhắc lại và thống nhất quy định rằng VKS là cơ quan nhà nước duy nhất được giao chức năng thực hành QCT Tháng 7 năm 1967, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận báo cáo của VKSNDTC, đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội lúc đó đã kết luận rằng: “Không có cơ quan nhà nước nào cơ thé thay thé ngành Kiểm sát dé sử dung OCT Bắt giam, điều tra, thi hành án, truy 10, xét xử có đúng người, đúng tội hay không, có đúng đường lỗi chính sách của Đảng và Nhà nước hay không, điều đó chính là việc VKS phải trông nom bảo đảm

làm tốt ””5 Như vậy, chủ thé thực hành QCT ở Việt Nam là VKSND.

Pháp luật tố tụng hình sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa liên bang Đức cũng trao cho Co quan Công tố có thầm quyền thực hành QCT.

Tại Điều 5 BLTTHS Trung Hoa quy định: “ VKSND thực hành QCT độc lập theo theo quy định của pháp luật, và cơ quan này không bị can thiệp bởi bất kỳ cơ quan hành chính, tô chức hoặc cá nhân.”””

BLTTHS Cộng hòa Liên bang Đức quy định tại Điều 152 về cơ quan có thâm quyên truy tô như sau: “Co quan Công tố có thâm quyền thực hiện QCT.”®

Ở Cộng hoà Liên bang Nga, VKS là một cơ quan có vị trí độc lập với cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp, được xây dựng theo nguyên tắc tập trung thống nhất Điều 5 BLTTHS Liên bang Nga giải thích về “bên buộc tội” bao gồm: “Kiểm sát viên, Dự thâm viên, thủ trưởng CQDT, Điêu tra viên, tư tô viên, người bị hại, người3 Thực hành quyền công tô theo BLTTHS năm 2003, Phan Vũ Trang, Đại học Luật HN, 2005

* Đỗ Văn Đương (2013), “Đảm bảo tính độc lập của VKS và vai trò của VKS trong kiểm sát các hoạt động

tư pháp kinh nghiệm từ thực tiễn Việt Nam”, tai địa chỉ: http://vksndtc.gov.vn/tin-chi-tiet-3626, ngày truy

Trang 20

đại diện hợp pháp của người bị hại và người đại diện khác, nguyên đơn dân sự và người đại điện của họ;”” Và tại Khoản 4 Điều 37 BLTTHS Liên bang Nga quy định: “4 Trong quá trình xét xử vụ án, Kiểm sát viên thực hành QCT Nhà nước, bảo đảm việc buộc tội có căn cứ và đúng pháp luật Trong trường hợp hoạt động điều tra ban đầu được thực hiện dưới hình thức điều tra, Kiểm sát viên có quyền giao cho Điều tra viên, Dự thâm viên đã tiến hành điều tra vụ án đó thực hiện việc buộc tội bị cáo trước Toà án.”

1.1.2 Đối tượng của thực hành quyền công tô trong giai đoạn điều tra vụ ún hình sự

Theo Từ điển Tiếng Việt, đối tượng được hiểu là “người, vật, hiện tượng mà

con người nhằm vào trong suy nghĩ, hành động””'

Hiện nay, do còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về QCT nên đối tượng

của thực hành QCT vẫn còn những quan điểm khác nhau:

Đối với quan điểm coi QCT là một quyền năng cụ thê để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật thì đối tượng của QCT là sự tuân thủ pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tô tụng Tuy nhiên, bản chất của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật là việc kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp trong hành vi và quyết định của các chủ thê bị kiểm sát Do đó, đối tượng của hoạt động kiểm sát trong tố tụng hình sự phải là hành vi xử sự của các cơ quan tiến hành tô tụng và người tham gia tô tụng Ngược lại bản chất của QCT trong tố tụng hình sự là việc đòi trừng phạt những hành vi phạm tội để bảo vệ lợi ích công thì đối tượng của quyền này phải là tội phạm và người phạm tội “QCT luôn luôn mang tính cụ thể, tức là xuất hiện trong trường hợp một tội phạm cụ thể được thực hiện và đối với những người nhất định đã phạm tội đó” “

Với quan điểm cho rằng QCT không chỉ là sự buộc tội, vì vậy QCT có trong cả các lĩnh vực tố tụng khác như tố tụng dân sự, tố tụng hành chính thì những tác giả này cho rằng đối tượng của thực hành QCT không chỉ là tội phạm và người phạm tội mà còn cả những vi phạm pháp luật khác không phải là tội phạm Với” VKSNDTC (2006), BLTTHS Liên Bang Nga sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 thang 5 năm2002, bản dịch tiếng Việt, tr.21

°° VKSNDTC (2006), BLTTHS Liên Bang Nga sửa doi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 thang 5 năm2002, bản dịch tiếng Việt, tr.34.

*! Viện ngôn ngữ học (2003), Dai tur điển Tiếng Việt, Nxb Da Nẵng, tr.338.

3 Đỗ Văn Duong (1999), "Khái niệm, đối tượng, phạm vi, nội dung QCT", Kỷ yếu dé tài khoa học cấp Bộ:Những vấn dé lý luận về OCT và việc tổ thực hiện OCT ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, VKSNDTC, Hà

Nội, tr 134-144.

Trang 21

quan niệm về đối tượng thực hành QCT quá rộng như vậy là xuất phát từ cách tiếp cận về phạm vi QCT có trong tất cả các lĩnh vực tổ tụng tư pháp.

Như vậy, về bản chất, thực hành QCT chính là việc hiện thực hóa QC T, đưa QCT là quyền của Nhà nước vào đời sống xã hội và đối tượng của thực hành quyền công tố đó chính là cái mà hoạt động thực hành QCT hướng tới với mục đích xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội trong từng giai đoạn cụ thể của tố tụng hình sự Thực hành QCT trong giai đoạn điều tra là một trong những nội dung cụ thể của thực hành QCT trong tố tụng hình sự Do đó, đối tượng của thực hành QCT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự cũng giống như đối tượng của thực hành QCT Đó chính là tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội Tuy nhiên, dé gọi tên chính xác về đối tượng của thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự cần phải nhìn nhận dưới góc độ nguyên tắc suy đoán vô tội.

Trong tô tụng hình sự, quyền được suy đoán vô tội không chỉ thuộc về người bị buộc tội mà còn là quyền của những người bị nghi phạm tội đang là đối tượng áp dụng của những biện pháp tổ tụng Nói cách khác, sự buộc tội không phải là điều kiện làm phát sinh quyền được suy đoán vô tội; để có sự đảm bảo của nguyên tắc suy đoán vô tội không cần phải chứng minh là đang bị

buộc tội 3

Nguyên tắc suy đoán vô tội không chỉ liên quan tới van dé chứng minh mà còn liên quan đến van đề đối xử Chính vi vậy, trong tố tụng hình sự, quyền được suy đoán vô tội không chỉ thuộc về người bị buộc tội mà còn là quyền của những người bị nghi phạm tội áp dụng những biện pháp hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp Nội dung của thực hành QCT còn là việc áp dụng những biện pháp ngăn chặn, những biện pháp hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng Dù người bị tạm giữ có được coi là người bị buộc tội hay chưa thì họ và bị can, bị cáo vẫn có quyền được suy đoán vô tdi.

