Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội song cũng có không ít những khó khăn, thách thức. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những ngành kinh tế quan trọng, có đóng góp lớn đối với sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm qua, nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm, đặc biệt là rau quả đang tăng cao, trong khi đó các sản phẩm trên thị trường còn nhiều hạn chế, chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, phong phú. Điều này đang trở thành một thách thức đối với mỗi doanh nghiệp chế biến rau quả nông sản. Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng rau quả nông sản khép kín từ khâu sản xuất nguyên liệu đến khâu chế biến sản phẩm và xuất khẩu. Trong những năm qua, Công ty đang chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình”. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài trên với mục tiêu: Phân tích thực trạng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao; từ đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu chung, chúng tôi đề ra các mục tiêu cụ thể: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến chiến lược đa dạng hóa sản phẩm; Phân tích chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và các chiến lược phụ trợ của công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao qua các giai đoạn; Khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cán bộ lãnh đạo, người lao động, các cổ đông, các hộ nông dân cung cấp nguyên liệu cho công ty và các đối tác, khách hàng của Công ty. Để nắm rõ cơ sở lí luận của đề tài, chúng tôi đưa ra một số khái niệm, sự cần thiết, các hình thức và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Về cơ sở thực tiễn, chúng tôi đề cập đến tình hình sản xuất sản phẩm nông sản và kinh nghiệm thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông sản trên thế giới và tại Việt Nam. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp: phương pháp tiếp cận có sự tham gia; phương pháp chuyên gia, chuyên khảo; phương pháp chọn điểm nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu; phương pháp thu thập thông tin, số liệu (thứ cấp, sơ cấp); phương pháp xử lí thông tin, số liệu; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp thống kê so sánh; phương pháp SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty trong quá trình thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Qua việc nghiên cứu về chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty, đề tài thu được một số kết quả sau: 1. Thực trạng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và các chiến lược phụ trợ của Công ty CPTPXK Đồng Giao Khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty CPTPXK Đồng Giao + Về tình hình sản xuất: Bên cạnh phát triển các loại nguyên liệu truyền thống như dứa, vải, Công ty mở rộng diện tích các nguyên liệu như: dưa chuột, lạc tiên, ngô ngọt...Công ty đẩy mạnh phát triển các loại sản phẩm dựa trên 4 dây chuyền sản xuất. Sản lượng các loại sản phẩm cô đặc, đồ hộp, đông lạnh, cấp đông, nước quả của Công ty liên tục tăng qua các năm. + Về tình hình tiêu thụ sản phẩm: Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của Công ty liên tục tăng qua các năm. Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là các thị trường tiêu thụ chính, chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Về tiêu thị nội địa, ngoài hai thị trường chính là Ninh Bình và Hà Nội, Công ty đang thực hiện mở rộng tiêu thụ tại các tỉnh miền Bắc và sắp tới là miền Nam thông qua hệ thống DOVECO Mart. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của công ty CPTPXK Đồng Giao Công ty thực hiện đa dạng hóa sản phẩm qua các hình thức:
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc, ngoài phần trích dẫn, đây là kết quả làm việc của cá nhân tôi.
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Yến
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới: Tập thể các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GVC ThS Nguyễn Trọng Đắc, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành bài khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ThS Đinh Cao Khuê – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, anh Nguyễn Thanh Tùng – Trợ lí Tổng giám đốc, các cô chú và các anh chị tại công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại Công ty.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè luôn giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do trình độ, năng lực bản thân còn hạn chế nên trong báo cáo không tránh khỏi thiếu sót Rất mong các thầy giáo, cô giáo, các bạn đóng góp ý kiến để bài khóa luận được hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Yến
Trang 3TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều
cơ hội song cũng có không ít những khó khăn, thách thức Vì vậy, mỗi doanhnghiệp phải nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường, xây dựng chiến lượckinh doanh đúng đắn Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là một trongnhững ngành kinh tế quan trọng, có đóng góp lớn đối với sự phát triển chungcủa nền kinh tế Việt Nam Trong những năm qua, nhu cầu tiêu thụ các loạithực phẩm, đặc biệt là rau quả đang tăng cao, trong khi đó các sản phẩm trênthị trường còn nhiều hạn chế, chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, phong phú.Điều này đang trở thành một thách thức đối với mỗi doanh nghiệp chế biếnrau quả nông sản
Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là doanh nghiệpchuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng rau quả nông sản khépkín từ khâu sản xuất nguyên liệu đến khâu chế biến sản phẩm và xuất khẩu.Trong những năm qua, Công ty đang chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới côngnghệ nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công
ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình”.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài trên với mục tiêu: Phân tích thựctrạng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty cổ phần thực phẩm xuấtkhẩu Đồng Giao; từ đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiếnlược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty trong thời gian tới
Để đạt được mục tiêu chung, chúng tôi đề ra các mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đếnchiến lược đa dạng hóa sản phẩm;
- Phân tích chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và các chiến lược phụ trợcủa công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao qua các giai đoạn;
Trang 4- Khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược đa dạnghóa sản phẩm của Công ty trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cán bộ lãnh đạo, người lao động,các cổ đông, các hộ nông dân cung cấp nguyên liệu cho công ty và các đốitác, khách hàng của Công ty
Để nắm rõ cơ sở lí luận của đề tài, chúng tôi đưa ra một số khái niệm,
sự cần thiết, các hình thức và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược đa dạnghóa sản phẩm Về cơ sở thực tiễn, chúng tôi đề cập đến tình hình sản xuất sảnphẩm nông sản và kinh nghiệm thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông sản trênthế giới và tại Việt Nam
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp:phương pháp tiếp cận có sự tham gia; phương pháp chuyên gia, chuyên khảo;phương pháp chọn điểm nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu; phương phápthu thập thông tin, số liệu (thứ cấp, sơ cấp); phương pháp xử lí thông tin, sốliệu; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp thống kê so sánh; phươngpháp SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công
ty trong quá trình thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
Qua việc nghiên cứu về chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty,
đề tài thu được một số kết quả sau:
1 Thực trạng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và các chiến lược phụtrợ của Công ty CPTPXK Đồng Giao
- Khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công tyCPTPXK Đồng Giao
+ Về tình hình sản xuất: Bên cạnh phát triển các loại nguyên liệu truyềnthống như dứa, vải, Công ty mở rộng diện tích các nguyên liệu như: dưachuột, lạc tiên, ngô ngọt Công ty đẩy mạnh phát triển các loại sản phẩm dựatrên 4 dây chuyền sản xuất Sản lượng các loại sản phẩm cô đặc, đồ hộp, đônglạnh, cấp đông, nước quả của Công ty liên tục tăng qua các năm
Trang 5+ Về tình hình tiêu thụ sản phẩm: Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩucủa Công ty liên tục tăng qua các năm Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc
là các thị trường tiêu thụ chính, chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu Về tiêuthị nội địa, ngoài hai thị trường chính là Ninh Bình và Hà Nội, Công ty đangthực hiện mở rộng tiêu thụ tại các tỉnh miền Bắc và sắp tới là miền Namthông qua hệ thống DOVECO Mart
- Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của công ty CPTPXK Đồng GiaoCông ty thực hiện đa dạng hóa sản phẩm qua các hình thức:
+ Đa dạng hóa theo hình thức đổi mới chủng loại sản phẩm: Công tythực hiện mở rộng chủng loại sản phẩm chế biến, phát triển các loại thựcphẩm nông nghiệp tươi an toàn, đưa ra thị trường những sản phẩm mới
+ Đa dạng hóa theo phương thức thay đổi chủng loại sản phẩm: Công
ty thay đổi mẫu mã, bao bì sản phẩm; bổ sung thêm các hương vị mới lạ nhưnước vải thạch vào danh mục sản phẩm; thay đổi tỉ lệ phần trăm nguyên chấtcác loại nước quả tươi từ 15% lên 20%, 25%, 100% nguyên chất
+ Đa dạng hóa lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: Công ty mở rộng kinhdoanh bất động sản, khai thác vật liệu xây dựng và phát triển kinh doanhkhách sạn, du lịch
- Để thực hiện thành công chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, Công tythực hiện các chiến lược phụ trợ như:
+ Chiến lược đa dạng hóa nguồn nguyên liệu: Công ty đầu tư pháttriển vùng nguyên liệu trong và ngoài Công ty Công ty đa dạng, mở rộng cácchủng loại nguyên liệu rau quả và đẩy mạnh liên kết Công ty với các vùngnguyên liệu tại các tỉnh phía Bắc
+ Chiến lược hoàn thiện và đổi mới công nghệ: Công ty đầu tư 4 dâychuyền công nghệ chế biến và hệ thống tưới tiêu phun sương hiện đại phục vụtrồng trọt
Trang 6+ Chiến lược đào tạo nhân lực chất lượng cao: Công ty chú trọng đàotạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân, nâng cao trình độ ngườilao động nhằm đáp ứng yêu cầu hiện tại.
