1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Ảnh hưởng của văn hóa làng xã đồng bằng Sông Hồng. Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của văn hóa làng xã tới phát triển nông thôn tại một xã Đồng Bằng Sông Hồng. Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Tác giả Vũ Thị Ngọc Chỉ
Người hướng dẫn TS. Trần Đắc Dân
Trường học Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phát triển nông thôn và khuyến nông
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2006
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 33,07 MB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những tác động sâu sắc của văn hóa làng xã tới quá trình phát triển nông thôn trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính tri, văn hóa, giáo dục, an ninh.... Đồ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỖ CHÍ MINH

NGHIEN CUU TRUONG HOP XA XUAN VINH,

HUYEN XUAN TRUONG, TINH NAM DINH

GVHD: TS TRAN BAC DAN SVTH: VU THI NGOC CHI

LỚP PTNT&KN 28

LUAN VAN CU NHAN

NGANH PHAT TRIEN NONG THON VA KHUYEN NONG

Trang 2

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAININGNONG LAM UNIVERSITY — HO CHI MINH CITY

FACULTY OF ECONOMICS

IMPACT OF THE VILLAGE COMMUNITY CULTURE ON RURAL DEVELOPMENT AT A COMMUNE IN HONG RIVER DELTA STUDY AT XUAN VINH COMMUNE,

XUAN TRUONG DISTRICT,

NAM DINH PROVINCE

VU THI NGOC CHI

Ho Chi Minh City

July 2006

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ANH HUONG CÚA

VĂN HOA LANG XÃ TỚI PHAT TRIEN NÔNG THÔN TẠI MỘT XÃ

DONG BANG SÔNG HONG NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XA XUAN

VINH, HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH” do Vũ Thị Ngọc Chỉ,

sinh viên khóa 28, ngành Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông, đã bảo vệ thànhcông trước hội dong vào ngày

Người hướng dẫn

Ngày tháng năm 2006

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày::e.-: thang nam 2006 Ngày thang năm 2006

Trang 4

LỜI CÁM TẠ

Lời đầu tiên, con xin gửi lòng thành kính ghi công ơn của bố mẹ cùng tat cả

những người thân trong gia đình đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi về tỉnh

thần cũng như vật chất cho con trong suốt quá trình học tập

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành

phố Hồ Chí Minh, tập thể quý thầy cô trong trường, khoa Kinh Tế, bộ môn Phát

Triển Nông Thôn đã tận tình truyền đạt cho tôi những điều bổ ích trong thời gian

học tại trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trần Đắc Dân đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi

trong suốt thời gian vừa qua để tôi hoàn thành được luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các chú, bác ở UBND xã Vuân Vinh, huyện Xuân

Trường, tỉnh Nam Định đã hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình

thực tập tại địa phương.

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tất cả bạn bè thân hữu đã động viên, cùngtrau dồi kiến thức và hỗ trợ tôi trong những năm tháng học tập ở giảng đường

TP Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 07 năm 2006

Sinh viên

Vũ Thị Ngọc Chi

Trang 5

NỘI DUNG TOM TAT

VŨ THỊ NGỌC CHI, Khoa Kinh Tế, Đại Hoc Nông Lâm Thanh phố Hồ Chí

Minh Tháng 6 năm 2006 Ảnh hưởng của văn hóa làng xã tới phát triển nông thôn

tai mot xã Đồng Bằng Sông Hồng Nghiên cứu trường hop xã Xuân Vinh, huyện

Xuân Trường tỉnh Nam Dinh.

Văn hóa làng xã nông thôn Việt Nam nói chung và văn hóa làng xã nông thôn

Đồng Bằng Sông Hồng nói riêng ngày nay không đơn thuần chỉ có văn hóa truyền

thống mà nó còn bao gồm cả văn hóa hiện đại Hai loại hình văn hóa này kết hợp với

nhau trong một chỉnh thể tạo ra văn hóa của làng xã nông thôn thời kỳ đổi mới.

Thực tế cho thấy, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao đồng nghĩa với

việc họ có nhiều điều kiện để tiếp cận với nền văn hóa hiện đại hơn Từ đó, họ có

những tư tưởng, quan niệm thoáng hơn về các giá trị chuẩn mực cho phù hợp với

thời đại Tuy nhiên, những giá trị truyền thông như đạo đức, tình làng nghĩa xóm

van được ho gin giữ coi trọng Các hinh thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng đã theo

xu thế của thời đại nhưng vẫn rất đậm đà bản sắc dân tộc Kết quả nghiên cứu đã chỉ

ra những tác động sâu sắc của văn hóa làng xã tới quá trình phát triển nông thôn trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính tri, văn hóa, giáo dục, an ninh Đồng thời từ thực

tế của địa phương, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp xã phat triển toàn

diện hơn, giúp người dân tiếp cận với nền văn hóa hiện đại trên cơ sở gìn giữ nhữnggiá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống

Trang 6

VU THI NGOC CHI, Faculty of Economics, Nong Lam University — Ho ChiMinh City June 2006 Impact of the village community culture on rural

development at a commune in Hong River Delta Study at Xuan Vinh Commune,

Xuan Truong District, Nam Dinh Province.

The village community culture is not only a traditional culture but also amodern one These two cultures combine together to make the rural culture inrenewal period In fact, standards of living of rural people are more and more

enhanced It also means that they have more favorable conditions to reach to modern

culture Since then, they have more commodious ideas and views as well about the

standard values to suit to the era However, some traditional cultures such as ethics,solidarity are still conservered and esteemed The forms of community cultureactivities have changed to fit the tendency of this era but they still remain nationalcharacters Results of study have showed the deep impacts of the village community

culture on the process of rural development all fields such as: economics, politics,culture, education, security Simultanously, this study in practice shows some

petitions to help Xuan Vinh commune developing more comprehensively and helprural people approach modern culture on the basis of maintaining good values of

traditional one.

Trang 7

CHUONG 1 ĐẶT VAN DE 1

1.1 Sự cần thiết của dé tài 11.2 Mục đích nghiên cứu 21.3 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Cấu trúc của đề tài 3

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 Cơ sở lý luận 5

2.1.2 Một số khái niệm về phát triển nông thôn 92.1.3 Các vấn đề trong phát triển nông thôn 9

2.2 Phương pháp nghiên cứu I1CHƯƠNG 3 TONG QUAN 13

3.2.2 Khí hậu - Thuỷ văn 14

3.2.3 Thể nhưỡng và chat lượng dat 15

3.3 Điều kiện kinh tế xã hội 16

3.3.1 Tinh hình sử dung đất 16

3.3.2 Dân số, lao động 17

3.3.3 Các ngành nghé chính 17

Trang 8

3.3.4 Tình hình kinh tế

3.3.5 Giáo dục — Đào tạo

3.3.6 Văn hóa — Thông tin — Văn nghệ - Thể thao3.3.7 Hoạt động y tế, dan số KHHGD và trẻ em

3.3.8 Cơ sở hạ tầng

3.3.9 Tôn giáo tín ngưỡng 3.3.10 Trật tự an ninh thôn xóm

3.3.11 Các dự án và các chính sách kinh tế xã hội3.4 Hoạt động khuyến nông và tình hình áp dụng

3.5 Đánh giá chung về tổng quan

3.5.1 Thuận lợi 3.5.2 Khó khăn

CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Làng xã

4.1.1 Làng dưới sự chỉ đạo của UBND xã

4.1.2 Đặc điểm và kiến trúc làng xã4.2 Văn hóa làng xã

4.2.1 Văn hóa truyền thống

4.2.2 Văn hóa hiện đại 4.2.3 Đánh giá chung

4.3 Văn hoá làng xã đối với phát triển nông thôn

4.3.1 Về chính trị4.3.2 Về kinh tế4.3.3 Về giáo dục

4.3.4 Về y tế

4.3.5 Về Văn hóa — Văn nghệ - Thông tin

4.3.6 Về Tôn giáo — Tín ngưỡng

4.3.7 Về an ninh trật tự - Luật pháp4.3.8 Về hệ thống tín đụng nông thôn

4.3.9 Về các van đề trong sản xuất nông nghiệp

28

29

29

29 30

Trang 9

CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ

75

77

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Kế hoạch hóa gia đình

Lao động thương binh & xã hội

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Năng suấtNuôi trồng thủy sản