QCT là quyền năng của nhà nước, đối tượng của QCT là tội phạm và người phạm tội, còn thực hành QCT là hoạt động của cơ quan nhà nước được nhà nước ủy quyên thực hiện quyền năng này, vì vậy trên thực tế, nếu hoạt động thực hành QCT

thực hiện đúng thì đối tượng của thực hành QCT cũng chính là đối tượng mà QCT

hướng tới nhăm truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu hoạt động thực hành QCT 3 Mai Thanh Hiếu (2004), “Phạm vi chủ thể có quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam”,

Tạp chí luật học, (1), tr 29.

Trang 22

thực hiện không đúng thì đó chính là trường hợp oan trong tổ tụng hình sự, là thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người không thực hiện hành vi phạm tội và không phải là đối tượng của QCT Vì vậy, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, đối tượng của thực hành QCT là bị can và người bị nghi phạm tội là cách sử dụng thuật ngữ phù hợp với nguyên tắc suy đoán vô tội.

1.1.3 Pham vi của thực hành quyền công tô trong giai đoạn điều tra vụ án

hình sự ”“

Nói về phạm vi thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì trước đó cần phải làm rõ phạm vi thực hành QCT Đến nay khi đề cập đến phạm vi QCT trong tô tụng hình sự, xuất phát từ quan điểm về QCT khác nhau nền nhiều tác giả còn có nhiều ý kiến khác nhau về phạm vi của thực hành QCT.

- Quan điểm 1: phạm vi QCT đối với vụ án cụ thê xuất hiện từ khi tội phạm được thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động thực hành QCT lại bắt đầu từ khi khởi tố bị can và kết thúc trước khi hội đồng xét xử (sơ thâm hoặc phúc thâm) nghị an.*° Quan điểm như trên là đã thu hẹp phạm vi của thực hành QCT, dẫn đến gặp khó khăn khi cắt nghĩa các hoạt động tô tụng khác, chăng hạn: việc quyết định khởi tố vụ án dé mở đầu quá trình tố tụng nhằm làm rõ tội phạm xảy ra hay hoạt động kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp VKSND phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội có thuộcnội dung thực hành QCT hay không?

- Quan điểm 2: phạm vi QCT bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra và kết thúc khi người phạm tội chấp hành xong bản án ”” Những người theo quan điểm này đã mở rộng phạm vi của QCT trong tố tụng hình sự coi QCT là quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đến cùng đối với người phạm tội, và phạm vi của thực hành QCT sẽ kéo dài đến cả giai đoạn thi hành án Khi người phạm tội chưa thực hiện xong nghĩa vụ này đối với Nhà nước thì điều đó cũng có nghĩa là họ chưa chấp hành xong trách nhiệm hình sự, theo đó QCT vẫn phải tiếp tục tác động và hoạt động thực hành QCT vẫn phải thực hiện dé bao đảm hiệu quả của cả quá trình t6 tung, bao dam muc đích của QCT là quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đến cùng đối với người phạm * Trong phan này tác giả trình bày phạm vi về thời gian của thực hành QCT.

* Trần Văn Độ (2001), “Một số van đề về QCT ”, Tap chí luật hoc, (3), tr.10.

°° Đỗ Văn Duong (1999), "Khái niệm, đối tượng, phạm vi, nội dung QCT", Kỷ yếu dé tài khoa học cấp Bộ:Những vấn dé lý luận về OCT và việc tổ thực hiện OCT ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, VKSNDTC, Hà

Nội, tr 134-144.

Trang 23

tội Quan điểm như trên đã mở rộng phạm vi QCT, theo tác giả luận văn là không chính xác, đã đồng nhất việc truy cứu trách nhiệm hình sự với việc thực hiện trách nhiệm hình sự của người đã thực hiện tội phạm.

Đề làm rõ được phạm vi thực hành QCT, theo tác giả cần phải xuất phát từ những nội dung sau:

- Xuất phát từ việc hiểu QCT là quyền của Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội thì quyền này phát sinh ngay từ khi có hành vi phạm tội xảy ra và kết thúc khi cơ quan tài phán tuyên phạt đối với người đã thực hiện tội phạm ấy “QCT luôn luôn treo trên đầu đối với tất cả những người đã thực hiện hành vi tội phạm nhưng chưa bị phát hiện khởi tố, điều tra”? Đối với tội phạm an hay tội phạm rõ thì cũng cần phải buộc tội đối với những tội phạm này, chính vì vậy phạm vi QCT bắt dau từ khi có tội phạm được thực hiện.

- Không thé đồng nhất QCT trong tô tụng hình sự với việc thực hành QCT, bởi vi thực hành QCT là việc sử dụng các biện pháp do luật định dé truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Tuy nhiên, trên thực tẾ có không ít những trường hợp mặc dù có tội phạm xảy ra nhưng không được khởi tố; điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong khoa học pháp lý gọi là "tội phạm an" (tức là những tội phạm trên thực tế đã xảy ra nhưng chưa được khởi tố để điều tra)” cho nên cơ quan tố tụng không áp dụng được bat cứ một biện pháp thực hành QCT nào Qua đây, có thé thay rang phạm vi của thực hành QCT hẹp hơn so với phạm vi của QCT, nó chỉ bắt đầu từ khi có cơ quan có thẩm quyên giải quyết nguồn tin về tội phạm và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp vụ án bị đình chỉ).

- Pham vi thực hành QCT được nhận thức khác nhau ở các giai đoạn lịch sử và được phản ánh trong quy định của pháp luật về vẫn đề này cũng khác nhau Theo quan điểm được quy định trong BLTTHS năm 2003 và van bản pháp luật liên quan, thời điểm bắt đầu thực hành QCT là từ khi khởi tố vụ án Tuy nhiên, theo tác giả luận văn thì cần phải xác định phạm vi thực hành QCT rộng hơn bởi bắt đầu từ khi Cơ quan nhà nước có thâm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm thì những hoạt động thuộc nội dung thực hành QCT đã được thực hiện Và QCT trong tố tụng hình sự là quyền đòi trừng phạt người phạm tội một cách công khai bằng con đường Tòa

3” Lê Hữu Thẻ, Đỗ Văn Duong, Nông Xuân Trường (2005), 7c hành quyên công tô và kiểm sát các hoạt

động tư pháp trong giai đoạn điêu tra, NXB Tư pháp, tr.59.

3 Lê Thị Tuyết Hoa (2001), "Bàn về QCT", Nhà nước và pháp luật, tr.62-61.

Trang 24

án, do đó khi bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật thì quyền tài phán chấm dứt, QCTT bị triệt tiêu và hoạt động thực hành QCT cũng kết thúc.

