Với sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường ứng dụng di động, việc áp dụng các chiến lược truyền thông marketing tích hợp và hiệu quả là điều cần thiết để đảm bảo sự thành công và phát tr
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP CHO ỨNG DỤNG HEYJAPAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN CÔNG NGHỆ
Trang 2KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP CHO ỨNG DỤNG HEYJAPAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN CÔNG NGHỆ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng Khóa luận tốt nghiệp “Hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing tích hợp cho ứng dụng HeyJapan tại công ty cổ phần công nghệ eUp”, đề xướng tại Học viện Ngân hàng là do bản thân em thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn Phan Thuỳ Dương Em xin cam đoan tất cả các phần của khoá luận được viết bởi chính bản thân, trừ những phần được trích dẫn rõ ràng và được ghi nguồn Mọi nguồn tài liệu, dữ liệu và thông tin được sử dụng trong luận văn đã được ghi rõ và tham khảo một cách chính xác theo quy định của trường và quy định về bản quyền Em cam đoan không sử dụng bất kỳ phần nào của luận văn này cho mục đích vi phạm quy định bản quyền hoặc vi phạm quy định nội dung học thuật
Em hiểu rằng vi phạm cam đoan có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và sẵn sàng chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót nào trong luận văn này
Sinh viên
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các cá nhân và tổ chức đã đóng góp và
hỗ trợ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các giáo viên và nhân viên tại Học viện Ngân hàng Sự hỗ trợ, cổ vũ, dạy bảo và lời khuyên của quý thầy cô đã là động lực quan trọng giúp em vượt qua những thách thức trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn đến giảng viên Phan Thuỳ Dương, người đã tận tình cung cấp sự chỉ dẫn, hỗ trợ và kiến thức chuyên môn quý báu Sự hướng dẫn của
cô không chỉ giúp em hoàn thành luận văn một cách thành công mà còn giúp em phát triển và trưởng thành trong lĩnh vực nghiên cứu
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới bộ phận Marketing Công ty Cổ phần công nghệ eUp đã hỗ trợ, cung cấp các thông tin, số liệu và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực tập và đồng thời nhiệt tình hỗ trợ trong suốt thời gian thực tập tại đây
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp
đỡ từ mọi người Tuy nhiên, bước đầu đi vào trải nghiệm trong thực tế còn nhiều bỡ ngỡ đối với em vì vậy khóa luận vẫn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định về kiến thức, thời gian và thông tin dữ liệu Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô những người đã có nhiều kiến thức và trải nghiệm trong ngành để kiến thức của mình trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
IMC Integrated Marketing
Communications
Truyền thông Marketing tích hợp
CPI Cost per Install Chi phí mỗi lượt cài đặt
ARPU Average revenue per user Doanh thu trung bình trên mỗi
người dùng
UAC Universal App Campaigns Chiến dịch ứng dụng toàn cầu
ASA Apple Search Ads Quảng cáo dành cho ứng dụng
iOS
KOL Key opinion leader Người dẫn dắt dư luận chủ chốt
KOC Key Opinion Consumer Người tiêu dùng có sức ảnh
hưởng bán hàng chớp nhoáng
Trang 6FS Flash Sale Bán hàng chớp nhoáng
KPI Key Performance Indicator Chỉ số đánh giá hiệu quả công
việc
B2B Business-to-business Giao dịch thương mại giữa các
doanh nghiệp
CTR Click Through Rate Số lượt nhấp vào quảng cáo
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Danh mục sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ eUp 35
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây từ 2022 đến tháng 3 năm
2024 của Công ty Cổ phần Công nghệ eUp
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1.1: Mô hình truyền thông marketing tích hợp 12
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Công nghệ
Hình 2.1: Giao diện của ứng dụng học tiếng Nhật HeyJapan 42
Hình 2.2 :Giao diện trang web của ứng dụng học tiếng Nhật HeyJapan 47
Hình 2.3: Hình ảnh xem trước của quảng cáo Google App Install Ads (UAC) 49
Hình 2.4: Tổng quan tương tác tháng 3 năm 2024 của fanpage “HeyJapan:
Hính 2.5: Nội dung quảng cáo hiển thị trên nền tảng Facebook 51
Hình 2.6: Giao diện của nội dung quảng cáo trên nền tảng tiktok 52
Trang 9Hình 2.7: Nội dung xem trước của hình thức quảng cáo Apple Search Ads
(ASA)
53
Hình 2.8: Thông báo của app về các đợt giảm giá trong tháng 55
Hình 2.9 : Giao diện hiển thị nâng cấp ngay tại app 60
Hình 2.10: Hoạt động khuyến mại được đăng tải trên trang facebook 61
Hình 2.11: Kết quả push notification của HeyJapan trong 3 tháng gần nhất từ
Hình 2.12: Giao diện trang fanpage Facebook của HeyJapan 64
Hình 2.13: Kết quả tiếp cận trên trang fanpage Facebook từ năm 2023 đến nay 65
Hình 2.14: Kết quả tiếp cận trên trang fanpage Facebook từ năm 2022 đến nay 65
Hình 2.15: Kênh Instagram của Easy English News 66
Trang 10MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP CỦA DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ 12
1.1 Tổng quan về truyền thông marketing tích hợp của doanh nghiệp dịch vụ 12 1.1.1 Khái quát về truyền thông marketing tích hợp 12
1.1.2 Mục tiêu và vai trò của truyền thông marketing tích hợp 12
1.1.3 Mô hình truyền thông marketing tích hợp 15
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông marketing tích hợp 16
1.2 Nội dung hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing tích hợp 19
1.2.1 Quảng cáo 19
1.2.2 Quan hệ công chúng 20
1.2.3 Xúc tiến bán 22
1.2.4 Marketing trực tiếp 23
1.2.5 Bán hàng cá nhân 24
1.2.6 Truyền thông tương tác 26
1.3 Tiêu chí đánh giá hoạt động truyền thông marketing tích hợp 27
1.4 Kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing tích hợp của một số công ty 28
1.4.1 Hoạt động truyền thông marketing tích hợp của một số doanh nghiệp 28
1.4.2 Bài học rút ra 31
Trang 11KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP CHO ỨNG DỤNG HEYJAPAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ EUP 34
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 34
2.1.1 Giới thiệu về công ty 34
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động 36
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty 38
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ eUp 40
2.2 GIỚI THIỆU VỀ ỨNG DỤNG HEYJAPAN 41
2.2.1 Các đặc điểm nổi bật của ứng dụng HeyJapan 41
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ứng dụng HeyJapan 42
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP CỦA ỨNG DỤNG HEYJAPAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ EUP 45
2.3.1 Quảng cáo 45
2.3.2 Quan hệ công chúng 55
2.3.3 Xúc tiến bán 58
2.3.4 Marketing trực tiếp 64
2.3.5 Truyền thông tương tác 66
2.4 ĐÁNH GIÁ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP CỦA ỨNG DỤNG HEYJAPAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ EUP 71
2.4.1 Kết quả hoạt động truyền thông marketing tích hợp 71
2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân của hoạt động truyền thông marketing tích hợp của ứng dụng HeyJapan 72
Trang 12CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
MARKETING TÍCH HỢP CHO ỨNG DỤNG HEYJAPAN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CÔNG NGHỆ EUP 77
