1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng lao động và việc làm trong quá trình đô thị hoá tại xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 26,56 MB

Nội dung

Nếu đầu tư lớn vào con người và sử dụng tốt khả năng lao động của con người thì với nguồn lao động dồi dào, nước ta không những tạo ra được nội lực để day nhanh sự phát triển kinh tế mà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHOA KINH TẺ

[ae TN |

| {

THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRONG QUA TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ TẠI XÃ QUANG TIEN

HUYỆN TRANG BOM TINH DONG NAI

LE ĐÌNH ANH TUẦN

LUAN VAN CU NHANNGANH PTNT&KN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2006

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường Đại HọcNông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Thực Trạng Lao Động vàViệc Làm Trong Quá Trình Đô Thị Hóa tại Xã Quảng Tiến Huyện Tráng Bom Tỉnh

Đồng Nai” do LÊ ĐÌNH ANH TUẦN, sinh viên khóa 28, ngành PINT&KN, đã bảo

vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TRAN DAC DANNgười hướng dan,

Ky tên ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng cham báo cớo

Ký tên ngày tháng năm Ký tên ngày tháng năm

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu khoa học của bản thân có hạn,

do đó rất mong được sự chỉ bảo và lượng thứ của các thầy và cô giáo cũng như sự

giúp đỡ của bạn bè.

Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô trường Đại Học Nông

Lâm đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện

cho tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua

Đặc biệt là lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với Tiến Sĩ Trần Đắc

Dân — người thầy đã tận tình chi bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Xin cám ơn Phòng Lao Động — Thương Binh Xã Hội Huyện Trảng Bom,

Phòng Thống Kê, Phòng Tài Nguyên Môi Trường, đặc biệt là UBND Xã Quảng

Tiến đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này.

Cám ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, động viên và đóng góp ý kiến để luận vănđược hoàn thiện.

Xin trân trọng cám on!

Lê Đình Anh Tuấn

Trang 5

NỘI DƯNG TÓM TẮT

LÊ ĐÌNH ANH TUẦN, Khoa Kinh Tế, Dai Học Nông Lâm Thành Phé Hồ

Chí Minh Tháng 7 năm 2006.Thực trang lao đông và việc làm trong quá trình đô thị

hóa tại xã Quảng Tiến Huyện Trảng Bom Tỉnh Đồng Nai.

Đề tài nghiên cứu về thực trạng lao động và việc làm trên cơ sở phân tích số liệu, điều tra 60°h6 gia đình trên địa bàn xã Quảng Tiến Huyện Trảng Bom Tinh

Đồng Nai

Mục tiêu đề tài: tìm hiểu về sự biến đổi cơ cầu lao động trong quá trình pháttriển của xã từ đó tìm ra nguyên nhân, xu hướng biến động và nhu cầu lao độngtrong thời gian tới Nhận định về công tác giải quyết việc làm của địa phương, đềxuất một số giải pháp tạo việc làm và hạn chế thất nghiệp cho lao động địa phương

Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhìn chung có một xu hướng chuyên nghề ra

khỏi nông nghiệp vào công nghiệp, thương mại và các ngành dịch vụ khác Đây là

xu hướng mong đợi và phù hợp với thực tiễn Tuy nhiên, vấn đề chung của lao động

ở xã hiện nay là trình độ văn hóa và chuyên môn thấp không thể đáp ứng được yêucâu công việc.

Trang 6

LE DINH ANH TUAN, Faculty of Economics, Nong Lam University — Ho

Chi Minh City July 2006 The real situations of labour and job in the urbanization

process in Quang Tien ward, Trang Bom district, Dong Nai province.

Subject research for the real situations of labour and job in basis analyse data,

investigate sixty household at Quang Tien ward, Trang Bom district, Dong Nai

province.

Purpose of subject: research for change structure of labour in development

process of ward From that moment find out the reason, tendency of change and theneed of labour in the future Appraise the official business of solve job at region

The result of research found that: in general, there is a tendency shift jobcome down from agriculture to industry, trade and the other branch of service This

is a tend look forward and suitable for practice, however; common problem of

labour in Quang Tien ward is a low specialized and cultural standard can’t satisty a

need of job.

Trang 7

1.4 Cau trúc luận văn

CHUONG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận ;

2.1.1 Cac khai niệm lao động - VIỆC làm - đô thị hóa - that nghiệp 5

2.1.2 Tính tât yêu của sự biên đôi cơ câu lao động trong quá trìnhphát triển kinh tế - chuyển dich cơ cấu kinh tế

2.1.3 Dân sô với lao động - việc làm 2.2 Phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 3 TONG QUAN

3.1 Điêu kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý - địa hình - đất đai

3.1.2 Khí hậu 3.1.3 Thủy văn 3.1.4 Tài nguyên khoáng sản

3.2 Điêu kiện kinh tê - xã hội

3.2.1 Tổ chức hành chính3.2.2 Dân sô và lao động3.2.3 Kinh tế ;

3.2.4 Cơ sở hạ tang 3.2.5 Xã hội

CHUONG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN

4.1 Dan số

4.1.1 Dân số chia theo giới tinh4.1.2 Dân sô trung bình chia theo đơn vị hành chính 4.2 Lao động

4.2.1 Đặc điểm lao động của xã 4.2.2 Biến động lao động trong độ tuổi qua các năm

4.2.3 Lao động đang làm việc chia theo độ tuổi tại xã

4.2.4 Lao động làm việc trong và ngoài xã4.2.5 Biến động chất lượng lao động

4.2.6 Luc lượng lao động

Trang 1X

*

BW Ó

5

10 12 14

15 15 16 17 17 17 17 18 19 20 21

22 22 23 23 24 24 25 26 27 28

Trang 8

4.3 Lao động địa phương 29

4.3.1 Phân loại nghề nghiệp của thành phần lao động tại

địa phương 29

4.3.2 Tình hình thay đổi nghề nghiệp của lao động địa phương 30

4.4 Lao động nông nghiệp 30

4.4.1 Đặc điểm nông nghiệp của xã 304.4.2 Biến động lao động nông nghiệp của xã 314.4.3 Cơ cầu công việc của lao động nông nghiệp 33

4.4.4 Mức thu nhập của lao động nông nghiệp 33

4.4.5 Cơ cầu trình độ học vấn của lao động nông nghiệp 34

4.4.6 So sánh đời sống của lao động nông nghiệp trước và sau

khi chuyển đối nghề nghiệp 35

4.4.7 Mặt tích cực và tiêu cực của việc chuyển đổi ngành nghề 36

4.4.8 Mức sống dân cư 37

4.5 Lao động nhập cư 38

4.5.1 Thực trạng lao động ở nông thôn và xu hướng di cư lao

động nông thôn - thành thị 38

4.5.2 Tình hình nhập cư tại xã Quảng Tiến 39

4.5.3 Nguyên nhân nhập cư tại xã Quảng Tiến 40

4.5.4 Quê quán của người nhập cư 41

4.5.5 Trình độ hoc van của lao động nhập cư 424.5.6 Ngành nghề trước đây của người nhập cư 42

4.5.7 Thu nhập trước khi đi cư 43

4.5.8 Nghé nghiệp hiện tại của người nhập cư 434.5.9 Thu nhập hiện tại của người nhập cư 44

4.5.10 So sánh đời sống trước khi đi cư và đời sống hiện tại của

4.9.1 Tình hình đào tạo nghề và các trung tâm dịch vụ việc làm 52

4.9.2 Công tác giải quyết việc làm ở địa phương 53

4.9.3 Thuận lợi và khó khăn của xã trong công tác giải quyết

vii

Trang 9

viéc lam - „ 53 4.9.4 Đánh giá về thực trạng lao động việc làm tại xã Quảng Tiên 54 4.9.5 Dự báo dân s6- lao động của xã Quảng Tiên đên năm 2010 56