Từ những phân tích nêu trên, có thể kết luận: phạm vi thực hành QCT nói chung bắt đầu khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và kết thúc khi có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án không bị kháng nghị.

về phạm vi thời gian của thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, theo quan điểm đã được thừa nhận và quy định tại Điều 2 Quy chế công tác thực hành QCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QD-VKSTC ngày 02/01/2008 của Viện trưởng VKSNDTC) (sau đây gọi là Quy chế số 07) như sau: “Công tác thực hành QCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự bắt đầu từ khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm xảy ra đến khi kết thúc việc điều tra, VKS ra quyết định truy tố hoặc đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.” Tuy nhiên theo quan điểm tác giả, việc xác định phạm vi về thời gian của thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự như trên là quá rộng và cần phải căn cứ vào phạm vi về thời gian của giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Giai đoạn của tố tụng hình sự có thé định nghĩa là các bước của quá trình tố tụng hình sự tương ứng với chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự của từng loại chủ thé tiễn hành tố tụng có thầm quyền nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thé do luật định, có thời điểm bắt đầu va thời điểm kết thúc để giải quyết vụ án hình sự một cách công minh và khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật *’ Tác giả luận văn đồng ý với quan điểm cho răng giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn thứ hai của quá trình tố tụng hình sự do Cơ quan có thâm quyên điều tra vụ án hình sự tiến hành nhăm thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và những vấn đề khác có liên quan làm cơ sở cho việc giải

quyết vụ án." Giai đoạn điều tra được bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án và

kết thúc khi CQDT hoàn thành bản kết luận điều tra và đề nghị VKS truy tố người phạm tội ra trước Tòa án hoặc ra quyết định đình chỉ điều tra (trong những vụ án áp dụng thủ tục rút gọn, không làm bản kết luận điều tra mà ra quyết định truy tố và gửi hỗ sơ cho VKS).

3 “Một số van dé lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự”, Trường đại học Kiểm sát Hà Nội, tại địa

chỉ: http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/23, truy cập ngày 03/7/2017.

và Đại học Luật Ha Nội (2015), Giáo trình luật tổ tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tr.265.

Trang 25

Phạm vi thực hành QCT trong giai đoạn điều tra của VKS tương đồng với phạm vi tiến hành hoạt động điều tra của CQDT Bat đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi có một trong các loại văn bản kết thúc điều tra: CQDT hoàn thành bản kết luận điều tra và đề nghị VKS truy tố người phạm tội ra trước Tòa án hoặc ra quyết định đình chỉ điều tra (trong những vụ án áp dụng thủ tục rút gọn, không làm bản kết luận điều tra mà ra quyết định truy tố và gửi hồ sơ cho VKS).

1.1.4 Nội dung thực hành quyén công tô trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Về nội dung QCT và nội dung của thực hành QCT, có ý kiến cho rằng “nội dung của QCT được hiểu là tổng hợp các quyền năng pháp lý do luật định nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý theo pháp luật,

không dé lọt người, lọt tội, không làm oan người vô tội” ”! Quan điểm này đã

không phân biệt được QCT và thực hành QCT, nội dung của QCT là sự buộc tội còn việc tiến hành những biện pháp gì do luật định và cơ quan nhà nước nào được giao nhiệm vụ thực hiện các biện pháp pháp lý ấy để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội lại là thực hành QCT Nội dung thực hành QCT còn dễ bị nhầm với các hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp vì hai hoạt động này gắn bó mật thiết với nhau, thường được VKS cùng thực hiện trong các giai đoạn tố tụng Vì vậy, việc xác định rõ nội dung thực hành QCT có ý nghĩa quan trọng Theo qua điểm tác giả luận văn, nội dung của hoạt động thực hành QCT là việc VKS sử dụng tổng hợp những quyền năng tố tụng nhằm bảo đảm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt người, lọt tội, không làm oan người vô tội.

Có quan điểm cho răng nội dung thực hành QCT trong giai đoạn điều tra bao gồm tat cả các quyền năng của VKS đối với việc khởi tố vụ án, bao gồm việc quyết định truy tổ bị can, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án *

Có quan điểm cho răng nội dung thực hành QCT trong giai đoạn điều tra bao gồm cả hoạt động yêu cầu CQDT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ an.” Tác giả quan điểm này cũng cho rang nội dung “| Trường Cao đăng Kiểm sát Hà Nội (1996), Giáo trình công tác kiểm sát phan chung, Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội tr 85-87.

* Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Duong, Nông Xuân Trường (2005), 7c hành quyên công tô và kiểm sát các hoạtđộng tư pháp trong giai đoạn điều tra, NXB Tư pháp tr 66.

* Nguyễn Công Cường (2016), Thực hành quyển công tô trong giai đoạn điều tra vu án hình sự, Luận văn

thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.24.

Trang 26

thực hành QCT trong giai đoạn điều tra không bao gồm thực hành QCT đối với các hoạt động khởi tố bị can, các hoạt động bắt, tạm giữ “4

Theo tác giả luận van, trên cơ sở xác định phạm vi của giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi CQDT hoàn thành bản kết luận điều tra và đề nghị VKS truy tố người phạm tội ra trước Tòa án hoặc ra quyết định đình chỉ điều tra (trong những vụ án áp dụng thủ tục rút gọn, không làm bản kết luận điều tra mà ra quyết định truy tố và gửi hồ sơ cho VKS) thì có một số nội dung quy định về chức năng, nhiệm vụ của VKS liên quan đến việc khởi tố vụ án

phải xác định thuộc giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, đối với nội dung về quyết định

truy tố, đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án đều thuộc giai đoạn truy tố mà không thuộc nội dung thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Còn đối với các hoạt động như khởi tố bị can, bắt, tạm giữ thuộc giai đoạn điều tra vụ án hình sự và VKS khi thực hành QCT có chức năng, nhiệm vụ đối với việc áp dụng những hoạt động này, vì vậy, quan điểm trên đã thu hẹp những hoạt động thuộc nội dung thực hành QCT của VKS trong giai đoạn điều tra vụ án hình SỰ.

Vì vậy, trên cơ sở phân biệt hoạt động thực hành QCT và hoạt động kiểm sát điều tra, quan điểm về phạm vi của giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì nội dung thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bao gồm các hoạt động:

- Yêu cầu CQDT thay đổi, bổ sung hoặc trực tiếp thay đồi, bố sung quyết định khởi tố vụ án hình sự; yêu cầu CQĐT khởi tố, thay đổi, bố sung hoặc trực tiếp thay đối, bố sung quyết định khởi tố bị can.

- Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQDT tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiễn hành một số hoạt động điều tra.

- Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ trong trường hợp bat truy nã bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tam giam và các biện pháp ngăn chặn khác trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

- Quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của CQDT theo quy định của BLTTHS.

- Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của CQDT

- Một số nội dung khác như: gia hạn điều tra, gia hạn tạm giam bị can, quyết

định chuyên vụ án dé điều tra theo thâm quyền.

“ Nguyễn Công Cường (2016), Thực hành quyên công tô trong giai đoạn điều tra vu án hình sự, Luan văn

thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.25.

