1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Tác động của công tác xoá đói giảm nghèo đến đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Tutra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Công Tác Xóa Đói Giảm Nghèo Đến Đời Sống Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tại Xã Tutra, Huyện Đơn Dương, Tỉnh Lâm Đồng
Tác giả Nguyễn Hữu Gia Văn
Người hướng dẫn Trần Đắc Dân
Trường học Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2007
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 24,64 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tác động của công tácxóa đói giảm nghèo đến đời sống đồ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐÉN ĐỜI SÓNG DONG BAO DAN TỘC THIẾU SỐ TẠI XÃ

TUTRA - HUYỆN DON DƯƠNG - TINH LAM BONG

NGUYEN HUU GIA VAN

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DE NHẬN VAN BANG CỬ NHÂN

NGANH PHAT TRIEN NONG THON

THU VIÊN DAI ROC NONG LAM

LV 000227

Thành phố Hồ Chí MinhTháng 07/2007

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tác động của công tác

xóa đói giảm nghèo đến đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại xã TuTra — Huyện Don

Dương —Tinh Lâm Đồng”, do Nguyễn Hữu Gia Văn , sinh viên khóa 29, chuyên ngành

Phát Triển Nông Thông đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào

° | ngy ///8//02587 i

Tran Dac Dan

Người hướng dẫn

Ngày 4 tháng ƒ năm 2Øo2“

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng cham báo cáo

(Chữ kí họ tên) (Chữ kí họ tên)

Ngày (/ tháng 7 nim Jos 7 Ngày f tháng ƒ nam OF

Trang 3

LOI CẢM TA

Dé được hoàn thành dé tài tốt nghiệp này không chi là công sức của cá nhân tôi

mà còn là công sức của những người đã dạy dỗ, nuôi nắng, động viên và giúp đỡ tôitrong suốt quá trình học tập Những người đã cho tôi những hành trang quý giá débước vào cuộc sống Nay tôi xin ghi lời cảm ơn chân thành đến những người mà tôi tôi

luôn phi nhớ:

Cảm ơn cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con, để được bước vào cánh cửa

đại học là biết bao mồ hôi và công sức mà ba mẹ đã vất vả chăm lo cho con

Cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh,

những người đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm theo học tại trường

Cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Đắc Dân, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo

em trong suốt quá trình làm dé tài tốt nghiệp dé em được hoàn thành khóa luận tốt

nghiệp.

Cám ơn các cô chú trong UBND xã đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc thu thập

số liệu, tạo điều kiện thuận lợi dé tôi hoàn thành khóa luận

Cuối cùng cảm ơn tất cả những người bạn đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình làm khóa luận tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

NỘI DƯNG TÔM TẮT

NGUYỄN HỮU GIA VĂN Tháng 7 năm 2007.” Tác Động của Công Tác Xóa Đói

Giám Nghèo đến Đời Sống Đồng Bao Dân Tộc Thiểu Số tại Xã TuTra - Huyện

Đơn Dương - Tinh Lâm Đồng”.

NGUYEN HUU GIA VAN July 2007 ”Impact ef The Poverty Alleviation

Program on The Livelihoods of Ethnic Groups in Tu Tra Commune — Don DuongDictrict - Lam Dong Province”.

Nghèo đói là một thách thức ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế người

dân nói chung và người đân tộc thiểu số nói riêng tại xã Tu Tra Chính vì nhận biết được tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo mà khóa luận tập trung tìm hiểu

về tác động của công tác xóa đói giảm nghèo trên cơ sở tổng hợp tính toán số liệu điều

tra 60 hộ nghèo người dân tộc thiểu số tại xã Tu Tra Nội dung của khóa luận xoay quanh việc tìm hiểu thực trạng đời sống của người đồng bào dan tộc thiểu số, nguyên nhân đói nghèo của đối tượng này Đặc biệt là đánh giá hiệu quả của các chương trình

xóa đói giảm nghèo đã và đang được thực hiện tại xã như: Chương trình 134, 135,

chương trình hỗ trợ vốn cho người nghèo Từ đó đưa ra các giải pháp, mô hình cũng

như các kết luận, kiến nghị góp phần giảm nghèo tại địa phương để làm sao công tác

xóa đói giảm nghèo thật sự niêm tin, là chỗ dua vững chắc cho người dan.

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các chữ viết tắt viii

Danh muc cac bang ixDanh mục các hình xiDanh muc phuc luc xii

1.4 Cau trúc của khóa luận

CHƯƠNG 2.TONG QUAN

2.1 Dac diém ty nhién

2.1.1 Vi tri dia ly

2.1.2 Dia hinh, dia mao

2.1.3 Đặc điểm về khí hậu, thời tiết

2.1.4, Thủy van

2.1.5 Các nguồn tài nguyên

2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế `© ằœ% TAA wn + Hh FP FF WY YH NY NY NY NY YF —

Trang 6

2.2.6 Y tế, văn hóa, giáo dục

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận về nghèo đói

3.1.1 Định nghĩa về nghèo đói

3.1.2 Các chỉ tiêu để lượng hóa tình trạng nghèo đói

3.1.3 Tiêu chí để xác định nghèo đói

3.1.4 Nghéo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

3.1.5 Nghèo đói ở các dân tộc thiểu số

3.1.6 Những thách thức trong giảm nghèo và phát triển nông thôn Việt Nam

3.1.7 Quan điểm, định hướng chiến lược xóa đói giảm nghèo của đảng và nhà

TưỚC ta

3.1.8 Các nguồn vốn của kinh tế hộ trong XDGN

3.1.9 Mục đích, ý nghĩa của chương trình xóa đói giảm nghèo

3.2.Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu mô tả

3.2.3 Phương pháp phân tích

CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm kinh tế xã hội cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã

4.1.1 Dân số - nguồn gốc

4.1.2 Tổ chức xã hội

4.2 Tình hình tổng quát của hộ nghèo

4.3 Thực trạng nghèo đói của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã

4.3.3 Điều kiện sinh họat của hộ nghèo

4.3.4 Tình trạng đất đai của hộ nghèo

4.3.5 Lao động,việc làm

4.3.6 Tình hình thu nhập của hộ nghèo

4.3.7 Tình hình chi tiêu của hộ nghèo

4.3.8 Tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra

18

19

20

21 21 Ze 22

34

34

36

Trang 7

4.5 Tác động của công tác XDGN đến thực trạng người dân tộc thiểu số giai đoạn

2004 - 2006 37

4.5.1 Mục tiêu, phương hướng của chương trình XDGN 37

4.5.2 Các chương trình, phương thức hỗ trợ nghèo tại xã 38

4.5.3 Tác động của các chương trình, phương thức hỗ trợ 43

4.6 Kết quả - hiệu quả đạt được của công tác XĐGN (Giai đọan 2004 - 2006) 45

4.6.1 Công tác giảm nghèo tại xã 45

4.6.2 Kết quả - hiệu quả của công tác XĐGN 47

4.6.3 Vốn vay và hiệu quả sử đụng vốn vay 48

4.6.4 Hạn chế của công tác XĐGN đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại địa

4.7.4 Xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp 53

4.7.5 Vận động đồng bào thực hiện tốt công tác DS - KHHGĐ Số

4.8 Đề xuất các mô hình 544.8.1 Mô hình trồng bí 544.8.2 Mô hình trồng cà phê 55

4.8.3 Mô hình nuôi bò giữ vốn 57 CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ DE NGHỊ 58

5.1 Kết luận 585.2 Đề nghị 59

Tài liệu tham khảo 60Phụ lục

Trang 8

Ngân Hàng Nông Nghiệp

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Sản Lượng Lương Thực Bình Quân

