1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của cây cao su tại nông trường Suối Dây thuộc Công ty cao su 1 - 5 Tây Ninh

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác Định Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Cây Cao Su Tại Nông Trường Suối Dây Thuộc Công Ty Cao Su 1 - 5 Tây Ninh
Tác giả Phạm Văn Thanh
Người hướng dẫn TS. Thái Anh Hoà
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn & Khuyến Nông
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2005
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 22,28 MB

Nội dung

Với các sô liệu được tính toán khá tỉ mỉ về chỉ phí sản xuất của giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn sản xuất kinh doanh cùng với các sô liệu về sản lượng mủ khai thác, giá cả sản p

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ

CAY CAO SU TẠI NÔNG TRƯỜNG SUỐI DAY THUỘC

CÔNG TY CAO SU 1-5 TAY NINH

PHAM VAN THANH

LUAN VAN CU NHAN

NGANH PHAT TRIEN NONG THON & KHUYEN NONG

Thành phố Hé Chi Minh

Tháng 06/2005

Trang 2

Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp đại học hệ cử nhân, khoa Kinh tế, trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “XÁC ĐỊNH HIỆU QUÁ SAN

XUAT KINH DOANH CUA CAY CAO SU TAI NONG TRƯỜNG SUỐI DAY

THUỘC CÔNG TY CAO SU 1-5 TÂY NINH”, tác giả PHẠM VĂN THANH, sinh

viên khoá 27, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngà y <4 thang .⁄2äm

2005, tổ chức PH/N.i Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Kinh tế, trường Đại

học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Giáo viên hướng dẫn

THÁI ANH HOÀ

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Đầu tiên con xin ghỉ ơn cha mẹ, anh chị với lòng biết ơn sâu sắc nhất.

Em xin chân thành cám ơn quý thdy cô thuộc khoa Kinh Tế cùng tat cả quý

thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Đã tận tình giảng day và

truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu trong những năm theo học ở

trường Đặc biệt thấy Thái Anh Hòa đã tận tình hướng dẫn, góp ý sửa chữa để tài

cho em trong suất quá trình thực tập tốt nghiệp

Em xin chân thành cám ơn tập thể cán bộ nông trường Suối Dây và Công Ty

cao su 1-5 Tây Ninh đã tạo điểu kiện, cung cấp tài liệu, thông tin và nhiệt tình

hướng dẫn, góp ý trong thời gian thực tập tốt nghiệp.

Tôi xin cám ơn các bạn thân hữu và các bạn thuộc tập thể lớp Phát Triển

Nông Thôn & Khuyến Nông 27 đã động viên và góp ý cho tôi trong suốt thời gian

học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Sinh viênPHAM VĂN THANH

Trang 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

-x 72 Fach Brae deep S224 {Z2 Ac.

2Ð 7% Dery x27 Diop % Gas arr

P774 Crees ree ee ee ee

- z3 ale, cá` ZXm„ (2 J2 "MP7 “4 LLE “hom oe Liha Ze" oe „6# pir Steer Buk -

wey, Lo ⁄ va 2v2 Ca2 lod ˆ of pan, Day sử” 4g

This Bite ey tbtatg, 6L gp Diehy.

Tet ra

he gibt (LI a2

Suối Dây, Ngày/£Tháng⁄Năm 2005

Trang 5

NHẬN XÉT CUA GIANG VIÊN HƯỚNG DẪN

Đề tài: “Xác định hiéu quả sản xuất kinh doanh của cây cao su tại nông

trường Suối Dây thuộc Công Ty Cao Su 1 - 5 Tây Ninh? do Phạm Văn

Thanh thực hiện.

Đề tài có cách diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu Nguồn số liệu của đề tài tương đối phong phú Các số liệu được tính toán tương đối chỉ tiết và rõ ràng Với các

sô liệu được tính toán khá tỉ mỉ về chỉ phí sản xuất của giai đoạn kiến thiết

cơ bản và giai đoạn sản xuất kinh doanh cùng với các sô liệu về sản lượng

mủ khai thác, giá cả sản phẩm mủ cao su, kể cả giá trị thanh lý, tác giả đã đề

xuất thời gian khai thác có hiệu quả nhất của vườn cây cao su Việc tính toán cũng được thực hiện với các điều kiện giá bán mủ cao su và suất chiết khấu thay đổi sẽ tác động đến chu kỳ khai thác có hiệu quả vườn cây cao su như

thé nào

Nhìn chung đề tài có định hướng nghiên cứu rõ ràng và nội dung đề tài đã

đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra Về mặt han chế của dé tài thì có thể thấy trên thực tế thì còn có nhiều yếu tố khác tác động đến việc một nông trường quyết định về chu kỳ khai thác có hiệu quả nhất như giống cao su, Sự biến động về năng suất mủ, sự phụ thuộc vào giá cả cao su trên thé giới,

Đánh gia chung: đề tài đạt yêu cầu của một báo cáo tốt nghiệp đại học.

Trang 6

NHẬN XÉT CUA GIÁO VIÊN PHAN BIEN

—-oOo——

ĐỀ TÀI : Xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của cây Cao Su tai Nông

trường Suối dây thuộc Cong ty Cao Su 1-5 TÂY NINH.

SV thực hiện : PHẠM VĂN THANH Lớp PTNT&KN, K.27.

HÌNH THUC : Trình bày đúng quy định cửa một luận văn tốt nghiệp Tuy nhiên , trong việc sử dụng một số các chỉ tiêu có sự nhầm lẫn như chi phí lao động dùng chỉ tiêu hiện vật, ở bảng 19 đơn vị tính số công lao động thì

ghi là kg.

NỘI DUNG : Mục tiêu nghiên cứu là từ xác định hiệu qua kinh tế để xác

định chu kỳ kinh doanh hợp ly , đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất và từ đố

để xuất các ý kiến liên quan đến thực trang vườn cây cho cắc năm sau Nội dung thực hiện đã phan ánh được đây đủ các yêu cầu của mục tiêu nghiên

cứu đã chọn, trước tiên là việc đánh giá thực trang vườn cây Cao su của

Nông trường và sau đó là tiến hành việc tính toán , tổng hợp , phân tích chi

phí thực hiện qua các giai đoạn trồng mới , kiến thiết cơ bản và chu kỳ kinh

doanh , xác định doanh thu từ mủ và gỗ , củi Cao su thanh lý , qua các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế : hiện giá thuần (NPV) , tỷ suất nội hoàn

ARR), tỷ số lợi ich/chi phí tác giả xác định được chu kỳ kinh doanh đạt hiệu

quả kinh tế cao nhất Ngoài ra , tic giả còn xem xét việc xấc định này còn phụ thuộc vào việc thay đổi giá bán mủ và suất chiết khấu nếu có xảy ra

