Ý nghĩa nghiên cứu Đề tài nhằm cung cấp những thông tin cần thiết mang tính khoa học cho các cơ quan chức năng trong công tác quy hoạch cụm dân cư vượt lũ và cung cấp những thông tin man
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HỎ CHÍ MINH
TẠI XA THANH HUNG —- HUYỆN GIONG RIENG —
TINH KIEN GIANG
LUAN VAN CU NHANCHUYEN NGANH PHAT TRIEN NONG THON VA KHUYEN NONG
Giáo Viên hướng dẫn Sinh Viên thực hiện
Cô TRANG THỊ HUY NHAT ĐÀO THANH CÂN
Khóa: 2002 — 2006
Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2006
Trang 2MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY HO CHI MINH CITY
FACCULLTY OF ECONOMICS
LIVELIHOOD STATUS-QUO OF PEOPLE
CONCENTRATED GROUP FLOODPRONE
AREA AT THANH HUNG COMMUNE
-GIONG RIENG DISTRIST - KIEN GIANG PROVINCE
GRADUATED ESSAY
MAJOR RURAL DEVELOPMENT AND EXPANSION
MISTRESS PROBATIONARY SUDENT
Mrs TRANG THI HUY NHAT DAO THANH CAN
COURSE: 2002 — 2006
Ho Chi Minh City
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “THỰC
TRẠNG ĐỜI SÓNG CỦA CỤM DÂN CƯ VƯỢT LŨ TẠI XÃ THẠNH HUNG - HUYỆN GIONG RIENG - TINH KIÊN GIANG” do Đào Thanh
Can, sinh viên khóa 28, chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày
TRANG THỊ HUY NHẤT
(Giáo viên hướng dẫn)
Ký tên ngày thang nam 2006
Chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo Thư ký Hội đồng chấm báo cáo
Ký tên ngày tháng năm 2006 Kýtên ngày tháng năm 2006
Trang 4LỜI CÁM TẠ
Lời đầu tiên xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Má, là những người đã cócông sinh thành, nuôi đưỡng và tạo điều kiện cho con có được ngày hôm nay.Cảm ơn các anh, chị và em trong gia đình đã động viên và tạo điều kiện tốt nhấtcho tôi được đến trường
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quý thầy cô khoa Kinh Tế đã truyền đạt chotôi những kiến thức quý báu, sự chỉ bảo ân cần làm hành trang cho tôi vững bướcvào cuộc sống
Xin chân thành cam ơn cô Trang Thị Huy Nhat đã tận tình hướng dẫn,giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp một cách tốt nhất
Xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Ban quản lý dự án đầu tư và xâydựng huyện Giồng Riêng, đặc biệt là anh Kiệt, anh Đông đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thực tập tại địa phương và trong thời gian hoàn thành đề tài
Xin chân thành cảm ơn UBND xã Thạnh Hưng và các anh, chị, cô, chú, bác trong cụm dân cư đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa phương Đặc biệt là anh Tràng, cán bộ xây dựng xã Thạnh Hưng đã giúp đỡ tôi
rất nhiều trong thời gian làm đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình anh 2 Bá đã tạo điều kiện cho tôi có nơi
ăn ở thoải mái trong thời gian thực tập tại địa phương
Cuối cùng, xin gửi lời biết ơn chân thành và thân thương đến tập thể lớp
PTNT 28 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt những năm học tại giảng đường vàhoàn thành luận văn này Một tập thế đã để lại trong tôi bao ký niệm không bao
giờ quên trong tôi.
Thành Phó Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2006
Đào Thanh Cần
Trang 5NOI DUNG TOM TAT
ĐÀO THANH CAN, Khoa Kinh Tế, Dai Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh, Tháng 07 năm 2006 Thực trang đời sống của cum dân cư vượt lũ tại
xã Thanh Hung, huyén Giồng Riêng tỉnh Kiên Giang
Xã Thạnh Hưng là một trong số những xã của huyện thường bị ngập lụt
trong mùa lũ Đồng thời xã Thạnh Hưng cũng được UBND tỉnh chọ làm xã điểm
trong chiến lược thực hiện “đây mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp
— nông thôn thời kỳ 2001 — 2010”.
Đời sống người dân trong xã còn nhiều khó khăn Khi có lũ tràn về người
dan phải sống trong cánh ngập lụt, bị thiệt hại về của cải và tài sản
Chương trình xây dựng cụm dân cư ở xã Thạnh Hưng, huyện Giồng
Riéng, tỉnh Kiên Giang ra đời nhằm đảm bao cuộc sống người dân an toàn trongmùa lũ, ổn định và tiến tới phát triển Đề tài nghiên cứu về vấn đề tiến độ và chất
lượng cơ sở hạ tầng so với các khoản mục đề ra trong dy án, nghiên cứu đời sống
người dan khi vào sống trong CDC nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho các cơ
quan chức năng trong công tác quy hoạch CDC
Tính toán phúc lợi xã hội khi có chương trình và phân tích thuận lợi khó
khăn là một khám phá của dé tài mà tác giả đã thực hiện
Chương trình xây dựng CDC là một chương trình hữu ích tại vùng ngập
lụt tai địa phương Trong thời gian tới nên tiếp tục nhân rộng chương trình tại địa
phương và vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long nhằm ổn định cuộc sống lâudai cho người dân trong vùng ngập lũ.
Trang 6DAO THANH CAN, Faculty of Economics, Nong Lam University — HoChi Minh City, July, 2006 Livelihood status-quo of people concentrated groupfloodprone area at Thanh Hung commune, Giong Rieng district, Kien Giangprovince.
Commune Thanh Hung one of it’s district is flooed in the flood seasion.
Simultaneously, it is also point commune in effectuate a plan “ industrialization — modernization rural agriculture period 2001 — 2010”.
People livelihood meets with life difficulties Flood seasion is lost
property and life.
Building program of people concentrated group floodprone area at Thanh Hung commune, Giong Rieng district, Kien Giang province realizes so that it can
be stable life for households in flood area Topic studies about rate of progressand quality of infrastructure in people concentrated group floodprone area, itsudies about livelihood of household in people concentrated group floodprone
area so that it can supply basic of reality for appropriate authorities.
Topic has calculate social security and analyzed advantaged —
disadvantaged housahold in people concentrated group floodprone area.
Building program of people concentrated group floodprone area is usefulfor floodprone area During period to come, we shout continue developed
building program at regional and the Mekong River Delta.
Trang 7CHƯƠNG 1: DAT VAN DE
1.1 Ly do lựa chon đề tài
1.2 Ý nghĩa và mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Ý nghĩa nghiên cứu
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.3 Nội dung nghiên cứu
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi thời gian 1.4.2 Phạm vi không gian
1.5 Cấu trúc của luận văn
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm
2.1.2 Lý thuyết về phát triển nông thôn
2.1.3 Xây dựng kết câu hạ tầng nông thôn2.1.4 Chính sách hỗ trợ việc làm ở nông thôn
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp mô tả 2.2.2 Phương pháp phân tích 2.3 Công cụ phân tích
2.3.1 Phương pháp phân tích định tính SWOT2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
viii
Trang xiii xiii 2.
aaannneraneunnnee i 3
mm Bƒm = =m mm = mm mmBO NY kh NY SF KH = C SO
Trang 82.4 Các chỉ tiêu sử đụng để đánh giá 13
2.5 Các bước tiến hành nghiên cứu 14
2.5.1 Thu thập thông tin thứ cấp 14 2.5.2 Phương pháp phống vấn hộ 142.5.3 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) 14CHƯƠNG 3: TONG QUAN VE DIA BAN NGHIÊN CUU VA GIỚI THIỆU
VE CHƯƠNG TRINH CUM DAN CƯ 15
3.1 Điều kiện tự nhiên 15
3.1.2 Khi hau thoi tiét 15
3.1.3 Địa hình - địa chất - thé nhưỡng 16
3.1.4 Nguồn nước 17
3.2 Điều kiện kinh tế 17
3.2.1 Kinh tế 17
3.2.2 Xây dựng và triển khai các mô hình chuyển dich cơ cầu
sản xuất và kinh tế nông thôn 193.2.3 Cơ giới hóa trong nông nghiệp 203.3 Điều kiện văn hóa - xã hội 20
3.5, Giới thiệu về chương trình xây dựng cụm dan cư 25
3.51 Sự ra đời của chương trình xây dựng cụm dân cư 253.5.2 Nội dung của chương trình 27
Trang 9CHƯƠNG 4: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ THÀO LUẬN 30
4.1 Đặc trưng của mẫu điều tra nghiên cứu 30
4.1.1 Giới tính 30
4.1.2 Trình độ học vấn 31
4.1.3 Nghề nghiệp, cơ cấu nhân khâu 32
4.2 Thẻ chế và quy trình xét duyệt vào CDC 35
4.2.1 Nguồn vốn đầu tư 354.2.2 Quy định đối với việc mua trả chậm nén nhà 35
4.2.3 Quy định đối với việc mua tra chậm nhà ở 374.3 Đánh giá về cơ sở hạ tang và con người trong CDC 39
4.4 So sánh nhóm hộ nghèo và ngoài nghèo 52
4.4.1 Tiêu chi phân loại nhóm hộ nghèo va ngoài ngheo 52 4.4.2 Các chỉ tiêu so sánh nhóm hộ nghèo và ngoài nghèo 53 4.5 Đánh giá tac động của chương trình xây dựng CDC 55
4.5.1 Tác động của chương trình đối với đời sống của người
dan 55 4.5.2 Tác động của chương trình đối với hoạt động kinh tế của
Trang 104.6 Thuận lợi, khó khăn và ý kiến người dan
4.6.1 Thuận lợi của người dân trước và sau khi vào CDC4.6.2 Khó khăn của người dân trước và sau khi vào CDC
4.6.3 Nguyện vọng của người dân trong CDC
4.6.4 Lý do người dân không muốn chuyển vào sống tập trung
T2
74
76 76
77
79
Trang 11DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
Trang 12DANH MỤC CÁC BANG
Trang
Bảng 1: Tình Hình Dân Số và Lao Động Xã Thạnh Hưng, Năm 2005 20 Bảng 2: Quy Mô Xây Dựng Cụm Dân Cư xã Thạnh Hưng 29
Bảng 3: Giới Tính của Chủ Hộ Tiến Hành Điều Tra trong CDC 30
Bảng 4: Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ trong Cụm Dân Cư 31Bảng 5: Nghề Nghiệp của Chủ Hộ Trong CDC 32
Bảng 6: Cơ Cấu Nhân Khẩu và Leo Động của Nhóm Hộ Điều Tra 34
Bảng 7: Sơ Lược về Cơ Sở Hạ Tầng trong Cụm Dân Cư 40 Bang 8: Cơ Cấu Nhà Ở trong Cum Dân Cư 42
Bảng 9: Khoản Chi Thêm Cho Sửa Chữa Nha 44
Bảng 10: Tài Sản Sinh Hoạt và Tài Sản Sản Xuất của Hộ Gia Đình 4ó
Bang 11: Nơi Cu Tra Trước Đây của Các Hộ Dân trong Cụm Dân Cư 49
Bảng 12: Mức Độ Hai Lòng của Người Dân Đối Với CSHT trong CDC 50 Bảng 13: Đánh Giá của Người Dân về Chất Lượng Công Trình 51
Bảng 14: Diện Tích Nền Nhà Khi Được Xét Duyệt 53
Bảng 15: Nghề Nghiệp Chủ Hộ của Nhóm Hộ Nghèo và Ngoài Nghéo 54Bang 16: Thu Nhập Binh Quân của 2 Nhóm Hộ Trước và Sau KhiVao CDC 54
Bảng 17: Nhà Ở của Các Hộ Dân Trước và Sau Khi Vào CDC 55 Bang 18: Tinh Hinh Dan Số và Nguồn Lao Động của Các Hộ trong CDC 58
Bang 19: Quy Mô Canh Tác Lúa của Các Hộ trong CDC 59
Bang 20: Kết Quả Sản Xuất Lúa trong Năm/1000 m? 60 Bảng 21: Kết Quả Sản Xuất Lúa Trên 1000 m” Giữa Các Vụ trong Năm 60
Bang 22: Nghề Nghiệp của Các Hộ Dân Trước và Sau Khi Vào CDC 62Bảng 23: Mức Độ Thay Đổi của Thu Nhập Nông Hộ 63
Bang 24: Lý Do Thu Nhập của Nông Hộ Thay Đỗi 64
Bảng 25: Thu Nhập Nông Hộ Trước và Sau Khi Vào CDC 65
Bang 26: Những Hỗ Trợ của Địa Phương và Chương Trình Cho Người Dân 65Bảng 27: Sự Thay Đối Phúc Lợi Xã Hội Trước và Sau Khi Có Chương Trình 68Bảng 28: Nguyện Vọng của Người Dân trong CDC 71
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ Đồ Phát Triển Nông Thôn
Hình 2: Sơ Đồ Ma Trận SWOT
Hình 3: Biểu Dé Cơ Cầu Kinh Tế của Xã Thạnh Hưng
Hình 4: Cơ Cấu Giới Tính của Mẫu Điều Tra
Hình 5: Nghề Nghiệp Nhóm Hộ trong Cụm Dân Cư
Hình 6: Nhóm Biểu Đồ về Tình Trạng Nhà Ở trong CDC
Hình 7: Biểu Dé về Các Hộ Dân Thuộc Diện Xét Duyệt Vào CDC
Hình 8: Cơ Cấu về Số Hộ Nghèo — Ngoài Nghèo trong CDC
Hình 9: Lịch Thời Vụ của Người Dân Canh Tác Lúa trong CDC
Hình 10: Biểu Đồ Thu Nhập Nông Hộ Thay Đổi Khi Vào CDC
Hình 11: Sơ Đề Ma Trận SWOT
XIV
Trang
12 17
30 33
43
48 52
61 63 di
Trang 14DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một Số Hình Ảnh về CDC
Phụ lục 2: Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 3: Bảng phỏng vấn nông hộ
Trang 15CHƯƠNG 1
ĐẶT VAN DE
1.1 Ly do lựa chọn dé tai
Trong 13 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cứu Long có 8 tỉnh thường xuyên bị
ngập lụt là Đồng Tháp, An Giang, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang, Cần Thơ,
Vĩnh Long và Hậu Giang với điện tích ngập lụt khoảng 2 triệu hécta (chiếm 50%
diện tích khu vực) Tại vùng thường xuyên ngập lũ, nhà ở hầu hết là nhà tạm
(trên 50%, riêng vùng sâu chiếm 90%) Mặt khác, nhà ở xây dựng rải rác theo
khu vực canh tác nên không an toàn trong mùa lũ Hệ thống các công trình hạ
tầng xã hội thiết yếu như trường học, trạm xá không đảm bảo hoạt động bình
thường trong mùa lũ Trận 10 lịch sử năm 2000 có trên 800.000 hộ bị ngập và
80.000 hộ phải di đời, thiệt hại ước tính 2.500 tỷ đồng Trận lũ năm 2001 ước thiệt hại 1.000 tỷ đồng (Nguồn tin: Tờ trình số 49/TTr-BXD của Bộ xây dựng
ngày 30 tháng 10 năm 2001 về “Đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xây dựng cụm, tuyến dan cư vùng thường xuyên ngập lũ các tỉnh Đồngbằng sông Cửu Long giai đoạn 2001 — 2005”)
Tuy nhiên, sẽ là một khó khăn thách thức không nhỏ trong việc tổ chức ổn
định cuộc sống trong cụm dân cư khi mà hầu hết các đối tượng được xét chọn vào ở đều thuộc điện hộ nghèo — tụ tập nhau lại thành một “cộng đồng nghèo” —
cộng đồng thiếu năng động, thiếu vốn, thiếu đầu óc tổ chức xây dựng cuộc sống.
Vấn đề nay sinh lớn nhất, gay gắt nhất sẽ là: (1) việc làm, thu nhập và chi tiêu
của cư dân trong cụm sẽ mất cân bằng: (2) yêu cầu đòi hỏi tổ chức cuộc sống
trong cụm ở cấp độ cao, theo kiểu đô thị “cộng đồng nghèo”, “thiếu năng động”
không thể đáp ứng được sẽ làm mất cân bằng (Nguồn tin: tạp chí: Những giải pháp xây dựng cụm tuyến dân cư ở vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long của
PGS Đào Công Tiến, tháng 3 năm 2006)
Theo điều tra của Đoàn thanh tra Chính phủ về tiến độ thực hiện và chất lượng công trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng Đồng bằng sông
Trang 16Cửu Long thì Kiên Giang là tỉnh đứng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long về xâydựng cụm, tuyến dan cư và nhà ở vùng ngập lũ.
Xã Thạnh Hưng thuộc huyện Giồng Riêng, tỉnh Kiên Giang đã được
UBND tỉnh chọn làm xã điểm thực hiện Nghị quyết lần thứ V của Ban chấp hàng
Trung ương Đảng khóa IX về “đây mạnh công nghiệp hóa — hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 — 2010” Đời sống người dân trong xã còn nhiều
khó khăn, còn tồn tại nhiều nhà ven sông và ven trục lộ chính của xã Cụm dân
cư vượt lũ tại xã Thạnh Hưng hiện nay đã cơ bản hoàn thành, đã đưa vào ở được103/103 hộ dân.
Để tìm hiểu và có cái nhìn đúng đắn về cụm dân cư vượt lũ và đời sống
của người dân sau khi vào định cư ở cụm dân cư vượt lũ được sự đồng ý của Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phé Hồ Chí Minh, cùng với sự chấp thuận
của chính quyền địa phương và sự hướng dẫn tận tình của cô Trang Thị Huy
Nhất, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng đời sống của cụm dân cư
vượt lũ tại xã Thanh Hưng, huyện Giồng Riéng, tỉnh Kiên Giang”.
Do đề tai được thực hiện trong thời gian ngắn và trình độ khả năng có hạn
nên khó tránh khỏi những thiếu sót, mong quý thầy cô, các anh chị và các bạn
thông cảm và đóng góp ý kiến
1.2 Ý nghĩa và mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài nhằm cung cấp những thông tin cần thiết mang tính khoa học cho
các cơ quan chức năng trong công tác quy hoạch cụm dân cư vượt lũ và cung cấp những thông tin mang tính thiết thực phù hợp với thực tế cho những người dan
trong và ngoài cụm dân cư nhằm nâng cao chất lượng xây dung chương trình, cải
thiện chất lượng sống của người dân
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài có 2 mục tiêu nghiên cứu cơ bản cần đạt được là mục tiêu chung và
mục tiêu cụ thê:
Trang 17Mục tiêu chung Tìm hiểu những tác động của chương trình xây dựng
cụm dân cư vượt lũ đến đời sống, kinh tế và xã hội của người dan trước và saukhi vào cum dan cư Đồng thời so sánh ý kiến của người dan trong cụm và ngoài
cụm đân cư vượt lũ Từ đó nhận định về những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng của chương trình và cải thiện đời sống
người dân ngày một tốt hơn
Mục tiêu cu thé Dé tài có những mục tiêu nghiên cứu sau đây:
Bước đầu tìm hiểu tiến độ và chất lượng cơ sở hạ tầng đã được xây dựng với các khoản mục đã được đề ra trong dự án ở cụm dân cư vượt
lũ để xác định yếu tế nào ảnh hưởng đến quyết định chuyên vào cumdân cư của người dân
Tìm hiểu điều kiện sống của người dân trước và sau khi vào cụm dân
cư vượt lũ, người dân trong và ngoài cụm dân cưTìm hiểu thể chế, quy trình xét duyệt và đưa các đối tượng vào cụm
dân cư; tìm hiểu thủ tục cho vay trả chậm
Bước đầu tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội trong cụm dân cư thông
qua các chỉ tiêu có trong bảng câu hỏi như sự thay đổi sinh kế, thu
nhập, nghề nghiệp, mức độ hài lòng của người dân trong cụm, khó
khăn người dân gặp phải
Từ đó đề xuất ý kiến nhằm giúp chương trình hoàn thiện tốt hơn đáp ứng
nhu câu của người dân
1.3 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau đây:
Tìm hiểu thể chế và quy trình xét đuyệt vào cụm dân cư, sự hỗ trợ của địa phương và đối tượng nhận được sự hỗ trợ đó
Tìm hiểu thực trạng mức sống của người dân trước và sau khi vào cụmdan cư vượt lũ
Mức độ hài lòng của người dân khi vào sống tập trung trong cụm dan
cư và những khó khăn mà người dân trong cụm gặp phải
Trang 18— Tìm hiểu yếu tế nào ảnh hưởng đến mức sống người dan trong cụm,
những thuận lợi và khó khăn người dân gặp phải khi vào ở tập trung
trong cụm dân cư Kết hợp với ý kiến của người dân trong cụm và ngoài cụm để đưa ra nhận định yếu tố nào tác động làm người dân
không chấp nhận chuyển vào sống tập trung trong cụm dân cư vượt lũ Qua đó, đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện chương trình xây dựng cụm dân
cư và phục vụ cho công tác phát triển nông thôn tại địa phương.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Pham vi thời gian
Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài từ ngày 20/03/2006 đến ngày 30/06/2006 Với chuỗi dit liệu và thông tin được thu thập từ năm 2004 đến tháng
5 năm 2006
1.4.2 Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại cụm dân cư xã Thanh Hưng — huyệnGidng Riéng — tinh Kiên Giang
Mẫu điều tra của đề tài bao gồm 40/103 hộ dân đang sống trong cụm dan
cư và điều tra 30 hộ sống ngoài cụm dân cư tại xã Thạnh Hưng, huyện GiồngRiéng, tỉnh Kiên Giang
Giới hạn đề tài: đo đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn và có sự hạn
chế về số liệu nên đề tài chỉ tập trung tìm thực trạng đời sống người đân ở cụm
dân cư Thạnh Hưng, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn người dân gặp phải
sau khi chuyến vào sống tập trung trong cụm dan cu
1.5 Cấu trúc của luận văn
Luận văn được trình bày gém 5 phan chính Bồ cục của luận văn đượctrình bày như sau:
Chương 1: Dat vấn dé
Khai quat vé ly do lựa chon dé tai, ý nghĩa và mục tiêu nghiên cứu, nội
dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của dé tài
Trang 19Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm và lý thuyết có liên quan đến đề tài như khái
niệm về cụm tuyến dân cư, tái định cư, nông thôn, quy hoạch dân cư nông thôn,
phát triển nông thôn, thu nhập và thu nhập nông hộ, các lý thuyết về phát triển
nông thôn.
Trình bày các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để thựchiện đề tài
Chương 3: Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Mô tả vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - van hoa và xã hội của xã Thạnh Hưng và đánh giá một cách khái quát về tiềm lực của xã
Giới thiệu sơ nét về sự ra đời của chương trình xây dựng cụm dân cư tại
xã Thanh Hưng, huyện Giồng Riéng, tỉnh Kiên Giang
Chương 4: Nội dung nghiên cứu và thảo luận
Trình bày về đặc trưng của mẫu điều tra nghiên cứu
Tìm hiểu về thế chế và quy trình xét duyệt các đối tượng vào cụm dân cư
Tìm hiểu về những tác động của chương trình xây dựng cụm dân cư đếnđời sống của người dân trước và sau khi vào cụm dan cư
Trình bày về những tác động kinh tế, xã hội của người dân trước và sau khi vào cụm dân cư Từ đó, xác định những lợi ích và thiệt hại của người dân sau khi vào cụm dân cư Qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình và cải thiện đời sống của người dân.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày kết luận của đề tài và những kiến nghị của người thực hiện đề
tài.
Trang 20CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm
Cum tuyến dân cư Là quá trình tập hợp một đơn vị cùng loại ở gần
nhau, cùng một nơi làm thành một đơn vị lớn hơn Người dân sống trong cụm
tuyến dan cư có mối quan hệ với nhau trên nhiều mặt (lãnh thổ, kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng, dòng họ ) Chính các mối quan hệ này giúp cho cộng dồng dân cư trong mỗi cụm tuyến ngày càng gắn bó, đoàn kết với nhau chặt chẽ và hiểu biết
nhau nhiều hơn
Tái đinh cư Là việc bố trí lại nhà ở cho dan thuộc trong phạm vi đất của
Nhà nước quy hoạch dé xây dựng cum tuyến đân cư.
Nông thôn Là vùng đất đai rộng lớn với cộng đồng dân cư chủ yếu làm nông nghiệp (nông — lâm — ngư nghiệp), có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tang kém phát triển, có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất thấp, thu
nhập và mức sống của người dân thấp hơn đô thị.
Quy hoạch dân cư nông thôn Là biện pháp nhằm hướng đến giải pháp
tối ưu về bố trí sản xuất theo hướng chuyên môn hóa và tạo điều kiện hình thành
khu dân cư theo tiêu chuẩn mới đắm bảo yêu cầu vệ sinh và thực hiện nếp sống
văn minh ở nông thôn.
Phát triển nông thôn Là tiến trình cải cách kinh tế bằng cách chấp nhận
những chính sách hợp lý xây dựng các thể chế mới và tiến hành đầu tư côngtrình công cộng.
Đó là viễn cảnh phát triển nông thôn cân đối và bền vững với một nênnông nghiệp đa dang hơn mang lại thu nhập cao cho người lao động, tang nangsuất trong sản xuất nông nghiệp, phát triển các ngành phi nông nghiệp, rút ngắn
sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.