+ Chiến lược đa dạng hóa thị trường tiêu thụ: Các thị trường xuất khẩuchính của Công ty là: Châu Âu chiếm 40%, Mỹ chiếm 25%, Nhật Bản và HànQuốc chiếm 30% và thị trường còn lại là 5% Công ty đẩy mạnh tiêu thụ nộiđịa tại các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược đa dạng hóa của Công ty:
+ Yếu tố bên ngoài Công ty như nhu cầu thị trường, chiến lược của cácđối thủ cạnh tranh, chính sách của Đảng và Nhà nước
+ Yếu tố bên trong như nguồn nhân lực, nguồn vốn máy móc thiết bị và
cơ sở hạ tầng của Công ty
- Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong quá trình thực hiệnchiến lược đa dạng hóa sản phẩm
+ Thuận lợi: nguồn nguyên liệu rau quả phong phú; công nghiệp chếbiến đang phát triển; Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanhnghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Nông nghiệp
+ Khó khăn về công tác quản lý, thời tiết, khí hậu,
- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, tiềm năngcủa Công ty trong quá trình thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
2 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược đa dạng hóasản phẩm của Công ty trong thời gian tới
Trang 71.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
2.2.1 Tình hình sản xuất sản phẩm rau quả, nông sản 18
2.2.2 Kinh nghiệm trong thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông sản 232.2.3 Các nghiên cứu có liên quan đến chiến lược đa dạng hóa sản phẩm củacác doanh nghiệp ở nước ta 27
Trang 8PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần thực phẩm xuấtkhẩu Đồng Giao 30
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty 35
3.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần thực phẩm xuấtkhẩu Đồng Giao 39
3.1.4 Các nguồn lực chủ yếu của Công ty 39
3.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013 433.1.6 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của Công ty trong việc phát triểnkinh doanh 44
3.2 Phương pháp nghiên cứu 45
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 45
3.2.2 Chọn điểm nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 45
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin số liệu 46
3.2.4 Phương pháp xử lí thông tin, số liệu 47
3.2.5 Phương pháp phân tích 48
3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 49
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty những năm qua
51
4.1.1 Tình hình sản xuất sản phẩm của Công ty 51
4.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩuĐồng Giao những năm qua 56
4.1.3 Đánh giá hoạt động và kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn
2011 - 2013 62
Trang 94.2 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và các chiến lược phụ trợ của công ty
Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao 63
4.2.1 Thực trạng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty 63
4.2.2 Các chiến lược phụ trợ của công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu ĐồngGiao 79
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược đa dạng hóa sản phẩm củacông ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao 98
4.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 98
4.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong 101
4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chiến lược đa dạnghóa sản phẩm của công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao 1034.4.1 Thuận lợi trong quá trình thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
4.5.3 Hạn chế trong thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm 111
4.6 Khuyến nghị một số giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện chiến lược đa dạnghóa sản phẩm của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao 1114.6.1 Nhóm giải pháp về sản xuất 111
Trang 105.2.2 Đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT 121
5.2.3 Đối với Công ty 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
PHỤ LỤC 126
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013
19Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU giai đoạn 2010 – 2013
20Bảng 2.3 Chủng loại trái cây xuất sang thị trường EU tháng 1/2014 21Bảng 2.4 Chủng loại rau quả đóng hộp xuất khẩu sang EU tháng 1/2014
21Bảng 3.1 Cơ cấu đất đai của công ty DOVECO, năm 2013 40
Bảng 3.2 Tình hình lao động của công ty DOVECO qua 3 năm 2011 – 2013
41Bảng 3.3 Nguồn hình thành vốn của công ty DOVECO giai đoạn 2011 – 2013
43Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty DOVECO qua 3 năm
Bảng 4.3 Sản lượng tiêu thụ nội địa phân theo các nhóm sản phẩm của công
ty DOVECO giai đoạn 2011 - 2013 61
Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai
đoạn 2011- 2013 62
Trang 11Bảng 4.5 Danh mục sản phẩm được mở rộng của công ty DOVECO 67Bảng 4.6 Danh mục sản phẩm rau quả chế biến chủ lực và mở rộng của công
ty DOVECO giai đoạn 2011-2013 70
Bảng 4.7 Một số sản phẩm nông nghiệp an toàn của công ty DOVECO tại
siêu thị DOVECO Mart tháng 3/2014 71
Bảng 4.8 Quy cách đóng gói sản phẩm của công ty DOVECO năm 2014
75Bảng 4.9 Đánh giá của khách hàng về sản phẩm của công ty DOVECO
năm 2014 77
Bảng 4.10 Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại rau quả từ vùng nguyên
liệu trong công ty DOVECO giai đoạn 2011 – 2013 81
Bảng 4.11 Các loại nguyên liệu phát triển từ vùng nguyên liệu bên ngoài công
ty DOVECO giai đoạn 2011-2013 83
Bảng 4.12 Đánh giá của các hộ nông dân điều tra về tình hình liên kết với
công ty DOVECO năm 2014 87
Bảng 4.13 Hệ thống dây chuyền công nghệ chế biến của công ty DOVECO
năm 2014 90
Bảng 4.14 Trình độ nguồn nhân lực của công ty DOVECO năm 2013 93Bảng 4.15 Kim ngạch xuất khẩu của công ty DOVECO giai đoạn 2011 -2013
94Bảng 4.16 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty tại các tỉnh giai đoạn
Trang 12DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HỘP, HÌNH
Sơ đồ 2.1 Chu kì sống của sản phẩm 10
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lí Công ty DOVECO, năm 2013 36
Đồ thị 4.1 Kim ngạch xuất khẩu của công ty DOVECO giai đoạn 562011-2013 56
Đồ thị 4.2 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu của công ty
DOVECO giai đoạn 2011 - 2013 58
Đồ thị 4.3 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty DOVECO
giai đoạn 2011 – 2013 58
Đồ thị 4.4 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc của
công ty DOVECO giai đoạn 2011 – 2013 59
Đồ thị 4.5 Sản lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa của công ty DOVECO 60giai đoạn 2011 – 2013 60
Đồ thị 4.6 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm mới của công ty DOVECO 72giai đoạn 2011-2013 72
Đồ thị 4.7 Sản lượng rau quả của công ty DOVECO năm 2011 và năm 2013
85
Đồ thị 4.8 Cơ cấu các loại rau quả của công ty DOVECO năm 2011 và năm
2013 85
Hộp 4.1 Ý kiến của Ban lãnh đạo Công ty DOVECO 64
Hộp 4.2 Ý kiến của khách hàng về sản phẩm đổi mới của Công ty 72Hình 4.1a Nước dứa thường 74
Hình 4.1b Nước dứa nguyên chất 100%, không đường, không chất bảo quản
74Hình 4.2a Nước vải thường 74
Hình 4.2b Nước vải thạch 74
Hình 4.3a Dây chuyền cấp đông nhanh IQF 90
Hình 4.3b Dây chuyền sản xuất dứa hộp 90
Đồ thị 4.9 Đánh giá của công nhân tại các xưởng sản xuất về hệ thống máy
móc của công ty DOVECO 91
