+ Lang nghề là làng thôn, bản, ấp ở nông thôn có nghề thủ công nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn thu nhập chính, quan trọng của người dân trong + Thu nhập từ sán xuất và kinh doa
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG ĐẠI HOC NONG LAM TP HO CHÍ MINH
ĐỊNH HUONG CAC GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN NGHE
MAY TRE DAN TAI HUYEN SON TINH TINH QUANG NGAI
pO THI KHANH LY
KHOA LUAN TOT NGHIEP
DE NHAN BANG CỬ NHÂN
NGANH PHAT TRIEN NONG THON & KHUYEN NONG
Thành phố Hồ Chí Minh
7/2007
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hé Chí Minh xác nhận khoá luận “Định hướng các giải pháp
phát triển làng nghề mây tre đan Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi” do
Đỗ Thị Khánh Ly, sinh viên khoá 29, ngành phát triển nông thôn, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày 3 tháng F năm 2007
Lê Quang Thông
Giáo viên hướng dẫn,
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Lê Quang Thông,
người đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình, sâu sắc trong suốt thời gian thực hiện dé tài
luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu, các giảng viên khoa Kinh tế trường
Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, đã truyền đạt cho tôi những nên tảng kiến thức
và kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập ở trường
Xin chân thành cảm ơn các Cơ quan, Ban ngành ở tỉnh Quảng Ngãi, huyện Sơn
Tịnh và xã Tịnh Ấn đã cung cấp tài liệu, nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân trong gia đình, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi về mặt vật chất lẫn tỉnh thần để tôi có thể vững tâm trong học
tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài của mình.
Người thực hiện
Đỗ Thị Khánh Ly
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐỖ THỊ KHÁNH LY Tháng 7 năm 2007 “Định Hướng Các Giải Pháp Phát Triển
Làng Nghề Mây Tre Đan Xã Tịnh Ấn, Huyện Sơn Tịnh, Tỉnh Quảng Ngãi.”
ĐỖ THỊ KHANH LY July 2007 “Orient Solutions To Develop Bamboo Handicraft
Village in Tinh An Commune, Son Tinh District, Quang Ngai Province”
Khóa luận tìm hiểu hiện trang phát triển ngành nghề mây tre dan tai địa bàn xã
Tịnh Ấn, đặc biệt đi sâu phân tích sự thay đổi trước và sau khi khôi phục làng nghề trên cơ sở điều tra những hộ có tham gia sản xuất mây tre đan Kết quả cho thấy từ chỗ chỉ có một vài hộ sản xuất với tính chất manh mún, nhỏ lẻ đến nay tại làng nghề
đã có công ty TNHH Thanh Nam sản xuất với quy mô lớn, sản phẩm không những
cung cắp thị trường trong nước mà còn cung cắp ở thị trường nước ngoài Về cơ sở hạ tầng cũng được cải thiện nhiều hơn, đời sống nhân dân cao hơn hẳn so với làng thuần
nông Bên cạnh đó, khóa luận còn xem xét các điều kiện để phát triển ngành nghề Từ
đó đưa ra giải pháp cũng như một số đề nghị với chính quyền và cơ quan đoàn thể tại
địa phương dé góp phần đưa làng nghề mây tre đan phát triển hơn nữa trong tương lai.
Trang 51.4 Cấu trúc của khoá luận
CHƯƠNG 2 TONG QUAN
2.1.Téng quan vé huyén Son Tinh
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.3 Đặc điểm làng nghẻ truyền thống Việt Nam
3.1.4 Tiêu chí đánh giá làng nghề truyền thống
3.1.5 Kinh nghiệm một số nước3.1.6 Phát triển bền vững
Trang vill
ix
Ề be
10 0 0 © UW WW WN NN NN mm mm
a osoa HD NL
Trang 63.2 Phương pháp nghiên cứu 21
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 21
3.2.2.Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 21
3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ø1
CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Khái quát sự ra đời của các làng nghề truyền thống trong các làng xã ở vùngnông thôn nước ta 22
4.2 Giới thiệu làng nghề truyền thống mây tre đan xã Tịnh Ấn 23
4.2.1 Khái quát chung 23
4.2.2 Hiện trạng làng nghề 24
4.2.3 Qúa trình thăng trầm và phát triển của làng nghề 37
4.2.4 Điều kiện để phát triển làng nghề mây tre đan Tịnh Ấn 38
4.3 Tình hình điều tra các hộ sản xuất 40
4.3.2 Trình độ học vấn 40
4.3.3 Vốn tài sản trong gia đình 41
4.3.4 Thu nhập 43
4.3.5 Tín dụng 45
4.4 Ảnh hưởng của quá trình khôi phục và phát triển đối với địa phương 46
4.4.1 Đối với từng hộ gia đình 46
4.4.2 Đối với nền kinh tế - xã hội của địa phương 47
4.5 Các giải pháp để phát triển nghề mây tre đan 48
4.5.1 Tổ chức, quy hoạch lại làng nghề 48
4.5.2 Tăng cường sự giúp đỡ, hỗ trợ để đổi mới trang thiết bị cho các cơ
sở sản xuất kinh doanh 50
4.5.3 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và nâng cao tay nghề cho người
lao động trong làng 51
4.5.4 Giải pháp về vốn $2
4.5.5 Giải pháp thị trường 52
vi
Trang 7CHƯƠNG V KET LUẬN VA DE NGHỊ
58
Trang 8DANH MỤC CAC BANG
Trang
Bang 3.1 Thu Nhập Bình Quân Hang Tháng của Thợ Thủ Công Năm 2004 - 2005
Bảng 4.1 Giá Trị Sản Xuất của Các Hộ Dân Trong Làng Nghề
Bang 4.2 Mức Thu Nhập Bình Quân 1 Lao Động/Năm
Bảng 4.3 Biến Động Lực Lượng Lao Động của Cơ Sở Qua Các Năm
Bảng 4.4 Số Lượng Các Công Ty Giao Dịch Qua Các Năm
Bảng 4.5 Thể Hiện Số Lượng và Doanh Thu Trong Xuất Khẩu Sản Phẩm
Bảng 4.6 Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi
Bảng 4.7 Trình Độ Học Vẫn của Người Dân (60 hộ)
Bảng 4.8 Diện Tích Đất Canh Tác Nông Nghiệp của Các Hộ Điều Tra
Bang 4.9 Các Loại Nhà ở của Người Dân
Bảng 4.10 Mức Thu Nhập Bình Quân 1 Lao Động/ Năm Theo Ngành Nghề
Bảng 4.11 Chi Phí của Một Chiếc Giỏ
Bảng 4.12 Thu Nhập của Người Dân Đan Giỏ Trong Một Ngày
Bảng 4.13 Cơ Cấu Hộ Vay Vốn
Bảng 4.14 So Sánh Các Hình Thức Vay của Nông Hộ
Bảng 4.15 Tự Đánh Giá Chất Lượng Cuộc Sống của Người Dân
Bảng 4.16 So Sánh Cơ Cầu Kinh Tế của Huyện Sơn Tịnh Năm 2003 - Năm 2006
ix
12 25 28 31
31
35 40 41 42 42 43 44
44
45
45 46
47
Trang 9DANH MỤC CÁC HINH
Hình 2.1 Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Sơn Tịnh Năm 2003 và Năm 2006
Hình 3.1 Sơ Đề Các Thành Phần Do Luong Sự Phát Triển
Hình 4.1 Người Dân Đang Tham Gia Đan Lát
Hình 4.2 Sự Da Dạng về Sản Phẩm của Làng Nghề
Hình 4.3 Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm
Hình 4.4 Sơ Đồ Kênh Cung Cấp Nguyên Liệu
Hình 4.5 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Cơ Sở Thanh Nam
Hình 4.6 Sơ Đồ Mối Quan Hệ từ Cơ Sở Gia Công đến Người Lao Động
Hình 4.7 Cơ Sở Mây Tre Đan Thanh Nam
Hình 4.8 Các Sản Phẩm Được Làm từ Cơ Sở Thanh Nam
Hình 4.9 Sơ Dd Quy Trình Sản Xuất Sản Pham
Hình 4.10 Một Góc Sân Phơi Sản Phẩm
Trang
20 24 26 a7
27
29
30 30
33 34 34
Trang 10—m=~— == oe be + "am Sm ene
DANH MUC PHU LUC
Phụ lục 1 Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2 Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
xi
Trang 11CHƯƠNG 1
MỞ DAU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) ở nước ta đã được hình thành lâu đời
và có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội Ngành TTCN cung cấp hàng hóa cho xã hội như: vải vóc, gốm sứ, bàn ghế, cung cấp công cụ lao động cho sản
xuất nông nghiệp cày, cuốc, Bên cạnh đó còn khắc họa truyền thống văn hóa dân tộc
vì các sản phẩm là một kiệt tác nghệ thuật, những bức tranh trên sản phẩm phản ảnh
trình độ nghệ nhân cũng như bức tranh cuộc sống hiện thực xã hội.
