1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng và một số ý kiến nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú vùng ven biển Huyện Tuy An Tỉnh Phú Yên

111 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Một Số Ý Kiến Nhằm Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Tôm Sú Vùng Ven Biển Huyện Tuy An Tỉnh Phú Yên
Tác giả Hồ Văn Nhân
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Út
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngành Phát Triển Nông Thôn
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2005
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 37,53 MB

Nội dung

Trường Đại Học Nông Lâm Nhận Xét của Giáo Viên huớng dẫnKhoa Kinh Tế Tên dé tài: Thực trạng và một số ý kiến nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú vùng ven biển Huyện Tuy An, Tỉnh Ph

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ

HO VAN NHAN

LUAN VAN CU NHAN

NGANH PHAT TRIEN NONG THON

Thanh phố Hồ Chí Minh

Tháng 06/2005

Trang 2

Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp đại học hệ cử nhân, Khoa kinh tế, trường

Đại học Nông Lam TP Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “THUC TRẠNG VÀ

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM PHÁT TRIEN BỀN VỮNG NGHỀ NUÔI TÔM SÚ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN TUY AN TINH PHU YEN”, tác giả HO VAN NHÂN, sinh viên khoá 27, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

/2005 tổ chức tại Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Kinh tế, trường Dai

học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.

Trang 3

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập - Tự Do — Hạnh Phúc

GIAY XÁC NHẬN

Kính gửi: Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

Ban Chủ Nhiệm khoa Kinh Tế trường Đại học Nông Lâm TPHCM

Căn cứ giấy giới thiệu của khoa kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, giới thiệu sinh viên Hồ Văn Nhân lớp PTNT-KN 27B đến thực tập tại

Phòng Thống Kê huyện Tuy An.

Phòng Thống Kê huyện Tuy An tính Phú Yên xác nhận cho sinh viên: Hồ

Văn Nhân Lớp PTNT - KN 27B đã đến Phòng Thống Kê huyện xin số liệu và

thực tập tại huyện với dé tài:"Thực Trạng và Một Số Ý Kiến Nhằm Phát

Triển Bén Vững Nghề Nuôi Tôm Sú Tai Ving Ven Biển Huyện Tuy An

-Tỉnh Phú Yên”

Thời gian: từ ngày 3/3/2005 đến ngày 28/5/2005.

Trong thời gian thực tập Phòng Thống Kê huyện đã tạo điều kiện cho sinh

viên Hồ Văn Nhân đến thực địa và các hộ gia đình tại các xã có nuôi tôm sú trong toàn huyện, đến thu thập thông tin tại phòng Nông Nghiệp Và Phát Triển

Nông Thôn huyện Tuy An

Trong thời gian thực tập sinh viên: Hồ Văn Nhân đã nghiêm túc trong công việc, tích cực thu thập số liệu phục vụ cho để tài.

Vậy Phòng Thống Kê huyện kính mong Ban Giám Hiệu trường và Ban

Chú Nhiệm khoa Kinh T ế trường Đại học Nông Lâm TPHCM tạo điều kiện và

giúp đỡ cho sinh viên Hồ Văn Nhân bảo vệ để tài tốt nghiệp.

Tuy An, ngày 7 tháng 06 năm 2005

Phòng.Thống Kê huyện Tuy An

bale

Z“ VN ` =

ot, ON Chal bi Date

Qj Hebb

Trang 4

Trường Đại Học Nông Lâm Nhận Xét của Giáo Viên huớng dẫn

Khoa Kinh Tế

Tên dé tài: Thực trạng và một số ý kiến nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm

sú vùng ven biển Huyện Tuy An, Tỉnh Phú Yên Tên sinh viên: Hồ văn Nhân, lớp PTNT-KN 27

Hình thácLuân văn dat yêu cầu, hệ thống bằng biểu đúng cách

Nội Dung ~Những năm gần đây, nghề nuôi tôm sú với lợi nhuận cao đã phát triển

nhanh ở các vùng ven biển Tuy vây, cũng không it nông hộ phải rơi vào tình trạng

nghèo khó vì nuôi tôm thất bại Vùng ven biển Huyện Tuy An, Tỉnh Phú Yên cũng

thuộc tình trạng trên Tác giả phân tích tình hình nuôi tôm sú tại đây trong năm 2004

và thấy rằng chỉ có hình thức nuôi quảng canh cải tiến là có lời do đâu tư con giống it,

mật độ thưa còn caé hình thức nuôi khác đều bị lổ nhất là hình tức nuôi công nghiệp

vì nuôi với mật độ con giống quá dây (40 con/m2) và nguồn nứơc bị 6 nhiém, Dùng

ma trận SWOT tác giả đánh giá điểm mạnh, yếu của năm nguồn lực của nông hộ

cũng như của vùng và yếu tố ngoại tại ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm trên địa bàn từ

đó tác giã để xuất một số các giải pháp:

- Quy hoạch lại vùng nuôi tôm- quản lý môi trường nude: Mô hình: Tôm — Rong sụn,

Tôm-Cây đước- Tôm—Vem xanh,

- M6 hình thủy sản hữu cơ

- _ Xây dưng Câu Lạc Bộ những người nuôi tôm cùng địa bàn để hướng dẫn giúp

đổ nhau trong khi sản xuất nuôi tôm , bàn bạc thống nhất những quy định

chung về kênh lấy nuớc vào, kênh thoát nứớc ra cũng như thông tin thị trường

- Cải thiện hệ thống dịch vu phục vụ nghề nuôi tôm trên địa ban: Trại giống tại

dia bàn, kiểm định con giống , hổ trợ của khuyên ngư, hổ trợ tín dung.

Trong từng ý kiến để xuất, tác giả nêu ra các biện pháp thực hiện va có tính toán hiệu

quá cu thể

Ngày 29/6/05

Người Atle ~

Ts Trần Thị Út

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Đề tài: "Thực trạng và một số ý kiến nhằm phát triển bên vững nghề nuôi tôm sú

vùng ven biển huyện Tuy A, tinh Phú Yên'

Sinh viên thực hiện : Hồ Văn Nhân, lớp PTNT-KN 27

Nội dung chính của dé tài là nghiên cứu hiện trạng nghề nuôi tôm sti tại huyện Tuy

A Tác giả tính hiệu quả kinh tế của các hình thức nuôi khác nhau về mức độ thâmcanh tác giả cũng phân tích lợi ích và tính bền vững của mỗi hình thức căn cứ vào

điểu kiện kinh tế kỹ thuật tại địa phương Kết quả của nghiên cứu cho thấy chiều hướng trở nên kém hơn của hình thức nuôi mang tính thâm canh, với nguy cơ về 6

nhiễm về môi trường và giảm sút năng suất.

Nhận xét và đánh giá về hình thức luận văn

Hình thức luận văn trình bày đẹp, bảng biểu đúng quy định Luận văn còn một vài lỗi

ở phan tài liệu tham khảo như không ghi năm xuất ban, cách ghi tên tác giả Ngoài ra,

số lượng trang luận văn đã vượt nhiều so với giới hạn

Nhận xét và đánh giá về nội dung luận văn

Trong chương đặt vấn dé, tác giả xác định mục tiêu và phạm vi thực hiện nghiên cứu

rõ ràng, tạo định hướng tốt cho phần nội dung ở các chương tiếp theo Ở chương Cơ sở

luận, tác giả trình bay day đủ về các hình thức nuôi, phương pháp phần tích và đánh

giá Tuy nhiên luận văn cần bổ túc thêm tư liệu tham khảo về đặc điểm kinh tế và

phát triển nông nghiệp vùng ven biển miền Trung Việt Nam

Câu hồi phan biện

1 Theo kết quả nghiện cứu của để tài, chính quyển địa phương có nhiều định hướng trong việc chuyển đổi vùng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang

nuôi tôm có tính thâm canh Nhưng khi các hình thức thâm canh bắt đầu thất

bại, gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại kinh tế cho nhà đầu tư (như luận văn

đã phân tích) thì chính phủ không có kế hoạch khắc phục và thay đổi hướng

sản xuất Ý kiến của tác giả về vấn dé này như thế nào.