Trang 13Đồ thị 4.10 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2011-2013
95Hộp 4.3 Ma trận SWOT của công ty DOVECO 108
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do
APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình DươngASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
FAO : Tổ chức lương thực Thế giới
HCCP : Tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng sản phẩm
KCS : Phòng tiêu chuẩn kĩ thuật
NN & PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 14PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ nhưhiện nay, nhất là khi Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớnnhư APEC, AFTA, WTO, TPP đã và đang tạo ra cho các doanh nghiệp ViệtNam nhiều cơ hội phát triển, hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới Tuynhiên, để có thể đứng vững trên thị trường, cũng như có thể cạnh tranh vớicác đối thủ trong và ngoài nước, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn tự hoànthiện, phát triển và đổi mới mình Đứng trước những cơ hội, có nhiều doanhnghiệp xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn, đa dạng, do
đó tăng khả năng cạnh tranh, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp không tìm được chiến lược sản xuất kinhdoanh tốt, phản ứng chậm chạp với những biến động của thị trường, kết quả làcác doanh nghiệp đó bị phá sản
Việt Nam là một quốc gia có lợi thế để phát triển nhiều loại rau quảnhiệt đới gió mùa pha trộn tính ôn đới Tận dụng tiềm năng của mình, ViệtNam đã và đang sản xuất và xuất khẩu nhiều loại rau quả có giá trị kinh tế caonhư: vải, dứa, cam, thanh long, dưa hấu, xoài, chôm chôm, chuối, dưa chuột,
gấc, (Dẫn theo Ninh Đức Hùng, 2013) Công nghiệp chế biến là một trong
những ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Pháttriển công nghiệp chế biến là một định hướng chiến lược được ưu tiên hàngđầu trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Trong đó, công nghiệp chếbiến rau quả là một bộ phận cấu thành quan trọng trong công nghiệp chế biến.Trong những năm qua, công nghiệp chế biến nói chung và chế biến rau quảnói riêng ở nước ta đã có những bước phát triển nhất định Tuy nhiên, trênthực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế, chất lượng sản phẩm qua chếbiến chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường còn kém, giá cả, mẫu mã sản
Trang 15phẩm chưa thực sự hấp dẫn Đặc biệt, nguồn nguyên liệu cho sản xuất chưathực sự đa dạng, phong phú, chưa ổn định và mang tính thời vụ cao Sảnphẩm cung cấp ra thị trường chủ yếu là sản phẩm thô, chưa có sự sáng tạo, cảitiến, đa dạng về chủng loại mặt hàng Trong khi đó, yêu cầu của người tiêudùng về các mặt hàng rau quả nông sản đang tăng cao Các sản phẩm khôngnhững phải đảm bảo yêu cầu về mặt chất lượng, dinh dưỡng, vệ sinh an toànthực phẩm, giá cả cạnh tranh, mà còn phải đa dạng về chủng loại, kiểu dáng,mẫu mã Điều này đang trở thành một thách thức đối với mỗi doanh nghiệpchế biến rau quả nông sản.
Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là một doanh nghiệpchuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng rau quả nông sản khépkín từ khâu sản xuất nguyên liệu đến khâu chế biến sản phẩm và xuất khẩu.Trải qua 59 năm xây dựng và phát triển, cùng với những thăng trầm lịch sửđất nước, quá trình sản xuất của Công ty đã có những bước phát triển quantrọng Những ngày đầu thành lập, công ty CPTPXK Đồng Giao chỉ là mộtvùng đất đồi trung du rộng lớn với sự phát triển của cây cà phê Trải qua mộtgiai đoạn với nhiều biến cố, đứng trước nhiều thử thách, Công ty đã có nhữngthay đổi nhất định, đưa dứa trở thành cây trồng chủ lực Bên cạnh cây dứa,Công ty đã phát triển thêm các loại cây như: mía, dưa chuột, ngô ngọt, vải,măng, lạc tiên
Hiện nay, Công ty là một trong những trung tâm chế biến rau quả lớn,
có dây chuyền kĩ thuật hiện đại, sản phẩm phân phối rộng rãi trên 40 quốcgia Tuy nhiên, đứng trước quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thếgiới, Công ty đang phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và nướcngoài Vì vậy, đa dạng hóa sản phẩm là một trong những chiến lược cần thiết
để Công ty có thể phát triển, khẳng định vị thế, thương hiệu DOVECO trêntrường quốc tế Những đòi hỏi đặt ra cho công ty hiện nay là:
Trang 16- Làm thế nào để đa dạng hóa sản phẩm rau quả cung cấp ra thị trường?
- Thực trạng thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công tynhư thế nào?
- Những giải pháp nào nhằm hoàn thiện chiến lược đa dạng hóa sảnphẩm của Công ty?
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, được sự phân công của KhoaKinh tế & Phát triển Nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và sựgiúp đỡ của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty
cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 171.3 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thế nào là chiến lược đa dạng hóa sản phẩm?
(2) Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và các chiến lược phụ trợ củacông ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao trong thời gian qua đượcthực hiện như thế nào?
(3) Giải pháp nào để hoàn thiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm củaCông ty?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động đa dạng hóa sản phẩm củacông ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO)
ty trong thời gian tới
Trang 181.4.2.3 Phạm vi về thời gian
Số liệu thứ cấp về lịch sử hình thành và phát triển, chiến lược phát triểnsản phẩm của Công ty qua các giai đoạn từ năm 1955 đến năm 2014
Số liệu sơ cấp được điều tra trong 5 tháng đầu năm 2014
Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2014
Trang 19PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Từ lĩnh vực quân sự, khái niệm chiến lược cũng được sử dụng tronglĩnh vực kinh tế ở tầm vi mô và vĩ mô, có nhiều định nghĩa khác nhau vềchiến lược:
Theo Alferd (Đại học Hazard): “Chiến lược bao hàm việc ấn định cácmục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức tiếnhành hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thựchiện các mục tiêu đó”
Theo Sammen.B.Quinn (Đại học Darmouth): Chiến lược là một dạngthức hoặc kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và trình tựhành động kết dính lại với nhau”
Theo McKinsey (1978): Chiến lược là một tập hợp của các chuỗi hoạtđộng được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bề vững
Theo Cynthia A Montygormery: “Chiến lược không chỉ là một kếhoạch, cũng không chỉ là một ý tưởng, chiến lược là triết lý sống của mộtcông ty”
Theo William Glucek – Businesspolicy & strategic managent coi:
“Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phốihợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽđược thực hiện”
Trang 20Trong kinh doanh có nhiều định nghĩa về chiến lược nhưng có thể thấychiến lược là kế hoạch kiểm soát và sử dụng nguồn lực của tổ chức nhằm mụcđích nâng cao và đảm bảo những quyền lợi thiết yếu của mình Chiến lượccủa doanh nghiệp trả lời những câu hỏi như phải cạnh tranh trên thị trườngnhư thế nào? Những hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trườngđó? Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnhtranh trên thị trường?
