1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phước long tỉnh bạc liêu

111 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương
Tác giả Nguyễn Minh Quân
Người hướng dẫn TS. Đỗ Đoạn Trang
Trường học Trường Đại học Bình Dương
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,2 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
  • 2. Lý do chọn đề tài (13)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (15)
    • 3.1. Mục tiêu chung (15)
    • 3.2. Mục tiêu cụ thể (15)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu (15)
  • 5. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát (16)
    • 5.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
    • 5.2. Đối tượng khảo sát (16)
  • 6. Phạm vi nghiên cứu (16)
  • 7. Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 7.1. Phương pháp phân tích thống kê mô tả (17)
    • 7.2. Phương pháp phân tích tần số (17)
    • 7.3. Phương pháp so sánh (17)
    • 7.4. Phương pháp phỏng vấn sâu Chuyên gia (18)
    • 7.5. Phương pháp thu thập số liệu (19)
  • 8. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan (20)
    • 8.1. Nghiên cứu trong nước (20)
    • 8.2. Nghiên cứu nước ngoài (21)
    • 8.3. Khoảng trống nghiên cứu (23)
  • 9. Bố cục luận văn (23)
  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ quản trị rủi ro (25)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (25)
      • 1.1.1. Khái niệm liên quan đến rủi ro (25)
      • 1.1.2. Khái quát về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp (29)
      • 1.1.3. Rủi ro hoạt động (34)
      • 1.1.4. Rủi ro chiến lược (37)
      • 1.1.5. Nội dung của quản trị rủi ro (38)
      • 1.1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của doanh nghiệp (45)
    • 1.3. Quy trình nghiên cứu (49)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÌNH DƯƠNG (51)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty Điện lực Bình Dương (51)
      • 2.1.1. Thông tin cơ bản (51)
      • 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (51)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động chính (52)
      • 2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh (53)
      • 2.1.5. Vai trò của quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương (55)
      • 2.1.6. Các nguyên tắc và hệ thống quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương (56)
    • 2.2. Sơ đồ quản trị rủi ro (56)
    • 2.3. Các loại rủi ro phổ biến của Công ty Điện lực Bình Dương (58)
      • 2.3.1. Rủi ro chủ quan (58)
      • 2.3.2. Rủi ro khách quan (65)
      • 2.3.3. Rủi ro chiến lược (69)
      • 2.3.4. Rủi ro tài chính (73)
    • 2.4. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương (74)
      • 2.4.1. Nội dung quản trị rủi ro (74)
      • 2.4.2. Môi trường kiểm soát (75)
      • 2.4.3. Đánh giá rủi ro (81)
      • 2.4.4. Hoạt động kiểm soát (84)
      • 2.5.1. Những ưu điểm công tác quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương (92)
      • 2.5.2. Những mặt hạn chế công tác quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương 82 Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÌNH DƯƠNG (93)
    • 3.1. Quan điểm hoàn thiện về công tác quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương (95)
      • 3.1.1. Phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động của đơn vị và đặc điểm của ngành (95)
      • 3.1.2. Nâng cao tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính (95)
      • 3.1.3. Xét đến mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí (95)
    • 3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương (95)
      • 3.2.1. Về môi trường kiểm soát (96)
      • 3.2.2. Giải pháp về đánh giá rủi ro (98)
      • 3.2.3. Giải pháp về hoạt động kiểm soát (100)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (104)
  • PHỤ LỤC (107)

Nội dung

Trải qua các cuộc khuảng hoảng kinh tế, tài chính thế giới trước đây, các nhà quản trị đã rút ra được bài học quý báu, và điều có thể khẳng định là hoạt động quản trị rủi ro trong doanh

Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Việc định hướng Xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước và vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước Để kinh tế Nhà nước được giữ vai trò chủ đạo, hệ thống các Tập đoàn và tổng công ty Nhà nước đã được thành lập và đi vào hoạt động ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực trọng yếu và then chốt trong nền kinh tế, cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho xã hội như xi măng, sắt thép, dầu khí, cao su, cà phê trong đó không thể không nhắc tới một Tập đoàn lớn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng luôn tiềm ẩn nhiều loại rủi ro khác nhau mà có thể tạo ra nhiều mức biến động ảnh hưởng lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, sự biến động của nền kinh tế - chính trị của thế giới sẽ rất dễ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngoại thương, do đó quản trị rủi ro là rất cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện

Công ty Điện lực Bình Dương là Công ty phân phối và kinh doanh điện năng thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam, có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện an toàn, hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bình Dương Việc xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro nhằm xác định rõ và đề ra phương án xử lý những yếu tố rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của Công ty Điện lực Bình Dương

Quản trị rủi ro là công cụ thực hiện tối ưu hóa chi phí trong tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, quản trị doanh nghiệp, góp phần đưa Công ty Điện lực Bình Dương hoàn thành các chiến lược phát triển bền vững đã đề ra, tích cực chuẩn bị tham gia lộ trình thị trường điện Xây dựng và từng bước hoàn thiện công tác quản trị rủi ro là công cụ hữu ích cho Ban Giám đốc Công ty Điện lực Bình Dương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, tài chính theo đúng định hướng, mục tiêu và Chủ đề trong từng năm hoặc từng giai đoạn Liên tục rà soát toàn diện các mặt hoạt động, bổ sung, cập nhật các nội dung rủi ro mới phát sinh trong quá trình hoạt động và xây dựng phương án quản trị để xử lý thích hợp.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Đề tài nhằm mục đích nêu lên thực tiễn hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương (PCBD) trong thời gian tới.

Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu cụ thể 1: Luận giải cơ sở lý luận, yêu cầu về hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động và rủi ro chiến lược tại Công ty Điện lực Bình Dương

- Mục tiêu cụ thể 2: Đánh giá thực trạng những rủi ro hoạt động và rủi ro chiến lược tại Công ty Điện lực Bình Dương

- Mục tiêu cụ thể 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động và rủi ro chiến lược tại Công ty Điện lực Bình Dương.

Câu hỏi nghiên cứu

- Những vấn đề về cơ sở lý luận, yêu cầu về hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động và rủi ro chiến lược tại Công ty Điện lực Bình Dương hiện nay như thế nào?

- Thực trạng những rủi ro hoạt động và rủi ro chiến lược tại Công ty Điện lực Bình Dương hiện nay như thế nào?

- Cần phải làm gì để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động và rủi ro chiến lược tại Công ty Điện lực Bình Dương trong thời gian tới?

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Định nghĩa “phương pháp phân tích thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu” Các đại lượng thường được dùng mô tả tập dữ liệu như: (1) Đại lượng mô tả mức độ tập trung: mean, mode, median; (2) Đại lượng mô tả mức độ phân tán: Phương sai, độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên.

Phương pháp phân tích tần số

Lý thuyết cho rằng để “thực hiện phân tích tần số sẽ mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu số liệu thô là lập bảng phân phối tần số cần phải lập bảng tần số” Bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp các dữ liệu theo một thứ tự nào đó - tăng dần hoặc giảm dần Sau đó, thực hiện các bước sau: (1) Xác định số tổ của dãy số phân phối; (2) Xác định khoảng cách tổ; (3) Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ; (4) Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng, sơ đồ Mặt khác, để thực hiện phân tích số liệu tốt hơn thì nên cần phân tích phân phối tần số tích lũy Phân phối tần số tích lũy sẽ cộng dồn các tần số nhằm đáp ứng một mục đích khác của phân tích thống kê là khi thông tin được đòi hỏi muốn biết số quan sát mà giá trị của nó ít hơn một giá trị cho sẵn nào đó.”

Phương pháp so sánh

“Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) (Lộc, 2010)

- Phương pháp số tuyệt đối là độ lớn hay hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở hay chỉ tiêu của năm này và năm kia Là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc Số tuyệt đối biểu hiện quy mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó Là cơ sở để tính toán các loại số khác:

∆y : là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế y1: chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích y0: chỉ tiêu kinh tế kỳ gốc

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế Từ đó có cách đánh giá chính xác các hoạt động phân tích

- Phương pháp số tương đối là tỉ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng Là kết quả phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế Số tương đối cho biết rõ hơn về đặc điểm của hiện tượng hay bản chất của hiện tượng một cách sâu sắc hơn

∆y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế y1: chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích y0: chỉ tiêu kinh tế kỳ gốc

Phương pháp này dùng để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp Ngoài ra, số tương đối còn giữa bí mật cho số tuyệt đối Đồng thời việc so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm cho thấy được sự tác động có liên quan đến các hoạt động trong phân tích Từ đó có sự nhận diện rõ các hoạt động trong nghiên cứu.

Phương pháp phỏng vấn sâu Chuyên gia

“Phỏng vấn sâu (tiếng Anh là in-depth interview), phương pháp này là kỹ thuật phân tích định tính, được thực hiện với mục đích thảo luận nhóm hoặc phỏng vấn sâu với một hoặc một nhóm người có am hiểu, các nhà quản lý, các cán bộ nhà nước Thông qua phỏng vấn này tác giả có được một bức tranh chung về nội dung nghiên cứu, cũng như những giải pháp khả thi có thể được rút ra thông qua kết quả nghiên cứu này

Các giai đoạn thực hiện khảo sát:

- Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để xây dựng dàn bài khảo sát (Lộc, 2010)

- Bước 2: Dàn bài khảo sát ban đầu được tham khảo ý kiến của Giảng viên hướng dẫn để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp (Võ Thị Thanh Lộc 2010)

- Bước 4: Tiến hành khảo sát bằng hình thức phỏng vấn sâu với 05 Chuyên gia là cán bộ quản lý tại Công ty Điện lực Bình Dương

Quy trình phỏng vấn sâu bao gồm các bước cơ bản như:

- Thu thập thông tin về các Chuyên gia được phỏng vấn và các lĩnh vực hoạt động chuyên môn của họ

- Lập kịch bản hoặc danh sách các chủ đề muốn đề cập

- Đặt lịch phỏng vấn theo kế hoạch thực hiện đề tài

- Thực hiện phỏng vấn Chuyên gia, đảm bảo giải thích rõ nguyên nhân để các Chuyên gia cảm thấy thoải mái khi trao đổi

- Xác định thời gian thực hiện nghiên cứu này một các phù hợp với công việc của các Chuyên gia

- Tương tác với các Chuyên gia một cách chủ động để nắm bắt tâm lý của các Chuyên gia

- Khách quan, trung thực, tôn trọng người được hỏi trong suốt quá trình.

Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn: luận văn, phân tích thông tin từ sách, tạp chí và các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố

Tất cả các dữ liệu thứ cấp liên quan đến đề tài nghiên cứu được thu thập từ Phòng Tổ chức-Nhân sự, Tài chính-Kế toán Công ty Điện lực Bình Dương

Nghiên cứu tiến hành khảo sát về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương, tác giả chỉ gửi khảo sát cho các Trưởng phó phòng, Quản đốc phân xưởng và những nhân viên công ty, số phiếu khảo sát là 110 phiếu, thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện Các câu hỏi được thiết kế theo dạng câu hỏi được đo lường theo thang đo Liker 5 mức độ (với 1: hoàn toàn không đồng ý, 2: không đồng ý, 3: không ý kiến, 4: là đồng ý và 5: hoàn toàn đồng ý).

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan

Nghiên cứu trong nước

- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2013), đề tài xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam Công trình đã xây dựng hệ thống lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh tế quốc dân và của doanh nghiệp hoá chất Việt Nam Luận án đã làm sáng tỏ những đặc thù riêng biệt của doanh nghiệp tác động lên quá trình thiết lập và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như những dị biệt cơ bản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của tập đoàn kinh tế và hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty cổ phần Ngoài việc phân tích hiện trạng, tác giả luận án cũng xây dựng bảng câu hỏi và thực hiện phỏng vấn tại các công ty con của tập đoàn hoá chất để có được một cái nhìn tổng quát nhất về hiện trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của tập đoàn hoá chất Nhóm Tuy nhiên, Công trình chủ yếu khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ với ba thành phần: Môi trường kiểm soát, hệ thống giám sát và các quy trình kiểm soát Một trong những chức năng quan trọng nhất của hệ thống kiểm soát nội bộ là phát hiện và phòng ngừa sai sót không được tác giả nhắc nhiều trong công trình của mình Công trình cũng không chứng minh được những đặc điểm riêng biệt của công ty hoá chất ảnh hưởng thế nào đối với công tác xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ, cũng như không nêu rõ những nguy cơ nào có thể gây ra ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty hoá chất

“- Tác giả Dương Hữu Hạnh (2013) với chuyên đề “Quản lý rủi ro doanh nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu hoá lý thuyết và thực tiễn” Nội dung quyển sách tập trung nghiên cứu hiện trạng và đề xuất những giải pháp để đẩy mạnh hiện đại hoá các nền kinh tế trong đó các công ty đa quốc gia giữ vai trò chủ đạo Dưới sức ép cạnh tranh, làn sóng đầu tư đã hình thành các liên minh chiến lược đưa đến những biến đổi sâu sắc kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá Những sửa đổi đã tác động sâu sắc lên thực tế thương mại trên khắp toàn cầu, bao gồm các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, chính trị, pháp lý, văn hoá, kinh tế và khuyến nghị các giải pháp dự phòng để giảm thiểu tổn thất đối với hoạt động ngoại thương trong tương lai.”

- Lê Thị Vân Khánh (2016) thực hiện luận án “Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại Việt Nam” và trình bày các khái niệm về hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại Việt Nam; Căn cứ trên nền tảng lý thuyết và các tiêu chí đánh giá hệ thống quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro hoạt động nói riêng theo các nghiên cứu hiện hành và Hiệp ước Basel II, luận án đã nghiên cứu, đánh giá và nêu chi tiết các yếu tố hình thành hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng, như (i) vai trò chỉ đạo của hội đồng quản trị về quản lý rủi ro hoạt động của Giám đốc cấp cao; (ii) mô hình tổ chức quản lý rủi ro hoạt động; (iii) quy trình quản lý rủi ro hoạt động và bộ tiêu chí quản lý rủi ro hoạt động; (iv) Và (v) Đào tạo nghiệp vụ quản lý rủi ro hoạt động và (vi) Truyền thông về quản lý rủi ro hoạt động Công trình cũng làm rõ các tiêu chuẩn nhằm đánh giá và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với hiệu quả quản lý rủi ro hoạt động Trên cơ sở phân tích các nhân tố trên cộng với số liệu thống kê, tác giả trình bày các biện pháp xây dựng hệ thống quản lý rủi ro hoạt động cho các ngân hàng thương mại Việt Nam Công việc này đánh giá khả năng quản lý rủi ro hoạt động tổng quát của ngân hàng.

Nghiên cứu nước ngoài

“- Meulbroek (2002) đã thực hiện nghiên cứu đầu tiên, “Hướng dẫn quản lý rủi ro tích hợp dành cho quản lý cấp cao”, nghiên cứu này cung cấp cho quản lý cấp cao tầm nhìn tổng quát để quản lý rủi ro doanh nghiệp Tác giả xem xét hệ thống quản lý rủi ro tổng thể và thấy rằng một doanh nghiệp đã thực hiện thành công các mục đích quản lý rủi ro theo ba cách sau: bằng cách chuyển hướng kinh doanh, tận dụng các yếu tố rủi ro khác hoặc cơ cấu công ty gọn nhẹ Rủi ro các công ty mắc vào bẫy rủi ro doanh nghiệp thông qua cách sử dụng kết hợp ba kỹ thuật quản lý rủi ro trên Tác giả sử dụng một phân tích chức năng nhằm quản lý rủi ro kinh doanh cao bằng cách phân tích nhiều trường hợp kinh doanh khác nhau nhằm hiểu được cách quản lý rủi ro liên quan và chịu tác động bởi chiến lược kinh doanh của công ty đến các kết quả kinh doanh Dựa trên nghiên cứu chức năng, điều kết luận bằng cách cung cấp một khuôn khổ cho phép các nhà quản lý thiết kế một hệ thống quản lý rủi ro cho công ty tổng thể để tối đa hoá giá trị.”