Ủy Ban Nhân Dân

Xóa Doi Giảm Nghèo

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG

Trang

Bảng 2.1 Tổng Hợp Diện Tích Theo Phân Cấp Địa Hình và Độ Dốc 5

Bảng 2.2 Cơ Cầu Các Loại Dat của Xã TuTra 6

Bảng 2.3 Biến Động Diện Tích Đất Lâm Nghiệp Theo Mục Đích Sử Dụng Năm 2005

Bảng 2.8 Tỷ Lệ Các Hộ Theo Đạo tại Xã 12

Bảng 2.9 Hệ Thống Giáo Dục Trên Dia Bàn xã Tu Tra 14

Bảng 3.1 Các Nguồn Vốn của Kinh Tế Hộ Gia Đình ở các Dân Tộc Thiểu Số 21

Bang 4.1 Tình Hình Phân Bồ Hộ Nghèo tại Địa Phương Năm 2006 26

Bảng 4.2 Khảo Sát Điều Kiện Sinh Hoạt của Hộ Nghèo trên Địa Bàn Nghiên Cứu 27Bảng 4.3 Chất Lượng Nước Sinh Hoạt 29

Bảng 4.4 Tình Hình Sử Dụng Dat Nông Nghiệp của Hộ Điều tra 30

Bảng 4.5 Diện Tích Dat Trồng Trot 30

Bảng 4.6 Tình Hình Lao Động Bình Quân của Hộ 31Bang 4.7 Tổng Thu Nhập của Các Hộ Nghèo 32

Bảng 4.8 Tình Hình Chăn Nuôi của Các Hộ Điều Tra 34

Bảng 4.9 Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ Nghèo 35

Bảng 4.10 Tình Trạng Học Vấn của Con Em Hộ Nghèo 35

Bảng 4.11 Các Nguyên Nhân Chính Dẫn Đến Nghèo Đói tại Xã 36

Bảng 4.12 Kết Quả Hỗ Trợ Giống qua 2 Năm 2005-2006 40

Bảng 4.13 Kết Quả Trợ Cấp các Mặt Hàng Thiết Yếu qua 2 Năm 41

Bang 4.14 Kết Qua Xây Dựng Nhà Tình Thương qua 2 Năm thuộc Chương Trinh 168

và Chương Trình 134 41

Bảng 4.15 Số Hộ Được Cấp Nhà Tình Thương 44 Bảng 4.16 Chính Sách Hỗ Trợ tại Điểm Nghiên Cứu 44

1X

Trang 10

Bảng 4.17 Tổng Hợp Hộ Nghèo Giai Đọan 2004-2006 45

Bảng 4.18 So Sanh Số Hộ Nghèo giữa Người Kinh với Người Dân Tộc Thiéu Số tại

Xã 46 Bảng 4.19 Tình Hình Thoát Nghèo tại Địa Bàn Nghiên Cứu 47

Bảng 4.20 Tình Hình Tái Nghéo tại Đồng Bao Dân Tộc Thiéu Số 48Bảng 4.21 Tình Hình Vay Vốn của Hộ Nghèo 49

Bảng 4.22 Mục Đích Sử Dụng Vốn 49

Bảng 4.23 Hiệu Quả Đầu Tư Vốn trong Trồng Trọt 50Bảng 4.24 Chi Phí và Hiệu Quả Đầu Tư cho 1000 m’ Bí đỏ 54Bang 4.25 Chi Phi va Hiéu Qua Dau Tu cho 1 Ha Ca Phé Ché (Arabica) Thoi Ky San

Xuat Kinh Doanh 56

Bang 4.26 Chi Phí và Hiệu Quả của Việc Nuôi Bo Sinh San Giữ Vốn 57

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 4.1 Biểu Đồ Thể Hiện Tình Hình Phân Bố Hộ Nghèo tại Xã Năm 2006 27

Hình 4.2 Biểu Đồ các Khoản Chi Tiêu của Hộ Nghèo 33 Hình 4.3 Các Nguyên Nhân Chính dẫn đến Đói Nghèo 37 Hình 4.4 Số Hộ Thoát Nghèo qua 2 Năm 46

xi

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục Bảng câu hỏi điều tra nông hộ

Trang 13

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Dat van đề

Doi nghèo là một van đề kinh tế - xã hội, nó xuất hiện và tồn tại như là một quy

luật tự nhiên của sự vận động kinh tế XĐGN là một nhiệm vụ cấp bách, cơ bản lâu

dài, là một thách thức đối với quá trình xây đựng và phát triển đất nước

Theo chương trình mục tiêu quốc gia XDGN và việc làm được thực hiện từ

năm 1992, XĐGN đã được triển khai ở một số tỉnh thông qua việc phối hợp lồng ghépvới các chương trình kinh tế - xã hội khác như chương trình 327, 120, nước sạch nông

thôn, y tế, giáo dục bước đầu thu được những kết quả khả quan, khoảng 20% hộnghèo đã được hướng lợi từ chương trình (Tài Liệu Tập Huấn Cán Bộ Xóa Đói GiảmNghèo Cấp Xã, Nhà Xuất Bản Lao Động — Xã Hội Hà Nội, 2003) Tuy vậy, phongtrào XDGN vẫn chưa đồng đều ở các địa phương, nguồn lực huy động còn hạn chế,chưa có các giải pháp XĐGN mang tính vĩ mô, bền vững trên phạm vi toàn quốc Đểchương trình XĐGN trở thành một chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với địnhhướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì cần hỗ trợ trực tiếp xã nghèo, hộnghèo, người nghèo các điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ôn

định cuộc sống, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, tạo môi trường thuận lợi dé XĐGN

bền vững.

TuTra là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Don Dương Với đặc thù kinh tế

- xã hội còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cơ sở vật chấtcòn nhiều yếu kém, dân tộc thiểu số chiếm hon 50% (Điều tra tổng hợp) dân số toàn

xã với trình độ học van còn thấp, đời sống người dan còn gặp nhiều khó khăn Nghèo

đói là một trong những nguyên nhân cùng với các nguyên nhân kinh tế - xã hội khácảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ dân tộc, đến niềm tin với đảng, với cách mạngcủa người dân Trong tình hình đó đánh giá nghiên cứu thực trạng nghèo đói, đề xuất

các giải pháp XĐGN phù hợp và hiệu quả đối với người dân tộc thiểu số tại địa

Trang 14

phương là một việc làm cụ thể, không những chỉ thúc đây XĐGN mà còn góp phầnphát triển kinh tế- xã hội, ôn định an ninh chính trị và cụ thé hơn nữa là góp phan tíchcực cai thiện đời sống cho người dân tộc tại chỗ.