Quỹ tín dụng nhân dan

Trang 11

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Danh Sách Các Hộ Điều Tra

Phụ lục 2 Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

Trang 12

CHƯƠNG 1 ĐẶT VÁN ĐÈ

1.1 Sự cần thiết cia đề tài

Trên khắp nơi ở khu vực nông thôn nước ta đâu đâu cũng có làng Làng

Việt Nam là một hình thức độc đáo của hình thức tồn tại xã hội, một tế bào xãhội đặc trưng cho nông thôn Việt Nam, nó liên kết với nhau một cách chặt chẽtạo thành một kết cấu vững chắc trước những biến động của tự nhiên và xã hội.Mỗi làng đều tồn tại trong nó một nền văn hóa vừa mang nét riêng, vừa có nétchung của nền văn hóa dân tộc Đất nước ta có ba miền nhưng mỗi miền lại có

nền văn hóa khác nhau Đồng Bằng Sông Hồng có lịch sử từ lâu đời gan với nền

văn minh lúa nước Ở đây có nhiều tiểu hệ văn hóa: Văn hóa lưu vực Sông Hồng,

Sông Thái Bình, Sông Mã cộng với vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu vănhóa giữa các vùng và giao lưu văn hóa quốc tế Chính vì vậy nơi đây có một nền

văn hóa rất đặc trưng với những sắc thái văn hóa phong phú và đa dang

Văn hóa làng xã ở Đồng Bằng Sông Hồng cũng rất đặc thù và đa dạng Nóvừa mang trong mình những giá trị đạo đức truyền thống: Quan hệ, ứng xử của

các cá nhân trong cộng đồng, vừa chịu sự tác động của lối sống mới của nền văn

hóa hiện đại Chính vì thế, văn hóa làng xã có ảnh hưởng tất lớn tới các hoạtđộng kinh tế, xã hội, tới quá trình phát triển trong xã hội nông thôn

Trong thời đại ngày nay, khi mà nền kinh tế đang có những bước phát

triển vượt bậc, mức sống chung của người dân ngày càng nâng cao và khoảng

cách giữa thành thị và nông thôn ngày một lớn, Đảng và Nhà nước ta mới có sự

quan tâm và chú ý đặt biệt tới các khu vực nông thôn Vì thế, phát triển nông

thôn được coi là một mục tiêu hướng tới của Nhà nước ta trong quá trình đô thịhóa, tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước Nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố nội tại và ngoại tại, trong đó văn hóa làng xã là yếu tố nội tại ảnhhưởng sâu sắc đến quá trình này Câu hỏi đặt ra là văn hóa làng xã xưa và nay có

gì khác nhau, sự xuât hiện của văn hóa hiện đại có làm mất đi những giá trị

Trang 13

truyền thống tốt đẹp của làng xã hay không và nó ảnh hưởng tới các vấn đề le

quá trình phát triển nông thôn như thế nào?

Để trả lời câu hỏi trên, đồng thời được sự đồng ý của khoa Kinh tế

-trường Dai Học Nông Lâm Thành Phố Hé Chí Minh, sự chấp nhận của các

nghành chức năng xã Xuân Vinh, và được sự hướng dẫn của thay Tran Đắc Dân, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ANH HUONG CUA VĂN HOA LANG XÃ TỚI PHAT TRIEN NONG THON TẠI MỘT XÃ DONG BẰNG SÔNG HỎNG NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ XUÂN VINH, HUYỆN XUÂN

TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu những ảnh hưởng của yếu tế văn hóa làng

xã tới quá trình phát triển nông thôn bao gồm các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa

— xã hội, giáo dục, luật pháp tại một vùng nông thôn thuộc Đồng Bằng SôngHồng

Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu về văn hóa làng xã truyền thống va hiện đại ở một xã

Đồng Bằng Sông Hồng

- Tìm hiểu các mối quan hệ trong cộng đồng

- Tim hiểu các hình thức sinh hoạt của văn hóa lang xã truyền thống.

- Tìm hiểu những tư tưởng mới về các hệ thống giá trị và chuẩn mực,

các hình thức của văn hóa hiện đại.

s Tìm hiểu các vấn dé kinh tế - xã hội của xã

- Tìm hiểu các vấn đề trong phát triển nông thôn

- Tim hiểu ảnh hưởng của văn hóa làng đến quá trình phát triển nông

thôn.

= Tìm hiểu tác động của hội làng, gid họ tới đời sống nông thôn.

- Nhận định những thuận lợi và khó khăn của người dân khi tiếp cậnnền kinh tế thị trường dưới tác động của văn hoá làng xã

Trang 14

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp người dân tiếp cận nền vănhóa hiện đại trên cơ sở gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống và tăngcường hơn nữa vai trò của văn hóa trong tiến trình phát triển nông thôn.

1.3 Pham vi nghiên cứu

: Về nội dung nghiên cứu: Như tên của đề tài luận văn đã chỉ rõ, đềtài này nghiên cứu sự tác động của văn hóa truyền thống và văn hóa hiệnđại tới quá trình phát triển nông thôn tại một địa phương thuộc Đồng Bằng

Sông Hồng

- Về không gian: Nghiên cứu tại địa ban xã Xuân Vinh, huyện Xuân

Trường, tỉnh Nam Định.

- Về thời gian:

Tiến hành nghiên cứu từ ngày 20/03/2006 đến 20/06/2006

Số liệu thu thập và phân tích trong giai đoạn 2001 — 2005

1.4 Cấu trúc của đề tài

Để giải quyết các vấn đề nêu trên một cách có hệ thống, cầu trúc của dé tài

gồm năm phần chính, bố cục theo các chương sau:

Chương 1: Đặt vấn đề

Nêu rõ lý do chon đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và nội dung cần

giải quyết trong đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Xác định đúng cơ sở lý luận cho đề tài, nêu lên một số van đề trong định

hướng phát triển nông thôn và các phương pháp đã sử dụng dé thực hiện dé tài

Chương 3: Tổng quan

Giới thiệu tổng quan chung về địa điểm nghiên cứu với các thông tin về

điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trình bày những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu:

- Về văn hóa làng xã truyền thống và hiện đại ở địa điểm nghiên cứu

và mối quan hệ giữa hai loại hình văn hóa này trong chỉnh thể văn hóalàng xã nông thôn.

Trang 15

é Về tác động của văn hóa làng xã đến quá trình phát triển nông thôn.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra những kết luận chung về vấn dé nghiên

cứu.

Đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp người dân tiếp cận nền văn hóa hiện

đại trên cơ sở gìn giữ nền văn hóa truyền thống

Trang 16

Làng là từ chỉ đơn vi tụ cư nhỏ nhất nhưng hoàn chỉnh của người nông

dân Việt, là một tế bào sống của xã hội Việt Nam Là sản phẩm của lịch sử, làng

luôn nhận vào nó những đổi thay của đất nước, làng xã Xã là đơn vị hành chínhthấp nhất ở các vùng nông thôn Việt Nam Xã có thể bao gồm từ một đến nhiều

làng Thường làng xã được quan niệm như là một hình thái tổng hợp khép kín,

hình thành trên quy mô sản xuất nhỏ, đáp ứng nhu cầu tự túc của chính mình

Làng xã Việt Nam là “tế bào” của xã hội nông thôn, là một loại hình tồn

tai của quan cư ở nông thôn Nó là một đơn vị tỗổ chức xã hội Trên làng còn có

huyện, tỉnh, nước Các đơn vị đó chỉ có ý nghĩa hành chính để phân cấp theolãnh thổ Khác với những đơn vị kể trên, làng là một khâu tổ chức chặt chế hoànchỉnh về các mặt, là một tụ điểm quần cư, chung quanh làng thường có một lũy tre xanh và ao hồ bao bọc San lũy tre làng là những con người sinh sống và làng

tạo cho con người sống trong đó cảm thấy có một cuộc sống bình yên (Tô DuyHợp 2000).