“- Sau nữa, vào khoảng giữa năm 2004, Quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp hợp nhất đã được thông qua tại Uỷ ban Treadway - COSO (Committee of Sponsoring Organization of a Treadway Commission) Quản lý rủi ro doanh nghiệp được quy định tại COSO như là một quá trình mà công ty sẽ bị tác động của hội đồng quản trị, ban quản lý và nhân sự, được sử dụng trong bối cảnh chiến lược và toàn bộ công ty Quá trình này để phát hiện rủi ro tiềm tàng có thể tác động lên công ty và Quản lý rủi ro theo quy mô có thể ảnh hưởng lên doanh nghiệp Mục tiêu của quá trình này là để đảm bảo rằng khẩu vị rủi ro của công ty sẽ được cân nhắc và các mục tiêu đã đề ra sẽ được hoàn thành.”

“- Nghiên cứu của Yusuwan et al (2008) “Quan điểm của khách hàng về thực tiễn quản lý rủi ro trong ngành xây dựng Malaysia” tập trung nhiều hơn vào thực tiễn quản lý rủi ro cho các công ty dự án xây dựng, đặc biệt là ở Thung lũng Klang, Malaysia Nghiên cứu được thực hiện để xác định sự hiểu biết đối với quản lý rủi ro, bao gồm các biện pháp được thực hiện nhằm quản lý rủi ro đối với từng dự án cụ thể, để xác định các cơ hội và rủi ro trong việc thực hiện chúng Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn Theo nghiên cứu, trình độ nhận thức và nhận thức về quản lý rủi ro đã được chứng minh Có thể kết luận rằng năng suất, hiệu quả, chất lượng và chi phí của dự án có thể chịu tác động do quản lý rủi ro Việc sử dụng quản lý rủi ro cho dự án xây dựng phù hợp với một số yêu cầu về kỹ thuật mới và thích hợp đối với dự án, và được thực hiện trong bối cảnh thị trường không ổn định.”

“- Nghiên cứu của Quang Cheng et al (2017), Internal control and operational efficiency Contemporary Accounting Research, Forthcoming Tác giả xem xét mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động Kết quả phân tích cho biết có sự tương quan tốt giữa công tác kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả hoạt động Khắc phục được nhược điểm về kiểm soát nội bộ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy tác động của những điểm yếu trong kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của công ty khác nhau tùy thuộc vào quy mô công ty Đối với các công ty nhỏ, vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả hoạt động sẽ lớn hơn so với các công ty lớn hơn Một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả không những giúp các bên liên quan đưa ra các quyết định tài chính sáng suốt hơn mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.”

Khoảng trống nghiên cứu

“ Qua nghiên cứu tài liệu, tác giả có thể hiểu được tầm quan trọng của hoạt động quản lý rủi ro và hoạt động quản lý rủi ro trong công ty Khi nghiên cứu chi tiết có thể nhận ra nhiều nghiên cứu về rủi ro chung của công ty như: Rủi ro chính trị, loại rủi ro tỷ giá, rủi ro cung cấp nguyên liệu thô và rủi ro thị trường,

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động quản trị rủi ro trong nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau, Tuy nhiên những nghiên cứu về quản trị rủi ro cho một Công ty điện lực cụ thể thì chưa có nghiên cứu nào tập trung làm rõ vấn đề này.

Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được trình bày trong 03 chương, cụ thể như sau:

Phần mở đầu: Trình bày giới thiệu khái quát về tầm quan trọng và sự cần thiết nghiên cứu của đề tài, nêu lên mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý thuyết: Trình bày cơ sở lý thuyết và những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cụ thể như: Rủi ro và rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nội dung của quản trị rủi ro, nguyên tắc quản trị rủi ro, các rủi ro trọng yếu có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của ngành điện.Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty Điện lực Bình Dương: Chương này giới thiệu tổng quan tình hình Công ty Điện lực Bình Dương, nhận diện các rủi ro mà Công ty thường gặp phải theo hướng tiếp cận từ phân tích môi trường kinh doanh của Công ty Điện lực Bình Dương, thực trạng quản trị rủi ro của Công ty Điện lực Bình Dương

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty Điện lực Bình Dương: Chương này giới thiệu tổng quan tình hình Công ty Điện lực Bình Dương, nhận diện các rủi ro mà Công ty thường gặp phải theo hướng tiếp cận từ phân tích môi trường kinh doanh của Công ty Điện lực Bình Dương, thực trạng quản trị rủi ro của Công ty Điện lực Bình Dương

Chương 3: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương: Trên cơ sở nhưng phân tích, đánh giá thực trạng mô hình công tác quản trị rủi ro tại công ty và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương

Phần kết luận: Đưa ra kết luận về những kết quả đạt được và chưa đạt được của nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ quản trị rủi ro

Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm liên quan đến rủi ro

Rủi ro được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào các tác giả khác nhau, các cách tiếp cận khác nhau mà sẽ có định nghĩa khác.”Các định nghĩa rất đa dạng, nhưng lại có thể có 02 hướng định nghĩa khác nhau: Theo cách truyền thống và theo cách hiện đại

- Theo trường phái truyền thống:

Theo từ điển tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995, rủi ro là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến

Trong lĩnh vực kinh doanh, rủi ro được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến

Như vậy, theo trường phái này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.”

