Vì vậy em nghiên cứu thực trạng đa dạng hóa sản phẩm của nhà máy để có thể làm rõ vấn đề có phải đa dạng hóa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường, hạn chế rủi ro có thể xảy r
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
_o0o _
ĐƠN XIN XÁC NHẬN THỰC TẬP
Kính gửi: BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY YẾN SÀO KHÁNH HÒA
Em tên : Nguyễn Thị Thu Hà
MSSV : 47136147 Sinh viên lớp : 47KD-2 , Niên khóa 2005 – 2009 Trường : Đại Học Nha Trang Vừa qua được sự đồng ý của nhà trường và BGĐ Công ty yến sào Khánh Hòa Em được phân công thực tập tốt nghiệp tại nhà máy nước giải khát cao cấp Yến sào Trong suốt thời gian thực tập tại nhà máy từ 02/03/2009 , nhờ sự giúp đỡ tận tình của ban Giám đốc và các anh chị chuyên viên bộ phận Hành Chính Tổng Hợp, Xưởng sản xuất…em đã hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này
Nay em viết đơn này , kính xin BGĐ công ty xác nhận quá trình thực tập vừa qua của em Em xin chân thành cảm ơn Nha Trang , ngày 12 tháng 6 năm 2009 Sinh viên thực hiện
………
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY YẾN SÀO KHÁNH HÒA
Nha Trang, ngày tháng năm 2009
Công ty yến sào Khánh Hòa
Trang 2cả những kinh nghiệm thực tiễn vô cùng quý báu suốt 4 năm qua, để em có thể biết thêm nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống
Trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề, với sự cố gắng nổ lực lớn của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Hồng Mạnh Nay em đã hoàn thành xong báo cáo chuyên đề của mình Qua đây, cho em được gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo nhà máy nước giải khát cao cấp Sanest Khánh Hoà, đặc biệt là chú Khải, cùng toàn thể các cô chú, anh chị em trong các phòng ban, xưởng sản xuất đã tạo điều kiện cung cấp các tài liệu cần thiết và hướng dẫn cho em tiếp cận thực tế tại Nhà Máy trong thời gian thực tập để em hoàn thành tốt chuyên đề của mình
Do kiến thức bản thân còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên phần trình bày trong chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự góp ý của quý thầy cô cũng như của Ban lãnh đạo Nhà Máy cùng toàn thể các các
Trang 3MỤC LỤC
Trang Phần mở đầu 1
Chương 1 : Cơ sở lý luận chung 5
1.1 Lý luận chung về sản phẩm và chiến lược sản phẩm 5
1.1.1 Khái niệm về sản phẩm 5
1.1.2 Khái niệm về chiến lược sản phẩm 6
1.1.3 Vai trò và vị trí của chiến lược sản phẩm 6
1.1.4 Phân loại chiến lược sản phẩm 7
1.2 Nội dung của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm 10
1.2.1 Khái niệm về đa dạng hoá sản phẩm 11
1.2.2 Thực chất của đa dạng hoá sản phẩm 11
1.2.3 Các hình thức về đa dạng hoá sản phẩm 12
1.2.3.1 Đa dạng hoá sản phẩm theo sự biến đổi danh mục sản phẩm 12
1.2.3.2 Đa dạng hóa sản phẩm theo tính chất của nhu cầu sản phẩm 13
1.2.3.3 Đa dạng hóa sản phẩm theo mối quan hệ với sử dụng nguyên liệu chế tạo sản phẩm 13
1.2.3.4 Đa dạng hóa sản phẩm theo phương thức thực hiện 14
1.3 Phân tích đánh giá sản phẩm 14
Chương 2: Thực trạng đa dạng hóa sản phẩm của nhà máy 16
2.1.Tổng quan về nhà máy nước giải khát cao cấp Yến sào Khánh Hòa 16
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 16
2.1.1.1 Sơ lược về đơn vị chủ quản 16
2.1.1.2 Giới thiệu chung về NMNGKCC Yến sào 17
a Sự ra đời của nhà máy 17
b Quy mô nhà máy 18
c Quá trình thâm nhập và phát triển thị trường 19
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy 19
2.1.2.1 Chức năng của nhà máy 19
2.1.2.2 Nhiệm vụ của nhà máy 20
Trang 4
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của nhà máy 20
2.1.3.1 Tổ chức quản lý 20
2.1.3.2 Tổ chức sản xuất 24
2.1.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triền 27
2.1.4.1 Thuận lợi 27
2.1.4.2 Khó khăn 28
2.1.4.3 Phương hướng 28
2.2 Năng lực sản xuất kinh doanh 29
2.2.1 Về vốn 29
2.2.2 Về lao động 30
2.2.3 Về trang thiết bị, công nghệ 31
2.3 Tình hình thực hiện các hoạt động chủ yếu của nhà máy 32
2.3.1.Tình hình cung ứng nguyên vật liệu của Nhà máy 32
2.3.2 Sản xuất 34
2.3.3 Tiêu thụ sản phẩm 35
2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính 41
2.4.1 Phân tích, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh 41
2.4.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh 44
2.4.3 Đánh giá tình hình tài chính của nhà máy 46
2.5 Thực trạng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của nhà máy 50
2.5.1 Các nhân tố tác động đến đa dạng hóa sản phẩm của nhà máy 50
2.5.1.1 Môi trường vĩ mô 50
2.5.1.2 Môi trường tác nghiệp 55
2.51.3 Môi trường nội bộ 65
2.5.2 Đánh giá chất lượng sản phẩm của nhà máy 70
2.5.2.1 Giới thiệu về sản phẩm Sanest 70
2.5.2.2 Chất lượng sản phẩm 73
2.5.3 Đánh giá thực trạng đa dạng hóa sản phẩm của nhà máy 76
2.5.3.1 Thực trạng về đa dạng hóa sản phẩm của nhà máy 76
2.5.3.2 Cơ cấu sản phẩm 78
2.5.3.3 Các phương thức đa dạng hóa sản phẩm của nhà máy 79
Trang 5a Đa dạng hoá tạo ra sản phẩm mới mà lúc trước chưa có 79
b Đa dạng hóa theo hướng nhu cầu thị trường 80
c Đa dạng hoá theo hướng tạo sự khác biệt về chất lượng của các sản phẩm 80
d Đa dạng hóa theo hình thức thay đổi mẫu mã, kiểu dáng bao bì 82
2.5.4 Những thành tích đạt được 83
2.5.5 Những mặt tồn tại và nguyên nhân 88
2.5.6 Kế hoạch đầu tư sản phẩm mới năm 89
2.6 Đánh giá chung về thực trạng đa dạng hóa sản phẩm 91
2.7 Ma trận SWOT của NMNGKCC Yến sào Khánh Hòa 92
Chương 3: Một số biện pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đa dạng hóa sản phẩm tại nhà máy 94
3.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đa dạng hóa sản phẩm của nhà máy 94
3.2 Kiến nghị và kết luận 102
Trang 6
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Tình hình nguồn vốn của Nhà máy qua các năm 29
Bảng 2.2 Tổng hợp tình hình lao động của Nhà máy 30
Bảng 2.3 Giá trị sản phẩn tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm qua các năm 36
Bảng 2.4 Sản lượng tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm qua 3 năm 37
Bảng 2.5 Tình hình doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu thị trường 38
Bảng 2.6 Tình hình số lượng nhà phân phối qua các năm 40
