TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
Bang 4: Phân Bố Lao Động trong các Hoạt Động Kinh Tế— Xã Hội Nam 2004
Ngành Số người Tỷ trọng (%) Nông Lâm Thủy Sản 64.350 83,19 Công nghiệp xây dựng 3.784 4,89 Thuong nghiép dich vu 1.980 2556 Vận tải kho bai và thông tin liên lac 987 1,28 Tài chính - tín dụng 46 0,06 Hoạt động kinh doanh Thủy sản DV 4 0,01 Quan lý nhà nước 507 0,66 Giáo dục Đào tạo 1.763 2,28 Y tế 232 0,30 Hoạt động Đảng Đoàn thể 57 0,07 Chưa có việc 3.640 4,71 Tổng số 77.350 100,00
Nguồn tin: Phòng thống Kê huyện 3.3.2 Văn hoá - Giáo dục
Theo số liệu thống kê từ Phòng Giáo Dục huyện Tuy An thì kết quả năm học 2003 — 2004 như sau: về tốt nghiệp tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 89,7%, phổ thông trung học Lê Thành Phương, đạt 86,2%, Trần Phú, đạt 85,8%.
Bên cạnh đó, qua sơ kết 3 năm thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đã có 5 đơn vị (5 xã) đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Để động viên tinh thần học tập của các em học sinh, địa phương cũng đã
trích 9 triệu đồng để khen thưởng cho 232 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh nghèo, tàn tật vượt khó học giỏi. Đặc biệt, địa phương đã đầu tư xây dựng mới 43 phòng học với tổng kinh phí trên 6,4 tỷ đồng. Trong đó, có 28 phòng học
kiên cố và đầu tư hơn 600 triệu đồng mua sắm trang thiết bị để phục vụ việc dạy và học cho các trường. Đã đóng góp trên 50 triệu đồng xây dựng quỹ giáo dục cấp huyện. Trong năm học, huyện Tuy An đã triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đối với cấp 1 và cấp 2, chuẩn bị tốt cho khai giảng năm học 2004 -2005. Nhằm giải quyết khó khăn bước đầu cho con em gia đình diện chính
sách, Sở Giáo Dục - Đào Tạo tỉnh Phú Yên đã cấp 956 bộ sách giáo khoa... nhằm
tập trung thực hiện tốt “ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, trong năm học 2004 —
2005 đã tiếp nhận trên 30 ngàn học sinh các bậc học...
3.3.3 Y tế
Theo thông tin từ Trung tâm y tế huyện Tuy An, trong năm qua công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được chú trọng hơn (tiêm chủng định kỳ cho 2.292 trẻ em, tiêm phòng uốn ván cho 2.374 phụ nữ có thai). Công tác quản lý, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được tiếp tục duy trì thường xuyên và thực hiện tốt, đã tiến hành kiểm tra 179 cơ sổ sản xuất, buôn bán, kinh doanh
thực phẩm.
Tổ chức khám và chữa bệnh cho người dân hưởng ứng “ngày vi người nghèo”, Hội Đông Y đã khám và châm cứu miễn phí cho hàng trăm lượt người.
Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cũng được quan
tâm đúng mức.
3.3.4 Văn hoá
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT phục vụ nhân dân trong các trong
các ngày lễ, Tết được tổ chức thường xuyên, nhất là tổ chức thành công Đại hội TDTT huyện Tuy An lần thứ IIT, hội khỏe phù đổng năm học 2003 - 2004, tham gia đại hội TDTT cấp tỉnh, liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Phú Yên lan thứ V...
Công tác kiểm tra các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa cũng được tăng
cường nhằm phục vụ tốt đời sống nhân dân. Việc xây dựng quy ước nông thôn đến
nay đã có 88/88 thôn xây dựng xong, đã được UBND huyện phê duyệt đưa ra dân
22
học tập và thực hiện. Đã công nhận thêm được 1 thôn văn hóa (thôn Phú Thạnh, xã
An Ninh Đông).
3.4 Những ngành kinh tế chính của huyện
3.4.1 Nông nghiệp
Năm 2004 toàn huyện thực hiện việc gieo trồng cây hàng năm được 12.723 ha vượt 4,9% so với kế hoạch năm trước (12.128 ha). Trong đó cây lương thực là 1.752 ha đạt 110,1% so kế hoạch năm (7.040ha); cây chất bột lấy củ là 267ha, đạt 92,1% so kế hoạch năm (290 ha); cây thực phẩm là 1.290 ha, đạt 98,3% so kế hoạch năm (1.312 ha); cây công ngiệp hàng năm là 3.404 ha, đạt 98,6% so kế
hoạch năm (3.461 ha).
Ngoài ra, diện tích gieo trồng một số cây trong năm đạt kết quả như sau: lúa đông xuân có diện tích là 2.863 ha, đạt 104% kế hoạch năm (2.750 ha), tăng 0,1%
so cùng kỳ; lúa hè thu với diện tích là 2.078 ha, đạt 96,5% kế hoạch năm (2.154 ha); lúa vụ mùa có diện tích là 2.123 ha, đạt 1.48,8% kế hoạch năm (1436 ha); cây ngô với diện tích gieo trồng là 688 ha, đạt 98,3% kế hoạch năm (700 ha).
Chăn nuôi: đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, huyện đã triển khai tốt công tác tiêm phòng định kỳ hàng năm, tỷ lệ qua 2 đợt tiêm phòng đạt 48% đối với đàn trâu bò và 44% đối với đàn heo, trong năm không có có dịch lớn xảy ra.
Chương trình lai tạo nâng cấp đàn bò, trong năm 2004 có 1.703 con bò cái được thụ
tinh nhân tạo và phối trực tiếp. Số bò lai ra đời là 1.404 con, đạt 123,6% kế hoạch
và đã có 20 con bò cái lai được phối tinh bò sữa.
Công tác khuyến nông — khuyến lâm: đã mở được 16 lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, chuyển giao giúp nông dân một số loại giống cây, con có năng suất cao gồm: 4 tấn lúa giống, 1,5 tấn ngô lai, 100 tấn mía (ROCI0F156), 6.000 cây đào ghép, 3 con bò sữa, 1 tấn cỏ vơi và trồng được 0,4 ha tại xã An Mỹ. Đến nay toàn huyện đã có 50% diện tích lúa được ứng dụng kỹ thuật gieo sạ thưa hợp lý cho năng suất cao và đã được nông dân hưởng ứng.
3.4.2 Công nghiệp - TTCN
Theo thông tin từ Phòng Thống Kê huyện Tuy An thì giá trị san xuất công nghiệp - TTCN năm 2004 thực hiện được 73 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), dat
68,5% so kế hoạch, tăng 3,5% so cùng kỳ.
Sản lượng một số sản phẩm tăng, chủ yếu là chế biến lương thực, thực phẩm: chế biến cá khô xuất khẩu tăng 42,3% so kế hoạch, sắn xuất đá cây phục vụ cho san xuất và tiêu dùng tăng 34,6% so kế hoạch, sản xuất nước Mắm tăng 4% so
kế hoạch.
Sản xuất, gia công các loại mặt hàng thủ công, cửa sắt, nông cụ cầm tay cũng đều tăng so kế hoạch năm, đã mang lại một phần thu nhập cho người dân
trong huyện Tuy An. ' 3.4.3 Thủy san
Theo nguồn tin từ Phòng NN và PTNT huyện Tuy An thì năm 2004 sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là 7.200 tấn đạt 103,5% so với kế hoạch
năm (6.954 tấn hải sản các loại).
Cả 2 vụ tôm trong năm, người nuôi đã thả được 645ha. Do ảnh hưởng thời tiết, dich tôm xây ra làm mất trắng trên 480 ha. Diện tích còn lại số tôm nuôi chậm lớn phải thu hoạch sớm, sản lượng nuôi tôm si năm 2004 đạt 395 tấn, năng suất
bình quân cả năm đạt 6,0 tấn/ha.
Cảng cá Tiên Châu tại xã An Ninh Tây huyện Tuy An đã được khởi công xây dựng từ năm 2003 và đến nay vẫn đang trong giai đoạn thi công. Dự án nuôi tôm cao triểu đồng Láng An Hiệp bước đầu thi công một số hạng mục, đến nay đã được đóng cọc mốc địa giới vùng nuôi tôm làm căn cứ quy hoạch phát triển nuôi
trồng thủy sản về lâu dài của huyện.
3.5 Thực trạng nghề nuôi tôm sú tỉnh Phú Yên.
Nghề nuôi tôm sú tỉnh Phú Yên bắt đầu phát triển từ năm 1989, đặc biệt từ năm 2000 đến nay tăng nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng. Nghề nuôi tôm
24
sú đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế — xã hội các làng, xã ven biển của tỉnh Phú Yên.
Nhiều cộng đồng dân cư thoát khỏi nghèo đới, có nơi giàu lên rất nhanh chóng, tạo việc làm ổn định cho cư đân vùng ven biển, đồng thời kích thích các ngành nghề
khác phát triển theo rất có hiệu quả như: sản xuất thức ăn, thuốc cho tôm, các dịch
vụ hậu cần khác...
Phú Yên là tỉnh có diện tích mặt nước lợ khá rộng trên 2.000 ha khai thác sử
dụng vào phát triển nghề nuôi tôm sd, diện tích ao nuôi trồng nay có thể nuôi 1
hoặc 2 vụ trên năm tuỳ theo vùng, phân bố diện tích trên 4 huyện, TP trong tỉnh.
Huyện Tuy Hoà là nơi có diện tích lớn nhất, TP Tuy Hoà là nơi có diện tích tha nhỏ nhất. Qua Bảng 5 sau chúng ta thấy rõ hơn:
Bảng 5: Diện Tích Mặt Nước Sử Dụng Nuôi Tôm Sú ở Phú Yên (2000 — 2004)
Dyt: ha
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 H. Tuy Hoa 740,00 740,00 954,00 1.055,00 1.120,00 H. Sông Cầu 750,00 750,00 800.00 800,00 800,00 H. Tuy An 403,00 403,00 409.00 404,00 404,00 TP. Tuy Hoa 0,30 0,30 1.50 1,50 1,50 Toan tinh 1.893,30 1.893,30 2.164,50 2.260,50 2.325,50
Nguồn tin: Sở Thủy Sản tỉnh Phú Yên
Qua Bảng 5 ta thấy huyện Tuy Hòa có diện tích mặt nước nuôi tôm cao nhất và Tuy An là một trong ba huyện có diện tích tha nuôi lớn trong tỉnh. Diện tích ao nuôi tôm trong tỉnh Phú Yên chủ yếu tập trung ở những vịnh, đầm và ở hạ lưu của
các con sông lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đáng kể nhờ nghề nuôi tôm sú mang lại, cũng nấy sinh nhiều vấn để bất cập như: gây ô nhiễm môi trường, nhiễm mặn các vùng đất nông nghiệp, làm suy kiệt nguồn nước ngầm, thu hẹp vùng nước đầm,
vịnh, sông ngồi cửa, lạch, thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, vùng du lịch, vùng sinh thái khác. Những vấn dé nêu trên tiềm ẩn rủi ro khó lường cho xã hội và cho chính
người nuôi tôm sú. Do đó mà xu hướng sản lượng tôm sú ngày càng giảm di rất
nhiều, qua Bắng 6 sau thấy rõ hơn.
Bảng 6: Phân Bố Sản Lượng Tôm trong Tỉnh Phú Yên Năm 2000- 2004
Dvt: tấn
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 H. Tuy Hòa 775,00 1.308,00 1.630,00 1.750,00 1.468,00 H. Sông Cầu 1.052,00 888,00 590,00 554,00 247,00 H. Tuy An 560,00 416,00 480,00 591.00 395,00 TP, Tuy Hòa 0,60 0,60 6,00 12,00 7,00 Toàn tỉnh 2.387,60 2.612,60 2.706,00 2.907,00 2.117,00
Nguén tin: Sở Thủy Sản tỉnh Phú Yên
Do chưa chú trọng đâu tư đúng mức nên năng suất và sản lượng tôm sú nuôi chưa cao. Địa bàn có năng suất cao nhất trong tỉnh là TP.Tuy Hoà, tuy diện tích thả nuôi rất thấp. Tuy An là nơi có năng suất rất thấp bình quân dưới ltấn/ha, riêng
năm vừa qua đạt chỉ đạt 0.6 tấn/ha
Bảng 7: Phân Bố Năng Suất Tôm Sú Tỉnh Phú Yên Năm 2000-2004
Đvt: tấn/ha
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 H. Tuy Hòa 1,30 1,60 1,50 152 1,08 H. Sông Cầu 1,10 0,70 1,00 0,95 0,75 H. Tuy An 1,02 1,01 1,01 0,79 0,60 TP. Tuy Hòa 2,00 2,00 2,00 4,00 1,75
Toan tinh 1,10 1,10 1,30 1,18 0,90
Nguồn tin: Sở Thủy Sản tỉnh Phú Yên
26
Chương 4