“- Theo trường phái hiện đại: Theo trường phái hiện đại, có nhiều định nghĩa về rủi ro như sau:

“Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight, 1921)

“Rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất” (Irving Preffer, 1956)

“Rủi ro là sự bất trắc gây thiệt hại, sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi” (Alan Willet, 1951)

Như vậy, trường phái hiện đại quan niệm rằng rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.)

1.1.1.2 Những loại rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh

“Với từng tiêu chí, rủi ro trong hoạt động kinh doanh có thể được phân loại như sau:

- Rủi ro thảm họa: Các thảm hoạ từ thiên nhiên, thảm hoạ do con người hoặc có sự tác động gián tiếp của con người (hoả hoạn, chiến tranh, khủng bố)…

- Rủi ro tài chính: Các sự bất trắc gây ra thiệt hại tài chính như rủi ro lợi nhuận, rủi ro vốn đầu tư, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro tiền lương,…

- Rủi ro tác nghiệp: Trang thiết bị, hệ thống cơ sở vật chất bị hư hỏng, quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu gặp sai sót, nhân viên bị tai nạn hay nghỉ việc đột xuất,

- Rủi ro chiến lược: Các tổn thất do sai lầm trong việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, các chính sách và biện pháp hành động của doanh nghiệp Có 5 dạng rủi ro chiến lược trong hoạt động kinh doanh:

+ Rủi ro dự án: Rủi ro của một dự án có thể là dự án thất bại hoặc không đạt được mục tiêu đề ra bởi các nguyên nhân như sự chuẩn bị nguồn lực nội tại chưa đầy đủ, đặt mục tiêu quá cao, không tìm hiểu kỹ thị trường muốn tiếp cận,…

+ Rủi ro từ chuyển đổi: Đây là một rủi ro chiến lược quan trọng, một sự biến chuyển trong chiến lược phát triển có thể ảnh hưởng lớn tới hoạt động của công ty Nguyên nhân của loại rủi ro này có thể do doanh nghiệp chuyển đổi sang phương hướng kinh doanh mới không đúng đắn, doanh nghiệp mở rộng thêm dòng sản phẩm mới không có tính khả thi,…

(+ Rủi ro do đối thủ cạnh tranh: Bất kỳ bao giờ doanh nghiệp cũng có thể có đối thủ cạnh tranh gây ảnh hưởng tới quá trình tồn tại và tăng trưởng của doanh nghiệp, không đánh) gá được tiềm lực của đối thủ cạnh tranh cũng là một trong các lý do làm doanh nghiệp bị thất bại

“+ Rủi ro thương hiệu: Doanh nghiệp sản xuất có thể bị ảnh hưởng nếu thương hiệu của nhà sản xuất bị suy giảm, hàng hoá của nhà sản xuất có vấn đề về chất

“+ Rủi ro đình trệ: Rủi ro đình trệ là rủi ro xảy đến nếu doanh nghiệp không thể phát triển, hoặc bị suy giảm khi nền kinh tế thị trường suy giảm làm ảnh hưởng về thị phần và nhu cầu khách hàng hay chiến lược phát triển của doanh nghiệp không phù hợp, ”

“ Theo nguồn gốc rủi ro: Theo nguồn gốc rủi ro thì có các loại rủi ro sau:

- Rủi ro do môi trường thiên nhiên: Các tổn thất do tác động của môi truờng thiên nhiên gây ra Những rủi ro này ít xảy ra nhưng thường gây thiệt hại lớn về nguời và tài sản, ảnh huởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động ngoại thuơng

- Rủi ro do môi trường văn hóa: Do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng,… của đất nước đối tác nên dẫn đến các hành xử không phù hợp, gậy thiệt hại, ấn tượng không tốt với đối tác làm mất cơ hội kinh doanh

Quy trình nghiên cứu

Sau khi xác định phương pháp nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu dựa trên các bước như sau:

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2023)

Hình 1.1: Tiến trình nghiên cứu của đề tài

Chương này tác giả đã trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu gồm: Khái niệm liên quan đến rủi ro, khái quát về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, nội dung của quản trị rủi ro, một số yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của doanh nghiệp Bên cạnh đó, Chương này cũng trình bày các tài liệu nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu; qua đó, tác giả đã tóm tắt sơ lược nội dung, phương pháp và kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước đây làm nền tảng cho việc kế thừa và thiết kế các nội dung nghiên cứu trong luận văn Tiếp đến, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp Cuối cùng, trình bày các bước thực hiện quy trình nghiên cứu của đề tài

Phân tích thống kê mô tả, Phỏng vấn sâu người am hiểu

Số liệu sơ cấp Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân Định hướng phát triển hoạt động quản trị rủi ro Đề xuất giải pháp

Kết luận và kiến nghị

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÌNH DƯƠNG

Tổng quan về Công ty Điện lực Bình Dương

Công ty Điện lực Bình Dương là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam có chức năng, nhiệm vụ chính là quản lý, phân phối và kinh doanh điện năng; xây dựng và phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh Bình Dương Công ty Điện lực Bình Dương được thành lập ngày 14/4/2010 trên cơ sở tổ chức lại Điện lực Bình Dương theo Quyết định số 235/QĐ-EVN của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Một số thông tin cơ bản về Công ty như sau:

- Tên tiếng Việt: CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÌNH DƯƠNG