Từ những quan điểm trên và được sự đồng ý của khoa kinh tế - trường Đại Học

Nông Lâm tôi đã quyết định chọn đề tài: "Tide động của công tác xoá đối giảm nghèo

đến đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại xã TuTra - Huyện Don Dương - TỉnhLâm Đồng”

Do quỹ thời gian cũng như không gian có hạn nên nên phạm vi nghiên cứu của

khoá luận chỉ gói gọn trong một xã, cho nên không thê tránh khỏi những sai sót Kínhmong được sự giúp đỡ cũng như góp ý của quý thầy cô cùng các bạn để khoá luậnđược hoàn thiện tốt hơn

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Tác động của công tác xóa đói giảm nghèo đến đời sống đồng bào dân tộc thiểu

số tại xã

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu thực trạng đời sống người dân tại xã

- Tìm hiểu thực trạng đời sống đồng bào đân tộc thiểu số

- Phân tích vấn đề nghèo đói của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương

- Xác định nguyên nhân nghèo đói ở đồng bào

- Xác định các chỉ tiêu để lượng hóa nghèo đói

- Đánh giá hiệu quả các chương trình tại địa phương

- Đề xuất các giải pháp góp phần giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

1.3 Pham vi nghiên cứu của khóa luận

1.3.1 Phạm vi không gian

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại 4 thôn thuộc xã TuTra - Huyện Don

Dương — Tinh Lâm Đồng

1.3.2 Phạm vi thời gian

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi từ năm 2004 - 2006, mà chủ yếu là nguồn số

liệu của năm 2006 Thời gian tiến hành nghiên cứu trong 3 tháng bat đầu từ ngày

Trang 15

26/3/2007 đến ngày 30/5/2007.Số liệu điều tra sơ cấp với 60 hộ nghèo người dân tộc

thiểu số

1.4 Cấu trúc của khóa luận

Khóa luận gồm 5 chương:

Chương 1 Đặt vấn dé

Trình bày lý do chọn khóa luận, sự cần thiết của khóa luận đối với cá nhân

nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

Chương 2 Tổng quan

Giới thiệu tổng quan về công tác XĐGN và tổng quan về địa bàn nghiên cứu

như: Đặc điểm tự nhiên — kinh tế xã hội, thực trạng phát triển của địa phương

Chương 3 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

Trình bày sơ lược về những khái niệm nghèo đói, các chỉ tiêu đánh giá nghèo

đói, chính sách XDGN Trình bày các phương pháp nghiên cứu, trong đó có các

phương pháp như: Thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp, phương pháp thống kê mô tả,phương pháp phân tích, xử lý số liệu và một số chỉ tiêu đánh giá thực hiện trong khóa

luận.

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Giới thiệu chung về đặc điểm cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã, thực trạngnghèo đói tại xã nói chung và của cộng đồng người dân tộc nói riêng Trình bày cáckết quả của quá trình điều tra nghiên cứu như tình hình thu nhập của hộ nghèo, tình

hình thoát nghèo, tái nghèo, vốn vay và tác động Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩynhanh tốc độ giảm nghèo tại địa phương

Chương 5 Kết luận và dé nghị

Tổng kết đánh giá lại những vấn dé nghiên cứu Nêu lên những kiến nghị, đểxuất để thực hiện tốt trong thời gian tới

Trang 16

Phía đông giáp xã Ka Đơn.

Phía tây giáp xã Đà Ròn.

Phía nam giáp huyện Đức Trọng.

2.1.2 Địa hình, địa mạo

a) Địa hình

Địa hình xã TuTra rất phức tạp, địa hình núi cao đốc xen lẫn giữa địa hình đồi thoải và địa hình lòng chảo Đặc điểm của địa hình cũng tạo ra các vùng sản xuất nông

nghiệp mang những nét đặc trưng riêng, tuy vậy ranh giới này không rõ rệt.

- Địa hình núi cao: Phân bố ở phía nam và phía tây của xã có diện tích3.115,4ha chiếm 41,8% diện tích diện tích tự nhiên của toàn xã, có độ cao từ 1.200 mđến 1.377 m, độ đốc từ 20 - 25°, trên điện tích này chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng

trên đá Granit.

Trang 17

- Địa hình đồi thoải: Nằm tiếp giáp với các chân núi cao, rất thích hợp phát triển các lọai cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày Đất đai chủ yếu là sản phẩm phun trào

BaZan và phong hóa của đá Granit-Daxit.

- Địa hình lòng chảo có độ đốc trung bình từ 3-8° được phân bố chủ yếu ở ven sông ĐaNhim, suối N’Sé và thung lũng giữa các quả đồi, núi Tổng diện tích vào khoảng 2048 ha, có độ dốc trung bình 900 m Do ảnh hưởng của địa hình đất được

hình thành từ các sản phẩm dốc tụ, đất phù sa ven sông, suối thích hợp cho việc trồng

các loại cây như lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, lúa.

Nguồn tin: Phòng địa chính x4 TuTra

Địa hình xã TuTra không đồng nhất, bị chia cắt gây nhiều khó khăn cho sinh hoat và sản xuất của người dan địa phương Tuy nhiên đo có nhiều độ dốc khác nhau

nên phù hợp cho việc phát triển nhiều loại hình trồng trọt và chăn nuôi khác nhau: Cây

lâu năm, cây hàng năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến nông sản thực phẩm.

2.1.3 Đặc điểm về khí hậu, thời tiết

Xã nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Tây Nguyên Chia làm 2

mùa rõ rệt Mùa mưa từ thang 4 -10, mùa khô từ thang 11 - 3 năm sau Nhiệt độ trung

bình năm 2006 là 21,22°C (Theo Số Liệu Trạm Khí Tượng Thủy Văn Liên Khương)

- Độ 4m: Trung bình năm 80,7%, cao nhất là các tháng 7,8,9,10 và tháng 11,

các tháng có độ 4m thấp nhất là tháng 3 và 4

- Lượng mưa: Lượng mưa trong năm đạt 1.327mm.

Trang 18

ra trên các con suối nhỏ đã xây dựng một số hồ, đập dâng cung cấp nước sinh họat và

nước tưới cho cây trồng (4 hồ với diện tích 28,5ha)

2.1.5 Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Dat là tài nguyên quan trọng không thé thiếu trong canh tác nông nghiệp Mỗiloại đất khác nhau phù hợp với từng loại cây khác nhau Với tổng quỹ dat năm 2006 là7.450 ha thì đây được coi là một tiềm năng của xã trong việc khuyến khích phát triểncác loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Bảng 2.2 Cơ Cấu Các Loại Đất của Xã TuTra

Điện tích

Tên đất

Ha %

1 Đất phù sa sông suôi (PY) 630,5 8,46

2 Đất xám trên đá Granit (XA) 888 11,92

3 Dat nâu đỏ trên đá BaZan (FK) 1.120 15,03

4, Dat đỏ vàng trên đá Granit (FA) 3.614,16 48,51

5 Đất nâu tím trên đá BaZan (FT) 632 8,48

6 Dat nâu thầm trên đá bot BaZan (RU) 384,50 5,16

7 Dat đen trên sản phẩm bồi tu đá BaZan (RK) 37,50 0,5

8 Dat thung lũng đốc tụ (D) 34,50 0,46

9, Dat khác 108,84 1,48

Nguôn tin: Phòng địa chính xã TuTra

- Đất phù sa sông suối ( PY): Phân bố chủ yếu dọc theo sông DaNhim, suỗi

N’Sé, suối Kambuétte Đất có thành phần có thành phan cơ giới thịt nhẹ đến trungbình, độ phù cao phù hợp với trồng lúa và các loại cây hàng năm

Trang 19

- Đất xám trên đá Granit (XA): Loại đất này tập trung ở các thung lũng Đất có

thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ nghèo dinh dưỡng, phù hợp với việc trồng cây lúa

nước.

- Đất nâu đỏ trên đá BaZan (FK): Phan lớn có tang dày trên 75 cm, đất có thành

phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, độ phì từ trung bình đến khá, rất thíchhợp trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày

- Dat đỏ vàng trên đá Granit (FA): Dat có tang mỏng xuất hiện nhiều đá lộ đầu

- Dat nâm tím trên đá BaZan (FT): Hau hết cũng có độ dày trên 75cm, độ phi từtrung bình đến khá, rất thích hợp trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày

- Dat nâu thầm trên đá bọt BaZan (RU): Dat có độ phì cao thích hợp trồng cây

hàng năm.