“ 4.9.6 Dự báo nhu cầu lao động trong các ngành kinh tế đến

l năm 2010 56

4.9.7 Một số giải pháp chú yếu tạo việc làm Sự CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

5.1 Kết luận 625.2 Kiến nghị 63Tài liệu tham khảo

Phụ lục

vill

Trang 10

DANH MUC CHU VIET TAT

Uy Ban Nhân DanLao Động Thương Binh Xã HộiLực Lượng Sản Xuất

Thương Mại - Dịch Vụ

Công Nghiệp - Tiểu Thủ Công NghiệpĐại Học

Cao ĐẳngTrung Học Chuyên Nghiệp Don Vi Tính

Trang 11

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 1 Cơ Cầu Các Loại Đất

Bảng 2 Cơ Cấu Diện Tích 4 Ấp của Xã Quảng Tiến

Bảng 3 Phân Bố Dân Cư Các Ap Từ Năm 2001 - 2005

Bảng 4 Một Số Chỉ Tiêu Về Dân Số của Xã Giai Đoạn 2001 - 2005

Bảng 5 Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiện Trạng Dân Số tại Xã Quảng

Tiến Từ Năm 2001 ~ 2005

Bang 6 Cơ Cấu Dân Số Chia Theo Giới Tính

Bảng 7 Dân Số Trung Bình Chia Theo Đơn Vị Hành Chính của Huyện

Trảng Bom

Bảng 8 Biến Động Dân Số trong Độ Tuổi Lao Động của Xã

Bang 9 Lao Động Dang Làm Việc Chia Theo Độ Tuổi tại Xã

Bảng 10 Một Số Chỉ Tiêu về Cơ Sở Sản Xuất và Lao Động Làm Việc

tại Địa Ban Xã trong Giai Đoạn 2001 — 2005

Bảng 11 Lao Động Đang Làm Việc Chia Theo Trình Độ Chuyên Môn

Bảng 12 Tình Hình Dân Số Lao Động của Xã

Bang 13 Cơ Cau Nhân Khẩu của Huyện Trảng Bom Năm 2005

Bảng 14 Phân Loại Nghề Nghiệp của Thành Phần Lao Động tại Địa Phương

Bảng 13 Số Lượng và Tỷ Lệ Thay Đổi Nghề Nghiệp của Địa Phương

Bảng 16 Trình Độ Lao Động Nông Nghiệp của Xã

Bảng 17 Cơ Cấu Công Việc của Lao Động Nông Nghiệp

Bảng 18 Mức Thu Nhập của Lao Động Nông Nghiệp

Bang 19 Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn của Lao Động Nông Nghiệp

Bảng 20 Thu Nhập của Lao Động Nông Nghiệp Trước và Sau Khi chuyển

Đổi Nghề Nghiệp

Bảng 21 Đời Sống của Lao Động Nông Nghiệp Trước và Sau Khi Chuyển

Đổi Ngành Nghề

Trang 16 17

18

18

22 22

23 24 25

26 27 28 28 29 30 32 33 83 34

35

36

Trang 12

Bang 22 Mức Sống Dan Cư của Huyện Qua Các Năm

Bảng 23 Tình Hình Nhập Cư của Các Ấp Năm 2005

Bang 24 Phân Bé Số Người Nhập Cư Được Phỏng Van

Bang 25 Các Nguyên Nhân Di cư

Bảng 26 Quê Quán của Người Nhập Cư

Bảng 27 Trình Độ Học Vấn của Người Nhập Cư

Bảng 28 Ngành Nghề Trước Đây của Người Nhập Cư

Bảng 29 Nghề Nghiệp Hiện Tại của Người Nhập Cư

Bảng 30 Thu Nhập Hiện Tại của Người Nhập Cư

Bảng 31 Đời Sống Trước Di cư và Đời Sống Hiện Tại của Người Nhập Cư

Bảng 32 Tình Hình Xã Hội trên Địa Bàn Xã Quảng Tiến Năm 2005

Bảng 33 Dân Số Chia Theo Tình Trạng Việc Làm

Bảng 34 Dự Báo Dân Số và Lao Động của Xã Quảng Tiến Đến Năm 2010

Bang 35 Dự Báo Cơ Cau Lao Động trong Các Ngành Kinh Tế

Đến Năm 2010

37 39 40 41 Al

42

43

44

44 45 47 50 56

57

Trang 13

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Danh Sách Các Hộ Điều Tra

Phụ lục 2 Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

Trang 14

Mọi quá trình sản xuất chung quy lại đều gồm 3 thành phan cơ bản:

- Đối tượng lao động

- Tw liệu lao động.

- Lao động của con người.

Trong đó con người bằng hành động lao động của mình sáng tạo và sử dụng

tư liệu lao động, tác động vào đối tượng lao động nhằm sản xuất ra của cải vật chất

cho mình và xã hội.

Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, nhưng việc khai

thác, sử dụng và tái tạo lại các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó như thé nào là do

con người quyết định Hiện nay tiến bộ khoa hoc kĩ thuật đang có vai trò đặc biệttrong việc phát triển kinh tế-xã hội Dé có thé ứng dụng tốt các thành tựu đó không

phải chỉ có nhiều vốn, kinh nghiệm tổ chức hay có chất lượng và sử dụng tốt mà

bao gồm chất xám của các nhà khoa học có trình độ cao và đông đảo lực lương laođộng lành nghề, chưa lành nghề đang hằng ngày, hằng giờ làm việc trong mọithành phần kinh tế quốc dân

Kinh nghiệm thế giới ngày càng cho thấy rõ, nước nào biết sử dụng tiềm

năng nguồn lao động, biết phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế,

khoa học kĩ thuật thì nước đó đạt tốc độ phát triển mặc dù đất nước đó nghèo tài

nguyên thiên nhiên hoặc bị tàn phá nặng nề, kiệt quệ trong chiến tranh Trường

hợp như: Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Dai Loan là những minh chứng thực tế.

Trang 15

Những van dé có liên quan đến nguồn lao động luôn luôn có ý nghĩa kinh tế

xã hội Nếu đầu tư lớn vào con người và sử dụng tốt khả năng lao động của con

người thì với nguồn lao động dồi dào, nước ta không những tạo ra được nội lực để

day nhanh sự phát triển kinh tế mà đồng thời còn giải quyết được một trong những

nội dung quang trọng của chính sách xã hội: nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc

sống, đảm bảo công việc cho người đân và ngược lại không đầu tư vào con người

sẽ ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế đồng thời sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực do tình trạng mức sống thấp, thất nghiệp, thiếu việc làm gây ra.

Cùng với cả nước đi lên quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì xã

Quảng Tiến cũng đòi hỏi ngày càng cấp bách một đội ngũ lao động thật năng

động, đông về số lượng, mạnh về chất lượng có khả năng thích ứng ngày càng cao

với sự phat triển của nền kinh tế nước ta.

Để có một đội ngũ lao động với phẩm chất như trên vẫn còn là một mục

tiêu đang vươn tới Thực trạng vấn đề lao động trên địa bàn xã Quảng Tiến vẫn

còn tồn tại nhiều vấn đề cần đầu tư nghiên cứu giải quyết.

Xã Quảng Tiến là một xã trước đây lao động nông nghiệp chiếm đa số Do tác động của quá trình đô thị hóa đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày cảng giảm, một số người dân chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp Tuy nhiên

do chưa được đào tạo nên trình độ chuyên môn còn kém, tiếp thu nghề mới còn rất hạn chế Vì vậy mà người dân không có khả năng tìm kiếm việc làm Do đó đã nảy sinh tình trạng thất nghiệp, bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa đã làm cho một số lao

động ở nơi khác đi cư đến đây và cạnh tranh lao động với người dân địa phương làm cho tình trạng thất nghiệp ngày càng gay gắt Vì vậy trước tình hình thực tiễn

đó, tôi đã chọn đề tài: “thực trạng lao động và việc làm trong quá tình đô thị hóa tại xã Quang Tiến huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai” và trên cơ sở đó phân tích những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết việc làm ở địa phương.

Đồng thời đưa ra một số giải pháp giải quyết việc làm và hạn chế tình trạng thất

nghiệp tại địa phương.

Do điều kiện thời gian nghiên cứu hạn chế mà dé tài tương đối rộng, trong

điều kiện kinh tế xã hội có phần biến đổi liên tục nên chắc chắn nội dung trình bay

Trang 16

trong luận văn không tránh khỏi những sai xót Tôi kính mong sự giúp đỡ và đóng

góp của thầy hướng dẫn và quý thầy cô trong khác trong khoa kinh tẾ của trường Đại Học Nông Lâm TPHCM để bổ sung kiến thức trong quá trình thực hiện đề tài.

12 — Mục tiêu - ý nghĩa - nội dung nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu

Tìm hiểu sự biến đôi cơ cấu lao động trong quá trình phát triển của xã từ đó

tìm ra nguyên nhân, xu hướng biển động và nhu cầu lao động trong thời gian tới.

Nhận định về công tác giải quyết việc làm của địa phương, đề xuất một số giải pháp tạo việc làm và hạn chế thất nghiệp cho lao động địa phương.

1.2.2 Ý nghĩa

Đề tài có ý nghĩa tham khảo phục vụ cho công tác bồ trí lao động, việc làm,

quản lý lao động xã hội trên địa bàn nghiên cứu.

1.2.3 Nội dung

Phân tích thực trạng biến đổi cơ cấu lao động và một số vấn đề của người

lao động ở xã.

Tìm hiểu quá trình chuyển đổi lao động và nghề nghiệp tại địa phương

Thực trạng của lao động nhập cư và thu nhập bình quân của họ

Phân tích thực trạng và nguyên nhân thất nghiệp trên địa bàn xã

Tìm hiểu tình hình việc làm và những thuận lợi khó khăn trong công tácgiải quyết việc làm ở địa phương

Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp đề xuất nhằm giải quyết việc làm và

hạn chế thất nghiệp trên địa bàn xã

13 Pham vi nghiên cứu

Không gian: xã Quảng Tiến Huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai.

Thời gian nghiên cứu: 9/2005 — 6/2006.

Với khả năng nghiên cứu có hạn đề tai này chi tập trung nghiên cứu sự biến

đổi cơ cấu lao động với những nét khái quát giữa những ngành chính đặc biệt là

ngành nông nghiệp Nêu một số vấn đề bức xúc nhất ở địa phương để đưa vào đề

tài.

Trang 17

14 — Cấu trúc luận văn

1.4.1 Chương 1 : Đặt Vấn Dé.

Nêu ly do chọn dé tài, mục tiêu, ý nghĩa, nội dung nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.

1.4.2 Chương 2 : Cơ Sở Lý Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu

Khái niệm lao động - việc làm - thất nghiệp — đô thị hoá.

Tính tất yếu của sự biến đổi cơ cấu lao động trong quá trình phát triển kinh

tế - chuyển địch cơ cầu kinh tế.

Phương pháp nghiên cứu.

1.4.3 Chuong 3 : Tổng Quan

Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tại địa bàn xã QuảngTiến

1.4.4 Chuong 4 : Nội Dung Nghiên Cứu Và Thảo Luận.

Tìm hiểu thực trạng dân số và lao động trên địa bàn xã.

Quá trình chuyển đổi ngành nghè của lao động trên địa bàn.

Thực trạng của lao động nhập cư trong quá trình đô thị hoá, tác động của

dân nhập cư đến cộng đồng và những khó khăn hạn chế của địa phương.

Phân tích thực trạng và nguyên nhân thất nghiệp của lao động tại địa

Trang 18

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ Sở Lý Luận

2.1.1 Các khái niệm lao động - việc làm - đô thị hóa - thất nghiệp.

Khái niệm lao đông: Lao động là quá trình con người vận dụng sức lực và

trí tuệ của mình kết hợp với những tư liệu lao động theo những phương pháp và

cách thức nhất định để tác động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm.

Sức lao động ở đây không thể tách biệt cá lẻ mà mang tính xã hội, là lực lượng laođộng xã hội, nó bao gồm nhiều người tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội, có trình độ, có chuyên môn nghề nghiệp, năng khiếu, sở trường, ý chí khác nhau

hợp thành Lao động là một phạm trù vĩnh viễn, nó ra đời, tồn tại và phát triển

cùng với cùng với sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của con người.

Quá trình lao động của con người gồm các yếu tố cơ bản:

- Đối tượng lao động

- Tư liệu lao động.

- Lao động của con người.

Lao động khi kết hợp với đối tượng của nó thì được vật chất hóa - tức là nó tồn tại sau quá trình lao động như là một thuộc tính trong sản phẩm.

Lao động là phương tiện dé sinh hoạt, là nguồn chân chính của những thunhập đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của mỗi thành viên và toàn xã hội Trong

mọi hình thức kinh tế - xã hội, ở mọi trình độ của lực lượng sản xuất, lao động luôn là nhân tố quyết định, chính hình thái kinh tế xã hội lại chỉ phối tính chất cơ

chế sử đụng lao động và việc làm

Cơ cấu lao đông: cơ cấu lao động là một tổng thể các bộ phận có quan hệhữu cơ với nhau được phân định theo nghề nghiệp,trình độ văn hóa, kĩ thuật, độtuổi, giới tính hợp thành lực lượng lao động tiến hành tái sản xuất xã hội.

Trang 19

Khi co cấu lao động được chuyển dich hợp lý — quá trình phổ biến là lao động công nghiệp và dịch vụ, lao động có trình độ văn hóa, tay nghề cao sẽ chiếm

tỷ trọng ngày càng lớn và tăng nhanh hơn các bộ phận khác — sẽ có tác dụng to lớn

trong việc nâng cao năng suất lao động, khai thác tận dụng các tư liệu sản xuất và

hiệu quả tái sản xuất xã hội

Nguồn lao đông : là tất cá những người trong và ngoài độ tuổi lao động,

có thể lao động được ở mỗi quốc gia, mỗi vùng hay mỗi địa phương Số người trong độ tuổi lao động ở nước ta gồm: nam từ 15 — 60 tuổi, nữ từ 15 — 55 tuổi có

khả năng lao động.

Nguồn nhân lực: là tổng thé các tiềm năng lao động của một nước hay

một địa phương, tức là nguồn lực được chuẩn bị kĩ (ở các mức độ khác nhau) sẵn

sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người lao động có kĩ

năng, bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu lao động,

chuyển đổi co cấu kinh tế (Hạc, 2001)

Thị trường lao đông: theo nghĩa rộng, là nơi mua bán sức lao động diễn ra giữa người lao động (cung lao động) và người sử dụng lao động (cầu lao động) Còn theo nghĩa hẹp, đựợc hiểu là nơi diễn ra sự trao đổi theo nguyên tắc thỏa thuận về các quan hệ lao động (việc làm, tiền công, và các điều kiện làm việc khác), giữa người lao động và người sử dụng bằng hình thức hợp đồng lao động.

Các yếu tố của thị trường lao động bao gồm cung lao động, cầu lao động, giá cảlao động và các thể chế về quan hệ lao động (Dũng, 2005)

Khái niêm việc làm: Theo bộ Luật Lao Động, khái niệm việc làm được

xác định là: "mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấmđều được thừa nhận là việc làm.”

Người có việc làm: là người làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề đang

họat động đem lại thu nhập hoặc góp phần tao ra thu nhập để nuôi sống bản than,

gia đình đồng thời góp một phan cho xã hội và không bị pháp luật ngăn cắm.

Trong nền kinh tế, việc làm luôn đi đôi với vấn đề hiệu qua sử dung tàinguyên con người, từ đó dẫn đến các khái niệm việc làm đầy đủ, việc làm hợp lý,

tòan dụng nhân lực.

Trang 20

Việc làm đầy đủ: là trạng thái của nền kinh tế trong đó mọi cá nhân có nhucầu và khả năng làm việc có thể tìm được việc Theo văn phòng lao động thì đây là

“trạng thái một người có khả năng lao động và đang tìm việc có nhiều cơ hội

nhanh chóng tìm được một công việc mà hòan cảnh và tiêu chuẩn thông thường ở

nước đó — đối với con mắt của mọi người có ly trí - công việc đó tỏ ra thích hợp “

Việc làm hợp lý: là trang thái của nền kinh tế trong đó đã tồn tại việc làmđầy đủ và mọi cá nhân đều được làm việc đúng với khả năng, ngành nghề được

đào tạo.

Toàn dung nhân lực: là trạng thái đạt được khi có việc làm hợp lý, mọi

thành phan của nguồn nhân lực đều được sử dung và sử dụng có hiệu quả

Thiếu việc làm: đây là hiện tượng mà người lao động không làm hết thờigian cần thiết (quy định) hoặc đủ thời gian nhưng thu nhập thấp hơn mức tối thiểu

và không đủ sống Trong cả hai trường hợp người lao động mong muốn tìm kiếmviệc làm thêm, trường hợp làm không đủ thời gian gọi là thiếu việc làm nhìn thấy(hữu hình), trường hợp việc làm có thu nhập không đủ sống, năng suất thấp, khôngphát huy được năng lực gọi là thiếu việc làm không nhìn thấy (vô hình)

Tóm lại: việc làm là những hoạt động có ích mà không bị pháp luật ngăn

cấm, nhằm đem lại thu nhập cho gia đình va bản thân người lao động

Khái niệm thất nghiệp: Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì thấtnghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làmviệc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành

Người thất nghiệp: Theo các nhà thống kê của ILO thì người thất nghiệp

là tất cả những người đã qua một hạn tuổi được ấn định và trong một ngày hay mộttuần lễ nhất định được xếp vào một trong những trường hợp sau:

- Người lao động đủ khả năng, điều kiện và có nhu cầu làm việc mà hợpđồng lao động đã chấm dứt hoặc tạm thời đình chí, hiện không có việc làm vàđang tìm kiếm việc làm có lương

- Những người trước đây chưa từng làm việc hoặc đã ngưng làm việc bây giờsẵn sàng làm việc và đang tìm việc làm có lương

Trang 21

- Những người không có việc làm sẵn sàng nhận việc ngay và đang khởi sự

một công việc mới khác vào một thời gian nhất định.

Thất nghiệp cơ cấu: Khi có sự mắt cân đối về mặt cơ cấu giữa cung — cầu lao động giữa các vùng, ngành hoặc do sự thay đổi cơ cấu kinh tế Vùng, ngành

này cần nhiều lao động trong khi vùng, ngành khác thừa lao động không dễ

chuyển đổi nghề nghiệp hoặc đi chuyển từ nơi này đến nơi khác để có việc làm.

Thất nghiệp dai dang: Đây là mức thất nghiệp luôn có trong xã hội gồm

những người đang đi tìm việc làm Đôi khi người ta còn xếp cả người thất nghiệp

do mắt sức, tàn tật và thất nghiệp thời vụ vào loại này

Thất nghiệp chư kì: Khi tổng cung lao động lớn hơn cầu lao động thì xảy

ra thất nghiệp chu kì Nguyên nhân do dân số tăng nhanh hơn mức tăng trưởngkinh tế, do khủng hoảng kinh tế làm sản xuất giám, quán lý không hiệu quả hoặc

nhiều nguyên nhân khác

Tóm lại: Khái niệm người thất nghiệp ở Việt Nam được hiểu là người trongtuổi lao động, có khả năng lao động, trong tuần lễ tham khảo không có việc làm,đang có nhu cầu tìm việc làm và có đăng ký tìm việc theo quy định

Sự phân chia người có việc làm và người thất nghiệp thực tế phức tạp hơn

vì có những người đang làm việc nhưng không hết thời gian và vẫn muốn có việclàm thêm, có người không chính thức tham gia vào việc làm nào vẫn có sự đónggóp dưới nhiều hình thức

Khái niêm đô thi hóa

Đô thị: Mặc dù đô thị là một thực thể quá rõ ràng, song cho đến nay vẫnchưa có một khái niệm thống nhất

- Từ điển Labert, các tác giả: J Bruhoes và D Deffortanes cho rằng: “đô thị là

những tụ điểm dan cư mà ở đó dân cư dùng phần lớn thời gian của mình ở ngaytrong lòng tụ điểm ấy

- Từ điển Larousse năm 1964 thì định nghĩa:” đô thị là các tụ điểm dân cư mà

phan lớn dan cư thường làm thương nghiệp, công nghiệp hoặc hành chánh “

Trang 22

- Năm 1984 cũng từ điểm này đã định nghĩa:” đô thị là các tụ điểm dân cưtương đối quang trọng mà những người ở đó có những hoạt động nghề nghiệp đa

đạng đặc biệt là trong khu vực dịch vụ”.

Tuy nhiên trên thực tế tạm thời có 3 tiêu thức được quy ước để quy định 1

tụ điểm dân cư có tính chất đô thị hay nông thôn:

- Quy mô dân số

- Mật độ dân số

- Tính chất hoạt động lao động của tụ điểm ấy

Tuy theo quy mô tốc độ phát triển mà người ta xếp đô thị thành những loạikhác nhau,đô thị loại một, đô thị loại hai, đô thị loại ba và đô thị loại bến đô thịloại năm.

Tóm lại : đô thị là một quần cư dân trong đó đại bộ phận dân cư không trựctiếp hoạt động nông nghiệp, chủ yếu là hoạt động sản xuất công nghiệp, thương

mại, địch vụ, có quy mô từ 2.000 dân trở lên, cơ sở hạ tầng theo kiểu đô thị giaothong, cấp nước, điện , trường, trạm có cơ sở vật chất kĩ thuật thích ứng với tốc độ

công nghiệp hóa của đất nước

Hay là: đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ ban sau đây:

- Là trung tâm tổng hợp, hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thé nhất định

- Quy mô dân số nhỏ nhất là 4.000người (vùng núi có thể thấp hơn)

-Tý lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trớ lên trong tổng số lao động, là nơisản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển

- Có cơ sở hạ tang kĩ thuật và các công trình công cộng phục vụ dan cư đô thị

- Mật độ dân cư được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng

vùng.( Thái, 2000).

Trang 23

Đô thi hóa: Đô thị hóa là nơi mà trước đây nên kinh tế địa phương chủ yếu

là nông nghiệp Trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tếcông nghiệp Sản xuất thương mại và dịch vụ có quá trình tập trung dân cư ngàycàng đông và các công ty xí nghiệp vào các nơi này ngày càng nhiều, làm nângcao vai trò của địa phương đối với sự phát triển của xã hội

Các khái niêm liên quan khác:

Dân số hoạt đông kinh tế: là dan sé trong độ tuổi lao động nam từ 15 — 60

tuổi, nữ từ 15 — 55 tuổi, đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhucầu làm việc

Dân số không hoạt động kinh tế: là số người đủ 15 tuổi trở lên không

thuộc bộ phận có việc làm hay không có việc làm Những người này không hoạtđộng kinh tế vì nhiều lý đo: đi học, nội trợ, mất sức, tình trạng khác

Giải quyết việc làm: là một hệ thống vấn đề tạo điều kiện cho công nhânđược giáo dục và chuẩn bị tốt hơn để chuẩn bị bước vào lập thân, lập nghiệp, được

tự do lao động sáng tạo và hưởng thụ thành quả chính đáng, được bảo vệ quyên sử

dụng trí tuệ và vật chất do mình làm ra theo đúng pháp luật, nhằm nâng cao chấtlượng cuộc sống, mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và cống hiến cho cộng đồng.2.1.2 Tính tất yếu của sự biến déi cơ cấu lao động trong quá trình phát triểnkinh tế - chuyền dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu lao động không tồn tại cố định, bất biến mà luôn có sự vận động,

biến đổi do sự phát triển của LLSX và đưới tác dụng của các quy luật kinh tế Sự

vận động, biến đổi đó diễn ra một cách tự phát nên luôn dẫn tới trang thái mất cânđối, nhât là trong điều kiện kinh tế thị trường.Tình hình đó đòi hỏi nền kinh tế phải

có sự chủ động trong việc xây dựng thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm

cân đối, hợp lý và tận dụng tối ưu các tiềm năng, lợi thế so sánh

Sản xuất xã hội không bao giờ gián đoạn Do đó LLSX có tính liên tục vàluôn phát triển theo trí tuệ của con người Sự biến đổi, phát triển của LLSX là cơ

sở và động lực chủ yếu thúc day sự phát triển của quan hệ sản xuất và chế độ xã

hội.

10

Trang 24

Theo tính quy luật chung, sự biến đổi của cơ cấu lao động bao giờ cũng gắn liền và quy định bởi sự biến đổi của cơ câu kinh tế Nói cách khác từ sự thay đổi

cơ cấu kinh tế, thay đổi của thành phần kinh tế mà nó kéo theo sự thay đổi của cơ

cấu lao động Điều này đã chứng minh trong tiến trình phát triển của nhân loại.

Xã hội phong kiến công nghiệp chưa ra đời, công cụ lao động là thủ công,thích ứng với điều kiện kinh tế đó: cơ cấu lao động chủ yếu là lao động nông

nghiệp.

Khi xã hội tư bản đại công nghiệp ra đời thì cơ cầu dan cư — lao động có sự

thay đổi cơ bản : làng xã đã trở thành những khu công nghiệp, đô thị nông dân

trở thành công nhân, người buôn bán, dịch vụ, trí thức

Thế kỷ XXI, đô thị hoá là một hiện tượng và xu hướng tat yêu của lịch sử,

nó cũng là một mặt của phát triển xã hội Đó cũng là nơi hình thành và phát triểnmạng lưới sản xuất với công nghệ hiện đại, trình độ phân công lao động cao Côngnghiệp hóa — hiện đại hóa sẽ là quá trình đây mạnh nhanh chóng sự đô thị hóa ởcác vùng, và đô thị hóa cũng sẽ dem lại sự biến đổi nhiều mặt

Hướng biến đổi tích cực của đô thị hóa ở nước ta là rút kinh nghiệm khôngtạo ra những “siêu đô thị” — thành phố quá lớn với lượng dân cư quá đông như một

số nước, từ đó din đến những hiệu quả khó giải quyết Cụ thé đó là đô thị hóa theokiểu phát triển các đô thị vệ tỉnh xung quanh các thành phố lớn để giãn công

nghiệp và dân cư, tránh sự tập trung quá mitre.

Công nghiệp hóa — hiện đại hóa cũng là quá trình làm thay đổi cơ cấu kinh

tế Đó là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ tình trạng lạc hậu, mất cân đối, hiệu quả

kém sang một cơ cấu kinh tế hợp lý, ngày càng hiện đại và có hiệu quả cao

Nam trong vùng kinh tế trọng điểm ở phía nam, Đồng Nai đã và đang hìnhthành nhiều khu công nghiệp thu hút hàng chục ngàn lao động Nông nghiệp —nông thôn dan thu hẹp, công nghiệp — đô thị ngày càng hình thành và phát triển.Không những thế, thích ứng với nền kinh tế hàng hóa nhiền thành phan vận hànhtheo cơ chế thị trường thì bán thân từng ngành kinh tế cũng có sự biến đổi nhanh

chóng Trong công nghiệp: công nghiệp nặng có xu hướng giảm, công nghiệp nhẹ,dịch vụ có xu hướng tăng nhanh và ngày càng bổ sung đội ngũ công nhân lành

11

Trang 25

nghề, có trình độ Thích ứng với sự thay đổi cơ cấu kinh tế - thành phan kinh tế làquá trình chuyển dich cơ cầu dân cư lao động Sự chuyển dich cơ cấu kinh tế tat

yếu sẽ dẫn đến biến động về nguén lao động Vì vậy nghiên cứu sự dich chuyển

lao động và tạo cơ hội cho người lao động từng bước thích nghi với xu hướng phát

triển chung là cần thiết phải làm

Thực tiễn ở nhiều huyện ở Đồng Nai nhiều vùng trước đây thuần túy là

nông dân — nông nghiệp, nhưng nay trong quá trình công nghiệp hóa — hiện đại

hóa, cơ cấu kinh tế thay đối, thành phần kinh tế thay đổi thì người dân chuyển từ

lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ và người dan trở

thành người lao động tự do.

Đó là xu hướng tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa — hiện đạihóa đất nước Nhưng từ đó cũng đặt ra nhiều vấn đề như: quy hoạch đô thị, việc

làm, di dân tự do, trình độ chuyên môn của người lao động mà chứng ta phải giải

quyết kịp thời

2.1.3 Dân số với lao động - việc làm

Mặc dù mức gia tăng dân số có xu hướng giảm xuống nhưng dân số thế giớinăm 2005 vẫn được dự báo là 6,7 tỷ người (J.L.Petersen, 2000) Tuy cũng cónhững du báo khác, song điểm chung là sự lo ngại đối với áp lực dân số đang đèlên sự phát triển kinh tế va gây ra các bat ổn xã hội nghiêm trọng

J.Y Cousteau có ý kiến cá nhân như sau: “trong quãng đời tôi sống — chỉ có 82năm — số dân thế giới đã tăng lên gấp ba lần Nếu không có biện pháp mạnh mẽ

nào thì trong 80 năm tới, vào năm 2070 dân số thế giới lại tăng gấp ba một lần

nữa, đạt đến một con số lố bịch là 16 tỷ người Cứ 6 tháng một lần, một lượngngười tương đương dân số nước Pháp (50 triệu người) lại xuất hiện thêm trên thế

giới Cứ 10 năm lại có thêm một nước Trung Quốc mới được sinh ra ở những khu

vực nghèo nhất trên trái đất.” (1990)

Nước ta là một nước đông dân đứng thứ 13 trên thế giới Nguồn lao động ở

nước ta có quy mô lớn tăng rất nhanh Số người bước vào độ tuổi lao động hằng

năm không ngừng tăng lên, năm 1995 hơn 1,6 triệu lao động, năm 2000 hơn 1,7 triệu lao động, dự báo tới 2010 hơn 1,8 triệu lao động và tổng số người trong độ

12

Trang 26

tuổi lao động lên tới gần 58 triệu người chiếm hơn 70% tổng số dân Từ nay đếnnăm 2010 mặc dù dân số có thể tăng chậm (1,2%-1,4%) nhưng nguồn lao độngcủa nước ta vẫn tăng nhanh liên tục Dé giải quyết việc làm cho đội quân khổng lồnay là một thách thức lớn, là một van đề kinh tế xã hội nan giải.

Về mặt cơ cấu ngành nghề, trong quá trình công nghiệp hóa — hiện đại hóa,

lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần còn lao động trong khu vực công

nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên Tuy nhiên, cơ cấu ngành nghề Việt Namvẫn còn lạc hậu: lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong khu vực nông lâm,ngư nghiệp: nhân khâu nông ngiệp chiếm 80% dân số, lao động nông nghiệpchiếm hơn 72% lao động xã hội Việc cái thiện cơ cấu này diễn ra rất chậm, điềunày phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tế của mức sinh ở nôngthôn luôn cao khoảng gấp đôi thành phố Do đó lao động tích tụ ở đây cũng ngàymột nhiều mặc dù đã diễn ra luồng di dân mạnh mẽ từ nông thôn ra thành thị kèmtheo sự chuyển đổi ngành nghề

Trong nông nghiệp khi dan số va lao động khu vực này tăng nhanh chóngthì quỹ đất canh tác lại có hạn Hơn nữa quá trình công nghiệp hóa — hiện đại hóadiễn ra mạnh mẽ thì đất nông nghiệp càng phải chuyển giao cho công nghiệp, dich

vụ và các công trình công cộng khác Sức ép của dân số, lao động lên đất đai hạn

hẹp gây ra tình trạng thiếu việc làm phổ biến Lao động nông nghiệp làm theo mùa

vu, mà ruộng đất là tư liệu sản xuất chính có rất ít nên số ngày công lao động trongnăm thường rat thấp, tỷ lệ thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn luôn gần 30%

Công nghiệp và dịch vụ là những ngành cần tập trung vốn đầu tư lớn nhưng

do quy mô dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ đòi hỏi phải sử dụng nhiều thunhập quốc dân cho giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội đẫn đến thiếu vốn tích lũy đầu

tư cho công nghiệp dịch vụ.

Hiện tại chất lượng lao động thấp, cơ cấu đào tạo không nghề hợp lý, phân

bố không phù hợp là nhân tố quan trọng cùng với các yếu tố về vốn gây khó khăn

trong quá trình tạo việc thêm làm trong khu vực công ngiệp, địch vụ.

13

Trang 27

Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam tương đối cao và không ổn định, tập trungnhiều ở những vùng đông dân hay các đô thị lớn cho thấy nguồn lao động bế tríkhông đều, mat cân đối giữa các vùng, các ngành.

Dân số vừa là LLSX, vừa là lực lượng tiêu dùng Vì vậy quy mô, cơ cấu và

sự gia tăng dân số liên quan mật thiết tới nền kinh tế và toàn bộ sự phát triển của

mỗi quốc gia, đây là vấn đề có tính chiến lược của đất nước Việc thực hiện nhấtquán và có hiệu quả chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm hạ thấp tỷ lệsinh không những cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân mà còn có ý nghĩaquyết định đến việc giảm sức ép về việc làm trong những năm tiếp theo

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp thống kê dựa trên cơ sở thu thập

dữ liệu thứ cấp của các phòng ban như:

| - Phòng Thống Kê huyện

- Phòng Lao Động — Thương Binh Xã Hội

- Phòng Tài Nguyên Môi Trường.

Các thông tin từ các báo cáo tống kết của UBND xã Quảng Tiến

Các tài liệu tham khảo về nguồn lao động, việc sử dụng lao động

Thực hiện điều tra phỏng vấn nông hộ, đã phỏng vấn được 60 hộ gia đình

tại địa phương trong đó có 257 người lao động địa phương, 47 người lao động nhập cư.

14

Trang 28

CHUONG 3

TONG QUAN

3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vi trí địa lý — địa hình — dat đai

Vị trí dia lý: Xã Quảng Tiến là xã trung du nằm ở phía tây nam của huyện

Trang Bom tỉnh Đồng Nai, giáp ranh thị trấn Trang Bom, cách thành phố BiênHòa 15 km, có tổng điện tích tự nhiên là 710 ha, chia làm 4 ấp

- Phía bắc giáp thị trấn Trang Bom

- Phía nam giáp xã Giang Điền

- Phía đông giáp xã Đồi 61

- Phía tây giáp xã Bình Minh.

Địa hình: Địa hình dang bán son địa, thấp dần từ bắc xuống nam và từđông sang tây Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc — Nam chạy ngang chia làm 2 phần

rõ rệt nghiêng vào nhau, phía bắc cao hơn và có độ đốc lớn, phía nam thấp và

thoải, có thé chia thành hai dang địa hình chính :

+ Địa hình đốc 3-8? chủ yếu được sử dụng vào mục đích trồng trọt ( mè, bắp

„điều và các loại cây lâu năm khác)

+ Địa hình bằng phẳng, phân bố chủ yếu đọc theo quốc lộ 1A, phần phía bắc và

phía nam của xã độ dốc < 3° thuận lợi cho việc phát triển cây hàng năm ( lúa, bắp,

cây ăn qua).

Đất Đai: Tổng diện tích tự nhiên của xã là 710 ha

Dat nông nghiệp là 489 ha

Đất chuyên dùng là 108 ha

Dat ở là 111 ha

Đất chưa sử dụng là 2 ha

Trang 29

Bang 1 Cơ Cấu Các Loại Đất

Loại Đất Diện tích (ha) Tỉ lệ(%)

Diện tích tự nhiên 710 100,0

Dat nông nghiệp 489 68,9

Dat phi nông nghiệp 219 30,8

Đất chưa sử dụng 2 0,3

Nguồn : phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện

Theo bảng trên ta thấy đất nông nghiệp chiếm ty trọng cao nhất 68,9% đa

số đất này được dùng để trồng cây hàng năm và cây ăn quả, hệ thống giao thông

mở rộng đã làm cho đất phi nông nghiệp trong những năm gần đây tăng lên chiếm

tỷ trọng 30,8%, còn lại chưa sử dụng rất ít chỉ chiếm 0,3%.

Xã Quảng Tiến có 3 nhóm đất chính : nhóm đất đen, đất xám và nhóm đấtđỏ.

3.1.2 Khí hậu

Xã Quảng Tiến năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, ổnđịnh Tiểu vùng Đông Nam Bộ chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 12 - 4nhiệt độ cao, độ âm thấp và hầu như không có mưa (chiếm từ 10 — 15 % tổng

lượng mưa cả năm), thời tiết nóng, khô hạn ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sản

xuất Mùa mưa từ tháng 5 — 11, lượng mưa cao, phân bó không đều, mùa mưachiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, tập trung chủ yếu là tháng 8 — 10, thường gây

ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi mạnh.

+ Nhiệt độ trung bình ca năm: 28°C.

+ Độ âm trung bình: 77%

* Lượng mưa hàng năm: khoảng 2.100mm.

+ Giờ nắng trong năm: 2.100 giờ.

Trong những năm gần đây thời tiết thường không ổn định, mùa nắng

thường kéo dài làm cạn kiệt nguồn nước nên ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất

cây trồng

16

Trang 30

3.1.3 Thúy văn

Xã Quảng Tiến có nhiều khe suối có nước quanh năm và nhiều ao hồ lớnnhỏ, nên nguồn nước ngầm và nước mặt khá phong phú Hiện trên địa bàn xã đa số

là giếng khoan, tuy nhiên kha năng cấp nước mặt có nhiều hạn chế do địa hình

nhất là các tháng trong mùa khô

3.1.4 Tài nguyên khoáng sản

Các nguồn tài nguyên khoáng sản rất hiếm, một số mỏ bồi làm vật liệu để

sản xuất phân vi sinh ( phân bố rãi rác ở ấp Quang Hòa va Quảng Phát )

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1 Tổ chức hành chính

Địa giới hành chánh chia làm 4 ấp (Quảng Biên, Quảng Lộc, Quảng Tiến,

Quảng Phát), với tổng diện tích tự nhiên là 710 ha trong đó đất nông nghiệp 489 ha

(chiếm 68,9%)

Bảng 2 Cơ Cấu Diện Tích 4 Ấp của Xã Quảng Tiến

Tên ấp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Quảng Phát 327 46,0 Quảng Biên 193 27,2

Quang Hoa 127 17,9

Quảng Lộc 63 8,9

Nguồn : UBND xã Quang Tién

Ta thấy ấp có diện tích lớn nhất là Quảng phát với 327 ha chiếm 46% co

cầu đất đai của xã nhưng mật độ dân cư tương đối thấp (1.174 người/kmŸ so với

toàn xã là 1.636 người/km”), trong khi đó ấp có diện tích nhỏ nhất là Quảng Lộc

63 ha nhưng mật độ dân số lại rất cao 3.507 người/knỶ.

| ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP Sai

| THU VIÊN | |

17

Trang 31

Bảng 3 Phân Bố Dân Cư Các Áp Từ Năm 2001 — 2005

DVT : ngườiTên ấp Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005

Nguôn: UBND xã Quảng Tiến

Số liệu bảng 3 cho thấy dân số phân bố không đều trên 4 ấp, ở ấp Quảng

Phát, Quảng Biên nơi có địa hình địa chất thuận lợi cho xây dung, có đường giao

thông nội bộ khá phát triển, có điện, có nước tốt nên dân cư tập trung đông hơn,trong khi đó ở ấp Quang Hòa, Quảng Lộc chủ yếu là dân cư nông thôn nên dân cư còn ít, gây khó khăn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng và các yêu cầu về các

phúc lợi xã hội.

3.2.2 Dân số và lao động

Tổng dân số của xã năm 2005 là 11.620 với 2.159 hộ bình quân 5 người/hộ,

Trong những năm gần đây tỷ lệ dân số tự nhiên giảm (năm 1996 là 1,8%, đến năm

2000 là 1,6% và năm 2005 là 1,4%) Mật độ dân số trung bình của xã là 1.636

người /km” tổng số người trong độ tuổi lao động là 6.622 người chiếm 58% dan

số của xã, trong đó lao động trong nông nghiệp là 1.980 người chiếm 29% tổng sốngười trong độ tuôi lao động, lao động phi nông nghiệp là 4.642 chiếm 71% tổng

số người trong độ tuổi lao động

Bảng 4 Một Số Chỉ Tiêu về Dân Số của Xã Giai Doan 2001 — 2005

Chỉ tiêu DVT Nam 2001 Năm 2003 Nam 2005

Quy mô dân sô Người 10.026 10.315 11.620

Mật độ dân cư Người/km? 1.156 1.387 1.636

Nguôn: Tính toán theo báo cáo của UBND Xã

Số liệu báng 4 cho thấy mật độ dân cư bình quân của xã đến năm 2005tương đối cao 1636 người/km? Điều này cho thấy khả năng thu hút dân số của xã

18

Trang 32

tương đối lớn cũng như có nhiều thuận lợi cho việc bố trí lại các ngành sản xuấtcông nghiệp, thương mại — dịch vụ và phát triển cơ sở hạ tầng.

Xã Quảng Tiến có nguồn lao động tương đối đồi đào, lao động trong độ

tuổi chiếm 58% trong tổng số dân nhưng chủ yếu là lao động phố thông không có

trình độ chuyên môn kĩ thuật, đo đó dẫn đến tình trạng thừa lao động thủ côngnhưng thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật

3.2.3 Kinh tế

Nông nghiệp: Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã năm 2005 là 489 ha

với các loại cây trồng chính là bắp, mì, đậu phụng, điều Ngành nông nghiệpchiếm tỷ trọng cao trong nhiều năm qua nhưng đang có xu hướng giảm dan do san

xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, rủi ro, cơ cấu cây trồng đang có xu hướng chuyểnđỗi từ cây công nghiệp (điều, cà phê), cây ăn qua sang các loại cây hàng năm cókhả năng chịu hạn, các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn (nhãn, sầu riêng),tuy nhiên không rõ rệt.Diện tích cây công nghiệp năm 2005 giảm trên 11,7792 ha

so với năm 2000 do thời tiết bất lợi.Nhất là vào mùa khô năng suất các loại cây

trồng đạt thấp (bắp 3tấn/ha, mì 30 tấn/ha, điều 7 — 8 tạ/ha) và đang có xu hướnggiảm dần Diện tích đất lâm nghiệp toàn xã là 27 ha trong đó trồng tràm 22,4 ha,

vườn ươm 4,6 ha Thu nhập của cây tràm bình quân chỉ đạt 25 triệu/năm trên thời

gian thu hoạch 5 — 7 năm Thu nhập vườn trơm cây giống đạt 95 triệu/ha

Về nuôi trồng thủy sản: toàn xã có 30 ha ao hồ nuôi trồng thủy sản trong đónuôi cá thịt 11 ha bình quân thu nhập 48 triệu/ha, diện tích nuôi cá giống là 19 ha,

mức thu nhập cá giống đạt khoảng 150 triệu/ha

Về chăn nuôi: chăn nuôi vốn là thế mạnh của xã với các vật nuôi như trâu

bò, heo, gia cầm nhưng do ảnh hướng của địch cúm gia cầm nên đang có xu hướnggiảm sút Hình thức chăn nuôi chủ yếu là gia đình, mô hình trang trại mới xuấthiện gần đây nhưng còn ít, quy mô nhỏ

Công nghiệp — tiểu thủ công nghiệp — thương mại dịch vu: Năm 2005

ngành sản xuât công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp, thương mai - dịch vụ đã có

bước phát triển tích cực cả về số lượng và quy mô sản xuất Tổng số cơ sở sản

xuất kinh doanh ở các lĩnh vực trên là 623 hộ, trong đó ngành sản xuất công

19

Trang 33

nghiệp là 41 cơ sở, ngành giao thông vận tải và dich vụ vận tải là 22 cơ sở, ngành

xây dựng 4 cơ sở, ngành tiểu thủ công nghiệp là 46 cơ sở, ngành buôn bán kinhdoanh khác là 510 cơ sở Tổng giá trị sản lượng CN - TTCN - TMDV ước đạt 4,2

Mức sống dân cư: Trong những năm qua, thu nhập của dân cư xã tăng lên

rõ rệt Tuy nhiên do tác động của kinh tế thị trường nên mức thu nhập của các tang lớp nhân dân có sự chênh lệch lớn đã tạo ra tầng lớp giàu có nhưng bên cạnh đó

cũng có nhiều người làm thuê làm mướn Thu nhập của từng khu vực kinh doanhcũng có sự chênh lệch, khu vực bán buôn, dịch vụ du lịch có thu nhập cao hơnnhiều so với khu vực nông nghiệp

3.2.4 Cơ sé hạ tang

Giao thông: Hệ thống giao thông toàn xã đang được nâng cấp, đường thôn

ấp đang được mở rộng nhờ vào chương trình xã hội hóa giao thông nông thôn

Hệ thống điên: Toàn xã sử dụng lưới điện quốc gia với tổng số hộ là 2.137

hộ chiếm 99% góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong những năm

qua và tạo điều kiện thuận lợi cho việc day mạnh công nghiệp hóa — hiện đại hóanông thôn thời gian tới.

Hệ thống nước: Nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của đân

cư là nước ngầm, hình thức giếng khoan Hiện trên địa bàn chưa có hệ thống nướcsạch cho sinh hoạt, hệ thống tưới tiêu cho sản xuất

3.2.5 Xã hội

Giáo dục: Công tác chăm sóc giáo dục được UBND xã chú trọng đã phối

hợp chặt chẽ với Doan Thanh Niên và các ban ngành đoàn thé tổ chức tốt cho các

thanh thiếu niên tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh

20

Trang 34

Toàn xã có 1 trường tiểu học với 21 phòng học và 1120 học sinh cấp I, I

trường mẫu giáo với 4 phòng học và 168 em, 5 lớp học mam non với 236 em.

Công tác phế cập giáo dục được thực hiện tốt, không có tái mù chữ và hoànthành chương trình phổ cập trung học cơ sở.Trung tâm giáo dục cộng đồng hoạtđộng có kết quả, sự phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và địa phương đã tạođược những cơ sở vật chất và tinh thần đảm bảo cho dạy và học đạt chất lượng caohơn.

Y tế: Tuy hiện nay trạm y tế xã chưa có bác sĩ nhưng công tác tổ chức cơ

sở đã đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng chống dịch bệch cho nhân dân ở địa phương.Tổ chức trạm y tế gồm 1 y sĩ, 2 y tá và 1 cán bộ có

trình độ tương đương được tá, 1 cán bộ đông y và đội ngũ cộng tác viên 4 người.

Công tác y tế năm 2005 đã tập trung thực hiện tốt 5 chương trình y tế cơ sở

và đạt được kết quả tốt

Xây dưng đời sống văn hóa: Nội dung xây dựng đời sống văn hóa năm

2005 đã tập trung phối hợp với mặt trận tổ quốc đẩy mạnh thực hiện cuộc vậnđộng xây dựng đời sống văn hóa ở khu đân cư Nâng cao hiệu quả thực hiện quy

chế đân chủ và tăng cường công tác quản lý, đây lùi các tệ nạn xã hội Bên cạnh đó

UBND xã cũng đã chỉ đạo phối hợp tổ chức kiểm tra các hoạt động văn hóa trênđịa bàn, các điểm kinh doanh karaokê, băng hình và các hoạt động văn hóa độc

hại, giữ gìn bản sắc dân tộc.