- Trụ sở chính đặt tại: Số 233, đường 30/4, phường Phú Thọ, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam

- Website: https://pcbinhduong.evnspc.vn

- Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 03/GP-STTTT do Sở TT&TT tỉnh Bình Dương cấp ngày 21/01/2022

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, Công ty Điện lực Bình Dương tiền thân có tên là Sở quản lý và phân phối Điện Sông Bé trực thuộc Công ty Điện lực miền Nam Đến tháng 10/1979 đổi thành Sở Điện lực Sông Bé

Ngày 08/03/1996, Sở Điện lực Sông Bé được đổi tên thành Điện lực Sông Bé theo quyết định số 239 ĐVN/TCCB-LĐ

Năm 1997, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, tỉnh Sông Bé được tách ra thành

02 tỉnh Bình Dương và Bình Phước Theo đó ngày 01/04/1997, Điện lực Bình Dương được thành lập sau khi tách ra từ Điện lực Sông Bé theo quyết định số 258 ĐVN/TCCB-LB ngày 14/03/1997

Sau năm 1997, Điện lực Bình Dương đã không ngừng phát triển lớn mạnh về số lượng lẫn chất lượng Đến năm 2010, Điện lực Bình Dương đổi tên thành Công ty Điện lực Bình Dương trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam theo quyết định số 235/QĐ-EVN ngày 14/4/2010 trên cơ sở tổ chức lại Điện lực Bình Dương

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động chính

Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc;

12 phòng, ban chức năng và Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế;

10 Điện lực trực thuộc: Điện lực Thủ Dầu Một, Điện lực Trung Tâm, Điện lực Bến Cát, Điện lực Thuận An, Điện lực Dĩ An, Điện lực Tân Uyên, Điện lực Dầu Tiếng, Điện lực Phú Giáo, Điện lực Bàu Bàng, Điện lực Bắc Tân Uyên

Nguồn: Công ty Điện lực Bình Dương (2023)

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Điện lực Bình Dương

2.1.3.2 Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ chủ yếu

- Sản xuất, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng

- Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện; kiểm định an toàn kỹ thuật cho các thiết bị, dụng cụ điện

- Kiểm định, thử nghiệm, lắp đặt, kiểm tra: Các loại thiết bị điện, phương tiện đo lường điện, dụng cụ đo lường điện, trang thiết bị điện, bảo vệ, điều khiển

- Quản lý vận hành, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hoá thuộc các công trình lưới điện đến cấp điện áp 110kV Thi công xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp

- Tư vấn quy hoạch điện lực; khảo sát, thiết kế; tư vấn quản lý dự án; tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán và giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp

- Đầu tư phát triển lưới điện có tính chất phân phối; các dự án năng lượng mới, năng lượng tái tạo

2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh

Kết quả kinh doanh của PCBD từ năm 2018 đến năm 2022 như sau:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty Điện lực Bình Dương

STT Các chỉ tiêu Đơn vị Năm

1 Doanh thu tiền điện Tỷ đồng 19.341 24.382 25.303 25.893 28.442

Năng suất lao động theo khách hàng khách hàng/người 426 404 429 442 471

3 Số lượng khách hàng người 470.197 499.547 527.316 548.373 576.956

Thực hiện đầu tư Tỷ đồng 126,088 151,041 130,447 165,624 278,157

Kế hoạch được EVN SPC giao

6 Tỷ lệ số hộ dân có điện % 99,998 99,997 99,997 99.999 99,998

Nguồn: Công ty Điện lực Bình Dương (2023)

- Trong những năm qua, PCBD đã rất nỗ lực trong công tác phát triển khách hàng, đảm bảo cung cấp điện đến các doanh nghiệp, hộ dân trên địa bàn tỉnh: xây dựng phương thức vận hành lưới điện tối ưu, nhằm hạn chế tối đa thời gian mất điện, đảm bảo việc cung cấp điện ổn định, liên tục cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Riêng năm 2020, 2021 tỉnh Bình Dương là một trong số những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch Covid-

19 bùng phát, địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng, các hoạt động kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều nhà máy, doanh nghiệp dừng hoạt động, người lao động không có việc làm do đó đã làm giảm nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Bình Dương: tốc độ tăng doanh thu tiền điện năm 2020: 3,78% (giảm 22,28% so với năm 2019); năm 2021: 2,33% (giảm 1,45% so với năm 2020)

- Năng suất lao động hằng năm đều đạt kế hoạch EVNSPC giao, mặc dù năm

2019 năng suất lao động có giảm so với năm 2018 (năm 2019 giảm 5,16% so với năm

2018), do trong năm này các Công ty xây dựng điện mở rộng với các chính sách thu hút nhân tài cụ thể và lâu dài, cơ chế phân phối thu nhập hấp dẫn, một bộ phận người lao động đã chuyển đổi việc làm

- Với đặc điểm tỉnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước, số lượng phụ tải khách hàng tăng liên tục, PCBD đã chú trọng đầu tư cải tạo và sửa chữa lưới điện kịp thời, tăng cường khai thác hiệu suất trạm công cộng, xử lý máy biến áp (MBA) non tải, đầu tư thêm trạm biến áp (TBA), các công trình lưới điện 22kV nối lưới các trạm biến áp 110kV nhằm giảm bán kính cấp điện, v.v do đó nguồn vốn thực hiện ĐTXD được phân bổ từ EVN SPC tăng qua các năm (năm 2020: 130,447 tỷ đồng; năm 2021: 165,624; năm 2022: 278,157)

- Tỷ lệ giải ngân năm 2022 thấp (đạt 91,34% giá trị kế hoạch năm) do nguyên nhân khách quan: 06 công trình ĐTXD Quỹ đầu tư Phát triển Bình Dương không chấp thuận cho vay nên PCBD phải thực hiện vay vốn ngân hàng thương mại Tuy nhiên, khi triển khai thủ tục lựa chọn ngân hàng vay vốn thì chỉ có 01 ngân hàng tham dự và không đáp ứng tiêu chí đề ra nên phải hủy thầu, do đó không hoàn thành giải ngân trong năm 2022 Nếu các công trình này hoàn thành vay vốn trong năm 2022 thì tỷ lệ giải ngân sẽ đạt 99,5%

- Tỷ lệ tồn kho của PCBD trong những năm qua luôn được kiểm soát chặt chẽ và nằm trong tỷ lệ cho phép: năm 2021 EVNSPC giao 42,25 tỷ đồng - PCBD thực hiện: 42,02 tỷ đồng; năm 2022 EVNSPC giao 43,02 tỷ đồng – PCBD thực hiện 40 tỷ đồng

Tỷ lệ tồn kho giảm so với kế hoạch đã góp phần làm giảm chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí lưu kho… giúp PCBD hoàn thành kế hoạch EVN SPC giao

2.1.5 Vai trò của quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương

Sơ đồ quản trị rủi ro

Tầng phòng vệ thứ nhất:

+ Bước 1 - Thiết lập phạm vi rủi ro: là kế hoạch quản trị rủi ro trong 4 mảng công tác của công ty

+ Bước 2 - Nhận diện rủi ro: Phát hiện các biến động có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, công tác sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, tài chính của công ty

+ Bước 3 - Phân tích rủi ro: Phân tích cụ thể nguyên nhân dẫn đến các biến động trong phạm vi rủi ro và dự báo các hệ quả xảy ra

+ Bước 4 - Đánh giá rủi ro: Từ các nguyên nhân dẫn đến rủi ro đã phân tích, đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro tương ứng với mức độ tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty (mức điểm từ 1 - 25 tương ứng Rủi ro thấp - Rủi ro trung bình - Rủi ro cao, được phân loại qua các vùng màu sắc gồm xanh, vàng và đỏ) + Bước 5 - Xây dựng phương án xử lý: Đối với từng nguyên nhân gây ra rủi ro, xây dựng phương pháp xử lý tương ứng nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra

+ Bước 6 - Phê duyệt phương án xử lý: cấp thẩm quyền phê duyệt các phương pháp xử lý đã xây dựng ở bước 5

+ Bước 7 - Xử lý rủi ro: Trên cơ sở các phương án xử lý rủi ro đã được phê duyệt, bộ phận chức năng xây dựng và triển khai hành động để ngăn ngừa rủi ro xảy ra Thường xuyên cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty và các đơn vị trực thuộc, để nhận diện đề xuất xử lý kịp thời những rủi ro phát sinh

Tầng phòng vệ thứ hai:

+ Bước 8 - Kiểm tra thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro: Kiểm tra việc thực hiện quản trị rủi ro theo từng cấp quản lý Tổng hợp kế hoạch, báo cáo kiểm tra việc thực hiện quản trị rủi ro theo từng cấp quản lý tại tầng phòng vệ thứ nhất

Tầng phòng vệ thứ ba:

+ Bước 9 - Kiểm soát hệ thống quản trị rủi ro và báo cáo hoàn thiện: Kiểm soát, đánh giá tính phù hợp, hiệu quả, hiệu lực của hệ thống quản trị rủi ro, mức độ đầy đủ của chính sách, quy định và quy trình quản trị rủi ro của công ty và các đơn vị trực thuộc

Nguồn: Công ty Điện lực Bình Dương (2023)

Hình 2.2: Sơ đồ Quản trị rủi ro trong Công ty Điện lực Bình Dương

Các loại rủi ro phổ biến của Công ty Điện lực Bình Dương

Công ty Điện lực Bình Dương là Là đơn vị hạch toán phụ thuộc EVNSPC được phân giao nguồn vốn, kế hoạch doanh thu, chi phí hàng năm và quyết định phân cấp sử dụng nguồn vốn đầu tư trên cơ sở năng lực tài chính, năng lực quản lí và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị Do đó cũng như các lĩnh vực khác, hoạt động kinh doanh buôn bán điện luôn song hành cùng với nhiều rủi ro Rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp là khả năng xảy ra các sự cố gây mất điện, các sự cố gây thất thoát điện, hay các vi phạm luật kinh doanh Trong thời điểm hiện nay, hoạt động kinh doanh của các Công ty Điện lực rất phức tạp vì phải cạnh tranh khốc liệt, do đó việc nhận diện và quản trị rủi ro là hết sức cần thiết

Căn cứ vào nguồn gây ra rủi ro: Rủi ro chủ quan, rủi ro khách quan

Rủi ro về mất cắp điện: Công ty điện lực Bình Dương có thể phải đối mặt với rủi ro mất cắp điện, bao gồm việc tiếp điểm trái phép vào hệ thống lưới điện hoặc