3.1 Định hướng chiến lược của công ty Cổ phần công nghệ eUp 77
3.1.1 Định hướng kinh doanh củacông tyCổ phần Công nghệ eUp và ứng dụng HeyJapan 78
3.1.2 Định hướng truyền thông marketing tích hợp của ứng dụng HeyJapan 78
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP CHO ỨNG DỤNG HEYJAPAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ EUP 79
3.2.1 Công cụ quảng cáo 79
3.2.2 Công cụ quan hệ công chúng 81
3.2.3 Công cụ xúc tiến bán 83
3.2.4 Công cụ marketing trực tiếp 84
3.2.5 Bán hàng cá nhân 86
3.2.6 Truyền thông tương tác 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 91
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lĩnh vực giáo dục công nghệ đang trở thành một thị trường cạnh tranh mạnh mẽ, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng Do đó, việc sử dụng các giải pháp truyền thông hiệu quả là một yếu tố quyết định để nổi bật và thu hút
sự chú ý của người dùng trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh này
Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ di động, số lượng ứng dụng di động trên thị trường ngày càng tăng, tạo ra một cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút người dùng
Do đó, việc phát triển các chiến lược truyền thông hiệu quả trở nên cực kỳ quan trọng để nổi bật trong đám đông và thu hút sự chú ý của người dùng
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc tạo ra trải nghiệm người dùng tốt là chìa khóa để thành công Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một hình ảnh tích cực về ứng dụng, từ đó thu hút và giữ chân người dùng
Cùng với đó, hành vi tiêu dùng liên quan đến ứng dụng di động đang dần thay đổi theo thời gian, với người dùng yêu cầu trải nghiệm ngày càng cá nhân hóa và tương tác
Do đó, các giải pháp truyền thông cần phải linh hoạt và đáp ứng được những yêu cầu mới này
Trong một thị trường đang phát triển như thị trường ứng dụng di động, việc sử dụng các giải pháp truyền thông hiệu quả có thể giúp nắm bắt cơ hội và tăng trưởng Các doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược truyền thông để tiếp cận người dùng mới, tăng doanh số bán hàng và mở rộng thị trường
Với sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường ứng dụng di động, việc áp dụng các chiến lược truyền thông marketing tích hợp và hiệu quả là điều cần thiết để đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững của ứng dụng Đặc biệt, trong bối cảnh môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, việc áp dụng các công nghệ mới và tiếp cận
Trang 14khách hàng một cách hiệu quả qua các kênh truyền thông trực tuyến là điều không thể
bỏ qua
Sự phát triển ngày càng tăng của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông Cụ thể, việc tối ưu hóa hoạt động truyền thông marketing là yếu tố không thể phủ nhận trong việc tạo ra sự nhận diện thương hiệu, thu hút và giữ chân khách hàng, cũng như mở rộng thị trường cho ứng dụng HeyJapan của Công ty Cổ phần Công nghệ eUp
Bằng cách tập trung vào việc hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing tích hợp cho ứng dụng HeyJapan, công ty cổ phần công nghệ eUp có cơ hội tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng tiềm năng, tăng cường tương tác với người dùng hiện tại, và tạo ra
sự khác biệt trong thị trường ứng dụng di động ngày nay Do đó, việc nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này có vai trò quan trọng trong việc nắm bắt cơ hội và đối phó với thách thức trong môi trường kinh doanh hiện đại
2 Tổng quan nghiên cứu
Trên thế giới, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về chính sách truyền thông marketing, đặc biệt là các bài nghiên cứu truyền thông qua nền tảng internet:
Giáo trình “Integrated Marketing Communications: Advertising, Public Relations, Digital Marketing and more” - Tác giả Eda Sayin (năm 2019)
Giáo trình thuộc khóa học Marketing “Mix Implementation Specialization” của tác giả Eda Sayin Khóa học này tập trung vào khái niệm và ứng dụng truyền thông marketing tích hợp (IMC), bao gồm việc điều phối các kênh truyền thông tiếp thị khác nhau để truyền tải thông điệp thống nhất đến người tiêu dùng Các chủ đề chính được đề cập bao gồm: Hiểu về truyền thông marketing tích hợp (IMC), chiến lược quảng cáo, chiến thuật quan hệ công chúng (PR), kênh tiếp thị kỹ thuật số, đo lường và đánh giá Nhìn chung, khóa học này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển và thực hiện các chiến lược truyền thông tiếp thị tích hợp nhằm tiếp cận và thu hút đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả trên nhiều kênh
Trang 15Giáo trình “Medill School of Journalism, Media, Integrated Marketing Communications” - Northwestern University (năm 2015)
Northwestern là một trong những trường đầu tiên ở Hoa Kỳ giới thiệu chương trình đào tạo IMC Giáo trình này kết hợp cả lý thuyết và thực hành, tập trung vào các phương tiện truyền thông truyền thống và kỹ thuật số Giáo trình tập trung vào việc cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cách tích hợp các phương tiện truyền thông và chiến lược tiếp thị để tạo ra các chiến lược hiệu quả
Nghiên cứu “Integrated marketing communications: From media channels to digital connectivity” - Tác giả Frank Mulhern (năm 2009)
The Evolution of Integrated Marketing Communications của Frank Mulhern cung cấp cái nhìn tổng quan toàn diện về truyền thông marketing tích hợp (IMC) trong bối cảnh bối cảnh truyền thông đang phát triển nhanh chóng ngày nay Bài nghiên cứu đã chỉ ra được định nghĩa về IMC, sự phát triển của các kênh truyền thông, kết nối kỹ thuật
số, lập kế hoạch chiến lược, đo lường và đánh giá, nghiên cứu điển hình, thử thách và xu hướng trong tương lai Nhìn chung, "Integrated marketing communications: From media channels to digital connectivity" cung cấp nguồn tài nguyên quý giá cho các nhà tiếp thị, sinh viên và chuyên gia muốn tìm hiểu sự phức tạp của IMC trong thời đại kỹ thuật số ngày nay Nó cung cấp sự kết hợp giữa lý thuyết, hiểu biết thực tế và các chiến lược có thể hành động để giúp người đọc điều hướng thế giới đa diện của truyền thông tiếp thị tích hợp
Nghiên cứu “Examining the link between integrated communication management and communication effectiveness in medium-sized enterprises” của Journal of Marketing Communications ( năm 2012)
Bài nghiên cứu này tập trung vào việc khảo sát mối liên kết giữa quản lý truyền thông tích hợp và hiệu quả truyền thông trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Nghiên cứu này được thực hiện để hiểu rõ hơn về cách mà việc tích hợp các hoạt động truyền thông có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tổng thể của truyền thông trong các doanh nghiệp
Trang 16kích thước trung bình Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng có một mối liên kết tích cực giữa việc thực hiện quản lý truyền thông tích hợp và hiệu quả truyền thông trong các doanh nghiệp SMEs Cụ thể, các doanh nghiệp có chiến lược quản lý truyền thông tích hợp được thực hiện tốt hơn thường có khả năng đạt được kết quả truyền thông tốt hơn Nghiên cứu cũng đã đề xuất một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp SMEs về cách cải thiện quản lý truyền thông tích hợp để tăng cường hiệu quả truyền thông của họ, bao gồm việc đầu tư vào đào tạo nhân viên, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại và tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích sự hợp tác giữa các bộ phận trong công ty