Ty đó tác giả cũng đã có một số kiến nghị phù hợp Nhìn chung , kết quả nghiên cứu là một tài liệu ding để tham khảo , mặc dù trong tính toán một

số chi tiêu chưa đáng tin cậy như việc dé cập đến các khoản trích theo

lương trong chỉ phí lao động tính không đúng theo chế độ tài chính hiện

hành , việc ắp giá tinh cho một số chỉ phí vật chất thiếu tính thuyết phục

ĐÁNH GIÁ : Đạt trung bình

Ngày 24 tháng 7 năm 2005

Lê Văn Hoa

Trang 7

NỘI DUNG TÓM TẮT

XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ SAN XUẤT KINH DOANH CÂY CAO SU TẠI NÔNG

TRƯỜNG SUỐI DÂY THUỘC CÔNG TY CAO SU 1-5 TÂY NINH

FINDING EFFECT OF BUSINESS PRODUCTION FOR RUBBER TREES IN

SUOI DAY FARM,1-5 TAY NINH RUBBER COMPANY

Đề tài tập trung nghiên cứu, tim hiểu tình hình trồng, chăm sóc, khai thác mủ

cây cao su ở Nông Trường Suối Dây thuộc Công Ty cao su 1-5 Tây Ninh Trên cơ

sở phân tích chi phí, doanh thu từng năm, để tim ra cây cao su hoàn vốn vào thời

điểm nào Điểm chính của nghiên cứu là xác định được vào thời điểm vườn cây

kinh doanh hiệu quá nhất Từ đó Nông Trường xây dựng kế hoạch khai thác, thanh

lý vườn cho thích hợp

Kết quả việc đánh giá có được cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh cây cao

su của Nông Trường dang gặp phải một số tổn tại khó khăn cần khắc phục như :@)

Lượng phân bón theo định mức của ngành đối với vườn cây cùng nhóm tuổi là

không hiệu quả, (ii) cơ cấu diện tích thiếu cân đối, (iii) trình độ tay nghề khai thác

mủ của công nhân còn thấp, (iv) là đơn vị hoạch toán báo sổ nên không chủ động

được trong sản xuất nhất là về vốn

Từ kết quả nghiên cứu đã làm cơ sở cho việc ứng dụng vào thực tế của Nông

Trường Từ đây Nông trường xây dựng kế hoạch thanh lý vườn cây hiệu quả nhất.

Đặc biệt là kế hoạch ổn định nguồn ngân sách của Nông Trường cũng như của

Công Ty

Trang 8

1.1 Vài nét chung về dé tài

1.2 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

1.3 Mục đích nghiên cứu

1.4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

1.4.2.1 Phạm vi không gian

1.4.2.2 Phạm vi thời gian

1.4.3 Phương pháp nghiên cứu

1.5 Cấu trúc luận văn

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm của cây cao su

2.1.1 Đặc điểm sinh học

2.1.2 Đặc điểm kỹ thuật

2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cây cao su

2.2.1 Chỉ tiêu lợi ích ròng hiện tại (NPV)

2.2.2 Chỉ tiêu tỉ suất nội hoàn (IRR)

Chương 3 : TÌNH HÌNH CƠ BẢN

3.1 Giới thiệu khái quát về nông trường

3.1.1 Sơ lược về lịch sử thành lập vả phát triển của nông trường

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

3.1.2.1 Chức năng của nông trường

3.1.2.2 Nhiệm vụ của nông trường

3.2 Điều kiện tự nhiên

3.2.1 VỊ trí địa lý

3.2.2 Khí hậu thời, tiết

3.2.3 Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng

3.3 Qui mô sản xuất của nông trường

Trang XI xii

WOINAAHAVAKRA RAR Wee F.

—- ¬ —¬ —¬ —¬ — — —= — — —AP Ó) Ó2 Ó2 BỘ B2 NY mm KH HK CC

Trang 9

3.3.1 Bộ máy quản lý của nông trường

3.3.2 Cơ cấu diện tích nông trường

3.3.3 Cơ cấu lao động nông trường

3.4 Một số tình hình sản xuất kinh doanh của nông trường

3.4.1 Cơ cấu diện tích, sản lượng, năng suất các tổ trong nông trường

3.4.2 Phương pháp tổ chức sản xuất

3.4.3 Tình hình thực hiện tiền lương

Chương 4: KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đánh giá thực trạng vườn cây của nông trường

4.1.1 Vườn cây sản xuất kinh doanh

4.1.1.1 Cơ cấu diện tích vườn cây sản xuất kinh doanh

4.1.1.2 Chất lượng vườn cây sản xuất kinh doanh

4.1.2 Vườn cây kiến thiết cơ bản

4.1.2.1 Cơ cấu diện tích vườn cây kiến thiết cơ bản

4.1.2.2 Chất lượng vườn cây kiến thiết cơ bản

4.1.3 Vườn cây tái canh trồng mới của nông trường

4.2 Hiệu quả kinh tế 1ha cao su của nông trường

4.2.1 Chi phí cho 1 ha cao su

4.2.1.1 Chi phi cho 1 ha cao su tái canh trồng mới

a Chi phí vật chất

b Chi phí lao động

c Tổng chi phí cho 1 ha cao su tái canh trồng mới

4.2.1.2 Chi phí cho 1 ha cao su kiến thiết cơ ban

a Chi phí vật chất

b.Chi phí lao động

c Tổng chỉ phí cho 1 ha cao su kiến thiết cơ bản

4.2.1.3 Chi phí cho 1 ha cao su giai đoạn SXKD

a Chỉ phí vật chất

b.Chi phí lao động

c Tổng chi phí cho 1 ha cao su giai đoạn SXKD

4.2.2 Doanh thu | ha cao su khai thác

4.2.2.1 Doanh thu từ bán sản phẩm mủ

4.2.2.2 Doanh thu từ gỗ, củi cao su thanh lý

4.3 Xác định chu ky san xuất kinh doanh có hiệu quả nhất

4.3.1 Xác định thời gian hoàn vốn (PP)

15

16

16 18 18 19 21 a 23 23

23 24

25 25

26

27 28 28 28 29

30

32 22 S2 7 40

Trang 10

4.3.2 Dòng tiền tệ xác định doanh thu và chỉ phí vườn cây

4.3.2.1 Các chỉ tiêu cơ bản xác định hiệu quả SXKD vườn cây khai thác

4.3.2.2 Những chi tiêu cơ bản xác định hiệu quả kinh doanh vườn cây

4.4 Tỷ số lợi ích/ chỉ phí

4.5 Các định hướng phát triển cho tương lai

Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

5.2 Kiến nghị

37 57 60

62

66

68 68

69

Trang 11

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SXKD: Sản Xuất Kinh Doanh

PQLKDCty: Phòng Quản Lý Kinh Doanh Công Ty

Trang 12

Hàm Lượng Cao Su Khô Biến Động Trong Năm

Cơ Cấu Lao Động của Nông Trường năm 2004

Chất Lượng Trình Độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ Nông trường

