CƠ SỞ LÝ LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của cây cao su tại nông trường Suối Dây thuộc Công ty cao su 1 - 5 Tây Ninh (Trang 20 - 24)

2.1 Đặc điểm của cây sao su 2.1.1 Đặc điểm sinh học

Cây cao su có nguồn gốc từ vùng sông Amazôn của Brazin, được du nhập và trồng ở Việt Nam từ năm 1897 cho đến nay. Cây cao su là loại cây thích hợp với

vùng xích đạo hay vùng nhiệt đới (từ 13° vĩ tuyến Bắc đến 13° vĩ tuyến Nam). Tuy nhiên cũng có thể trồng những vùng có vĩ tuyến cao hơn (từ 18-24” vĩ tuyến Bắc

). Ở Việt Nam cây cao su được trồng thích hợp nhất là vùng Đông Nam Bộ

Nhiệt độ thích hợp cho cây cao su khoảng 25°C-28°C, cây cũng có thể chịu lạnh được nhưng không dưới 10°C trong thời gian không quá nửa tháng

Lượng mưa trung bình hàng năm đối với cây cao su phải từ 1.800-2.000mm nước/năm. Do không phải tưới tiêu nên lượng mưa ảnh hone lớn đến sự sinh

trưởng và cho san lượng mủ của cây

Cây cao su là loại cây ưa nắng, giờ nắng thích hợp nhất là khoảng 1.600- 2.000giờ/năm. Gổ cao su tương đối mém và dễ gãy, rễ bám yếu vì vậy tốc độ gió

phải nhỏ hơn 3m/s mới thích hợp cho cây cao su đứng vững

Đất trồng cao su bằng phẳng (độ dốc<8%, tức 5°) là thích hợp nhất, tuy nhiên độ dốc lớn hơn vẫn trồng được nhưng phải trồng theo đường đồng mức, kết hợp chống xói mòn trồng cây phủ đất. Đất càng cao cây càng chậm phát triển, năng

suất thấp. Đất sâu rất thích hợp cho việc trồng cây cao su nhưng phải có khả năng thoát nước tốt, không nên trồng cao quá 500m (so với mặt nước biển ) đối với

vùng xích đạo, 400m đối vùng nhiệt đới

ee — a —

Đất phải giữ ẩm và có độ màu mỡ, tránh được những vùng có đá ong cạn hơn 1m. Chất hữu cơ đạt khoảng 36% trọng lượng, đất khô là tốt nhất. Đất đỏ rất thích hợp với cao su, đối với đất xám do nghèo đinh dưỡng hơn nên phải kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản. Đất phải có thành phần sét ở mặt từ 20-25% là thích hợp.

Độ pH khoảng từ 4,5-5,0 là lý tưởng cho cây sinh trưởng và phát triển

®Tóm lại : hội tụ những điều kiện khí hậu, thời tiết như trên là thích hợp để trồng cây cao su

2.1.2 Đặc điểm kỹ thuật

Cây cao su là loại cây trồng lâu năm (từ 35-40 năm) nên ngay từ lúc mới trồng, chăm sóc, cho đến lúc khai thác phải tuân thủ một chế độ nghiêm ngặt về kỹ thuật. Đặc biệt cây cao su rất mẫn cảm với các loại sâu, nấm gây bệnh nên việc chăm sóc cây cao su phải thường xuyên và kịp thời

Giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây cao su là khá dài (6 năm cho đất đồ và 7 năm cho đất xám ). Thời gian hoàn vốn chặm khoảng (12-14 năm ). Đầu tư vốn cao so với các loại cây công nghiệp dài ngày khác. Thời gian sản xuất kéo dài, rải điều hơn 10 tháng trong năm (vào tháng 1-2 cây thay lá nên cây không khai thác ).

Ham lượng mủ cao su khô không đều giữa các tháng trong năm, diéu đó được thể

hiện trong bảng sau:

Bảng 1 : Hàm Lượng Cao Su Khô Biến Động Trong năm

Quý Tỷ trọng sản lượng (%) _ Hàm Lượng BQ cao su khô (%) J 9-11 35-41

i 13-20 30-35 II 28-31 27-28 IV 38-42 25-26

Nguồn : Phòng kỹ thuật

Trong quý IV cây cao su cho sản lượng cao nhất (vì đây là mùa mưa), nhưng ngược lại hàm lượng cao su khô thấp nhất. Còn trong quý I sản lượng thấp nhất nhưng hàm lượng cao su khô lại cao nhất (vì đây là mùa khô)

Cây cao su là loại cây tương đối dễ tính, ít mất mùa, ở miền Đông Nam Bộ nhất là các tỉnh như Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh,.thường có mưa dầm vào giữa tháng 9 nên phải ngừng cạo 5-7 ngày, việc khai thác mủ cây cao su theo quy trình kỹ thuật được tiến hành vào sáng sớm (5-10 giờ sáng ) là thời gian thích hợp cho mủ chảy nhiều, mủ cao su dé bị động lại sau khi khai thác từ 4- 6 giờ nên phải dùng thuốc chống đông

Năng suất cây cao su nếu được chăm sóc và khai thác đúng định mức, thường tang dần và cao nhất vào những năm 16-17 và sau đó giảm dần. Theo các nhà kỹ thuật thì chu kỳ kinh doanh cây cao su kéo đài từ 20-25 năm thì chất lượng mủ dat hiệu quả nhất

Vậy từ những đặc điểm sinh học, kỹ thuật của cây cao su. Cho phép các nhà kỹ thuật đưa ra được khoảng thời gian kinh doanh hiệu quả nhất là 20-25 năm.

Nhưng đối với một nhà kinh tế thì chu kỳ kinh doanh hiệu quả nhất của cây cao su là ở thời điểm nào ? Để giải đáp điều này tôi tiến hành nghiên cứu với những chỉ tiêu kinh tế để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của cây cao su

2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cây cao su

Để cho việc nghiên cứu có khoa học tôi đã sử dụng các chỉ tiêu sau để phục

vụ cho nghiên cứu :

Gọi B; là dòng thu tiền tệ suốt cả chu kỳ kinh doanh vườn cây bao gồm : Gia trị thu được từ bán sản phẩm mủ khai thác, giá trị thu hổi sau khi thanh lý vườn

cây còn lại

Gọi C; là dòng chỉ tiền tệ của một chu kỳ kinh doanh vườn cây bao gồm: Chi phí cho năm trồng mới, chi phi cho những năm kiến thiết cơ bản, chi phí cho giai đoạn sản xuất kinh doanh vườn cây, chi phí bảo hiểm (y tế, xã hội, cộng đồng )...

Hiệu số P (B;-C;) là lãi thu được từ việc sản xuất kinh doanh suốt một vòng

đời của cây cao su

Do giá trị đồng tién tại mỗi thời điểm khác nhau nên để có kết luận tương đối chính xác, tôi quy giá trị đồng tién về thời điểm đầu tiên (năm trồng mới ) với mức suất chiết khấu 12,68%/năm (tính theo lãi suất cho vay ngân hàng năm 2004

là 1%/ tháng )

2.2.1 Chỉ tiêu lợi ích ròng hiện tại —Net Present Value (NPV)

Hiện giá thuần hay hiện giá ròng NPV được xác định bằng cách hiệu số giữa giá trị hiện tại được tính theo một suất chiết khấu nào nó của dòng ngân lưu thu nhập mà dự án sẽ mang lại trong tương lai so với hiện giá của các khoản đầu tư

phải bỏ ra cho dự án Công thức tính:

wpy - È Œi~G)

io (l+r)

Trong đó:

NPV : Thể hiện giá trị thuần hay hiện giá ròng (B;-C;) trong tương lai B; : Là dòng thu tién tệ năm thứ ¡

C; : Là dòng chí tiền tệ năm thứ ¡

i : Thời gian(năm)

r : suất chiết khấu

NPV <0: Không có hiệu quả về mặt kinh tế NPV >0: Có hiệu quả về mặt kinh tế

2.2.2 Chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn-Internal Rate of Return (IRR)

Là tỷ suất chiết khấu mà tại đó hiện giá thuần bằng không (NPV=0). Nghĩa là khi NPV=0 thì dự án cũng đã tạo ra được một tỷ lệ lợi nhuận it nhất là bằng IRR

Công thức tính :

NPV,

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của cây cao su tại nông trường Suối Dây thuộc Công ty cao su 1 - 5 Tây Ninh (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)