Như vậy: Chiến lược là một chương trình nhằm đem lại cho tổ chức một lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, nó quyết định sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp (Dẫn theo Nguyễn Thanh Hương, 2009)
2.1.1.2 Chiến lược đa dạng hóa
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, mục tiêu tăng trưởng luôn là mụctiêu quan trọng và xuyên suốt của doanh nghiệp Để thực hiện mục tiêu này,doanh nghiệp có thể hướng theo các chiến lược như: Chiến lược tăng trưởngtập trung, chiến lược tăng trưởng hội nhập (liên kết), chiến lược tăng trưởngbằng con đường đa dạng hóa Trong đó, đa dạng hóa là chiến lược được rấtnhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay
a) Khái niệm: Đa dạng hóa là một chiến lược phát triển công ty trong đó một
tổ chức mở rộng hoạt động của mình bằng cách bước vào một ngành, một lĩnhvực khác
b) Thời điểm thực hiện đa dạng hóa: Ngay khi xuất hiện các nguồn lực tài
chính dư thừa so với nguồn lực cần thiết để duy trì lợi thế cạnh tranh tronghoạt động kinh doanh ban đầu hay cốt lõi, công ty sẽ tính đến chiến lược đadạng hóa
c) Mục tiêu của chiến lược đa dạng hóa
- Gia tăng giá trị: Chiến lược đa dạng hóa thành công sẽ tạo ra giá trịcho công ty thông qua việc các đơn vị áp dụng chiến lược cấp kinh doanh đểtăng thu nhập, giảm chi phí
Trang 21- Tăng sức mạnh thị trường tương đối so với đối thủ: đa dạng hóagiúp công ty gia tăng khả năng cạnh tranh và theo đó làm giảm sức mạnh của
đối thủ (Dẫn theo Trần Ngọc Vân, 2001)
d) Ưu điểm, nhược điểm của đa dạng hóa
Ưu điểm của đa dạng hóa
- Phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh: Trong sản xuất kinh
doanh, đa dạng hóa sẽ giúp doanh nghiệp giảm rủi ro khi giá cả của một mặthàng nào đó bị giảm mạnh trên thị trường Khi đó, nếu kinh doanh nhiều mặthàng thì doanh nghiệp có thể chia sẻ rủi ro từ sản phẩm này với sản phẩm kia
Do vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn ổn định
- Nhận thấy những cơ hội kinh doanh khác: Mỗi doanh nghiệp khi tham
gia vào thị trường đều muốn tìm kiếm những cơ hội kinh doanh để có thể thulợi nhuận Đa dạng hóa trong sản xuất đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ
có thể thể tìm thấy những cơ hội kinh doanh ở một thị trường mới Từ đó,doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô SXKD của mình
- Tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi của các lĩnh vực kinh doanh chính:
Không chỉ giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới,phân tán và hạn chế rủi ro trong kinh doanh mà đa dạng hóa còn tạo điều kiện
để doanh nghiệp tận dụng nguồn vốn của mình để đầu tư vào các lĩnh vựckinh doanh khác
- Tận dụng được máy móc công nghệ vốn có: Khi thực hiện việc đa
dạng hóa, công ty sẽ tận dụng máy móc vốn có để tiến hành sản xuất các loạisản phẩm khác Như vậy, vừa có thể gia tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra,vừa tăng lợi nhuận cho công ty
- Các lĩnh vực kinh doanh hỗ trợ nhau về khách hàng, tăng khách hàng: Khi khách hàng biết đến một loại sản phẩm của Công ty, sẽ tạo được
niềm tin, sự yêu thích đối với những loại sản phẩm khác Từ đó, khách hàngcủa doanh nghiệp không ngừng tăng lên, tạo ra thị trường tiêu thụ lớn hơn chodoanh nghiệp
Trang 22- Mở rộng thị trường, khai thác được các nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ: Thực hiện chiến lược đa dạng hóa, các doanh nghiệp cần nhiều
nguyên liệu hơn cho việc mở rộng sản xuất của mình Mặt khác, các doanhnghiệp có thể tận dụng nguồn lao động của địa phương để phát triển kinhdoanh, giảm giá sản phẩm
- Gia tăng các nguồn lợi nhuận: Thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm,
mở rộng thị trường, gia tăng số lượng sản phẩm và khai thác triệt để lợi thếkinh doanh, doanh nghiệp sẽ phát triển hơn, đem lại lợi nhuận cao
Nhược điểm của đa dạng hóa:
Dàn trải quá mỏng sức lực của mình công ty không có điều kiện tậptrung các nguồn lực vật chất, công nghệ, tài chính, quản trị tổng quát cácnăng lực cạnh tranh của mình để thắng lợi trên một lĩnh vực Thực tế, nhiềucông ty đa dạng hóa hoạt động trong các ngành bão hòa, họ đã kịp nhận thấynguồn lực khan hiếm của mình bị dàn trải quá mỏng và hậu quả là hiệu suấtgiảm xuống
Nhà quản trị khó có thể nắm bắt và phân tích đầy đủ các thông tin về tất
cả các mảng kinh doanh của công ty do lĩnh vực kinh doanh quá rộng (Dẫn theo Trần Ngọc Vân, 2001)
2.1.1.3 Sản phẩm
Trong hệ thống Marketing: Sản phẩm là thứ có khả năng thỏa mãn nhucầu mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể đưa
ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng
Theo quan niệm cổ điển: Sản phẩm là vật có giá trị sử dụng, có thể dosản xuất tạo ra hoặc tồn tại trong thiên nhiên không phải qua quá trình traođổi mua bán
Theo quan điểm của sản xuất hàng hóa: Sản phẩm là bất cứ thứ gì bao
gồm hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi (Dẫn theo Nguyễn Thanh Hương, 2009).
Trang 23Chu kì sống của sản phẩm: Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật làm
cho không một sản phẩm nào có thể tồn tại được mãi, nó luôn được thay thếbằng những sản phẩm mới với những tính năng, công dụng hiện đại hơn, kiểudáng, mẫu mã, đem lại độ thỏa dụng cao hơn cho khách hàng
Doanh số
Thời gian
Thâmnhập
Tăngtrưởng
Chínmuồi
SuyThoái
Sơ đồ 2.1 Chu kì sống của sản phẩm
- Giai đoạn thâm nhập: Số lượng sản phẩm bán ra thể hiện doanh số
nói chung ở mức thấp do trong thời gian đầu có rất ít khách hàng biết đến sảnphẩm của công ty Chi phí quảng cáo cao Doanh nghiệp có lợi nhuận thấp,thậm chí chấp nhận thua lỗ Mục tiêu chính là thâm nhập thị trường, tiếp cậnkhách hàng
- Giai đoạn tăng trưởng: Sản phẩm và doanh số ngày càng tăng lên.
Giá thành sản phẩm dần giảm nhằm mở rộng thị trường Tạo sự yêu thích của
đa số khách hàng, áp dụng mức giá khác nhau ở các thị trường
- Giai đoạn chín muồi: Doanh số tăng mạnh và đạt mức cao nhất, thể
hiện cơ hội làm ăn, mức gặt hái của doanh nghiệp Giá tăng cao ở mức hợp lítheo sản phẩm bán chạy Lợi nhuận của doanh nghiệp cao Cuối giai đoạn,sau khi đạt cực đại, doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp có xu hướng bãohòa, sau đó xuất hiện dấu hiệu trì trệ trong quá trình bán sản phẩm
- Giai đoạn suy thoái: Tình trạng doanh số, giá cả sản phẩm giảm
nhanh Doanh nghiệp cần căn cứ vào mức giảm của doanh số và lợi nhuận,đối chiếu với mục tiêu chiến lược, cân nhắc lợi ích trước mắt và lâu dài để có
thể loại bỏ những sản phẩm lỗi thời và bổ sung những sản phẩm mới.
