Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 9 năm 2021 Người nghiên cứu Trang 15 LỜI CẢM ƠNTôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS.Trần Thị Hương đã tận tìnhhướng dẫn, động viên tơi trong suốt q trì
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TĂNG THỊ THÙY DƯƠNG
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI
LỆCHCHUẨN CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN GÒ VẤP,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TĂNG THỊ THÙY DƯƠNG
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI
LỆCH CHUẨN CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN GÒ VẤP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGÀNH GIÁO DỤC HỌC - 8140101 Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRẦN THỊ HƯƠNG
TP Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2022
Trang 10
LÝ LỊCH KHOA HỌC
I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ & tên: TĂNG THỊ THÙY DƯƠNG Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 22/07/1980 Nơi sinh: Tiền Giang
Chổ ở riêng: 21 Đường TL16, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TPHCM
Điện thoại cơ quan: 0828951341 Điện thoại riêng: 0936126461
II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1 Cao đẳng:
Hệ đào tạo: Chính qui Thời gian đào tạo từ 9/ 1998 đến 5/2001
Nơi học (trường, thành phố): Trường Sư Phạm Mẫu Giáo TWIII, TPHCM
Ngành học: Giáo dục mầm non
2 Đại học:
Hệ đào tạo: Vừa học vừa làm Thời gian đào tạo từ 10/2007 đến 12/2009
Nơi học (trường, thành phố): Đại học sư phạm TP.HCM
Ngành học: Giáo dục mầm non
3 Thạc sĩ
Hệ đào tạo: Cao học Thời gian đào tạo từ 10/2019 đến 2/2021
Nơi học (trường, thành phố): Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Ngành học: Giáo dục học
III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:
9/2001 - 9/2004 Trường MN Măng Non III, Q10, Tp HCM Giáo viên
9/204 - 9/2006 Trường MN Tuổi Thơ 8, Q3, Tp HCM Giáo viên
9/2006 - nay Trường MN Anh Đào, Quận Gò Vấp,
Trang 11
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêutrong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trìnhnào khác
Tp Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 9 năm 2021
Người nghiên cứu
Tăng Thị Thùy Dương
Trang 12
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS.Trần Thị Hương đã tận tìnhhướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài nghiêncứu “Phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi lệch chuẩn cho trẻ 5-6 tuổi tại cáctrường mầm non quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh”
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô ở Viện Sư phạm Kỹ thuật đã nhiệttình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quátrình học tập và hoàn thành luận văn Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của Thầy/Cô phòngĐào tạo Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trong công tácquản lý đào tạo
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, quý Thầy/Cô và các em học sinhTrường mầm non Anh Đào, Trường mầm non Vàng Anh, Trường MN Hoa Phượng
Đỏ Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi cùngtham gia thực hiện các khảo sát, đánh giá, giảng dạy, đóng góp ý kiến để tôi để cóthể hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Tp Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 9 năm 2021
Người nghiên cứu
Tăng Thị Thùy Dương
Trang 13
TÓM TẮT
Những hành vi suy thoái đạo đức của học sinh hiện nay như phạm pháp, bạolực học đường, nghiện game, nghiện các chất kích thích, đối xử vô lễ với cha mẹ,thầy cô là vấn đề lớn đang đặt ra cho xã hội nói chung cũng như nền giáo dục nóiriêng Giáo dục mầm non chính là nền tảng hình thành nhân cách của trẻ, nhữnghành vi lệch chuẩn xuất hiện ở trẻ mầm non nếu không được điều chỉnh kịp thời sẽ
là mầm mống cho những thói hư tật xấu khó thay đổi của học sinh phổ thông.Trong đề tài nghiên cứu này tôi nêu lên các nguyên nhân và đề ra các phương phápgiáo dục nhằm tác động điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn thường xuất hiện ở trẻmầm non-5-6 tuổi Đặc biệt trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị tâm thế vào trường tiểu học nơi
mà không có sự can thiệp, bao quát thường xuyên của giáo viên như ở trường mầmnon, trước ngưỡng cửa này đòi hỏi trẻ phải nhận thức được hành vi nào của mìnhkhông phù hợp với các chuẩn mực xã hội và tự điều chỉnh hành vi lệch chuẩn củamình hình thành kỹ năng giải quyết các tình huống, các mối quan hệ, mâu thuẫnphát sinh ở trường phổ thông (Bộ giáo dục và đào tạo, “Giáo viên hỗ trợ trẻ”,2015)
Những phương pháp điều chỉnh hành vi lệch chuẩn cho trẻ 5-6 tuổi được đềxuất trong đề tài nghiên cứu này được tôi đúc kết trong thực tiễn giảng dạy quanhiều năm công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non Quá trình giáo dục điều chỉnhhành vi lệch chuẩn cho trẻ 5-6 tuổi là sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục, xácđịnh kịp thời những hành vi lệch chuẩn của trẻ 5-6 tuổi từ đó giáo viên khảo sát, thuthập thông tin, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn của trẻ, trên cơ sở
đó giáo viên lập kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp tác động phù với từng
cá nhân trẻ nhằm xóa đi những hành vi, thói quen xấu của trẻ
Cấu trúc luận văn gồm 3 phần:
- Phần mở đầu gồm: lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; nhiệm vụ nghiên cứu; khách thể và đối tượng nghiên cứu; giả thuyết khoa học; phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu
- Phần nội dung gồm ba chương:
Trang 14
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi lệchchuẩn cho trẻ 5-6 tuổi
+ Chương 2: Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục điều chỉnh hành
vi lệch chuẩn cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non quận Gò Vấp, TP.HCM.+ Chương 3: Các phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi lệch chuẩn cho trẻ5-6 tuổi
- Phần kết luận và khuyến nghị
Trang 15
SUMMARY
The current behavior of students with moral degradation such as delinquency,school violence, game addiction, addiction to stimulants, and disrespectfultreatment of parents and teachers are problem is posed to society in general as well
as education in particular Preschool education is the foundation for the formation
of a child's personality, deviant behaviors appearing in preschool children, if notadjusted in time, will be the seeds for difficult-to-change bad habits of students Inthis research topic, I raise the causes and propose educational methods to influenceand correct the deviant behaviors that often appear in preschool children -5-6 yearsold Especially 5-6-year-old children prepare to enter primary school, wherewithout the constant intervention and supervision of teachers like in preschool, thisthreshold requires children to be aware of which behaviors Their behavior does notconform to social standards and self-regulate their deviant behavior to form skills insolving situations, relationships and conflicts arising in high school (Ministry ofEducation and Training, “Teacher Support Children”, 2015)
The methods of standard deviation adjustment for 5-6-year-old children proposed inthis topic combine with my leadership in teaching implementation through manyyears of work in establishing and educating preschool children The process ofadjusting micro-education for children 5-6 years old is a combination of educationalforces, timely determination of standards of behavior deviation of 5-6-year-oldchildren, from which to supervise education, collect information, search for causesleading to deviant behavior standards of children, on the basis of education, makeplans, select methods, and take action measures suitable to each individual child inorder to erase these behaviors, Bad habits extinguished by children
The structure of the thesis consists of three parts:
- The opening part includes reasons for choosing the topic; Objectives of the study;research tasks; research object and object; scientific hypothesis; Research scope;Research Methods
The content consists of three chapters:
Trang 16+ Chapter 3: Educational measures to correct deviant behavior for olds.
5-6-year Conclusion and recommendations
Trang 17
MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT iv
SUMMARY vi
MỤC LỤC viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT xiii
DANH SÁCH CÁC BẢNG xiv
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ xv
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
5 Giả thuyết nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Các phương pháp nghiên cứu 4
8 Đóng góp mới của luận văn 5
9 Cấu trúc của luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI LỆCH CHUẨN CHO TRẺ 5-6 TUỔI 6
Trang 18
1.1 Tổng quan nghiên cứu về các phương pháp điều chỉnh hành vi lệch chuẩn
cho trẻ 5-6 tuổi 6
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài 6
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam 8
1.2 Các khái niệm cơ bản 11
1.2.1 Khái niệm về hành vi 11
1.2.2 Khái niệm hành vi lệch chuẩn 12
1.2.3 Hành vi lệch chuẩn của trẻ 5-6 tuổi 13
1.2.4 Khái niệm phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi lệch chuẩn cho trẻ mầm non ……….13
1.3 Những vấn đề về PPGD điều chình hành vi lệch chuẩn của trẻ 5-6 tuổi 14
1.3.1 Một số đặc điểm về hành vi của trẻ 5-6 tuổi 18
1.3.2 Những biểu hiện hành vi lệch chuẩn của trẻ 5-6 tuổi 21
1.3.3 Nguyên nhân trẻ 5-6 tuổi có hành vi lệch chuẩn 22
1.3.4 Ảnh hưởng các hành vi lệch chuẩn đến sự phát triển của trẻ 5-6 tuổi 23
1.3.5 Các yếu tố tác động đến hành vi lệch chuẩn ở trẻ 5-6 tuổi 29
1.4 Phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi cho trẻ 5-6 tuổi 31
1.4.1 Ý nghĩa của phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi trẻ 5-6 tuổi 31
1.4.2 Các nguyên tắc vận dụng phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi cho trẻ 5-6 tuổi……… 33
1.4.3 Các phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi cho trẻ 5-6 tuổi 35
TIỂU KẾT CHƯƠNG I 42
Trang 19
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI LỆCH CHUẨN CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG
MẦM NON QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 43
2.1 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 43
2.1.1 Đôi nét về địa bàn nghiên cứu 43
2.1.2 Khái quát về quá trình tổ chức nghiên cứu thực trạng 45
2.2 Thực trạng phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi lệch chuẩn cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non quận Gò vấp, TP.HCM 49
2.2.1 Thực trạng nhận thức của BGH, giáo viên mầm non, phụ huynh về hành vi lệch chuẩn trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non quận Gò Vấp, TP.HCM 49
2.2.2 Thực trạng phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi cho trẻ 5-6 tuổi 60
2.2.3 Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi lệch chuẩn cho trẻ qua phân tích sản phẩm hoạt động của GV lớp 5-6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu 70
2.2.4 Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi lệch chuẩn cho trẻ qua quan sát hoạt động trong ngày 74
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 79
Chương 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI LỆCH CHUẨN CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN GÒ VẤP TP.HCM 80
3.1 Nguyên tắc đề xuất phương pháp 80
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hiện hành và Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi 80
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo sự cá biệt 81
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 81
Trang 20
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với thực tiễn và khả thi 81
3.1.5 Nguyên tắc phối hợp giữa gia đình- nhà trường- xã hội 82
3.2 Sử dụng một số phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi lệch chuẩn lứa tuổi trẻ 5- 6 tuổi ở các trường mầm non quận Gò vấp TP HCM 82
3.2.1 Phương pháp giáo dục “Đồng cảm” 83
3.2.2 Phương pháp “Ánh mắt biết nói” 85
3.2.3 Phương pháp “Soi gương” 87
3.2.4 Phương pháp “Cam kết hành vi” 89
3.2.5 Phương pháp “Chiếc ghế yên tĩnh” 91
3.2.6 Phương pháp phối hợp các lực lượng giáo dục 92
3.3 Khảo sát tính hiệu quả của những phương pháp điều chỉnh hành vi lệch chuẩn đã đề xuất 95
3.4 Thực nghiệm một số phương pháp điều chỉnh hành vi lệch chuẩn của trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non quận gò vấp 100
3.4.1 khái quát về tổ chức thực nghiệm 100
3.4.2 Nội dung thực nghiệm 100
3.4.3 Tổ chức thực nghiệm 101
3.4.4 Tiến hành thực nghiệm 101
3.4.5 Nhận xét kết quả sau thực nghiệm 109
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112
KẾT LUẬN 112
KIẾN NGHỊ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
Trang 21
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT Ý KIẾN 1
PHỤ LỤC 2 : PHIẾU PHỎNG VẤN VỀ THỰC TRẠNG (P2) 15
PHỤ LỤC 3: THAM KHẢO KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA CÁC TRƯỜNG 16
PHỤ LỤC 4: BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ HÀNH VI LỆCH CHUẨN CỦA 20
PHỤ LỤC 6: GIÁO ÁN MINH HỌA 28
PHỤ LỤC 7: HÌNH ẢNH MINH HỌA 38
Nội dung bài báo khoa học 1
Trang 23
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tham khảo những hành vi lệch chuẩn của trẻ mầm non Hàn Quốc 7 Bảng 1.2 Kết quả khảo sát những vấn đề khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi
cho trẻ mầm non Hàn quốc 8
Bảng 1.3: Những biểu hiện hành vi lệch chuẩn của trẻ 5-6 tuổi 21 Bảng 2.1: Các trường mầm non được khảo sát trong đề tài nghiên cứu 43 Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn của giáo viên 43 Bảng 2 3: Thâm niên công tác của giáo viên 44 Bảng 2.4: Khảo sát nhận thức của BGH và GV về hành vi lệch chuẩn của trẻ 49 Bảng 2.5: Khảo sát những hành vi lệch chuẩn của trẻ 51 Bảng 2.6: Kết quả khảo sát mức cần thiết điều chỉnh hành vi cho trẻ 52 Bảng 2.7: Đánh giá mức độ đồng ý với các nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch
chuẩn của trẻ 5-6 tuổi 55
Bảng 2.8: Khảo sát ý nghĩa của việc điều chỉnh hành vi lệch chuẩn cho trẻ 56 Bảng 2.9: Mức ảnh hưởng của các yếu tố điều chỉnh hành vi lệch chuẩn 58 Bảng 2.10: Mức độ thực hiện việc điều chỉnh hành vi lệch chuẩn của trẻ 5-6 tuổi 60 Bảng 2.11: Khảo sát mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi
cho trẻ 5-6 tuổi 62
Bảng 2.12: Đánh giá thực trạng kết quả điều chỉnh hành vi lệch chuẩn cho trẻ 69 Bảng 3 1: Kết quả khảo sát mức cần thiết và khả thi của các biện pháp đề suất 95 Bảng 3 2: Kết quả kháo sát mức cần thiết và khả thi của biện pháp phối hợp các lực
lượng giáo dục 99
Bảng 3.3: Hình thức đánh giá những hành vi lệch chuẩn của trẻ 5-6 tuổi 101 Bảng 3.4: So sánh hành vi lệch chuẩn của 2 nhóm trẻ tiến hành thực nghiệm 102 Bảng 3.5: Kết quả những hành vi lệch chuẩn của trẻ sau thực nghiệm 108
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang 24
Biểu đồ 2.1: Những hành vi lệch chuẩn của trẻ cần điều chỉnh tại nhà 47 Biểu đồ 2.2: Mức độ sử dụng các biện pháp điều chỉnh hành vi lệch chuẩn 68 Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 98 Biểu đồ 3.2: Kết quả điều chỉnh hành vi lệch chuẩn ở nhóm đối chứng………
99
Biểu đồ 3.2: Kết quả điều chỉnh hành vi lệch chuẩn ở nhóm thực nghiệm 100
Trang 25sinh ra đều giống nhau là bản năng tốt lành Khổng Tử (551- 479 TCN) Vì cái tính
lành ấy giống nhau nên giúp họ gần nhau nhưng khi lớn lên, hòa nhập với xã hội,
nhiễm nhiều thói tục ở đời khiến cho tính tình của họ khác đi và rời xa nhau Ngược
với Khổng Tử “Nhân chi sơ tính bản ác” là thuyết của Tuân Tử (313 – 238 TCN)nhà tư tưởng của Trung Hoa vào cuối thời Chiến Quốc, Tuân Tử quan niệm bảntính con người vốn là ác, nhưng vì được giáo dục nên con người trở nên thiện ít,hoặc thiện nhiều tùy cuộc sống mỗi người Tổng hòa hai quan điểm trên D’Holbach(Holbach, 1723-1789) triết gia vô thần người Pháp khẳng định rằng: “con người khimới sinh ra vốn không thiện mà cũng không ác, thiện hay ác là do hoàn cảnh tạonên” Thật vậy, ở thế kỉ XXI, nhân loại đứng trước một bối cảnh lịch sử mới và đốimặt với những thách thức chưa từng có Sự chuyển biến từ thời kỳ công nghiệpsang thời kỳ phát triển của khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức, xu thế toàncầu hóa diễn ra sâu rộng đã tác động đến tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanhchóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của nhân loại (Đỗ Thành
Dương “Nghĩ về GD 4.0”, 2016) Con người ngày càng bị tha hóa về đạo đức, ích
kỷ, lười nhác, vô tâm, tham lam, xã hội ngày càng nhiều những hành vi vi phạmpháp luật rất tinh vi gây tổn hại đến lợi ích cộng đồng Do vậy các nước có nền giáodục phát triển nhất thế giới vẫn không ngừng nghiên cứu các phương pháp giáo dụcmới nhằm đào tạo ra sản phẩm là “Người công dân toàn cầu” không chỉ có năng lực
về khoa học kỹ thuật hiện đại mà còn có nhân cách, đạo đức, hành vi đúng theo cácchuẩn mực trong xã hội
Truyền thống giáo dục của Việt nam là “Tiên học lễ, hậu học văn” Bác Hồcũng đã khẳng định quan niệm đúng đắn này “Có tài mà không có đức là người vôdụng, có đức mà không có tải thì làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh, 1890 –1969) Tuy nhiên thực tiễn trong những năm qua tình hình vi phạm các chuẩn mực
Trang 26cũ chưa đảm bảo hiệu quả, Bộ Giáo Dục Đào Tạo đang đẩy mạnh chương trình “Giáo dục toàn diện ” (Đinh Thị Phương Lan- 2010) Bên cạnh các phương phápgiáo dục đạo đức truyền thống, cần có những phương pháp điều chỉnh những hành
vi lệch chuẩn cho học sinh phù hợp hơn, kịp thởi hơn
“Giáo dục mầm non giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành
và phát triển nhân cách của người công dân tương lai” (Nguyễn Thị Diễn Hằng,2016) Những hành vi xấu của trẻ xuất hiện ở cấp mầm non nếu không điều chỉnhkịp thời sẽ là mầm mống hình thành nhân cách lệch lạc của học sinh cấp phổ thông
“Bên cạnh việc xây dựng cho trẻ những khái niệm sơ đẳng nhất về các chuẩn mựccủa xã hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam, người lớn cần phải uốn nắn những hành
vi, thái độ lệch chuẩn của trẻ ngay từ bé, tránh để những lệch lạc ấy trở thành thóiquen khó sửa, khó uốn” Đối với trẻ 5-6 tuổi, những hành vi sai lệch của trẻ đượcdung dưỡng từ cấp mầm non sẽ làm gia tăng các mâu thuẫn với bạn bè, với thầy cô
và những người xung quanh khi trẻ vào trường phổ thông, điều này đòi hỏi giáoviên mầm non phải có phương pháp điều chỉnh kịp thời những hành vi lệch chuẩn
Trang 27Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi lệch chuẩn cho trẻ 5-6 tuổi tại các Trường mầm non Quận
Gò Vấp TPHCM” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vilệch chuẩn cho trẻ 5-6 tuổi, xác định thực trạng về phương pháp giáo dục điềuchỉnh hành vi lệch chuẩn cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non quận Gò VấpTPHCM, đề xuất một số phương pháp GD điều chỉnh hành vi cho trẻ 5-6 tuổi nhằmcải thiện các hành vi lệch chuẩn cho trẻ 5-6 tuổi
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận của các phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vilệch chuẩn cho trẻ
- Khảo sát, đánh giá thực trạng phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi lệchchuẩn của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non quận Gò Vấp, thành phố
Hồ Chí Minh
- Đề xuất phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi lệch chuẩn của trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non tại quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Trang 28
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi cho trẻ 5-6tuổi ở trường mầm non quận Gò Vấp TPHCM
5 Giả thuyết nghiên cứu
Các hành vi lệch chuẩn của trẻ 5-6 tuổi ngày càng gia tăng, các phương phápgiáo dục điều chỉnh hành vi lệch chuẩn cho trẻ 5-6 tuổi hiện chưa đạt hiệu quả cao.Nếu vận dụng các phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi hợp lý giúp trẻ loại bỏđược những hành vi sai, những thói quen xấu, nhằm phát triển nhân cách tốt hơncho trẻ đồng thời giảm tình trạng bạo hành trẻ trong trường mầm non
6 Phạm vi nghiên cứu
Chỉ nghiên cứu phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi lệch chuẩn của trẻ5-6 tuổi ở các trường mầm non: Trường mầm non Anh Đào, Trường mầm nonVàng Anh, Trường mầm non Hoa Phượng Đỏ quận Gò Vấp TPHCM
7 Các phương pháp nghiên cứu
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Thực hiện việc đọc tài liệu, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp bao gồm:Chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo, các giáo trình, sáchtham khảo, tài liệu, giáo án về phương pháp điều chỉnh hành vi lệch chuẩn cho trẻ5-6 tuổi, các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài đãđược công bố và đăng tải trên các tạp chí, báo, hội thảo
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng hệ thống câu hỏi dành cho giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh
để tìm hiểu nhận thức, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện của giáoviên khi sử dụng các phương pháp điều chỉnh hành vi lệch chuẩn cho trẻ mẫu giáo5-6 tuổi
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Trang 29
Sử dụng hệ thống câu hỏi phỏng vấn cho giáo viên và ban giám hiệu có nộidung về phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi cho trẻ 5-6 tuổi Câu hỏi cho phụhuynh tìm hiểu về những hành vi sai lệch thường xuất hiện của trẻ
7.2.3 Phương pháp quan sát
Quan sát, ghi chép những biểu hiện hành vi lệch chuẩn của trẻ 5-6 tuổi vàphương pháp tác động của giáo viên nhằm thu thập thông tin thực tiễn về việc điềuchỉnh những hành vi sai lệch của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
7.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thử nghiệm một số biện pháp nhằm giáo dục điều chỉnh hành vi chotrẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Chọn 2 nhóm trẻ 5-6 tuổi: nhóm thựcnghiệm và nhóm đối chứng của trường mầm non Anh Đào, quận Gò Vấp, TPHCM
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả khảo sát thực trạng và kết quả thựcnghiệm sư phạm và so sánh các vấn đề về điều chỉnh hành vi sai lệch cho trẻ 5-6tuổi ở các trường mầm non quận Gò Vấp, TPHCM
8 Đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã tổng kết được một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề điều chỉnhhành vi lệch chuẩn cho trẻ Đóng góp mới của đề tài góp phần làm sáng tỏ nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn đồng thời rút ra một số phương pháp nhằm điều chỉnhnhững hành vi lệch chuẩn của trẻ 5-6 tuổi, loại bỏ mầm mống những hành vi bạolực, thiếu văn hóa, vi phạm pháp luật, phát triển nhân cách tốt cho học sinh phổthông Kết quả nghiên cứu có thể được làm tài liệu bổ sung cho công tác quản lý,đào tạo, tập huấn chuyên môn cho giáo viên dạy ở các trường mầm non trên địa bànTPHCM
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi lệchchuẩn cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non
Trang 311.1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài
Theo thuyết hành vi tạo tác của B.F Skinner, công trình nghiên cứu về hành vitạo tác của ông đã phát hiện ra rằng bất kỳ hành vi nào tạo nên một kết quả thỏamãn trong một tình huống sẽ có xu hướng được lặp lại với tần số cao hơn, khi tìnhhuống đó xuất hiện Kết quả quy định rất lớn sự lặp lại của hành vi đó “Chươngtrình của B.F.Skinner cho xã hội dựa vào củng cố tích cực đã tồn tại chỉ ở bình diện
lý thuyết, nhưng việc kiểm soát hay thay đổi hành vi của mọi người hay nhóm nhỏtrên thực tế lại được triển khai rộng rãi Thay đổi hành vi thông qua củng cố tíchcực là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong các bệnh viện tâm thần,trong nhà máy, nhà trường, các cơ sở giáo dục cải tạo, nơi nó được sử dụng để thayđổi hành vi bất thường hay không mong muốn, làm cho hành vi dễ chấp thuận hơn.Thay đổi hành vi tác động đến mọi người cũng giống như phương pháp điều kiệnhóa tạo tác thay đổi hành vi của con chuột hay chim bồ câu, bằng cách củng cốhành vi mong muốn và không củng cố những hành vi không mong muốn Kết quảcông trình nghiên cứu của ông có ý nghĩa rất lớn cho các nhà khoa học ứng dụng
vào để giáo dục hình thành hành vi thói quen cho người học” (“B.F skinner và công
nghệ hành vi”, 2019, đoạn 7) Vậy để điều chỉnh hành vi cho trẻ cần phải thực hiệnthường xuyên, liên tục nhằm củng cố thói quen tốt và loại bỏ hành vi lệch chuẩn
Theo quan điểm của các nhà GD học, việc quản lý hành vi chính là việc hình
thành hành vi mong muốn, phát triển những hành vi phù hợp, đồng thời điều chỉnh,hạn chế hành vi của trẻ trong những tình huống và hoàn cảnh nhất định, tiêu biểucho hướng tiếp cận này là các tác giả (Orelove,F.P(1982) tr7) Họ cho rằng việcquản lý hành vi thì yếu tố môi trường có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành
và phát triển những hành vi mong muốn Hơn nữa, nhờ việc tổ chức các hoạt động
Trang 32
trong môi trường nhà trường và thông qua những tác động trong các mối quan hệtương tác mà người GV có thể kiểm soát, điều chỉnh được hành vi của trẻ theo mụcđích GD Naomi Aldort, tác giả cuốn “Raising Our Children, Raising Ourselves”
chia sẻ “Điều quan trọng nhất là cha mẹ phải nhận ra những hành vi không tốt của trẻ từ sớm và phải hiểu được nguyên nhân vì sao trẻ lại hành động như vậy Một khi
đã biết được gốc rễ của vấn đề, ta có thể dễ dàng nắm bắt được cảm xúc của trẻ và đưa ra phương pháp điều chỉnh đúng cách, điều này giúp trẻ không tái diễn hành vi xấu nữa” (Naomi Aldort,2006)
Đối với hành vi lệch chuẩn của trẻ em đã được nghiên cứu tại các trường mầmnon ờ Hàn Quốc, theo nghiên cứu của Song Un Sok (2005) kết quả khảo sát trên 99giáo viên đang làm việc ở 21 trường mầm non Hàn Quốc cho kết quả trên bảngsau:
Bảng 1 1: Tham khảo những hành vi lệch chuẩn của trẻ mầm non Hàn Quốc
Trang 33
Bên cạnh đó là do gia đình chưa tích cực hỗ trợ vì một số nguyên nhân Vấn đề phốihợp giữa nhà trường và gia đình hướng đến mục đích giáo dục trẻ có tầm quantrọng tuyệt đối
Bảng 1 2 Kết quả khảo sát những vấn đề khó khăn trong việc điều chỉnh hành
vi cho trẻ mầm non Hàn quốc
Thiếu phương pháp tốt để điều chỉnh hành vi cho trẻ 56 33,1
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
Trong chương trình tọa đàm về nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tácgiả Trần Thanh Đàm đã đưa ra ý kiến: “Tôi nghĩ chúng ta không lo con trẻ thiếu trithức mà lo chúng hư hỏng nhân cách” (Thanh Lương, 2012) Trước thực trạng giáodục đạo đức ở nhà trường chưa đảm bảo hiệu quả vì ngày càng nhiều những trườnghợp bạo lực học đường, vi phạm pháp luật của giới trẻ, Bộ Giáo Dục-Đào tạo đẩymạnh chương trình “Giáo dục toàn diện”, nhấn mạnh quan điểm GD không đơnthuần chỉ cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ tri thức mọi mặt trong cuộc sống
mà quan trọng hơn là phải hoàn thiện nhân cách cho các em
Thực trạng những hành vi lệch chuẩn của HS-SV được nêu lên tại hội thảoquốc gia về giáo dục đạo đức HS-SV do Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam tổchức ngày 18 và 19-7-2008 tại Đồng Nai Tác giả Tống Thị Hồng nêu lên một thực
tế tìm hiểu từ 140 trường ở Đồng Nai cho thấy: ở bậc mầm non, một số HS cónhững hành vi chửi thề, nói tục, nói dối, bắt chước các hành vi quan hệ nam nữ
Trang 34
trong phim ảnh, HS tiểu học không chào hỏi người lớn, hỗn xược, xé bài vở trướcmặt thầy cô khi bị điểm thấp, chạy xe lạng lách ngoài đường, HS THCS vô lễ vớigiáo viên, sửa điểm trong sổ liên lạc, mạo chữ ký cha mẹ xin nghỉ học đi chơi…(Phan Ngọc Quang, 2017) Trong bài viết “Điều chỉnh hành vi tiêu cực ở trẻ lứatuổi mầm non” của Đinh Thị Bích Hạnh có nhiều lý thuyết đề cập đến vấn đề ngăncản những hành vi tiêu cực ở trẻ mầm non Trong đó nhấn mạnh phương pháp trừngphạt thân thể trẻ em chỉ có tác dụng ngừng hành vi tiêu cực đó một cách tức thờinhưng không làm thay đổi hành vi của trẻ
Đồng chí Nguyễn Văn Hiển, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD&ĐT)cho biết: Nguyên nhân của hiện tượng lệch chuẩn ở trẻ là do các em chưa có ý thứcchấp hành quy định, kỷ cương của nhà trường Tâm lý a dua, bắt chước bạn bè dẫntới những hành vi vi phạm quy chuẩn đạo đức Ngoài ra, còn do sự tác động củacông nghệ thông tin, sự xâm nhập không lành mạnh của văn hóa mạng internet.Trước thực trạng lệch chuẩn diễn ra ngày càng nhiều ở học sinh Sở GD&ĐT đã cónhiều giải pháp để ngăn chặn Từ ngày 28/5/2019, Sở thực hiện theo Thông tư số06/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáodục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên Theo đó, đốivới học sinh từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT, cơ sở giáo dục thường xuyên, SởGD&ĐT chỉ đạo tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh phải xây dựng được nhữngquy định phù hợp trong ứng xử, giao tiếp cho học sinh Kết quả, đã có 80% cáctrường học trên địa bàn tỉnh xây dựng được bộ quy tắc ứng xử cho học sinh Cáctrường học tăng cường việc trao đổi, chia sẻ giữa học sinh với thầy, cô giáo để nắmđược những tâm tư, nguyện vọng của học sinh
Nhiều khóa tập huấn cho giáo viên mầm non về kỹ năng điều chỉnh hành vicho trẻ tại các quận trong TPHCM trong đó một số ít giáo viên được tham gia huấnluyện như “Kỉ luật không nước mắt” (Sara Au, Peter L Stavinoha); “Kỉ luật tíchcực” (Jane Nelson, Lynn Lott, H Stephen Glenn); “Kỉ luật trong nụ cười”(Nobuyoshi Hirai) Tuy nhiên chỉ một số ít giáo viên được cử tham gia học bồidưỡng và hiệu quả ứng dụng chưa cao
Trang 35
Trong cuộc hội thảo ngày 24/3/2022 “Ứng xử thế nào khi trẻ có hành vi lệchchuẩn?” Thạc sĩ giáo dục – Chuyên gia tâm lý giáo dục Lê Thị Thu Huyền đưa raquan điểm, làm rõ thế nào là hành vi lệch chuẩn Trẻ có hành vi lệch chuẩn là làmtrái lại, ngược lại với những qui định, những nguyên tắc đặt ra từ trước đó, củanhững cá nhân hay tập thể trong xã hội Các trường hợp sai lệch với chuẩn mựcđược hiện rõ trên những tình huống trong cuộc sống, những sự kiện đã diễn ra trongmối quan hệ giữ cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, tập thể với tập thể.Thạc sĩ
Lê Huyền giới thiệu thêm về tháp nhu cầu của Maslow và đưa ra những ví dụ gầngũi giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về nhu cầu của trẻ Có đôi khi, dù mục đích của trẻ
là trong sáng, chỉ muốn lên mạng tìm hiểu thêm kiến thức, muốn bảo vệ bạn bèkhông bị bắt nạt, hoặc vì muốn được bạn bè chấp nhận, được thể hiện bản thânnên bắt chước, làm theo những hành vi lệch chuẩn mà lại không hề nhận thức đượchành vi của mình là lệch chuẩn, không thể lường trước được hậu quả mà hành vilệch chuẩn gây ra cho mình và người khác
Trước thực trạng lệch chuẩn diễn ra ngày càng gia tang ở học sinh, SởGD&ĐT đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn Từ ngày 28/5/2019, Sở thực hiện theoThông tư số 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định quy tắc ứng xử trong
cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.Theo đó, đối với học sinh từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT, cơ sở giáo dụcthường xuyên, Sở GD&ĐT chỉ đạo tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh phải xâydựng được những quy định phù hợp trong ứng xử, giao tiếp cho học sinh Kết quả,
đã có 80% các trường học trên địa bàn tỉnh xây dựng được bộ quy tắc ứng xử chohọc sinh Các trường học tăng cường việc trao đổi, chia sẻ giữa học sinh với thầy,
cô giáo để nắm được những tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Đồng chí NguyễnVăn Hiển cho biết thêm: Trong thời gian tới, Sở GD&ĐT kiên quyết ngăn chặnnhững hành vi lệch chuẩn tồn tại trong một bộ phận học sinh Đối với nhà trường,cần tăng cường công tác đối thoại giữa học sinh và thầy, cô giáo để học sinh có thểchia sẻ những suy nghĩ với thầy, cô Các trường học từ mầm non đến đại học phải
Trang 36vi tiêu cực ở trẻ lứa tuổi mầm non” Hoàng Thị Phương, Luận án Tiến sĩ “ Một sốbiện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi” Một số những tàiliệu khoa học trên làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm về hành vi
Các nhà sinh học đại diện là E.L.Tooc-đai-nơ (1874-1949) xem hành vi làcách sống và hoạt động trong một môi trường nhất định của một cá thể để thíchnghi với môi trường đó nhằm đảm bảo cho nó được tồn tại Chủ nghĩa hành vi làmột trong những trào lưu phổ biến nhất trong tâm lý học hiện đại Trường phái này
có khá nhiều quan điểm: Trước hết là chủ nghĩa hành vi cổ điển do G.Oat-xơn(1878 - 1958) đề xướng vào năm 1913 tại trường Đại học Sicago, cơ sở thựcnghiệm của chủ nghĩa hành vi này là những công trình nghiên cứu của Tooc-đai-nơ
về hành vi động vật Ông quan niệm tâm lý học: “Hành vi người, tức là mọi ứng xử
và từ ngữ của con người cả những cái di truyền lẫn những cái tự tạo làm đối tượngnghiên cứu Đó là việc nghiên cứu con người làm gì, bắt đầu từ trong bào thai đếnlúc chết”
Nếu xét ở khía cạnh giá trị thì ta có hành vi tích cực và hành vi tiêu cực, nếuxét ở tính chất chúng ta có hành vi công khai và hành vi che dấu, nếu xét ở phạm vitác động thì có hành vi hướng vào mình và hành vi hướng vào người khác, nếu xét
ờ chuẩn mực xã hội thì ta có hành vi hợp chuẩn và hành vi lệch chuẩn (Hoàng ThịPhương, 2003)
Dù có nhiều cách nhận xét về hành vi khác nhau nhưng họ đều đều biểu thịbằng công thức: S-R trong đó S là kích thước, R là phản ứng theo nguyên tắc trực
Trang 37
tiếp và không có sự tham gia của chủ thể Mặc dù sau này có một số quan niệmphản ứng của con người không chỉ đối với các kích thích có tính sinh học mà cònphản ứng với những kích thích trong môi trường xã hội, có lợi cho bản thân, thìluận điểm cơ bản của họ là xem con người chỉ là một cơ thể và quy những hiệntượng tâm lý của con người chỉ là những phản ứng của cơ thể; đồng nhất hóa giữa ýthức và hành vi mà đơn vị cơ bản của nó là mối liên hệ S – R Do đó con người chỉ
có phản ứng thụ động, hoàn toàn lệ thuộc vào những kích thích tác động bên ngoài,không cần biết giữa kích thích và phản ứng có gì (Ngọ Văn Nhân, 2011)
Như vậy, hành vi là phản ứng, cách ứng xử biểu hiện ra bên ngoài có thể quan sát được của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định với sự điều khiển, điều chỉnh của tâm lý, ý thức người đó hay nói cách khác Hành vi là sự tác động qua lại giữa cơ thể sống với môi trường xung quanh do tính tích cực bên ngoài (kích thích) và bên trong (nhu cầu) thúc đẩy.
1.2.2 Khái niệm hành vi lệch chuẩn
Trong bài viết: "Tâm lý học dưới con mắt của nhà hành vi" của tác giả J.Watson căn cứ vào nội dung chuẩn mực, có thể chia hành vi lệch chuẩn thành 5loại: Hành vi vi phạm pháp luật Hành vi vi phạm chính trị Hành vi vi phạm chuẩnmực thẩm mỹ Hành vi vi phạm phong tục tập quán Hành vi vi phạm chuẩn mựcđạo đức, tôn giáo Căn cứ vào nguồn gốc của hành vi, hành vi lệch chuẩn chia làmhai loại: Hành vi lệch chuẩn xã hội: Là hành vi đi chệch các chuẩn mực xã hội củangười có đủ khả năng ý thức điều khiển hành vi Hành vi lệch chuẩn tâm thần: Làhành vi của người bị tâm thần
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hành vi lệch chuẩn nhưng nhìnchung các tác giả đều đồng ý với quan điểm hành vi lệch chuẩn là hành vi khôngphù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật, những quy định chung và cầnđiều chỉnh Lưu Song Hà định nghĩa “Hành vi lệch chuẩn là hành vi chệch khỏi cácquy tắc, chuẩn mực của nhóm hay của xã hội Hành vi lệch chuẩn có tính chấttương đối về văn hoá và lịch sử”
Trang 381.2.3 Hành vi lệch chuẩn của trẻ 5-6 tuổi
Hành vi lệch chuẩn của trẻ 5-6 tuổi được hiểu là hành vi trái với chuẩn mực xãhội về: đạo đức, truyền thống văn hóa, thẩm mỹ, pháp luật quy định đối với lứa tuổitrẻ 5-6 tuổi, làm ảnh hưởng xấu đến cá nhân trẻ, gia đình, nhà trường và xã hội.Hội tâm thần học Hoa Kỳ (DSM - IV) phân loại hành vi lệch chuẩn ở trẻ 5-6tuổi thuộc mục 312 - 8, (Ma Văn Thẩm, 2020) trong đó có đưa ra 4 nhóm hành vi
15 tiêu chuẩn chẩn đoán dạng sau:
Hành vi lệch chuẩn xã hội (hung hãn với người và súc vật, phá hoại tài sản,nói dối, ăn vạ, chửi tục, trộm cắp, không thích học, lười biếng)
Hành vi lệch chuẩn bản năng (rối loạn về giấc ngủ, ăn uống và tình dục)
Hành vi lệch chuẩn tự động (đái dầm, ỉa đùn, nhai ngậm)
Hành vi lệch chuẩn vận động (các thói quen xấu ngậm tay, các động tác lặp
đi lặp lại và thất thường về tâm vận động)
1.2.4 Khái niệm phương pháp giáo dục điều chỉnh hành vi lệch chuẩn cho trẻ mầm non
* Phương pháp: là cách thức tiếp cận và giải quyết một vấn đề nào đó, là conđường để thực hiện một nhiệm vụ, đạt tới một mục đích nào đó, trả lời các câu hỏi
“làm như thế nào?”, “bằng cách nào?” Phương pháp giáo dục là một nhân tố cơbản của hoạt động giáo dục, nó phản ánh cách thức tổ chức và tự tổ chức các loạihình hoạt động phong phú, đa dạng của nhà giáo dục và người được giáo dục nhằmchuyển hóa những yêu cầu, chuẩn mực do xã hội quy định thành những phẩm chất
Trang 39
nhân cách, hành vi, thói quen của người được giáo dục “PPGD là cách thức hoạtđộng phối hợp thống nhất của nhà giáo dục và người được giáo dục tiến hành dướivai trò chủ đạo của nhà giáo dục nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục, phùhợp với mục đích giáo dục” (Hà Thị Mai, 2013)
Phương pháp giáo dục: là cách thức tác động của nhà giáo dục đến ngườiđược giáo dục thông qua việc tổ chức một cách hợp lý về mặt sư phạm những hoạtđộng và giao lưu của học sinh nhằm hình thành ý thức, bồi dưỡng tình cảm, rènluyện kỹ xảo và thói quen hành vi nhân cách của họ Phương pháp giáo dục có quan
hệ với phương tiện giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục Phương tiện giáo dụcbao gồm các loại hình hoạt động khác nhau của học sinh cũng như các vật thể vàsản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần được sử dụng trong quá trình giáo dục
(Đặng Thành Hưng, 2012) Phương pháp giáo dục trẻ mầm non là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của nhà giáo dục và trẻ mầm non tiến hành dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục mầm non, phù hợp với mục đích giáo dục mầm non.
Phương pháp giáo dục trẻ mầm non là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của nhà giáo dục và trẻ mầm non tiến hành dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục mầm non, phù hợp với mục đích giáo dục mầm non.
Điều chỉnh hành vi lệch chuẩn là gì?
Trong quá trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi đã được tiếp thu khá đầy đủ các nội dunggiáo dục đạo đức, các chuẩn mực văn hóa xã hội tuy nhiên trẻ vẫn có những hành vilệch chuẩn, vẫn xuất hiện nhiều thói quen xấu, giáo viên quan sát và nắm bắt đượcnhững trẻ có hành vi lệch chuẩn từ đó thông qua các hoạt động vui chơi, các hoạtđộng học tập, thông qua hoạt động nhận thức thông qua sinh hoạt, hoạt động laođộng giáo viên giúp trẻ nhận biết được những hành vi nào cần điều chỉnh, giúp trẻxóa bỏ những hành vi lệch chuẩn đó, giúp nhân cách của trẻ phát triển ngày cànghoàn thiện
Trang 40- Khái niệm về những hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội
Chuẩn mực xã hội là quy tắc tường minh hoặc hàm ẩn nhằm xác định kiểu hành
vi gì là chấp nhận được trong một xã hội hay một nhóm Thuật ngữ xã hội-tâm
lý này được.định nghĩa sâu hơn là "các quy tắc mà một nhóm sử dụng chonhững giá trị, niềm tin, thái độ và hành vi phù hợp và không phù hợp (Wikipedia)Con người chung sống với nhau tạo thành xã hội, mỗi cá nhân là một thực thếcấu thành nên xã hội Mỗi cá nhân đó luôn có mối liên hệ với nhau chứ không thểsống độc lập được từ những mối liên hệ đó mà nền tảng của xã hội được tạonên“Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối vớimỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất,mức độ, phạm vi, giới hạn của điều chỉnh hành vi trẻ 5-6 tuổi cái có thể, cái đượcphép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội củamỗi người, nhằm củng cố, đảm bảo sự ổn định xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương, antoàn xã hội” ( Ngọ Văn Nhân, 2011)
- Khái niệm “Chuẩn mực đạo đức”
Chuẩn mực đạo đức là hệ thống quy tắc xác định mẫu hành vi mà con ngườiphải tuân theo Trước hết là một quan niệm về chuẩn mực Chuẩn mực đạo đức làtiêu chuẩn chung hướng dẫn con người hoạt động để đáp ứng yêu cầu của xã hội.Chuẩn mực đạo đức là những lý tưởng, luân lý đạo đức được công nhận là đúng vàđược các thành viên xã hội thừa nhận Do vậy, “chuẩn mực đạo đức là nhữngnguyên tắc, quy tắc đạo đức được mọi người thừa nhận trở thành những mực thước,khuôn mẫu để xem xét đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội”(Nguyễn Chí Bền, 2016)
- Những hành vi hợp chuẩn của trẻ mầm non dựa vào nội dung chương trìnhgiáo dục mầm non của BGD&ĐT qui định