THUC TRANG VA PHUGNG HUGNG PHAT TRIENCÂY NAM MÈO TAI THI XA LONG KHANH TINH DONG NAI PRESENT SITUATION AND DEVELOPMENT POLICY FOR CLOUD EAR MUSHROOM PRODUCTION IN LONG KHANH DISTRICT DON
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO
ĐẠI HOC NÔNG LAM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TE
THỰC TRANG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHAT TRIỂN CÂY NẤM MÈO TẠI THỊ XÃ LONG KHÁNH
TỈNH ĐỒNG NAI
NGUYỄN HOÀI NAM
LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH PHAT TRIỂN NÔNG THÔN - KHUYẾN NÔNG
Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 4/ 2004
Trang 2Hội đông chấm thi luận văn tốt nghiệp dai học bậc cử nhân, khoa Kinh tế, trường
Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh xác nhận luận văn: “ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÂY NẤM MÈO TẠI THỊ XÃ LONG
KHANH TỈNH ĐỒNG NẠI ”, tác giả NGUYEN HOAI NAM, sinh viên khóa 26,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày lổ cho TlNT„xeeseeaeem đông chấm thi tốt nghiệp khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí
Chú tịch Hội đồng chấm thi Thư ký hội đồng chấm thi
(Ky tên, [616 | Lory) (Ky tén, ¿ ; \ 7 8%)
Trang 3NHAN XET CUA GIAO VIEN HUGNG DAN
Đề tài: “Thực trạng và phương hướng phát triển cây nấm mèo tại Thi Xã Long Khánh — Tỉnh Đồng Nai”.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoài Nam — Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển
tố đầu vào, đầu ra có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, tiêu thụ Tác giả cũng đánh giá được hiệu quả kinh tế của 3 loại hình sản xuất nấm mèo tại đây và rút ra
ưu nhược điểm của từng loại mô hình Trên cơ sé các cơ hội và đe doa, các thuận lợi và khó khăn của nghề trồng nấm mèo tai địa phương tác giả đã dé ra phương hướng phát triển cũng như những giải pháp để phát triển ngành trồng nấm mèo trong tương lai.
Nhận xét:
Tác giả đã rất cố gắng trong việc thu thập số liệu cũng như vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành dé tài Các vấn đề được trình bày tương đối rõ ràng, có chủ dich, phù hợp với mục tiêu của dé tài Nhìn chung dé tài có ý nghĩa thực tiễn, mặc dầu sản xuất nấm mèo đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng do hiệu quả kinh tế-xã hội mà nó mang lại, địa phương đang cố gắng đẩy mạnh và nhân rộng loại hình sản xuất này Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng cho nghề trồng nấm
mèo tại đây.
Tuy nhiên do trước đây chưa hề có nghiên cứu nào về lĩnh vực này nên số liệu tác giả thu thập được chủ yếu là số liệu sơ cấp trong năm nên chưa rút ra được mối quan hệ về xu hướng và tính quy luật.
Dé nghị tác giả được báo cáo dé tài trước Hội đồng.
Ngày 30-05-2004
GV hướng dẫn
Trang 4THUC TRANG VA PHUGNG HUGNG PHAT TRIEN
CÂY NAM MÈO TAI THI XA LONG KHANH TINH DONG NAI
PRESENT SITUATION AND DEVELOPMENT POLICY
FOR CLOUD EAR MUSHROOM PRODUCTION
IN LONG KHANH DISTRICT DONG NAI PROVINCE
NỘI DUNG TOM TAT
Để nghiên cứu về nghề trồng nấm mèo chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu
từ Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, Phòng kinh tế cùng với việc phỏng vấn
trực tiếp 80 hộ trồng nấm mèo trên địa bàn thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai Sau quá trình xử lý và phân tích số liệu chúng tôi đưa ra nhận định sau Cả ba loại hình
trồng nấm mèo: sắn xuất bịch phôi để bán, mua bịch phôi về chăm sóc, sản xuất
bịch phôi để chăm sóc đều đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao Trong đó loại hình sản xuất bịch phôi để chăm sóc giúp nông dân có thể chủ động trong quá trình sắn
xuất và phù hợp với điều kiện hiện có của các nông hộ tại địa phương.
Với việc phân tích các thuận lợi và khó khăn của nghề trồng nấm mèo tại đây, chúng tôi đã để xuất một số giải pháp phát triển bên vững nghề trồng nấm
mèo tại thị xã Long Khánh tỉnh Dong Nai.
Trang 5Danh Mục Các Chữ Viết Tắt
Danh Mục Các Bảng Biểu
Danh Mục Các Hình
Danh Mục Phụ Lục
1.1 Sự cần thiết của để tài csrnserrerrrirrrrtrrirtritrrirrrriirrrrrrrtrrirrriretrirr
1.2 Mục đích nghiên CỨU - - 5+ tex9ttrtertrtteetrreire0ernrrrrtrtrrtrrrr
1.3 Nội dung nghiên CUU -s+s+etesetterertterrrtrtrrrrirrrtrrrrrertrrrtrrrrrrrrrrrre
1.4 Ý nghĩa của để tài ccccszveeerttrrrrrriitrriertiirrrriiiiirrrrrrrritttrirtrrittir
1.5 Phạm vi nghiên cỨU -. ‹-s+-++xersssrserrrttseerrtsrtrrrtrerrrrtrtrtrrrrrreerefrtrtrf
1.6 Cấu trúc của luận văn -5-©-<s=+2#+ttrttrtrtrrrrrerritrrrrirrrriereeiirrrrtetrir
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận ereccee.2112/2111 1112120.01.n 1 -170070110nT0
2.1.1 Đặc điểm của sắn xuất nông nghiệp
MỤC LỤC
2.1.2 Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình (nông hộ)
2.1.3 Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế
2.1.4 Ý nghĩa kinh tế của nghề nuôi trồng nấm mèo
2.1.5 Các chỉ tiêu phan ánh kết quả và hiệu quả kinh tế
an -n-naỶ-a (cac naananana
Trang
xii xii
XV
XVI
Trang 62.1.5.2 Chỉ tiêu phan ảnh hiệu quả kinh tẾ -: -+cstterrrtetrtrterrrttrtre 9
2.2 Phương pháp nghiên CỨU -«++-=s+++tt+teretetererterertrerrrrrrertetrrrrtrerrre 10
Chương 3: TONG QUAN DIA BAN NGHIÊN CỨU -' 11 3.1 Đặc điểm tự nhiên -ess+cxstrrttrrzrtrrrrttrraterrrrtrrrtrrrlffnrrtrnr 11 5.1.1 VỊ HÍ Ws Demers 11 3.1.2 Khí tượng, thủy văn -<-+zsesrsrsrsrrsterrerireesrierrrsrernrtrrerlrer 11 3.1.3 Địa hình, thổ nhưỡng -+55-+°-+++++tertrtrertftrterrrrerrrrrtrrritrrrtrrer 13
3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội -+°©55scstrnrerterrrtttrrrttrirtirrrtrttnrtrrrrrrree 14
3.2.1 Dân số và lao động, . -s -s+xsererserserrer.1011100111010.000 14
3.2.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật -e-s+cecsenrresertrrtertrerterrrirrrrrrirerrrri 16 3.2.3 Tăng trưởng kinh tế và đời sống dân cư -‹ -+crreretrrterrtrrtttrrrrr 17 3.3 Hiện trạng phát triển ngành nông nghiệp của thị xã Long Khánh 18 3.4 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội thị xã Long Khánh từ nay đến
3.5 Kỹ thuật sản xuất nấm MEO - -:-++e++trrrtttrrrttrrtrtrrrrrttrrrrrtrrrtrrrr MÃI 3.5.1 Quy trình trồng nấm -+ ++++c+rrrtrrtrtttrr.trtterrrrrrrrrttrrtrtrrtrrt 21 3.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển của nấm mèo - 26
Chương 4: KẾT QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN - a7
4.1 Thực trang ngành nấm mèo -+ -++©cetrtrtttrrtertrttrrtrrrrrrrrrrtrrrrrrr 37
4.1.1 Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm mèo trên (Cl 28 4.1.2 Khái quát tình hình sản xuất - chế biến nấm mèo ở Việt Nam - 28 4.1.3 Tình hình sản xuất nấm mèo ở thị xã Long Khánh - 29
1X
Trang 74.1.3.1 Lược sử phát triển nghề trông nấm mèo ở thị xã Long Khánh 29
4.1.3.2 Quy mô san xuất và năng suất nấm mèo ở thị xã Long Khánh s.« 31 4.1.3.3 Lịch thời vụ của cây nấm mèo ở thị xã Long Khánh «- ==== 32
4.1.3.4 Tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của ngành sản xuất nấm mèo
tại thị xã Long Khánh -++e+++trttrtererrttttrtttrtrtrrrertrrtttrrtrtrtrrttftrftrrr 34
4.1.3.5 Tình hình khuyến nông, . - -+-°°s*=+++++t+#tteSettrtrttrsrrtrtrrtrtertrtrr 37
4.1.3.6 Thị trường tiêu thụ nấm mèo ở thị xã Long Khánh - 38
4.2 Tình hình sản xuất nấm mèo của các hộ điều tra năm 2003 - - 41
4.2.1 Đặc điểm chung của các hộ điều tra -:.t+rrtererttrrrrtrrrrrrrrrrtre 41
4.2.1.1 Quy mô điện tích của các hộ điỀu tra -+ +sretrerrrrrrrrre 41 4.2.2.2 Loại hình sản xuất của các hộ điều tra . -ecc+rereerrrrerrttree 43 4.2.1.3 Trình độ và kinh nghiệm san xuất của các hộ Ch vedaeonioeeneime 44 4.2.1.4 Tình hình nhà chăm sóc nấm MEO - +- +5++++++ettetteettettrrrrere 46 4.2.1.5 Tình hình lao động và công tác quản lý lao động -+- 46 4.2.1.6 Tình hình vốn của các hộ điều tra -. -<‹-=+s+**etsttttretetrtrrtrerrre 47
4.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sản xuất nấm mèo trên địa bàn
50
thị xã Long Khánh năm 2003 -‹: -se++ceesetrrrrrtritrtrerttrrrrdrrrrrrrrrrrrtrir
4.2.2.1 Kết quả, hiệu quả sản xuất của loại hình I: Sản xuất bịch phôi để bán 50
4.2.2.2 Kết quả, hiệu quả sản xuất của loại hình II: Mua bịch phôi về chăm sóc53
4.2.2.3 Kết quả, hiệu quả sản xuất của loại hình IIT: Sản xuất bịch phôi
4.2.3 So sánh hiệu qua kinh tế của 3 loại hình san xuất nấm mèo/1000m”/năm 59
4.2.4 Tổng hợp một ý kiến của 80 hộ điều tra về tình hình sản xuất nấm mèo 62
Trang 84.3 Những thuận lợi và khó khăn của nghề trông cây nấm mèo tại
4.4.2 Phân tích những điểm mạnh - điểm yếu - cơ hợi - nguy cơ của
Cây nấm MEO -ccec<2+cSvxvttt+rraA1020121010002010000140010-401070000000070000000011 68
4.5 Một số giải pháp cơ bản để phát triển nghề trồng cây nấm mèo tại
thị xã Long Khánh . -< ~+zseesrExersenrer4110700A0010010901Tn 12:
4.5.1 Giải pháp 1: Giải pháp về đất dai sessessssssssesesnsesasrestecrneenntnonsessnnes 72
4.5.2 Giải pháp 2: Giải pháp VE vốn -crserrrterrrtrrrrrrrterrtrrrtrtrrtrrrr 72 4.5.3 Giải pháp 3: Giải pháp thị trường -2 eerrrrrrrrerrrrirrrrooe TS
4.5.4 Giải pháp 4: Giải pháp khoa học công nghỆ -eereerreerrrrrrrree 74 4.5.5 Giải pháp 5: Giải pháp về kinh tế hợp tác -. ‹ « +eeeeerrrrrrrerrrrrrre so
Chương 5: KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ -sscrnnneerrtrrrrrrrrrrreei 76 5.1 Kế lUuẴN eessee-eese-sSEEEniiinhiietsaesasl1046.61010.16344-45048840048004009//001052003008 76 5.2 Kiến nghị .e etE.17.1.0011011 10.01.10021017.72700 0010 76
Trang 9W: Weaknesses (điểm yếu).
O: Opportunities (cơ hội).
T: Threats (đe dọa).
Trang 10DANH MỤC BANG BIEU
Tổng Hợp Các Yếu Tố Khí Tượng của Thị Xã Long Khánh
Cơ Cấu Sử Dụng Đất Năm 2003 của Thị Xã Long Khánh
Tình Hình Dân Số và Lao Động của Thị Xã Long Khánh
Cơ Cấu Kinh Tế của Thị Xã Long Khánh Các Năm Qua
Tình Hình Phát Triển Nông Nghiệp của Thị Xã Long Khánh
Biến Động Giá Mạt Cưa Qua Hai Năm 2002 và 2003
Biến Động Giá Cai Đốt trong Năm 2003
Biến Động Giá Bán Nấm Mèo Qua Hai Năm 2002 — 2003 ở
Quy Mô Diện Tích Dat Sản Xuất Nấm Mèo của Cac Hộ Điều Tra
: Phân Nhóm Quy Mô Diện Tích Đất Sản Xuất Các Hộ Điều Tra
: Tình Hình Quyển Sử Dụng Đất của Các Hộ
: Loại Hình Sản Xuất của Các Hộ Điều Tra
: Trình Độ Học Vấn - Tuổi của Chủ Hộ
: Số Năm Sản Xuất của Các Hộ Điều Tra
: Tình Hình Nha Chăm Sóc Nấm Mèo của Các Hộ Điều Tra
: Tình Hình Lao Động Các Hộ Điều Tra
: Mức Đầu Tư Vốn các Hộ Điều Tra
: Tình Hình Vay Vốn các Hộ Điều Tra
: Nhu Cầu Vay Vốn Sản Xuất và Khả Năng Đáp Ung Vốn
của Ngân Hàng
xiii
trang
12 14 15 18 19 35
36
39 42 42 42 42 44 45 46
47
48 49
49
Trang 11Bảng 20:
Bảng 21:
Năng Suất, Doanh Thu Loại Hình I
Tổng Hợp Chỉ Phi Lao Động, Chi Phí Vật Chất 1000m”/ Năm
Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất của Loại Hình J
Năng Suất, Doanh Thu 1000m?/ Năm của Loại Hình II
Chi Phí Lao Động, Chi Phí Vật Chất 1000 m”/ Năm Loại Hình II
Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất của Loại Hình II
Năng Suất, Doanh Thu của Loại Hình II
Tổng Hợp Chi Phí Lao Động, Chi Phí Vật Chất Loại Hình II
Kết Quả, Hiệu Quả Loại Hình HI
So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế của 3 Loại Hình Sản Xuất Nấm Mèo
Bang 30:Y Kiến Chủ Hộ Về Quy Mô Sản Xuất
56
Sự 58 59
62 63
64 71
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ Đề Tổ Chức Quan Lý và Tái Sản Xuất của Kinh Tế Hộ Gia Đình
Hình 2: Sơ Đồ Quy Trình Trồng Nấm Mèo trên Mạt Cưa
Hình 3: Biến Động Sản Lượng Nấm Mèo Khô trên Thế Giới
Hình 4: Sơ Đồ Lịch Thời Vụ Cây Nấm Mèo
Hình 5: Biến Động Giá Bán Mạt Cưa Qua Hai Năm 2002 và 2003 ở
Thị Xã Long Khánh
Hình 6: Biến Động Giá Nấm Mèo Qua Hai Năm 2002 và 2003
Hình 7: Sơ Đô Kênh Tiêu Thụ Nấm Mèo ở Thị Xã Long Khánh
Hình 8: Sơ Đồ Chuẩn Đoán Những Trở Ngai Khó Khăn của Các Hộ
Sản Xuất Nấm Mèo ở Thị Xã Long Khánh
XV
36 40 40
65
Trang 13DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Chi Phí Xây Dựng Nhà Ú Bịch Phôi.
Phụ lục 2: Chi Phí Xây Dựng Nhà Đóng Bịch Phôi (10m*10m)
Phu lục 3: Chi Phí Xây Dựng Sân Phơi (15m* 15m)
Phu luc 4: Chi Phi Xây Dựng Lò Hấp
Phụ lục 5: Chỉ Phí Xây Dựng Nhà Chăm Sóc Kiên Cố (Kha Năng Treo 10.000
Bịch Phôi).
Phụ lục 6: Chi Phí Xây Dựng Nhà Chăm Sóc Bán Kiên Cố (Khả Năng Treo 7.000
Bịch Phôi).
Phu lục 7: Chi Phí Xây Dựng Nha Cấy Meo (4m*8m)
Phu lục 8: Chi Phí Xây Dựng Nha Cay Meo Bình Thường
Phụ lục 9: Thành Phần Dinh Dưỡng Của Nấm và Một Số Loại Thực Phẩm.
Phụ lục 10: Phiếu Điều Tra
Trang 14Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Sự cần thiết của dé tài
Việt Nam là nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn.
Nông thôn nước ta đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình thực hiện công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Các chủ trương chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước đang tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi
nông nghiệp và nông thôn là tién dé để phát triển đất nước Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định là yêu cầu quan trọng và cấp thiết đối
với người nông dân.
Trong hơn 10 năm trở lại đây ở thị xã Long Khánh cũng đã bắt đầu có sự
chuyển đổi cơ cấu cây trồng Cây bắp, lúa bị thay thế dan bằng các vườn cây ăn trái, cây ăn trái bị bệnh và thị trường tiêu thụ bấp bênh làm cho người dân Long
Khánh đã nghèo lại càng nghèo thêm Trước tình hình đó ở một số địa phương
mô hình sắn xuất nấm mèo bắt đầu xuất hiện và hiệu quả kinh tế mà nó mang
lại như một mô hình giúp “xóa đói giảm nghèo”.
Hiện nay sản xuất nấm mèo tại thị xã Long Khánh đã có bước phát triển
mặc di còn chưa ổn định, nhưng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, vốn đầu tư ít so với các ngành sản xuất khác, kỹ thuật không quá phức tạp, chu kỳ trồng ngắn nhưng
đem lại một lợi nhuận tương đối đã khuyến khích được người trồng Sản xuất
nấm mèo không những đã góp phân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống kinh
Trang 15tế - văn hóa của một bộ phận dân cư mà còn có những đóng góp nhất định cho
nền kinh tế của Tỉnh nói riêng và cả nước nói chung
Tuy nhiên sự phát triển cây nấm mèo thời gian qua vẫn còn mang tính tự
phát, chưa có một chiến lược cũng như biện pháp cụ thể nào để khai thác tương
xứng với tiêm năng và lợi thế của vùng, chưa phát huy đúng mức ake yếu tố nội
lực Đây là những vấn dé đặt ra và cần phải giải quyết để ngành sản xuất nấm
mèo tại thị xã Long Khánh có thể phát triển ổn định, lâu dai và bền vững.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, được sự đông ý của Khoa Kinh Tế
Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, của giáo viên hướng dẫn, được sự giúp đỡ của Phòng Nông Nghiệp — Phát Triển Nông Thôn Thị Xã Long Khánh,
tôi thực hiện để tài: “THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CÂY NẤM MÈO TẠI THỊ XÃ LONG KHÁNH - TỈNH ĐỒNG NAI”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng sản xuất của các hộ trồng nấm mèo tại thị xã Long
Khánh Qua đó xác định những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ trồng nấm mèo và để ra những giải
pháp chiến lược định hướng phát triển bén vững cho nghề trồng nấm mèo của
địa phương trong tương lai.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu khái quát tình hình hoạt động san xuất kinh doanh của các hộ
trồng nấm mèo trên dia bàn Long Khánh - Đồng Nai.
Đánh giá hiệu qua kinh tế - xã hội từng loại hình trồng nấm mèo, xác
định các ưu nhược điểm của từng loại hình
Trang 16Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nghề trồng nấm mèo, các thuận lợi
và khó khăn của nghé trồng nấm mèo tại địa phương
Đê ra những giải pháp để phát triển ngành trồng nấm mèo của địa
phương.
1.4 Ý nghĩa của dé tài
Để tài nhằm tạo cơ sở cho nông dân định hướng sản xuất tốt hơn, căn cứ
vào việc sử dụng hợp lí điều kiện tự nhiên, các nguồn tiểm năng có sẵn của địa
phương: đất đai, vốn, lao động
Đề tài là cơ sở cho người sản xuất và các cấp chính quyền có cái nhìn
đúng đắn về ngành sản xuất nấm mèo, từ đó tạo điêu kiện cho nghề trồng nấm
mèo ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Để tài giúp cho các nhà đầu tư cũng như các tổ chức kinh tế thấy rõ hiệu
quả kinh tế của ngành sản xuất nấm mèo từ đó mạnh dan hơn nữa trong việc hỗ
trợ vốn, kỹ thuật, tìm thị trường để phát triển ngành này.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: địa bàn thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai.
- Thời gian thực hiện: Từ 16/02/2004 đến 30/05/2004
1.6 Cấu trúc của luận văn
Để tài nghiên cứu được chia làm 5 chương
Chương 1: Đặt vấn đề
Trình bày lý do và mục đích thực hiện đề tài, phạm vi nghiên cứu của đềtài.
Trang 17Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm cơ bản về kinh tế hộ gia đình, về ý nghĩa kinh
tế của nghề trồng nấm mèo, các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Tổng quan
Mô tả điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của thị xã Long Khánh, quytrình và kỹ thuật trồng nấm mèo tại địa phương
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh nấm mèo: đầu vào, đầu ra, hiệu
quả kinh tế
So sánh hiệu quả kinh tế - xã hội của các loại hình sản xuất nấm mèo.
Thông qua kết quả phân tích đưa ra những giải pháp để phát triển bền
vững nghề trồng nấm mèo.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra một số nhận định về kết quả nghiên cứu và các kiến nghị để thúc đẩy sự phát triển nghé trồng nấm mèo nói chung và ở thị xã Long Khánh nói
riêng.
Trang 18Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu cho xã hội Khác với ngành công nghiệp, san xuất nông nghiệp có những đặc trưng, đặc thù
riêng bổi do sự chỉ phối từ nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hdi
Những đặc điểm đó là:
- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn phức tạp và còn lệ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên mang tính khu vực rất rõ rét.
Ở đâu có đất đai và có lao động thì ở đó có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp,
song ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có yếu tố tự nhiên và lao động khác nhau.
- Trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay
thế được.
- Sản xuất nông nghiệp gắn liên với cơ thể sống, cây trồng và vật nuôi,
chúng phát triển theo quy luật sinh vật nhất định, chúng rất nhạy cẩm với yếu tố
bên ngoài và từ đó ảnh hưởng đến kết qua sản phẩm thu hoạch cuối cùng.
- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao Đây là nét đặc trưng điển
hình nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặt thời gian lao động tách rời
với thời gian sản xuất của các loại cây trồng trong nông nghiệp, mỗi loại cây trồng có một sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, từ đó dẫn đến những thời
vụ san xuất khác nhau trong năm.
Trang 192.1.2 Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình (nông hộ)
Hiện nay, nước ta có khoảng 11 triệu hộ nông dân, họ trực tiếp quản lý và
sử dụng khoảng 90% đất nông nghiệp và hơn 90% lao động ở nông thôn, sắn
xuất sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng trên 20% so với sản phẩm nông
nghiệp của cả nước.
Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình:
Thứ nhất: kinh tế nông hộ là một tổ chức kinh tế nông nghiệp.
Thứ hai: kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất, là đơn vị kinh tế tự chủ, thực hiện các khâu quá trình sản xuất kinh doanh phù hợp Mục đích kinh doanh của
gia đình nhằm sử dụng hợp lý tiểm năng gia đình mình hiện có (lao động, vốn,
kỹ thuật, công cụ, ) Mat khác nông hộ còn có năng lực tổ chức và quản lý sản
xuất để tạo ra sản phẩm cho gia đình và xã hội
Thứ ba: kinh tế nông hộ là đơn vị tiêu dùng sản phẩm do chính họ làm ra.
Sản xuất với quy mô nhỏ, phân tán Sử dụng lao động, trang thiết bị kỹ thuật còn
thô sơ.
Thứ tư: kinh tế nông hộ là một tổ chức kinh tế đa ngành Đối với ngành
trồng nấm mèo và ngành khác có thể kết hợp với nhau nhằm tận dụng tiểm năng sẵn có của gia đình tạo ra sản phẩm và mang lại thu nhập cao Có thể nói
kinh tế nông hộ góp phần tạo sản phẩm cho xã hội
Thứ năm: trong s4n xuất kinh tế nông hộ có khả năng thích ứng cao nhờ
đó có sức cạnh tranh với các tổ chức kinh tế khác Tuy nhiên do nằm trong khuôn khổ gia đình do đó có nhiều hạn chế như: thiếu vốn, kỹ thuật, tổ chức sản
xuất và tiêu thu sắn phẩm phải tự lo liệu Những hạn chế của kinh tế nông hộ nếu được các cấp chính quyển địa phương tác động và được tổ chức một cách
hợp lý thì nó sẽ tạo nên một hiệu quả lớn.
Trang 20| _ Nhuyếu khác «4 _—, THỐNG sản Tew ding
Tích liiy «!
2.1.3 Ý nghĩa của việc xác định hiệu qua kinh tế
Trong sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nhà nước, đơn vị kinh
tế tư nhân nào đều có mối quan tâm hàng đầu là không ngừng nâng cao hiệu quả
kinh tế.
Việc xác định hiệu quả kinh tế là hết sức cần thiết, nó tạo ra sự ổn định
của ngành sản xuất, tạo ra khả năng phát triển ngành nghề, tăng thu nhập cho
người lao động và cho xã hội, tất nhiên cũng đem lại lợi nhuận cho đơn vị kinh
tế tạo điều kiện cho tái sản xuất và mở rộng.
Trong nên kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế có ý nghĩa hết sức quan
trọng, nó quyết định sự sống còn của các đơn vị kinh tế hay ngành sản xuất Đốivới ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng nấm mèo nói riêng nâng cao
hiệu quả kinh tế có nghĩa là tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản
phẩm và sử dung có hiệu qua nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực hiện có
của gia đình và địa phương.
Trang 212.1.4 Ý nghĩa kinh tế của nghề nuôi trồng nấm mèo
Loài người đã biết dùng nấm làm thức ăn và làm thuốc từ thời hoàng đế
La Mã cổ xưa và nghề trồng nấm trên thế giới đã có trên 300 năm, xuất phát từ
Italia, Pháp, Anh, Đức rổi lan sang nhiều nước khác trong đó có Việt Nam ta
Việc trồng nấm mèo có ý nghĩa kinh tế rất lớn:
Thứ nhất: Nấm mèo là một loại thực phẩm dễ trồng, dễ chế biến Nghề
trồng nấm mèo giúp các hộ gia đình tận dụng các nguồn phế liệu từ mat cưa của cây để tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Trước mắt là cải
thiện bữa ăn hàng ngày sau đó cung cấp cho xã hội nguồn hàng hóa có giá trị,
góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình Thêm vào đó quá trình sản xuất nấm
mèo lại khá đơn giản, thời gian quay vòng vốn lại nhanh (khoảng 60 — 75 ngày),
giống nấm có thể nhân nhanh với số lượng lớn, nghề nấm mèo giúp tận dụng
một nguồn lao động nhàn rỗi trong nông thôn, là công việc thích hợp cho mọi lứa
tuổi, mọi đối tượng mà mang lại thu nhập cao.
Thứ hai: phế liệu của ngành trông nấm có thể tận dụng lại làm phân cải
tạo đất, làm tăng khả năng trao đổi dinh đưỡng trong đất mà không làm ô nhiễm
môi trường Từ đó giúp khép kín vòng quay chuyển hóa vật chất trong tự nhiên
có lợi rất nhiều cho con người.
Thứ ba: nghề trồng nấm mèo cung cấp sản phẩm cho công nghiệp chế
biến giúp đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu để thu ngoại tệ.
Trang 222.1.5 Các chỉ tiêu phần ánh kết quả và hiệu quả kinh tế
2.1.5.1 Chỉ tiêu kết quả
Giá trị tổng sản lượng (doanh thu): là chỉ tiêu tổng hợp được tính bằng tiền
phần ánh kết quá thu được từ sản xuất
GTTSL = TSL * đơn giá sản phẩm + thu khác
Tổng chỉ phí sản xuất: là tất cả những khoản chỉ phí bỏ ra để có được kết
quả san xuất.
TCPSX = Chỉ phí vật chất + Chi phí lao động + Khấu hao
Lợi nhuận = Tổng doanh thu — Tổng chỉ phi sản xuất
Thu nhập = Lợi nhuận + Lao động nhà
2.1.5.2 Chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả kinh tế
+ Tỷ suất thu nhập
Thunhập
Tỷ suất thu nhập =
-l “ Tổng chỉ phí sản xuất
Chỉ tiêu này chỉ ra rằng cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu được
bao nhiêu đồng thu nhập
+ TY suất lợi nhuận
Lợi nhuận Tổng chỉ phí sản xuất
Tỷ suất lợi nhuận =
Chi tiêu này chí ra rằng cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận
+ Tỷ suất doanh thu
Doanhthu
Tổng chi phísản xuất
Tỷ suất doanh thu =
Trang 23Chỉ tiêu này cho biết một đồng TCPSX bỏ ra trong quá trình sản xuất thì
có bao nhiêu đồng doanh thu
+ Hiệu suất sử dụng một đồng CPSX
Giá trị tổng sản lượng
Tổng chỉ phísản xuấtHiệu suất sử dụng một đồng CPSX =
Chỉ tiêu này phan ánh hiệu suất của một đồng chi phí bỏ ra
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu thứ cấp từ Phòng Thống kê, Phòng Kính tế thị xã Long
Khánh và các phòng, ban có liên quan khác
- Điều tra 80 hộ trồng nấm mèo tại thị xã Số liệu điều tra từ các hộ sản
xuất theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tâng, hay còn gọi là chọn
mẫu phân loại điển hình Là phương pháp chọn mẫu đựa trên sự phân chia tổng thể thành nhiều nhóm khác nhau được xem xét như là tổng thể, sau đó lấy mẫu một cách ngẫu nhiên trong từng nhóm, số mẫu chọn ra trong từng nhóm nhiều
hay ít phụ thuộc vào số nông hộ trong từng nhóm và với cách chọn mẫu như vậy
tạo ra sự đồng đều hơn trong từng nhóm và số mẫu được chọn ra có kết cấu
tương đối với kết cấu tổng thể nghiên cứu
- Tổng hợp phân tích số liệu sau khi điều tra.
Trang 24Chương 3
TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Đồng Nai là một tinh của miễn Đông Nam Bộ và thuộc vùng kinh tế trọng
điểm ở phía Nam (TP Hồ Chí Minh- Bà Rịa Vũng Tau — Bình Dương - Đồng
Nai) có diện tích tự nhiên 586.202 Km chia thành 9 huyện, một thị xã và một thành phố, trong đó thành phố Biên Hòa và thị xã Long Khánh và 5 huyện nằm
trong vùng trọng điểm kinh tế của phía Nam
Thị xã Long Khánh được tách ra từ huyện Long Khánh và huyện Cẩm Mỹ
- Phía Bắc giáp huyện Định Quán.
- Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ
- Phía Đông giáp huyện Xuân Lộc.
- Phía Tây giáp huyện Long Thành.
3.1.2 Khí tượng, thủy văn
Long Khánh nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ thang 5 đến tháng 11, các
tháng còn lại là mùa khô.
Trang 25Trong những năm vừa qua do ảnh bưởng thời tiết của toàn khu vực nên thời tiết của thị xã Long Khánh có những thay đổi rất bất bình thường, lượng
mưa hang năm giảm, thời gian nắng lại kéo dai lam ảnh hưởng đến đời sống
sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nông dân sống trên địa bàn, tuy nhiên chỉ
có thể sơ lược tình hình thời tiết khí hậu, thủy văn của thị xã Long Khánh như
sau:
Bảng 1: Tổng Hợp Các Yếu Tố Khí Tượng của Thị Xã Long Khánh
Danh mục DVT Số lượng Ghi chú
Nguồn: Phòng khí tượng thủy van thị xã
- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ không khí cao nhất là 35°C vào tháng 4 và
nhiệt độ thấp nhất cũng gần 20°C vào tháng 12 Đối với cây nấm mèo vào
Trang 26những tháng nhiệt độ không khí thấp thích hợp cho nấm phát triển và chất lượng
nấm thường cao hơn các tháng khác.
- Độ ẩm không khí: Long Khánh có độ ẩm không khí trung bình năm khá
cao 80 - 85%, vào mùa mưa đến 92 -95% và mùa khô từ 55 — 62%, ẩm độ thấpnhất là 55%.
- Chế độ mưa trong năm: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa
mưa là mùa trồng của cây nấm mèo, đối với những tháng mưa nhiều thì quy mô sản xuất có giảm đo khó khăn trong khâu thu hoạch, phơi, bảo quản Thời điểm
mưa ở Long Khánh thường biến động trong hai tuần tùy theo từng năm, lượng
mưa trung bình khoảng 2.100mm, mưa lớn thường tập trung vào thang 6, 7, 8 với
lượng mua 2.800mm, vào mùa khô lượng mưa chiếm khoảng 10% tổng lượngmưa trong năm riêng vào tháng 1, 2 thường không mưa.
- Chế độ nắng trong năm: Thường thì mùa nắng kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và được phân bố như sau: thời gian có nắng trung bình mỗi ngày khoảng 7,4 giờ, số giờ nắng cao nhất 13,8 giờ, số giờ nắng thấp nhất 5 giờ.
- Nguôn nước, thủy văn: Thị xã Long Khánh có địa chất là đất đỏ bazan nên kha năng giữ nước kém tạo ra sự thiếu nước vào mùa khô ở một số xã, tuy
nhiên đo có trữ lượng nước ngầm lớn có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu nước chosinh hoạt và phát triển công nghiệp, nông nghiệp.
3.1.3 Địa hình, thổ nhưỡng :
Địa hình thị xã là vùng đổi gò lượn sóng, là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Cửu Long và vùng cao nguyên Đông Nam Bộ mang tính chất bán sơn
13
Trang 27địa khá cao Độ đốc phổ biến là 15° không ảnh hưởng nhiều đến việc cơ giới hóa
cây trồng và xây dựng mạng lưới đường giao thông
Đất đai của thị xã khá trù phú, phì nhiêu chủ yếu là đất đồ bazan, phù
hợp với nhiễu loại cây trồng ngắn ngày và dài ngầy như: bắp, cao su, chôm
chôm, sau riêng
Bảng 2: Cơ Cấu Sử Dụng Đất Năm 2003 của Thị Xã Long Khánh
Danh mục Diện tích(ha) Cơ cấu(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 49.719,00 100,00 Đất nông nghiệp 44.927,00 90,36
Đất lâm nghiệp 5,00 0,01
Đất chuyên ding 2.733,80 5,49
Đất ở 1.172,00 2,36
Đất chưa sử dụng 881,20 1,78
Nguồn: Phong địa chính thi xã
Tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã là 49.719 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 44.927 ha bằng 90,36% tổng diện đất tự nhiên của thị xã, đất
lâm nghiệp không đáng kể chỉ có 0,01%
Với quy mô đất nông nghiệp lớn, Long Khánh đã lựa chọn hướng đi thích
hợp là phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn trái, cây trồng khác
có giá trị kinh tế cao, thay dần diện tích trồng lúa và hoa mau hiện có.
3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.2.1 Dân số và lao động
Long Khánh được tổ chức thành 6 phường và 9 xã, dân số khoảng 215.918
người, với tỷ lệ tăng dân tự nhiên là 1,37% Mật độ dân cư bình quân 434
Trang 28ngudi/km’, Dân số phân bố không đều, tập trung nhiều ở các phường và thưa
thớt dần ở các xã.
Bảng 3: Tình Hình Dân Số và Lao Động của Thị Xã Long Khánh
Danh mục Số lượng (người) Cơ cấu (%)
1 Tổng dân số 215.918 100,00 -Thanh thi 64.660 29,95
-Nông thôn 150.538 70,05
-Tỷ lệ tăng dân số(%) 1,58
-Tỷ lệ tăng tự nhién(%) Lov
2 Lao động
Số người trong tuổi lao động 111.051 51,43
Số người lao động có việc làm 89.645 80,72 Lao động nông nghiệp 77.365 86,30
12.280 13,70 Lao động phi nông nghiệp
Nguồn: Phòng thống kê thị xã
Nhìn chung thị xã Long Khánh có nguồn nhân lực khá đổi đào bảo đảm
cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thị xã Số người trong độ tuổi lao động
chiếm đến 51,43% tổng dân số Tuy nhiên với trình độ phát triển kinh tế xã hội
hiện nay chưa thu hút hết sức lao động hiện có, tỷ lệ lao động chưa có việc làm
so với số người trong độ tuổi lao động còn cao, tỷ lệ lao động có việc làm chỉ
bằng 80,72% tổng lao động.
Lao động ở thị xã Long Khánh chủ yếu (khoảng 86,3%) là lao động trong
lĩnh vực nông nghiệp, đa phần là lao động phổ thông trình độ văn hóa thấp, sản xuất dựa theo kinh nghiệm là chính, những hiểu biết về kỹ thuật còn rất hạn chế.
Về cơ cấu lao động: bên cạnh những người lao động định cư tại chỗ trong
những năm qua thị xã Long Khánh đã tiếp nhận một số lượng khá lớn lao động
đi cư từ nơi khác tới.
15
Trang 29Tóm lại: Tài nguyên lao động ở Long Khánh vừa thừa lại vừa thiếu (thừa
lao động phổ thông nhưng thiếu lao động lành nghề) từ đó ảnh hưởng đáng kể
trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương
3.2.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Điện
Nguồn điện cung cấp cho thị xã là 48 triệu kw/năm, toàn thị xã có đường
dây trung thế 157 km, đường dây hạ thế 186 km và 244 trạm hạ thế.
Hàng năm nguồn vốn xây dựng cơ bản của thị xã đều dành một tỷ lệ
khoảng 7-8% để duy tu mở rộng mạng lưới điện với kết quả là: 78,3% số hộ
được dùng điện, 100% số xã có điện
Nhìn chung nguồn điện của thị xã đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và đời sống nhưng việc cải tạo mạng lưới, đường dây nhất là đường dây hạ thế, đảm
bảo an toàn trong sử dụng cần được chú ý
- Giao thông vận tải
Ngoài quốc lộ 1A, 20, 56 hệ thống cầu đường do thị xã quản lí gồm 31 tuyến đường với tổng chiéu dài 91.209 km Hệ thống giao thông tương đối khép
kín giữa các xã, phường đảm bảo lưu thông đi lại cho sản xuất và đời sống Tuy
nhiên kết cấu đường chưa cao, nhiêu đường liên ấp, thôn xóm vẫn là đường đất
rất khó khăn cho việc lưu thông di lại trong mùa mưa Do kết cấu chất lượng đường chưa cao nên việc duy tu và sửa chữa khá tốn kém, vì vậy nhiều đoạn
đường, tuyến đường, cầu cống xuống cấp nghiêm trọng
- Nguén nước
Nguồn nước sử dụng cho đời sống nhân dân trong thị xã chủ yếu là nguồn
nước ngầm, nước giếng khoan, giếng dao với chất lượng nước khá tốt Nguồn
Trang 30nước sản xuất (chú yếu cho khu vực trồng trọt của ngành nông nghiệp) là lượng
nước mưa và một phần dựa vào nguồn nước suối Tình trạng khô hạn vào mùa khô, ngập nước vào mùa mưa vẫn liên tục xẩy ra làm ảnh hưởng rất nhiều đến
kết quả sản xuất nông nghiệp.
3.2.3 Tăng trưởng kinh tế và đời sống dân cư
- GDP bình quân đầu người
Tăng trưởng kinh tế của thị xã trong thời gian qua tương đối cao nhưng do xuất phát điểm thấp nên quy mô kinh tế ở mức thấp, do đó GDP bình quân đầu người của thị xã đạt thấp Năm 1995 đạt 3,8 triệu đồng/người, năm 2000 đạt 5,7
triệu đổng/người, năm 2003 đạt 6,5 triệu đồng/người
- Tăng trưởng kinh tế
GDP Long Khánh (giá cố định 1994) giai đoạn 1992-1995 đạt tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 12,3% /năm Tuy nhiên vào giai đoạn 1996-2000 tốc độ
tăng trưởng chậm lại, bình quân 8,1% /năm Năm 1998-1999 tốc độ tăng trưởng
GDP của Long Khánh khá thấp chỉ 2,2% và 6,2% /năm đã làm cho tốc độ chung
cả giai đoạn chậm lại Những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là
hạn hán cùng với sự ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế đã tác động lớn tới tốc
độ tăng trưởng toàn thị xã trong thời gian qua.
Trang 31- Cơ cấu kinh tế
Bảng 4: Cơ Cấu Kinh Tế của Thị Xã Long Khánh Các Năm Qua
Đơn vị tính: %
Danh mục 1999 2000 2001 2002
Cơ cấu GDP 100,00 100,00 100,00 100,00
Khu vực I ( Nông nghiệp) 49,26 44,24 43,48 40,33
Khu vực II ( Công nghiệp) 17,71 18,54 20,02 21,69 Khu vực I] ( Dịch vu) 33,03 37,22 36,50 37,98
Nguồn: Phòng thống kê thị xã
Năm 1999 tỷ trọng GDP khu vực nông nghiệp (khu vực 1) là 49,26%, năm
2002 chỉ còn 40,33%, khu vực công nghiệp (khu vực ID tăng từ 17,71% nam
1999 đến 21,69% năm 2002 và dịch vụ (khu vực II) tăng từ 33,03% lên 37,98%.
Như vậy cơ cấu kinh tế của thị xã Long Khánh trong thời gian qua có sự chuyểnbiến tích cực tỷ trọng GDP khu vực I giảm trong khi khu vực II và khu vực III có
xu hướng tăng lên Mặc dù vậy cơ cấu kinh tế ở Long Khánh trong giai đoạn
1998-2003 vẫn là nông nghiệp - thương mại - dịch vụ - công nghiệp.
3.3 Hiện trạng phát triển ngành nông nghiệp của thị xã Long Khánh
Hiện tại ngành nông nghiệp là ngành tạo ra GDP cao nhất so với các
ngành khác của thị xã, tuy nhiên tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của thị xã đang giảm dan Trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng đang điễn ra sự
chuyển dịch, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, tỷ trọng chăn nuôi và các dịch vụ
phục vụ nông nghiệp tăng (xem bang 5) Cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng có sựchuyển đổi mạnh mẽ Trong tương lai việc tăng sản lượng cũng như giá trị củacác sản phẩm nông nghiệp không thể dựa vào việc tăng diện tích đất canh tác
mà phải dựa vào việc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm
Trang 32Trong những năm qua diện tích và sản lượng cây hoa màu: lúa, bắp, bông vải vẫn đạt mức ổn định còn các loại cây lâu năm như cao su, cây ăn trái như
sầu riêng, chôm chôm đều tăng nhẹ qua các năm Việc phát triển trồng trọt ở thị
xã phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước, những thiệt hại do hạn hán gây ra đối
với cây trông thời gian qua là rất lớn Điều này đòi hỏi việc phát triển trồng trọt
trong tương lai phải gắn liền với việc chủ động của nguồn nước.
Về chăn nuôi, ngành chăn nuôi phát triển dựa trên cơ sở đàn heo và gia
cẩm, đang từng bước hiện đại hóa và cải tiến phương pháp chăm sóc, kết hợp
kinh nghiệm và khoa học trong khâu chọn giống, chế biến và phòng dịch
Trước sức ép ngày càng lớn về gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa, cơ
cấu cây trồng của thị xã đang từng bước chuyển từ các loại cây hiệu quả kinh tế
thấp sang các loại cây đạt hiệu quả cao hơn như cao su, chôm chôm, sầu riêng,
nấm mèo, đứa Cayene Về chăn nuôi bò lai Sind và dé được chú trọng phát
GTTSLNN 306.725 100,00 323.807 100,00
Nguồn: Phòng thống kê thị xã
19
Trang 333.4 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội thị xã Long Khánh từ nay đến
năm 2010
- Phương hướng phát triển
Phát triển kinh tế xã hội thị xã Long Khánh dựa trên nền tang một nền
kinh tế cơ cấu nhiễu thành phần
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng giảm
dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng dan tỷ trọng ngành công nghiệp, thương
mại va dich vụ.
+ Ngành nông nghiệp
+ Định hình quy hoạch vùng sản xuất tập trung đối với các loại cây công
nghiệp lâu năm, cây ăn trái, nấm mèo, dứa Cayene
+ Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi khuyến khích mở rộng quy mô chăn
nuôi công nghiệp.
+ Ở những vùng trồng cây ăn trái không hiệu quả, vùng ven thị xã, thị
trấn, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang trồng các loại rau, màu, nấm mèo
có hiệu quả kinh tế cao hơn
+ Tổ chức nhân giống từ những cây đầu dòng được tuyển chọn Chấn
chỉnh công tác quản lý giống nhằm hạn chế việc cung cấp các loại giống chất
lượng xấu.
+ Chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, ký kết đầu tư, chế biến,
tiêu thụ nông sản ngay từ đầu
+ Quần lý, sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có Tiến hành
khảo sát quỹ đất đai để tiến hành quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trungchuyên canh cây lâu năm, cây ăn quả.
Trang 34+ Ngành công nghiệp
+ Phát triển công nghiệp gắn liền với phục vụ sản xuất nông nghiệp,
nhằm nâng cao chất lượng san phẩm sau khi thu hoạch.
+ Phát triển công nghiệp phải chú ý bảo vệ môi trường và đảm bảo sự cân
đối giữa các ngành (điện, nước, giao thông )
+ Ngành thương mại - dịch vụ
+ Thực hiện quy hoạch chỉ tiết, cải tạo nâng cấp mở rộng hệ thống chợ.
+ Xây dựng mạng lưới thương mại xuống tận vùng sâu vùng xa
- Mục tiêu phát triển
+ Đảm bảo sự cân đối giữa các ngành.
+ Tạo công ăn việc làm cho người lao động.
+ Kiểm soát tốc độ gia tăng kinh tế
+ Phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở
3.5 Kỹ thuật sản xuất nấm mèo
3.5.1 Quy trình trồng nấm
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây nấm mèo từ khi cấy giống đến
khi thu hoạch vụ một khoảng 75 ngày Trong khoảng thời gian ngắn như vậy để
có đủ sức nuôi sợi nấm đòi hỏi khâu xử lý nguyên liệu phải cẩn thận và đòi hỏi
người lao động phải có kinh nghiệm.
21
Trang 35Quy trình trồng nấm mèo bao gồm các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Kỹ thuật gây tạo meo giống
Giống là khâu đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình trồng, giốngquyết định năng suất và chất lượng nấm làm ra, meo giống tốt, không những làm
cho nấm mọc nhanh mà còn có sức chống chịu mam bệnh, năng suất cao và
chậm thoái hóa.
Meo giống đồi hỏi các yêu cầu sau:
- Thuần nhất (không lẫn các giống khác).
- Không có mâm bệnh (do nhiễm tạp, sâu bệnh).
- Hiệu quả kinh tế (năng suất, khả năng kháng bệnh ).
Như vậy khi chọn meo giống cân chú ý các đặc điểm sau:
- Quan sát thấy tơ mọc thẳng, nhánh tơ phân phối đều khắp chai có màu
trắng, có hình lông chim.
- Mật độ tơ đóng day.
- Ngửi có mùi nấm mèo.
Giai đoạn 2: Xử lý nguyên liệu (xử lý mạt cưa, lên men, chế biến, bổ
sung đinh dưỡng, )
Mạt cưa được làm ẩm bằng cách tưới nước vôi 1,5%, sau đó rây sàng để
loại bớt tạp chất, để nâng cao năng suất thì trong quá trình xử lý mạt cưa cần bổ
sung thêm thành phân dinh dưỡng khác bao gồm cả nguồn Cacbon, nguồn đạm
và khoáng chất Mat cưa khi làm ẩm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thời gian ủ đóng ít nhất 12 giờ.
- Nguyên liệu phải thấm nước đều
- Nhiệt độ trong đóng ủ sinh nhiệt 50-70°C để giảm bớt một số mầm bệnh
tự nhiên có sẵn trong nguyên liệu.
Trang 36Giai đoạn 3: Hấp khử trùng túi mạt cưa
Sau khi đóng túi phải khử tring túi mat cưa trong lò hấp, thời gian từ
10-12 giờ, nhiệt độ yêu cầu trong túi mat cưa đạt 90-100°C
Giai đoạn 4: Cây giống
Bịch phôi hấp xong để nơi sạch sẽ khô ráo từ 24-48 giờ chờ nguội rồi bắt
đầu cấy giống Thời gian cấy giống phải nhanh, dam bảo hạn chế mam bệnh có
thể lây nhiễm từ không khí.
Giai đoạn 5: Nuôi ủ tơ nấm
Nhà ủ phải đầm bảo các yêu cầu sau:
- Sạch và thoáng mat.
- Ít ánh sáng nhưng không quá tối.
- Không bị dột mưa hay nắng chiếu
- Không để chung với đồ đạc sinh hoạt gia đình, vật liệu nấm khô
- Không ủ chung với giàn nấm đang tưới hoặc mới thu hoạch xong.
- Tuyệt đối không chồng chất lên nhau.
Giai đoạn 6: Chăm sóc, thu hái
Khi bịch nấm đã đây tơ được chuyển vào nhà trồng để rạch bịch và chăm
sóc thu hoạch Khi rạch bịch thường tiến hành vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
Sau đó tưới để cho nấm phát triển, mỗi ngày tưới hai lần và luôn đảm bảo độ ẩm
trong nhà treo từ 90% trở lên.
Chế biến bảo quản: như nấm khô, nấm muối, nấm hộp giúp đẩy nhanh
sản xuất hơn nữa.
23
Trang 37Hình 2: Sơ Đô Quy Trình Trồng Nấm Mèo trên Mat Cua
Chú thích:
(*):Có thể có hoặc không, nếu bổ sung thêm N-P-K (15 -30 -15) hay DAP, SA liều lượng không
quá 5%; MgSO, 1-2%o.
(**): Cần bổ sung thêm cho nấm, chất dinh dưỡng thêm vào có thể là bã mía (20%) hay cám
(6%) ngoài ra cần thêm vào các thành phần (N-P-K, Urê ) khoáng (KH2PO,.MgSO¿, ) liều
lượng tương đối với mạt cưa cao su.
Trang 38Mạt cưa cao su
Sàng bỏ dâm bào
Trộn nước vôi 1,5%
Ú đóng 1 - 2 ngày
Thêm dinh dưỡng (*)
Phơi khô 48 giờ Sàng bỏ dâm bào Trộn nước vôi 1%
Ú đóng 3 — 5 ngày Thêm dinh dưỡng (**)
Cấy giống Nuôi ủ tơ nấm 25-30 ngày
Chuyển vào nhà tưới
Rạch bịch
Tưới nước 30 — 45
Cắt nấm Rita nấm Phơi (sấy)
Zo
Trang 393.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển của nấm mèo
Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho nấm mèo phát triển từ 20 - 32°C, khi
nhiệt độ trên 35°C hoặc dưới 15°C thì nấm mèo phát triển kém và cho năng suất
thấp.
Ẩm độ: ẩm độ trong cơ chất trồng nấm mèo thích hợp từ 60-65% còn
trong không khí khu vực nuôi khoảng 90 - 95% là thích hợp.
Ánh sáng: nấm mèo không có khả năng quang hợp như những cây xanh khác, tuy nhiên tùy các giai đoạn mà điều chỉnh cường độ chiếu sáng thích hợp:
- Thời kỳ a sợi: cần để trong phòng tối để tăng cường sự phát triển của
màng.
- Thời kỳ nấm mèo phát triển mọc ra cân tăng cường độ chiếu sáng,
cường độ chiếu sáng quá mạnh thì làm cho nấm mèo chậm phát triển và cho
năng suất thấp.
- Môi trường thích hợp để nấm mèo phát triển tốt là độ pH từ 4-12.
Như vậy có thể nói điều kiện tự nhiên của thị xã Long Khánh rất phù hợp
với việc sản xuất nấm mèo Thêm vào đó ở đây có một lực lượng lao động dồi
đào và có tuyến đường quốc lộ 1A Bắc Nam đi qua, ngoài ra nó cách thị trường tiêu thụ lớn là Tp.HCM chỉ 80km do đó việc lưu thông sản phẩm rất thuận lợi Thiên thời địa lợi nhân hòa sự khởi đầu khá suôn sẻ cho nấm mèo ở Long Khánh
và vì thế không gì quá ngạc nhiên khi Long Khánh được xem là nơi có ngành
nấm mèo phát triển nhất tỉnh Đồng Nai và khu vực miền Đông Nam Bộ.
Trang 40Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng ngành nấm mèo
4.1.1 Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm mèo trên thế giới
Nấm mèo là một loại nấm thích hợp với vùng nhiệt đới, nên có thể trồng
ở nhiễu nước châu Á, trong đó có Việt Nam Hiện nay: Đài Loan, Hàn Quốc,
Thái Lan, Trung Quốc là những quốc gia có nghề trồng nấm mèo phát triển
Ở những nước này nấm được trồng và chế biến với công nghệ rất hiện đại, quy
mô lớn trong những trang trại rất rộng nên đạt năng suất và chất lượng cao, đem
về cho họ nguồn lợi khá lớn Tuy nhiên khó khăn của những quốc gia này là nguồn nguyên liệu đầu vào (mạt cưa) rất ít vì vậy khó mở rộng sản xuất, hơn
nữa người dân ở đây rất thích ăn nấm mèo, coi nấm mèo là thức ăn quý giá, giàu chất dinh dưỡng, do vậy lượng nấm mèo sắn xuất ra vẫn không đáp ứng đủ nhu
cầu tiêu dùng và những nước này vẫn phai nhập khẩu một số lượng lớn nấm
mèo từ những quốc gia lân cận.
Ở Châu Âu, với khí hậu lạnh (có khi xuống đưới 0°C) không thích hợp cho
cây nấm mèo phát triển, cây nấm chi phát triển tốt trong diéu kiện nhiệt độ từ
20 — 30°C Vì thế ở những nước này hàng năm vẫn phải nhập nấm mèo.
Như vậy hiện nay trên thế giới thị trường tiêu thụ nấm mèo mỗi ngày mỗi
tăng, đòi hỏi sản xuất nấm mèo với số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng hiện
nay.