1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển ngành sản xuất nấm bào ngư tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP.HCM

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 27,76 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp Đại học khoa Kinh Tế, trườngĐại Học Nông Lâm Thành phố Hé Chí Minh xác nhận luận văn “Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển ngành sản x

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LUẬN VĂN CỬ NHÂN

NGÀNH PHAT TRIEN NÔNG THÔN - KHUYEN NÔNG

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

TS PHẠM THANH BÌNH NGUYỄN MINH THUÝ

KHOA : 28

Tp Hồ Chí Minh

Tháng 07/2006

Trang 2

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

NONG LAM UNIVERSITY FACULTY OF ECONOMICS

PROBLEMS AND SOLUTION TO EXPAND PLEROTUS

SPP MUSHROOM PRODUCTION IN TAN THOI NHI

VILLAGE - HOC MON DISTRICT

HO CHI MINH CITY

BACHELOR OF SIENCERURAL DEVELOPMENT AND EXTENTION

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp Đại học khoa Kinh Tế, trường

Đại Học Nông Lâm Thành phố Hé Chí Minh xác nhận luận văn “Thực trạng và

một số giải pháp nhằm phát triển ngành sản xuất nắm bào ngư tại xã Tân Thới

Nhì - huyện Hóc Môn — TP Hồ Chí Minh”, do Nguyễn Minh Thuy, sinh viên

khoá 28, ngành Phát triển nông thôn - khuyến nông, đã bảo vệ thành công trước

hội đồng vào ngày che

PHẠM THANH BÌNHNgười hướng dẫn

Ký tên,ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ky tên,ngày tháng năm Ký tên, ngày tháng nam

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Tôi chân thành cảm ơn sâu sắc đến:

Quý thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh nói chung và quý

thay cô giáo khoa Kinh tế nói riêng đã tận tình dạy dỗ truyền đạt những kiến thức

quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

Xin cảm ơn Thầy Phạm Thanh Bình, giảng viên khoa Kinh tế đã tận tình giúp đỡ

tôi trong quá trình thực hiện đề tài này

Xin cảm ơn Chú Phúc tại trạm Khuyến nông Hóc Môn và các cô chú tại địa bàn

xã Tân Thới Nhì đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa

Trang 5

NỘI DUNG TÓM TAT

Sinh viên Nguyễn Minh Thuý, khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông Lâm

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06 năm 2006 Thực hiện đề tài: “ Thực trang và

mot số giải pháp nhằm phát triển ngành sản xuất nam bào ngư tại xã Tân Thới Nhì - huyện Hóc Môn — TP Hồ Chí Minh”

Trong những năm gần đây, việc sản xuất nấm bào ngư đã phát triển trên

địa bàn xã Tân Thới Nhì- huyện Hóc Môn Để tìm hiểu về ngành sản xuất nam

bào ngư nay tôi đã tiến hành thu thập số liệu từ phòng nông nghiệp va phát triển

nông thôn huyện Hóc Môn, Trạm Khuyến nông Hóc Môn cùng với việc điều tra

phỏng vấn trực tiếp tất cả các hộ trồng nấm bao ngư tai địa phương.

_ Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành san xuất nắm bào ngư đã mang lại cho

những người dân lợi nhuận rất cao và hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn, giảm thất

nghiệp, cải thiện đời sống nông thôn

Có ba loại hình sản xuất nấm chủ yếu: (a) sản xuất bịch phôi dé bán, (b) mua bịch phôi về chăm sóc, (c) sân xuất bịch phôi để chăm sóc Tôi đã rút ra kết luận rằng loại hình (c) đạt hiệu quả cao nhất về tỷ suất doanh thu trên tổng chi

phí, tỷ suất thu nhập trên tổng chỉ phí, tỷ suất lợi nhuận trên tổng chỉ phí Ngược lại, loại hình (b) đạt hiệu quả thấp nhất.

Một số khó khăn mà nghề trồng nấm bào ngư gặp phải như là: thiếu vốn

và điện tích đất cho việc sản xuất, thị trường không ổn định và tiếp cận kỹ thuật sản xuất Để giải quyết những điều nói trên, tôi đã đưa ra một số giải pháp như

hỗ trợ vốn cho các hộ sản xuất nắm, thực hiện nhanh chóng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nâng cao khả năng của người dân trong việc tiếp cận

thông tin thị trường cũng như tăng cường công tác dự báo thị trường

Trang 6

NGUYEN MINH THUY, Faculty of Economics, Nong Lam University,

Ho Chi Minh City July 2006 Situation and solutions to develop the product of Pleurotus mushroom at Tan Thoi Nhi commune, Hoc Mon district, Ho Chi Minh

City

Recent years, the production of Pleurotus Mushroom has been developed

in Tan Thoi Nhi commune This study used data collected from Tan Thoi Nhi Commune People Committee and Hoc Mon Extension Center as well as the

primary data from the house household survey done by the author

Result of the study showed that the production of the Pleurotus mushroom

gave farmers higher return and had good socio- economic efficiency, reduced

unemployment, improved rural livelihoods

There were three main types of mushroom production: (a) already products in-bag, (b) seedlings inibag, and (c) self-produced in-bag The author

concluded that type (c) had highest efficiency in terms of revenue-cost ratio,income-cost ratio and profit-cost ratio In constrast, type (b) gave lowest

efficiency.

Some difficulties that the mushroom growers faced were as follows: lack

of capital and the room needed for the production, unstable market, and access toproduction technique Given the above constraints, the author suggested somesolutions as give favorable credit to mushroom farmers, speed up the process ifissuing land use certificate, and increase famer’ ability in accession to market

information as well as in market prediction.

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục các bảng viiDanh muc cac hinh ix

Danh muc phu luc x

CHUONG 1: DAT VAN ĐÈ |

1.1 Sự cần thiết của đề tài 11.2 Mục đích của nghiên cứu 521.3 Nội dung nghiên cứu 31.4 Ý nghĩa của đề tài 31.5 Phạm vi nghiên cứu 31.6 Cầu trúc của luận văn 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Đặc điểm và tầm quan trọng của ngành sản xuất nông 3nghiệp 5

2.1.2 Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình 5

2.1.3 Giới thiệu về cây nắm bào ngư 8 2.1.4 Ý nghĩa kinh tế của nghề nuôi trồng nam và giá trị dinh 9

dưỡng 10

2.1.5 Ý nghĩa của việc xác định hiệu qua kinh tế 10 2.1.6 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế 11 2.2 Phương pháp nghiên cứu 12

2.2.1 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu 12

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 122.2.3 Phương pháp phân tích 12

Trang 8

CHƯƠNG 3: TONG QUAN

3.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.Vị trí địa lý 3,1.2 Địa hình

3.3.1 Thực trạng phân bố dan cư 3.3.2 Thực trang cơ sở hạ tang 3.4 Tình hình kinh tế

3.4.1 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

3.4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp

3.4.3 Thương mại - dịch vụ

3.5 Phương Hướng Phát Triển Kinh Tế Xã Hội của Xã Từ Nay

đến 2010

3.6 Kỹ thuật sản xuất nắm bào ngư

3.6.1 Quy trình trồng nắm bào ngư:

3.6.2 Các yêu tố ảnh hưởng đến khả năng phat triển củanam bào ngư

3.6.3 Các trang thiết bị chuyên dùng trong trồng nắm CHƯƠNG 4: KET.QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