Làng xã Việt Nam là một cộng đồng có tính chất dân tộc học, xã hội học

và tín ngưỡng Nó hình thành trong quá trình liên hiệp tự nguyện giữa những

người nông dân lao động trên con đường chính phục vùng đất gieo trồng Làng là

đơn vị tụ cư, xã là đơn vị hành chính, còn thôn để chỉ làng nhưng được dùng

trong giấy tờ hành chính trong trường hợp làng đó nhập với các làng khác dé trở

thành một xã (Trần Từ, 1984)

Khái niêm về văn hoá

Văn hóa là một tập hợp những quan niệm, những giá trị vật chất và tỉnh

thần, những chuẩn mực và những mục tiêu do con người sáng tạo, tích lũy qua

Trang 17

quá trình hoạt động thực tiễn va cùng nhau chia sẻ trong đời sống hàng ngày của

họ Nó bao gồm cả văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại

- Văn hóa truyền thống thẻ hiện trên các khía cạnh: Giá trị, chuẩn mực có

từ lâu đời, các luật lệ được thể hiện bằng hương ước, các loại hình văn hóa dân

gian như: lễ hội, giỗ họ

- Văn hóa hiện đại thể hiện trên các khía cạnh: Tư tưởng mới về các giá trị,chuẩn mực, các sinh hoạt đoàn thể, các loại hình văn hóa du nhập từ bên ngoài, ít

bị ràng buộc bởi các tư tưởng cũ.

Văn hóa làng xã và nét đặc thi của nó

Văn hóa làng xã dùng dé chỉ văn hóa vùng nông thôn Việt Nam xét từ đơn

vị làng Văn hóa làng biểu hiện và trường tồn qua những giá trị vật thể và phi vậtthể đang được bảo tồn ở các gia đình, các đòng họ và ở các làng quê

Văn hóa làng được thể hiện trong những quy tắc ứng xử của làng, lễ hộicủa làng, và cả những giá trị tín ngưỡng trong tâm linh của mỗi thành viên trong

cộng đồng Trong lễ hội, các nét nổi trội của làng được thé hiện ra thành cái đẹptrong suy nghĩ, đối đáp qua lời ăn tiếng nói, cử chỉ, nét mặt, quần áo Hội làng

có ảnh hưởng mạnh và lôi cuốn sự tham gia của các thành viên trong làng Các

thành viên trong làng chuẩn bị, đóng góp, và cùng nhau tray hội Hội làng còn lôi

cuốn các con cháu phương xa trở về, cùng nhau vui vẻ Văn hóa làng còn théhiện qua phần lễ - cúng tế của lang Nó tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt màcác thành viên trong làng phải tuân theo Văn hóa làng còn thể hiện ở văn hóa

đạo đức tạo ra nhưng thuần phong mỹ tục, cung cách ứng xử trong làng Chính

điều này đã tạo dựng và củng cố những mối quan hệ hài hòa, bền vững giữa

người với người từ thuở xa xưa cho đến ngày nay

Các yếu tố của văn hóa làng xã Mỗi một nhóm, cộng đồng xã hội haymột xã hội cụ thể cũng như xã hội loài người nói chung đều có một nên văn hóa.

Mỗi nền văn hóa ấy đều có chung những thành té sau:

Các chân lý do những quan niệm chung mang lại Nhờ những chân lý này

mà các thành viên của một nhóm xã hội, của một cộng đồng có được những quan

Trang 18

lẫn nhau, chỉ phối nhau trong hoạt động của mình Hệ chân lý này là những xuất

phát điểm để cho các thành viên trong cộng đồng nhìn nhận đánh giá những hành

vi ứng xử, để cùng nhau chia sẻ trong hoạt động chung Nó được nảy sinh trong

đời sống, hoạt động của các nhóm, các cộng đồng xã hội.

Hệ các giá trị là cái mà ta cho là đáng có, ta cho là quan trọng, đáng khâm

phục, đáng noi theo và là cái ảnh hưởng đến hành vi hoạt động của ta, là cái mà những người khác căn cứ để đánh giá các hành vi khuôn mẫu tác phong của các

thành viên trong một nhóm, cộng đồng một xã hội

Chuẩn mực là những quy tắc xã hội của nhóm hay cộng đồng xã hội được

mô hình hóa thống nhất giành cho một vị thế xã hội và cho biết phải hành động

như thế nào Đó là những cung cách bắt buộc được mô hình hóa thành hành vi

dành cho một vị thế xã hội Chuẩn mực trong đời sống hoạt động được thé chế

hóa thành các quy tắc, quy định, những đòi hỏi của xã hội đối với một khuôn

mẫu tác phong của họ Những chuẩn mực xã hội được đặt ra cho biết những

thành viên của một nhóm xã hội biết phải hành động như thế nào trong một tổ chức xã hội hay trong một tinh huống xã hội nhất định vì có những chuẩn mực

trong nền văn hóa này được chấp nhận nhưng trong nền văn hóa khác được coi là

không được phép.

Tín ngưỡng, phong tục, các nghi lễ được thể hiện trong đời sống hàng

ngày như những nghỉ lễ trong giao tiếp và ứng xử xã hội Chúng tạo thành một

nếp sống đặc thù và là những nét đặc trưng độc đáo cho mỗi xã hội Những quyluật văn hóa đó tạo thành một lối sống, một nếp sống của một xã hội

Văn hóa được biểu hiện ra trong đời sống, hoạt động của con người dưới

dạng lễ Tết, lễ hội Trong nông thôn Việt Nam có rất nhiều Tết và lễ hội Đây là địp để mọi thành viên trong gia đình xum họp và cũng là địp để mọi người vui

chơi.

Những chức năng của văn hóa

Văn hóa có những chức năng quan trọng Trước hết phải kể đến việc văn hóa làm cho con người trong xã hội hòa nhập với nhau Chính vì thể, văn hóa ảnh hưởng đến hành vi của các cá nhân, nó quy định các hành vi của mỗi thành viên

Trang 19

trong xã hội Mỗi thành viên trong xã hội luôn tiếp thu, học hỏi cách nhìn củanền văn hóa Kết quả là họ có được một cách nhìn nhận về các sự vật, sự kiện,những hiện tượng, những quá trình của thế giới xung quanh như nhau.

Thứ hai, do quá trình tiếp thu văn hóa mà các cá nhân có được một nhâncách độc đáo của mình Nhưng ở mỗi cá nhân, nhân cách này là một đặc trưng

khu biệt giữa các cá nhân xã hội Chính vì vậy, văn hóa cũng có chức năng làm

khu biệt độc đáo các cá nhân xã hội Mặt khác, nó góp phần làm thu nhỏ sự khác

biệt đó.

Thứ ba, văn hóa còn có chức năng điều chỉnh các hành vi của con người

Bởi vì, văn hóa quy định những cung cách ứng xử xã hội, những chuẩn mực,

những giá trị xã hội mà cá nhân phải thực hiện.

Thứ tư, văn hóa còn có chức năng duy trì, tổ chức xã hội Thông qua các

chuẩn mực mà xã hội có được cung cách hoạt động, quan hệ giá trị mà có được

hệ thống quy định thưởng phạt Thông qua văn hóa mà người ta có được ý thức

về hành vi của mình, tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu

của xã hội.