(Dẫn theo Đặng Thị Ngọc, 2011)
Trang 242.1.1.4 Đa dạng hóa sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp được coi là hoạt động
có hiệu quả nếu như sản phẩm của doanh nghiệp này được tiêu thụ với mứcgiá thị trường và số lượng theo khả năng đáp ứng nhất định Muốn vậy, doanhnghiệp phải gắn sản phẩm của mình với nhu cầu thị trường, với người tiêudùng, tức là phải xây dựng cơ cấu và danh mục sản phẩm có hiệu quả nhất.Tuy nhiên, tính hiệu quả của cơ cấu và danh mục sản phẩm lại phụ thuộc vàonhững điều kiện chủ quan và khách quan nhất định Khi các điều kiện đó thayđổi, buộc cơ cấu và danh mục sản phẩm cũng sẽ thay đổi để thích ứng vớiđiều kiện mới Nếu cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp thay đổi theo hướngthu hẹp thì doanh nghiệp đó phát triển theo hướng chuyên môn hóa Ngượclại, nếu cơ cấu sản phẩm được mở rộng, danh mục sản phẩm được tăng thêmthì doanh nghiệp đó đang phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm Cónhiều khái niệm về đa dạng hóa sản phẩm:
- Đa dạng hóa sản phẩm là một chiến lược nhằm giảm bớt rủi ro bằng cáchgóp chung rủi ro của nhiều loại tài sản có mức lợi tức của từng loại khác nhau
- Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình mở rộng một cách hợp lí danh mụcsản phẩm, cơ cấu sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường và xã hội,phù hợp với điều kiện của môi trường, của doanh nghiệp nhằm tạo ra cơ cấusản phẩm phù hợp
- Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ranhiều loại sản phẩm từ những sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cảibiến và nhập ngoại nhiều loại sản phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại
và mẫu mã từ những sản phẩm thô đến sản phẩm qua chế biến (Dẫn theo Trần Ngọc Vân, 2001)
2.1.1.5 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
Căn cứ từ những nội dung tài liệu nghiên cứu trên: Chiến lược đa dạnghóa sản phẩm là chiến lược phát triển của doanh nghiệp, trong đó doanhnghiệp tiến hành đa dạng hóa theo hình thức:
Trang 25- Đa dạng hóa theo hình thức đổi mới chủng loại sản phẩm:
+ Mở rộng và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm
+ Phát triển đa dạng các loại sản phẩm với tính chất khác nhau
+ Đa dạng hóa danh mục sản phẩm bằng cách đưa ra thị trường nhữngsản phẩm mới
- Đa dạng hóa theo phương thức thay đổi chủng loại sản phẩm dựa trênnhững sản phẩm hiện có:
+ Thay đổi và đa dạng hóa về bao bì, mẫu mã sản phẩm
+ Đa dạng hóa về hương vị hay chất lượng sản phẩm
+ Thay đổi về tỉ lệ phần trăm thành phần các chất trong sản phẩm
- Đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh: Tiến hành các hoạt động kinhdoanh trên các lĩnh vực khác nhau, các ngành nghề khác nhau, có thể lànhững ngành nghề có liên quan hoặc không liên quan đến ngành nghề kinhdoanh ban đầu của công ty
Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, doanh nghiệp xây dựng
và thực hiện các chiến lược phụ trợ như: Chiến lược đa dạng hóa nguyên liệu;Chiến lược hoàn thiện và đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất; Chiến lượcđào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Chiến lược đa dạng hóathị trường tiêu thụ sản phẩm
2.1.2 Sự cần thiết của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
2.1.2.1 Nhu cầu thị trường phong phú, đa dạng và thường xuyên biến đổi
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống xã hội ngàycàng được nâng cao, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng Trong thời kì
kế hoạch hóa tập trung, nhu cầu thị trường mang yếu tố cứng nhắc, bị ảnhhưởng bởi yếu tố cung thì ngày nay nhu cầu là yếu tố thực sự quyết định sự vậnđộng của thị trường Rau quả là một trong những mặt hàng thực phẩm thiết yếutrong bữa ăn hàng ngày của con người Thị trường rau quả là một thị trường lớn,phát triển kinh doanh trong thị trường này sẽ đem lại cho các doanh nghiệpnguồn lợi nhuận đáng kể
Trang 262.1.2.2 Do tiến bộ của khoa học kĩ thuật nên chu kì sống của sản phẩm bị rút ngắn
Ngày nay, các cuộc cách mạng công nghệ diễn ra với tốc độ rất nhanhchóng Một khối lượng đồ sộ các phát minh, sáng chế ra đời đã tạo ra ngàycàng nhiều công nghệ, máy móc, thiết bị, công nghệ mới Chính vì vậy, chu kìcủa sản phẩm ngày càng bị rút ngắn Các doanh nghiệp phải xem xét, đánhgiá sản phẩm đang ở giai đoạn nào trong chu kì sống để có chiến lược pháttriển đúng đắn Nếu sản phẩm đang ở giai đoạn bão hòa thì doanh nghiệp cầntìm cách để cải tiến sản phẩm đó nhằm kéo dài tuổi thọ và đưa ra những sảnphẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường
2.1.2.3 Xu hướng chuyên môn hóa kết hợp với đa dạng hóa trong sản xuất kinh doanh
Việc nhận thức đúng mối quan hệ giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa
là cơ sở để xác định con đường đi đúng đắn của doanh nghiệp Khi mức độ đadạng sản phẩm càng cao thì mức độ chuyên môn hóa càng thấp và ngược lại.Tuy nhiên, về nội dung đó không phải là hai quá trình độc lập mà có mốiquan hệ gắn bó, ràng buộc lẫn nhau Bản thân sản phẩm chuyên môn hóa củadoanh nghiệp cũng cần phải được cải thiện về cả hình thức và nội dung, tăngthêm kiểu dáng mẫu mã để phù hợp với nhu cầu thị trường Qua đó, sản phẩmchuyên môn hóa của doanh nghiệp cũng cần được đa dạng hóa về chủng loại.Với nhiều doanh nghiệp, việc thực hiện chuyên môn hóa thường không sửdụng hết nguồn lực của mình Vì vậy, để tận dụng nguồn lực, doanh nghiệpcần mở rộng danh mục sản phẩm của mình, tức là đa dạng hóa sản phẩm
2.1.2.4 Hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh
Hạn chế rủi ro do thuế cao vào một số sản phẩm của doanh nghiệp đangkinh doanh, luật pháp chống độc quyền, cấm mở rộng kinh doanh ngành, sảnphẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang tham gia
Trang 272.1.2.5 Đa dạng hóa góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Đa dạng hóa trên cơ sở nguồn lực sẵn có sẽ giúp doanh nghiệp tăngnăng lực sản xuất, tăng lợi nhuận kinh doanh
Đa dạng hóa tạo cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế, nắm bắt kỹthuật mới
2.1.3 Các hình thức đa dạng hóa sản phẩm
2.1.3.1 Xét theo sự biến đổi danh mục sản phẩm
- Biến đổi chủng loại: Đó là quá trình hoàn thiện và cải tiến các loại sản
phẩm đang sản xuất để giữ vững thị trường hiện tại và thâm nhập vào thịtrường mới nhờ sự đa dạng về kiểu cách, cấp độ hoàn thiện về sản phẩm thỏamãn thị hiếu, điều kiện sử dụng, khả năng thanh toán của các khách hàngkhác nhau Sự hoàn thiện ấy có thể thuần túy về hình thức sản phẩm (kiểudáng, mẫu mã) hay về nội dung sản phẩm (chất lượng, cấp độ hoàn thiện về kĩthuật) hoặc về cả hình thức và nội dung sản phẩm
- Đổi mới chủng loại: Đổi mới chủng loại là loại bỏ những sản phẩm
lỗi thời, những sản phẩm khó tiêu thụ và bổ sung những sản phẩm mới vàodanh mục sản phẩm của doanh nghiệp Những sản phẩm bổ sung này có thể làsản phẩm mới tuyệt đối (đối với cả doanh nghiệp và thị trường) hoặc sảnphẩm mới tương đối (mới với doanh nghiệp nhưng không mới với thị trường)
- Hình thức hỗn hợp: Là sự kết hợp một số nội dung của hình thức biến
đổi chủng loại và đổi mới chủng loại Theo đó, doanh nghiệp vừa cải tiến,hoàn thiện một số sản phẩm đang sản xuất, vừa loại bỏ những sản phẩmkhông sinh lời, vừa bổ sung những sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm.Khi thực hiện đa dạng hóa theo hình thức này, doanh nghiệp vừa tranh thủđược những lợi thế đã có, vừa tiết kiệm được vốn và các nguồn lực khác,giảm thiểu rủi ro kinh doanh nếu doanh nghiệp đa dạng hóa chỉ dựa trên các
sản phẩm hoàn toàn mới (Dẫn theo Trần Ngọc Vân, 2001)
Trang 282.1.3.2 Xét theo tính chất của nhu cầu sản phẩm
- Đa dạng hóa theo chiều sâu nhu cầu các loại sản phẩm: Là việc tăng
thêm kiểu cách, mẫu mã của một loại sản phẩm để đáp ứng toàn diện nhu cầucủa các đối tượng khác nhau về cùng một loại sản phẩm đó
- Đa dạng hóa theo chiều rộng nhu cầu các loại sản phẩm: Là việc
doanh nghiệp chế tạo một loại sản phẩm có kết cấu, công nghệ sản xuất và giátrị sử dụng cụ thể khác nhau để thoả mãn đồng bộ một số nhu cầu có liênquan đến nhau của một đối tượng tiêu dùng Việc thực hiện hình thức đa dạnghóa này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực lớn về tài chính, công nghệ đểxây dựng doanh nghiệp quy mô lớn, cơ cấu sản xuất phức tạp
- Đa dạng hóa theo hình thức thoát ly sản phẩm gốc, đưa sản phẩm mới vào danh mục của doanh nghiệp: Sản phẩm được mở rộng không liên
quan đến sản phẩm chuyên môn hóa ban đầu cả về giá trị sử dụng và công
nghệ sản xuất (Dẫn theo Trần Ngọc Vân, 2001)
2.1.3.3 Xét theo phương thức thực hiện
- Đa dạng hóa các sản phẩm trên cơ sở các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp: Khi áp dụng hình thức này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được
đầu tư, giảm bớt thiệt hại do rủi ro khi thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, tậndụng được khả năng sản xuất hiện có Tuy nhiên, sự tận dụng này lại hạn chếkhả năng mở rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp
- Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở nguồn lực hiện có kết hợp với đầu
tư bổ sung: Theo hình thức này, việc mở rộng sản phẩm đòi hỏi phải có sự
đầu tư Sự đầu tư này chỉ giữ vị trí bổ sung nhằm khắc phục khâu yếu hoặckhâu sản xuất mà doanh nghiệp còn thiếu So với hình thức trên, hình thứcnày khả năng mở rộng danh mục sản phẩm được nâng cao hơn
- Đa dạng hóa sản phẩm bằng đầu tư mới: Doanh nghiệp áp dụng khi
đang triển khai sản xuất các sản phẩm mới mà khả năng hiện tại không thểđáp ứng được Trong trường hợp này, nhu cầu đầu tư thường lớn, xác suất rủi
ro cao hơn nhưng khả năng sản xuất được mở rộng hơn (Dẫn theo Trần Ngọc Vân, 2001)
Trang 29Tóm lại, trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanhnghiệp có nhiều hình thức đa dạng hóa sản phẩm khác nhau, các hình thứcnày đan xen cùng tồn tại và bổ sung cho nhau Dù áp dụng một hay nhiềuhình thức đa dạng hóa sản phẩm cũng làm danh mục sản phẩm của doanhnghiệp được mở rộng, cơ cấu sản phẩm trở nên phức tạp hơn và mặt hàng củacác doanh nghiệp tăng lên.