Bảng 2.7 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy 42
Bảng 2.8 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 44
Bảng 2.9 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn 45
Bảng 2.10 Cấu trúc tài chính 46
Bảng 2.11 Khả năng thanh toán tổng quát 48
Bảng 2.12 Khả năng thanh toán ngắn hạn 49
Bảng 2.13 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình nền kinh tế qua các năm 51
Bảng 2.14 Các nhà sản xuất nước yến khác trên thị trường 56
Bảng 2.15 Tình hình vốn của nhà máy qua 3 năm 2005-2008 67
Bảng 2.16 Giá các sản phẩm nước Yến của Nhà máy 73
Bảng 2.17 Các dạng sản phẩm cho từng đối tượng tiêu dùng 81
Bảng 2.18 Các dạng đóng gói của sản phẩm 83
Bảng 2.19 Kết quả sản xuất qua các năm 84
Bảng 2.20 Kết quả đạt được về kinh doanh qua các năm 85
Bảng 2.21 Lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm 2005-2008 87
Bảng 2.22 Thu nhập người lao động 87
Bảng 2.23 Kế hoạch thực hiện năm 2008 91
Trang 7DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Cấu tạo một sản phẩm 6
Hình 2.1Quang cảnh nhà máy nước giải khát cao cấp Yến sào 18
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức quản lý của nhà máy 22
Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức sản xuất của nhà máy nước giải khát cao cấp Sanest 26
Hình 2.4 Dây chuyền và thiết bị sản xuất nước yến của Nhà máy 31
Hình 2.5 Qui trình sản xuất nước yến của Nhà máy 35
Hình 2.6 Biểu đồ thể hiện doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm 36
Hình 2.7 Biểu đồ biểu diễn sản lượng tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm 37
Hình 2.8 Biểu đồ doanh thu theo cơ cấu thị trường 39
Hình 2.9 Sản phẩm nước Yến của BRAND’S 57
Hình 2.10 Một số hình ảnh sản phẩm được ưa chuộng hiện nay 65
Hình 2.11 Sản phẩm Sanest 72
Hình 2.12 Tổ yến 72
Hình 2.13 Nấm tuyết 74
Hình 2.14 Ma trận SWOT của nhà máy nước giải khát cao cấp Yến sào 93
Trang 8
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA ( Asean Free Trade Area) : Khu mậu dịch tự do Asean
CB- CNLĐ: Cán bộ, công nhân lao động
EXPO: Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam
NMNGKCC: Nhà máy nước giải khát cao cấp
QMS ( Quality Management Systems) : Hệ thống quản lý chất lượng TNHH TM & SX: Trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Bước vào thời kỳ hội nhập sôi động nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam dù lớn hay bé cũng phải trực diện với môi trường kinh doanh biến động phức tạp và nhiều rủi ro, cơ hội rất nhiều, song cũng lắm thách thức Vì vậy để chủ động trong cuộc chơi trên thương trường, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều cần phải sẵn sàng cho mình một sức mạnh mới, một chiến lược kinh doanh đúng đắn
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã kéo theo sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống Mức sống của người dân dần nâng cao và nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phong phú Có lẽ, chúng ta không ai có thể phủ nhận cái triết lý kinh doanh : “ Khách hàng là thượng đế ” Vì thế, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là chìa khóa tạo ra sự thành công của doanh nghiệp Và Abraham Maslow đã tìm ra cách giải thích tại sao những thời điểm khác nhau, người ta lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau Khi người ta đã thoả mãn được một nhu cầu quan trọng nào đó thì nó sẽ không còn là động cơ hiện thời nữa và người ta lại cố gắng thỏa mãn những nhu cầu quan trọng nhất tiếp theo Chính lẽ đó, sẽ dễ hiểu vì sao mà đời sống của con người được nâng cao thì nhu cầu ăn uống không phải là no, là ngon
mà còn phải bổ dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh, đôi khi còn là sự khẳng định đẳng cấp của mình trong cách ăn uống
Có thể nói rằng, khi thương mại hội nhập với kinh tế khu vực, nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy kinh doanh đa ngành hàng mang lại lợi nhuận cao, giảm thiểu rủi ro nên đã đi theo hướng này Chủ yếu do từng loại sản phẩm thường bị cạnh tranh quyết liệt, nếu có nhiều sản phẩm khác cùng hỗ trợ thì doanh nghiệp sẽ có thể giảm được sức ép cạnh tranh
Có những loại sản phẩm vào thời điểm này bán chạy, nhưng thời điểm khác thì nhu cầu giảm, vì vậy nếu đa dạng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh thị trường, đẩy mạnh kinh doanh mặt hàng đang ăn khách và giảm mặt hàng đang kém
Trang 10Vì vậy em nghiên cứu thực trạng đa dạng hóa sản phẩm của nhà máy để có thể làm rõ vấn đề có phải đa dạng hóa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường, hạn chế rủi ro có thể xảy ra và mang lại lợi nhuận cao nhất cho nhà máy cũng như công ty, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên nhà máy, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà Trên cơ sở
đó, được sự đồng ý của nhà trường và khoa kinh tế, em tiến hành tìm hiểu đề tài của mình là : “ Thực trạng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của nhà máy nước giải khát cao cấp yến sào Khánh Hòa ”
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Cũng cố hệ thống kiến thức từ 4 năm em được học hỏi ở nhà trường và thực tế về chiến lược sản phẩm nói chung và đa dạng hóa sản phẩm nói riêng cho bản thân, đồng thời đề ra giải pháp giải quyết một số vấn đề còn tồn tại của nhà máy
Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hoạt động
đa dạng hóa sản phẩm của nhà máy trong thời gian tới
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Trang 11Nước Yến sào cao cấp Sanest 70ml(MS 002)
Nước Yến sào cao cấp Sanest 70ml (MS 029)
Nước Yến Sanest chai 180 ml (MS 004)
Nước Yến Sanest lon 190 ml (MS 001)
Nước Yến Sanest lon 190ml dành cho người ăn kiêng (MS 003)
Nước Yến Sào cao cấp Sanest 70ml (MS 015)
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Về thời gian:
Nghiên cứu được tiến hành từ 02/3/2009 – 13/6/2009
4.2 Về không gian:
Nhà máy nước giải khát cao cấp Yến sào Khánh Hòa
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp:
Phương pháp hiện trường, lấy ý kiến từ cán bộ công tác kinh nghiệm thực tế của các phòng ban như phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng giám đốc…