2 Tác giả cho rằng “muốn nghề nuôi tôm vùng ven Tuy An phát triển bền vững

thì cần co chính sách và hướng phát triến phù hợp” Hãy để nghị chính sách về quy hoạch đất, nguồn lao động, về vốn sản xuất và về phân phối thu nhập cho vùng nuôi tôm ven biển Tuy An nhằm phát triển nuôi tôm bên vững.

Ngày 26 tháng 7 năm 2005

Giáo viên phản biện

Lê Quang Thông

Trang 6

báu và môi trường học tập, nghiên cứu tốt từ những ngày bỡ ngỡ với

giảng đường Đại Học.

Cô Trần Thị Út đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho chúng em

suốt quá trình học tập, cũng như trong quá trình thực hiện để tài.

Đồng cảm ơn các cô chú trong phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Phòng Thống Kê huyện Tuy An, các anh chị trong

Sở Thủy Sản tỉnh Phú Yên đã cung cấp số liệu cần thiết để thực hiện

Trang 7

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM PHÁT TRIEN

BEN VUNG NGHE NUÔI TOM SU VUNG VEN BIEN

HUYEN TUY AN TINH PHU YEN

CURRENT SITUATION AND SOME IDEALS FOR

SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF TIGER SHRIMP RAISSING

AT THE INSHORE OF TUY AN DISTRICT,

PHU YEN PROVINCE

NOI DUNG TOM TAT

Mục đích nghiên cứu của dé tài là tìm hiểu thực trạng nghề nuôi tôm st

vùng ven biển huyện Tuy An tỉnh Phú Yên, từ đó nhận biết đúng những thuận lợi

và khó khăn của người nuôi tôm sú Vận dụng các chỉ tiêu kinh tế để phân tích

hiệu quả của nghề nuôi tôm su, mặt khác để tài còn tim hiểu ảnh hưởng của nghề

nuôi tôm đến kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái vùng nuôi Với công cụ SWOT”?

đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu nội tại cũng như cơ hội, thách thức từ môi

trường bên ngoài nghề nuôi tôm sú của vùng nghiên cứu Từ phương pháp phân

tích này, để tài đưa ra một số ý kiến nhằm phát triển bén vững nghề nuôi tôm sti

huyện Tuy An.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm trước đây con tôm được xem

là đối tượng xoá đói, giảm nghèo và là nghề làm giàu cho nhiều hộ vùng ven biển huyện Tuy An Tuy nhiên, do phát triển một cách tự phát, không tuân theo quy luật

tự nhiên dẫn đến nguồn nước ô nhiễm ngày một nặng, dịch bệnh tôm lang tràng

toàn vùng nuôi; gây ra tổn thất lớn cho người nuôi tôm Từ việc phân tích này cho

thấy hiệu quá của con tôm mang về rất lớn nhưng hậu quả nó để lại cho môi trường

sinh thái không nhỏ Muốn nghề nuôi tôm vùng ven biển huyện Tuy An phát triển

bén vững thì cần có chính sách, hướng phát triển phù hợp với tình hình hiện tại.

Trang 8

Cấu trúc đề tài

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

Các khái niệm cơ bản

Sơ nét về con tôm sú

Phương pháp nghiên cứu

TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU

Điều kiện tự nhiên

Cơ sở hạ tầngĐiều kiện kinh tế — xã hội

Những ngành kinh tế chính của huyện Tuy An

Thực trạng và mục tiêu phát triển nghề nuôi tôm sú tỉnh

Phú Yên

KẾT QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Mục tiêu, quan điểm phát triển — vai trò của Sở Thuỷ San —

Trung tâm khuyến ngư tỉnh Phú Yên

Mục tiêu phát triển ngành thủy sắn Phú Yên

Vill

Trang xi

xii XIV

23

25

27 27

Trang 9

Quan điểm phát triển

Vai trò của Sở Thuỷ Sản và TT Khuyến Ngư

Định hướng phát triển nuôi tôm sú trong những năm tới

Sơ lược về sự hình thành và phát triển của nghề nuôi tôm sú

tại huyện Tuy An tỉnh Phú Yên

Thực trạng nghề nuôi tôm sú tại huyện Tuy An tỉnh Phú

Yên

Mô tả phân bố vùng nuôi tôm huyện Tuy An

Tình hình nuôi tôm tại huyện Tuy AnĐặc điểm các hộ nuôi qua điều tra nông hộ

Kinh nghiệm nuôi

Trình độ học vấn

Giới tính

Hình thức nuôi Quy mô diện tích

Năng suất nuôi

Phân tích kết - qua hiệu quả của mồ hình nuôi tôm st

Mô hình nuôi quầng canh cải tiến

Mô hình nuôi bán thâm canh

Mô hình nuôi thâm canh — công nghiệp

28 29

30

30

31 38 38

39

40

Al 41 43 44 45

46

47 48 49 51 52

52 56 61 64 68

Trang 10

Đánh giá nội lực và ngoại lực trong nghề nuôi tôm

Đề xuất ý kiến nhằm phát triển bén vững nghề nuôi tôm

sú vùng ven biển huyện Tuy An tỉnh Phú Yên

Mô hình nuôi bén vững (tôm - rong sun)

Mô hình nuôi trồng thủy sản hữu cơ

Ý kiến để xuất cải thiện các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ

trợ nuôi tôm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận Kiến nghị

Tài liệu tham khảo

95 96

Trang 11

TLN/cP Tỷ suất lợi nhuận chia cho chi phí

TTN/cP Tỷ suất thu nhập chia cho chỉ phí

Trang 12

DANH MỤC CÁC BANG BIEU

Phân bố mẫu diéu tra tại huyện Tuy An năm 2004

Cách sử dụng đất tại huyện Tuy An, năm 2004Phân bố dân số huyện Tuy An năm 2004

Phân bố lao động trong các hoạt động kinh tế — xã hội

Phân bố hộ nuôi tôm theo hình thức nuôi năm 2004

Phân bố điện tích nuôi tôm sti năm 2000 — 2004

Phân bố diện tích nuôi tôm sú của các xã năm 2004 Năng suất tôm sú huyện Tuy An năm 2000 — 2004

Kinh nghiệm nuôi theo độ tuổi và theo số năm nuôiTrình độ học vấn của người nuôi tôm

Phân bố giới trong nghề nuôi tômPhân bố hộ nuôi tôm qua các hình thức

Cơ cấu diện tích nuôi tôm bình quân trên hộ năm 2004 Quy mô điện tích của các hình thức nuôi năm 2004

Quy mô điện tích các hộ điều tra năm 2004Hình thức cấp, thoát nước mặn cho ao nuôi

Đánh giá về hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi tôm Tình hình tiếp cận các nguồn vốn vay

Tình hình khuyến ngư chuyển giao khoa học kỹ thuật

Sự hỗ trợ của kỹ sư về kỹ thuật nuôi tôm sú

xi

Trang

12

17 20 2Ì 25

‘26 26

30 31 33 33 39

39

40 41 42 42

43 46

47 47

48

49

Trang 13

ao nuôi tôm sti của mô hình quang canh cải tiến

Phân tích chi phi của mô hình nuôi tôm QCCT trên 1 ha Phân tích các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả mô hình quảngcanh cải tiến trên 1 ha DT ao nuôi

Các khoản chi phí đầu tư cơ ban bình quân chi 1 ha DT ao nuôi tôm sú của mô hình nuôi bán thâm canh

Phân tích chi phi của mô hình nuôi bán thâm canh trên 1

ha DT ao nuôi.