Đặc điểm dân cư nông thôn nước ta sinh sống chú yếu bằng nghề nông, tính
chất độc canh là phổ biến, lao động vẫn còn dư nhiều Phát triển ngành thủ công
truyền thống là tận dung được thời gian cũng như lao động nhàn rỗi, nguyên vật liệu,phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở địa phương, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho
người dân.
Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi là địa phương tập trung dân cư đông (dân số
195.361 người), có nhiều ngành nghề truyền thống như: Nghề rèn (Tịnh Minh), mây
tre đan (Tịnh An), làng nghề chiếu cói (Tịnh Khê), nón lá (Tịnh Bình), bánh gai (Tinh
Hiệp) Bên cạnh một số làng nghề phát triển như: Nghề mây tre đan (Tịnh Ấn), nghề
rèn (Tịnh Minh) thì cũng có một số làng nghề đã bị mai một và dan mất đi như: làng
nghề chiếu cói (Tịnh Khê), Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, với mục tiêu giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng trong ngành công
nghiệp và dịch vụ, huyện Sơn Tịnh đã và đang có những dự án, kế hoạch khôi phục và
phát trién ngành tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là ngành nghề truyền thống
Trang 12Xuất phát từ lý do trên, với sự đồng ý của Khoa Kinh tế và sự hướng dẫn củathầy giáo, TS Lê Quang Thông, tôi đã chọn đề tài: “Dinh hướng các giải pháp phát
triển nghề mây tre đan truyền thông xã Tinh An, huyện Sơn Tịnh, tinh Quảng
Ngãi”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu hiện trạng của làng nghề, qua đó đề xuất các giải pháp để làng nghề
được phát triển hơn nữa trong tương lai
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
- Lãnh thổ huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
- Các tô chức, các hộ gia đình tham gia ngành nghề mây tre đan ở xã Tinh An
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Nguồn số liệu thu thập từ năm 2002 đến năm 2006
- Tiến hành thu thập và xử lý số liệu từ tháng 03/2007 đến tháng 06/2007
1.4 Cấu trúc của khoá luận
Chương 1: Mở đầu
Chương này nêu lý do chọn đề tài, nêu mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, nội dung
nghiên cứu và tổng quan cấu trúc đề tài
Chương 2: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các cơ sở lý luận về làng nghề và đặc điểm làng nghé như tính truyền
thống, tính cộng đồng và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 13CHƯƠNG 2
TONG QUAN
2.1.Téng quan về huyện Son Tinh
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Sơn Tịnh năm trong vùng duyên hải miền Trung, là vùng chuyển tiếp
_ giữa miền núi, đồng bằng và ven biển Có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam
chạy ngang qua, có Cảng Sa Kỳ và cách Cảng biển nước sâu Dung Quất khoảng 30km
về phía Bắc, do vậy đây là điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá với các địa
phương khác, cũng như thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Huyện Sơn Tịnh có diện tích tự nhiên 34.357 ha và có vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Bình Sơn
+ Phía Nam giáp thành phố Quảng Ngãi (cách 3km)
+ Phía Tây giáp 2 huyện miền núi là Sơn Hà và Ba Tơ
+ Phía Đông giáp Biển Đông
Don vị hành chính trong huyện: Gồm 20 xã và | thị tran với 108 thôn
b) Khí hậu - thời tiết
Sơn Tịnh là địa phương năm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ
rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, mùa mưa thường có
gió bão và rét gây khó khăn đến san xuất và đời sống của người dân Mùa nắng từ
tháng 3 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình từ 34°C - 35°C, Lượng mưa trung bình hàng
năm từ 2.100mm đến 2.300mm và phân bổ không đền, tập trung vào tháng 9, tháng 10
và gây lũ lụt lớn Độ âm trung bình từ 83% - 86% nhưng thường lên cao đến 90%, chủ
yêu vào mùa mưa.
Trang 14Tính chất hai mùa khá rõ nét đã tạo ra những khó khăn và thuận lợi trong hoạt
động sản xuất TTCN: Khó khăn là mùa mưa một số ngành bị hạn chế nên cần phải có
kỹ thuật bảo quản tránh hư hỏng cũng như nhu cầu mua sắm, thuận lợi: Mùa mưa thời
gian nhàn rỗi của lao động nhiều hơn ueu giá thành lao động rẻ, lượng phù sa lớnthuận lợi cho việc trồng cây để cung cấp nguyên liệu cho ngảnh TTCN
c) Địa hình - Dat đai
- Địa hình: Hướng nghiêng từ Tây sang Đông, chia thành 3 vùng rõ rệt.
+ Vùng đồi núi nằm ở phía Tây chiếm khoảng 15,6% điện tích tự nhiên
+ Vùng đồi gò nằm xen kẽ các vùng trong huyện, diện tích chiếm 13,1%
+ Vùng đồng bằng chiếm 71,3% tổng diện tích tự nhiên
- Đất đai: Đất đỏ bazan tập trung chủ yếu ở phía Tây Nam và rãi rác một số xã
trong huyện, diện tích chiếm 9,4% diện tích tự nhiên, thuận lợi cho việc phát triển cây
công nghiệp, cây ăn quả.