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
2.1.4.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
a) Nhu cầu thị trường
Trong điều kiện cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải bám sát nhucầu và đưa ra những sản phẩm dịch vụ mà thị trường cần Việc điều tra phântích nhu cầu thị trường phải được coi là một trong những công tác quan trọnghàng đầu trong quản lí doanh nghiệp Trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩmcủa doanh nghiệp, yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn nhất đến phươnghướng và mức độ đa dạng hóa sản phẩm chính là nhu cầu thị trường
- Kiểu cách, mẫu mã, kích cỡ mỗi loại sản phẩm mà thị trường đòi hỏi.Việc phân khúc nhu cầu thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tíchnhu cầu thị trường về mỗi loại sản phẩm Vì vậy, để cung cấp hàng hóa dịch
vụ với số lượng, chất lượng, giá cả cụ thể theo đúng yêu cầu của khách hàngthì việc phân đoạn thị trường có ý nghĩa quyết định đến sự thành công củadoanh nghiệp
- Nhu cầu sản phẩm có liên quan đến người tiêu dùng, nghĩa là phântích bề rộng nhu cầu các loại sản phẩm Để xác định phương hướng đa dạnghóa sản phẩm, cũng cần xem xét điều kiện để sản xuất, kết cấu và tính chấtsản phẩm
- Các loại sản phẩm có thể thay thế, việc phân tích các loại sản phẩmnày nhằm hạn chế rủi ro khi thực hiện đa dạng hóa sản phẩm
Trang 30- Sự vận động của sản phẩm trong chu kì sống của nó Việc đa dạnghóa nếu nhằm vào sản phẩm đang ở chu kì suy thoái thì sẽ làm tăng rủi rotrong kinh doanh.
b) Tình hình cạnh tranh
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều bị chiphối bởi quy luật cạnh tranh Quy luật này đòi hỏi doanh nghiệp phải có cơcấu sản phẩm và danh mục sản phẩm hợp lí để có thể cạnh tranh với cácdoanh nghiệp khác trong thị trường Nếu cơ cấu sản phẩm không phù hợp, tấtyếu sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải Do đó, buộc doanh nghiệpcần có chiến lược hợp lí
c) Các chính sách của Nhà nước
Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ các chínhsách và quy định của Nhà nước Các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởngtrực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đó có thể là tácđộng tích cực hoặc tiêu cực Chính sách của nhà nước được thể hiện qua cáccông cụ như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thuế, chínhsách về đất đai
2.1.4.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
a) Trình độ nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng trong sự pháttriển của mỗi doanh nghiệp Để thực hiện bất kì chiến lược kinh doanh nào,mỗi doanh nghiệp cần có đội ngũ công nhân có chuyên môn và kiến thức cầnthiết Nếu một doanh nghiệp có nguồn nhân lực có kĩ năng, chuyên môn, nghềnghiệp tốt thì năng suất lao động sẽ cao, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thành công
và ngược lại Như vậy, nhân lực là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớnđến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 31b) Hệ thống cơ sở vật chất, khoa học-công nghệ
Trong nền kinh tế hiện đại hiện nay, sự phát triển của mỗi doanhnghiệp không thể tách rời sự phát triển của công nghệ Muốn phát triển đadạng, mở rộng quy mô buộc doanh nghiệp đó phải có một nền tảng vững chắc
về cơ sở vật chất Khoa học-công nghệ giúp cho quá trình sử dụng đầu vào trởnên đa dạng hơn Từ một nguyên liệu đầu vào thô ban đầu, doanh nghiệp sẽtạo ra nhiều loại sản phẩm hơn, chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn
c) Quy mô về nguồn vốn
Để có thể phát triển sản xuất, mỗi doanh nghiệp cần có một lượng vốnnhất định để đầu tư đầu vào, nguyên liệu, vật tư, trang thiết bị, Đối với cáccông ty cổ phần, vốn là một công cụ để thu hút nguồn đầu tư Các nhà đầu tư
sẽ căn cứ vào cơ cấu về chất lượng và số lượng vốn để quyết định có nên đầu
tư vào doanh nghiệp đó hay không? Rõ ràng, vốn là một trong những nhân tốquyết định sự thành bại của doanh nghiệp Nguồn vốn cũng là một trongnhững công cụ để kiểm tra hoạt động của đơn vị và lựa chọn chiến lược kinhdoanh cho doanh nghiệp
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất sản phẩm rau quả, nông sản
2.2.1.1 Tình hình sản xuất và chế biến sản phẩm rau quả trên thế giới
Rau quả là một trong những mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống củacon người Theo dự báo của Tổ chức Nông - lương thế giới (FAO), nhu cầutiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới hàng năm tăng khoảng 3,6%, trongkhi đó khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ là 2,6% nên thị trường thế giới đốivới mặt hàng rau quả luôn ở tình trạng cung không đủ cầu, dễ tiêu thụ và giá
cả luôn trong tình trạng tăng
Một số thị trường sản xuất và cung cấp rau quả lớn hiện nay có thể kểđến như Trung Quốc, Thái Lan Tổng giám đốc Cục xúc tiến thương mạiquốc tế cho biết: Trong 2 tháng đầu năm 2013, Thái Lan đã xuất khẩu
Trang 32258.573 tấn rau quả khô và đông lạnh, với trị giá hơn 186 triệu USD, tăng20% so với cùng kỳ năm 2012 Năm 2012, Thái Lan đã xuất khẩu sầu riêngtươi và đông lạnh đạt trị giá 201 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ nămtrước Nước này cũng thu được 21 triệu USD từ việc xuất khẩu sầu riêng tươi
và đông lạnh trong 2 tháng đầu năm 2013 (Cơ sở dữ liệu quốc gia kinh tế Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương)
2.2.1.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm rau quả ở Việt Nam
Ngành rau quả Việt Nam đã hình thành từ những năm 1957, sản xuấttập trung ở các nông trường quốc doanh, HTX nông nghiệp… Hiện nay, toànngành có trên 120 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến
và kinh doanh rau quả các loại
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013
Nguồn: Bộ Công Thương, năm 2014
Trong 6 năm từ 2008 – 2013, kim ngạch xuất khẩu rau quả nước ta liêntục tăng Giai đoạn 2008 - 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng 43506triệu USD Giai đoạn 2010 – 2013, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng nhanh,
từ 450,543 triệu USD (2010) lên 1040 triệu USD (2013), tăng gấp 2,3 lần.Điều này cho thấy, xuất khẩu rau quả đang ngày càng phát triển hơn, trởthành một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần đáng kể trong kimngạch xuất khẩu của nền kinh tế
Xuất khẩu sang thị trường EU
EU là thị trường nhập khẩu rau quả truyền thống lớn của Việt Nam Kimngạch xuất khẩu rau quả sang EU trong những năm gần đây có xu hướng tăng
Trang 33Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU giai đoạn 2010 – 2013
ĐVT: triệu USD
Tốc độ phát triển bình quân (%)
Nguồn: Bộ Công Thương, năm 2014
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường EU có xuhướng tăng Tuy kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm từ 72,7 triệu USD (2011)xuống 59,0 triệu USD (2012), giảm 13,7 triệu USD Đến năm 2013, kimngạch xuất khẩu rau quả đã tăng trở lại, từ 59,0 triệu (2012) lên 69,5 triệuUSD (2013), tăng 10,5 triệu USD Trong tháng 1/2014, xuất khẩu rau quảsang thị trường EU khá mạnh với kim ngạch đạt 7,8 triệu USD, tăng 85,7% sovới cùng kỳ năm 2013
Trong tháng 1/2014, xuất khẩu rau quả sang các thị trường này đạt 2,7triệu USD, tăng 97,2 % so với cùng kì năm 2013 Trong đó, thị trường HàLan, sản phẩm trái cây đạt kim ngạch cao nhất với 1,4 triệu USD, tăng 55,1%;sản phẩm chế biến như nước ép trái cây đạt 870,2 nghìn USD, tăng 296,4%.Đức là thị trường truyền thống đối với các sản phẩm rau qủa của Việt Namnhư: dứa khoanh đông lạnh, rau xanh với kim ngạch đạt 1 triệu USD, tăng
55% so với năm 2013 (Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại –
Bộ Công Thương)
Trang 34Bảng 2.3 Chủng loại trái cây xuất sang thị trường EU tháng 1/2014
Nguồn: Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại, năm 2014
Bảng 2.4 Chủng loại rau quả đóng hộp xuất khẩu sang
Nguồn: Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại, năm 2014
Bảng 2.5 Kim ngạch xuất khẩu rau các loại của Việt Nam tháng 1/2014
ĐVT: USD
STT Chủng loại T1/2013 T1/2014 So với 2013
(%)
Trang 35Nguồn: Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại, năm 2014
Qua các bảng số liệu trên, có thể thấy rằng: Tình hình sản xuất và xuấtkhẩu rau quả nói chung của Việt Nam ngày càng phát triển Các sản phẩmtương đối đa dạng và phong phú, bên cạnh các sản phẩm rau quả truyền thốngnhư: dứa, thanh long, ngô đã có sự xuất hiện của các loại rau quả mới như:gấc, chanh leo, đậu tương Xu hướng xuất khẩu hiện nay đang tập trung vàomặt hàng rau quả tươi, giảm xuất khẩu các chủng loại đồ hộp Tháng 1/2014,các sản phẩm đồ hộp giảm mạnh như: gừng, nha đam, mứt các loại giảm100% so với năm 2013 Trong khi đó, các mặt hàng rau quả tươi có tỉ trọngtăng cao, cụ thể như: dứa tăng 106,3%, chanh tươi tăng 372,5%, nấm tăng192,1% và đậu tăng 253,9% so với cùng kì năm 2013
Các thị trường xuất khẩu rau quả lớn của Việt Nam là Trung Quốc,Nhật, Hoa Kỳ, Nga, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan vàSingapore, EU Trong số này Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả lớnnhất của Việt Nam với khoảng 302,61 triệu USD, chiếm 27,64% thị phần xuấtkhẩu Tiếp theo là thị trường Nhật Bản với 61,22 triệu USD, chiếm 5,59%,tăng 12,03%; Hoa Kỳ 51,45 triệu USD, chiếm 4,7%, tăng 29,06% Nhìnchung, xuất khẩu rau quả trong năm 2013 sang hầu hết các thị trường đều đạtmức tăng trưởng dương so với năm 2012; trong đó xuất khẩu sang thị trườngLào đạt mức tăng trưởng mạnh nhất trên 122%; tiếp đến xuất sang Cô Oéttăng 70,93%, đạt 2,89 triệu USD; xuất sang Malaysia tăng 71,15%, đạt 29,14
triệu USD; xuất sang Thái Lan tăng 53,58%, đạt 31,28 triệu USD (Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp miền Nam, 2013)
Trang 36Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn trong việc xuất khẩurau quả, quy hoạch vùng nguyên liệu còn bất cập, chi phí sản xuất tăng cao,chế biến rau quả hiệu suất chưa cao, công tác thị trường và xúc tiến thươngmại chưa đáp ứng được yêu cầu, khó cạnh tranh ở một số thị trường.
2.2.2 Kinh nghiệm trong thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông sản
2.2.2.1 Kinh nghiệm thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông sản trên thế giới a) Tại Italia
Italia là nước sản xuất các loại rau quả chế biến và bảo quản lớn nhất
EU, chiếm 22% tổng lượng sản xuất của EU Năm 2005, sản xuất nước ép vàbột trái cây (không bao gồm các loại hạt ăn được) của Italia là 6,2 triệu tấn,
đạt 6,0 tỷ Euro (Prodcom 2006) Từ năm 2001-2005, sản xuất của Italia tăng
4% về mặt giá trị Rau quả đóng hộp chiếm gần 54% tổng lượng sản xuất củaItalia, trong đó các loại cà chua đóng hộp chiếm phần lớn Tỷ lệ các nhóm sảnphẩm khác trong sản xuất của nước này như sau:
- Nước ép và bột trái cây 15%
- Rau quả khô 10%
- Mứt, thạch và bột rau quả nghiền 5%
Có thể thấy rằng, ngành công nghiệp chế biến của nước Italia rất pháttriển Trong năm 2004, sản xuất các loại hạt ăn được của Italia đạt 318.000
tấn, chủ yếu là các loại quả hạnh, tăng 16% so với năm 2001 (FAO, 2006).
Tổng doanh thu của ngành thực phẩm và đồ uống (trong đó có rau quả chếbiến và bảo quản) năm 2005 của Italia là 107 tỷ Euro, chiếm 13% tổng doanh
thu của ngành trong EU (Theo Liên đoàn các ngành công nghiệp thực phẩm
và đồ uống EU - CIAA)
b) Tại Thái Lan
Thái Lan có tổng diện tích đất tự nhiên là 513,115 km2, trong đó diệntích canh tác đất nông nghiệp chiếm 41% Giá trị gia tăng trong sản xuất nôngnghiệp năm 1960 là 40% đến năm 1992 còn 10% Ngay từ những năm 1960,Thái Lan đã có kế hoạch trở thành một nền kinh tế công nghiệp - dịch vụ hiện
Trang 37đại Chính vì vậy, trong lĩnh vực phát triển Thái Lan luôn coi trọng hai vấn đề
cơ bản: Ưu tiên phát triển nông thôn với việc Chính phủ lập Quỹ phát triểnnông thôn nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu nông phẩm từnông sản
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nông sản của Thái Lan đang chútrọng vấn đề đa dạng hóa sản phẩm Bên cạnh đó, các sản phẩm nông sản củaThái Lan luôn đảm bảo về mặt chất lượng Một số mặt hàng chế biến từ nôngsản của Thái Lan được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng như: mít sấy, xoàisấy, gừng sấy, mứt dâu Các trung tâm giống Cục Khuyến nông Thái Lan với
sự tài trợ của Nhà nước tiến hành thu thập các loại trái cây từ khắp nơi trênthế giới về trồng thử nghiệm, ngay cả những giống cây nhập khẩu lạ chưatừng được trồng trước đó ở Thái Lan, ngược lại giống cây quý thì không cho
phép xuất khẩu (Dẫn theo Ninh Đức Hùng,2013) Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp Thái Lan còn xây dựng các thương hiệu về rau quả chất lượng và đẩymạnh xuất khẩu sang các quốc gia khác như EU, Mỹ, Nhật Bản,
c) Trung Quốc
Lịch sử phát triển Trung Quốc đã chứng minh rằng : Trung Quốc luôntìm kiếm con đường phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, côngnghiệp hóa; đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nông sản trong nước và xuất khẩu quacông nghiệp chế biến Trên thực tế, Trung Quốc là nước sản xuất, xuất khẩu vàtiêu thụ rau, quả lớn nhất châu Á Đến 90% rau, quả của Trung Quốc hiện nayđược tiêu thụ dưới dạng tươi, 10% còn lại được chế biến thành nước ép, đónghộp, đông lạnh, sấy khô, mứt quả Năm 1999, Trung Quốc xuất khẩu 3.104triệu USD rau, quả các loại; nhập khẩu 393 triệu USD rau, quả các loại từ cácnước: Việt Nam 35,7 triệu USD (chiếm tỷ lệ 35,7% kim ngạch xuất khẩu rau,quả của nước ta); lndonesia 32,7 triệu USD; EU 3,9 triệu USD; Thái Lan 1,5triệu USD Trung Quốc chủ yếu là nước xuất khẩu rau quả; kim ngạch xuấtkhẩu gấp từ 9 - 10 lần so với kim ngạch nhập khẩu, chiếm 10% kim ngạch củatổng lượng hàng nông sản xuất khẩu Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Trung
Trang 38Quốc: rau chủ yếu là rau tươi, rau khô, đậu quả tươi; quả chủ yếu là cam, bưởi,táo, hạnh đào nhân, hạt dẻ Như vậy, về cơ cấu mặt hàng rau, quả xuất khẩucủa Trung Quốc ngoài một lượng bưởi, cam, quýt thì chủ yếu là rau, quả ônđới, hầu như không trùng với cơ cấu rau, quả xuất khẩu của Việt Nam.