- Số liệu thứ cấp:
Thông tin trên các báo, internet…
Tài liệu sổ sách của nhà máy
Trang 12
4
Sơ lược lý thuyết chung về sản phẩm, chiến lược sản phẩm nói chung và
đa dạng hóa sản phẩm nói riêng, phân tích đánh giá sản phẩm
* Chương 2 : Thực trạng đa dạng hóa sản phẩm của nhà máy trong thời gian qua
- Giới thiệu khái quát về NMNGKCC Yến sào Khánh Hòa, năng lực sản
xuất kinh doanh, các hoạt động chủ yếu, đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình
hình tài chính
máy, những thành tích, hạn chế, và nguyên nhân Tình hình đầu tư sản phẩm mới
ra sao
* Chương 3 : Một số biện pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đa dạng hóa sản phẩm tại NMNGKCC Yến sào Khánh Hòa
Trang 13Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Lý luận chung về sản phẩm và chiến lược sản phẩm:
1.1.1 Khái niệm về sản phẩm :
Sản phẩm là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội Tuỳ theo từng lĩnh vực khác nhau mà sản phẩm có phạm vi nghiên cứu khác nhau Còn đối với lĩnh vực kinh doanh thì sản phẩm được hiểu là những hàng hoá hoặc những dịch vụ có khả năng thoả mãn nhu cầu do nhà kinh doanh tiến hành sản xuất, chế biến hay khai thác và bán ra thông qua thị trường nhằm mục đích kiếm lời
Sản phẩm theo quan điểm của Marketing thì sản phẩm gắn liền với nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng trên thị trường Sản phẩm là bất cứ cái gì có thể tung ra thị trường để tạo sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thoả mãn một nhu cầu hay ước muốn tiêu dùng Nó có thể là sản phẩm cụ thể, những dịch
vụ, những con người, tổ chức, hoạt động, những địa điểm và thậm chí những ý tưởng hay là sự hứa hẹn thoả mãn một hoặc nhiều nhu cầu của thị trường ở một thời điểm cụ thể
Như vậy khái niệm về sản phẩm có rất nhiều Nhưng có thể kết luận sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị Và chúng có thể vô hình hoặc hữu hình
Một sản phẩm được cấu thành ở ba mức độ, đó là phần cốt lỗi của sản phẩm, phần cụ thể của sản phẩm và phần phụ thêm của sản phẩm:
- Phần cốt lõi của sản phẩm là phần thể hiện lợi ích hoặc dịch vụ cụ thể của sản phẩm đó
- Phần cụ thể của sản phẩm bao gồm 5 đặc tính : chất lượng, đặc điểm, kiểu dáng, tên hiệu, bao bì
- Phần phụ thêm của sản phẩm bao gồm những phụ kiện kèm theo, dịch vụ bán hàng và hậu mãi
Trang 14
6
Hình 1.1 Cấu tạo một sản phẩm
1.1.2 Khái niệm về chiến lược sản phẩm :
Chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo thoả mãn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trên thị trường trong từng thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.3 Vai trò và vị trí của chiến lược sản phẩm :
Chiến lược sản phẩm có vai trò cực kỳ quan trọng tạo ra yếu tố thành công của một doanh nghiệp , nó là nền tảng xương sống của chất lượng kinh doanh Khi trình độ sản xuất ngày càng cao, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vai trò của chiến lược sản phẩm càng trở nên quan trọng Nhân tố quyết định sự thành công của một công ty chính là bản thân sản phẩm của công ty họ Việc xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của công ty Do vậy chỉ khi nào hình thành được chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp mới có phương hướng để đầu tư, nghiên cứu thiết kế sản xuất hàng loạt Nếu chiến lược sản phẩm yếu kém,
Những lợi ích
Chất lượng Kiểu dáng
Tên hiệu
Đặc điểm Bao bì
Phụ tùng kèm theo
Bảo hành
Giao hàng và
sự tín nhiệm
Dịch
vụ sau khi bán
Phần cốt lỗi của sản phẩm
Phần sản phẩm
cụ thể Phần phụ thêm
của sản phẩm
Trang 15doanh nghiệp không có thị trường tiêu thụ sản phẩm thì có thể dẫn đến hậu quả phá sản công ty Chỉ khi thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược về giá cả phân phối và cổ động, mới có điều kiện triển khai có hiệu quả
Chiến lược sản phẩm đảm bảo cho công ty thực hiện được mục tiêu chất lượng chung của Marketing, đó là:
Mục tiêu lợi nhuận: đây là mục tiêu hàng đầu của tất cả doanh nghiệp
nào tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Chất lượng và số lượng sản phẩm, sự mở rộng hay thu hẹp chủng loại của nó chi phí sản xuất và mức giá
có thể bán được của mỗi loại sản phẩm thường là những yếu tố có quan hệ hữu cơ với nhau và sẽ quyết định mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được
Mục tiêu thế lực: Doanh nghiệp có thể tăng doanh số, mở rộng được
thị phần hay nâng cao khả năng thâm nhập thị trường, mở rộng chủng loại sản phẩm Doanh nghiệp có thể lôi kéo được khách hàng về phía mình
Mục tiêu an toàn: Chiến lược sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp
tiêu thụ sản phẩm một cách chắc chắn, tránh những rủi ro, tổn thất trong kinh doanh nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn vững chắc
1.1.4 Phân loại chiến lược sản phẩm :
Phân loại chiến lược sản phẩm giúp cho nhà sản xuất biết cách lựa chọn nên
sử dụng chiến lược sản phẩm nào, thích hợp với từng loại thị trường nào, trong hoàn cảnh cụ thể nào để đạt được ý đồ chiến lược của mình Việc phân loại phải dựa vào 2 yếu tố: sản phẩm và thị trường
Đối với sản phẩm:
Dựa vào tính chất đổi mới của nó mà chia làm 3 loại:
- Sản phẩm hiện có: là những sản phẩm đã được sản xuất và lâu nay
đã có mặt trên thị trường nào đó
- Sản phẩm cải tiến: là những sản phẩm mà công dụng của nó cơ bản
không thay đổi so với sản phẩm hiện có, song về tính thuận lợi trong sử dụng, hình thức, mẫu mã có sự bổ sung, cải tiến để phù hợp với thị hiếu của khách hàng
Trang 16Đối với thị trường:
Dựa vào sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường mà chia làm 2 loại:
- Thị trường hiện có: là thị trường mà lâu nay khách hàng đã quen
thuộc với sản phẩm ấy
- Thị trường mới: là thị trường lâu nay khách hàng chưa quen biết
hoặc chưa xuất hiện loại sản phẩm ấy
Từ đó có 2 cách phân biệt chiến lược sản phẩm như sau:
Nếu căn cứ vào bản thân sản phẩm:
Chiến lược sản phẩm gồm có 6 loại:
Loại 1: Chiến lược thiết lập chủng loại giữ vị trí vốn có của sản phẩm
trên thị trường bằng việc bảo vệ uy tín mà doanh nghiệp đã đạt từ trước