Các loại dat còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể

b) Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Chủ yếu là hệ thống sông DaNhim, sông chảy theo hướng

từ đông bắc xuống tây nam, có lưu vực khá rộng 775 km” Đây là nguồn nước chính

dùng trong sản xuất và sinh họat của nhân dân Hiện nay TuTra có 4 hồ và 3 suốichính đủ đảm bảo cung cấp nước và nước sản xuất cho người dân

- Nguồn nước ngầm: Đây là nguồn nước bổ sung cho nguồn nước mặt trongmùa khô Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của công trình Tây Nguyên II (49C-II) vàchương trình KC12 của Liên Doan Dia Chất Thủy Van 8 cho thay nước ngầm ở TuTrathuận lợi cho sản xuất và sinh họat của người đân địa phương Tuy nhiên do địa hình

bị chia cắt, các thung lũng nhỏ hẹp nên nước ngầm chủ yếu xuất ở các mạch nhỏ đầu

nguồn, lượng nước ngầm vẫn thiếu vào mùa khô do đó phải đào giếng rất sâu Ở vùngđổi cao có nơi phải đào từ 40 - 50 m mới có nước

c) Tài nguyên rừng

Rừng TuTra rất da dạng về hệ động thực vật, độ che phủ 28% diện tích tự

nhiên Do trình độ lạc hậu, tập quán canh tác nương ray vẫn còn nên điện tích đất rùng

ngày càng giảm, chất lượng rừng suy giảm do đốt rừng làm rẫy và khai thác lâm sản

trái phép Do vậy cần tổ chức tốt công tác giao đất giao rừng và tuyên truyền giáo dục

cho người dân địa phương về tác dụng của rừng, tiễn tới thực hiện xã hội hóa lâm

nghiệp.

Trang 20

Bảng 2.3 Biến Động Diện Tích Đất Lâm Nghiệp Theo Mục Đích Sử Dụng Năm

2005 So với Năm 2000

Diện tích năm So với năm 2000

Hạng mục 2005 Diện tích năm Tăng (+)

(Ha) 2000 (Ha) Giảm (-)

Diện tích đất lâm nghiệp 2.445,41 1.622,34 823,07

Dat rimg san xuat 1.451,52 989,91 461,58

Đắt rừng phòng hộ 993,89 632,4 361,49

Dat rừng đặc dụng 0 0 0

Nguôn tin: Phòng địa chính xã TuTra

Diện tích đất lâm nghiệp năm 2005 là 2.445,41 ha tăng 823,07 ha so với năm

2000 Trong đó diện đất rừng sản xuất tăng 461,58 ha, diện tích đất rừng phòng hộtăng 361,49 ha Trong những năm qua nhờ việc thực hiện tốt công tác giao khoán rừngđến từng thôn, xóm kết hợp với việc trồng rừng, hạn chế nạn phá rừng nên diện tích

rừng có xu hướng tăng Cơ bản én định đời sống người dân xung quanh vùng trồng

rừng, gắn người dan với rung

d) Tai nguyén khoang san

Theo báo cáo về tài nguyên khoáng sản tỉnh Lam Đồng thì trên địa ban xã Tu

Tra rất nghèo khoáng sản, chỉ có một điểm nhỏ khoáng sản làm nguyên liệu như thanbùn có thể khai thác làm phân vi sinh với công suất nhỏ Khai thác cát xây dựng ven

sông Da Nhim, đá xây dung trên đồi thôn R’Lom.

e) Tài nguyên văn hóa

Xã TuTra nói riêng, huyện Don Dương nói chung là địa phương có nhiều dan

tộc sinh sống, tòan xã có 6 thành phần dân tộc Cộng đồng dân tộc lớn là dân tộc Kinh,

K’Ho, Churu Các dân tộc khác như Thổ, Lạch,Châu Ma, Chil chiếm một tỷ lệ không

đáng kể Do đó nền văn hóa ở đây rất phong phú đa dạng mang một sắc thái riêng biệt

2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Nghành sản xuất chính của xã Tu Tra là sản xuất nông nghiệp Trồng trọt giữvai trò chủ đạo, tập trung phát triển cây rau màu, cây lương thực, cây công nghiệp dàingày (Cà phê, cây đứa), trồng cỏ cung cấp thức ăn cho chăn nuôi bò sữa

Trang 21

Quỹ đất lâm nghiệp khá lớn nhưng do công tác quản lý bảo vệ chưa tốt số

lượng và chất lượng rừng đang ngày càng suy giảm Các nguồn thu từ rừng khôngđáng kể chưa tương xứng với tiềm năng của xã, nghành nghề tiểu thú công nghiệp và

các dịch vụ nông nghiệp như: Giống, kỹ thuật, vật tư kém phát triển.

Hạng mục Diện tích Năng suất Sản lượng

(Ha) (Tạ/ha) (Tan)

2 Cây ăn quả 30

-Trong đó diện tích kinh doanh 11 110 121

V Cỏ chăn nuôi : 855

-Nguôn tin: Phòng thông kê xã TuTra

Trang 22

Như được trình bày ở bảng nghành trồng trọt ở xã Tu Tra tương đối đa dạng với

nhiều loại cây trồng, trong đó cây lúa vẫn giữ vai trò chủ đạo, phan lớn tập trung ở các

thôn đồng bào dân tộc thiểu số với diện tích 1.358 ha Ngoài cây lúa thì cây bắp, càphê, rau màu các loại vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn Và những cây trồng này là

nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ sản xuất nông nghiệp tại địa phương Trong những

năm vừa qua do giá cả sản phẩm cây cà phê có xu hướng tăng ổn định nên chính

quyền địa phương đã khuyến khích phát triển cây cà phê và coi đây là cây trồng chiến

lược của địa phương trong thời gian tiếp theo

Bảng 2.5 Tốc Độ Tăng Trưởng Tống Lương Thực Bình Quân Đầu Người qua 2

Nguôn tin: Phòng thông kê xã TuTra

Qua bảng ta thay SLLTBQ/người/năm giảm một cách đáng kể qua hai năm Do

diện tích lúa hè thu năm 2006 bị mất mùa bởi hiện tượng rau nâu và nắng hạn kéo dai

Dẫn đến sản lượng lúa thu được thấp, năng suất bình quân/ha thấp, vụ hè thu chỉ đạt2,5 tan/ha Đây là khó khăn đối với người dân, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộcquanh năm chủ yếu canh tác lúa một vụ

- Về chăn nuôi

Do điện tích đất đồng cỏ và tán rừng khá lớn nên TuTra rất thuận lợi phát triển

chăn nuôi đại gia súc Số lượng đàn trâu bò có quy mô tương đối lớn so với các xãtrong huyện Tuy nhiên, thu nhập từ chăn nuôi lại không cao do hình thức chăn nuôi

của người dân chủ yếu dựa vào chăn nuôi chăn thả nhỏ lẻ và công tác giống chưa được

dau tư đúng mức.

Trang 23

Bảng 2.6 Tình Hình Phát Triển Chăn Nuôi của Xã qua 3 Năm

Diễn giải Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1 Số đầu con (con)

Nguôn tin: Số liệu thông kê xã TuTra

Nhận xét: Nhìn chung chăn nuôi tại xã chỉ là hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, tự

phát Trong khi chăn nuôi trâu bò vẫn là hình thức chăn nuôi giữ vốn hợp lý của người

dân thì chăn nuôi heo có xu hướng giảm sút (Đặc biệt là năm 2006) do đợt dịch lỡ

mồm, long móng đã gây ảnh hưởng lớn đến số lượng đàn heo cũng như tâm lý của

người dân nuôi heo.

b) Lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp năm 2005 là 2.445,41 ha trong đó có 1.451,52 ha đất rừng sản xuất chiếm 59,35%, và 993,89 ha đất rừng phòng hộ chiếm 40,47% diện tích

đất lâm nghiệp Độ che phủ hiện tại ước tính chỉ còn 28%

Do trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu nên vẫn còn hiện tượng đốt

rừng làm rẫy Tình trạng khai thác trái phép lâm sản vẫn còn xảy ra nên diện tích đất

có rừng và chất lượng rừng càng suy giảm Tuy nhiên bên cạnh đó trong năm vừa qua

được sự quan tâm chỉ dao sơ, tổng kết công tác tuyên truyền giáo dục cho người dan

được tăng cường, giao khoán bảo vệ rừng đến 70 hộ bước đầu thu được kết quả đáng

khích lệ.