21

Trang 35

Tỷ lệ tăng DSTN % 1,57 149 1,43 Chia theo giới tính

- Nam Người 4.984 5.150 5.232

- Nữ Người 5.042 5.165 6.388

Nguôn tin: phòng Thông kê Huyện Trảng Bom.Bảng trên cho thấy sự biến động dân số và mức độ ảnh hưởng của nó khônglớn lắm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần qua các năm nhưng nó vẫn còn cao

Do đó công tác kế hoạch hóa gia đình cần phải được quan tâm hơn nữa nhất là ở

nông thôn.

Đối với dan số phân theo giới tính qua các năm 2001 — 2005 ta thấy dân sốnam và nữ đều tăng nhưng tốc độ tăng dân số của nữ có khuynh hướng tăng hơn

SO VỚI của nam.

4.1.1 Dân số chia theo giới tính

Bảng 6 Cơ Cấu Dân Số Chia Theo Giới Tính

Trang 36

Qua bảng trên ta thấy từ năm 2001 — 2005 tỷ lệ dân số nam giảm từ 49,71%xuống còn 45%, trong khi đó tỷ lệ dan số nữ tăng từ 50,29% lên 55% Nhìn chung

tỷ lệ dân số biến thiên qua các năm ta thấy dân số nữ có khuynh hướng tăng dan,dân số nam có khuynh hướng giảm dan dé tiến tới trang thái cân bằng hơn

4.1.2 Dân số trung bình chia theo don vị hành chính

Bảng 7 Dân Số Trung Bình Chia Theo Don Vị Hành Chính của huyện TrắngBom Từ Năm 2001 — 2005

DVT : Người

on '0PHEuh nh Dân Số Trung Bình

Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005 Thị trân Trảng Bom 13.941 14.640 14.875

Trang 37

Qua bảng trên ta thấy dân số trung bình chia theo đơn vị hành chính của xãQuảng Tiến từ năm 2001 — 2005 nhìn chung nằm ở mức trung bình của toàn

huyện Năm 2001 là 10.026 người, năm 2003 là 10.315 người và năm 2005 là

11.620 người Nhưng mật độ dân số trung bình của xã là rất cao 1.636 người/km”điều đó chứng tỏ xã Quảng Tiến cũng có những tiềm năng lớn trong việc thu hútdân số nên tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở đây cũng hết sức phức tạp

4.2 Lao động

4.2.1 Đặc điểm lao động của xã

Mặc dù có chuyển biến tích cực về một số mặt nhưng nhìn chung chất

lượng nguồn lao động thể hiện qua trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật

của xã còn tương đối thấp so với mức bình quân của toàn huyện và còn rất thấp so

với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã

Lao động ở xã tương đối đồi dào nhưng hau hết lao động ở đây có trình độtay nghề thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động làm thuê Cho dù lực lượnglao động này đã gia nhập vào các công ty, xí nghiệp nhưng một số khác vẫn chưa

được giải quyết việc làm bởi chất lượng lao động chưa đáp ứng được với nhu cầutuyển dụng

4.2.2 Biến động lao động trong độ tuổi qua các năm

Cùng với vị trí địa lý, đất đai thì nguồn lao động cũng là 1 trong những thếmạnh của xã, số người trong tuổi lao động của xã thời gian qua có xu hướng tăng

từ 4.672 người năm 2001 lên 6.622 người năm 2005.

Bảng 8 Biến Động Dân Số trong Độ Tuôi Lao Động của Xã Từ Năm 2001 —2005

DVT : Người

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005

1 Quy mô dân sô 10.026 10.315 11.620

2 Lao động trong tuổi 4.872 5.199 6.622

Tỷ lệ % so với dan số 48,6 50,4 57,0

Nguồn tin: Phong thông kê Xã.Qua số liệu bang cho thấy tỷ lệ lao động trong độ tuổi so với số dan tươngđối cao, lao động trong độ tuổi chiếm từ 48,6% đến 57% so với tổng dân số

24

Trang 38

4.2.3 Lao động dang làm việc chia theo độ tuôi tại xã

Bang 9 Lao Động Dang Làm Việc Chia Theo Độ Tuổi của Xã

DVT : Người

Độ tuôi Năm 2001 Năm 2005 Tăng giảm %

<20 254 308 54 21,2 20—24 674 803 129 19,1 38.0 811 967 156 19,2

30 — 34 688 820 132 19,1 35—39 S47 652 105 19,1

40 —44 433 516 83 19,2 45— 49 250 298 48 19,2

Nguồn tin: Phòng thông kê Xã

Lực lượng lao động tăng nhiều nhất ở độ tuổi từ 25 — 29 và từ 30 — 34 tuổi.

Điều đó cho thấy lực lượng lao động trẻ tham gia vào thị trường lao động một cáchnhanh chóng, một phan là do lao động bổ sung, một phần là do cơ cấu dan số gia

4.2.4 Lao động làm việc trong và ngoài xã

Sự thay đổi nghề nghiệp đã kéo theo sự thay đổi địa ban làm việc Số lao

động tham gia hoạt động ở ngoài xã khá cao Lực lượng lao động thường trú của

23

Trang 39

xã đi làm ngoài địa bàn chiếm khoảng 58,7% lao động đang làm việc, tập trungchủ yếu ở 3 khu công nghiệp là Bàu Xéo, Hồ Nai và Sông Mây.

Bảng 10 Một Số Chỉ Tiêu Về Cơ Sở Sản Xuất và Lao Động Làm Việc tại Địa

Bàn Xã trong Giai Doan 2001 — 2005

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2003 Nam 2005

1 Cơ sở sản xuất 251 436 623

CN-TTCN Và TM-DV( cơ sở)

2 Lao động tại chỗ( người) 1.502 1.326 1.966

3 Lao động đang làm việc 3.976 4.112 4.750 ( người)

- tỷ lệ lao động làm việc tại 37,8 32.2 41,3

Xã so với lao động đang lam

việc (%)

- tỷ lệ lao động làm việc ngoài 62,2 67,8 5857

xã so với lao động đang làm

2001 xuống còn 58,7% năm 2005 Tuy nhiên đây cũng là một con số còn quá lớn,

điều đó một phần cho thấy điều kiện làm việc của các cơ sở sản xuất trên địa bàn

xã chưa phù hợp với lưc lượng lao động Mặc khác, phải chăng vì lý do hạn chế về

trình độ văn hóa và chuyên môn của lao động chuyển đổi ngành nghề và lực lượng

lao động bé sung mà số lao động này đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các cơ

sở sản xuất tại địa bàn, những nơi đòi hỏi có tay nghề chuyên môn nhất định.

Các cơ sở sản xuất hiện tại rất cần lao động bễ sung, tuy nhiên với sự đầu

tư công nghệ ngày càng cao nên đòi hỏi lao động phải có tay nghề, trong khi lao động tự phát thường có trình độ thấp và kĩ thuật kém.

26

Trang 40

4.2.5 Biến động chất lượng lao động

Tốc độ phát triển kinh tế nhanh của xã đòi hỏi ngày càng nhiều lao độngqua đào tạo Thay đổi cơ cấu kinh tế tạo nhu cầu lao động trong mọi thành phần

kinh tế, tăng thêm lao động qua đào tạo nghề theo các ngành nghề khác nhau, đòi

hỏi tăng số đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cao

Bang 11 Lao Động Dang Làm Việc Chia Theo Trình Độ Chuyên Môn

Nguôn tin: Phong LD - TBXH

Về trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động đang làm việc, theo số liệu

của phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội của huyện thì có tới 84,4% số lao

động đang làm việc của xã là không có bằng cấp năm 2001, đến năm 2005 ty lệ

này có giảm nhưng không đáng kể là 84,08%

Điều đó cho thấy trình độ chuyên môn kĩ thuật và tay nghề của người laođộng còn thấp, nhất là trong nông nghiệp và dịch vụ thương mại phần lớn là laođộng giản đơn, kinh doanh sản xuất chủ yếu là theo kinh nghiệm lâu năm, chỉ một

số ngành có đào tạo tay nghề khá và đã qua đào tạo từ trung cấp trở lên như giáo

dục, bưu điện, ngân hàng, y tẾ, quản lý nhà nước

27

Ngày đăng: 19/12/2024, 22:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN