Đề xuất ý kiến nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng và một số ý kiến nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú vùng ven biển Huyện Tuy An Tỉnh Phú Yên (Trang 89 - 104)

Để nghề nuôi tom sú vùng ven biển huyện Tuy An phát triển bén vững, cần

phải chuyển đổi hình thức nuôi như hiện nay với mục đích: vừa giảm mức độ thâm canh cao, vừa cải tạo môi trường sinh thái vùng nuôi đang bị ô nhiễm nặng, giảm dich bệnh, đem lại thu nhập ổn định cho những hộ nuôi tôm. Từ Ma trận SWOT ta vận

dụng điểm mạnh nguồn lao động (S;) kết hợp với cơ hội chính sách hỗ trợ của ngành

thuỷ sản (O;) để đối phó điểm yếu tình hình dịch bệnh (W,) và thách thức nguồn nước đang bi ô nhiễm và mất cân bằng sinh thái (T;). Bằng cách quy hoạch vùng nuôi, quân lý môi trường nguồn nước:

Vùng nuôi tôm của huyện Tuy An là quanh đầm “Ô Loan”, nghề nuôi tôm nơi đây phát triển một cách tự phát, không theo quy hoạch của ngành thủy sản Phú Yên, làm cho nguồn nước vùng nuôi dang lâm vào tình trạng 6 nhiễm nặng. Trước tình hình đó, ngành thủy sản cần quy hoạch lại vùng nuôi theo một hệ thống sao cho: vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nuôi tôm, vừa mang lại phúc lợi cho xã

hội.

Đặc điểm sinh học con tôm sti gắn lién với môi trường nước, do đó nguồn nước là nhân tố quyết định cho sự thành công hay thất bại của nghề tôm. Môi trường nuôi tốt sẽ khó xảy ra dịch bệnh và dịch bệnh khó bọc phát. Theo điều tra thực tế tại vùng nuôi, các hộ nuôi tôm quản lý môi trường ao nuôi chưa tốt, việc sử

dụng nguồn nước nuôi còn tuỳ tiện, không xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi cũng như trước khi đưa ra môi trường, kiểu ao nuôi chỉ có một cống dùng chung cho cấp và thoát nước. Ngoài ra, việc lạm dụng nhiều thuốc, hoá chất đã ảnh

hưởng không nhỏ đến môi trường nguồn nước. Trước tình hình trên, qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra những dé xuất ý kiến như sau:

- Phân ra từng khu nuôi, tách riêng ra từng hình thức nuôi, mỗi hình thức nuôi có một hệ thống thủy lợi riêng biệt, có hệ thống xứ lý nước thải nước cấp vào ao nuôi, cũng như trước khi thải ra môi trường nhằm gidm sự tác động của chất thai trong quá trình nuôi lên môi trường nguồn nước quanh đầm “Ô Loan”.

- Xây dựng hệ thống kênh mương để thoát nước mỗi ao riêng biệt, không ảnh hưởng tới các ao lân cận. Đối với các ao nuôi bị bệnh, không nên xả nước ra vùng nuôi khi chưa được xử lý, nhằm tránh lây lan bệnh cho các ao nuôi khác.

- Hướng dẫn người nuôi thả giống đồng loạt theo từng khu vực để việc cấp, thoát nước ra vào cùng lúc nhằm thuận lợi trong quần lý môi trường nước, cũng như quần lý và phòng chống dịch bệnh.

- Hạn chế tình trạng phát triển ao nuôi một cách tự phát, không theo quy hoạch của ngành thủy sản nhằm giảm tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi, giảm tác động quá mức đến môi trường sinh thái.

- Thành lập đội ngũ khuyến ngư để tuyên truyền cho người nuôi giữ gìn môi trường chung của cả hệ thống ao nuôi, tránh sử dụng quá nhiều hoá chất trong nuôi tôm làm ảnh hưởng đến môi trường nguồn nước trong ao nuôi cũng như cả

môi trường xung quanh.

Tập huấn về kỹ thuật nạo vét ao sau mỗi vụ nuôi, tạo đáy ao bằng phẳng có độ dốc nhỏ để khi x4 nước toàn bộ dia khô cạn, thường xuyên bón vôi diét tạp đặc biệt vào những cơn mưa đầu mùa tránh xì phèn, tuyên truyền cho nông dan hiểu để có mật độ thả nuôi thích hợp cho từng mô hình. Khuyên người nuôi không nên thả quá dày, với mô hình nuôi tôm — rong sụn, ở vụ tôm nuôi theo hình thức QCCT

là 5 -7 con/m”

- Nhân viên khuyến nông, khuyến ngư cấp cơ sở cần giúp các hộ nuôi tôm tiếp cận các kỹ thuật mới để theo dõi môi trường ao nuôi, giữ các thông số lý hoá

78

trong giới hạn chịu đựng của con tôm, nên thay nước khi nào cần thiết và thay không quá 30% số nước trong ao nuôi.

Từ thực tiễn tại huyện Tuy An và qua sự tìm hiểu các mô hình nuôi ở Khánh Hoà, Ninh Thuận, Cà Mau... chúng tôi dé xuất phát triển vùng nuôi theo hướng bén vững là xây dựng các mô hình: Mô hình tôm — Rong sụn, mô hình nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ.

4.4.2.1 Mô hình nuôi bền vững (tôm — Rong sun)

> Cơ sở thực tiễn dé xuất

Rong sụn có chức năng cải tạo môi trường nguồn nước vùng nuôi tôm, giảm sự tác động của các chất thải từ ao nuôi tôm đến môi trường thủy vực xung quanh

đầm “Ô Loan”.

Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu: về độ mặn, nhiệt độ, thủy triểu...

thích hợp cho sự sự sinh trưởng và phát triển của rong sụn.

Phù hợp với chủ trương phát triển nuôi trồng thủy sản tại đầm “O Loan” đó là phát triển NTTS theo hướng bén vững. Ngành thủy sản có hỗ trợ về: giống, kỹ thuật nuôi, các nguồn vay ưu đãi... cho các hộ chuyển đổi mô hình.

Mô hình có kỹ thuật đơn giản, dé thực hiện, phù hợp với lực lượng lao động tại địa phương, nằm trong kha năng của các hộ nuôi tôm.

Nếu mô hình thực hiện sẽ tạo ra tính đa dạng sản phẩm trên thị trường, ngoài sắn phẩm tôm còn thu được san lượng rong sun rất có giá trị kinh tế. Rong sụn dang tươi dùng làm rau xanh, géi, chua..; dạng khô dùng để chế biến rau câu, dùng để chữa bệnh, giả độc.... có giá trị về xuất khẩu.

Theo dé tài khoa học “Xử lý nước thải nuôi tôm bằng rong biển” do tiến sĩ

Phạm Văn Hiên (Phân viên khoa học vật liệu tại Nha Trang) đã ứng dụng thành

công tại một số vùng nuôi tôm tỉnh Khánh Hoà thì hàm lượng những yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong nước thải nuôi tôm giảm từ 60 — 80%. Chính diéu này, sẽ tạo tiền để tốt cho người nuôi tôm mạnh đạng trồng rong sụn luân canh đìa tôm,

một giải pháp hiệu quả cho cải tạo môi trường nguồn nước nuôi tôm, góp phần giữ

——..—————x>xT"m"m— a

vững cân bằng môi trường sinh thái thủy vực. Trên cơ sở tìm hiểu mô hình tại Khánh Hoà, Ninh Thuận... chúng tôi dé xuất mô hình luân canh tôm — rong sụn, với 1 vụ tôm bán thâm canh, một vụ trồng rong sụn thực hiện tại đầm “Ô Loan”

huyện Tuy An tỉnh Phú Yên.

> Khả năng phát triển của mô hình

Đây là mô hình đã được nghiên cứu tại Viện Hải Dương học Nha Trang và đang thực hiện tại Khánh Hoà, Ninh Thuận rất có kết quả. Vùng nuôi tôm tại huyện Tuy An có những điều kiện giống như các khu vực đã thực hiện, do đó mô hình tôm — rong sụn có kha năng phát triển tốt tại đây.

Mô hình có giá trị về cải tạo môi trường nguồn nước quanh khu vực nuôi tôm, gidm lượng chất hữu cơ từ ao nuôi tôm ra môi trường bên ngoài, là yếu tố gián tiếp giảm dịch bệnh, đưa nghề tôm phát triển bển vững, đem lại cân bằng môi trường sinh thái nên được ngành thủy sản tỉnh Phú Yên đầu tư từ nguồn quỹ phát triển nuôi trồng thủy sản tại đầm “Ô Loan” và thu hút đầu tư của các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ môi trường sinh thái.

Kỹ thuật trong và chăm sóc rong sụn đơn giản, phù hợp với khả năng của lao động tại huyện Tuy An, chi phí cho một vụ trồng rong sụn thấp, nằm trong khả năng đầu tư của các hộ nuôi tôm. Mô hình nuôi tôm — Rong sụn được nuôi theo quy trình là luân canh 1 vụ tôm theo hình thức QCCT và 1 vụ trồng Rong sụn.

Theo thông tin từ các hộ nuôi tôm luân canh với Rong sụn tại Khánh Hoà, ta có các khoản chi phi cho trồng rong sụn trên | ha diện tích ao nuôi sau khi nuôi 1 vụ

tôm:

+ Về giống: 3.750 kg * 1.500đ/kg = 5.625.000 đồng Dây: 75 kg * 18.000 đ/kg = 1.350.000 đồng

Phao: 5 bao * 30.000 đ/bao = 150.000 đồng.

Cọc: 50 cây * 5.000 đ/cây = 250.000 đồng

*

+

*

Cọc, dây, phao được sử dụng trong thời gian 3 năm do đó chúng tôi khấu

hao (KH) các các vật dụng trên như sau:

80

* KH (cọc, day, phao): (1.350.000 + 150.000 + 250.000)/3 = 583.000 (4)

* Lao động chăm sóc: 25 công/tháng * 4 tháng = 100 công.

+ Lao động ra giống và thu hoạch: 60 công.

+ Tổng cộng: 160 công * 30.000 đ/công = 4.800.000 đồng Để thấy rõ hơn các khoảng chi phí trên, qua Bảng 38 sau:

Bang 38: Chi Phí cho Nuôi Rong Sun trên 1 ha Diện Tích Ao.

Khoan mục Sốlượng Đơn giá (000/kg) Thành tiền (000đ)

KH (cọc, dây, phao) - - 583

Giống (kg) 3.750 1,50 5.625

LD nhà (công) - = 100 30,00 3.000 - LD thuê (công) 60 30,00 1.800

Tổng Chỉ phí - - 11.008

Nguồn: TTTH Trên cơ sở sử dung diện tích ao nuôi tôm, các hộ nuôi tôm chi đầu tư các vật dụng cần thiết cho vụ nuôi rong sụn. Qua bang tính toán trên cho thấy tổng chi phí

1 vụ trồng rong là 11.008.000 đồng.

Sau 4 - 5 tháng, từ mỗi bụi rong giống 100 -200g tăng trưởng thành 400- 1.200g/bui, đạt sản lượng 20.000kg/ha rong tươi. Với giá bán là 1.500đ/1kg ta có:

* Doanh thu: 20.000kg * 1.500đ/kg = 30.000.000 đồng.

Nếu bồ qua chi phí khấu hao ao nuôi tôm thì ta có:

* Lợi nhuận: 30.000.000 — 11.008.000 = 18.992.000 đồng.

* Thu nhập: 18.992.000 + 3.000.000 =21.992.000 đồng.

Để có một khoảng thu nhập tương đối chính xác, nhằm khẳng định hiệu quả của vụ trồng rong sụn luân canh với nuôi tôm bán thâm canh, chỉ phí khấu hao ao trồng rong sụn dựa vào kết quả tính toán chi phí khấu hao ao nuôi tôm QCCT ở Bảng 29 ta có:

* Lợi nhuận: 30.000.000 — (11.008.000 + 3.552.010)= 15.439.990 đồng

+ Thu nhập: 15.114.640 + 3.000.000 = 18.439.990 đồng

+ Ty suất LN/CP =15.439.990/(11.008.000 + 3.552.010) = 1,06 lần + Ty suất TN/CP =18.439.990/(1 1.008.000 + 3.552.010) = 1,27 lần

Với mức độ đầu tư khoảng 11.008.000 đồng vào mỗi vụ nuôi, cộng với 3.552.010 đồng chi phí cho khấu hao ao nuôi, sau 4 tháng ta được lợi nhuận là 15.439.990 đồng. Mô hình này rất có hiệu quả (thể hiện qua tỷ suất LN/CP,

TN/CP trên); ngoài ra mô hình luân canh | vụ tôm, | vụ rong sun cải tạo được môi

trường sinh thái vùng nuôi, giảm tình hình dịch bệnh, đưa nghề tôm sti huyện Tuy An phát triển bền vững khắc phục hậu quả xấu như hiện nay.

Về mặt môi trường sinh thái, đây là mô hình giảm ô nhiễm môi trường, tạo ra nguồn thu nhập ổn định, những ưu điểm của mô hình có thể áp dụng tại huyện Tuy An, rất cần sự quan tâm của ngành thủy sản đế mô hình được thực hiện và phát triển rộng rải trong các hộ nuôi tôm sú vùng ven biển huyện Tuy An tỉnh Phú

Yên.

> Cách thực hiện

Thiết kế một lực lượng tuyên truyền viên và đội ngũ khuyến ngư chuyên nghiệp để thông qua hệ thống khuyến nông, khuyến ngư này thực hiện các điểm trình diễn, làm cho các hộ nuôi tôm thấy được giá trị của mô hình mang lại là: vừa cải tạo môi trường nguồn nước, vừa mang lại nguồn thu cho các hộ nuôi tôm được ổn định, lân dai, tránh những tổn thất lớn do dịch bệnh gây ra.

Xây dựng lực lượng chuyên nghiệp có kỹ thuật thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về: kỹ thuật trồng rong sụn, kỹ thuật nuôi tôm, cách đo độ mặn nước,... cho các hộ nuôi tôm vào trước các vụ nuôi trồng nhằm nâng cao kỹ thuật cho những hộ nuôi tôm, để các hộ thực hiện mô hình nhằm mang lại hiệu quả cao.

Ngành thủy sản cần quy hoạch lại vùng nuôi, chọn lựa các vùng thích hợp để người nuôi tôm thực hiện tốt mô hình, bên cạnh đó còn thường xuyên theo dõi, hỗ trợ người nuôi lúc cần thiết nhằm đem lại niềm tin cho người nuôi.

82

Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những điều quan tâm của nhà sản xuất, bởi vì sản phẩm nuôi trồng thủy san là những sản phẩm rất dễ bị hư hỏng cần được tiêu thụ nhanh khi thu hoạch. Do đó, cần có một thị trường các sản phẩm này, đem lại sự yên tâm cho nhà sản xuất. Yêu cần đặt ra cho cán bộ khuyến ngư tại địa phương: thường xuyên mở các lớp tập huấn hướng dẫn người nuôi tôm cần thu hoạch vào thời điểm bán được giá, cách bảo quản sản phẩm khi thu hoạch, giúp người nuôi tiếp cận những thị trường lớn....

4.4.2.2 Mô hình nuôi trồng thủy sản hữu cơ

Thủy sản hữu cơ là loại thủy sản được nuôi trồng không sử dụng những hoá chất, kháng sinh, cũng như thức ăn công nghiệp.... Quá trình nuôi trồng hoàn toàn sử dụng

` công năng của tự nhiên, thức ăn từ tự nhiên và cách phòng trừ dịch bệnh hoan toan

dựa vào tự nhiên và phương pháp sinh hoc. Sản phẩm thủy sản hữu cơ được đánh giá là sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Quá trình NTTS hữu cơ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nguồn nước về sau, giúp cho việc nuôi trồng được ổn định, bền vững.

NTTS hữu cơ hay còn gọi là nuôi sinh thái là một phương thức tăng giá trị đặc biệt, là xây dựng một hệ thống sản xuất sản phẩm thủy sản, sử dụng hình thái va công năng của môi trường tự nhiên mà nó phụ thuộc, tái sử dụng lại vật phế thải và vận

dụng nguồn lợi có thể tái sinh trong hệ thống nay mà không phá hoại hệ thống sinh

thái tự nhiên.

Khi ngành nuôi trồng thủy sản phát triển với tốc độ nhanh, sẽ góp phần tích cực khôi phục nền kinh tế và cung cấp thực phẩm cho con người. Tuy nhiên, chúng cũng tạo thành mối nguy cơ đối với môi trường sinh thái và an toần thực phẩm.

Tình trạng xả thải chất phế thải, sự xâm nhập của giống nhập nuôi và mam bệnh ngoại lai, cùng với việc sử đụng một lượng lớn bột cá và mở cá đã trở thành những nguyên nhân phá hoại môi trường. Từ đó phát sinh những nguy cơ tiềm ẩn cực

lớn đối với môi trường biển, mặt khác cũng làm giảm trữ lượng các loại thủy sản

ngoài tự nhiên.

Phát triển nghề nuôi thủy san bữu cơ ngoài việc mang lại cơ hội phát triển manh mẽ và sức cạnh tranh với thị trường cho nhiều công ty và cá nhân tham gia sản xuất và buôn bán sản phẩm thủy sản, chúng còn có lợi cho việc phát triển kinh tế, bảo

vệ môi trường sinh thái, nâng cao sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là hướng phát triển

bảo vệ môi trường biển của thế kỷ XXI.

Mục đích của nuôi thủy sản hữu cơ là nhằm chọn lựa một phương án san xuất thuỷ sản tối ưu nhất nhằm ổn định nguồn thu nhập cho người nuôi tôm, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm bớt sự tiêu hao thức ăn... tăng tốc độ an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.

> Tính ưu việc của nuôi trồng thuỷ san hữu cơ

* Sản xuất và môi trường:

Trước hết là sử dụng phương thức cho ăn ít, cải tiến phương thức cho ăn và thành phần thức ăn là cách làm cực kỳ có hiệu quả đối với việc quản lý, giảm bớt lượng dư thừa của chất đinh dưỡng trong ao đầm nuôi và hạn chế lượng x4 thải vào

môi trường.

Hai là thiết kế vùng trung gian để có thể ngăn can việc phát tán dịch bệnh, có tác dụng bảo vệ sinh vật và hệ sinh thái.

Ba là cấm sử dụng hoá chất, sản phẩm công nghệ gen, lợi dụng tuần hoàn và quan lý môi trường một cách nghiêm ngặt để duy trì sức sản xuất của hệ thống nuôi trồng. NTTS hữu cơ nêu ra việc nuôi xen ghép, cố gắng giảm bớt lượng bột cá, dùng vật chất có tỷ suất prôtêin chuyển hoá cao, hàm lượng nitơ va kali thấp.

Bốn là định kỳ giám sát môi trường một cách nghiêm ngặt đối với khối nước trong ao nuôi và nước thải bỏ, theo dõi sát sao sự thay đổi chất lượng của nước, cung cấp các tư liệu chuẩn xác cho việc sử đụng nước một cách khoa học hợp lý và có lợi

cho môi trường.

84

ee ee

* Khống chế dịch bệnh:

Nuôi thủy san hữu cơ là nhân tố quan trọng phòng ngừa việc bùn phát dịch bệnh so với nuôi trồng thủy san thông thường. Nuôi trồng thủy sản hữu cơ có các quy

định cơ bản về việc phòng trừ dịch bệnh: bố trí khu vực trung gian xung quanh vùng nước nuôi thuỷ san hữu cơ, áp dung đầy đủ các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của các giống loài khác nhau có nguy cơ bị dịch bệnh và sự lưu thông giữa các vùng nước nuôi khác nhau. Từ đó ngăn ngừa sự phát tán và xâm nhập của dịch bệnh.

* Chất lượng sẵn phẩm

Sản phẩm thủy sản hữu cơ ít có nghi cơ bị 6 nhiễm hoá chất và công nghệ gen hơn so với san phẩm thông thường.

Trong hệ thống san xuất sản phẩm thủy sản hữu cơ, chỉ sử dung phân hữu cơ và có biện pháp quan lý thích hợp, giúp sinh vật hấp thụ các chất dinh dưỡng rộng và cân bằng hơn.

> Những khó khăn khi thực hiện mô hình

Nuôi trồng thủy san hữu cơ không sử dụng thuốc, hoá chất để kích thích tôm sinh trưởng, phát triển cũng như không dùng những loại thức ăn công nghiệp trong suốt quá trình nuôi, do đó năng suất thu về giảm đi một phần so với nuôi trông thủy sản thông thường.

Đây là mô hình đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao và phức tạp, do đó tốn kém nhiều chí phí trong quá trình sắn xuất. Bên cạnh đó, lực lượng lao động tại địa phương chưa có kiến thức về nuôi trồng thủy sản hữu cơ.

Việc tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên thị trường còn gặp nhiễu khó khăn, vì khó có thể phân biệt sự khác nhau giữa sản phẩm hữu cơ và sản phẩm thông thường về

:hình thức bên ngoài.

* Tóm lại: Mô hình nuôi tôm rong sụn là mô hình tiêu biểu thích hợp với điều kiện của vùng nghiên cứu, trong quá trình thực hiện mô hình các hộ nuôi sẽ gặp những khó khăn rất cần sự hỗ trợ từ phía ngành thủy sản, cán bộ khuyến ngư, các

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng và một số ý kiến nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú vùng ven biển Huyện Tuy An Tỉnh Phú Yên (Trang 89 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)