+ Đất cátpha chiếm 34,5% diện tích tự nhiên
+ Đất thịt Gia Tây (đất thịt nặng) chiếm 56,1% diện tích tự nhiên nằm chủ yếu
ở dọc sông Trà Khúc và vùng đồng bằng của huyện, có độ mùn không cao lắm nhưng
phù hợp với nhiều loại cây trồng như cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày
d) Nguồn nước
Năm bên cạnh con sông lớn Trà Khúc, Son Tịnh còn có hệ thống thuỷ lợiThạch Nham chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Ngoài ra còn có một số sông
suối nhỏ cũng có dòng chảy quanh năm cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp của huyện
e) Rừng
Hiện nay toàn huyện có 5.987,12 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ 61,17 ha,
rừng trồng 5.915 ha gồm chủ yếu là mây, bạch đàn, keo Bên cạnh đó Sơn Tịnh nằmcạnh ba huyện có diện tích rừng lớn là huyện Sơn Hà, huyện Ba Tơ, huyện Trà Bồng
Đây cũng là một lợi thế cho các ngành khai thác nguyên liệu từ rừng như: Nghề mộc,
nghề đan lát
Trang 15f) Tài nguyên du lịch
Sơn Tịnh có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp Các danh lam thắng cảnh gắn liền
với lịch sử văn hoá, lịch sử đấu tranh cách mạng và xây dựng kinh tế nổi tiếng: Núi An
- Sông Trà, Thành Cổ Châu Sa, Chứng Tích Sơn Mỹ, Ban chân khổng 16, Doc theo
sông Trà, Các đanh lam thắng cảnh của huyện đều nằm trên quốc lộ 24B và tỉnh lộ 5Brất thuận tiện cho việc đi lại, là tiềm năng để phát triển đu lịch
2.1.2 Về tình hình kinh tế - xã hội
Trên địa bàn huyện đã và đang hình thành nhiều vùng sản xuất trọng tâm,
những cụm, những khu công nghiệp, các khu thương mại và những vùng chuyên canh
nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình CNH - HĐH của địa phương
- Về kinh tế
Cơ cấu kinh tế theo ngành của huyện Sơn Tịnh
Hình 2.1 Biển Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Sơn Tịnh Năm 2003 và Năm 2006
Nam 2003 ẳ
13.98) 112 Nam 2008
mA HH _
: 39.2
GNN BCN-TICN ODV MNN BCN-TICN ODV
Nguồn: Phòng thống kê huyện Son Tinh
Cơ cấu kinh té của huyện Sơn Tịnh qua 2 khoảng thời gian trước và sau khôi
phục đã có sự thay đổi theo hướng tăng dan ty trọng công nghiệp và dich vụ, giảm dần
tỷ trọng nông nghiệp.
Nhìn chung, nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện Sơn Tịnh.
Trang 16Linh vực nông nghiệp
- Trong thời gian qua, Huyện đã chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là
xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi, hệ thống kênh mương nhằm phục vụ cho ngành
nông nghiệp Đã chuyển đối từ 3 vụ lúa mùa sang 2 vụ và năm 2006 năng suất lúa đã
đạt được 58 ta/ha Bình quân lương thực/người/năm:3 l 5kg/người/năm.
- Về ngư nghiệp: Toàn huyện có 775 tàu thuyền các loại với tổng công suất
27.791 CV, sản lượng khai thác hải sản đạt 13.170 tấn
- Về lâm nghiệp: Trồng mới 310 ha chủ yếu là rừng phỏng hộ và 1,7 triệu cây
phân tán Hàng năm khai thác khoảng 3.500 mỶ gỗ các loại, giá trị san xuất bình quân
hàng năm tăng 8%.
Linh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Trong lĩnh vực CN-TTCN cũng có rất nhiều ngành nghé, phổ biến là các ngành:
Khai thác - sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí sửa chữa, đóng tàu thuyền, sản
xuất đá lạnh, song mây, và nuôi ươm tôm giống
Hiện nay, ngoài khu công nghiệp Tinh Phong với khoảng 13 don vi sản xuất kinh doanh của Trung ương và Tỉnh đang hoạt động, Huyện cũng đang và đã quy
hoạch 2 điểm công nghiệp - làng nghề: Tịnh Ấn với diện tích 25,7 ha và làng nghề thị
tran Sơn Tịnh với diện tích 2,5 ha Toàn huyện có 1.873 cơ sở sản xuất kinh doanh
_ TTCN với 6.500 lao động Trong thời gian qua huyện đã từng bước đổi mới cơ chếquan lý, đã cải tiến phương thức sản xuất kinh doanh, máy móc thiết bị và quy trình
công nghệ Nhờ đó mà sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát
triển về số lượng, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, đặc biệt một số sản
phẩm được trong và ngoài nước ưa chuộng tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho ngườidan Từ đó góp phần chuyến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
- Về xã hội
Dân số của huyện Sơn Tịnh năm 2006 là 195.361 người Mật độ dân số 568người/km” Tổng số lao động trong độ tuổi 98.385 người (chiếm 50,36% tong dan sốcủa huyện) Nền kinh tế của huyện từng bước ổn định và phát triển, đạt tốc độ khá cao
so với mức bình quân chung cả tỉnh, thu nhập bình quân đầu người của huyện là
6
Trang 175.800.000 (đồng/người/năm) tăng 5% so với năm 2005 Tốc độ tăng trưởng kinh tế là
13,4%/naim.
Hệ thống chợ: Trên dia bàn huyện, hiện tại có 17 chợ trong đó có 11 chợ lập
trước năm 1945 và 6 chợ mới thành lập Trong số 11 chợ đã mất có những chợ trước
đây buôn bán rất phồn thịnh như: Chợ Tịnh Châu, chợ Cầu, hiện nay huyện cũng
đang có chính sách khôi phục lại một số chợ này Với hệ thống chợ như thế là điều
kiện thuận lợi cho việc buôn bán các mặt hàng TTCN.
Song song với việc én định kinh tế, việc thực hiện chính sách xã hội cũng được
quan tâm Huyện đã từng bước hoàn chỉnh công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học; công tác khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng tốt hơn; các hoạt động văn hoá
nghệ thuật, thể dục thể thao từng bước tạo thành phong trào lớn, các tệ nạn xã hộigiảm đáng kể Bước đầu tạo tâm lý phan khởi trong quần chúng nhân dân Tuy nhiên,
do sản xuất quy mô nhỏ, kết cấu hạ tầng cơ sở có chiều hướng phát triển nhanh nhưng
chất lượng các công trình đạt kết quả chưa cao, chưa đồng bộ.
Trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đất nước, với các tiềm năngtrên huyện Sơn Tịnh có nhiều thế mạnh dé phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ, đo vậy trong thời gian tới huyện đang tranh thủ mọi nguồn lực
để tiếp tục xây dựng nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển bền vững hơn, trong đó
đang tập trung vào nguồn lực con người làm khâu đột phá, góp phần cùng cả nước
thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chú, văn minh”.
