KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Ảnh hưởng của văn hóa làng xã đồng bằng Sông Hồng. Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (Trang 85 - 88)

5.1. Kết luận

Trong bối cảnh của công cuộc đổi mới toàn điện mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định văn hóa là nền tảng tỉnh thần của xã hội, là sự kết tỉnh những giá trị tết đẹp nhất trong quan hệ

giữa người với người, với xã hội và với thiên nhiên. Văn hóa vừa là động lực

thúc đẩy kinh tế, vừa là mục tiêu của chúng ta. Văn hóa làng xã có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển nông thôn trong xã hội hiện nay. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại tạo ra nét rất đặc trưng của xã hội nông thôn thời kỳ đổi mới. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về văn hóa ở một địa phương của Đồng Bằng Sông Hồng, dưới đây là một số nhận xét khái

quát:

Văn hóa truyền thống tuy không còn đậm nét như trước nhưng nó vẫn giữ một vị trí quan trọng trong cộng đồng làng xã dù nó vẫn mang những mặt tích cực và tiêu cực. Nó không kìm hãm nền kinh tế phát triển như trước mà trái lại, xét về mặt nào đó, nó còn góp phần làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi tích cực hơn: coi trọng đạo đức, học vấn, hạn chế những thói hư tật xấu từ văn hóa hiện

đại.

Văn hóa mới ùa nhập khá nhanh vào làng xã thông qua các phương tiện

thông tin, qua bộ phận lao động tại các thị thành... Nền văn hóa này khiến cho người dân có cái nhìn thoáng hơn về các vấn đề kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đi đôi với sự xuất hiện này là các tệ nạn xã hội tại địa phương.

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, cơ cấu nghề nghiệp của xã cũng thay đổi đáng kể. Lang xã đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nghề nông sang các ngành nghề phi nông. Vì thế, số hộ thuần nông đang có xu hướng giảm dan,

khai thác hết vốn đất đai của người nông dân. 2/ Có sự đa dạng hóa các nguồn

thu nhập của nông hộ cả từ nông nghiệp và phi nông nghiệp. 3/ Trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao.

Công tác khuyến nông tại xã khá thuận lợi. Người nông dân đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất dẫn tới năng suất lúa rất cao. Khó khăn của những hộ thuần nông trong xã hiện nay là diện tích nông nghiệp rất Ít và đang bị thu hẹp dần làm đất xây dựng, và giá cả nông sản luôn ở mức thấp và bấp bênh trong khi giá đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu... lại quá cao.

5.2. Kiến nghị

Về phía chính quyền

Trước tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, UBND xã cần đi sâu vào đời sống của người dân hơn nữa dé tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó đề ra những phương thức hành động phù hợp với địa phương. Mặt khác, xã cũng tạo điều kiện cho người dân có việc làm hoặc làm kinh tế gia đình (kế cả các ngành nghề phi nông) ngay trên địa bàn xã. Đây chính là quan điểm “ ly nông bất ly hương”, không làm nông nghiệp nhưng vẫn sống ở nông thôn mà hầu như tất cả người dân đều mong muốn. Nếu làm được điều này sẽ ngăn cản làn sóng cư dân đỗ vào các thành phố và các trung tâm công nghiệp lớn, làng xã sẽ hạn chế được những tiêu cực của lỗi sống mới từ những người di làm xa.

Về giáo dục

Nâng cao dân trí là cơ sở xã hội văn hóa hàng đầu dé phát triển nông thôn, khắc phục từng bước sự bat cập giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hôi trong xã. Vì vậy, cần tiếp tục nâng cao trình độ nhận thức thâm mỹ, khả năng đánh giá các giá trị của văn hóa tiên tiến một cách tích cực, có giá trị đạo đức... cho người dân nông thôn, đặc biệt là thế hệ trẻ. Xã phải có biện pháp khuyến khích học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT, đề nghị với UBND huyện, tỉnh lập thêm trường THPT để đáp ứng nhu cầu học ngày càng nhiều của các em. Mặt khác nên hỗ trợ và khuyến khích các hội khuyến học hoạt động, nhất là trong các đòng họ.

Diéu này có tác dụng rất lớn trong việc thúc day phong trào học tập của từng cơ

75

sở thôn xóm, tạo sự thi đua lành mạnh góp phan nâng cao phong trào giáo dục

của địa phương.

Về văn hóa

Có chính sách phát triển văn hóa làng xã dựa vào chính quyền và cộng đồng nhằm gìn giữ văn hóa truyền thông, giữ gìn các giá trị, đạo lý tốt đẹp, mặt khác giúp người dân tiếp cận với nền văn hóa mới một cách có chọn lọc. Phải có sự kết hợp hài hòa giữa hai nền văn hóa này nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển nông thôn.

Về các sinh hoạt văn hóa truyền thống trong cộng đồng như lễ hội, giỗ họ phải tổ chức theo đúng quy định, tránh sự lãng phí và các hiện tượng mê tin di

đoan, vui vẻ nhưng phải giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc. Nên khuyến

khích tổ chức đám cưới, đám tang theo nếp sống văn hóa vừa tiết kiệm, vừa

mang tính trang trọng.

Những quy ước của làng nên được gìn giữ trên cơ sở phát huy những mặt

tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực vì có những quy ước làng sát với thực tế cuộc sống của người dân hon cả luật pháp Nhà nước. Tuy nhiên, không phái vì thế mà coi thường pháp luật, UBND xã nên kết hợp hai loại luật pháp này một cách hài hòa sao cho nó là công cụ quản lý hữu hiệu nhất.

Về kinh tế

Tiếp tục chuyển địch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đô thị

hóa và hiện đại hóa. Tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật cho các hộ thuần nông, cần tô chức nền sản xuất sao cho liên kết được sức mạnh của các nông hộ, liên kết được nông nghiệp với công nghiệp, đồng thời cũng có chính sách khuyến khích những ngành nghề phí nông. Có như vậy mới nâng cao được mức sống của người dân, hạn chế tình trạng chênh lệch về giàu nghèo quá lớn giữa các hộ thuần nông và

các hộ phi nông..:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Ảnh hưởng của văn hóa làng xã đồng bằng Sông Hồng. Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)