Loại 2: Chiến lược hạn định chủng loại, đơn giản hoá cơ cấu chủng
loại, loại trừ một số sản phẩm không có hiêu quả và tập trung phát triển một số sản phẩm có hiệu quả
Loại 3: Chiến lược biến đổi chủng loại là chiến lược tiếp tục thay đổi
thể thức thoả mãn nhu cầu nhằm nâng cao số lượng khách hàng
Loại 4: Chiến lược tách biệt chủng loại là chiến lược tách sản phẩm
đang sản xuất với sản phẩm tương tự hay gần giống nhau hiện có trên thị trường, giữ lại một số tính chất, nhất là tính thẩm mỹ trong suốt vòng đời của hàng hoá
Loại 5: Chiến lược hoàn thiện sản phẩm là chiến lược cải tiến các
thông số sản phẩm
Loại 6: Chiến lược đổi mới chủng loại là chiến lược phát triển sản
phẩm mới
Nếu căn cứ vào sản phẩm có kết hợp với thị trường tiêu thụ:
Có 6 loại chiến lược sản phẩm :
Trang 17Một là: Chiến lược sản phẩm hiện có trên thị trường:
Áp dụng giai đoạn đầu hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp mới thành lập Chiến lược này được thực hiện theo 3 phương thức:
* Khuyến khích khách hàng đã có tiêu thụ sản phẩm thường xuyên hơn
* Phát triển thêm khách hàng trong cùng một thị trường để tăng mức tiêu thụ sản phẩm
* Đảm bảo giữ vững vị trí của doanh nghiệp và uy tín của sản phẩm trên thị trường
Trong quá trình thực hiện chính sách sản phẩm này, nhà kinh doanh phải luôn theo dõi mức độ biến động về lượng tiêu thụ trên thị trường Phân tích các nguyên nhân gây nên biến động để từ đó xác định đúng đắn sản phẩm hiện có đang ở trong giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm
Hai là: Chiến lược sản phẩm hiện có trên thị trường mới để tăng thêm mức tiêu thụ
sản phẩm
Đây là vấn đề được các nhà sản xuất kinh doanh quan tâm và cũng không phải là một việc đơn giản Việc thâm nhập các sản phẩm hiện có vào một thị trường mới, trước hết phải nghĩ đến các đối thủ cạnh tranh, phải tính đến khả năng chiếm lĩnh thị trường Mặt khác phải thăm dò tính thích nghi của sản phẩm đối với khách hàng trên thị trường mới
Ba là: Chiến lược sản phẩm cải tiến thị trường hiện có
Khách hàng lúc nào cũng muốn mua những sản phẩm cải tiến tốt hơn, đẹp hơn và giá rẻ hơn Vì vậy chúng ta phải không ngừng cải tiến sản phẩm để chúng ngày một hoàn thiên hơn cả về hình thức lẫn nội dung
Chiến lược này đòi hỏi nhà kinh doanh phải xác định được sản phẩm hiện có được cải tiến theo hướng nào, có khả năng tiêu thụ trên thị trường hiện có hay không…
Bốn là: Chiến lược sản phẩm cải tiến trên thị trường mới
Trang 18Năm là: Chiến lược sản phẩm mới ở thị trường hiện có
Kinh doanh một sản phẩm mới có thể gặp nhiều rủi ro Mặt khác chi phí đầu
tư chế tạo sản phẩm mới là khá lớn Vì vậy khi thực hiện chiến lược này cần chú ý lấy ý kiến về những nhu cầu và đề nghị của khách hàng, những thông tin về sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh, những công bố về sáng chế, phát minh mới có liên quan đến sản phẩm mới đã công bố
Sáu là: Chiến lược sản phẩm mới trên thị trường mới
Tung vào thị trường mới một loại sản phẩm mới là một việc làm khá mạo hiểm, vì các thông tin về sản phẩm và thị trường hầu như nhà kinh doanh chưa hề
có, nếu có phải chăng chỉ là những dự đoán Để xây dựng chiến lược này cần nắm vững thông tin về sản phẩm và thị trường, tính toán phan tích những chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo, chào hàng, tổ chức thử nghiệm trên thị trường về những phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm mới và dự đoán đầy đủ khả năng có thể xảy ra
1.2 Nội dung của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm :
Đa dạng hóa sản phẩm là một trong những chiến lược sản phẩm của Nhà Máy
và đa dạng hóa sản phẩm là một khuynh hướng phát triển ngày càng phổ biến của các doanh nghiệp công nghiệp Vì thế các tổ chức kinh tế lớn, các tập đoàn kinh doanh đều đa dạng hóa sản phẩm, kinh doanh đa ngành và đa lĩnh vực hoạt động Nhiều doanh nghiệp độc lập với qui mô khác nhau cũng thực hiện đa dạng hóa sản phẩm Sự phát triển của khuynh hướng này được giải thích bằng các lý do chủ yếu sau:
Tính đa dạng của các loại sản p hẩm công nghiệp và sự thay đổi thường
xuyên của nhu cầu các loại sản phẩm ấy, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có đối sách để đảm bảo sự thích ứng với thị trường
Trang 19 Tiến bộ khoa học công nghệ làm xuất hiện những nhu cầu mới, rút ngắn chu
kỳ sống của sản phẩm và tạo những khả năng sản xuất mới, đỏi hỏi mỗi doanh nghiệp phải biết tranh thủ nắm bắt để phát triển kinh doanh
Đa dạng hóa của các doanh nghiệp công nghiệp cho phép tận dụng đầy đủ
hơn những nguồn lực sản xuất dư thừa của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Việc mở rộng danh mục sản phẩm của các doanh nghiệp còn cho phép phân
tán rủi ro trong kinh doanh nhờ các tuyến sản phẩm có sự bổ sung, hổ trợ cho nhau
1.2.1 Khái niệm về đa dạng hoá sản phẩm:
Đa dạng hoá sản phẩm của nhà máy nước giải khát cao cấp yến sào Sanest nói riêng và của Công ty nói chung là việc mở rộng danh mục sản phẩm, nó gắn liền với quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm nhằm đảm bảo cho nhà máy thích ứng với sự biến động của môi trường kinh doanh
1.2.2 Thực chất của đa dạng hoá sản phẩm:
Trong quá trình kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải xác định một cơ cấu sản phẩm hợp lý Đó là cơ cấu sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu thị trường, khả năng của doanh nghiệp và cho phép tối đa hoá lợi nhuận Trong điều kiện thị trường cạnh tranh và thường xuyên biến động, tiến bộ khoa học công nghệ thường xuyên phát triển mạnh mẽ thì doanh nghiệp cần phải thường xuyên hoàn thiện và đổi mới Sự hoàn thiện và đổi mới này có thể được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau
Thu hẹp doanh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, những sản phẩm kém sức cạnh tranh không có khả năng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
Giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất, nhưng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm ấy về hình thức, nội dung, tạo thêm nhiều kiểu dáng và thế hệ sản phẩm mới
Trang 20Như vậy, có thể nói thực chất của đa dạng hoá sản phẩm là một hướng phát triển của chuyên môn hoá và ngược lại
1.2.3 Các hình thức về đa dạng hoá sản phẩm:
Trong quá trình mở rộng kinh doanh, các doanh nghiệp có thể thực hiện đa dạng hoá sản phẩm với những hình thức khác nhau Dưới đây là một số cách phân loại các hình thức đa dạng hoá sản phẩm
1.2.3.1 Đa dạng hoá sản phẩm theo sự biến đổi danh mục sản phẩm :
Biến đổi chủng loại: Đó là quá trình hoàn thiện và cải tiến các loại sản
phẩm đang sản xuất để giữ vững thị trường hiện tại và thâm nhập vào thị trường mới, nhờ sự đa dạng về kiểu cách, cấp độ hoàn thiện của sản phẩm thoả mãn thị hiếu, điều kiện sử dựng và khả năng thanh toán của những khách hàng khác nhau
Sự hoàn thiện có thể thuần tuý về hình thức sản phẩm (kiểu dáng, mẩu mã), hoặc
về nội dung sản phẩm (chất lượng, cấp độ hoàn thiện về kỹ thuật), hoặc cả về hình thức và nội dung sản phẩm
Đổi mới chủng loại: Loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, những sản phẩm khó
tiêu thụ và bổ sung những sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm của doanh nghiệp Những sản phẩm được bổ sung này có thể là những sản phẩm mới tuyệt đối (mới với thị trường và doanh nghiệp), hoặc sản phẩm mới tương đối (mới đối với doanh nghiệp nhưng không mới đối với thị trường ) Việc thực hiện hình thức
Trang 21đa dạng hoá sản phẩm này gắn liền với doanh nghiệp rời bỏ một số thị trường cũ
và gia nhập thị trường mới
Hỗn hợp: Kết hợp một số nội dung của hình thức thứ nhất và hình thức thứ
hai đã nêu Nghĩa là doanh nghiệp vừa hoàn thiện, cải tiến mốt số sản phẩm đang sản xuất, vừa loại bỏ những sản phẩm không sinh lợi, vừa bổ sung những sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm của mình
1.2.3.2 Đa dạng hóa sản phẩm theo tính chất của nhu cầu sản phẩm :
* Đa dạng hoá theo chiều sâu, nhu cầu mỗi loại sản phẩm: là việc tăng thêm kiểu cách, mẩu mã của cùng một loại sản phẩm để đáp ứng toàn diện nhu cầu của các đối tượng khác nhau về cùng một loại sản phẩm Ví dụ doanh nghiệp sản xuất kem dưỡng trắng da, dùng cho da thường , da khô, cho làn da hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cho làn da nhạy cảm…
Việc thực hiện hình thức đa dạng hoá sản phẩm này gắn liền với việc phân khúc nhu cầu thị trường
* Đa dạng hoá theo bề rộng nhu cầu sản phẩm: Thể hiện ở việc doanh nghiệp chế tạo một số sản phẩm có kết cấu, công nghệ sản xuất và giá trị sử dụng cụ thể khác nhau, để thoả mãn đồng bộ một số nhu cầu có liên quan với nhau của một đối tượng tiêu dùng Ví dụ doanh nghiệp không chỉ bán thiết bị máy vi tính , mà còn bán các linh kiện điện tử, các đĩa cài phần mềm, luôn cả lắp ráp, sữa chữa…Việc thực hiện hình thức đa dạng hoá sản phẩm này đòi hỏi phải có tiềm lực lớn về tài chính, công nghệ để xây dựng doanh nghiệp qui mô lớn, cơ cấu phức tạp
* Đa dạng hóa theo hướng thoát ly sản phẩm gốc, đưa sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm của doanh nghiệp Nếu hai hình thức đa dạng hóa sản phẩm trên vẫn lấy một loại sản phẩm chuyên môn hóa ban đầu làm cơ sở mở rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp thì ở hình thức này, sản phẩm được mở rộng không có liên quan đến sản phẩm chuyên môn hóa ban đầu, cả về giá trị sử dụng, công nghệ sản xuất
1.2.3.3 Đa dạng hóa sản phẩm theo mối quan hệ với sử dụng nguyên liệu chế tạo sản phẩm :
Trang 22 Sử dụng tổng hợp các chất có ích chứa đựng trong một loại nguyên liệu để sản xuất một số loại sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau Chẳng hạn, trong công nghiệp mía đường, người sử dụng tổng hợp cây mía để không những sản xuất ra đường mà còn sản xuất ra cồn công nghiệp (từ rỉ đường), hoặc giấy (từ bã mía) 1.2.3.4 Đa dạng hóa sản phẩm theo phương thức thực hiện:
Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp Bằng việc áp dụng các hình thức này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được đầu tư, giảm bớt thiệt hại rủi ro khi thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng được khả năng sản xuất hiện có Tuy nhiên sự “tận dụng” này lại làm hạn chế khả năng mở rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp
Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở nguồn lực hiện có kết hợp với đầu tư bổ sung Nghĩa là việc mở rộng danh mục sản phẩm đòi hỏi phải có đầu tư, nhưng đầu
tư này chỉ giữ vị trí bổ sung, nhằm khắc khâu yếu hoặc các khâu sản xuất mà doanh nghiệp còn thiếu So với hình thức trên, khả năng mở rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp được nâng cao hơn
Đa dạng hóa sản xuất bằng đầu tư mới Hình thức này thường được áp dụng khi doanh nghiệp triển khai sản xuất những sản phẩm mới, mà khả năng sản xuất hiện tại không thể áp dụng được Trong trường hợp này nhu cầu đầu tư thường lớn
và xác suất rủi ro thường cao hơn, nhưng khả năng sản xuất được mở rộng hơn
1.3 Phân tích đánh giá sản phẩm:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi các nhà sản xuất phải luôn đánh giá lại các đặc điểm, tính chất của sản phẩm hiện tại và phải luôn thiết kế, đưa ra những sản phẩm mới để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Là khách hàng ai cũng mong muốn được sử dụng sản phẩm :chất lượng cao hơn, giá thấp hơn, được cung cấp nhanh hơn, một sản phẩm được ưa chuộng ở giai đoạn này nhưng lại bị loại
Trang 23bỏ ở giai đoạn khác Chính vì vậy, việc phân tích đánh giá sản phẩm là một việc quan trọng của các doanh nghiệp dựa vào cơ sở kết hợp hài hòa giữa sự hài lòng của khách hàng và lợi ích của chính mình Qua phân tích để thấy được ưu điểm và những khuyết tật của sản phẩm, thấy được mặt mạnh, mặt yếu trong cạnh tranh từ
đó kiểm tra lại chính sách Marketing của mình, chính sách giá,…
Chính vì doanh nghiệp đánh giá được khả năng cạnh tranh và vị trí từng loại sản phẩm trên thị trường, nhận ra được những loại sản phẩm đem lại hiệu quả cao
và những sản phẩm yếu kém Từ đó doanh nghiệp đưa ra những biện pháp thích hợp như: sản xuất tối đa, cầm chừng hay loại bỏ chúng Đối với những loại sản phẩm không đem lại hiệu quả thì việc giữ lại nó rất tốn kém đối với doanh nghiệp Phải kể cả thời gian tiêu tốn và sự điều chỉnh thường xuyên kiểm kê và giá cả vào việc lôi kéo sự chú ý của lực lượng bán hàng và quảng cáo Không chịu loại bỏ những sản phẩm yếu kém sẽ làm giảm những khả năng kiếm lời và làm yếu chỗ đứng của doanh nghiệp trong tương lai