Cấu trúc của văn hóa Đồng Bằng Sông Hồng

Đặc điểm bao trùm của nền văn hóa nông thôn ĐBSH xuất phát từ những

điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù Nhìn từ góc độ văn hóa, đây là xã hội mà

những hằng số văn hóa xuyên lịch sử vẫn còn đậm nét, được biểu hiện trên cả ba

bình điện: kinh tế, chính trị và văn hóa (Trần Thị Lan Hương, 2000) Trong bản thân nội tại của văn hóa, cấu trúc văn hóa truyền thống được thể hiện trên các

khía cạnh: sáng tao và tiêu dùng văn hóa, bệ thống giá trị và chuẩn mực, tô chức

đời sống văn hóa ở gia đình, làng xã Do đó, nói đến văn hóa nông thôn ĐBSH chủ yếu là nói đến một câu trúc văn hóa truyền thống vẫn được bảo lưu và phát huy tác dụng trong đời sống hiện tại của cư đân Đây là nền văn hóa còn giữ

được khá đậm nét các cấu trúc của nền văn minh nông nghiệp — nông dân truyền

thống Cấu trúc này được lưu giữ có một vị thế trong sự tồn tại và phát triển của

các cư dân ở đây, trong khi đó, các yếu văn hóa mới vẫn chưa đủ mạnh để xác

Trang 20

ĐBSH, nó vẫn còn là những yếu tô “thêm vào”, “yếu tố phụ” trong một cấu trúc

văn hóa có lõi rắn là nền văn hóa truyền thống.

Nhìn từ quan điểm phát triển, chúng ta có thể thấy xã hội nông thôn Việt Nam đang từ một xã hội truyền thống tiến đến một xã hội hiện đại, nghĩa là nó

đang trong giai đoạn quá độ cả về kinh tế, xã hội lẫn văn hóa Về mặt văn hóa,

trong xã hội quá độ này là sự đan xen giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, ở

đó sự chuyển đổi hệ thống giá trị và chuẩn mức phải nằm trong những đặc trưng

xã hội cơ bản.

2.1.2 Một số khái niệm về phát triển nông thôn

Khái niệm về phát triển

Phát triển là một tiến trình tổng quát của sự thay đổi xã hội bao gồm thay

đổi về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa

Khái niêm về nông thôn

Nông thôn là hệ thống độc lập tương đối ổn định, là một tiểu hệ thốngkhông gian - xã hội Hoạt động kinh tế chu yếu ở nông thôn là nông nghiệp nên

mang tính chất phân tán Vì vậy đặc trưng của nông thôn là dân cư có xu hướngphân tán hơn là tập trung.

Khái niêm về phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn không thể tách rời các nguyên lý chung của sự phát

triển Nó bao quát tất cả các mặt, các phạm vi, các chiều cạnh chính trị, kinh tế,

văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, con người vươn lên đáp ứng mọi nhu cầu trong cuộc sống hiện đại của cộng đồng và mỗi cá nhân Bên cạnh đó, phát triển nông

thôn còn quan tâm đến tăng cường hợp tác của con người và năng lực của cộng

đồng.

2.1.3 Các vấn đề trong phát triển nông thôn

Thiết chế chính tri nông thôn Thiết chế chính trị nông thôn là vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn Chính trị có ổn định mới tạo điều kiện cho kinh tế phát triển Vì vậy cần nâng cao

năng lực quản lý của Nhà nước và của cộng đồng, đồng thời phải đào tạo, bồi

Trang 21

dưỡng cán bộ để đáp ứng nhu cầu đổi mới, tiếp cận với khoa học hiện đại của

khu vực nông thôn.

Cơ cấu kinh tế nông thôn Xác định cơ cấu kinh tế nông thôn là nhân tốquan trọng để xác định rõ tỷ trọng của các ngành nghề ở nông thôn và xem sựtăng trưởng của các ngành để phát triển nông thôn một cách bền vững Phương

hướng chuyển dich cơ cấu kinh tế nông thôn là nhằm giảm dan tính chất thuần

nông, nghĩa là giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp,địch vụ trong nông thôn Quá trình chuyển dịch này cũng đi đôi với việc giảm

dần tỷ trọng lao động cho nông nghiệp, tăng lao động các nghành phi nông

nghiệp, đồng thời cũng hạn chế việc di cư từ nông thôn ra thành thị Chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông thôn luôn luôn gắn liền với chuyển dịch cơ cầu kinh tế nông

nghiệp góp phần nâng cao mức sống của người dân nông thôn

Giáo dục - Y tế - Văn hóa Đây là vấn đề không thể thiếu nhằm nâng cao

dan trí, thể lực và trình độ văn hóa của xã hội nông thôn Phát triển giáo dục ở

nông thôn trước hết là phải phổ cập giáo dục cấp Tiểu học, nâng cao chất lượngdạy và học, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồng thời giáo dục phải kết hợp chặtchế với gia đình, xã hội Phát triển y tế nông thôn là tập trung xây dung, nâng cấpcác trạm xá, trung tâm y tế ở địa phương để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnhcho người dân, xây dựng quỹ bảo hiểm, thực hiện kế hoạch hóa gia đình Pháttriển văn hóa là tăng cường công tác thông tin tuyên truyền ở nông thôn như hệthống phát thanh, các phương tiện thông tin đại chúng, văn nghệ nhằm nângcao nhận thức của người dân, phát triển các hình thức văn hóa truyền thống tốt đẹp, đậm da ban sắc đân tộc, phát huy tính thần văn hóa — văn nghệ, thể thao ở

địa phương.

Cơ cấu ha tầng nông thôn Cơ cấu hạ tang nông thôn là nền tang để phát

triển kinh tế xã hội ở nông thôn bao gồm hệ thống giao thông, thủy lợi, điện,

cung cấp nước sạch, thông tin liên lạc Phương hướng phát triển cơ sở hạ tangnông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo mối liên kết giữa nôngthôn và thành thị, giữa các vùng nông thôn với nhau để hình thành các vùngtrọng điểm, lưu thông hàng hóa.

Trang 22

Chính sánh kinh tế - xã hôi ở nông thôn Nó bao gồm những chính sách

về đất đai, thuế, khoa học công nghệ, tín dụng, giá cả, bảo hiểm Phương hướngphát triển chung là nhằm phát triển kinh tế và cải thiện đời sống vật chất, tỉnh thần theo phương châm đảm bảo tự do, dân chủ và công bằng Nên có những chính sánh nhằm giải quyết công ăn việc làm ngay tại địa phương, hỗ trợ vốn để người dân làm giàu ngay tại quê nha Các dự án, chương trình đưa xuống nôngthôn phải xem xét đến nguồn kinh phí, nguồn lực của địa phương và phải phù

hợp với tình hình phát triển của địa phương

An nỉnh trật tự - Luật pháp Đây là yếu tố không thể thiếu để phát triểnnông thôn một cách toàn điện về mọi mặt kinh tế - chính trị - xã hội Trong xã

hội nông thôn, luật pháp luôn tồn tại dưới hai hình thức: Luật pháp chính thức và

luật pháp phi chính thức Cần phải kết hợp hai loại luật pháp này để vừa đảm bảo

an ninh trật tự thôn xóm vừa giải quyết các mâu thuẫn trong cộng đồng hợp tình

hợp lý hơn.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên

Cứu sau:

- Khảo sát địa bàn nghiên cứu, từ đó có những nhận định, đánh giá chung

về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương

- Thu thập số liệu thứ cấp tại địa phương, các phòng ban và các tổ chức có

liên quan.

- Sử dụng công cụ PRA - Đánh giá nông thôn có sự tham gia

(Praticipatory Rural Appraisal).

Khái niệm

PRA là phương pháp điều tra nông thôn, được tiến hành ở một địa điểm

cụ thể bởi một nhóm liên ngành, trong đó người din được xem là yếu tế cơ bản

để thu thập những thông tin cần thiết và những giả thiết cho sự phát triển nông

thôn.

11

Trang 23

Cách tiễn hành

e Chọn hai địa điểm để tiến hành tại xóm 5 thôn An Cư và HTX nôngnghiệp thôn Nam Tiến

e Thảo luận với người dân và lấy ý kiến từ chính họ.

- Phương pháp điều tra nông hộ: Tôi tiến hành điều tra 100 hộ dân đượcchia đều cho hai thôn của xã Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, tôi chọnmỗi thôn 5 xóm và mỗi xóm chọn 10 hộ dân để phỏng van.

- Phỏng vấn các bậc cao niên, chức sắc trong làng

- Phương pháp mô tả, giải thích: Mô tả, giải thích từ các dữ liệu thông sốnhằm làm rõ van dé nghiên cứu

- Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm Excel và các kiến thức đã học để phân tích các dit liệu từ kết qua điều tra.

Trang 24

Thủy được tách thành hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy Xã Xuân Vinh

thuộc huyện Xuân Trường, giáp ranh với thị trấn và cách thành phố Nam Định 30

km về hướng Tây Bắc

3.1.2 Bộ máy tô chức Nhà nước

Hình 1 Sơ Đồ Hành Chính Xã Xuân Vinh

Xã Xuân Vinh

Thôn An Cư Thôn Nam Tiến

Xóm Ì Xóm 2 Xóm 10 Xóm 11 Xóm 12 Xóm 20

Nguồn tin: Điều tra tổng hợp

Xã Xuân Vinh bao gém 2 thôn đồng thời cũng là 2 HTX nông nghiệp

Mỗi thôn quản lý 10 xóm trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, y tế Có thể

nói, xóm là đơn vị hành chính nhỏ nhất đưới sự quản lý của xã mà đứng đầu là

xóm trưởng Xóm trưởng có nhiệm vụ quản lý, bao quát hết xóm mình, triển khai

kế hoạch cụ thể của thôn, xã trong các buổi hop xóm.

Điều kiện tổ chức hoạt động: Điều kiện vật chất khá đầy đủ với hội trường

và các phòng làm việc rộng rãi khang trang cùng với các phương tiện hỗ trợ

khác.

Trang 25

3.2 Điều kiện tự nhiên

3.2.1 Vị trí địa lý, điện tích

Xã Xuân Vinh nằm ở phía Đông Nam huyện Xuân Trường, là xã có nhiều

đầu mối giao thông quan trọng, có vị trí địa lý và diện tích tự nhiên như sau:

Tọa độ địa lý: Xã có tọa độ địa lý từ 20,3” vĩ Bắc đến 106,5” kinh Đông.

Ranh giới hành chính:

Phía Bắc giáp các xã Thọ Nghiệp, Xuân Trung huyện Xuân Trường.

Phía Nam giáp huyện Hải Hậu.

Phía Đông giáp huyện Giao Thủy.

Phía Tây giáp thị trấn Xuân Trường và các xã Xuân Tiến, Xuân Hoà

huyện Xuân Trường.

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 7,6803 km? chia thành 2 thôn được quy

hoạch gồm 20 xóm:

Thôn An Cư gồm các xóm từ xóm 1 đến xóm 10

Thôn Nam Tiến gồm các xóm từ xóm 11 đến xóm 20

3.2.2 Khí hậu - Thuỷ văn

Xã Xuân Vinh nằm trong vùng Đồng Bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của

khí hậu nhiệt đới gió mùa Thời tiết trong năm được chia thành 4 mùa rõ

rét:

Mùa xuân bắt đầu từ tháng 2 và kéo dài đến tháng 4, thời tiết ấm áp

Mùa hè bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 7, thời tiết nóng nực và có

lượng mưa tương đối lớn

Mùa thu bat đầu từ tháng 8 và kéo dai đến tháng 10, thời tiết khô mát và

có lượng mưa lớn nhất trong năm

Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 và kéo dài đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá

rét.

Nhiệt độ trung bình 26,5°C, nhiệt độ cao nhất 37 °C vào các tháng 6 vàtháng 7 trong năm, thấp nhất 8°C vào các tháng 1 và tháng 2 trong năm

Trang 26

- Luong mưa bình quân hàng năm từ 1.200 — 1.500 mm Lượng mua cao

nhất tập trung vào các tháng 8 và tháng 9 , thấp nhất vào các tháng 11 vatháng 12.

- _ Độ ẩm bình quân năm 75%

- Hướng gió chính: Có 2 hướng gió chính Hướng Đông Nam thôi từ tháng

3 đến tháng 9, hướng Đông Bắc thôi từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.Thủy văn

Hệ thống sông chính chảy qua xã là sông Nam Điền bắt nguồn từ sông

Ninh Cơ có chiều dài 4,5km với lưu lượng nước trung bình 30m”/s Sông này dẫnnước qua một loạt hệ thống kênh mương cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho

toàn xã.

Nguồn nước ngầm qua sử dung cho thay phần lớn nước đều bị nhiễm chua

mặn nhẹ, ít được sử dụng trong sản xuất

Nhìn chung, khí hậu và thuỷ văn của xã mang những đặc điểm chung của

khu vực ĐBSH như thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão lụt, ảnh

hướng của gió mùa Đông Bắc Bão lụt thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9 gây

khó khăn trong sản suất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân

Tuy nhiên người dân địa phương từ lâu đã biết đắp đê chống lụt, khắc phục thiêntai và chọn thời điểm canh tác phù hợp để những tốn thất do thiên nhiên gây ra lànhỏ nhất.

3.2.3 Thổ nhưỡng và chat lượng dat

Xã có độ cao so với mặt biển +1,1m Về lịch sử, xã Xuân Vinh trước đây

nằm trong khu vực bãi bồi ven biển, bởi vậy chất đất bị anh hưởng chua mặn Dat

chỉ bao gồm duy nhất nhóm đất thịt nặng, chai rắn Loại đất này nếu cải tốt chỉphù hợp cho trồng lúa và cây ăn trái, không hiệu quả khi trồng cây hoa màu.Trong quá trình khai phá, cải tạo và sử dung đất, đến nay đất đai cia xã được

thuần hoá rất phù hợp với nghề trồng lúa (bình quân năng suất lúa trong 10 nămqua đạt từ 13 — 14,5 tấn/ha/năm)

15

Trang 27

3.3 Điều kiện kinh tế xã hội

3.3.1 Tình hình sử dụng đất

Bảng 1 Hiện Trạng Sử Dung Dat Năm 2005

Khoản mục Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Dat nông nghiệp 565,33 73,61

- Đất cây hàng năm 512,98 66,79

- Đất vườn tạp 26,82 3,49

- Mặt nước NTTS 25,53 3,33

Dat chuyên dùng 140,63 18,31Đất ở 55,54 23Dat chưa sử dung 6,53 0,85

- Dat bang chưa sử dung 6,36 0,83

- Ao, hồ 0,17 0,02Tổng diện tích tự nhiên 768,03 100,00

Nguồn tin: UBND xã Xuân Vinh và kết quá điều tra

dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Sò.Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 768,03 ha, trong đó:

Diện tích đất nông nghiệp là 565,33 ha chiếm 73,61% được phân chia nhưsau: Đất trồng cây hàng năm 512,98 ha chiếm 66,79% diện tích đất tự nhiên chủyếu là trồng lúa Đất vườn tạp trồng các loại hoa màu, rau, cây ăn quả, câycảnh là 26,82 ha chiếm 3,49% Mặt nước NTTS 25,53 ha chiếm 3,33%

Đất chuyên dùng bao gồm đất xây dựng, đường giao thông, kênhmương 140,63 ha chiếm 3,33% diện tích đất tự nhiên

Dat ở 55,54 ha chiếm 7,23% diện tích đất tự nhiên

Dat chưa sử dung bao gồm đất bằng và ao hồ còn rất ít 6,53 ha chiếm

0,85% điện tích đất tự nhiên.

Như vậy, phần lớn diện tích đất được sử dụng trong nông nghiệp và sửdụng nhiều nhất trong trồng lúa Đất được sử dụng gần như tối đa, chỉ còn mộtphần nhỏ là đất bãi sông do thường xuyên ngập nước nên chưa được canh tác.Điều này được giải thích đo Xuân Vinh là một xã đồng bằng và thuần nông, chỉ

Trang 28

chuyên canh cây lúa, diện tích nhỏ nhưng dân số đông nên đất phải được cải tạo

dé sử dụng hết

3.3.2 Dân số, lao động

Bảng 2 Tình Hình Dân Số và Lao Động Năm 2005

Khoản mục DVT Năm 2005Tổng dân số Người 11.930

Tổng số hộ dân Hộ 2.950

Nhân khẩu/hộ Người/hộ 4,04

Mật độ dân số Người/km” Làm

Tỷ lệ tăng dân số % 0,81Tổng số lao động Người 6.550

Lao động nam Người 2.980 Lao động nữ Người 3.570

Nguôn tin: UBND xã Xuân VinhHiện nay, dân số toàn xã là 11.930 người, trunh bình 4,04 người/hộ Xã có

mật độ dân số dày 1.553 ngudi/km? Theo số liệu của UBND xã, số người trong

độ tuổi lao động chiếm 54% tổng dân số, số người trên độ tuổi lao động chiếm

20% và số người dưới độ tuổi lao động chiếm 26% Đây là lực lượng lao động

đồi dao để phát triển kinh tế xã hiện nay Tuy nhiên chất lượng lao động cònchưa cao Với dân số và lao động như trên, xã có tiềm năng rất lớn về lao động

và trong việc phát triển các địch vụ kinh doanh Mặc dù vậy, đây cũng là một trởngại lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm, phòng chống các tệ nạn xã hội

mà xã phải có những chính sách và biện pháp hợp lý.

3.3.3 Các ngành nghề chính

Cơ cấu ngành nghề của xã bao gồm nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ

công nghiệp, dịch vụ và nghề tự do nhưng trồng lúa vẫn là nghề chính của nhân

dân trong xã Tuy những nim gần đây có những cơ chế, chính sách wu tiên trongđầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ nhưng tốc độ phát triển còn chậm, số lao

động dư thừa của địa phương còn ở mức cao Bình quân toàn xã thường xuyên có

| ĐẠIHỌC NÔNG LAM TP How

Trang 29

khoảng 2000 lao động đi làm kinh tế ở nơi khác mà chủ yếu là lao động phổ

Nguồn tin: UBND xã Xuân Vinh

Qua biểu đồ cho thấy ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo thu hútnhiều lao động nhất Tuy nhiên lao động trong lĩnh vực này hiện nay có sự giảm

sút rõ rệt từ 60% năm 2000 xuống 40% năm 2005 Lý do đó là thu nhập trong

lĩnh vực nông nghiệp thấp, dễ bị rủi ro nên lao động đã chuyển sang các hoạt

động khác.

Ngược lại có sự gia tăng lao động mạnh từ 18% năm 2000 lên 30% năm

2005 đối với lao động tự do Số lao động gia tăng này phần lớn từ ngành nôngnghiệp chuyển qua

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cũngtăng, từ 10% năm 2000 lên 15% năm 2005 đối với lao động ngành công nghiệp

và tiểu thủ công nghiệp, từ 12% lên 15% đối với lao động ngành dịch vụ

Như vậy nông nghiệp vẫn là ngành nghề chính của xã và tập trung nhiều

lao động nhất Tuy nhiên, tình trạng thoát ly nông nghiệp cũng đang rất phố biến

để chuyển sang các lĩnh vực kinh tế khác, nhất là một bộ phận lớn lao động chuyển sang lao động tự do chủ yếu tại các tỉnh, thành phố lớn như Nam Định,

Hà Nội, Quảng Ninh Điều này vừa có mặt tích cực là thu nhập gia đình tăng lênnhưng cũng kéo theo mặt tiêu cực là các tệ nạn xã hội xâm nhập về xã.

Trang 30

Nguồn tin: UBND xã Xuân Vinh

Biéu đồ cho thấy thu nhập chính của xã vẫn là từ nông nghiệp chiếm 38%tổng thu Ngành này có số lao động cao (40%) tổng lao động của xã nhưng tỷtrọng kinh tế chỉ chiếm 38% Các ngành nghề phi nông nghiệp đang phát triển mạnh và chiếm tỷ lệ khá cao trong tỷ trọng kinh tế Các ngành nghề khác nhưcông nhân, làm thuê cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn Hiện nay lao động đang

có xu hướng chuyển từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác vì nghề nông nghiệp

thường mang tính mùa vụ và giá cả nông sản rất bap bênh, còn lao động trong

các lĩnh vực khác thu nhập cao hơn và tự do hơn, nhất là đi làm thuê Tuy nhiên,

xã phải có biện pháp phù hợp quản lý nguồn lao động này nhằm hạn chế sự tiêmnhiễm các tệ nạn xã hội vào trong xã.

19

Trang 31

Nguôn tin: UBND xã Xuân Vinh

Theo tiêu chí phân loại nghèo đói giai đoạn 2006 — 2010 của Bộ LĐTB &

XH, toàn xã không có hộ đói, số hộ nghèo chiếm 9,76%, hộ trung bình chiếm 60,24%, còn số hộ khá, giàu chiếm 30% tổng số hộ Như vậy, mức sống củangười dân xã phần lớn ở mức trung bình Trong những năm gần đây, xã khôngcòn hộ đói, số hộ nghèo giảm và số hộ khá, giàu ngày càng tăng Theo thống kê

của xã, hộ nghèo thường tập trung vào những hộ không có sức lao động, thu nhập

chủ yếu dựa vào nông nghiệp Còn hộ khá, giàu thường là những hộ kinh doanh

và dịch vụ Trong sự chuyển dịch của nền cơ chế thị trường, nhiều người đã bắt nhịp cuộc sống mới, nắm bắt được thời cơ và trở lên giàu có Ngược lại, nhiều người một mặt không có vốn, mặt khác theo tâm lý chung, họ mong muốn có một

cuộc sống yên ổn, không muốn bon chen, thu nhập của họ chỉ nhờ vào nông

nghiệp nên cuộc sống chi đủ ăn, kinh tế gia đình chậm phát triển.

Trang 32

Tình hình sản xuất nông nghiệp

- Về trong trọt

Bảng 4 Diện Tích và Năng Suất Lúa Giai Doan 2001 — 2005

Số lượng theo năm

Khoản mục DVT TB

2001 2002 2003 2004 2005

Vu Mua

Tổng DT canhtác Ha 357,00 358,00 330,00 323,00 323,00 338,20Năng suất TB Ta/ha 54,25 60,17 60,60 62,56 58,30 59,18

Vu Chiém

TéngDT canhtac Ha 356,90 356,27 329,00 329,00 329,00 340,03Năng suất TB Ta/ha 64,41 78,04 79,A2 80,31 75,31 7551Năng suất TB năm Ta/ha 59,33 69,11 70,01 71,44 66,84 67,35

Nguồn tin: UBND xã Xuân Vinh và kết quả điều tra

dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi sông So

Điều kiện tự nhiên của xã chỉ cho phép xã canh tác được hai vụ lúa trongmột năm: vụ Chiêm từ tháng 2 đến tháng 6, vụ Mùa từ tháng § đến tháng 11.Bảng thống kê cho thấy năng suất lúa vụ Chiêm cao hon hẳn so với năng suất lúa

vụ Mùa Lý do là vụ Chiêm có thời tiết thuận lợi hơn, thời gian sinh trưởng và

phát triển của cây lúa dài hơn, còn vụ Mùa, thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều,

trên 40% diện tích bị ngập úng nên năng suất lúa bị giảm Trồng lúa là nghề phụthuộc rất nhiều vào thời tiết nên hầu như năm nào thời tiết thuận lợi thì năng suấtlúa cao Năng suất lúa năm 2005 đột ngột giảm là do năm đó thời tiết mưa nhiều

và lúa chịu ảnh hưởng của gió heo may khi trổ bông Tuy nhiên năng suất lúa

toàn xã luôn đạt mức cao và chưa năm nào xã bị mất mùa và thiếu ăn Từ năm

2003, điện tích đất canh tác bị giảm là do xã thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản

của huyện Vì vậy, một phần diện tích trồng lúa được chuyên sang nuôi thủy sản

Xã có khoảng 2.682 ha đất vườn tạp chủ yếu để trồng rau, cây ăn qua va

cây cảnh Vì là vườn tạp nên sản phẩm thu được từ mỗi loại cây rat ít, phần lớn

để tự tiêu thụ trong gia đình

ĐI)

Trang 33

Bo 32 31 44 59 66 34Lon 3.919 4.098 4.141 4.267 4.657 738Gia cam 45.000 47.000 29.000 18.000 21.000 24.000

Nguồn tin: UBND xã Xuân Vinh và kết quả điều tra

dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Sò

Các loại vật nuôi ở xã chủ yếu là trâu, bò, lon, và các loại gia cam Trâu chủ yếu nuôi để lấy sức kéo trong nông nghiệp nên trong những năm gần đây, khimáy cày, bừa ngày càng được sử dụng nhiều thì số lượng đàn trâu giảm rõ rệt từ

78 con năm 2001 xuống còn 36 con năm 2005 Trong khi đó, đàn bò và dan lợn

ngày càng tăng phục vụ cho nhu cầu lấy thịt (đàn bò tăng 34 con trong 5 năm vàdan lợn tăng 738 con) Các hộ nuôi heo đang chuyển dan từ hình thức nuôi đơn lẻ

sang nuôi tập trung kiểu trang trại nhỏ kết hợp với mô hình Biogas đạt kết qua rat

cao, vừa giảm được 6 nhiễm môi trường, vừa cung cấp thêm nhiên liệu đun nấu.

Về gia cầm, địch cúm gia cầm bùng nổ vào năm 2003 khiến đàn gia cầm giảmmạnh xuống còn 21.000 con năm 2005 so với 45.000 con năm 2001 Xã đang có

kế hoạch khôi phục nhanh lại đàn gia cầm sau khi hết dịch để đáp ứng cho nhu

cầu của thị trường

Nhìn chung tình hình nông nghiệp của xã trong những năm gần đây đã có

những bước tiến triển mạnh HTX luôn tạo điều kiện cho các hộ dân được tiếp

cận với những tiến bộ khoa học và có sự chỉ đạo kịp thời về kỹ thuật Tuy nhiên,

vấn đề thiên tai, thời tiết, dịch bệnh trong ngành này vẫn còn là nỗi lo lắng của

cấp chính quyền xã dé làm sao giảm thiểu được những thiệt hại cho người nông

dân.

Trang 34

3.3.5 Giáo dục — Đào tạo

Bang 6 Tình Hình Giáo Dục của Xã Năm 2005

Nguôn tin: UBND xã Xuân Vinh

Xã Xuân Vinh là địa phương có phong trào giáo dục khá của huyện Xuân

Trường Xã có một trường Mam non, hai trường Tiểu học, một trường Trung học

cơ sở và một trường Trung học phố thông của huyện đóng trên địa bàn xã vớitổng số 2.666 học sinh theo học Các trường học trong xã đều được xây dựng caotầng và mái bằng, đảm bảo đủ phòng học cho nhu cầu day và học của các nhà

trường, không có tình trạng học ca ba Hàng năm, cơ sở vật chất và các trang

thiết bị giáo đục đều được tăng cường Phong trào khuyến học được xây dựng ở

các cơ sở thôn xóm và các dòng họ đã có tác dụng lớn trong việc động viên,

23

Trang 35

khuyến khích phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của địa phương Hai trường

Tiểu học của xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996 — 2000 vàđang được làm thủ tục để nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn sau năm

2000 Xã đang tiếp tục xây dung trường Trung học cé sở đạt chuẩn quốc giatrong giai đoạn tới Xã không có học sinh bỏ học cấp I và cấp II, số học sinh thi

đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng và là xã khá nhất củahuyện Số học sinh thi đậu Đại học, Cao đẳng thé hiện qua biểu đồ sau:

Hình 4 Số Học Sinh Đậu Đại Học, Cao Đẳng qua Các Năm

Mặc dù mức sống của người dân trong những năm gần đây tăng đến mức

chóng mặt nhưng văn hóa nơi đây vẫn mang đậm đặc trưng văn hóa làng xã khuvực đồng bằng Sông Hồng Những phong tục tập quán xưa không còn phù hợp

dan dan bị loại bỏ, thay vào đó, người dân luôn tích cực xây dựng một nền văn

hóa mới phù hợp với cuộc sống văn minh hiện nay Tuy vậy, những giá trị truyền

thống tốt dep vẫn còn được lưu truyền, gìn giữ và phát huy Toàn dan thi đua xây

dựng gia đình văn hóa, xóm văn hóa và làng văn hóa Hiện nay xã có một thôn được công nhận là làng văn hóa: thôn An Cư, 60% hộ gia đình được công nhận

là gia đình văn hóa.

Trang 36

Về việc bảo tổn văn hóa truyền thống: Xã có một đình làng được Nhà

nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1992 Hàng nămvào dip Tết cổ truyền, nhân dân trong xã lại nô nức tổ chức lễ hội tại đình nhằmtưởng nhớ vị Thành hoàng làng — người đã có công khai lập ra làng thu hút người

dân trong xã và khách thập phương đến tray hội Hoạt động này một mặt có tácdụng giữ gìn truyền thống văn hóa, mặt khác nó giúp người dân có thời gian giải

trí sau một năm làm lụng mệt nhọc, kích thích tỉnh thần hăng say lao động sản

xuất của họ khi bắt đầu một năm mới

Về văn nghệ - thể thao: Các hoạt động văn nghệ thể thao được duy trìphục vụ tốt việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương và đời sốngsinh hoạt của nhân dân Đội văn nghệ của xã hoạt động tốt trong đó nòng cột là

lực lượng Đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ và đội văn nghệ của các nhà trường

thường xuyên biểu dién và tuyên truyền thực hiện nếp sống lành mạnh, văn hóa,

tránh xa các tệ nạn xã hội.

Mạng lưới thông tin trên địa bàn của xã phát triển khá và tương đối đầy

đủ Xã có hệ thống truyền thanh phục vụ tới tận 20 cơ sở xóm luôn tiếp sóng cácchương trình thời sự, các chương trình phục vụ cho hoạt động sản xuất của người

đân vào các giờ quy định Ngoài ra, hệ thống truyền thanh còn là phương tiện để

phổ biến các chính sách của địa phương, chỉ đạo sản xuất của các hợp tác xã Bưu điện văn hóa xã được đặt ở gần UBND xã — trung tâm xã phục vụ nhu cầuthông tin và sách báo cho người dân Nhu cầu sử dụng điện thoại của người dânngày càng tăng do thu nhập của hộ dân cao hơn đồng thời cũng phục vụ cho sản

suất kinh doanh, bình quân toàn xã cứ 25 người đân có một máy điện thoại cố

định.

25

Trang 37

3.3.7 Hoạt động y tế, dân số KHHGD và trẻ em.

Nguôn tin: UBND xã Xuân Vinh

Xã có một trạm y tế được xây dựng khang trang sạch sẽ, các trang thiết bị

y tế hàng năm được tăng cường phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sócsức khỏe cho nhân dân Trạm y tế của xã hoạt động rất hiệu quả và được người

dân trong xã tin tưởng đến khám chữa bệnh Năm 2005 số lượt người đến khámchữa bệnh tại trạm là 6.984 lượt người chủ yếu là các bệnh về hô hấp, phụ khoa,

đường ruột Ngoài sáu bác sĩ, y sĩ, y tá thường trực ở trạm, mỗi xóm còn cử một

người đi học chuyên môn để phụ trách sức khỏe dịch bệnh, sơ cứu khẩn cấp ở

xóm mình, thường xuyên liên lạc với trạm để thông báo tình hình sức khỏe của

xóm.

Về chính sách dân số KHHGD và trẻ em

Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được xác định là nhiệm vụ quantrọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, được quan tâm chỉ đạo thựchiện chặt chẽ, thường xuyên, liên tục từ xã đến các cơ sở thôn xóm Tý lệ tăng

dân số tự nhiên trong hai năm 2004 và 2005 đạt dưới 1%, số người sinh con Vượt

kế hoạch giảm dan Các chính sách về gia đình trẻ em cũng luôn được quan tâm

thực hiện Hiện nay toàn xã có gần 1.000 cháu dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm

y tế, đạt 97% Các bà mẹ mang thai và trẻ em đều được thực hiện các chính sách,

chế độ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định như tiêm vắc-xin, uống vitaminA Các cháu trong độ tuổi đều được đi học, không có tình trạng trẻ em khôngđược đến trường

Trang 38

3.3.8 Cơ sở hạ tang

Đường giao thông Trên địa bàn xã có 3,5km đường tỉnh lộ 489 chạy qua.

Hiện nay toàn bộ hệ thống đường trục xã gồm 13 km đã được đỗ nhựa, các cầu

cống được xây dựng kiên cố đảm bảo cho các xe có trọng tải lớn lưu thông trên

địa bàn xã Các tuyến đường thôn, xóm gồm 35km cũng đã được xây gạch, bê

tông hóa Nhìn chung, giao thông xã rất thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất,

chuyên chở giao lưu buôn bán với các địa phương khác tạo điều kiện cho kinh tếngày càng phát triển

Thủy lợi Là xã chỉ cách biển 5 km nên thường xuyên phải chịu ảnh

hưởng của thiên tai Vì vậy trên địa bàn xã có nhiều trọng điểm phòng chống bão lụt của cấp trên là tuyến đê sông Sò (4,5 km), cống Nam Điền A, cống Nam Điền

B Sông Sò là con sông nước lợ tiếp giáp với cửa biển Hà Nạn của huyện GiaoThủy Nước sông thường xuyên dang lên rất cao gây ra lụt lội và hiện tượng

nhiễm mặn vào đồng ruộng

Xã có hệ thống thuỷ lợi tương đối tốt dam bảo chủ động trong việc tướitiêu phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã

Hệ thống kênh cấp II có 10 km

Hệ thống kênh cấp III có 30 km

Toàn xã có 10 dan phai nước dam bảo cho việc tưới tiêu nước cục bộ cho

từng cụm dân cư, từng vùng sản xuất.

Nước sinh hoạt Nhân dân trong xã từ bao đời nay có thói quen dùng

nước mưa trong sinh hoạt, ăn uống Nguồn nước này được hứng vào bể và sử dụng dần Tuy nhiên vào cuối mùa Đông và vào mùa Xuân lượng mưa rat it,lượng nước dy trữ lại không nhiều nên có khoảng 80% hộ dân thiếu nước sinhhoạt Có khoảng 60% số hộ dân trong xã sử dụng giếng khoan và giếng nước

ngầm nhưng chất lượng nước xấu, nước bị nhiễm phèn và mặn Những hộ dân

này phải sứ dụng nước sông đánh phèn để ăn uống nên đã gây ra rất nhiều bệnhliên quan đến đường ruột Chính vì thế, thực hiện du án nước sạch của tỉnh, xãđang triển khai lắp đặt hệ thống nước vào từng nhà hộ dân Theo thống kê, toàn

21

Trang 39

xã có khoảng 97% hộ đăng ký sử dụng nước sạch, số còn lại cho rằng họ không

bao giờ thiếu nước nên không đăng ký sử dụng

Điện Địa bàn xã đã điện khí hóa đến tất cả các thôn xóm với 100% số hộ

sử dụng điện lưới quốc gia Hiện nay được sự hỗ trợ của tỉnh, xã đã xây dựngđược sáu trạm biến áp điện, đảm bảo đủ điện để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và

sinh hoạt của nhân dân.

3.3.9 Tôn giáo tín ngưỡng

Trên địa bàn xã có một bộ phận rất nhỏ dân cư giáp với xã Xuân Hòa theo

đạo Công giáo Còn lại nhân dân trong xã theo đạo Phật hoặc không theo tôn

giáo nào Toàn xã có 3 nhà chùa và 1 nhà thờ họ lẻ với khoảng 4.500 tín đồ Phật

giáo và gần 1.000 tín đồ Thiên chúa giáo

3.3.10 Trật tự an ninh thôn xóm

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được giữ

vững Lực lượng công an xã được kiện toàn từ xã đến các cơ sở thôn xóm đảm bảo hoạt động tốt Ngoài lực lượng công an xã, mỗi xóm đều có đội quân dân tự

quản của xóm mình nhằm bảo vệ an ninh xóm khi có sự cố mà công an xã chưa kịp thời có mặt hoặc cùng hỗ trợ với công an xã làm nhiệm vụ Ngoài ra, mỗi

xóm còn có những quy định riêng dé quan lý cư dân của xóm mình Mặc dùnhững quy định này không được viết thành văn bản nhưng mọi người trong xóm

đều ngầm hiểu với nhau và nghiêm túc thực hiện

3.3.11 Các dự án và các chính sách kinh tế xã hội

Các dự án.

Từ năm 2001 đến nay, xã thực hiện rất nhiều dự án: Dự án nước sạch, dy

án chăn nuôi lợn hướng nạc, dự án nuôi trồng thủy sản, dự án xây dựng trạm biến

áp điện nông thôn Dự án nước sạch của tỉnh được hỗ trợ 40% tông chi phí đã

gần như thay đổi bộ mặt nông thôn khiến cuộc sống của người dân trở lên văn

minh hơn Dự án chuyển đổi điện tích ruộng lúa hai vụ vùng bãi ven sông Sò

sang nuôi tôm do huyện làm chủ đầu tư đã đánh đâu một bước quan trọng trong

việc thực hiện công tác “đồn điền đổi thửa” của xã

Trang 40

Các chính sách kinh tế - xã hôi

- _ Các chính sách kinh tế: Trong những năm qua, Đảng ủy - UBND xã luôn

tạo các điều kiện thuận lợi khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, tư nhân để mởthêm các ngành nghé, dich vụ trên địa bàn xã như thuê mặt bằng đất, tổ chức cáclớp dạy nghề may, thêu ren xuất khẩu , tổ chức, fạo điều kiện cho các doanhnghiệp, tư nhân quang bá, thu mua sản phẩm Đề nghị tiếp nhận và đầu tư ngânsách thực hiện các dự án như dự án nuôi lợn siêu nạc, dự án chăn nuôi gà, bò,

nuôi trồng thủy sản và các dy án xóa đói, giảm nghèo nhằm mục dich khôngngừng phát tiền kinh tế, nâng cao đời sống của người dân

- Các chính sách xã hội: Với truyền thống “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây”,

tương thân tương ái, xã luôn quan tâm và có chính sách ưu đãi đối với những gia

đình có công với đất nước, những người già neo đơn và vận động mọi người

dân trong xã phát huy truyền thống tốt đẹp này

3.4 Hoạt động khuyến nông và tình hình áp dụng

Hoạt động khuyến nông được xã quan tâm chú ý Hiện tại số khuyến nông

viên ở xã là hai nhân viên, số người được tham gia đào tạo thường xuyên là 60

người được phân về mỗi xóm ba người sau đó phổ biến lại cho các thành viêntrong xóm Xã thường xuyên tô chức các lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa laihai vụ có năng suất cao, quản lý địch hại tổng hợp (IPM), kỹ thuật nuôi lợnhướng nạc, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản Người dân đã áp dụng các tiến bộ kỹthuật vào trong sản xuất đạt kết quả rất cao Vì thé họ rất tin tưởng vào kỹ thuậtmới và mong muốn được học hỏi nhiều hơn nữa

3.5 Đánh giá chung về tổng quan

3.5.1 Thuận lợi

- Xã Xuân Vinh nằm ở vị trí có nhiều đầu mối giao thông quan trọng, có

đường tỉnh lộ chạy qua nên rat thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán và phát triểnkinh tế - xã hội

- Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện đảm bảo phục vụ cho đời sống sinh

hoạt và sản xuất của người dan một cách day đủ

29

Ngày đăng: 19/12/2024, 22:54

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN