Nội dung dé tài đã phản ánh tổng quát được thực trạng của việc sản xuất rau an toàn tại địa bàn nghiên cứu về các mặt: diện tích san xuất, năng suất, sản lượng, đối chiếu năng suất, chỉ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM THÀNH PHO HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
TAI XA BINH NGOC THI XA TUY HOA
TINH PHU YEN
ĐINH MINH QUÝ
LUẬN VĂN CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Tháng 05 / 2004
Trang 2Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp đại học bậc cử nhân, khoa kinh tế
trường Đại học Nông Lâm TPHCM xác nhận luận văn “THỰC TRẠNG SAN XUẤT TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TẠI XÃ BÌNH NGỌC THỊ XÃ TUY HOÀ
TINH PHU YEN“ của tác giả ĐINH MINH QUÝ, sinh viên khoá 26, đã bảo vệ
thành công trước hội déng vào ngày/2 (tổ chức tạƒZZHội đồng chấm thi tốt
nghiệp khoa kinh tế, trường Đại học Nông Lâm TPHCM.
THÁI ANH HÒA
¬———T
Newsihinedin
Kí tên, ngay(., Thang,,(, Nam.@2.4
Chủ tịch hội đồng chấm thi Thư kí hội đổng chấm thi
+ t Th
Ki tén, ngay(Z, Thang f, Nam.Ory Ki tên, ngày /⁄,Tháng („Năm È⁄4;©~Œ
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
l Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
TT HIẾN |
GIẤY XACNHAN - | _ Kính gởi: Ủy-ban nhân dân xã Bình Ngọc -Thị xã Tuy Hòa
:PhúYên | = @ eee a
Tôi tên Dinh Minh Quý là sinh viên khoa kinh tế,trườngĐại
Hoc Nông LâmThành Phố Hồ Chi Minh Trong thời gian qua từ
:12.02.2004 —06.03.2004 tôi da về địa phương tích cực điều tra,
thu thập số liệu ,thực tập tốt nghiệp về để ti: “ Thực trạng sẵn
xuất và tiêu thụ rau an toần tại xã Bình Ngọc — Thị xã Tuy Hoa
Phú Yên”,
Kính mong ủy ban nhân dân xã Bình Ngọc xác nhận cho tôi
Xin chân thành cảm ơn
Xác nhận của UBND xã Tuy Hòa ngày 04.03.2004
ay (1/ CHÍ HIỂU
N BÀ chu He" —c <2 te
Trang 4—————m—_
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Đề tài: “Thực trạng sản xuất và tiên thụ rau an toàn tại xã Bình Ngọc, thị
xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên? do Dinh Minh Quý thực hiện.
Đề tài được trình bày sạch đẹp, cách dién đạt tương đối rõ ràng và dễ hiểu Đề
tài có chú ý đến việc đưa khái niệm về rau an toàn trong nội dung nghiên cứu (trang 7-8) Nội dung dé tài đã phản ánh tổng quát được thực trạng của việc sản
xuất rau an toàn tại địa bàn nghiên cứu về các mặt: diện tích san xuất, năng
suất, sản lượng, đối chiếu năng suất, chỉ phí sản xuất, giá bán, thu nhập và lợi
nhuận của các hộ sản xuất rau an toàn Đồng thời tác giả cũng đã đối chiếu so
sánh về kết quả và hiệu quả của việc sản xuất rau an toàn và rau thường Một
số vấn dé liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm rau an toàn cũng được để cập
đến Nhìn chung nguôn số liệu của để tài tương đối phong phú, nội dung thể hiện được sự nghiêm túc đầu wf thời gian và công sức của tác giả trong quá
trình thực hiện dé tài.
Về mặt hạn chế, cách phân tích của dé tài còn tương đối đơn điệu, thiếu các
phân tích mang tính chất sâu sắc, sáng tạo Phần giải pháp đề xuất để phát
triển sản xuất — tiêu thụ rau an toàn cong mang tính chung chung.
Đánh giá chung: đề tài đạt yêu cầu của một báo cáo tốt nghiệp bậc đại học.
Trang 5NHAN XET CUA GIÁO VIÊN PHAN BIEN
Đề tài : Thực trang sin xuất và tiêu thụ rau an toan tại xã Bình Ngọc, thị xã Tuy
Tác giả đã khái quái 3n: hint sắn xuất rau trên địa bàn từ việc sản xuất đến tiêu thụ
Qua đó, tác giá so sánh kết cud và hiệu quả giữa rau thường và RAT đối với một số
sản phẩm chủ yếu
Tuy nhiên tính thực tiễn của đề tài không cao vì :
o Người tiêu ding khé nhận biết RAT ( vì chỉ qua người bán giới thiệu ).
o Hiệu quả kini- tế cha RAT không cao nhiều so với rau thường nên không khuyến khích người sản xuất ( vì diéu kiện sản xuất khó khăn hơn )
o Việc so sánh hiệ¿ qua kinh tế của một số giống rau cụ thé là không cần thiết
vì sự sai biệt không lớn và yêu cầu của cây rau cần sự đa dạng hoá
Để tài sẽ có ý nghĩa “ơn nếu rác gid phân tích sâu về lợi ích xã hội và nâng cao nhậnthức người tiêu dùng
Trang 6LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin gởi lời cảm ơn đến công lao trời biển của ba mẹ tôi
những người đã dày công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi từ khi sinh ra cho
tới ngày hôm nay cùng với những người thân khác trong gia đình đã động viên
khích lệ tôi.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô bộ môn PTNT &
KN, quý thầy cô khoa kinh tế và các thầy cô khác của trường đã tận tình chỉ dạy
và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong quá trình học tập tai
trường Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Thái Anh Hòa, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến thư viện trường, phòng tư liệu khoa kinh
tế, chính quyển xã Bình Ngọc, hợp tác xã nông nghiệp xã Bình Ngọc, bà con
nông dan trồng rau của xã Bình Ngọc cùng các cơ quan ban ngành đã giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè gần xa của tôi — những người
đã cùng học tập, giúp đỡ, khuyến khích, động viên và chia sẻ những khó khăn
cùng tôi trong thời gian đài xa nhà.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
ĐINH MINH QUÝ
Trang 7THUC TRẠNG SAN XUẤT VÀ TIEU THU RAU AN TOAN
TẠI XA BINH NGỌC THỊ XÃ TUY HÒA TINH PHU YEN
“ANALYSIS OF CURRENT SITUATION OF CLEAN
VEGETABLES PRODUCTION AND MARKETING AT BINH
NGOC COMMUNE, TUY HOA TOWN, PHU YEN
PROVINCE”
NỘI DUNG TOM TAT
Đề tài nghiên cứu nhằm tim hiểu thực trạng san xuất và tiêu thụ rau an
toàn của bà con nông dân xã Bình Ngọc thông qua các phương pháp thu thập số
liệu thứ cấp từ các phòng ban, sách báo và các tài liệu có hên quan, phương
pháp diéu tra phỏng vấn trực tiếp 50 nông hộ, phương pháp tính toán tổng hợp,
phân tích , so sánh Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều vấn dé đang tổn tại trong
quá trình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của bà con như: Quá trình sản xuất chỉ mới ở giai đoạn đầu phát triển, nhiều khâu còn chưa hoàn thiện chức có tổ chức
chặt chẽ và bài bản, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức sản xuất đơn giản,hệ
thống phân phối rau an toàn chưa phong phú, sản phẩm chưa đến được tay của đại bộ phận người tiêu dùng,đầu ra còn nhiều bap bênh, sản phẩm rau an toàn chưa được dán nhãn,bao bì khi bày bán, chưa có cơ quan chức năng cấp giấy
chứng nhận cho sản phẩm rau an toàn đã làm giảm giá trị và sức hấp dẫn làm
cho rau an toàn mất đi sự vượt trội so với rau thường gây thiệt hại cho người sản
xuất rau an toàn và người tiêu dùng, cẩn trở sự phát triển rau an toàn tại địa phương Kết quả cũng cho thấy việc sản xuất rau an toàn đem lại hiệu quả cao hơn so với rau thường cả về kinh tế, xã hội và môi trường.Trên cơ sở đó một số giải pháp được dé xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ rau an toàn:
e Giải pháp tuyển chọn, lai tạo những tập đoàn giống tốt có năng suất và chất
lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương phục vụ cho sản xuất
e Nghiên cứu đưa ra chế độ luân canh hợp lí cho sản xuất
e Thành lập tổ sản xuất kinh đoanh rau an toàn của xã Bình Ngọc.
e Thành lập cơ quan có chức năng kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho sản
phẩm rau an toàn.
e Tạo lập thêm mạng lưới tiêu thụ rau an toàn.
e Giải pháp thông tin tuyên truyền.
Trang 8Đanh ge GAs CH VIET AE saasassuenainsisesehikeondigeuderiseseeusseuE4HfGDuIDLDREISERESHHSHEMEA0581 ®
Diath Date các WM ccccc.-.escceecennestionasisnsnni ovens oanessnnevenenabanscceetenvanaiecsonuneitier eye ldsirs xi
Danh one pho lve , sáasasssstodkdiialtiiuddtilingssE 4 0HIGN800000049482959480008g4.0,g00P clp“h XIH
Chương 1: ĐẶT VẤN BE
1.1 Sự cần thiết phải phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toần - 1
1.2 Mile đích nghiÊn CỨU ccccstseiscesesere: S211 1n 1A nang nS.P.-e.222S58D6 3
TS Phạm vị nghiền GIỮU cc cnscvoenenrenenrsnceowusersonssierersrnsanenmnenveeunersessuwaxonmemnonenpaneumamanen _
1.4 Cấu trúc của dé tài nghiÊn CỨU - s5 < + <+=+exk#trserervrrrrrkekrvrrrerrrerrree 4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận: - Ác HH nh nh nh HH nọ KH KH HH nh C11101 ETE 6
2.1.1 Vai trò và tầm quan trọng của ngành sản xuất rau qua - 6
3.17 ' Khi nÏỆm ve Ye Gi KOẪN sua ggnngrahsscnangs tinh HìyGGgấg god238oASBAGS0SGIGI1G000180E 8
2.9 Tite chiến rau ey bolltnccccmnsnanmmneemenaemmmmenenmenmn: 9
2.14 Những quy đính chung cho sân Xuất rau 20 TOAD ceseeenaseressseeseaeonnene 99,1,5 COũc túy trimh sên Ea ath NO Bá sesbterosadgiiidsidiliskltiieichothkikiSi4gi001048 11
2.1.6 Đặc điểm thị trường rau :-cc 2s 31 1232122121 1132323 712113712122 ctxee 12
DF dai et Ni GINNE KỈ N RRND 12
2.1.8 Biên tế maketing oo ccccccccescsscscsessescsscsseseseesseceaeeseasesceceseeseeeeseeeesesecereees 18
2.1.9 Hệ thống các chi tiêu đánh giá kết qué và hiệu quả sản xuất 19
2:2 PHƯƠNG DHÉP HENIESH CỮU suaeseeeaesdkiolisbtaiisa0156914891438ã136161ã401440884100616.60ã40184 20
Chương 3: TỔNG QUAN
3,1 Bo điểm về Hệ nHÌÊH asessoesieobekagfdtigtiSkodkkbistgiidigikiidiiristtsioyessltslte, 22
vii
Trang 93.1.1 Vị trí địa lÍ - ca ke ssx nen Hy tàn th n8 14014101111122n1 111110111 m 22
3.1.0 Địa Witt cung 00,1 0211 che g g0 HH ghi 3500001500) 22
3.13 KAT BẦU -ccceesiaeeeiseeiseiExkaeaEBidäASi458164021800041952sia383835E43REEXSSEE3ĐSLSEsAsRBSHEI8 5E 22
Bo Ae ĐIẾU CA ras sceseecancanundecanninnnteasowuczanesawayenesieenousneaebeean sus aeveemmeuerieerecs cen eceeeenreees 23
3.1.5 'NBUỐH HIỂU -sassseonnniosiilingaS0580006401810805901001613881022.ci4eL0ai.cndihii3pM384580480N 24
32 Đfc điểm về kinh tế nã WO ceeseee=seesieeeeskekceeliuibdUdfHiU300100/010110001000008.0 24
3 2 1 Cools kính KẾ cla XÃ cn icc 24
3.2.2 Dân số và lao động citation ac 24
EB, AE socsccoirnneeeroisrrocrocolEENEELIHESERROSINEHIEERUBSECDDSEEESIESSERSEISICISEXNEPIRESNESNEEDAssteitRaersl 25 32.4: GIÁO ỤE cse~+sxscs123058/46001506352ĐA350808390/0550E10010854481186 54 108 1811010681 951% 25 [ea cong angganhitkGINGG08000H0G01G4S0000501.000gi00g012A028imnioeiygunrtotrulkeokgrdeeiei 26
Chương 4: KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Giới thiệu chung về rau an toàn của Xã Bình Ngọc - 21
4.2 Thực trang sn xuất rau an toàn tại Bình NgọỌc -c< ceerersrre 28 43.1 ĐtHẪNnG PAG eesensssesnsennsresreereseeeesescaseec-saclil582664245/83889396801571820 28
4.2.2 Nước tưới rau a b3giieEttescv3SSSESERGERSEESSEREOHSASTEEERSS59)8E/8g7S5u088002Đ2YESSB49RMEEESHBSINEE 29
4.2.3 Co cấu và thời vụ gieo trồng các loại rau - — 294.2.4 Diện tích đất sản xuất rau an tOầI ¿- ¿s22 st vs stvEkesxerkrekreee 32
4.2.5 Năng suất ee THÍ ete eee eee 34
AGT Tap Giáp 620 tO Hà BE seccccmcomnmerenimaannkinmmnvamancemetmees 36
42.7.1 Tap đuần øữ dụng nhều: BỀN sesesaaeensoasrsssdoaddrsiataraskstssidrdsskgl89IA001148 005 36
ä 3:7.ã Tân quấn sĩ dụng that BY TỶ teuosenssalttiAi0S461036160448969S0211312u10370g:08061 30804 a7
4.2.7.3 THờI sian cach ly trước khi thu HORCH sec it gà lát tá án 1245 6035153812400 39
4.2.8 Chi phí sản suất, 77.1 TT ' 1 ' Ra iN eee aRanO py 40
4.2.9 Giá bán rau an toàn của bà con nông dân xã Binh Ngọc 45
vill
Trang 104.2.10 Thu nhập và lợi nhuận của hộ san xuất rau an tOần -‹ <-<<« 46 4.2.11 Kết qua và hiệu quả sản xuất của một số loại rau -rrtserte 49
4.2.12 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến san xuấ rau an toàn 51
4.3.1 Giá bán rau an toần tại thi trường tiêu fÏỤ . -: c<-s<treeereeste 52
4.3.2 Kênh phân phối rau an tOần -e-e-+rrsersererrrtrrrrrtrerrretrrrerre 54
4.3.3 Các yếu tố ảnh hướng đến tiêu thụ rau an foần -eerrrereeerree 56 4.4 Đánh giá chung 5-2 srhàtttrthtttrrrreen H442 11m n.nerrerrre 37 44.1 WE tĩnh Hình sẵn xuất tán att 108 ncsacsasrncarsorsnsnanricoraveenimnaenetonnanennes 57 4.4.2 Về tiêu thụ rau an toần -ccs+<2222432232121242883.1011k118041 241m E.0 59 4.5 Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại
Bình NgỌC : sóc n S2 HH2 KH 01t 01012 ppt 0110110411017 111100 60 4.5.1 Giải pháp cho phát triển sAn xuất -sccettsersrrrrrisriseierirree 60 4.5.2 Giải pháp cho phát triển tiêu thu -<-es-eeeserserrriiieiireieiie 62
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Š 1 Kế THẬN .cáocccn cá n6 Big gn001185561831158503839503W53851199099095950011000009300 00100 0 i9 nerinmsrme 64 5.2 Kiến ng s.csseeeonsekeninirsreeritaiibiorsiaridpitaeravessultinorassssssaerSEessSSB22525.k4e58808987 65
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
1X
Trang 11DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND : Uỷ ban nhân dân
RAT : Rau an toàn
RT : Rau thường
BVTV ; Bao vệ thực vật
NNPTNT : Nông nghiệp phát triển nông thôn
TN : Thu nhập
KHCN-MT : Khoa học công nghệ môi trường
CPSXRT : chi phí sản xuất rau thường
CPSXRAT : Chi phí sản xuất rau an toan
Trang 12DANH MUC CAC BANG BIEU
: Tinh hình sử dung đất tại Binh Ngoc
: Tình hình dân số xã Binh Ngoc
: Tình hình lao.động xã Bình Ngọc
: Tình hình giáo dục xã Bình Ngọc
: Phân tích đất trồng rau tại Bình Ngọc
: Phân tích nước sản xuất rau tại Bình Ngọc
: Cơ cấu các loại rau tại Bình Ngọc
: Diện tích trồng một số loại rau
: Năng suất các loại rau
: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của bà con nông dân trước và
sau khi thực hiện dự án
: Tổng chỉ phí sắn xuất trung bình của các loại rau
: Cơ cấu các loại chi phí trong sẳn xuất rau an toàn
: Co cấu các loại chi phí trong sản xuất rau thường
: Giá bán các loại rau an toàn của bà con nông đân Bình Ngọc
: Thu nhập trung bình của các hộ sản xuất rau tại Bình Ngọc
: Lợi nhuận trung bình của các hộ trồng rau tại Bình Ngọc
Trang
23 24 25 25
28
29 30 33 35
38
40 42
43 45 46 48
: Kết qua và hiệu quả trong sản xuất xà lách sạch và xà lách thường 49: Kết quả và hiệu quả trong sản xuất khổ qua sạch và khổ qua thường50
: So sánh giá bán rau an toàn của bà con nông dân và giá rau an toàn mà người tiêu dùng Tuy Hoà phải trả
XI
53
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Đồ thị đường cong cung sản phẩm 14 Hình 2: Đồ thị đường cong cầu sản phẩm 16
Hình 3: Đồ thị cân bằng cung — cầu 18
Hình 4: Thời vụ gieo trồng các loại rau 32Hình 5: Kênh phân phối rau an toàn của bà con nông dan Binh Ngọc hls)
Trang 14DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Thành phần chất dinh dưỡng trong 100g ăn được của một số loại rau
ở Việt Nam
Phụ lục 2 : Nhu cầu Vitamin trong 1 ngày đêm của các loại lao động.
Phu lục 3 : Ngưỡng giới han hàm lượng Nitrat trong rau (mg / kg tươi).
Phụ lục 4 :'Ngưỡng giới hạn các kim loại nặng (mg / kg) và vi sinh vật trong sản phẩm rau tươi (FAO/WHO, 1993).
Phụ luc5 : Ngưỡng giới hạn hàm lượng thuốc BVTV có trong một số loại rau.
Phụ lục 6 : Chi phí công lao động cho một số loại rau.
Phụ luc 7 : Chi phí cho tién giống.
Phu lục 8 : Chi phí cho tién phân.
Phụ lục 9 : Chi phí ghô vật liệu sản xuất.
Phu lục 10 : Chi phi cho tiền thuốc.
Phụ lục 11 : Bảng câu hỏi
Trang 15Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Sự cần thiết phải phát triển san xuất và tiêu thụ rau an toàn:
Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế, chuyển nền kinh tế từ
tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường (1986) Nền kinh tế Việt Nam đã
có những bước tiến rõ rệt trong quá trình phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 7% nằm trong số các quốc gia có tốc độ tăng
trưởng kinh tẾ cao trên thế giới Đặt biệt là trong vòng 10 năm Việt Nam đã giảm được 50% số người nghèo vượt chỉ tiêu mà liên hợp quốc đã để ra và được
Liên Hợp Quốc đánh giá là nước thành công nhất thế giới về xoá đói giấm nghèo Nối tiếp thành công đó Việt Nam đang để ra mục tiêu đến năm 2010
thoát ra khỏi nước nghèo và năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Có thể nói thế và lực của chúng ta đang lớn mạnh dẫn trên đấu trường thế giới.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đời sống của nhân dân ngay càng được
nâng cao với thu nhập bình quân đầu người gần 500 USD một năm Nhân dân ta
từ chỗ nhu cầu “Ăn no mặc ấm“ đang dần chuyển sang nhu cầu “Ăn ngon mặc
đẹp“ Do đó nhu cầu mà người tiêu dùng đặt ra cho các loại hàng hoá, thực
phẩm nói chung cũng như sản phẩm rau nói riêng ngày càng khắt khe cả về hình
thức lẫn chất tướng”
Một vấn dé khác mà chúng ta đang phải đối mặt đó là nguy cơ ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc trừ sâu ngày càng tăng và đang ở mức báo động
trong những năm gần đây và hiện bây giờ tình hình ngộ déc thực phẩm chủ yếu
là do sử dụng rau không sạch liên tục xảy ra ở Hà Nội, TPHCM, nhiều nơi khác
Trang 16và ngay ở Phú Yên Theo tiến sĩ Bùi Cách Tuyến (1994) thì dư lượng thuốc trừ
sâu trong rau vượt từ 1,9-1,458 lần mức cho phép của FAO và WHO, hàm lượng
kim loại nặng vượt từ 1,5-3,5 lần, dư lượng nitrát vượt từ 2-3 lần cho phép Dẫn
đến hậu quả là ở Việt Nam mỗi năm có từ 4000 - 5000 ca ngộ độc thực phẩm do
ăn rau cải (Theo tiến sĩ Trần Khắc Thi, Viện nghiên cứu rau quả miền Nam,
1995) Trong đó riêng ở Phú Yên mỗi năm có từ 150 - 250 ca ngộ độc do ăn rau
không sạch (Theo tài liệu của sở y tế Phú Yên tháng 02 / 2003) mà nguyên nhân chủ yếu làm cho sắn phẩm rau không đẩm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm là do nông dan sử dụng nhiều thuốc BVTV, bón nhiều phân đạm, tưới bằng phân chuồng tươi chưa hoai mục, nguồn nước có nhiều kim loại nặng, thời
gian cách li không đảm bảo, người san xuất chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt
mà quên đi sự nguy hại của người tiêu ding v.V
Cuối cùng đó là vấn dé ô nhiễm môi trường: Bên cạnh những già trị to lớn
mà nền sản xuất nông nghiệp đem lại cho chúng ta thì mặt trái của nó là gây ô
nhiễm môi trường đất, nước, sản phẩm do hóa chất thuốc BVTV, phân bón Và
6 nhiễm môi trường không phải là vấn dé của riêng ai mà nó là vấn để chung
của mọi chúng ta, của mọi quốc gia và của toàn cầu.
Tac cả những lí do - những vấn để mang tính thời sự trên nó cho chúng ta thấy rằng việc phát triển rau sạch (rau an toàn) là một điều hết sức cần thiết nó
không những phù hợp với quy luật phát triển mà còn phù hợp với xu thế chung
của thời đại đó là hướng đến một sự phát triển bén vững Xuất phát từ những lí
do và suy nghĩ do’, được sự cho phép của khoa kinh tế trường đại học Nông Lâm
TPHCM và sự tướng dẫn của tiến sĩ Thái Anh Hòa chúng tôi tiến hành nghiên
cứu để tài “Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Bình Ngọc - Thị xã Tuy Hoà - Tỉnh Phú Yên “ Việc nghiên cứu thực trạng đưa ra những kiến nghị, những để xuất cũng như những giải pháp, định hướng cho phát triển rau an toàn
Trang 17là vấn để cấp thiết Việc mở rộng diện tích sản xuất, nghiên cứu giải quyết tốt
đầu ra cho rau an toàn sẽ đóng góp một phan quan trọng trong qua trình phát
triển nông thôn và nền nông nghiệp bén vững ở Bình Ngọc - Tuy Hoà - Phú
Yên nói riêng và Việt Nam nói chung.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng về sắn xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Bình Ngọc
như: tập quán sản xuất (tập quán bón phân, phun thuốc, thời gian cách ly trước
khi thu hoạch ) có hợp lý hay không để đưa ra những khuyến cáo và có những biện pháp khuyến nông thích hợp nhằm nâng cao nhận thức của người nông dan.
- Tìm hiểu cơ cấu, chế độ canh tác, điện tích, sản lượng, năng suất của các
loại rau mà bà con đang trồng đã phù hợp hay chưa Việc sản xuất đó mang tính
tự phát hay có tổ chức Xem hướng phát triển như vậy đã đem lại hiệu quả cao
về kinh tế — xã hội — môi trường hay chưa.
- Tìm hiểu việc tiêu thụ các sản phẩm rau sau khi thu hoạch của bà con như thế nào, cách thức tổ chức mua bán ra sao.
- Qua đó thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất — tiêu thụ
của bà con Trên cơ sở nắm bắt thực trạng để đưa ra những kiến nghị, để xuất
cũng như những giải pháp hợp lý nhằm thúc đẩy việc san xuất tiêu thụ rau an
toàn tại Bình Ngọc đầm bảo cho sự phát triển bén vững trong tương lai.
Do trình độ và thời gian còn hạn chế nên để tài nghiên cứu của chúng tôi
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quí thay cô, các bạn
cùng đóng góp, giúp đỡ và chia sẻ để để tài nghiên cứu này được hoàn thiện
hơn Xin cảm ơn
Trang 181.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Dé tài được tiến bành nghiên cứu cho đến khi hoàn thành để báo
cáo: từ tháng 02 năm 2004 đến tháng 05 năm 2004.
- Về không gian: Dé tài được nghiên cứu tại xã Bình Ngọc - Thi xã Tuy Hòa —
Tỉnh Phú Yên
1.4 Cấu trúc của đề tài nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 5 chương:
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương đặt vấn dé này cho chúng ta thấy sự cân thiết phải phát triển sản xuất
và tiêu thụ rau an toàn, nói lên mục đích nghiên cứu của để tài, phạm vi của dé
tài nghiên cứu cũng như cấu trúc của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 nêu lên các cơ sở lý luận để nghiên cứu và các phương pháp tiến hànhnghiên cứu
Chương 3: TỔNG QUAN
Chương tổng quan mô tả một cách khái quát nhất những đặc điểm tự nhiên, kinh
tế, xã hội của vùng nghiên cứu có liên quan đến để tài nghiên cứu.
Chương 4: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương kết quả nghiên cứu và thảo luận phan ánh toàn bộ nội dung nghiên cứu
của dé tài
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Phần kết luận: Kết luận lại những vấn để chính được thể hiện trong phần nội
dung nghiên cứu một cách khái quát nhất.
Trang 19- Phần kiến nghị: Người nghiên cứu đưa ra những kiến nghị nhằm thúc đẩy cho
việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Bình Ngọc được thông suốt hơn, hoàn
thiện hơn, hiệu quả và bển vững hơn nữa.
Trang 20Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận:
2.1.1 Vai trò và tầm quan trọng của ngành sản xuất rau quả:
2.1.1.1 Vai trò của ngành rau trong sản xuất nông nghiệp:
Theo số liệu thống kê diện tích trồng rau màu cả nước là 440,6 nghìn ha
trong đó các cây rau 279 nghìn ha chiếm 3,3% diện tích gieo trồng cây hàng
năm Sản lượng rau thu hoạch trên điện tích này khoảng 3,3 triệu tấn Có 2 vùng
sản xuất rau chính hiện nay:
-Vùng rau chuyên canh ven thành phố, thị xã, và khu công nghiệp lớn Ở
đây rau được san xuất để phục vụ cho khu vực dân cư tập trung là chủ yếu Diện
tích vùng rau này chiếm 40 % (113 nghìn ha) nhưng sản lượng đạt 48% (1,5 triệu
tấn) do năng suất cao hơn các vùng khác.
-Vùng rau luân canh với cây lương thực: Được trồng chủ yếu trong vụ
đông (tháng 10 - tháng giêng) tại các tỉnh thành phía bắc, ĐBSCL và Đông Nam
Bộ Đây là vùng rau hàng bóa lớn diện tích và sản lượng phụ thuộc vào thịtrường tiêu thụ
Ngoài ra với hơn 10 triệu hộ nông dan ở nông thôn với diệních trồng rau gia đình bình quân 36 m”/ hộ gdm cả rau cạn và rau mặt nước, tổng sản lượng
4,5 - 4,6 triệu tấn / năm Với khối lượng này bình quân lượng rau xanh tiêu thụ
tính trên đầu người ở nước ta khoảng 65 kg hay 180 g/ người / ngày.
Ở các thành phố và khu công nghiệp lớn lượng rau cung cấp không chỉ khá về số lượng mà tương đối phong phú vé chủng loại Nhiều chủng loại rau cao cấp, rau qua chế biến công nghiệp chiếm ti lệ nhất định và có chiều hướng
Trang 21gia tăng trong cơ cấu bữa ăn của người dân thành phố Do ứng dụng các tiến bộ
về giống và các biện pháp thâm canh, khối lượng rau trái vụ được sản xuất
nhiều hơn rút ngắn thời gian khan hiếm rau giữa hai vu trồng là Đông xuân và
Hè thu.
Ngoài ra ngành trồng rau còn góp một khối lượng sản phẩm đáng kể cho
xuất khẩu trong suốt quá trình dài: Từ năm 1957 rau qủa Việt Nam đã có mặt ở
Trung Quốc nhưng với khối lượng nhỏ Thời kì 1986 - 1991 thực hiện hiệp định
hợp tác giữa hai chính phu’ Việt Nam và Liên Xô về sản xuất chế biến rau quả,
một khối lượng lớn rau quả đã được bán sang Liên X6 Từ năm 1991 đến nay thị
trường xuất khẩu rau có biến động nhiều Mặt hàng có khối lượng lớn la` đưa chuộ‡ chế biến nấm, các san phẩm gia vị chế biến từ ớt, tdi, gừng Theo dự báo những năm tới danh mục các loại rau của Việt Nam được thị trường nước ngoài mua nhiều 1a: dưa chuột, cà chua, măng tây, ngô rau, hành tây, nấm và các loại rau gia vị khác trong đó phân lớn sản phẩm đã qua chế biến Theo đề án phát triển rau quả và hoa cánh thời kì 1999 - 2010 của bộ NNPTNT được thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 03 / 09 / 1999 có xác định mục tiêu cho ngành sản xuất rau là “ Đáp ứng nhu cầu rau có chất lượng cao cho tiêu dùng trong nước nhất là các vùng rau tập trung (đô thị, khu công nghiệp ) và xuất khẩu Phấn đấu đến năm 2010 đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người 85 kg rau / năm, giá trị
kim ngạch xuất khẩu đạt 690 triệu USD “.
2.1.1.2 T 4m quan trọng của ngành sản xuất rau quả:
Từ ngàn xưa Ông cha ta có câu: “Đói ăn rau ,đau uống thuốc“ Điều đó
nói lên rằng rau là một loại thực phẩm quan trọng trong đời sống của con người, rau là thành phần không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn của mỗi gia đình Theo
sự phát triển đời sống xã hội nhiều nhà đỉnh dưỡng học của Việt Nam và thế giới nghiên cứu về khẩu phần thức ăn cho người Việt Nam đã tính rằng hàng
Trang 22ngày dhủng ta cần khoảng 2300 - 2500 caio năng lượng để sống và hoạt động.
Để có được năng lượng này nhu cầu tiêu thụ rau hàng ngày trung bình cho một người là 250 - 300 g (khoảng 7,5 - 9 kg cho một người một tháng) Còn nghiên
cứu của nhà khoa học Pháp, ông Dorolle là 360 g / người / ngày (10,8 kg / người /tháng ) Vậy rau có những tác dụng và giá trị gì mà quan trọng như thế 2
Có thể nói ngoài giá trị về kinh tế thì rau xanh là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong mỗi bữa ăn hàng ngày của người đân Việt Nam Trong rau
xanh có đủ các chất bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như khoáng chất,
đường, vitamin Có một số loại rau được coi như là thuốc kháng sinh đối với con
người: cà rốt chống tiêu chảy, hành, gừng, tdi, các loại rau gia vị có thể dùng để
giải cảm tiêu độc Ngoài lượng nước chiếm phần lớn thì các chất sơ có trong rau
giúp chữa táo bón, giúp cơ thể dễ tiêu hoá, phòng ngừa bệnh tim mạch, huyết áp
cao Các loại đường đơn có trong rau làm tăng sự hấp thụ và lưu thông của mau,
tăng tính hoạt hoá trong quá trình 6xy hoá năng lượng của các mồ tế bào Với
nhiều loại vitamin những mỗi loại đều có các chức năng sinh lí riêng, thiếu một loại nào đó đều làm cho cơ thể phát triển không bình thường và phát sinh nhiều
bệnh tậc (Xem các phụ lục lvà 2) Ngoài ra rau qua còn là nguồn nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm: mức bánh kẹo (bí xanh, cà rốt, khoai tây ),
giải khát (cà chua, cà rốt, rau má ), hương liệu (hạt mùi ta ), công nghệ đồ hộp
(dưa chuột, cá chua, măng tây ), rau còn là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ
cho chăn nuôi
2.1.2 Khái niệm về rau an toàn:
Những sản phẩm rau tươi bao gồm các loại rau ăn lá, rau ăn thân, ăn củ,
ăn hoa, quả có chất tượng đúng như đặt tính giống của nó, hàm lượng các chất
độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, dam bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an
Trang 23toàn vệ sinh thực phẩm gọi tắt là rau an toàn (Theo điều 1 của quy định tạm thời
về sdn xuất rau an toàn eae bộ NNPTNT ban hành kèm theo quyết định số 67 —
1998 / QD — BNN ~ KHCN ngày 28 / 04 / 1998).
2.1.3 Tiêu chuẩn rau an toàn:
Chỉ tiêu về nội chất: Sản phẩm rau được coi là sạch, an toàn về chất
lượng thì các dư lượng sau đây: Dư lượng thuốc BVTV, dư lượng nitrát (NO3), dư
lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây hại có trong rau không được vượt quá
ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn OMS / FAO (Xem các phụ lục 3, 4,5)
Chỉ tiêu về bình thái: Rau phái tươi sạch bụi bẩn, tạp chất, không dập
nát hư thối, không bị sâu Hai thu họach đúng độ chín (độ chín kĩ thuật và độ
chín thương phẩm) — khi có chất lượng cao nhất, có bao bì vệ sinh hấp dẫn.
2.1.4 Những quy định chung cho sản xuất rau an toàn:
2.1.4.1 Chọn đất:
Đất để trong rau phải là đất cao, thoát nước, thích hợp với sinh trưởng và
phát triển của rau, tốt nhất là đất cát pha hoặc thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình,
có tầng canh tác dày 20 - 30 cm Vùng trồng rau phải cách xa với khu vực có
chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh hoạt của thành
phố ít nhất 200 m Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại nặng nhưng không được tổn dư hóa chất độc hại.
2.1.4.2 Nước tưới:
Vì trong rau xanh nước chứa trên 90 % nên nước tưới ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng sắn phẩm do đó cần sử dụng nước sạch để tưới Nếu có điều kiện
nên sử dụng nước giếng khoang để tưới nhất là đối với các vùng trồng rau xà
lách và các loại rau gia vị Nếu không có giếng cần dùng nước sông, ao, hd trong, không 6 nhiễm Nước sạch còn được dùng để pha các loại phân bón lá,
Trang 24thuốc BVTV Đối với các loại rau cho quả giai đoạn đâu có thể sử dụng nước
bơm từ mương, sông, hé để tưới rãnh.
2.1.4.3 Phân bón:
Toàn bộ phân chuồng được ủ hoai mục và phân hữu cơ vi sinh được dùng
để bón lót Trung bình để bón lót dùng 15 tấn phân chuồng + 300 kg lân hữu cơ |
vi sinh cho một ha Lượng phân hóa học tuỳ yêu cầu sinh lí của cây bón lót 30 %
N + 50 % K Số đạm va kali còn lại dùng để bón thúc Tuyệt đối không dùng
phân chuồng chưa hoai để loại trừ vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây và
để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng với các nhóm vi sinh vật trong thành
phần phân vi sinh đang cần đạm để phân giải nốt phân chuồng tươi Với những
loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 60 ngày) bón thúc hai lần, kết thúc
bón trước khi thu hoạch 7 — 10 ngày Với các loại rau có thời gian sinh trưởng
đài có thể bón thúc 3 — 4 lần, kết thúc bón phân hóa học trước khi thu hoạch 10
đến 12 ngày Có thể sử dụng phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng ngay khi
mới bén rễ, có thể phun 3 — 4 lần tùy từng loại rau, nồng độ theo hướng dẫn trên
bao bì sản phẩm Kết thúc phun trước khi thu hoạch 5 — 10 ngày Nếu sử dụng
phân bón lá thì giảm phân hóa học 30 — 40 % Tuyệt đối không dùng các loại
phân tươi và nước phân pha loãng tưới cho rau.
2.1.4.4 Bảo vệ thực vật:
Không được sử dụng thuốc BVTV thuộc nhóm độc 1 và 2 Khi thật cần
thiết có thể sử dụng thuốc nhóm 3 và 4 chọn các loại thuốc hoạt chất thấp, ít độc hại đối với các loại kí sinh thiên địch Kết thúc phun thuốc hóa học trức khi thu
hoạch ít nhất là 5 - 10 ngày ưu tiền sử dụng các chế phẩm vi sinh vật và các chế phẩm thảo mộc, các kí sinh thiên địch để phòng bệnh Ấp dụng nghiêm
ngoặc các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), luân canh cây trồng hợp lí sử
dụng giống tốt chống chịu bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lí, bắt sâu bằng
10
Trang 25tay, dùng bẫy sinh học trừ bướm, sử dụng các chế phẩm sinh học, thường xuyên
kiểm tra, vệ sinh déng ruộng để theo dõi phát hiện sâu bệnh kịp thời tập trung
phòng trừ sớm
2.1.4.5 Thu hoạch bao gói:
Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già héo, qua bị sâu, di dang Rau
được rửa kĩ bằng nước sạch, để ráo nước rồi cho vào bao, túi sạch trước khi tiêu
thu Trên bao bì phải có phiếu bảo hành, có địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo
quyền lợi cho người tiêu dùng.
2.1.5 Các quy trình sản xuất rau an toàn:
Hiện nay trên thế giới có nhiều cách khác nhau để sản xuất rau an toàn,
mỗi một quốc gia sẽ sản xuất theo cách mà phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội của riêng quốc gia mình Có ba quy trình sản xuất thường được sử
dụng phổ biến hiện nay:
- Sản xuất rau theo kiểu công nghiệp: Rau được trồng theo kiểu nhà kính
hoặc nhà lưới Có ưu thế ngăn chặn một số sâu hại tuy nhiên không phải loại rau
nào cũng thích hợp với quy trình này Hơn nữa môi trường nhà kình lại là môi
trường lí tưởng cho một số côn trùng và bệnh Ngoài ra gía thành loại rau trồng
bằng mô hình này cũng còn cao do phải trang bị đầu tư nhà lưới.
- Sản xuất theo quy trình tổng hợp IPM: Ð ây là biện pháp quan lí dich hai
tổng hợp, quy trình nay bao gỗm các biện pháp canh tác, giống, biện pháp sinh học và thuốc hóa học với phương châm hạn chế tối đa thuốc hóa học.
-Sản xuất rau siêu sạch (còn gọi là sản phẩm xanh): Đây là loại rau được
sản xuất hoàn toàn không có hóa chất nông nghiệp và chỉ sử dụng những tiến bộ
sinh học là phân bón vi sinh, thuốc vi sinh Giá thành các loại rau này thường rất
cao gấp 10 - 20 lần rau bình thường Do đó biện pháp này thường được áp dụng
ở những quốc gia phát triển.
11
Trang 26" eee
Với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Việt Nam các nhà sản xuất rau
an toàn chỉ sử dung hai phương pháp dau.
2.1.6 Đặc điểm của thị trường rau:
Rau có đặc điểm chung là dễ héo, hư thối và không dự trữ lâu được.
Ngoài ra rau cũng như các nông sản khác đều bị phụ thuộc vào thời tiết mùa vụ, giá cả của mặt hàng này không ổn định, nhiều khi gía cả có thể thay đổi trong
ngày.
2.1.7 Lí thuyết về cung cầu:
2.1.7.1 Cung sản phẩm nông nghiệp:
Cung sản phẩm nông nghiệp được hiểu là lượng hàng hóa nông sản của các doanh nghiệp và hộ nông dan có khả năng sản xuất được và sẵn sàng bán 3
mỗi mức ik trong một thời điểm nhất định.
Cung sản phẩm xem xét trên cơ sở kết hợp đồng thời hai điều kiện chính
là khả năng sản xuất và tính sẵn sàng cung ứng Khả năng sản xuất được quy
định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất trong một thời gian và không gian nhất
định Tương ứng với khả năng sản xuất nào sẽ có kết quả sản xuất đó tức là
lượng sản phẩm được tạo ra với chỉ phí nhất định là kết quả của việc sử dụng các
yếu tố đầu vào của sản xuất Người sắn xuất sẵn sang bán khi giá cá thoả mãn được sự mong đợi của họ Giá cả là tổng hợp của nhiều yếu tố, nó quyết định
thái độ của người bán Mỗi một mức giá có một lượng hàng bán ra tương ứng và
nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sản xuất kinh doanh Chấp nhận bán một
lượng hàng nhất định ở mỗi mức giá tức là hài lòng với lợi nhuận thu được ở mức giá đó Vì vậy không chỉ xem xét một trong hai điểu kiện trên mà phải xem xét
kết hợp đồng thời hai điều kiện đó.
Các yếu tố xác định cung:
12
Trang 27- Giá cả đầu vào của mọi ngành sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến cung Quy luật của cung là giá càng cao cung càng nhiều và giá càng hạ cung càng giảm.
- Các yếu tố đầu vào nội sinh như: công nghệ và Kĩ thuật, vốn, lao động, số
lượng cá thể cũng như thời gian sản xuất sản phẩm Đó là những yếu tố bên trong quyết định năng lực san xuất của từng cá nhân cũng như toàn bộ nên kinh
tế quốc doanh Quy mô sản xuất hàng hóa được quy định bởi số lượng, chất lượng, cơ cấu các yếu tố đầu vào và năng lực tổ chức kết hợp chúng lại với nhau Yếu tố này dẫn đến sự dịch chuyển của đường cong cung Trong nông
nghiệp các yếu tố đầu vào được khai thác theo nhiều hướng khác nhau và có rất
nhiều cách kết hợp các yếu tố đầu vào đó chẳng hạn đất nông nghiệp có thể
trồng được nhiều loại cây khác nhau, lao động nông thôn có thể sử dụng cho nhiều công việc khác nhau Lúc đó cung bị co giãn Điều quan trọng là tấc cả
các yếu tố đó đều tác động liên hoàn đến cây trồng, vật nuôi Đó là tính đặc thù
của yếu tố nội sinh xác định cung trong sản xuất nông nghiệp.
Các yếu tế môi trường (ngoại sinh) gồm tác động của tự nhiên, chính sách của nhà nước và san lượng của bên ngoài Điều kiện tự nhiên tác động một cách ngẫu nhiên làm cho kết qua sản xuất bap bênh Chính sách thuế, giá cả và các chính sách khác sẽ thắt chặt hay mở rộng cung tùy theo sự tác động của chúng đến lợi ích vật chất của người sản xuất Nhà nước điểu khiển nền kinh tế thông qua hệ thống chính sách nhằm khắc phục những khuyết tậc của thị trường, lập
lại thế cân bằng mới cho nên kinh tế Tuy nhiên nếu như tác động đó thất bại
(thất bại của chính phủ) thì nên kinh tế sẽ biến dang Yếu tố chính sách trong
nông nghiệp chậm phát huy tác dung vì chu ki san xuất nông nghiệp dài, kết quả
chính sách biểu hiện nhanh nhất cũng phải hàng tháng, hàng năm, hoặc nhiều
năm Ở những nước đang phát triển do san xuất thấp kém nên giá cả và san
13
Trang 28lượng nông sản quốc tế đã gây sức ép lên nên kinh tế trong nước Các yếu tố xác
định cung luôn biến thiên Vì vậy có thể biểu hiện mối quan hệ giữa mức cung
và các yếu tố xác định cung qua hàm số của cung: Q,= F (%¡ Xp , Xa).Trong
đó: Qs là lượng cung, X, X, là các yếu tố xác định cung.
Đường cong cung (AS): Đường cong cung biểu diễn quan hệ giữa giá cả P và
san lượng Q Ứng với giá P có sản lượng Q Khi giá cả càng lớn thi sản lượng càng lớn hay nói cách khác Q có quan hệ thuận với P Vì vậy đường cong cung
sẽ chạy từ dưới lên trên và từ trái sang phải.
Hình 1: Đồ Thị Đường Cong Cung (AS)
AS
>
Q San lượng
2.1.7.2 Cầu sản phẩm nông nghiệp:
Cầu sản phẩm nông nghiệp được hiểu là lượng hàng hoá nông sản mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua 6 mỗi mức giá trong một thời
điểm nhất định Như vậy cầu có được là do sự xuất hiện đồng thời của hai điều kiện Cầu sẽ không xuất hiện nếu thiếu một trong bai điểu kiện đó Xét điều kiện thứ nhất — lượng hàng cần mua Không phải bất cứ nhu cầu nào của người
tiêu dùng cũng được thoả mãn, người ta chỉ mua hàng với túi tiễn của mình tức
là cầu có kha năng thanh toán Với thu nhập có hạn người tiêu dùng tính toán
14
Trang 29xem nên mua loại hàng nào, số lượng bao nhiêu Như vậy lượng hàng mua được
còn phụ thuộc vào giá cả, với một mức giá họ sẽ mua được lượng hàng tương ứng Đó là điểu kiện thứ hai cần phải xét đến Thái độ ứng xử của người tiêu
dùng là làm sao thỏa mãn đến mức tối đa tiêu dùng của mình trong điều kiện
thu nhập có hạn của mình
Các yếu tố xác định cầu:
- Giá cả ảnh hưởng lớn đến mức cầu: Khi giá cao lượng cầu giảm, khi giá hạ
lượng cầu tăng lên Đó là quan hệ nghịch Tự thân giá cả đó là kết quả của nễn
kinh tế vĩ mô Nó được xác định bởi quan hệ cung cầu và nó cũng tác động tích cực đến cung hoặc cầu.
- Sản lượng và giá cả các mặt hàng có liên quan: sản phẩm có thể thay thế hoặc
bổ sung cho nhau Khi giá cả hàng thay thế giảm xuống việc tiêu thụ loại hàng
thay thế sẽ ít đi hoặc giá cả của nó cũng giảm đi Khi lượng hàng bổ sung tăng
lên thì xu hướng tiêu dùng của loại hàng được bổ sung sẽ biến động theo chiều
hướng tăng lên, ở đây cầu có sự co giãn.
- Thu nhập:.Thu nhập nào sẽ có mức câu đó Thu nhập thấp cầu về các mặt hàng
rẻ tién sẽ lớn hơn, khi thu nhập tăng người ta sẽ tiêu dùng nhiều mặt hang cao
cấp hơn trong khi hàng cấp thấp giảm đi Ở đây có sự dịch chuyển của đường
cong cầu
- Thị hiếu của người tiêu đùng: sản phẩm nông nghiệp thường gắn với phong tục
tập quán của người dân từng địa phương
- Dân số tăng làm cho quy mô tiêu đùng tăng lên Nhưng cầu nông nghiệp có
tính đặt thù Nếu sức sản xuất thấp kém khi năng suất tăng lên cầu về các sản
t5
Trang 30phẩm rẻ tiển tăng lên, còn khi sức sản xuất phát triển, mức sống tăng, dân số tăng sẽ sẽ làm cho cầu tăng lên có tính gia tốc nhất là đối với các sản phẩm cao
⁄
cap.
- Cầu còn được xác định bởi tính thời gian Đối với nông sản phẩm vấn để này càng rõ nét (cầu về hạt giống, con giống, nguyên liệu cho công nghiệp ) chỉ
xuất hiện vần những lúc nhất định theo quy trình sắn xuất của từng ngành Việc
sản xuất và cung ứng có tính thời vụ về một số sản phẩm nông nghiệp tạo nên
thời gian tính của sự tiên dùng
- Kì vọng của người mua đó là cầu mong muốn hay cầu dài hạn — những gợi ý cho sản xuất sau này.
Đường cong cầu: Đường cong cầu biểu hiện quan hệ giữa P và Q, quan
hệ đó nói lên rằng gia càng cao lượng cầu càng giảm và ngược lại giá càng thấp
lượng cầu càng tăng Đường cong câu chạy từ trên xuống dưới va từ trái qua
Trang 312.1.7.3 Sự cân bằng cung cầu:
Quan hệ thị trường là quan hệ chủ yếu giữa người sản xuất và người tiêu
dùng nông sản Người sản xuất bao giờ cũng mong muốn tiêu thụ được hàng trên
cơ sở lợi nhuận cao tức là người ta muốn bán được nhiều hàng với giá mong
muốn Trong khi đó người tiêu dùng muốn thoả mãn tiêu dùng của mình trong điều kiện thu nhập có hạn tức là người ta muốn mua được những nông sản minh
cần với giá thấp Nhưng thị trường không thể “chiểu“ theo ý muốn của riêng ai
vì lẽ nếu thoả mãn được yêu cầu của người này thì nhu cầu của người khác lại
không được đáp ứng Nếu người bán muốn giá cao, người mua muốn giá thấp thì
sẽ không "thành gid“ Vì vậy không thể tách rời giữa người sẩn xuất và người tiêu dùng Nói cách khác giữa họ phái biết “chiéu ý” của nhau để hai bên có thể
đi đến một thoả thuận: giá thị trường Thái độ ứng xử của người sản xuất được biểu hiện ở đường cong cung AS và người tiêu dùng ở đường cong cầu AD Họ
sẽ gặp nhau ở điểm E, tại E người sản xuất bán được lượng bàng Q với giá P và
người mua đồng thời cặng mua được lượng hàng Q với giá P E được gọi là điểm
cân bằng cung cầu của thị trường Tại điểm cân bằng đó ý muốn của người sản
xuất và người tiêu ding đồng thời được đáp ứng, hàng hod được sản xuất ra không thừa cũng không thiếu, người tiêu dùng được cung cấp một lượng hàng đủ theo yêu cầu Trên thực tế đường AD và AS luôn bị những tác động làm cho nó dịch chuyển, sự dịch chuyển này làm xuất hiện những điểm cân bằng mới E',
E” Tại điểm cân bằng mới ta có mức sản lượng mới và mức giá mới.
Trang 32Hình 3: Cân Bằng Cung Cầu
Biên tế maketing là khoảng cách giá cả giữa giá bán của người nông dân và giá
mua của người tiêu ding Biên tế maketing tồn tại bởi hai nguyên nhân:
- Lợi nhuận: Đây là phần thu lợi của người kinh doanh, là một trong những yếu tố quyết định giá cả bán ra cao hay thấp.
- Chi phí maketing bao gồm tac cả các phí tổn của toàn bộ nhập lượng trong khâu vận chuyển (từ thương gia, người vận chuyển, người môi giới), khâu
chế biến, dự trự, bảo quản, hao hụt, thuế suất
Hai nguyên nhân trên làm cho biên tế maketing cao hay thấp: Chi phí maketing
cao làm cho giá về phía người tiêu dùng lớn hơn nhiều so với giá bán ở nông hộ.
Các yếu tố độc quyền trong hệ thống maketing thu lợi nhuận quá độ làm cho chênh lệch maketing tăng cao gây bất lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng.
18
Trang 332.1.9 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất:
e Tổng chỉ phí san xuất:
Tổng chỉ phí sản xuất = Tổng chỉ phí vật chất + Tổng chi phí lao động
(bao gồm lao động nhà + lao động thuê).
Thu nhập = Lợi nhuận + Chỉ phí lao động nhà.
e Tỉ suất lợi nhuận/ Chi phí:
Tỉ suất lợi nhuận / chỉ phí = Lợi nhuận / T ổng chi phí sản xuất.
Chỉ tiêu này có ý nghĩa là một đồng chỉ phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận tương ứng
e Tỉ suất thu nhập / Chi phí:
Tỉ suất thu nhập / chỉ phí = Thu nhập / Tổng chỉ phí sản xuất,
Chỉ tiêu này có ý nghĩa một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu
đồng thu nhập tương ứng
19
Trang 342.2 Phương pháp nghiên cứu:
~ Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp từ các cơ quan ban ngành cóliên quan như: UBND xã, HTX nông nghiệp, phòng thống kê, trạm BVTV,
phòng NNPTNT, chi cục BVTV Phú Yên hoặc từ sách báo, các báo cáo và tài
liệu có liên quan.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua diéu tra phỏng vấn trựctiếp nông hộ Cách thức tiến hành điều tra:
+ Bước1: Xây dựng bảng câu hỏi định hướng để điều tra đã được chuẩn bị
trước với các nội dung về sản xuất tiêu thụ rau an tòan tại xã Bình Ngọc có liênquan đến dé tài nghiên cứu như cơ cấu cây rau, thời vụ gieo trồng, chi phí sản
xuất thu nhập, giá cả, kênh phân phối
+ Bước 2: Liên hệ với hợp tác xã nông nghiệp Bình Ngọc nhờ cán bộ của
hợp tác xã dẫn đi quan sát thực địa, nghiên cứu các vùng trồng rau của xã BìnhNgọc, vốn là một xã nhỏ của thị xã Tuy Hòa gồm có 3 thôn: Ngọc Phước1, NgọcPhước 2 và Ngọc Lãng các thôn này nằm lién kể với nhau Qua đó nắm bắt tình
hình sản xuất ND của các hộ nông dân ở các thôn Trên cơ sở đó tôi đưa ra kết
luận là các điều kiện sản xuất rau của các hộ nông dân ở các thôn là tương đồngvới nhau từ đó tôi quyết định tiến hành diéu tra 50 hộ sản xuất rau tại BìnhNgọc một cách ngẫu nhiên và bất kì trên địa bàn cả ba thôn mà không đặt ra
một tiêu chuẩn nào cho các hộ được diéu tra và cũng không chú trọng đến các
hộ nông dân sản xuất rau là ở thôn này hay thôn khác trong xã mà đồng nhất các
hộ nông dan sản xuất rau trong quá trình nghiên cứu.
20
Trang 35+ Bước 3: Tiến hành điểu tra chính thức 50 hộ sản xuất rau tại xã Bình
Ngọc.
- Vận dụng các kiến thức có liên quan để tính toàn tổng hợp, phân tích và
so sánh các kết quả có được từ đó đưa ra những kết luận về thực trạng sản xuất
và tiêu thụ rau an toàn tại xã Bình Ngọc cũng như để ra những giải pháp, kiến
nghị nhằm phát triển sản xuất rau an tòan tại địa phương.
21
Trang 36Chương 3
TỔNG QUAN
3.1 Đặt điểm về tự nhiên:
3.1.1 Vị trí địa lí:
Xã Bình Ngọc là một xã ven đô, nằm về phía nam của thị xã Tuy Hòa
cách thị xã Tuy Hòa 500 m Xã có tổng diện tích tự nhiên là 407 ha gồm có ba
thôn là Ngọc Phước 1, Ngọc Phước 2, Ngọc Lãng Xã Bình Ngọc phía Đông giáp
với sông Chùa và sông Ba (sông Đà Rằng), phía Tây giáp với xã Hòa An và xã Hòa Trị của huyện Phú Hòa, phía Bắc giáp với các phường 1, 2, 3 Phía Nam
giáp với thị trấn Phú Lâm và xã Hòa Thành huyện Tuy Hòa.
3.1.2 Địa hình:
Địa hình tương đối bằng phẳng hơi nghiên về phía Đông, là vùng tương
đối thấp nên hàng năm có từ 1 - 3 lần bị ngập lụt nên được sự bồi đắp phù sa cho
_ đất thích hợp cho trồng các loại rau.
3.1.3 Khí hậu:
Xã Bình Ngọc cũng như thị xã Tuy Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và đồng thời chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu đại dương rất thuận lợi
cho san xuất nông nghiệp.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm 25,5 ° C Nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất là 29,5 °C, nhiét độ trung bình thang thấp nhất 23,5 °C Nhiệt độ tối cao
Trang 37tổng lượng mưa cả năm Mùa mưa từ tháng 2 đến tháng 12 lượng mưa chiếm 77
% tổng lượng mưa cả năm Lượng mưa trung bình hàng năm là1548 mm, số ngày
mưa trong năm 110 - 150 ngày Lượng mưa tháng thấp nhất 20 - 25mm, cao nhất
444,3 mm Số giờ nắng bình quân trong năm 2461 giờ, số giờ nắng trong ngày 8
Xã Bình Ngọc có tổng điện tích đất tự nhiên là 407 ha bao gồm các loại
đất nông nghiệp chiếm 26,29 %, đất chuyên dùng chiếm 6,99 %, đất ở chiếm
3,90 %, đất chưa sử dụng chiếm 62,83 % trong đó đất chưa sử dụng chủ yếu là
đất bãi bôi, sông suối Trong đất sản xuất nông nghiệp đất trồng rau mau là 40
23
Trang 38ha chiếm 37,39 % Đất tại Bình Ngoc chủ yếu là đất phù sa được sự bồi đắp
hàng năm của con sông Đà Ring Bình quân ruộng đất 935 m”/ hộ, bình quân
đất 208 m”/ người.
3.1.5 Nguồn nước:
oe nước trên dia ban xã chủ yếu là nước sông, nước suối, nước giếng
đào, nước ngầm, nước máy phục vụ cho sản xuất và sinh họat.
3.2 Đặt điểm về kinh tế xã hội:
3.2.1 Cơ cấu kinh tế của xã Bình Ngọc (Năm 2003):
Toàn xã có 1143 hộ, 5144 khẩu trong đó công nghiệp và xây dựng có 172
hộ chiếm 15,05% tổng số hộ Nông nghiệp có 612 hộ chiếm 53,41 %, thương mại và dịch vụ có 359 hộ chiếm 31,41 % Năm 2003 tổng số hộ nghèo của xã là
70 hộ chiếm 6,12 %
- Lĩnh vué sản xuất nông nghiệp: Trồng trọt với các loại cây trồng chính: lúa (120 ha), ngô (11 ha), hoa (20 ha), rau màu (40 ha) Về chăn nuôi: Có các loại vật nuôi chính là heo 600 con, dan gia súc gia cầm 8000 con, đàn bò 605
con, và các loại thủy hải sản khác
- Lĩnh vực phi nông nghiệp: Gồm kinh doanh buôn bán, chế biến vật liêu
24:
Trang 39dân số nữ nhiều hon dan số nam với ti lệ giới tính là 51,73 % nữ so với 48,27 %
nam Tốc độ tăng dân số của xã là 1,4 % so với các vùng nông thôn khác thì đây
là một tỉ lệ khá thấp nó thể hiện sự cố gắn của xã trong việc thực hiện tốt kế
họach hóa gia đình
Bảng 3: Tình Hình Lao Động Của Xã Bình Ngọc (năm 2003)
Tổng số lao động Lao động nông nghiệp Lao động phi nông nghiệp
Người % Người %
PHI 1890 69,82 817 30,18
Nguồn: UBND xã Bình NgọcNăm 200 toàn xã có 2707 người trong độ tuổi lao động Trong đó số người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 1890 người chiếm 69,82 %, lao động phi
nông nghiệp có 817 người chiếm 30,18 % Qua đó cho thấy nông nghiệp vẫn là
lĩnh vực giữ vai trò chủ đạo của địa phương
3.2.3 Yté:
Xã Bình Ngọc có một tram y tế, một bác sĩ, một y tá, hai nữ hộ sinh Trạm
y tế xã đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia năm 2003.
3.2.4 Giáo duc: Năm 2003 ngành giáo dục của xã tiếp tục phát triển:
Trang 40Toàn xã có một trường mẫu giáo, một trường tiểu học, một trường trung
học cơ sở Với cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học ngày càng hòan thiện.
Đặt biệt hai trường tiểu học và trung học cơ sở đang phấn đấu để đạt chuẩn quốc
gia Qua tổng kết năm học 2002 - 2003:
- Trường mẫu giáo có 138 cháu, số giáo viên 8 người Mẫu giáo lớn có 80
cháu, mẫu giáo nhỏ có 58 chau
- Trường tiểu học tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100%, số học sinh giỏi chiếm 36,7 %, khá chiếm 41,6 %, trung bình chiếm 21,7 % Có 5 học sinh giỏi cấp thị, 1
học sinh giỏi cấp tỉnh.
-Trường trung học cơ sở: Số học sinh giỏi chiếm 23,1 %, kha chiếm 51,4
%, trung bình chiếm 25 % và yếu là 0,5 % Có 6 học sinh gỉi cấp thị, một học
sinh giỏi cấp tỉnh Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 85,5 %.
3.2.5 Cơ sở hạ tầng:
& Điện: Mạng lưới điện bao phú toàn xã, tỉ lệ hộ có điện phục vụ cho sản
xuất và sinh hoạt đạt 86 %
e Nước: Ngòai bệ thống sông ngòi, xã còn có hệ thống nước máy, nước giếng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch
chiếm 83 %
e Giao thông: Xã có mạng lưới giao thông rất thuận lợi bao gồm cả đường
bộ, đường sắt và đường thủy Các con đường chính vào các thôn sớm đãđược bê tông hóa
e Thuy lợi: Chủ động được nước tưới tiêu cho đất hai vụ lúa nhờ hệ thống thủy nông Đồng Cam Đất màu và đất rau được bơm tưới bằng nước giếng
‘dao Mạch nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 3 - 4 m.
26