TRAN THE MINH, October 2007.‘‘Real Situation and Firm DevelopmentOrientation about Aquate-Raise Profession with The Household Scale in Duong Minh Chau District, Tay Ninh Province” Đề tai
Trang 1BO GIÁO DUC VA ĐÀO TẠO :TRUONG ĐẠI HỌC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHAT TRIEN BEN VUNG
NGHE NUÔI TRONG THỦY SAN QUY MÔ HỘ
GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN DUONG MINH CHAU
TINH TAY NINH
TRAN THE MINH
KHOA LUAN TOT NGHIEP
DE NHAN VAN BANG CU NHAN CHUYEN NGANH PHAT TRIEN NONG THON VA KHUYEN NONG
'THUVIỆNĐAIRQCNÔNG LÂM
W 000466
Thành Phé Hồ Chí Minh
Tháng 10/2007
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Dé hoàn thành khóa luận này, em am chân thành cám ơn đến:
Ban Giảm Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hé Chi Minh, cùng các Thây Cô trong và ngoài khoa đã nhiệt tình cung cấp cho em những kiến thức qui báu
để em có thé thực hiện khóa luận này
Cô Nguyễn Thị Bích Phương đã tận tình giúp đỡ cho em trong suốt quá trình
tìm hiểu cũng như thời gian hoàn thành khóa luận
Đồng cảm ơn các Cô Chủ:
Văn Phòng Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tây Ninh.
Chỉ Cục Bảo Vệ và Phát Triển Nguồn Lợi Thủy Sản Tây Ninh.
UBND huyện Dương Minh Châu.
Phòng kinh tế huyện Dương Minh Châu
Phòng thông kê huyện Dương Minh Châu
Đã lận tình giúp đỡ em trong thời gian thực lập
Chân thành cam ơn Ì
Trang 3NỘI DUNG TÓM TẮT
TRAN THE MINH, tháng 10 năm 2007 '“Thực Trạng và Định Hướng Phát TriểnBền Vững Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Quy Mô Hộ Gia Đình tại Huyện Dương
Minh Châu Tinh Tây Ninh’’.
TRAN THE MINH, October 2007.‘‘Real Situation and Firm DevelopmentOrientation about Aquate-Raise Profession with The Household Scale in Duong
Minh Chau District, Tay Ninh Province”
Đề tai được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng va định hướng phát triển bền
vững nghề nuôi trồng thủy sản quy mô hộ gia đình tại Huyện Dương Minh Châu Tỉnh
Tây Ninh
Đề tài đã sử dụng phương pháp phỏng vấn điều tra 60 hộ gia đình để thu thập thông tin sơ cấp và thu thập thông tin thứ cấp tại các phòng ban có liên quan tại
Huyện.
Đề tài nghiên cứu tiến hành tổng hợp số liệu và phân tích, so sánh, đánh giá
thực trạng, hiệu quả kính tế của các mô hình nuôi thủy sản tại huyện Đề tài cho thấy
mô hình nuôi cá tạp và cá đơn hiệu quả kinh tế không cao bằng mô hình nuôi cá da
trơn, đặc biệt cá tra.
Đề tài cũng rút ra được những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi trồng thủy
sản tại đây và từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm phát triển bền vững
nghề nuôi trồng thủy sản tại huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh
Trang 4MỤC LỤC
¬ Trang
Dãïnh:friữ© các CHẾ Viet la sssuadauatiapisaaesesssbiiengsiastisaelldpsillbssbiresssvsesssre viii
ĐạiliT106 cáo DẤHE, -e-cecasccccoscslE1606060115623565281348585X5848S1583468388H133ãES8013/4015878914860458 ix
Danie Cae DIN sneer name xTianh mục phụ ue sacsssaseseesssszccesasxesnscersarsasssn ranean isasvnesvavccessoseemeneescaseewesvenueenecees xi
CHƯƠNG 1:DAT VAN ĐỶ 2 55c 2E <tkzrererrxersrrrsererrrer 1
1⁄1 Sự cần AREY ga HỘ TÚI augnggghnhhabitpnnuoithditgtsidsitlatrnttininlstsetnslftesrseesie 11/2.MTục dich nghiện cỨU: :-sssicssesee<ezesescrsEeesssespkasSia si Savag36814864E50G118600040 2
1.3 Pham vị nghiền COU csccssescsverstivosenveesvvasssssvecsstavennsdilensensencassevasannsenesnnanens 2
L8 Cầu trúu | «ca dg8tiah2giix380500108.00180030148g001I8400n00039000/g088 3HƯƠNG Di TONG QUAN cư eeneesnnnreesaroenpseeerenserderoerreer-kdhirkdngaZngganồ 4
2.1 Điều kiện tự nhiên huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh 4
3.3, Đặc điểm về cơ sỡ hạ tẦN, -sesaxskokssesá5661gk3540000038058/4010010050 6
3,3,1 Hệ thống giao HƠNG «ueesaieadbiniaeirosdleadenartooskEeei 6
999, TAS thơng thơy lợÏ seoeseeesdeeeseoeeiidekdkndosoionnlgreolsekemoanal 681v: et eee 7
2.4 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Dương Minh Châu 7 2.5 Điều kiện tự nhiên của hồ Dầu Tiếng : © rxeerree 8
2.5.1 Đặc điểm thủy lý, thủy hĩa nước hồ - 9 2.5.2 Cơ sở thức ăn tự nhiên và nguồn lợi thủy sản của
2.5.3 Nguồn lợi thủy sản của hồ Dầu Tiếng - 10
Trang 5CHƯƠNG 3:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
s2 nh ẽ 12
3.1.1 Nguyên lý của sự phát triển nông thôn - -: 12
3.1.2 Định nghĩa, cơ sở phát triển nuôi trồng thủy sản 15
3.1.3 Vị trí, vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản 16
Sees a ee ee a eee 17 3.1.5 Hiệu quả kinh té cccccscsscssssesssssnecousccatesseeeneecnecenecsuscsnecsseessees 18 3.2 Phương pháp nghiên Cứu ¿+ + <s set rreeerrrrreree 19 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu -scc.ecrseeeecee 19 3.2.2 Thương pháp phair HC sen lên ng 6 nhà i3 g k4 4E1a10000440053588 19 3.2.3 Các chỉ tiêu đo lường kết quả và hiệu quả sản xuắt 20
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu . - «ccxsexeexerrrerrrreee 21 CHƯƠNG 4:KET QUA NGHIÊN CUU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại biyện Dương Mình CÂU eeeeeeiaesenaieinesiriireeneoilTESLsriieiosie 22 4.1.1 Thực trạng nuôi trồng thủy sản của huyện Dương Minh Châu tỉnh Tay Ninh « cee-eeeeee 22 4.1.2 Các mô hình nuôi trồng thủy sản phổ biến trong huyện 23
4.2.Kết quả nghiên cứu các nông nộ tham gia nuôi trồng thủy sản tại huyện Dương Minh Châu 5+-5-< 55s 24 4.2.1, Trình độ vần HÓN ccsccsaasanaansgnesniosianinetfixsssgtxs910100n090Ptnserree 24 4.2.2 Độ tuổi của các chủ hộ o-cxecerrseeiirsrrasirre 35 4.2.3 Số nhân khẩu và lao động của hộ qua điều ER cueiiee-see 25 4.2.4 Các nguồn học hỏi kinh nghiệm và kĩ thuật nuôi - 21
4.2.5 Quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản của nông hộ quả điỀU BE «eeseseesssemieeremmsrrnarsrreserosED01đ18/000118010014888 28
4.2.6 Hình hức nuôi và đối tượng HHỖI, sesassabssrsidsaseonnise 28
4.2.7 Vốn để nuôi trồng thủy sản -s-ccscesereerrrrrrsree 30
4.2:8 Kênh TiểU TU sáccceccxbndiivizsenosssisgidsksll4AVRSSEEKEE213)59486481030458/00.908 31
4.3 Hiệu quả kinh tế từ nuôi trồng thủy sản tại huyện
Dương Minh Châu - - <2 n9 11444010014 32
vì
Trang 64.3.1 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi hỗn hợp - 32
4.3.2 Hiệu qua kinh tế của mô hình nuôi đơn - ‹ - 35
4.3.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá da trơn 37
4.3.4 So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình nuôi thủy sản 39
4.3.5 Hiệu quả kinh tế cây lúa -.e-c-ccertsrrriiierireriiiiim 40 4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển và nuôi trồng thủy sản tại huyện -csceseesreerrrrrrrrrrrrierirrrre 42 4.4.1 Những thuận lợi -‹ +e-serrreeerrrrerrerrsrrteeerie 42 4.4.2 Những khó khăn -.ssc-seenreerrrrrrrrrrrrirtrrrrrrerrirrrr 43 3.4/35 Kiến nghị Của Nông Hồ ceeesssisasese-eaeiasoiosldBilSienkonnai 44 4.5 Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Dương Minh Châu -+cseseeettttttrrrttrtrrrererre 45 4.5.1 Chế độ chính sách của địa phương về nuôi trồng thủy sản 45
4.5.2 Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy VÂN cesasanasaiaggaiomiangi 46 4.5.3 Tính bền vững của nghề nuôi trồng thủy sản tại huyện 47
4.6 Một số giải pháp nhằm hỗ trợ nghề phát triển nuôi trồng thủy sẵn 522cc 50
4.6.1.Chuyển đổi đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản 50
4.6.2 Hoàn thiện cơ sở hạ tang cho nghề nuôi trồng thủy sản 50
4.6.3 Giải pháp về vốn -ccseccccrrerrrriireeriiiieeiiirrriiirrrriie 53 4.6.4 Giải pháp về khuyến nông, khuyến Ngư - 55
4.6.5 Giải pháp về lao động -sccrrrrerrrrrrrrrtrrirrrrrrirrriiir 55
CHƯƠNG 5: KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, -e«e+eesseeeese 56 Š.1,XÊY liãn - sessosdrestesgessedgS0140404431013000010509/44001615000/4/.043000H0.e 56 5.2.Kiến nghị +2 5222st+ertttertririirrrrrr1tnnerrtrree 56
5.2.1.Về địa phương - -22-22-2vvxeerrrrrsrrrrtrrrrtrtrriirrrrrriir 56 5.2.2.Về người đân 20020201000.100010101.n.0l.cn.nlnnn 57
TÀI LIEU THAM KHẢO c-ecce«eesessssseereetrererrrarasrsetrntterrerir 58
PHỤ LỤC
vũ
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Dân Số và Lao Động huyện Dương Minh Châu năm 2006 5
Bảng 2.2: Diện Tích Pat của huyện Dương Minh Châu năm 2007 7
Bảng 2.3: Số Lượng Cá Giống Được Thả vào hồ Dầu Tiếng 2005 — 2006 11
Bảng 4.1: Diện tích và Sản Lượng Nuôi Thủy Sản của huyện i5m1 20051-2006 wees See 22 Bang 4.2: Trinh Dé Hoc Vấn của Chủ Hộ Qua Điều Tra . - 24
Bang 4.3: Độ Tuổi của Chủ Hộ Qua Điều Tra 5-ccs-ctccrrerrrree 25 Bảng 4.4: Nhân Khẩu và Lao Động của Nông Hộ - c2 26 Bảng 4.5: Số Năm Nuôi Trồng Thủy San của Hộ -cs+ccccse 27 Bảng 4.6:Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản của Nông Hộ - - 28
Báng 4.7: Thông Tin về ThÚG lẢToiosaueaoaesne2eseaixesaskssssibdlasslTắpgoigtgtvlegiete 29 Bang 4.8: Nguồn Vốn của Các Hộ Nuôi Thủy Sản © ccez 30 Bảng 4.9: Chi Phi Bình Quân/1000 m” Nuôi Hỗn Hợp Cá Tạp 32
Bang 4.10: Hiệu Quả Kinh Tế của 1000 m” Nuôi Hỗn Hợp Cá Tạp 34
Bang 4.11: Chi Phí Bình Quân/ 1000 m? Nuôi Cá Đơn - 35
Bảng 4.12: Hiệu Quả Kinh Tế của 1000 m” Nuôi Đơn - 36
Bảng 4.13: Chi Phí Bình Quân/1000 £í” Cá Ủ TỪ ere re 37 Bảng 4.14: Hiệu Quả Kinh Tế của Mô Hình Nuôi Cá Da Trơn . 38
Bảng 4.15: So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Giữa Các Mô Hình . -« 39
Bang 4.16: Chi Phí Vật Chất Bình Quân/ha Trồng Lúa -. - 41 Bảng 4.17: Hiệu Qua Kinh Tế của 1 ha Trồng Lúa/lvụ -‹ 4I
Bang 4.18: So Sanh Hiệu Quả Kinh Tế cia Mô Hình Trồng Lúa và
Mô Hình Nuôi Cá Da Trơn cc-cccccHnn nang ngưng 42 Bang 4.19: Một Số Kiến Nghị của Nông Hộ - cecersseerinrrriieie 44
1X
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Sơ Đồ Nuôi Kinh Tế Hộ Gia Đình Nuôi Trồng Thủy Sản
Hình 4.1 Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Thủy Sản
Trang 10DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1:Phiếu Điều Tra Nông Hộ Nuôi Trồng Thủy Sản
Phụ Lục 2:Ban Đồ Thực Trạng Nuôi Trồng Thúy Sản Tinh Tây Ninh
Trang 11CHƯƠNG 1 ĐẶT VAN DE
1.1 Sự cần thiết của dé tài:
Cùng với sự phát triển rất nhanh của nền kinh tế Việt Nam những năm qua,
ngành thủy sản Việt Nam cũng đang thực hiện quá trình thay đổi và sự tăng trưởng được đánh dấu bởi sản lượng xuất khẩu và ngoại tệ ngành mang về cho đất nước ngày càng tăng Năm 2006 sản lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 800.000 tan
với kìm ngạch xuất khẩu đạt 3,3 tỷ USD Riêng nuôi trồng thủy sản Việt Nam hiện nay đứng thứ ba thế giới về sản lượng (sau Trung Quốc và Ấn độ) và thứ hai về tốc độ tăng
triển tại huyện và có tỉ trọng nhỏ so với các ngành khác nhưng đã cung cắp một nguồn
thực phẩm quan trọng cho người dân địa phương, đã tạo công ăn việc làm cho hàng
ngàn lao động và góp phần nâng cao mức sống cho người dân nông thôn , nhiều gia đình đã thoát nghèo nhờ nghề nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên trong những năm qua việc phát triển nuôi trồng thủy sản của các hộ
nông dân ở huyện đều mang tính tự phát, hiệu quả kinh tế của nhiều mô hình nuôi chưa cao, đã xuất hiện nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường trong các ao nuôi và
xung quanh hồ Dầu Tiếng, dịch bệnh đối với các loại thủy sản tăng, hạn chế thoát lũ
Vì vậy ngành nuôi trồng thủy sản ở huyện Dương Minh Châu cần phải có định hướng cũng như giải pháp cụ thể để khai thác tiềm năng vốn có, phát huy được hết các yếu tố
nội lực của vùng, giúp người nông dân én định va phát triển cuộc sông.