2.2.2.2 Kinh nghiệm thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông sản ở Việt Nam a) Tổng công ty rau quả, nông sản
Tổng công ty Rau quả, nông sản được thành lập lại từ năm 2003, là mộtcông ty kinh doanh đa ngành trong phạm vi toàn quốc và thế giới Ngay từ khimới thành lập, Tổng công ty đã đặc biệt quan tâm xây dựng chất lượng sảnphẩm, nên đã đầu tư nhiều dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiếnđược nhập khẩu từ Châu Âu Hiện nay Tổng công ty có 22 nhà máy chế biếnrau, quả, nông sản với công suất trên 100 ngàn tấn sản phẩm/năm Các sảnphẩm rau quả, nông sản chế biến mang thương hiệu VEGETEXCOVIETNAM đã và đang giành được uy tín với khách hàng ở trong nước vàquốc tế Đến nay, các mặt hàng của Tổng công ty đã có mặt tại 58 quốc giatrong đó những sản phẩm như dứa, điều, tiêu, rau, quả, gia vị được kháchhàng tại nhiều thị trường như EU, Mỹ, Nga, Trung Quốc ưa chuộng
Để có thể cạnh tranh với các công ty trong nước cũng như nước ngoài,Công ty rau quả, nông sản luôn có những chiến lược phát triển đúng đắn Vềsản phẩm, công ty tiến hành thực hiện chiến lược đa dạng hóa các sản phẩmcủa mình Trước đây, nguyên liệu để sản xuất sản phẩm chỉ bao gồm dứa,xoài, vải, dưa chuột Hiện nay, các nguyên liệu của công ty ngày càng đadạng và phong phú hơn
- Hoa quả: mẵng cầu, cà chua, xoài, chuối, mít, táo, dừa, ổi, gấc,
- Các loại rau như: rau bó xôi, nấm rơm
- Các loại hương liệu: quế, nghệ, hoa hồi
Hiện nay, Công ty đang phát triển nhiều hình thức sản phẩm khác nhaunhư: sản phẩm sấy khô, sản phẩm đông lạnh, cô đặc, puree, muối, hạt giống,
đồ uống,
Trang 39b) Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (ANTESCO)
Năm 1994, ANTESCO hợp tác cùng Công ty LYTHAI (Đài Loan) thànhlập xí nghiệp chế biến nông sản, rau quả và thực phẩm xuất khẩu, trồng thửnghiệm như đậu nành rau, đậu bắp, bắp non để chế biến đông lạnh xuất khẩu
Năm 1999, ANTESCO tiếp tục mở rộng đầu tư xây dựng thêm nhàmáy đông lạnh với thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại được nhập từ Mỹ
và Đan Mạch với công suất 10.000 tấn/năm ( http://www.antesco.com) Công
ty xây dựng vùng nguyên liệu riêng bằng cách đầu tư và bao tiêu sản phẩmnhằm ổn định nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và tạo thu nhập cho ngườinông dân Sản phẩm chính của ANTESCO là bắp non, đậu nành rau và dứa
Năm 2008, Công ty đầu tư thêm phân xưởng chế biến phụ phẩm từ vỏrau quả để ép viên dùng làm thức ăn gia súc với công suất 2.400 tấn thànhphẩm/năm (http://www.antesco.com) Antesco đã từng bước khẳng địnhthương hiệu trên thị trường quốc tế Sản phẩm của Antesco ngày càng đượckhách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, cụm từ “Bắp non Antesco – ViệtNam” trở nên hết sức phổ biến đối với các thương nhân nước ngoài kinhdoanh trong lĩnh vực rau quả thực phẩm
c) Công ty Cổ phần rau quả Tiền Giang (VEGETIGI)
Công ty Cổ phần rau quả Tiền Giang được thành lập và đi vào hoạtđộng năm 1977 Công ty cung cấp đa dạng các loại trái cây tươi và các sảnphẩm chế biến như đông lạnh, đóng hộp, cô đặc, pure Hiện nay, danh mụcsản phẩm của công ty tương đối đa dạng, phong phú về chủng loại mặt hàng
SP đóng hộp: chôm chôm nước đường, cooktail trái cây, dứa khoanh
mini, dứa khoanh mini trong nước đường, bắp trái non
SP đông lạnh: cà rốt nguyên củ đông lạnh, bí đỏ cắt khúc đông lạnh,
bắp non đông lạnh, chôm chôm đông lạnh, dứa khoanh mini đông lạnh, chuốicắt lát đông lạnh
Trang 40SP cô đặc và pure: chanh dây cô đặc, chanh dây pure, nước dứa cô đặc
đóng túi vô trùng, nước xoài pure
Rau quả và trái cây tươi: chanh dây, chôm chôm, bưởi da xanh, khoai
lang, thanh long, vú sữa
Ngoài ra, công ty còn sản xuất các loại nước uống đóng chai
Công ty có ba nhà máy chế biến chính, nhà máy đồ hộp trái cây côngsuất 10.000 tấn thành phẩm/năm; đông lạnh rau củ quả công suất 5.000tấn/năm; chế biến đa dạng nước quả cô đặc và pure công suất 5.000 tấn/năm.Ngoài ra, xuất khẩu rau quả tươi hàng năm đạt hơn 10000 tấn Vegetigi nằm ởvùng trái cây lớn nhất của Miền Nam Việt Nam, có nông trường 3.500hachuyên canh cây dứa với sản lượng hăng năm đạt hơn 60 ngàn tấn/năm(http://vegetigi.com.vn/index.php?lang=vn)
Ngoài ra, nông trường trồng một số nguyên liệu khác như xoài, mãngcầu, nha đam, chanh dây Khách hàng của Công ty hoạt động kinh doanh ởcác thị trường chính như EU, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
2.2.3 Các nghiên cứu có liên quan đến chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của các doanh nghiệp ở nước ta
Ninh Đức Hùng (2008): Các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu rau quả của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao – Luận văn Thạc sĩ
kinh tế: Tác giả nghiên cứu tình hình phát triển vùng nguyên liệu sản xuất củacông ty Qua phân tích, tác giả chỉ ra điểm mạnh của công ty trong việc pháttriển vùng nguyên liệu sản xuất về diện tích, khả năng liên kết với các hộnông dân, cơ sở sản xuất Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm pháttriển vùng nguyên liệu của công ty Tuy nhiên, bài luận văn chỉ đề cập đếngiải pháp phát triển vùng nguyên liệu mà chưa đề cập đến phát triển sảnphẩm, thị trường tiêu thụ
Nguyễn Thanh Hương (2009): Nghiên cứu chiến lược sản phẩm dứa xuất khẩu của Tổng công ty rau quả, nông sản: Tác giả phân tích các chiến