Nghiên cứu “Integrated Marketing Communication Practices In Malaysia Glcs And It Relationships With Local Cultures’ của tác giả NM Yasin (năm 2015)
Nghiên cứu "Integrated Marketing Communication Practices in Malaysia GLCs and Its Relationships with Local Cultures" tập trung vào nghiên cứu về thực hành truyền thông marketing tích hợp (IMC) trong các doanh nghiệp quốc doanh (GLCs) tại Malaysia và mối quan hệ của chúng với văn hóa địa phương
Qua việc nghiên cứu này, độc giả sẽ hiểu rõ hơn về cách các doanh nghiệp quốc doanh tại Malaysia áp dụng IMC và tương tác với văn hóa địa phương để tạo ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả Cuốn sách cung cấp một cái nhìn chi tiết và sâu sắc về thực tế và thách thức của IMC trong môi trường kinh doanh đa văn hóa như Malaysia
Nghiên cứu “Strategy in Direct and Interactive Marketing and Integrated Marketing Communications” của nhóm tác giả Adriana Csikósová, Mária Antošová, Katarína Čulková (năm 2014)
Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các khái niệm chiến lược tiếp thị trực tiếp và tương tác, được trình bày theo những cách khuyến khích việc dạy và học hiệu quả
Tác giả đánh giá và phân tích các chiến lược được áp dụng trong tiếp thị trực tiếp
và tương tác, cũng như cách chúng được tích hợp vào chiến lược truyền thông marketing
Trang 17tổng thể của một tổ chức Bài viết đề cập đến các phương tiện và kênh truyền thông cụ thể trong tiếp thị trực tiếp và tương tác, bao gồm email marketing, quảng cáo trực tiếp, marketing đa cấp và các hình thức tương tác trực tuyến
Ngoài ra, bài viết cũng thảo luận về cách tích hợp các hoạt động truyền thông này vào một chiến lược IMC toàn diện, với mục tiêu tạo ra trải nghiệm liên tục và nhất quán cho khách hàng qua nhiều kênh tiếp cận Tóm lại, bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về cách tổ chức áp dụng chiến lược trong tiếp thị trực tiếp và tương tác, cũng như cách tích hợp chúng vào chiến lược truyền thông marketing tích hợp
Tại Việt Nam, cũng có những công trình nghiên cứu về chính sách truyền thông marketing tích hợp như:
Giáo trình Đại học Kinh tế Quốc dân “Truyền thông Marketing Tích Hợp” - PGS.TS Trương Đình Chiến (năm 2016)
Giáo trình "Truyền thông Marketing Tích Hợp" của Đại học Kinh tế Quốc dân tập trung vào việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp truyền thông hiện đại và tích hợp trong lĩnh vực marketing Bằng cách kết hợp các công cụ truyền thông truyền thống
và kỹ thuật số, giáo trình này nhằm tạo ra các chiến lược truyền thông hiệu quả để tiếp cận khách hàng và tăng cường hiệu suất tiếp thị Các chủ đề trong giáo trình bao gồm:
Cơ sở lý thuyết về truyền thông marketing, công cụ truyền thông truyền thống, công cụ truyền thông kỹ thuật số, chiến lược tích hợp, đo lường và đánh giá hiệu quả Giáo trình này cung cấp những kiến thức cần thiết trong lĩnh vực truyền thông marketing tích hợp
và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường
Bài luận “Chính sách truyền thông marketing của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội” - NCS: Đỗ Đức Thắng (năm 2019)
Nghiên cứu này tập trung vào việc khám phá cách khách hàng tìm kiếm thông tin
để quyết định mua nhà Khách hàng thường thu thập thông tin từ trang web của dự án và doanh nghiệp, cũng như tìm kiếm trên internet và mạng xã hội Họ đặc biệt quan tâm đến thông tin về pháp lý, cảnh quan, tiện ích và đặc điểm của căn nhà Nhà mẫu đóng
Trang 18vai trò quan trọng trong việc cung cấp trải nghiệm thực về nhà ở, đặc biệt là về cảnh quan Đồng thời, doanh nghiệp cần chú ý đến ý kiến của cộng đồng khách hàng trên mạng xã hội, vì đây ảnh hưởng đến hình ảnh và sự thu hút của doanh nghiệp trên thị trường Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố trong truyền thông marketing như quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp
và tương tác marketing đều có tác động tích cực đến quyết định mua của khách hàng
Bài luận “Giải pháp truyền thông marketing cho Công ty cổ phần Xuất bản và Truyền thông IPM” - Thạc sĩ Quách Mạnh Cường (năm 2016)
Trong luận án thạc sĩ của Quách Mạnh Cường, tác giả tập trung vào việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp truyền thông marketing cho Công ty Cổ phần Xuất bản và Truyền thông IPM Tác giả phân tích thực trạng của công ty trong ngành xuất bản và truyền thông, đồng thời đề xuất các chiến lược và biện pháp cụ thể để cải thiện hoạt động truyền thông, từ việc tăng cường hiệu quả quảng cáo đến việc tối ưu hóa sử dụng các kênh truyền thông kỹ thuật số như mạng xã hội và email marketing Bằng việc nghiên cứu này, tác giả nhằm mục đích giúp Công ty IPM nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc tối ưu hóa chiến lược truyền thông marketing của mình
Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu và báo cáo về hoạt động marketing truyền thông Tuy nhiên, lĩnh vực giáo dục công nghệ nói chung và mobile app vẫn chưa được nhiều sự chú ý nghiên cứu về truyền thông marketing Các hoạt động truyền thông marketing tích hợp hiện vẫn chưa được nghiên cứu nhiều trên nhiều nhóm thị trường khác nhau và chưa có sự kết hợp hiệu quả giữa các công cụ và các thị trường Đặc biệt khi Internet hiện nay đang mở ra nhiều cơ hội cho giúp vận dụng hiệu quả các công cụ truyền thông và quá trình truyền thông marketing được chú trọng hơn bao giờ hết Trong bối cảnh này, việc tìm hiểu giải pháp hoàn thiện truyền thông marketing tích hợp tại Công ty Cổ phần Công nghệ eUp, đặc biệt là với những công cụ mới và độc đáo, trở thành điểm nhấn quan trọng và cấp thiết góp phần giúp doanh nghiệp
có những bước đột phá trong tương lai
Trang 193 Mục tiêu của nghiên cứu
Làm rõ, những lý luận cơ bản về hoạt động truyền thông marketing tích hợp Qua
đó đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông marketing tích hợp của ứng dụng HeyJapan tại công ty cổ phần công nghệ eUp
Tiếp đó, đề tài đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing tích hợp cho ứng dụng HeyJapan tại công ty cổ phần công nghệ eUp
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là định tính, cụ thể:
Thu thập các nguồn thông tin thứ cấp qua sách, báo điện tử, internet và các số liệu nội bộ của Công ty Cổ Phần Công nghệ eUp
Phương pháp nghiên cứu sử dụng: phân tích, tổng hợp, đánh giá các dữ liệu thu thập được tạo nền tảng cho việc đánh giá và đề xuất các giải pháp cho hoạt động truyền thông marketing tích hợp cho ứng dụng HeyJapan
5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu: Hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing tích hợp cho ứng dụng HeyJapan tại Công ty Cổ phần Công nghệ eUp
Phạm vi nghiên cứu: Thu thập các dữ liệu về thực trạng hoạt động truyền thông marketing tích hợp của ứng dụng học tiếng Nhật HeyJapan và tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ eUp trong 3 năm 2022, 2023, 2024 và đưa ra giải pháp hoàn thiện
6 Kết cấu khoá luận
Ngoài phần danh mục bảng biểu, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, cũng như phụ lục, khóa luận bao gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý thuyết về hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing tích hợp của doanh nghiệp dịch vụ
Trang 20CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động truyền thông marketing tích hợp cho ứng dụng HeyJapan tại Công ty Cổ phần Công nghệ eUp
CHƯƠNG 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing tích hợp cho ứng dụng HeyJapan tại tại Công ty Cổ phần Công nghệ eUp
Trang 21CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP CỦA DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ 1.1 Tổng quan về truyền thông marketing tích hợp của doanh nghiệp dịch vụ 1.1.1 Khái quát về truyền thông marketing tích hợp
IMC là viết tắt của cụm từ Integrated Marketing Communication hay được hiểu
là Truyền thông Marketing Tích hợp Có nhiều định nghĩa khác nhau cho khái niệm truyền thông marketing tích hợp Trước hết cần xét khái niệm cơ bản nhất của Philip Kotler: Truyền thông marketing tích hợp hay (Integrated marketing communication) là những hoạt động marketing có sự phối hợp và gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm truyền tải một thông điệp rõ ràng, có tính nhất quán, xuyên suốt và thuyết phục đến khách hàng mục tiêu của một doanh nghiệp hay những sản phẩm của doanh nghiệp đó Quan điểm thứ hai là của Dr George Belch-San Diego - State University cho rằng: Truyền thông marketing tích hợp là một quá trình chiến lược đòi hỏi một tổ chức/doanh nghiệp phải lập kế hoạch sáng tạo, tích hợp và triển khai các hình thức truyền thông đa dạng (quảng cáo, xúc tiến bán/khuyến mãi, quan hệ công chúng, sự kiện ) Truyền thông marketing tích hợp sử dụng tất cả các điểm tiếp xúc, nguồn liên hệ, công cụ và phương tiện truyền thông được phân phối theo thời gian nhắm đến các đối tượng công chúng nhận tin mục tiêu (bên trong và bên ngoài tổ chức/doanh nghiệp) Truyền thông marketing tích hợp yêu cầu tất cả các phương tiện truyền thông truyền tải một thông điệp nhất quán, và phải đảm bảo đo lường được, kết hợp hiệu quả với các hoạt động khác trong truyền thông marketing tích hợp và chiến lược marketing
1.1.2 Mục tiêu và vai trò của truyền thông marketing tích hợp
1.1.2.1 Mục tiêu của hoạt động truyền thông marketing tích hợp
Là tạo ra một trải nghiệm liên tục và nhất quán cho khách hàng thông qua việc kết hợp các phương tiện truyền thông và các kênh tiếp thị Mục tiêu này bao gồm:
Trang 22 Tăng tương tác và tương tác giữa khách hàng và thương hiệu bằng cách tích hợp các phương tiện truyền thông, thương hiệu có thể tạo ra một trải nghiệm đồng nhất và thu hút sự chú ý của khách hàng qua nhiều kênh
Tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị vì tích hợp truyền thông giúp tối ưu hóa chi phí và hiệu suất bằng cách sử dụng các kênh và phương tiện phù hợp nhất để đạt được mục tiêu tiếp thị
Xây dựng lòng trung thành và nhận thức thương hiệu Một chiến lược truyền thông tích hợp có thể tạo ra một hình ảnh thương hiệu nhất quán và sâu sắc trong tâm trí của khách hàng, tăng cơ hội để xây dựng lòng trung thành và nhận thức thương hiệu
Tăng cường hiệu suất bán hàng và tăng doanh số bằng cách kết hợp các hoạt động truyền thông, thương hiệu có thể tăng cường sự nhận biết sản phẩm và tăng doanh số bán hàng thông qua việc tạo ra sự chăm sóc khách hàng liên tục và hiệu quả
1.1.2.2 Vai trò của truyền thông marketing tích hợp
Truyền thông marketing tích hợp đóng vai trò không thể phủ nhận và đặc biệt quan trọng đối với khách hàng công chúng, thương hiệu và tài chính
a Vai trò của truyền thông marketing tích hợp đối với khách hàng công chúng
Bằng cách áp dụng các chiến dịch truyền thông marketing tích hợp trên nhiều kênh khác nhau, doanh nghiệp có thể tạo ra một thông điệp nhất quán và liên tục, giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng và quen thuộc với thương hiệu Sự xuất hiện liên tục và
đa dạng trên các phương tiện truyền thông cũng giúp tăng cường lòng tin từ phía khách hàng, vì vậy mà các thương hiệu thường có xu hướng áp dụng những chiến dịch truyền thông marketing tích hợp phủ sóng trên rất nhiều kênh truyền thông để xây dựng niềm tin, tạo sự quen thuộc cho người xem, người nghe
Trang 23Truyền thông marketing tích hợp cho phép thương hiệu tiếp cận khách hàng ở nhiều điểm tiếp xúc khác nhau, từ quảng cáo truyền thống đến mạng xã hội và email marketing Điều này giúp thương hiệu hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó tạo ra các chiến lược tiếp thị và sản phẩm phù hợp hơn
Bằng cách kết hợp các kênh truyền thông và chiến dịch tiếp thị, truyền thông marketing tích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tương tác và cam kết từ phía khách hàng Việc này có thể là thông qua việc thảo luận trên mạng xã hội, tham gia vào các cuộc thi trực tuyến, hoặc thậm chí là tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm qua các khảo sát hoặc cuộc trao đổi ý kiến
Và khi xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông và kênh tiếp thị, thương hiệu có thể xây dựng sự nhận biết và nhận thức mạnh mẽ trong tâm trí của khách hàng Điều này tạo ra sự kết nối sâu sắc giữa khách hàng và thương hiệu, làm tăng cơ hội cho việc mua sắm và sự trung thành trong tương lai
b Vai trò của truyền thông marketing tích hợp đối với thương hiệu
Truyền thông marketing tích hợp nhấn mạnh vào việc tạo ra sự nhất quán trong các thông điệp, hình ảnh và trải nghiệm của thương hiệu trên các nền tảng khác nhau Bằng cách đảm bảo rằng mọi điểm tiếp xúc với khách hàng đều phản ánh một thông điệp thương hiệu nhất quán, thương hiệu có thể xây dựng và củng cố hình ảnh mạnh mẽ trong tâm trí của khách hàng
Không chỉ giúp thương hiệu duy trì sự nhất quán mà truyền thông marketing tích hợp còn hỗ trợ quá trình xây dựng và nâng tầm thương hiệu Bằng cách kết hợp các hoạt động truyền thông như PR, quảng cáo, và marketing trực tiếp, thương hiệu có thể tạo ra một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và thu hút sự chú ý từ khách hàng
Các hoạt động truyền thông tích hợp, như các chiến dịch PR và sự kiện, có thể giúp tăng cường giá trị thương hiệu bằng cách tạo ra các trải nghiệm đặc biệt và tạo ra các cảm xúc, phản hồi tích cực từ khách hàng Việc này có thể làm tăng độ tin cậy và sự kích thích trong việc mua sắm và tương tác với thương hiệu
Trang 24Bằng cách tích hợp các hoạt động truyền thông và tiếp thị, thương hiệu có thể tạo
ra một hình ảnh độc đáo và phân biệt trong tâm trí của khách hàng Việc này giúp thương hiệu nổi bật hơn trong một thị trường cạnh tranh, thu hút sự chú ý và lòng trung thành từ phía khách hàng
1.1.3 Mô hình truyền thông marketing tích hợp
Sơ đồ 1.1: Mô hình truyền thông marketing tích hợp
Mô hình truyền thông gồm:
Người gửi (sender): là bên gửi thông điệp cho bên còn lại (còn được gọi là nguồn truyền thông)
Mã hóa (encoding): là tiến trình chuyển ý tưởng thành các biểu tượng
Thông điệp
Phương tiện truyền thông
Trang 25 Thông điệp (message): tập hợp các biểu tượng mà bên gửi truyền đi
Phương tiện truyền thông (media): gồm các kênh truyền thông qua đó thông điệp truyền đi từ người gửi đến người nhận
Giải mã (decoding): là tiến trình người nhận quy ý nghĩa cho các biểu tượng do người gửi truyền đến
Người nhận (receiver): là bên nhận thông điệp do bên kia gửi đến
Đáp ứng (response): là tập hợp những phản ứng mà người nhận có được sau khi tiếp nhận thông điệp
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông marketing tích hợp 1.1.4.1 Môi trường bên trong
a Đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ:
Sản phẩm dịch vụ được coi như một phương tiện mà doanh nghiệp thể hiện ra đối với khách hàng của họ Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp có tốt, có giải quyết được vấn đề của khách hàng thì doanh nghiệp đó mới tốt và mới được nhận được sự tin tưởng của khách hàng Việc truyền thông marketing mục đích là thúc đẩy bán các sản phẩm dịch vụ này Vì vậy, việc truyền thông marketing dù có tốt nhưng sản phẩm dịch
vụ không tốt thì khách hàng cũng sẽ không lựa chọn sản phẩm, dịch vụ đó để sử dụng
b Nguồn vốn doanh nghiệp:
Nguồn vốn của doanh nghiệp là một yếu tố giúp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh
Để có thể thực hiện được các chiến lược truyền thông marketing nguồn vốn doanh nghiệp là một yếu tố không thể thiếu Nhất là khi các phương tiện truyền thông muốn tiếp cận được tới nhiều khách hàng mục tiêu cần mức chi phí rất lớn Do đó, nguồn vốn doanh nghiệp chính là cơ sở để có thể hoàn thiện và phát triển các chiến lược truyền thông marketing này
c Nguồn nhân lực:
Trang 26Nguồn nhân lực bao gồm ban quản trị, những người đứng đầu, đề xuất và đưa
ra quyết định cho tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra, nhân viên của doanh nghiệp có vai trò thực hiện những đề xuất mà ban quản trị đưa ra Trong hoạt động truyền thông, nhân lực là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các giai đoạn trong quá trình truyền thông marketing tích hợp Nếu bộ phận nhân viên này làm không tốt cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động truyền thông của doanh nghiệp Tuy nhiên, nhân sự của tổ chức không phải lúc nào cũng đầy đủ để tham gia các hoạt động truyền thông của họ, nhất là vào những khoảng thời gian cao điểm Đây là lúc công ty thực hiện việc truyền thông của mình thông qua một đối tác trong lĩnh vực truyền thông, cách này chi phí tương đối cao nhưng lại rất hiệu quả và giải quyết được những vấn đề thiếu nhân sự, là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn
1.1.4.2 Môi trường bên ngoài
a Yếu tố nhân khẩu học
Bao gồm đặc điểm về dân số, độ tuổi, giới tính, mật độ phân bố dân cư, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, mức thu nhập, Bằng một cách trực tiếp và gián tiếp, các đặc điểm nhân khẩu học tại khu vực, vùng miền hoạt động của doanh nghiệp sẽ tác động tới các hành vi tiêu dùng và tới các nội dung hoạt động marketing của doanh nghiệp Yếu tố này sẽ tác động tới cách thức tiếp cận khách hàng, lựa chọn phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
b Yếu tố khoa học công nghệ
Đối với doanh nghiệp kinh doanh về công nghệ, yếu tố khoa học - công nghệ đóng vai trò rất lớn tới hoạt động kinh doanh Xu hướng công nghệ và bất cứ sự thay đổi nào trong xu hướng khoa học công nghệ cũng tạo ra sự tăng trưởng hoặc thu hẹp các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp Điều này có thể dẫn tới những thay đổi trong mục tiêu chiến lược truyền thông marketing tích hợp của doanh nghiệp Nếu khoa học - công nghệ phát triển, lượng người tiêu dùng tiếp cận các sản phẩm về khoa học - công nghệ sẽ gia
Trang 27tăng và từ đó có thể làm thay đổi tỉ trọng của các phương tiện truyền thông hiệu quả tác động tới người tiêu dùng
c Yếu tố kinh tế
Yếu tố kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền thông marketing tích hợp Khi nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, đời sống người dân tăng lên thì xu hướng tiêu dùng các sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng cao cũng sẽ tăng lên, từ đó sẽ giúp mở rộng được quy mô kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại, với một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ lãi suất ngân hàng cao thì người tiêu dùng sẽ
có xu hướng “thắt lưng buộc bụng”, chuyển sang mua những mặt hàng giá rẻ hơn và chấp nhận rủi ro về chất lượng sản phẩm Điều này khiến cho các sản phẩm cùng tệp khách hàng có thể cạnh tranh với nhau trong khuyến mãi, quảng cáo hay rộng hơn là trong việc truyền thông marketing sản phẩm tới khách hàng
d Chính trị - pháp luật
Các đường lối, chính sách của nhà nước sẽ tác động rất lớn tới doanh nghiệp và tới hoạt động truyền thông marketing tích hợp của doanh nghiệp Các quy định, chính sách này quy định những điều được phép và không được phép thực hiện trong việc truyền thông marketing tích hợp, do đó ảnh hưởng tới các chiến lược truyền thông marketing tích hợp của các doanh nghiệp
e Văn hóa - xã hội
Yếu tố văn hóa xã hội luôn là một yếu tố được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, bởi sản phẩm dù có tốt tới đâu, khả năng truyền thông quảng bá hình ảnh có hay tới đâu mà không phù hợp với văn hóa - xã hội tại các vùng miền đó thì các sản phẩm, dịch
vụ đó cũng sẽ thất bại tại vùng miền đó Các chương trình truyền thông marketing tích hợp phù hợp với sở thích, nhu cầu của từng vùng miền sẽ mang lại hiệu quả cao cho hoạt động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 281.2 Nội dung hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing tích hợp
1.2.1 Quảng cáo
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA) “Quảng cáo là bất cứ sự hiện diện của loại hình nào không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ, ý đồ, ý tưởng, hành động, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo” Hiểu một cách dễ hiểu thì quảng cáo là những hình thức truyền thông trực tiếp, phi cá nhân, được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và các chủ thể quảng cáo phải chịu phí trả tiền
Việc xác định được mục tiêu của quảng cáo rất quan trọng bởi nó giúp: hỗ trợ, định hướng hoạch định chiến dịch quảng cáo; chỉ ra phương hướng sử dụng các nguồn lực; cơ sở đánh giá kết quả quảng cáo Tuy nhiên, các mục tiêu quảng cáo này lại bị chi phối bởi các nhân tố bên trong của doanh nghiệp (cụ thể là: mục tiêu, chiến lược marketing; hệ thống marketing mix; đặc điểm của sản phẩm) và nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp (cụ thể là: điều kiện thị trường; đối thủ cạnh tranh; khách hàng và một số yếu tố khác)
Hiện nay, các doanh nghiệp có thể quảng cáo trên rất nhiều phương tiện giúp tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng như:
Quảng cáo trên truyền hình: Là phương tiện tác động đến người tiêu dùng đa
dạng và toàn diện nhất, bằng âm thanh, hình ảnh sống động Chi phí hình thức này là đắt nhất Đôi khi có thể quảng cáo gián tiếp bằng hình thức tài trợ các show kèm theo logo quảng cáo
Quảng cáo trên Internet: Khi công nghệ thông tin và internet phát triển, loại hình
báo mạng cũng phát triển nên các công ty thường khai thác phương tiện này Ngày nay, internet rất phổ cập đến nhiều gia đình, đó là một lợi thế để các doanh nghiệp khai thác quảng cáo sản phẩm và thương hiệu trên các trang mạng
Trang 29Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển: Là hình thức dùng hình ảnh sản
phẩm và tên công ty lên thành xe, nhất là xe bus có diện tích lớn và lượng khách đi nhiều trong ngày Người ta thường dùng xe bus là phương tiện quảng cáo cho những sản phẩm
có vòng đời khá dài hoặc thương hiệu công ty chứ không giới thiệu sản phẩm có vòng đời ngắn, nhanh bị lạc hậu
Quảng cáo tại điểm bán hàng: Là hình thức người bán hàng sẽ tự giới thiệu các
tính năng, đặc điểm của sản phẩm ngay tại địa điểm người đó cung cấp sản phẩm bán cho khách hàng Hình thức này không tốn chi phí, có thể gây được sự tò mò và thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm
1.2.2 Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng (tên tiếng Anh: Public Relations, viết tắt là PR) là hình thức truyền thông phi cá nhân về một tổ chức, một sản phẩm dịch vụ hoặc một ý tưởng mà chủ thể không phải trả tiền một cách trực tiếp (hoặc ẩn dưới dạng là hoạt động tài trợ) Theo Hiệp hội Quan hệ công chúng của Mỹ (PRSA) “Quan hệ công chúng là quá trình giao tiếp mang tính chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa tổ chức doanh nghiệp và công chúng” Bản chất của quan hệ công chúng là xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với cộng đồng và các nhóm công chúng khác nhau bằng việc đưa ra những thông tin tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng một hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp và xử lý những tin đồn, vụ việc bất lợi và rủi ro liên quan đến doanh nghiệp
Quan hệ công chúng nhìn chung là có mục tiêu rộng hơn sự thu hút, sự chú ý của cộng đồng Hơn thế nữa quan hệ công chúng còn là một trong những công cụ hỗ trợ bán hàng hữu hiệu đối với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân Tuỳ vào mục đích
và đối tượng mà doanh nghiệp muốn tác động thì sẽ có những cách thức và hình thức tiếp cận khác nhau: có thể tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như các hoạt động
từ thiện, chăm sóc sức khỏe cộng đồng do các tổ chức hoạt động nhằm mục đích xã hội nhằm tạo ra hình ảnh một tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm với công đồng; hoặc
Trang 30cũng có thể tham gia dưới hình thức một nhà tài trợ mạnh tay luôn thấy xuất hiện hình ảnh trong các chương trình có quy mô lớn như các cuộc thi hoa hậu, các hội chợ triển lãm tầm cỡ Tất cả những hình thức đó nhằm tạo ra một hình ảnh đẹp, nổi bật và rộng khắp của bản thân doanh nghiệp với mong muốn thông qua những hình ảnh được đánh bóng đó, công chúng sẽ trở nên gần gũi và dành nhiều thiện cảm, quan tâm hơn
Philip Kotler đã khát quát quan hệ công chúng chính là tập hợp các công cụ nhằm tạo sự chú ý cũng như “Giá trị bình luận-Talk Value” Và ông đặt tên cho các công cụ của quan hệ công chúng là PENCILS, cụ thể là:
P-Publication (sự công bố/xuất bản): Các sản phẩm được xuất bản như báo cáo năm, các tập sách nhỏ bổ ích cho khách hàng,
E-Events (sự kiện): Tổ chức các sự kiện, các chương trình tài trợ hay các triển lãm
để nói thêm về sản phẩm đây là các sự kiện tự nguyện của doanh nghiệp
N-News (tin tức): Đó là các thông tin tốt, có lợi cho công ty, cho nhân viên, cho sản phẩm, được nhắc tới hàng ngày một cách tự nguyện trên các bảng tin
C-Community affairs (quan hệ cộng đồng): Các hoạt động liên quan hệ cộng đồng cần một chính sách lâu dài, bền vững và chân thành, bao gồm các hoạt động online
và offline Đó là các đóng góp về thời gian và tiền bạc cho các sự kiện, hoạt động của cộng đồng,
I-Identify media (các phương tiện nhận diện): Gồm các vật phẩm liên quan đến công
ty ví dụ như: văn phòng phẩm, bưu thiếp, đồng phục nhân viên công ty,
L-Lobbying (vận động hành lang): Các chiến dịch vận động bài bản, chuyên nghiệp
và đúng luật, những nỗ lực gây ảnh hưởng nhằm có được sự ủng hộ hay phản đối đối với một dư luận hay quyết định có lợi hay bất lợi đối với công ty
S-Social investments (các hoạt động về trách nhiệm đối với xã hội): Mục tiêu nhằm cải thiện môi trường xã hội nơi công ty đang kinh doanh nhằm tạo dựng uy tín tốt cho công ty trách nhiệm đối với xã hội
Trang 311.2.3 Xúc tiến bán
Thuật ngữ xúc tiến bán (khuyến mại) được định nghĩa bởi Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ như sau: “Xúc tiến bán là những nỗ lực marketing được áp dụng cho một khoảng thời gian nhất định, tác động vào khách hàng, người bán lẻ, hoặc người bán buôn để khuyến khích việc dùng thử, tăng nhu cầu khách hàng, hoặc cải thiện sự trưng bày hoặc
dự trữ sản phẩm” Tại Việt Nam, theo khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005 quy định:
“Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định” Tuy nhiên, khuyến mại cũng có nghĩa là kích thích nhân viên bán hàng (ví dụ bằng tiền thưởng) của doanh nghiệp mình để thúc đẩy việc tiếp thị để tiêu thụ hàng hóa (ví dụ để thi đua đạt doanh số, thi trưng bày hàng, ) Như vậy, xúc tiến bán (khuyến mại) là hoạt động marketing cung cấp giá trị cộng thêm hoặc khuyến khích lực lượng bán hàng, nhà phân phối hoặc các khách hàng cuối cùng và có thể đạt mục tiêu tăng doanh số bán ngay lập tức
Xúc tiến bán (khuyến mại) là những biện pháp tác động tức thì trong ngắn hạn nhằm khuyến khích việc dùng thử hoặc mua sản phẩm hay dịch vụ ngay lập tức hoặc mua nhiều hơn Xúc tiến bán được chia thành các loại như sau:
Xúc tiến bán nhắm vào các trung gian thương mại: Đây là những hoạt động xúc
tiến nhắm vào các nhà phân phối và người bán lẻ sản phẩm, người tạo nên kênh phân phối Những mục tiêu chủ yếu của xúc tiến bán là: thuyết phục những người bán lẻ chấp nhận các sản phẩm của nhà sản xuất; giảm hàng tồn kho của nhà sản xuất và tăng hàng tồn kho của nhà phân phối hoặc người bản lẻ; ủng hộ quảng cáo và các xúc tiến bán cho khách hàng cuối cùng; khuyến khích những người bán lẻ dành cho sản phẩm những vị trí thuận lợi trên quầy hàng; phần thưởng bán cho các nỗ lực trước đây
Xúc tiến bán nhắm vào khách hàng tiêu dùng cuối cùng: Xúc tiến bán hướng tới
khách hàng cuối cùng với một số mục tiêu cụ thể như sau: khiến khách hàng dùng thử sản phẩm; thưởng cho khách hàng trung thành; khuyến khích khách hàng mua sản phẩm
Trang 32- dịch vụ đắt tiền hơn; đối phó lại các nỗ lực của đối thủ cạnh tranh; tăng cường việc dùng thử Các doanh nghiệp thường tổ chức hội nghị khách hàng để giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, tìm hiểu cặn kẽ hơn nhu cầu của họ đồng thời thu nhận thông tin phản hồi Hoặc trưng bày sản sản phẩm ở nơi bán, sử dụng các cửa hàng được giới thiệu
và bán sản phẩm
1.2.4 Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp (Direct Marketing), theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing trực tiếp (DMA) “Marketing trực tiếp là một hệ thống marketing tương tác sử dụng một hoặc nhiều phương tiện truyền thông quảng cáo nhằm tạo ra các phản ứng và giao dịch mua bán có thể đo lường của khách hàng ở mọi khu vực thị trường” Có thể hiểu, marketing trực tiếp là việc truyền thông hướng tới khách hàng nhằm tạo ra phản ứng tìm hiểu thông tin, tới thăm nơi bán hàng hoặc đặt hàng trực tiếp ngay lập tức của khách hàng mục tiêu
Ngày nay, marketing trực tiếp đóng vai trò quan trọng và ngày càng lớn hơn trong công cụ xúc tiến Mục tiêu của marketing trực tiếp là làm cho khách hàng tiềm năng mua ngay sản phẩm của mình, tác động đến nhận thức và dự định mua sau đó của khách hàng; lập được danh sách khách hàng tiềm năng tạo cơ hội cho nhân viên bán hàng; truyền đi những thông điệp nhấn mạnh đến hình ảnh và sự ưa thích công ty; thông tin và hướng dẫn khách hàng để chuẩn bị cho lần mua sau
Các công cụ marketing trực tiếp rất đa dạng và phong phú, chủ yếu là:
Marketing qua catalog (Catalog marketing): Doanh nghiệp gửi catalog với
khách hàng tiềm năng thông qua đường bưu điện Thông qua đó, khách hàng khách hàng đặt hàng với công ty
Marketing qua thư trực tiếp (Direct Mail Marketing): Đây là hình thức marketing
trực tiếp mà doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện như chào hàng, tờ quảng cáo, tờ gấp
và các phương tiện chào hàng khác với hy vọng bán được sản phẩm cho khách hàng mục tiêu
Trang 33Marketing từ xa qua điện thoại (TeleMarketing): Là một công cụ quan trọng trong
marketing trực tiếp và đang được sử dụng ngày càng nhiều
Marketing trực tiếp trên các kênh truyền hình: Truyền hình cũng được sử dụng
để bán hàng Qua các kênh truyền hình, khách hàng ngày càng biết đến sản phẩm và hình ảnh doanh nghiệp bởi số lượng khách hàng xem qua truyền hình là rất lớn và hiệu quả cũng khá cao
Marketing trực tiếp trên truyền thanh, tạp chí và báo: Đài, tạp chí hay các tờ báo
cũng được sử dụng để chào hàng trực tiếp cung cấp cho khách hàng một số điện thoại đặt hàng miễn phí hoặc phiếu đặt hàng đính kèm theo
Marketing tận nhà (Door to Door Leaflet Marketing): Đây là hình thức
marketing được sử dụng nhiều trong ngành thực phẩm tiêu dùng (Fast Food Industries) Hình thức này tập trung hoàn toàn theo vùng
Computer Marketing: Khách hàng mua qua máy tính có kết nối mạng, đặt hàng
và thanh toán qua internet
1.2.5 Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân là quá trình truyền thông trực tiếp giữa người bán với khách hàng tiềm năng nhằm mục tiêu thông tin về sản phẩm - dịch vụ và bán hàng Theo Philip Kotler (Marketing căn bản, NXB Thống kê, năm 1994) “Bán hàng cá nhân là một hình thức giới thiệu trực tiếp bằng miệng về hàng hóa/dịch vụ thông qua sự trao đổi trò chuyện với người mua hàng tiềm năng để bán được hàng” Như vậy, bán hàng cá nhân là một phương thức giao tiếp trực tiếp và cá nhân trong đó người bán hàng cố gắng để trợ giúp hoặc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc tạo thiện cảm của khách hàng đối với doanh nghiệp để ảnh hưởng đến hành động mua hàng trong tương lai
Mục tiêu của bán hàng cá nhân là nhằm quảng bá, giới thiệu SP-DV của doanh nghiệp tới khách hàng, làm cho khách hàng biết đến SP-DV đó dẫn đến hành động mua hàng và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp Hay nói một
Trang 34cách đơn giản, mục tiêu của bán hàng cá nhân là đáp ứng nhu cầu của khách hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu
Về cơ bản quá trình bán hàng gồm 7 bước như sau:
Bước 1: Thăm dò và đánh giá: Công ty cung cấp những thông tin về khách hàng, người bán tiếp xúc với khách hàng và xác định khách hàng tiềm năng rồi từ đó phát triển mối quan hệ với khách hàng đó
Bước 2: Tiền tiếp xúc: Người bán hàng cần biết về công ty, khách hàng tiềm năng
và những người mua của doanh nghiệp càng chi tiết, cụ thể càng tốt
Bước 3: Tiếp xúc: Nhân viên bán hàng cần phải biết cách tiếp xúc, chào mời khách hàng để tạo mối quan hệ tốt ban đầu Người bán hàng cần phải phân tích nhu cầu của khách hàng, trả lời các câu hỏi then chốt, chú ý tìm hiểu và lắng nghe nhu cầu khách hàng
Bước 4: Giới thiệu và chứng minh: Đây là bước quan trọng nhất của quá trình bán hàng Nhân viên bán hàng phải trình bày sản phẩm/dịch vụ với khách hàng một cách hấp dẫn và có sức thuyết phục nhằm tạo được sự chú ý, duy trì sự quan tâm, khuyến khích sự ham muốn và nhận được hành động
Bước 5: Xử lý những từ chối: Khách hàng hầu như từ chối, sự từ chối mang tính chất tâm lý do khách hàng không muốn bị quấy rầy, ưa thích nhãn hiệu quen thuộc, không thích từ bỏ sự yêu thích, phản đối về giá cả, đặc điểm của sản phẩm Để hiểu rõ nội dung phản kháng, có thể nêu câu hỏi để chính khách hàng trả lời về sự phản kháng của họ và biến nó thành nguyên nhân của sự mua hàng
Bước 6: Kết thúc thương vụ: Để kết thúc việc bán hàng hiệu quả, nhân viên bán hàng phải nhận ra dấu hiệu kết thúc chào hàng trong quá trình giao tiếp với khách Bước này đòi hỏi kỹ năng đàm phán và thương lượng của nhân viên bán hàng Nhân viên bán hàng có thể đưa ra những yếu tố đặc biệt để kích thích người mua kết thúc thương
vụ như giá ưu đãi hoặc hàng tặng kèm
Trang 35 Bước 7: Theo dõi và duy trì: Mục đích chủ yếu của việc bán hàng là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, do đó, nhân viên bán hàng phải đảm bảo khách hàng nhận được hàng, sử dụng thành thạo và có kết quả tốt
1.2.6 Truyền thông tương tác
Truyền thông tương tác là phương thức truyền thông cho phép thông tin truyền qua lại dễ dàng giữa doanh nghiệp và khách hàng Truyền thông tương tác là một phương pháp giao tiếp mà trong đó nhà sản xuất nội dung và người tiêu dùng có khả năng tương tác trực tiếp với nhau thông qua các công nghệ hoặc phương tiện truyền thông
Khác với truyền thông truyền thống một chiều, trong truyền thông tương tác, người xem có thể tham gia, đóng góp ý kiến, chia sẻ nội dung và thậm chí tạo ra nội dung mới Các nền tảng truyền thông xã hội, ứng dụng di động, trò chơi trực tuyến và các công nghệ khác thường được sử dụng để tạo ra trải nghiệm tương tác, mở ra cánh cửa cho một môi trường truyền thông đa hướng và thú vị hơn
Truyền thông tương tác đóng vai trò quan trọng trong việc mở ra các kênh giao tiếp hai chiều giữa nhà sản xuất nội dung và người tiêu dùng Một số vai trò quan trọng của truyền thông tương tác phải kể tới là:
Tăng cường tương tác: Truyền thông tương tác tạo điều kiện cho khách hàng tham
gia tích cực vào quá trình truyền thông Họ có thể đóng góp ý kiến, chia sẻ trải nghiệm
và tương tác trực tiếp với nhà sản xuất nội dung
Xây dựng cộng đồng: Công cụ truyền thông tương tác như mạng xã hội giúp tạo
ra và duy trì các cộng đồng trực tuyến Điều này giúp tăng sự tương tác giữa các thành viên trong cộng đồng và cũng giữ cho họ liên kết với nội dung và thương hiệu
Phản hồi nhanh chóng: Khả năng tương tác giúp nhà sản xuất nội dung thu thập
phản hồi từ người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả Điều này cho phép điều chỉnh và cải thiện nội dung của mình theo phản hồi từ thị trường
Trang 36Tạo ra nội dung sáng tạo: Truyền thông tương tác khuyến khích người tiêu dùng
tham gia tạo ra nội dung mới và sáng tạo Điều này có thể tạo ra sự lan truyền tự nhiên
và tăng khả năng tiếp cận đối với nội dung
Tạo ra trải nghiệm người dùng đa chiều: Bằng cách kết hợp các yếu tố tương tác
như thăm dò ý kiến, cuộc trò chuyện trực tiếp và cuộc thi trên mạng, truyền thông tương tác tạo ra một trải nghiệm người dùng đa chiều và thú vị
Tăng cường tương tác thương mại: Truyền thông tương tác cũng có thể được sử
dụng để tạo ra các trải nghiệm mua sắm trực tuyến tương tác, tăng cường việc tương tác giữa người tiêu dùng và sản phẩm/dịch vụ
1.3 Tiêu chí đánh giá hoạt động truyền thông marketing tích hợp
Để đánh giá mức độ hoàn thiện của hoạt động truyền thông marketing tích hợp,
có thể sử dụng các tiêu chí sau:
Nhận thức thương hiệu: Đo lường mức độ nhận thức và hiểu biết của khách hàng
về thương hiệu sau khi tiếp xúc với các hoạt động truyền thông Điều này có thể bao gồm việc đo lường nhận thức về thương hiệu trước và sau các chiến dịch truyền thông
Tăng trưởng doanh số bán hàng: Đo lường sự tăng trưởng trong doanh số bán
hàng hoặc doanh thu của doanh nghiệp sau khi triển khai các chiến dịch truyền thông
Sự tăng trưởng này có thể được đo lường qua việc so sánh doanh số bán hàng trước và sau chiến dịch
Tương tác khách hàng: Đánh giá mức độ tương tác và kết nối giữa thương hiệu
và khách hàng thông qua các kênh truyền thông, bao gồm việc đo lường số lượt tương tác trên mạng xã hội, lượt tương tác trên website, và tỉ lệ mở email
Lợi nhuận: Đánh giá lợi nhuận đạt được từ các hoạt động truyền thông bằng cách
so sánh giữa chi phí tiếp thị và doanh thu hoặc lợi nhuận thu được Điều này giúp xác định xem các chiến dịch truyền thông có mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp hay không
Trang 37Tính nhất quán và tích hợp: Đánh giá mức độ nhất quán và tích hợp của các thông
điệp và hoạt động truyền thông trên các kênh khác nhau Việc này giúp đảm bảo rằng thương hiệu được phản ánh một cách nhất quán và thống nhất trên mọi nền tảng
Phản hồi từ khách hàng: Thu thập và đánh giá phản hồi từ khách hàng sau các
hoạt động truyền thông để hiểu được cảm nhận và ý kiến của họ về thương hiệu và chiến dịch Phản hồi này có thể bao gồm ý kiến từ khách hàng, đánh giá sản phẩm, và đánh giá dịch vụ
Bằng cách sử dụng các tiêu chí này, doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của các hoạt động truyền thông marketing tích hợp và điều chỉnh chiến lược của mình
Nền tảng của Edupia được thiết kế để linh hoạt và dễ tiếp cận, cho phép người học tiếp cận nội dung học tập mọi lúc, mọi nơi và trên nhiều thiết bị khác nhau Các khóa học trực tuyến của Edupia mang lại sự linh hoạt cho người học, cho phép họ tự chủ trong việc xây dựng lộ trình học tập cá nhân và tiến triển theo tốc độ của mình Để triển khai một chiến lược truyền thông marketing tích hợp nhằm tăng cường hiệu quả của chiến dịch tiếp thị Edupia đã thực hiện kết hợp các hoạt động truyền thông marketing tích hợp dưới đây
Trang 38Content Marketing: Tạo ra nội dung giáo dục chất lượng và hấp dẫn trên kênh của
Edupia, trang web và các kênh truyền thông xã hội để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu Việc cung cấp các bài viết, bài hướng dẫn và bài viết blog về các chủ đề giáo dục phổ biến và hữu ích để chia sẻ kiến thức và thu hút độc giả cùng đối tượng công chúng mục tiêu mà Edupia hướng đến Cùng với đó, doanh nghiệp tích hợp các chiến lược SEO để tăng cường khả năng tìm thấy của nội dung trên các công cụ tìm kiếm
Social Media Marketing: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook,
Instagram và LinkedIn để chia sẻ nội dung giáo dục và tương tác với cộng đồng Edupia
tổ chức các buổi tương tác trực tiếp, như hội thảo trực tuyến hoặc phát trực tiếp, để tạo
ra một kênh giao tiếp hai chiều với đối tượng mục tiêu
Email Marketing: Doanh nghiệp thực hiện gửi các thông báo, bản tin và tư vấn
giáo dục thông qua email để duy trì và tăng cường quan hệ với khách hàng hiện tại và tiềm năng và tích hợp các chiến lược tự động hóa email để tùy chỉnh và tối ưu hóa trải nghiệm của người nhận
Quảng cáo trực tuyến: Sử dụng Google Ads và các nền tảng quảng cáo trực tuyến
khác để đưa ra thông điệp quảng cáo và tăng cường sự nhận thức về thương hiệu và sản phẩm của Edupia Cùng với đó doanh nghiệp liên kết quảng cáo với các landing page tùy chỉnh để tạo ra một trải nghiệm liền mạch và chuyển đổi cao hơn
Tương tác và Phản hồi: Tương tác tích cực với đối tượng mục tiêu thông qua việc
trả lời câu hỏi, phản hồi và thảo luận trên các nền tảng truyền thông xã hội nhờ đó thu thập và phản hồi phản hồi từ khách hàng để cải thiện dịch vụ và sản phẩm của Edupia Việc kết hợp các hoạt động trên sẽ giúp Edupia xây dựng một chiến lược truyền thông marketing tích hợp mạnh mẽ và tạo ra sự nhận thức và tương tác tích cực từ đối tượng mục tiêu
b Duolingo
Duolingo là một ứng dụng học ngôn ngữ trực tuyến nổi tiếng trên toàn thế giới, được thiết kế để giúp người dùng học một hoặc nhiều ngôn ngữ một cách dễ dàng và
Trang 39hiệu quả Với giao diện thân thiện và phương pháp học tập sáng tạo, Duolingo đã trở thành một trong những công cụ học ngôn ngữ phổ biến nhất trên thị trường
Ứng dụng này cung cấp các bài học ngắn gọn và giải trí, từ vựng, ngữ pháp và cả phát âm, giúp người học tiếp cận ngôn ngữ một cách tự nhiên và thú vị Duolingo cũng cung cấp các tính năng tương tác như bảng xếp hạng, hệ thống thành tích và các trò chơi học tập để tạo động lực và thúc đẩy sự tiến bộ của người học Duolingo thường triển khai một chiến lược truyền thông marketing tích hợp để quảng bá ứng dụng học ngoại ngữ của họ Dưới đây là một số hoạt động mà Duolingo thực hiện:
Quảng cáo trực tuyến: Sử dụng các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Google
Ads và các mạng quảng cáo khác để đưa thông điệp của Duolingo đến đối tượng mục tiêu Việc tạo ra các quảng cáo tương tác với tiêu đề và hình ảnh thu hút, tăng cường sự nhận thức về thương hiệu và tạo ra lưu lượng truy cập đến trang web hoặc ứng dụng của Duolingo
Marketing trên mạng xã hội: Duolingo tạo ra nội dung hấp dẫn và giáo dục về
việc học ngoại ngữ trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter Ứng dụng sử dụng video, hình ảnh và câu chuyện để chia sẻ kinh nghiệm của người dùng
và những lợi ích của việc sử dụng Duolingo
Email Marketing: Duolingo thực hiện gửi email thông báo, bản tin và ưu đãi đặc
biệt đến người dùng hiện tại và tiềm năng để tạo cơ hội tiếp thị trực tiếp và tăng cường
sự kết nối với thương hiệu
Content Marketing: Doanh nghiệp tạo ra nội dung giáo dục và hấp dẫn về việc
học ngoại ngữ trên blog của Duolingo hoặc trên các trang web đối tác Cung cấp các bài viết, hướng dẫn và tài nguyên miễn phí để hỗ trợ quá trình học của người dùng và tạo ra giá trị cho cộng đồng
Tương tác và tham gia cộng đồng: Doanh nghiệp thành công tổ chức các sự kiện
trực tuyến như cuộc thảo luận trực tiếp hoặc các buổi tập học trực tuyến để tương tác với cộng đồng người dùng và giải đáp các câu hỏi Kết hợp sử dụng các cộng đồng trên mạng
Trang 40xã hội hoặc diễn đàn để tạo cơ hội cho người dùng chia sẻ kinh nghiệm, hỏi đáp và tương tác với nhau
Tóm lại, bằng cách kết hợp các hoạt động truyền thông marketing tích hợp, Duolingo có thể tạo ra một chiến lược tiếp thị toàn diện và hiệu quả để thu hút và giữ chân người dùng trên nền tảng học ngoại ngữ của họ
Khi doanh nghiệp tương tác tích cực với đối tượng mục tiêu thông qua các nền tảng truyền thông xã hội và email dễ dàng giúp xây dựng một mối quan hệ đáng tin cậy
và tăng cường sự kết nối Hoạt động tổ chức các sự kiện tương tác trực tuyến và offline giúp tạo cơ hội gặp gỡ trực tiếp và xây dựng mối quan hệ với khách hàng và cộng đồng
Nội dung đóng vai trò quan trọng trong quá trình marketing tích hợp của doanh nghiệp Tạo ra nội dung giáo dục chất lượng và hấp dẫn giúp Edupia thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu và xây dựng uy tín trong ngành giáo dục Việc chia sẻ thông tin hữu ích và kiến thức chuyên môn giúp tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài
Thành công của Edupia còn nằm ở việc doanh nghiệp luôn phản hồi nhanh chóng
và không ngừng cải tiến Việc thu thập phản hồi từ khách hàng và đối tác giúp Edupia hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó cải thiện dịch vụ và sản phẩm của mình Việc phản hồi nhanh chóng và tích cực đem lại niềm tin và sự hài lòng từ phía