Trang 18+ Làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách
hẳn ra khỏi nông nghiệp
+ Là một cộng đồng dân cư sinh sống ở nông thôn có một hay một số
nghề được tách ra khỏi nông nghiệp dé sản xuất và kinh doanh độc lập Thu nhập từ
các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của làng
+ Lang nghề là làng (thôn, bản, ấp) ở nông thôn có nghề thủ công nghiệp
phát triển tới mức trở thành nguồn thu nhập chính, quan trọng của người dân trong
+ Thu nhập từ sán xuất và kinh doanh ngành nghề thủ công của làng
chiếm tý lệ cao so với tổng số thu nhập của làng
Từ những quan niệm trên với những tiêu chi làng nghề trên chúng ta có thể địnhnghĩa: Làng nghé là những cộng đồng những hộ sản xuất ở nông thôn có chung nghềphi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập so với các nghề khác
Trang 19b) Quan niệm làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là những làng nghề mang tính chất cổ truyền; nó được
hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời uvug lịch sử được truyền từ đời nay qua đờikhác, kiểu cha truyền con nối hoặc ít nhất nghề được tồn tại hàng chục năm Trong
làng sản xuất mang tính chất tập trung, có nghệ nhân tài hoa và một nhóm người có tay
nghề giỏi làm hạt nhân để phát triển nghề Đồng thời sản phẩm làm ra mang tính tiêubiểu, độc đáo, tỉnh xảo, nỗi tiếng và đậm nét văn hoá dân tộc
Một số tiêu chuẩn để trở thành làng nghề truyền thống:
+ Số hộ và số lao động làm nghề truyền thống chiếm ưu thế so với nghề
khác trong tổng số hộ và số lao động của làng.
+ Giá trị sản xuất và thu nhập từ nghề truyền thống ở làng đạt giá trị cao
nhất trong tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm
+ Sản phẩm làm ra mang tính nghệ thuật, mang nặng bản sắc văn hoá
dan tộc Việt Nam.
+ San xuất có quy trình công nghệ nhất định, bí quyết nghề được truyền
từ đời này sang đời khác.
Làng nghề truyền thống là những thôn, làng có một hay nhiều nghề thủ công,
được hình thành và tôn tại qua nhiều thế hệ trước đây gắn liền với sinh hoạt văn hóa
của dân cư, hoạt động sản xuất từ nghề thủ công tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho
thôn, làng và sản phẩm trở thành hàng hóa trên thị trường.
3.1.2 Vai trò của làng nghề truyền thống
a) Thu hút lao động và tạo việc làm ở nông thôn
Lao động và việc làm là mối quan tâm lớn không những ở các nước đang phát
triển mà các nước phát triển Ở các nước đang phát triển dan số gia tăng nhanh, diện
tích canh tác trên đầu người ngày càng giảm xuống, các nước phát triển ngành công nghiệp phát triển, trang thiết bị hiện đại, máy móc thay thế sức lao động vì thế số
người thất nghiệp ngày càng cao,
Tạo việc làm cho người lao động có nhiễu giải pháp như: Phát triển thành phần
kinh tế, mở rộng ngành nghề, mở rộng cơ sở sản xuat, Dé phát triển bất cứ loại
9
Trang 20ngành nghề hay sản phẩm nào, trước hết vốn đầu tư Nhưng khác với sản xuất công
nghiệp và một số ngành khác, đa số nghề truyền thống không đòi hỏi số vốn đầu tư
quá lớn bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ mà hầu hết những người
thợ trong làng có thể tự sản xuất hoặc chế tạo được.
Đặc điểm sản xuất ngành nghề thủ công truyền thống (NNTCTT) là các côngđoạn đều cần thủ công, tốn nhiều lao động và thời gian, về nguyên liệu chủ yếu khai
thác ở địa phương và sản phẩm thể hiện nét đặc trưng của địa phương.
NNTCTT hau hết được truyền từ đời này qua đời khác trong phạm vi gia đình,
Do nghề đòi hỏi kỹ thuật tỉnh xảo, khéo léo, nhưng lại không nặng nhọc, ít độc hại nên
thu hút được nhiều lao động thuộc các độ tuổi khác nhau ở nông thôn.
Với đặc điểm sản xuất thủ công của các sản phẩm làng nghề truyền thống cần
nhiều thời gian vì thế lao động sống chiếm tỉ lệ 60 - 65% giá thành sản phẩm Với mức
tính bình quân xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tạo thêm việc làm cho
3.000 - 4.000 người.
b) Chuyển dich cơ cấu kinh tế
Việc mở rộng, đưa ngành nghề mới vào sản xuất, sẽ đòi hỏi một lượng lao động trong ngành nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các làng nghề Cơ cấu lao động
có sự thay đổi Lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm và lao động trong công
nghiệp và dịch vụ lại tăng lên Mặt khác tập quán sắn xuất là từ sản xuất nhỏ chuyển
sang sản xuất lớn, từ tự cung, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa, áp dụng kỹ thuật
mới nhanh hơn so với làng thuần nông.
Thực tế ở những địa phương có NNTCTT thì giá trị sản xuất công
nghiệp chiếm một tỷ lệ khá cao như: giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn Thái Bình chiếm khoảng 75% téng giá trị công nghiệp toàn tỉnh, tỷ lệ đó tương ứng ở Bắc Ninh là 73,7%, cũng như ngay tại các xã cũng tỷ lệ chênh lệch như
ở làng Bát Tràng thu nhập từ ngành nghề phi nông nghiệp chiếm 99% tổng
thu nhập toàn xã.
10
Trang 21c) Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Văn hoá khắc hoạ bản sắc và phương thức tồn tại của một cộng đồng, hình
thành đặc thù riêng của cộng đồng Trong lịch sử phát triển kinh tế cũng như lịch sử
phát triển nền văn hoá Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển các làng nghề,
Van hoá làng thé hiện qua những đặc điểm chung của làng xã Việt Nam, và những nét
riêng giữa các làng đặc biệt là nghề nghiệp của làng, của đòng họ Quan niệm trước
đây mỗi làng một nghề và bí quyết nghề không được truyền ra làng khác Vì thế, nét đặc trưng của sản phẩm cũng là nét văn hoá của làng này khác với làng khác Bởi vậy,
nếu khôi phục và phát triển các làng nghề là một hình thức bảo tan các giá trị văn hoá
dân tộc.
Thực trạng về làng nghề Việt Nam có một số làng đang được phát triển nhưng
có một số làng đang bị mai một dần Đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
việc giữ gìn bản sắc văn hoá là một điều hết sức cần thiết Vì vậy, khôi phục và phát
triển các làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn
hoá dân tộc.
d) Phát triển kinh tế
Trong điều kiện diện tích đất canh tác trong nông nghiệp giảm, thu nhập trong
nông nghiệp không đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội Ngành nghề ở nông thôn
nói chung, làng nghề truyền thống nói riêng đưa lại nguồn thu nhập lớn cho người lao
động Thực tế các làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển đều giàuhơn các làng thuần nông khác trong vùng Ở các làng nghề, i lệ người nghèo rất thấp,
thu nhập từ ngành nghề chiếm đại bộ phận tổng thu nhập của dân cư trong làng, hệ
thống công trình công cộng, kết cấu hạ tầng phát triển, nhà cao tang mọc lên ngày một
gia tăng.
11
Trang 22Bảng 3.1 Thu Nhập Bình Quân Hàng Tháng của Thợ Thủ Công Năm 2004 - 2005
Thợ dệt đũa (Nam Cao - Thái Bình) 550
Nguồn: Số liệu khảo sát Trung tâm đân số và Nguồn lao
động (Bộ Lao động-Thương binh-X4 hội năm 2004 - 2005)
Làng nghề truyền thống là một yếu tố kinh tế xã hội của xã - huyện Ban đầu nó
chỉ phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp về đồ dùng trong gia đình Nhưng trong thời buổi
kinh tế thị trường, xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế, làng nghề truyền thống có vai trò
to lớn trong việc thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nồng nghiệp nông thôn Nó
phát triển có ý nghĩa trên nhiều phương điện: Giải quyết việc làm tăng trưởng kinh tế
nông thôn, làm chuyển dịch cơ cầu kinh tế, bảo tồn giá trị văn hoá dan tộc, khai thác
và sử dụng hợp lý có hiệu quả tiềm năng kinh tế nông thôn, các làng nghé là cầu nối
giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa nông thôn với thành thị Đặc biệt là tạo ra sự
phát triển kinh tế mạnh mẽ ở nông thôn
3.1.3 Đặc điểm làng nghề truyền thống Việt Nam
a) Sản phẩm
Sản phẩm làng nghề là độc đáo và có tính nghệ thuật cao Tính độc đáo
này được tạo nên bởi kỹ thuật công nghệ sản xuất thủ công truyền thống có từ hàng
trăm năm, được nghệ nhân tạo ra với đầu óc sáng tạo và ngẫu hứng Mỗi sản phẩm là
công trình nghệ thuật của nghệ nhân,
Sản phẩm của mỗi làng, mỗi vùng mang một trình độ kỹ thuật riêng và đặc
trưng riêng của làng, do bí quyết về nghề được dấu đi và không truyền sang làng khác.
Chính điều này mà sản phẩm làng nghề thú công truyền thống có thể phân biệt giữa
làng nghề này hay làng nghề khác Trên cùng một sản phẩm như gốm sứ Bát Tràng và
12
Trang 23gốm sứ Đồng Nai, sản phẩm đúc đồng của Đại Bái khác với sản phẩm đúc đồng ở
Thừa Thiên Huế và thậm chí trong một làng nghề nhưng có sự khác nhau giữa các gia
đình, dòng họ Điều này cũng thé hiện một phần của sản phẩm mang tính đơn chiếc.
Vì sản phẩm được sản xuất ra do tính cá nhân thực hiện bằng công cụ thủ công nên
không thé sản xuất hàng loạt với tất cả các chỉ tiết giống nhau
Nhu cầu sử dụng những mặt hàng thủ công, khách đu lịch, sản phẩm thủ công
được xuất khẩu được nhiều nước biết đến với sự đa đạng về chủng loại cũng như mẫu
ma.
Với đặc điểm trên cho chúng ta thấy sự đồng nhất về hàng hoá ít, sản phẩm làmchủ yếu thủ công mat nhiều thời gian cũng như công sức của người lao động, vì thế giá
thành thường cao so với các mặt hàng công nghiệp Ở các làng nghề chưa có các đội
ngũ thiết kế mẫu, đội ngũ tiếp thị nguyên vật liệu và cả sản phẩm, vì thế các mặt hàng
thủ công chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
b) Thị trường
Thị trường nguyên liệu: Với các làng nghề truyền thống thì nguyên liệu thường
tại chỗ cho đến nay mặc dù với phong trào phát triển các làng nghề truyền thống cũng
như nhu cầu ngày càng tăng về sử dụng các mặt hàng thủ công nhưng chưa hình thành
các vùng chuyên cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề Một số nguyên liệu được
chớ đến ở các làng nghề thường nhỏ lẻ, giá thành cao
Trước đây sản phẩm của các làng nghề chủ yếu phục vụ tự cung tự cấp sau đó
chuyển sang một hình thức khác là các sản phẩm được di chuyển sang các khu vực lâncận đối lấy các mặt hàng khác Bây giờ, sản phẩm thủ công được xem như hàng hoánhưng cần phải làm bằng tay, sản xuất chưa tập trung đang còn manh mún, nhỏ lẻ Vì
13
Trang 24thế mới đáp ứng một phan cho du khách và xuất khẩu chưa nhiều mà thị trường cần,
hình thức bán chủ yếu bán lẻ tại chỗ, các chợ lân cận.
e) Hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh
Làng nghề truyền thống xuất phát từ nông nghiệp nông thôn, quá trình tồn tại
và phát triển làng nghề về sản xuất chủ yếu là hình thức hộ gia đình Sau này với nhu
cầu sử dụng các mặt hàng thủ công ngày càng gia tăng về số lượng hàng hoá cũng như
sự đa dạng về mặt hàng để đáp ứng điều đó xuất hiện nhiều hình thức như Hợp tác xã,
Tổ sản xuất, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần.
Hộ gia đình: Là một đơn vị sản xuất, một đơn vị kinh tế và cũng là một đơn vị
sinh hoạt Các thành viên trong gia đình đều có chung một cơ sớ kinh tế, có chung sự
sở hữu đối với tài sản dùng cho sinh hoạt và đối với tư liệu sản xuất. Thành quả laođộng chính của gia đình, thể hiện qua tổng số thu nhập, đều được tiêu dùng chung.
Hình thức sản xuất hộ gia đình có thể huy động và sử dụng mọi thành viên trong giađình tham gia vào mọi công việc khác nhau của quá trình sản xuất và kinh doanh, tậndụng được thời gian lao động và mặt bằng sản xuất (nhà ở thường là nơi sản xuất).Đặc trưng cơ bản của loại hình sản xuất hộ gia đình là quy mô nhỏ, vốn ít, lao động ít,
hạn chế khả năng cải tiến và đổi mới kỹ thuật, công nghệ, hạn chế việc đào tạo và nâng
cao trình độ quản lý, phố biến hình thức truyền nghé, không có khả năng sản xuất lớn
dé đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường
Tổ sản xuất: Là hình thức hợp tác, liên kết tự nguyện của một số hộ gia đình
với nhau cùng sản xuất và kinh doanh một mặt hàng nào đó Có nhiều hình thức hợptác khác nhau nhưng đều dựa trên một mục tiêu chung là hiệu quả kinh tế Có TSX chỉ
hợp tác tuỳ theo vụ việc, theo hợp đồng sản xuất, có TSX hợp tác theo hình thức góp
vốn, gop công cụ sản xuất hoặc phân công lao động ở một số khâu.
Hợp tác xã: Là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có như cầu, có
lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo những quy định của pháp luật để
phát huy sức mạnh của tập thể và từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quảhơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát
triển kinh tế xã hội của đất nước HTX là hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh phát
14
Trang 25triển ở các làng nghề Với tư cách pháp nhân nó có thể đứng ra nhận các hợp đồng lớn,tạo ra nhiều việc làm cho các gia đình xã viên, đem lại sự đổi mới trong nhiều làngnghề Mặt khác, hợp tác xã ở các làng nghề nó có khả năng huy động vốn, nhân lực, cơ
sở vật chất từ các hộ gia đình
Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cỗ phần: Day là loại hình
sản xuất kinh doanh có thể phát triển ở những làng nghề có trình độ tập trung chuyên
môn hoá cao, có quan hệ thị trường rộng, có khả năng và yêu cầu déi mới công nghệ
để mở rộng quy mô sản xuất Hình thức tổ chức sản xuất này được phát triển từ một số
tô chức sản xuất hoặc một số hộ gia đình có tiềm lực kinh tế khá, có trình độ tổ chức
và có khả năng tiếp cận thị trường Ở các làng nghề hình thức này đóng vai trò là trung tâm liên kết các hộ gia đình là các vệ tỉnh thực hiện các hợp đồng đặt hàng, giải quyết
đầu ra và đầu vào cho các hộ gia đình Đặc biệt, trong giai đoạn bước vào hội nhập
kinh tế quốc tế thì loại hình này có vai trò quan trong việc cung cấp nguyên liệu và
tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia đình trong làng, hình thức này như là hạt nhân của
làng.
Trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và trong sản xuất, kinh
doanh ở các làng nghề nói riêng thì việc tổ chức hết sức cần thiết vì tổ chức tốt, phù
hợp sẽ phát huy hết sức mạnh Nếu tổ chức không phù hợp không cạnh tranh được với
các mặt hàng trên thị trường Nhìn chung làng nghề truyền thống chủ yếu là hình thức
hộ gia đình như ở Bắc Ninh có tông số 14.651 đơn vị sản xuất trong các làng nghề,
trong đó quy mô hộ gia đình là: 14.501 (chiếm 99%), chỉ có 150 đơn vị sản xuất HTX,
TSX, DNTN, CTTNHH; Ha Nam: tổng số don vị sản xuất là 10.859 don vị trong đó
quy mô hộ gia đình là 10.684 hộ (chiếm 98,4%), có 150 TSX, 14 HTX và 11 DNTN
Với xu thế chung của các làng nghề thì số hộ sản xuất, kinh doanh tăng nhanh,
cùng với nó là các hình thức khác cũng tang.
15
Trang 263.1.4 Tiêu chí đánh giá làng nghề truyền thống
Dựa vào thực tiễn và những khái niệm về làng nghề truyền thống chúng tôi đưa
ra một số tiêu chí sau:
a) Lịch sử làng nghề
Thời gian tồn tại và phát triển chúng ta có thể xét làng nghề truyền thống hay
làng nghề mới hình thành
Làng nghé truyền thống với dấu hiệu đầu tiên là tuổi làng nghề, nó không phải
là mốc thời gian tuyệt đối, mà một khoảng thời gian được xem là đài so với đời sống
con người như khái niệm: Làng nghé truyền thống là những làng nghé xuất hiện từ lâu
đời trong lịch sử, còn tồn tại đến ngày nay, tồn tại hàng trăn năm thậm chí hàng nghìn
năm.
b) Lao động
Qua các khái niệm và thực tiễn một số làng nghề truyền thống, yếu tô lao động
có vai trò quan trọng việc hình thành và phát triển các làng nghề Mỗi quan niệm cũng
như thực tế ở các làng nghề, có sự khác nhau về chất lượng cũng như số lượng lao
động Quan niệm về lao động trong làng nghề truyền thống là số hộ, số lao động làm
trong ngành nghề chiếm ưu thế.
Với đặc điểm làng nghề truyền thống các sản phẩm chủ yếu làm bằng thủ công
nên cần nhiều lao động, lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn và bảotồn làng nghề truyền thống Vậy theo chúng tôi lao động ở làng nghề phải đạt: Số hộ
lao động nghề đó phải chiếm trên 40%, số lao động trong nghề chiếm trên 50% số lao
động trong làng.
c) Sản phẩm
Sản phẩm của làng nghề phong phú và đa dạng, mỗi làng có một sản phẩm
cùng loại nhưng có sự khác nhau giữa các làng Sản phẩm làng nghề truyền thống
trước đây làm ra chủ yếu phục vụ sử dung trong gia đình như: sản phẩm làng mây tre
dan: thúng mung, nong, nia, giường, chỏng sản phẩm làng gốm: bát, đĩa, chum,
vại Sản phẩm làng rèn: Nông cụ sản xuất nông nghiệp Mặt khác các sản phẩm có
hoa văn mang tính chất trang trí đều được thể hiện cách sinh hoạt văn hoá của con
16
Trang 27người Việt Nam Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, du lịch phát triển việc đưa các
sản phẩm thủ công ra các nước khác không phải là chuyện quá khó khăn, nhu cầu sử
dụng các mặt hàng thủ công thay thế hàng công nghiệp Vì thế, sản phẩm làng không
chỉ phục vụ sinh hoạt bình thường, còn mang tính nghệ thuật cao, đặc trưng cho nền văn hoá xã hội.
Sản phẩm làng nghề cần phải có những tiêu chí: Sản phẩm được làm từ nguyên
liệu, công cụ, kỹ thuật mang tính cô truyền, đặc biệt là bí quyết nghề phải được truyền
từ đời này sang đời khác, sản phẩm phải thể hiện bản sắc văn hoá dan tộc.
đ) Kinh tế
Làng nghề là một đơn vị kinh tế của xã, huyện vì thế chỉ tiêu kinh tế không thểthiếu được đối với làng nghề Trong một làng có thể có nhiều nghề nhưng với nghề màgiải quyết được nhiều lao động, hộ gia đình tham gia vào hoạt động trong nghề đó, đặc
biệt là mang lại thu nhập cho lao động, góp phần không nhỏ vào thu nhập của xã.
Với nhiều quan niệm làng nghề về lao động, sản phẩm thì kinh tế cũng là yếu
tố quan trọng Thu nhập của các hộ làm nghề truyền thống, giá trị sản phẩm của nghề
chiếm tỷ trọng tối đa so với nghề khác
Vì vậy, chỉ tiêu về kinh tế của làng nghề truyền thống là thu nhập hoạt động sản
xuất của các nghề đó phải chiếm một tỷ lệ tối đa trong tổng thu nhập của làng
3.1.5 Kinh nghiệm một số nước
a) Tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp ở một số nước
Nhật Bản: Là một nước công nghiệp hoá nhanh và mạnh song làng nghề vẫn
tồn tại, phát triển mạnh, xây dung các làng nghề mdi
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của Nhật Bản bao gồm: Chế biến lương thực,
thực phẩm, đan lát, dệt chiếu, thủ công mỹ nghệ, dệt lụa và rèn nông cụ
Hiện nay với cả thị trấn có 200 hộ gia đình với 1.000 lao động là thợ thủ công
chuyên nghiệp, hàng năm xuất ra 9 - 10 triệu nông cụ các loại, với chất lượng cao,
mẫu mã đẹp Điều đáng chú ý là công nghệ chế tạo nông cụ của Nhật từ thủ công dần
được hiện đại hoá với các máy gia công tiến bộ với kỹ thuật tiên tiến Mặc dù hiện nay
Nhật Bản đã trang bị đầy đủ máy móc nông nghiệp và đạt trình độ cơ giới hoá các
l7
Trang 28khâu canh tác trên đưới 95% nhưng nghề sản xuất nông cụ cũng không giảm sút, nông
cụ không những tiêu thụ trong tỉnh mà còn bán ra các tỉnh khác như ở Ôita (miền Tây
Nam Nhật Bản) vào những năm 70 đã có phong trào “mỗi thôn làng, một sản phẩm”
với chủ trương đó kết quả cho thấy năm đầu họ đã sản xuất được 143 loại san phẩm,
thu 1,2 tỷ USD trong đó 378 triệu USD thu từ bán rượu đặc sản Sakê, 114 USD thu từ bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Sở dĩ Nhật Bản thành công như trên là do các mặt hàng thủ công truyền thống
của Nhật đã trở thành định hướng lớn của đất nước cùng với nhiều lĩnh vực nghệ thuật
văn hoá truyền thống Ở Nhật có bộ luật “Bảo tồn nghề thủ công truyền thống” ra đời
năm 1974 Dao luật này tập trung bảo tổn và nuôi dưỡng các sản phẩm làm bằng tay
theo công nghệ truyền thống Ngoài ra còn phải kể thêm “luật bảo tồn các giá trị văn
hoá” ra đời vào năm 1925 nhằm bảo vệ và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của
người Nhật.
Hàn Quốc: Sau chiến tranh, Chính phủ đã chú trọng đến công nghiệp hoá nông
thôn, trong đó có ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống Đây là chiến lượcquan trọng dé phát triển nông thôn Các mặt hàng được tập trung sản xuất là: Hàng thủcông mỹ nghệ, phục vụ du lịch và xuất khâu, đồng thời tập trung chế biến lương thực,thực phẩm theo công nghệ cổ truyền, chương trình tập trung vào giải quyết lao động ở
nông thôn đã được chú trọng vào năm 1967 những ngành nghề sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản và nguyên liệu sẵn có ở địa phương, sản xuất quy mô nhỏ
khoảng 10 hộ gia đình liên kết với nhau thành một tổ hợp được ngân hàng cung cấp
vốn tín dụng với lãi suất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Thái Lan: ở Thái Lan có nhiều ngành nghề truyền thống và làng nghề, các
ngành nghề thủ công truyền thống như chế tác vàng, bạc, đá quý, đồ trang sức được
duy trì phát triển thành hàng hoá xuất khâu, đứng vào hàng thứ hai trên thế giới Do
kết hợp tay nghề của nghệ nhân tài hoa với công nghệ kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm làm
đạt chất lượng cao, cạnh tranh được trên thị trường Kim ngạch xuất nhập khẩu sản
phẩm mỹ nghệ như vàng, bạc, đá quý năm 1990 đạt gần 2 tỷ USD Những năm trước
nghề gốm sứ cé truyền của Thái Lan chỉ đáp ứng tiêu dùng trong nước, những năm
18
Trang 29gần đây, ngành này đã phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trở
thành mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn thư hai sau xuất khẩu gao Hiện nay, sảnphẩm gốm của Thái Lan dùng làm trang trí nội thất và quà lưu niệm chiếm 95% được
thị tường Mỹ và châu Âu ưa chuộng Dé nâng cao chat lượng các sản phẩm Thái Lan thường xuyên xúc tiến chương trình nâng cao tay nghề cho công nhân, thợ, mở các lớp
đào tạo lao động cho ngành nghề truyền thống
b) Kinh nghiệm
Từ thực tiễn phát triển ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống của các nước, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là: Phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống gắn với quá trình công
nghiệp hoá nông thôn.
Hai là: Vai trò quan trong là đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn.
Ba là: Vai trò nhà nước trong việc giúp đỡ hỗ trợ về mặt tài chính, vốn cho làng
nghề truyền thống phát triển sản xuất kinh doanh
Bốn là: Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy làng
nghề truyền thống phát triển
Năm là: Khuyến khích sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công
nghiệp, giữa trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống, thúc đây cùng nhau
phát triển
Ở Việt Nam, ngành nghề thủ công truyền thống và làng nghề truyền thống khá
đa dạng và phong phú Nhưng chưa phát huy hết tiềm năng của nó Vì vậy, cần học hỏi
những kinh nghiệm ở các nước về việc khôi phục và phát triển ngành nghề thủ công
truyền thống để áp dụng vào thực tế Việt Nam nói chung và huyện Sơn Tịnh nói riêng
nhằm phát huy hết tiềm năng của các làng nghề
3.1.6 Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làmthương tổn đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai
Như vậy phát triển bền vững lồng ghép các quá trình hoạt động kinh tế, hoạt
động xã hội với việc bảo tổn tài nguyên và làm giàu môi trường sinh thái Nó làm thoả
19
Trang 30mãn nhu cầu hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu
phát triển trong tương lai
Phát triển kinh tế xã hội và quản ly môi trường vững chắc là những mặt bé sung
lẫn nhau của cùng một chương trình hành động Không có bảo vệ môi trường thích
hợp thì phát triển sẽ bị hao mòn, trái lại không có phát triển thì bảo vệ môi trường sẽ bị
thất bại Cần phải để cho các thế hệ tương lai được thừa hưởng các thành quả lao động
của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục, kỹ thuật, kiến thức, và các nguồn lực khác ngày
càng được tăng cường.
Phát triển bền vững được mô tả qua sơ đồ sau:
Hình 3.1 Sơ Đồ Các Thành Phần Do Lường Sự Phát Triển
Phát triểnbên vững
Xã hội Môi trường
© Tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
o_ Góp phan nâng cao chất lượng cuộc sống
Tinh bén vững về môi trường
o Không gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn
© Giu nguyên hoặc nâng cao chất lượng tài nguyên
20
Trang 313.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
a) Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu thứ cấp từ UBND xã Tịnh An, UBND huyện Sơn Tịnh
- Thu thập một số sách, báo, tạp chí có liên quan đến làng nghề và các hoạtđộng phi nông nghiệp, các tài liệu liên quan đến quá trình CNH - HĐH, phát triển
nông thôn
b) Thu thập số liệu sơ cấp Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu: bằng
phương pháp quan sát, phóng vẫn trực tiếp và tiến hành điều tra ngẫu nhiên 60 hộ
tham gia đan lát trên địa bàn xã Tịnh Ấn
3.2.2.Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê tổng hợp số liệu sơ cấp và thứ cấp (giai đoạn
2002-2006) và phương pháp lược sử
- Sử đụng phần mềm Excel để nhập và xử lý số liệu
3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
- Doanh thu là giá trị sản lượng thu hoạch tỉnh trong một năm Doanh thu tính
trong đề tai là số tiền thu được từ bán các sản phẩm trong năm
- Thu nhập là số tiền mà người dân nhận được từ việc đan các sản phẩm trong
năm.
Thu nhập của hộ trong năm:
TN của hộ dân = TN từ NN + TN phi NN
TN bình quân đầu người/năm của hộ = TN của hộ trong một năm/tổng số nhân
khẩu của hộ
Thu nhập của hộ được tính theo công thức sau:
TN = DT - (CFVC + CF lao động thuê)
= LN + công lao động nhà
- Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí của công ty
Lợi nhuận = Tổng đoanh thu - Tổng chỉ phí
21
Trang 32CHƯƠNG 4
KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khái quát sự ra đời của các làng nghề truyền thống trong các làng xã ở vùng nông thôn nước ta
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước
đây, nhiều nghề thủ công đã ra đời tại các vùng nông thôn VN Việc hình thành cáclàng nghề bắt đầu từ những nghề được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn hoặc nhữngnghề tạo ra sản phẩm thật hữu dụng cho người dân Đời sống ở nông thôn VN chú yếusống dựa vào việc trồng lúa nước Thông thường chỉ những ngày đầu vụ hay cuối vụ
thì người nông dân mới bận rộn việc làm như: Cay bừa, cấy, làm cé, cho đến gặt lúa,
phơi khô Thời gian còn lại nhà nông rất nhàn hạ Từ đó, nhiều người đã bắt đầu tìm
kiếm công việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu
cầu thiết yếu hằng ngày về sau là tăng thu nhập cho gia đình Theo thời gian, nhiềunghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó như việc làm ra các đồ dùng bằng
mây tre phục vụ cho sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng, phục vụ cho sản xuất Nghề
phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hoá để trao đổi, đã mang lại lợiích kinh tế cho người dan vén trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa
Từ qui mô một vai nhà trong làng đã phát triển đến qui mô bao gồm nhiều gia
đình khác cũng học và làm theo, nghề từ đó mà lan rộng và phát triển trong cả làng
hay nhiều làng gần nhau Từ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà
trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hoá Nghề mang lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh
dần, ngược lại, những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dan dan
bị mai một Làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó như: làng gốm, làng
mây tre, hinh thành và phát triển
Trang 334.2 Giới thiệu làng nghề truyền thống mây tre đan xã Tịnh Ấn
4.2.1 Khái quát chung
- Vị trí
Xã Tịnh An nam ở phía Đông của thị tran Sơn Tịnh, phía Tây giáp xã Tịnh Hà,phía Bắc giáp xã Tịnh Thọ và Tịnh Phong, phía Nam giáp Sông Trà Khúc và thànhphố Quảng Ngãi Tổng diện tích đất tự nhiên là: 725,42 ha
- Dân số, lao động
Dân số 1960 người; với 416 hộ trong đó: có 93 hộ sản xuất TTCN kiêm sảnxuất nông nghiệp, có 34 hộ san xuất TTCN kiêm dịch vụ
Lao động có 1.028 lao động, trong đó có 712 lao động hoạt động trong lĩnh vực
tiểu thủ công nghiệp
- Về quy mô: bao gồm 1 doanh nghiệp tư nhân còn lại chủ yếu là sản xuất kinh
doanh theo hộ gia đình
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dòng di cư của những người Bắc vào miễn
Trung đã hình thành nhiều làng xã, trong đó xã Tịnh An cũng được hình thành như vậy Qua lược sử một số nghề thủ công ở Quảng Ngãi cho rằng làng nghề Tịnh Ấn
xuất hiện vào thế ky thứ XIII trong triều đại Trần Nhân Tông năm thứ 2 niên hiệu
Thiên Báo Ban đầu chỉ một xóm nhỏ với vài chục hộ, đến thế kỷ thứ XV, XVI cùng
với làn sóng di cư từ Bắc vào dân số tăng dan lên đến cuối thé kỷ XVI đầu thé kỷ
XVII thì hau như đã én định và cũng từ đó người ta thấy nghề mây tre đan cũng được
hình thành.
Nghề mây tre đan được truyền vào làng từ bao giờ, ông tổ nghề là ai? Đây làvấn đề chưa có sự thống nhất
Nhưng ngày nay đến thôn Quyết Thắng, xã Tịnh Ấn đâu đâu cũng thấy người
dân ngồi đan đác mây tre, từ cụ già cho tới những đứa trẻ mới hơn 10 tuổi cũng thoăn
thoat đan với những chiếc rổ, giỏ thông thường cho đến những hàng thủ công cao cấpxuất khẩu, Hiện nay, làng nghề ở đây đã được khôi phục và thu hút khoảng 1.100 lao
động, góp phan giải quyết việc làm cho người dân nông thôn lúc nông nhàn, tạo thêm
23
Trang 34việc làm mới cho số người đến tuổi lao động, nông dân không còn ruộng trong các
vùng đô thị hoá và lao động đôi dư trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
4.2.2 Hiện trạng làng nghề
a) Sự tham gia của các hộ dân
Hình 4.1 Người Dân Dang Tham Gia Dan Lat
Từ khi làng nghề được khôi phục, số hộ dân tham gia có sự thay đổi đáng kẻ.
Năm 2003 có 64 hộ nhưng chỉ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún Năm 2004, UBND phối hợp với Hội Nông dân Tỉnh lập dự án hỗ trợ nông dân phát triển ngành nghề mây tre
đan, nhiều lao động trước đây làm thuê cho các cơ sở lớn đã tách ra và lập riêng cho
mình một cơ sở mới nên số hộ tham gia vào nghề ngày càng tăng, đến năm 2006 là
127 hộ.
24
Trang 35Trong đó, 11 hộ có quy mô lớn, sản xuất sản phẩm đa đạng do họ có sự đầu tư
về vốn cũng như kỹ thuật và nhân công; số hộ còn lại sản xuất nhỏ lẻ do họ tận dụng
thời gian rảnh ngoài nông nghiệp tham gia vào nghề đan lát để tăng thêm thu nhập
Qua đó ta thấy quy mô này sẽ được mở rộng nếu được đầu tư đúng hướng
Bảng 4.1 Giá Trị Sản Xuất của Các Hộ Dân Trong Làng Nghề
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm2004 Năm 2005 Năm 2006
Gia trị sản xuất (triéu đồng) — 627 673 724 851
Sản lượng (7000sp) 75.4 79.28 85.5 94.7
Tốc độ tăng trưởng (%) 7,3 10,3 14,7
Nguôn : Phong công nghiệp Huyện Sơn Tinh
Gia trị sản xuất của làng nghề tăng đều qua các năm
Năm 2004 tốc độ tăng trưởng của giá trị các sản phẩm tăng 7,3% so với năm 2003;tương tự tốc độ tăng trưởng của sản phẩm năm 2005 tăng 10,3% so với năm 2004;
năm 2006 tăng 14,7% so với năm 2005 Tốc độ tăng trưởng này tương đối ổn định
Day là điều kiện thuận lợi cho các hộ dan yên tâm sản xuất, là một trong những yếu tốđảm bảo cho việc phát triển bền vững của làng nghé trong tương lai
- Sản phẩm
Dé gia dụng như: Bàn, nghế, giường, thing, mủng
Đồ trang trí, thủ công mỹ nghệ: Giỏ hoa, tranh
25