Trang 21Khái niêm thu nhập Thu nhập là một chỉ tiêu phản ánh thu nhập bình
quân trên đầu người trong một thời gian Không giống như những nhà sản xuất
lớn hay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chi quan tâm đến lợi nhuận, những nhà sản xuất nhỏ, những người lao động chỉ thật sự quan tâm đến thành quả lao
động của họ - đó chính là nguồn thu nhập Mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận còn đối với người nông dân đo luôn phải đương đầu với thu nhập bấp bênh nên tối đa hóa lợi nhuận không phải là mục
tiêu của họ mà là có một thu nhập ổn định Nói một cách tông quát, thu nhập là
số sản phẩm có được quy ra tiền kiếm được hoặc thu góp được trong một thờigian nhất định (thông thường là 1 tháng, 3 thang, 6 tháng hay 1 năm)
Khái niệm thu nhập nông hô Thu nhập nông hộ là phần thu nhập đo lao động sáng tạo hay phần giá trị còn lại của sản phẩm sau khi trừ đi các khoản chỉ
phí vật chất mua và chi phí thuê ngoài Phần giá trị còn lại của sản phẩm — đó
chính là thu nhập của người lao động Như vậy, lao động gia đình nông hộ khôngđược coi như một khoản chỉ phí Trong trường hợp này người nông dân nói thu
nhập của họ chủ yếu là “lay công làm lời”
Hay nói cách khác, thu nhập của kinh tế hộ chính là khoản tiền sản phẩm
bán được hay số sản phẩm tiêu dùng cho gia đình Thu nhập càng cao thì đời
sống vật chất và tỉnh thần của họ càng có điều kiện nâng cao hơn Đối với kinh tế
nông hộ thì thu nhập là quan trọng nhất.
2.1.2 Lý thuyết về phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một quá trình con người gia tăng hiệu quả sản xuất
để có nhiều sản phẩm va dich vụ mà họ mong muốn, từ đó gia tăng mức sống cá
nhân và phúc lợi cồng đồng Phát triển nông thôn không thể tách ra khỏi nguyên
lý chung của sự phát triển Phát triển nông thôn cũng hướng vào 3 thành phần cơ bản của sự phát triển đó là: kinh tế, xã hội và môi trường Bên cạnh đó, phát triển
nông thôn còn quan tâm đến tăng cường hợp tác của con người và năng lực củacộng đồng để phát triển nông thôn (Năm, 2003)
Trang 22Hình 1: Sơ Dé Phát Triển Nông Thôn
Phát triển nông thôn
Phát triển kinh tế Phát triển xã hội Phát triển môi trường
Phát triển kinh tế Nông thôn có những đặc trưng riêng và hầu như đó là
những vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển Thực tiễn kinh tế hộ ở nông thôn rất đơn giản về loại hình và ngành nghề cũng chậm
phát triển Thành phần kinh tế chủ yếu tập trung ở nông hộ và hoạt động chính là
hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, địch vụ và xây dựng chưa phát
triển Vì vậy, phát triển nông thôn phải chú ý đến nhiều khâu của quá trình sảnxuất, đồng thời cải tiến sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ
Phát triển xã hôi Phát triển sao cho 6n định được việc làm, ổn định thu
nhập, giải quyết nhà ở, các phúc lợi xã hội, giáo đục, y tế, giao thông là vấn đề
thiết thực liên quan đến đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân Phát triển
nông thôn không chỉ phát triển về mặt kinh tế mà cần có sự kết hợp phát triển về
mặt xã hội
Giải quyết việc làm ở nông thôn phải dựa trên cơ sở của nền nông nghiệp
với quá trình phát triển, mở rộng các ngành nghề dịch vụ liên quan Ngành nghề
dịch vụ cần đa dạng và hợp lý trong cơ câu kinh tế nông nghiệp và cơ cầu kinh tế
chung Cơ cấu kinh tế của địa phương, quốc gia được cấu tạo bởi những thành phần ngành nghề của sản xuất Nó phản ánh chiến lược ngành nghề của địa
phương, quốc gia và được đo bằng tỷ lệ đóng gớp của nó trong sản xuất Giải
quyết việc làm ở nông thôn cũng chú ý đến tính chất, quy mô và trình độ ngànhnghề có phù hợp với thực lực địa phương hay không Nói như vậy cũng có nghĩa
là không phải thoát ly sản xuất nông nghiệp một cách thoái hóa để mở rộng ngành nghề mà cần định hướng cho hợp lý Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp thật
tối ưu, sắp xếp phân công lao động dư thừa từ sản xuất nông nghiệp vào các
Trang 23ngành mới thích hợp nhằm tăng thu nhập cho người lao động và cải thiện đời
sống ở nông thôn Phương châm giải quyết van dé ở nông thôn luôn được quan
tâm và được thực hiện thông qua tiến trình hợp tác ở nông thôn, tiến trình hợp tác rất có ý nghĩa để xây dựng và phát triển ngành nghề Hợp tác để thỏa mãn nhu cầu lao động, vốn, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm đồng thời có điều kiện để sản xuất hàng hóa đồng loạt có chất lượng cao Giải quyết việc làm tại chỗ cũng là
biện pháp kinh tế - xã hội nhằm hạn chế sự đi cư từ nông thôn
Tăng nguồn thu cho nông dân, nông thôn phải gắn với hoạt động mở rộng
và phất triển sản xuất, chứ không phải thụ động chờ viện trợ hay cứu đói Song
song với quá trình sử dụng công nghệ mới vào sản xuất còn tạo điều kiện để
người đân có kiến thức chuyên môn, kỹ năng canh tác và năng lực quản lý tàinguyên sẵn có nhằm tạo ra nhiều thu nhập Cải tiến kỹ thuật, chuyển giao phương
pháp, giới thiệu nhiều kiểu canh tác và sản xuât có hiệu quả kinh tế để người dân
áp dụng.
Về quy hoạch dân cư nông thôn: Đây là vấn đề khá phức tạp bởi liên quan
đến nhiếu lĩnh vực khác của nông thôn Muốn đảm bảo được nhu cầu nhà ở trong tinh gia tăng dan số và sản xuất nông nghiệp kém phát triển không có con đường
tối ưu nào lại không chú ý đến quy hoạch nói chung và quy hoạch dân cư nói
riêng Tình trạng phân bế dan cư theo tự nhiên đã ảnh hưởng đến năng lực sản xuất bởi sự xen kẻ giữa vùng sản xuất và nhà ở: Sự phân bố dân cư rãi rác sẽ khó
khăn trong quá trình nâng cấp cơ sở ha tng cho nông thôn và gây lãng phí không
cần thiết Quy hoạch dân cư nông thôn nhằm hướng đến giải pháp tối ưu về bồ tri
sản xuất theo hướng chuyên môn hóa và tạo điều kiện hình thành khu dân cư theo
tiêu chuẩn mới đảm bảo yêu cầu vệ sinh và thực hiện văn minh ở nông thôn
Song cũng thừa nhận rằng phong tục xưa nay ở nông thôn cũng rất khó thực hiện hoàn chỉnh quy hoạch dân cư Vì vậy cần chú trọng ở những vùng quy hoạch khu
dân cư mới và cải tạo dần những khu dan cư đã có từ lâu nhằm thực hiện tốt các
công trình cấp thoát nước và vệ sinh nông thôn
Tăng cường giáo dục, y tế, nước sạch và và chăm sóc sức khoỏe cho
người dân ở nông thôn Cần có sự quan tâm dau tư của Nhà nước đê phát triên
Trang 24những lĩnh vực này, tạo điều kiện phát triển nông thôn về mặt phúc lợi xã hội.
Trước tiên cần thông tin sâu rộng về chủ trương của Nhà nước trong giáo đục xóa
mù chữ, cải tiến phòng học, cải tiến điều kiện giảng dạy để trẻ em trong độ
tuổi đi học được đến trường Bên cạnh đó, cần trang bị những cơ sở vật chất kỹ
thuật tiên tiến để khám và chữa bệnh cho người dân, đào tạo và bồi dưỡng tay
nghề chuyên môn cho cán bộ y tế co sé để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển.
Phát triển môi trường Phát triển nông thôn phải chú trọng đến môi trường Môi trường nông thôn hiện nay đang chịu nhiều áp lực của sự phát triển Khai thác và sử đụng tài nguyên nông thôn đã làm suy thoái môi trường, nhất là
vấn đề khai thác rừng với cường độ cao, sử dụng quá nhiều chất độc trong sản
xuất, nguồn nước ô nhiễm từ các nhà máy Như vậy làm thế nào để cải thiện
môi trường nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu phát triển cho con người ở nông thôn Đây cũng là cái khó đối với các quốc gia đã và đang phát triển hiện nay Song
cũng thừa nhận thành tựu khoa học công nghệ mới đã góp phần tháo gỡ phần nào
những khó khăn đó Ngoài ra còn phải xem xét về góc độ giữa gia tăng và phát triển kinh tế nhằm giảm thiểu sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên Tạo ra
những sản phẩm, nguyên liệu thay thế mới cũng là hướng giảm dần sức ép đối
với một số tài nguyên tái sinh
2.1.3 Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
Đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tang nông thôn cần tập trung vào giao
thông nông thôn, thủy lợi, điện sản xuất và sinh hoạt, nước sạch, thông tin liên
lạc nông thôn, xây dựng các cụm tuyến dan cư và làng xã văn minh hiện dai
Kết cấu ha tang nông thôn phát triển sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới về
sản xuất hàng hóa, khai thác lợi thé từng vùng, từng địa phương, hình thành sự
phân công lao động mới góp phần cải thiện bộ mặt kinh tế và đời sống của dan
cư nông thôn, ngược lại nếu cơ sở hạ tầng nông thôn kém sẽ kìm hãm sự phát
triển ở đây (Thông, 2005)
2.1.4 Chính sách hỗ trợ việc làm ở nông thôn
Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, sức hút lao động còn kém,
nông nghiệp là ngành và khu vực chịu sức căng rất lớn về lao động và việc làm,
Trang 25hơn nữa số lao động phổ thông ở nông thôn chiếm tỷ trọng rất lớn, khó có điều
kiện nâng cao trình độ kỹ thuật cho họ được.
Vì vậy, việc tạo điều kiện cho họ tự do làm ăn, tự do đi chuyển, hợp tác và
thuê mướn lao động là việc làm cần thiết Bên cạnh đó cần đưa tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào nông thôn để phát triển ngành nghề nhằm khai thác tiềm năng vốn
có của địa phương (Út, 2003)
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp mô tả
Phương pháp mô tả được thực hiện nhằm nhận thức và đánh giá đúng đăn
về hiện trạng cơ sở hạ tầng thiết yếu và đời sống người dân trong cụm dân cư tại địa bàn nghiên cứu Phương pháp mô tả là cách thức thu thập thông tin nhằm
kiểm chứng những giả thuyết hay giải thích những câu hoi có liên quan đến tình
trạng hiện tại của đối tượng nghiên cứu Sử dụng phương pháp mô tả nhằm:
Xác định, trình bày và đánh giá hiện trạng đời sống người dân trong cụm
dân cư
Xác định yếu tố ảnh hưởng đến đời sống người dan Từ đó, xác định
những thuận lợi và khó khăn người dân gặp phải sau khi chuyển vào sống tập
trung trong cụm dan cư.
Trên cơ sở đó đánh giá đưa ra những nhận thức đúng đắn nhằm có tính
chất và định hướng để nâng cao chất lượng chương trình và cải thiện điều kiện
sống của người dân
2.2.2 Phương pháp phân tích
Thông qua số liệu và thông tin thu thập được đề tải sử dụng phương pháp
phân tích nhằm làm rõ vấn đề cần được xem xét và đánh giá vấn đề.
Thông qua những số liệu đã được xử lý, những tài liệu cần sử dung dé tài
sử dụng phương pháp phân tích nhằm làm rõ thêm vấn đề đã đánh giá, tìm ra
những nguyên nhân và giải pháp giải quyết vấn dé cần làm rỡ.
11
Trang 262.3 Công cụ phân tích
2.3.1 Phương pháp phân tích định tính SWOT
Ma trận SWOT tìm hiểu tiềm năng và hạn chế của địa bàn nghiên cứu
nhằm tìm ra những giải pháp phát huy các tiềm năng và hạn chế các khó khăn.
Sử dụng ma trận SWOT nhằm xác định thuận lợi và khó khăn của người dân
trong cụm Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sống cho người
dân Ma trận SWOT gồm 4 yếu tố sau:
2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
+ Thu thập thông tin thứ cấp: Nguồn số liệu và thông tin thứ cấp được
cung cấp từ phòng Hạ Tầng Kinh Tế huyện Giồng Riéng — tỉnh Kiên Giang, Ban
quản ly đự án đầu tư huyện Giồng Riéng — tỉnh Kiên Giang, Ủy Ban Nhân Dân
xã Thanh Hưng — huyện Giồng Riéng - tỉnh Kiên Giang Ngoài ra, nguồn thông
tin thứ cấp còn được thu thập từ sách, báo, internet
+ Thu thập thông tin sơ cấp: Nguồn thông tin được thu thập qua điều tra
chon mẫu một cách ngẫu nhiên gồm 40 hộ trong cụm dân cư và 30 hộ ngoài cụm
dân cư.
2.3.3 Xử lý số liệu
Sau khi phỏng vấn 40 hộ trong cụm dân cư và 30 hộ ngoài cụm Số liệu
được xử lý bởi phần mềm Excel để xác định các vẫn đề có liên quan đên đề tài.
Trang 272.4 Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá
Mức sống của người dân sau khi vào định cư trong cum dan cư được thé
hiện qua các chỉ tiêu sau: Thu nhập bình quân/người/(tháng; thu nhập bình quân/hộ/tháng.
Sự thay đổi phúc lợi xã hội
A Phúc lợi xã hội = A Lợi ích - A Chi phí
Do giới hạn của dé tai nên chi tính chi phí và lợi ích cục bộ, nhìn từ góc
độ cá nhân của 40 hộ được điều tra trong cụm dân cư
Tổng giá trị sản lượng (TGTSL): là chỉ tiêu tổng hợp được tính bằng tiềnphân ánh kết quả thu được từ sản xuất
TGTSL = Tổng sản lượng * Don giá sản phẩm
Tổng chỉ phí sản xuất (TCPSX): là những khoản chỉ phí bỏ ra để có đượckết quả sản xuất
TCPSX = CPVC + CPLD thuê + CP khác
1I000Đ I1000Đ 1000D 1000D
Chi phí vật chất (CPVC): gồm các khoản chi phí thuê máy cày, xới, trục;
chỉ phí mua giếng, phân bón, thuốc, bơm nước
Chi phí lao động thuê (CPLĐ thuê): gồm chi phí thuê lao động chuẩn biđất, xuống giống, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển
Chi phí khác (CP khác): là các khoản chỉ lãi xuất vay vốn ngân hàng, thuế,
chi phí di lại
Thu nhập (TN): là phần giá trị đo lao động sáng tạo ra hay là phần giá trị
còn lại của sản phẩm trừ đi các khoản chỉ phí vật chất mua, chi phí lao động thuê
và chi phí khác phát sinh (nếu có)
TN = TGTST - TCPSX
13
Trang 282.5 Các bước tiễn hành nghiên cứu
2.5.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Dé tìm hiểu về dia bàn nghiên cứu việc nắm rõ những thông tin về địa bàn
là một công việc rất cần thiết và vô cùng quan trọng trong quá trình nghiên cứu,
đặc biệt là các đữ liệu làm cơ sở để phân tích, đánh giá và đưa ra những đề xuất
về thực trạng cụm đân cư Số liệu thứ cấp là phương pháp tận dụng những thông
tin, tư liệu đã được thu thập hay công bố trước đó mà các thông tin này phải cóích hay liên quan đến vẫn đề nghiên cứu
2.5.3 Phương pháp phông vấn nông hộ
Phỏng vấn nông hộ là cách thức lấy thông tin sơ cấp do người tiến hành
nghiên cứu đề tài thực hiện một cách ngẫu nhiên Đề tài tiến hành nghiên cứutrên địa bàn xã Thạnh — huyện Giồng Riêng — tỉnh Kiên Giang kết hợp với phỏngvan 40 hộ đang sinh sống trong cụm dan cư và tìm hiểu ý kiến của 30 hộ sinhsống ngoài cụm dân cư
2.5.3 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)
Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) là phương pháp sử dụng nhóm nghiên
cứu cùng làm việc với nông đân nhằm tìm hiểu địa bàn một cách nhanh chóng và
có đánh giá đúng đắn về dia bàn nghiên cứu Sử dụng phương pháp đánh giá
nhanh nông thôn kết hợp với phỏng vấn nông hộ nhằm vào các mục đích sau:
Đánh giá về cơ sở hạ tầng tại địa bàn nghiên cứu
Tìm hiểu đời sống người dân trong cụm dân cư
Xác định vẫn đề ưu tiên phát triển và sự chuyển đổi nghề nghiệp của
người dân sau khi vào cụm dân cư
Từ đó, đưa ra những đề xuất mang tính chất dự báo cho tương lai nhằmnâng cao chất lượng chương trình và chất lượng sống của người đân
Trang 29CHƯƠNG 3
TỎNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ GIỚI THIỆU VE CHƯƠNG TRÌNH CUM DAN CU
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý — diện tích
Xã Thạnh Hưng là một xã thuộc địa giới hành chính huyện Gidng Riéng, tinh Kiên Giang Xã Thạnh Hung nằm cách Thị tran Giồng Riềng 5 km về phía Đông Bắc, có đường đất đỏ nối liền từ Thị trấn xuống xã và cách Thành phốRạch Giá 50 km.
VỊ trí địa lý của xã Thạnh Hưng: phía Bắc giáp xã Thạnh Phước và ThạnhLộc; phía Nam giáp Thị tran Giồng Riêng: phía Đông giáp xã Ngoc Thành; phía
Tây giáp xã Thạnh Hòa.
Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên của xã là 4.431,29 Ha (thống kê 2005),
trong đó: Dat sản xuất nông nghiệp: 3.660,34 Ha (Bao gồm đất sản xuất lúa, hoa màu, cây hàng năm khác và cây lâu năm); Đất lâm nghiệp: 202,51 Ha (chủ yếu là
trồng tràm sản xuất gỗ cừ); Đất phi nông nghiệp: 219,77 Ha; Đất chưa sử dung:
348,68 Ha ;
3.1.2 Khí hậu — thời tiết
Xã Thạnh Hưng thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, mang đặc tính chung củavùng Đồng bằng sông Cửu Long, nóng âm quanh năm, nhiệt độ trung bình 27 —
37°C, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa Khí hậu hàngnăm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô _
Lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn (1.557 mm/năm) và phân bé theo mùa rõ rệt Tổng lượng mưa trong mùa mưa là 1.448 mm (chiếm 93% tổng
lượng mưa cả năm) Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng
11 Mùa mưa trùng với mùa ngập lụt gây cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp
và phát triển kinh tế - xã hội của xã Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến
tháng 4 năm sau, lượng mưa chiêm 17% lượng mưa của cả năm, lượng nước bôc
Trang 30hơi cao (trung bình 1.323 mm/năm), vào mùa khô nước dưới kênh rạch và đồng
ruộng bị bốc hơi mạnh gây ra hiện tượng “sắc phèn” ảnh hưởng đến quá trìnhsinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi
Hàng năm có 2 hướng gió chính: mùa khô hướng gió mùa Đông Bắc thổi
từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, tần suất gió 50 — 60% Mùa mưa hướng gió
mùa Tây Nam thôi từ thang 4 đến tháng 11, tần suất gió 60% Hàng năm từ tháng
4 đến tháng 11 thường có những cơn giông, tốc độ có thể lên tới 30 — 40m/s hoặc
có những cơn gió dật mạnh gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây hư hại nhà ở của người dân trong xã và thi công các công trình xây dựng, giao thông.
Nhìn chung khí hậu, thời tiết ở xã Thạnh Hưng thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp toàn diện Bên cạnh đó cũng có một số ảnh hưởng xấu là do lượng
mưa không đồng đều, nắng hạn bat thường, lũ thường tập trung vào mùa mưanên gây trở ngại cho sản xuất, nhất là sản xuất lúa và trồng cây màu vụ Đông
xuân hàng năm thường không kịp thời vụ, chỉ phí cao, lợi nhuận thấp.
Thời điểm lũ lụt xuất hiện thường bắt đầu từ trung tuần tháng 9 và kếtthúc vào trung tuần tháng 12 Trong khoảng thời gian này, mưa lũ tập trung với
khối kượng lớn, nước từ các nơi thượng nguồn đỗ về gây nên lũ lụt Trong
khoảng thời gian từ 15 tháng 9 đến 15 tháng 12 phần lớn diện tích đất của xã bịngập sâu trong nước từ 0,6 đến 1 m
3.1.3 Địa hình — địa chất — thé nhưỡng
Xã Thạnh Hưng có đặc điểm là địa hình thấp trũng, khó thoát nước Toàn
xã có hai loại địa hình cơ ban: tring thấp từ Đông Nam sang Tây Bắc, phía Bắc
có địa hình cao trung bình 0,9 m Vì vậy, vào mùa mưa Iti phía Tây Bắc bị ngập
sâu và thoát nước chậm so với vùng Tây Bắc của xã.
Đất đai xã Thạnh Hưng hình thành trên một loại trầm tích non trẻ
Holcene, trong đó chủ yếu là trầm tích Holocene có chứa vật liệu sinh phèn, nóbao phủ 62% diện tích tự nhiên của xã; phù sa cổ bao trùm khoảng 20% diện tích
tự nhiên của xã và phan còn lại là phần đất xám trên phù sa cổ Đây chính là một
trong những lợi thế của xã trong sản xuất và đa dạng hóa cây trồng trong nông
nghiệp
Trang 313.1.4 Nguồn nước
Xã Thạnh Hưng được thiên nhiên ưu đãi nên có nguồn nước ngọt quanhnăm, chủ yếu là nguồn nước được cung cấp từ sông Hậu qua các kênh trục như
kênh Thốt Nốt, Thị Đội và các kênh ngang Nhìn chung, nguồn nước tại xã thuận
lợi cho sản xuất lúa, hoa mau và nuôi trồng thủy sản nước ngọt
3.2 Điều kiện kinh tế
3.2.1 Kinh tế
Kinh tế của xã có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân
GDP trong 2 năm 2004 — 2005 đạt 11,96%/năm (tốc độ tăng trưởng ở giai đoạn
1998 — 2003 đạt 6,32%) Trong đó, Giá trị sản xuất nông — lâm - thủy sản tăng11,50%/năm; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 7,97%/nam; Thương mại -dịch vụ tăng 14,59%/năm Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã vào năm 2005 đạt
125.024 triệu đồng, tăng 3,90% so với năm 2004
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dich theo hướng giảm dan tỷ trọng nông —
lâm - thủy sản, tăng dan tỷ trọng công nghiệp và dich vụ Tuy nhiên, quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chưa đạt kế hoạch dé ra Cụ thé, Ty
trọng ngành nông — lâm - thủy sản đạt 71,02% (kế hoạch là 69,35%), Công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 5,92% (kế hoạch là 6,53%); Thương mại - dich
vụ đạt 23,06% (kế koạch là 24,12%)
Hình 3: Biểu Đồ Cơ Cau Kinh Tế của Xã Thạnh Hưng, năm 2005
Thương mại -
Nguồn tin: UBND xã Thanh Hưng
| THU VIỆN |
Trang 32Nông — lâm - thủy sản Năm 2005 giá trị sản xuất đạt 88.769 triệu đồng,
tăng 3,24% so với năm 2004 Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2004 —
2005 là 11,50%/năm Trong đó, nông nghiệp tăng 11,93%; lâm nghiệp tăng
0,57%; nuôi trồng thủy sản tăng 2,37 lần/năm
- Nông nghiệp.
Trồng trọt Vụ Đông Xuân 2004 — 2005 chuyển đổi toàn bộ diện tích
3.161 ha sang trồng giống lúa có chất lượng cao, sản lượng lúa đạt 21.178,7 tan,
năng suất bình quân 6,7 tan/ha và tăng 4.200 tấn so với vụ Đông Xuân 2003 —
2004 Giá trị sản xuất vào năm 2005 đạt 76.551 triệu đồng.
Cây lúa sản lượng lúa đạt 43.539 tấn, tăng bình quân 12,13%/nam Một
số công trình thủy lợi được đầu tư nâng cấp, công tác khuyến nông được quan
tâm, bố trí lịch thời vụ thích hợp Từ đó khuyến khích nông dan đầu tư mở rộng,diện tích lúa tăng từ 7.431 ha năm 2003 lên 8.625 ha năm 2005, nang suất lúa
bình quân đạt 5,05 tan/ha và tăng 0,39 tắn/ha so với năm 2003
Cây ăn trái tổng diện tích trồng cây ăn trái toàn xã vào năm 2005 là 300
ha Chủ yếu là trồng các loại cây có giá trị kinh tế khá cao như: xoài, mít, vú sữa,
nhãn, di, man
Chăn nuôi Năm 2005, giá trị đạt 6.901 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân
trong giai đoạn 2004 — 2005 là 10,61%.
Chăn nuôi gia cầm gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của địch cúm gà xây
ra ở nhiều nơi, gây tác động đến tâm lý của người dân Năm 2005, đàn gia camcòn 104.119 con, trong đó đàn gà là 22.019 con và dan vịt là 82.100 con.
Chăn nuôi gia súc có bước phát triển nhưng vẫn còn ở mức thấp Năm
2005, đàn heo có 6.452 con; đàn trâu và bò có 99 con.
- Lâm nghiệp.
Giá trị khai thác năm 2005 đạt 4.752 triệu đồng, chiếm 5,35% trong cơ
cấu nông — lâm — thủy sản Công tác trồng và bảo vệ rừng luôn được quan tâm,
có xây dựng kế hoạch phòng chống cháy rừng vào mùa khô nên vẫn giữ được
diện tích đất lâm nghiệp là 261 ha (chủ yếu là trồng tràm) Ngoài ra, còn trồng
mới được 30.000 cây phân tán các loại như bạch đằng, tràm Đà lạt
Trang 33- Nuôi trồng thủy sản.
Năm 2005, sản lượng đạt 59,50 tan cá các loại (Cá rô, phi, tra, trê, lóc )năng suất bình quân là 0,5 tan/ha, tăng 1,88% so với năm 2004 Tốc độ tăng
trưởng trong giai đoạn 2004 — 2005 là 2,37 lần/năm Phong trào nuôi cá nước
ngọt có bước phát triển mạnh nhờ tận dụng tốt mặt nước ao hồ, muong vườn,
ruộng lúa nên diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhanh từ 13 ha năm 2003 lên
119 ha năm 2005.
Công nghiệp — tiểu thi công nghiệp Giá trị sản xuất năm 2005 dat 7.398triệu đồng, tăng 4,67% so với cùng kỳ năm 2004 Một số san phẩm cé mức tang
trưởng khá như: lau bóng gạo tăng 16,18%; làm bánh tráng tăng 17,37%; đan lát
tăng 24,79% so với cùng kỳ năm 2004 Một số sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn
như xay xát lúa giảm 13,09%; may mặc giảm 18,39% so với năm 2004.
Tình hình đầu tư năng lực phát triển công nghiệp — tiểu thủ công nghiệp
trong các năm qua còn thấp, trong giai đoạn 2004 — 2005 chỉ đầu tư phát triển
được 1 cơ sở sản xuất nước đá với công suất 10 tan/ngay
Thương mại — dich vụ Năm 2005, tổng mức lưu chuyển hàng hóa đạt28.817 triệu đồng, tăng 5,81% so với cùng kỳ năm 2004 Tốc độ tăng trưởng giai
đoạn 2004 — 2005 đạt 14,59%/năm Giai đoạn 2004 — 2005 phát triển mới 106 hộ
kinh doanh cá thể Các hoạt động thương mại — dich vụ tiếp tục phát triển ổn
định, nguồn hàng phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao, cơ bản đápứng tốt nhu cầu phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân trong xã
3.2.2 Xây dựng và triển khai các mô hình chuyển dịch cơ cấu sản xuất và
kinh tế nông thôn
UBND xã phối hợp với trạm Khuyến nông mở 20 lớp tập huấn chương
trình canh tác lúa giám chi phí thu hút được 663 nông dân tham dự và áp dụng
chương trình này vào sản xuất với diện tích là 1.264 ha (chiếm 39,99% diện tích đât nông nghiệp), đã thành lập 30 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, nâng tổng số
hợp tác xã sản xuất nông nghiệp toàn xã lên 57 tổ có 1.476 hộ tham gia và đã thuhút được 30 hộ áp dụng mô hình sản xuất V.A.C, 6 hộ áp dụng mô hình V.A.C.R
19
Trang 34Tiến hành khảo sát khu vực sản xuất bánh tráng và đan cần xé, đi đôi với
việc xây dựng mô hình phát triển làng nghề cũng như đề xuất các cơ chế, chính
sách hỗ trợ phát triển cá nghề truyền thống trong thời gian tới.
3.2.3 Cơ giới hóa trong nông nghiệp
Cơ giới hóa trong nông nghiệp ở địa bàn xã chủ yếu tập trung cho cây lúa,
cơ giới hóa trong các khâu làm đất, bơm nước, gặt đập và bảo quản sau thu hoạchnhưng chủ yếu là ding các máy động lực loại nhỏ Năm 2005, toàn xã có 26 máy
xới, 39 máy suốt, 1 máy cắt liên hợp và 2 máy cắt xếp day, 2 trạm bơm tập trung,
18 lò sy lúa loại tinh vĩ ngang với năng lực sấy 8.460 tấn lúa/mùa vụ
Nông dân trong xã đang phát triển ứng dụng vào sản xuất những kỹ thuật
gieo sa hàng, máy gặt động cơ deo vai, bón phân st dụng bang so màu lá
3.3 Điều kiện văn hóa — xã hội
+ Lao động nông nghiêp Người 10.338 80,00vets ¬ động công nghiệp - tiêu thủ công Người 1.550 1200
+ Lao đông thương mại - dịch vụ Người 1.034 8,00
Ty lệ tăng dan số % 1,32
Tý lệ tăng dân số tự nhiên % 1,20
Nguôn tin: UBND xã Thạnh Hưng
Trang 35Qua bảng về tình hình dân số và lao động trên ta thấy vào năm 2005, toàn
xã có 2.985 hộ với số nhân khẩu là 18.461 người, bình quân có 6 nhân khẩu/hộ.
Dân số của xã trong thời gian qua có xu hướng tăng lên, năm 2004 có 17.151
người tăng lên 18.461 người năm 2005 Mat độ dân số trung bình là 416 người/km? Số người trong độ tuổi lao động là 12.923 người chiếm 80% dân số
của xã Trong đó, lao động trong nông nghiệp chiếm 80%; lao động trong công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 12% và lao động trong thương mại — dịch
vụ chiếm 8% Nguồn lực lao động tại xã khá đồi dào.
Toàn xã có khoảng 371 hộ là đồng bào dân tộc Khmer với 2.690 nhân
khẩu, chiém tỷ lệ 12,39% dân số của xã Trong đó, nam giới có 1.335 ngườichiếm 49,63% và nữ giới có 1.355 người chiếm 50,37%
Số hộ nghèo của toàn xã có 562 hộ với 2.855 nhân khẩu, chiếm 25,47% dân số của toàn xã Trong đó, dân tộc kinh là 357 hộ với 1.798 nhân khẩu và dân
tộc khmer là 206 hộ với 1.061 nhân khẩu
3.3.2 Giáo dục — đào tạo
Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên, công tác phố cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở hàng năm đều đạt kế hoạch được giao, công tác
xã hội hóa giáo dục được triển khai tốt, đã thành lập được Hội khuyến học — trung tâm học tập cộng đồng.
Năm học 2004 — 2005, tỷ lệ huy động trẻ em vào mẫu giáo đạt 9,39%; học
sinh từ 6 — 10 tuổi đến trường đạt 98,80%; toàn xã có 115 giáo viên trực tiếp
giảng dạy và cơ bản xóa được tình trạng thiếu giáo viên; xây dựng mới và đưa
vào sử dung 9 phòng học; vận động nhân dân hiến 4.558 m” đất để xây dựng
trường học, các nhà hảo tâm đóng góp được 18 triệu đồng vào quỹ khuyến học dé
hỗ trợ cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi
3.3.3 Y tế - sức khỏe cộng đồng
Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe công đồng Việc chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh và điều trị bệnh có nhiều tiến
bộ, các chương trình y tế quốc gia đạt kết quả khá góp phần vào việc ngăn ngừa
và ngăn chặn các loại dịch bệnh.
21
Trang 36Năm 2005, khám chữa bệnh cho 14.075 lượt người; 817 lượt trẻ em được
uống Vitamin A; 253 trẻ em được tiêm chủng, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảmcòn 8,67% Hiện nay, toàn xã có 1 trạm y tế và 6/8 tổ y tế ở các ấp với 12 giường bệnh, tỷ lệ bình quân là 6,5 giường bệnh/vạn dân Cán bộ y tế xã có 12 người,
tróng đó có 6 y sỹ, 4 y tá, 1 được tá, 1 hộ sinh.
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ bà mẹ và trẻ em.Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả khá tốt, mạng lưới cộng tác viên dan số được bố trí 1 — 2 người/ấp Công tác tuyên truyền vận động được
tổ chức thường xuyên, từ đó giảm tý lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,4% năm 2003
xuống còn 1,2% năm 2005 Công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em có nhiều tiến bộ,
các hoạt động hỗ trợ về giáo dục, y tế, lao động việc làm, trợ cấp xã hội cho trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, lang thang được mở rộng và đạt hiệu quả.3.3.4 Văn hóa thông tin, thể dục thể thao
Lĩnh vực văn hóa thông tin tuyên truyền có nhiều tiến bộ đáp ứng được
mục đích tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước Tổ chức
triển khai thực hiện tốt cuộc vận động ““Toàn dân đoàn kết xây đựng đời sống ở
khu dan cư và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” Các phong trào văn hóa, văn
nghệ có những chuyển biến tích cực, thường xuyên tổ chức các hoạt động vui
chơi giải trí đã góp phần xây đựng các phong trào văn hóa, thé dục thé thao cơ sở
mang lại hiệu quả thiết thực
Năm 2005, toàn xã có 2.295 đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 72/89 tổ nhân dân tự quản đạt tổ văn hóa, 5/6 ấp đạt khu dân cư tiên tiến và đạt ấp văn
hóa Đến nay, toàn xã có 1 bưu điện văn hóa, 5 cụm loa không dây, có trên 90%
số hộ sử dụng phương tiện nghe nhìn và đã xây đựng được 1 câu lạc bộ đàn ca tài
tử, 1 câu lạc bộ dù kê, 2 câu lạc bộ không sinh con thứ hai, mỗi ấp đều có tổ van
nghệ, đội bóng đá, đội bóng chuyền.
3.3.5 Dau tư phát triển và xây dựng hạ tầng
Tổng số vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong giai đoạn 2004 — 2005
là 13.662,70 triệu đồng Trong đó, vốn ngân sách 4.923 triệu đồng, vốn do nhân
dân đóng góp 2.515,70 triệu đồng và vốn khác 6.224 triệu đồng.
Trang 37Thủy lợi Đầu tư nạo vét 19 kênh thủy lợi (7 kênh thủy lợi bằng cơ giới,
12 kênh thủy lợi nội đồng) với tổng chiều dài là 65,4 km Cơ bản phục vụ tướitiêu cho 3.161 ha đất sản xuất lúa tăng vụ
Giao thông Đầu tư xây dựng 5 tuyến đường cấp phối liên xã, sữa chữa 4
tuyến lộ phụ, xây dựng 13 cây cầu Đến nay các đoạn đường từ xã về ấp cơ bản
đi được bằng xe 2 bánh trong cả 2 mùa
Điện Đầu tư phát triển 9 tuyến đường day trung thế, 40 tuyến đường dây
hạ thế với tổng số dung lượng các trạm biến áp là 450 KVA nâng tổng số hộ sử
dụng điện lưới quốc gia toàn xã 2.429 hộ (năm 2005)
Nước sạch Đầu tư xây dựng 1 trạm cấp nước với công suất 200 m/ngày đêm đáp ứng nhu cầu cung cấp nước sạch cho 104 hộ gia đình Nâng tong số hộ
sử dụng nước sạch toàn xã lên 2.297 hộ (2005).
Nhà ở Giai đoạn 2004 — 2005 đã đầu tư xây đựng 1 cụm tuyến dân cư tại
ấp Thạnh Trung giải quyết nhà ở cho 166 hộ Bên cạnh đó, vận động nhân dân
phát triển được 3 căn nhà kiên cố, 47 căn bán kiên cố nâng tổng số nhà kiên cố và bán kiên cế toàn xã lên 782 căn (chiếm 26,33%) còn lại chủ yếu là nhà kê và tạm
bợ Ngoài ra, tranh thủ các nguồn vốn khác xây đựng được 24 căn nhà tình nghĩa,
18 căn nhà tình thương và 121 căn nhà theo chương trình 134 giải quyết nhà cơ
1998 — 2003 là 5,64% Nông — lâm — thủy sản tiếp tục tăng trưởng đóng góp vào
sự tăng trưởng kinh tế chung của xã, công nghiệp — tiểu thủ công nghiệp và
thương mại — dịch vụ tiếp tục phát triển 6n định
Về văn hóa — xã hội cũng có bước phát triển, đời sống vật chất và tỉnh
thần của nhân dân từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ sử đụng điện, nước sạch,
phương tiện sinh hoạt và nhà ở ngày càng tăng lên Việc huy động học sinh đến
trường đạt tỷ lệ cao, khắc phục được tình trạng lớp học ca 3, tý lệ tăng dân tự
23
Trang 38nhiên giảm còn 1,2%, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dan, phòng
chống dịch bệnh và điều trị bệnh cò nhiều tiến bộ
Về đầu tr xây dựng kết cấu hạ tầng từng bước được cải thiện, đặc biệt là
được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tự nguyện đầu tư vốn để xây dựng thủy
lợi nội đồng, hợp tác xây dựng bờ bao, xây dựng giao thông nông thôn gópphần làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang
Về van hóa — xã hội vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: việc thực hiệnchính sách xã hội hóa và chăm lo công tác xã hội tuy được quan tâm nhưng vẫncòn chậm Công tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho lao độngnông thôn chưa được quan tâm, mức sống của bộ phận dân nghèo còn gặp nhiều
khó khăn nhất là đồng bào dan tộc Khmer Giáo đục — đào tạo còn nhiều bat cập,
toàn xã vẫn chưa có trường mầm non, công tác quản lý giáo dục chưa đáp ứngđược yêu cầu đổi mới Công tác chăm soc sức khỏe cho nhân đân còn nhiều hạnchế, số lượng cán bộ y tế còn ít, cơ sở và trang thiết bị y tế đang xuống cấp, điều
kiện chăm sóc cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dan tộc ít người còn
nhiều khó khăn, chưa huy động được nguồn lực xã hội đầu tư cho y tế
Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tang trong những năm qua con thấp so với
kế hoạch Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nguồn kinh phí đầu tư cònhạn chế, nguồn lực địa phương chưa được phát huy tốt do đó chưa thu hút lôi kéođược các lĩnh vực khác phát triển Việc nhựa hóa, bê tông hóa giao thông nông
Trang 39Căn cứ Quyết định số 1548/2001/QĐ-TTg ngày 05/12/2001 của Thủ
tướng Chính phủ “về việc đầu tư tôn nền vượt lũ để xây dựng các cụm tuyến dân
cư vùng ngập sâu Đồng bằng sông Cửu Long năm 2002”
Thực hiện Quyết định số 216/QĐ-TTg ngày 25/03/2002 của Thủ tướng
Chính phủ và Công văn số 17/BKH-TH ngày 05/04/2002 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư “về bổ sung vốn đầu tư năm 2002 cho chương trình xây dựng các cụm,tuyến dân cư vượt lũ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”
Cụ thé là thực hiện theo tinh thần của Quyết định số 949/QD-UB ngày23/04/2002 của UBND tinh Kiên Giang “về giao chí tiêu kế hoạch vốn đầu tưcho chương trình xây dựng cụm, tuyến đân cư vượt lũ trên địa bàn tỉnh năm
2002” và Quyết định số 3002/QD-UB ngày 10/10/2003 của UBND tỉnh Kiên
Giang “về điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư xây dựng các cụm, tuyến dân
cư vượt lũ trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang”
Căn cứ vào những Quyết định trên, Chính phủ và UBND tỉnh Kiên Giang
đã hỗ trợ cho huyện Giồng Riéng đầu tư xây dựng 16 cụm dan cư và 1 đê bao thịtrấn Chính vì vậy mà cụm dân cư vượt lũ xã Thạnh Hưng được đầu tư xây dựngnhằm bé trí dân vào ở
Xã Thạnh Hưng thuộc huyện Giồng Riềng — tỉnh Kiên Giang là một tronghai xã cúa huyện được UBND tỉnh Kiên Giang chọ làm xã điểm trong việc thựchiện Nghị Quyết lần thứ V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “về
thực hiện công nghiệp hóa — hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001
— 2010” Xã Thanh Hưng là một xã có nền kinh tế phát triển nhất của Huyện
nhưng số hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ cao và phải chịu cảnh chạy lũ khi có lũ
về Được sự chỉ đạo của UBND huyện kết hợp với phòng Địa chính Giao thôngCông nghiệp huyện xây dựng 1 cụm dân cư tại trung tâm xã thuộc ấp Thạnh
Trung với diện tích 3,5 ha Đến nay đã cơ ban hoàn thành và tiến hành xét duyệt
các đối tượng, vận động dân vào ở 103/103 hộ đạt 100% Do đó, chương trình
xây dựng cụm dân cư vượt lũ tại xã có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế - xã hội
góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.
26
Trang 403.5.2 Nội dung của chương trình
lên của chương trình Chương trình xây dựng cụm dan cư vượt lũ xã
Thạnh Hưng, huyện Giồng Riêng, tỉnh Kiên Giang.
Mục tiêu của chương trình Chương trình có những mục tiêu sau:
Xây dựng cụm dân cư vùng thường xuyên ngập lũ để đảm bảo cho các hộ
dân sống an toàn, từng bước én định, tiến tới phát triển bền vững (“bảo đảm cuộcsống an toàn trong mùa lũ”)
Theo chương trình xây dựng cụm dân cư thì phải đảm bảo ổn định cuộcsống cho 103 hộ đang cư trú tại địa phương và tiến hành phân lô đấu giá để phục
vụ cho những hộ có nhu cầu vào cụm dân cư
Đi đôi với việc tôn nền nhằm giải quyết diện tích cho nhân dân xây dựng
nhà ở không bị ngập lũ, chương trình phải đảm bảo điều kiện để xây dựng hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên cụm đân cư (giao thông, y tế, chợ, giáo dục,
điện, nước ) từng bước đảm bảo những nhu cầu thiết yếu cho nhân dân kể cả
trong điều kiện có lũ,
Tiến tới chấm dứt tình trạng phải đi đời khi có lũ, nâng cao khả năng
phòng chống thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sảncủa nhân dân khi lũ về
Góp phần từng bước nâng cao điều kiện vật chất và văn hóa tỉnh thần chonhân dân đưa cuộc sống nhân dân toàn vùng phát triển theo hướng văn minh hiệndai, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa — hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo
chiến lược phát triển của địa phương
Nôi dung chương trình xây dựng cum dan cư vượt lũ.
Tiến hành tôn nền cụm dân cư phải đảm bảo vượt đỉnh lũ năm 2000, phùhợp với quy hoạch tổng thể về phát triển đô thị nông thôn và quy hoạch thoát lũcủa xã, gan điều kiện sản xuất nông — lâm — thủy sản với bà con nông dan
Đi đôi với việc tôn nền vượt lũ phải đảm bảo tốt các yêu cầu kỹ thuật,thực hiện phối hợp công tác huy động vốn đầu tư thông qua việc lồng ghép cácchương trình phát triển kinh tế - xã hội tại xã Thạnh Hưng để nâng cao mức sống
của nhân dân