Diện Tích, Sản lượng, Năng Suất các Tổ năm 2004

Định Mức Lao Động và Chế Độ Cạo cho Vườn Cây SXKD

Tình Hình Thực Hiện Tiền Lương Nông Trường năm 2004

Cơ Cấu Vườn Cây Sản Xuất Kinh Doanh năm 2004

Chất Lượng Vườn cây Sản Xuất Kinh Doanh năm 2004

Cơ Cấu Diện Tích Vườn Cây Kiến Thiết Cơ Ban

Mật Độ Vườn Cây kiến Thiết Cơ Bản Tính Đến 2004

Bé Vòng Vườn Cây Kiến Thiết Cơ Bản

Chất Lượng Vườn Cây Tái Canh Trồng Mới năm 2004

Chi Phí Vật Chất cho 1 Ha Cao Su Tái Canh Trồng Mới

Chi Phí Lao Động cho 1 Ha Cao Su Tái Canh Trồng Mới

Tổng Chi Phí cho 1 Ha Cao Su Tái Canh Trồng Mới

Chi Phí Vật Chất 1 Ha Cao Su G/Ð KTCB

Chi Phí Vật Chất 1 Ha Cao Su G/Ð KTCB Tính Bằng Giá Trị

Chi Phí Lao Động cho 1 Ha Cao Su KTCB Tính Bằng Công

Chi Phí Lao Động cho 1 Ha Cao Su KTCB Tính Bằng Giá Trị

Chi Phí Vật Chất cho 1 Ha Cao Su G/Ð SXKD Tính Bằng Giá Tri

Chi Phi Định Mức Lao Động Giai Đoạn SXKD Tính Bằng Công

Chi Phí Lao Động 1 Ha Cao Su Giai Đoạn SXKD Tính Bằng Giá Tri

Tổng Chi Phí 1 Ha Cao Su Su Giai Đoạn SXKD

Giá Bán Mủ Qua Các năm

Doanh Thutừ Bán Sản Mii trên 1 Ha qua các năm

Doanh Thu từ Gỗ, Củi Cao Su Thanh Lý

Các Chỉ Tiêu Xác Định Thời Gian Hoàn Vốn

Những Chỉ Tiêu Cơ Bản Xác Định Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh

ây Khai Thác

Trang

16 17 18 20

21

23 24 25 26

27

28 20

30

32 33 35 37 39 40

42

44 46

48

49 50 51 54 56 58

Trang 13

Bảng 31: Những Chỉ Tiêu Kinh Tế Xác Định Hiệu Quả 1 Ha Cao Su

Suốt Cả Chu Kỳ Kinh Doanh

Bảng 32: So Sánh Chỉ Tiêu Ti Số Lợi ich/Chi Phí

Bảng 33: So Sánh Chỉ Tiêu NPV về Sự Thay Đổi Giá và Suất Chiết Khấu

xiii

60

63

65

Trang 14

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1: Biểu Đồ Biến Đổi Giá Cả qua 5 năm 50Hình 2: Năng suất Vườn Cây SXKD qua các năm của Một Chu Kỳ Khai Thác 52Hình 3: Biểu Đồ Thể Hiện Giá Trị NPV qua Từng Chu Kỳ Kính Doanh 61

xiv

Trang 15

Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Vài nét chung về đề tài:

Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao nó đem lại

nhiều thay đổi trong môi trường sinh thái và đời sống kinh tế của con người

Trước nhu cầu thế giới về mủ và gỗ cao su Ở nước ta cao su ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực phát triển kinh tế , xã hội và đời sống của

nhân dân Chính vì điều này đã đẩy ngành cao su thật sự trở thành ngành kinh tếmũi nhọn của đất nước

Mu cao su được xem là nguyên liệu không thể thiếu được đối với nền công

nghiệp, là một trong những nguồn nguyên liệu để xây dựng nên một nên nông

nghiệp hiện đại, cũng chẳng phải ngạc nhiên khi cao su thiên nhiên được mệnhdanh là “vàng trắng” của nhân loại bởi giá trị mà nó mang lại ngày càng di sâu

vào đời sống con người

Tuy nhiên giá trị kinh tế của cây cao su không dừng lại ở giá trị mủ khai thác

mà còn có giá trị từ nguồn gỗ, củi sau khi thanh lý vườn cây Cho đến ngày nay thì

có thể nói gỗ cao su dần dẫn có chỗ đứng so với các loại gỗ khác, khi mà những

loại gỗ quý hiếm đang dân có nguy cơ cạn kiệt, thì gỗ cao su lại được sử dụng nhiều hơn Ở nước ta nhiều nhà máy chế biến gỗ đã lấy gỗ cao su làm nguyên liệu

chính Sản phẩm từ gỗ cao su như ti, bàn, ghế và các vật dụng khác trong gia

đình, không những được tiêu thụ trong nước mà còn được mở rộng ra thị trường

quốc tế như Đài Loan, Hồng Kông và các nước Châu Au Ngoài ra củi cao su

cũng là nguồn nguyên liệu đốt cho một nhiệt lượng rất lớn, mặt khác mỗi ha cao

Trang 16

su trưởng thành cho từ 100-200 Kg hạt, hạt cao su có thể ép đầu dùng trong công

nghiệp sơn, làm xà phòng, phân bón, thức ăn gia súc

Ngoài giá trị kinh tế thì cây cao su còn có giá trị xã hội cũng hết sức to lớn.

Đầu tiên phải nói đến việc trồng cao su đã tạo ra một khối lượng lớn công ăn, việc làm cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và không ít những lao động dân tộc, họ đã gắn bó cuộc đời mình với các nông trường và các nhà máy chế

biến, bên cạnh đó nhiều đường giao thông nội bộ căn bản xây dựng hoàn chỉnh, nhiều nhà máy chế biến mú tại các vùng nguyên liệu mọc lên tạo động lực và góp phan không nhỏ vào công cuộc xây dựng “công nghiệp hóa — hiện đại hóa nông

nghiệp nông thôn” mà Đảng và nhà nước ta đang khuyến kích và tạo mọi điều

kiện để thúc đẩy phát triển

Ngày nay cây cao su đã khẳng định vai trò của mình trong nhóm cây công

nghiệp dài ngày như : cà phê, tiêu, điều, chè, ca cao Vì đây là loại cây tương đối

dễ trồng có sức sống mãnh liệt, mùa vụ ổn định, kỹ thuật trồng, chăm sóc không

quá phức tạp và đặc biệt cây cao su không cần phải tưới tiêu, đây là đặc tính rất

thuận lợi cho việc trồng cao su với điện tích rộng lớn, nhiễu loại địa hình khác

nhau, cây cao su phát triển khá nhanh cho tán che rộng, có tác dụng phủ xanh đất

trống đổi trọc, giữ nước ngay cả trên đất dốc cao, chống xói mòn, giữ được độ mau

mỡ của đất, góp phần tạo bầu không khí mát mẻ cải tạo môi trường thiên nhiên.

Ngoài ra cây cao su được trồng vùng biên giới cũng là điều kiện thuận lợi đối với

việc ổn định và đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương

Hiện nay cây cao su được trồng phổ biến trong cả nước nhưng hầu hết diện tích tập trung vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nguyên, ngoài ra cây cao su còn

có thể trồng ở các tỉnh miễn trung như Thanh Hóa, Hà Tỉnh Do không có điều

kiện và bị chiến tranh tàn phá nên đầu năm 1975 tổng diện tích cao su cả nước chỉ

còn khoảng 75.200 ha và sản lượng trên 350.000 tấn mi, năng suất trung bình dat

Trang 17

từ 1,5-2 tấn/ha, cho đến năm 2003 toàn ngành cao su Việt Nam đạt tổng doanh thu 5.500 tỷ đồng, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 300 triệu USD Đặc biệt

cuối năm 2003 Tổng Công Ty cao su Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu

mủ sang Mỹ, mở ra một thị trường đây tìm năng cho ngành cao su Việt Nam

1.2 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:

Kể từ khi cây cao su du nhập vào Việt Nam ( năm 1897) cho đến nay (năm

2005) cũng đã hơn 100 năm qua, cùng với những thăng trầm lịch sử của đất nước thì cây cao su vẫn tổn tại và phát triển không ngừng, nó đã khẳng định được vai

trò của mình 6 một nước nông nghiệp truyền thống với nhiều loại cây công nghiệp

có giá trị kinh tế khác và cây cao su ngày càng chứng tỏ được tính thích ứng với diéu kiện thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng ở một số vùng nước ta, đặc biệt là vùng

Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Tuy nhiên đặc tính của cây cao su là thời gian khaithác khá đài, đối với những vùng đất dé ở Đông Nam Bộ thì thời gian khai thác từ

25-30 năm, nhưng đối với vùng đất xám ở Tây Nguyên thì thời gian khai thác có

thể lên đến 40 năm Như vậy đối với mỗi vùng đất, với mỗi loại giống cây trồng,

kỹ thuật chăm sóc, diéu kiện khai thác khác nhau thì thời gian khai thác cũng hoàn

toàn khác nhau Điễu đó đặt ra vấn dé phải xác định thời điểm khai thác sao cho

thích hợp nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho từng vùng, từng khu vực

Xuất phát từ yêu câu thực tế trên, được sự déng ý của Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, với sự hướng dẫn của thầy Thái Anh

Hòa cùng với sự đồng ý của ban lãnh đạo nông trường cao su Suối Dây, tôi tiến

hành thực hiện dé tài “Xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của cây cao su tại

nông trường Suối Dây thuộc Công Ty cao su 1-5 Tây Ninh”

Trang 18

1.3 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu để tài nhằm mục đích đánh giá tính hiệu quả của cây cao

su qua từng năm khai thác để tìm ra vào thời điểm nào cây cao su có hiệu quả

kinh tế tối ưu nhất và cụ thể để tài được thực hiện để nhằm các mục tiêu sau:

i Đánh giá chất lượng vườn cây qua các giai đoạn trồng mới, kiến thiết cơ

bản, sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng vườn cây của nông trường

ii Xác định dòng chỉ phí và dòng doanh thu của toàn bộ chu kỳ san xuất kinh

doanh nhằm thấy được hiệu quả kinh tế của cây cao su

li Phân tích một số chỉ tiêu tài chánh nhằm xác định năm hoạt động kinh

doanh hiệu quả nhất của cây cao su và dự đoán thời điểm thanh lý vườn cây nhằm

đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất

iv Để xuất một số ý kiến liên quan đến kha năng vườn cây cao su trong thời

gian tới

1.4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Là những nhân tố liên quan, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh doanh vườn cây

nhằm đạt hiệu quả cao nhất, trong điều kiện thực tế mà nông trường đang thực

Trang 19

1.4.3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện cho việc nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp

nghiên cứu sau :

Phương pháp thu thập số liệu :sơ cấp, thứ cấp (từ các chứng từ sổ sách, các báo cáo cuối năm, các chỉ tiêu định mức của các phòng, ban : Kế toán tài vụ, Kế

hoạch vật tư, Tổ chức lao động tiền lương, Kỹ thuật nông nghiệp, Tổ chức hành

chánh

Phương pháp xử lý số liệu : Xử lý số liệu bằng excel, bằng cách sử dụng các

công thức, vẽ biểu dé, dé thị,

Phương pháp phân tích : Phân tích các chỉ tiêu về lợi ích, chi phí, lợi ích ròng

hiện tại, thời gian hoàn vốn, tỷ suất nội hoàn

1.5 Cấu trúc luận văn

Luận văn được cấu thành bởi 5 chương cơ bản :

Chương 1 : Đặt vấn dé

Chương 2 : Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 : Tình hình cơ bản

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5 : Kết luận và kiến nghị

Trang 20

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Đặc điểm của cây sao su

2.1.1 Đặc điểm sinh học

Cây cao su có nguồn gốc từ vùng sông Amazôn của Brazin, được du nhập và

trồng ở Việt Nam từ năm 1897 cho đến nay Cây cao su là loại cây thích hợp với

vùng xích đạo hay vùng nhiệt đới (từ 13° vĩ tuyến Bắc đến 13° vĩ tuyến Nam) Tuy

nhiên cũng có thể trồng những vùng có vĩ tuyến cao hơn (từ 18-24” vĩ tuyến Bắc) Ở Việt Nam cây cao su được trồng thích hợp nhất là vùng Đông Nam Bộ

Nhiệt độ thích hợp cho cây cao su khoảng 25°C-28°C, cây cũng có thể chịu

lạnh được nhưng không dưới 10°C trong thời gian không quá nửa tháng

Lượng mưa trung bình hàng năm đối với cây cao su phải từ 1.800-2.000mm

nước/năm Do không phải tưới tiêu nên lượng mưa ảnh hone lớn đến sự sinh

trưởng và cho san lượng mủ của cây

Cây cao su là loại cây ưa nắng, giờ nắng thích hợp nhất là khoảng

1.600-2.000giờ/năm Gổ cao su tương đối mém và dễ gãy, rễ bám yếu vì vậy tốc độ gió

phải nhỏ hơn 3m/s mới thích hợp cho cây cao su đứng vững

Đất trồng cao su bằng phẳng (độ dốc<8%, tức 5°) là thích hợp nhất, tuy nhiên

độ dốc lớn hơn vẫn trồng được nhưng phải trồng theo đường đồng mức, kết hợp

chống xói mòn trồng cây phủ đất Đất càng cao cây càng chậm phát triển, năng

suất thấp Đất sâu rất thích hợp cho việc trồng cây cao su nhưng phải có khả năng

thoát nước tốt, không nên trồng cao quá 500m (so với mặt nước biển ) đối với

vùng xích đạo, 400m đối vùng nhiệt đới

Trang 21

Đất phải giữ ẩm và có độ màu mỡ, tránh được những vùng có đá ong cạn hơn

1m Chất hữu cơ đạt khoảng 36% trọng lượng, đất khô là tốt nhất Đất đỏ rất thích

hợp với cao su, đối với đất xám do nghèo đinh dưỡng hơn nên phải kéo dài thời

gian kiến thiết cơ bản Đất phải có thành phần sét ở mặt từ 20-25% là thích hợp.

Độ pH khoảng từ 4,5-5,0 là lý tưởng cho cây sinh trưởng và phát triển

®Tóm lại : hội tụ những điều kiện khí hậu, thời tiết như trên là thích hợp để

trồng cây cao su

2.1.2 Đặc điểm kỹ thuật

Cây cao su là loại cây trồng lâu năm (từ 35-40 năm) nên ngay từ lúc mới trồng, chăm sóc, cho đến lúc khai thác phải tuân thủ một chế độ nghiêm ngặt về

kỹ thuật Đặc biệt cây cao su rất mẫn cảm với các loại sâu, nấm gây bệnh nên

việc chăm sóc cây cao su phải thường xuyên và kịp thời

Giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây cao su là khá dài (6 năm cho đất đồ và 7

năm cho đất xám ) Thời gian hoàn vốn chặm khoảng (12-14 năm ) Đầu tư vốn cao so với các loại cây công nghiệp dài ngày khác Thời gian sản xuất kéo dài, rải điều hơn 10 tháng trong năm (vào tháng 1-2 cây thay lá nên cây không khai thác ).

Ham lượng mủ cao su khô không đều giữa các tháng trong năm, diéu đó được thể

hiện trong bảng sau:

Bảng 1 : Hàm Lượng Cao Su Khô Biến Động Trong năm

Quý Tỷ trọng sản lượng (%) _ Hàm Lượng BQ cao su khô (%)

Trang 22

Trong quý IV cây cao su cho sản lượng cao nhất (vì đây là mùa mưa), nhưng ngược lại hàm lượng cao su khô thấp nhất Còn trong quý I sản lượng thấp nhất

nhưng hàm lượng cao su khô lại cao nhất (vì đây là mùa khô)

Cây cao su là loại cây tương đối dễ tính, ít mất mùa, ở miền Đông Nam Bộ nhất là các tỉnh như Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh,.thường có

mưa dầm vào giữa tháng 9 nên phải ngừng cạo 5-7 ngày, việc khai thác mủ cây

cao su theo quy trình kỹ thuật được tiến hành vào sáng sớm (5-10 giờ sáng ) là thời gian thích hợp cho mủ chảy nhiều, mủ cao su dé bị động lại sau khi khai thác từ 4-

6 giờ nên phải dùng thuốc chống đông

Năng suất cây cao su nếu được chăm sóc và khai thác đúng định mức, thường

tang dần và cao nhất vào những năm 16-17 và sau đó giảm dần Theo các nhà kỹ

thuật thì chu kỳ kinh doanh cây cao su kéo đài từ 20-25 năm thì chất lượng mủ dat

hiệu quả nhất

Vậy từ những đặc điểm sinh học, kỹ thuật của cây cao su Cho phép các nhà

kỹ thuật đưa ra được khoảng thời gian kinh doanh hiệu quả nhất là 20-25 năm.Nhưng đối với một nhà kinh tế thì chu kỳ kinh doanh hiệu quả nhất của cây cao su

là ở thời điểm nào ? Để giải đáp điều này tôi tiến hành nghiên cứu với những chỉtiêu kinh tế để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của cây cao su

2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cây cao su

Để cho việc nghiên cứu có khoa học tôi đã sử dụng các chỉ tiêu sau để phục

vụ cho nghiên cứu :

Gọi B; là dòng thu tiền tệ suốt cả chu kỳ kinh doanh vườn cây bao gồm : Giatrị thu được từ bán sản phẩm mủ khai thác, giá trị thu hổi sau khi thanh lý vườncây còn lại

Trang 23

Gọi C; là dòng chỉ tiền tệ của một chu kỳ kinh doanh vườn cây bao gồm: Chi

phí cho năm trồng mới, chi phi cho những năm kiến thiết cơ bản, chi phí cho giai

đoạn sản xuất kinh doanh vườn cây, chi phí bảo hiểm (y tế, xã hội, cộng đồng )

Hiệu số P (B;-C;) là lãi thu được từ việc sản xuất kinh doanh suốt một vòng

đời của cây cao su

Do giá trị đồng tién tại mỗi thời điểm khác nhau nên để có kết luận tương

đối chính xác, tôi quy giá trị đồng tién về thời điểm đầu tiên (năm trồng mới ) với

mức suất chiết khấu 12,68%/năm (tính theo lãi suất cho vay ngân hàng năm 2004

là 1%/ tháng )

2.2.1 Chỉ tiêu lợi ích ròng hiện tại —Net Present Value (NPV)

Hiện giá thuần hay hiện giá ròng NPV được xác định bằng cách hiệu số giữa giá trị hiện tại được tính theo một suất chiết khấu nào nó của dòng ngân lưu thu

nhập mà dự án sẽ mang lại trong tương lai so với hiện giá của các khoản đầu tư

NPV : Thể hiện giá trị thuần hay hiện giá ròng (B;-C;) trong tương lai

B; : Là dòng thu tién tệ năm thứ ¡

C; : Là dòng chí tiền tệ năm thứ ¡

i : Thời gian(năm)

r : suất chiết khấu

NPV <0: Không có hiệu quả về mặt kinh tế

NPV >0: Có hiệu quả về mặt kinh tế

Trang 24

2.2.2 Chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn-Internal Rate of Return (IRR)

Là tỷ suất chiết khấu mà tại đó hiện giá thuần bằng không (NPV=0) Nghĩa

là khi NPV=0 thì dự án cũng đã tạo ra được một tỷ lệ lợi nhuận it nhất là bằng IRR

Công thức tính :

NPV,

NPV ,+| NPV, |IRR = n + (r; — n)

+ IRR > Suất chiết khấu : Dự án có hiệu quả về mặt kinh tế

¢ IRR < Suất chiết khấu : Dự án không có hiệu quả về mặt kinh tế

2.2.3 Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP)

Thời gian hoàn vốn PP của cây cao su là khoảng thời gian mà toàn bộ vốn

đầu tư bỏ ra được thu hồi lại nhờ thu nhập nhập thuần hàng năm do khai thác cao

su mang lại (thu nhập thuần được hiểu là lợi nhuận + khấu hao ) Ở đây khấu hao vườn cây cao su trong trường hợp này không cần có giá trị khấu hao vì những năm

kiến thiết cơ ban cũng coi như dòng chỉ tién tệ

Công thức tính :

PP =t+(p;*12)P;

Ta sử dung chi tiêu p; =K;- P;

Trong đó :

t : Thời gian hoàn vốn tương ứng với lãi thu được hàng tháng có

thể ứng hoàn ứng một phần của vốn đầu tư ban đầu

K; : Vốn đầu tư ban đầu quy về năm i (năm thứ 7)

Pi : Lợi nhuận tích lõy qua các năm khai thác

0; : Vốn đầu tư còn tư còn lại sau khi thu hồi ở năm thứ ¡

10

Trang 25

Chương 3

TÌNH HÌNH CƠ BẢN

3.1 Giới thiệu khái quát về nông trường

3.1.1 Sơ lược về lịch sử thành lập và phát triển của nông trường

Nông trường cao su được thành lập năm 1983 trực thuộc Công Ty Bắc Tây

Ninh Trước đây có tên là nông trường 5, sau đó đổi tên lại là nông trường cao su

Suối Dây trực thuộc sở Nông Nghiệp 1987

Năm 1993 giao cho liên hiệp xí nghiệp cao su Tây Ninh quản lý

Năm 1995 đổi tên là Công Ty cao su 1 tháng 5 Tây Ninh cho đến nay

Trong những năm đầu thành lập nông trường gặp không ít khó khăn về mặt

cơ sở vật chất, trang thiết bị hạ tầng còn thiếu thốn, đường xá vận chuyển còn

nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn thấp Mặt khác đất Tây Ninh là đất

xám bạc màu nên việc cải tạo phải mất một thời gian dài và việc ứng dụng khoa

học kỹ thuật còn hạn chế nên cây cao su phát triển kém Qua nhiều thời gian tổntại và phát triển nông trường từng bước khắc phục những khó khăn và phát huy tốt

những mặt thuận lợi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trồng trọt,

chăm sóc, cũng như khai thác đúng quy trình kỹ thuật của Tổng Công Ty cao su

Việt Nam đã giúp nông trường ngày càng đứng vững và phát triển mạnh khẳngđịnh vị trí của mình trong xã hội

Trang 26

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

3.1.2.1 Chức năng của nông trường

Nông trường chấp hành thực hiện quyết định của Công Ty cao su 1-5 dưới sự

lãnh đạo ban giám đốc Công Ty, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ sản xuất, diện tích,

lao động và qui mô địa hình nên nông trường Suối Dây đã hình thành với chức năng và nhiệm vụ của một đơn vị kinh tế cơ sở trực thuộc Công Ty có tư cách

pháp nhân hoạt động theo luật doanh nghiêp, có con dấu riêng, thực hiện hoạch

toán báo số

Giám đốc nông trường do Công Ty bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo để

nghị của giám đốc Công Ty Giám đốc nông trường chịu trách nhiệm trước giám

đốc Công Ty, trước pháp luật về mọi điểu hành hoạt động của nông trường

3.1.2.2 Nhiệm vụ của nông trường

Với chức năng trên nông trường có nhiệm vụ chủ yếu:

Y Trồng mới các vườn cây cao su để thay thế các vườn cây già cdi để đảm

bảo về cơ cấu diên tích của nông trường

v Chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản theo đúng quy trình kỹ thuật

Y Tổ chức quản lý, khai thác mủ cao su thiên nhiên theo mức kế hoạch maCông Ty giao phó

v Tổ chức thực hiện văn hóa, xã hội, tổ chức chăm lo đời sống và sức khỏe

cho cán bộ, công nhân trong phạm vi nông trường

Với chức năng được giao, nông trường cũng được Công Ty đầu tư trang bị tài

san, tài nguyên, vật tư, phương tiện, trang thiết bị để hoạt động được thuận lợi như

: đất đai, lao động, các công trình kiến trúc và cơ sở hạ tầng

12

Trang 27

3.2 Điều kiện tự nhiên

3.2.1 Vị trí địa lý

Nông trường cao su Suối Dây trực thuộc công ty cao su I tháng 5 Tây Ninh

tọa lạc tại ấp 4 xã Suối Dây -Huyện Tân Châu —Tinh Tây Ninh và nằm trên tỉnh

lộ 19

e Phía Đông giáp xã Suối Dây

e Phía Tây giáp Sông Tha La

e Phia Nam giáp nông trường cao su Thanh Niên

e Phia bắc giáp nông trường 7

Vườn cây của nông trường nằm trên tỉnh lộ 19 cách nông trường khoảng 1km

đây là điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc, quản lý, khai thác của nông

trường

Ngoài ra nông trường còn có nhà máy chế biến mủ nằm ngay trên tỉnh lộcách nông trường 200m về phía Đông, cách Công Ty cao su 1-5 khoảng 30km và

cách Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 130m về phía nam Với vị trí địa lý khá

thuận lợi nên nông trường đã rút ngắn được thời gian và chi phí van chuyển

3.2.2 Khí hậu, thời tiết

Nông trường cao su Suối Dây thuộc địa bàn tỉnh Tây Ninh nên mang khí hậu

miền Đông Nam Bộ vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh năm, phân thành 2

mùa rõ rệt mùa mưa từ thang 5 - 11 mùa khô từ tháng 12-4

3.2.2.1 Nhiệt độ

*“ Nhiệt độ trung bình hàng năm 28°C

* Nhiệt độ cao nhất trong năm 37°C

Y Nhiệt độ thấp nhất trong năm 21°C

13

Trang 28

3.2.2.2 Lượng mưa

Tháng mưa cao điểm là từ tháng 5-10 Lượng mưa bình quân hàng năm là

1.750mm, lúc cao điểm có thể lên đến 1.960mm, thấp nhất xuống còn khoảng

1.340mm

3.2.2.3 Tốc độ gió

Tốc độ gió trung bình là 25m/s, gió theo hướng Tây Nam, đôi khi cũng bị ảnh

hưởng bởi gió Lào với vận tốc rất cao 65m/s với vận tốc gió này có thể làm gãy,

kênh rạch còn hạn chế

3.2.3 Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng

Địa hình ở nông trường cao su Suối Dây tương đối bằng phẳng không có đổinúi cao, với địa hình này rất thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa và vận chuyển

nguyên vật liệu cho vườn cây của nông trường

Đất gần như 100% là đất xám, cát nhẹ, thuận tiện cho việc trồng cây lâunăm như : Điều, Xoài, cao su và một số loại cây ăn trái khác Ngoài ra đất ở

14

Trang 29

đây còn thích hợp cho các loài cây mía, mì Cùng với một số loài cây công nghiệp

ngắn ngày khác

3.3 Quy mô sẵn xuất của nông trường

3.3.1 Bộ máy quản lý của nông trường

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝNÔNG TRƯỜNG SUỐI DÂY

Nông tường cao su Suối Dây hiện có 7 tổ, trong đó gồm 6 tổ khai thác tổng

số công nhân là 180 người va 1 tổ bảo vệ có 9 người, mỗi tổ khai thác có 1 tổ

trưởng với nhiệm vụ theo đõi báo cáo kết quả hàng ngày cho phòng kỹ thuât.

Ngoài ra các tổ trưởng còn phải có trách nhiệm giám sát tình hình khai thác của

15

Trang 30

công nhân để có kế hoạch thay thế, bổ sung để đảm bảo số lượng công nhân phụ

trách vườn cây

3.3.2 Cơ cấu diện tích nông trường

Nông trường cao su Suối Dây là đơn vị hoạch toán phụ thuộc Công Ty cao su 1-5 Tây Ninh có nhiệm vụ quản lý, trồng mới, chăm sóc, khai thác mủ nên có tổng diện tích nông trường đang quản lý là 604,44 ha bao gồm :

Vườn cây trồng mới : 6 ha

Vườn cây kiến thiết cơ bản: 46,22 ha

Vườn cây khai thác :552,22 ha

Vườn cây cạo 1 miệng :429,19 ha, chiếm tỷ lệ 77,73%

Vườn cây cạo 2 miệng: 123,03 ha, chiếm tỷ lệ 22,27%

Sản lượng năm 2004 là: 1.122,7 tấn

3.3.3 Cơ cấu lao động của nông trường

Nông trường cao su Suối Dây với diện tích vườn cây khai thác chưa được mở

rộng chỉ có 604,44 ha nên tổng số lượng lao động là 229 người ( trong đó có 107

lao động nữ, nam 122 ) bao gồm :

Bảng 2 : Cơ Cấu Lao Động của Nông Trường năm 2004

Trang 31

Hiện nông trường có 229 cán bộ công nhân viên chức lao động, trong đó có

180 công nhân khai thác, có 100 công nhân nữ ( chiếm 93,45 % tổng số công nhân

nữ ) và 80 công nhân khai thác nam ( chiếm 65,59 % tổng số công nhân nam) Đây

cũng là vấn để khó khăn trong việc đảm bảo giờ khai thác mủ bởi vì đặc tính câycao su giờ khai thác thích hợp nhất khoảng 4-5 giờ sáng Ngoài ra trình độ chuyên

môn nghiệp vụ văn hóa có được nâng lên nhưng vẫn còn thấp, nhất là công nhânlao động trực tiếp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong công tác Từ

đó phần nào hạn chế việc tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào thực tiễn đã

kiểm hãm một phần của kế hoạch mà nông trường đặt ra, sau đây là bảng đánh

giá về chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của nông trường:

Bảng 3 : Chất Lượng Trình Độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ Nông Trường

Qua bắng trên ta thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nông trường còn

rất hạn chế, trình độ đại học chỉ có 2 người chiếm 0,91%, trung cấp 11 ngườichiếm 5% Trong đó trình độ chuyên môn của công nhân bậc | rất cao 84 người

17

Trang 32

chiếm 38,18%, tiếp theo đó giảm dần về số lượng theo thứ bậc tăng dan cho đến

công nhân bậc 5 chỉ có 5 người chiếm tỷ lệ 2,27%

3.4 Một số tình hình sản xuất kinh doanh của nông trường

3.4.1 Cơ cấu điện tích, sản lượng, năng suất của các tổ trong nông trường

Bảng 4 : Diện Tích, Sản Lượng, Năng Suất các Tổ năm 2004

Tổ Diéntich Tỷ lệ Sản lượng Tỷ lệ Năng suất

Diện tích, sản lượng, năng suất của vườn cây giữa các tổ trong nông trường

có phần chênh lệch nhau do sự phân tổ theo diện tích tùy thuộc vào số lượng công

nhân trong tổ Trong 6 tổ chỉ có tổ 6 chiếm diện tích rất ít chỉ có 8,38 ha ( chiếm 1,55 % tổng số điện tích vườn cây nông trường ), do tổ này khai thác trên diện tích

nhỏ số lượng công nhân chỉ là đoàn viên thanh niên trong nông trường Còn ngược

lại tổ 1 và 3 chiếm diện tích lớn nhất khoảng 120-130 ha, do diện tích lớn nên sản lượng cũng tăng theo diện tích và năng suất cũng tăng vì số lượng vườn cây của 2

tổ này đã đưa vào cạo úp nên năng suất đạt trên 2 tấn/ ha Nhìn chung các tổ còn

lại năng suất đạt trung bình từ 1,5-1,8 tấu/ ha , chính vì có sự chênh lệch về diện

tích nên mỗi năm bắt đầu mùa vụ mới ban Giám Đốc nông trường có sự phân chia

tổ lại theo hình thức bốc thăm để tạo sự công bằng giữa các tổ

18

Trang 33

3.4.2 Phương pháp tổ chức sản xuất

Đối với vườn cây sản xuất kinh đoanh, người công nhân khai thác phải chịu trách nhiệm khai thác, chăm sóc phát hiện bệnh cho cây Công nhân phải ra lô từ rất sớm, khoảng 4-5 giờ sáng để tiến hành cạo mủ, công nhân cạo trút mủ và giao

nộp cho trạm nghiệm thu cuối tổ, sau đó nông trường cho xe đi nhận mủ ở các tổ,

đưa về trạm nghiệm thu của nông trường qua xử lý chống đông và chuyển ngayđến nhà máy chế biến mủ của Công Ty

Mỗi độ tuổi trong giai đoạn sản xuất kinh doanh có một chế độ khai thác,

định mức phân bổ lao động khác nhau theo quy định của ngành cao su và được thể

hiện qua bảng sau

19

Trang 34

Bang 5 : Định Mức Lao Động và Chế Độ Cao cho Vườn Cây SXKD

Nhóm Độ Năm Chế độ cạo Định mứccây tuổi cạo Cây/người

Chế độ cạo 1⁄2S}/3 6d/7 là cạo xuôi, nửa vòng thân cây và thực hiện chế

độ 1 ngày cạo, 2 ngày nghĩ, 6 ngày cạo trên 7 ngày

Chế độ cạo 1/2S\a/3 6d/7ET2,5%pa3/y cũng thực hiện như trên nhưng có

bôi thuốc kích thích với nồng độ 2,5% và bôi 3 lần / năm

Chế độ cạo nhóm cây thứ II có sự khác biệt 1/⁄2S}d/3 6d/7ET2,5%pa3/y+

1/⁄4S1d/3 6d/7 7m/12 ET2,5%La4/y, tức là cao theo chế độ kết hợp cạo xuôi nửa

vòng thân cây, 1 ngày cạo, 2 ngày nghĩ, 6 ngày cạo /7 ngày và cạo úp nhưng chỉ

thực hiện vào 7 tháng cuối vụ khai thác có bôi thuốc kích thích với néng độ 2,5%

và bôi 4 lần năm

20

Trang 35

Nhóm cây thứ II thực hiện chế độ cạo hủy, tùy tình hình thực tế vườn cây

mà nông trường áp dụng chế độ cao tận thu, nhưng ở độ cây này thì số lượng mu

không còn nhiều nên dùng chất kích thích với nông độ lớn hơn 5% để kích thích

chảy mủ

Lương công nhân khai thác được đánh giá qua sản phẩm mà công nhân đó

thực hiện, theo phương cách làm nhiều hưởng nhiều từ đó đã khuyến khích tinhthần làm việc từ công nhân và được thể hiện qua phần sau

3.4.3 Tình hình thực hiện tiền lương

Năm 2004, Công Ty giao khoán quỷ lương theo đơn giá 2.243.000đ/tấn Nên

tổng quỷ lương của nông trường đạt được là 4.444.271.212đ, thu nhập của cán bộ

công nhân viên và công nhân thể hiện qua bang sau:

Bảng 6 :Tình Hình Thực Hiện Tiền Lương Nông Trường năm 2004

DVT: ĐồngChức vụ Tiền Lương

Cán bộ công nhân viên 1.617.314

Công nhân khai thác 1.731.490

Công nhân kiến thiết cơ bản 570.000

Cán bộ gián tiếp, phục vụ 1.649.439

Thu nhập BQ 1.392.060

Nguồn : phòng TCTL+TTTH

Tién lương công nhân viên bộ phận gián tiếp nông trường thực hiện theo quỷ

lương gián tiếp của Công Ty chỉ trả, bình quân 1.649.439đ/người/ tháng so với

lương bình quân năm 2003 là 1.503.476đ/người/tháng tăng 145.963đ do giá mủ

những năm giầm đây có chiều hướng tăng nên quỷ lương tăng theo, còn tiền lương

công nhân khai thác được tính theo sản lượng mú khai thác có được của từng công

nhân và được hưởng 10% giá thành sản phẩm/ tấn (công nhân khai thác

21

Trang 36

2.114.000đ/tấn ) Riêng công nhân kiến cơ bản + chăm sóc được tính lương theo

đơn giá thị trường là 19.000đ/ công

22

Trang 37

Chương 4

KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đánh giá thực trạng vườn cây của nông trường

4.1.1 Vườn cây san xuất kinh doanh

4.1.1.1 Cơ cấu diện tích vườn cây san xuất kinh doanh

Bảng 7 : Cơ Cấu Diện Tích Vườn Cây Sản Xuất Kinh Doanh năm 2004

Nhóm cây Độ tuổi Vườn cây SXKD 2004

Qua bảng trên ta nhận thấy được tổng diện tích vườn cây nông trường đang

khai thác là 552,22 ha, trong đó vườn cây tơ có 106,81 ha chiếm 19,34 % tổng diện

tích Còn vườn cây chiếm diện tích lớn nhất là vườn cây trung niên, đây là vườn

cây chủ lực của nông trường, chính nhờ vườn cây này mà năng suất của nông

trường năm vừa qua ( năm 2004 ) dat 2,03 tấn/ ha, so với năm 2003 tăng 317,31kg/

ha do nông trường áp dụng chế độ cạo úp đối với vườn cây này

Mặt khác vườn cây già chiếm tỷ lệ cũng tương đối cao (22,29% ) lớn hơn so

với vườn cây tơ (19,34 % ) Day cũng là vấn dé cần đặt ra đối với nông trường là

phải có kế hoạch trồng mới để đưa vào khai thác thay thế vườn cây già cỗi nhằm

đảm bảo cơ cấu diện tích cho nông trường

Trang 38

4.1.1.2 Chất lượng vườn cây sản xuất kinh doanh

Bảng 8 : Chất Lượng Vườn Cây Sản Xuất Kinh Doanh năm 2004

khai thác ), ở nhóm II bé vòng đạt khoảng 100-120cm và nhóm III đạt trên 120cm

Mặc dù vườn cây của nông trường đạt được chỉ số trên nhưng vẫn còn một số

lô không đảm bảo chất lượng do những năm đầu trồng mới nồng trường còn gặp

nhiều khó khăn, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp chưa có trình độ và chuyên môn cao,

trang bị vật tư chưa đúng theo định mức kỹ thuật, điều này ảnh hưởng đến chấtlượng vườn cây sau này

Tuy nhiên đối với vườn cây sản xuất kinh doanh của nông trường lại ít quantâm đến bé vòng thân cây mà thường quan tâm đến mật độ của vườn cây Chính vi

điểu này vào những năm 1983 nông trường áp dụng mật độ 476 cây/ha ( hàng

cách hàng 7m, cây cách cây 3m ), nhưng vào những năm gần đây nông trường

đang áp dụng mật độ trồng mới 555cây/ha (6x3) để tăng số cây trên một diện tích

24

Trang 39

Đất ở nông trường Suối Dây là đất xám nên độ màu mỡ của đất cũng giảm

đi thường vào cuối năm thứ 6 vườn cây mới đạt tiêu chuẩn để đầu năm thứ 7 đưa

vào khai thác, mật độ vườn cây đưa vào khai thác là 341 cây/ha, chiếm 71,63 % sovới thiết kế đủ tiêu chuẩn cạo theo quy định của ngành cao su nghĩa là lớn hơn50% tổng cây thiết kế

Nhóm cây có độ tuổi cao hơn thì mật độ giảm xuống nhưng tốc độ giảm

tương đối ít khoảng 0,85% (giảm 4-5 cây/ha/năm ) Mật độ giảm đều chủ yếu là

do gió, bão vì ở giai đoạn này tỉ lệ chết là rất thấp

4.1.2 Vườn cây kiến thiết cơ bản

4.1.2.1 Cơ cấu diện tích vườn cây kiến thiết cơ bản qua 5 năm (2000-2004)

Bảng 9 ; Cơ Cấu Diện Tích Vườn Cây Kiến Thiết Cơ Bản

Độ tuổi Diện tích( ha) Tỷ lệ (%)

chưa đến tuổi thanh lý Với diện tích vườn cây kiến thiết cơ bản như vậy thì trongvòng vài năm tới sẽ không đủ bổ sung cho cao su sắp già cối, thanh lý

25

Trang 40

Qua 5 năm ta thấy vườn cây kiến thiết cơ bản không có sự thay đổi nào về diện tích chỉ có 46,22 ha trồng vào năm 2001, tính cho đến thời điểm hiện nay

cuối năm 2004 chỉ đạt 4 năm tuổi, nếu chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật thì

dự đoán cuối năm 2006 đầu năm 2007 mới đưa vào khai thác

4.1.2.2 Chất lượng vườn cây kiến thiết cơ bản

Bảng 10 : Mật Độ Vườn Cây Kiến Thiết Cơ Bản Tính Đến năm 2004

Qua bang ta thấy mật độ vườn cây kiến thiết cơ ban là rất cao, đối với vườn

cây 2 tuổi mật độ đạt 511 cây/ha, đạt 92,07 % so với thiết kế Đối với vườn cây 3

tuổi mật độ đạt 539 cây/ha, đạt tỷ lệ 97,11 % so với mật độ thiết kế, tăng 5,04 %

so với vườn cây 2 tuổi vì có trồng bổ sung những chỗ cây thất thoát, bị chết ở năm

trồng mới và bước sang năm tuổi thứ 4 thì mật độ có giảm do bị sâu bệnh nhưng

không đáng kể Nếu như nông trường có kế hoạch chăm sóc tốt đúng theo quytrình kỹ thuật thì vào cuối năm tuổi thứ 6 sẽ đảm bảo đủ số lượng cây đưa vào

khai thác ở năm thứ 7 Tuy nhiên để đánh giá chất lượng vườn cây kiến thiết cơ bắn thì chỉ tiêu bê vòng thân cây là rất quan trọng và được thể hiện qua bang sau

26

Ngày đăng: 19/12/2024, 23:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w