Phân tích các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả mô hình bán

thâm canh trên ! ha DT ao nuôi

Các khoản chỉ phí đâu tư cơ bản bình quân cho 1 ha DT

ao nuôi tôm sú của mô hình thâm canhPhân tích chỉ phí của mô hình nuôi thâm canh

Phân tích các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả của mô hình

thâm canh trên 1 ha DT ao nuôi

So sánh kết quả, hiệu quả của 3 hình thức nuôi: quảng

canh cải tiến — bán thâm canh - thâm canhChi phí cho nuôi trồng rong sụn trên 1 ha DT ao nuôi

49

50

51 51 53

54 55

65

81

Trang 14

Sản lượng tôm và diện tích nuôi tôm sú 2000 — 2004

Năng suất tôm sú qua các năm 2000 — 2004

Biểu điễn các hình thức nuôi tôm trong huyện 2004Năng suất phân bố theo các hình thức nuôi

Lịch thời vụ mô hình nuôi quảng canh cải tiến Lịch thời vụ của 2 mô hình: bán thâm canh và thâm canh

45

46

69

Trang 15

Cấu trúc ao nuôi tôm quang đầm “Ô Loan” tại Tuy An

Kênh tiêu thụ tôm tại huyện Tuy An

Câu lạc bộ những người nuôi tôm

Kênh tiêu thu tôm khi dé xuất

Trang 16

Mô hình tôm — Đước

Mô hình tôm — Vem xanh

Xung quanh quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sắn đến

năm 2010 và giai đoạn tiếp theo

XV1

Trang 17

Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quá trình công nghiệp hoá, đã làm cho đất canh tác nông nghiệp ngày càng

bị thu hẹp Mặc khác, diễn biến phức tạp bất lợi của thiên nhiên, môi trường đối

với sản xuất nông nghiệp làm cho lương thực, thực phẩm luôn là mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới Bên cạnh đó, quá trình trao đổi buôn bán hàng hóa lương thực, thực phẩm trên toàn cầu ngày càng phát triển, trong đó thủy sản chiếm

một vị trí quan trọng, nó đã trở thành một ngành kinh tế mi nhọn trong sự phát

triển của nước nhà

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Trong những năm qua nghề nuôi tôm sú ở Việt Nam đã có những bước pháttriển vượt bậc Năm 2004 sản lượng tôm nuôi đạt gần 200.000 tấn, góp phần đưakim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt khoảng 2,35 tỷ đô-la Nuôi tôm nước lợ

được đánh giá là ngành mũi nhọn và có nhiều tiém năng trong chiến lược phát triển

nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong tương lai

Phú Yên là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, với bờ biển có chiều

đài gần 200km, có nhiều day núi nhô ra biển hình thành các vịnh, đầm, vũng là điểu kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, nuôi trồng, đánh bắt hải sản Nghề nuôi tôm sú trong những năm qua liên tục tăng và phát triển về sản lượng lẫn về quy mô

diện tích, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho nông dân tại địa phương đặc biệt

là vùng ven biển huyện Tuy An, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn tại vùng venbiển của huyện Tuy An tính Phú Yên

Tuy tôm sú có tiểm năng và có triển vọng phát triển, nhưng chưa có quy

hoạch tổng thể Hiện nay, vùng nuôi tôm trên địa bàn huyện Tuy An phát triển một

Trang 18

cách tự phát, cùng với hệ thống thủy lợi yếu kém làm cho môi trường sinh thái bị hủy hoại, nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên dân dẫn bị cạn kiệt.

Xuất phát từ thực tiến của địa phương, chúng tôi tìm hiểu thực trạng về tình

hình nghề nuôi tôm sú tại vùng ven biển huyện Tuy An, từ đó để xuất các ra mô hình nuôi theo hướng phát triển bén vững, cùng với các ý kiến nhằm cải thiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho người nuôi tôm như: hoạt động khuyến ngư, thị trường tiêu thụ, con giống vừa bén vững môi trường nuôi, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nông dân vùng ven biển, tránh tình trạng nuôi tự phát làm phát tán dịch bệnh, gây tổn hại đến môi trường và hệ thống thủy

sinh vật, đưa nghề nuôi tôm sú huyện nhà phát triển bền vững.

` Được sự đồng ý của Ban Chú Nhiệm khoa Kinh Tế và giáo viên hướng dẫn Trân Thị Út, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Thực Trạng Và Một Số Ý Kiến Nhằm Phát Triển Bên Vững Nghề Nuôi Tôm Sú Vùng Ven Biển Huyện Tuy

An Tỉnh Phú Yên ”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng về tình hình nuôi tôm sú tại vùng ven biển

huyện Tuy An, từ đó có cái nhìn đúng về hiện trạng nghề nuôi tôm, dé xuất các ý kiến nhằm phát triển bén vững nghề nuôi tôm st vùng ven biển huyện nhà với mục

đích như sau:

e Nghiên cứu thực trạng nghề nuôi tôm sú tại vùng ven biển huyện Tuy An

tỉnh Phú Yên.

© Phan tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm si mang lại qua 3

hình thức nuôi (quang canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh).

se Tiếp cận ma trận SWOT, từ đó để xuất ý kiến nhằm phát triển bén vữngnghề nuôi tôm tại huyện nhà trong thời gian tới

Trang 19

1.3 Pham vi nghiên cứu

1.3.1 Địa điểm nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu tình hình nuôi tôm sú tại vùng ven biển huyện Tuy

An Đề tài phân tích số liệu qua mẫu điều tra nông hộ với 110 hộ trên địa ban 3 xã

An Ninh Đông, An Cư, An Hòa ven biển trong huyện

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu tình hình nuôi tôm sú của vùng ven biển huyện Tuy An vào năm

2004 Thời gian thực hiện để tài: bắt đầu từ tháng 3/2005 đến tháng 6/2005

Giới thiệu dé tài, mục đích, phạm vi và nội dung nghiên cứu của dé tài

> Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu các khái niệm liên quan, phát triển bén vững, sơ nét đặc điểm sinh

học của tôm Si, tiếp cận ma trận SWOT va các phương pháp nghiên cứu của dé tài

> Chương 3: Tổng quan

Trình bày tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng như tình

hình chung của nghề nuôi tôm sú tỉnh Phú Yên.

> Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

- Tìm hiểu thực trạng và phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm sú

- Tiếp cận ma trận SWOT từ đó để xuất một số ý kiến nhằm phát triển bểnvững nghề nuôi tôm sú vùng ven biển huyện Tuy An tỉnh Phú Yên

> Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

- Tóm lược lại những kết quả đạt được, cũng như chưa đạt.

- Đề xuất những kiến nghị cho việc phát triển nghề nuôi tôm tại huyện nhà

Trang 20

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21 Cơsởlý luận

2.1.1 Các khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Tiém năng phát triển của một ngành kinh tế

Tiểm năng phát triển của một ngành là tổng hợp các nhân tố phát triển với điều kiện được sử dụng, với khả năng tối đa trong điều kiện hợp lý nhất Đó còn

gọi là những nhân tố được đặt dưới sự quản lý thống nhất, các chế độ chính sách

phù hợp với quan hệ kinh tế xã hội Khi muốn tiểm năng trở thành hiện thực thì

chúng ta phải có những chính sách, giải pháp hợp lý với tình hình tại địa phương.

2.1.1.2 Phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong

một thời kỳ nhất định, bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ

về mọi mặt của xã hội, sự tiến bộ thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn.