Trang 12Xuất phát từ thực tế đó, được sự chấp thuận của Khoa Kinh tế trường Đại học
Nông Lâm, của giáo viên hướng dẫn, tôi chọn đề tài “Thực trạng và định hướng
phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản quy mô hộ gia đình cia huyện
Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh” làm đề tài tốt nghiệp cho mình.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản tại
huyện Dương Minh Châu
+ Mục tiêu cụ thé:
- Tìm hiểu tình hình nuôi trồng thủy sản ở huyện
- Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi thủy sản.
- Định hướng phát triển bền vững nghé nuôi trồng thủy sản.
- Giải pháp để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện Dương Minh Châu
1.3.Phạm vỉ nghiên cứu
Vấn dé nghiên cứu có thé được xem xét từ nhiều góc độ và các phạm vi khác nhau Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn ở những khía cạnh sau:
- Đi tượng nghiên cứu là các hộ nuôi trồng thủy sản
- Địa bàn nghiên cứu là các xã trong huyện Dương Minh Châu
Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu và đánh giá là khoảng thời gian từ năm
2003-2007.
Thời gian thực hiện khóa luận từ: 25/6/2007 đến 17/11/2007.
Thời gian tiến hành điều tra phỏng vấn nghiên cứu các hộ nông dân: từ
9/7/2007 đến 20/8/2007
Trang 131.4.Cấu trúc của đề tài:
Đề tài được bố cục thành 5 chương
Chương 1: Đặt Vẫn Đề.
Trong phần này chủ yếu nêu lên lý do chọn đề tài và xác định mục tiêu cần đạt
đến trong đề tài
Chương 2: Tổng Quan
Giới thiệu tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương.
Chương 3: Cơ Sở Lý Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Đề tài nêu ra những cơ sở lý luận dé tiến hành nghiên cứu.Các chỉ tiêu sử dụng
tính toán trong nghiên cứu.
Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu Và Thảo Luận
Đưa ra những thực trạng và tiềm năng chỉ tiết nhằm phát triển bền vững nghề
nuôi trồng thủy sản tại địa phương
Chương 5: Kết Luận Và Kiến Nghị.
Từ những vấn đề đã nghiên cứu rút ra những kết luận chung đồng thời đưa ranhững kiến nghị cho các câp, các ngành có liên quan
Trang 14CHƯƠNG 2 TONG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh
2.1.1.VỊ tri địa lý
Huyện Dương Minh Châu nằm ở phía Đông Nam Tỉnh Tây Ninh, cách trung
tâm Tỉnh 18 km, Dương Minh Châu gồm một thị trấn (thị trấn DMC) và 10 xã (Suối
Đá, Xã Phan, Bàu Năng, Chà Là, Cầu Khởi, Phước Minh, Phước Ninh, Lộc Ninh, Bến
Củi, Truông Mít) Ranh giới huyện Dương Minh Châu được xác định như sau :
- Phía Bắc giáp huyện Tân Châu Tỉnh Tây Ninh
- Phía Đông giáp huyện Dầu Tiếng Tỉnh Bình Dương, huyện Bình Long Tỉnh
Bình Phước.
- Phía Tây giáp Thị Xã Tây Ninh.
- Phía Tây Nam giáp huyện Hòa Thành Tỉnh Tây Ninh
- Phía Nam giáp huyện Gò Dầu Tỉnh Tây Ninh.
- Phía Đông Nam giáp huyện Trảng Bàng Tỉnh Tây Ninh
2.1.2.Khí hậu thời tiết
Dương Minh Châu nằm ở trong khoảng 106°08- 106°26 kinh độ đông và 11°11
— 11°33 trong vùng nhiệt đới, nhưng ở vĩ độ thấp chịu ảnh hưởng của gió mùa nên có
khí hậu nhiệt đới — gió mùa, trên nền nhiệt độ cao, không có mùa đông lạnh, có mùa
mưa và mùa khô rỡ rệt Nhiệt độ trung bình cả năm khá cao khoảng 27°C, biên độ đao động nhiệt độ thấp 3,0 C Lượng bức xạ đồi dào cán cân bức xạ quanh năm dương.
Tổng nhiệt độ hoạt động xê dich từ 8000 đến 10.000°C
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 85,6 % đến 90 % lượng mưa cả năm.
Lượng mưa trung bình khá cao 1900 đến 2300 mm và phân bố không đồng đều giữa
các mùa trong năm Số ngày mưa bình quân cả năm khoảng 116 ngày.
Trang 15Tổng số lao động Người 56.991
Lao động nông nghiệp Người 22.611
Tỷ lệ tang dân tự nhiên % 1,7
Nguôn: Phòng thông kê huyện
Dân số Dương Minh Châu 101.004 người, mật độ đân số 223 người/ km” Tổng
số hộ 23.469 hộ với 80 % dân số sống bằng nông nghiệp Năm 2006 tỷ lệ sinh 2,07 %,
tỷ lệ chết 0,4 %, tỷ lệ tăng tự nhiên 1,7 % Số người trong độ tudi lao động là 56.991 người Số người có khả năng lao động nhưng không có việc làm 3.313 người Lao
động nông nghiệp là 22.611 người Nguồn lao động dồi dào nhưng chưa giải quyết
được việc làm nên thường xuyên dư thừa và thất nghiệp.
2.2.2.Tôn giáo — dân tộc
Các tôn giáo chính ở Tây Ninh gồm: Đạo Phật, Cao Đài, Công Giáo và một số
tôn giáo khác và đa số đân tộc trong huyện là người Kinh
2.2.3.Văn hóa — giáo dục
Tính đến năm 2006 toàn huyện Dương Minh Châu có:
- 12 trường mẫu giáo với 60 lớp
- 28 trường tiểu học với 251 phòng
- 11 trường trung học cơ sở với 125 phòng
- 5 trường trung hoc phổ thông (trong đó 4 Nhà nước và 1 bán công) với 51
phòng (trong đó 42 Nhà nước và 9 bán công)
Trang 16Hệ thống trường lớp khá mạnh đã thúc đẩy nền giáo dục huyện phát triển, trình
độ dân trí được nâng cao Trong những năm qua số lượng con em trong huyện đi học
Đại Học, Cao Đẳng ở TPHCM và các Tỉnh ngoài ngày càng nhiều Đây sẽ là lượng tríthức giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển quê hương Dương Minh Châu
Tình hình giáo dục ở huyện Dương Minh Châu tương đối khả quan, toàn huyện
đã được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tính đến năm 2006 toàn
huyện có
+ Hệ mẫu giáo có 179 giáo viên, 2.227 học sinh
+ Hệ phé thông có 1.111 giáo viên, 18.734 học sinh
2.2.4 Y tế
Mạng lưới y tế của Dương Minh Châu đã hoạt động tốt, trong việc chăm lo bảo
vệ sức khỏe người dân Thị trấn và 10 xã của huyện Dương Minh Châu đều đã có 10 trạm y tế, tất cá đều của Nhà Nước Toàn huyện có 12 cơ sở y tế, 112 giường bệnh, 32bác sĩ và trình độ cao hơn, 2 được sĩ cao cap.
2.3 Đặc điểm về cơ sé hạ tang
2.3.1 Hệ thống giao thông
Huyện Dương Minh Châu có mạng lưới giao thông phát triển tương đối hoàn chỉnh, toàn huyện có 11 tuyến đường trục chính với chiều dài 97,98 km gồm đường
Tinh 781, 784, 789, 790, đường Suối Đá — Khedol, đường Dat Sét - Bến Cui, đường
Đất Sét — Trà Vỏ, đường Cha là - Trường Hòa, đường Cha Là — Bàu Năng, đường Cầu
Khởi - Thạnh Đức và hệ thống đường liên xã, đường nội bộ có 25 tuyến với tổng bộ
đài 84,94 km.
2.3.2 Hệ thống thủy lợi
Hệ thống sông rạch tự nhiên tương đối ít, chủ yếu là những con sông, suối nhỏ
đổ vào Dầu Tiếng, trong đó lớn nhất là sông Sài Gòn, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện hoàn toàn dựa vào hệ thống kênh đào dẫn nước tưới tiêu từ Hồ Dầu Tiếng,
gồm các con kênh lớn như
Trang 17+ Kênh Chính Đông với chiều dai 15 km chảy qua các xã Phước Minh, Bến
Cui, Lộc Ninh, Truông Mit.
+ Kênh Chính Tay với chiều dai 14 km, chảy qua thị tran Duong Minh Châu,
xã Suối Đá, Phước Minh, Phan, Cha Là, Cầu Khởi, Bau Năng.
+ Kênh Tân Hưng có độ dai 2 km, nằm ở phía Bắc xã Suối Đá
+ Kênh cấp 1 có 16 tuyến tổng độ dài 54 km
+ Kênh cấp 2 có 66 tuyến tổng độ dài 97 km
+ Kênh cấp 3 có 78 tuyến tổng độ dài 55 km
+ Kênh cấp 4 có 10 tuyến tổng độ dài 8,5 km
Hệ thống thủy lợi của huyện cơ bản đáp ứng yêu cầu cung cấp nước cho sản
xuất trên địa bàn cũng như phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.
2.3.3 Hệ thống điện
Hiện nay 11 xã trong huyện đã có điện thoại và điện sinh hoạt Toàn bộ hệ thống điện rộng khắp nơi đã phục vụ đắc lực cho sự phát triển của huyện, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho người dân, góp phần nâng cao năng suất, tổng sản lượng
và sản xuât thủy sản trong toàn huyện.
2.4 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Dương Minh Châu
Bảng 2.2: Diện Tích Pat cia Huyện Dương Minh Châu Năm 2007
Chi tiêu Diện tích (ha) Cơ cầu (%)
Nguôn: Phòng thông kê huyện
Huyện Dương Minh Châu có tổng diện tích là 45.310 ha, trong đó diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 270 ha chiếm 0,6% diện tích tự nhiên toàn huyện Diện tích đất
7
Trang 18nông nghiệp là 29.137,45 ha chiếm 63 % diện tích của toàn huyện, trong đó có nhiều vùng có khả năng chuyển đổi thành đất nuôi trồng thủy sản Diện tích đất lâm nghiệp
là 328,97 ha trong đó đất chuyên đùng là 13.724 ha và diện tích đất chưa sử dụng là
1.849,58 ha.
2.5 Điều kiện tự nhiên của hồ Dầu Tiếng
Hồ Dầu Tiếng nằm ở huyện Dương Minh Châu, vị trí tuyến công trình nằm ở
tọa độ 11918 độ vĩ Bắc 10620 độ kinh Đông, cách TPHCM 93 Km đường bộ và 76
km đường chim bay.
Hồ Dầu Tiếng có diện tích 27000 ha gồm phần thượng nguồn sông Sài Gòn, các
nhánh Suối Ngô, Suối Dây các sông nói chung ngăn có dạng thân cây Diện tích mặt
hồ ứng với mực nước trung bình 24,4 m là 270 km” lưu lượng xả trung bình mùa khô
20 — 28 mẺ/giây Mực nước gia cường của hồ là 25,1 m, mực nước chết 17,0 m Hai hệ
thống kênh chính din nước từ Hồ Dầu Tiếng để tưới là hệ thống kênh Đông về huyện
Củ Chi (TPHCM), và hệ thống kênh Tây về các huyện Đức Hòa, Đức Huệ (Long An).
Địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình khoảng 25 - 27 m Độ dốc lòng
hỗ không lớn Thổ nhưỡng khu vực lòng hồ chủ yếu là đất đỏ bazan, phù sa cổ, cát cô
có khả năng hút nước nhanh Lớp phủ chủ yếu là rừng cao su, một ít rừng tạp, ruộng
va nương ray
Hồ chứa nước mặt Dau Tiếng được xây dựng trên thượng nguồn sông Sài Gòn
là công trình thủy lợi lớn nhất nước với dung tích hữu hiệu 1,5 tỷ m”.Trong đó khoảng
20.000 ha nằm trên địa bàn huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh, là nơi quan trọng
phát triển ngư nghiệp và sẽ là cảnh quan du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Tây Ninh.
Ngoài ra còn có mặt nước của các ao hồ, sông, rạch là tiềm năng thuận lợi để phát
triển ngành thủy sản, một ngành chưa được khai thác đáng kể tại huyện.
Trang 192.5.1 Đặc điểm thủy ly, thúy hóa nước hồ
- Độ pH:
Độ pH biến động trong khoảng 7,0 — 7,3
- Hàm lượng Oxy hòa tan:
Hàm lượng Oxy hòa tan trong khoảng 5,8 — 7,0 mg/l xấp xi chỉ tiêu nước sinh
hoạt và phù hợp cho các mục đích khác.
2.5.2 Cơ sở thức ăn tự nhiên và nguồn lợi thủy sản của hồ Dầu Tiếng
- Phiêu sinh thực vat (Phytoplankton)
Báo cáo năm 2005 trong quá trình điều tra nghiên cứu của vùng hồ Dầu Tiếng
có thực vật néi khá đa dang với 156 loài thuộc 6 ngành tảo nước ngọt, trong đó ưu thế
là tảo lục tập trung các giống ưu thé là Closterium, Cosmarium, Micraterias,
Pediasteum, Scenedesmus va Staurastrum các nhóm này được coi là nguồn thức ăn rấttốt cho tôm cá cũng như các nhóm thúy sinh vật khác trong thủy vực
- Phiêu sinh động vật (Zooplankton)
Theo kết quả nghiên cứu trên hồ Dầu Tiếng (2005) khu vực hồ Dầu Tiếng phát
hiện 77 loài thuộc 4 ngành, trong đó lớp trùng bánh xe Rotatoria có số lượng phong phú nhất, kế đến là các ngành chân khớp Arthropoda, ngành Protozoa và ấu trùng
Mollusca có số loài thấp Hầu hết các loài động vật nỗi phân bố đều là thức ăn tốt cho
cá tôm Số loài bắt gặp vào mùa mưa (66 loài) không phong phú hơn mùa khô (65
loài), tuy nhiên nếu mùa khô ngành Arthropoda có số loài phong phú nhất thì mùa
mưa số loài trùng bánh xe phong phú về số loài nhiều hơn Đây là nhóm ít có giá trị
làm thức ăn và sự có mặt của chúng cho thấy môi trường có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ.
Ở khu vực có nuôi bè tỷ lệ trùng bánh xe có xu hướng cao hơn các vùng khác và một
số loài chỉ thị ô nhiễm cũng có mặt ở đây, điều này cho thấy môi trường có dấu hiệu ônhiễm hữu cơ ở những vùng nuôi bè
- Động vật đáy (Zoobenthos)
Ở vùng hồ Dầu Tiếng đã nhận điện được 25 loài động vật đáy thuộc 3 ngành,trong đó chân khớp Arthropoda có số loài phong phú, kế đến là nhuyễn thé Mollusca
và thấp nhất là nhóm giun ít tơ Oligochaeta thuộc ngành Annelida Thành phần loài và
sinh khối động vật đáy phân bố vùng hạ lưu phong phú hơn so với vùng khác trong hồ,
B
Trang 20nơi có các bè nuôi các loài thuộc lớp giun ít tơ, côn trùng thủy sinh phân bố nhiều hơn
các nơi khác do nền đáy ở đây có nhiều mùn bã hữu cơ hơn Một số loài giun ít tơ phát triển tốt trong môi trưởng giàu hữu cơ này như Aulorilus Pluriseta, BranchiureeSowerbyi
2.5.3 Nguồn lợi thủy sản của hồ Dầu Tiếng
Trong thủy vực của hồ Dầu Tiếng, kết quả khảo sát từ 2003 — 2004 đã xác định
được 54 loài cá thuộc 9 bộ, 19 họ khác nhau và 2 loài tôm thuộc họ tôm càngPalamonidae Thanh phan loài cá hồ Dầu Tiếng có các nhóm chính sau:
- Nhóm cá đen (cá đồng) chủ yếu là các nhóm cá kinh tế như cá lóc, cá rô đồng,
cá trê trăng, cá trê vàng, sinh sản nhóm cá này tập trung vào đầu mùa mưa tháng 6
hàng năm.
- Nhóm cá trắng chủ yếu các họ cá chép Cyprinidae điển hình một số loài cá có giá trị kinh tế cao như cá cóc (Cydocheilichthys enoplos), cá duồng (Cirrhinus microlepis), cá mè vinh [(Putinus gonionotus (Bleeker) ], cá mè lúi (Osteochelus
haseti) Ho cá leo Silurida điển hình là các loài cá leo(allago attu), cá trên bau
(Ompok bimaculatus) sinh sản tập trung vào thang 8-9 khi mùa mưa đến đòng nước
mưa chảy xuống lòng hồ qua các khe suối, rọc nước lúc này cá ngược dòng lên bãi có ngập nước để sinh sản Hai loài tôm tìm thấy ở hồ Dầu Tiếng là loài tép trứng
(Marobranchium equidens) và tép rong (Marobranchium lanchesteri).
Ngoài ra hang năm cũng đã thả thêm cá giống bổ sung như cá mè vinh, mè hoa,
cá trôi, trắm, chép, lăng làm cho nguồn lợi thủy sản của hồ Dầu Tiếng phong phúhơn.
Nuôi cá lồng bè ở Hồ Dầu Tiếng chủ yếu thả 2 đối tượng chính là cá Điêu hồng
(80 %) và Béng tượng (20 %) Tuy nhiên hình thức nay hiện nay không cho phép phát
triển nữa và buộc phải đi đời ra khỏi lòng hồ và các lưu vực sông vì nảy sinh nhiều bất
cập trong sản xuất, gây ô nhiễm môi trường nước.
10
Trang 21Bảng 2.3: Số Lượng Cá Giống Được Thả Vào hồ Dầu Tiếng 2005 — 2006
DVT: Con Loài Năm 2005 Năm 2006
Trang 22| CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Nguyên lý của sự phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một tiến trình con người gia tăng hiệu quả sản xuất để
có nhiều san phẩm và dịch vụ mong muốn, từ đó gia tăng mức sống cá nhân và phúc
lợi cộng đồng nhưng không làm ảnh hưởng môi trường theo chiều hướng xấu ở nông
thôn Phát triển nông thôn không thể tách rời nguyên lý chung của sự phát triển, bên cạnh đó còn quan tâm đến tăng cường kết hợp kỹ năng sáng tạo của con người và năng
lực của cộng đồng để phát triển nông thôn.
Phát triển nông thôn hướng vào 3 thành phần cơ bản là phát triển kinh tế và
phát triển xã hội, phát triển bền vững.
Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế: là sự gia tăng của cải cho xã hội và đám bảo hiệu quả lâu dài,lãnh thổ, quốc gia, thể hiện qua tổng sản phẩm kinh tế quốc dân (GDP) gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển địch cơ cấu lao động, nâng cao đời sống xã hội Do
vậy phát triển kinh tế một vùng, lãnh thổ, một quốc gia đòi hỏi phải diễn ra trong thời
gian đài, tác động hau hết các thành phan kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Phát triển nông thôn phải chú ý đến các thành phần kinh tế, chú ý đến nhiều
khâu của quá trình sản xuất, đồng thời cải tiến sản xuất các ngành nghề, mở rộng thị
trường tiêu thụ.
Tuy nhiên một vùng lãnh thé hay một quốc gia muốn phát triển thì phát triển về
mặt kinh tế vẫn chưa đủ Băng chứng là các nước đang phát triển ở Châu Á vào những năm 1960, tuy rằng kinh tế phát triển nhưng xã hội vẫn còn những người nghèo, đói,
không nhà, khoảng cách giữa hai thái cực giàu và nghèo càng lúc càng xa hơn, tình
trạng an sinh xã hội không được chú trọng, nhất là đời sống của những người nghèo
Trang 23khổ không được quan tâm phát triển, nhiều lúc còn bị ngược đãi Vì thế, việc phát tiễn
kinh tế nhất định phải đi đôi với phát triển xã hội.
Phát triển xã hội
Phát triển xã hội: là tạo ra nhiều phúc lợi cho cá nhân, cộng đồng trong chăm
sóc sức khỏe, giáo dục y tế, đời sống tỉnh thần, vật chất cho xã hội Ngoài ra, phát triển
xã hội cũng nhằm tăng phúc lợi cho cá nhân nông thôn ngang bằng với phúc lợi cá nhân thành thị nhưng không làm ảnh hưởng đến phúc lợi cộng đồng Đồng thời tạo ra
sự bình đẳng giữa các cá nhân, cộng đồng, tạo ra sự binh đẳng giữa các thế hệ ở hiện
tại và tương lai Muốn phát triển xã hội, nhất thiết phải giải quyết việc làm cho người
nông thôn trên cơ sở có nhiều ngành nghề mở ra ở nông thôn, các ngành nghề nông lâm ngư nghiệp làm thế mạnh cho phát triển Các ngành nghề khác và dịch vụ cần đa dạng, hợp lý trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp địa phương và cơ cấu kinh tế chung của
cả nước.
Một số vấn đề khác của phát triển xã hội là cần tăng cường giáo dục, y tế, nước
sạch và chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn Tuy nhiên, đây là lĩnh vực rất cần có sự đầu tư của Nhà Nước nhằm tạo điều kiện phát triển nông thôn về mặt phúc
lợi xã hội.
Phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững ra đời rất muộn màng, lần đầu tiên xuất hiện vào
năm 1987 trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Ủy Ban Môi Trường và Phát
Triển của Ngân Hàng Thế Giới.
Việc phát triển kinh tế xã hội mà không gắn liền với môi trường sinh thái và phát triển bền vững thì không gọi đó là sự phát triển.
Ở Việt Nam quan niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được ghi nhận trong bản kế hoạch Quốc Gia về Môi Trường và Phát Triển Bền Vững do Hội Đồng Bộ
Trưởng ban hành ngày 12/06/1991
Phát triển bền vững được định nghĩa là sự gia tăng của cải cho xã hội trên cơ sở
sử dụng, khai thác các nguồn lực có giới hạn phục vụ cho cuộc sống, nhu cầu hiện tại của con người nhưng không ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương.
13
Trang 24lai Hay phát triển bền vững là phát triển kinh tế gắn liền với việc phát triển xã hội,
phát triển con người trong điều kiện bảo tồn tài nguyên, môi trường.
Khái niệm phát triển bền vững hiện nay có liên quan đến hàng loạt các van đề như cơ sở của sự phát triển, cách tiếp cận và các chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững,
con đường phát triển bén vững phải làm gì và làm như thé nào để đạt được nó trong một lãnh thổ, một quốc gia và trên toàn thế giới Những vấn đề như vậy đã và đang
được nhiều nhà khoa học nghiên cứu để tìm lời giải đáp Các nhà kinh tế hiện đại nhắn
mạnh đến mối tương quan giữa dân số, hoạt động kinh tế và môi trường.
Vấn đề môi trường và việc phát triển sinh thái bền vững ở nông thôn là việc hết
sức cần thiết, cấp bách Môi trường nông thôn hiện nay đang chịu nhiều áp lực của sự
phát triển Khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nông thôn đã làm suy thoái môi
trường, nhất là khai thác rừng, tài nguyên biển quá cường độ, sử dụng quá nhiều chất độc trong sản xuất nông- công nghiệp Nguồn nước ô nhiễm từ các nhà máy, đô thị
hóa gây tác động xấu đến cây trồng, vật nuôi đặc biệt là đến môi trường nuôi trồng thủy sản mà chúng tôi muốn đề cập, làm mắt cân bằng sinh thái và sự duy trì đa dang
các loài ở hệ sinh vật nông thôn Như vậy, làm thế nào cải thiện môi trường nhưng vẫn
đáp ứng được nhu cầu phát triển cho con người ở nông thôn? Đây là bài toán khó đối
với các quốc gia đã và đang phát triển hiện nay Song cũng thừa nhận rằng những
thành tựu công nghệ mới đã góp phần tháo gỡ phần nào những khó khăn đó Ngoài ra
còn phải xem xét góc độ giữa gia tăng dân số và phát triển nhằm giảm thiểu sự khai
thác quá mức của các nguồn tài nguyên Tạo ra những sản phẩm, những nguyên liệu
thay thế mới để giảm đần sức ép đối với một số tài nguyên tái sinh và không thé tái
sinh được Cần áp dụng những phương pháp canh tác mới, những qui trình kỹ thuật
mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, giải quyết nhu cầu xã hội và cai thiệnmôi trường, dam báo tài nguyên vẫn tôn tại cho các thê hệ mai sau
Tiếp cận phát triển bền vững đối với ngành thủy sản
Trên cơ sở tiếp cận khái niệm phát triển bền vững, từ góc nhìn của ngành thủy
sản, có thể hiểu khái niệm phát triển bền vững theo các khái niệm:
- Phát triển một ngành kinh tế thủy sản hiệu quả đảm bảo lợi ích lâu dài.
14
Trang 25- Duy trì chất lượng môi trường và bảo toàn chức năng của hệ thống tài nguyên thủy sản như các hệ sinh thái thủy vực, các hệ sinh thái biển và vùng ven bờ.
- Báo đảm quyền lợi của cộng đồng dân cư hưởng dụng nguồn tai nguyên thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo cho dân cư, cân bằng hưởng dụng nguồn lợi giữa
các thế hệ
- Chấp nhận phát triển đa ngành, tối ưu hóa sử dung đa mục tiêu các hệ thống
tài nguyên có liên quan đến nguồn lợi thủy sản, giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích và tác động của các ngành khác đến tính bền vững của nguồn lợi thủy sản.
3.1.2 Định nghĩa, cơ sở phát triển nuôi trồng thủy sản
Định nghĩa nuôi trồng thủy sản
- Nuôi trồng thủy sân là bất kì phương tiện gì của con người nhằm cải thiện
tăng trưởng của một thủy sinh vật nào đó trong một diện tích mặt nước nhất định.
- Nuôi trồng thủy sản là một hay nhiều sự tác động của con người nhằm can
thiệp vào chu kỳ sống tự nhiên của một loài thủy sinh vật
- Theo FAO (Tổ chức lương thực Thế Giới 1988) nuôi trồng thủy sản là nuôi
các thủy sinh vật bao gồm cá, nhuyễn thể, giáp xác và thủy thực vật Nưôi thủy sản là
hàm ý một số hình thức can thiệp trong quá trình nuôi để thúc đây sản xuất, chang hạn thả giống đều đặn, cho ăn, bảo vệ khỏi dich hại Về mặt sở hữu cũng bao gồm cá thể
và tập thể đối với các đối tượng nuôi.
Cơ sở phát triển nuôi trồng thủy sản
+ Cơ sở văn hóa và kinh tế xã hội
- Sản phẩm thủy sản là nguồn thực phẩm quan trọng đối với người dân của nhiều nước, đặc biệt là các nước Châu Á.
- Nguồn lợi thủy sản đang bị giảm sút đo lạm thác và suy thoái môi trường dotình trạng dễ tiếp cận
- Nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và ngoài nước đối với
những sản phẩm có giá trị
+ Cơ sở sinh học về thủy sản
Is
Trang 26- Nuôi trồng thủy sản là phương pháp hiệu quả để sản xuất protein động vật có
ưu thế so với gia súc và gia cầm biết chọn đối tượng và kỹ thuật nuôi thích hợp
- Động vật thủy sản là động vật biến nhiệt có nhu cầu năng lượng thấp để duy trì thân nhiệt và vận động nên có tốc độ sinh trưởng cao hơn, nuôi thủy sản tận dụng cả không gian ba chiều của thủy vực nên có năng suất cao hơn.
- Cá có thé sử dung protein thức ăn hiệu qua hơn gia súc và gia cầm Nhiều loài
động vật thủy sản ở bậc dinh đưỡng thấp của chuỗi thức ăn nên có thể nuôi với chỉ phí
thấp
- Protein không được sử dụng bởi con người (phế phẩm của nhà máy chế biến,
phụ phẩm nông nghiệp, chăn nuôi) có thể được nâng cấp thành protein có giá trị và
được chấp nhận thông qua nuôi trồng thủy sản
- Protein cũng có thể được tạo ra thông qua phát triển thức ăn tự nhiên cho cánuôi.
- Nuôi trồng thủy sản càng quan trọng đối với những loài đang có nguy cơ tuyệtchúng do lạm thác và biến động môi trường
3.1.3 Vị trí, vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản
Động thực vật thủy sản là loại thực phẩm có giá trị đinh dưỡng cao và có thitrường tiêu thụ rộng lớn Điều này được lý giải bằng kết luận của nhiều công trìnhnghiên cứu khoa học ở Mỹ, Nhật và EU: “ Dùng thủy sản thường xuyên (3- 4 lần/tuần)
có lợi cho sức khỏe Bằng chứng: một trong những nguyên nhân tuổi thọ bình quân
của người Nhật vượt con số 80 năm là do sử dụng nhiều thủy sản “ Mức tiêu thụ thủy
sản trên Thế Giới ngày cảng cao và đã vượt quá khả năng cung cấp hiện tại, sự mấtcân bằng trong quan hệ cung cầu đã đây giá hàng thủy sản lên cao và kích thích việctìm kiếm các giải pháp để làm tăng sản lượng thủy sán Một biện pháp được nhiều
quốc gia sử dụng là đây mạnh hơn nữa hoạt động khai thác thủy sản bằng cách trang bịthêm những đội tàu đánh bắt thủy sản hiện đại, đồng thời tăng cường thăm dò để phát
hiện những loại thủy sản mới Biện pháp này đòi hỏi vốn đầu tư lớn và lại bị hạn chế
về khả năng tăng sản lượng khai thác tự nhiên, khó đáp ứng theo ý muốn của conngười Mặt khác, với các trang thiết bị hiện đại thì nguy cơ đánh bắt quá mức sẽ xảy
ra, nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị cạn kiệt khó phục hồi Bởi vậy, biện pháp thứ hai
16
Trang 27được người ta nghiên cứu và đã được áp dụng là nuôi trồng thủy sản Biện pháp này không những cung cấp các loại thủy sản được ưa chuộng trên thị trường mà còn có thể
chủ động trong việc cung cap, có thé điều chỉnh được thời gian, kích cỡ, sản lượng thu
hoạch sao cho phù hợp với tình hình tiêu thụ và giá cả thị trường Ngoài ra nó còn gópphần vào việc sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên,
Động thực vật thủy sản có thể nuôi khắp nơi trên thế giới, nhưng thích hợp nhất
là vùng ven biển nhiệt đới và xích đạo Việt Nam là nước nằm trong khu vực khí hậu
nhiệt đới, có bờ biển đài 3.200 km với hàng nghìn con sông lớn nhỏ, cùng nhiều quần
đảo, eo, vịnh, lòng hồ tạo cho nước ta thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của
nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thị trường thế giới là rất lớn Muốn
vậy, chúng ta chỉ có thé tiến hành bằng hai con đường.
Thứ nhất là: Tăng sản lượng thủy sản từ khai thác biển và khai thác lòng hồ
Thứ hai là: Đầu tư cho việc nuôi trồng thủy sản ở các vùng.
Con đường thứ nhất gặp nhiều khó khăn đo diện tích khai thác có hạn, nguồn
lợi thủy sản tự nhiên ngày càng giảm, hơn nữa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành khai thác còn quá nghèo nàn và lạc hậu Như vậy chúng ta phải tận dụng mọi
tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản
3.1.4 Kinh tế hộ
Khái niệm Hộ nông dân là tế bào cơ sở của nền kinh tế nông nghiệp nông thôn
và cũng là tế bào cơ sở của một quốc gia Vậy hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sởđược xã hội thừa nhận.
Đặc điểm Hộ nông dân có đủ các yếu tố đầu vào để bố trí sản xuất Nó bao
gồm các nguồn lực sản xuất như:
Hình 3.1 Sơ Đồ Kinh Tế Hộ Nuôi Trồng Thủy Sản
Trang 28Hộ nông dân vừa là đơn vị sản xuất nhỏ, vừa là đơn vị tiêu dùng, có nguồn lao độngnhà, vốn sản xuất, có kinh nghiệm sản xuất, có năng lực tổ chức và quản lý sản xuất đểtao ra sản phẩm cho gia đình và xã hội.
Vai trò Nông thôn nước ta rất quan trọng trong tiến trình thực hiện công nghiệp
hóa - hiện đại hóa Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đang tập trung
đây mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn, coi nông thôn là tiền đề phát triển của cảnước Nông nghiệp nông thôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giải quyết nhucau lương thực, thực phẩm cả nước, đảm bảo an toàn lương thực cho quốc gia, cho đự
trữ và xuất khẩu
Hơn thế nữa, hộ nông dân và xã hội nông thôn còn là nguồn cung cấp lao động
dồi dào để phát triển các ngành nghề ở nông thôn nói riêng và đáp ứng nhu cầu lao
động cho ngành công nghiệp va dịch vụ góp phan phát triển nông thôn và phát triểnđất nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Mặt khác, nông thôn còn là thịtrường tiêu thụ quan trọng vì dân cư với tỷ lệ khá cao trên 70% so tổng số dân cả
nước.
3.1.5 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế nhằm phan ánh mối quan hệ giữa kếtquả thu được với phan chỉ phí bỏ ra của quá trình sản xuất Tính phức tạp của việc
đánh giá hiệu qua kinh tế đòi hỏi phải xem xét nhiều yếu tố và nhiều mặt, vừa phải dựavào thực tế sản xuất hiện tại, lại vừa phải dự báo cho tương lai Ngoài ra, còn phải tính
đến lợi ích nhiều mặt của xã hội
Việc xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất là rất quan trọng, là cơ sở để đánh
giá và cải thiện lại những thành quả đã đạt được Trong nông nghiệp nói chung và
ngành trồng trọt nói riêng, do chịu anh hướng bởi các điều kiện khách quan của tự
nhiên và sinh học như: thời tiết, khí hậu, sinh lý cây trồng Do đó việc xác định hiệu
quả kinh tế vừa là vấn đề có tính chất lý luận, vừa có tính thực tiễn với vấn đề phát
triển kinh tế nhất là sản phẩm nông nghiệp Đây là van đề mà người sản xuất nông
nghiệp hết sức cần thiết để có thể thấy được hiệu quả sản xuất của mình trong quátrình sản xuất
18
Trang 293.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập thông tin là một khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu,
các dữ liệu thu thập được sẽ làm cơ sở nghiên cứu về thực trạng, tiềm năng và cáchướng phát triển nuôi trồng thủy sản tại nơi điều tra
Đề tài sử dụng loại số liệu thứ cấp
- Số liệu thứ cấp: kết hợp thu thập các số liệu từ các Phòng, Ban Kinh Tế thuộchuyện Dương Minh Châu, Chi cục Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản Tây Ninh,Phòng Tổng hợp thuộc Trung Tâm Khuyến nông, Các trạm Khuyến Nông tại địaphương Ngoài ra còn thu thập trong sách, báo, luận văn tốt nghiệp từ các Khoa Kinh
Tế khóa trước
- Số liệu sơ cấp: thu thập số liệu sau khi điều tra, phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôitrồng thủy sản trong đó 20 hộ nuôi trồng thủy sản ở Thị trấn Dương Minh Châu, 6 hộ
ở xã Suối đá, 4 hộ ở xã Bàu Năng, 7 hộ ở xã Chà Là, 4 hộ ở xã Lộc Ninh, 19 hộ ở xã
Phước Minh huyện Dương Minh Châu.
3.2.2 Phương pháp phân tích
+ Phương pháp thống kê mô tả
Khóa luận có sử dụng phương pháp thống kê mô tả, đây là phương pháp thu
thập thông tin, số liệu nhằm để đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt nào đó của
tổng thể nghiên cứu Trong phạm vi khóa luận này, phương pháp thống kê mô tả được
sử dụng để trình bay về thực trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại
huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh.
+ Phương pháp so sánh
- Phương pháp số bình quân
Để đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể nghiên cứu,
thống kê phải tìm một mức độ có tinh đại biểu, có khả năng khái quát đặc điểm chung
của hiện tượng nghiên cứu Mức độ chung điển hình là số bình quân.
- Phương pháp số tuyệt đối
Là hiệu của hai số chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở
19
Trang 30Trong khóa luận này dùng để so sánh hiệu quả kinh tê của các mô hình nuôi
trồng thủy sản tại huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh
3.2.3 Các chỉ tiêu đo lường kết quá và hiệu quả sản xuất
- Chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất.
Chúng tôi sử dụng một số chỉ tiêu để phản ánh kết quả sản xuất như sau:
+ Tổng chi phí = chi phí vật chất + chi phí lao động
+ Chỉ phí lao động = chỉ phí lao động thuê + chỉ phí lao động nhà
+ Doanh thu = sản lượng * đơn giá.
+ Lợi nhuận = doanh thu - tổng chỉ phí
+ Thu nhập = lợi nhuận + chi phí lao động nhà.
- Chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả thu được với chỉ phí đầu tư cho quá trình sản xuất kinh doanh Có
thể sử đụng 4 chỉ tiêu cơ bản sau
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
Trang 31Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu.
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận/đoanh thu = —————————
Doanh thu Công thức chỉ ra rằng cứ một đồng doanh thu đạt được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu tỷ suất thu nhập theo doanh thu
Trang 32CHƯƠNG 4 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Dương Minh Châu
4.1.1 Tình hình nuôi trồng thúy san tại huyện
Huyện Dương Minh Châu do có Hé Dầu Tiếng và hệ thống các kênh tưới tiêuphục vụ sản xuất nông nghiệp nên có nhiều thuận lợi so với các địa phương khác đểphát triển thủy sản
Năm 2005 diện tích nuôi thủy sản toàn huyện là 147 ha, đối tượng nuôi chủ yếu
là các loại cá và tôm càng xanh Sản lượng đạt 1396,5 tấn trong năm 2005.
Trong năm 2006 diện tích nuôi trồng thủy sản ở huyện tăng lên đến 230 ha với
380 hộ tham gia, thu hút 671 lao động tập trung ở các xã như Chà Là (ấp Ninh Hưng),
xã Phước Minh (nuôi cá lóc), Lộc Ninh, Thị trấn, chủ yếu trên các ao hồ tự nhiên vàcác hé vật liệu Nuôi cá ao, hồ nhỏ rải rác ở các xã trong huyện, nuôi trong ruộng lúamùa lũ, tuy nhiên do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên sản lượng năm 2006 giảmnhiều so với năm 2005
Bảng 4.1: Diện Tích và Sản Lượng Nuôi Thủy Sản của huyện Năm 2005 -2006
2005 2006 Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng(ha) (tan) (ha) (tan)
Cá ao, ruộng 146 1396,5 200 1210
TCX 1 1,5 10 10
Thủy sản khác 0 0 20 60
Tổng cộng 147 1398 230 1280
Nguôn: Phòng thông kê huyện
Các đối tượng cá thả nuôi ở đây đa dạng, đa số nuôi ao theo dạng đa loài gồm
các đối tượng như rô phi, trắm, trôi, mùi, chép Trước đây trên địa bàn huyện có hai
Trang 33trại ba ba và tôm càng xanh nhưng do hoạt động không hiệu quả nên từ năm 2004 các
trại này không còn hoạt động và phong trào nuôi tôm và thủy đặc sản khác như nuôi
lươn, ếch cũng không phát triển may.
Toàn huyện hiện nay có 128 trang trại kinh doanh sản xuất trong đó có 17 trang
trại chuyên về nuôi trồng thủy sản, tổng số trang trại chuyên về nuôi cá là 16 tập trung
ở các xã Bàu Năng, Phước Minh, nuôi tôm có một trang trại ở Chà Là
4.1.2 Các mô hình nuôi trồng thúy sản phố biến trong huyện
+ Mô hình nuôi cá ao hỗn hợp
Mô hình nuôi hỗn hợp là mô hình phổ biến nhất của Tỉnh cũng như ở các
huyện, thị, đa số tận dụng điện tích ao tự nhiên, hố bom, ao vật liệu dé tha nuôi, đối
tượng nuôi chủ yếu là rô phi, tra, chép Kỹ thuật nuôi nông hộ cũng rất đơn giản chỉ
bể sung các phụ phẩm nông nghiệp, một số có bổ sung thức ăn công nghiệp nhưng quản lý thức ăn theo cảm tính và hiểu biết vẫn còn hạn chế Mô hình này giải quyết
được công lao động nhàn rỗi gia đình và cải thiện thu nhập và thực phẩm cho nông hộ.
Tăng hiệu quả sử dụng dat cho các hộ nuôi
+ Mô hình nuôi cá lóc, rô đồng thâm canh
Mô hình này đã phát triển mạnh ở các xã trong huyện Diện tích ao nhỏ găn với
hộ gia đình, dao động từ 1000 m’/ao đến 3000 m”/ao Đây là những đối tượng có khả
năng thích nghi vùng nước tinh chịu nhiều môi trường khắc nghiệt hơn nên thả nuôi
với mật độ cao hơn các mô hình khác Thời gian nuôi 4- 5 tháng tùy hộ Mô hình này
có triển vọng phát triển và áp dụng ở các vùng có diện tích ao, hồ tự nhiên, và diện
tích đào ao nhỏ.
+ Mô hình VAC
Tận dụng ao hồ tự nhiên xung quanh nhà, các hé vật liệu hố bom, các nông hộ
kết hợp nuôi gia súc, gia cầm kết hợp thả cá, do huyện có thuận lợi là có hệ thông sông ngòi và kênh thủy lợi đi qua Các đối tượng thả đa dạng như cá mè, sặc rằn, rô đồng,chép, tra, cá lóc, trắm cỏ, thời gian thả nuôi quanh năm, chỉ phí mô hình này khôngnhiều
23
Trang 34+ Một số mô hình nuôi khác (TCX, ba ba, lươn, ếch)
Hiện nay mô hình này chưa phô biến, đều mang tính tự phát ở các hộ nuôi và ít dau tư cho việc nuôi trông.
4.2 Kết quả nghiên cứu các nông hộ tham gia nuôi trồng thủy san tại huyệnDương Minh Châu
Để thấy rõ thực trạng nuôi trồng thủy sản quy mô hộ gia đình tại địa phương,
chúng tôi đã tiến hành điều tra 60 hộ dân bao gồm 39 hộ nuôi thủy sản theo mô hình hỗn hợp, 17 hộ nuôi theo mô hình cá đơn và 4 hộ cá da trơn Sau đây là đặc điểm mẫu nghiên cứu:
4.2.1 Trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa các chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn hiệu quả sản xuất kinh doanh
trong nông hộ Các quyết định trong sản xuất, khả năng hạch toán kinh tế trong sản
xuât phụ thuộc rât nhiêu vào trình độ học vân của họ.
Bảng 4.2: Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ Qua Điều Tra
thấy có 33 chủ hộ chỉ mới học xong cấp I (chiếm đến 55%) , 26 chủ hộ học xong cấpII(chiếm 43,3%), không có chủ hộ nào có trình độ văn hóa cấp III và có 1 chủ hộ tốtnghiệp Đại Học Điều này cho thấy trình độ văn hóa của các chủ hộ nuôi trồng thủy
san ở đây còn thấp và đây cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình nuôi trồng
thủy sản của các nông hộ.
24
Trang 35Độ tuổi của các chủ hộ trong sản xuất nông nghiệp phần nào nói lên kinh
nghiệm sản xuất của họ, tuổi cao hàm chứa kinh nghiệm nhiều Các chủ hộ có độ tuổi nhỏ hơn 30 chiếm 16,7%, tuổi 30-40 chiếm 38,3% và tuổi 40-50 của các chủ hộ chiếm 26,7% Trên 50 tuổi chỉ có 18,3% Độ tuổi của chủ hộ như vậy khá trẻ, với độ tuổi trẻ
thì chủ hộ thường có xu thế mạo hiểm và quả quyết hơn trong hoạt động sản xuất, điều
này cũng khá thuận lợi đối với hoạt động nhiều rủi ro như nuôi trồng thủy sản Đây cũng là điểm thuận lợi cho việc truyền bá kĩ thuật và các chính sách quản lý đến hộ gia
đình, vì hầu như các chủ hộ này cũng là những người tham gia và có tiếng nói quyếtđịnh trong các hoạt động sản xuất của nông hộ
Sự phân bố giới tính cho thấy nam giới vẫn giữ vai trò quan trọng trong hộ giađình Da sé chủ hộ là nam giới ở đây có thé do tập quán chung là người chồng thường được xem là người chủ trong gia đình Kết quả điều tra cũng chỉ ra rằng nhóm dân tộcchính của các hộ điều tra là người Kinh, hầu hết các hộ này là người địa phương
4.2.3 Số nhân khẩu và lao động của hộ qua điều tra
Trong sản xuất nông nghiệp lao động là nhân tố không thể thiếu Số lao động
trong hộ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất cũng như nguồn thu nhập của nông hộ Việc tìm hiểu số lao động trong nông hộ là cần thiết để nắm rõ nguồn lao động thực tế như vậy so với quy mô diện tích canh tác của họ như thé nào.
20