Tóm lại: Điều cốt lõi của sản phẩm là phải linh hoạt, nhạy bén và quyết định
kip thời để thực hiện phương châm: “Bán cái người ta cần chứ không bán cái mình
có sẵn”
Trang 242.1.1.1 Sơ lược về đơn vị chủ quan:
Công ty Yến Sào Khánh Hòa là một Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 78/QĐ-UB ngày 16/01/1993 của UBND tỉnh Khánh Hòa
- Tên Công ty bằng tiếng Anh : KHANH HOA SALANGANES NEST COMPANY
- Trụ sở chính : 248, Thống Nhất, Nha Trang, Khánh Hòa
- Điện thoại : (058) 3822 472 – 3826 462
- Fax : (058) 3829 267
- Website : http://www.yensaokhanhhoa.com/
- Giấy phép kinh doanh số : 103819 ngày 29/01/1993
- Giám đốc : Ông LÊ HỮU HOÀNG
Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
+ Quản lý trực tiếp khai thác, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm từ Yến Sào
+ Sản xuất, chế biến hàng nông sản, thủy sản
+ Kinh doanh mua bán hàng nông sản, thủy sản, thực phẩm, đồ uống không
cồn, nước giải; Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa
+ Du lịch sinh thái biển – Dịch vụ thăm quan, bơi lặn, thể thao, giải trí trên
biển
+ Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn – Du lịch lữ hành nội địa
+ Mua bán xăng dầu và các sản phẩm từ xăng dầu
+ Tư vấn kỹ thuật, xây dựng các ngôi nhà nuôi chim Yến nhân tạo
+ Sản xuất chế biến thực phẩm
Các đơn vị trực thuộc:
Trang 251) Nhà máy nước giải khát cao cấp Yến sào( trực thuộc Công ty Yến Sào) 2) Trung tâm dịch vụ du lịch Sanest Tourist trực thuộc công ty Yến Sào
3) Chi nhánh Công ty Yến Sào Khánh Hòa tại Tp Hồ Chí Minh
4) Công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu Khánh Hòa
5) Trại dừa Cam Thịnh
6) Trung tâm kỹ thuật nuôi chim Yến trong nhà
7) Trung tâm quản lý yến sào Vạn Ninh
8) Công ty cổ phần du lịch thương mại Nha Trang
9) Công ty cổ phần dịch vụ văn hóa & quảng cáo Khánh Hòa
10) Chi nhánh Công ty Yến Sào tại Hà Nội
2.1.1.2 Giới thiệu chung về NMNGKCC Yến sào Khánh Hòa
a Sự ra đời của nhà máy:
Nhà máy nước giải khát cao cấp yến sào là sự mong đợi và ấp ủ trong nhiều năm của Lãnh đạo Công ty với mong muốn sử dụng nguồn lợi yến sào chế biến ra các sản phẩm thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng có chất lượng cao phục vụ người dân trong nước và xuất khẩu Nhận thức được tiềm năng, thế mạnh và sự cần thiết của việc gia tăng giá trị cho sản phẩm Yến sào
Được phép của UBND tỉnh, từ đầu năm 2002 công ty chính thức bắt đầu vào thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước giải khát cao cấp yến sào nằm trên Quốc lộ 1, thuộc xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, cách Nha Trang 15 km về phía Nam
- Tháng 09/2002 công ty chính thức khởi công xây dựng nhà máy Nhà máy được đầu tư bằng 100% từ nguồn vốn vay ưu đãi của chi nhánh quỹ phát triển tỉnh Khánh Hòa
- Sau 1 năm xây dựng, 12/2003, công tác xây dựng cơ bản hoàn thành và nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 1/2004
Trang 26 Tên gọi Nhà Máy : Nhà máy nước giải khát cao cấp yến sào
Tỉnh Khánh Hòa
Ngành nghề kinh doanh : Khai thác Yến Sào các loại, chế biến các sản
phẩm từ Yến Sào, xuất khẩu trực tiếp sản phẩm
b Quy mô nhà máy :
Nhà máy được đầu tư một dây chuyền thiết bị hoàn chỉnh, tự động hóa cao,
có công suất 770.000 lít sp/ năm hay 5 triệu sp/ năm Dây chuyền thiết bị chính từ khâu súc rửa chai, lọ đến chiết rót, đóng nắp, tiệt trùng, dán nhãn,…hoàn toàn tự động được nhập khẩu từ Ý và Đức Dây chuyền này cho phép sản xuất sản phẩm
có 3 dạng bao bì: lon thiếc, chai và lọ thủy tinh Nhà máy xây dựng một phòng Lab với trang thiết bị hiện đại kiểm soát chặt chẽ từng khâu trong quá trình chế biến sản phẩm Đặc biệt ngay từ năm 2004 khi mới đi vào hoạt động, từ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà máy đã xây dựng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 và hệ thống HACCP(Hazard Analysis Critical Control Point: hệ thống nhạn diện, đánh giá và kiểm soát mối nguy hại có ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm gọi tắt là hệ
Trang 27thống tích hợp ISO : HACCP với sự cố vấn và đánh giá của tổ chức QWS(Australia) Với việc duy trì hệ thống tích hợp ISO : HACCP sản phẩm của Nhà máy nước giải khát cao cấp Yến sào luôn đáp ứng một cách tốt nhất với một chất lượng đảm bảo cao, đem lại sự tin tưởng ngày càng cao của khách hàng
c Quá trình thâm nhập và phát triển thị trường :
Tại hội chợ Xuân Giáp Thân - Khánh Hoà tổ chức tại Nha Trang, lần đầu tiên xuất hiện mặt hàng nước yến mang nhãn hiệu Sanest của công ty yến sào Khánh Hoà Và cũng vào dịp này, nước yến Sanest bắt đầu hội nhập Ban giám đốc công
ty yến sào Khánh Hoà quyết định tham gia các hội chợ lớn trong nước để quảng bá thương hiệu sản phẩm Sanest Trước hết là hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam EXPO 2004 tổ chức tại Hà Nội Tại đây , sản phẩm nước giải khát cao cấp Yến sào
đã được trao tặng huy chương vàng của Bộ thương mại
Tiếp đến tại hội chợ an toàn thực phẩm 2004 tổ chức vào giữa tháng 4- 2004, nước yến Sanest lại tiếp tục đăng quang trên thương trường, được Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ y tế tặng huy chương vàng đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm Từ 12 đến 14/5/2004, Hội chợ “ Hội nhập và phát triển lần thứ nhất” tổ chức tại Hải Phòng, công ty đã được Bộ khoa học và công nghệ trao Cúp vàng “Hàng Viêt Nam hội nhập AFTA” Và tại Festival Huế, một lần nữa yến sào Khánh Hòa lại đăng quang với giải “Quả cầu vàng”
Thương hiệu SANEST- nước yến sào cao cấp Khánh Hòa đã được mọi người trong nước đánh giá cao về chất lượng, giá trị bổ dưỡng và tin dùng Tuy thành lập không lâu nhưng Sanest đã nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong nước với
318 nhà phân phối trên toàn quốc (2008) Là nhà khai thác trực tiếp sản xuất sản phẩm nước yến sào chính hiệu, Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm bổ dưỡng đến với người tiêu dùng; từng bước khẳng định uy tín thương hiệu Sanest không những tại thị trường trong nước mà còn vươn ra chiếm lĩnh thị trường quốc tế
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy:
2.1.2.1 Chức năng :
Trang 282.1.2.2 Nhiệm vụ của nhà máy:
Luôn cải tiến, hoàn thành quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu khách hàng và phát triển thị trường
Hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh đối với đơn vị chủ quản, nhà nước
Bảo toàn và phát triển vốn trên cở sở bền vững
Tuân thủ qui định của luật pháp trong sản xuất
Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán
bộ nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ công viên
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của nhà máy:
2.1.3.1 Tổ chức quản lý :
Ngày nay do tính chất xã hội hóa ngày càng cao, trình độ phân công lao động ngày càng sâu sắc nên vai trò quản lý rất được coi trọng Tổ chức quản lý là sự sắp xếp đội ngũ quản lý của nhà máy theo những bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau cùng làm việc để đạt mục đích chung
Sơ đồ tổ chức quản lý của nhà máy Giám đốc nhà máy: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty Yến sào Khánh
Hòa về tình hình sản xuất của Nhà máy Điều hành các bộ phận, phòng ban của nhà máy hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu của Công ty giao phó
Phó giám đốc kinh doanh:
Chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà máy và tham mưu cho giám đốc về mảng kinh doanh sản phẩm do nhà máy sản xuất và đảm bảo cung ứng nguyên, nhiên vật
liệu phục vụ sản xuất của nhà máy
Quản đốc phân xưởng:
Trang 29Tổ chức sản xuất đảm bảo an toàn, hiệu xuất cao hoạch định và thực hiện đúng
kế hoạch sản xuất Thực hiện theo đúng quy định trong hướng dẫn vận hành thiết
bị
Tổ chức nhân viên kỹ thuật và công nhân sản xuất theo kế hoạch, kiểm soát các hoạt động sản xuất, nguyên vật liệu khi nhận, bán thành phẩm ở các công đoạn, bao gói ghi nhãn sản phẩm, bố trí nhân lực trong sản xuất, duy trì hệ thống quản lý chất lượng của nhà máy
Trang 30Quản lý phân xưởng
Tổ
cơ điện
Bộ phận thí nghiệm
Tổ KT KCS
Tổ đóng gói
Tổ bảo
vụ
Tổ tạp
vụ
Tổ nấu phối chế
2 Ban kiểm tra
3 Đội an toàn
4 Đội PCCC
5 Ban quản lý công trình
6 Ban quản lý
dự án mới
Tổ chiết rót
Trang 31Bộ phận KCS:
Phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, việc tuân thủ các yêu cầu kỹ
thuật, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như quy định dán nhãn
mác lên thành phẩm Thực hiện việc đo lường, kiểm tra, thử nghiệm nhằm đảm
bảo chắc chắn sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã, đáp ứng các chuẩn
mực có liên quan
Bộ phận thí nghiệm:
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới, nắm
vững toàn bộ quy trình công nghệ và tiêu chuẩn tiêu chuẩn chất lượng của các
sản phẩm, các phương pháp kiểm tra các vi sinh, hóa học của nguyên vật liệu,
bán thành phẩm, thành phẩm trong các công đoạn sản xuất và chỉ tiêu chất
lượng
Tổ cơ điện:
Trực tiếp quản lý vận hành thiết bị phụ trợ, hệ thống điện nước toàn nhà
máy, vận hành bảo dưỡng thiết bị phụ trợ cho sản xuất theo quy định giám sát
công tác vệ sinh an toàn lao động phòng chống cháy nổ trong nhà máy
Ban kiểm tra:
Kiểm tra, đánh giá các bộ phận sản xuất và các bộ phận khác trong công
tác sản xuất, kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ được giao Định kỳ báo cáo lên
Giám đốc để có hình thức xử lý kịp thời
Bộ phận kinh doanh tiếp thị:
Phối hợp với Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty kinh doanh
các sản phẩm do Nhà máy sản xuất ra và mua các nguyên nhiên vật liệu phục
vụ cho quá trình sản xuất Đảm bảo đạt doanh số và đảm bảo đủ nguyên nhiên
vật liệu cho các tổ sản xuất theo kế hoạch
Tổ nấu phối chế:
Tính toán và tiếp nhận nguyên liệu, chất phụ gia theo kế hoạch sản xuất,
xử lý nguyên liệu và phối trộn bán thành phẩm, bàn giao đảm bảo số lượng và
Trang 3224
chât lượng cho tổ chiết rót Thực hiện đúng quy trình công nghệ đối với từng
sản phẩm Vận hành, bảo quản thiết bị nấu phối chế, vệ sinh thiết bị và nơi làm
việc sau ca sản xuất, ngưng sản xuất khi phát hiện sự không phù hợp, bảo quản
nguyên liệu an toàn, tránh thất thoát
Tổ chiết rót:
Tổ chức sản xuất theo kế hoạch sản xuất đã được duyệt, nắm vững quy
trình công nghệ đối với từng sản phẩm, vận hành thiết bị với hiệu suất sử dụng
thiết bị tốt nhất, thay thế các chi tiết máy móc khi thay đổi sản phẩm trên dây
chuyền sản xuất, kiểm soát chặt chẽ và phát hiện kịp thời những sản phẩm phù
không hợp ở công đoạn mình sản xuất, thực hiện đóng gói bao bì theo quy
định Nhận bao bì từ kho nguyên liệu và bán thành phẩm từ khâu chiết rót
Định dạng bao bì, hạn chế tối đa hao hụt sản phẩm trong quá trình đóng gói
Tổ đóng gói:
Quản lý, tổ chức đóng gói đúng quy định trong hướng dẫn đóng gói các
sản phẩm, đảm bảo đáp ứng tiến độ giao hàng hoàn thành nhiệm vụ được giao
Kiểm tra chất lượng sản phẩm sản phẩm do tổ nấu phối chế và chiết rót sản
xuất, đảm bảo đúng định mức của sản phẩm
2.1.3.2 Tổ chức sản xuất:
Qua hình 2.3 ta thấy cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà máy nước giải khát cao
cấp Sanest gồm:
Bộ phận sản xuất chính: Do quản đốc phân xưởng quản lý
Tổ 1: Chịu trách nhiệm xử lý nguyên vật liệu, nấu phối chế, phối
trộn nguyên liệu để qua khâu chiết rót
Tổ 2: Thực hiện chiết rót, đậy nắp, tiêt trùng, hoàn thiện sản
phẩm, đóng gói một số sản phẩm
Tổ 3: Đóng gói sản phẩm để vận chuyển đi tiêu thụ
Trang 33 Bộ phận phục vụ sản xuất: Gồm bộ kho, đội vận chuyển, bộ phận giặc
ủi có nhiệm đảm bảo trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, vận
chuyển nguyên vật liệu, bao bì, thành phẩm
Bộ phận phụ trợ sản xuất: Gồm bộ phận kỹ thuật KCS, thí nghiệm, cơ
điện, có nhiệm vụ đảm bảo cho quá trình hoạt động của dây chuyền
công nghệ được liên tục và kiểm soát chất lượng trong quá trình sản
xuất
Trang 3426
(Nguồn: P.Hành chính tổng hợp Nhà Máy)
Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức sản xuất của nhà máy nước giải khát cao cấp Sanest
Nhà máy nước giải khát cao cấp Sanest
Bp kho
Tổ 2 : Chiết rót
Thí nghiệm
Kỹ thuật - Kcs
Tổ 1:
Nấu phối chế
Tổ 3:
Đóng gói
Bộ phận sản xuất phụ trợ
Trang 352.1.4 Thuận lợi , khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới :
- Tâp thể cán bộ công nhân lao động(CB- CNLĐ) nhà máy đoàn kết thống nhất cùng nhau góp sức xây dựng đơn vị vì mục tiêu chung Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý của nhà máy tuy tuổi đời còn trẻ nhưng đầy nhiệt tình, ham học hỏi và sáng tạo
- Nguồn lực được bổ sung kịp thời và ngày càng được rèn luyện kinh nghiệm thực tiễn và phát huy ý chí tiến thủ, năng động và sáng tạo, góp phần đưa sản xuất và kinh doanh phát triển ổn định
- Ở Việt Nam 3 địa phương chủ yếu có yến là Hội An , Bình Định và Khánh Hòa nhưng trong đó Khánh hòa là nơi có sản lượng lớn nhất , và đặc biệt có 50 hộ ở Khánh Hòa thí điểm nuôi chim yến trong nhà , trong đó một số ngôi nhà yến đã bắt đầu thu hoạch tổ, đồng thời phát hiện ra một số ngôi nhà có đàn chim yến làm tổ ở Nha Trang Do vậy nhà máy có lợi thế rất lớn về chủ động nguyên vật liệu cả về sản lượng lẫn giá trị
Trang 36- Hoạt động sản xuất tăng nhưng cơ sở hạ tầng cơ sở chưa cải tiến kịp thời cũng phần nào hạn chế đến năng suất lao động Hiện tại nhà máy đã sản xuất 3 ca, nhưng kho vật tư vẫn không đủ đáp ứng, đòi hỏi nhà máy phải có kế hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng sản xuất
- Mặt khác trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh nên môi trường cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt
2.1.4.3 Phương hướng :
- Mở rộng nhà máy tăng năng suất, sản lượng đáp ứng nhu cầu hằng ngày tăng cao của khách hàng và chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ của nhà máy
- Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, nguyên liệu chính vẫn là yến sào,
để đáp ứng được nhiều nhu cầu của người tiêu dùng và phương châm mang lại giá trị
bổ dưỡng đến người tiêu dùng Do đó trong thời gian tới nhà máy sẽ nghiên cứu và đưa ra các loại sản phẩm có giá trị
- Tiếp tục vận hành và phát huy hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 Thường xuyên tổ chức giám sát, rút kinh nghiệm,
và đề ra các biện pháp phòng ngừa đảm bảo sự cải tiến liên tục hệ thống chất lượng Giảm tỷ lệ hàng không đạt, tăng tính ổn định về chất lượng sản phẩm Luôn xứng đáng với danh hiệu mà khách hàng bình chọn “ Hàng Việt Nam chất lượng cao”
Trang 37- Đối với thị trường trong nước, tiếp tục phát triển hệ thống phân phối trên toàn quốc theo chiều sâu, trong đó vẫn tập trung vào các thị trường lớn như Khánh Hòa, TP HCM, Hà Nội
- Đối với thị trường nước ngoài, tiếp tục tập trung vào cộng đồng người Hoa ở Trung Quốc và các nước trong khu vực như Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Canada, Hàn Quốc Đồng thời tiếp tục tiếp cận thị trường Châu Âu - Mỹ, nơi có một số lượng lớn người Hoa và Việt sinh sống
2.2 NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY
2.2.1 Về vốn:
Vốn là một trong 2 điều kiện tiên quyết của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ khi doanh nghiệp mới thành lập cho đến khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất của mình và trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần có vốn để mua nhiều loại nguyên vật liệu cung cấp cho quá trình sản xuất các mặt hàng cũng như cần vốn trong việc đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại,
Trang 38vì vậy nhu cầu tăng số lượng lao động của Nhà máy là hợp lý
Trình độ lao động của Nhà máy là tương đối cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 50%, tỷ lệ có trình độ đại chiếm 22% trong cơ cấu trình độ lao động của nhà
Trang 39máy ,số lượng có tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2008 Tương tự, công nhân có trình độ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp sang 2008 cũng tăng về số lượng và tỷ trọng Còn tỷ trọng lao động có trình độ phổ thông lại giảm trong năm 2008 Điều đó thể hiện trình độ lao động của công nhân đang dần cải thiện cao hơn Vì nhà máy chủ yếu sản xuất nước yến ,nên chủ yếu lao động đứng máy và làm các công việc thủ công còn nhiều nên số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao hơn lao động gián tiếp
2.2.3.Về trang thiết bị , công nghệ :
Nước yến sào Sanest được sản xuất trên hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại, tự động hóa cao của châu Âu với thế hệ máy được sản xuất vào cuối năm 2003
Dây chuyền này cho phép sản xuất sản phẩm có 3 dạng bao bì: lon thiếc, hai và lọ thủy tinh Tính năng vượt trội về công nghệ thiết bị là hệ thống điều khiển tự động bằng chương trình kỹ thuật số ,thế hệ mới nhất của SIEMENS Công nghệ sản xuất có
sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp chế biến yến sào trong dân gian đã tồn tại lâu đời và công nghệ chế biến mới Đặc trưng của công nghệ này là đưa trực tiếp yến sào nguyên chất vào sản phẩm dưới dạng sợi yến mà vẫn đảm bảo giữ nguyên đặc trưng của yến sào trong sản phẩm nước yến
Hình 2.4 Dây chuyền và thiết bị sản xuất nước yến của Nhà máy
Trang 40Các tổ sản xuất được cung cấp các phương tiện đo cầm tay hiện đại để kịp thời kiểm tra chất lượng sản phẩm
Bộ phận thí nghiệm được đầu tư trang thiết bị hiện đại thực hiện đầy đủ các test
về hoá lý và vi sinh từ đầu đến cuối qui trình sản xuất
2.3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHÀ MÁY 2.3.1 Tình hình cung ứng nguyên vật liệu:
2.3.1.1 Về nguyên liệu:
Nguyên liệu để sản xuất nước yến của Nhà máy gồm có: Yến sào, đường tinh luyện, đường phèn, hương yến và các chất phụ gia khác
Đối với nguyên liệu Yến sào:
Hiện nhà máy vẫn luôn chủ động về nguồn nguyên liệu và cung ứng vì Khánh Hòa là địa phương có nguồn Yến sào lớn nhất cả nước và là một trong những nơi có sản lượng lớn nhất thế giới với 27 đảo Yến với hơn 40 hang Yến, mỗi năm sản lượng khai thác khoảng 2 tấn Yến sào Ngoài ra dự án nuôi chim Yến trong nhà hiện đang rất thành công ở nhiều nơi, ở Khánh Hòa có khoảng 30 ngôi nhà Yến, tuy nhiên sản lượng đem lại vẫn chưa nhiều Công ty Yến sào Khánh Hòa hiện là nhà khai thác độc quyền