2.1.1.3 Phát triển xã hội

Phát triển xã hội là tạo ra phúc lợi cho cá nhân, cộng đồng trong chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, y tế, đời sống tinh thần, vật chất cho xã hội Ngoài ra, phat triển xã hội cũng là tăng phúc lợi cho các cá nhân nông thôn ngang bằng với phúc

lợi cá nhân thành thị nhưng không làm ảnh hưởng đến phúc lợi cộng đồng Đồng thời, tạo ra sự bình đẳng giữa các cá nhân, cộng đồng và sự bình đẳng giữa các thế

hệ hiện tại và tương lai.

Muốn phát triển xã hội nhất thiết phải giải quyết việc làm cho người dân ở nông thôn trên cơ sở ngày càng có nhiều ngành nghề mở ra ở nông thôn, các ngành nghề nông lâm ngư nghiệp làm thế mạnh cho phất triển Các ngành nghề và dịch

Trang 21

vụ cần đa dạng hợp lý trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp địa phương và cơ cấu

chung của cả nước.

Phát triển xã hội sao cho ổn định việc làm, thu nhập, giải quyết nhà ở và các

phúc lợi xã bội Đây là vấn để thiết thực liên quan đến đời sống vật chất và tỉnh thân của người dan và cộng đông Nếu sự phát triển chỉ chú ý đến khía cạnh kinh

tế, nhưng bỏ quên về mặt xã hội hay không đáp ứng các nhu cầu xã hội thì không

thể chất nhận và cũng không thể tổn tại được.

2.1.1.4 Phát triển bền vững

Theo định nghĩa của hội đồng thế giới về môi trường va phát triển (WCED)

thi: “Phát triển bén vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không

làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai” (theo Học

Viện Chính Trị Quốc Gia HCM - “Kinh Tế Phát Triển” - Nhà xuất bản Lý Luận

Chính Trị Hà Nội -2004)

Trên cơ sở tiếp cận khái niệm phát triển bền vững, từ góc độ của ngành nuôi tôm sú, có thể hiểu khái niệm phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú như sau:

- Phát triển nghề nuôi tôm sú đạt hiệu quả kinh tế bảo đẩm lợi ích ổn định,

lâu dài, giảm tối thiểu sự ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, chất lượng cuộc

sống người đân vùng ven biển.

- Duy trì chất lượng môi trường nguồn nước và một hệ sinh thái thủy vực được bảo toàn lâu dai, đẩm bảo sự phát triển cân bằng hệ sinh thái thủy vực.

- Bem lại cho một cộng đồng dân cư những nguồn lợi về thủy sắn, góp phan xoá đói giảm nghèo, cân bằng hữu dụng nguồn lợi thủy sản giữa các thế hệ.

> Các nguyên tắc phát triển bền vững vùng nuôi tôm ven biển

Sử dụng hợp lý và bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng đối với ngành phát triển kinh tế thủy sản, bảo vệ môi trường trong suốt quá trình nuôi tôm.

Trang 22

Có chính sách quan lý hợp lý nguồn lợi thủy sản tự nhiên, đưa đến hiệu quả phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và quốc gia dựa trên

cộng đồng

Triển khai các tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất nuôi, quan lý tốt môi

trường nuôi nhằm mang lại phúc lợi cho cộng đồng và xã hội.

> Ý nghĩa của sự phát triển bền viững

Muốn phát triển bển vững không chỉ chú ý về khía cạnh kinh tế, hay về khía cạnh xã hội mà cần phải kết hợp giữa 3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường, có sự kết hợp này mới đem lại sự bền vững, qua Sơ dé 1 sau thể hiện mối quan hệ giữa 3 yếu tố kinh tế, môi trường, xã hội trong phát triển bền vững.

PHÁT TRIEN

BEN VUNG

`

XÃ HỘI MÔI TRƯỜNG

Sơ đồ 1: Các Thành Phần Do Lường Sự Phát Triển

2.1.1.5 Ổn định môi trường

Bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường sống Sự phát triển không

chỉ dừng lại ở lợi ích kinh tế và xã hội mà cần phai quan tâm đến môi trường, môi trường tác động mẫn cảm đến sự tổn tại của muôn loài Sự phat triển phải duy trì

Trang 23

da dang sinh học và luôn có định hướng cải tạo môi trường, giảm thiểu tốn hai, hạn

chế 6 nhiễm về không khí, đất, nước và tiếng ổn tạo thuận lợi cho sản xuất và đời

sống vì nhu cầu phát triển của loài người.

Quá trình khai thác tài nguyên và quá trình sản xuất nói chung luôn tác động

đến môi trường tự nhiên, môi trường sống vì thế vấn dé đặt ra cho sự phát triển là

nhằm hướng đến sự cân đối về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh tâm quan trọng của phát triển bén vững: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế

đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường ”

2.1.1.6 Phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn là một tiến trình con người gia tăng hiệu quả sản xuất để

có nhiều sắn phẩm và dịch vụ như mong muốn, từ đó gia tăng mức sống cá nhân,

đời sống văn hoá tinh thân đồng thời nâng cao các dich vụ an sinh và phúc lợi cộng

đồng

2.1.2 Sơ nét về con tôm sú

2.1.2.1 Đặc điểm sinh học.

Tôm sú (P.Monodon): là loại tôm được phổ biến ở các nước Đông Nam Á,

có tập tính sống gần bờ biển và vùng ngập mặn ven bờ Khi tôm trưởng thành đi

chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn Tại Việt Nam tôm sú phân

bế chủ yếu tại Miền Trung từ Phan Thiết trở ra Do đó, các trại sản suất tôm sú giống tập trung chủ yếu ở Nha Trang, Phú Yên, Phan Rang Hà Tiên

Tôm sú thuộc loại hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực Khi

tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.

Tuổi thành thục sinh duc của tôm từ 8 tháng tuổi trở đi Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn tôm đực vì chỉ cần quan sát có túi tỉnh ở cơ quan sinh dục phụ của

tôm cái là biết Tôm cái thường đẻ trứng vào ban đêm, trứng sau khi để được 14 —

Trang 24

15 giờ, ở nhiệt độ 27 — 28°C sẽ nở thành ấu trùng (Nauplii) Au trùng phát triển

qua cấc giai đoạn sau:

Nauplii 6 giai đoạn: 36 — 51 giờ.

Proto - Zoea 3 giai đoạn: 105 — 120 giờ.

Mysis 3 giai đoạn: 72 gid.

Sau đó chuyển thành Post — Larvae, Juvenile, giai đoạn gần trưởng thành và

trưởng thành, theo Sơ đồ 2 sau.

Tôm giống để nuôi «|| Post - Larvae || —— | Mysis

Tién trưởng thành I

N : Proto - ZoeaTrưởng thành r

Tôm bố mẹ ——> Trứng —* Nauplius

Sơ đồ 2: Vòng Đời Tôm Sú

Vòng đời của tôm sti trong thiên nhiên gồm nhiều giai đoạn: tôm trưởng thành sống ngoài khơi ở độ sâu 50 — 70m, chúng bắt cặp và đẻ trứng nở ra ấu trùng

và phát triển qua các giai đoạn Nauplius, Zoea, Mysis, và sau đó đến giai đoạn

Post — Larvae Các giai đoạn Nauplius, Zoea, Mysis hầu hết ở biển và đến giai

đoạn Post — Larvae thì vào các vùng cửa sông nước ld Tôm sống ở đây đến khi

trưởng thành rồi di lưu ra biển để sinh sống và bắt cập dé tiếp tục sinh san ở ở chu

kỳ sau.

Tôm sé thích nghi độ mặn rộng, sống ở độ mặn (0 — 37%) và phát triển tốt

ở độ mặn (5 — 25%), độ mặn cao hạn chế sinh trưởng của tôm

Trang 25

Tôm chịu được nhiệt độ cao đến 37,5°C và nhiệt độ thấp dưới 12°C tôm sẽ chết, khoảng thích nghỉ nhất là 28°C - 30°C.

Tôm sú có đặc tính vùi mình khá sâu, do đó việc lựa chọn nơi xây ao nuôi cần phải lưu ý đến đặc điểm này Một số trại nuôi tôm thâm canh tại Thái Lan đã

đổ cát vào nền đáy để cải thiện môi trường sống cho tôm sú.

Tôm sú là loại ăn tap, wa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ,

giun nhiều tơ, loại hai mảnh vỏ, côn tring

Trong quá trình tăng trưởng khi trọng lượng và kích thước tăng lên đến mức

độ nhất định, tôm phải lột xác lớp vỏ cũ để lớn lên Sự lột xác có thể thực hiện ban

ngày lẫn ban đêm Sự lột xác đi đôi với tăng trọng, cũng có trường hợp không tăng

thể trọng

2.1.2.2 Các vùng phân bố nuôi tôm sú

> Thế giới

Theo kỹ su Phạm Văn Tình - Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú — Nhà xuất bản Nông

Nghiệp thì phạm vi phân bố tôm sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật

Ban, Đài Loan, phía Đông Tihiti, phía Nam Châu Úc và phía Tây Châu Phi (Racek

~ 1955, Hoithuis va Rosa — 1965, Motoh — 1981, 1985).

Nhìn chung tôm si phân bố từ kinh độ 30°E đến 155°E, từ vĩ độ 35°N tới

35°S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Inđônêsia, Malainysia,

Philipines và Việt Nam.

> Việt Nam

Khu vực Phía Nam Việt Nam (từ Bình Thuận đến Cà Mau): đây là vùng có

điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghé nuôi tôm st Vùng đông bằng sông Cửu Long có diện tích bãi triéu rộng lớn rất thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển Cà Mau và Bạc Liêu là hai địa phương có diện tích nuôi tôm sú lớn nhất cả nước Nghề nuôi tôm sú khu vực này mang lại lợi nhuận rất

Trang 26

cao cho người dân ở nông thôn, nhưng nó cũng là nghề mang lại nhiều rửi ro vàlàm suy giảm môi trường sinh thái.

Khu vực miễn Trung (từ Ninh Thuận đến Hà Tĩnh): là khu vực thường hay bịthiên tai nặng do khí hậu thời tiết mang lại so với cả nuớc, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư nuôi tôm sú Nơi phát triển mạnh và đạt hiệu quả cao là

tỉnh Khánh Hòa với các cơ quan nghiên cứu khoa học như: Trường ĐH Thủy Sản

Nha Trang, Viện Hải Dương Học, Trung tâm nghiên cứu thủy sản HI

Khu vực miền Bắc Việt Nam: (kéo đài từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá) khíhậu có 2 mùa (khô hanh — mưa bão) Ở đây, nuôi tôm thường chỉ nuôi 1 vụ/năm.

Do chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa tương đối lớn nên năng suất tôm thường thấp.Hải Phòng là tỉnh đi đầu trong phong trào nuôi tôm tại khu vực này, bắt đầu nuôi

vào năm 1989 nhưng hiệu quả không cao, tuy vậy kể từ năm 1995 — 2004 mô hình

nuôi tôm sti ngày càng nhân rộng và trở thành nghề nuôi chính tại tỉnh

2.1.2.3 Các hình thức nuôi

Nuôi quảng canh: Hình thức nay mat độ nuôi từ 1 — 2 con/m” tận dung

nguồn giống từ tự nhiên Trong quá trình nuôi người nuôi tôm không cho ăn thức ăn

công nghiệp, thức ăn tự chế mà là sử dụng thức ăn tự nhiên có trong ao nuôi

Nuôi quảng canh cải tiến: Hình thức nuôi này vẫn tận dụng nguồn tôm giống

thức ăn tự nhiên và có thả thêm giống, với mật độ thả nuôi 3 — 5con/m” Trong thời

gian nuôi người nuôi tôm có cho ăn thêm thức ăn chủ yếu là thức ăn tự chế, một

phần nhỏ là thức ăn công nghiệp

Nuôi bán thâm canh: Hình thức nuôi này, người nuôi tôm dùng con giống từcác trại gống, có mật độ thả từ 10 — 15 con/m?, trong quá trình nuôi này người nuôi cho ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp, nhưng với số lượng chưa cao và một phần

thức ăn tự chế Mô hình nuôi bán thâm canh tuy có những biện pháp phòng chống

bệnh nhưng chưa thật sự chủ động và hiệu quả

10

Trang 27

Nuôi thâm canh (công nghiệp): Hình thức nuôi này người nuôi hoàn toàn chủ động về con giống, chế độ nước, thức ăn và việc phòng trừ bệnh cho tôm khi

cần thiết Người nuôi tôm cần có nhiều kảnh nghiệm san xuất và kỹ thuật trong quá

trình nuôi, cơ sở nuôi tôm phải có điện nước đầy đủ, đất đai tốt và máy sục khí

Với hình thức nuôi thâm canh thì thả tôm giống có mật độ từ 20 - 40 con/m? Tôm

được cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm cao và cho ăn

nhiều lần trong ngày

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Dé tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu thống kê, mô ta qua đó

chu trình nuôi tôm và các vấn để liên quan được mô tả và diễn giải cụ thể Số liệu

nghiên cứu sử dụng từ hai nguồn thứ cấp và sơ cấp.

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu từ Sở Thủy Sản tỉnh Phú Yên, Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Tuy An, Phòng Thống Kê huyện Tuy An Ngoài ra, còn

thu thập trong báo Kinh Tế Thủy Sản, các loại sách có liên quan, các luận văn

nghiên cứu của sinh viên ở các khoá trước thuộc khoa Kinh Tế, cùng với hệ thống

các thông tin thu thập từ Internet

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Bằng phương pháp phân tang những hộ nuôi tôm qua các hình thức nuồi,

sau đó diéu tra ngẫu nhiên 110 hộ nuôi tôm bằng bang hỏi chuẩn bị trước tại 3 xã:

An Ninh Đông, An Cư, An Hoà của huyện Tuy An Mẫu nghiên cứu phân bố qua 3

xã, đại diện cho 3 khu vực nuôi tôm trong đầm “Ô Loan” của huyện Tuy An.

- Vùng ven cửa sông đổ ra đầm bao gồm xã: An Cư và An Dân, trong hai xã này chúng tôi chọn xã An Cư làm xã điều tra nghiêu cứu, vì đây là xã có đủ cáchình thức nuôi và số hộ nuôi tôm cao

Trang 28

- Vùng nuôi giữa đầm bao gồm xã: An Hoà và An Hiệp trong đó xã An Hoà là

xã được chọn nghiên cứu cho đề tài.

- Vùng ven cửa đầm chẩy ra biển đây là vùng có nguồn nước nuôi với độ mặn cao và ít ổn định, do đó thường hay bị dịch bệnh bao gồm các xã An Ninh Đông,

An Ninh Tây, An Hải, nơi được chọn nghiên cứu là xã An Ninh Đông Toàn bộ

mẫu nghiên cứu được phân bố qua Bang | sau:

Bang 1: Phân Bố Mau Điều Tra tại Huyện Tuy An, Năm 2004

Địa Bàn Nghiên Cứu Số hộ Tỷ lệ (%)

Xã An Cư 37 33,64

Xã An Hòa 34 30,91

Xã An Ninh Đông 39 : 35,45 Tổng số 110 100,00

Nguồn tin: Phòng Thống Kê huyện

Ngoài ra, để tài còn dùng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sựtham gia của người dân (PRA) để thu thập dữ liệu, ý kiến từ người nuôi tôm: vận dụng công cụ ma trận SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu nội tại cũng như cơ hội, thách thức từ bên ngoài Từ đó, đưa ra các ý kiến để xuất nhằm khắc

phục điểm yếu và giảm bớt nguy cơ xấu trong nghề nuôi tôm, đưa nghề nuôi tôm

sú huyện Tuy An phát triển bền vững.

2.2.1.3 Ma tran SWOT

> Định nghĩa Ma trận SWOT

SWOT là chữ viết tắt của các từ Strengths, Weaknesses, Opportunities,

Threats Strengths (điểm mạnh của nội lực) là những ưu điểm, ưu thế, sở trường của ngành; Weaknesses (điểm yếu cia nội lực) là những khuyết điểm, nhược điểm

của ngành; Opportunities (cơ hội của ngoại lực) là những cơ may, thời cơ, dịp may

của ngành; Threats (thách thức từ bên ngoài) là những rủi ro, can trở, thách thức của ngành từ bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

12

Trang 29

Ma trận SWOT là ma trận chiến lược hai chiều trong đó một chiều thể hiện

nguồn lực nội tại qua điểm mạnh, điểm yếu của vùng nghiên cứu hay của nông hộ,

nó cho phép ta xác định vị thế của vùng nghiên cứu trong quá trình hoạch định các

chiến lược, có thể hoạch định từ việc vận dụng các cơ hội từ ngoại lực nhằm khắc

phục các điểm yếu bay phát huy thế mạnh của nội lực, một chiều còn lại thể hiện

các yếu tố ngoại lực (cẩn ngại và cơ hội) ảnh hưởng đến các quá trình sản xuất của

con người, vùng nghiên cứu Tuy nhiên, SWOT chỉ đưa ra những phát hoạ có tính

gợi ý cho chiến lược của vùng, ban thân nó chưa phải là một kỹ thuật quyết định sự

lựa chọn chiến lược của vùng nghiên cứu

> Mục tiêu của Ma trận SWOT

Ma trận SWOT dùng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu bên trong và những

cẩn ngại, cơ hội bên ngoài, từ đó hình thành các chiến lược kha thi có thể lựa chọn.

Ma trận là sự kết hợp của từng cặp các yếu tố nhằm tạo nên cộng hưởng giữa 4 yếu

tố để hình thành nên các chiến lược giúp vùng nghiên cứu sử dụng những mặtmạnh để khai thác tốt các cơ hội và hạn chế những yếu kém của vùng nghiên cứu.Các chiến lược được thể hiện qua Hình 1 sau:

Hình 1: Mô Hình Ma Trận SWOT

Cơ hội (Opportunities) | Thách thức (Threats)

Ngoại lực | 0, Tì

Nội lực h

Điểm mạnh (Strengths) | Phối hợpS-O Phối hợp S - T

S S/O: Các chiến lược kết | S/C: Các chiến lược kết

S, hợp điểm mạnh để tận | hợp điểm mạnh để đối phóS; dụng cơ hội khắc phục | nhiing can ngại từ bên

điểm yếu ngoài

Điểm yếu (Weakness) Phối hợp W - O Phối hợp W - T

WwW, W/O: Các chiến lược kết | W/C: Các chiến lược kếtW; hợp khắc phục điểm yếu | hợp khắc phục điểm yếu W; để tận dung cơ bội để giảm cản ngại

Trang 30

2.2.2 Phương pháp xử lý

Xứ lý bang tính bằng phần mềm Microsoft Excel.

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài dùng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá một số chỉ tiêu trung

bình, ngoài ra để tài còn phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm sú bằng các

chỉ tiêu kết quả hiệu quả kinh tế.

2.2.4 Các chỉ tiêu đo lường kết quả - hiệu quả

> Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất

Kết quả sản xuất là một khái niệm dùng để chỉ kết quả thu hoạch được sau những đầu tư về vật chất, kỹ thuật, lao động cũng như tỉnh thần vào quá trình sản

xuất kinh doanh

Kết quả sản xuất cho thấy về tình hình chỉ phí, giá trị sản lượng cũng như

"thấy được lợi nhuận, thu nhập sau một kỳ sắn xuất kinh doanh.

* Doanh thu: tổng giá trị sản lượng làm ra được trong một kỳ sản xuất kinh

doanh.

Doanh thu = Sản lượng * Giá trị trên một đơn vị sản phẩm.

+ Năng suất: sản lượng sản phẩm bình quân trên một đơn vị diện tích.

+ Chi phí sản xuất: toàn bộ các chỉ phí bỏ ra trong một kỳ sản xuất.

Tổng chi phí = Chi phí khấu hao + Chi phí vật chất + Chi phí lao động +

Chi phí vốn vay + Chi phí khác

* Lợi nhuận: là phần thu được sau khi trừ chi phí sắn xuất.

Lợi nhuận = Doanh thu — Tổng chi phí sản xuất.

* Thu nhập: là phần lợi nhuận thu được không tính chi phí cho lao động nhà

và các yếu tố do nông hộ tự cấp

Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí lao động nhà

14

Trang 31

> Các chỉ tiêu hiệu qua:

Hiệu qua kinh tế là một phạm trù kinh tế quan trong gần với sức sản xuất

của xã hội Nó được giải thích thông qua mối quan hệ nhân quả, nghĩa là so sánhkết đạt được với chi phí tạo ra kết quả ấy

Tỷ suất lợi nhuận/chỉ phí sản xuất: cứ 1 đồng chi phí san xuất bỏ ra sẽ tạo ra

bao nhiêu đồng lợi nhuận

Tice = LN/CP

Tỷ suất thu nhập/chi phi: cứ 1 đồng chi phí bổ ra tương ứng bao nhiêu đồng

thu nhập.

Trụcp =TN/CP

Trang 32

Chương 3

TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lí.

Tuy An là một trong 8 huyện, thành phố của tỉnh Phú Yên, nằm ở phía Bắc,

cách TP Tuy Hoà 30 km theo hướng Nam Tổng diện tích tự nhiên của huyện là

435,44 km”, chủ yếu là đất dùng để sản suất nông nghiệp Giới hạn địa lí của

huyện Tuy An như sau:

* Phía Bắc giáp với huyện Sông Cầu.

* Phía Nam giáp với thành phố Tuy Hoà

* Phía Tây Bắc giáp với huyện Đồng Xuân

* Phía Tây Nam giáp với huyện Sơn Hoà

* Phía Đông giáp biển đông.

Theo nguồn tin từ Phòng Thống Kê huyện Tuy An thì dân số toàn huyện

năm 2004 là 133.527 người, mật độ trung bình 307 người/km” Đơn vị hành chính

huyện có 16 xã và 1 thị trấn thị trấn Chí Thạnh là trung tâm chính trị kinh tế

-văn hoá - xã hội của huyện, 16 xã với 88 thôn

3.1.2 Địa hình - Thổ nhưỡng

3.1.2.1 Địa hình

Huyện Tuy An nằm về phía Đông dãy Trường Sơn, địa hình phức tạp và đa

dạng, có nhánh tách ra chạy theo hướng Đông sát biển, tạo thành những đèo tương đối cao và hiểm trổ như: đèo Quán Cau, đèo Tam Giang và đèo Thi, đồng thời chia cắt Tuy An thành những đồng bằng nhỏ hẹp Điểm cao nhất là núi Hòn Chướng,

núi Ông La có độ cao 500 m Địa hình Tuy An chia thành hai khu vực:

Vùng núi: bao gồm các xã: An Thọ, An Lĩnh, An Xuân, vùng này núi non

trùng điệp, song không cao lắm, có địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch nhiều.

Trang 33

Vùng đồng bằng và ven biển: là vùng của các xã và thị trấn còn lại, có xuhướng nghiêng từ Tây sang Đông Ở đây có những cánh đồng chuyên canh lúa tập

trung ở các xã như: An Thạch, An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Mỹ, An Cư, An

Dân và có thế mạnh phát triển hải sản, nuôi trồng thủy sén như các xã An NinhTây, An Ninh Đông, An Hiệp, An Hoà, An Hải, An Chấn, An Cư

3.1.2.2 Dat đai — Thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng Tuy An rất đa dạng, với nguồn khoáng sản déi dào, trữ lượng

lớn như đá Granit mau, Diatomite, Bauxit, Pluoxit, nước khoáng than bùn, vàng sa

khoáng.

Diện tích đất tự nhiên huyện Tuy An là 43.544 ha trong đó đất nông nghiệpchiếm 44,63% tên tổng diện tích, để thấy rõ hơn tình hình sử dụng đất tại huyện

Tuy An, qua Bảng 2 sau.

Bang 2: Cách Sử Dung Đất tại Huyện Tuy An vào Năm 2004

Cách sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Đất Nông Nghiệp 19.435 44,63 Đất Lâm Nghiệp 5.442 12,50

Đất chuyên dùng 15.521 35,64

Đất dân cư ở 778 1,79 Đất khác 2.368 5,44

Tổng diệntích - 43.544 100,00

Nguễn tin: Phòng NN & PTNT huyện

3.1.3 Khí hậu

Tuy An thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, do ảnh hưởng của khí

hậu đại đương, nên khí hậu có ôn hoà hơn các nơi khác Nhiệt độ trung bình là

26,5°C, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất chênh lệch trung bình 7 — 9°C, nhiệt độ

trung bình cao nhất 31,5°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 22,5°C

Nhìn tổng quát, Tuy An có 2 mùa rõ rệt - mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 12

chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc Vũ lượng mưa trung bình trên 290 mm.

Tháng 9,10,11 mưa nhiều nhất chiếm 66% vũ lượng mưa cả năm Từ tháng 10 đến

Trang 34

tháng 12 thường có bão, lụt; Mùa khô: từ tháng 1 đến tháng 8 chịu ảnh hưởng của

gió Tây và Tây Nam, vũ lượng mưa trung bình 57mm Tháng 6 được coi là tháng

khô nhất trong năm Tháng 7, 8 có gió lào nên nóng và khô Vũ lượng trung bình

hàng năm khoảng 1.790 mm, năm cao nhất 2.497 mm, năm thấp nhất 1.268 mm, tổng số ngày mưa trung bình năm là 130 ngày; độ ẩm trung bình 81%, độ ẩm thấp

nhất 72% Số giờ nắng trung bình một ngày là 6 - 8 giờ

3.1.4 Nguồn nước — Thủy van

Hệ thống sông ngoài huyện Tuy An có nhiều lạch, con sông chính của

huyện là sông Kỳ Lộ dai 75 km (còn gọi là sông Cây Dừa hay sông Cái, chiều đài sông ngang qua Tuy An là 20km), bắt nguồn từ đỉnh Kong-Kboong cao 1.209m 6 phía Tây tỉnh Bình Định chảy qua huyện Đồng Xuân, vào Tuy An qua cầu Ngân

Sơn, rổi đổ ra biển sau khi qua đầm “Ô Loan”, lưu vực sông trên 1.900 km’, lưu

lượng nước trung bình 30-40 m/s.

Toàn bộ chất thải từ các cánh đồng trong toàn huyện đều thải qua con sông

Kỳ Lộ, trước khi đổ ra biển thì chay qua đầm “Ô Loan” Cùng với sự phát triển

nghề nuôi tôm sú của huyện nhà làm cho nguồn nước trong đầm “Ô Loan” ngày

một ô nhiễm nặng

3.1.5 Biển và bờ biển

Do ảnh hưởng của núi và tác đụng bào mòn của sông, nên bờ biển rất quanh

co, khúc khuỷu, tính theo mép nước và đất liền thì bd biển huyện dai 45,7 km

(chưa kể chu vi các đảo như: Lao Mai Nha, Hòn Chùa, Hòn Dứa, ), bờ biển đẹp có nhiều đanh lam thắng cảnh, là nơi nghỉ mát, du lịch rất tốt như: đầm “Ô Loan”, bãi

biển Long Thuỷ

> Doc theo bờ biển có hai loại biển như sau:

Bãi cửa sông: nằm đọc theo cửa biển là đầm “Ô Loan”, đây là đầm có chu

vi khá rộng (1.750ha), cố nồng độ mặn trung bình, là vùng có thế mạnh phát triển

nuôi trồng thủy sản nước lợ nhất là tôm sú, sò huyết

18

Trang 35

Bãi biển, bờ đá: là bãi biển ngang, cạn và vũng bờ đá, nồng độ muối cao,

vùng này chịu ảnh hưởng của thủy triểu, khi triểu rút phần trên là những bãi bùn,

cát rộng thích hợp cho việc nuôi các loại nghêu, sò, tôm đẻ Biển Tuy An thuộc hệ

thống ven bờ, có độ sâu gấp, thêm lục địa hẹp, đáy biển ghồ ghé, độ dốc đổ dồn từ

bờ ra khơi và từ hai phía Bắc - Nam, chịu ảnh hưởng của hai dong hải lưu chính: một dòng hải lưu chính do sự xáo trộn giữa hai dòng nước nóng và lạnh từ ngoài khơi phía Bắc biển đông chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam; một dòng hải lưu chính từ phía Nam biển đông sau khi chạm bờ biển Nam Bộ chia thành 2 nhánh: một nhánh men theo bờ biển Trung Bộ đi lên phía Bắc, một nhánh về phía Đông.3.1.6 Thủy triều

Vùng ven biển huyện Tuy An chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, thủy

triéu lên xuống điều hoà mỗi ngày 2 lần Biên độ thúy triểu trung bình 1,5m, cao nhất 2,2m, thấp nhất 0,5m Néng độ nước biển khá cao và tương đối ổn định từ

33,6 — 34%, vùng ven bờ biển khoảng 34%p.

3.2 Cơ sở hạ tầng

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2004 thực hiện được 84,1 tỷ đồng

tăng 76,6% so với năm trước (năm 2003) Vốn đầu tư được tập trung cho các công

trình: hồ chứa nước Đồng Tròn, dự án năng lượng điện nông thôn, mở rộng lưới

điện các xã, dự án đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng

trường hoc, trạm y tế các xã đang thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để đâu tư xây dựng cơ sở hạ tâng, nhất là giao thông vùng nông

thôn.

Hệ thống điện —- đường - trường - trạm ngày càng được nâng cao và cũng cố

phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của huyện nhà.

Trang 36

3.3 Điều kiện kinh tế xã hội

3.3.1 Dân số - Việc làm

Theo nguồn tin từ Phòng Thống Kê huyện Tuy An thì dân số toàn huyện

Tuy An năm 2004 có 133.527 người, với mật độ trung bình 307 người/km” Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,54%, mật độ dân số không đồng đều, chủ yếu tập trung 3 các xã ven biển và thị trấn Chí Thạnh Qua Bảng 3 thể hiện sự phân bố dân số của

17 xã, thị trấn sau:

Bảng 3: Phân Bố Dân Số Huyện Tuy An, Năm 2004

Địa bàn Diện tích (km?) Dânsố (người) Mật độ (người/km?)

Trang 37

Năm 2004 trên huyện Tuy An, số người trong độ tuổi lao động là 77.350 người, chiếm 51,93% tỷ trọng dân số toàn huyện, trong đó số người chưa có việc làm 3.640 người, chiếm tỷ

lệ 2,73% Với đặc thù kinh tế huyện là nền nông nghiệp truyền thống, nên sự phân bố lao động

giữa các ngành nghề cũng không đồng đều, phần lớn tập trung vào các ngành nông lâm thủy

sản Được phân bố qua Bảng 4 sau:

Bang 4: Phân Bố Lao Động trong các Hoạt Động Kinh Tế— Xã Hội Nam 2004

Ngành Số người Tỷ trọng (%) Nông Lâm Thủy Sản 64.350 83,19

Công nghiệp xây dựng 3.784 4,89

Thuong nghiép dich vu 1.980 2556

Vận tải kho bai và thông tin liên lac 987 1,28

Nguồn tin: Phòng thống Kê huyện

3.3.2 Văn hoá - Giáo dục

Theo số liệu thống kê từ Phòng Giáo Dục huyện Tuy An thì kết quả năm học 2003 — 2004 như sau: về tốt nghiệp tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 89,7%, phổ thông trung học Lê Thành Phương, đạt 86,2%, Trần Phú, đạt 85,8% Bên cạnh đó, qua sơ kết 3 năm thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học cơ

sở, đã có 5 đơn vị (5 xã) đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Để động viên tinh thần học tập của các em học sinh, địa phương cũng đãtrích 9 triệu đồng để khen thưởng cho 232 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh nghèo, tàn tật vượt khó học giỏi Đặc biệt, địa phương đã đầu tư xây dựng mới 43 phòng học với tổng kinh phí trên 6,4 tỷ đồng Trong đó, có 28 phòng học

Trang 38

kiên cố và đầu tư hơn 600 triệu đồng mua sắm trang thiết bị để phục vụ việc dạy

và học cho các trường Đã đóng góp trên 50 triệu đồng xây dựng quỹ giáo dục cấp huyện Trong năm học, huyện Tuy An đã triển khai thực hiện đổi mới chương trình

giáo dục phổ thông đối với cấp 1 và cấp 2, chuẩn bị tốt cho khai giảng năm học

2004 -2005 Nhằm giải quyết khó khăn bước đầu cho con em gia đình diện chính

sách, Sở Giáo Dục - Đào Tạo tỉnh Phú Yên đã cấp 956 bộ sách giáo khoa nhằm

tập trung thực hiện tốt “ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, trong năm học 2004 —

2005 đã tiếp nhận trên 30 ngàn học sinh các bậc học

3.3.3 Y tế

Theo thông tin từ Trung tâm y tế huyện Tuy An, trong năm qua công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được chú trọng hơn (tiêm chủng định kỳ cho 2.292 trẻ em, tiêm phòng uốn ván cho 2.374 phụ nữ có thai) Công tác quản lý, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được tiếp tục duy trì thường xuyên

và thực hiện tốt, đã tiến hành kiểm tra 179 cơ sổ sản xuất, buôn bán, kinh doanh

thực phẩm

Tổ chức khám và chữa bệnh cho người dân hưởng ứng “ngày vi người

nghèo”, Hội Đông Y đã khám và châm cứu miễn phí cho hàng trăm lượt người.

Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cũng được quan

tâm đúng mức.

3.3.4 Văn hoá

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT phục vụ nhân dân trong các trong

các ngày lễ, Tết được tổ chức thường xuyên, nhất là tổ chức thành công Đại hội

TDTT huyện Tuy An lần thứ IIT, hội khỏe phù đổng năm học 2003 - 2004, tham gia

đại hội TDTT cấp tỉnh, liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Phú Yên lan thứ V

Công tác kiểm tra các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa cũng được tăng

cường nhằm phục vụ tốt đời sống nhân dân Việc xây dựng quy ước nông thôn đến

nay đã có 88/88 thôn xây dựng xong, đã được UBND huyện phê duyệt đưa ra dân

22

Trang 39

học tập và thực hiện Đã công nhận thêm được 1 thôn văn hóa (thôn Phú Thạnh, xã

An Ninh Đông).

3.4 Những ngành kinh tế chính của huyện

3.4.1 Nông nghiệp

Năm 2004 toàn huyện thực hiện việc gieo trồng cây hàng năm được 12.723

ha vượt 4,9% so với kế hoạch năm trước (12.128 ha) Trong đó cây lương thực là 1.752 ha đạt 110,1% so kế hoạch năm (7.040ha); cây chất bột lấy củ là 267ha, đạt

92,1% so kế hoạch năm (290 ha); cây thực phẩm là 1.290 ha, đạt 98,3% so kế

hoạch năm (1.312 ha); cây công ngiệp hàng năm là 3.404 ha, đạt 98,6% so kế

hoạch năm (3.461 ha).

Ngoài ra, diện tích gieo trồng một số cây trong năm đạt kết quả như sau: lúa

đông xuân có diện tích là 2.863 ha, đạt 104% kế hoạch năm (2.750 ha), tăng 0,1%

so cùng kỳ; lúa hè thu với diện tích là 2.078 ha, đạt 96,5% kế hoạch năm (2.154 ha); lúa vụ mùa có diện tích là 2.123 ha, đạt 1.48,8% kế hoạch năm (1436 ha); cây

ngô với diện tích gieo trồng là 688 ha, đạt 98,3% kế hoạch năm (700 ha).

Chăn nuôi: đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, huyện đã triển khai tốt

công tác tiêm phòng định kỳ hàng năm, tỷ lệ qua 2 đợt tiêm phòng đạt 48% đối với đàn trâu bò và 44% đối với đàn heo, trong năm không có có dịch lớn xảy ra.

Chương trình lai tạo nâng cấp đàn bò, trong năm 2004 có 1.703 con bò cái được thụ

tinh nhân tạo và phối trực tiếp Số bò lai ra đời là 1.404 con, đạt 123,6% kế hoạch

và đã có 20 con bò cái lai được phối tinh bò sữa.

Công tác khuyến nông — khuyến lâm: đã mở được 16 lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, chuyển giao giúp nông dân một số loại giống cây, con có năng suất cao gồm: 4 tấn lúa giống, 1,5 tấn ngô lai, 100 tấn

mía (ROCI0F156), 6.000 cây đào ghép, 3 con bò sữa, 1 tấn cỏ vơi và trồng được

0,4 ha tại xã An Mỹ Đến nay toàn huyện đã có 50% diện tích lúa được ứng dụng

kỹ thuật gieo sạ thưa hợp lý cho năng suất cao và đã được nông dân hưởng ứng.

Trang 40

kế hoạch.

Sản xuất, gia công các loại mặt hàng thủ công, cửa sắt, nông cụ cầm tay

cũng đều tăng so kế hoạch năm, đã mang lại một phần thu nhập cho người dân

trong huyện Tuy An '

3.4.3 Thủy san

Theo nguồn tin từ Phòng NN và PTNT huyện Tuy An thì năm 2004 sản

lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là 7.200 tấn đạt 103,5% so với kế hoạch

năm (6.954 tấn hải sản các loại)

Cả 2 vụ tôm trong năm, người nuôi đã thả được 645ha Do ảnh hưởng thờitiết, dich tôm xây ra làm mất trắng trên 480 ha Diện tích còn lại số tôm nuôi chậm lớn phải thu hoạch sớm, sản lượng nuôi tôm si năm 2004 đạt 395 tấn, năng suất

bình quân cả năm đạt 6,0 tấn/ha

Cảng cá Tiên Châu tại xã An Ninh Tây huyện Tuy An đã được khởi công

xây dựng từ năm 2003 và đến nay vẫn đang trong giai đoạn thi công Dự án nuôitôm cao triểu đồng Láng An Hiệp bước đầu thi công một số hạng mục, đến nay đã

được đóng cọc mốc địa giới vùng nuôi tôm làm căn cứ quy hoạch phát triển nuôi

trồng thủy sản về lâu dài của huyện

3.5 Thực trạng nghề nuôi tôm sú tỉnh Phú Yên

Nghề nuôi tôm sú tỉnh Phú Yên bắt đầu phát triển từ năm 1989, đặc biệt từ năm 2000 đến nay tăng nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng Nghề nuôi tôm

24

Ngày đăng: 19/12/2024, 23:11

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN