Địa hình - Thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng và một số ý kiến nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú vùng ven biển Huyện Tuy An Tỉnh Phú Yên (Trang 32 - 37)

TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU

3.1.2 Địa hình - Thổ nhưỡng

3.1.2.1 Địa hình

Huyện Tuy An nằm về phía Đông dãy Trường Sơn, địa hình phức tạp và đa dạng, có nhánh tách ra chạy theo hướng Đông sát biển, tạo thành những đèo tương đối cao và hiểm trổ như: đèo Quán Cau, đèo Tam Giang và đèo Thi, đồng thời chia cắt Tuy An thành những đồng bằng nhỏ hẹp. Điểm cao nhất là núi Hòn Chướng,

núi Ông La có độ cao 500 m. Địa hình Tuy An chia thành hai khu vực:

Vùng núi: bao gồm các xã: An Thọ, An Lĩnh, An Xuân, vùng này núi non

trùng điệp, song không cao lắm, có địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch nhiều.

Vùng đồng bằng và ven biển: là vùng của các xã và thị trấn còn lại, có xu

hướng nghiêng từ Tây sang Đông. Ở đây có những cánh đồng chuyên canh lúa tập

trung ở các xã như: An Thạch, An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Mỹ, An Cư, An

Dân... và có thế mạnh phát triển hải sản, nuôi trồng thủy sén như các xã An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Hiệp, An Hoà, An Hải, An Chấn, An Cư.

3.1.2.2 Dat đai — Thổ nhưỡng.

Thổ nhưỡng Tuy An rất đa dạng, với nguồn khoáng sản déi dào, trữ lượng

lớn như đá Granit mau, Diatomite, Bauxit, Pluoxit, nước khoáng than bùn, vàng sa

khoáng.

Diện tích đất tự nhiên huyện Tuy An là 43.544 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 44,63% tên tổng diện tích, để thấy rõ hơn tình hình sử dụng đất tại huyện

Tuy An, qua Bảng 2 sau.

Bang 2: Cách Sử Dung Đất tại Huyện Tuy An vào Năm 2004

Cách sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Đất Nông Nghiệp 19.435 44,63 Đất Lâm Nghiệp 5.442 12,50 Đất chuyên dùng 15.521 35,64 Đất dân cư ở 778 1,79 Đất khác 2.368 5,44 Tổng diệntích - 43.544 100,00

Nguễn tin: Phòng NN & PTNT huyện

3.1.3 Khí hậu

Tuy An thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, do ảnh hưởng của khí

hậu đại đương, nên khí hậu có ôn hoà hơn các nơi khác. Nhiệt độ trung bình là 26,5°C, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất chênh lệch trung bình 7 — 9°C, nhiệt độ trung bình cao nhất 31,5°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 22,5°C.

Nhìn tổng quát, Tuy An có 2 mùa rõ rệt - mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 12

chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Vũ lượng mưa trung bình trên 290 mm.

Tháng 9,10,11 mưa nhiều nhất chiếm 66% vũ lượng mưa cả năm. Từ tháng 10 đến

tháng 12 thường có bão, lụt; Mùa khô: từ tháng 1 đến tháng 8 chịu ảnh hưởng của gió Tây và Tây Nam, vũ lượng mưa trung bình 57mm. Tháng 6 được coi là tháng khô nhất trong năm. Tháng 7, 8 có gió lào nên nóng và khô. Vũ lượng trung bình hàng năm khoảng 1.790 mm, năm cao nhất 2.497 mm, năm thấp nhất 1.268 mm, tổng số ngày mưa trung bình năm là 130 ngày; độ ẩm trung bình 81%, độ ẩm thấp

nhất 72%. Số giờ nắng trung bình một ngày là 6 - 8 giờ.

3.1.4 Nguồn nước — Thủy van.

Hệ thống sông ngoài huyện Tuy An có nhiều lạch, con sông chính của

huyện là sông Kỳ Lộ dai 75 km (còn gọi là sông Cây Dừa hay sông Cái, chiều đài sông ngang qua Tuy An là 20km), bắt nguồn từ đỉnh Kong-Kboong cao 1.209m 6 phía Tây tỉnh Bình Định chảy qua huyện Đồng Xuân, vào Tuy An qua cầu Ngân Sơn, rổi đổ ra biển sau khi qua đầm “Ô Loan”, lưu vực sông trên 1.900 km’, lưu

lượng nước trung bình 30-40 m/s.

Toàn bộ chất thải từ các cánh đồng trong toàn huyện đều thải qua con sông

Kỳ Lộ, trước khi đổ ra biển thì chay qua đầm “Ô Loan”. Cùng với sự phát triển nghề nuôi tôm sú của huyện nhà làm cho nguồn nước trong đầm “Ô Loan” ngày

một ô nhiễm nặng.

3.1.5 Biển và bờ biển

Do ảnh hưởng của núi và tác đụng bào mòn của sông, nên bờ biển rất quanh co, khúc khuỷu, tính theo mép nước và đất liền thì bd biển huyện dai 45,7 km (chưa kể chu vi các đảo như: Lao Mai Nha, Hòn Chùa, Hòn Dứa,..), bờ biển đẹp có nhiều đanh lam thắng cảnh, là nơi nghỉ mát, du lịch rất tốt như: đầm “Ô Loan”, bãi

biển Long Thuỷ...

> Doc theo bờ biển có hai loại biển như sau:

Bãi cửa sông: nằm đọc theo cửa biển là đầm “Ô Loan”, đây là đầm có chu vi khá rộng (1.750ha), cố nồng độ mặn trung bình, là vùng có thế mạnh phát triển

nuôi trồng thủy sản nước lợ nhất là tôm sú, sò huyết...

18

Bãi biển, bờ đá: là bãi biển ngang, cạn và vũng bờ đá, nồng độ muối cao, vùng này chịu ảnh hưởng của thủy triểu, khi triểu rút phần trên là những bãi bùn, cát rộng thích hợp cho việc nuôi các loại nghêu, sò, tôm đẻ... Biển Tuy An thuộc hệ thống ven bờ, có độ sâu gấp, thêm lục địa hẹp, đáy biển ghồ ghé, độ dốc đổ dồn từ

bờ ra khơi và từ hai phía Bắc - Nam, chịu ảnh hưởng của hai dong hải lưu chính:

một dòng hải lưu chính do sự xáo trộn giữa hai dòng nước nóng và lạnh từ ngoài khơi phía Bắc biển đông chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam; một dòng hải lưu chính từ phía Nam biển đông sau khi chạm bờ biển Nam Bộ chia thành 2 nhánh:

một nhánh men theo bờ biển Trung Bộ đi lên phía Bắc, một nhánh về phía Đông.

3.1.6 Thủy triều

Vùng ven biển huyện Tuy An chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, thủy

triéu lên xuống điều hoà mỗi ngày 2 lần. Biên độ thúy triểu trung bình 1,5m, cao nhất 2,2m, thấp nhất 0,5m. Néng độ nước biển khá cao và tương đối ổn định từ

33,6 — 34%, vùng ven bờ biển khoảng 34%p.

3.2 Cơ sở hạ tầng.

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2004 thực hiện được 84,1 tỷ đồng

tăng 76,6% so với năm trước (năm 2003). Vốn đầu tư được tập trung cho các công trình: hồ chứa nước Đồng Tròn, dự án năng lượng điện nông thôn, mở rộng lưới điện các xã, dự án đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng trường hoc, trạm y tế các xã... đang thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để đâu tư xây dựng cơ sở hạ tâng, nhất là giao thông vùng nông

thôn.

Hệ thống điện —- đường - trường - trạm ngày càng được nâng cao và cũng cố

phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của huyện nhà.

3.3 Điều kiện kinh tế xã hội 3.3.1 Dân số - Việc làm

Theo nguồn tin từ Phòng Thống Kê huyện Tuy An thì dân số toàn huyện

Tuy An năm 2004 có 133.527 người, với mật độ trung bình 307 người/km”. Tốc độ

tăng dân số tự nhiên là 1,54%, mật độ dân số không đồng đều, chủ yếu tập trung 3 các xã ven biển và thị trấn Chí Thạnh. Qua Bảng 3 thể hiện sự phân bố dân số của

17 xã, thị trấn sau:

Bảng 3: Phân Bố Dân Số Huyện Tuy An, Năm 2004

Địa bàn Diện tích (km?) Dânsố (người) Mật độ (người/km?) Thị trấn Chí Thạnh ˆ 14,30 9.348 '654

Xã An Thạch 10,50 5.595 533 Xã An Dân 20,81 8.467 407 Xa An Ninh Tay 11,19 13.449 1.201 Xã An Ninh Đông 26,42 12.281 465 X4 An Dinh 17,28 6.325 359 Xã An Nghiệp 40,40 5.306 131 Xã An Xuân 32,92 2.341 7 Xã An Linh 62,21 4.766 71 Xã An Thọ 42,63 3.542 83 Xã An Cư 22,47 10.550 469 Xa An Hai 14,74 3.324 226 Xa An Hiép 47,17 8.006 170 Xã An Hoa 23,20 11.789 508 Xã An Mỹ 13,50 11.251 833 Xã An Chấn 13,52 9.516 705 Xã An Phú 21,88 7.671 350 Tổng số 435,44 133.527 307

Nguôn tin: Phòng Thống Kê huyện

20

Năm 2004 trên huyện Tuy An, số người trong độ tuổi lao động là 77.350 người, chiếm 51,93% tỷ trọng dân số toàn huyện, trong đó số người chưa có việc làm 3.640 người, chiếm tỷ lệ 2,73% . Với đặc thù kinh tế huyện là nền nông nghiệp truyền thống, nên sự phân bố lao động giữa các ngành nghề cũng không đồng đều, phần lớn tập trung vào các ngành nông lâm thủy

sản. Được phân bố qua Bảng 4 sau:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng và một số ý kiến nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú vùng ven biển Huyện Tuy An Tỉnh Phú Yên (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)