1

Trang 24

c) Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

Tu Tra nằm cách trung tâm nên chủ yếu phát triển các nghành tiểu thủ công

nghiệp nhỏ như xay xát lúa gạo, may mặc, dịch vụ sửa xe máy, làm cửa sắt

Dịch vụ: Chủ yếu là các tiểu thương nghiệp, buôn bán vừa và nhỏ như mua bán

vật tư phân bón, mua bán thuốc bảo vệ thực vật, tạp hóa.

2.2.3 Thực trạng phát triển xã hội

a) Dân số, lao động, việc làm

Dân số: Tính đến năm 2006 toàn xã Tu Tra có 2.245 hộ với 10.977 nhân khẩu

Bảng 2.7 Cơ Cấu Phân Bồ Dân Cư theo Dân Tộc năm 2006

Diễn giải Hộ Nhân khẩu Cơ câu hộ (%)

Tôn giáo:

Là một xã có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như Kinh, Kho, Ma,

Chil nên có chế độ theo đạo khác nhau

Bảng 2.8 Tỷ Lệ Các Hộ Theo Đạo tại Xã

Nguồn tin: Phong thống kê xã

Trong khi người Churu chủ yếu theo đạo thiên chúa, thì người K’ho lại theo

đạo tin lành Một số ít bộ phận người kinh theo đạo Thiên Chúa, Cơ Đốc và Phật Do

Trang 25

có chế độ theo đạo như thế nên dẫn đến văn hóa của các dân tộc khác nhau tạo nêntính đa dạng trong văn hóa cộng đồng tại địa phương.

Lao động, việc làm:

Tính đến cuối năm 2006, toàn xã Tu Tra có 5.573 lao động, chiếm 50,77% dân

số toàn xã Trong đó chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, một số ít hoạt

động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

2.2.4 Thực trạng phát triển các khu dân cw

Các điểm dân cư phân theo 14 đơn vị hành chính thôn, nhìn chung các điểm

dân cư đã được hình thành và phát triển lâu đời Trước kia các dân tộc sống theo từng

cụm, thôn bản, thời gian gần đây chuyển sang hướng giãn dân (Vườn hộ) trên các trục

đường chính của thôn, xã, tạo thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển nông sản thực

Trên địa bàn xã TuTra có một công trình kiên cố là hồ R’Lom I xây dựng năm

1987 với công suất tưới thiết kế 80 ha lúa 2 vụ nhưng thực tế giai đọan năm 2002

-2006 chỉ đạt 70 ha và 2 ha cây công nghiệp lâu năm Ngoài ra còn có một số công

trình tiểu thủy nông và đập tạm khác như hồ Công Đoàn, thủy lợi Bokapang, tưới

khoảng 11 ha lúa 2 vụ và một ha cây công nghiệp

2.2.6 Y tế, văn hóa, giáo dục

a) Y tế

Xã có một trạm y tế năm ngay tại trung tâm xã với diện tích đất 5.642 m? , điện

tích đất xây dựng 204 m? với 13 phòng, dụng cụ y tế tương đối đầy đủ để khám và sơ

cứu bệnh ban dau Tình hình địch bệnh vẫn thường xảy ra, nguyên nhân là do đời sống

không được đảm bảo vệ sinh, mặt khác công tác tuyên truyền phòng ngừa chưa được

triển khai kịp thời

13

Trang 26

b)Văn hóa

Dân cư bản địa ở đây là các dân tộc như Chil, Churu, K’ho, trong đó dân tộc

Churu là cộng đồng dân tộc sống lâu đời và có nhiều hơn cả Mỗi dan tộc có một nétvăn hóa riêng mang đặc trưng của mỗi dân tộc nhưng hòa chung là một tập thể đoànkết, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ theo chu trương chính sách của đảng

c) Giáo dục

Bảng 2.9 Hệ Thống Giáo Dục Trên Địa Bàn xã TuTra

Loại trường Điểm trường Số phònghọc Số giáo viên Số học sinhTrường mâm non 1 10 12 697

Tiéu hoc 6 33 71 1.916

Trung học cơ sở 1 19 37 1527

Bồ túc văn hóa | 7 3 269

Nguồn tin: Thông kê của UBND xã TuTra

Nhìn chung công tác giáo dục tại địa phương trong thời gian qua có những biến

tiến khả quan, mặt bằng dân trí được nâng cao tạo điều kiện cho người đân tham gia

vào các họat động sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghề nghiệp, tăng thêm

nguồn thu Đây là nguồn lao động dồi dào giúp chuyển biến nền kinh tế của xã trong

nên kinh tế xã Tu Tra có bước chuyển biến nhanh chóng, đạt nhiễu thành tích trong

sản xuất Cơ câu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, sản xuất nông nghiệp, năngsuất cây trồng tăng nhanh Sản lượng lương thực lấy hat tăng rõ rệt đạt 10.430 tấn

trong năm 2005 vượt chỉ tiêu đề ra là 9.174 tấn, ước tính thu nhập bình quân đầu người

đạt 4.851.000đ/người/năm.

- Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây đựng hoàn chỉnh

- Hệ thống điện được đầu tư và gần như phủ điện tòan xã

- Tiềm năng đất đai và lao động lớn tạo điều kiện phát triển kinh tế trong những

năm tiếp theo một cách bền vững

Trang 27

- Tỷ lệ học sinh đến trường ngày một nhiều, công tác khám chữa bệnh ngày mộtđược chú trọng Đời sống văn hóa tỉnh thần ngày một được cải thiện đặc biệt là đối với

ĐBDTTS.

Khó khăn

Phần lớn các hộ nông dân còn nghèo nên thiếu vốn để đầu tư cho phát triển sản

xuất

Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn hạn chế, đời sống văn hóa tỉnh thần

đã được cải thiện song còn ở mức thấp Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn đặc

biệt là các cơ sở giành cho giáo dục, giao thông làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất và

đời sống người dan

Nguồn nước sản xuất còn thiếu thốn do hệ thống thủy lợi còn kém, nguồn nước

sinh hoạt chưa được đảm bảo.

15

Trang 28

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận về nghèo đói

3.1.1 Định nghĩa về nghèo đói

Nghèo đói đã và đang tồn tại như là một thách thức đối với xã hội loài người.Nghèo đói xuất hiện khi con người bước vào xã hội có giai cấp như là hệ quả của quátrình phát triển kinh tế xã hội, phân hóa giai cấp và phân hóa tài sản Tùy vào quan

niệm và cách thức tiếp cận, hiện có rất nhiều định nghĩa, khái niệm về nghèo đói

Tại hội nghị về chống nghèo đói đo ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Thái Binh Dương (ESCAP) té chức tại BangKok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, cácquốc gia của khu vực đã thống nhất cao và cho rang : “ Nghéo đói là tinh trạng một bộphận dân cư không có khả năng thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người mà nhữngnhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của

Á-từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận” (Tài Liệu Tập Huấn Cán Bộ

Xóa Đói Giảm Nghèo Cấp Xã, Nhà Xuất Bản Lao Động Hà Nội, 2003)

Quan niệm về nghèo đới phan ánh 3 khía cạnh chủ yếu của người nghèo:

- _ Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con

nguoi.