1 Thiết lập phạm vi rủi ro

2.Nhận diện rủi ro 3.Phân tích rủi ro

5 Xây dựng phương án xử lý

6 Phê duyệt phương án xử lý

7 Hành động giảm thiểu/Xử lý rủi ro/Đề xuất xử lý rủi ro

8 Kiểm tra thực hiện KH QTRR

9 Kiểm soát hiệu lực, hiệu quả QTRR trộm cắp điện Điều này có thể dẫn đến mất điện mất nước và gây thiệt hại cho công ty

Trong năm 2021, PCBD đã tổ chức kiểm tra 158.395 lượt, trong đó phát hiện

19 trường hợp vi phạm sử dụng điện (giảm 05 trường hợp so với năm 2020) với tổng sản lượng truy thu là 33.567 kWh, tương ứng tổng số tiền truy thu là 127 triệu đồng Rủi ro về sự cố trong hệ thống: Công ty có thể đối mặt với rủi ro xảy ra sự cố trong hệ thống điện, bao gồm hỏng hóc thiết bị, sự cố vận hành hoặc thiếu hụt điện năng Những sự cố này có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp điện ổn định cho khách hàng

Sự cố lưới điện 22kV:

- Tổng số vụ sự cố năm 2022 là 397 vụ giảm 195 vụ so với cùng kỳ (593 vụ), tăng 62 so với kế hoạch tự xây dựng (335 vụ), trong đó: Sự cố kéo dài là 350 vụ, sự cố thoáng qua là 46 vụ và sự cố máy biến áp là 01 vụ

Rủi ro về sự nối mạng lưới không ổn định: Công ty điện lực Bình Dương cần phải đối mặt với rủi ro về việc nối mạng lưới không ổn định Điều này có thể do các vấn đề về hệ thống mạng điện hoặc vấn đề kỹ thuật Mọi vấn đề về nối mạng không ổn định đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng và đáng tin cậy của dịch vụ điện Lũy kế 11 tháng đầu năm 2023, PCBD có 02/59 tuyến đường dây 110kV vận hành đầy tải (chiếm tỷ lệ 3,39% số phát tuyến đang vận hành), năm 2022 PCBD có 02/55 tuyến đường dây 110kV vận hành đầy tải (chiếm tỷ lệ 3,63% số phát tuyến đang vận hành), trong khi đó tỷ lệ này trong năm 2021 là 3,37% lưới điện ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Bình Dương vận hành đầy tải Tỷ lệ này thấp nhất trong năm 2020 dù trong năm 2020 lưới điện ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Bình Dương vận hành đầy tải, tuy nhiên tỷ lệ vận hành đầy tải chỉ chiếm tỷ lệ 2,70% số phát tuyến đang vận hành

Bảng 2.2: Tình hình vận hành hệ thống điện năm 2021

Stt Nội dung Đơn vị Số lượng Ghi chú

1 Cấp điện áp 110kV a Đường dây mang tải cao Đường dây 03

> 95% b Máy biến áp Đầy tải

T1 An Tây, T2 Bàu Bèo, T1 Bến Cát, T1&T2 Đất Cuốc, T1&T2 Hòa Thuận, T1 Lai Uyên, T1 Phú Giáo, T1 Sóng Thần, T2 Tân Uyên, T2 Thới Hòa, T1 Vĩnh Trường, T3&T4 Bình Hòa, T5 Thuận An

T2 An Tây, T1&T2 Gò Đậu, T1&T2 Hòa Bình, T1 Khánh Bình, T2 Phú Giáo, T1 Tân Uyên, T1 Thới Hòa, T2 Vĩnh Trường

Quá tải (I vh ≥ 100%) Máy 02 T2 Bến Cát, T2 Khánh Bình

Ivh ≥ 500A Tuyến 18 Trong đó, có 17 tuyến đang vận hành >

400A ≤ Ivh ≤ 500A Tuyến 41 Trong đó, có 23 tuyến đang vận hành >

Nguồn: Công ty Điện lực Bình Dương (2023)

Bảng 2.3: Tình hình vận hành hệ thống điện năm 2022

Stt Nội dung Đơn vị

Số lượng/ tổng số lượng

% so với tổng đang vận hành

Liệt kê đường dây/MBA

1 Cấp điện áp 110kV a Đường dây mang tải cao

174 Mỹ Phước – 172 Mỹ Hòa (684/810A lúc 09h30 ngày 22/12), 181 Tân Định – 172 Hòa Lợi (693,82/810A lúc 15h30 ngày 12/12), 175 Uyên Hưng - 171 Đất Cuốc (521.92/610A lúc 08h00 ngày 01/12) Đầy tải (90% ≤ Ivh

182 Tân Định – 171 Hòa Phú (733,99/810A lúc 15h30 ngày 07/12), 171 Trị An – 171 Phú Giáo (501,89/510A lúc 15h30 ngày 20/12)

Quá tải (Ivh ≥ 100%) Đường dây 00/55 0% b Máy biến áp

T1&T2 An Tây, T1&T2 Dầu Tiếng, T1 Đất Cuốc, T1 Hòa Bình, T1 Hòa Lợi, T1 Hòa Phú, T1 Tân Uyên, T1 Thới Hòa, T1 Thuận Giao, T2 Gò Đậu,

Stt Nội dung Đơn vị

Số lượng/ tổng số lượng

% so với tổng đang vận hành

Liệt kê đường dây/MBA

T2 Khánh Bình, T2 Phú Giáo, T2 Vĩnh Hiệp, T2 Vĩnh Trường, T4 Bình

I vh MBA

Ngày đăng: 26/10/2024, 15:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w