17

17 18

Trang 9

4.1.2 Khái quát tình hình sản xuất và chế biến nắm ở 32 Việt Nam 33

4.1.3 Tình hình sản xuất nắm bào ngư ở xã Tân Thới Nhì 33 -Hóc Môn 33

4.2 Tình hình sản xuất nắm bào ngư của các hộ điều tra 39

4.2.1 Đặc điểm chung của các hộ điều tra 39 4.2.2 Quy mô diện tích của các hộ điều tra 39 4.2.3 Loại hình sản xuất của các hộ điều tra 41 4.2.4 Trình độ và kinh nghiệm sản xuất 42

4.2.5 Tình hình nhà chăm sóc 434.2.6 Tình hình lao động và công tác quản lý lao động 45

4.2.7 Thực trạng về vốn của các hộ điều tra 45 4.3 Kết quả - hiệu quả của ba mô hình sản xuất nắm bảo ngư 48

4.3.1 Kết quả - hiệu quả của mô hình sản xuất I: San xuất 48

bịch phôi để bán 52

4.3.2 Kết qua-hiéu qua của loại hình sản xuất IT: mua 52

bịch phôi về chăm sóc 55

4.3.3 Kết quả-hiệu quả của loại hình sản xuất III: sản xuất 56

bich phôi dé chăm sóc 60

4.3.4 So sánh hiệu quả của ba mô hình trên 60

4.4 Thuận lợi và khó khăn của nghề trồng nắm bào ngư tại xã 62 Tân Thới Nhì-Hóc Môn 62

4.4.1 Thuận lợi 624.4.2 Khó khăn: 63

4.5 Định hướng phát triển nghề trồng nắm bào ngư tại xã Tân 65 Thới Nhì-Hóc Môn 66

4.6 Một số giải pháp cơ bản để phát triển nghề trồng nam bào ngư tại 66

xã Tân Thới Nhì-Hóc Môn 66

4.6.1 Giải pháp 1: giải pháp về vốn | 66

4.6.2 Giải pháp 2: giải pháp về đất đai 67

Trang 10

4.6.3 Giải pháp 3: giải pháp về thị trường4.6.4 Giải pháp 4: giải pháp về khoa học kỹ thuật

CHƯƠNG 5: KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ

Trang 11

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

SXNN San Xuất Nông Nghiệp

TCPSX Tổng Chi Phí San Xuất

TSL Téng San Luong

TIN Tân Thới Nhì

TTCN Tiểu Thủ Công Nghiệp

Trang 12

DANH MỤC CÁC BANG

Bang 1 Tình Hình Phân Bế Địa Hình của Xã Tân Thới Nhì 13Bảng 2 Tình Hình Phân Bố Dat Đai Thỗ Nhưỡng của Xã Tân Thới Nhì 15Bảng 3 Giá Trị Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Xã từ năm 2000-2005 19

Bảng 4 Biến Động Giá Mạt Cưa Qua Những Năm Gan Đây 36

Bảng 5 Biến Động Giá Củi Đốt Năm 2005 37

Bang 6 Quy Mô Diện Tích Dat Sản Xuất Nắm Bào Ngư của Các Hộ Điều Tra40 Bang 7 Phân Nhóm Quy Mô Diện Tích Dat Sản Xuất của Các Hộ Điều Tra 40

Bảng 8 Tình Hình Quyền Sử Dụng Dat của Các Hộ 41

Bảng 9 Loại Hình Sản Xuất của Các Hộ Điều Tra 42 Bang 10 Tình Hình Nhà Chăm Sóc Nắm bào Ngư của Các Hộ Điều Tra 43 Bảng 11 Mức Đầu Tư Vốn của Các Hộ Điều Tra 46 Bảng 12 Tình Hình Vay Vốn của Các Hộ Điều Tra 47

Bảng 13 Năng suất, Doanh Thu Loại Hình I 48

Bang 14 Bảng Tổng Hợp Chi Phí Lao Động, Chi Phí Vật Chất Loại Hình! 49 Bang 15 Bang Cơ Cấu Chi Phí Lao Động, Chi Phí Vật Chất Loại Hình I 50

Bảng 16 Bảng Kết Quả - Hiệu Quả Của Loại Hình I 51Bảng 17 Năng Suất, Doanh Thu Loại Hình II 52

Bảng 18 Bang Tổng Hợp Chi Phí Lao Động, Chi Phí Vật Chất 53 Bang 19 Bang Cơ Cấu Chỉ Phi Lao Động, Chi Phí Vat Chất 54 Bảng 20 Kết Quả - Hiệu Qua San Xuất Của Loại Hình II 55

Bang 21 Nang suất, Doanh Thu Của Loại Hình II 56

Bang 22 Bảng Tổng Hợp Phi Phí Lao Động, Chi Phí Vật Chất Loại Hình IIT 57 Bang 23 Bang Cơ Cầu Chi Phí Lao Động, Chi Phí Vật Chất Loại Hinh III 58 Bang 24 Kết Qua - Hiệu Qua Của Loại Hình Sản Xuất IIT 59 Bảng 25 So Sanh Hiệu Quả Kinh Tế Của Ba Mô Hình

Sản Xuất Nắm Bào Ngư 60

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 Quá Trình Bế Trí Tái Sản Xuất ca Nông Hộ

Hình 2 Sơ đồ Tái Sản Xuất của Nông Hộ

Hình 3 Biểu Đố Phân Bố Địa Hình của Xã Tân Thới Nhì

Hình 4 Biểu Đồ Phân Bố Hat Đai của Xã Tân Thới Nhì

Hình 5 Sơ Đồ Quy Trình Trồng Nắm Bào Ngư Trên Mạt Cưa

Hình 6 Sơ Đồ Lịch Thời Vụ Cây Nắm Bào Ngư Xám

Hình 7 Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Nắm Bào Ngư ở Xã Tân Thới Nhì

Hình § Cách Treo Nắm Trên Dây

70

Trang 14

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ Lục 1 Chi Phí Xây Dựng Nhà Trồng ( 5m*20m)

Phu Lục 2 Chi Phí Xây Dựng Lò Hap

Phụ Lục 3 Chi Phí Xây Dựng Nhà Chăm Sóc Kiên Cố ( Kha Năng Treo 10.000

Bich Phôi)

Phu Lục 4 Chi Phí Xây Dựng Nhà Chăm Sóc Bán Kiên Cố ( Kha Năng Treo

7.000 Bịch Phôi)

Phụ Lục 5 Chi Phí Xây Dung Nhà Cấy Meo (4m*8m)

Phụ Lục 6 Chi Phí Xây Dựng Nhà Cấy Meo Bình Thường

Phụ Lục 7 Bảng Câu Hỏi

Trang 15

CHUONG I DAT VAN DE

1.1 Sự cần thiết của đề tai

Việt Nam là nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn Nông thôn nước ta đóng một vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Các chủ trương chính sách lớn của Đảng

và Nhà nước đang tập trung đây mạnh phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi nông nghiệp và nông thôn là tiền đề dé phát triển đất nước Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả kinh

tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định là yêu cầu quan trọng và cấp thiết đối với

người nông dân.