- _ Có mức sống thấp hon mức sống trung bình của dân cư

- _ Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng

Doi và nghèo là hai phạm trù khác nhau được định nghĩa như sau:

Nghèo là tình trạng tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có các điều kiện vật chất và tỉnh thần để duy trì cuộc sống của gia đình họ ở mức tối thiểu trong điều kiện chung

của cộng đồng

Nghèo luôn luôn là đưới mức trung bình của cộng đồng trên mọi phương diện

Giữa mức nghèo và mức trung bình có một khỏang cách thường là ba lần trở lên.

Trang 29

Đói là một bộ phận của những hộ nghèo, mọi điều kiện không đạt tới mức tối

thiểu

Có hai mức độ phân biệt nghèo:

Nghèo tuyệt đối: là tinh trạng một bộ phận dân cư sống dưới khả năng được

hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản tối thiểu của con người

Nghèo tương đối: là khái niệm ding để chỉ một mức độ của điều kiện sống mà

ở đó những tầng lớp dưới được xem là kém phát triển hơn trong tương quan so sánhvới những người thuộc tầng lớp khác Nghèo tương đối không chỉ đề cập đến mức thunhập thấp, mà còn còn bao gồm cả các điều kiện kinh tế - xã hội, vật chất lẫn tinh thầncũng như khả năng hòa đồng với xã hội của mỗi người

3.1.2 Các chỉ tiêu để lượng hóa tinh trạng nghèo đói

- Chỉ tiêu về thu nhập: Được tính dựa vào mức thu nhập bình quân theo đầungười/tháng của tổng thu nhập từ tất cả các nguồn chính thu được của hộ gia đình

- Chỉ tiêu về chỉ phí: Chỉ tiêu này được lượng hoá dựa vào mức chỉ tiêu của hộgia đình/năm, chủ yếu là các chi tiêu về ăn uống, nhu cầu cơ ban như (An, mặc, thuốc

men, chi cho giáo dục ).

- Chỉ tiêu về tài sản sinh hoạt: Những căn nhà tạm bợ, tranh tre, vách nứa vànhững tài sản sinh hoạt khác đưới mức trung bình về lượng lẫn về chat

- Chỉ tiêu về tài sản sản xuất: Ít hoặc thiếu đất đai, thậm chí không có đất sản

xuất, công cụ lao động thô sơ, thiếu thốn hoặc không có công cụ sản xuất dẫn đến khả

năng canh tác thấp

- Chỉ tiêu về vốn: Những người nghèo thường không có vốn để sản xuất, họthường phải vay mượn Những người đói gay gắt phải vay nợ dé chi tiêu về lươngthực Họ thường gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề vay vốn Nguồn vốn dự trữdường như bằng không nên gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hiện tại

3.1.3 Tiêu chí để xác định nghèo đói

Ở Việt Nam có hai tiêu chí khác nhau để xác định nghèo đói khác nhau được áp

dụng bởi hai tổ chức khác nhau:

Tiêu chí thứ nhất được áp dụng bởi tổ chức ngân hàng thế giới và tổng cục

thống kê Tiêu chí này được tính toán dựa vào mức chỉ tiêu tối thiểu/người/ngày tính

000227

17

Trang 30

ra đơn vị kcalo Theo đó được xếp vào diện đói nghèo là tất cả những người có mức

chi tiêu dưới 2.100 kcalo/ngày.

Tiêu chí thứ bai được ban hành và áp dụng bởi Bộ LĐTB - XH được tính dựa

vào mức thu nhập tối thiểu/ người/ ngày tính ra đơn vị lương thực quy ra gạo hay ratiền Việt Nam và khác nhau giữa các vùng.Theo phương pháp này Bộ LDTB - XH đã

bốn lần công bố chuẩn nghèo tính theo thu nhập bình quân đầu người cho các giaidoan cụ thé khác nhau : 1993 - 1995, 1996 - 2000, 2001 - 2005, 2006 - 2010 Theo banhành chuẩn nghèo của Thủ Tướng Chính Phủ áp dụng cho giai đọan 2006 - 2010 như

(Thông Cáo Báo Chí về Tỷ Lệ Hộ Nghèo Năm 2002 và Năm 2004 Theo Chuẩn Nghèo

Áp Dụng cho Giai Đoạn 2006 - 2010, Tổng Cục Thống Kê, 2005)

3.1.4 Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập năm 1995, Hồ ChiMinh đã coi nghèo đói là một thứ giặc cần phải điệt Người nói: “ Nhiệm vụ của chínhphủ từ trung ương đến địa phương là làm cho người nghèo đủ ăn, người đủ ăn thì khá

lên và người giàu thì giàu thêm” (Nguyễn Văn Tiêm, 1993, Giàu Nghèo Trong Nông

Thôn Hiện Nay, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội)

Khi đất nước chuyển sang thời kỳ đổi mới thì thực tiễn phân hóa giàu nghèocàng sâu sắc, lúc này đại hội lần thứ VII mới nêu chú trương: “Khuyến khích làm giàu

đi đôi với giảm số người nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội phù hợp với trình độ phát

triển kinh tế”

Đến năm 1995, báo cáo quốc gia của chính phủ Việt Nam tại hội nghị thương

đỉnh Copenhagen về phát triển kinh tế xã hội đã khang định xóa đói giảm nghèo làchính sách quốc gia quan trong Năm 1998, với việc chính phủ ban hành chương trìnhmục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo (Chương trình 133) và một loạt chương trình dự

án phát triển kinh tế xã hội khác, công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam chính

Trang 31

thức được phát động và ngày càng đi vào cả bề rộng và lẫn bề sâu, ở cả vùng đồng

bang lẫn vùng miền núi

3.1.5 Nghèo đói ở các dân tộc thiểu số

Nghèo đói ở các dân tộc thiểu số là một bộ phận của nghèo đói nói chung, nómang tính toàn cầu cao Do điều kiện sinh họat văn hóa cũng như nhận thức khác nhau

nên vấn đề nghèo đói của người dân tộc thiểu số và người kinh có sự khác nhau cơ

bản Tỷ lệ nghèo đói của người dân tộc thường chiếm ty lệ cao gấp vài lần so với

người kinh sống cùng trong một địa bàn Một thách thức nữa đối với vấn đề giảmnghèo ở đồng bao dân tộc thiểu số là vấn dé dân tộc học và phong tục của đồng bào

Đây là thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc xóa đói giảm nghèo cũng như đưa

ra những chính sách XDGN thích hợp cho từng giai đọan cụ thé.

3.1.6 Những thách thức trong giảm nghèo và phát triển nông thôn Việt Nam

Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo, với mức thu nhập bình quân đầu

người năm 2006 khoảng 715 USD

(Song Linh, Bình Quân Thu Nhập Theo Đầu Người Đạt 715USD,tháng! 1/2006,http://vnexpress.net/Vietnam/Kinhdoanh/2006/1 1/3B9F053D/)

Việt Nam vẫn là nước có thứ hạng thấp so với các nước khác trong khu vực và trên thế

gidi.

Nghéo đói van tập trung ở nông thôn Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng nghèo đói

vẫn là vấn đề chủ yếu ở nông thôn Người nghèo ở nông thôn vẫn có một khoảng cách

với người nghèo ở đô thị, bởi mức chỉ tiêu của họ ở mức dưới ngưỡng nghèo rất xa.

Kha năng tiếp cận các dịch vụ của người dân nông thôn rất hạn chế Họ khôngchí nghèo về mặt kinh tế mà còn nghèo cả về mặt tiếp cận các dịch vụ

Một trong những thách thức lớn đối với người dan nông thôn là sự gia tăng mộtcách nhanh chóng và ở mức cao của dân số và lao động làm cho tình trạng khan hiếmđất đai, thiếu việc làm ngày càng trở nên gay gắt Môi trường bị suy thoái, tài nguyêncạn kiệt, mất đa dạng sinh học Không những thế khả năng tiếp cận thị trường thấp gây

khó khăn không nhỏ cho quá trình hội nhập vào thị trường Tỷ giá cánh kéo giữa giá

hàng công nghiệp - dịch vụ với nông sản có diễn biến bat lợi cho nông dan, thể hiện

giá xăng dau có xu hướng tăng mạnh trong khi giá sản phẩm nông sản ngày càng giảm

sút Cộng đồng dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dân số cả nước với

19

Trang 32

nhiều tập quán phong tục khác nhau, đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với

công tác xóa đói giảm nghèo.

Nông thôn Việt Nam với % dân số cả nước là nơi sinh sống của trên 90% ngườinghèo Một chiến lược phát triển nếu không chú trọng xử lý những thách thức của khuvực nông thôn sẽ không mang lại thành công Chỉ có thể giảm bớt sự nghèo đói củamột nước nông nghiệp nếu giảm được sự nghèo khó ở nông thôn Nhiều bài học phát

triển ở các nước trên thế giới chỉ ra rằng, để giải quyết vấn đề đó đòi hỏi phải có

những giải pháp địa phương, những giải pháp có tính thích ứng, được hình thành trên

cơ sở có sự tham gia của người dân.

3.1.7 Quan điểm, định hướng chiến lược xóa đói giảm nghèo của đảng và nhà

nước ta

Xóa đói giảm nghèo là một trong những chương trình quốc gia mang tính chiến

lược, là mục tiêu ưu tiên trong toàn bộ các chính sách kinh tế và xã hội, một quốc sách

lớn, một cuộc cách mạng sâu sắc, một cuộc vận động phong trào quần chúng sâu rộng,

nhất là ở địa phương, cơ sở để xây dựng đất nước theo định hướng XHCN (Dai hội

VỊ).

Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, gắn xóa

đói giảm nghèo với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, kinh tế hộ, địch vụnghành nghề; Lồng ghép xóa đói giảm nghèo với các chương trình mục tiêu quốc gia

và an sinh xã hội Xác định rõ các vùng trọng điểm, các họat động ưu tiên để tập trung

nguồn lực có hiệu quả

Gắn xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm với thực hiện quy chế dân chủ

cơ sở Tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo tiếp cận với các

dịch vụ cơ bản.

Khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với tích cực XĐGN, hạn chế sự

phân cực quá đáng khoảng cách giàu nghèo (Đại hội VII, VIII, IX).

Muốn XĐGN, nhà nước phải tạo cơ hội đồng đều cho sự phát triển của mọingười, giải quyết việc làm, đào tao, nâng cao dan trí, có nguồn hỗ trợ cho người nghèo

một cách có hệ thống, đồng thời lại vừa tạo ra môi trường cho nền kinh tế nói chung

và giới doanh nghiệp nói riêng có được những động lực mạnh mẽ dé làm giàu (IX).

Trang 33

Xóa đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ chung của đảng, của nhà nước ta.

Mà nó còn là bốn phận cũng như là trách nhiệm của từng hộ nghèo, tùng xã nghèo trên

con đường vươn lên tự thóat nghèo, phát triển kinh tế

3.1.8 Các nguồn vốn của kinh tế hộ trong XĐGN

Khuôn khổ và khái niệm phân loại và phân tích kinh tế hộ gia đình tập trungvào vấn đề” Kinh tế hộ bền vững” Cơ sở năm ở chỗ hiểu được cơ cấu hộ của ngườidân Cơ cầu đó bao gồm và phụ thuộc vào năm loại nguồn lực, vào mối quan hệ giữacác loại nguồn lực hay nguồn vốn sau:

Bảng 3.1 Các Nguồn Vốn của Kinh Tế Hộ Gia Đình ở Các Dân Tộc Thiểu Số

Vôn tựnhin Vỗônnhânlực Vônxãhội Vốn tài chính Vôn tài sản

Các loại đất — Lao động Các mạng lưới Thu nhập Nhà ở

lý trữ tài sản xuất, đi lại

Thu nhập phụ Công cụ sản xuất

Nguồn tin: Một Số Van Dé Giảm Nghèo Ở Các Dân Tộc Thiểu Số Việt Nam, Nha

Xuất Bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội, 2003

3.1.9 Mục đích, ý nghĩa của chương trình xóa đói giảm nghèo

Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN ra đời nhằm hỗ trợ vốn, vật tư kỹ thuậtcho các hộ gia đình có thu nhập thấp để phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời

sống, xóa được đói, giảm được nghèo Mặt khác thực hiện chương trình giúp giảm tỷ

lệ hộ đói nghèo, giảm khoảng cách phân hóa giàu nghèo trong cả nước, hướng đến xây

dựng một xã hội công bằng dân chủ, văn minh

Z1

Trang 34

Đây là chương trình mang tính thiết thực cao phù hợp với điều kiện kinh tế hiện

tại, khi mà tỷ lệ đói nghèo đang còn là vấn đề nhức nhối cho mọi người, mọi nhà lẫn các ban nghành có liên quan trong việc tim ra giải pháp XDGN hiệu qua nhất.

3.2.Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Số liệu thống kê từ các phòng ban, UBND xã TuTra, phòng

thống kê xã

- Số liệu sơ cấp: Thông qua phỏng vấn nông hộ, cán bộ địa phương có liên quanđến van đề nghiên cứu Điều tra phỏng vấn nông hộ (Cụ thể sẽ tiến hành điều tra 60 hộ

nghèo).

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu mô tả

Là phương pháp thông qua việc quan sát thực về địa bàn nghiên cứu từ đó đưa

ra các nhận định, mô tả một cách khái quát về vấn đề nghiên cứu Cụ thể trong khóa

luận sẽ tiến hành nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo nói chung và của

người dan tộc thiểu số nói riêng

3.2.3 Phương pháp phân tích

- Phương pháp phân tích số liệu: Dùng word, excel dé phân tích và xử lý

Một số chỉ tiêu dùng để phân tích

- x Thu nhập gia đình Thu nhập của người dân =

Số người trong hộ

2 Thu nhập của gia đình = Thu nhập từ nông nghiệp + Thu nhập từ phi nông nghiệp + Thu nhập từ làm thuê.

Chỉ tiêu kết quá

3 Doanh thu = Giá bán * sản lượng

Gia ban: La giá dau ra khi ban san pham trên thị trường

Sản lượng: Là lượng sản phẩm thu được trong quá trình sắn xuất

> Doanh thu: Là giá trị thu được bằng tiền khi bán lượng hàng hóa thu được trong quá

trình sản xuất

> Chi phi = Chi phí vật chất + Chi phí lao động

Chi phi vật chất: Là các khoản chi phí như giống, phân bón, thuốc, chi phí làm dat

Chỉ phí lao động: Bao gồm chỉ phí lao động nhà và chỉ phí lao động thuê

Trang 35

Tổng chỉ phí: Là lượng tiền bỏ ra trong quá trình sản xuất để thu được một lượng sản

phẩm nhất định Nó bao gồm các chi phí phát sinh có liên quan đến quá trình sản xuất

Lợi nhuận = > Doanh thu - 5 Chi phí

Lợi nhuận là khoảng chênh lệch giữa doanh thu va chi phí.

Thu nhập =Lợi nhuận + Chỉ phí lao động nhà.

Thu nhập là phần thu được từ việc bán tất cả các sản phẩm làm ra trừ đi chỉ phí vậtchất mua ngòai và chỉ phí lao động thuê ngòai không tính công lao động nhà

Chỉ tiêu hiệu quả

fo , 3 Doanh thu

Hiệu suât dong vén = —_

3 Chi phí

(Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu thu được phải bỏ bao nhiêu đồng vốn)

Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/> Chi phí

(Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chỉ phí bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận)

Tỷ suất thu nhập = Thu nhập/> Chi phí

(Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chỉ phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập)

Nguồn tin: (Thái Anh Hòa, 2005, Kinh Tế Nông Lâm)

23

Trang 36

CHƯƠNG 4

KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm kinh tế xã hội cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã

4.1.1 Dân số - nguồn gốc

Lâm Đồng, vùng đất cao nguyên là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em: Kinh,

Churu, K’ho, Chil, Mạ Ngoài dân tộc kinh thì dân tộc K”ho, Churu là 2 dân tộc thiểu

số tại chỗ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số dan số tại tinh Dân tộc K’ho có ngôn ngữthuộc hệ Môn Khơmer với tổng số đân trên 150.000 người (2005).Trong khi đó dântộc Churu lại thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa Đảo với dân số ít chủ yếu tập trung ở xã TuTra huyện Don Dương, một số Ít sống rải rác ở một số xã, ấp thuộc huyện Di Linh với

dân số khoảng 8000 người

- Sinh hoạt kinh tế

Do nguồn gốc lịch sử và địa bàn sinh sống lâu đời tai dia phương người Churu,K’ho cũng như các dân tộc thiểu số khác họ đã biết làm ruộng từ lâu đời Trồng trọtchiếm một vị trí hàng đầu trong đời sống kinh tế và lúa là nguồn lương thực chủ yếu;Ngoài lúa họ còn trồng thêm ngô, khoai, sắn và một số loài rau đậu trên rẫy và trong

vườn.

Nói chung, nên kinh tế cỗ truyền của người dân tộc thiểu số tại xã là một nền kinh tế

tự nhiên, tự túc, tự cấp bó hẹp trong từng hộ gia đình, dòng họ và buôn làng Chăn

nuôi chưa trở thành nghành chính, chưa tách khỏi trồng trọt

4.1.2 Tổ chức xã hội

a) Làng

Xã hội cô truyền người dan tộc Churu, K’ho dựa trên tổ chức làng Đứng đầu

mỗi làng là một già làng do tất cả các thành viên lựa chọn trong số những người đàn

ông lớn tuổi nhất làng và có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp

Trang 37

Tuy nhiên ngày nay theo đà phát triển kinh tế chung của xã, mỗi làng (Thôn)

đều có một trưởng thôn phụ trách về kinh tế, đời sống của người dân trong thôn Sự

phát triển của thôn phụ thuộc rất nhiều vai trò đảm trách của già làng, trưởng thôn Đó

cũng là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã.

b) Gia đình

Dưới làng, là một cộng đồng huyết thống như: đại gia đình, tiểu gia đình và

dòng họ.

Gia đình trong xã hội của người Churu, K*ho, Chil theo chế độ mẫu hệ Điều đó

biểu hiện tập trung nhất ở vai trò của người vợ, người cậu và quyển thừa kế thuộc về

những người con gái trong gia đình.

c) Hôn nhân

Hôn nhân của bà con dân tộc thiểu số tại xã nói riêng cũng như tòan huyện nói

chung đều rất rờm rà tốn kém Vì theo chế độ mẫu hệ nên nhà gái phải đứng ra lo liệu

tòan bộ trâu, bò, chiêng, ché rượu để “ Bắt Chồng” cho con Điều đáng chú ý là con

cái sinh ra đều phải mang họ mẹ Đặc biệt hơn cả là trong xã hội người Churu hiện

tượng quan hệ nam, nữ tiền hôn nhân không được xem là hệ trọng và trinh tiết người

con gái không hề ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân Nhưng ngoại tình được xem là mộttrọng tội va bi luật tục trừng phạt nặng nề Hiện tượng luật tục “ Nối Dây” trong hônnhân vẫn còn xảy ra ở một số dòng họ đồng bào K’ho Đây là luật tục cần được xóa bỏ

để người dân dần hòa nhập với nền văn hóa chung của cộng đồng

d) Phong tục, tap quán, tin ngưỡng

Do trình độ phát triển kinh tế, khoa hoc kỹ thuat còn thấp, con người phụ thuộc

quá nhiều vào tự nhiên, đồng bào dan tộc thiểu số tại xã vẫn còn bảo lưu một số phong

tục, tập quán lạc hậu như thờ cúng đa thần: Thần đập nước, Thần Bomung

- Về văn hóa nghệ thuật dân gian: Người Churu có vốn ca đao, dân ca phongphú Phần lớn vốn tục ngữ dân ca đều phản ánh chế độ mẫu hệ, dé cao vai trò củangười phụ nữ trong gia đình và trong xã hội truyền thống.

- Về âm nhạc: Có trong, kèn, đông la (Churu), chiêng (K’ho) Trong những

ngày vui người Churu thường tấu điệu Tamga, một vũ điệu mang tính cộng đồng rấtđiêu luyện.

Trong đời sống hàng ngày người K"ho có nhiều nghỉ lễ như:

25

Trang 38

Lễ phát rừng

Lễ cúng lúa mới

Lễ hội công chiêng

Nói chung, bên cạnh những phong tục tập quán đáng khích lệ, thí một số đồng

bào còn nhiều quan niệm cỗ hủ Nếu gạt đi những yếu tố hoang đường thì kho tàngphong tục tập quán, văn hóa dân gian của đồng bào sẽ góp phần không nhỏ vào kho

tảng văn học nghệ thuật của dân tộc.

4.2 Tình hình tổng quát cia hộ nghèo

Kết quá điều tra năm của phòng LDTB — XH năm 2006 cho ta bảng sau:

Bảng 4.1 Tình Hình Phân Bố Hộ Nghèo tại Địa Phương Năm 2006

m Đơn vị Tông số hộ Số hộ nghèo Cơ cầu

xã Trong đó người dân tộc thiểu số chiếm tới 78,18% tổng số hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới Tập trung chủ yếu ở thôn Bokapang với 139 hộ nghèo, đây là thôn mới

Trang 39

tách ra từ thôn Kamboutte cũ Với số lượng hộ nghèo tương đối lớn như thế thì đây

được coi là một thách thức đối với địa phương trong việc thực hiện những chương

trình xóa đói giảm nghèo mang tính lâu dài, bền vững

Hình 4.1 Biéu Đồ Thể Hiện Tình Hình Phân Bố Hộ Nghèo tại Xã Năm 2006

_—]1,65

Câu sắt Đahoa Kambutte

] 12,97 ] 7,08

] 16,39 ]8,25

112,5 |

112,85

Bokabang

Hawai Madanh

K’Lot R’Lom

Kinh Té Moi

Lac Thanh

18,14 15,31

a 3,07

1 0,4711,89

Như được thé hiện ở hình 4.1 thì số hộ nghèo chủ yếu phân bố ở các thôn người

dân tộc như: Bokapang (16,39%), Dahoa (12,97%), K’lot (12,85%) Trong khi đó số

hộ nghèo đạt tỷ lệ thấp tại các thôn người kinh như Lạc Trường, Cầu Sắt, LạcNghiệp .Tuy nhiên số hộ nghèo này vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu hộ của toàn xã.4.3 Thực trạng nghèo đói cia đồng bào dân tộc thiểu số tai xã

4.3.3 Điều kiện sinh họat của hộ nghèo

Bảng 4.2 Khảo Sát Điều Kiện Sinh Hoạt của Hộ Nghéo trên Địa Bàn Nghiên Cứu

Zt

Ngày đăng: 19/12/2024, 22:21

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN