Đó cũng là lý do tôi thực hiện đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA YÉU TÓ DÂN CƯ ĐÉN QUÁ TRÌNH BẢO TON VÀ PHÁT TRIEN RUNG NGAP MAN TẠI XÃ TAM THÔN HIỆP,HUYỆN CAN GIO, TP HCM” với mong muốn giúp cho cá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LAM TP.HÒ CHÍ MINH
TÁC DONG CUA YEU TO DÂN CƯ DEN QUA TRÌNH BAO TON VA PHAT TRIEN RUNG NGAP MAN TAI XA TAM
THON HIEP, HUYEN CAN GIO, TP HCM
NGUYEN HUYNH THANH XUAN
KHOA LUAN TOT NGHIEP
DE NHAN VAN BANG CU NHANNGANH PHAT TRIEN NONG THON
Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “TÁC ĐỘNG CỦA YÊU TÓ
DÂN CƯ ĐỀN QUÁ TRÌNH BAO TON VÀ PHÁT TRIEN RUNG NGAP MAN
TẠI XÃ TAM THÔN HIỆP, HUYỆN CÂN GIỜ, TP.HCM” do Nguyễn Huỳnh Thanh
Xuân, sinh viên khóa 29, ngành Phát triển nông thôn, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày 4 6 / ah oy
Tran Dac DanNgười hướng dẫn,
Ngày /{ tháng ƒ| năm yoy
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng cham báo cáo
—
Ngày£ tháng d năm Jow }” Ngày⁄4háng Ƒ năm 7~
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Con xin thành kính cám ơn bố mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng con khôn lớn và
tạo mọi điều kiện cho con được ăn học nên người như ngày hôm nay
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến thầy Trần Đắc Dân đã tận
tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm bài luận văn tốt nghiệp này.
Đồng kính Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm cùng thầy cô khoa Kinh
Tế đã hướng dẫn đạy bảo em trong suốt những năm còn ngồi trên giảng đường đại
học.
Chân thành cảm ơn người dân, Ban lãnh đạo xã Tam Thôn Hiệp cùng các cán
bộ của BQLRPH Cần Giờ đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt bài luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến anh chị của tôi và bạn bè đã động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực tập này
Trang 4NỘI DUNG TÓM TAT
NGUYÊN HUỲNH THANH XUÂN Tháng 7 năm 2007 “Tác Động Của Yếu TốDân Cư Đến Quá Trình Bao Ton Và Phát Triển Rừng Ngập Man Tại Xã TamThôn Hiệp, Huyện Cần Giờ, TP.HCM”
NGUYEN HUYNH THANH XUAN July 2007 “The Effects Of Population Factor
To Preservation And Development Process Mangrove Forest In Tam Thon Hiep
Commune, Can Gio District, Ho Chi Minh City”.
Khóa luận tìm hiểu về sự tác động của yếu tế dan cư đến quá trình bảo tồn vàphát triển rừng ngập mặn tại xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cân Giờ, TP.HCM Để đạtđược mục tiêu trên các phương pháp được áp dụng để thu thập số liệu như: Phương
pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA), phương pháp nghiên cứu mô tả, phương
pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng cách điều tra trựctiếp 60 hộ dân tại xã Tam Thôn Hiệp sống gần rừng ngập mặn Ngoài ra còn thu thậpcác thông tin thứ cấp tại UBND Xã cùng với việc thu thập thông tin từ BOLRPH CầnGiờ, xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Excel
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đời sống của người dân ở Xã vẫn còn nhiều khókhăn và thiếu thốn về mọi mặt Sự khó khăn về cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường
xá, trường học, các cơ sở khám chữa bệnh Bên cạnh đó, người dân gặp nhiều khókhăn trong vấn đề thu nhập Thu nhập chính của họ là từ việc làm thuê,đánh bắt cácloài thủy hải sản có trong rừng, nhưng nguồn thu nhập này không cao và không énđịnh do sản lượng thủy hải sản ngày càng giảm do 6 nhiễm nguồn nước, đánh bắt bằng
các dụng cụ điện,
Qua nghiên cứu, người dân nơi đây vẫn còn có nhiều tác động đến rừng nhưvào rừng mò cua, bắt ốc và vẫn còn tình trạng chặt phá cây rừng làm nhà, làm củi đốtnhưng đã giảm rất nhiều so với trước đây Vì vậy, để hạn chế sự tác động không tốtcủa người dân đối với rừng chúng ta nên đề xuất các giải pháp như đầu tư cơ sở hạtầng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn để có điều kiện đầu tư vào trồngtrọt và chăn nuôi, mở các lớp day nghé đồng thời tạo việc làm ổn định cho người dân
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt VII
Danh mục các bảng viii
Danh muc cac hinh ix
Danh muc phu luc X
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU |1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thê 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Phạm vi không gian i)
1.3.2 Pham vi thoi gian 3
1.4 Cấu trúc của luận van 3CHƯƠNG 2 TONG QUAN 42.1 Giới thiệu sơ lược về RNM Cần Giờ 42.2 Sơ lược về BQLRPH Cần Giờ 6
2.2.1 Quá trình hình thành và tổ chức của BQLRPH Cần Giờ 6
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ 7
2.3 Giới thiệu so lược về xã Tam Thôn Hiệp §
2.3.1 Điều kiện tự nhiên 82.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội 9
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Nội dung nghiên cứu L2
3.1.1 Một số lý thuyết và khái niệm cơ bản 123.1.2 Những quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 19
3.2 Phương pháp nghiên cứu 22
3.2.1 Phương pháp mô tả 32
Trang 63.2.2 Phương pháp lịch sử 3.2.3 Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích
CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình kinh tế - xã hội của người dân tại xã Tam Thôn Hiệp
4.1.1 Tình hình văn hóa xã hội 4.1.2 Tình hình tín dụng
4.1.3 Tình hình về thu nhập và chi têu của các hộ dân
4.2 Thực trạng cuộc sống của những hộ dan có sinh kế đựa vào RNM
4.2.1 Nhóm hộ không tham gia giữ rừng
4.2.2 Nhóm hộ giữ rừng
4.3 Sự thay đổi của RNM từ khi có sự tác động của yếu tố dân cư
4.4 Mối liên hệ bền vững giữa RNM và yếu tố đân cư
4.4.1 Về kinh tế
4.4.2 Về xã hội4.4.3 Về môi trường
CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
24
29
30
35 35 41 45 51 31 31 52 53 53 54 55
Trang 7Chi Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng
Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (Food and
Agricultural Organization)
Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
Lâm nghiệp xã hội
Kiểm Lâm
Đánh Giá Nông Thôn có Người Dân Tham Gia
(Participatory Rural Appraisal)
Phát Triển Lâm NghiệpQuyết định ủy banRừng ngập mặnThành Phố Hồ Chi Minh
Ủy Ban Nhân Dân
Tế Chức Giáo Dục Khoa Học Và Văn Hóa Liên HiệpQuốc (United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization)
Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc (United
Nations Environment Program)
Quy Quốc Tế Bảo Vệ Động Vật Hoang Dã (World WildFund)
vũ
Trang 8DANH SÁCH CAC BANG
Trang
Bảng 4.1 Quy Mô Các Hộ Điều Tra 24
Bang 4.2 Dân Số và Lao Động a5
Bang 4.3 Lao Động và Việc Lam 26
Bang 4.4 Đặc Điểm Trình Độ Học Van a7
Bang 4.5 Phương Tiện Thông Tin Đại Chúng của Các Hộ Dân 28
Bảng 4.6 Tình Hình Chữa Bệnh Các Hộ Điều Tra Trên Địa Bàn 28
Bảng 4.7 Tình Hình Vay Vốn 29
Bang 4.8 Tỷ Trọng Thu Nhập Binh Quân Dau Người/Tháng 30
Bảng 4.9 Tình Hình Chi Tiêu Trung Bình của Một Hộ Gia Đình Trong Năm 2006 32
Bảng 4.10 Sự Khác Biệt Giữa Các Hộ Không Tham Gia Giữ Rừng 38
viii
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Đầm Doi - RNM Cần Giờ 6Hình 2.2 Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý RNM Cần Giờ 7Hình 3.1 Sơ Đồ Tóm Tat Sinh Kế Bén Vững 12Hình 4.1 Một Hoạt Động Kiếm Sống của Người Dân Xã Tam Thôn Hiệp 35Hình 4.2 Biểu Đồ Thể Hiện Các Nguồn Thu Nhập của Nhóm Hộ Không Tham Gia
Giữ Rừng 37
Hình 4.3 Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Ngành Nghề của Những Hộ có Thu Nhập Cao 39Hình 4.4 Biểu Đồ Thể Hiện Co Cấu Các Ngành Nghề của Những Hộ có Thu NhậpThấp 40Hình 4.5 Biểu Đồ Thể Hiện Mức Lương của Nhà Nước Trả Cho lha/năm Giai Doan
1993 - 2003 43
Hình 4.6 Hiện Trạng RNM Cần Giờ Sau Chiến Tranh 46Hình 4.7 RNM Cần Giờ Được Phục Hồi Sau Chiến Tranh 47Hình 4.8 RNM Cần Giờ Ngày Nay 49Hình 4.9 Sơ Đồ Tình Hình Quản Lý RNM Cần Giờ Giai Doan Từ 1975 ĐếnNay 50
1X
Trang 10DANH MỤC PHỤ LỤC
Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Trang 11CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc thù, có ý nghĩa to lớn đối với môi trường, là
hệ sinh thái có năng suất cao ở vùng ven biển nhiệt đới, song nó cũng là hệ sinh tháirất nhạy cảm với tác động của con người và những biến động của các yếu tố và cácđiều kiện tự nhiên RNM không những cung cấp các lâm sản có giá trị như than, củi,
gỗ, tanin, thực phẩm, thuốc mà còn là sinh cảnh sinh sản của nhiều loại hải sản,chim nước, chim di cư và một số đông vật có giá trị kinh tế lớn như khí, lợn rừng, kỳ
gió, chống xói mòn bảo vệ bờ sông, bờ biển hạn chế tác hại của gió bão và sóng than.
Ngoài ra, nó còn là chiếc nôi và là ngôi nhà chung của các loài chim muông, thú rừng
và nhiều loài thủy, hải sản Là khu bảo tồn nguồn gien, tái tạo cảnh quan thiên nhiên,phục vụ học tập, nghiên cứu, tham quan, nghỉ dưỡng, thúc đây phát triển kinh tế, xãhội và quốc phòng Những khu rừng già còn cung cấp chất đốt, vật liệu xây dựng,duoc liệu Phục vụ đời sống con người
Mặt khác, RNM cũng là nguồn sinh sống người dân địa phương là nguồn thu nhập chính của đại đa số người dân có trình độ thấp tại huyện Cần Giờ nói chung và ở
xã Tam Thôn Hiệp nói riêng.
Trang 12Từ những vấn đề trên ta thấy được tầm quan trọng của RNM và sự cần thiết
phải bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên này Vì nó chính là một tài sản vô cùng quýgiá có mối liên quan rất mật thiết đối với cuộc sống của người dân nơi đây Việc làm
này không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà nước mà còn là trách nhiệm của tất cả
người dân nói chung và của người dan ở vùng phụ cận nói riêng Những người nay sẽ
có một ảnh hưởng nhất định đối với RNM Cần Giờ vì họ là người sống gần gũi với rùng nhất Mặt khác, đời sống của người dân ở đây còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp
nên họ sẽ có nhiều tác động tích cực và tiêu cực đến tài nguyên rừng ở đây Đó cũng là
lý do tôi thực hiện đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA YÉU TÓ DÂN CƯ ĐÉN QUÁ TRÌNH
BẢO TON VÀ PHÁT TRIEN RUNG NGAP MAN TẠI XÃ TAM THÔN HIỆP,HUYỆN CAN GIO, TP HCM” với mong muốn giúp cho các nhà hoạch định chínhsách thấy rõ thực trạng đời sống của người dân nơi đây, đồng thời làm nổi bat giá trị
thực sự của khu rừng-một tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho TP.HCM, dé
moi người có ý thức hon trong việc bảo vệ va duy tri nó.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố dân cư đến việc bảo vệ và phát triểnRNM tai xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, TP.HCM
1.2.2 Mục tiêu cụ thé
-Tìm hiểu thực trạng đời sống của người dân tại xã Tam Thôn Hiệp
-Tim hiểu thực trạng cuộc sống của những hộ dân có sinh kế dựa vào RNM.-Tìm hiểu diễn biến của rừng từ khi có tác động của yếu tố dân cư Xác địnhnguyên nhân của sự thay đổi ấy
-Khao sát nhận thức bảo vệ rừng của người dan sống gần rừng
-Từ đó, ta có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng của người dân đối với sựthay đôi của rừng
Trang 13Thời gian tiến hành nghiên cứu từ ngày 23/03/2007 đến ngày 23/06/2007
1.4 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 5 chương
CHƯƠNG 1: DAT VAN DE
Nêu rõ ly do chon dé tài nghiên cứu, vạch rõ mục tiêu cần đạt được, thé hiện nộidung một cách van tắt, địa điểm thời gian cũng như giới hạn, sơ lược cầu trúc mà luậnvăn sẽ thể hiện
CHƯƠNG 2: TONG QUAN
Nêu lên tầm quan trọng của RNM Cần Giờ và giới thiệu sơ lược về địa bànnghiên cứu cụ thé là tại xã Tam Thôn Hiệp
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trinh bày chỉ tiết những van dé lý luận liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu bao
gồm các khái niệm chung, những lý thuyết đồng thời trình bày hệ thống các phươngpháp nghiên cứu mà luận văn sử dung dé tìm ra kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 4: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Nghiên cứu về thực trạng cuộc sống của người dan sống gần rừng và sự tác độngcủa họ đến rừng như thế nào Trên cơ sở đó, nhằm đưa ra những ý kiến của người
dân và ý kiến đề xuất của cá nhân nhằm ổn định, nâng cao cuộc sống của người dânnơi đây đồng thời thúc đây nhận thức về bảo tồn và phát triển RNM Cần Giờ
CHUONG 5: KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
Từ những vấn đề nghiên cứu rút ra những kết luận về cuộc sống của người dân và
sự tác động của họ đến tài nguyên rừng
Đưa ra những kiến nghị
Trang 14CHƯƠNG 2
TONG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về RNM Cần Giờ
RNM Cần Giờ là tài nguyên vô giá có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối
với đời sống của cộng đồng dân địa phương và các vùng phụ cận Trong chiến tranhRNM Cần Giờ bị hủy điệt hoàn toàn Sau 23 năm phục hồi và phát triển, ngày21/01/2000 Rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh
quyển dau tiên của Việt Nam, là điều kiện “địa loi” dé TP.HCM xây dựng nơi đây
thành vùng đất du lịch sinh thái, thu hút du khách
Ngày 12/12/2001 Dự án Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần GId đượcUBND thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt thực hiện sau khi được sự đồng thuận của
các Bộ, Ngành Trung Ương.
VỊ trí địa lý: Khu bảo tồn nằm hoàn toàn trong địa giới hành chính Huyện Phía
Bac giáp với tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp biến Đông, phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang
và Long An, phía Đông giáp Bà Ria-Viing Tàu.
Có tong điện tích: 38.663,98 ha, trong đó diện tích có rừng trồng: 21,427.48 ha,
rừng tự nhiên: 8,958.06 ha, đất khác: 8,278.48 ha Khu bảo tồn thiên nhiên được chiathành 3 phân khu chức năng:
-Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 12.292,88 ha.
-Phân khu phục hồi sinh thái: 26.322,30 ha
-Phân khu Hành chánh dich vu: 48,80 ha.
Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ mang tính đa dang sinh học
Cao:
Hệ thực vật có trên 156 loài thực vật thuộc 76 họ, thành phần loài chủ yếu:
-Thực vật ngập mặn thực su: Dude đôi (Rhizophora apiculata), Da Quanh
(Ceriops decandra), Giá (Excoecacia agallocha)
Trang 15-Thực vật gia nhập rừng ngập mặn: Tâm mộc nam (Cordia cochinchinensis),
Tra lâm vé (Thespesia populnea)
Hệ động vat gồm:
Khu hệ động vật không xương sống như: Tôm Sú (Penaeus monodon), Cua
Biển (Scylla serrata) có trên 70 loài thuộc 44 họ 19 bộ 6 lớp 5 ngành
Khu hệ cá như: Cá Dita (Pangasius polyuranodon), Thòi Loi (Periophthalmus
schlosseri) có trên 137 loài thuộc 39 họ 13 bộ.
Khu hệ lưỡng thê và bò sát: Có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát như cá sấu Hoa
Cà (Crocodylus porosus), Kỳ Đà nước (Varanus salvator)
Khu hệ thú: Mèo rừng (Felis bengalensis), Rai cá vuốt bé (Aouyx cinerea), Tê
Tê Java (Manis javanica), Doi Nghệ (Scotophilus heathii) có 19 loài, thuộc 13 họ, 7
bộ, trong đó có một số loài quí hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới
Khu hệ chim: Có khoảng 150 loài thuộc 47 họ 13 bộ, trong đó số lượng loài
chim nước chiếm trên 50% như Co Lao An Độ (Mycteria leucocephala), Choắt lớn mỏvàng (Tringa stagnatilis) và một số loài chim quí hiếm khác có trong sách đỏ của Việt
Nam.
Khu bảo tồn thiên nhiên được chia thành 24 tiểu khu và được bao bọc bởi hệ
thống sông rạch như: sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp, luôn được bảo vệ nghiêm
thác các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững (đầm dơi, sân chim,
khu khỉ hoang đã , khu Di Chi, chiến khu Rừng Sac và một số địa điểm du lịch khác).
Trang 16dân thành phố cũng như khách đến thăm Các món ăn đặc sản miền biển như: CuaRNM, Hào, Bản chua, trái Dừa lá sẽ đem lại cho du khách cảm giác tuyệt vời.
(Nguồn: BQLRPH Cần Giờ)
2.2 Sơ lược về BOLRPH Cần Giờ
2.2.1 Quá trình hình thành và tô chức của BQLRPH Cần Giờ
BQLRPH Cần Giờ được thành lập trong năm 2000 (trước đây trực thuộc Sở
NN & PTNT nhưng đến năm 2001 thuộc huyện Cần Giờ), trên cơ sở là BQLRPH môi trường TP.HCM BQLRPH Cần Giờ được tổ chức theo hình thức như sau:
Về tô chức nhân sự: Hiện nay, BQLRPH Cần Giờ có 100 cán bộ công nhân
viên, 154 hộ dân tham gia giữ rừng (trong đó có 30 hộ thuộc Tổng đội I - Thanh Niên Xung Phong) va 10 đơn vị nhận khoán là những người trực tiếp quản lý bảo vệ rừng,
được bố trí trên 24 tiểu khu
Về tổ chức các phòng: BQLRPH Cần Giờ gồm có Trung tâm truyền thông giáo
dục môi trường và Du lịch sinh thái, phòng Kỹ thuật và phát triển tài nguyên rừng,
phòng Pháp chế, phòng Tổ chức, phòng Tài chính - Kế toán, Đội lưu động, 5 Phân
khu, 4 Tiểu khu, 10 đơn vị nhận khoán bảo vệ rừng
Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo vệ rừng: Trụ sở, nhà phân khu và tiểu
khu, nhà chốt hộ dân và đơn vị nhận khoán bảo vệ rừng, ca nô, ghe, súng, roi điện,
may vi tính, máy chụp hình
Trang 17Ngoài ra, BQLRPH Cần Giờ còn được sự quan tâm của các cấp, các tổ chức
trong nước và quốc tế ủng hộ và tạo điều kiện để thực hiện công tác bảo vệ rừng được
tốt hơn Điều này chứng minh rằng, tầm quan trọng của hệ sinh thái RNM và giá trị
bảo tồn của RNM Cần Giờ đã được nhận biết
Hình 2.2 Cơ Cau Tổ Chức Quản Lý RNM Cần Giờ
UBND TP.HCM
Huyện Cần Giờ , «xạ SONN & PTNT
BQLRPH Cần SP ụd > Chỉ cục PTLN «+.» By š KL
Phân khu, tiểukhu — Don vị nhận khoán BVR Hạt và Trạm KL
Hộ dân giữ rừng Hộ dan git rừng
Ghi chú: Quan hệ trực tiếp
„„„.„„ — Quân hỆ gián tiếp
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ
BQLRPH Cần Giờ có các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Quản lý thống nhất toàn bộ diện tích rừng phòng hộ thuộc địa phận huyện Cần
Giờ, nhằm mục đích phát triển vốn rừng phòng hộ, không ngừng nâng cao tác dụng
phòng hộ của rừng.
- Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn 327, sử dụng vào các chương trình trồng và
quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.
- Nghiên cứu các thành tựu khoa học vào quá trình quan lý, chăm sóc, bảo vệ và
phát triển vốn rừng
- Hợp tác với các tổ chức khoa học trong và ngoài nước, nhằm thực hiện các
chương trình nghiên cứu khoa học.
- Trực tiếp quan lý bảo vệ và tổ chức giao khoán rừng đến từng hộ dân
Trang 18- Hợp đồng với các đơn vị nông lâm trường, trang trại, tổ chức và bảo vệ rừng
trên địa bàn huyện.
- BQLRPH Cần Giờ chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện Cần Giờ.
2.3 Giới thiệu sơ lược về xã Tam Thôn Hiệp
Từ việc thấy được tầm quan trọng của RNM Cần Giờ trong đời sống của người
dân địa phương cũng như người dân ở các vùng phụ cận, từ đó giúp cho người dân có
một nhận thức đúng đắn hơn trong việc bảo vệ rừng đồng thời nâng cao nhận thức bảo
vệ rừng cho mọi người và nhìn nhận được những tác động của họ đến quá trình bảo
tồn và phát triển của RNM nhằm nhận thấy được mối liên hệ giữa người dân địa
phương và rừng cho nên tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu tại địa bàn xã Tam Thôn
Hiệp dé phân tích những tác động này, sau đây là giới thiệu so lược về xã
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vi tri địa lý
Tam Thôn Hiệp là một xã thuộc huyện Cần Giờ (là một trong 5 huyện ngoạithành của thành phố Hồ Chí Minh nằm về hướng Đông cách trung tâm thành phốkhoảng 50km theo đường chim bay có hơn 20km bờ biển chạy đài theo hướng TâyNam - Đông Bắc) Xã gồm có tất cả 4 ấp đó là: An Lộc, An Hòa, An Phước và An
Nghia.
Xã có tong diện tích là 11.038,39 ha
- _ Phía Đông giáp huyện Nhơn Trach tinh Đồng Nai
- Phia Tây giáp xã An Thới Đông.
- _ Phía Bắc giáp xã Bình Khánh
- Phía Nam giáp xã Long Hòa.
b) Địa hình
Xã nằm trên vùng đất có địa hình đồng bằng cù lao của huyện Cần Giờ do phù
sa của hai con sông bồi đắp đó là sông Lòng Tàu và sông Tắc Tây Đen Xã có tổngđiện tích đất tự nhiên là 11.038,39 ha, trong đó bao gồm đất lâm nghiệp, đất nuôi trồngthủy sản, đất ở và đất sông rạch
c) Thé nhưỡng
Đặc điểm nổi bật về thé nhưỡng của huyện Cần Giờ là phèn và mặn cho nên xãTam Thôn Hiệp cũng có những điểm tương tự Đất ở đây được hình thành bởi tổng
8
Trang 19hợp các quá trình lang tụ trầm tích sét, quá trình phèn hóa và quá trình nhiễm mặn Có
4 loại đất cơ bản được tìm thấy tại đây:
§mm/ngày Lượng mưa trung bình hang năm từ 1.000 đến 1.400mm trong mùa mưa,
lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100mm, tháng nhiều nhất 240mm Mùa mưa
hướng gió chính là Tây đến Tây Bắc, mùa khô hướng gió chính là Bắc đến Đông Bắc.
e) Thủy văn
Hệ thống sông ngòi chằng chịt, nguồn nước từ biển vào bởi các con sông chảyqua xã, nguồn nước từ các sông dé ra là nơi nội lưu của sông Sài Gòn và sông ĐồngNai ra biển bằng hai tuyến chính là sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp Nằm trong vùng
có chế độ bán nhật triều, có hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày
Độ mặn: Nước mặn theo dòng triều ngược lên thượng lưu, trong thời kỳ triều lênhòa lẫn với nước ngọt từ nguồn đồ về thành nước lợ sau đó độ mặn giảm di trong thời
gian triều kém Từ khi nhà máy thủy điện Trị An chính thức di vào hoạt động, nha
máy này có ảnh hưởng đến sự biến đổi độ mặn của vùng Cần Giờ rõ rệt
2.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a) Dân số
Theo kết qua điều tra năm 2006 toàn xã Tam Thôn Hiệp có khoảng 5233 nhânkhẩu, mật độ phân bế dan cư là 82 người/km” (thấp nhất so với các quận huyện kháccủa thành phó), tỉ lệ tăng dan số tự nhiên là 1.106%/1.444% giảm 0,338% so với kếhoạch, dan số phân bỗ không đều chủ yếu tập trung ở ấp: An Hòa, An Lộc, An Phước.(Phòng thống kê xã Tam Thôn Hiệp năm 2006)
Trang 20b) Lao động
Trong năm 2006 số người trong độ tuổi lao động là 3122 người, trong đó số
người có việc làm én định là 2123 người, còn 999 người chưa có việc làm Trong năm
xã đã giải quyết việc làm hơn 400 lao động làm công nhân, gia công giày da Hiệnnay, xã đang tìm cách khắc phục tình trạng thất nghiệp trong dan cư tạo công ăn việc
làm cho người lao động nhằm giảm các hộ trong xóa đói giảm nghèo xuống tỷ lệ thấp
nhất (trong 400 lao động được giải quyết có 265 lao động nằm trong chương trình xóa
đói giảm nghèo).
c) Kinh tế xã hội
Thu nhập bình quân đầu người là: 784.148 đồng/người/tháng, tuy nhiên xã còn
thiếu nước sạch cho sinh hoạt vì ở đây là vùng ngập mặn nên không có nguồn nước ngọt Hầu hết nước ding cho sinh hoạt đều được chở đến từ TP.HCM bằng tàu thuyền cho nên giá cho 1m nước cao hơn ở TP.HCM mặc dù gần đây đã có sự trợ giá cúa nhà
nước Đây cũng là một trong những khó khăn của huyện nói chung và của xã nói
riêng.
Nông nghiệp: người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản, đặc biệt là tôm và cua Nhưng nguồn thu nhập từ đây đang bị thu hẹp do môitrường sống của thủy sinh vật đang bị đe dọa như: tình hình thời tiết không thuận lợi, nguồn giếng chất lượng thấp, ý thức quản lý sản xuất cộng đồng của người dân chưacao, đo đánh bắt bằng cào te và ô nhiễm nguồn nước
Về lâm nghiệp: trong năm 2006 toàn xã có 71 hộ nhận giữ rừng, tổng diện tích
6.492,6 ha va đã tạo thêm việc làm cho 140 lao động Thự hiện qui ước bảo vệ rừng,
phát triển và bảo vệ tốt, nạn chặt phá rừng được ngăn chặn có hiệu quả
Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: chủ yếu là cơ sở đóng tàu, may giacông giày đa, sản xuất nước đá giá trị sản phẩm chủ yếu là công nghiệp cơ khí 385
triệu đồng/năm; công nghiệp khác là 150 triệu đồng/năm Trong năm 2005 Nhà nước
đã cấp phép ưu đãi đầu tư cho 3 doanh nghiệp đầu tư tại xã ở các lĩnh vực gia côngmay mặc và giày da, kết hạt cườm
Về thương mại dịch vụ: trong năm có tổng cộng 197 hộ đăng ký kinh doanh
(tạp hóa, dịch vụ, ăn uống ) Gia tri tổng doanh thu 27,35 ty đồng đạt 103,8% chỉ tiêu
kế hoạch và đạt 90,3% so với năm 2005; trong đó doanh thu thương nghiệp: 81,06%;
10
Trang 21dich vụ: 10,3%; ăn uống: 8,62% Do ảnh hưởng của dich cúm gia cầm nên mặt hàng
thủy sản trong năm có tăng giá.(Nguồn: phòng thống kê xã Tam Thôn Hiệp năm 2006)
đ) Giáo dục
Xã gồm có Ï trường mẫu giáo, | trường tiểu hoc, 1 trường trung học cơ sở vàkhông có trường phổ thông Hàng năm có khoảng 1.811 em được huy động ra lớp ởcác cấp học; duy trì đến tháng 12 năm 2006 là: Đối với mẫu giáo duy trì 178/194 em(giảm 16 em, trong đó 6 em chuyển trường và 10 em vì nhiều lý do khác), đạt 91,75%;Tiểu học đuy trì được 506/513 em (có 6 em chuyển đến và 1 em bỏ học) đạt 98,63%;Trung học cơ sở duy trì 464/468 em đạt 99,14%; Trung học phê thông có 144 em; phổcập bậc trung học là 48/50 em đạt 96%; học nghề 14 em
e)Y tế
Hiện nay xã chỉ có duy nhất một trạm y tế, khám và điều trị bệnh cho khoảng11.517 lượt bệnh nhân/năm Công tác phòng chống dịch bệnh được tăng cường, chuẩn
bị các điều kiện ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết không xãy ra trên địa bàn Điều kiện cơ
sở vật chất nơi đây còn nhiều yếu kém song đang được tăng cường cả về số lượng cũng như chất lượng khám chữa bệnh Đồng thời luôn phối hợp với nhiều đoàn khám
chữa bệnh từ thiện thành phố đến khám và phát thuốc miễn phí cho dân nghèo và đối
tượng chính sách, trong năm thực hiện chương trình bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và
kế hoạch hóa gia đình
f) Giao thông
Có nhiều con đường đã được bê tông hóa dẫn vào các ấp nhưng vẫn còn tuyến
đường chính của xã chưa được xây dựng gây ô nhiễm cho người dân sống gần con đường đó Đường thủy cũng đóng vai trò quan trọng tao điều kiện cho người dân đi lại trao đổi mua bán vẫn còn khá phổ biến được giao cho hợp tác xã Trần Hưng Đạo quản
lý và điều hành, tổ Trật tự đô thị xã kiểm tra và quản lý về các thủ tục hành chính củaphương tiện và tham gia giải quyết các tranh chấp xãy ra
11
Trang 22CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Một số lý thuyết và khái niệm cơ bản
căng thẳng và chấn động, và tồn tại được hoặc nâng cao thêm các khả năng và của cải
của mình hiện nay và cả trong tương lai mà không làm tốn hại đến các nguồn lực môi
trường Một vài trường hợp nghiên cứu sử dụng phương pháp sinh kế, phương pháp
này hợp nhất sự quản lý các nguồn lực trong một khung được gọi là khung sinh kế bền
vững và trong đó nó đã phân tích việc con người sử dụng nguôn lực tự nhiên cho cuộc
Vốn vật chất
Vốn xã hội Vốn nhân lực
Trang 23Để đảm bảo sinh kế một cách bền vững thì người dân cần được hưởng các nhucầu tối thiểu để duy trì cuộc sống và có 5 loại tài sản kể trên Tùy từng gia đình, từngđịa phương mà các loại tài sản này có thể khác nhau nhưng co bản 5 loại tài sản trên
là:
- Vốn tự nhiên: đất, nước, rừng
- Vốn nhân lực: lao động, người ăn theo, kỹ năng
- Vốn xã hội: bạn bè, người thân, mạng lưới quan hệ xã hội
- Vốn tài chính: thu nhập bang tiền mặt, tiết kiệm, vật nuôi, gia súc
- Vốn vật chất: công cụ, thiết bị giao thông
b) Tính dễ bị tốn thương
Khái niệm về nghèo đói thường được định nghĩa trong thuật ngữ kinh tế, dựavào những chỉ tiêu như thu nhập hay tiêu dùng Nghèo đói nhận ra từ những van désau đây: (1) Thiếu của cải và thu nhập; (2) Thiếu cơ hội tham gia vào các hoạt độngsản xuất đó có thể là sinh kế bền vững; (3) Thiếu tiếng nói và quyền lực; (4) Thiếu khả năng thăng tiến và bảo vệ những lợi ích cộng đồng; và (5) Tinh dé bị tổn thương Tính
dé bị tổn thương được định nghĩa bởi DFID (1999), ngăn chặn môi trường tiêu cực bên
ngoài trong đó con người tồn tại cùng với những cú sốc (hạn hán, lũ lụt, bão), cácchiều hướng (dan số, nền kinh tế, nguồn lực), và theo thời vụ (cơ hội việc làm, giá cả,
và sản xuất) Những hoạt động nghiên cứu tính dé bị tốn thương này như là một khái niệm vì nó được xem như có một sự ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo.
c) Da dang sinh học
Đa dang sinh học bao gồm sự da dang của các dang sống, vai trò sinh thái machúng thé hiện va da dang di truyền mà chúng có Như vậy da dang sinh học là toàn bộcác dạng sống trên trái đất, bao gồm toàn bộ các gen, các loài, các hệ sinh thái và cácquá trình sinh thái, không thể không kẻ đến các hệ sinh thái rừng, bời vì chúng đóng
một vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học phải được coi như là nguồn tài nguyên toàn cầu và bao tồn đa dang sinh học phải là nhiệm vụ cấp bách của toàn cầu, của toàn nhân loại.
Có 3 lý do chính dé cho công tác này quan trọng hơn bao giờ hết, đó là:
- Con người đang phá hoại môi trường sống với một tốc độ báo động, đặc biệt
là ở vùng nhiệt đới.
13
Trang 24- Khoa học đang phát hiện ra những tiềm năng sử dụng mới của đa dạng sinhhọc mà dé khai thác tiềm năng đó, đôi khi nó lai gây hại cho môi trường.
- Một phần khá lớn của sự đa dạng đang bị mat đi bằng con đường tuyệt chủng
mà chúng không thể nào có thé tái tạo được do bởi môi trường sống đang bị huỷ hoạinghiêm trọng.
Cần phải có một chính sách bảo tồn và phát triển phù hợp dé đa dang sinh học, ngu6n tài nguyên quí giá đó của nhân loại còn có thể tiếp tục tồn tại cho hôm nay và
cho thế hệ tương lai
d) Bao tén da dang sinh hoc
Khai niém
Bao tồn da dang sinh học là việc quan lý mối tác động qua lại giữa con người
với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện
tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng dé đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế
hệ tương lai.
Sự cần thiết phái bảo tồn da dang sinh học
Thực trạng da dang sinh học trên phạm vi toàn cầu đã và đang suy thoái nghiêm
trọng Suy thoái đa dạng sinh học sẽ đưa đến những hậu quả to lớn và không lường trước được đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Đa dạng sinh học có
giá trị rất lớn như đã nêu ở phan trước, chính vì thế bảo tồn là việc làm cần thiết và khẩn cấp hiện nay của nhân loại Nhìn chung có một số lý do khẳng định sự cần thiết
phải bảo tồn đa đạng sinh học là:
Lý do kinh tế: lý do này trước hết đề cập về góc độ kinh tế của đa dạng sinh học, đó là những sản phẩm được con người trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng.
Lý do sinh thái: lý do này dé cập đến việc duy trì các quá trình sinh thái cơ bản
của đa dạng sinh học Đa dạng sinh học đã tạo lập nên sự cân bằng sinh thái nhờ
những mối liên hệ giữa các loài với nhau Cân bằng sinh thái là cơ sở dé phát triển bền
vững của quá trình trao đổi chất và năng lượng trong hệ sinh thái
Ly do đạo đức: ly do này giúp chúng ta tôn trọng lẫn nhau trong quá trình cùng
tồn tại Các sinh vật phải nương tựa vào nhau để sống, sinh vật này là chỗ dựa của sinh vật kia Chúng tạo thành một chuỗi liên hoàn tồn tại trong thiên nhiên và mỗi sinh vật
chỉ là một mắc xích trong chuỗi liên hoàn đó
14
Trang 25Lý do thầm mỹ: đa đạng sinh học đã tạo ra những dịch vụ tự nhiên để con người
nghỉ ngơi, du lịch sinh thái, thưởng thức và giải trí Nó góp phần cải thiện đời sống
của con người.
Lý do tiềm ẩn: không phải các loài sinh vật đều có những giá trị kinh tế, sinhthái, đạo đức, thẩm mỹ giống nhau và thực tế hiện nay chúng ta chưa xác định đượchết các giá trị của chúng Một số loài hiện đuợc coi là không có giá trị có thể trở thànhloài hữu ích hoặc có giá trị lớn nào đó trong tương lai, đó chính là giá trị tiềm an của
đa đạng sinh học.
Các nguyên tắc cơ bản của bảo tổn đa dạng sinh học
Theo khuyến nghị của các nhà nghiên cứu bảo tồn, khi tiến hành nghiên cứu vàtriển khai việc phát triển chiến lược đa dạng sinh học, cần phải tuân thủ 10 nguyên tắc
chỉ đạo cơ bản sau:
- Mọi dạng của sự sống là độc nhất và cần thiết và mọi người phải nhận thứcđược điều đó
- Bảo tồn đa dạng sinh học là một dạng đầu tư đem lại lợi ích lớn cho địaphương, cho đất nước và toàn cầu
- Chi phí và lợi ích của bảo tồn đa đạng sinh học phải được chia đều cho mọiđất nước và mọi người trong mỗi đất nước
- Vì là một phan của các cố gắng phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học đòi hỏi những biến đổi lớn về hình mẫu và thực tiễn của phát triển kinh tế toàn cầu.
- Tăng kinh phí cho bảo tồn da dang sinh học, tự nó không làm giảm mất đa dang sinh học Cần phải thực hiện cải cách chính sách và tô chức để tạo ra các điều
kiện về nguồn kinh phí được sử dụng một cách có hiệu quả
- Mãi địa phương, đất nước và toàn cầu đều có các ưu tiên khác nhau về bảo tồn đa dạng sinh học và chúng cần được xem xét khi xây dựng chiến lược bảo tồn Mọiquốc gia và mọi cộng đồng đều quan tâm đến bảo tồn đa dang sinh học riêng củamình, nhưng không nên tập trung chỉ cho riêng một số hệ sinh thái hay các đất nước
Trang 26- Hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học phải được lên kế hoạch và được thực hiện
ở phạm vi đã được các tiêu chuẩn sinh thái và xã hội xác định Hoạt động cần tập trung vào nơi có người dân hiện đang sinh sống và làm việc, và trong các vùng rừng cấm
hoang đại.
- Đa dạng văn hoá gan liền với da dang sinh hoc Hiéu biét tap thé của nhân
loại về đa dạng sinh học cũng như việc quản lý, sử dụng đa dạng sinh học được năm
trong đa dạng văn hoá Bảo tồn đa đạng sinh học góp phần tăng cường các giá trị và sự
thống nhất văn hoá
- Tăng cường sự tham gia của người dân, quan tâm đến các quyền cơ bản của
con người, tăng cường giáo dục và thông tin và tăng cường khả năng tổ chức là những
nhân tố cơ bản của bảo tồn đa dạng sinh học
IUCN, UNEP, WWF(1991) cũng đưa ra 9 nguyên tắc sống bền vững liên quan đến
bảo tồn đa dạng sinh học:
- _ Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
- Cai thiện chất lượng của cuộc sống con người.
- Bảo vệ sự sống và tinh đa dang của trái đất.
- Han chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm nguồn tài nguyên không tái tạo.
- Giữ vững khả năng chịu đựng của trái đất.
- Thay đối thái độ và thói quen của con người
- Cho phép các cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình.
- Tạo ra một quốc gia thông nhất thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ.
- Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu.
e) Vấn đề đói nghèo
Có nhiều quan niệm khác nhau về nghèo đói, song quan niệm chung nhất cho
rằng: Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng nhu cầu cơ bản
tối thiểu của cuộc sống như ăn, ở, mặc, vệ sinh, y tế, giáo dục Tình trạng nghèo đói
ở mỗi quốc gia có khác nhau về mức độ và số lượng, thay đổi theo thời gian và không
gian Người nghèo của quốc gia này có thể có mức sống trung bình hoặc khá so với
quốc gia khác Nghèo đói mang ý nghĩa tương đối Ta có thể xem xét nghèo đói trên 4khía cạnh: theo thời gian, không gian, giới và môi trường
16
Trang 27- Vé thời gian: Người nghèo là những người có mức sống đưới mức được xemnhư là tối thiểu có thể chấp nhận được trong một thời gian dai Tuy nhiên có nhữngngười nghèo trong một khoảng thời gian nhất định như những người thất nghiệp, hoặcnhững người mới nghèo do suy thoái kinh tế hoặc do thiên nhiên hay do con người
- Vé môi trường: Hầu hết người nghèo đều sống ở các vùng sinh thái khắcnghiệt, tình trạng nghèo đói và xuống cấp của môi trường làm trầm trọng thêm tình
trạng này.
Nguyên nhân nghèo đói
Nguyên nhân của nghèo đói rất đa dạng, nó chịu tác động của nhiều nguyênnhân khác nhau, thường không phải chỉ 1 - 2 nguyên nhân mà là tổng hợp của nhiềunguyên nhân Tuy nhiên có thể xem xét các nguyên nhân của tình trạng nghèo đói trên
2 khía cạnh.
- © tầm vĩ mô (dối với bộ phận dân cư nghèo đói như là đối tượng nghiên cứu)mang tính khách quan như tiềm năng kinh tế, trình độ dân trí thấp, chiến tranh, điềukiện sản xuất khó khăn, thiên tai, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ tăng dân số cao ; các chínhsách kinh tế xã hội của Chính phủ như chính sách về đất đai, tín dụng, việc làm, dịch
vụ công cộng chưa quan tâm thích đáng đối với người nghèo
- Những nguyên nhân chủ quan thuộc tầm vĩ mô của các gia đình như thiếuruộng đất, ít kinh nghiệm sản xuất, thiếu vốn, thiếu lao động, đông con
Sự cần thiết của việc xoá đói giảm nghèo:
Hiện nay xoá đói giảm nghèo được mọi quốc gia coi như một yêu cầu, một đòihỏi bắt buộc về mặt đạo đức, xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị Bởi vì đói nghèokhông chỉ là lực cản lớn nhất của sự phát triển mà nó còn gây nên sự tàn phá ghê gớm
về đạo đức, tinh thần, làm quấy đảo xã hội, làm suy kiệt kinh tế và làm sup đỗ vềchính trị, phương hại đến an ninh
t7
Trang 28f) Lâm nghiệp xã hội
Thuật ngữ lâm nghiệp xã hội lần đầu tiên được sử dụng tại một cuộc hội thảo
quốc tế về lâm nghiệp tại An Độ năm 1968 Mãi đến năm 1978 tổ chức FAO mới đưa
ra định nghĩa chung nhất về LNXH như sau: “LNXH bao gồm mọi hình thức lôi cuỗn
người dân địa phương vào các hoạt động lâm nghiệp Nó còn phản ánh tình hình từ
việc quan lý những đám cây gỗ của cộng đồng trên những vùng không đủ cung cấp gỗ
và các lâm sản khác cho nhu cầu địa phương đến việc trồng cây ở mức độ trang trạiLNXH còn bao gồm cả việc chế biến những sản phẩm rừng ở mức hộ gia đình, thợ thủcông hay công nghiệp loại nhỏ của cộng đồng LNXH không bao gồm các hoạt độnglâm nghiệp công nghiệp thuộc loại lớn cũng tham gia vào phát triển cộng đồng nhưngchỉ thông qua việc thuê mướn và trả công LNXH còn bao gồm các hoạt động của cácdoanh nghiệp rừng 6 mức độ cộng đồng Những hoạt động lâm nghiệp thích hợp vớitất cả các hình thức sở hữu đất đai”
Mục tiêu của LNXH
Theo FAO năm 1978 đã nhấn mạnh mục tiêu của LNXH theo quan điểm nghềrừng cho sự phát triển cộng đồng địa phương theo ba nội dung chủ yếu sau:
- Tăng mức sống của người dân địa phương
- Lôi cuốn thu hút người dan địa phương vào quá trình làm quyết định, cái màảnh hướng trực tiếp đến sự tồn tại của họ
- Làm thay đổi động lực tham gia của người dân vào các hoạt động lâm nghiệpbằng việc họ nhận trực tiếp các lợi ích từ kết quả sản xuất của họ
Nhưng đến năm 1984 VERGARA đã dé xuất 4 mục tiêu của LNXH như sau:
- Tạo ra cơ hội có việc làm cho người dân địa phương.
- Giữ vững ổn định và củng cé cộng đồng
18
Trang 29- Sản xuất hàng hóa: gỗ, cũi, thức ăn gia súc, phân xanh, lương thực cho tiêu
dùng cho địa phương.
- Làm giảm ảnh hưởng xâu đến môi trường địa phương do tăng năng lực sảnxuất bừa bãi, quá mức và giữ vững, ổn định năng lực sản xuất.
Có rất nhiều quan điểm nói về mục tiêu của LNXH nhưng suy cho cùng thì mụctiêu cuối cùng của LNXH là:
- giải quyết các vấn dé kinh tế của cộng đồng, bằng cách nâng cao mức sốngcủa người dân tạo ra cơ hội cho nông dân có thu nhập, phát triển sản xuất hàng hóa
cho tiêu dùng nội bộ và thị trường.
- Góp phan giải quyết các vấn đề xã hội trong cộng đồng Bởi vì LNXH tạo racông ăn việc làm cho người dan địa phương, phát huy công bằng xã hội, khơi day vaphát huy truyền thống tốt đẹp, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, kinh nghiệm sản
xuất truyền thông được tôn trọng, cuối cùng là góp phần lập lại trật tự cộng đồng.
- Góp phần giữ vững cân bằng sinh thái, bảo vệ môi sinh bằng các hoạt độngthực tiễn, để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất đo tăng sản xuất quá mức
(Nguồn: Nguyễn Bá Ngãi, 1993)
3.1.2 Những quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
a) Quyền và nghĩa vụ của BQLRPH
Quyền của BQLRPH:
Được cơ quan nhà nước có thâm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền
sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng:
Được sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê
rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất;
Được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp theo Quy chế
Trang 30Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp
luật có liên quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng;
Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để
bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ,
cải tạo rừng mang lại;
Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp đối với rừng được giao, được
Được tiến hành hoặc hợp tác với các tổ chức, nhà khoa học trong việc nghiên
cứu khoa học theo kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thắm quyền phê duyệt;
Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi nhiệm vụ,quyên hạn của mình;
Xây dựng tô chức thực hiện nội quy bảo vệ khu rừng;
Lập và trình cơ quan nhà nước có thâm quyền xét duyệt phương án quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng và thực hiện phương án đã được duyệt;
Được khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định của Luật Bảo vệ và
phát triển rừng
Nghĩa vụ của BQLRPH:
Bảo toàn vốn rừng và phát triển rừng bền vững; sử dụng rừng đúng mục đích,
đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao, cho thuê rừng và theo Quy chế quản
lý rừng;
Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch, kế hoạch, dự án, phương án
đã được phê duyệt;
Dinh kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng
và các hoạt động liên quan đến khu rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển
rừng;
20
Trang 31Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn sử
dụng rừng;
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
Tuân theo các quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các quy địnhkhác của pháp luật; không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có
Được kết hợp nghiền cứu khoa học, kinh doanh cảnh quan, nghĩ dưỡng, du lịch
sinh thái - môi trường theo dự án được cơ quan nhà nước có thâm quyền phê duyệt;
Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triểnrừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của phápluật có liên quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng;
Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước đểbảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ,
cải tạo rừng mang lại;
Được Nha nước bao hộ quyền và lợi ích hợp pháp đối với rừng được giao, được
thuê;
Xây dựng khu rừng theo hướng dẫn của cơ quan có thâm quyền quản lý về
rừng;
2h
Trang 32Được khai thác, sử dụng rừng, tận thu lâm sản theo quy định của Luật Bao vệ
và phát triển rừng:
Được chuyên đổi diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân trong cùng
xã, phường, thị trấn; cá nhân được để thừa kế quyền sử dụng rừng theo quy định củapháp luật.
Nghĩa vụ
Báo toàn vốn rừng và phát triển rừng bền vững; sử dụng rừng đúng mục đích,
đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao, cho thuê rừng và theo Quy chế quản
lý rừng;
Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch, kế hoạch, du án, phương án
đã được phê duyệt;
Định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng
và các hoạt động liên quan đến khu rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển
rung:
Giao lại rừng khi Nha nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời han sửdụng rừng;
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
Thực hiện quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác
của pháp luật; không làm tổn hại đến lợi ích của tổ chức, cá nhân có liên quan.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp mô tả
Sử dụng phương pháp này nhằm mô tả lại các hoạt động kiếm sống của người
dân tại xã từ đó có thể thấy được thực trạng điều kiện — kinh tế xã hội, đồng thời mô tả
diễn biến của rừng trước và sau khi có sự tham gia của người dân và sự tác động củangười dân đến rừng theo một trình tự thời gian
3.2.2 Phương pháp lịch sử
Sử dụng phương pháp này nhằm phát hiện những thông tin về sự hình thành và phát triển của rừng theo thời gian có sự thay đổi đồng và tìm hiểu thêm thông tin của
cư dân tại xã về các hoạt động sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản, thảm hoạ thiên
tai, nguôn tin vê dân sô, kinh tế, xã hội
22
Trang 333.2.3 Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích
Thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập các báo cáo nội bộ hàng tháng, hàng năm của UBND xã Tam Thôn
Hiệp.
Thu thập tài liệu của BQLRPH Cần Giờ về: sự diễn biến của rừng qua các năm,
những số liệu có liên quan đến những hộ dan ở xã Tam Thôn Hiệp hiện đang giữ rừng,
sự hình thành và phát triển của BQLRPH Cần Giờ.
Thu thập thông tin sơ cấp
Điều tra nông hộ
Tiến hành điều tra và chọn mẫu ngẫu nhiên gồm 60 hộ ở 3 ấp của xã Tam Thôn Hiệp là ấp An Lộc, ấp An Phước và ấp An Hòa còn ấp Trần Hưng Đạo do có ít hộ
sống phụ thuộc vào rừng nên không điều tra ở ấp này Mẫu được tiến hành lựa chọn
theo hai nhóm: nhóm hộ không tham gia giữ rừng là 40 hộ, trong 40 hộ này được phân
ra thành nhiều ngành nghề khác nhau để so sánh và nhóm hộ giữ rừng là 20 hộ.
Bên cạnh đó, phỏng vấn những người già trong xã để tìm hiểu những thông tin
về sự hình thành và phát triển của RNM trước kia và hiện nay Phỏng van trực tiếp các
chú quản lý lâm trường, hộ nông dân, nhân viên kiểm lâm, cán bộ đang làm việc tại
BQLRPH để có bức tranh tổng quát về thực trang kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục, về
nhận thức, ý kiến của họ về việc khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng
Phương pháp PRA ( phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham
gia của người dân)
Trực tiếp phỏng vấn những người dân tại xã Qua đó thấy được lich sử hình thành khu dân cu, những thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống và nguyện vọng của
người dân nơi đây.
Xử lý số liệu: bằng phần mềm excel
23
Trang 34CHƯƠNG 4
KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình kinh tế - xã hội của người dân tại xã Tam Thôn Hiệp
4.1.1 Tình hình văn hóa xã hội
Nguôn tin: Kết qua điều tra
Qua bảng 4.1 ta có thể thấy được số hộ có ít hơn 4 người thấp chỉ có 10 hộ
chiếm 16,67% đa số đây là những hộ mới lập gia đình chứ không phải số nhân khẩu đã
én định Số hộ có từ 4 - 5 người là 40 người chiếm một tỷ lệ cao nhất là 66,66% đây lànhững gia đình không phải ít con mà là những gia đình đông con nhưng đã lập gia
đình và tách hộ riêng cho nên số người con còn lại trong nhà không cao Đại đa số đây
là những hộ gia đình sống lâu năm ở đây Và số hộ có từ 6 - 7 người chiếm 16,67%
đây là những hộ đông con nhưng trong gia đình chỉ có 1, 2 hoặc chưa có ai lập gia
đình Người dân ở đây ít sống theo kiểu đại gia đình vì chính sách của xã đã phần nào hạn chế được việc này (những hộ dân khi tách hộ khẩu sẽ được xã xem xét và cấp đất ở) Hiện nay xã đã hoàn thành tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng đân số
Trang 35tự nhiên giảm và theo số liệu báo cáo của xã năm 2006 là 1,106% giảm 0,357% so vớinăm 2005 là 1,463% Để hiểu thêm tình hình lao động của người dân ta xem bảng 4.2Bảng 4.2 Dân Số và Lao Động
Chỉ tiêu Nam Nữ Tổng Cơ cấu (%)
Dưới tuôi lao động 32 49 81 29,78
Trong tudi lao động 85 91 176 64,70
Ngoài tuổi lao động 6 9 15 5,52
64,70% có tý lệ cao nhất trong 3 độ tuổi đây là một lực lượng lao động khá đổi dào
nhưng đo trình độ của họ thấp nên không có việc làm thích hợp cho nên những người
này chi dựa vào rừng để kiếm sống như bắt cua, bắt ốc hoặc đi đánh bắt cá tôm dẫn đến thu nhập thấp đây là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn Số người ngoài tuổi lao động chiếm 5,52% một tỷ lệ khá thấp cho thấy mức độ tuổi thọ của người dan
nơi đây khá thấp so với TP.HCM Nhìn chung trong toàn xã tỷ lệ người trong độ tuổi
lao động chiếm cao nhất đây là một ưu thế nhưng số lao động này chỉ có số lượng
đông không có chất lượng tốt nên đời sống của người dân nơi đây vẫn còn rất nhiều
khó khăn và trở ngại.
b) Lao động và việc làm
Qua bảng 4.3 ta có thé thay rằng giữa tỷ lệ người làm công nhân viên và nhữngngười làm nghề dựa vào rừng như giữ rừng, bắt cua hay đi làm thuê có sự chênh lệch
thấy rõ Tỷ lệ cao nhất là những người sống dựa vào rừng là 33,09% với số người là 90
người do họ có trình độ thấp nên không có cơ hội làm nghề khác tốt hơn Và trái ngược lại là sế người làm công nhân viên chức là 9 người chiếm tỷ lệ là 3,31% nhỏ nhất trong số các ngành nghề ở đây, số người làm thuê chiếm 16,18%, số người đi học
chiếm 20,96%, và nghề khác chiếm 13,23% Nhìn chung người dân sống chủ yếu dựa
25
Trang 36vào rừng hoặc di làm thuê kiếm sống và đây cũng chính là những hộ thuộc diện xóa
đói giảm nghèo của xã.
Bảng 4.3 Lao Động và Việc Làm
Nghề nghiệp Nam Nữ Tổng Tỷ lệ (%)Sống dựa vào rừng 59 31 90 33,09
Qua bảng 4.4 ta nhận thấy rằng số người chưa đi học chiếm 17,28% tổng số
dân, trong đó số người chưa đến tuổi đi học là là 23 người chiếm 8,45%, số người mù chữ là 24 chiếm 8,82% Tổng số người đang đi học là 57 người chiếm 20,96%, số học sinh cấp I là 23 người chiếm 9,56%, học sinh cấp II là 20 người chiếm 7,35%, học sinh cấp III là 9 người chiếm 3,31%, số người học cao dang - trung học là | người chiếm 0,37% tương tự đại học cũng chỉ có 1 người chiếm 0,37% một tỷ lệ rất thấp Ngược lại
số người thôi học lại chiếm một tỷ lệ khá cao là 168 người chiếm 61,76% cao gấp 3
lần so với số người đang đi học và gấp 3,57 lần so với số người chưa học Nguyên
nhân là do gia đình gặp nhiều khó khăn nên nhiều người không thiết tha với việc học (đa số đều thôi học ở độ tuổi còn đi học) Trong đó, số người thôi học ở cấp I là 70 người chiếm tỷ lệ cao nhất 25%, ở cấp II là 62 người chiếm 21,69%, ở cấp III là 41
người chiếm 15,07% và đặc biệt không có người thôi học ở cao đăng - trung học hay
đại học điều này chứng minh một điều là trình độ học vấn ở đây rất thấp được thể hiện
ở số người thôi hoc ở cấp I đông nhất Nhìn chung trình độ dan trí đã ảnh hưởng rat nhiều đến sản xuất và đời sống gia đình đặc biệt là việc làm dẫn đến thu nhập của người dân nơi đây rất thấp nhưng đang được xã cải thiện bằng việc tạo điều kiện cho
người dân học bổ túc văn hóa
26