Trang 27

1.1.5 Mục đích của thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Chức năng thực hành QCT được trao cho VKSND nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội Nghị quyết số 96/2015 ngày 26/6/2015 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp chống oan, sai và bôi thường cho người bị thiệt hại đưa ra nhiệm vụ: “VKS các cấp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thực hành QCT gan với hoạt động điều tra và kiểm sát hoạt động tư pháp; phối hop chặt chẽ, kịp thời với các co quan có thâm quyền điều tra trong xử lý tội phạm; bảo đảm việc khởi tố, bắt, tạm git, tạm giam, truy tố có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không dé xảy ra oan, sai; ”

Trong tố tụng hình sự một người được coi là bị oan khi bản thân họ là người vô tội nhưng các cơ quan tiến hành tô tụng, bang các quyết định tố tụng đặc trưng

của mình khăng định họ là người có tội, thực hiện các hành vi tố tụng, thậm chí áp

dụng các biện pháp cưỡng chế tổ tụng hoặc hình phạt đối với họ và do đó gây thiệt hai cho họ về mặt vật chat, thé chất hoặc tinh thần hay đồng thời cả ba loại thiệt hai đó ở mức độ nhất định Ngoài ra, “oan” còn được hiểu là trường hợp cơ quan tiến hành t6 tụng áp dụng sai tội danh, sai khung hình phạt dẫn đến quyết định mức hình phạt nặng hơn so với mức hình phạt do điều luật quy định đối với hành vi phạm tội mà bị cáo, người bị kết án đã thực hiện trong thực tế Còn việc giải quyết vụ án sai là trường hợp các cơ quan tiễn hành tố tụng giải quyết vụ án được giao một cách không khách quan, trái với những quy định của pháp luật mà hậu quả của nó khôngchỉ “làm oan người vô tội” mà còn là “bỏ lọt tội phạm” Như vậy, việc làm oan người vô tội luôn là hệ quả của các hành vi trái (sai) pháp luật, còn “sai” được hiểu với ý nghĩa là tính chất của hoạt động hoặc chất lượng của việc giải quyết vụ án."

Theo quy định của Điều 1 BLTTHS, việc “không bỏ lọt tội phạm”, “không làm oan người vô tội” được coi là 2 mục đích mà quá trình tổ tụng hình sự cần đạt tới và đòi hỏi các cơ quan tiến hành t6 tụng phải quan tâm ở cấp độ như nhau Và QCT là quyền lực nhà nước thực hiện nhằm truy cứu trách nhiệm đối với người phạm tội về tội phạm mà người đó đã thực hiện, trao cho VKS thực hiện, đối tượng của thực hành QCT là tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội Nhu đã phân*®' Bùi Kiên Điện (2001), Khắc phục tình trạng oan, sai trong tố tụng hình sự, Tap chí luật hoc, (01), tr.8.

Trang 28

tích, thực hành QCT được tiến hành từ thời điểm giải quyết nguồn tin về tội phạm và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật Và VKS với những nhiệm vụ, quyền hạn trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đều nhằm mục đích đó là phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mọi hành vi phạm tội, người phạm tội kịp thời, nghiêm minh Tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm nhất, và để đảm bảo cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi tội phạm thì các co quan nhà nước có thẩm quyên có thé áp dụng các biện pháp ngăn chặn nham đảm bao người đó không tiếp tục thực hiện tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội Và với tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, thì các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự cũng là những biện pháp nghiêm khắc, tác động trực tiếp đến quyền con người, quyền tự do thân thể của người bị áp dụng, vì vậy với chức năng thực hành QCT, VKS dam bảo không dé người nào bị áp dụng biện pháp han chế quyền con người, quyền công dân trái pháp luật, không để xảy ra trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm trong tố tụng hình sự làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào pháp luật cũng như các cơ quan thi hành pháp luật, làm giảm tính nghiêm minh của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Từ những phân tích làm rõ những nội dung nêu trên, tác giả luận văn đưa ra định nghĩa về thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự như sau: Thuc hành QCT trong giai đoạn diéu tra vụ án hình sự là hoạt động của VKS sử dung các quyên năng pháp lý thuộc nội dung OCT dé truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị nghỉ thực hiện tội phạm, được thực hiện từ sau khi có quyết định khởi to vụ án và kết thúc khi CØOĐT đề nghị VKS truy to bị can ra trước Tòa án hoặc ra quyết định đình chỉ diéu tra và gửi hd sơ cho Viện kiểm sát, nhằm đảm bảo hoạt động điều tra, truy to, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

1.2 Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và kiểm sát điều tra

Thực hành QCT và kiểm sát hoạt động tư pháp là hai chức năng độc lập của VKSND Các vấn đề liên quan đến chức năng thực hành QCT đã được làm rõ qua phân tích trên Trước khi làm rõ mối quan hệ giữa hai chức năng này trong giai đoạn điều tra, ta cần làm rõ thế nào là kiểm sát hoạt động tư pháp, kiểm sát điều tra.

Kiểm sát các hoạt động tư pháp là một trong hai chức năng hiến định của VKSND, là một dạng giám sát Nhà nước về tư pháp, đây là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước, theo Khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức VKSND năm 2014 thì kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKSND dé kiểm sát tinh hợp pháp của các

Trang 29

hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Kiểm sát điều tra vụ án hình sự là hoạt động của VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự phát sinh trong giai đoạn điều tra, được thực hiện từ sau khi có quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi CQDT dé nghị VKS truy tố bị can ra trước Tòa án hoặc ra quyết định đình chỉ điều tra và gửi hồ sơ cho Viện kiêm sát nhằm đảm bảo cho quá trình điều tra vụ án được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật

Để phân biệt hai chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là thực hành QCT và kiểm sát điều tra, theo tác giả có thé làm rõ ở những nội dung:

Về đối tượng:

Như đã phân tích ở trên, đối tượng của thực hành QCT là tội phạm và người bị nghi thực hiện hành vi phạm tội, và trong giai đoạn điều tra thì đó là bị can hoặc có thé là người chưa bị khởi tố về hình sự gọi là người bị nghi thực hiện hành vi phạm tội Đối tượng của kiểm sát điều tra là hành vi, quyết định của CQDT, co quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra Với nhóm chủ thê này, VKS phải đảm bảo sự tuân theo pháp luật của họ trong việc ban hành và thực hiện các quyết định tô tụng, hành vi tố tụng từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự trong suốt quá trình tiễn hành các hoạt động điều tra cụ thé cho đến khi kết thúc việc điều tra Đối tượng của kiểm sát điều tra còn là sự tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng: người bi giữ, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người giám định, người phiên dich, người bào chữa Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng là kiểm sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật khi tham gia vào các hoạt động tố tụng Người tham gia tô tụng phải thực

hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của họ và CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến

hành một số hoạt động điều tra phải dam bảo dé người tham gia tố tụng được thực hiện các quyên và nghĩa vụ đó.

Trang 30

Về phạm vi về thời gian: thực hành QCT trong giai đoạn điều tra và kiểm sát điều tra đều bat đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi CQDT hoàn thành bản Kết luận điều tra và đề nghị VKS truy tố người phạm tội ra trước Tòa án hoặc ra quyết định đình chỉ điều tra (trong những vụ án áp dụng thủ tục rút gọn, không làm bản kết luận điều tra mà ra quyết định truy tố và gửi hồ sơ cho VKS).

Về nội dung:

Như đã phân tích và làm rõ, nội dung của thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là các hoạt động của VKS nhăm phục vụ cho việc buộc tội Nội dung của kiểm sát điều tra là bao gồm các hoạt động nhằm đảm bảo phát hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra, kiến nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm bảo đảm việc điều tra phải tuân thủ các nguyên tắc, trình tự thủ tục, thẩm quyên theo quyết định của pháp luật sẽ thuộc kiểm sát hoạt động tư pháp Những biện pháp mà VKS trực tiếp quyết định và chịu trách nhiệm thì thuộc nội dung của thực hành QCT còn với các biện pháp mà VKS không trực tiếp quyết định mà chỉ thực hiện việc kiến nghị, kháng nghị và yêu cầu các cơ quan tư pháp khác khắc phục các vi phạm trong hoạt động tư pháp thì được hiểu là nội dung của hoạt động kiểm sát các hoạt động tư

pháp “° (va trong giai đoạn điều tra thì thuộc nội dung của kiểm sát điều tra).

Về mục đích:

Mục đích của thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là đảm bảo mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được khởi tố, điều tra kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; không dé người nao bi khởi t6, bi bat, tam giữ, tam giam, bị han chế quyền con người, quyền công dân trái luật Còn mục dich của kiểm sát điều tra là việc điều tra vụ án hình sự được thực hiện đúng quy định của pháp luật; việc bắt, tạm giữ, tạm giam theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ; mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.“”

Mối quan hệ giữa thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và

kiểm sát điều tra là mối quan hệ hỗn hợp tác động lẫn nhau nhăm thực hiện nhiệm vụ chung của luật tổ tụng hình sự là phát hiện kip thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, bảo đảm không dé lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan “6 Phạm Hồng Hải (2002), "Quan niệm về cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp", Kiểm sát, (8), tr.14.* Xem Điều 3 và Điều 4 Luật tổ chức VKSND năm 2014.

Trang 31

người vô tộiŸ Nhiệm vu của VKS các cấp luôn quán triệt đường lối của công tác kiểm sát là đấu tranh chống tội phạm gắn liền với đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng của các cơ quan tiễn hành tố tụng, nham bảo đảm moi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật; không dé lọt tội phạm đồng thời cũng không được làm oan người vô tội, nên việc thực hiện đồng thời hai hoạt động thực hành QCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự là mang tính khách quan.

Thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và kiểm sát điều tra độc lập nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó mỗi hoạt động công tổ đều là tiền đề cho hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật, ngược lại, kết quả của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật là cơ sở cho hoạt động thực hành

QCT hiệu quá” Đề thực hiện việc thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án

hình sự, tức là thực hiện các hoạt động tô tụng như phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn hoặc hủy bỏ việc áp dụng, thay đồi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định tố tụng khác của CQDT đòi hỏi phải thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp với các hoạt động như: kiểm sát chặt chẽ hồ sơ, tài liệu trong vụ án, kiểm tra tính hợp pháp của các quyết định mà CQDT dé nghị phê chuẩn Trên cơ sở kết quả của hoạt động kiểm sát thay răng quyết định tố tụng hình sự của CQDT là có căn cứ và hợp pháp thì VKS sẽ quyết định phê chuẩn dé thi hành, ngược lại nếu xét thấy quyết định là không có căn cứ và hợp pháp, VKS quyết định không phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định tổ tụng trái pháp luật của CQDT, đồng thời yêu cầu CQDT cham dứt ngay các hoạt động tố tụng có vi phạm Việc thực hiện công tác kiểm sát điều tra các vụ án sẽ làm tiền đề cho hoạt động thực hành QCT được thực hiện một cách chính xác, nếu có sai sót, vi phạm trong việc thực hiện kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra sẽ kéo theo sự vi phạm pháp luật của hoạt động thực hành QCT Ngược lại, trong giai đoạn điều tra khi hoạt động thực hành QCT của VKS được thực hiện cũng sẽ lam tiền đề phát sinh hoạt động kiểm sát điều tra Nếu làm tốt nhiệm vụ thực hành QCT sẽ hỗ trợ đắc lực cho kiểm sát điều tra thực hiện vai trò của mình, như tạo điều kiện cho kiểm sát điều tra tiếp cận các biện pháp điều tra nhằm duy trì pháp luật, phát hiện, khắc phục vi phạm pháp luật về tố tụng.

8 Hoang Thi Sơn (2004), “Thực hiện QCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự củaVKS”, Tạp chí Luật học, (số đặc san tố tụng hình sự), tr.73.

*® Hoàng Thi Sơn (2004), “Thực hiện QCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự củaVKS”, Tạp chí Luật học, (số đặc san tố tụng hình sự), tr.73.

Trang 32

Như vậy, thực hành QCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng

hình sự là hai mặt hoạt động của VKS song song diễn ra, moi quan hé gan bo chat

chẽ giữa hai hoạt động nay có tác dụng làm tăng hiệu qua hoạt động của VKS Việc tổ chức thực hiện hai chức năng này nếu càng có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai mặt hoạt động này thì sẽ tiến đến mục đích chung là bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

1.3 Ý nghĩa của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Hệ thống tư pháp luôn luôn nằm trong quỹ đạo của toàn bộ quá trình đang diễn ra trong xã hội Do là quá trình xây dựng nén kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế; quá trình tiếp tục đây mạnh đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quá trình xây dựng nền văn hóa phát trién toàn diện tôn trọng và bảo đảm quyền con người, phát huy nhân tố

con người” ova VKSND, với hoạt động thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ

án hình sự sẽ góp phần thực hiện những mục tiêu chính tri, xã hội, pháp lý sau: - Thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự góp phần thực hiện các yêu cầu của Nha nước pháp quyên.

Khái niệm Nhà nước pháp quyền đề cập đến phương thức t6 chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước nói chung thông qua hệ thống pháp luật, như hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật khác Nói cách khác, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước được xem xét dudi góc độ pháp luật, trong đó tính tối cao của pháp luật

được tôn trọng, mọi hoạt động cũng được giới hạn bởi khuôn khổ pháp luật và chịu

sự điều chỉnh của pháp luật Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước và công dân đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, vì pháp luật xã hội chủ nghĩa thé hiện ý chi và nguyện vọng của toàn thé nhân dân Nha nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm bảo đảm quyên và lợi ích hợp pháp của công dân, công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước Mỗi quan hệ qua lại giữa Nhà nước với công dân, giữa dân chủ với kỷ cương trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải do pháp luật quy định và điều chỉnh Đây là một đặc điểm quan trọng, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình xây dựng nhà nước pháp quyên hiện nay và phải được thực hiện trong tất cả các lĩnh °° Đào Trí Úc (2010), “Bàn về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Tap chí Luật học

(8), tr 68.

Trang 33

vực của đời sống xã hội.”' Nhà nước pháp quyền đối lập với những tư tưởng coi thường pháp luật Hiện tượng coi thường pháp luật của một số cá nhân trong thực chất là đối lập pháp quyền Tội phạm là vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất, vi vậy, với yêu cầu của việc xây dung Nhà nước pháp quyên thì đòi hỏi việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội phải được thực thi dé đảm bao sự nghiêm minh của pháp luật.

- Thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự góp phần thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo đảm quyền con người.

Nghị quyết số 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm xác định: “yêu cau phải tiếp tục tăng cường các biện pháp dau tranh phòng, chong vi phạm pháp luật và tội phạm, tham những, góp phan giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân ” Và đặt ra nhiệm vụ cho ngành Kiểm sát nhân dân “ VKSND tối cao chỉ đạo VKS các cấp thực hiện tốt OCT, chủ động, tích cực dé ra yêu câu điều tra, yêu cẩu khởi tô vụ án, khởi to bị can, chống lạm dụng việc bắt khẩn cấp, chống bo lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội” Sự ra đời của ngành Kiểm sát nhân dân là nhằm đáp ứng yêu cầu củng cố và xây dựng trật tự pháp luật, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng: xây dựng chủ nghĩa xã hội và dau tranh thống nhất đất nước và đến nay chức năng thực hành QCT được trao cho VKS nhằm thực hiện sứ mệnh đấu tranh phòng chống tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội Trong chiến lược phát triển toàn diện đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khang định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực chính của sự phát triển Quyền con người đang là vấn đề quốc tế hàng đầu hiện nay, đặc biệt là thực hiện quyền con người trong tố tụng hình sự là lĩnh vực không phổ biến, không rộng lớn, không diễn ra hàng ngày hàng giờ như các lĩnh vực hành chính, kinh tế, môi trường nhưng có thé nói trong tố tụng hình sự, quyền con người dé bị xâm phạm va bi tổn thương nhất va hậu quả dé lại cũng nghiêm trọng nhất vì hoạt động tổ tụng hình sự liên quan trực tiếp đến quyền được

a Nguyễn Văn Hiện, “Một số vấn đề về nhà nước pháp quyền ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, tại địa chỉ:

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen/2007/1664/Mot-so-van-de-ve-nha-nuoc-phap-quyen-o-nuoc-ta.aspx, ngày truy cập 10/7/2017.

Trang 34

sống, quyền tự do và các quyền khác của mỗi cá nhân Trong lĩnh vực này, việc thực hiện chức năng tố tụng của VKS trong tố tụng hình sự bảo đảm việc điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, tránh làm oan người vô tội Vai trò của VKS với chức năng thực hành QCT tạo ra sư cân bằng hợp lý giữa quyền tự do cá nhân của con người với lợi ích chung của xã hội Sự cân bằng sẽ được thiết lập giữa quyền của bị cáo không bị xét xử oan sai với lợi ích của xã hội trong việc thực thi pháp luật Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự tiềm ân những nguy cơ lớn trong việc xâm hại các quyền tự do cá nhân của người bị

buộc tội, vì vậy với nhiệm vụ, quyền hạn của VKS như phê chuẩn, hủy bỏ, thay đôi

biện pháp ngăn chặn sẽ đảm bảo việc áp dụng nhưng biện pháp này là có căn cứ và cần thiết, tránh việc lạm quyền của CQDT và Co quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra dẫn đến việc bắt nguoi, gift người, tam giam, trái pháp luật.

- Hoạt động thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự góp phần giữ vững an ninh, bảo đảm trật tự xã hội

Với chức năng thực hành QCT của VKS, thực hiện việc truy cứu trách nhiệm đối với người phạm tội, đặc biệt đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, các tội tham nhũng, vụ án được dư luận xã hội quan tâm có tác dụng giáo dục, phòng ngừa tốt được nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo các quyền dân chủ và quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân Nhiều vụ án ngoài tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thủ đoạn gây

án man rợ của hung thủ còn gây hoang mang, phẫn nộ cho dư luận xã hội trong một

thời gian dai cũng như là tâm lý bat an cho quan chúng nhân dân VKSND khi thực hành QCT tiếp tục giữ vững tôn chỉ thượng tôn pháp luật và tinh thần kiên quyết dau tranh đến cùng với tội phạm; sử dụng những chứng cứ thuyết phục, lập luận đanh thép, bản lĩnh nghiệp vụ vững vàng của mình để góp phần vào công cuộc bảo vệ trật tự an toàn xã hội cùng thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam.

VKSND thực hành QCT với việc áp dụng các biện pháp tác động trực tiếp nhằm đảm bảo cho quá trình khởi tố, điều tra phát hiện và xử lý tội phạm được nhanh chóng, chính xác, kịp thời theo quyền năng và nghĩa vụ tố tụng, đã làm toát

lên ý nghĩa và tác dụng phòng ngừa của mỗi công tác thực hiện chức năng của

VKSND Thực tế không ai có thể phủ nhận vai trò, trách nhiệm phòng ngừa tội phạm của co quan VKSND khi thực hành QC T, nhất là trong giai đoạn điều tra Với chức năng đó, VKSND có vị trí vai trò trực tiếp áp dụng các biện pháp phát hiện tội

Trang 35

phạm, chống bỏ lọt tội phạm, là những nội dung rất quan trọng của công tác phòng ngừa Những quyền hạn như tự mình khởi tố vụ án, khởi t6 bị can và chuyên đến CQDT dé yêu cầu tiến hành điều tra; yêu cầu CQDT khởi tố; huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT nếu được thực thi đầy đủ và chính xác sẽ có tác dụng phòng ngừa rất lớn, trước hết là bảo đảm để mọi tội phạm đều phải được điều tra phát hiện và xử lý kip thời, không bỏ lọt tội phạm.

- Thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tạo cơ sở cho thực hành QCT ở giai đoạn truy tố.

Mục tiêu của hoạt động điều tra là nhằm thu thập những chứng cứ, tài liệu dé làm rõ nội dung của vụ án và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, kết thúc giai đoạn tố tụng này sẽ là việc CQĐT làm bản kết luận điều tra và đề nghị VKS truy t6 người phạm tội ra trước Tòa án hoặc ra quyết định đình chỉ điều tra (trong những vụ án áp dụng thủ tục rút gọn, không làm bản kết luận điều tra mà ra quyết định truy tố và gửi hồ sơ cho VKS) Nếu CQĐT chuyên hồ sơ sang VKS để truy tố, VKS sẽ có một trong số các loại quyết định tố tụng kết thúc giai đoạn truy tô là: ra bản Cáo trạng truy tố bi

can ra trước Tòa án để xét xử, ra quyết định đình chỉ vụ án Để ra một trong các quyết định tố tụng trên, VKS phải dựa trên các tài liệu, chứng cứ được thu thập

trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, mặc dù ở giai đoạn truy tố, VKS có thâm quyền trực tiếp tiễn hành một số hoạt động điều tra nhưng việc thu thập chứng cứ

được thực hiện ở giai đoạn điều tra là kip thời, là chủ yếu Vì vậy, thực hành QCT

trong giai đoạn điều tra sẽ giúp kịp thời thu thập những tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc buộc tội, gỡ tội, đảm bảo quá trình giải quyết vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội không bỏ lọt tội phạm.

Với ý nghĩa của việc thực hành QCT trong giai đoạn điều tra được phân tích ở trên, hiện nay chủ trương “Tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” theo Chỉ thi số 06/CT-VKSTC ngày 06 tháng 12 năm 2013 là một trong những vấn đề cơ bản, quan trọng trong cải cách tư pháp hình sự hiện nay ở nước ta.

Trang 36

Kết luận Chương 1

Các công trình nghiên cứu về thực hành QCT nói chung và thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự vẫn có nhiều quan điểm khác nhau Tuy nhiên không thể phủ nhận hoạt động thực hành QCT của VKS được thực hiện xuyên suốt quá trình tố tụng hình sự Và trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, hoạt động thực hành QCT có ý nghĩa rất lớn trong việc tránh oan, sai, bỏ lọt tội phạm, là căn cứ pháp lý quan trọng, làm sáng tỏ những chứng cứ có ý nghĩa quyết định cho việc buộc tội hay gỡ tội ở những giai đoạn tố tụng tiếp theo.

Vì vậy, tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hành QCT nói chung và thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói riêng về những khía cạnh như: chủ thê, đối tượng, phạm vi về thời gian, nội dung, mục đích và đưa đến kết luận về khái niệm thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Đồng thời, tác giả cũng làm rõ được mối quan hệ giữa thực hành QCT và hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự dưới góc độ nhìn nhận là hai chức năng của VKSND Nhận thức đúng đắn về thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự sẽ chỉ ra được những ý nghĩa chính trị, xã hội, pháp lý của hoạt động này để tiếp tục có nghiên cứu, hoàn thiện và hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực hành QCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Trang 37

Chương 2

QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

VE THUC HANH QUYEN CONG TO TRONG GIAI DOAN DIEU TRA

VỤ AN HÌNH SU

2.1 Khái quát về pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra từ năm 1945 đến năm trước năm 2003

2.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960

Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á Do hoàn cảnh lịch sử nên Hiến pháp năm 1946 không được ban bố thi hành, Quốc hội giao cho Chính phủ cùng Ban Thường vụ Quốc hội căn cứ vào các nguyên tắc của Hiến pháp ban hành các văn bản pháp luật, vì vậy Tòa án và Co quan công tô được tổ chức theo các Sắc lệnh Trong bối cảnh vừa giành được độc lập, việc thiết lập các cơ quan trong bộ máy nhà nước là yêu cầu rất cấp thiết của chính quyền cách mạng dân chủ nhân

dân, đặc biệt là các cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo đảm trật tự xã hội.

Ngay sau khi giành độc lập, Chủ tịch nước đã ký Sắc lệnh số 33C-SL ngày 13/9/1945 Đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về Toà án quân sự - cơ quan xét xử duy nhất tại Việt Nam; đồng thời quy định chức năng công t6 như sau: “Đứng buộc tội là một Uỷ viên quân sự hay một Uỷ viên của Ban trinh sát”.” Tòa án Quân sự được thành lập ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam — là Tòa án đầu tiên có sự hiện điện của tổ chức Công tố và QCT Nội dung của QCT theo quy định của Sắc lệnh là đưa một người phạm tội ra xét xử tại Tòa án và thực hiện việc buộc tội trướcToa án Như vậy, chỉ 11 ngày sau khi ra đời, Nhà nước Việt Nam dân chu cộng hoà đã thiết lập cơ quan tư pháp, và quy định chủ thể thực hành QCT.

Bên cạnh việc thiết lập hệ thống Tòa án quân sự và Tòa án binh để xét xử những tội phạm phản cách mạng, những tội vi phạm trật tự quân đội, vi phạm kỷ luật của nhà binh, cần thiết phải thiết lập hệ thống Tòa án thường dé xét xử các tội phạm va vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ Nhà nước và bảo vệ nhân dân, ngày 24 tháng 01 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 13 về việc tổ °° Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, “Sắc lệnh số 33C-SL ngày 13/9/1945”, Thư viện pháp

luật, tai địa chỉ: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Sac-lenh-33C-thiet-lap-toa-an-quan-su-35880.aspx, ngày truy cập15/6/2017.

Trang 38

chức các Tòa án và các ngạch Tham phán (trong đó có Thâm phán buộc tội) Chức năng giám sát, chỉ đạo hoạt động điều tra cũng đã được giao cho Cơ quan công tô đứng đầu là Biện ly và Chưởng ly Tại Điều thứ 49 quy định như sau: “các Tham phán Đệ nhị cấp chia ra làm hai chức vị: các Thâm phán xử án do ông Chánh nhất toa Thượng thâm đứng dau, và các Thâm phán của Công tố viên (Tham phán buộc tội) do ông Chưởng lý đứng đầu.” và Điều thứ 51 quy định: “Trong quản hạt một toà Thượng thâm thì tất cả các Thâm phán buộc tội họp thành một đoàn thể độc lập đối với các Thâm phán xử án, và duy nhất, đặt dưới quyền ông Chưởng lý”.°

Trong thời kỳ này, mặc dù cơ quan Công tô được tổ chức trong hệ thông Tòa án thường, nhưng hoạt động của cơ quan Công tô hoàn toàn độc lập với hoạt động xử án của Tòa án Việc quyết định truy tố hay không truy tố cũng như việc quản lý các Thâm phán buộc tội (hay còn gọi là Biện lý) hoàn toàn thuộc thẩm quyền của người đứng đầu Công tổ viện (Chưởng lý)” Biện lý không chỉ có thâm quyền chi đạo hoạt động điều tra mà cũng có quyền trực tiếp tiến hành điều tra đối với các trường hợp Tham phán phạm tội Khi kết thúc điều tra, Biện lý có quyền ra một trong 3 quyết định: truy tố bị can ra Tòa băng một bản cáo trạng; tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án Biện lý thực hiện việc luận tội trước Toà án thông qua việc duy trì QCT; có quyền kháng nghị bản án đã có hiệu lực của Toà án.

Tai Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 4 năm 1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, tại Điều thứ 22 quy định: “Dưới quyền kiểm soát của ông Chưởng lý, ông Biện lý thi hành QCT trước tòa án đệ nhị cấp Ông Biện lý phải báo ngay cho ông Chưởng lý biết các việc có ảnh hưởng đến trật tự chung đã phát sinh trong quản hạt mình.”””

Đến những năm 50, theo Sắc lệnh số 85 ngày 22/5/1950, Thông tư số 21/TTg ngày 07/6/1950, cơ quan công tố đặt dưới sự điều khiển của Ủy ban kháng chiến hành chính trên cùng địa hạt cả về đường lối công tố chung, cả mệnh lệnh riêng về từng vụ việc Đến ky họp thứ 8 của Quốc hội khoá I (họp từ ngày 16/4/1958 đến *3 Đại học kiểm sát Hà Nội (2017), Giáo trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, (tập 1), tr.3.

** Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, “Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946”, Cổng thông tin điện tử

Bộ Tư pháp, tại địa chỉ:

http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=731 ngày truy cập17/6/2017.

°° Đại học kiểm sát Hà Nội (2017), Giáo trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, (tập 1), tr.4.

°° Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, “Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 4 năm 1946”, Công thông

tin điện tử Bộ Tư pháp, tại địa chỉ:

http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=690, ngày truy cập16/8/2017.

Trang 39

ngày 29/4/1958) đã quyết định hệ thống Toà án và hệ thống Công tố trực thuộc Hội đồng Chính phủ và có trách nhiệm, quyền hạn ngang với một Bộ Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 256/TTg ngày 01/7/1959 quy định nhiệm vụ và tổ chức của Viện Công tố Ngày 6/8/1959, Viện trưởng Viện công tổ Trung ương ban hành Thông tư số 601/TCCB giải thích va hướng dẫn thi hành văn bản trên, quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện công tố Theo quy định của các văn bản này, hệ thống các cơ quan công tố được thành lập từ Trung ương đến cấp huyện và trở thành hệ thống cơ quan Nhà nước độc lập, không còn trực thuộc Bộ Tư pháp, không còn chịu sự chỉ đạo cu thể và trực tiếp của Ủy ban hành chính cùng cấp ở địa phương *’

Trong giai đoạn từ năm 1945 - 1959, hoạt động điều tra không chỉ nam trong một CQDT mà còn ở nhiều bộ phận khác: Kiểm soát viên Kiểm lâm, Hoa xa, Thương chính và tất cả các viên chức mà pháp luật giao phó nhiệm vụ cho tư pháp công an đối với những việc phạm pháp riêng cho từng ngành (Điều 3 Sắc lệnh số 131 ngày 20 tháng 7 năm 1946 về tổ chức tư pháp công an của Chủ tịch Chính phủ

Việt Nam dân chủ cộng hòa)°Ÿ Hệ thống Viện công tố được thành lập bao gồm

Viện công tố Trung ương, Viện công tố địa phương các cấp và Viện công tố quân

su các cấp Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 256/TTg, nhiệm vụ chung của

Viện Công tố là giám sát việc tuân thủ và chấp hành pháp luật Nhà nước, truy tố theo luật hình những kẻ phạm pháp dé bảo vệ chế độ dân chủ nhân dan, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tai sản của công, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người công dân, bảo đảm cho công cuộc kiến thiết và cải tạo xã hội chủ nghĩa tiễn hành thuận lợi Một trong những nhiệm vụ cụ thé của Viện Công tố là điều tra và truy tố trước tòa án những kẻ phạm pháp về hình sự >”.

Như vậy, pháp luật tố tụng hình sự giai đoạn này, Viện Công tố có quyền điều tra những kẻ phạm pháp về hình sự Vai trò này là rất nổi bật của Viện Công tố, thé hiện rõ chức năng công tố, đặc biệt là công tố trong giai đoạn điều tra Toàn bộ hoạt động điều tra trong giai đoạn này đều thuộc quyền kiểm soát, điều hành của Công tố °7 Lai Thị Loan, “Quá trình hình thành và phát triển của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao quacác thời kỳ”, Trường đại học Kiểm sát Hà Nội, tại địa chỉ:

http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/236, ngay truy cap 18/6/2017.

*Š Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, “Sắc lệnh số 131 ngày 20 tháng 7 năm 1946”, Thu viện

pháp luật, tai địa chỉ:https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Sac-lenh- I 3 I-to-chuc-Tu-phap-Cong-an-36061.aspx, ngày truy cập 17/6/2017.

»° Phu Thủ tướng, “Nghị định số 256 ngày 01 tháng 7 năm 1959 quy định nhiệm vụ và tổ chức của ViệnCông tố”, Thư viện pháp luật, tai địa chỉ:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Nghi-dinh-256-TTg-quy-dinh-nhiem-vu-va-to-chuc-cua-Vien-Cong-to/21259/noi-dung.aspx, ngày truy cập 14/6/2017.

Trang 40

Viện, mà trực tiếp là Biện lý, Phó Biện lý và trên hết là Chưởng lý ở Toà thượng thâm Quy định này của pháp luật cho thấy hoạt động điều tra thực chất là hoạt động công tổ (nhưng ở giai đoạn tiền truy tố), giúp co quan công t6 thay mặt Nha nước buộc tội người phạm tội trước Toà an” Các nhân viên và cơ quan có thâm quyền điều tra không theo sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản hành chính mà đều dưới sự chỉ đạo của Công tô Viện; đồng thời, pháp luật cũng có quy định bảo phải tuân

theo sự chỉ đạo đó, như Điều 13 Sắc lệnh số 131 đã ghi nhận “việc bổ sung, thăng

thưởng và trừng phạt hành chính những uỷ viên Tư pháp công an không phải là Thâm phán viên đều làm sau khi hỏi ý kiến của Biện ly va Chưởng lý”.°'

2.1.2 Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1987

Sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bằng Hiệp định Gieneva về lập lại hòa bình ở Việt Nam, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng Trong giai đoạn nay, cách mạng nước ta bước vào giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc làm hậu thuẫn cho đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Nhu cầu của cuộc cách mạng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, đòi hỏi một sự nhất trí về mục đích và hành động trong nhân dân, giữa nhân dân và nhà nước cũng như giữa các ngành hoạt động nhà nước với nhau Nếu không đạt được sự thống nhất trong việc chấp hành pháp luật thì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn bởi vì trở ngại lớn nhất đối với việc xây dựng chế độ pháp trị chính là sự can thiệp của địa phương xuất phát từ động cơ tư lợi hoặc cục bộ địa phương chủ nghĩa “” Vì lẽ trên phải tổ chức ra VKSND dé kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhăm giữ vững pháp chế chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thong nhất."

Đáp ứng yêu cau thực tiễn bức thiết đang đặt ra lúc bấy giờ, Hiến pháp năm 1959 đã lần đầu tiên ghi nhận chế định VKSND, trong đó xác định vi trí, chức năng và các nguyên tắc cơ bản về tô chức và hoạt động của hệ thống VKSND Thể chế 5 Lai Thị Loan, “Quá trình hình thành và phát triển của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao quacác thời kỳ”, Trường đại học Kiểm sát Hà Nội, tại địa chỉ:

http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/236, ngay truy cap 18/6/2017.

*! Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, “Sắc lệnh số 131 ngày 20 tháng 7 năm 1946”, Thu viện

pháp luật, tai địa chỉ:https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Sac-lenh- I 3 I-to-chuc-Tu-phap-Cong-an-36061.aspx, ngày truy cập 17/6/2017.

5“ Nguyễn Thị Thủy, “VKSND trong tiến trình cải cách tư pháp”, Trường đại học kiểm sát Hà Nội tại địa

chỉ: http://tks.edu.vn/WebThongTinKhoaHoc/Detail/87?idMenu=79, ngày truy cập 18/6/2017.

6 Nguyễn Thị Thủy, “VKSND trong tiến trình cải cách tư pháp”, Trường đại học kiểm sát Hà Nội tại địa

chỉ: http://tks.edu.vn/WebThongTinKhoaHoc/Detail/87?idMenu=79, ngày truy cập 18/6/2017.

Ngày đăng: 20/04/2024, 20:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w