Hóc Môn là một huyện ngoại thành TP.HCM, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chiếm tỷ lệ lớn, chăn nuôi nhất là chăn nuôi gia cầm vẫn còn là

ngành sản xuất chính đối với nhiều hộ nông dân nên đến năm 2004 đàn gia cầm ở

Hóc Môn có đến 216.000 con Do dịch cúm gia cầm có nhiều nguy cơ tái phát nên với sự vận động của các cấp chính quyền, đoàn thể nhiều hộ nông dân đã tự nguyện chuyên đổi sản xuất sang nghề khác Tuy vậy, tính đến ngày 02/11/2005 trên địa bàn vẫn còn 1.468 hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ với tổng đàn là 16.453 con, 20 hộ nuôi với quy mô lớn trên 100 con với tổng đàn 81.010 con

Với dân số đông nhất nước, TP.HCM có nguy cơ cao với dịch cúm trên

người vì vậy việc thực hiện chủ trương không nuôi gia cằm, thuỷ cầm trong địa bàn là một chủ trương đúng đắn Song với người nông dân sống bằng nghề này với những kiến thức kỹ thuật có được, những đầu tư cơ sở vật chất, những đầu mối làm ăn đã có được trong nhiều năm qua thì việc được tiếp tục nuôi gia cầm

là khó khăn rất lớn Do đó, các ngành các cấp đều phải nỗ lực hỗ trợ giúp bà con

nhanh chóng tim được hướng làm ăn mới én định Vì vậy, các cán bộ khuyến

nông của huyện đã đưa ra mô hình trồng nam ăn như nam bào ngư, nâm rom và

Trang 16

nắm được liệu nhằm cai thiện đời sống cho người dân trong đợt cúm gia cầm vừa

qua.

Hiện nay mô hình sản xuất nắm tại Hóc Môn đã có bước phát triển rõ rệt mặc dù còn chưa ổn định, nhưng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, vốn đầu tư ít so với các ngành sản xuất khác, kỹ thuật không quá phức tạp, chu kỳ trồng ngắn nhưng đem lại một lợi nhuận tương đối đã khuyến khích được người trồng Sản xuất nắm đã góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người dân địa

phương.

Tuy nhiên sự phát triển của cây nam bào ngư thời gian qua vẫn mang tinh

tự phát chưa có chính sách định hướng 16 ràng Sản xuất chủ yếu cho nhu cầu và tiêu thụ tại địa phương, chưa có một chiến lược cũng như một biện pháp cụ thể nào để khai thác tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng Đây là những van

dé đặt ra cần giải quyết dé ngành sản xuất nấm bào ngư có thé phát triển 6n định,

lâu dài và bền vững

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng sản xuất của các hộ trồng nam bào ngư tại xã Tân Thới Nhì - Hóc Môn (quy mô, phân bó, kỹ thuật, kết quả ) Qua đó xác định những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ trồng nấm bào ngư và đề ra những giải pháp chiến lược định hướng phát

triển bền vững cho nghè trồng nắm bào ngư của địa phương trong tương lai

1.3 Nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ trồng nắm

bào ngư trên địa bàn xã Tân Thới Nhì-Hóc Môn.

Đánh giá hiệu quả kinh tế -xã hội từng loại hình trồng nắm bào ngư, xác

định các ưu nhược điểm của từng loại hình

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nghề trồng nắm bào ngư, các thuận lợi và khó khăn của nghề trồng nắm bào ngư tại địa phương.

Đề xuất một số biện pháp cho những mô hình sản xuất nắm hiện nay

Trang 17

1.4 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài nhằm tạo cơ sở cho nông dân định hướng sản xuất tốt hơn, căn cứ

vào việc sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên, các nguồn tiềm năng có sẵn của địa

phương: đất đai, vốn, lao động

Đề tài là cơ sở cho người sản xuất và các cấp chính quyền có cái nhìn

đúng đắn hơn về ngành sản xuất nắm bào ngự, từ đó tạo điều kiện cho nghề trồng

nắm bào ngư ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao

Đề tài giúp cho các nhà đầu tư cũng như các tổ chức kinh tế thấy rõ hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất nắm bào ngư từ đó mạnh dạn hơn nữa trong việc

hỗ trợ vốn, kỹ thuật, tìm thị trường để phát triển ngành này

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn

xã Tân Thới Nhì- huyện Hóc Môn -TP.HCM

Thời gian nghiên cứu: số liệu sử dụng năm 2005, điều tra năm 2006

1.6 Cau trúc của luận văn

Đề tài nghiên cứu được chia làm 5 chương:

Chương 1: Đặt vấn dé

Trình bày lý do chon đề tài, mục dich và nội dung nghiên cứu, Ý nghĩa

của đề tài, phạm vi nghiên cứu, giới thiệu sơ lược cầu trúc của luận văn.

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trình bày đặc điểm và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp, các khái niệm cơ bản về kinh tế hộ gia đình, giới thiệu về cây nắm bào ngư, các chỉ tiêu

và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Tổng quan

Mô tả điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Hóc Môn, đặc điểm

của sản xuất nông nghiệp và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện từ nay đến 2010, quy trình và kỹ thuật trồng nắm bào ngư tại địa phương

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Khái quát thực trạng ngành nắm bào ngư, tìm hiểu tình hình sản xuất kinh

doanh nấm bào ngư: đầu vào, đầu ra, hiệu quả kinh tế,

Trang 18

Thông qua kết qua phân tích đưa ra những giải pháp dé phát triển bềnvững nghề trồng NBN

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Đưa ra một số nhận định về kết quả nghiên cứu và các kiến nghị nhằmthúc đây nghề trồng nắm bào ngư địa phương phát triển

Trang 19

CHUONG II

CO SO LY LUAN - PHUONG PHAP NGHIEN CUU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Đặc điểm và tầm quan trọng của ngành sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là nền tảng, là cơ sở để phát triển kinh tế, thực hiện

công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Nông nghiệp ở nước ta là một ngành kinh

tế tập trung chủ yếu ở nông thôn và có cơ cấu lao động lớn hơn so với ngànhcông nghiệp và các lĩnh vực khác Đây là một nền kinh tế truyền thống, hoạt

động sản xuất nông nghiệp đã có hàng ngàn năm nay Nông nghiệp sản xuất ranhững sản phâm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cuộc sống con người Bên

cạnh đó sản phẩm nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công

nghiệp chế biến thúc đây công nghiệp và dịch vụ phát triển góp phần phát triển

đất nước

- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn phức

tạp và còn lệ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên mang tính rõ rệt

- Trong nông nghiệp ruộng dat là tư liệu sản xuất chủ yếu, không théthay thế được

z Sản xuất nông nghiệp gắn liền với cơ thể sống, cây trồng vật nuôi,chúng phát triển theo quy luật sinh vật nhất định

- Sản xuất nông nghiệp mang tinh thời vu cao

Nông nghiệp phát triển giải quyết việc làm ở nông thôn, xoá đói giảmnghèo, đời sống về mọi mặt được cải thiện, sóp phần thực hiện công bằng xã hội,tạo tiền đề thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, tạo điều kiện tíchluỹ vốn và ngoại tệ cho đất nước thông qua xuất khẩu nông sản

Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyêngiữ được cân bằng sinh thái môi trường

Trang 20

2.1.2 Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình

Hiện nay nước ta có khoảng 11 triệu hộ nông dân, họ trực tiếp quản lý và

sử dụng khoảng 90% đất nông nghiệp và hơn 90% lao động ở nông thôn, sản xuất sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 90% so với sản phẩm của cả nước.

Thực tế hiện nay ở nước ta, kinh tế hộ nông dân chiếm ưu thế về tỷ trọng

và quy mô đóng góp sản phẩm cho xã hội nông thôn nói riêng và toàn xã hội nói chung Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chính mà hầu hết các nhà nghiên

cứu nông nghiệp, nông thôn và xã hội học nông thôn quan tâm, hộ nông dân là

đơn vị kinh tế cơ sở và được xã hội thừa nhận

Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình:

- Thứ nhất: Kinh tế hộ gia đình là một t6 chức kinh tế nông nghiệp.

- Thứ hai: Hộ nông dân là đơn vị san xuất, là đơn vị kinh tế tự chủ, thực hiện các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh phối hợp Hộ nông dân có

đủ các yếu tố của quá trình đầu vào để bé trí sản xuất, nó bao gồm các nguồn lực

Hộ nông dân có quyền sử dụng đất đai, có nguồn lao động gia đình, có

vốn sản xuất, có kinh nghiệm sản xuất, có công cụ để thực hiện sản xuất Mặt khác nông hộ còn có năng lực tổ chức và quản lý sản xuất để tạo ra sản phẩm chogia đình và cho xã hội.

- Thứ ba: Hộ nông dân vừa là đơn vi tiêu dùng

Các hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi của nông hộ tạo ra sản phẩm nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của chính gia đình họ Đặc điểm này khá phổ biến đối với những nông hộ có ít đất đai canh tác, các hộ ở vùng sâu vùng

Trang 21

xa, hộ dân tộc ít người và hộ nghèo Tính chất tự cấp tự túc là một điển hình khá

rõ rệt của phần lớn hộ tiểu nông của nước ta Song chúng ta cũng phải thừa nhận

rằng hộ nông dân cũng có những nỗ lực trong đầu tư thâm canh dé tối ưu hóa sản lượng đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho xã hội và tối ưu hóa trong sản xuất kinh

doanh nhằm tích luỹ vốn tái sản xuất mở rộng

Hình 2 Sơ đồ Tái Sản Xuất Của Nông Hộ

Sử dụng lao động trang thiết bị kỹ thuật còn thô sơ

Sản xuất phân tán và chưa đẩy nhanh sản xuất hàng hoá nông sản Dé khắc phục tình trạng phân tán, manh mún về đất đai canh tác ở mỗi nông hộ cần có những chính sách biện pháp cần thiết nhằm tạo điều kiện cho nông hộ thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ và sử dụng cơ giới hoá san xuất nông nghiệp Bên cạnh đó cần có chủ trương về hợp tác và tích tụ ruộng đất dé đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất ở các hộ nông dân thật sự có năng lực trong sản xuất nông

nghiệp.

Trong sản xuất, kinh tế nông hộ có khả năng thích ứng cao nhờ đó có sức

cạnh tranh với các tổ chức kinh tế khác Tuy nhiên do nằm trong khuôn khổ gia đình đo đó có nhiều hạn chế như: thiếu vốn, kỹ thuật, tổ chức sản xuất và tiêu thụ

Trang 22

sản phẩm nông hộ Những hạn chế của nông hộ nếu được các cấp chính quyền

địa phương tác động và được tổ chức một cách hợp lý thì sẽ mang lại hiệu quả

cao.

2.1.3 Giới thiệu về cây nắm bào ngư

Nắm sò (Pleurotus SPP) còn gọi là nắm bào ngư, nắm tai bên, nắm sò có

đến 8 loại như:

Nấm sò trắng ( P.Ostreatus), nắm sò xám ( Nắm đuôi phượng, P.sajor

cuju), nam sò Florida Nắm sò là loại nắm ăn chủ yếu, trên thế giới sản xuất

hàng ngàn tấn, đứng thứ tư sau nắm mở, nam hương, nam cuống vàng Thông

thường người ta trồng nấm sò trắng, nấm sò xám và nam sò Nhật Nuôi trồng

nắm sò phát triển nhanh và rất phô biến do:

Dễ nuôi trồng, tính thích ứng mạnh, vùng trồng rộng Nhiệt độ từ 5-30°C đều có thể trồng được, có thể nuôi trồng quanh năm trong phòng trồng

nắm, trong ham, hang động

- Môi trường nuôi nắm khá rộng, có thé ding các phé thai nhu mincưa, rom ra, thân gỗ, vỏ hat bông, vé hạt cải, bông thai, bã mía

- Hiệu quả sinh học cao, 100kg mùn cưa có thể nuôi được từ

80-120kg, dùng vỏ hạt bông lại càng cao hơn.

- Dinh dưỡng phong phú, vị ngon Nam sò chứa 35-46% protein cao hơn nấm hương, tổ thành phần Axit Amin hoàn toàn, chiếm 40-50% trong

may loại Axit Amin cần thiết, giá trị đỉnh dưỡng cao Trước kia chúng là

loại quý hiếm, nay trở thành thương phẩm có giá trị kinh tế cao Nhật Bảncòn gọi là “nắm mỡ nhân tạo”

Đặc tính sinh lý nam sò

+ Chất dinh dưỡng và môi trường:

> Nguồn Cacbon thích hợp cho sinh trưởng của cây nam là: tinh bột,

Glucoza, Fructoza, malbza, Bacharoza Những Axit axalic không có lợi cho

sinh trưởng của sợi nâm.

Trang 23

Nguồn Nitơ cần cho sinh trưởng sợi nam là peptone, tương ngô, bột

đậu, bột me, asparaginde nhưng ure, leucin, glutamic axit không có lợi cho sinh

trưởng của sợi nấm sò

- Môi trường thích hợp cho giống mẹ là môi trường thạch nghiêng

PDA(250g khoai tây, 20g Glucoza, 20g thạch, 1000ml nước)

GMY(10g glucoza, 10g maltoza, 4g cao men, 20g thạch, 1000ml nước)

OSA(100g hành, 40g xi dầu, 30g đường cát, 20g thạch, 1000ml nước) Khoai tây (khoai tay, cà rốt, cắt thành hình khối chữ nhật, bỏ vào ống nghiệm bỏ thêm ít đậu ván, bông đủ điều chỉnh độ âm) dùng để nuôi nắm sò

trắng và nắm sò xám

- Môi trường trồng nắm: nấm sò mọc trên nhiều loại gỗ chặt, gỗ

nhiều loại cây lá rộng, không xâm nhiễm cây sống, nếu có vết thương nắm có thể sống kiểu kiêm ký sinh cho nên nhiều loại min cưa có thé dùng dé nuôi nấm sò Bản thân nấm sò có thé phân giải ligin rất mạnh vì vậy trong thực tế cần sử dung những loài cây giàu ligin, xenluloza và dinh dưỡng, chỉ cần thêm một ít trau, cám bột ngô hoặc 0,25g NH,NO; là có thể tăng tốc độ sinh trưởng của sợi nắm, tăng

sản lượng nắm sò

2.1.4 Ý nghĩa kinh tế của nghề nuôi trồng nắm và giá trị dinh dưỡng

Loài người đã biết dùng nắm làm thuốc và làm thức ăn từ thời Hoàng dé

La Mã cổ xưa và nghề trồng nắm trên thế giới đã có ba tram năm Trong các vi

sinh vật có ích được lợi dụng nhiều nhất, gần gũi với con người nhất phải kế đến

- Sản lượng cao, thu hoạch nhanh, không đòi hỏi diện tích lớn

Thành phố hay nông thôn cũng có thé sản xuất nuôi trồng nắm Góp phan cải thiện bữa ăn gia đình, cung cấp cho xã hội nguồn hàng hoá có giá trị, góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình Thời gian quay vòng vốn nhanh, giúp tận dụng

Trang 24

nguồn lao động nhàn rỗi trong gia đình, nông thôn, là công việc thích hợp chomọi lứa tuổi, mọi đối tượng giúp mang lại thu nhập cao.

- Phé liệu sau khi nuôi trồng nam có thé tận dung lại làm phân cải tạo đất, làm tăng khả năng trao đổi chất mà không làm 6 nhiễm môi trường Từ

đó giúp khép kín vòng quay chuyển hoá vật chất trong tự nhiên có lợi cho con

người và môi trường

Dinh dưỡng:

Nấm ăn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein

cao hơn bất kỳ một loại rau nào Ngoài ra còn có các chất đường, lipid, chất khoáng, vitamin và các axitamin trong đó protein và axitamin là các chất cần thiết cho con người Theo phân tích nắm ăn của nhiều nhà nắm học, hàm lượng protein trong nắm chiếm 30-50% Nắm ăn chứa nhiều loại vitamin rất cần thiết

cho cuộc sống con người

Những thức ăn thực phẩm có lượng protein cao, nhiều loại vitamin, lipid

thấp như nắm là thức ăn lý tưởng của con người

2.1.5 Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế

Trong bất kỳ một hình thức tổ chức sản xuất nào, kinh doanh đều có mối quan tâm hang đầu là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế được xác định qua việc so sánh kết qua đạt được và chi phí bỏ ra Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ quản lý,

mức độ các nguồn lực của nông hộ có hiệu quả cao hay thấp.

Việc xác định hiệu quả kinh tế là rất cần thiết tạo ra sự ổn định cho ngành sản xuất, tạo khả năng phát triển ngành, tăng thu nhập cho người lao động, cho

xã hội tất nhiên cũng đem lại lợi nhuận cho đơn vị kinh tế tạo điều kiện cho tái

sản xuất mở rộng

Trong nền kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế cũng có ý nghĩa hết sức quan

trọng, nó quyết định sự sống còn của đơn vị kinh tế hay ngành sản xuất Đối với ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng Nâng cao hiệu quả kinh tế có nghĩa là tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và sử

dụng có hiệu quả các nguôn lực hiện có của địa phương

Trang 25

2.1.6 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế

Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế

Giá trị tổng sản lượng (doanh thu): là chỉ tiêu tổng hợp được tính bằng

tiền phản ánh kết quả thu được từ sản xuất.

GTTSL = TSL * đơn giá sản phẩm + thu khác

Tổng chỉ phi sản xuất: là tất cả những khoản chi phí bỏ ra dé có được kết

Thu nhập = lợi nhuận + lao động nhà

Các chỉ tiêu phần ánh hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế

Chỉ phí sản xuất

Nhưng vì sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nên nông hộ thường không

tính chỉ phí lao động của bản thân mà chỉ tính đến thu nhập do vậy khi xét đến

hiệu quả kinh tế ta phải xem xét kỹ

Tỷ suất thu nhập trên doanh thu: cho biết một đồng doanh thu cho bao

nhiêu đồng thu nhập Thu nhập

Tỷ suất thu nhập trên chi phí sản xuất =

Tổng chỉ phí sản xuất

11

Trang 26

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = -LØi nhuận

Doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết một đồng doanh thu cho bao

nhiêu đồng lợi nhuận .1êu dong lợi nhuận Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất = — :

Tỷ suất doanh thu trên tổng chi phí sản xuất cho biết một đồng chỉ phí bỏ

ra sẽ cho bao nhiêu đồng doanh thu

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liêu thứ cấp

Tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ : Phòng nông nghiệp huyện HócMôn , Trạm Khuyến nông huyện Hóc Môn và các phòng ban khác

Phương pháp điều tra tong thé

Với mục đích tổng hợp các dit liệu, số liệu về chi phí sản xuất, giá sản phẩm tiêu thụ, sản phẩm và kỹ thuật canh tác Tiến hành điều tra trực tiếp ở các

ấp có các hộ sản xuất nắm bào ngư

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Thống kê so sánh về kết quả, chi phí và hiệu qua sản xuất

Sử dụng phương pháp thống kê tổng hợp, thu thập số liệu và kết hợp với

phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu

2.2.3 Phương pháp phân tích

Từ những sé liệu trên, tiến hành phân tích, đánh giá dựa trên kết quả đã

điêu tra và xử lý được.

Trang 27

CHƯƠNG 3 TỎNG QUAN

3.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.Vị trí địa lý

Xã Tân Thới Nhì nằm vé phía Tây huyện Hóc Môn, cách trung tâm Thành

phế Hồ Chí Minh 21 km theo đường Quốc lộ 22.

Có toạ độ địa lý:

- 10%43°43??- 10°40°00"’ độ Vĩ Bắc

B 106°31°20°?- 106°40°45’’ độ Kinh Đông.

Ranh giới hành chính của xã tiếp giáp:

- Phía Bắc giáp : Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chỉ

- Phía Nam giáp: xã Tân Hiệp - thị tran Hóc Môn - huyện Hóc Môn.

- Phía Đông giáp: xã Mỹ Hạnh Bắc - huyện Đức Hoà - tỉnh Long An

- Phía Tây giáp : xã Xuân Thới Son - huyện Hóc Môn.

3.1.2 Địa hình

Bang 1 Tình Hình Phân Bố Địa Hình Cita Xã Tân Thới Nhì

Phân loại Chiều cao Diện tích Tý lệ

Trang 28

Hình 3 Biểu Đố Phân Bố Địa Hình Cia Xã Tân Thới Nhì

Biểu Đồ Phân Bồ Địa Hình của Xã Tân

Nguồn tin: Phòng Địa Chính và TTTH

- Vùng gò cao có cao trình 8-10m: điện tích 1.209 ha (70,00%) đặcđiểm: nền móng vững chắc, thoát nước tốt, thuận lợi bố trí các cơ sở công

nghiệp, các trung tâm hạ tầng kỹ thuật, khu cây xanh tập trung

Vùng trién có chiều cao 2-8 m: diện tích 180 ha (10,42%) La vùng

chuyên canh rau, thuận lợi bồ trí các cơ sở công nghiệp sạch, vừa và nhỏ xen vào

khu dân cư.

- Vùng bung trũng có cao trình dưới 2 m: điện tích 338 ha (19,587)

Là vùng thoát nước kém, thích hợp trồng lúa nước Vùng ven sông rạch đã và đang hình thành vùng cây ăn trái nhà vườn Đây là vùng thuận tiện cho việc tổ

chức loại hình du lịch sinh thái.

3.1.3 Thổ nhưỡng

Theo bản đồ những năm 1990, thành phần thổ nhưỡng của xã Tân Thới Nhì được phân thành 3 nhóm chính: nhóm đất xám chiếm 48,06%, nhóm đất

Trang 29

phèn chiếm 36,7%, nhóm đất khác chiếm 15,24%, diện tích tự nhiên phân bố

Nguồn tin: Phòng Địa Chính và TTTH

Hình 4 Biểu Dé Phân Bố Đất Đai của Xã Tân Thới Nhì

Biểu Đồ Phân Bó Dat Dai của Xã Tân

Nguồn tin: Phòng Địa Chính và TTTH

3.1.4 Tài nguyên nước

Tài nguyên nước trên địa bàn xã khá phong phú, mạng lưới kênh mương

khá ching chit với các kênh chính như kênh Cai Thầy dai 7,65 km là ranh giới

15

Trang 30

chung của xã Tân Thới Nhì, huyện Củ Chi và Đức Hoà - Long An Kênh An Hạ

dài 6 km nhận nước từ kênh Đông đổ về qua kênh cầu Xáng, đây là kênh chính tạo nguồn nước cho hệ thống thuỷ lợi có tác dụng rửa phèn cho các bưng điền

trong xã Kênh dẫn Tân Thới Nhì ( Trung Ương) dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng đỗ

về là kênh cấp 1 tiêu thoát nước cho khu vực 426 ha trồng lúa ở ấp Nhị Tân I.

3.1.5 Cảnh quan môi trường

Xã Tân Thới Nhì có địa bàn phân bố rộng và có nhiều kênh rạch nên có phong cánh đậm chất Nam Bộ Môi trường trong lành, nhiều cảnh đẹp thiên nhiên còn hoang sơ ( ấp Nhị Tân II và nông trường Nhị Xuân) nên rất thuận lợi

dé phát triển ngành du lịch sinh thái, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

3.1.6 Khí hậu và thời tiết

Nam trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong năm chia thành 2

mila rõ rệt: mùa mưa và mùa khô

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phân bố không đều: lượng

mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam Do mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 8 và 9 nếu hệ thống tiêu thoát nước không tốt dễ gây ngập ing

cục bộ.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa khô mực nước ngầm

xuống thấp, nên dễ gây hiện tượng thiếu nước làm ảnh hưởng đến sản xuất nông

nghiệp đặc biệt là các hộ khai thác nước tưới bằng giếng thủ công

3.2 Tình hình xã hội

3.2.1 Dân số

Theo số liệu thống kê dân số bằng phương pháp điều tra dân số kết hợp

phương pháp điều tra nhanh nông thôn:

- Tổng số nhân khâu: 20.353 người, trong đó nữ là 10.317 người.

Trang 31

người Trạm hiện có 1 bác sĩ, 4 y sĩ, 2 y tá, 1 hộ sinh.

3.3 Thực trạng phân bố dân cư và cơ sở hạ tang

3.3.1 Thực trạng phân bố dân cư

Xã Tân Thới Nhì có 7 ấp: Dân Thắng 1, Dân Thắng 2, Thống Nhất 1, Thống Nhất 2, Nhị Tân 1, Nhị Tân 2, Tân Lập Dân cư đa số sinh sống ở ven các trục đường chính như đường Xuyên Á ( Quốc lộ 22 ), đường Dương Công Khi,

đường Đặng Công Binh, đường Hương lộ 60 với sự mưu sinh chú yếu bằng

thương mại dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ , canh tác nông nghiệp Chỉ có 2 ấp Thống

Nhất 1, Thống Nhat 2 là 2 khu dân cư đô thị 100% ( không còn đất nông nghiệp)

Phía đông rất ít người sinh sống vì khoảng 800 ha đất của Nông Trường

Nhị Xuân ( UBND Tân Thới Nhì quản lý ) bị nhiễm phèn nặng nên rất khó khăn trong canh tác nông nghiệp và khu vực này trong tương lai sẽ được quy hoạch thành khu đô thị Tây Bắc Tp.HCM do UBND Tp.HCM phê duyệt với diện tích

Trang 32

Xã Tân Thới Nhì là một xã nông nghiệp đang từng bước đô thị hoa nên cơ

sở hạ tầng, đường giao thông tương đối hoàn chỉnh, các tuyến đường đa phần là trục đường chính và các con đường nội bộ Khu vực nông thôn như ấp Nhị Tân 1, Nhị Tân 2, Dân Thắng 1 thì đa phần là đường hém đất và đường dat đỏ.

Mạng lưới điện quốc gia cơ bản đã phủ kín địa bàn xã Tân Thới Nhì Đối với khu vực vùng xa nhưng van nâng cấp mở rộng đường điện hạ thế nhằm giảm

giá thành điện sinh hoạt và sản xuất cho người dân

Nước sinh hoạt người đân sử dụng chủ yếu từ nguồn nước giếng, do vậy chưa đảm bảo được nguồn nước sạch cho người dân Nguyên nhân là do hệ thống cấp nước của công ty cấp nước vẫn còn thiếu, phong tục tập quán của đa số bộ phận nhân đân vẫn còn quen dùng nước giếng.

Vệ sinh môi trường còn kém, đại bộ phận người đân còn thiếu ý thức trong việc xử lý rác, nước thải sinh hoạt ( vứt bừa bãi ra đường, xuống kẽnh rạch ) Các công ty xí nghiệp trên địa bàn thải trực tiếp ra kênh rạch chưa qua

xử lý dẫn đến làm ô nhiễm nguồn nước Âu cũng là thực trạng chung của người

dân Việt Nam.

3.4 Tình hình kinh tế

3.4.1 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Vẫn được duy trì với nhiều mặt hàng ngành nghề thu hút lao động, sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ như: dé gỗ, may mặc, da gidy, đồng thời thu hút đầu tư của các doanh nghiệp về đóng trên địa bàn xã ngày càng nhiều.

3.4.2 Thương mại - dich vu

Toàn xã có một chợ Tân Thới Nhi và 628 cơ sở thương mại - dịch vụ,

trong đó có 27 doanh nghiệp và 170 cơ sở sản xuất cá thể thu hút khoảng 4.115

lao động, lao động tại chỗ khoảng 1.000 lao động

3.4.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp

Do ảnh hưởng điễn biến phức tạp về thời tiết và đô thị hóa, một phần điện

tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang ở các xã, thị trấn làm giảm diện tích gieo trồng

cây hàng năm, ngược lại ngành công nghiệp với giá cả tiêu thụ én định và tăng nhanh đặc biệt là khi có công văn 419 của thành phố * về việc tổ chức thực hiện

Trang 33

chương trình hỗ trợ lãi vay cho nhân dân thành phố phát triển sản xuất nôngnghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp” huyện đã thực hiện dự án “phát triển đàn bò sữa”gớp phan phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp Tuy nhiên, do đại dich cúm giacầm và bà con chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn cho việc ổn định cuộc sống và

tái thiết sản xuất |

Mặt khác, công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ dang tập trung vàochuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ vốn trồng rau sạch, kỹ thuật trồng lúa giống, bìnhtuyển giống bò sữa và chuyển giao giống cây ăn trái chất lượng cao nên doanhthu của huyện cũng không suy giảm nhiều

Bảng 3 Giá Trị Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Xã từ năm 2000-2005

Nông nghiệp 2000 2005

GTSL Ty lệ (%) GTSL Tỷ lệ (%)

Trồng trọt 9.802 64,46 7.990 44,40

Chăn nudi 5.420 35,54 9.814 55,60

Nguồn tin: UBND Xã Tân Thới Nhì

- Tập trung sản xuất rau an toàn với 57 ha ( 150 hộ trồng) Phát triển

kỹ thuật nuôi nắm bào ngư và tiếp tục nhân rộng để trở thành làng trồng nắm trên

địa bàn xã.

- Tiếp tục chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng “ 2 cây 2 con”

nên việc phát triển đàn bò sữa trên địa bàn tăng, hiện có 803 con Do giữa tháng

11/2005 tình hình địch cúm gia cầm tái phát nên đã huỷ gần 65.000 con gà và 5.000 con cút Hiện nay địa bàn xã cơ bản không còn gia cầm vật nuôi từ các hộ

nhỏ lẻ trên địa bàn.

3.5 Phương Hướng Phát Triển Kinh Tế Xã Hội của Xã Từ Nay đến 2010

ˆ Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội xã Tân Thới Nhì 5 năm 2006-2010 phải đạt được là: “ Tranh thủ sự hỗ trợ của Thành phó đồng thời tăng cường nội lực để thúc đây nền kinh tế phát triển với tốc độ cao hơn so với

kế hoạch 5 năm 2001-2005 Thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình do Huyện đề ra và đây nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm của xã.

19

Trang 34

- Nâng cao chất lượng giáo dục, dạy nghề cho thanh thiếu niên, đặc biệt là bộ đội xuất ngũ Tiếp tục giải quyết việc làm, chăm sóc sức khoẻ người

dân, phát triển trung tâm giáo dục cộng đồng, phát triển văn hoá thể dục thể thao.Phần đấu hoàn thành cơ bản các chương trình XDGN theo tiêu chí mới, chương

trình 3 giảm Phát triển kinh tế - xã hội gắn với giữ vững an ninh chính trị và trật

tự an toàn xã hội”

Lĩnh vực kính tế:

Sản xuất nông nghiên:

Nhiệm vụ: kế hoạch 5 năm 2006 — 2010 xã Tân Thới Nhì tiếp tục chuyển

đổi cơ cầu kinh tế nông nghiệp nông thôn trên cơ sở đây mạnh công tác khuyến

nông, nhân rộng các mô hình sản xuất lúa giống, rau sạch, trồng nấm, mô hình nuôi bò sữa cao sản, nuôi bò sữa hướng thịt, heo hướng nạc Hỗ trợ nông dân tim thị trường tiêu thụ nông san và bao tiêu sản phẩm Từng bước duy tri và xâydựng tổ trồng nắm bào ngư đến thành lập Câu Lạc Bộ nấm và từng bước phát

triển làng nghề trồng nắm trên địa bàn xã Tân Thới Nhì Củng cố, nâng cấp và

xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn để không ngừng phát triển kinh tế nông

nghiệp.

Chỉ tiêu chủ yếu:

- Tổng điện tích gieo trồng: 645 ha Trong đó:

+ Cây lúa

Diện tích gieo trồng: 350 ha/ năm

Năng suất bình quân: 3 tấn/ ha

Sản lượng thóc: 1.050 tan/ năm

=F Cay rau:

Diện tích gieo trồng: 252 ha/ năm

Năng suất bình quân:2§ tắn/ha

Sản lượng: 7.056 tắn/năm

+ Cây ăn trái diện tích thu hoạch : 43 ha

: Tổng đàn heo: 3500 con

- Tổng đàn bò: 1.200 con

Trang 35

Trong đó:

+ Dan bò sữa: 850 con

+ Bò đang vắt sữa: 500 con

+ Bò ta: 350 con

- Tổng đàn trâu: 40 con

- Tổng đàn gia cầm: 68.000 con

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 0,8 ha

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với tốc độ cao, tập trung vào các ngành thu hút lao động và sử dụng nguyên liệu tại chỗ như: dệt lưới, may

mặc, giầy đa đồng thời thu hút đầu tư của các doanh nghiệp về đóng tại địa

bàn xã Xúc tiến việc xây dựng khu phố chợ Tân Thới Nhì thay cho chợ cũ nằm

trong lộ giới.

Chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong 5 năm

2006-2010 trên địa bàn xã như sau:

- Cơ sở sản xuất cá thể: 220 cơ sở

- Doanh nghiệp, xí nghiệp: 30 cơ sở

- Tổng số lao động làm việc tại các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công

nghiệp đóng trên địa bàn xã là: 5.200 lao động Trong đó, thu hút lao động tại

chỗ là 1.800 lao động

Thương mại - dịch vụ

- Toàn xã có 1 chợ Tân Thới Nhì và 800 cơ sở kinh doanh thươngmại - dịch vụ Trong đó có 12 xí nghiệp thu hút khoảng 1.200 lao động, lao độngtại chỗ chiếm 1.000 lao động

- Tổng doanh thu tính thuế của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ năm 2005 là: 22.200.500.000 đồng.

Kế hoạch sử dụng đất:

: Kế hoạch sử dung đất 5 năm 2006-2010 với tổng điện tích là 15 ha

xây dựng các cơ sở kinh tế, công ty xí nghiệp trên địa bàn xã

- Sử dụng đất chuyên dùng: 10.200 m”

21

Trang 36

8 Sử dung đất thổ cư: 4.900 m'

Đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa:

Nhiệm vụ:

Đẩy mạnh đầu tư, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư xây dựng.

Tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư xây đựng các công trình trọng điểm của xã

như: Đài tưởng niệm chiến sĩ, nhà văn hoá xã, khu phố chợ Tân Thới Nhì, Vănphòng Ban chủ nhiệm ấp Văn hóa

Tiếp tục hoàn thiện các cơ sở hạ tầng và xã hội dé thay đổi bộ mặt của xã.

- Nhu cầu đầu tư xây dựng va sửa chữa:

Kế hoạch 5 năm 2006-2010 của xã trong lĩnh vực xây dựng và sửa chữavới các công trình cụ thê như sau:

- Khu công nghiệp Tây Bắc (500 ha) khu vực Nông Trường Nhị

Xuân.

Xây dựng trường tiểu học Nhị Tân, trường cấp III trên địa ban xã.

- Khu vực đô thị dịch vụ dân cư Tân Thới Nhì- Tân Hiệp 436 ha

!

Đài tưởng niệm liệt sỹ tại khu vực đất công đoàn cũ

Khu phế chợ Tân Thới Nhì

Văn phòng Ban Chủ nhiệm ấp văn hoá ( Thống Nhất 1: khu vực đất

1

công đoàn cũ, cạnh ban ấp Thống Nhất 1; Thống Nhất 2: khu vực phân hiệu

trường tiểu học Lý Chính Thắng 2; Dân Thắng 2: khu vực phân hiệu trường mẫu

giáo Hướng Dương, cạnh chùa Giác Nguyên.

= Tranh thủ huyện để xây dựng sân bóng đá xã Tân Thới Nhì

Công trình sửa chữa:

- Xây thêm phòng làm việc cho Uy ban để thực hiện cơ chế “ một

cửa một dấu” được thuận tiện

a Nâng cấp nhựa một số tuyến đường với chiều dài khoảng 7.500 m.

ˆ Duy tu sửa chữa, nâng cấp một một số tuyên đường giao thông xuống cấp và cho lắp đặt hệ thống cống thoát nước.

Văn hoá xã hội:

Giáo dục:

Trang 37

- Tiếp tục thực hiện đề án 01/HU của Huyện uỷ về nâng cao chất

lượng giáo dục toàn diện hoàn chỉnh cơ sở vật chất trường lớp theo quy hoạch.

- Giữ vững thành quả phố cập giáo dục trung học cơ sở theo tiêu

chuẩn mới, tiếp tục thực hiện đề án phổ cập giáo dục trung học phổ thông Tổ chức và thực hiện tốt trung tâm học tập cộng đồng.

- Huy động 100% trẻ đúng 6 tuổi vào lớp 1, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp

số - KHHGĐ, giảm tỷ lệ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3.

Lao động — Thương bình xã hội — xoá đói giảm nghèo

Giải quyết việc làm cho 5.200 lao động, kéo giảm ty lệ thất nghiệp hiện nay từ 2,5% xuống còn 0,5%, trong đó việc làm én định từ 80% trở lên.

- Chăm sóc các đối tượng xã hội theo quy định của nhà nước tro cấp

va chăm lo cho người có công cách mạng, gia đình thương binh liệt sỹ có đờisống nâng cao

- Phan đấu đến năm 2010 cơ ban đưa ra khỏi chương trình XDGN

90%.

3.6 Kỹ thuật sản xuất nắm bào ngư

3.6.1 Quy trình trồng nắm bào ngư:

Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây nắm bào ngư từ khi cấy giống đến khi thu hoạch vụ một khoảng 100 ngày Trong khoảng thời gian dài như vậy thì mới đủ sức để nuôi sợi nấm phát triển đo đó đòi hỏi khâu xử lý nguyên liệu

phải cân thận và đòi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm

Quy trình trồng nắm bào ngư bao gồm các giai đoạn:

23

Trang 38

Giai đoan 1: Kỹ thuật gây tạo meo giống

Giống là khâu đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình trồng, giốngquyết định năng suất và chất lượng nắm làm ra, meo giống tốt, không nhưng làmcho nắm nọc nhanh mà còn có sức chống chịu mầm bệnh, năng suất cao và chậm

thoái hoá

Meo giống đòi hỏi các yêu cầu sau:

- _ Thuần nhất (không lẫn các giống khác)

- _ Không có mầm bệnh (do nhiễm tạp, sâu bệnh)

- Hiệu qua kinh tế (năng suất, kha năng kháng bệnh )

Như vậy khi chọn meo giống cần chú ý các đặc điểm sau:

- Quan sát thấy tơ mọc thăng, nhánh tơ phân phối đều khắp chai cómau trang hình lông chim

- Mật độ to đóng dày

- Ngửi có mùi nam bao ngư

Giai đoan 2: Xử lý nguyên liệu ( xử lý mạt cưa, lên men, chế biến, bổ sung dinh

dudng, )

Mat cưa được làm âm bằng cách tưới nước vôi 1.5%, sau đó ray bang sang

để loại bớt tạp chất, để nâng cao năng suất thì trong quá trình xử lý mạt cưa cần

bố sung thêm thành phần dinh đưỡng khác bao gồm cả nguồn Cacbon, nguồnđạm và khoán chất Mat cưa khi làm âm phải dam bảo các yêu cầu sau:

- Thời gian ủ đóng it nhất 12 giờ

- Nguyên liệu phải thấm nước đều

- _ Nhiệt độ trong đống ủ sinh nhiệt 50-70°C dé giảm bớt một số mầm

bệnh tự nhiên có sẵn trong nguyên liệu

Tuy nhiên, đối với mạt cưa cao su thời gian ủ không nên kéo dài quá 3ngày Khi đó chất lượng của nguyên liệu sẽ biến đổi dẫn đến năng suất nam trồngthấp hơn

Sau khi ú đóng, mat cưa nên sàng qua để loại bỏ các mảnh gỗ vụn, đăm

bào hoặc các nhúm mạt cưa thô, các dạng này khi thanh trùng bình thường sẽ

Trang 39

không đạt Ngoài ra chúng còn là nguyên nhân làm thủng túi nylon lúc đóngbịch Mạt cưa cũng có thể sàng trước khi ủ đóng nhưng không nên làm lúc cònkhô ( sẽ tạo bụi, không tốt cho phôi).

Giai đoan 3: vô bịch

Mat cưa sau khi chế biến được cho vào túi nylon hoặc bao giấy kiếng,

nhưng thường là bao nylon.Và tuỳ theo trọng lượng bịch mà đặt bịch cho thích hợp

Mạt cưa nên cho từng đợt, mỗi đợt 1/3 bịch, nén lại bằng cách nện xuống

đất Sửa đáy bịch cho tròn đều, khoả mạt cưa bề mặt, cho mạt cụa mới vào và

nén tiếp.Cuối cùng cho mat cưa cho đủ 1,1-1,2kg Dùng thanh gỗ khoảng 3 tac,

đường kính hoặc bề ngang vừa lòng ban tay vỗ đều xung quanh, thành bịch nhờ

vậy sẽ thắng và đẹp

- Bịch nén xong tiến hành làm cổ, cổ có thé bằng giấy bìa cứng hoặc

nhựa

- Sau đó dùng que tre hoặc gỗ dài 4 tắc soi lỗ để tạo nồng giữa bịch.

lỗ trên rộng dé tiện khi cấy giống và tránh ma sát có hại cho tơ nam lúc cấy vào

- Miệng bịch được nhét lại bằng gòn không thấm và nút nhét nên vừa

phải

Cuối cùng dùng giấy báo hoặc gòn bịt miệng bịch lại

Giai đoan 4: Hap khử trùng túi mat cưa

Sau khi đóng túi phải khử trùng tui mat cưa trong lò hấp, thời gian từ

10-12 giờ, nhiệt độ yêu cầu trong túi mạt cưa đạt 90-100°C

Giai đoan 5: Cấy giống

Bịch phôi cấy xong để nơi sạch sẽ khô ráo từ 24-48 giờ chờ nguội rồi bắt đầu cấy giống Thời gian cấy giống phải nhanh, dam bảo hạn chế mầm bệnh có thể lây nhiễm từ không khí Tat cả các dụng cụ sử dung cho cấy giống phải sạch

sẽ, hợp vệ sinh nên khử trùng trước khi tiến hành cấy giống

25

Trang 40

Giai đoạn 6: Nuôi ủ tơ nắm

Nha ủ phải dam bảo các yêu cầu sau:

- Sach và thoáng mat

- Ít ánh sáng nhưng không quá tối

- Không bị dột mưa hay nắng chiếu

- Không để chung với đồ đạc sinh hoạt gia đình

- Không ủ chung với giàn nắm dang tưới hoặc mới thu hoạch xong

- Tuyệt đối không chồng chất lên nhau

Giai đoan 7: Chăm sóc, thu hái

Khi bịch nắm đã đầy tơ được chuyển vào nhà trồng để rạch bịch và chăm

sóc thu hoạch Khi rạch bịch thường tiến hành vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.Sau đó tưới để cho nắm phát triển, mỗi ngày tưới 2 lần và luôn đảm bảo độ âm

trong nhà treo từ 90% trở lên.

Ngày đăng: 19/12/2024, 22:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN